Tải bản đầy đủ (.pdf) (265 trang)

Tiểu luận sự biến đổi văn hóa làng nghề ở châu thổ sông hồng từ năm 1986 đến nay qua khảo sát trường hợp một số làng sơn đồng (hà tây) bát tràng (hà nội) đồng xâm (thái bình)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 265 trang )

5
Mở Đầu

1. Tính cấp thiết của đề tài
Công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh
đạo là một sự nghiệp cách mạng to lớn, toàn diện và sâu sắc nhằm thực hiện
mục tiêu Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh tiến
bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Công cuộc đổi mới đã và đang làm biến
đổi mạnh mẽ và toàn diện các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của
đất nước, làm chuyển biến nước ta từ một nền nông nghiệp kém phát triển
sang trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Chính nền kinh tế thị trường đã mang đến những biến đổi tích cực về văn
hóa - xã hội, khai thác và phát huy được các tiềm năng sản xuất trong xã hội, làm
bật dậy sức sáng tạo to lớn của hàng chục triệu người lao động, là nền tảng bảo
đảm thực hiện quyền làm chủ về mặt chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa của nhân
dân, trên cơ sở đó mở rộng và phát huy dân chủ trong tất cả các lĩnh vực khác của
đời sống xã hội. Song, thực tế cũng cho thấy bản thân nền kinh tế thị trường
không phải là liều thuốc vạn năng. Cùng với sự kích thích sản xuất phát triển,
kinh tế thị trường cũng chính là môi trường thuận lợi để nảy sinh và phát triển
nhiều tệ nạn xã hội, làm gia tăng sự phân hóa giàu nghèo, thương mại hóa các
lĩnh vực văn hóa - xã hội, làm suy thoái tư tưởng, đạo đức lối sống, phai nhạt các
giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Tuy nhiên cho đến nay Công tác
nghiên cứu lý luận v thực tiễn chưa làm rõ nhiều vấn đề có liên quan đến văn
hóa trong quá trình đổi mới [19, tr.52]. Thực tiễn phát triển văn hóa ở nước ta
trong thời kỳ đổi mới đã và đang đòi hỏi cấp thiết phải có sự nghiên cứu, tổng
kết về những biến đổi về văn hóa trong quá trình phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần gìn giữ và phát huy những giá
trị văn hóa truyền thống dân tộc cũng như xây dựng và hoàn thiện nhân cách
con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc dân tộc trong thời kỳ công



6
nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế [20, tr.106], giải quyết tốt
hơn mối quan hệ giữa phát triển nền kinh tế thị trường với phát triển văn hóa.
Việt Nam cho đến thời điểm hiện nay, về cơ bản vẫn là xã hội nông
nghiệp với làng là tế bào sống của xã hội Việt Nam, là sản phẩm tự nhiên tiết
ra từ quá trình định cư và cộng cư của người Việt. Hiểu được làng Việt là có
trong tay cơ sở tối thiểu và cần thiết để tiến lên tìm hiểu xã hội Việt nói riêng
và xã hội Việt Nam nói chung [109, tr.11-12]. Chính vì thế, khi nghiên cứu
văn hóa trong thời kỳ đổi mới cần thiết phải nghiên cứu sự biến đổi văn hóa
làng.
Làng nghề được coi là một kiểu làng điển hình của xã hội nông nghiệp.
Quá trình đổi mới tác động đến làng nghề một cách sâu rộng bởi tính chất
kinh tế hàng hóa của nó như: áp dụng kỹ thuật, công nghệ vào quy trình sản
xuất, sự thay đổi về công năng sử dụng của các sản phẩm thủ công, sự thay
đổi mức sống, vấn đề lao động việc làm, môi trường Đặc biệt, quá trình này
không chỉ tác động đến đời sống xã hội mà còn làm biến đổi về văn hóa như:
biến đổi tâm lý cộng đồng làng nghề, cơ cấu tổ chức và văn hóa làng nghề
truyền thống Sự biến đổi này đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã
hội đương đại. Vì vậy, nghiên cứu biến đổi văn hóa làng nghề trong thời kỳ
đổi mới là điều hết sức cần thiết và cấp bách.
Tính đến thời điểm hiện nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về làng
nghề, những công trình này đã nghiên cứu phân tích chuyên sâu về kinh tế, xã
hội và văn hóa của làng nghề trên nhiều phương diện khác nhau. Có những
công trình nghiên cứu mang tính tổng quát, có những công trình nghiên cứu về
một số làng nghề tiêu biểu ở châu thổ sông Hồng nhưng chưa có công trình
nào nghiên cứu về Sự biến đổi văn hóa làng nghề ở châu thổ sông Hồng từ
năm 1986 đến nay (Qua nghiên cứu trường hợp làng Sơn Đồng (Hà Tây),
Đồng Xâm (Thái Bình), Bát Tràng (Hà Nội)). Vì vậy, việc giải quyết đề tài
này sẽ có sơ sở để tìm hiểu sâu hơn thực trạng sự biến đổi văn hóa làng nghề



7
và đưa ra giải pháp cho sự phát triển văn hoá làng nghề ở châu thổ sông Hồng
trong thời gian tới.
2. Mục đích nghiên cứu
- Phân tích, đánh giá thực trạng biến đổi của văn hóa làng nghề ở châu
thổ sông Hồng trong thời kỳ đổi mới qua nghiên cứu 3 làng nghề Sơn Đồng
(Hoài Đức, Hà Tây cũ), Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) và Đồng Xâm (Kiến
Xương, Thái Bình).
- Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của
các làng nghề, nhằm góp phần phát triển bền vững các làng nghề trong điều
kiện phát triển kinh tế thị trường, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và
hội nhập quốc tế.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng một cách kết hợp và linh hoạt các phương pháp nghiên
cứu của nhiều ngành khoa học, trong đó tuỳ theo nhiệm vụ giải quyết vấn đề ở
từng mục, từng chương, mà áp dụng từng phương pháp cụ thể với cách tiếp
cận chủ đạo, bên cạnh sự hỗ trợ của các phương pháp khác mang tính liên
ngành. Có 4 loại phương pháp được sử dụng như sau:
- Phương pháp nghiên cứu văn hóa dân gian
- Phương pháp nghiên cứu dân tộc học, nhân học
- Phương pháp nghiên cứu lịch sử
- Phương pháp nghiên cứu xã hội học
3.2. Thao tác nghiên cứu
- Tổng hợp và phân tích văn bản.
- Quan sát tham dự.
- Phỏng vấn nhóm và phỏng vấn sâu cá nhân tại 3 làng nghề Sơn Đồng
(Hà Tây cũ), Đồng Xâm (Thái Bình) và Bát Tràng (Hà Nội).
- Phỏng vấn bằng bảng hỏi:



