Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

THỰC TRẠNG Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Ninh từ năm 1986 đến nay thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp.pdf_02

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (685.97 KB, 66 trang )


66
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ
NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TỈNH BẮC NINH
TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA TỈNH BẮC NINH TÁC ĐỘNG ĐẾN
QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
2.1.1.Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
-Vị trí địa lý: Bắc Ninh là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, cửa ngõ phía
Bắc Thủ đô Hà Nội. Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Tây và Tây Nam giáp thủ
đô Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía Đông giáp tỉnh Hải Dương.
Bắc Ninh là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Có
hệ thống giao thông thuận lợi kết nối với các tỉnh trong vùng như Quốc lộ 1A,
1 mới (cao tốc) Hà Nội - Bắc Ninh đi Lạng Sơn, đường quốc lộ 18 nối sân
bay quốc tế Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long (Quảng Ninh) ; quốc lộ 38 nối Bắc
Ninh - Hải Dương - Hải Phòng. Trục đường sắt xuyên Việt chạy qua Bắc
Ninh đi Lạng Sơn và Trung Quốc. Mạng đường thuỷ rất thuận lợi nối Bắc
Ninh với hệ thống cảng sông và cảng biển của vùng. Hơn nữa, Bắc Ninh lại
rất gần cảng hàng không quốc tế Nội Bài và gần các khu công nghiệp lớn của
vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
-Điều kiện tự nhiên: là một tỉnh đồng bằng, có khí hậu nhiệt đới gió mùa,
vào mùa đông nhiệt độ từ 15 –20
0
C. Lượng mưa trung bình trong năm
1.800mm, số giờ nắng khoảng 1.700giờ/năm rất thích hợp cho trồng lúa và
các cây công nghiệp, cây thực phẩm, nhất là rau, hoa quả. Tuy nhiên, trong
tỉnh có một số huyện nằm trong vùng trũng, úng lụt thất thường, gây ảnh
hưởng đến sản xuất, tốn kém cho đầu tư hạ tầng kỹ thuật nông thôn.
Tỉnh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, có 3 hệ thống sông lớn chảy


qua gồm sông Đuống, sông Cầu và sông Thái Bình, ngoài ra trên địa bàn tỉnh
còn có các hệ thống sông ngòi nội địa như sông Ngũ Huyện Khê, sông Dâu,
sông Đông Côi, sông Bùi, ngòi Tào Khê.

67
-Tài nguyên đất: tổng diện tích tự nhiên là 822,7km
2
, trong đó đất nông
nghiệp chiếm 60,23%, đất lâm nghiệp chiếm 0,7%, đất chuyên dùng và đất ở
chiếm 28,4%, đất chưa sử dụng chiếm 0,8% (bảng 2.1). Hệ số sử dụng đất là
2,2 lần. Toàn tỉnh có 5 nghìn ha đất trũng, ngập úng thường xuyên và 3.112ha
mặt nước chưa sử dụng, diện tích gieo trồng một vụ còn 7.960ha. Đó là một
tiềm năng cần khai thác, sử dụng hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế .
-Khoáng sản: Bắc Ninh là tỉnh nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu
chỉ có đất sét làm gạch, ngói, gốm, với trữ lượng khoảng 4 triệu tấn nằm rải
rác ở huyện Quế Võ và huyện Tiên Du. Đất sét làm gạch chịu lửa ở thành phố
Bắc Ninh; đá cát kết với trữ lượng khoảng 1 triệu tấn ở phường Thị Cầu, đá sa
thạch ở phường Vũ Ninh (thành phố Bắc Ninh) có trữ lượng khoảng 3 triệu
m
3
. Ngoài ra còn có than bùn ở huyện Yên Phong với trữ lượng khoảng từ 6
vạn đến 20 vạn tấn.
Bảng 2.1: Hiện trạng đất đai tỉnh Bắc Ninh

1998 2000 2002 2005 Năm

Loại đất
Diện tích
(ha)
Di

ện tích
(ha)
Di
ện tích
(ha)
Cơ c
ấu
(%)
Diện tích
(ha)
Cơ cấu
(%)
Tổng diện tích tự nhiên 80.393,3 80.393,3 80.393,3 100,0 82.271,1* 100,0
1. Đất nông nghiệp 52.708,8 51.775,6 51.120,3 63,6 49.553 60,23
- Đất trồng cây hàng năm 48.164,6 47.391,9 46.759,7 91,5 43.005 86,89
- DT nuôi trồng thuỷ sản 2.571,4 2.501,5 2.952,2 5,8 4.981,7 10,05
2. Đất lâm nghiệp 498,1 661,2 623,1 0,8 607,3 0,7
3. Đất chuyên dùng 13.122,7 14.025,9 14.034,8 18,2 13.836,7 16,8
4. Đất ở 4.808,7 5.183,5 5.240,7 6,5 9.517,4 11,6
5. Đất chưa sử dụng 9.255,3 8.747,5 8.774,3 10,9 668,7 0,8

Nguồn: [39] * Tăng lên do điều chỉnh tổng kiểm kê đất đai năm 2005
-Địa hình Bắc Ninh có xen lẫn đồi núi với độ cao từ 20 đến 120m so với
mặt nước biển, lại thường gần các con sông có thể tạo thành hồ nước rộng
hàng chục ha với những di tích lịch sử, văn hoá tạo môi trường sinh thái, cảnh
quan cho các điểm du lịch.

68
2.1.2. Đặc điểm kinh tế -xã hội
-Nguồn nhân lực: Bắc Ninh là tỉnh đất chật người đông, dân số năm

2005 là 998.512 người, mật độ dân số là 1241 người/km2, dân số nông thôn
chiếm 86,83%. Năm 2005, lao động trong độ tuổi có 558.627 người chiếm
55,9% dân số, lao động làm việc trong nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp có
359.300 người chiếm tỷ lệ 64,3% tổng số lao động toàn tỉnh. Mức gia tăng
dân số trong tuổi lao động tăng hàng năm khoảng 27,8 ngàn người với tốc độ
tăng bình quân 5,16%/năm. Như vậy, một mặt tạo lợi thế cho phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh, mặt khác cũng tạo nên một sức ép
đối với hệ thống giáo
dục, đào tạo và giải quyết việc làm.
Về chất lượng lao động: văn hoá tiểu học 8,35%, tốt nghiệp trung học
cơ sở 68,71%, tốt nghiệp trung học phổ thông 21,94%. Lực lượng lao động
thường xuyên có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ sơ cấp/học nghề trở lên
chiếm 22,9%, lao động qua đào tạo từ công nhân kỹ thuật có bằng trở lên
chiếm 14,16%. Năm 2005, tỷ lệ lao động qua đào tạo là 28%.
- Mức sống dân cư: đời sống cư dân nông thôn không ngừng được cải thiện
cả vật chất, văn hóa tinh thần. GDP bình quân đầu người tăng dần qua các năm, từ
142 USD (năm 1995) lên 238,4 USD (năm 2000) và 525,7 USD (năm 2005).
Kết cấu hạ tầng phát triển nhanh trong những năm đổi mới. Tỉnh đã
hoàn thành điện khí hoá nông thôn sớm hơn so với một số tỉnh đồng bằng
sông Hồng. Hệ thống giao thông nông thôn, chợ, thông tin liên lạc; các công
trình phúc lợi như: trường học, trạm y tế, nhà văn hoá… được xây dựng, nâng
cấp đáp ứng yêu cầu cơ bản cho phát triển kinh tế - xã hội.
Số máy điện thoại tăng nhanh, năm 2001 đạt bình quân 3,5 máy/100 dân,
năm 2005 đạt 17,2 máy/100 dân.
Toàn tỉnh đã xoá số hộ đói trước năm 2000, số hộ nghèo giảm còn
15,2% năm 2005 (theo tiêu chí mới). Bệnh viện đa khoa tỉnh và ở các huyện
được nâng cấp, mở rộng mạng lưới chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Sự nghiệp giáo dục phát triển, toàn tỉnh đã hoàn thành phổ cập giáo dục
trung học cơ sở năm 2002, đang thực hiện phổ cập giáo dục bậc trung học,
phấn đấu hoàn thành cơ bản vào năm 2010.


