Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tiểu luận môn kinh tế vĩ mô tìm hiểu mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.13 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ


TIỂU LUẬN
MÔN KINH TẾ VĨ MÔ 2
Đề tài

TÌM HIỂU MỐI QUAN HỆ GIỮA
LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP
Nhóm thực hiện
Lớp

: Nhóm 12
: KTE402(2-1516).5_LT

Danh sách thành viên
Nguyễn Thùy Linh
Bùi Đức Lương
Đặng Quỳnh Mai
Đàm Tuyết Mai
Nguyễn Thị Mai
Đào Đức Mạnh

1411110376
1211330046
1411110418
1411110419
1411110420
1411110423


Hà Nội, 5/2016
1


MỤC LỤC

2


LỜI MỞ ĐẦU
Lạm phát và thất nghiệp là hai vấn đề quan trọng trong nền kinh tế, được các nhà
kinh tế học vô cùng quan tâm. Lạm phát là hiện tượng kinh tế vĩ mô phổ biến và có ảnh
hưởng rộng lớn đến các mặt của nền kinh tế hiện dại. Thất nghiệp luôn là mối quan tâm
của toàn xã hội và cũng là mối lo của mọi người dân lao động, vì nó gắn liền với đời sống
vật chất và tinh thần của họ. Các nhà hoạch định chính sách muốn duy trì lạm phát ở mức
ổn định và hợp lý (nhỏ hơn hoặc bằng 5%) và duy trì tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp. Trong
ngắn hạn rất khó để đạt được cùng lúc cả hai mục tiêu này. Tuy nhiên, sự tác động và ảnh
hưởng qua lại giữa lạm phát và thất nghiệp không phải lúc nào cũng tuân theo những
nguyên tắc kinh tế. Vì sao lại như vậy? Các nhà hoạch định chính sách đã đưa ra những
biện pháp gì để giúp cho nền kinh tế đạt được hiệu quả tối ưu nhất trong việc lựa chọn
giữa lạm phát và thất nghiệp?
Việc tìm hiểu về lạm phát, thất nghiệp và mối quan hệ giữa chúng là một vấn đề
quan trọng, giúp chúng ta hiểu hơn về hai hiện tượng này và cách thức các nhà hoạch
định chính sách có thể sử dụng để đối phó với chúng. Chính vì vậy, nhóm chúng em
quyết định chọn đề tài: “Tìm hiểu mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp”.
Tiểu luận gồm có 4 phần:
Phần I: Cơ sở lý thuyết về lạm phát và thất nghiệp
Phần II: Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp
Phần II: Thực trạng lạm phát và thất nghiệp trong nền kinh tế của một số nước
Phần IV: Những ý kiến, giải pháp đề xuất

Để hoàn thành đề tài, nhóm đã sử dụng các phương pháp: thu thập thông tin, tổng
hợp, phân tích số liệu từ internet, các bài báo, các bài nghiên cứu... Mục tiêu nghiên cứu
của đề tài nhằm sử dụng mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp thể hiện qua đường
Phillips để phân tích thực trạng lạm phát và thất nghiệp ở một số nền kinh tế. Từ đó đề
xuất các biện pháp khắc phục.

3


4


I/ Cơ sở lý thuyết về lạm phát và thất nghiệp
1. Lạm phát
- Định nghĩa: Trong kinh tế vĩ mô, lạm phát là sự tăng mức giá chung của hàng hóa và
dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ. Khi so sánh với các nước
khác thì lạm phát là sự giảm giá trị tiền tệ của một quốc gia này so với các loại tiền tệ của
quốc gia khác.
- Một số chỉ số đo lường lạm phát:

• Tỷ lệ lạm phát: dùng để đo lượng mức độ lạm phát mà nền kinh tế trải qua trong một thời
kì nhất định, được tính bằng phần trăm thay đổi của mức giá chung.

