Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Bản chất chức năng của lễ hội sự kiện, thực trạng hiện nay và đề xuất, ý tưởng tổ chức lễ hội sự kiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 11 trang )

Trường Cao Đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh
Khoa: Văn Hóa.
Lớp: Quản lý văn hóa.
-------

Môn: Tổ Chức Và Quản Lý Lễ Hội Sự Kiện.
Giáo viên: Huỳnh Quốc Thắng

Họ tên: Nguyễn Ngọc An

2015

1


V

iệt Nam là một nước có nền văn hóa lâu đời, giàu bản sắc truyền thống
văn hóa dân tộc, theo ước tính, mỗi năm nước ta có gần 8000 Lễ
hội<LH>, sự kiện diễn ra lớn nhỏ mà phần lớn là lễ hội dân gian truyền
từ bao đời nay, bên cạnh đó có một số lễ hội mới hình thành do nhu cầu
hội nhập vào thế giới, tất cả đều là nhu cầu thiết thực, gắn liền với người dân như
một điểm hẹn, đến hẹn lại lên.
Như chúng ta đã biết hiện nay ngoài một số lễ hội sự kiện được tổ chức bài
bản văn minh thì một số lễ hội vẫn giữ nét cổ tục, lạc hậu, qua nhiều lần đấu tranh
của người dân, các cấp chính quyền nhưng vẫn chưa được loại bỏ, cùng với đó là
một số lễ hội có phần Tây hóa không phù hợp với văn hóa Á Đông và Việt Nam,
gây nên những tình trạng hiểu nhầm, làm mất đạo đức nhân cách, kìm hãm sự phát
triển trí tuệ, nhu cầu hưởng thụ cái mới, văn hóa của đại bộ phận người dân. Vì vậy,
sau đây sẽ làm rõ một số vấn đề góp phần hiểu rõ về bản chất, chức năng và một
vài nhận đinh đề xuất để có thể quản lý tốt hơn các hoạt động lễ hội, sự kiện giai


đoạn hiện nay.
1. Bản chất, chức năng của lễ hội, sự kiện, nhận định đề xuất việc tổ chức, quản
lý hoạt động lễ hội, sự kiện giai đoạn hiện nay:
• Bản chất, chức năng:
“Lễ hội” hay “Hội lễ” là một sinh hoạt văn hóa dân gian nguyên hợp mang tính
cộng đồng cao của nông dân hay thị dân diễn ra trong những chu kỳ không – thời
gian nhất định, được tổ chức theo phương pháp cảnh diễn hóa<sân khấu hóa> nhằm
tôn vinh những giá trị thiêng để tỏ rõ những ước vọng, giúp thỏa mãn các nhu cầu
văn hóa tinh thần, góp phần
thắt
chặtGiêng
các mối
quanở hệ
xãBắc.
hội.
Lễ hội
tháng
nổi tiếng
miền
Cấu trúc của lễ hội bao gồm 2 phần chính: phần lễ <yếu tố chính> và phần hội
< yếu tố phát sinh>, không có lễ thì sẽ không được gọi là lễ hội nữa và nếu như có
người gọi Hội lễ <theo thói quen> thì “lễ” vẫn là yếu tố chính.
Lễ là phần quan trọng trong văn hóa của con người, trong cuốn Kinh dịch của
“Nho giáo” có phần “Kinh lễ”<Thi – Thư – Lễ - Nhạc> dạy cho con người muốn
làm được việc đại sự thì cần phải có “Lễ”, không lấy lễ nghĩa làm tiết chế thì việc
gì cũng làm không xong, nó biểu trưng cho cách ứng xử của con người với cái
thiêng, cái tâm linh. “ Đối tượng cử lễ” <DTCL>là cái trung tâm, quan trọng nhất
trong phần lễ, tôn vinh các giá trị lịch sử - văn hóa, các nhân vật lịch sử mà lễ hội
đang kỷ niệm, để tôn vinh “ ĐTCL” có 3 phần đó là: nghi thức, nghị vật và nghi
trượng. “Nghi thức” là các động tác làm lễ theo đúng trình tự, thao tác đã được quy