69
Bắc Ninh vốn là vùng có nhiều nghề thủ công nổi tiếng, vùng đất “trăm
nghề”. Hiện nay tỉnh có trên 100 làng nghề, trong đó có 62 làng nghề
truyền thống, tiêu biểu là: làng tranh dân gian Đông Hồ (huyện Thuận
Thành), làng gốm Phù Lãng (huyện Quế Võ), làng đúc đồng Đại Bái, làng
nghề tre trúc Xuân Lai (huyện Gia Bình), làng rèn Đa Hội, làng dệt Hồi
Quan, sơn mài Đình Bảng, chạm khắc gỗ Kim Thiều, Phù Khê, đồ gỗ Đồng
Kỵ (huyện Từ Sơn), làng giấy Phong Khê (huyện Yên Phong)…Việc khôi
phục và phát triển các làng nghề truyền thống, các làng nghề mới là yêu cầu
rất quan trọng của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá .
Là tỉnh giàu truyền thống văn hiến và cách mạng, là một trong những cái nôi
của nền văn hoá Việt cổ, nơi phát tích Vương triều Lý. Vùng đất văn hiến khoa
bảng (chiếm 1/3 tiến sĩ cả nước qua các triều đại phong kiến)
Bắc Ninh có 309 di tích lịch sử, văn hóa và cách mạng được cấp bằng
công nhận di tích cấp quốc gia và cấp địa phương, có nhiều lễ hội, trong đó có
những lễ hội có ý nghĩa đặc biệt và có tầm ảnh hưởng lớn. Dân ca Quan họ là
đặc trưng nổi bật và đặc sắc của Bắc Ninh, tỉnh đang làm thủ tục đề nghị
UNESCO công nhận “Không gian văn hóa Quan họ, di sản văn hoá phi vật
thể và truyền khẩu ”.
Bên cạnh những yếu tố thuận lợi trên, đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội
của tỉnh Bắc Ninh cũng có nhiều khó khăn, hạn chế: là một tỉnh “đất chật, người
đông”, kinh tế chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp còn
mang nặng yếu tố truyền thống, tự cung, tự cấp, manh mún, phân tán, lạc hậu
.
Điểm xuất phát kinh tế của tỉnh thấp, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn
chuyển dịch chậm. Tài nguyên khoáng sản ít, các cơ sở công nghiệp trong nông
thôn chưa nhiều, nhất là công nghiệp chế biến. Diện tích đất nông nghiệp bình
quân đầu người thấp và có xu hướng ngày một giảm; kết cấu hạ tầng chưa đáp

ứng được yêu cầu sản xuất và đời sống; môi trường ở các làng nghề ô nhiễm
nặng; dịch vụ kém phát triển, trình độ và khả năng cạnh tranh hàng hóa còn hạn
chế. Tư tưởng, tập quán canh tác tự cung, tự cấp, tính bảo thủ trì trệ còn nặng nề
trong một bộ phận lao động ở nông thôn. Trình độ năng lực quản lý, điều hành
của đội ngũ cán bộ trong cơ chế thị trường còn nhiều hạn chế, bất cập.

70
Những khó khăn và yếu kém trên tác động không nhỏ, làm hạn chế đến
quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn tỉnh

Bắc Ninh.
2.2. CHỦ TRƯƠNG CHÍNH SÁCH CỦA TRUNG ƯƠNG VÀ CỦA TỈNH BẮC NINH VỀ
CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
2.2.1. Chủ trương của Trung ương
Quá trình hoàn thiện và phát triển đường lối công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nông nghiệp, nông thôn là quá trình đổi mới tư duy, tổng kết kinh nghiệm
thực tiễn Việt Nam, nhất là từ sau Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986) là Đại hội mở
đầu công cuộc đổi mới ở nước ta. Đại hội xác định bảo đảm cho nông nghiệp,
kể cả lâm nghiệp, ngư nghiệp thực sự là mặt trận hàng đầu. Đại hội đề ra 3
chương trình kinh tế lớn: lương thực - thực phẩm; hàng tiêu dùng; hàng xuất
khẩu. Đồng thời xác định những vấn đề chủ yếu về chính sách phát triển nông
nghiệp, nông thôn, chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, chính sách
đất đai. Nghị quyết số 10 NQ/TW ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về “Đổi
mới quản lý kinh tế nông nghiệp”. Đây là quyết sách có tác dụng trực tiếp và
sâu sắc, tạo ra những chuyển biến căn bản và sâu rộng trong quá trình phát
triển nông nghiệp và nông thôn nước ta. Tiếp theo là Nghị quyết hội nghị
Trung ương 6 (khóa VI) ngày 29/3/1989 là bước phát triển tất yếu, điều chỉnh
một bước quan hệ sản xuất, giao cho nông dân quyền quản lý nhiều hơn đối
với các tư liệu sản xuất và sản phẩm làm ra.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (1991) xác định phát
triển toàn diện kinh tế nông thôn gắn với công nghiệp chế biến, xây dựng
nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế
xã hội. Hình thành cơ cấu hợp lý về nông, lâm, ngư, công nghiệp phù hợp với
sinh thái từng vùng gắn phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp với phát
triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp chế biến, xây dựng kết
cấu hạ tầng kỹ thuật và kết cấu hạ tầng xã hội nông thôn. Hội nghị lần thứ 5
Ban chấp hành Trung ương (khoá VII), tháng 6/1993) ra Nghị quyết tiếp tục
đổi mới và phát triển kinh tế-xã hội nông thôn. Luật đất đai năm 1993 đã xác

71
định người nông dân có 5 quyền liên quan đến đất đai được trao quyền sử
dụng lâu dài. Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII (1/1994) đã
khẳng định phải hết sức quan tâm đến công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn, phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công
nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và
hàng xuất khẩu. Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương (khoá VII)
tháng 7/1994 đã xác định rõ vị trí của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn và chỉ rõ phương hướng cơ bản về phát triển nông nghiệp,
nông thôn, trong đó nhấn mạnh việc quy vùng tập trung chuyên canh, đưa
công nghệ mới đặc biệt là công nghệ sinh học và sản xuất.
Đại hội lần thứ VIII của Đảng (1996) nêu rõ:
Đặc biệt coi trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn,
phát triển toàn diện nông lâm ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông
lâm thủy sản, hình thành các vùng tập trung chuyên canh, có cơ cấu hợp lý về
cây trồng, vật nuôi, sản phẩm hàng hoá nhiều về số lượng, tốt về chất lượng, bảo
đảm an toàn về lương thực; thực hiện thuỷ lợi hoá, điện khí hoá, cơ giới hoá, hoá
học hoá, sinh học hoá; phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống và các
ngành nghề mới, từng bước hình thành nông thôn mới văn minh, hiện đại.
[22]

Để thúc đẩy quá trình đổi mới trong nông nghiệp lên một bước mới,
ngày 10/11/1998, Bộ chính trị có Nghị quyết 06 khẳng định sự tồn tại tất yếu
lâu dài của nền kinh tế nhiều thành phần, chỉ rõ vai trò quan trọng của kinh tế
hộ, xác lập vị trí của kinh tế trang trại. Đồng thời vạch hướng đầu tư cho nông
nghiệp về khoa học-công nghệ, mở rộng quyền sử dụng đất, phát triển thị
trường nông sản.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (2001) đã xác định:
“Tăng cường sự chỉ đạo và huy động nguồn lực cần thiết để đẩy nhanh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Tiếp tục phát triển và đưa
nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp lên một trình độ mới”.
[22]
Hội nghị lần
thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khoá IX (3/2002) xác định rõ quan điểm,
mục tiêu và những nội dung đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010.

72
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (4-2006) đã đề ra
phương hướng về nông nghiệp, nông thôn:
Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, giải
quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân; chuyển dịch
mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá trị gia
tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện
cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật
và công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sức
cạnh tranh, phù hợp với đặc điểm từng vùng, từng địa phương.[22]
Như vậy, quá trình hoàn thiện và phát triển đường lối, chủ trương của
Đảng về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nhất là từ khi
thực hiện công cuộc đổi mới đã đi vào cuộc sống, tạo chuyển biến cơ bản tình
hình đất nước và đã đạt những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.