Πt =
Trong đó:

Πt là tỷ lệ lạm phát của thời kỷ t (có thể là tháng, quí hoặc năm)
là mức giá của thời kỳ t
là mức giá của thời kỳ trước đó


• Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
• Chỉ số giá sản xuất (PPI)
• Chỉ số giá hàng hóa
- Phân loại: Lạm phát thường được phân loại theo tính chất hoặc theo mức độ của tý lệ
lạm phát. Các nhà kinh tế thường phân loại lạm phát theo mức độ của tỷ lệ lạm phát: lạm
phát vừa phải, lạm phát phi mã và siêu lạm phát.

• Lạm phát vừa phải: còn gọi là lạm phát một con số, có tỷ lệ lạm phát dưới 10% một năm.
• Lạm phát phi mã: xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với tỷ lệ 2 hoặc 3 con số một
năm.
• Siêu lạm phát: xảy ra khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao vượt xa lạm phát phi
mã. Tuy nhiên, siêu lạm phát rất ít khi xảy ra.
- Nguyên nhân: Theo lý thuyết chính về nguyên nhân gây ra lạm phát, nguyên nhân
được chia thành lạm phát do cầu kéo xảy ra do tổng cầu tăng, lạm phát do chi phí đẩy xảy

5


ra khi một số loại chi phí đồng loạt tăng lên và lạm phát ỳ là lạm phát có xu hướng ổn
định theo thời gian và hoàn toàn được dự tính trước.
2. Thất nghiệp
- Định nghĩa: trong kinh tế học, thất nghiệp là tình trạng người lao động muốn có việc
làm mà không tìm được việc làm.
- Chỉ số đo lường thất nghiệp:
Tỉ lệ thất nghiệp =
Trong đó, lực lượng lao động gồm những người sẵn sang và có khả năng lao động. Lực
lượng lao động gồm có những người đang có việc làm và những người thất nghiệp.
- Phân loại:

• Thất nghiệp cổ điển: là dạng thất nghiệp liên quan tới loại việc làm mà tiền công thực tế

trả cho người làm công việc đó cao hơn mức tiền công thực tế bình quân của thị trường
lao động chung, khiến cho lượng cung về lao động đối với công việc này cao hơn lượng
cầu. Dạng thất nghiệp này còn được gọi là thất nghiệp tiền công thực tế.
• Thất nghiệp cơ cấu: là loại thất nghiệp tạm thời do người lao động đang chờ để tìm được
việc làm mà họ kỳ vọng chứ không phải không thể tìm được việc làm nào.
• Thất nghiệp chu kỳ: là loại thất nghiệp liên quan đến chu kỳ kinh tế tại pha mà tổng cầu
thấp hơn tổng cung dẫn tới doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất và phải giảm thuê mướn
lao động. Dạng thất nghiệp này còn được gọi là thất nghiệp Keynes vì Keynes là người
đề xướng thuyết về tổng cầu-tổng cung.
• Thất nghiệp ma sát: là dạng thất nghiệp do người lao động và người thuê mướn lao động
không tìm được nhau vì những lý do như khác biệt về địa lý, thiếu thông tin, v.v...
• Thất nghiệp trá hình: là dạng thất nghiệp của những người lao động không được sử dụng
đúng hoặc không được sử dụng hết kỹ năng.
• Thất nghiệp ẩn: là dạng thất nghiệp không được báo cáo.
- Nguyên nhân: Các học thuyết kinh tế học giải thích thất nghiệp theo các cách khác
nhau. Kinh tế học Keynes nhấn mạnh rằng nhu cầu yếu sẽ dẫn đến cắt giảm sản xuất và
sa thải công nhân (thất nghiệp chu kỳ). Một số khác chỉ rằng các vấn đề về cơ cấu ảnh
hưởng thị trường lao động (thất nghiệp cơ cấu). Kinh tế học cổ điển và tân cổ điển có xu
6


hướng lý giải áp lực thị trường đến từ bên ngoài, như mức lương tối thiểu, thuế, các quy
định hạn chế thuê mướn người lao động (thất nghiệp thông thường). Có ý kiến lại cho
rằng thất nghiệp chủ yếu là sự lựa chọn tự nguyện. Chủ nghĩa Mác giải thích theo hướng
thất nghiệp là thực tế giúp duy trì lợi nhuận doanh nghiệp và chủ nghĩa tư bản. Các quan
điểm khác nhau có thể đúng theo những cách khác nhau, góp phần đưa ra cái nhìn toàn
diện về tình trạng thất nghiệp.
II/ Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp
1. Đường Phillips trong ngắn hạn
1.1. Nguồn gốc đường Phillips

