Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Tiểu luận môn kinh tế vĩ mô tác động của tỷ giá hối đoán tới cán cân thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.55 KB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ


TIỂU LUẬN
MÔN KINH TẾ VĨ MÔ 2
Đề tài

TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
TỚI CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Nhóm thực hiện
Lớp

: Nhóm 3
: KTE402(2-1516).5_LT

Danh sách thành viên
Võ Thùy Dung
Ngô Duy Dương
Trịnh Thị Thùy Dương
Hoàng Thùy Dương
Trần Thùy Dương
Trịnh Thị Hoài Giang

Hà Nội, 5/2016

MỤC LỤC

1

1411110120


1411110130
1411110127
1411110125
1314410041
1411110148


LỜI MỞ ĐẦU
Tại Việt Nam, tỷ giá hối đoái luôn là một vấn đề nóng hổi trong suốt một thời gian
dài, nhất là trong thời kỳ nền kinh tế nhiều biến động như hiện nay. Đây là một trong
những biến số vĩ mô quan trọng cần xem xét kỹ càng trong nền kinh tế nhằm đạt được
các mục tiêu như ổn định giá cả, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm và
cân bằng cán cân thương mại.
Theo các lý thuyết về kinh tế quốc tế, việc phá giá đồng nội tệ sẽ tạo ra hiệu ứng
khối lượng, kích thích xuất khẩu, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng lên, kèm theo đó là hiệu
ứng giá cả làm giá trị trên mỗi đơn vị hàng nhập khẩu tăng lên. Chính vì vậy, tăng tỷ giá
đồng nội tệ có thể làm giảm thâm hụt trong một giai đoạn ngắn hạn do hiệu ứng khối
lượng trội hơn, đồng thời nó tác động đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế-tài chính và đời
sống, xã hội. Do đó việc sử dụng công cụ “tỷ giá” để điều hành nền kinh tế linh hoạt
trong bối cảnh hiện nay là cần thiết. Song sử dụng như thế nào, liều lượng bao nhiêu…là
một bài toán đặt ra cho các nhà kinh tế, để thực hiện mục tiêu kích thích xuất khẩu, giảm
nhập khẩu, đồng thời ngăn chặn lạm phát gia tăng, bảo đảm ổn đinh kinh tế vĩ mô. Thực
hiện mục tiêu này người làm chính sách phải cẩn trọng, nắn chắc các quy luật vận động
của hàng hóa, tiền tệ… trong điều kiện thực tiễn của nước ta hiện nay, đặt trong bối cảnh
thế giới có nhiều biến động bất thường, bị chi phối bởi một số nước có nền kinh tế phát
triển. Tỷ giá và tác động của tỷ giá đến nền kinh tế- xã hội là vấn đề lớn trong nghiên cứu
khoa học kinh tế, lại mang tính thời sự cấp thiết hiện nay.
Với đề tài “Tác động của tỷ giá hối đoaái tới cán cân thương mại Việt Nam”,
nhóm mong muốn đưa ra một góc nhìn về mối liên hệ giữa tỷ giá và hoạt động xuất nhập
khẩu ở Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp cho chính sách điều hành tỷ giá hối đoái

ở Việt Nam.

2


I.

KHUNG LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TỚI
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI

1. Tỷ giá hối đoái
1.1. Khái niệm tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái giữa hai nước là mức giá tại đó đồng tiền của một nước có thể
biểu hiện qua đồng tiền của nước khác.
Tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Tỷ
giá hối đoái một mặt nó phản ánh sức mua của đồng nội tệ, mặt khác nó thể hiện quan
hệ cung cầu ngoại hối.
1.2. Phân loại tỷ giá hối đoái
1.2.1. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa
Tỷ giá danh nghĩa là tỷ giá được sử dụng hàng ngày trong giao dịch trên thị trường
ngoại hối, nó chính là giá của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác
mà chưa đề cập đến tương quan sức mua hàng hóa và dịch vụ giữa chúng.
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa song phương là giá cả của một đồng tiền so với một



đồng tiền khác mà chưa đề cập đến chênh lệch lạm phát giữa hai nước.
Tỷ giá danh nghĩa đa phương (NEER–Nominal Efective Exchange rate)




NEER không phải là tỷ giá, nó là một chỉ số được tính bằng cách chọn ra một
số loại ngoại tệ đặc trưng (rổ tiền tệ) và tính tỷ giá trung bình các tỷ giá danh nghĩa của
các đồng tiền có tham gia vào rổ tiền tệ với tỷ trọng tỷ giá tương ứng.
Tỷ trọng của tỷ giá song phương có thể lấy tỷ trọng thương mại của nước có
đồng nội tệ đem tính NEER so các nước có đồng tiền trong rổ được chọn.
Gọi t = 0 là kỳ gốc, (t = 0,1,2, …i) là các thời kỳ nghiên cứu.
0

0

0

E 1, E 2, … E n, là tỷ giá danh nghĩa của đồng nội tệ với đồng ngoại tệ thứ n
trong rổ tiền tệ tại thời điểm t = 0 (kỳ gốc).
i

i

i

E 1, E 2, … E n, tỷ giá danh nghĩa của đồng nội tệ với đồng ngoại tệ thứ n trong
rổ tiền tệ tại thời điểm t = i.
w1, w2, …. wn là tỷ trọng thương mại của đồng tiền các nước.
Nếu so sánh tỷ giá danh nghĩa so với kỳ gốc, ta có:
0

Tại thời kỳ t=0: Chỉ số tỷ giá danh nghĩa của đồng nội tệ với ngoại tệ thứ n là e n =
0


0

E / E n.

3


Tại thời kỳ t=i: Chỉ số giá danh nghĩa của đồng nội tệ so với ngoại tệ thứ n là

I.2.1. Tỷ giá hối đoái thực
Tỷ giá hối đoái thực là tỷ giá danh nghĩa được điều chỉnh bởi tương quan giá cả
trong nước và ngoài nước. Khi tỷ giá danh nghĩa tăng hay giảm không nhất thiết phải đồng
nghĩa với sự gia tăng hay giảm sức cạnh tranh thương mại quốc tế. Như vậy, tỷ giá hối đoái
thực là một phạm trù kinh tế đặc thù và việc phân tích tỷ giá hối đoái thực sẽ là một vấn đề
cần được quan tâm.


Tỷ giá thực song phương (RER) là tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh đồng
tế theo mức chênh lệch lạm phát giữa hai nước, nó là chỉ số thể hiện sức mua của đồng
nội tệ so với đồng ngoại tệ. Vì thế có thể xem tỷ giá thực là thước đo sức cạnh tranh
trong mậu dịch quốc của một quốc gia so với một quốc gia khác.

+ Tỷ giá thực song phương ở trạng thái tĩnh
Tỷ giá thực song phương được xét tại một thời điểm, có công thức tính như sau:

Trong đó:
° E: Tỷ giá danh nghĩa tính bằng số đơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ.
h

° P : Mức giá trong nước.

f

° P : Mức giá nước ngoài.
Trong công thức trên, tử số là giá cả hàng hóa được quy về đồng nội tệ và đem chia
cho mẩu số là giá hàng hóa trong nước (cũng được tính bằng nội tệ). Vì thế tỷ giá thực là
một chỉ số so sánh mức giá nước ngoài so với mức giá trong nước.
-

Nếu Er = 1, ta nói rằng đồng tiền trong nước và đồng ngoại tệ có ngang giá sức mua

-

Nếu Er >1, đồng nội tệ được định giá thấp. Khi đồng nội tệ định giá thấp, về lý thuyết sẽ
khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu.