định, “Nghi vật” là lễ vật dâng lên “ ĐTCL”, “Nghi trượng” là cảnh quan môi
trường xung quanh buổi lễ, cả 3 phần đều quan trọng và gắn liền với nhau nhằm
2


giúp kết nối giữa người đang sống, những người đã chết cũng như thế lực siêu
nhiên để làm bật lên “ĐTCL”.
Lễ hội sau đây mà ở đó nghiêng về phần lễ nhiều hơn phần hội. Vào tháng 4
âm lịch, lễ hội Bà Chúa Xứ diễn ra ở Châu Đốc – An Giang, lh Bà Chúa Xứ là lh
Thờ Mẫu rất gần gũi với người dân, họ như những đứa con dựa vào mẹ để được
che chở, phù hộ bằng tất cả tâm tư, tình cảm và nguyện vọng gửi gắm vào Bà về
sức khỏe, tài lộc,...Bà được xem là một vị thần bảo hộ của vùng đất, có quyền năng
vô hạn, việc tôn thờ Bà và niềm tin được bà che chở khiến cho cư dân cảm thấy yên
tâm làm ăn.
Lễ thể hiện sự tôn kính và trật tự trong ý nghĩ, lời nói và việc làm, lễ hội nào.
Lễ hội là dịp con người được trở về nguồn, nguồn cội tự nhiên hay nguồn cội của
dân tộc đều có ý nghĩa thiêng liêng trong tâm trí mỗi người, là một sản phẩm và
biểu trưng cho một nền văn hóa, minh chứng cho một sức sống dẻo dai của dân tộc
ta, mang dấu ấn lịch sử rõ nét.
Hội được cấu thành bởi những nghi thức sinh hoạt vui chơi, ăn uống tham
quan lễ hội bằng sự nhận thức, sáng tạo, nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, sáng tạo và
thẫm mỹ.Bà Chúa Xứ núi Sam – Châu Đốc, An Giang.
Lễ hội Chọi Trâu Đồ Sơn – Hải Phòng

Sự kiện <Event> là hiện tượng xảy ra đích thực < hiện thời> và có ý nghĩa
lớn, có tác động xã hội rộng rãi về < chính trị, lịch sử, kinh tế, văn hóa>, được tổ
chức theo hình thức lễ hội nhưng không lặp lại định kỳ như lh, cũng có phần “Lễ”
và phần “Hội”, sự kiện ở đây có thể hiểu như lễ cưới hỏi, sinh nhật, thôi nôi.
Tính chất tự quản, tinh thần dân chủ, nội dung nhân bản cũng là những giá trị
văn hóa cần chú ý. LH là hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng tổng hòa, trong đó

con người tự tổ chức, chi phí, tự vui chơi và cùng vui chơi, hơn thế của cộng đồng
cùng tham gia sáng tạo và tái hiện, hưởng thụ những sinh hoạt văn hóa – tâm linh
trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội và với bản thân họ.“Nhờ
cùng chia sẻ một niềm tin, tín ngưỡng chung mà thông qua lh, các dân tộc thông
cảm với nhau hơn, cùng xây dựng một cộng đồng dân cư văn hóa tốt đẹp”.
Hiện nay có 2 loại là “Lễ hội cổ truyền” và “Lễ hội hiện đại”:
Lh cổ truyền còn gọi là LH dân gian, truyền thống gồm các thể loại chính là:
lh gia đình<cưới, tang, giỗ>, lh làng nông nghiệp< đình, miếu, lăng>, lh thờ tổ
nghiệp truyền thống< kim hoàn, sân khấu>, lh thờ cá voi< ngư dân miền biển>, lh
tôn giáo, lh các dân tộc ít người, Tết, lh thờ mẫu nữ thần. Lễ hội truyền thống là
hiện tượng lịch sử, hiện tượng văn hóa có mặt ở Việt Nam từ lâu đời và có vai trò
3


không nhỏ trong đời sống xã hội. Những năm gần đây, trong bối cảnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế của nước ta, văn hóa truyền thống nói chung,
trong đó có lễ hội truyền thống đã được phục hồi và phát huy, làm phong phú hơn
đời sống văn hóa của Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, tốt đẹp
trong phục hồi và phát huy lễ hội cổ truyền trong đời sống xã hội đương đại, thì
cũng không ít các vấn đề nảy sinh khiến xã hội cần phải nhìn nhận lại và tìm cách
khắc phục để những mặt tinh hoa của lễ hội cổ truyền được đẩy mạnh và phát huy,
khắc phục dần các hạn chế, tiêu cực. Và bao giờ cũng thế, mọi hành động của con
người đều bắt đầu từ nhận thức, chỉ khi chúng ta có nhận thức đúng về lễ hội cổ
truyền thì việc phục hồi và phát huy nó trong đời sống xã hội đương đại mới mang
lại hiệu quả mong muốn. Lễ hội cổ truyền bản thân nó đã là một giá trị văn hóa lớn
trong đời sống truyền thống và hiện đại. Lễ hội cổ truyền là những mốc đánh dấu
hộiđời
Đình
An Hải
Quảng