Năm 1958, nhà kinh tế học người Anh A.W.Phillips, dựa vào số liệu thực nghiệm
của nước Anh, đã chỉ ra mối quan hệ nghịch giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát (lạm
phát của tiền lương danh nghĩa). Sau đó, các nhà kinh tế Paul Samuelson và Solow đã chỉ
ra mối quan hệ tỷ lệ nghịch tương tự giữa lạm phát và thất nghiệp dựa trên số liệu của
Mỹ. Họ lập luận rằng mối tương quan này nảy sinh vì thất nghiệp thấp gắn với tổng cầu
cao, tạo áp lực đẩy tiền lương và giá cả tăng lên trong toàn bộ nền kinh tế. Samuelson và
Robert Solow đã gọi mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa lạm phát và thất nghiệp là đường
Phillips.
Tỷ lệ lạm phát

B

π2

A

π1

Đường Phillips

0

U2

U1

Tỷ lệ thất nghiệp

Đường Phillips
Trên đồ thị, điểm A có tỷ lệ lạm phát thấp nhưng tỷ lệ thất nghiệp lại cao; điểm B có

tỷ lệ thất nghiệp thấp nhưng tỷ lệ lạm phát cao. Khi mức thất nghiệp giảm từ U 1 đến U2
7


thì lạm phát tăng từ π1 lên π2. Nếu tỷ lệ lạm phát giảm từ π2 xuống π1 sẽ khiến tỷ lệ thất
nghiệp tăng từ U2 lên U1.
Các nhà hoạch định chính sách luôn luôn phải đối mặt với sự đánh đổi giữa tỷ lệ thất
nghiệp và tỷ lệ lạm phát khi đưa ra các chính sách vĩ mô để cắt giảm lạm phát hay giảm
tỷ lệ thất nghiệp trong ngắn hạn. Nếu muốn tỷ lệ thất nghiệp thấp, nền kinh tế phải tạo ra
nhiều việc làm, doanh nghiệp mở rộng sản xuất và tổng sản lượng gia tăng. Điều đó cũng
đồng nghĩa với việc chấp nhận mức lạm phát cao. Ngược lại, nếu chính sách hướng về
kìm hãm lạm phát bằng cách hạn chế lượng cung tiền trong nền kinh tế thì sản xuất sẽ
kém phát triền, gây ra thất nghiệp và giảm sản lượng.
1.2. Phương trình đường Phillips
* Đường Phillips và đường tổng cung
Đường tổng cung ngắn hạn chỉ ra mối quan hệ tỷ lệ thuân giữa mức giá và sản lượng.
Vì lạm phát là tỷ lệ thay đổi của mức giá và thất nghiệp biến động ngược chiều với sản
lượng nên đường tổng cung ngắn hạn cũng cho thấy mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa lạm
phát và sản lượng.

Từ phương trình đường tổng cung Tỷvàlệ lạm
ápphát
dụng quy luật Okun, ta có phương trình

Mức giá

đường Phillips:

B


AS

P1

π = πe - β(u – un) + v

P0

Trong đó:

A

Y0

π1

B

π: tỷ lệ lạm phát , ππ0e: tỷ lệ lạm phát dự kiến A
u: tỷ lệ thất nghiệp, un: tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
v: các cú sốc cung

Y1

U1

U0

1.3. Sự đánh đổi giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp trong ngắn hạn
Các nhà hoạch định chính sách phải đổi phó với sự đánh đổi giữa lạm phát và thất

nghiệp trong ngắn hạn. Tại mỗi thời điểm, lạm phát dự kiến và cú sốc cung thường được
coi là nằm ngoài tầm kiểm soát của các nhà hoạch định chính sách. Vì thế, vị trí của
đường Phillips là cố định. Điều tiết tổng cầu bằng các chính sách tiền tệ, tài khóa chỉ có
thể làm cho nền kinh tế trượt dọc trên đường Phillips xác định.
8


