Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI GIAO ĐỎ Ở XÃ PHÙ LƯU - HUYỆN HÀM YÊN - TỈNH TUYÊN QUANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 59 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ

SÌ THỊ DIỆP

TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG
CỦA NGƢỜI DAO ĐỎ Ở
XÃ PHÙ LƢU - HUYỆN HÀM YÊN
TỈNH TUYÊN QUANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Văn hóa

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Quá trình làm khóa luận em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS.
Nguyễn Thị Bích đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ
em hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Lịch Sử đã tạo
điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Hàm
Yên, UBND xã Phù Lƣu, cá nhân, gia đình tại xã Phù Lƣu đã cung cấp nguồn
tài liệu trong quá trình em đi thực tế tại địa phƣơng.
Do điều kiện thời gian có hạn, trong khóa luận có thể còn nhiều điều
thiếu sót chƣa đƣợc hoàn chỉnh. Vì vậy em rất mong nhận đƣợc nhiều ý kiến
góp ý của các thầy, các cô cũng nhƣ các bạn, để sau này có điều kiện tiếp tục
nghiên cứu một cách toàn diện và tốt hơn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Sinh viên



Sì Thị Diệp


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng nội dung và kết quả của đề tài này là trung thực
và không trùng lặp với những đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự
giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã đƣợc cảm ơn và những thông tin
trích dẫn trong khóa luận đã đƣợc ghi rõ.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Sinh viên

Sì Thị Diệp


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 3
6. Đóng góp của khóa luận ............................................................................ 4
7. Bố cục của khóa luận ................................................................................. 4
Chƣơng 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XÃ PHÙ LƢU - HUYỆN HÀM YÊN -TỈNH
TUYÊN QUANG .............................................................................................. 5

1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XÃ PHÙ LƢU – HUYỆN HÀM YÊN –
TỈNH TUYÊN QUANG ................................................................................ 5
1.1.1. Vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên ....................................................... 5
1.1.2. Khí hậu ............................................................................................. 8
1.1.3. Tình hình dân cƣ............................................................................... 8
1.1.4. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................. 9
1.2. NGƢỜI DAO ĐỎ XÃ PHÙ LƢU - HUYỆN HÀM YÊN - TỈNH
TUYÊN QUANG ........................................................................................ 10
1.2.1. Tên gọi, lịch sử cƣ trú .................................................................... 10
1.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội ............................................................... 12
1.2.3. Đời sống văn hóa ............................................................................ 15
Chƣơng 2
TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƢỜI DAO ĐỎ Ở XÃ PHÙ
LƢU - HUYỆN HÀM YÊN - TỈNH TUYÊN QUANG ................................ 19


2.1. QUAN NIỆMVÀ QUÁ TRÌNH TẠO RA TRANG PHỤC TRUYỀN
THỐNG ....................................................................................................... 19
2.1.1. Quan niệm về trang phục truyền thống .......................................... 19
2.1.2. Quá trình tạo ra trang phục............................................................. 21
2.2.TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƢỜI DAO ĐỎ XÃ PHÙ
LƢU ............................................................................................................. 26
2.2.1. Các thành tố của trang phục truyền thống...................................... 26
2.2.2. Trang phục trong sinh hoạt và lao động thƣờng ngày ................... 31
2.2.3. Trang phục trong ngày lễ hội và cƣới xin ...................................... 32
2.3. Đồ trang sức .......................................................................................... 33
2.4. MỘT SỐ GIÁ TRỊCỦA TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNGNGƢỜI
DAO ĐỎ Ở XÃ PHÙ LƢU ......................................................................... 34
2.4.1. Giá trị sử dụng ................................................................................ 34
2.4.2. Giá trị thẩm mỹ .............................................................................. 35

2.4.3. Giá trị xã hội ................................................................................... 36
2.4.4. Giá trị văn hóa - lịch sử .................................................................. 36
2.5. XUHƢỚNGBIẾN ĐỔI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁPNHẰM BẢO TỒN
PHÁT HUY GIÁ TRỊ TRANG PHỤCTRUYỀN THỐNGCỦA NGƢỜI
DAO ĐỎ XÃ PHÙ LƢU ............................................................................. 37
2.5.1. Những biến đổi trong trang phục truyền thống của ngƣời Dao Đỏ ở
xã Phù Lƣu ............................................................................................... 37
2.5.2. Nguyên nhân của sự biến đổi trong trang phục truyền thống ........ 38
2.5.3. Một số giải pháp nhằm bảo tồn phát huy giá trị trang phục truyền
thống của ngƣời Dao Đỏ ở xã Phù Lƣu ................................................... 40
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, mỗi dân tộc đều có những
trang phục rất riêng, rất phong phú và đa dạng. Mỗi trang phục lại mang
những nét độc đáo và đặc trƣng cho từng vùng miền. Trang phục gắn bó mật
thiết với cuộc sống, là dấu hiệu thông tin quan trọng nhận biết tộc ngƣời sau
ngôn ngữ. Trang phục không chỉ phản ánh trình độ phát triển kinh tế xã hội
mà còn thể hiện tập quán nếp sống, trình độ thẩm mỹ và nếp sống văn hóa của
mỗi dân tộc.
Bƣớc vào thời kì đổi mới và hội nhập quốc tế cánh cửa giao thƣơng
đƣợc mở rộng với nhiều quốc gia trên thế giới đồng bào dân tộc thiểu số đƣợc
giao lƣu với nhiều nền văn hóa khác nhau thông qua nhiều phƣơng tiện thông
tin đại chúng, ngƣời dân ít nhiều cũng chịu ảnh hƣởng bởi nền văn hóa đó,
dẫn đến giá trị văn hóa truyền thống, nhất là trang phục truyền thống của các
dân tộc thiểu số có nguy cơ bị pha trộn, lai căng và không còn giữ đƣợc bản

sắc. Nếu không có sự nhận thức đúng đắn về việc bảo tồn và phát huy bản sắc
văn hóa các dân tộc, trong đó có trang phục truyền thống, mỗi dân tộc sẽ tự
đánh mất sự tồn tại của chính mình.
Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện
nay. Văn hóa đƣợc xem nhƣ nền tảng tinh thần của xã hội, đồng thời vừa là
mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển. Đảng ta đã khẳng định:
Trong điều kiện kinh tế thị trƣờng và mở rộng giao lƣu quốc tế, phải đặc biệt
quan tâm giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc, kế thừa và phát huy
văn hóa đạo đức, tập quán tốt đẹp và tự hào dân tộc. Muốn đƣợc nhƣ vậy việc
nghiên cứu, tìm hiểu để thấy đƣợc giá trị văn hóa đích thực của một tộc
ngƣời, tìm kiếm những giải pháp bảo tồn, phát huy… là nhu cầu bức thiết
hiện nay.
1