8
+ Tiến hành điều tra, phỏng vấn xã hội học thông qua bảng hỏi về thực
trạng biến đổi văn hóa tại 3 làng nghề Sơn Đồng, Bát Tràng và Đồng Xâm có
cấu trúc chặt chẽ được soạn sẵn:
Tổng số phiếu chưa qua xử lý là 600 phiếu, sau khi làm sạch (xử lý
bước 1), kết quả còn 504 phiếu với cơ cấu giới tính 290 nam/214 nữ.
- Thống kê: Để thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành lấy số
liệu theo biểu thống kê cấp làng về thực trạng biến đổi văn hóa làng nghề tại 3
làng nghề Sơn Đồng, Bát Tràng và Đồng Xâm. Đồng thời tiến hành nghiên
cứu mở rộng 61 làng nghề tại 3 huyện Hoài Đức, Gia Lâm và Kiến Xương.
4. Đóng góp của luận án
Một là, luận án làm sáng tỏ các khái niệm làng nghề, văn hóa làng
nghề, biến đổi văn hóa làng nghề. Hai là, trên cơ sở nghiên cứu 3 làng nghề
Sơn Đồng, Bát Tràng (Hà Nội), Đồng Xâm (Thái Bình) và đối chiếu so sánh
với 61 làng nghề thuộc 3 huyện Hoài Đức, Gia Lâm, Kiến Xương, luận án đã
phân tích thực trạng biến đổi văn hóa làng nghề ở châu thổ sông Hồng trên
các phương diện: 1/ Biến đổi không gian, cảnh quan và di tích, 2/ Biến đổi
hình thức tổ chức sản xuất, kỹ thuật chế tác và sản phẩm, 3/ Biến đổi phương
thức truyền nghề và giữ gìn bí quyết nghề nghiệp, 4/ Biến đổi quan niệm và
quan hệ xã hội, 5/ Biến đổi tín ngưỡng, lễ hội và phong tục tập quán. Ba là,
luận án đưa ra những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự biến đổi văn hóa làng
nghề, đồng thời chỉ ra quy luật và xu hướng biến đổi của văn hóa làng nghề
trước tác động của kinh tế thị trường. Bốn là, luận án đã đưa ra những giải
pháp mang tính ứng dụng khả thi giúp cho các nhà quản lý có cơ sở lý luận và
thực tiễn để hoạch định chính sách hợp lý cho sự phát triển của văn hóa làng
nghề ở châu thổ sông Hồng trong giai đoạn hiện nay.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng

Luận án tập trung nghiên cứu sự biến đổi các thành tố cơ bản trong văn
hóa làng nghề ở vùng châu thổ sông Hồng.


9
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian:
Trong công trình Làng nghề Việt Nam và môi trường, các tác giả có đưa
ra con số thống kê về số lượng làng nghề năm 2005 như sau: Việt Nam có
1450 làng nghề với miền Bắc là 976 làng (làng nghề thuộc châu thổ sông
Hồng là 856 làng), miền Trung là 297 làng và miền Nam là 177 làng nghề
[16, tr.55-56]. Số liệu trên cho thấy, làng nghề ở miền Bắc nhiều gấp 3 lần so
với miền Trung và gấp 5 lần so với miền Nam. Theo báo cáo của Trung tâm
phát triển quốc tế Nhật Bản (JICA) trong dự án nghiên cứu về quy hạch phát
triển ngành nghề thủ công theo hướng công nghiệp hoá nông thôn ở nước
CHXHCN Việt Nam và báo cáo 4 năm thực hiện Quyết định số 132/2000QĐ-TTg do BNN&PTNT ban hành, Việt Nam có 2017 làng nghề với 1,4 triệu
hộ gia đình tham gia sản xuất. Theo tiêu chí của BNN&PTNT, Việt Nam có
11 nghề thủ công chính: Nhóm ngành nghề gốm sứ thuỷ tinh; nghề cói; nghề
sơn mài; nghề mây tre giang đan; nghề thêu ren; nghề dệt; nghề gỗ; nghề
chạm khắc đá; nghề giấy thủ công; nghề tranh in khuôn gỗ; nghề kim khí đúc
đồng, chạm bạc... Trong đó làng nghề mây tre đan là 713 làng (35,24%), làng
có nghề dệt là 432 làng (21,41%), làng sản xuất đồ gỗ là 342 làng (16,95%),
làng thêu ren là 341 làng (16,90%) còn 189 làng thuộc các ngành nghề khác.
Đây thực sự là những con số minh chứng cho vị trí của làng nghề đối với nền
kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.
Châu thổ sông Hồng là nơi tập trung nhiều làng nghề thủ công nhất
trong cả nước, còn các làng nghề ở Trung và Nam Bộ hình thành và phát triển
là do một bộ phận dân cư đã đưa nghề thủ công theo trong quá trình Nam tiến.
Trong cuốn Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ học giả P.Gourou đã dẫn ra số
liệu thống kê với 108 nghề thủ công khác nhau ở vùng đất này: ở Bắc Kỳ có

rất nhiều công nghiệp khác nhau: điều đó không có gì lạ, vì dân chúng ở châu
thổ phải tự túc về nhu cầu đối với hàng chế tạo. Chúng tôi đã đếm được 108


10
nghề khác nhau và con số này chắc chắn còn thấp hơn thực tế một chút [30,
tr.416], nhưng chưa có số liệu thống kê cụ thể về các làng nghề.
Hiện nay, châu thổ sông Hồng có 1044 làng nghề (số liệu thống kê từ
năm 2009 2010 của tác giả luận án). Số liệu trên đã cho thấy, trong vòng 5
năm số lượng làng nghề ở châu thổ sông Hồng tăng lên đáng kể từ 856 lên đến
1044 làng. Điều này chứng tỏ các làng có nghề đã có sự chuyển đổi và thích
nghi với nền kinh tế thị trường. Hà Nội và Thái Bình là hai địa phương có
nhiều làng nghề nhất chiếm 47,3% trên tổng số các làng nghề. Tỉnh có ít làng
nghề nhất là tỉnh Vĩnh Phúc với 17 làng nghề chiếm tỉ lệ 1,7%.
Như vậy, trong số 11 tỉnh, thành phố ở châu thổ sông Hồng thì Hà Nội,
Thái Bình là hai địa phương tập trung đông làng nghề nhất và có mặt hầu hết
các loại hình làng nghề. Mặt khác, Hà Nội là thủ đô - trung tâm chính trị, kinh
tế văn hóa trong lịch sử cũng như hiện nay, còn Thái Bình là một tỉnh thuần
nông nhất. Nếu thực hiện tốt nghiên cứu ở hai khu vực này sẽ cho cái nhìn
tổng quát về sự biến đổi văn hóa của cả vùng châu thổ sông Hồng.
- Địa bàn Hà Nội, đề tài chọn làng nghề gỗ (tạc tượng) Sơn Đồng (Hà
Nội), làng nghề gốm Bát Tràng (Hà Nội) để tiến hành nghiên cứu với những lý
do như sau:
+ Sơn Đồng là một làng nghề truyền thống, sản xuất ra sản phẩm không
chỉ mang giá trị thẩm mỹ cao mà còn gắn liền với yếu tố tâm linh tượng thờ.
Những năm trước đổi mới, làng nghề đã bị mai một hoàn toàn, thợ thủ công
trở về sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, làng nghề được phục hồi và phát triển
khá phồn thịnh.
+ Bát Tràng là một làng chuyên nghề gốm (phường Bạch Thổ) được
hình thành từ rất lâu đời. Dưới bàn tay tài hoa nhiều đời của người thợ thủ

công, sản phẩm gốm Bát Tràng đã và đang chiếm lĩnh được thị trường trong và
ngoài nước.
- Địa bàn Thái Bình, đề tài chọn làng nghề chạm bạc Đồng Xâm với lý
do:


11
+ Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm có những bước thăng trầm riêng,
được hình thành từ lâu đời với những quy ước và luật tục rất chặt chẽ (Phúc
Lộc phường). Trước những năm đổi mới, nghề chạm bạc so với các nghề khác
ở châu thổ sông Hồng khá phát triển (mở rộng về quy mô, sản phẩm sản xuất
ra phục vụ xuất khẩu đi các nước Liên Xô và Đông Âu). Sau đổi mới, quy mô
của làng nghề không chỉ giới hạn trong xã mà còn lan rộng ra cả vùng. Nhưng
cho đến thời điểm hiện nay, tốc độ tăng trưởng của làng nghề gần như chững
lại, các sản phẩm chạm bạc truyền thống không còn là thế mạnh của làng
nghề mà thay thế vào đó là các loại sản phẩm mới phù hợp với thị trường.
Đề tài của luận án đặt ra là nghiên cứu trường hợp nhưng vẫn phải đặt
sự biến đổi văn hoá làng nghề của 3 làng trong bối cảnh chung các làng nghề
vùng châu thổ sông Hồng. Vì vậy, ngoài nghiên cứu trường hợp, chúng tôi còn
nghiên cứu mở rộng tới 61 làng nghề tại 3 huyện Hoài Đức, Gia Lâm, Kiến
Xương để thấy được sự biến đổi văn hóa làng nghề mang tính tổng thể.
Về thời gian: Luận án tiến hành khảo sát, nghiên cứu và đánh giá sự
biến đổi văn hóa làng nghề ở châu thổ sông Hồng trong thời kỳ đổi mới (từ
năm 1986 đến nay).
6. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu (7 trang), kết luận (2 trang), tài liệu tham khảo (10
trang), phụ lục (107 trang), nội dung của luận án được kết cấu thành 3
chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận (25 trang)
Chương 2. Biến đổi các thành tố trong văn hoá làng nghề ở làng Sơn