Vị trí của đường Phillips ngắn hạn phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát dự kiến. Nếu tỷ lệ
lạm phát dự kiến tăng, đường Phillips dịch chuyển lên trên. Sự đánh đổi giữa lạm phát và
thất nghiệp trở nên bất lợi hơn (lạm phát cao hơn ở mọi mức thất nghiệp). Ngược lại, nếu
tỷ lệ lạm phát dự kiến giảm, đường Phillips dịch chuyển xuống dưới, sự đánh đổi giữa
lạm phát và thất nghiệp trở nên thuận lợi hơn (lạm phát thấp hơn ở mọi mức thất nghiệp).

Tỷ lệ lạm phát

Tỷ lệ lạm phát

π2

π2

π1
0

Đường Phillips

U2

Tỷ lệ thất nghiệp


π1
0

U2

Tỷ lệ thất nghiệp

2. Đường Phillips trong dài hạn
Trong ngắn hạn, khi có sự gia tăng về nhu cầu một loại hàng hóa, các doanh nghiệp sẽ
mở rộng sản xuất và bán hàng với mức giá cao hơn, trả lương cao hơn để thu hút thêm
lao động. Sản lượng tăng đi kèm với tỉ lệ thất nghiệp giảm. Nhưng hiện tượng này chỉ
diễn ra trong một thời gian cho đến khi sự gia tăng mức giá kỳ vọng của cả doanh nghiệp
và người lao động sẽ cùng được điều chỉnh theo tình hình thực tế.
Khi chính phủ áp dụng các chính sách vĩ mô để cắt giảm tỷ lệ thất nghiệp sẽ gây ra
lạm phát. Sau khi lạm phát tăng tốc, cá nhân sẽ dự tính lạm phát tiếp tục tăng tốc. Trong
khi tiền công danh nghĩa không đổi, lạm phát tăng nghĩa là tiền công thực tế trả cho họ
giảm đi. Họ sẽ giảm cung cấp lao động, thậm chí tự nguyện thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp
lại tăng lên đến mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, trong khi tỷ lệ lạm phát vẫn giữ ở mức
cao.
Nếu chính phủ vẫn cố gắng giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới mức tự nhiên, cơ chế
như trên lại xảy ra. Hậu quả là, trong dài hạn, tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức tự nhiên mà tỷ
lệ lạm phát lại bị nâng lên liên tục. Chính sách như vậy là chỉ có tác dụng trong ngắn hạn,
còn về dài hạn là thất bại.
9


Tóm lại, trong dài hạn.lạm phát và thất nghiệp độc lập với nhau nên đường Phillips sẽ
có dạng thẳng đứng, cắt trục hoành tại mức thất nghiệp tự nhiên.

π


PCLR
B

π1

A

π2
0
U*

U

III/ Thực trạng lạm phát và thất nghiệp trong nền kinh tế của một số nước
1. Lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2008-2014

Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giai đoạn 2000 – 2014
Đơn vị tính: %
Năm
Tỷ lệ thất nghiệp

2000
6,42

2001
6,28

2002
6,01


2003
5,78

2004
5,6

2005
5,31

2006
4,82
10


Năm
2007
2008
Tỷ lệ thất nghiệp 4,64

2009
4,65

2010
2011
2012
2013
2014
4,64
4,29

3,6
3,25
3,58
3,43
Nguồn: Tổng cụ Thống kê

Tỷ lệ thất nghiệp cả nước giai đoạn 2008 – 2014
Đơn vị tính: %
Năm
Tỷ lệ thất nghiệp