chu trình đời sống sản xuấtLễvà
sống
xã –hội
của Nam
mỗi cộng đồng người, mà một
khi cái mốc mang tính lễ nghi đó chưa được thực hiện thì các quá trình sản xuất và
quá trình xã hội đó sẽ bị đình trệ, sự sinh tồn và các quan hệ xã hội sẽ bị phá vỡ. Ví
dụ, nếu người Việt và người Tày chưa thực hiện nghi lễ “Hạ điền”, “Lồng tồng” thì
việc gieo hạt đầu mùa sẽ không thể thực hiện, đứa trẻ sinh ra nếu chưa được thực
thi nghi lễ “thổi tai”, đặt tên thì nó chưa thể trở thành con người, một chàng trai đến
tuổi trưởng thành mà chưa trải qua nghi lễ thành đinh, cấp sắc thì chưa thể trở
thành một thành viên thực sự của cộng đồng, một đôi nam nữ thanh niên chưa là lễ
tơ hồng, lễ trình gia tiên thì không thể trở thành vợ chồng, một người chết nếu chưa
được thày Tào của người Tày chưa đến thực hiện nghi lễ gọi hồn đưa hồn thì nghi
lễ mai táng sẽ không được thực thi. Do vậy, một nghi lễ, lễ hội bao giờ cũng mang
tính chuyển tiếp của một chu trình sản xuất vật chất hay xã hội nhất định.
Trong số hơn 7000 lễ hội cổ truyền của nước ta, xét về nguồn cội đều là lễ hội
nông nghiệp, quy mô ban đầu là hội làng. Tuy nhiên, trong tiến trình lịch sử, các lễ
hội nông nghiệp này dần biến đổi, làm phong phú hơn bằng những nội dung lịch sử
(nhất là lịch sử chống ngoại xâm), nội dung xã hội (nhất là các quan hệ cộng đồng),
nội dung văn hóa tạo nên diện mạo vô cùng phong phú và đa dạng như ngày nay.
LH hiện đại còn gọi là lh mới, đại chúng, cách mạng cũng là một trong những
chương trình lh gồm lh truyền thống, lh văn hóa, lh du lịch,... có đặc điểm hướng
tới các giá trị lịch sử - văn hóa vì nhu cầu chính trị xã hội của con người đương đại.
Lh hiện đại là kết tinh thành quả của lao động sản xuất, chiến đấu của cá nhân tập
thể trong tiến trình xây dựng và giữ nước của dân tộc vào giai đoạn mới. Lh hiện
đại là sự kế tiếp truyền thống, từng bước xác lập những truyền thống mới,góp phần
khẳng định và tôn vinh những giá trị dân tộc và thời đại trong điều kiện mới. Dưới
góc độ nào đó, cùng với lh truyền thống, lh hiện đại trở thành “sân chơi văn hóa”
4