Đồng, Bát Tràng và Đồng Xâm từ năm 1986 đến nay (76 trang)
Chương 3. Bảo tồn và phát triển văn hóa làng nghề ở châu thổ sông
Hồng (38 trang)


12
Chương 1
Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Châu thổ sông Hồng là một đại diện của nền văn hóa Đông Nam .
Môi trường khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa, mưa nhiều, sông ngòi dày đặc,
thảm thực vật đa dạng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc ra đời và phát triển
của cây lúa nước. Nhiều học giả cho rằng, hằng số văn hóa của người Việt
chính là cây lúa nước, người nông dân và yếu tố làng xã. Theo các nhà nghiên
cứu, cộng đồng làng xã được coi là đơn vị cơ bản một tổ chức cộng đồng đặc
thù Đông Nam , được hình thành dựa trên cơ sở công xã thị tộc với nền tảng
kinh tế là nông nghiệp trồng lúa [29, tr.124]. Do vậy, muốn hiểu về văn hóa
Đông Nam nói chung hay văn hóa của người Việt nói riêng, chúng ta cần
thiết phải nghiên cứu vấn đề làng xã. Theo số liệu thống kê trong cuốn Làng
Việt Nam đa nguyên và chặt có tới 449 công trình nghiên cứu về làng Việt,
văn hóa làng, trong đó có làng nghề thủ công truyền thống [59]. Con số này
đã khẳng định phần nào tầm quan trọng của việc nghiên cứu làng xã Việt
Nam.
Để nghiên cứu vấn đề mà đề tài đặt ra, trước tiên tác giả đã đi sâu tìm
hiểu các công trình nghiên cứu về làng, văn hóa làng để có cái nhìn tổng quát
về làng Việt cổ truyền. Từ đây, chúng ta thấy được những yếu tố sản sinh ra
làng nghề, cơ cấu tổ chức cổ truyền của làng nghề với những quan hệ hữu cơ
của nó, bản tính tiểu nông của người nông dân, thợ thủ công trong xã hội Việt
Nam truyền thống. Chính điều này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến làng, văn hóa

làng xã nói chung và làng nghề nói riêng.
Khi khảo cứu các tài liệu liên quan đến đề tài Sự biến đổi văn hóa làng
nghề ở châu thổ sông Hồng từ năm 1986 đến nay, tác giả xin trân trọng tiếp
thu những ý kiến, cũng như các quan điểm của các học giả đi trước và phân
định các công trình nghiên cứu trước đây thành 3 nhóm:


13
1.1.1. Những công trình nghiên cứu về làng nghề và văn hoá làng
nghề ở châu thổ sông Hồng
Thời kỳ phong kiến đã có những ghi chép về làng nghề hay nghề truyền
thống, nhưng các ghi chép này thường gắn liền với sự kiện lịch sử và chỉ điểm
xuyết tên một số nghề hay làng nghề nhất định. Theo số liệu thống kê, trong
cuốn Đại Việt sử ký toàn thư [18], thì chỉ có 2 lần các sử gia nhắc đến tên làng
nghề như: làng nghề làm nón Ma Lôi và thợ làng Cao Liệt với nghề làm mũ
cỏ, có 20 ghi chép về các nghề như dệt gấm, đúc đồng, luyện sắt, trồng dâu
nuôi tằm, dệt gai, làm keo, làm sơn hay diêm tiêu... và chỉ có 2 ghi chép về
việc quy định cho các thợ thủ công làm việc trong các công trình của triều
đình. Trong Đại Nam thực lục [87] có rất nhiều ghi chép về làng nghề và nghề
cổ ở nước ta: 27 ghi chép về làng nghề, 117 ghi chép về nghề thủ công, 65 ghi
chép về quy định và việc thợ thủ công làm việc cho triều đình. Nhìn vào số
liệu trên, chúng ta thấy được sự hình thành của làng nghề thủ công trong lòng
chế độ phong kiến với sự quản lý chặt chẽ của chính quyền nhà nước và sự
phát triển mang tính rộng khắp của làng nghề trong cả nước. Điều này cũng
khẳng định rằng:
- Làng nghề trong lịch sử là một trong những công cụ phục vụ đắc lực
cho chính quyền nhà nước phong kiến.
- Nghề thủ công góp phần làm tăng thêm mối quan hệ Làng Nước.
Một nguồn tài liệu khác vô cùng phong phú về làng nghề đó chính là
truyền thuyết và ca dao dân ca. Trong công trình Kho tàng ca dao dân ca

người Việt (4 tập) của các tác giả Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật, Phan
Đăng Tài, Nguyễn Thúy Loan, Đặng Diệu Trang [60], chúng tôi đã thống kê
được trong tổng số 11.665 câu ca dao dân ca có 261 câu nói về làng nghề thủ
công:
- 98 câu nói về địa danh làng nghề (nhiều nhất là khu vực Hà Nội (bao
gồm cả tỉnh Hà Tây cũ)).


14
- 174 lần các câu ca dao dân ca nhắc đến các địa danh (Bắc Ninh: 6 lần,
Nam Định: 6 lần, Hà Nam: 6 lần, Hải Dương: 4 lần, Hưng Yên: 2 lần, Thái
Bình: 1 lần, Ninh Bình: 1 lần, Bắc Giang: 8 lần, Quảng Ninh: 2 lần, Thanh
Hóa: 27 lần, còn lại là các địa danh khác không xác định được chính xác tỉnh).
- 163 câu nói về nghề và làng nghề (nghề dệt được nhắc đến 94 lần,
nghề làm nón: 8 lần, nghề chiếu cói: 4 lần, nghề mộc: 7 lần, nghề làm đồ vàng
mã: 8 lần, đan lát: 17 lần, giấy: 10 lần, kim khí: 12 lần, gốm: 16 lần, chế biến
lương thực thực phẩm: 32 lần, còn lại là các nghề khác).
Điều này cho thấy sự phong phú về số lượng các làng nghề, sự phân bố
mật tập của các làng nghề tại một số trung tâm của châu thổ sông Hồng. Nội
dung của các câu ca dao dân ca còn thể hiện cách thức quảng bá sản phẩm, sự
đánh giá các làng nghề thông qua sản phẩm, sự khẳng định văn hóa truyền
thống của làng nghề Đặc biệt, sản phẩm của làng nghề không đơn thuần
phục vụ mục đích kinh tế mà còn là niềm tự hào quê hương, đất nước (danh
tiếng của làng nghề), sự thể hiện nhu cầu sáng tạo và thưởng thức văn hóa
nghệ thuật, sự ý thức về tài năng và trình độ thẩm mỹ của người thợ thủ
công
Trong thời kỳ Pháp thuộc, nghề thủ công ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ rất
phát triển. Theo thống kê của P.Gourou trong cuốn Người nông dân châu thổ
Bắc Kỳ thì có tới 108 nghề thủ công khác nhau ở khu vực này [30, 416]. Tác
giả này đã phân định làng Việt dưới góc độ địa lý học: làng ven sông, ven đồi

và làng ven biển nhưng lại dành cả một phần viết về phương tiện sống của
nông dân Bắc kỳ. Trong chương 2 của phần này, tác giả đã viết về công
nghiệp làng xã và phân chia công nghiệp làng xã thành ba loại chính: công
nghiệp dệt, đan lát, công nghiệp gỗ còn tất cả các loại hình khác tác giả xếp
chung vào loại công nghiệp khác Đây là một công trình có giá trị khoa học
cao, đúng như tác giả Lê Hồng Lý nhận định trong công trình Nhìn lại quá
trình nghiên cứu nghề và làng nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam: Bằng
những con số thống kê chi tiết, những nghiên cứu tỉ mỉ, Gourou đã dựng nên