2.2.2. Chủ trương, chính sách của tỉnh Bắc Ninh
Ở Bắc Ninh, tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông
thôn được thực hiện từ những năm đầu 1990. Nghị quyết đại hội 15 Đảng bộ
tỉnh (nhiệm kỳ 1997- 2000) xác định:
Khai thác mọi nguồn lực, tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ
thuật để từng bước tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chú trọng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, đẩy mạnh sản xuất tiểu thủ
công nghiệp và xuất khẩu, phát triển kinh tế nhiều thành phần, tích cực chuyển
dịch cơ cấu kinh tế. [41]
Đến Đại hội 16 Đảng bộ tỉnh (2001 - 2005), nhiệm vụ của tiến trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn được thể hiện rõ hơn:
Đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tập trung phát triển
các ngành công nghiệp có công nghệ cao trong các khu công nghiệp cùng
với phát triển tiểu thủ công nghiệp. Chuyển hẳn nền nông nghiệp sang sản
xuất hàng hóa mở rộng và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ. Tăng trưởng
kinh tế cao, chuyển mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, phấn đấu đến năm 2015 Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công
nghiệp. [41]

73
Để hiện thực hóa chủ trương trên, tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết trên
các lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn như: Nghị quyết 05-NQ/TU
ngày 31 tháng 7 năm 1997 của Tỉnh ủy về đổi mới và phát triển kinh tế hợp
tác theo Luật hợp tác xã. Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 10/4/1998 về chuyển
đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ sang ô thửa lớn. Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày
28 tháng 6 năm 2001 của Tỉnh uỷ về đẩy mạnh sản xuất và sử dụng giống lúa
có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 27
tháng 6 năm 2003 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh và phát triển chăn nuôi lợn nạc.
Nhiều chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất như hỗ trợ chăn nuôi bò sữa, hỗ
trợ tiền tiêm vắc-xin, hỗ trợ tiền giống cho chăn nuôi lợn nái ngoại và lợn thịt

có tỷ lệ nạc cao, hỗ trợ việc khảo nghiệm đưa các giống thuỷ sản mới vào sản
xuất (như cá rô phi đơn tính, cá mè lai, cá chép lai, cá chim trắng, tôm càng
xanh...).
Trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, tỉnh coi trọng tập
trung lãnh đạo, chỉ đạo và coi đây là khâu đột phá để phát triển nhanh kinh tế
của tỉnh. Vì vậy, Tỉnh ủy khóa 15 có Nghị quyết 04-NQ/TU ngày 25/8/98 về
chủ trương và các giải pháp phát triển làng nghề tỉnh Bắc Ninh, Nghị quyết 12-
NQ/TU ngày 3 tháng 2 năm 2000 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về phát triển
công nghiệp, thủ công nghiệp. Tỉnh ủy khóa 16 có Nghị quyết 02-NQ/TU ngày 4
tháng 5 năm 2001 về xây dựng, phát triển các khu công nghiệp, cụm công
nghiệp. Tỉnh uỷ khoá 17 có Nghị quyết số 02-NQ/TU, ngày 29/5/2006 về tiếp
tục đẩy mạnh xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp gắn
với phát triển đô thị theo hướng hiện đại hoá. Theo đó Hội đồng nhân dân, Uỷ
ban nhân dân tỉnh đã có những quy định, quyết định đầu tư, hỗ trợ, khuyến khích
kinh tế nông nghiệp, nông thôn như việc đầu tư kinh phí hỗ trợ các lĩnh vực: sản
xuất giống cây trồng, vật nuôi, kiên cố hoá kênh mương, giao thông nông thôn,
phát triển công nghiệp và dịch vụ, nước sạch và vệ sinh môi trường, sự nghiệp
giáo dục đào tạo, y tế, khoa học công nghệ, xoá đói giảm nghèo... Những chủ
trương và Nghị quyết trên đã được triển khai, phổ biến và tổ chức chỉ đạo thực
hiện nghiêm túc trong những năm qua, góp phần phát triển lực lượng sản xuất,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, củng cố quan hệ sản xuất,

74
thực hiện chính sách xã hội, xoá đói giảm nghèo, tạo thêm việc làm, tăng thu
nhập, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân trong tỉnh.
Sau đây là một số chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn
của tỉnh đã được thực hiện trong những năm qua:
- Về chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp. Thực hiện nghị quyết số
09-NQ/TU, ngày 29/9/1999 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ khoá 15 về sản xuất
và sử dụng giống lúa có năng suất và chất lượng cao. Uỷ ban nhân dân tỉnh

Bắc Ninh đã ban hành các chính sách hỗ trợ nông dân về giá giống lúa có
năng suất, chất lượng cao và chi phí chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. Chính sách
này được thực hiện từ năm 1999 đến năm 2002; từ năm 2003 đến nay chính
sách hỗ trợ nông nghiệp được thực hiện theo quyết định số 108/2002/QĐ-UB,
ngày 30/8/2002 của Uỷ ban nhân dân tỉnh. Theo quyết định này, việc hỗ trợ
nông nghiệp được mở rộng sang các lĩnh vực chăn nuôi, chuyển vùng trũng
sang nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng vùng sản xuất hàng hoá tập trung và tiêu
thụ sản phẩm hàng hoá theo hợp đồng...hiện nay các chính sách này vẫn đang
được tổ chức thực hiện trong toàn tỉnh. Về mức hỗ trợ cụ thể như sau: hỗ trợ
80% giá giống lúa siêu nguyên chủng để sản xuất ra giống nguyên chủng các
loại; hỗ trợ 50% giá giống để sản xuất các giống rau màu cây công nghiệp; hỗ
trợ giá giống đối với cây trồng mới, cây trồng có giá trị kinh tế cao: năm thứ
nhất hỗ trợ 50%, năm thứ hai hỗ trợ 40%, năm thứ ba hỗ trợ 30% giá giống;
hỗ trợ 100% giá thuỷ lợi phí cho cây vụ đông; hỗ trợ 100% kinh phí mua thiết
bị lạnh (xây dựng kho lạnh).
+ Về hỗ trợ phát triển chăn nuôi: tỉnh hỗ trợ các hộ nông dân, các đơn vị
kinh tế 1 triệu đồng/con mua bê cái để chăn nuôi lấy sữa, 3 triệu đồng mua bò
sữa đã cho sữa; mua lợn nái ngoại thuần về nuôi sinh sản hỗ trợ
200.000đ/con; mua con giống để chăn nuôi lợn thương phẩm (từ 50 con trở
lên) hỗ trợ 20% giá giống cho một lần đầu; mua giống gia cầm ông bà (từ 500
con trở lên) hỗ trợ 50% giá giống cho một lần đầu.
+ Về hỗ trợ chuyển dịch vùng trũng sang nuôi trồng thuỷ sản: tỉnh hỗ trợ
100% kinh phí điều tra, khảo sát, thiết kế, quy hoạch và lập dự án. 100% kinh
phí cho việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất khi xây dựng quy
hoạch và dự án chuyển dịch vùng trũng; hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng cơ sở

75
hạ tầng các dự án trong vùng quy hoạch; 100% lệ phí chuyển đổi ruộng đất.
+ Ngoài ra tỉnh còn hỗ trợ kinh phí để xây dựng vùng sản xuất hàng hoá
tập trung chuyên canh; về ưu đãi, khuyến khích các hoạt động tiêu thụ nông

sản thực phẩm, khuyến khích các đơn vị kinh tế, hộ nông dân phát triển sản
xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
-Kết quả thực hiện: trong những năm qua ngân sách tỉnh hỗ trợ cho sản
xuất nông nghiệp 9.785,4 triệu đồng (năm 2001 hỗ trợ 813,5 triệu đồng đến
năm 2004 là 4.145,4 triệu đồng). Riêng cho ngành trồng trọt 5.488 triệu đồng,
ngành chăn nuôi là 3.504 triệu đồng, hỗ trợ kho lạnh là 792,6 triệu đồng. Về
hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản, thực hiện Quyết định số 103/2000/QĐ-TTg, ngày
25/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích
phát triển giống thuỷ sản, từ năm 2002 – 2004 ngân sách tỉnh hỗ trợ 350
triệu đồng mua con giống cá điêu hồng và rô phi đơn tính. Thực hiện Quyết
định số 132/2002/QĐ-TTg, ngày 7/9/2002 của Thủ tướng Chính phủ về cơ
chế tài chính thực hiện chương trình phát triển đường giao thông nông
thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông
thôn trong 4 năm là 6 tỷ đồng, chuyển được 1.767ha ruộng trũng cấy lúa
năng suất thấp sang nuôi trồng thuỷ sản, đưa diện tích mặt nước nuôi trồng
thuỷ sản tăng từ 2.538ha năm 2000 lên 4.500ha năm 2005.
- Về chính sách hỗ trợ thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương:
thực hiện quyết định số 24/1999/NQ-CP, ngày 16/4/1999 của Chính phủ và căn
cứ vào kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Ninh ngày 7/10/1999, quyết
định số 902/QĐ-CT ngày 13/10/1999 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh về
một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiến độ kiên cố hoá kênh mương. Mức hỗ trợ
đối với kênh loại 1 và kênh loại 2 ngân sách Nhà nước hỗ trợ 100%, kênh loại 3
ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% giá trị công trình, địa phương đóng góp 50%. Kết quả
thực hiện như sau: đã xây lắp được 2 tuyến kênh loại I với tổng chiều dài 7,75
km, 55 tuyến kênh loại II dài 86,7 km, diện tích được tưới 11.442ha. Tổng số
vốn đầu tư 160,66 tỷ đồng, trong đó hỗ trợ từ nguồn ngân sách của tỉnh là 105,70
tỷ đồng chiếm 65,8% tổng số vốn đầu tư xây dựng.
- Về ưu đãi khuyến khích đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trong
nước: ưu đãi về giá cho thuê đất với mức thấp nhất theo khung giá đất khu công