Văn hóa vật thể là một trong những yếu tố quan trọng của bản sắc dân
tộc cần đƣợc lƣu giữ cấp thiết. Trong tiến trình phát triển của xã hội. Đặc biệt
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc vấn đề này càng đƣợc
quan tâm hơn bao giờ hết. Là con em của huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang,
là một mảnh đất tập trung nhiều thành phần dân tộc, nhiều bản sắc văn hóa
đặc sắc trong những giá trị văn hóa đó là trang phục (y phục, trang sức). Cho
nên tôi muốn đi sâu vào việc tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề trang phục của dân
tộc Dao Đỏ, đó là một trong những dân tộc còn bảo lƣu và gìn giữ nhiều bản
sắc văn hóa độc đáo.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cùng với các dân tộc khác, dân tộc Dao đã đƣợc giới nghiên cứu dân
tộc học và văn hóa trƣớc đây cũng nhƣ hiện nay chú ý tới. Nhiều công trình
nghiên cứu đã đƣợc in thành sách. Về trang phục của nhóm Dao Đỏ, đã có
một số công trình nghiên cứu đƣợc nhắc đến, song chỉ là một mục nhỏ hay là
những bài báo nhỏ giới thiệu qua một số nét về trang phục của nhóm Dao. Do

vậy về mặt tƣ liệu còn thiếu cụ thể. Trong các công trình nghiên cứu về trang
phục của ngƣời Dao có một số công trình nghiên cứu của các tác giả nhƣ cuốn
Người Dao của Võ Mai Phƣơng (chủ biên), cuốn Văn hóa truyền thống người
Dao ở Hà Giang củaHùng Đình Quý (chủ biên), Phạm Quang Hoan, Lý Hành
Sơn (1999) và cuốn Người Dao ở Việt Nam của Vũ Quốc Khánh (chủ biên),
Phạm Quang Hoan, Lý Hành Sơn, Hoàng Thanh Lịch, Nguyễn Xuân Hồng
(Dịch) (2007) có đề cập cơ bản đến lịch sử tộc ngƣời, tên gọi, trang phục của
các nhóm ngƣời Dao. Cuốn Trang phục cổ truyền của người Dao ở Việt Nam
của Nông Quốc Tuấn và cuốn Trang phục cổ truyền của người Dao ở Việt
Nam của Nguyễn KhắcTụng (2003), Nguyễn Anh Cƣờng (2012) có đề cập cơ
bản về trang phục cổ truyền của các nhóm ngƣời Dao. Hay trong cuốn Trang
phục và nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Dao Đỏ ở Lào Cai

2


của Phan Thị Phƣợng (2013) cũng nghiên cứu về khá chi tiết về bộ trang phục
ngƣời Dao Đỏ, quá trình tạo ra bộ trang phục truyền thống.
Trong cuốn Văn hóa truyền thống các dân tộc Tày, Dao, Sán Dìu ở
Tuyên Quang (2003) đề cập đến trang phục truyền thống và trang sức của
những nhóm dân tộc Dao đang sinh sống trên mảnh đất Tuyên Quang.
Ở bài khóa luận này, tôi muốn đi sâu vào nghiên cứu trang phục dân tộc
Dao Đỏ tại xã Phù Lƣu, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang nhằm góp phần
nghiên cứu, hệ thống, toàn diện về trang phục.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của khóa luận là nhằm tìm hiểu sâu hơn về trang
phục truyền thống của ngƣời Dao Đỏ ở Tuyên Quang, rút ra những giá trị tiêu
biểu. Từ đó đƣa ra những biện pháp, chính sách để bảo tồn và phát huy bản
sắc văn hóa của ngƣời Dao Đỏ ở xã Phù Lƣu nói riêng và của đồng bào dân
tộc Dao ở tỉnh Tuyên Quang nói chung.

Nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận là đi thực tế ở vùng đồng bào
ngƣời Dao Đỏ sinh sống để thu thập nguồn tài liệu nghiên cứu về trang phục
ngƣời Dao Đỏ ở xã Phù Lƣu, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.
Nghiên cứu những giá trị văn hóa của trang phục trong đời sống văn
hóa tâm linh, văn hóa xã hội.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là trang phục truyền thống của ngƣời Dao Đỏ
trong xu thế biến đổi hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là xã Phù Lƣu, huyện Hàm Yên, tỉnh
Tuyên Quang.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu dân tộc Dao Đỏ, tôi đã tiến hành công việc khảo sát tại
xã Phù Lƣu, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang nơi có đồng bào dân tộc Dao
Đỏ sinh sống.
3


Với hình thức khảo sát, nghiên cứu, thu thập, ghi chép, phỏng vấn,
tham khảo tài liệu là những phƣơng pháp chủ yếu trong nghiên cứu khóa luận
này.
6. Đóng góp của khóa luận
Đề tài đã có những đóng góp nguồn tƣ liệu về trang phục của ngƣời
Dao cụ thể là nhóm Dao Đỏ góp phần vào công tác nghiên cứu, đồng thời
đem lại nguồn tƣ liệu đối với những ngƣời làm công tác nghiên sau này.
Hy vọng kết quả bƣớc đầu của việc nghiên cứu trang phục cổ truyền
dân tộc Dao Đỏ tại xã Phù Lƣu, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang không
những góp phần vào việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, mà còn
góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong sự
nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc.
7. Bố cục của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục thì khóa luận
gồm 2 chƣơng:
Chƣơng 1: Khái quát chung về xã Phù Lƣu - huyện Hàm Yên - tỉnh
Tuyên Quang.
Chƣơng 2: Trang phục truyền thống của ngƣời Dao Đỏ ở xã Phù Lƣu huyện Hàm Yên - tỉnh Tuyên Quang.