15
một bức tranh sinh động và khá đầy đủ của nghề thủ công mỹ nghệ ở đồng
bằng Bắc Bộ [67, tr.63].
Trong cuốn Sơ khảo lịch sử phát triển thủ công nghiệp Việt Nam, tác
giả Phan Gia Bền đã chỉ ra tác dụng của thủ công nghiệp, phân tích một số
chính sách đối với làng nghề trong thời kỳ Pháp thuộc, đặc điểm của nghề thủ
công Việt Nam, đặc biệt là vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Với công
trình này, tác giả đã nghiên cứu khá công phu, cung cấp cho người đọc những
tri thức cơ bản về sự phát triển thủ công nghiệp trong một giai đoạn lịch sử
khá dài. Tuy nhiên, do hướng tới một mục đích nhất định nên công trình này
chỉ đi sâu vào phân tích tiểu thủ công nghiệp và mô tả một số nghề gắn liền
với làng nghề nhất định chứ không đề cập chuyên sâu đến làng nghề hay vai
trò quan trọng của làng nghề trong sự phát triển chung của cả nền công nghiệp
Việt Nam thời bấy giờ [10, tr.80, 112, 113]. Về mặt lý thuyết, tác giả đã đóng
góp một phần không nhỏ vào việc đưa ra những định nghĩa về thủ công
nghiệp, thợ thủ công mà cho đến hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn đang sử
dụng hoặc đưa ra làm tiền đề cho những nghiên cứu của mình.
Sau năm 1975, các công trình nghiên cứu về làng nghề của các tác giả
Việt Nam nghiên cứu tương đối muộn so với những công trình nghiên cứu về
làng xã (kinh tế, xã hội, văn hoá), và thường chủ yếu sử dụng phương pháp

mô tả dân tộc học. Chẳng hạn như bộ sách Nghề cổ truyền (2 tập) của tác giả
Tăng Bá Hoành tập trung khảo tả về nhiều làng nghề ở đất Hải Hưng xưa, nay
là tỉnh Hải Dương và Hưng Yên như: nghề đan thuyền Nội Lễ, nghề làm tương
Bần[45]. Những công trình nghiên cứu về làng nghề của tác giả Lâm Bá
Nam từ năm 1986 đến nay đã giúp chúng ta hiểu về qui trình của một số làng
nghề dệt, cơ cấu kinh tế, cũng như sự tác động của kinh tế hàng hoá cận đô
vào làng nghề. Tác giả Nguyễn Văn Chính với bài viết Nghề thủ công trong
cơ cấu kinh tế vùng đồng bằng Bắc Bộ, đăng trên Tạp chí nghiên cứu kinh tế,
số 6, 1989 đã cho chúng ta thấy khái quát chung về cơ cấu kinh tế của làng
nghề thủ công vùng đồng bằng Bắc bộ. Năm 1994, tác giả này đã công bố


16
công trình nghiên cứu làng La Tinh làng nghề dệt vải, xã Đông La, huyện
Hoài Đức, tỉnh Hà Tây. Ngoài ra, còn có các tác giả như Tô Đông Hải với bài
viết Làng nghề thủ công mỹ nghệ Hà Đông qua cái nhìn của một Tổng
đốc, Nguyễn Hữu Thức với Nghề làm giấy cổ truyền ở làng An Cốc, Hoà
Mỹ với Nghề gốm Vân Đình, Lưu Thị Tuyết Vân với Quan hệ giữa thủ
công nghiệp và nông nghiệp trong các làng nghề ở miền Bắc Việt Nam, Đỗ
Trọng Quang với Về sự mai một của nghề truyền thống ở làng Triều Khúc,
Vũ Văn Luân với Nghề giấy cổ truyền làng Bưởi.
Trong các công trình như Thủ công nghiệp Việt Nam (1858 - 1945) của
tác giả Vũ Huy Phúc xuất bản năm 1996 [81], Làng nghề thủ công truyền
thống Việt Nam (1998) của Bùi Văn Vượng [114], Làng nghề, phố nghề,
Thăng Long - Hà Nội (2000) của GS. Trần Quốc Vượng, TS. Đỗ Thị Hảo, các
vấn đề liên quan khái niệm về làng nghề thủ công, vị trí làng nghề trong diễn
trình lịch sử văn hoá Việt Nam và một số quan điểm phát triển làng nghề mới
được đặt ra nghiên cứu một cách sâu rộng. Điều này có thể nhận diện ở một số
mặt sau đây:
+ Duy trì mô hình sản xuất theo hộ gia đình vẫn là phương thức hiệu

quả nhất. Theo các tác giả, sản xuất nhỏ sẽ dẫn đến số vốn đầu tư cho sản sản
xuất không nhiều, người thợ thủ công có thể tự đứng ra vay vốn nhà nước và
như vậy làng nghề sẽ từng bước phát triển.
+ Khi nói về thị trường, các tác giả nêu ra một loạt những khó khăn và
thách thức trong nền kinh tế thị trường mà chưa tìm được hướng đi cho đầu ra
của sản phẩm thủ công.
+ Hoàn thiện hệ thống luật và chính sách, tạo lập môi trường thể chế
cho phát triển làng nghề là một vấn đề cấp bách cần thiết phải thực hiện sớm,
đồng thời khai thác tiềm năng du lịch thì mới có thể khôi phục, phát triển các
làng nghề. Đặc biệt, cần phải đưa ra những giải pháp để phát triển đi đôi với
việc bảo vệ môi trường tại các làng nghề: vấn đề xử lý rác thải công nghiệp,


17
tách khu sản xuất ra khỏi khu dân cư, tuyên truyền giáo dục người dân về ý
thức bảo vệ môi trường... [117].
Qua đây, chúng ta thấy rằng, quan điểm phát triển làng nghề của các
chuyên gia đầu ngành đều dựa trên nền tảng cơ bản là bản chất tư hữu nhỏ,
đặc tính tiểu nông của người nông dân để phát triển làng nghề theo mô hình
hộ gia đình. Điều này càng minh chứng rõ nét hơn, người thợ thủ công trong
các làng nghề về bản chất vẫn là người nông dân. Như vậy, để tìm được hướng
đi cho các làng nghề trong nền kinh tế thị trường là một bài toán khá nan giải.
Tác giả Chu Quang Trứ đi sâu Tìm hiểu các nghề thủ công điêu khắc
cổ truyền đã viết về 3 nghề, đó là nghề đúc đồng, nghề chạm khắc gỗ và nghề
chạm đá (thành tựu của các nghề trong lịch sử, tín ngưỡng thờ tổ nghề, kỹ
thuật làm nghề) [107], Jamieson.N.L với Làng nghề truyền thống Việt
Nam, in trong Một số vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở các nước
và Việt Nam (2000) đã khái quát các loại nghề truyền thống của Việt Nam
dưới con mắt của người nước ngoài.
Các công trình như Nghề cổ nước Việt (khảo cứu) của Vũ Từ Trang

[106], Nghề thủ công truyền thống Việt Nam và các vị tổ nghề (1996) của GS.
Trần Quốc Vượng và TS. Đỗ Thị Hảo miêu tả các nghề thủ công cổ truyền của
Việt Nam và tín ngưỡng thờ tổ nghề của người Việt [116]; tác giả Nguyễn
Thái Lai với Làng tranh Đông Hồ [61]; tác giả Lê Huyên với Nghề Sơn cổ
truyền Việt Nam [50]; tác giả Trương Minh Hằng với công trình Gốm sành
nâu ở Phù Lãng, Làng nghề thủ công mỹ nghệ miền Bắc đã cho thấy giá trị
văn hóa của nghề thủ công là những kỹ năng và bí quyết nghề nghiệp của
người thợ thủ công[39], [40]. Gần đây nhất là công trình Làng nghề Sơn
quang Cát Đằng xưa và nay (2011) của Nguyễn Lan Hương. Công trình đã
khái quát về nghề sơn ở Việt Nam, đưa ra đặc trưng và giá trị của làng nghề
sơn quang Cát Đằng. Mặt khác còn chỉ ra thực trạng của nghề sơn hiện tại và
những vấn đề đang đặt ra [51].