76
nghiệp do tỉnh quy định, tiền thuê đất được miễn 10 năm đầu và giảm 50% cho
những năm hoạt động còn lại của dự án; các doanh nghiệp được hỗ trợ tiền đền
bù thiệt hại về đất từ 10-30% giá trị đền bù; hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo lao
động cho các doanh nghiệp (tối đa không quá 1 triệu đồng/1 lao động).
- Về hỗ trợ đầu tư chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn,
chính sách quy định cụ thể là: đối với nguồn vốn chương trình môi trường quốc
gia hỗ trợ 40% tổng mức đầu tư của dự án, theo đó ngân sách tỉnh hỗ trợ 20%
tổng mức đầu tư dự án đối với các thôn trong các xã bình thường và 40% đối với
các xã khó khăn. Đối với công trình xử lí chất thải bằng bể Bioga, tỉnh hỗ trợ
50% mức đầu tư (tối đa không quá 1 triệu đồng/hộ), mỗi thôn với mức 250 hộ
dân được hỗ trợ 1 xe chở rác với giá 1,8 triệu đồng, tỉnh đầu tư 100% kinh phí
cho đào tạo, vận hành nước sạch, vệ sinh nông thôn. Với chính sách hỗ trợ trên,
từ năm 2001 đến năm 2004, đã có 20 dự án nước sạch được đầu tư xây dựng với
tổng số vốn là 12,7 tỷ đồng, trong đó từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc
gia là 64,7%, từ nguồn vốn ngân sách tỉnh 17,0%, số người được sử dụng là
35.297 người; có 4 dự án xử lý chất thải vệ sinh môi trường nông thôn được thực
hiện với tổng đầu tư 773,0 triệu đồng, trong đó: nguồn vốn hỗ trợ từ chương
trình mục tiêu quốc gia là 623,0 triệu đồng, chiếm 80,6%, hỗ trợ từ nguồn ngân
sách tỉnh là 150 triệu đồng, chiếm 19,4%. Trong 2 năm (2003-2004) tỉnh đã hỗ
trợ 4.602 triệu đồng để xây dựng 2.979 bể Biogas cho các hộ chăn nuôi và 899
xe chở rác cho các thôn có tổ chức thu gom rác thải.
- Về hỗ trợ xây dựng, nâng cấp đường giao thông nông thôn: tình hỗ trợ 20%
giá trị khối lượng công trình thực trong năm đối với xã khó khăn. Bên cạnh những
chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp, Bắc Ninh còn có nhiều chính sách khuyến
khích khôi phục và mở rộng làng nghề truyền thống, phát triển ngành nghề mới
thu hút lao động ở nông thôn; chính sách cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo, y tế,
chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, thu hút nhân tài và nhiều chính sách hỗ
trợ khác nhằm khuyến khích thúc đẩy kinh tế xã hội nông thôn phát triển.
Các chủ trương, chính sách của địa phương đã tác động rất lớn đến sự

phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp nông thôn,
thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông
thôn ở Bắc Ninh, và trên thực tế những năm qua đã mang lại những kết quả

77
quan trọng. Song không phải mọi chủ trương, chính sách về nông nghiệp,
nông thôn của tỉnh đều được thực hiện có hiệu quả trong thực tiễn. Bên cạnh
những kết quả đạt được, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn ở Bắc Ninh cũng đang gặp nhiều khó khăn, bất cập, nhiều vấn đề
đặt ra cần quan tâm, nghiên cứu giải quyết.
2.3. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHỦ TRƯƠNG CHÍNH SÁCH VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ,
HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TỈNH BẮC NINH
2.3.1. Kinh tế nông nghiệp, nông thôn khu vực Bắc Ninh trong sự phát
triển của Hà Bắc từ năm 1986 đến năm 1996 (thời kỳ trước khi tỉnh Bắc
Ninh tái lập )
2.3.1.1. Khái quát những kết quả chủ yếu
Thời kỳ 1986-1996 (trước khi tỉnh tái lập), thực hiện đường lối đổi mới
và những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp,
nông thôn, trên địa bàn khu vực Bắc Ninh, tình hình kinh tế-xã hội nói chung,
nông nghiệp, nông thôn nói riêng đã đạt được những kết quả tích cực và có ý
nghĩa quan trọng. Đã giải quyết tốt vấn đề lương thực, thực phẩm, khắc phục
cơ bản tình trạng thiếu lương thực, đói trong lúc giáp hạt; cơ cấu nông nghiệp,
kinh tế nông thôn chuyển đổi theo hướng tích cực; bộ mặt nông thôn đổi mới,
đời sống nông dân từng bước được cải thiện.
Trong thời kỳ này nông nghiệp, nông thôn Bắc Ninh đã có những biến
đổi đáng kể cả về cơ chế chính sách và các loại hình tổ chức sản xuất, vượt
qua những bước thăng trầm, chuyển sang phát triển khá ổn định. Nền nông
nghiệp đang chuyển từ nền sản xuất nhỏ, tự cung, tự cấp theo phương thức
truyền thống từng bước sang sản xuất kinh doanh hàng hoá theo cơ chế thị
trường. Sản lượng lương thực tăng, chăn nuôi phát triển khá, quan hệ sản xuất

bước đầu được điều chỉnh theo hướng đổi mới quan hệ sở hữu, quản lý và
phân phối phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, từ cơ chế
quản lý tập trung bao cấp sang cơ chế hạch toán tự chủ. Riêng đối với quan hệ
sở hữu tư liệu sản xuất trong nông nghiệp được điều chỉnh một bước rất quan
trọng, từ chỗ tập thể hoá triệt để máy móc, trâu bò, nông cụ theo cơ chế cũ
tiến đến thừa nhận quyền sở hữu của các hộ xã viên (trừ ruộng đất).
Vấn đề ruộng đất được điều chỉnh từng bước theo hướng giao quyền sử

78
dụng ruộng đất lâu dài cho hộ xã viên. Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp từng
bước chuyển sang làm dịch vụ cho kinh tế hộ.
- Đầu những năm 90 của thế kỷ XX, nông nghiệp nông thôn Bắc Ninh phát
triển trong điều kiện thuận lợi hơn. Dưới ánh sáng đường lối đổi mới của Đảng, cơ
chế mới đã phát huy mạnh mẽ, tiềm năng đất đai, lao động và các nguồn lực trong
nông nghiệp, nông thôn được khai thác và phát huy. Sản xuất nông nghiệp theo
hướng hàng hoá, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi và ngành nghề ở nông thôn. Cơ cấu
mùa vụ và cây trồng đã có chuyển biến tiến bộ, sản xuất nông nghiệp gắn công
nghiệp chế biến và dịch vụ ở nông thôn đã có sự phát triển; khoa học kỹ thuật được
áp dụng trong sản xuất nông nghiệp; kinh tế nhiều thành phần phát triển, quan hệ sản
xuất được củng cố, an toàn lương thực đảm bảo, đẩy lùi thiếu đói khi giáp hạt.
Thời kỳ này, tổng sản phẩm khu vực nông thôn Bắc Ninh qua các năm
đều tăng từ 852 tỷ đồng năm 1990 lên 1178,1 tỷ đồng năm 1995 và 1.421,7 tỷ
đồng năm 1997, nhịp độ tăng bình quân thời kỳ 1990 - 1997 là 7,55%. Cơ cấu
kinh tế đã có xu thế tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và và dịch vụ, giảm tỷ
trọng nông nghiệp (bảng 2.2). Các ngành sản xuất thủ công nghiệp và làng
nghề được phục hồi và phát triển, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho
lao động nông thôn, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới .
Bảng 2.2: Tổng sản phẩm và nhịp độ tăng trưởng khu vực Bắc Ninh
với Hà Bắc thời kỳ 1990 – 1997
Đơn vị: tỷ đồng, %