-

Nếu Er <1, đồng nội tệ được định giá cao, giá hàng hóa trong nước sẽ cao hơn giá hàng
hóa ở nước ngoài. Do đó, ngược lại với trường hợp trên, đồng nội tệ định giá cao sẽ hạn
chế xuất khẩu và tăng nhập khẩu.
4


+ Tỷ giá thực song phương ở trạng thái động
Hiện nay không có quốc gia nào công bố giá của một rổ hàng hóa, cho nên tỷ giá
thực ở trạng thái tĩnh chỉ mang ý nghĩa lý thuyết. Vì vậy, người ta sử dụng tỷ giá ở trạng
thái động để tính toán sự vận động của tỷ giá thực từ thời kỳ này sang thời kỳ khác thông
qua việc điều chỉnh tỷ giá danh nghĩa với chênh lệch lạm phát giữa hai quốc gia có đồng
tiền đem so sánh.
Tại thời điểm t:

e

0ret=

t0

CPI0f
CPI0ht

100%

Trong đó:
t

- e 0 = Et/E0 là chỉ số tỷ giá danh nghĩa thời điểm t so với thời điểm 0.
t

r

r

- e 0r = E t/ E 0 là chỉ số tỷ giá thực thời điểm t so với thời điểm 0.
ft

- CPI0 là chỉ số giá ở nước ngoài thời điểm t.
ht

- CPI0 là chỉ số giá ở trong nước thời điểm t.
• Tỷ giá thực đa phương hay tỷ giá thực hiệu lực (REER)
Tỷ giá thực song phương chỉ cho chúng ta biết được sự lên giá hay xuống giá của

đồng nội tệ so với một đồng ngoại tệ. Ngày nay, quan hệ thương mại là đa phương, một
nước có quan hệ buôn bán với rất nhiều nước trên thế giới. Vấn đề được đặt ra là tại một thời
điểm nhất định làm sao có thể biết được đồng nội tệ lên giá hay giảm giá so với các đồng
tiền của các quốc gia khác có quan hệ mậu dịch, hay nói cách khác là làm sao để có thể biết
được tương quan sức mua hàng hóa của đồng nội tệ với các đồng ngoại tệ để làm cơ sở đánh
giá tác động của tỷ giá đối với cán cân thương mại của quốc gia? Để có cái nhìn toàn diện
hơn về vị thế cạnh tranh của hàng hóa trong nước với các đối tác thương mại khác người ta
dùng tỷ giá thực đa phương (tỷ giá trung bình).
Tỷ giá thực đa phương là một chỉ số phản ánh mức độ cạnh tranh về giá cả của quốc
gia và là cơ sở để đánh giá đồng nội tệ bị định giá cao hay thấp. Chỉ số này rất hữu ích cho
việc đạt được mục tiêu thích hợp trong cơ chế tỷ giá hỗn hợp giữa linh hoạt và cố định. Vì
vậy, nó được nhìn nhận như là dữ liệu cơ bản cho quá trình thực thi chính sách.
Tỷ giá thực đa phương được tính toán để định ra giá trị thực của đồng nội tệ so với
các ngoại tệ (rổ ngoại tệ). Bằng cách điều chỉnh tỷ giá theo chênh lệch lạm phát quốc nội so
5


với lạm phát các đối tác tác thương mại, ta sẽ có tỷ giá thực song phương với từng đồng
ngoại tệ. Sau đó xác định quyền số (mức độ ảnh hưởng đối với tỷ giá thực thông qua tỷ
trọng thương mại của từng đối tác với quốc gia có đồng tiền tính REER).
Gọi t = 0 là kỳ gốc, (t =0,1,2, …i) là các thời kỳ nghiên cứu.
0

0

0

Gọi E 1, E 2, … E n, là tỷ giá danh nghĩa của đồng nội tệ với đồng ngoại tệ thứ n
trong rổ tiền tệ tại thời điểm t = 0 (kỳ gốc).
i


i

i

E 1, E 2, … E n, tỷ giá danh nghĩa của đồng nội tệ với đồng ngoại tệ thứ n trong rổ
tiền tệ tại thời điểm t = i
Tại thời kỳ t=i, so với kỳ gốc: Chỉ số tỷ giá danh nghĩa của đồng nội tệ với ngoại tệ thứ n
i

là ein = E / E0n .
t

CPItn là chỉ số giá của đối tác n thời điểm t so với thời điểm 0.
t

CPI là chỉ số giá ở trong nước thời điểm t so với thời điểm 0.
- Tính tỷ trọng thương mại:
t

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của các nước trong “rổ tiền” (W )
w1, w2, …. wn là tỷ trọng thương mại của các đối tác.
Tỷ trọng thương mại của đối tác thứ n:

- Tỷ giá thực đa phương:

Khi REER lớn hơn 100, đồng nội tệ bị định thấp, ngược lại REER nhỏ hơn 100 bị định giá
cao, REER bằng 100 đồng nội tệ có ngang giá sức mua so với “rổ tiền tệ”
1.3. Cơ chế tỷ giá
Cơ chế tỷ giá hối đoái: là cách thức một đất nước quản lý đồng tiền của mình liên quan

đến các đồng tiền nước ngoài và quản lý thị trường ngoại hối.
Cơ chế tỷ giá hối đoái: là tất cả những quy định pháp luật do chính phủ và ngân hàng
trung ương quy định để điều tiết, quản lý thị trường ngoại hối.
6


1.3.1.

Tỷ giá hối đoái cố định

Là một kiểu chế độ tỷ giá hối đoái trong đó giá trị của một đồng tiền được gắn với giá
trị của một đồng tiền khác hay với một rổ tiền tệ, hay với một thước đo giá trị khác, như
vàng chẳng hạn. Khi giá trị tham khảo tăng hoặc giảm, thì giá trị của đồng tiền neo vào
cũng tăng hoặc giảm. Đồng tiền sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định gọi là đồng tiền cố
định.
Trong cơ chế tỷ giá hối đoái cố định, chính phủ, bằng các chính sách tài chính tiền tệ sẽ
cố gắng neo tỷ giá lại ở một giá trị nhất định nhằm ổn định thị trường tránh những biến
động bất ngờ gây khó khăn cho nền kinh tế hay để hỗ trợ cho một quan điểm phát triển nào
đó chẳng hạn định giá thấp nội tệ để hỗ trợ cho chính sách phát triển hướng về xuất khẩu.
Cơ chế này đòi hỏi dự trữ ngoại hối của ngân hàng trung ương phải đủ mạnh để có thể can
thiệp hiệu quả khi có sự biến động tỷ giá.
Một số ý kiến của các chuyên gia cho rằng tỷ giá hối đoái cố định quá cứng nhắc,
đồng tiền không thể hiện giá trị thị trường thực và làm méo mó các tín hiệu và thông tin để
thị trường điều chỉnh đúng hướng. Cơ chế này không khuyến khích doanh nghiệp tự bảo vệ
mình trước những rủi ro độ nhạy cảm giao địch đối với tỷ giá do không có bất ổn tỷ giá, từ
đó làm trì trệ sự phát triển và hoàn thiện của thị trường các sản phẩm phòng ngừa rủi ro
biến động giá trị tiền tệ.
Tỷ giá hối đoái cố định sẽ làm lây nhiễm lạm phát và thất nghiệp từ quốc gia này
sang các quốc gia khác.
Khi tỷ giá cố định, do lạm phát tăng cao đồng nội tệ bị định giá cao làm giá hàng hóa

trong nước tăng nên quốc gia có lạm phát cao hơn sẽ có xu hướng nhập khẩu hàng hóa;
ngược lại, quốc gia có lạm phát thấp sẽ giảm bớt nhập khẩu từ quốc gia lạm phát cao. Theo
lý thuyết cung cầu, cầu hàng hóa ở quốc gia lạm phát thấp (đồng nội tệ bị định giá thấp) sẽ
tăng vượt khả năng cung hàng hóa làm giá cả hàng hóa của quốc gia này tăng kéo lạm phát
tăng lên. Hay nói cách khác, nước có lạm phát cao đã lây nhiễm sang nước có lạm phát thấp
làm tăng lạm phát ở nước này.
Tuy chế độ tỷ giá hối đoái cố định tạo ra sự ổn định, song việc thực hiện các chính
sách nhằm giữ cho tỷ giá hối đoái cố định khá tốn nhiềm tiềm lực của chính phủ (phải có
7


đủ dự trự ngoại hối đủ mạnh để can thiệp vào thị trường khi cần thiết), cơ chế này làm cho
chính sách tiền tệ mất hiệu lực. Chính vì thế, chỉ một số ít đồng tiền trên thế giới sử dụng
chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Hầu hết các đồng tiền trên thế giới sử dụng chế độ tỷ giá thả
nổi có quản lý.
1.3.2.