18
1.1.2. Những công trình nghiên cứu về biến đổi văn hóa làng nghề
trong thời kỳ đổi mới
Trước thời kỳ đổi mới, đã có những công trình nghiên cứu công phu về
biến đổi văn hoá, xã hội ở nông thôn Việt Nam như công trình Hai Van - une communerurale Vietnamienne Contribution Sociologique A.L etude des
transi-tions (Hải Vân - một xã ở Việt Nam, đóng góp của xã hội học vào việc
nghiên cứu những sự quá độ) của hai tác giả người Bỉ là Francois Houtart và
Genevieve Lemercinier (1979), được Hồ Hải Thụy dịch và xuất bản năm 2001
với tên gọi Xã hội học về một xã ở Việt Nam. Các tác giả đã đưa ra lý thuyết
phát triển nông thôn:
- Các sự kiện xã hội được coi như các chỉ báo để phát hiện ra logic xã
hội. Cần phải có một hệ thống câu hỏi để minh chứng và giải thích cho
các sự kiện xã hội [26, tr.26-27].
- Sự chuyển biến của cơ sở hạ tầng, tạo sự thay đổi toàn bộ xã hội chú
ý đến tính quyết định của chức năng kinh tế đối với quan hệ xã hội ở
nông thôn Việt Nam.

- Sự thay đổi về không gian xã hội, những mục tiêu tập thể được xác lập
khi bước vào thời kỳ quá độ.
Gần đây, cuốn Làng ở vùng châu thổ sông Hồng: Vấn đề còn bỏ ngỏ
của tác giả Phillippe Papin - Ollivier Tessier (chủ biên) đã nghiên cứu tương
đối toàn diện về tổ chức không gian làng, con người và xã hội, các hoạt động
kinh tế, vấn đề dân cư của 4 làng thuộc vùng châu thổ sông Hồng: Tả Thanh
Oai (Thanh Trì, Hà Nội), Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội), Mộ Trạch (Hải
Dương), Hay (Thanh Ba, Phú Thọ) từ năm 1996 đến năm 1999[79]. Một số
công trình nghiên cứu quan trọng m luận án đã tham khảo về phương pháp
nghiên cứu là Tâm lý cộng đồng làng xã và di sản của Đỗ Long, Trần Hiệp
[64], tác giả Mai Văn Hai Phan Đại Doãn với công trình Quan hệ dòng họ ở
châu thổ sông Hồng [32], Sự biến đổi của làng xã Việt Nam hiện nay, Tô Duy
Hợp (chủ biên) và cuốn sách Đời sống văn hoá ở nông thôn đồng bằng sông


19
Hồng và sông Cửu Long của tác giả Phan Hồng Giang (chủ biên)... [46], [28].
Các công trình trên đây đã dựa trên số liệu thống kê, điều tra xã hội học của
rất nhiều làng xã đã cho chúng ta thấy được sự chuyển đổi về cơ cấu kinh tế
trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp sang
nền kinh tế thị trường. Từ sự chuyển đổi này kéo theo hàng loạt hệ lụy đó là sự
biến đổi của xã hội nông thôn cổ truyền trong đó có cơ cấu tổ chức (bên trong
đó là các quan hệ sở hữu, quan hệ huyết thống và những quan hệ xã hội
khác), đời sống văn hóa xã hội, phong tục tập quán Đồng thời, diện mạo
của đời sống văn hóa xã hội ở nông thôn nước ta hiện nay được các công trình
phác họa tương đối toàn diện. Đây thực sự là những công trình có giá trị khoa
học nhiều mặt, giúp ích cho tác giả của luận án tiếp cận, kế thừa và học hỏi,
nhất là về mặt phương pháp nghiên cứu liên ngành để áp dụng vào nghiên cứu
đề tài.
Tác giả Dương Bá Phượng với công trình Bảo tồn và phát triển các làng

nghề trong quá trình công nghiệp hóa (2001) đã cho chúng ta thấy các nhân tố
ảnh hưởng tới sự phát triển các làng nghề, tiềm năng và sự vận động của các
làng nghề trong nên kinh tế thị trường, đồng thời đưa ra phương hướng bảo tồn
và phát triển làng nghề truyền thống [83, tr.10-15]. Năm 2003, tác giả Mai
Thế Hởn (chủ biên) cho xuất bản cuốn sách Phát triển làng nghề truyền thống
trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá với nội dung: Làng nghề truyền
thống ở nông thôn Việt Nam và quá trình phát triển của nó, đưa ra một số kinh
nghiệp trong việc phát triển làng nghề ở một số nước Inđônêxia, Nhật Bản,
Hàn Quốc, Trung Quốc, Philippin, Thái Lan, ấn Độ[47]. Làng nghề Việt
Nam và môi trường (2005) của tác giả Đặng Kim Chi (chủ biên), Nguyễn
Ngọc Lân, Trần Lệ Minh là công trình nghiên cứu hiện trạng kinh tế - xã hội
và hiện trạng môi trường các làng nghề trong cả nước, đồng thời đưa ra các
giải pháp cải thiện môi trường làng nghề [16].
Từ năm 2005 2009, Viện nghiên cứu phát triển của Cộng hoà Pháp và
Viện Nghiên cứu nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã


20
tiến hành chương trình nghiên cứu về Sự trỗi dậy của các làng nghề: phát
triển kinh tế, công nghiệp hoá và đô thị hoá ở đồng bằng châu thổ sông Hồng
đông dân (Việt Nam). Cùng năm 2009, công trình Biến đổi văn hóa ở các
làng quê hiện nay của tác giả Nguyễn Thị Phương Châm đã giới thiệu được
những tiền đề lý thuyết về biến đổi văn hóa của các học giả nước ngoài. Từ
những phân tích này, công trình đã nghiên cứu sự biến đổi văn hóa của ba làng
Đồng Kỵ, Trang Liệt và Đình Bảng với tất cả khía cạnh của đời sống xã hội.
Đây thực sự là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích để tác giả luận án có thêm cái
nhìn tổng quát về các trường phái lý thuyết của các học giả nước ngoài và
nghiên cứu trường hợp về biến đổi văn hoá [15].
Công trình Làng nghề thủ công huyện Thanh Oai (Hà Nội) truyền thống
và biến đổi của tác giả Bùi Xuân Đính đã nghiên cứu chuyên sâu về sự biến

đổi làng nghề của huyện Thanh Oai, tìm ra được nguyên nhân khách quan,
chủ quan dẫn đến sự biến đổi, chỉ ra được vấn đề phát sinh trong quá trình đổi
mới của đất nước [23]. Đây là một công trình có giá trị tham khảo liên quan
trực tiếp đến đề tài của luận án.
1.1.3. Những công trình nghiên cứu về 3 làng nghề Sơn Đồng, Bát
Tràng và Đồng Xâm
1.1.3.1. Các công trình nghiên cứu về làng nghề gỗ (tạc tượng) Sơn
Đồng, Hoài Đức, Hà Nội
Làng Sơn Đồng chuyên nghề tạc tượng thờ với quan điểm dĩ nhân định
vi cốt tượng có nghĩa là lấy con người thật làm chuẩn cho pho tượng. Tượng
thờ do những người thợ Sơn Đồng tạo tác hiện vẫn còn được lưu giữ khá nhiều
ở các đình chùa Hà Nội, Vĩnh Phúc, Nam Định, Thái Bình Tuy nhiên,
những công trình nghiên cứu, bài viết về làng nghề Sơn Đồng không nhiều.
Công trình phải kể đến đầu tiên đó là Tượng Sơn Đồng (Hà Nội) in trong kỷ
yếu Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1979 của tác giả Nguyễn Duy
Hinh, sau đó là bài viết Từ một vài trò diễn trong lễ hội làng... của học
giả Trần Từ in trong Tạp chí NCVHNT số (3) năm 1991 [110]. Hai công