mang sắc thái hiện đại. Nó phần nào xóa đi yếu tố “ địa phương chủ nghĩa”, tính
bản vị, cục bộ địa phương/ sắc tộc để hướng tới giá trị Chân – Thiện – Mỹ mang
tính phổ quát. Lh hiện đại diễn ra do các cơ quan chính quyền đoàn thể tổ chức, sử
dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, các yếu tố cấu thành của đời sống hiện đại
như: Nghi thức, phương tiện âm thanh, ánh sáng, trang phục, ngôn ngữ, biểu tượng.
Thông thường lh hiện đại được tiến hành qua các bước sau: rước lửa truyền thống,
lửa biểu trưng cho cái thiêng tăng thêm sự trang nghiêm hoành tráng cho lh; rước
cờ tổ quốc, cờ hội, cờ thể thao; nghi thức hát quốc ca; lễ dân hương; diễn văn, chúc
văn khai mạc của người đại diện; đại biểu phát biểu ý kiến; duyệt, diễu binh diễu
hành, biểu dương lực lượng; các hoạt động văn hóa nghệ thuật tập thể; bắn pháo
hoa, thả đèn trời, chim bồ câu cùng các hình thức hoạt động khác liên quan đến
buổi lễ. Lh hiện đại có ý nghĩa xã hội to lớn liên quan đến các sự kiện chính trị
quân sự, văn hóa xã hội.
Thực chất lễ hội là cuộc sống được tái hiện dưới hình thức tế lễ và trò diễn, đó
là cuộc sống lao động, chiến đấu của cộng đồng, cư dân. Tuy nhiên bản thân cuộc
sống không thể trở thành lh được nếu như chính nó không được thăng hoa, liên kết
và quy tụ lại thành thế giới của tâm linh, tư tưởng của các biểu tượng vượt lên trên
thế giới của phương tiện và điều kiện tất yếu, đó là thế giới là cuộc sống thứ 2 thoát
ly tạm thời thực tại, đạt tới hiện thực lý tưởng mà ở đó mọi thứ đều trở nên đẹp đẽ,
lung linh siêu việt và cao cả.
Giá trị văn hóa tiêu biểu nhất của lh là tính cộng đồng và sự cố kết cộng đồng.
Liên hoan Tiếng hát Chầu Văn – Vĩnh Phúc
Mọi lh dù được phân chia ra sao, dù mang nội dung tôn giáo, nghề nghiệp, vòng
đời hay gì đi nữa thì bao giờ cũng là sinh hoạt của một cộng đồng để biểu dương
những vốn liếng văn hóa và sức mạnh, tạo nên sự cộng mệnh, cộng cảm và tính cố
kết cộng đồng< cộng đồng làng, cộng đồng nghề nghiệp, cộng đồng gia tộc, cộng
đồng địa phương hay quốc gia cộng đồng tôn giáo,...>
• Nhận định, đề xuất:

Từ việc nắm bắt được tình hình thực tế đang diễn ra, các hình thức tổ chức tự
phát theo thói quen, trí nhớ, dễ hình thành nên các hủ tục, các hình thức mê tín dị
đoan trộn lẫn tín ngưỡng tôn giao, trong nét văn hóa. Vậy làm thế nào để phân biệt
được nó, cái cốt lõi là cần có sự hiểu biết và nắm bắt được “ĐTCL” ở lh đó, kèm
theo những giải pháp đúng đắn, đồng bộ khi quản lý lh, sự kiện. Mục tiêu của quản
lý lh, sự kiện lạ: tạo ra những điều kiện và không gian tự do cho sự phát triển phát
huy các hoạt động văn hóa lh, sự kiện, bảo vệ và khích lệ mọi lực lượng tham gia
5


hoạt động văn hóa lh, sự kiện, chủ động bảo tồn phát huy các vốn di sản văn hóa lh
dân tộc và tiếp thu thành tựu văn hóa lh thế giới.
Để quản lý tốt vấn đề này, cần kết hợp các giải pháp sau:
• Nguyên lý, nguyên tắc chung:
 Trong lễ hội cổ truyền, hiện nay đan xen giữa yếu tố phong tục tập quán và hủ tục,
nó rất khó giải quyết vì xuất hiện cùng thời điểm, nhiều yếu tố bây giờ đã trở thành
hủ tục không phù hợp với văn hóa văn minh ngày nay, ví dụ như tục “cà răng căng
tai”, tục phá trinh,...nó ảnh hưởng nghiêm trọng và cần loại bỏ hẳn các hủ tục đó ra
khỏi một số lh, phong tục tập quán nào tốt đẹp tiếp tục phát huy, gìn giữ.
 Xử lý mối quan hệ Tín ngưỡng, tôn giáo, mê tín dị đoan: Việt Nam là một nước tự
do tín ngưỡng tôn giáo nên có rất nhiều vấn đề cần giải quyết, tín ngưỡng tôn giáo
là một nét văn hóa cần thiết, niềm tin tâm linh, nhiều người lợi dụng vấn đề này để
trục lợi hoặc bôi nhọ, tìm phá rối nền chính trị ổn định của nước ta, ví dụ như vụ
bạo động của giáo dân với cảnh sátở Thanh Hóa, Lh Bà Chúa Xứ Núi Sam từng bị
nghi oan là mê tín dị doan, uống nước tắm tà. Vì được tổ chức theo hình thức tự
phát, theo trí nhớ thói quen nên nếu như không hiểu rõ được đặc điểm nguồn gốc sẽ
khó khăn trong việc quản lý, cần tránh các yếu tố mê tín, dị đoan trong tín ngưỡng,
tôn giáo.
 Xử lý mối quan hệ bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa lịch sử: đây là vấn đề
cần thiết của nhà quản lý để giữ cho bằng được bản sắc văn hóa riêng của dân tộc,