Cơ chế tỷ giá thả nổi
Cơ chế tỷ giá thả nổi còn gọi là cơ chế tỷ giá linh hoạt là một cơ chế trong đó tỷ giá

do các lực thị trường quyết định mà không có sự can thiệp của chính phủ. Theo cơ chế này
các doanh nghiệp phải dành thời gian và tiềm lực để quản lý rủi ro do giao động tỷ giá.
Trong cơ chế tỷ giá thả nổi giá, tỷ giá tự do thay đổi theo cung cầu ngoại tệ, chính
phủ không can thiệp vào thị trường ngoại hối. Trong cơ chế này, khi tỷ giá hối đoái tăng
thì đồng nội tệ giảm giá và ngược lại. Đồng tiền của quốc gia có lạm phát thấp sẽ tăng giá
và ngược lại, đồng tiền của nước có lạm phát cao hơn sẽ giảm giá. Điều này đã làm cho cán
cân thương mại giữa hai quốc gia cân bằng trở lại và đảm bảo có ngang giá sức mua giữa
các quốc gia có tham gia thương mại quốc tế.
1.3.3.


Cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết
Cơ chế tỷ giá thả nối có điều tiết là một cơ chế tỷ giá hối đoái hỗn hợp giữa thả nổi

và cố định. Trong thực tế rất ít quốc gia thả nổi hoàn toàn đồng tiền của mình do quá bất
ổn.
Trong cơ chế thả nổi có quản lý, ngân hàng trung ương (NHTW) sẽ công bố một
mức tỷ giá nào đó và thường xuyên điều chỉnh theo những thay đổi trong cán cân thanh
toán, dự trữ ngoại hối quốc gia, sự phát triển của thị trường ngoại hối không chính thức.
Ngoài ra, tỷ giá cũng sẽ được điều chỉnh theo quan điểm của NHTW nhằm phục vụ cho các
mục tiêu đã được định trước, ví dụ như mục tiêu hỗ trợ xuất khẩu hay mục tiêu ổn định giá
cả và lạm phát…
Trong cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi có kiểm soát, tỷ giá được điều tiết theo quan hệ
cung cầu ngoại tệ nhưng nếu tăng vượt mức giới hạn cho phép, có khả năng ảnh hưởng xấu
đến các hoạt động kinh tế, chính phủ sẽ dùng dự trữ ngoại hối và các chính sách kinh tế
khác để can thiệp.
2. Cán cân thương mại
8


2.1.

Khái niệm

Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán
quốc tế. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khấu và nhập khẩu của một
quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch
(xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) giữa chúng. Khi mức chênh lệch lớn hơn 0, thì cán cân thương
mại có thặng dư. Ngược lại, khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0, thì cán cân thương mại có thâm
hụt. Khi mức chênh lệch đúng bằng 0, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng.
Cán cân thương mại còn được gọi là xuất khẩu ròng hoặc thặng dư thương mại. Khi

cán cân thương mại có thặng dư, xuất khẩu ròng/ thặng dư thương mại mang giá trị dương.
Khi cán cân thương mại có thâm hụt xuất khẩu ròng/ thặng dư thương mại mang giá trị âm.
Lúc này còn có thể gọi là thâm hụt thương mại. Tuy nhiên, cần lưu ý các khái niệm xuất
khẩu, nhập khẩu, xuất khẩu ròng, thặng dư/thâm hụt thương mại trong lý luận thương mại
quốc tế rộng hơn trong cách xây dựng bảng biểu cán cân thanh toán quốc tế bởi lẽ chúng bao
gồm cả hàng hóa lẫn dịch vụ.
2.1.

Các nhân tố tác động lên cán cân thương mại

Các nhân tố chính ảnh hưởng đến cán cân thương mại là: Thu nhập quốc dân. Tỷ giá hối
đoái, lạm phát và các chính sách của chính phủ.
2.1.1.

Ảnh hưởng của thu nhập quốc dân (GDP)

Thu nhập thực tế (đã điều chỉnh theo lạm phát) tăng làm gia tăng mức tiêu thụ hàng
hóa. Một sự gia tăng trong chi tiêu hầu như phản ánh một mức cầu gia tăng đối với hàng
hóa nước ngoài. Vì vậy, GDP tăng đã làm nhập khẩu có xu hướng tăng. Sự gia tăng của
nhập khẩu khi GDP tăng phụ thuộc xu hướng nhập khẩu biên (MPZ). MPZ là phần của
GDP tăng thêm mà người dân muốn chi cho nhập khẩu.
2.1.2.

Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái:

Tỷ giá hối đoái là nhân tố quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnh hưởng đến giá
tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị trường quốc tế. Khi tỷ giá
của đồng tiền của một quốc gia tăng lên thì giá carcura hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn
trong khi gia hàng xuất khẩu lại trở nên đắt đỏ hơn đối với người nước ngoài. Vì thế việc tỷ
giá đồng nội tệ tăng lên sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và thuận lợi cho nhập khẩu dẫn đến kết

9


quả là xuất khẩu ròng giảm. Ngược lại, khi tỷ giá đồng nội tệ giảm xuống, xuất khẩu sẽ có
lợi thế trong khi nhập khẩu gặp bất lợi và xuất khẩu ròng tăng lên.
2.1.3.

Ảnh hưởng của lạm phát

Lạm phát cũng có ảnh hưởng đến cán cân thương mại của một nước thông qua việc
làm tăng hay giảm giá trị đồng tiền của một quốc gia. Khi lạm phát một nước tăng cao so
với đối tác, trước tiên do giá hàng hóa trong nước tăng nên người tiêu dùng trong nước sẽ
chuyển sang sử dụng hàng hóa nước ngoài làm nhập khẩu tăng, kéo theo nhu cầu đối với
ngoại tệ tăng làm đồng ngoại tệ tăng giá. Thứ hai, giá cao cũng làm giảm sút nhu cầu hàng
hóa của nước ngoài đối hàng trong nước (giảm xuất khẩu), từ đó làm ngoại tệ tăng giá do
nguồn cung giảm. Hai lực thị trường này sẽ làm tăng giá trị đồng ngoại tệ hay nói cách
khác là đồng tiền của nước có lạm phát cao đã bị giảm giá để bù lại mức chênh lệch lạm
phát, từ đó không làm tăng nhu cầu đối với hàng hoá nhập khẩu và làm cho lạm phát của
một nước sẽ ít có tác động lên nước khác. Tuy nhiên, nếu các lực thị trường này đủ lớn và
nếu có sự can thiệp của chính phủ làm tỷ giá nội tệ/ngoại tệ tăng cao hơn tốc độ tăng giá
hàng hóa trong nước so với nước ngoài thì hàng hóa trong nước sẽ có giá rẻ hơn giá nước
ngoài và khi đó ta gọi đồng nội tệ được định giá thấp, cán cân thương mại được cải thiện.
Ngược lại, nếu tỷ giá tăng không đủ bù lạm phát thì đồng nội tệ sẽ bị định giá cao và cán
cân thương mại bị xấu đi.
2.1.4.

Ảnh hưởng của các chính sách của chính phủ:

Bao gồm chính sách thương mại, chính sách đầu tư , chính sách tỷ giá và các chính
sách khác như thuế, tài khóa, lãi suất, tiêu, quản lý nợ nước ngoài. Các chính sách của chính

phủ có ảnh hưởng rất quan trọng đến cán cân thương mại. Nó có thể tác động trực tiếp hoặc
gián tiếp làm cho cán cân thương mại xấu đi hay cải thiện cán cân thương mại trong ngắn
hạn hay dài hạn. Ví dụ: chính sách khuyến khích nhập khẩu hàng tiêu dùng sẽ làm xấu đi
tình trạng cán cân thương mại, chính sách khuyến khích nhập khẩu tư liệu sản xuất sử dụng
để phát xuất khẩu sẽ cải thiện cán cân thương mại trong dài hạn.
3. Lý thuyết về tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại
3.1.