2008
2,38

2009
2,9

2010
2,88

2011
2,22

2012
1,96

2013 2014
2,18
2,08
Nguồn: Tổng cụ Thống kê


Qua biểu đồ về tỷ lệ lạm phát và bảng số liệu, ta thấy năm 2008 tỷ lệ lạm phát
tăng lên và đạt mức cao nhất trong nhiều năm với mức 19,89%. Một số nguyên nhân dẫn
tới mức tỷ lệ lạm phát cao vào năm 2008 là : giá dầu thô trên thế giới tăng cao và cung
tiền tăng cao đột biến. Đến năm 2009 thì tỷ lệ lạm phát là 6,52 %, giảm mạnh so với năm
2008 và giảm tới 13,37%. Tuy tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị trong hai năm 2008-2009 hầu
như không đổi, nhưng tỷ lệ thất nghiệp cả nước tăng đáng kể từ 2,38% (2008) lên 2,9%
(2009). Qua đó, có thể thấy, mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp trong giai đoạn
2008-2009 vẫn đúng với lý thuyết đường Phillips trong ngắn hạn, tức mối quan hệ nghịch
chiều.
Năm 2010-2011, tỷ lệ lạm phát tăng mạnh và ở mức cao: 11,75% (2010) và
18,13% (2011). Lạm phát cao trong hai năm 2010-2011 là do giá cả hàng hóa trên thế
giới tăng khiến cho nguyên, vật liệu nhập khẩu tăng cao, bên cạnh đó giá cả của các một
số mặt hàng trong nước do nhà nước quản lý (giá điện, giá than ...) cũng điều chỉnh tăng
giá, từ đó đẩy chi phí sản xuất của doanh nghiệp lên gây ra sự tăng giá của hàng hóa
trong nước. Mặc dù tỷ lệ lạm phát tăng cao nhưng tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và tỷ lệ
thất nghiệp trong cả nước lại đều giảm, trong đó thất nghiệp thành thị giảm từ 4,29%
xuống 3,6% còn tỷ lệ thất nghiệp trong cả nước giảm từ 2,88% xuống còn 2,22%.
Trước tình hình tỷ lệ lạm phát tăng cao như vậy, Chính phủ chủ trương ưu tiên
kiềm chế lạm phát bằng cách phối hợp chính sách tiền tệ thắt chặt với chính sách tài khóa
thắt chặt một cách chặt chẽ, thận trọng. Kết quả là lạm phát giảm liên tục từ 2011 đến
2014, trong đó năm 2014 có tỷ lệ lạm phát thấp nhất 1,84% tính từ 2002. Bên cạnh đó,
11


giá hàng hóa trên thế giới giảm khiến chi phí sản xuất giảm, cùng những biện pháp
khuyến khích sản xuất và xuất khẩu của Nhà nước cũng làm giảm lạm phát mà không
làm tỷ lệ thất nghiệp của cả nước thay đổi quá nhiều.
Qua phân tích có thể thấy sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp được thể hiện
rõ nét trong ngắn hạn, đặc biệt là những năm 2008-2009, 2010-2011 khi tỷ lệ lạm phát

tăng cao thì tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống nhưng trong dài hạn thì mối quan hệ giữa hai
đại lượng này không còn tác động nhiều tới nhau nữa.
2. Lạm phát và thất nghiệp ở Mỹ giai đoạn những năm 1990
2.1 . Hiện tượng kinh tế
Vào nửa sau của thập niên 1990, nền kinh tế của nước Mỹ có bước phát triển vượt
bậc. Trong giai đoạn này, kinh tế Mỹ có tốc độ tăng trưởng cao: Sản lượng kinh tế tăng
bình quân hàng năm là 4,9% trong giai đoạn 1995-1999, trong khi chỉ tăng 2,75% trong
giai đoạn 1972-1995, 3,14% trong giai đoạn 1913-1972; đồng thời năng suất lao động
cũng tăng mạnh, tỷ lệ thất nghiệp thấp tuy nhiên tỷ lệ lạm phát cũng ở mức thấp và ổn
định.
Theo lý thuyết kinh tế vĩ mô được công nhận trong các giáo trình kiểu mẫu thì
quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp là mối quan hệ nghịch chiều, là hai biến
số thể hiện sự đánh đổi trong nền kinh tế tức các nhà hoạch định chính sách vĩ mô có hai
lựa chọn: chấp nhận thất nghiệp cao để giữ lạm phát ở mức kiểm soát được hoặc chọn
lạm phát ở mức cao, thất nghiệp ở mức thấp. Mối quan hệ này được biểu diễn qua đường
Phillips. Tuy nhiên nền kinh tế Mỹ giai đoạn 1995-1999 lại không như vậy. Hiện tượng
tỷ lệ thất nghiệp thấp cùng với tỷ lệ lạm phát cũng giữ ở mức thấp và ổn định ở nền kinh
tế Mỹ trong giai đoạn này đã làm nhiều nhà kinh tế vĩ mô bối rối. Cái tên “New
Economy” ( nền kinh tế mới) đã được đặt cho giai đoạn này, để chỉ một hiện tượng kinh
tế vĩ mô đặc biệt, không giống với các giai đoạn trước đó.
2.2. Nguyên nhân
Năm