21
trình này viết về 2 khía cạnh khác nhau của làng nghề Sơn Đồng đó là tượng
thờ và tục múa mo trong lễ hội. Học giả Trần Từ đã so sánh và phân tích tục
múa mo ở xã Sơn Đồng với tục đánh phết ở Bích Đại, Thượng Lạp (Vĩnh Phú)
và đưa ra một số nhận xét về tục thờ sinh thực khí, tín ngưỡng phồn thực trong
trò diễn của một số làng vùng châu thổ sông Hồng. Năm 2005, tác giả Nguyễn
Xuân Nghị đã công bố bài viết Làng nghề Sơn Đồng với sản phẩm đồ thờ
truyền thống trên Tạp chí Nguồn sáng dân gian số (1) [72]. Ngoài việc giới
thiệu làng cổ Sơn Đồng và lễ hội làng với tục giằng bông, tác giả còn cho
chúng ta thấy được kỹ thuật chế tác sản phẩm như: tượng thờ, ngai thờ, khám
thờ, hoành phi, câu đối Năm 2008, tác giả Vũ Thị Thanh Tâm đã công bố tư

liệu dân tộc học Nghề tạc tượng thờ Sơn Đồng trên Tạp chí Dân tộc học số
(2) với nội dung viết về lịch sử của nghề tạc tượng, các lễ tục trong nghề, quy
trình tạc tượng và hiện trạng làng nghề [95]. Trong công trình Làng nghề Sơn
Đồng (đề tài cấp Viện của Viện nghiên cứu Văn hóa, thuộc Viện Khoa học xã
hội Việt Nam) của tác giả Trương Duy Bích và Nguyễn Thị Hương Liên đã
khảo sát sự biến đổi của làng nghề Sơn Đồng dưới nhiều góc độ khác nhau
như: kinh tế, xã hội và văn hóa truyền thống [11]. Gần đây nhất là bài viết
Những biến đổi ở làng nghề Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội đăng trên Tạp chí
Nghiên cứu Đông Nam á số (7), 2011 của tác giả Nguyễn Thanh Hương. Bài
viết đề cập đến sự biến đổi trong cách thức hoạt động nghề từ năm 1954 đến
nay và sự biến đổi trong việc dùng chất liệu và kỹ thuật chế tác của nghề tạc
tượng[52].
1.1.3.2. Các công trình nghiên cứu về làng nghề gốm Bát Tràng, Gia
Lâm, Hà Nội
Làng Bát Tràng là một trong những làng nghề nổi tiếng nhất của vùng
châu thổ sông Hồng. Vì vậy, đã có rất nhiều nghiên cứu chuyên sâu về làng
nghề này dưới nhiều góc độ khác nhau.
Trong Đại Việt sử ký toàn thư đã có những ghi chép đầu tiên về tên gọi
của Bát Tràng [18, tr.133], sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi cũng đã nhắc tới


22
làng Bát Tràng với nghề làm đồ bát chén [105, tr.33]. Một trong những người
gần như đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu về làng nghề Bát Tràng từ trước giải
phóng là tác giả Phan Huy Lê và Nguyễn Tuyết Đào với công trình Hồ sơ
khảo sát Bát Tràng năm 1973 [62]. Năm 1977, tác giả Phan Đại Doãn đã công
bố bài viết Từ một số làng gốm miền Bắc trong Thông báo khoa học sử học
số 1 năm 1977. Từ năm 1978 đến năm 1986, tác giả Nguyễn Đình Chiến đã có
những nghiên cứu chuyên sâu về đồ gốm Bát Tràng: Đồ gốm thời Trần Lê
Sơ mới phát hiện ở Đa Tốn (Hà Nội) in trong Những phát hiện mới về khảo cổ

học năm 1978, Một mô hình nhà hai tầng bằng gốm men in trong Những
phát hiện mới về khảo cổ học năm 1985, Thông tin mới về đồ gốm men Bát
Tràng thế kỷ XVI XVII Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1986,
Nhóm đồ gốm men có niên đại thế kỷ XVI in trong Những phát hiện mới về
khảo cổ học năm 1986.
Đến năm 1989, tác giả Đỗ Thị Hảo cho ra đời chuyên khảo Quê gốm
Bát Tràng với những nghiên cứu mang tính toàn diện về nghề, văn hóa làng
nghề với những dấu tích xưa như: Văn chỉ, đình, chùa, phương châm xử thế, lệ
làng phép họ, tục kết chạ, ma chay, cưới xin, quy định đối với dân ngụ cư, các
trò diễn trong hội làng... [34]. Năm 1994, tác giả Diệp Đình Hoa công bố bài
viết Gốm Bát Tràng và sức sống mới của tranh dân gian trên Tạp chí Văn
hoá Nghệ thuật [42]. Bài viết Bát Tràng làng nghề truyền thống xưa và nay
của tác giả Đinh Văn Khiêm đang trên Tạp chí Dân tộc và thời đại cũng đưa
ra những số liệu cụ thể về tổng sản phẩm, số lượng lò, tổng thu nhập của làng
Bát Tràng và cảnh báo vấn đề ô nhiễm nghiêm trọng ở Bát Tràng vào những
năm này [58].
Năm 1995, tác giả Phan Huy Lê, Nguyễn Quang Ngọc, Nguyễn Đình
Chiến cho ra mắt bạn đọc cuốn sách dịch 2 thứ tiếng Gốm Bát Tràng thế kỷ
XIV XIX (Bat Trang ceramics 14th 19th centuries) được các nhà khoa học
trong nước và hội nghiên cứu gốm cổ Nhật Bản đánh giá rất cao [63].


23
Năm 1996, trong chuyên khảo về làng nghề truyền thống của Tạp chí
Văn hoá Nghệ thuật, tác giả Nguyễn Văn Can là nghệ nhân làng gốm đã công
bố bài viết Gốm Bát Tràng nói về sự chuyển đổi của mô hình hợp tác xã và
phương thức truyền nghề ở Bát Tràng [14].
Năm 2000, Thạc sĩ Nguyễn Sĩ Toản đã bảo vệ thành công luận văn
Tìm hiểu làng gốm Bát Tràng thuộc chuyên ngành Văn hoá học tại trường
Đại học Văn hoá Hà Nội. Luận văn đã cho người đọc thấy được sự hình thành

làng gốm cổ Bát Tràng thông qua nguồn tư liệu nghiên cứu khá phong phú của
các học giả đi trước, phân tích giá trị của nghề gốm và những tác động tích
cực đến sự phát triển kinh tế xã hội ở Bát Tràng, đồng thời đưa ra một số giải
pháp phát triển kinh tế cho làng gốm khi bước sang thế kỷ XXI [104].
1.1.3.3. Các công trình nghiên cứu về làng nghề chạm bạc Đồng Xâm,
Kiến Xương, Thái Bình
Trước năm 1954 đã có một số công trình nghiên cứu về làng nghề chạm
bạc Đồng Xâm của nhiều tác giả trong và ngoài nước. Phải kể đến đầu tiên là
cuốn Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ của P.Gourou. Công trình này tuy viết
chung về châu thổ sông Hồng nhưng các số liệu thống kê về một số ngành
nghề thủ công ở Thái Bình đã cho thấy: nghề chạm bạc Đồng Xâm có một vai
trò quan trọng trong nền công nghiệp của tỉnh [30]. Trong công trình Công
nghệ mới Việt Nam (1938), tác giả Phương Nam đã viết về nguồn gốc làng
nghề chạm bạc Đồng Xâm, việc hình thành làng nghề, quy trình chế tác sản
phẩm chạm bạc [71].
Sau năm 1954, công trình Sơ khảo lịch sử phát triển thủ công nghiệp
Việt Nam của tác giả Phan Gia Bền đã nhắc đến làng nghề Đồng Xâm trong
bối cảnh chung các làng nghề như Châu Khê, Định Công [10]. Bài viết Kết
hợp nông nghiệp và thủ công nghiệp ở Thái Bình của tác giả Vũ Công Thao
(Báo Nhân Dân ngày 8/7/1983) đã đưa ra một số giải pháp phát triển kinh tế