Điều kiện Marshall-Lerner

Phát biểu rằng, để cho việc phá giá tiền tệ có tác động tích cực tới cán cân thanh toán,
thì giá trị tuyệt đối của tổng hai độ co dãn theo giá cả của xuất khẩuvà độ co giãn theo giá cả
10


của nhập khẩu phải lớn hơn 1.
Phá giá dẫn tới giảm giá hàng xuất khẩu định danh bằng ngoại tệ, do đó nhu cầu đối với
hàng xuất khẩu (ngoại nhu) tăng lên. Đồng thời, giá hàng nhập khẩu định danh bằng nội tệ
trở nên cao hơn, làm giảm nhu cầu đối với hàng nhập khẩu.
Hiệu quả ròng của phá giá đối với cán cân thanh toán tùy thuộc vào các độ co giãn theo
giá. Nếu hàng xuất khẩu co giãn theo giá, thì tỷ lệ tăng lượng cầu về hàng hóa sẽ lớn hơn tỷ
lệ giảm giá; do đó, kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng. Tương tự, nếu hàng nhập khẩu co giãn theo
giá, thì chi cho nhập khẩu hàng hóa sẽ giảm. Cả hai điều này đều góp phần cải thiện cán cân
thanh toán.
Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, hàng hóa thường không co giãn theo giá cả trong
ngắn hạn, bởi vì thói quên tiêu dùng của người ta không thể thay đổi dễ dàng. Do đó, điều
kiện Marshall-Lerner không được đáp ứng, dẫn tới việc phá giá tiền tệ chỉ làm cho cán cân
thanh toán trong ngắn hạn xấu đi. Trong dài hạn, khi người tiêu dùng đã điều chỉnh thói
quen tiêu dùng của mình theo giá mới, cán cân thanh toán mới được cải thiện.
3.2.


Hiệu ứng giá cả, hiệu ứng khối lượng và đường cong J:

Phá giá sẽ gây ra 2 hiệu ứng lên cán cân vãng lai:
Hiệu ứng giá cả:
Khi tỷ giá tăng (phá giá) giá xuất khẩu rẻ đi khi tính bằng ngoại tệ, các nhà xuất khẩu có
thể giảm giá hàng xuất khẩu mà không giảm doanh thu bán hàng xuất khẩu tính ra nội tệ, kết
quả là tổng kim ngạch xuất khẩu bằng ngoại tệ giảm, giá nhập khẩu tính theo đồng nội tệ
tăng. (Yếu tố làm xấu đi cán cân vãng lai)
Hiệu ứng khối lượng:
Giá hàng xuất khẩu rẻ sẽ làm tăng khối lượng hàng xuất khẩu và hạn chế hàng nhập
khẩu. (Yếu tố cải thiện cán cân vãng lai)
11


Tình trạng của cán cân vãng lai sau khi phá giá sẽ phụ thuộc vào độ trội của 2 hiệu ứng trên.
Cụ thể là:
Đối với cán cân thương mại VND:
TB = P. Qx – E.P*.Qm
+ Hiệu ứng khối lượng: phá giá làm Qx tăng, Qm giảm => TB tăng => cán cân thương mại
được cải thiện.
+ Hiệu ứng giá cả: phá giá (tức E tăng) => hàng nhập khẩu tính bằng nội tệ tăng tức E.P*
tăng khiến cán cân thương mại xấu đi.
Đói với cán cân thương mại USD:
TB = . Qx – P* Qm
+ Hiệu ứng khối lượng: Giống với TB bằng VND
+ Hiệu ứng giá cả: E tăng, P/E giảm => TB giảm
Đường cong J:
Vì sự thiếu chính xác của điều kiện Marshall – Lerner trong ngắn hạn, đường cong J đã ra
đời nhằm khác phục hạn chế đó. Lý thuyết đường cong J chỉ ra rằng, trong ngắn hạn phá giá

tiền tệ sẽ làm thâm hụt cán cân thương mại, nhưng sau đó khi hệ số co dãn bắt đầu tăng cán
cân thương mại sẽ được cải thiện.
II.

KIỂM CHỨNG TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TỚI CÁN CÂN
THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

1

Tỷ giá hối đoái và diễn biến tỷ giá hối đoái tại Việt Nam giai đoạn 2011- 2015

Giai đoạn 2011-2015, để ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước
(NHNN) đã thay đổi cơ chế tỷ giá và can thiệp sâu vào thị trường ngoại tệ bằng những biện
pháp mua bán, duy trì chính sách chênh lệch lãi suất VNĐ và USD nhằm đảm bảo nắm giữ
12


tiền đồng có lợi hơn so với USD.
Cụ thể, ngày 11/2/2011, NHNN ban hành Quyết định 230/QĐ-NHNN điều chỉnh tỷ giá bình
quân liên ngân hàng lên 20,693 VNĐ, tăng 9.3% so với mức 18,932 VNĐ trước đó, đồng
thời thu hẹp biên độ giao dịch từ ±3% xuống ±1%. NHNN cũng ban hành Thông tư số
07/TT-NHNN ngày 24/3/2011 thu hẹp đối tượng cho vay ngoại tệ của tổ chức tín dụng
(TCTD) đối với khách hàng vay là người cư trú.
Tiếp đó, NHNN ban hành hàng loạt văn bản quy định giảm trần lãi suất huy động USD từ
6%/năm xuống 2%/năm, điều chỉnh tăng dự trữ bắt buộc tiền gửi ngoại tệ đối với các TCTD
thêm 2% lên 6%, mở rộng đối tượng doanh nghiệp Nhà nước thực hiện bán ngoại tệ cho các
TCTD, chuyển dần quan hệ huy động-cho vay ngoại tệ trong nước của TCTD sang quan hệ
mua bán ngoại tệ, xử lý các giao dịch ngoại tệ bất hợp pháp trên thị trường tự do.
Qua đó, cuối năm 2011, tỷ giá đạt 20,282 VNĐ, tăng 10.01% so với cùng kỳ năm trước. Cán
cân thanh toán tổng thể thặng dư khoảng 3.1 tỉ USD, so với mức thâm hụt 3.07 tỉ USD vào

năm 2010.
Bước sang năm 2012, NHNN tiếp tục đặt mục tiêu ổn định tỉ giá trong biên độ tăng không
quá 2-3%/năm và hạn chế tình trạng đô la hóa nền kinh tế, NHNN đã ban hành Thông tư số
03/TT-NHNN ngày 08/3/2012 thu hẹp các trường hợp được vay vốn bằng ngoại tệ. Theo đó,
khách hàng chỉ được vay ngoại tệ nếu có đủ nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động sản xuất kinh
doanh để trả nợ vay, những trường hợp khác phải có sự chấp thuận bằng văn bản của
NHNN.
Đến cuối năm 2012, giá USD mua vào tại các NHTM giảm trung bình 1% so với cuối năm
2011.
Sang năm 2013, NHNN tiếp tục duy trì mục tiêu tỷ giá trong biên độ không quá 2-3% nhằm
kiểm soát kỳ vọng về sự mất giá của VNĐ. Tuy nhiên, tại một số thời điểm trong năm 2013,
áp lực tỉ giá tăng nhẹ theo diễn biến trên thị trường tài chính trong nước và quốc tế, một số

13


NHTM đã nâng giá USD lên kịch trần cho phép, thậm chí tăng giá mua bằng giá bán lên
kịch trần 21,036 VNĐ, giá bán USD trên thị trường tự do lên tới 21,320 VNĐ.
Để chấm dứt áp lực lên tỷ giá, ngày 27/6/2013, NHNN đã điều chỉnh tăng tỉ giá bình quân
liên ngân hàng thêm 1% lên mức 21,036 VNĐ/USD, sau 1.5 năm ổn định ở mức 20,828
VNĐ. Sau thời gian đó, nhu cầu USD tại các NHTM bắt đầu hạ nhiệt, gây tác động lan tỏa
sang thị trường tự do. Trong những ngày cuối năm 2013, giá USD tại các NHTM quanh mức
21,140 VNĐ. Trên thị trường tự do, giá USD phổ biến ở mức 21,180-21,200 VNĐ. Bên
cạnh đó, tỉỷ lệ “đô la hóa” (tiền gửi ngoại tệ trong tổng phương tiện thanh toán) giảm xuống
13.2% từ mức 15.8% vào cuối năm 2011.
Đến năm 2014, NHNN đề ra mục tiêu tỷ giá trong biên độ không quá ±2%.
Đây cũng là năm mà tín dụng VNĐ tăng chậm, theo đó, NHNN đã nới lỏng đối tượng được
vay ngoại tệ theo chủ trương của Chính phủ, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên và khả năng
cân đối ngoại tệ của NHTM. Với lãi suất thấp hơn 4-5%/năm so với vay vốn VNĐ, các
doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn tín dụng giá rẻ.