Tỷ lệ tăng trưởng
Số lượng việc làm Ngân sách Nhà GDP
GDP (%)
mới (triệu)
nước (tỷ USD)
(nghìn tỷ USD)
12



1995

2,55

2,15

-164

7,4

1996

3,79

2,79

-107,5

7,8

1997

4,51

3,36

-22


8,3

1998

4,4

3,00

69,2

8,7

1999

4,87

3,17

125,6

9,3

 Nhân tố năng suất lao động
Theo thống kê số liệu về sau cho thấy trong giai đoạn 1995-1999 có sự gia tăng
mạnh mẽ trong năng suất lao động, bình quân 1,25% hàng năm trong khi giai đoạn
1972-1995, tốc độ tăng năng suất tối đa chỉ có 0,02% mỗi năm. Năng suất tăng mạnh
được các nhà kinh tế giải thích là nhờ tiến bộ trong khoa học công nghệ, đặc biệt là công
nghệ thông tin. Theo OECD, mức đóng góp của đầu tư cho công nghệ thông tin vào tăng
trưởng kinh tế của Hoa Kỳ trong giai đoạn 1995-1999 cao hơn ở bất kỳ ở quốc gia nào
khác. Ở thời kỳ này, năng suất và tổng sản lượng tăng nhanh, kinh tế tăng trưởng, các

doanh nghiệp mở rộng sản xuất và thuê thêm lao động, số lượng công việc mới cũng tăng
lên (14.478.000 công việc) khiến cho tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên giảm đi. Greenspan
(2008) cho rằng sự gia tăng năng suất lao động đã làm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên giảm đi
hay đường Phillips dài hạn bị dịch chuyển vào trong khiến cho thất nghiệp thấp nhưng
lạm phát vẫn không tăng.

 Nhân tố các cú sốc cung có lợi
Vào thời điểm này, giá cả của thực phẩm và nhiên liệu, đặc biệt là dầu mỏ, giảm đã
làm giảm chi phí cho các nhà sản xuất. Ngoài ra trong sự bùng nổ các phát minh công
nghệ, sự giảm giá của các thiết bị kĩ thuật điện tử cũng khiến chi phí sản xuất giảm, giúp
các doanh nghiệp có cơ hội giảm giá sản phẩm để cạnh tranh. Chính những nhân tố này
góp phần làm giảm lạm phát.
Xu thế toàn cầu hóa, đặc biệt là sự thành lập NAFTA (1994) đã giúp giá nhập khẩu
của nhiều loại nguyên liệu, phụ tùng cần thiết trở nên rẻ hơn so với thời kì trước, chi phí
sản xuất giảm khiến giá hàng hóa giảm, giúp làm giảm lạm phát.