Tổng sản phẩm khu vực nông thôn
GDP (tỷ đồng)

1990 1992 1995 1996 1997
Nhịp độ
tăng BQ
1990-1997
(%)
Tổng sản phẩm
(giá cố định)
852,0 889,3 1.178,1 1.265,0 1.421,7 7,55
1- Nông, lâm, thủy sản 551,2 555,8 678,5 712,6 762,6 4,75
2- C.nghiệp, xây dựng
Riêng công nghiệp
110
61,1
123,7
71,7
202,9
132,5
219,6
142,8

276,1
180,1
14,00
16,70
3- Dịch vụ 190,5 209,7 296,7 332,5 383,0 10,42
Nguồn: [17]



79
Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm từ 55,7% năm 1990 xuống 49,4% năm
1996; tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng có xu thế tăng lên từ 19,5% năm 1990
lên 21,6% năm 1996, tương tự ngành dịch vụ 24,8%, 29%. Nếu so sánh nhịp độ
tăng GDP thời gian từ 1991- 1995 Bắc Ninh thấp hơn so với cả nước và các tỉnh
đồng bằng Bắc Bộ 8,06% so với 8,2% và 11,2% (xem bảng 2.3 và bảng 2.4)
Bảng 2.3: Cơ cấu kinh tế khu vực Bắc Ninh so với cả nước
thời kỳ ( 1990-1996)
Đơn vị: %
Cả nước Bắc Ninh

1996 1990 1995 1996
GDP
- Nông, lâm nghiệp
- Công nghiệp- XD
- Dịch vụ
100,0
27,2
30,7
42,1
100,0
55,7
19,5
24,8
100,0
51,5
20,9
27,6
100,0

49,4
21,6
29,0
Nguồn: [17]
2.3.1.2. Hạn chế, yếu kém
Thời kỳ 1986-1997 nông nghiệp, nông thôn Bắc Ninh gặp không ít khó
khăn, có những hạn chế, yếu kém chủ yếu sau:
Tài nguyên khoáng sản của tỉnh nghèo nàn. Ngoài tài nguyên đất ra hầu
như không có tài nguyên khoáng sản nào khác có trữ lượng đáng kể và giá trị
kinh tế cao. Một bộ phận diện tích đồng trũng thuộc các huyện: Tiên Du,
Lương Tài, Quế Võ… khi có mưa lớn trên 100mm thường bị úng ngập ảnh
hưởng đến sản xuất. Mặt khác mật độ dân số cao bình quân ruộng đất đầu
người thấp (543m
2
/người). Dân số chủ yếu tập trung trong ngành nông nghiệp
nên tình trạng thiếu việc làm trong nông thôn đang là vấn đề gay gắt.
Kinh tế nông thôn nằm trong bối cảnh chung của tỉnh đang ở điểm xuất phát
thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, hộ thuần nông trong khu vực nông thôn
khoảng 90%. Trong nông nghiệp, giá trị tổng sản lượng nông nghiệp tăng chậm,
bình quân giai đoạn 1990 – 1994 tăng 2,4%, trong đó trồng trọt tăng 1,2%, chăn
nuôi tăng 4,6%, cơ cấu giá trị nông lâm nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong tổng sản
phẩm trong tỉnh (GDP): năm 1990 chiếm 57,8%, năm 1994 chiếm 51,2%. Sản xuất
nông nghiệp chủ yếu là sản xuất trồng trọt, chăn nuôi phát triển chậm, trong cơ cấu

80
giá trị tổng sản lượng ngành nông nghiệp, giá trị trồng trọt chiếm 66,2% năm 1990
và chiếm 63,1% năm 1994. Giá trị chăn nuôi chiếm 25,1% năm 1990 và chiếm
26,2% năm 1994. Thủy sản chưa được chú trọng phát triển, chủ yếu tận dụng mặt
nước ao hồ để nuôi thả cá, tỷ trọng trong giá trị sản phẩm nông nghiệp thấp: năm
1990 chiếm 2,8% và năm 1994 chiến 3,3%.

Năng suất cây trồng chính đạt thấp: năng suất lúa cả năm đạt 27,1% tạ/ha
năm 1990 và đạt 28,8 tạ/ha năm 1994, trong đó năng suất lúa đông xuân đạt
28,3 tạ/ha (1990) và 30,8 tạ/ha (1994); năng suất lúa mùa đạt 27,8 tạ/ha
(1990) và 30,1 tạ/ha (1994). Năng suất lúa đạt thấp dẫn đến lương thực bình
quân đầu người đạt thấp, không đảm bảo được an ninh lương thực. Lương
thực bình quân đầu người năm 1990 đạt 227 kg và năm 1994 đạt 282 kg.
Nhìn chung, hệ thống cây trồng chủ yếu là sản xuất lương thực như lúa,
ngô, khoai lang, với chủng loại giống năng suất, chất lượng thấp dẫn đến năng
suất lao động thấp, giá thành sản phẩm cao, tiêu thụ nông sản gặp nhiều khó
khăn và trở thành nỗi lo thường xuyên của người nông dân. Đất đai canh tác
ít, bình quân đất nông nghiệp 580m
2
/người, lô thửa nhiều từ 13-18 mảnh/hộ.
Với diện tích từng mảnh nhỏ, hẹp làm hạn chế đến quá trình cơ giới hóa nông
nghiệp và hạn chế việc hình thành các vùng nông sản hàng hóa tập trung.
Kinh tế hộ gia đình có bước phát triển, song còn mang nặng tính tiểu nông,
chưa chuyển mạnh sang kinh tế hàng hoá, các vùng chuyên canh chưa hình
thành rõ rệt, dẫn tới chủng loại nông sản thì nhiều, nhưng khối lượng từng
loại còn ít, chất lượng thấp, giá thành cao, rất khó khăn cho việc tổ chức tiêu
thụ và phát triển công nghiệp chế biến.
Mức độ cơ giới hóa một số khâu trong nông nghiệp còn thấp, tỷ lệ diện
tích đất đai được làm bằng máy chỉ đạt 20%, tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu thu
hoạch đạt 15%, cơ giới hóa trong ngành chăn nuôi còn rất ít đạt khoảng 5%,
còn nhiều khâu công việc chưa được cơ giới hóa. Việc sử dụng điện phục vụ
sản xuất nông nghiệp còn thấp mới chỉ đạt 18%, chất lượng điện không đảm
bảo phục vụ sản xuất, tổn thất điện năng lớn, giá điện cao.
Việc chuyển giao khoa học - kỹ thuật đến nông dân chưa coi trọng, dẫn
đến nông dân thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật về nông nghiệp làm hạn chế
đến hiệu quả sản xuất, thu nhập trong những năm qua.