24
với mô hình kết hợp giữa phát triển nông nghiệp và thủ công nghiệp trong đó
có nhắc đến làng nghề Đồng Xâm. Năm 1990, bài viết Nông thôn Thái Bình
những vấn đề trăn trở in trong Tạp chí nghiên cứu kinh tế (số 39) của tác giả
Nguyễn Đức Hợp đã đề cập đến tình trạng phát triển chung của các làng nghề
trong thời kỳ đổi mới và làng nghề chạm bạc Đồng Xâm là một trong những
tiêu điểm phân tích của bài viết. Năm 1993, bài viết Nghề chạm bạc ở Đồng
Xâm của tác giả Trương Hằng, Trương Duy trong Tạp chí Văn hóa dân gian

(số 3) đã phân tích chuyên sâu về hoạt động của làng nghề xưa và nay, việc
truyền dạy nghề ở Đồng Xâm, các mặt hàng truyền thống và đặc trưng của
mỗi thể loại: từ đề tài, đồ án trang trí và thủ pháp nghệ thuật trên mỗi sản
phẩm [37]. Cùng năm 1993, hai tác giả Vũ Oanh và Phạm Quốc Sử đã đăng
bài viết trên Tạp chí nghiên cứu kinh tế (số 4) về Sản xuất hàng hóa tiểu thủ
công nghiệp Thái Bình. Đây là bài viết khá sắc nét với việc cần thiết phải xác
định mục tiêu và cách thức sản xuất ở làng nghề Đồng Xâm trong thời kỳ đổi
mới. Ngoài ra còn có các bài viết, bài tham luận tại một số hội thảo như Làng
nghề chạm bạc Đồng Xâm của Phạm Đức Duật, Chạm bạc Thái Bình của
Nguyễn Thị Ngọc Thơ, Đền Đồng Xâm quy mô kiến trúc và lễ hội của tác
giả Nguyễn Thanh, Đào Hồng [98], Đền Đồng Xâm của tác giả Trương
Minh Hằng [38]...
Luận văn thạc sĩ của Đỗ Thị Tuyết Nhung về Làng nghề chạm bạc
Đồng Sâm ở Thái Bình bảo vệ năm 2004 đã phân tích chuyên sâu về làng nghề
Đồng Xâm với quá trình hình thành, cơ cấu dân cư, kiến trúc, sinh hoạt văn
hóa dân gian, phong tục tập quán, những quy trình, bí quyết nghề và đặc biệt
đưa ra thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề trong thời gian tới. Đây là
một trong những công trình có giá trị tham khảo cao, cần thiết giúp cho đề tài
của luận án sáng rõ một số luận điểm khi tiến hành nghiên cứu trên thực địa


25
tại làng Đồng Xâm [74]. Trong những năm gần đây có một số bài viết trên
báo Thái Bình cũng đề cập đến việc phát triển làng nghề chạm bạc Đồng Xâm
như thế nào, chỉ ra được những bất cập trong việc phát triển kinh tế làng nghề:
Phát triển công nghiệp thủ công nghiệp làng nghề của tác giả Ngọc
Trâm (Báo Thái Bình tháng 12/2006), Nghề và làng nghề, cơ hội và thách
thức mới của tác giả Hoàng Duy (Báo Xuân Thái Bình năm 2007).
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về 3 làng nghề Sơn Đồng, Đồng
Xâm và Bát Tràng cho đến thời điểm hiện tại khá phong phú, tập trung chủ

yếu vào 2 vấn đề là phát triển kinh tế và văn hóa truyền thống của làng nghề.
Đây thực sự là những tiền đề quan trọng để tác giả luận án đi sâu nghiên cứu
biến đổi văn hóa làng nghề tại 3 làng này.
Tóm lại, từ những cuốn sách ghi chép lại lịch sử của nhà nước phong
kiến như Đại Việt sử ký toàn thư đến các công trình nghiên cứu thời cận, hiện
đại về làng nghề và sự biến đổi của nó, đã cho chúng ta một cái nhìn lịch đại
về vị trí và vai trò của làng nghề trong diễn trình lịch sử nước nhà. Mỗi công
trình cho dù tiếp cận theo góc độ kinh tế, địa lý, lịch sử hay văn hóa đều cho
chúng ta cái nhìn sâu sắc về đặc trưng và tính chất của làng nghề. Đồng thời,
cho chúng ta thấy được sự vận hành của thủ công nghiệp gắn liền với yếu tố
nông nghiệp với cơ cấu kinh tế đặc thù. Các nhà nghiên cứu đi trước đã áp
dụng rất nhiều phương pháp nghiên cứu của các ngành khoa học khác nhau
như lịch sử, dân tộc học, xã hội học... để nhìn nhận, phân tích, đánh giá các
khía cạnh như: kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của làng xã nói chung
nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về Sự biến đổi văn hóa làng nghề ở
châu thổ sông Hồng từ năm 1986 đến nay (Qua khảo sát trường hợp một số
làng :Sơn Đồng (Hà Tây), Bát Tràng (Hà Nội), Đồng Xâm (Thái Bình). Chính
vì vậy, khi thực hiện nghiên cứu đề tài, luận án một mặt sẽ kế thừa thành tựu


26
của các công trình đi trước, mặt khác sẽ xác lập cho mình cơ sở lý luận và
thực tiễn về biến đổi văn hoá làng nghề, làm cơ sở góp phần cùng các nhà
quản lý hoạch định những chính sách phát triển văn hóa nói chung và văn hóa
làng nghề nói riêng ở châu thổ sông Hồng trong thời gian tới.
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Biến đổi văn hoá
Sự ổn định của mỗi sự vật hiện tượng (trong đó có hiện tượng văn hoá)
mà chúng ta nhìn thấy chỉ là biểu hiện bề ngoài. Trên thực tế, mọi sự vật hiện
tượng đều vận động và biến đổi không ngừng (sự vận động nội tại và do các

nhân tố tác động từ bên ngoài). Theo Từ điển Tiếng Việt, biến đổi có nghĩa là
sự đổi khác [96, tr.95]. Trong xã hội học, thuật ngữ biến đổi được gắn liền với
sự biến đổi của các lĩnh vực như: biến đổi xã hội, biến đổi công nghệ... Biến
đổi xã hội (social change) đã được định nghĩa là sự thay đổi đáng kể trong cấu
trúc hành vi văn hoá. Như vậy, quá trình biến đổi một hiện tượng xã hội diễn
ra như thế nào, xu hướng biến đổi, biến đổi nào trong chuỗi cấu trúc là nguyên
nhân chính dẫn đến sự thay đổi của một hay nhiều thành tố? Đây chính là
những câu hỏi quan trọng trong nghiên cứu của ngành khoa học xã hội và
nhân văn hiện nay.
Có rất nhiều quan điểm lý thuyết liên quan đến vấn đề biến đổi xã hội
như: Thuyết tiến hoá, thuyết duy chức năng, thuyết duy xung đột...
Những học giả theo thuyết tiến hóa quan niệm rằng: xã hội đã tiến bộ từ
những dạng tổ chức xã hội đơn giản đến phức tạp. Theo thuyết tiến hóa đơn
tuyến tính (unilinear evolutionary theory) của August Comte và émile
Durkheim: xã hội sẽ trải qua những giai đoạn kế tiếp nhau và tất yếu là đi đến
cùng đích như nhau còn thuyết tiến hóa đa tuyến tính (multilinear
evolutionary theory) của Gerhard Lenski thì coi biến đổi xã hội có thể xảy ra
theo nhiều cách và không nhất thiết cứ phải dẫn đến cùng một hướng [93].
Thuyết duy chức năng coi xã hội luôn có khuynh hướng tiến đến một
trạng thái ổn định và quân bình. Khi có những thay đổi diễn ra ở một phần của