bảo tồn phát huy gắn với tôn tạo để không ngừng nâng cao chất lượng của lh, sự
kiện, đáp ứng sự kỳ vọng của người tham gia.
• Kết hợp đồng bộ pháp lý:
 Hành chính pháp chế: quản lý nhà nước về mặt hành chính là hết sức cần thiết khi
tổ chức lh, sự kiện, cần có các văn bản cấp phép của các cấp chính quyền để đảm
bảo thực hiện đúng pháp luật, tránh các thiếu sót về hành chính.
 Nghiệp vụ chuyên môn: đây là mặt không thể thiếu của người tổ chức, tác nghiệp
tại địa điểm lh, sự kiện diễn ra, bằng chuyên môn, sự nghiên cứu của mình để có
thể chỉ đạo thực hiện với tình huống bất ngờ cần tới chuyên môn.
 Kinh tế: đây là điều tất yếu trong lh, sự kiện, để đảm bảo được nguồn kinh phí tổ
chức, bảo tồn tôn tạo các di tích, các khoản từ thiện khác trong xã hội.
Khai thác phát huy lh, sự kiện trong hoạt động du lịch, để góp phần tuyên
truyền quản bá chương trình lh, sự kiện mà chung nhất là quản bá đất nước con
6


người Việt Nam, tạo được nguồn kinh phí lớn, đây là lợi thế của Việt Nam khi
chúng ta có rất nhiều lễ hội, sự kiện diễn ra – ngành công nghiệp không khói.
Nước ta có gần 8.000 lh một năm, tức là tính trung bình có đến 21 lh diễn ra
trong một ngày. Như vậy mỗi ngày có đến hàng chục ngàn người nghỉ công việc để
đi chơi lh, lh được tổ chức quá nhiều vừa gây lãng phí tiền của, lãng phí giờ lao
động của những người bỏ việc tham gia lh, vừa thiếu kiểm soát. Việc làm cấp bách
hiện nay là giảm tần suất lh, các cấp chính quyền địa phương một số nơi chưa thật
sự chú trọng đến vị trí vai trò của công tác lh trong lòng người dân, buông lỏng
quản lý, thiếu kiểm tra giám sát và kịp thời phát hiện những vi phạm trong lh để xử
lý.
Thời gian gần đây, một số lh còn xuất hiện các hình ảnh bạo lực, phản cảm
như chém lợn, đâm trâu, treo cổ trâu, cướp lộc, đánh nhau,... Đặc biệt những cảnh
đánh nhau làm méo mó đi tính văn hóa tốt đẹp tại các lh, trước tình hình này chúng
ta cần phải điều chỉnh sao cho phù hợp và loại bỏ những lh có hành động phản cảm,

không có tác dụng giáo dục, không đề cao được tính nhân văn. Các cấp chính
Phú Thọ
quyền hết sức Đền
quanHùng
tâm– đến
việc kiểm kê, đánh giá phân loại đề xuất, đảm bảo
nguyên tắc tiết kiệm, vui tươi lành mạnh.
Lh là hướng thượng chứ không phải thấp lè tè như những chuyện chúng ta
đang thấy, đi đến lh là để bày tỏ lòng thành kính thần thánh, hóa thân hòa nhập
trong thánh thần, nhiều người đến đây chỉ để cầu tài, cầu may, cầu lộc bằng mọi giá
Hình ảnh chém lợn, đánh nhau gây phản cảm tại một
như: chuyện đốt vàng mã, ở đây có lẽ nhiều người
nghĩ rằng càng đốt nhiều bấy
số lễ hội.
nhiêu thì càng linh thiêng của thần thánh bấy nhiêu sự thành kính ở trong lòng mọi
người như cái “Tâm” của ta luôn dành sự trang trọng nhất khi đến với lh, đến với
niềm tin của chúng ta, đốt nhiều vàng mã thứ nhất là hao tốn tiền của, thứ hai là
đang cố làm ngạt thở các vị thần linh thiêng mà thôi; chuyện một số người nhét tiền
lẻ vào các khe hở nghõ ngách của tượng các vị thần, giành giật nhau những cành
hoa vì họ cho rằng đây là cướp lộc, nhưng dù thế nào đi nữa thì vô hình dung sẽ
làm cho lh mất thiêng, cái linh thiêng mà các cụ xưa kia đã tưởng nhớ, hình thành
các lh cho chúng ta ngày nay. Vì vậy giải pháp thiết thực nhất là làm cho mọi người
dân hiểu rõ, thấm nhuần các giá trị, linh thiêng của các vị thần và từ đó định hướng
cho người dân bày tỏ lòng thành kính đó một cách có văn hóa, một cách thiêng
nhất, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân đấu tranh loại bỏ các
hình thức biếng tướng vô văn hóa đang diễn ra ở một số lh, từ đó các lh có thể tồn
tại được trong hoàn cảnh một số lh có thể bị loại bỏ do tiêu cực.
Hiện tượng trục lợi từ các lh diễn ra khá phổ biến. Nhiều lễ hội thu hàng chục
tỷ đồng từ tiền công đức, nhưng hầu như nguồn thu này không kiểm soát được, mỗi
7