81
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn phát triển chưa
đồng đều và vững chắc, chiếm tỷ trọng còn thấp. Năm 1997 công nghiệp
chiếm 12,7%, dịch vụ chiếm 27%. Các cơ sở công nghiệp trong nông thôn
(doanh nghiệp và hộ sản xuất) đa số còn nằm trong tình trạng lạc hậu về công
nghệ, thiết bị máy móc nên chất lượng sản phẩm thấp, chủ yếu phục vụ cho
nhu cầu tại chỗ, dịch vụ manh mún. Các điều kiện cho nông nghiệp nông thôn
phát triển còn kém chưa ổn định. Thị trường tiêu thụ sản phẩm còn hạn hẹp và
chậm, thị trường đầu vào cũng gặp nhiều khó khăn: giá nguyên liệu có xu
hướng tăng như giá nguyên liệu gỗ cho ngành nghề chạm khắc và sản xuất
giấy. Vốn cho sản xuất kinh doanh còn thiếu trầm trọng đặc biệt là vốn cho
đầu tư trang bị công nghệ mới phục vụ sản xuất. Năm 1996 nguồn vốn đầu tư
cho công nghiệp nông thôn chỉ chiếm 6,7%, năm 1997 chiếm 7,2% trong tổng
vốn đầu tư phát triển của tỉnh Bắc Ninh. Nguồn vốn này chủ yếu là vốn tự có,
vốn vay ngân hàng rất hạn hẹp, còn sự hỗ trợ hay cho vay ưu đãi của nhà
nước hầu như không có. Kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn hết sức nhỏ
bé, nên vai trò chủ đạo, hướng dẫn và hỗ trợ các thành phần kinh tế khác hạn
chế chưa được phát huy.
Kinh tế tập thể và tổ chức hợp tác xã ở nông thôn còn yếu, nhiều nơi vẫn là
hình thức. Năm 1996, tuy trên 60% số thôn, xã có hợp tác xã, nhưng hoạt động
chưa có hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầu giúp đỡ kinh tế hộ phát triển, chưa
thực sự là thành phần kinh tế chủ yếu ở nông thôn.
Cơ sở vật chất và hạ tầng nông nghiệp, nông thôn tuy được hình thành từ
những năm 1980, nhưng chưa đồng bộ, phát triển thiếu quy hoạch. Một bộ phận
đã xuống cấp hoặc lạc hậu không đảm bảo cho yêu cầu phát triển lâu dài.
Hệ thống giao thông nông thôn phần lớn các tuyến đường đều nhỏ hẹp
rất khó khăn cho lưu thông hàng hoá và đi lại của nhân dân.
Mạng lưới các công trình thuỷ lợi tuy được quan tâm đầu tư phát triển,
song chưa đồng bộ nhất là công trình đầu mối ( như trạm bơm Trịnh Xá, trạm
bơm Như Quỳnh xây dựng từ những năm đầu 1960 nay xuống cấp nghiêm

trọng). Hệ thống kênh mương nội đồng chưa được đầu tư tương xứng với các
công trình đầu mối, máy móc thiết bị trong các trạm bơm xuống cấp chưa
được tu sửa, bổ sung kịp thời, toàn tỉnh vẫn còn trên 10% diện tích canh tác

82
chưa chủ động tưới và tiêu nước. Hệ thống dịch vụ phục vụ cho nông nghiệp
nông thôn còn yếu chưa đáp ứng được yêu cầu cho phát triển kinh tế nông
nghiệp, nông thôn như: vật tư phân bón, khuyến nông, khuyến công, tín dụng,
vận tải, chợ nông thôn, thông tin liên lạc, điện…
Khu dân cư nông thôn, các thị tứ, thị trấn ở nhiều nơi phát triển mang
tính tự phát, thiếu sự quy hoạch, hướng dẫn của các cấp có thẩm quyền,
không đảm bảo yêu cầu kiến trúc không gian, cảnh quan và kiến trúc xây
dựng; lãng phí quỹ đất, tiền của và ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội
trong tương lai. Nhiều địa phương chưa hình thành các khu vui chơi, giải trí,
thể thao.
Môi trường ô nhiễm nặng. Theo báo cáo kết quả điều tra của Sở Khoa
học-Công nghệ và Môi trường tỉnh Bắc Ninh năm 1997 cho thấy: khối lượng
nước thải, rác thải và khí thải của các làng nghề gây ô nhiễm nặng cho môi
trường sinh thái. Làng giấy Dương Ổ (xã Phong Khê, huyện Yên Phong) mỗi
ngày thải ra môi trường khoảng 900 – 1.000m
3
nước thải mang hàm lượng
chất hữu cơ lớn, một số chỉ tiêu NH3 nồng độ PH đã vượt quá tiêu chuẩn cho
phép từ 10 – 20 lần. Các làng nghề khác như: sản xuất nhôm, chì, kẽm, gạch
nung… đã thải ra không khí lượng CO2 và bụi chì lớn. Nguy cơ gây ô nhiễm
không khí và nguồn nước ngầm gây hại cho sức khoẻ người dân và sản xuất
nông nghiệp ngày càng gia tăng. Đời sống và việc làm của một bộ phận dân
cư khó khăn, bức xúc.
Những khó khăn, tồn tại trên đây do những nguyên nhân chủ yếu sau:
- Điểm xuất phát của Bắc Ninh thấp, thu chi ngân sách hàng năm mất

cân đối lớn trong khi nguồn vốn tập trung của Nhà nước đầu tư phát triển lại
rất hạn hẹp. Dân cư nông thôn phần lớn là nông dân mang nặng tư tưởng tiểu
nông, sản xuất nhỏ với công cụ thủ công là chủ yếu, tiếp cận với kinh tế thị
trường và sản xuất hàng hóa chậm.
- Chưa có kế hoạch, quy hoạch mang tính tổng thể, toàn diện về phát triển
kinh tế - xã hội nông thôn; hệ thống chính sách, pháp luật chưa đồng bộ. Do đó
chưa đủ điều kiện để người dân yên tâm phấn đấu làm giàu từ chính các nguồn lực
của mình, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng phát triển kinh tế - xã hội chung.
- Đội ngũ cán bộ các cấp nhất là cán bộ ở cơ sở còn hạn chế về trình độ

83
năng lực công tác, tư duy về kinh tế. Một bộ phận chưa thực sự tâm huyết và
có trách nhiệm đối với công việc được giao. Nhiều chủ trương chính sách của
nhà nước chậm cụ thể hóa hoặc chưa đến với người dân. Tình trạng mất dân
chủ ở cơ sở, vi phạm pháp luật nhất là bán đất trái phép, tham ô, lãng phí…
vẫn xảy ra ở nhiều nơi, khiếu kiện của dân không được giải quyết kịp thời, có
nơi đã trở thành điểm nóng… do đó không động viên được sức mạnh của toàn
dân phục vụ cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Xét về tổng thể, kinh tế Bắc Ninh thời kỳ này tuy đạt những kết quả và
nhiều chuyển biến nhất định, nhưng nếu so sánh riêng về tốc độ tăng trưởng
so với cả nước và đồng bằng Bắc Bộ thì chậm hơn và thấp hơn. (bảng 2.4)
Bảng 2.4: So sánh tốc độ tăng trưởng kinh tế khu vực Bắc Ninh với đồng
bằng Bắc Bộ và cả nước (1991 - 1995)
Đơn vị: %
Nhịp độ tăng trưởng

Cả nước

Đồng bằng Bắc Bộ


Bắc Ninh

GDP

8,2 11,2 8,06
- Nông, lâm nghiệp

4,3 4,6 4,3
- Công nghiệp- XD

12,8 16,4 10,6
- Dịch vụ 9,1 10,4 10,7
Nguồn: [17]

2.3.2. Thực trạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn
Bắc Ninh thời kỳ từ năm 1997 đến nay
2.3.2.1. Những thành tựu chủ yếu
- Kinh tế-xã hội phát triển khá và tương đối toàn diện
- Năm 1997, tỉnh đã tập trung cao chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ
trọng tâm để ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo đơn
vị hành chính mới. Đặc điểm kinh tế thời kỳ này là kinh tế của tỉnh ở điểm
xuất phát thấp, GDP bình quân đầu người năm 1996 mới bằng 56,2% so
với mức bình quân của cả nước. Vì vậy, mục tiêu đạt được tốc độ tăng
trưởng kinh tế nhanh đặt ra như là yêu cầu bắt buộc, là khâu đột phá nhằm
thúc đẩy kinh tế phát triển. Đến giai đoạn 1997- 2005, kinh tế của tỉnh liên
tục phát triển với tốc độ khá cao, đạt 10,23% năm 1997, 16,6% năm 2000
và 13,49% năm 2005 (xem đồ thị 2.1).