4


Chƣơng 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XÃ PHÙ LƢU - HUYỆN HÀM YÊN TỈNH TUYÊN QUANG
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XÃ PHÙ LƢU – HUYỆN HÀM YÊN –
TỈNH TUYÊN QUANG
1.1.1. Vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý: Hàm Yên là huyện nằm ở phía Tây tỉnh Tuyên Quang,
phía Bắc giáp huyện Bắc Quang (tỉnh Hà Giang), phía Nam giáp huyện Yên
Sơn, phía Đông giáp huyện Chiêm Hóa, Lâm Bình và phía Tây giáp huyện
Yên Bình, Lục Yên (tỉnh Yên Bái). Hàm Yên có diện tích là 907km2 và có
dân số là 109.000 ngƣời (năm 2008). Huyện lị là thị trấn Tân Yên nằm trên
quốc lộ 2 cách thành phố Tuyên Quang khoảng 40km về hƣớng Tây Bắc,
huyện cũng là nơi có con sông Lô chảy qua. Huyện Hàm Yên có 18 đơn vị
hành chính cấp xã gồm một thị trấn Tân Yên và 17 đơn vị hành chính xã bao
gồm ( Tân Thành, Minh Hƣơng, Nhân Mục, Bình Xa, Yên Thuận, Bạch Xa,
Phù Lƣu, Bằng Cốc, Yên Lâm, Thái Hòa, Hùng Đức, Đức Ninh, Thành Long,
Thái Sơn, Minh Dân, Minh Khƣơng,Yên Phú).
Phù Lƣu là xã Nằm ở phía Bắc huyện Hàm Yên, cách trung tâm huyện
Hàm Yên 15km.
+ Phía Đông giáp xã Minh Hƣơng.
+Phía Tây giáp xã Minh Dân, phía Nam giáp xã Tân Thành.
+ Phía Bắc giáp xã Trung Hà, xã Hà Lang huyện Chiêm Hóa.

Chiều dài bình quân của xã là 15km; chiều rộng bình quân là 7km.
Tổng diện tích tự nhiên là 8.863,81 ha.
Trong đó:
+ Đất nông nghiệp có 8.200,58 ha
+Đất sản xuất nông nghiệp có 2.152,87 ha
5


+Đất trồng lúa 340,4 ha
+Đất trồng cây hàng năm 539,03 ha
+Đất nuôi trồng thủy sản 25,78 ha
+Đất phi nông nghiệp 223,56 ha
+ Đất chƣa sử dụng 439,67 ha.
Địa hình: Phù Lƣu là một xã có địa hình khá đa dạng, bao quanh là đồi
núi cao, xen kẽ là những cánh đồng thấp. So với mặt nƣớc biển, độ cao trung
bình là 450 - 500m. Có hƣớng dốc từ Bắc xuống Nam và từ Đông Bắc sang
Tây Nam. Nhìn chung thì địa hình của xã khá khó khăn trong việc xây dựng
cơ sở hạ tầng, phát triển khu dân cƣ. Do nằm sâu trong nội địa đƣợc che chắn
bởi nhiều dãy núi cao, trên địa bàn xã Phù Lƣu thƣờng hay có gió lốc và gió
xoáy thất thƣờng không theo chu kỳ, mùa lạnh nhiệt độ xuống thấp thời tiết
trở nên khô hanh, đầu mùa hè hay có mƣa đá, mùa mƣa thƣờng có các cơn lũ
ống, lũ quét đột ngột ảnh hƣởng lớn đến đời sống sinh hoạt và sản xuất nông lâm nghiêp của ngƣời dân.
Với địa hình đa dạng đã đem lại cho xã Phù Lƣu sự phong phú về hệ
động, thực vật. Trƣớc đây, trên địa bàn có nhiều loại muông thú quý nhƣ
Hƣơu, Lợn Rừng, Tắc Kè; các loại gỗ quý nhƣ Lát, Đinh, Nghiến, Trò, Dổi,
Pơ Mu,… cùng những loại cây dƣợc liệu quý nhƣ: ba kích, thiên niên kiện, sa
nhân và một số cây nguyên liệu nhƣ nứa, giang, tre gầy, mây,…
Đây là vùng đất có thổ nhƣỡng khá màu mỡ. Tuy diện tích đất dùng
cho canh tác trồng lúa nƣớc chiếm diện tích không lớn so với tổng diện tích tự
nhiên song có hệ thống kênh mƣơng tƣới tiêu chủ động từ nguồn nƣớc dự trữ

là các phai, hồ, đập, ao. Ngoài diện tích trồng lúa nƣớc, còn có đất đồi rừng,
nƣơng bãi thích hợp cho phát triển cây lƣơng thực nhƣ ngô, khoai, sắn, đậu đỗ
và các loại cây công nghiệp, cây lâm nghiệp và các cây ăn quả khác, nhất là
Cam, quýt, nhãn, vải.
Điều kiện tự nhiên đã mang lại cho Phù Lƣu những thuận lợi để phát
triển kinh tế nông, lâm nghiệp. Tuy vậy, sự phức tạp của địa hình miền núi
6


gây khó khăn cho việc phát triển cho hệ thống giao thông liên lạc, xây dựng
các khu trung tâm dân cƣ, kinh tế, văn hóa, xã hội. Là xã có địa hình phức tạp,
dân cƣ phân tán, trình độ dân trí không đều. Điều kiện tự nhiên của Phù Lƣu
mang lại lợi thế lớn về nghề nông nhƣ trồng trọt, chăn nuôi, nghề rừng, khai
thác vật liệu xây dựng. Trong quá trình xây dựng quê hƣơng thế mạnh trên
đƣợc khai thác, phát huy trong tiến trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa nông
nghiệp, nông thôn, xây dựng cơ cấu kinh tế toàn diện.
Thủy lợi, các công trình thủy lợi đầu mối có 49 công trình đảm bảo tƣới
tiêu ổn định cho 428,37 ha cây hàng năm:
Trong đó:
+ 1 hồ chƣa diện tích tƣới tiêu trên 7 ha
+ 14 đập xây diện tích tƣới tiêu cho 232,8 ha
+ 4 đập đá diện tích tƣới cho 25,4 ha
+ 21 đập rọ thép diện tích tƣới cho 125,7 ha
+ 9 đập đất diện tích tƣới cho 41,2 ha.
Những công trình này cơ bản an toàn về mùa lũ. Bên cạnh đó còn có
những hệ thống kênh mƣơng với 49 kênh mƣơng trên địa bàn 24 thôn, tổng
chiều dài 51,29 km, trong đó kênh mƣơng đã bê tông hóa 24,6 km chiếm
47,97%, còn lại là mƣơng đất 26, 69 km. Diện tích đƣợc tƣới tiêu chủ động từ
hệ thống các công trình thủy lợi chiếm 90% tổng diện tích đất sản xuất nông
nghiệp, đạt tiêu chí nông thôn mới. Do có hệ thống thủy lợi cũng nhƣ kênh

mƣơng đã đáp ứng kha tốt nhu cầu tƣới tiêu cho bà con các thôn trong công
tác sản xuất nông nghiệp.