Do tín dụng ngoại tệ tăng cao, giá mua bán USD được duy trì ở mức cao, cùng với tâm lý kỳ
vọng về khả năng NHNN sẽ sớm điều chỉnh tăng tỷ giá sau những thông điệp của Thống đốc
và định hướng chính sách tỉ giá trong năm 2014, NHNN đã quyết định nâng tỉ giá chính thức
thêm 1% lên 21,246 VNĐ/USD, có hiệu lực từ ngày 19/6/2014. Đây là lần điều chỉnh tỉ giá
đầu tiên trong vòng một năm và là lần thứ 2 trong gần 3 năm 2011-2014.
Năm 2015, được coi là một năm đầy biến động, nhiều thách thức trong chính sách tiền tệ và
chính sách tỉ giá trước bối cảnh USD liên tục lên giá do kỳ vọng Fed điều chỉnh tăng lãi suất
và Trung Quốc bất ngờ điều chỉnh mạnh tỷ giá đồng Nhân dân tệ, kéo theo làn sóng giảm
giá mạnh của các đồng tiền của các đối tác thương mại chính của Việt Nam.
Ở trong nước, việc huy động trái phiếu Chính phủ (TPCP) để bù đắp thâm hụt ngân sách
không thành công đã đẩy lãi suất TPCP tăng cao, tạo áp lực kép lên thị trường tiền tệ. Dư

14


thừa thanh khoản trong ngắn hạn trong khi lãi suất tăng cao trong dài hạn, qua đó gián tiếp
cản trở mục tiêu tiếp tục giảm lãi suất cho vay và ổn định tỷ giá.
Trước tình hình đó, ngay sau khi NH Trung ương Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ vào
ngày 11/8, ngày 12/8, NHNN đã điều chỉnh biên độ tỉ giá giữa VNĐ và USD tăng từ +/-1%
lên +/-2%.
Tiếp đó, đón đầu các tác động bất lợi của khả năng Fed tăng lãi suất và biến động của thị
trường tài chính thế giới, ngày 19/8, NHNN đã điều chỉnh tỉ giá bình quân liên ngân hàng
giữa VNĐ và USD thêm 1%, đồng thời mở rộng biên độ tỉ giá từ +/-2% lên +/-3%.
Như vậy, tính chung trong năm 2015, NHNN thực hiện điều chỉnh tăng tỉ giá 3% và nới biên
độ thêm 2% từ mức +/-1% lên +/-3%./.
2 Diễn biến cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 2011- 2015
Trong giai đoạn 2011- 2015, cán cân thương mại được cải thiện góp phần tích cực vào tăng
trưởng kinh tế và là một trong những tác nhân quan trọng giúp giảm áp lực tăng tỷ giá và cải
thiện cán cân tổng thể. Tuy nhiên, tỷ lệ nhập siêu giảm chủ yếu do sự suy giảm của sản xuất
trong nước (bao gồm giảm kim ngạch nhập khẩu của các mặt hàng nguyên phụ liệu sản

xuất , máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng ).
Cụ thể:
Về xuất khẩu: Giai đoạn 2011-2015, xuất khẩu hàng hóa đã đạt tốc độ tăng trưởng cao, gấp
hơn 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP . Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam
trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa thế giới đã tăng hơn gấp 3 lần trong 15 năm từ
mức 0,25% năm 2001 lên tới 0,8% năm 2015, đặc biệt là nhóm hàng nông sản Việt Nam .
Mặc dù tỷ trọng đóng góp còn ở mức thấp song điều này cho thấy mức độ tham gia ngày
càng sâu và rộng của Việt Nam trong chuỗi giá trị thế giới, cải thiện đáng kể vị thế của Việt
Nam nói chung và hàng hóa Việt Nam nói riêng.

Về nhập khẩu, tỷ trọng nhập khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu có xu hướng giảm dần,
15


góp phần cải thiện cán cân thương mại Việt Nam. Giai đoạn 2011-2015, nhập khẩu Việt
Nam trung bình tăng trên 14,36%/ năm, thấp hơn hẳn 2 giai đoạn (2001-2010) .
Tuy nhiên, giai đoạn 2011-2015, sự cải thiện cán cân thương mại chưa thực sự bền vững,
nguyên nhân là:
Xuất khẩu của khu vực FDI có xu hướng ngày càng lớn trong cơ cấu xuất nhập khẩu cho
thấy sự lấn át của khu vực FDI cũng như những khó khăn và sự yếu thế của khu vực trong
nước.Từ năm 2000 đến nay, kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI liên tục tăng với tốc độ
tăng trưởng cao, đặc biệt từ sau năm 2008 đã góp phần củng cố vị thế của khu vực này trong
tổng xuất khẩu chung của Việt Nam. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cơ
cấu nhập khẩu theo mặt hàng của Việt Nam có những thay đổi, tỷ trọng nhập khẩu các
nguyên nhiên phụ liệu cho khu vực FDI liên tục tăng trong khi tỷ trọng nhập khẩu hàng hóa
cho khu vực trong nước liên tục giảm.
4. Tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại ở Việt Nam
4.1.

Tổng quan các nghiên cứu về tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại ở Việt

Nam
Đến nay, tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại ở Việt Nam là một đề tài
nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Việt Nam đã trải qua
nhiều lần phá giá VND với mục tiêu mà các nhà chính sách nêu ra là kích thích xuất khẩu và
cải thiện cán cân thương mại. Tuy nhiên, theo lý thuyết đường cong J thì sau khi phá giá nội
tệ cần có một khoảng thời gian trễ , cán cân thương mại sẽ xấu đi do hiệu ứng giá cả phát
huy, sau đó, trong dài hạn, khi hiệu ứng khối lượng lấn át hiệu ứng giá cả thì cán cân thương
mại sẽ được cải thiện (khi đó thỏa mãn điều kiện Marshall-Lerner).
Như vậy, ở Việt Nam, liệu có tồn tại mối quan hệ ngắn hạn hay dài hạn với cán cân thương
mại, phá giá tiền tệ có giúp cải thiện cán cân thương mại, có tồn tại đường cong J ở Việt
Nam, nếu có độ trễ thì tính trội của hiệu ứng giá cả diễn ra trong bao lâu và khi nào thì hiệu
ứng khối lượng lấn át hiệu ứng giá cả?
Dưới đây là một tổng quan ngắn gọn cung cấp phương pháp và kết quả thực nghiệm của các
nghiên cứu đề cập đến về vấn đề này với mô hình phù hợp của Việt Nam từ năm 1986 đến
16


nay. Các nghiên cứu này mang lại sự đa dạng trong kết quả vì mặc dù đối tượng nghiên cứu
đều là tại Việt Nam nhưng các bằng chứng thực nghiệm trích từ các thời điểm khác nhau và
sử dụng các phương pháp khác nhau:
Kiểm định điều kiện Marshall-Lerner và hệ số co giãn của cầu xuất khẩu và cầu nhập
khẩu tại Việt Nam
STT
1

2
3

4


Tác giả - Tài liệu
Nguyễn Chiến Thắng
(2003)
“Sử dụng mô hình ECM
trong đánh giá tác động
của tỷ giá thức đến xuất
khẩu Việt Nam”

Phương pháp
Phân tích định lượng
mô hình điều chỉnh sai
số (ECM), sử dụng tỷ
giá thực song phương
VND/USD
Thời gian:
1986-2000
Nguyễn Văn Công (2002) Sử dụng tỷ giá thực
“Ảnh hưởng của tỷ giá
đến cán cân thương mại”
Nguyễn Văn Tiến, Đinh
Sử dụng 3 mức tỷ giá
Thị Thanh Long (2009)

Kết qủa
Hệ số co giãn dài hạn đối với xuất
khẩu Việt Nam là 1,13

Lương Thái Bảo, Hoàng
Thị Lan Hương (2012)
“Điều kiện MarshallLerner và định hướng

chính sách tỷ giá ở Việt
Nam

Điều kiện ML không thỏa mãn: Ƞx
+ Ƞm = 0,56+(-2,54)= -1,02<1
->Việc giảm giá VND có chủ đích
của NHNN không làm cải thiện,
tăng thâm hụt cán cân thương mại

Phân tích định lượng
phương pháp OLS với
hàm cầu xuất khẩu và
nhập khẩu
Tính Ƞx và Ƞm sử dụng
tỷ giá danh nghĩa
VND/USD
Lựa chọn 16 quốc gia
là đối tác thương mại
quan trọng
Lấy năm gốc là 2005

Điều kiện ML không thỏa mãn: Ƞx
+ Ƞm= 1,33+(-1,28)= 0,05<1
+Theo mức tỷ giá bán/mua của tỷ
giá chính thức thì điều kiện ML
không thỏa mãn
+Theo tỷ giá bán của các NHTM
khi cho thêm biến thu nhập thì
điều kiện ML thỏa mãn.