nơi áp dụng một cách quản lý khác nhau, đây là nguyên nhân đẻ ra những biến
tướng nhằm thu tiền của khách hành hương. Về vấn đề này cần có sự quản lý chặt
chẽ công khai minh bạch, đặt hòm công đức là thái độ thiện chí của người dân, họ
muốn gửi gắm việc trùng tu tôn tạo các di tích cần phải quản lý các hòm công đức
sao cho văn minh, lịch sự.
Một số lễ hội của Việt Nam:
2. Ý tưởng, kế họach một chương trình lh, sự kiện dự kiến sẽ tổ chức trong thời
gian tới:
• Ý tưởng:
Nhằm tổ chức một buổi lễ họp lớp cuối cùng của lớp Quản lý văn hóa – Khóa
19, ôn lại kỷ niệm khi mới tập tễnh bước vào giảng đường Đại học – Cao đẳng, sau
3 năm học tập, rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm, tạo được một hành trang vững chắc
khi bước ra khỏi giảng đường có thể tự lập lo cho bản thân, làm việc cống hiến cho
đất nước.
Đua lớp
thuyền
ngư đi
dânđầy
miềnđủbiển
Ban tổ chức thông báo cho tất cả các bạnHội
trong
tậpcủa
trung
vào 7
Lễ
hội
Tịch
Điền

giờ sáng trước Lễ khai giảng do trường tổ chức một
ngày để thực hiện buổi lễ chia
Lễ hội Cầu Ngư
tay được thành công, vắng sẽ bị Cô giáo chủ nhiệm kiểm điểm vào hôm sau sau. <
tổ chức trước lễ tốt nghiệp của trường để các bạn đi đầy đủ, nếu sau đó thì các bạn
có thể không đi đầy đủ>.

Ban tổ chức gồm: 1 MC, ban cán sự lớp, GVCN, đạo diễn<tôi>, trừ ban tổ
chức còn lại các bạn khác không biết trước “kịch bản chương trình”. Khách mời:
tất cả giáo viên của Khoa văn hóa.
Lễ hội Quan Thế Âm – Đà Nẵng

Vào sáng đó trước ngày tốt nghiệp, ban tổ chức đi sớm để mua đồ ăn uống,
trang trí bảng, sắp xếp bàn ghế. Đúng 8 giờ, lễ tân mời các bạn vào chỗ ngồi, MC
điều hành bắt đầu tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, hát quốc ca, phút mặc niệm để
ghi nhớ công ơn thầy cô. MC điều hành chơi 2 trò chơi đã được chuẩn bị, tiếp theo
là các bạn bày đồ ăn nước uống chuẩn bị từ bên ngoài vào, MC mời giáo viên, các
bạn ăn uống, mọi người đang ăn thì bất ngờ xuất hiện “tiết mục hài” của ban tổ
chức đã dàn dựng từ trước ( 4 bạn diễn có nội dung là mới vào học thì ai cũng xa
lạ, vì chưa hiểu nhau nên ganh đua đánh nhau, nhưng ngày ra trường thì lại ôm
nhau khóc). Tình huống này hứa hẹn sẽ tạo ra sự thỏa mái của mọi người trong
buổi lễ, tiếp theo giáo viên chủ nhiệm phát biểu lời chia tay cũng như chúc các bạn
Lễ hội Văn Hóa Cồng Chiêng – Lâm Đồng
Lễ hội truyền thống Cố Đô Hoa Lư
bước vào ngưỡng của mới của cuộc đời, các bạn sẽ tự lập vào cuộc sống khi không
còn giáo viên cạnh nhắc nhở, la mắng( tình huống này hứa hẹn sẽ đánh thức được
8