7


1.1.2. Khí hậu
Phù Lƣu nằm trong vụng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm hai mùa
rõ rệt là mùa mƣa và mùa khô. Mùa hè nóng ẩm mƣa nhiều từ tháng 4 đến
tháng 9; mùa đông lạnh, khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
Nhiệt độ trung bình năm là 230C, nhiệt độ trung bình các tháng về mùa
đông là 160C, nhiệt độ trung bình các tháng mùa hè là 280C. Độ ẩm trong năm
dao động trong khoảng 85 - 87%. Lƣợng mƣa trung bình năm là 1.500 - 1800
mm. Ngoài ra xã còn chịu ảnh hƣởng của một số kiểu thời tiết cực đoan khác
nhƣ mƣa đá, gió lốc, sƣơng mù, sƣơng muối. Nhìn chung, xã Phù Lƣu nằm
trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lƣợng mƣa trung bình khá lớn, có
nền nhiệt độ trung bình khá cao, giàu ánh sáng.
Đây là những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, đặc biệt là phát
triển nông - lâm nghiệp.
1.1.3. Tình hình dân cư
Tính đến ngày 31/12/2012, tổng số dân trên địa bàn xã là 2054 hộ, với
8749 ngƣời. Có 6 dân tộc anh em cùng chung sống là Tày, Kinh, Dao, Nùng,
Cao Lan và Hoa.
CÁC THÀNH PHẦN DÂN TỘC TRONG XÃ PHÙ LƢU THEO
NĂM THỐNG KÊ 2012

STT

DÂN TỘC


DÂN SỐ

TỈ LỆ (%)

1

Tày

5780

66,06%

2

Kinh

1238

14,15%

3

Dao

1310

14,97%

4


Nùng

60

0,69%

5

Cao Lan

12

0,14%

6

Hoa

349

3,99%

8


1.1.4. Điều kiện kinh tế - xã hội
Phù Lƣu là xã nằm cách trung tâm huyện lị khoảng 15km, là một xã
thuộc miền núi của huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang với 2054 hộ, với 8749
nhân khẩu, gồm 6 dân tộc anh em cùng chung sống gồm: Tày, Kinh, Dao,
Cao Lan, Hoa, Nùng. Là một xã có kha nhiều thế mạnh về vị trí địa lý, khí

hậu, tài nguyên và nguồn nhân lực, giao thông, thủy lợi,… cho phát triển các
ngành kinh tế: nông, lâm nghiệp. Xã Phù Lƣu là một trong những xã mà đi
đầu trong các phong trào xây dựng văn hóa, an ninh quốc phòng.
Lâm nghiệp đƣợc coi là thế mạnh của xã. Tổng diện tích đất lâm nghiệp
hiện có 6.021,93 ha.
Trong đó:
Đất rừng đặc dụng 2.054,15 ha
Đất rừng sản xuất 3.008,05 ha.
Số diện tích rừng hiện nay chủ yếu do Ủy ban nhân dân xã, hộ gia đình,
cá nhân quản lý. Rừng trồng sản xuất chủ yếu là cây Keo, Mỡ. Trên địa bàn
xã Phù Lƣu có nhiều mô hình vƣờn rừng đƣợc áp dụng với những cây trồng
chính là Cam, Quýt. Đây là nguồn thu nhập chính giúp cho nhiều hộ gia đình
trong xã trở nên khá giàu. Cam Sành Phù Lƣu là nhân tố quan trọng làm nên
thƣơng hiệu Cam Sành Hàm Yên nổi tiếng và đƣợc công nhận là một trong
những loại quả ngon nhất cả nƣớc.
Toàn xã có diện tích ao, hồ nuôi trồng thủy sản là 26 ha. Nguồn nƣớc
đƣợc cung cấp bởi Sông Lô, Suối Nậm Nƣơng, suối Thọ và nhiều khe suối
nhỏ khác. Tuy nhiên lƣợng nƣớc phân bố không đều giữa mùa khô và mùa
mƣa.
Phù Lƣu là một xã có vị trí địa lý quan trọng, là xã trung tâm vùng
trong quy hoạch phát triển thành thị trấn, nên có một số cơ quan, đơn vị đóng
trên địa bàn nhƣ Trƣờng Trung học phổ thông Phù Lƣu, Trạm Kiểm lâm. Phù

9


Lƣu, chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hàm
Yên, 2 hợp tác xã, 4 trƣờng học và 1 trạm y tế.
Về văn hóa, 100% các thôn trong xã đạt thôn văn hóa cấp Huyện. Hiện
xã vẫn còn khoảng 6 - 11% hộ nghèo, khoảng từ 15 đến 18 hộ. Xã không có

những hiện tƣợng nhƣ khiếu nại đông ngƣời, không có trƣờng hợp khai sinh
sau đẻ quá hạn. Xã thực hiện chế độ một cửa rất tốt.
Về giáo dục, các em học sinh đều nâng cao tinh thần hiếu học, học sinh
đỗ đạt vào các trƣờng Đại học, Cao đẳng khá cao.
Trật tự an ninh của xã luôn đƣợc đảm bảo tốt, toàn xã không có hiện
tƣợng nghiện ma túy và những tệ nạn xã hội khác.
Vì vậy, xã Phù Lƣu là một trong những xã đã phát huy đƣợc truyền
thống lao động, cần cù, sáng tạo bằng việc các dân tộc trong xã đã tự sản xuất
ra các vật dụng, đồ dùng riêng phục vụ cho đời sống và sản xuất hằng ngày.
Với đôi bàn tay khéo léo, các thiếu nữ đã dệt nên những hoa văn tinh xảo trên
những tấm chăn, chiếc gối, quần áo,… các chàng trai đã biết tạo ra cây nỏ,
súng kíp, cày, bừa,… Từ cuộc sống lao động sản xuất, những nét đẹp về đời
sống văn hóa tinh thần của nhân dân các dân tộc đã hình thành, phát triển thể
hiện qua những làn điệu dân ca, hát Cọi, hát Then đƣợc lan truyền qua nhiều
thế hệ.
1.2. NGƢỜI DAO ĐỎ XÃ PHÙ LƢU - HUYỆN HÀM YÊN - TỈNH
TUYÊN QUANG
1.2.1. Tên gọi, lịch sử cư trú
Đồng Bào dân tộc Dao ở Việt Nam hiện nay có hơn 500.000 ngƣời,
nhân khẩu đứng hàng thứ 9 so với những dân tộc trong nƣớc. Họ sống xen kẽ
với các dân tộc ngƣời Tày, H’Mông, Kinh, Nùng,… dọc theo 3 miền của đất
nƣớc. Ngƣời Dao sinh sống trên cả ba vùng địa hình là núi cao, vùng giữa và
vùng thấp trong đó tập trung ở vùng giữa. Ngoài với các tên là Dao thì còn có
rất nhiều tên gọi nhƣ Mán, Trại, Dạo, Xá, Động,… Tên Mán đƣợc bắt nguồn
10