 Tác dụng của các chính sách trong dài hạn
13


Tổng thống Bill Clinton sau khi trúng cử (1992) đã bắt đầu thực hiện chính sách tài
khóa thắt chặt, bằng cách cắt giảm chi tiêu của chính phủ trong dài hạn, giúp cho ngân
sách Nhà nước từ tình trạng thâm hụt 290 tỷ USD ở năm 1992 dần dần cân bằng trở lại,
thậm chí đến năm 1999 còn thặng dư 125,6 tỷ USD, nợ công cũng giảm từ 5,02 nghìn tỷ
USD (1990) xuống còn 5.413 USD (1999). Chính sách tài khóa thắt chặt kéo dài bắt đầu
từ năm 1992 này đã làm giảm lãi suất trong thời gian dài, qua đó làm giảm tỷ lệ lạm phát
trong giai đoạn về sau.
Năm 1992, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ cũng đang ở mức khá cao là 7,8%. Để cải thiện
tình trạng này, Hệ thống dự trữ liên bang (FED) thực hiện cắt giảm lãi suất xuống mức
thấp kỉ lục của thời kì đó là 5% để thúc đẩy kinh tế phát triển. Đồng thời, FED cũng tăng

lượng cung tiền thông qua việc mua bán trái phiếu Chính phủ, như một biện pháp kích
thích kinh tế trị giá 400 tỷ USD. Có thể nói, chính sách tiền tệ mở rộng của FED đã giúp
phục hồi nền kinh tế, làm giảm tỷ thất nghiệp và cũng là tiền đề cho sự phát triển vượt
bậc của khoa học công nghệ giai đoạn 1995-1999 (Mỹ đã dành đến hơn 80% tổng vốn
đầu tư cho quá trình phát triển công nghệ cao).
Việc kết hợp chính sách tài khóa thắt chặt với chính sách tiền tệ mở rộng đã làm
giảm chi tiêu công, thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư, đem đến hiệu quả trong dài hạn khi giúp
cho lạm phát giảm mà không khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng lên.
IV/ Những ý kiến, giải pháp đề xuất
1. Kiến nghị giải pháp chung cho vấn đề lạm phát
- Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, chính sách tài khóa chặt chẽ.
A.

Điều hành lãi suất phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát.

B.

Tăng dư nợ tín dụng phù hợp và bảo đảm chất lượng tín dụng.

C.

Điều hành hiệu quả tỷ giá, thị trường ngoại hối, thị trường vàng, bảo đảm
giá trị đồng tiền Việt Nam.

D.

Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu.

E.


Tăng dự trữ ngoại hối.

F.

Thúc đẩy phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán.

- Cải thiện môi trường đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
14


Chính phủ cũng cần có giải pháp cụ thể, giúp doanh nghiệp chuẩn bị và



nâng cao tính cạnh tranh trong môi trường kinh doanh ngày càng cởi mở và tiệm cận
với chuẩn mực quốc tế.
Giải quyết hiệu quả hơn vấn đề nợ xấu, hoàn thành cơ bản việc tái cấu trúc



hệthống ngân hàng, khơi thông dòng vốn tín dụng cho doanh nghiệp.
Cắt giảm đầu tư công và chi phí thường xuyên của cơ quan sử dụng ngân



sách , kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước , cố gắng giảm
tỉ lệthâm hụt ngân sách.
- Thúc đẩy phát triển thị trường trong nước và tiếp tục khai thác tìm kiếm mởrộng
thị trường xuất khẩu hàng hóa mang lại hiệu quả cao cho nền kinh tế.
- Tăng cường công tác quản lí thị trường , kiểm soát việc chấp hành luật pháp về giá với

những chính sách điều chỉnh giá cả hợp lí nhằm giữ ổn định mức giá cảthị trường.
- Thực hành tiết kiệm chống lãng phí bao gồm cả sản xuất và tiêu dùng chống lỗ hổng
thiếu thu , lọt thuế.
2. Kiến nghị giải pháp cho vấn đề thất nghiệp
- Hạ thấp tỉ lệ thất nghiệp theo lý thuyết