27
xã hội, phải có những điều chỉnh trong các phần khác. Nếu chuyện này không
xảy ra, sự cân bằng của xã hội sẽ bị đe dọa và các căng thẳng xã hội sẽ xảy ra.
Học giả Parsons người chủ xướng hàng đầu cho thuyết duy chức năng cho
rằng có bốn tiến trình biến đổi xã hội:
- Vi phân (differentiation): tính phức tạp ngày càng tăng của tổ chức xã
hội.
- Sự nâng cấp thích nghi (adaptive upgrading): các định chế xã hội sẽ

thích nghi với hoàn cảnh mới.
- Sự bao gộp (inclusion): nhóm mới hoặc những nhóm trước đây đã bị
loại ra sẽ được gộp lại trong quá trình biến đổi.
- Sự tổng quát hóa giá trị (value generalization): sự phát triển các giá trị
mới mà dung chưa và hợp thức hóa các giá trị.
Bốn tiến trình này cho thấy: xã hội có thể thay đổi nhưng nó vẫn ổn
định thông quan các dạng tích hợp mới.
Thuyết duy xung đột chủ trương rằng: Các định chế và thực tiễn xã hội
bền vững là vì các nhóm xã hội có khả năng duy trì được nguyên trạng. Sự
biến đổi có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi nó là cần thiết để sửa chữa các bất
công của xã hội. Ralf Dahrendorf đã cho rằng xã hội của con người ổn định và
trường tồn, thế nhưng chúng cũng đã trải qua sự xung đột nghiêm trọng.
Nhìn chung, các lý thuyết về biến đổi xã hội cho dù là thuyết tiến hóa,
thuyết duy chức năng hay thuyết duy xung đột cũng đều có những điểm tương
đồng và khác biệt. Với thuyết duy chức năng, chức năng mới của các nhóm xã
hội chính là kết quả của quá trình biến đổi xã hội, còn thuyết xung đột thừa
nhận xã hội có nhu cầu biến đổi để xã hội hay nhóm xã hội có thể hoạt động
tốt hơn trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
Có nhiều cách hiểu về biến đổi văn hoá, theo nghĩa rộng, đó là một sự
thay đổi so sánh với một tình trạng văn hoá hoặc một nền văn hoá có trước
dưới tác động của những nhân tố chính trị kinh tế xã hội [9, tr.36]. Công
trình Biến đổi văn hóa ở các làng quê hiện nay của tác giả Nguyễn Thị
Phương Châm đã khái quát được hầu hết các quan điểm về biến đổi xã hội,


28
biến đổi văn hoá của các học giả nước ngoài trong thời gian gần đây. Ngoài
các thuyết như: thuyết Tiến hóa văn hóa (đại diện là E.Taylor, L.Morgan),
thuyết Vùng văn hóa (đại diện là C.L.Wissler, A.L. Kroeber), thuyết Tiếp biến
văn hóa (đại diện là Redfield, Broom), thuyết Chức năng (đại diện là Brown,

Malinowski), công trình này còn nhắc đến tác giả Louise S.Spindler với
quan điểm nghiên cứu biến đổi văn hóa ở ba cấp độ phân tích (văn hóa, xã
hội, cá nhân) trong quá trình biến đổi đa dạng, trong đó quan tâm đến những
tác nhân gây ra sự biến đổi nhìn từ trong và ngoài hệ thống Tính biến đổi
song hành cùng với tính bền bỉ của văn hóa [15, tr.19].
Trong công trình Hiện đại hoá, biến đổi văn hoá và duy trì giá trị
truyền thống của hai tác giả Ronald Inglehart và Wayne E.Baker [Đại học
Michigan, Mỹ], (Bản dịch Bùi Lưu Phi Khanh, 2000, Viện Văn hoá Nghệ
thuật Việt Nam) đã phân tích những quan điểm lý thuyết về hiện đại hoá của
các học giả đương thời, đồng thời đưa ra luận điểm về sự biến đổi văn hoá xã
hội như sau:
+ Hiện đại hoá (biến đổi văn hoá) không diễn ra theo một đường thẳng.
+ Việc chuyển đổi từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp làm
giảm tầm quan trọng của các tôn giáo, nhưng điều này lại được làm cân bằng
bởi sự tăng lên của ý nghĩa và mục đích cuộc sống. Tuy nhiên, niềm tin tôn
giáo vẫn được duy trì, những vấn đề về tinh thần được xác định rõ ràng.
+ Biến đổi văn hoá dường như là độc lập.
+ Biến đổi kinh tế có xu hướng biến đổi xã hội theo một hướng có thể
dự đoán được, nhưng điều này không phải là tất yếu, bởi còn có nhiều yếu tố
khác liên hệ với nó và phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử xã hội nhất định [6].
Các học giả Trung Quốc và Nhật Bản cho rằng biến đổi văn hóa là một
vấn đề mang tính toàn cầu với nhiều cấp độ rộng hẹp khác nhau: có tác giả chỉ
ra những vấn đề cơ bản giữa nông thôn - đô thị, ý nghĩa sự chuyển đổi, tương
lai của cộng đồng làng (Joel M.Halpern), có tác giả lại nhận thức làng là một
cấu trúc xã hội đặc thù và nghiên cứu nhiều chiều cạnh của sự biến đổi như


29
cuộc sống cá nhân và gia đình, cấu trúc và phân tầng xã hội, chức năng của
làng, niềm tin, tôn giáo, tín ngưỡng của dân làng, những định hướng giá trị

(S.M.Hafeez Zaidi), có rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu về cuộc
sống vật chất và tinh thần của người nông dân [15, tr.30].
Như vậy, khái niệm/thuật ngữ biến đổi được hiểu theo nhiều cấp độ
khác nhau:
- Cấp độ vĩ mô: Những biến đổi diễn ra trên phạm vi rộng lớn, trong
khoảng thời gian dài, mang tính toàn diện như : các vấn đề vấn đề xã hội, vũ
trụ, toàn cầu...
- Cấp độ vi mô: Những biến đổi nhỏ, diễn ra trong thời gian ngắn, mức
độ ảnh hưởng không lớn như sự biến đổi của 1 sự vật, hiện tượng.
- Cấp độ vật thể: Cụ thể, hiện hữu.
- Cấp độ phi vật thể: Trừu tượng xen lẫn hiện hữu.
Trong cuộc sống, kỹ thuật công nghệ mới góp phần làm thay đổi nhận
thức và quan hệ xã hội giữa các cá nhân. Học giả Alvirl Toffler đã nói đến ba
làn sóng trong lịch sử phát triển văn minh của nhân loại như sau [2]:
- Làn sóng thứ nhất tương ứng với cuộc cách mạng nông nghiệp.
- Làn sóng thứ hai bắt đầu với quá trình công nghiệp hoá.
- Làn sóng thứ ba được đánh dấu bởi những phát minh ra các kỹ thuật
tiên tiến, đặc biệt trong lĩnh vực thông tin và truyền thông (làn sóng thứ 3).
Mỗi làn sóng chính là một bước biến đổi về văn hóa.
+ Tiếp xúc và giao lưu văn hoá: Đây cũng là một nguyên nhân quan
trọng của biến đổi văn hoá. Tiếp xúc và giao lưu văn hoá là sự tác động qua
lại, ảnh hưởng lẫn nhau, trong một khoảng thời gian nhất định làm biến đổi
cấu trúc và cơ chế vận hành giữa các thành tố văn hoá hay các nền văn hoá.
Thực tiễn cho thấy, những nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp
đối với biến đổi văn hóa là sự vận động và biến đổi của chính trị, kinh tế, kỹ
thuật công nghệ và tiếp xúc, giao lưu văn hóa:


×