từ chữ Man. Xƣa kia, các tộc ngƣời tụ ngoài địa bàn cƣ trú của ngƣời Hán từ
lƣu vực sông Trƣờng Giang trở xuống phƣơng Nam đều bị phong kiến Hán
gọi là Man. Đó là những tộc danh không đúng với tên gọi của ngƣời Dao và ít

nhiều có hàm ý miệt thị.
Ngƣời Dao còn tự gọi mình là “Kìm Miền, Kìm Mùn”(1). Ngoài ra còn
tự gọi là Dìu Miền.
Theo một số thƣ tịch cổ thì ngƣời Dao có nguồn gốc từ Trung Quốc,
quá trình chuyển cƣ của họ sang Việt Nam kéo dài suốt từ thế kỷ XII, XVIII
cho đến nửa đầu thế kỷ XX. Song thời kỳ mà ngƣời Dao đi vào nƣớc ta đông
nhất là thời nhà Minh. Nguyên nhân của những cuộc di cƣ đó là vì hạn hán,
mất mùa và đói kém kéo dài liên miên, cũng một phần là do bị áp bức bóc lột
của địa chủ phong kiến. Họ đã tự nhận mình là con cháu của Bàn Hồ(Bàn
Vƣơng)(2), một nhân vật huyền thoại, rất phổ biến và rất thiêng liêng đối với
ngƣời Dao. Qua gia phả một số dòng họ ngƣời Dao, Nguyễn Khắc Tụng cho
biết:
Dao Quần Trắng vào Việt Nam khoảng thể kỷ XIII. Họ từ Phúc Kiến
tới Quảng Yên, ngƣợc lên Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên rồi mới tới
Tuyên Quang; một bộ phận nhỏ xuôi về Vĩnh Phúc rồi ngƣợc sông Hồng lên
Yên Bái, Lào Cai, bộ phận này còn gọi là Dao Họ.
Dao Quần Chẹt và Dao Tiền vốn có nguồn gốc từ Quảng Đông (Trung
Quốc) di cƣ đến Quảng Yên rồi phân tán đến Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên
Quang, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái.
Dao Thanh Y đến Việt Nam cuối thế kỷ XVII. Họ từ Quảng Đông vào
Móng Cái qua Lục Ngạn, tới sông Đuống rồi ngƣợc lên Tuyên Quang. Một bộ
phận khác lên Yên Bái, Lào Cai sau này còn có tên gọi là Dao Làn Tẻn.

(1)

Kìm là rừng; Miền, Mùn là ngƣời, tức ngƣời ở rừng núi.
Sách “Văn hóa truyền thống các dân tộc Tày, Dao, Sán Dìu ở Tuyên Quang”, NXB Văn hóa dân tộc, năm
2003 và sách “Trang phục cổ truyền của ngƣời Dao ở Việt Nam”, NXB Văn hóa dân tộc, năm 2002.
(2)


11


Dao Đỏ và Dao Tiền từ Quảng Đông và Quảng Tây đến vào khoảng
cuối thế kỷ XVIII, hiện nay sinh sống ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên,
Tuyên Quang, Hà Giang.
Do nhiều nguyên nhân biến cố lịch sử đã làm cho ngƣời Dao Trung
Quốc phân tán thành nhiều nhóm nhỏ và rời khỏi cái nôi của mình là đất Châu
Dƣơng và Châu Kinh tản mạn di cƣ đi các nơi để sinh sống, trong đó có một
số nhóm đã vào Việt Nam. Trên đƣờng di cƣ vào họ đã tiếp thu thêm những
yếu tố văn hóa của các dân tộc khác, đồng thời các yếu tố văn hóa mới cũng
đƣợc nảy sinh và hình thành những tính cách riêng, những tên gọi khác nhau
[8, tr.11-14].
Ở Hàm Yên tập trung các ngành Dao sau: Dao Đỏ, Dao Quần Trắng.
Cùng một dân tộc nhƣng mỗi ngành cƣ trú một vùng nhất định, có vài ngành
cùng cƣ trú xen kẽ với nhau: Dao Đỏ, dao Quần Trắng và xen kẽ với nhiều
dân tộc khác trong vùng. Họ sống xen kẽ theo xóm, theo hộ gia đình và tập
trung nhất là ở các xã vùng cao trong huyện nhƣ Phù Lƣu, Yên Lâm, Thành
Long, Yên Phú, Tân Thành, Yên Thuận,…
Xã Phù Lƣu, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang là nơi có đông đảo
ngƣời Dao Đỏ sinh sống vì điều kiện địa lý, khí hậu có nhiều yếu tố phù hợp
với điều kiến sống của họ, cho nên ngƣời Dao Đỏ hình thành những bản làng
cƣ trú. Sự giàu có của tự nhiên và tài nguyên rừng là một trong những nguồn
sống quan trọng giúp cho đồng bào Dao ở đây tồn tại và phát triển cho đến
ngày nay.
1.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội
Trồng trọt: Ngƣời Dao Đỏ trƣớc kia sống chủ yếu bằng nghề nƣơng rẫy
và nông nghiệp ruộng nƣớc. Nhƣng do một số điều kiện khí hậu, vị trí địa lý
khá thuận lợi, đồng bào ngƣời Dao đã tìm hiểu và thử trồng nhiều loại cây ăn
quả nhằm cải tạo lại đất và từ đó họ phát hiện ra trồng cam, quýt là những cây

trồng hết sức thích hợp với mảnh đất ấy.
12


Sau khi có những chính khách của Đảng và Nhà nƣớc quan tâm hơn,
đồng bào ngƣời Dao Đỏ đã đƣợc tổ chức thành những làng, bản cố định. Họ
làm nƣơng trồng lúa, ngô, trồng cây ăn quả,…ngoài ra họ vẫn gìn giữ công
việc trồng bông, chàm để lấy nguyên liệu dệt vải, tạo ra những bộ trang phục
cho mình.
Với nguồn nƣớc từ những khe suối, ao, hồ,… cũng góp phần phục vụ
nhu cầu tƣới tiêu cho việc trồng trọt.
Chăn nuôi: Ngoài việc trồng cây lƣơng thực và hoa màu khác thì đồng
bào ngƣời Dao Đỏ còn chăn nuôi lợn, gà, ngựa, bò, thả ao cá, trâu,… Làm
nghề thủ công, dệt vải, rèn sắt, làm các công cụ nhƣ: dao, cuốc,… khai thác
lâm thổ sản nhƣ tre, gỗ, săn bắt thú rừng,…Vận động nhân dân định canh
định cƣ giảm bớt diện tích phá rừng.
Mua bán và trao đổi hảng hóa:Trƣớc kiangƣời Dao Đỏ thƣờng đi chợ
mua bán và trao đổi hàng hóa vào các dịp chợ phiên trong vùng. Do địa hình,
cũng nhƣ gặp khó khăn bởi vị trí địa lý nên việc tham gia của họ vào công
việc mua bán và trao đổi hàng hóa có phần hạn chế. Khi đến chợ họ thƣờng
bán những mặt hàng nhƣ: lƣơng thực, gia cầm, gia súc,…
Còn những mặt hàng mua là những mặt hàng mà bản thân họ không tự
làm ra đƣợc nhƣ: muối, mắm, mì chính, dầu, mỡ, chảo, nồi,… Bên cạnh đó
cũng có những mặt hàng mà đồng bào có thể làm ra đƣợc nhƣng vẫn mua nhƣ
vải dệt công nghiệp.
Những mặt hàng này thƣờng đƣợc vận chuyển bằng những chiếc gùi,
đƣợc đeo trên lƣng, nếu nhiều hàng và cồng kềnh thì có thể sử dụng ngựa để
thồ. Ngày nay với giao thông đƣờng xá cũng nhƣ phƣơng tiện đi lại của đồng
bào cũng khá thuận tiện.
Một điều đặc biệt là đồng bào Dao Đỏ ở xã Phù Lƣu cũng giống nhƣ