Kiểm định sự tồn tại đường cong J tại Việt Nam
STT
1

Tác giả - Tài liệu
TS Nguyễn Thị Thư
“Tỷ giá hối đoái: Chính
sách và tác động của nó
tới hoạt động ngoại
thương”

Phương pháp
Phân tích định tính
Thời gian: 1991-2000

17

Kết qủa
Tác động trực tiếp của việc điều
chỉnh tỷ giá đến cán cân thương
mại, vãng lai là rất khiêm tốn và
chậm tuy nhiên có tác động tích
cực mang tính gián tiếp đến hoạt
động xuất/nhập khẩu của Việt
Nam trong thời gian này.


2

Nguyễn Văn Tiến

“Tỷ giá thưc và tác động
của nó đến cán cân
thương mại”

Thời gian: 1999-2002

3

Phan Thanh Hoàn,
Nguyễn Đăng Hào (2007)
“Mối quan hệ giữa tỷ giá
hối đoái và cán cân
thương mại Việt nam giai
đoạn 1995-2004”

4

Hạ Thị Thiều Dao
Phạm Thị Tuyết Trinh
“Mối quan hệ giữa tỷ
giá hối đoái và cán
cân thanh toán”

5

Pham Thi Tuyet Trinh
“The impact of exchange
rate fluctuation on trade
balance in short and long
run”


6

Khieu Van Hoang (2014)
“The effects of the real
exchange rate on the
trade balance: Is there a
J-curve for Vietnam? A
VAR approach”
Phan Thanh Hoàn
Ji Young Jeong (2015)
“Vietnam Trade Balance
and Exchange Rate:
Evidence from Panel
Data Analysis”

Xây dựng mô hình với
lý thuyết Đồng liên kết
và Cơ chế hiệu chỉnh
sai số (ECM) kiểm
định mối quan hệ trong
ngắn hạn và dài hạn
Sử dụng tỷ giá hối đoái
thực đa phương
(REER) với rổ tiền tệ 9
đối tác thương mại
chính
Thời gian: 1995-2004
Ước lượng bằng
phương pháp OLS

Sử dụng tỷ giá thực đa
phương (REER) với rổ
tiền tệ 17 quốc gia
(85% tổng kim ngạch
XNK)
Thời gian: 1999-2009
Mô hình tự hồi quy
phân phối trễ
(ADRL) ước lượng tác
động trong dài hạn và
cơ chế hiệu chỉnh sai số
(ECM) ước lượng tác
động trong ngắn hạn.
Sử dụng tỷ giá thực đa
phương (REER)
Thời gian: 2000-2010
Mô hình vector tự hồi
quy VAR
Sử dụng tỷ giá thực
song phương
VND/USD (RER)
Thời gian: 1995-2012
Thiết lập ước lượng
FMOLS và DOLS,
đánh giá tác động của
tỷ giá thực song
phương lên cán cân
thương
mại
song


7

18

Tỷ giá thực song phương hay đa
phương lớn hơn 1 sẽ kích thích
xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu,
trường hợp Việt Nam có những
tác động nhất định đến cán cân
thương mại
+Hệ số ước lượng của REER =
0,704>0, có ý nghĩa thống kê ->
ảnh hưởng tích cực lên CCTM ->
việc chủ động phá giá của NHNN
có hiệu quả nhất định
+Mức độ trễ trong tác động của
REER đến cán cân thương mại
khá lớn
+Nhập khẩu Việt Nam phụ thuộc
vào nhiều chính sách khác hơn là
tỷ giá
Tác động của
+Hệ số ước lượng= 0,423>0
+REER lên X/M không thể hiện
ngay mà có độ trễ nhất định, phù
hợp với lý thuyết đường cong J,
và một số thực nghiệm ở các nước
Đông Nam Á khác
+Mô hình ADRL cho thấy Tỷ giá

thực tăng 1% làm cải thiện cán
cân thương mại lên 0,2%. REER
có tác động cùng chiều lên cán
cân thương mại
+Mô hình ECM cho thấy REER
có tác động tiêu cực đến cán cân
thương mại trong ngắn hạn
+Bằng chứng về đường cong J
khi phá giá VND
+Tồn tại hiệu ứng đường cong J
với cán cân thương mại khi đồng
nội tệ giảm giá thực, cán cân TM
bị xấu đi nhất vào tháng thứ 3 và
4, sau đó cải thiện từ sau tháng
thứ 11
Có mối quan hệ dài hạn giữa tỷ
giá thực song phương với tỷ giá
thương mại X/M, 1% tăng lên
trong tỷ giá này dẫn đến cán cân
thương mại xấu đi 3,11% Thu
nhập nội địa và thu nhập của đối


8

Nguyễn Hữu Tuấn
“Tác động của tỷ giá hối
đoái và thu nhập quốc
dân đến cán cân thương
mại: tiếp cận theo mô

hình VECM”

9

Phạm Hồng Phúc (
“Tỷ giá hối đoái và cán
cân thương mại Việt
Nam”

10

Hồ Hải Yến,
Nguyễn Tuấn Linh
“Ảnh hưởng của tỷ giá
hối đoái lên cán cân
thương mại Việt Nam giai
đoạn 2005-2015”

phương của Việt Nam
với 16 nước đối tác.
Thời gian: 1999-2012
Sử dụng lý thuyết đồng
liên kết và mô hình
vector hiệu chỉnh sai số
(VECM) kiểm tra mối
quan hệ giữa tỷ giá
thực song phương
(RER) đến cán cân
thương mại song
phương của Việt Nam

với Trung, Hàn, Nhật,
Mỹ và EU
Thời gian: 1/20007/2012
Sử dụng tỷ giá thực
song phương và tỷ giá
thực đa phương

Sử dụng mô hình
vector tự hồi quy sử
dụng 5 biến số: tỷ giá
thực đa phương
(REER) của VND và
đồng tiền của 9 đối tác
thương mại chính của
Việt Nam, tổng sản
phẩm quốc nội của Việt
Nam, tổng sản phẩm
quốc nội 9 nước, tỷ số
xuất nhập khẩu, đầu tư
trực tiếp nước ngoài
vào Việt Nam
19

tác thương mại có ảnh hưởng
đáng kể tới CCTM.
+Tất cả các trường hợp đều
có mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ
giá hối đoái thực và CCTM song
phương
+Chưa tìm được bằng chứng về

hiệu ứng đường cong J tồn tại
trong tương mại song phương
giữa VN và các đối tác thương
mại lớn gồm Mỹ và EU. Tuy
nhiên, CCTM song phương có xu
hướng cải thiện sau khi phá giá
+Cán cân thương mại chịu sự tác
động của tỷ giá thực song
phương và đa phương và sự tác
động này nhỏ, hay sự giảm giá
thực của tiền đồng so với các đối
tác tm chủ yếu làm tăng khả năng
cạnh tranh của hàng hóa xuất
khẩu, tuy nhiên, xuất nhập khẩu
còn chịu sự tác động rất lớn từ các
nhân tố khác
+Khi REER tăng 1%, tỷ số X/M
tăng 1,0777%
+Tác động của tỷ giá song
phương đối với xuất nhập khẩu có
độ trễ (phù hợp với lý thuyết
đường cong J) trong khi sự tác
động của tỷ giá thực đa phương
thì không
Không tồn tại hiệu ứng đường
cong J
Xuất hiện sự lấn át của tác động
tiêu cực so với tác động tích cực.
Sự phá giá đồng nội tệ chỉ có tác
động ở mức thấp đến cán cân

tương mại quý đầu tiên, tuy nhiên
tác động đã trở thành tiêu cực ở
quý thứ hai, không phù hợp lý
thuyết J là tác động của tỷ giá đến
cán cân thương mại là tích cực
trong dài hạn.