84









th 2.1: Ch s phỏt trin tng sn phm giai on 1997-2000

Ngun: [17]

Giai on 1997-2000 tc tng trng bỡnh quõn t 12,6%/nm, giai
on 2001-2005 tc tng trng bỡnh quõn 14,0%/nm, gp 1,8 ln mc
bỡnh quõn ca c nc v ng th hai trong vựng kinh t trng im Bc B.
C cu kinh t chuyn dch tớch cc: t trng cụng nghip-xõy dng nm
1997 t 23,8%, nm 2000 t 35,6% v nm 2005 t 47,1%; t trng tng
ng khu vc nụng nghip l: 45%-38%-25,7%; t trng tng ng khu vc
dch v l: 31,2%-26,4%-27,2%. (biu 1)








Biu 1: C cu kinh t tnh Bc Ninh nm 2000 v nm 2005

Nh vy, sau gn 10 nm tỏi lp tnh (1997-2005), tỡnh hỡnh kinh t xó hi cú

chuyn bin rừ rt, khỏ ton din v t c nhng thnh tu quan trng: kinh t
tng trng vi tc cao, c cu kinh t núi chung, c cu nụng nghip v kinh
t nụng thụn núi riờng chuyn dch theo hng cụng nghip hoỏ, hin i hoỏ,
110,23
107,84
115,95
116,6
114,07
113,87
113,61
113,82
113,49
100
102
104
106
108
110
112
114
116
118
1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Năm
%
35,6%
Nm 2005
47,1%
26,4% 38,0%
Nm 2000


25,7%

Nông, lâm, thuỷ sản
Công nghiệp, xây dựng
Dịch vụ
Nụng, lõm, thu sn

Cụng nghip, xõy dng

Dch v

27,2%

85
năng lực kết cấu hạ tầng và đô thị được tăng cường, các lĩnh vực văn hoá, xã hội
có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện.(xem bảng 2.5)

Bảng 2.5: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế (1997- 2005)
Đơn vị: tỷ đồng, %
Tốc độ b/q (%)
Chỉ tiêu 1997 2000 2004 2005
1997-2005

2001-
2005
1-Tổng GDP, giá cố định
1994 (tỷ đồng)
1706,7
2488,3 4179,4 4785,2 13,4 14,0

- Công nghiệp, xây dựng 417,3 880,2 1853,4 2215,4 21,9 20,3
- Nông, lâm, ngư nghiệp 762,6 937,4 1151,1 1199,9 6,0 5,1
- Khu vực dịch vụ 526,8 670,7 1174,9 1369,8 12,8 15,4
2- Cơ cấu GDP (%) 100 100 100 100
- Công nghiệp, xây dựng 23,8 35,6 44,7 47,1
- Nông lâm ngư nghiệp 45,0 38,0 28,2 25,7
- Khối dịch vụ 31,2 26,4 27,1 27,2
3- GDP/người

- VNĐ (nghìn) 2165,8 3540 6960 8360 16,9 18,8
- USD 183,8 238,4 444 525,7 12,3 17,2
4- GDP/ng so TĐBB, (%) 54 67 68
5. GDP/ng so cả nước, (%) 62 82 86
Nguồn: [53]
- Sản xuất nông nghiệp tăng trưởng nhanh
Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh tăng lên liên tục từ 762,6 tỷ
đồng năm 1997 lên 937,4 tỷ đồng năm 2000 và 1199,9 tỷ đồng năm 2005.
Tốc độ tăng bình quân khu vực nông, lâm, ngư nghiệp thời kỳ 1997-2005 là
6% ( riêng thời kỳ 2001- 2005 là 5,1%). Sự tăng trưởng của sản xuất nông,
lâm nghiệp và thủy sản đã góp phần tăng quy mô nền kinh tế của tỉnh đến
năm 2005 đã gấp 1,9 lần năm 2000 và khoảng 3 lần năm 1997.
Như vậy, cùng với xu hướng tăng trưởng kinh tế của tỉnh với tốc độ khá cao,
sản xuất nông nghiệp cũng đạt mức tăng trưởng khá, chuyển mạnh theo hướng
sản xuất hàng hoá, cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch theo
hướng hiệu quả cao, các loại giống cây, con mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật được
áp dụng rộng rãi. Mặc dù trong những năm gần đây thời tiết, thiên tai bất thuận
cho sản xuất nông nghiệp, diện tích gieo trồng giảm từ 92.183ha năm 2000 xuống

86
còn 84.741ha năm 2005, nhưng sản lượng lương thực vẫn tăng từ 438 nghìn tấn

lên 444 nghìn tấn, trong đó sản lượng lúa tăng từ 431 nghìn tấn lên 438 nghìn tấn,
bình quân lương thực 445 kg/đầu người, an ninh lương thực được đảm bảo.
-Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch tích cực
Tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong GDP giảm từ 45,0% năm 1997
xuống 38,0% năm 2000 và 25,7% năm 2005, trong khi đó tỷ trọng công nghiệp, xây
dựng tăng mạnh qua các năm như đã phân tích ở phần trên. Mức độ chuyển dịch cơ
cấu kinh tế như vậy là tích cực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhất là đối
với một tỉnh như Bắc Ninh có điểm xuất phát thấp, kinh tế thuần nông là chủ yếu.
+ Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế trong
nội bộ ngành nông nghiệp đã có sự chuyển biến rõ rệt theo hướng sản xuất
hàng hoá, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm, tỷ trọng ngành chăn nuôi, thủy sản
tăng, từng bước nâng cao giá trị, thu nhập và hiệu quả kinh tế cho người sản
xuất. Giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2005 nhìn
chung tăng khá, từ 218,1 tỷ đồng năm 1997 lên 1.587,9 tỷ đồng năm 2000
và 2.046,4 tỷ đồng năm 2005.
Bảng 2.6: Giá trị sản xuất, cơ cấu và tốc độ phát triển nông nghiệp Bắc
Ninh giai đoạn 1997 - 2005
Đơn vị: tỷ đồng, %


Thực hiện
Tăng trưởng bình
quân (%)
Chỉ tiêu
1997 2000 2005
1997-2000
2001-2005
Giá trị SX (tỷ đồng) 218,1 1587,9 2046,4 9,21 4,92
- Trồng trọt 841,0 1085,6 1205,3 8,36 1,62
- Chăn nuôi 338,5 452,1 761,3 11,38 11,02

- Dịch vụ NN 38,6 50,2 79,8 9,25 9,74
Cơ cấu (%)

- Trồng trọt 69,0 68,4 56,6


- Chăn nuôi 27,8 28,4 39,4


- Dịch vụ 3,2 3,2 4,0


Nguồn: [17]

87
Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1997-2000 là 9,21%, giai
đoạn 2001-2005 là 4,92%/năm, trong đó: trồng trọt tăng 8,36%/năm (1997-
2000) và 1,62% (2001-2005); chăn nuôi tương ứng là 11,38% và 11,02%,
dịch vụ nông nghiệp tương ứng là 9,25% và 9,74%. Sản lượng lương thực
có hạt tăng từ 438 nghìn tấn (2001) lên 454 nghìn tấn (năm 2005). Tỷ trọng
ngành trồng trọt trong cơ cấu nông nghiệp giảm từ 69% (năm 1997), 68,4%
(năm 2000), xuống còn 56,6% (năm 2005), tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng
lên tương ứng là 27,8%, 28,4% và 39,4%, dịch vụ nông nghiệp là 3,2%,
3,2% và 4,0% (bảng 2.6 và biểu đồ 2).














Biểu đồ 2: Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp
Nguồn: [17]

+ Về chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt: trồng trọt vẫn là ngành sản
xuất chính, những năm qua đã chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa tập
trung và từng bước nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Năm 2005
giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1 ha canh tác đạt 56,5 triệu đồng, trong đó
giá trị trồng trọt/ha canh tác đạt 36,6 triệu đồng, tăng 9,2 triệu đồng so với
năm 2001(xem bảng 2.7). Diện tích gieo trồng cây hàng năm ổn định ở mức
100 nghìn ha/năm, trong đó cây lương thực chiếm 86,5%, cây thực phẩm
chiếm 9,9%, cây công nghiệp chiếm 3,6%.
69,0
27,8
3,2
68,4
28,4
3,2
56,6
39,4
4,0
0,0
20,0
40,0

60,0
80,0
1997 2000 2005
Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ

88
Bảng 2.7: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kế hoạch nông nghiệp

Thực hiện
Chỉ tiêu

Đơn vị
Mục tiêu
KH
Thực hiện % so KH
- Tổng GTSX nông nghiệp Tỷ đồng 2050 2195,7 107,1
- Sản lượng cây có hạt. 1 nghìn tấn 500 454,4 90,9
- SL cây có hạt Bq/người Kg 500 455,2 91,0
- GTSX nông nghiệp/ha canh tác tr. đồng 50 47,7 95,4
- GT trồng trọt/ha canh tác tr. đồng 33 36,6 110,9
Nguồn: [16]
Cơ cấu cây trồng và cơ cấu mùa vụ chuyển dịch theo hướng tăng diện
tích lúa xuân muộn và mùa trung, giảm diện tích xuân sớm, xuân trung. Năng
suất các loại cây trồng đã được nâng lên do áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới về
giống và kỹ thuật thâm canh. Trước hết là cây lúa, đây là cây trồng chủ yếu
trong cơ cấu cây trồng, diện tích lúa chiếm 80,1% tổng diện tích gieo trồng
năm 2005, năng suất lúa từ 5,3 tấn/ha năm 2000 lên 5,5 tấn/ha năm 2005, sản
lượng lúa đạt 431 nghìn tấn năm 2000 lên 438 nghìn tấn năm 2005. Tiếp theo
là cây ngô, diện tích gieo trồng 4.369ha (năm 2000) và 2.393ha (năm 2005),
năng suất từ 2,6 tấn/ha (năm 2000) lên 3,1 tấn/ha (năm 2005).