những dân tộc khác, đó là đi chợ không chỉ đơn giản là nơi diễn ra việc mua
bán và trao đổi hàng hóa mà còn là nơi để gặp gỡ, giao lƣu văn hóa truyền
13


thống, đồng thời cũng là dịp cho những đôi trai gái hò hẹn nhau. Vì vậy, có
thể nói, chợ phiên cùng cao chứa cả hai yếu tố đó là kinh tế và văn hóa.
Về ăn uống: Hàng ngày đồng bào uống nƣớc chè, nƣớc vối, nƣớc lá
nhân trần, nƣớc các cây thuốc và nƣớc đun sôi để nguội. Nguồn nƣớc ở vùng
cao, vùng sâu là nƣớc lần từ khe suối, vùng thấp thì sử dụng nƣớc
giếng.Trong bữa ăn gia đình hoặc tiếp khách hay trong những dịp lễ cúng
đồng bào thƣờng uống rƣợu. Rƣợu từ thóc, gạo, ngô, khoai, sắn, bột cây
đao,… Men rƣợu đƣợc chế từ các thứ bột gạo, lá, quả và rễ cây rừng. Đàn ông
hay hút thuốc lá và thuốc lào, không hút thuốc phiện, còn đàn bà thì ăn trầu.
Phương tiện vận chuyển: chủ yếu là những chiếc gùi, túi đan bằng sợi
gai đen ở đằng sau lƣng rất đƣợc họ ƣa dùng, ngoài ra còn có Ngựa đƣợc
đồng bào ngƣời Dao Đỏ nuôi sử dụng làm phƣơng tiện vận chuyển.
Làng bản: Làng bản của ngƣời Dao Đỏ ở xã Phù Lƣu ít tập trung
thƣờng thì là 5 đến 7 nhà quần tự với nhau, ít khi có khoảng 20 nóc nhà nối
liền nhau. Tuy nhiên, việc làng bản ít tập trung nhƣng không bởi vậy mà đánh
mất đi tính cố kết cộng đồng của đồng bào ngƣơi Dao. Từ xa xƣa, do điều
kiện sống khắc nghiệt và bị thực dân phong kiến áp bức bóc lột, nên ngƣơi
Dao Đỏ đã biết dựa vào nhau, đòn kết, tƣơng trợ, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát
triển. Nhà chủ yếu là nhà đất, nhà sàn. Nguyên vật liệu chủ yếu từ các cây
rừng nhƣ tre, gỗ, nứa,…
Về quần áo, trang sức, trang phục: Những bộ trang phục của đồng bào
ngƣời Dao Đỏ rất phong phú. Chất liệu của những bộ trang phục ấy là từ sợi,
vải bông tự dệt, màu nền chủ yếu là màu chàm. Về kiểu dáng có sự khác nhau
giữa các nhóm. Với đôi bàn tay khéo léo của những ngƣời phụ nữ đã tạo nên
cho dân tộc mình những bộ trang phục hết sức hấp dẫn, nó mang một nét

riêng biệt.

14


Đồ trang sức: Trang sức của đồng bào dân tộc Dao Đỏ tƣơng đối
phong phú, đồ bạc đƣợc sử dụng phổ biến. Những chiếc vòng, dây lƣng, mũ,
cúc áo, khuyên tai,… đều đƣợc gắn với chất liệu bằng bạc.
Đồng bào dân tộc Dao Đỏ có những phong tục kiêng kỵ trong sản xuất,
trong sinh hoạt hàng ngày. Ngày nay một số phong tục kiêng kỵ lạc hậu đang
bị mất dần.
1.2.3. Đời sống văn hóa
Sinh đẻ và nuôi con:Dƣới chế độ phong kiến, hầu hết đồng bào ngƣời
Dao Đỏ sống du canh du cƣ, đời sống kinh tế thiếu thốn, việc chữa bệnh và
chăm sóc sức khỏe không có điều kiện, nạn “Hữu sinh vô dưỡng” phổ biến.
Việc sinh đẻ cũng tự lo liệu. Trong việc sinh đẻ, khi ngƣời phụ nữ mang thai
muốn cho ngƣời con của mình đƣợc khỏe mạnh cần phải kiêng kỵ thứ: Kiêng
đến gần bàn thờ tổ tiên, kiêng trèo cây, kiêng sờ vào hạt giống, kiêng đun củi
từ phía ngọn vì sợ đẻ ngƣợc,…
Trƣờng hợp ngƣời con gái hai năm lấy chồng mà chƣa có con thì phải
mời thầy cúng làm lễ “Pâu pàng” cầu xin và cho uống kết hợp với thuốc nam.
Sau ba năm cúng và uống thuốc không có kết quả thì phải xin hoặc mua con
về nuôi.
Trƣớc đây phụ nữ thƣờng đẻ ngồi, đẻ ngay trong buồng ngủ của mình.
Trẻ sơ sinh đƣợc tắm bằng nƣớc ấm. Trong thời gian kiêng cữ ngƣời ta treo
cành lá cây nhƣ cành dâu,…làm dấu để tránh ngƣời lạ vào nhà có vía độc làm
ảnh hƣởng đến sức khỏe của đứa trẻ. Trẻ sơ sinh đƣợc 3 ngày thì làm cúng
mụ. Một số kiêng kỵ nhƣ phụ nữ sau khi sinh đƣợc một tháng thì mời thầy
cúng đến lập đàn lễ “piêng vƣờn”.
Ngƣời Dao Đỏ có tục lệ đặt tên con hai lần. Lần thứ nhất đặt tên lúc

mới sinh, thƣờng gọi theo thứ tự sinh trƣớc sinh sau để phân biệt với ngƣời
lớn, chƣa chú ý đến tên đệm. Lần sau để không trùng với tên ông bà, bố mẹ,