Thời gian: 2005-2015

4.2.

Nhận xét

Phương pháp nghiên cứu
Các nghiên cứu trên chủ yếu sử dụng phương pháp định lượng, ước tính mức độ ảnh hưởng
của tỷ giá hối đoái lên cán cân thương mại trong ngắn hạn và dài hạn thông qua tính toán hệ
số co giãn của cán cân thương mại theo tỷ giá hối đoái dựa trên số liệu theo từng giai đoạn.
Khi đánh giá tác động này, đa số các bài nghiên cứu lựa chọn đối tượng nghiên cứu là tỷ giá
thực đa phương (REER), vì nó thể hiện thực chất nhất tương quan sức mua của VND so với
các ngoại tệ khác trong rổ tiền tệ sử dụng để tính nó (ở đây các ngoại tệ được chọn thuộc các
quốc gia là đối tác thương mại chính của Việt Nam), từ đó cho thấy sức cạnh tranh của hàng
Việt Nam so với các bạn hàng chủ yếu. Cách tính REER đã được trình bày trong khung lý
thuyết, tuy nhiên, không có sự trùng khớp trong các nghiên cứu khác nhau về tỷ giá này vì
kết quả còn phụ thuộc vào cách chọn năm gốc, rổ tiền tệ được chọn, các quyền số tương
ứng, nguồn dữ liệu thu thập và công thức tính.
Cán cân thương mại được thể hiện qua tỷ số thương mại X/M (tổng kim ngạch xuất khẩu/
tổng kim ngạch nhập khẩu), từ đó cho thấy mức độ cải thiện hoặc xấu đi của cán cân thương
mại qua sự tương quan giữa thay đối trong xuất khẩu và trong nhập khẩu.
Các phương trình định lượng xem xét biến phụ thuộc là tỷ số thương mại X/M (cán cân

thương mại), biến độc lập cần quan tâm là tỷ giá hiệu lực thực REER, ngoài ra có các biến
độc lập quan trọng khác được đưa vào mô hình như biến số thu nhập của Việt Nam, biến số
thu nhập của nước ngoài, độ trễ,...
Kết quả nghiên cứu
Từ những nghiên cứu trên, có thể thấy rằng đa số các nghiên cứu trong giai đoạn từ 19862012 đã tìm thấy bằng chứng thực nghiệm về hiệu ứng đường cong J trong tác động của tỷ
giá hối đoái lên cán cân thương mại Việt Nam, khẳng định sự tăng lên của tỷ giá thực đa
phương REER sẽ có tác động tích cực đến cán cân thương mại trong dài hạn. Tuy nhiên,
cũng như một số nước đang phát triển khác, trong ngắn hạn sau khi phá giá, cán cân thương
mại sẽ có mức độ thâm hụt cao hơn, và độ trễ để cán cân thương mại có thể phục hồi dài hơn
so với các nước phát triển.
Có một số nguyên nhân chính từ thực tiễn bối cảnh Việt Nam lý giải cho độ trễ này, phù hợp
20


với lý thuyết về đường cong J:
Về xuất khẩu:


Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam: Nông – lâm – thủy sản, nguyên liệu thô



(dầu thô, than, …), hàng thủ công, linh kiện điện tử đơn giản,...
Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có giá trị gia tăng thấp và phụ thuộc nhiều vào
đầu vào nhập khẩu nguyên liệu thô và các sản phẩm trung gian. Vì thế giá trị xuất khẩu
của Việt Nam có tới 70-80% hàm lượng đầu vào là nhập khẩu. Chẳng hạn ngành dệt may
Việt Nam có nguồn nguyên liệu đầu vào phu thuộc lớn vào Trung Quốc và thị trường




ASEAN.
Hơn thế nữa, vì là một nước đang phát triển, các nhà xuất khẩu của Việt Nam chưa có
nhiều thâm niên như các đối thủ nước ngoài và vì thế, chưa xây dựng được các thương
hiệu mạnh, khi cạnh tranh trên thi trường quốc tế, các sản phẩm của Việt Nam khó giữ
được mức giá cao, hoặc nếu không sẽ chịu sự phản ứng mạnh mẽ trên thị trường các
nước nhập khẩu (các biện pháp bảo hộ, sự thay đổi về giá,…) như hệ quả của thị trường
cạnh tranh không hoàn hảo. Trường hợp vấn đề mất giá của hàng nông sản Việt Nam

xuất khẩu đang phải đối mặt là một minh chứng cho điều này.
 Sự thiếu hụt nhân lực chất lượng cao, nguồn vốn và công nghệ của các nhà xuất khẩu
Việt Nam đã ngăn cản nhà xuất khẩu tăng sản lượng hay mở rộng sản xuất từ thời điểm
bắt đầu phá giá, và vì thế, khối lượng xuất khẩu không tăng ngay, nhà xuất khẩu đã bỏ lỡ
lợi thế của phá giá nội tệ.
Về nhập khẩu:


Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam: tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị dụng

cụ, phụ tùng,...), các vật phẩm tiêu dùng cao.
 Việt Nam là một nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi, chưa có năng lực sản xuất
thay thế nhập khẩu nên nhu cầu về hàng nhập khẩu của nền kinh tế Việt Nam là rất cao
và dai dẳng, đặc biệt là nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu thô và các sản phẩm trung
gian. Vì thế, sự phá giá nội tệ có thể làm cho giá hàng nhập khẩu tăng dẫn đến tăng giá
trị nhập khẩu.
 Người Việt Nam có xu hướng ưa thích sử dụng sản phẩm nhập khẩu hơn hàng nội địa.
Khi tỷ giá hối đoái tăng lên, giá hàng hóa nhập khẩu trở nên đắt hơn trương đối so với

21



hàng nội địa, với tâm lý về giá và chất lượng, người tiêu dùng vẫn có xu hướng mua
hàng ngoại nhập khẩu, các mặt hàng xa xỉ phẩm,... cầu về xuất khẩu ít co giãn.
Như vậy, trong ngắn hạn, cầu xuất khẩu và cầu nhập khẩu tương dối ít co giãn, tỷ lệ hàng
xuất khẩu chất lượng cao thấp, trong khi tỷ lệ nguyên liệu đầu vào nguồn gốc nhập khẩu cao.
Hiệu ứng giá cả lấn át hiệu ứng khối lượng, cán cân thương mại trong giai đoạn này trở nên
xấu đi.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, mặc dù REER có những tác động nhất định lên cán cân
thương mại trong ngắn và dài hạn, tác động này là không lớn (hệ số ước lượng là 0,2; 0,423;
0,704;…). Ngoài ra, cán cân thương mại còn chịu tác động từ những biến số vĩ mô khác. Vì
vậy, chính phủ cần cân nhắc khi lựa chọn sử dụng chính sách tỷ giá hối đoái, đồng thời cần
kết hợp với những chính sách khác nhằm đảm bảo sự ổn định cho nền kinh tế
Một số lưu ý
Bên cạnh việc sử dụng tỷ giá hiệu lực thực REER, một số nghiên cứu lại sụ tác động của tỷ
giá thực song phương RER, mang lại một số kết quả khác như nghiên cứu của Phan Thanh
Hào-Ji Young Jeong,… Tuy nhiên, theo quan điểm của nhóm, sử dụng mặc dù Mỹ là một
trong các đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và USD là ngoại tệ chiếm tỷ trọng cao
trong giao dịch, việc tính toán dựa trên rổ tiền tệ như cách tính REER sẽ phản ánh thực chất
nhất về tỷ giá hối đoái.
Ngoài ra, có một số nghiên cứu xem xét trên phương diện cán cân thương mại song phương
của Việt Nam với đối tác thương mại lớn. Các kết luận có một số điểm khác nhau nhưng
nhìn chung nhận định sự giảm giá thực của VND có thể cải thiện cán cân thương mại song
phương với một số quốc gia nhưng lại tác động tiêu cực đến cán cân thương mại so với một
số quốc gia khác, trong đó, một số biến số quan trọng khác được chỉ ra là biến số thu nhập ở
Việt Nam và ở quốc gia đối tác. Điều này hàm ý việc điều chỉnh tỷ giá cũng cần cân nhắc tác
động với từng đối tác quan trọng, các ngành hàng mục tiêu. Vấn đề này có thể kiểm định và
nghiên cứu xa hơn.
Một điểm quan trọng khác cần nhấn mạnh đó là: Mặc dù qua nghiên cứu những bằng chứng
thực nghiệm đã chỉ ra sự tồn tại đường cong J tại Việt Nam, đem lại kỳ vọng rằng cán cân
thương mại sẽ cải thiện trong tương lai dài hạn như là hệ quả của phá giá nội tệ tại thời điểm
22