Bảng 2.8: Một số chỉ tiêu cây trồng chủ yếu giai đoạn 1996 - 2005
Đơn vị: tấn, ha

Thực hiện
Chỉ tiêu Đơn vị
1996 2000 2005
1. Cây lúa
- Diện tích Ha 79.363 83.964 79.836
- Năng suất Tấn/ha 3,7 5,3 5,5
- Sản lượng Tấn 291.544 441.416 447.547
2. Cây ngô
- Diện tích Ha 6.649 4.369 2.393
- Năng suất Tấn/ha 2,7 2,6 3,1
- Sản lượng Tấn 18.093 11.491 6.842
3. Cây công nghiệp chủ yếu
Cây lạc - Diện tích Ha 1.801 1.803 1.956
- Năng suất Tấn/ha 1,23 1,61 1,6
- Sản lượng Tấn 2.220 2.900 3.123
Đỗ tương - Diện tích Ha 1.787 1.371 1.724
- Năng suất Tấn/ha 1,01 1,44 1,6
- Sản lượng Tấn 1.797 1.972 2.750

Nguồn: [17]

89
Cây công nghiệp hàng năm chủ yếu là cây đậu tương, cây lạc có giá trị sản
xuất tăng hàng năm nhưng ở mức độ chậm, quy mô diện tích biến động từ 3,2 -
3,6 ngàn heta. Cây đậu tương diện tích năm 2005 đạt 1.724ha tăng 353ha so với
năm 2000, năng suất tăng từ 14,7 tạ/ha lên 16,6 tạ/ha, sản lượng năm 2005 đạt
2.750 tấn tăng 778 tấn so với năm 2000. Diện tích trồng lạc năm 2000 là

1.803ha, năm 2005 đạt 1.956ha, năng suất từ 18 tạ/ha lên 19 tạ/ha, đưa sản
lượng tăng từ 2,9 nghìn tấn lên 3,12 nghìn tấn, (bảng 2.8) .
Cây khoai tây là cây thực phẩm chính có giá trị kinh tế cao của tỉnh Bắc
Ninh, diện tích cây khoai tây tăng từ 2.486 ha năm 2000 lên 3.146 ha năm 2005,
năng suất tăng từ 128,6 tạ/ha lên 169,1 tạ/ha, sản lượng năm 2005 đạt 53,22
nghìn tấn, tăng 19,17 nghìn tấn so với năm 2000. Cây rau là cây có nhiều ưu thế
của tỉnh vì gần thị trường Hà Nội, Quảng Ninh, các khu công nghiệp, khu đô thị
công nghiệp, đó là thị trường rộng lớn, ổn định có nhu cầu tiêu thụ rau chất
lượng cao. Những năm qua, diện tích rau tăng từ 5.791ha năm 2000 lên 7.460ha
năm 2005, chủng loại rau khá đa dạng, đã có một số cây rau cao cấp cho giá trị
kinh tế cao như: cà chua, cải bắp, xu hào. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, mùa vụ
cùng với các biện pháp thâm canh khoa học, đã đưa giá trị trồng trọt trên 1 ha
canh tác ngày càng tăng lên, năm 2005 đạt 36,6 triệu đồng.
Thời gian qua có một số xã thuộc huyện Gia Bình, Lương Tài,
Thuận Thành, Từ Sơn đã đạt trình độ cao trong thâm canh cũng như khả
năng tiếp thị theo hướng sản xuất hàng hoá, xuất khẩu. Đã xuất hiện một
số mô hình sản xuất dưa chuột, ớt... xuất khẩu sang Nga và các tỉnh phía
Nam Trung Quốc đã cho hiệu quả kinh tế khá, do chủ yếu thực hiện
thông qua các công ty, doanh nghiệp ký kết hợp đồng với người nông
dân. Tuy nhiên số mô hình này còn ít, quy mô nhỏ, giá bán chưa cao,
thiếu tính ổn định, vì thế mở rộng diện tích rau xuất khẩu trên quy mô
lớn còn gặp nhiều khó khăn.
Trong những năm gần đây diện tích cây ăn quả tăng từ 1.250ha năm 2000
lên 1.790ha năm 2005. Cây ăn quả chủ yếu là chuối, cam, quýt, nhãn, vải... được
trồng nhiều trong các hộ gia đình ở quy mô nhỏ, theo mô hình VAC được chuyển
đổi từ ruộng trũng sang.

90
Nghề trồng dâu nuôi tằm ở Bắc Ninh đã có từ lâu đời, do giá bán tằm
tơ có nhiều biến động, chất lượng tơ kém sức cạnh tranh trên thị trường,

cộng với tình trạng ô nhiễm môi trường (nhất là khói lò gạch), vì vậy diện
tích trồng dâu giảm trong thời gian qua. Năm 2004 diện tích trồng dâu
ước tính 130ha, sản lượng kén là 168 tấn, tăng 65 tấn so với năm 2000.
Hoa, cây cảnh là nghề mới ở một số xã trong tỉnh, quy mô sản xuất tuy
còn nhỏ, nhưng cho thu nhập cao, trung bình từ 60-70 triệu đồng/1ha/năm.
Năm 2005 diện tích trồng hoa, cây cảnh đạt khoảng gần 200 ha, tăng hơn 100
ha so với năm 2000. Đã có nhiều gia đình mạnh dạn chuyển đổi từ đất canh
tác lúa, màu kém hiệu quả sang trồng hoa, cây cảnh cho thu nhập hơn 100
triệu đồng/1 ha/năm, như xã Đình Bảng (huyện Từ Sơn), xã Phú Lâm (huyện
Tiên Du), xã Trạm Lộ (huyện Thuận Thành), xã Võ Cường (TP Bắc Ninh)
+ Cơ cấu ngành chăn nuôi: những năm qua ngành chăn nuôi phát
triển khá, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân 11,2%/năm. Đến nay, hầu
hết đàn lợn được cải tạo giống, tỷ lệ bò lai sind đạt 78% tổng đàn; nhiều
mô hình chăn nuôi trang trại theo phương thức công nghiệp xuất hiện khắp
các huyện, thị xã. Đàn trâu giảm do quá trình đưa máy móc thay sức kéo và
hiệu quả kinh tế thấp. Đàn bò tăng khá, bình quân 5,9%/năm, đáng chú ý
là đàn bò sữa tăng mạnh (đạt gần 1000 con/năm). Đàn lợn tăng từ
415.760 con năm 2000 lên 462.687 con năm 2005, sản lượng thịt lợn
xuất chuồng tăng từ 33,1 nghìn tấn năm 2000 lên 72,5 nghìn tấn năm
2005, tăng bình quân 17%/năm. Đàn gia cầm tăng từ 3,04 triệu con năm
2000 lên 3,68 triệu con năm 2005. Chăn nuôi phát triển, giá trị sản xuất
tăng thêm là do áp dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công
nghệ trong chăn nuôi như: nhân giống, lai tạo, thức ăn tổng hợp, kỹ thuật
chăn nuôi mới và chăn nuôi theo hình thức trang trại tập trung, phương
pháp công nghiệp và bán công nghiệp phát triển (giống lợn lai, lợn
hướng nạc, bò lai sind, bò sữa, gia cầm siêu thịt, siêu trứng, công nghệ
sinh sản nhân tạo một số giống cá…). Mô hình chăn nuôi trang trại theo
phương pháp công nghiệp, có khối lượng sản phẩm lớn xuất hiện ở nhiều
địa phương trong tỉnh.

×