15


họ hàng, đồng bào đặt tên chính thức cho con khi đứa trẻ đucợ 10 - 12 tuổi[2,
tr.200-203].
Hôn nhân,cưới xin: Từ xa xƣa, hôn nhân của ngƣơi Dao Đỏ chủ yếu là
tảo hôn và mua bán, tuổi kết hôn thƣờng là 18. Khi gả bán, rƣợu thịt, bạc
trắng là những vật “thách cƣới” để định giá ngƣời con gái. Họ quan niệm
rằng, số lƣợng thịt, rƣợu, bạc trắng càng lớn thì ngƣời con gái đó càng có giá
trị.
Sự thành hôn của đôi trai gái thƣờng do bố mẹ sắp đặt dựa trên cơ sở số
mệnh hợp nhau của đôi trai gái, mệnh của cô dâu hợp với mệnh của những
ngƣời trong gia đình nhà trai.
Còn tàn dƣ của chế độ hôn nhân mẫu quyền, đó là chế độ ở rể bắt buộc.
Trong đó, có ở rể có thời hạn và vĩnh viễn.
+Ở rể có thòi hạn khoảng từ 2 - 7 năm.
+Ở rể vĩnh viễn, ngƣời con trai thƣờng không phải nộp sính lễ nhƣng
đổi họ mình thành họ vợ. Hai hình thức ở rể đều mang tính chất hôn nhân
mua bán: thay vì đồ sính lễ thì họ phải bán sức lao động của mình.
Chế độ hôn nhân của ngƣời Dao là chế độ hôn nhân một vợ một chồng.
Quan hệ hôn nhân đƣợc quy định chặt chẽ, ngƣời cùng tông tộc sau 5 đời mới
lấy đƣợc nhau. Ngƣời Dao không có hình thức hôn nhân cƣớp đoạt, ít khi kết
hôn với ngƣời khác nhóm và với ngƣời dân tộc khác [2, tr.192-193].
Nhà mới: Muốn làm nhà phải xem tuổi những ngƣời trong gia đình.
Nghi lễ chọn đất rất quan trọng. Vào buổi tối, ngƣời ta cho đào một hố to
bằng miệng bát, xếp một số hạt gạo tƣợng trƣng cho ngƣời, trâu, bò, tiền bạc,
thóc lúa, tài sản sau đó úp bát lên. Dựa vào mộng báo đêm hôm đó là điềm tốt

hay xấu. Sáng hôm sau ra xem hố các hạt gạo vẫn giữ vị trí nguyên vẹn thì có
thể làm đƣợc nhà.
Tang ma: Thầy Tào có vị trí quan trọng trong việc làm ma và làm chay.
Khi gia đình có ngƣời chết thì đến mời thày về chủ trì các nghi lễ, tìm đất đào
16


huyệt. Ngƣời ta kiêng khâm liệm ngƣời chết vào đúng ngày sinh của một ai
trong gia đình. Ngƣời chết thƣờng đƣợc liệm vào quan tài để trong nhà hoặc
bó chiếu ra đến huyệt rồi mới cho vào quan tài. Mộ đƣợc đắp đất, xếp đá
quanh mộ. Khi có ngƣời chết, họ thƣờng cho mặc những bộ trang phục mới
nhất. Ngƣời chết trong nhà đƣợc làm ma ngay hoặc đem chôn. Sau một thời
gian ngắn chết chƣa làm đƣợc ma ngay hoặc đem chôn thì sau một thời gian
sau thì làm ma chay hay còn goi là ma khô. Họ cho rằng ngƣời chết chƣa
đƣợc làm ma thì chƣa có nhà để an cƣ lập nghiệp, vẫn phải đi lang thang ăn
xin ở trong ngục.
Gia đình: ngƣời Dao Đỏ là một gia đình nhỏ phụ quyền. Chủ gia đình
là ngƣời con trai trƣởng. Ngƣời này có quyền quyết định mọi công việc trong
nhà.
Lễ hội: hằng năm, bên cạnh những lễ “cấp sắc”, “lễ cƣới” còn có lễ
tháng 3 (Thanh minh), Tết Trung Nguyên, lễ trả ơn tổ tiên, trả lễ cuối năm
chính là Tết Nguyên Đán, lễ hội chợ Thụt vào mùng 2 tháng 2 âm lịch, bên
cạnh đó còn có nhiều lễ hội cầu mùa vào dịp mùng 3 - 4 đầu xuân mới.
Nghệ thuật tạo hình: chủ yếu là trên những bộ trang phục, nhất là bộ
trang phục của phụ nữ, ngƣời Dao Đỏ thêu nhiều hình họa quen thuộc, gần
gũi với cuộc sống: hình chim, chó, cây thông, quả trám, quả ngô, hổ chạy,
ngựa,… Trên thân chiếc áo của thầy cúng thêu hình rồng chầu, hổ phục, công
múa,… Qua những bộ trang phục ta có thể nhìn nhận thấy sự tinh tế, tính nết,
sự khéo léo của chủ nhân.
Văn học dân gian: dân tộc Dao Đỏ ở xã Phù Lƣu có nền văn nghệ cổ

truyền phong phú với đủ các thể loại: thơ, ca, múa, nhạc,… Kho tàng truyện
thơ cổ đƣợc nhiều ngƣời ƣa thích nhƣ: truyện “Quả bầu”, “Bàn Hồ”, “Sự tích
mặt trời mặt trăng,… kể về nguồn gốc của loài ngƣời, nguồn gốc trời, đất, đề
cao sáng tạo của con ngƣời. Ngoài ra còn có những câu thơ, câu ca dao, tục
ngữ phong phú cả về số lƣợng lẫn nội dung phản ánh kinh nghiệm sản xuất,
17