• Cấu tạo ra nhiều công ăn việc làm và có mức tiền lương tốt hơn để tại mỗi mức lương
thu hút nhiều lao đông hơn
• Tăng cường hoàn thiện các chương trình dạy nghề, đào tạo lại, tổ chức tốt thị trường
lao động.
- Kích cầu
Việc đầu tư hay nói đúng hơn là kích cầu nhắm vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ
là trọng tâm đã được xác định. Việc “bơm vốn” và áp dụng các chính sách ưu đãi cho
khu vực doanh nghiệp này trước hết là nhằm kích thích sản xuất, từ đó tạo ra việc làm.
Bên cạnh đó, kích cầu bằng việc đầu tư vào phát triển và hoàn thiện cơ sở hạ tầng đang
được đánh giá là giải pháp tối ưu hơn cả. Một khi vấnđề yếu kém của cơ sở hạ
tầng được giải quyết, cộng hưởng các chính sách kinh tế vĩ mô khác thì việc thu hút nhà
đầu tư nước ngoài sẽ trở nên khả quan hơn khi nền kinh tế thế giới hồi phục trở lại.
- Tạo mọi điều kiện cho lao động mất việc
15


Tổng liên đoàn lao động các tỉnh, thành phố giúp đỡ người lao động sớm tìm được
việc làm mới. Hiện nay Tổng liên đoàn có hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm (31
trung tâm). Theo báo cáo của Tổng liên đoàn lao động các tỉnh, thành thì đã có 80% lao
động mất việc tìm được việc làm trở lại. Tổng liên đoàn lao động cũng chỉ đạo các sang
cả các doanh nghiệp các tỉnh lân cận.
Các trường dạy nghề của tổ chức công đoàn có nhiệm vụ nâng cao tay nghề cho
người lao động hoặc thu hút người lao động vào học nghề, tranh thủ lúc không có việc.
Bên cạnh việc giải quyết việc làm thì đầu tư cho công tác dạy nghề cũng là biện pháp

kích cầu không kém phần quan trọng.
- Hoàn thiện hệ thống bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm thất nghiệp ra đời sẽ góp phần ổn định đời sống và hỗ trợ cho người lao
động được học nghề và tìm việc làm, sớm đưa họ trở lại làm việc. Bên cạnh đó bảo hiểm
thất nghiệp còn giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước và doanh nghiệp.

KẾT LUẬN
Với khả năng nhận thức cũng như hạn chế về dung lượng của tiểu luận, chúng em
đã đưa ra những vấn đề cơ bản về thất nghiệp, lạm phát và tập trung phân tích mối quan
hệ giữa thất nghiệp và lạm phát .
Từ mối quan hệ giữa hai vấn đề này và được thể hiện rõ qua đường Phillips, cùng
với những phân tích về đường Phillips ngắn hạn, dài hạn ta có thể thấy được tầm quan
trọng của những chính sách của chính phủ và sự đánh đổi trong thực hiện chính sách đó.
Thất nghiệp thất, lạm phát thấp luôn là mục tiêu mơ ước của các nhà hoạch định chính
sách. Điều này đòi hỏi sự kết hợp một cách hợp lý và khoa học các chính sách vĩ mô để
tìm ra cách thức mà sự đánh đổi là ít nhất, đem lại hiệu quả tốt nhất cho nền kinh tế.
Việt Nam cũng như phần lớn các nước trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển
đổi từ mô hình kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường đều trải qua lạm phát cao.
Chúng ta đã có những bước đầu thành công không những kiềm chế lạm phát ở mức thấp
mà vẫn đảm bảo ổn định kinh tế cao giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Tuy
16


nhiên, đây chỉ mới là những thành công bước đầu chưa ổn định. Trên đà hội nhập và phát
triển của Việt Nam, việc hiểu sâu về mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp là vô cùng
cần thiết. Kết hợp với việc tìm hiểu mối quan hệ giữa lạm phát, thất nghiệp và tăng
trưởng kinh tế. Từ đó có những chính sách tốt nhất giúp nền kinh tế tăng trưởng nhanh
chóng, lâu dài.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Vũ Kim Dung, PGS.TS Nguyễn Văn Công “Giáo trình kinh tế học”. Nhà xuất
bản đại học kinh tế quốc dân, 2014
2. />3. />4. />5. />6. />7. />%9Bi

17



×