các bạn, tạo nên không khí chia tay). MC thay mặt lớp phát biểu cảm ơn, đề nghị

các bạn trong lớp thể hiện lòng biết ơn, bằng các ôm thân thiết với Giáo viên, tặng
hoa, trên nền nhạc buồn của bài hát “Tạm Biệt Nhé”, tạo một sự cảm động về ngày
cuối cùng được gặp nhau trước khi bước ra giảng đường. Cuối giờ các bạn chào
tạm biệt thầy cô, dọn diệp vệ sinh.
• Kế hoạch:
Kế hoạch chương trình:
 Tên chương trình: “Lễ Tổng Kết Lớp Quản Lý Văn Hóa Khóa 19
 Mục đích, yêu cầu: ôn lại kỷ niệm, tri ân thầy cô, hứa hẹn sẽ tiếp tục học tập
làm việc cống hiến cho đất nước.

Nội dung chương trình:
Nội dung

Người thực hiện

Nghi thức
chào cờ

Tất cả mọi người

Tuyên bố lý
do, giới thiệu
đại biểu
Chơi trò chơi
đuổi hình bắt
chữ
Chơi trò chơi
thổi bong
bóng
Ăn uống


Diễn hài
Phát biểu

MC
MC điều hành,
tất cả các bạn<
trừ BTC>
MC điều hành,
10 bạn xung
phong
MC, Các bạn
cùng nhau bày
dọn đồ ăn cho
GV và mọi người
4 diễn viên của
BTC
Giáo viên chủ

Địa điểm

Thời
Phương tiện
gian
Khuôn viên hội 8h
– Dàn âm thanh:
trường B
8h3’
micro, âm ly,
loa, nhạc usd

Khuôn viên lớp 8h3’ – Micro
học
8h10’
Sân khấu hội 8h10’ – Micro,
hình
trường B
8h40’
ảnh, bàn ghế
cho bạn chơi
Sân khấu hội 8h40’ – Micro,
bong
trường B
9h
bóng, dây buộc,
giỏ đựng
Dọn trên bàn 9h
– Đồ ăn chuẩn bị
trong
hội 9h20’
sẵn bên ngoài
trường
đem vào
Sân khấu hội 9h20’ – Micro
trường B
9h40’
Trước lớp
9h40’ – Micro
9



Phát biểu
Xem video

Tri ân giáo
viên, tặng hoa,
ôm

nhiệm
Lớp trưởng

Trước lớp

Lớp
trưởng
thuyết minh về
sự dạy giỗ của
giáo viên, công
ơn to lớn của
người đưa đò
Tất cả các bạn

9h50’
9h50’ – micro
10h
10h
– Máy chiếu
10h5’

10h5’ – Micro,
hoa

10h25’
chuẩn bị sẵn,
nhạc bài hát
“tạm biệt nhé”
10h25’ -

Chào tạm biệt Tất cả các bạn
thầy cô
Dọn diệp
Tất cả các bạn

Là một sinh viên được học môn Tổ chức và quản lý Lễ hội sự kiện, tiếp thu
những kiến thức quý giá của giảng viên, em xin hứa sẽ tiếp tục học tập nghiên cứu
nâng cao sự hiểu biết của bản thân để góp phần xây dựng những chương trình lễ
hội và sự kiện được tốt hơn sau khi ra trường làm việc, cống hiến. Lễ hội và sự kiện
là một môn là thiết nghĩ sẽ ngày càng là nhu cầu quan trọng và không thể thiếu
trong cuộc sống, là ngành mũi nhọn để sinh viên đam mê yêu thích ra trường có thể
tìm việc làm cho bản thân và cống hiến cho quê hương đất nước.

10


Tài liệu tham khảo:
• Tài liệu môn Tổ chức và quản lý lễ hội sự kiện, TS.Huỳnh Quốc Thắng.
• Đề tài nghiên cứu Lễ hội Bà Chúa Xứ Núi Sam, TS.Huỳnh Quốc Thắng.
• Chương trình Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời vấn về vấn đề Lễ hội hiện nay>, Ban thời sự VTV.

11




×