mùa màng, thời tiết phong tục tập quán, tình yêu quê hƣơng đất nƣớc và sự
nảy nở tình yêu của những đôi nam nữ.
Đặc biệt, phổ biến trong sinh hoạt của đồng bào Dao Đỏ là hát páo
dung (hay áp dung). Trong những dịp lễ hội, đám cƣới, phiên chợ đó là những
dịp nam nữ thanh niên thông qua lời ca tiếng hát đƣợc tìm hiểu lẫn nhau.
Bên cạnh đó, múa là một trong những nghệ thuật đặc sắc của đồng bào
Dao Đỏ xã Phù Lƣu, có rất nhiều điệu múa đƣợc sử dụng trong những nghi lễ
nhƣ: Lễ cấp sắc, cầu mùa màng tƣơi tốt, múa vui ngày tết,…
Đồng bào Dao Đỏ ở xã Phù Lƣu sống thật thà, chất phác và rất mến
khách. Họ sống hòa đồng, giữ lời hứa và ghét sự dối trá. Khi đến bản làng của
đồng bào Dao Đỏ đƣợc mọi ngƣời đón tiếp nhiệt tình, cởi mở và dễ gần.
Tiểu kết chương 1
Dân tộc Dao nói chung và ngành Dao Dỏ nói riêng đều có nền văn hóa
phong phú đƣợc hình thành trong quá trình lịch sử. Trải qua biết bao nhiêu
biến cố lịch sử và ngày nay nền văn hóa ấy đƣợc phát huy mạnh mẽ, đƣợc thể
hiện ngay trong những hoạt động sinh hoạt kinh tế, trong sản xuất vật chất và
phƣơng tiện để sinh tồn, từ sản xuất lúa, gạo, nguyên liệu để tạo ra trang
phục,… đến việc tổ chức sinh hoạt đời sống gia đình, hoạt động xã hội, sinh
hoạt tinh thần, tất cả đều nhằm duy trì và phát triển cuộc sống của ngƣời Dao
Đỏ ở xã Phù Lƣu và dân tộc Dao ở Tuyên Quang nói chung.
Với cảnh quan thiên nhiên miền rừng núi tƣơi đẹp, với khí hậu trong
lành tại mảnh đất huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang cộng với truyền thống

đoàn kết, gắn bó, yêu thƣơng giữa các bản làng, đã đƣợc đồng bào Dao Đỏ
khái quát hóa thành những hiện tƣợng nghệ thuật, phong phú trên trang phục.
Trang phục chính là sự phản ánh tâm tƣ, tình cảm sâu sắc, tình yêu quê hƣơng
đất nƣớc của ngƣời Dao Đỏ. Họ đã gìn giữ, bảo lƣu những đặc trƣng văn hóa
truyền thống của dân tộc mình.

18


Chƣơng 2
TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƢỜI DAO ĐỎ Ở XÃ
PHÙ LƢU - HUYỆN HÀM YÊN - TỈNH TUYÊN QUANG

2.1. QUAN NIỆMVÀ QUÁ TRÌNH TẠO RA TRANG PHỤC TRUYỀN
THỐNG
2.1.1. Quan niệm về trang phục truyền thống
Đối với con ngƣời để duy trì sự sống việc đầu tiên ngƣời ta quan tâm,
đó là cái ăn, sau đó là cái mặc. Nhu cầu mặc là nhu cầu thiết yếu thứ hai của
cuộc sống. Nó không chỉ giúp con ngƣời đối phó với cái nóng, cái rét của tời
tiết khắc nghiệt, phải đối mặt với muôn vàn khó khăn nhƣ thời tiết giá lạnh,
nóng bức,… Và con ngƣời đã tự tìm ra phƣơng thức bảo vệ mình đó là trang
phục.
Đồng bào dân tộc Dao Dỏ quan niệm về trang phục theo ý hiểu của
mình những gì con ngƣời mang trên mình gồm khăn, mũ, áo, quần, thắt lƣng,
xà cạp quấn chân và giầy dép. Đó là những vật dụng dùng để che thân bảo vệ
cho con ngƣời trƣớc khí hậu khắc nghiệt của thiên nhiên trƣớc cái giá rét của
mùa đông giá lạnh giá, cái nóng oi bức của mùa hè.
Còn theo các nhà khoa học trang phục là từ ghép để chỉ việc “ăn mặc”
của con ngƣời. Trang phục của ngƣời Dao Đỏ ở xã Phù Lƣu, huyện Hàm Yên,
tỉnh Tuyên Quang đƣợc quan niệm gồm hai yếu tố gồm: y phục và trang sức.

Họ gộp trang phục và trang sức làm một nên mới nói câu tục ngữ: “Diệt
puôn miền, chũa puôn choong”(3).
Trang phục chẳng những đem đến cái đẹp mà còn góp phần tăng phẩm
giá cho con ngƣời. Bởi vậy, trang phục là trung tâm của sự chú mục, là đề tài

(3)

“ Diệt puôn miền, chũa puôn choong” nghĩa là một phần ngƣời, chín phần trang điểm (Dao Đỏ).

19


thu hút dƣ luận xã hội. Con ngƣời trong quá trình tạo dựng trang phục đã dồn
sức giải quyết cùng lúc mấy vấn đề quan thiết:
+Định hình loại quần áo sinh hoạt nhật dụng.
+Hoàn tất kiểu quần áo cƣới xin, lễ tiết.
+Đáp ứng nhu cầu trang phục tín ngƣỡng.
Ngƣời ta không dừng lại ở đó mà còn tự đặt ra cho mình nhiều câu hỏi:
Cây cối, động vật đều có vỏ bọc bên ngoài của nó. Nếu chỉ cần phủ kín hình
hài của cơ thể thì một mảnh vải che thân là đủ. Giản dị đến độ ai cũng có thể
làm đƣợc. Tuy nhiên, con ngƣời ý thức ngay đƣợc số phận mong manh của
mình bởi không mang một bản sắc nào.
Y phục là từ Hán Việt có ý nghĩa là quần áo hay đồ để mặc vào ngƣời.
Ngoài ra còn có nhiều từ Hán Việt khác ta thƣờng quen gọi nhƣ y (áo mặc để
che thân); y khâm (vạt áo trƣớc); y phƣờng (áo và quần),… Trong dân tộc
học, y phục thuộc lĩnh vực văn hóa vật chất (theo cách phân loại truyền thống:
vật chất, tinh thần).
Y phục dù nằm ở loại hình phân loại nào thì nó vẫn có một hiện tƣợng
văn hóa, trƣớc hết là thể hiện tính vật chất của nó. Y phục đƣợc chế tạo từ vải
sợi bông hay tơ tằm hoặc các nguồn nguyên liệu khác. Vì vậy mà trong dân

tộc học nó có phạm trù văn hóa cụ thể.
Đồ trang sức là những vật dụng đƣợc mang theo trên cơ thể của con
ngƣời vừa làm đẹp cho con ngƣời vừa mang ý nghĩa khác theo quan niệm dân
gian của tộc ngƣời. Trong dân tộc học thì đồ trang sức đƣợc sếp vào yếu tố
văn hóa có tính vật chất và thƣờng đƣợc nghiên cứu cùng với y phục. Trên ý
nghĩa đó, đồ trang sức của dân tộc Dao Đỏ xã Phù Lƣu vừa có tính trang trí,
vừa mang tính tín ngƣỡng dân gian. Trang sức của họ bao gồm vòng cổ, vòng
tai, nhẫn, dây xà tích.

20


×