trước đó, chúng ta cần xem xét thêm về khả năng hiệu ứng khối lượng có thể lấn át hiệu ứng
giá cả sau thời gian trễ, kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu và nguy cơ diễn ra
những tác động khác (như lạm phát sau sự mất giá của đồng nội tệ) sẽ làm mất đi hoặc
giảm biên độ của tác động này, làm giảm lợi thế từ việc phá giá nội tệ. Từ thực tiễn, Việt
Nam trải qua giai đoạn 15 năm 1995-2010 thâm hụt thương mại dai dẳng, mức thâm hụt đạt
đỉnh điểm vào năm 2008 do Việt Nam chịu tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính và
những bất ổn của kinh tế vĩ mô quốc tế. NHNN đã nhiều lần điều chỉnh tỷ giá danh nghĩa
VND/USD song mức thay đổi trong tỷ giá thực cũng như tác động của nó vẫn là vấn đề gây
nhiều tranh cãi. Dựa trên những phân tích về đặc điểm xuất nhập khẩu của Việt Nam như
trên, xuất khẩu và sản xuất vẫn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, dẫn đến kết quả tỷ giá tăng
làm giá hàng nhập khẩu tăng, nhưng cầu về khối lượng nhập khẩu vẫn cao vì khả năng sản
xuất thay thế nhập khẩu của Việt Nam còn yếu, thậm chí khối lượng nhập khẩu còn tăng lên
để phục vụ cho đầu vào xuất khẩu. Điều này làm cho tổng kim ngạch nhập khẩu tăng, ngược
với lý thuyết tăng tỷ giá làm giảm cầu về nhập khẩu.
Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế, hàng loạt hiệp định thương mại
tự do được ký kết, tình hình xuất nhập khẩu có nhiều thay đổi cùng với sự chuyển dịch trong
cơ cấu của nền kinh tế, cán cân thương mại Việt Nam sẽ có nhiều thay đổi mạnh với những
biến số mới ngoài tỷ giá. Một vài kết quả nghiên cứu về mối quan hệ này trong giai đoạn
gần đây đã mang lại những kết luận khác nhau cần được tiếp tục cân nhắc và kiểm định thực
nghiệm.
III.

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CỦA NHÓM

1 Nhận xét:


Chính sách tỷ giá hối đoái hiện nay nặng về quản lý tỷ giá hối đoái danh nghĩa, thiếucác

phân tích và đánh giá thường xuyên về tỷ giá hối đoái thực và mức độ tác động đến lạm phát
xuất khẩu, … để có chính sách điều chỉnh thích hợp.

− Chính sách nới lỏng biên độ tỷ giá hối đoái hiện nay là đúng hướng, tuy nhiên mức độnới

lỏng quá ít và lộ trình nới lỏng quá chậm chạp.

23


− Việt Nam theo đuổi chính sách vừa kiềm chế lạm phát, vừa thúc đẩy kinh tế phát triểnnên

việc điều chỉnh tỷ giá phải xem xét cân đối hài hào các yếu tố.
5. Kiến nghị:
Thứ nhất, muốn đạt được mục tiêu thặng dư cán cân thương mại bên cạnh việc nâng cao chất
lượng, mẫu mã các sản phẩm xuất khẩu thì cần có sự giảm giá đồng tiền một cách đáng kể
để đem lại lợi thế thương mại quốc tế trên phương diện giá cả. Điều chỉnh tỷ giá có ảnh
hưởng đến giá cả ở trong nước và quốc tế, do vậy, việc điều chỉnh tỷ giá phải phù hợp với
từng giai đoạn khác nhau của nền kinh tế.
Thứ hai, cần duy trì một chính sách tỷ giá hối đoái phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế
của trong từng giai đoạn. Để làm được điều này cần quan tâm đến các vấn đề sau:
− Lựa chọn thời điểm phá giá đồng nội tệ phù hợp. Thành công trong việc phá giá tiền tệ thể

hiện rõ nét ở thời điểm phá giá và mức điều chỉnh tỷ giá hối đoái. Đối với các nước đang
phát triển thì tốc độ tăng trưởng cao thường đi kèm với một tỷ lệ làm phát tương đối lớn so
với nhóm nước có nền kinh tế phát triển, điều này ảnh hưởng xấu đến lợi thế cạnh tranh của
hàng hóa xuất nhập khẩu trên phương diện giá cả, do vậy phá giá tiền tệ có thể giải quyết
được vấn đề này.
Trung Quốc là một nước thực hiện rất thành công chính sách phá giá và thành công này một
phần do lựa chọn thời điểm phá giá hợp lý. Khi đó, các nước trong khu vực đang phát triển

lành mạnh và duy trì chế độ tỷ giá cố định và đang say sưa với dòng vốn nước ngoài đổ vào
trong khi đó đồng USD thì xuống giá rất nhanh. Vào thời điểm đó, Trung Quốc có mức tăng
trưởng kinh tế cao, đầu tư nước ngoài tăng mạnh, nền kinh tế cũng không có những biến
động xấu do tác dụng trung hòa của những đồng ngoại tệ rẻ và có sẵn cả ở trong nước và
ngoài nước. Do vậy, cú đột phá đó ít nước quan tâm tới. Việc phá giá mạnh đồng NDT đã
giúp Trung Quốc gia tăng xuất khẩu mạnh mẽ, đem lại nguồn dự trữ ngoại hối dồi dào.

24


− Chính sách tỷ giá hối đoái phải luôn hướng tới mục tiêu hỗ trợ tốt nhất cho chính sách xuất

khẩu, từ đó cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và tăng dự trữ ngoại tệ, hướng tới mục tiêu
phát triển kinh tế bền vững.
− Tỷ giá cần được xác lập trên cơ sở thiết lập một rổ ngoại tệ gồm những ngoại tệ mạnh để

tránh được cú sốc trong nền kinh tế khi một đồng tiền nào đó biến động. Hiện nay, ngoài 4
ngoại tệ mạnh nằm trong rổ ngoại tệ của IMF là USD, đồng Bảng Anh, đồng Euro, đồng
Yên Nhật thì đồng NDT của Trung Quốc đang được nhiều nước dự trữ với khối lượng lớn.
Thứ ba, để các chính sách điều tiết tỷ giá và kiểm soát lạm phát, ngân hàng trung ương cần
được đảm bảo sự độc lập nhất định với Chính phủ trong việc ra quyết định và điều hành
chính sách tiền tệ. Bên cạnh đó, ngân hàng trung ương phải có hệ thống theo dõi, giám sát
chặt chẽ các điều kiện kinh tế trong nước, các nền kinh tế lớn và các nước trong khu vực, kịp
thời đánh giá các rủi ro, nguy cơ mất ổn định để đưa ra những chính sách phù hợp.
Việt Nam đang trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, các rào cản thuế quan và hạn
ngạch hàng hóa nhằm bảo hộ thương mại buộc phải dỡ bỏ dần. Chính vì vậy, chính sách tỷ
giá có thể là một trong những công cụ hợp lý để giúp Việt Nam hỗ trợ xuất khẩu, hạn chế
nhập khẩu nhằm cải thiện cán cân thương mại.

25



×