Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Vị trí địa lý, phạm vi nghiên cứu, tài nguyên vị thế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.67 KB, 23 trang )

Chuyên đề 1: Vị trí địa lý, phạm vi nghiên cứu, tài nguyên vị thế

Chương 1
VỊ TRÍ, PHẠM VI VÀ CÁC LOẠI TÀI NGUYÊN VỊ THẾ
1.1. Vị trí địa lý và giới hạn phạm vi nghiên cứu
1.1.1. Vị trí địa lý
Vùng đầu nguồn sông Hương bao gồm 2 huyện Nam Đông và A Lưới của
tỉnh Thừa Thiên Huế, được giới hạn bởi:
Phía Bắc giáp với huyện Phong Điền, Hương Trà, Hương Thủy và Phú Lộc.
Phía Nam giáp với tỉnh Quảng Nam và nước CHDCND Lào.
Phía Tây giáp với tỉnh Quảng Trị.
Phía Đông giáp với thành phố Đà Nẵng.
Toàn bộ khu vực nghiên cứu tổ chức theo 32 đơn vị hành chính, trong đó
gồm 30 xã và hai thị trấn, trong đó huyện Nam Đông gồm 10 xã và 01 thị trấn Khe
Tre, với tổng diện tích đất tự nhiên là 65.614 ha; huyện A Lưới gồm 20 xã và 01
thị trấn A Lưới, với tổng diện tích đất tự nhiên là 1.232,73 km2.
Khu vực nghiên cứu là 2 huyện miền núi có địa hình phức tạp, điều kiện tự
nhiên khá phong phú, tài nguyên thiên nhiên đa dạng và là tiềm năng lớn cho sự
phát triển các ngành công nghiệp.
Ngoài ra, do đặc điểm vị trí địa lý như vậy mà khu vực nghiên cứu có điều
kiện khí hậu rất thuận lợi, tạo điều kiện cho sự phát triển du lịch, đặc biệt là du
lịch – sinh thái nghỉ dưỡng. Ở đây cũng là nơi tập trung diện tích rừng tự nhiên lớn
nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế, vì vậy giá trị về tài nguyên rừng mang lại là rất lớn,
đặc biệt là lâm sản, thuốc chữa bệnh, động vật quý hiếm…
Lãnh thổ nghiên cứu có Quốc lộ 49 và đường Hồ Chí Minh chạy qua, nhìn
chung, cơ sở hạ tầng về giao thông khu vực này chưa được thuận lợi cho sự giao
lưu, phát triển kinh tế - xã hội.
1.1.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Khu vực nghiên cứu có tọa độ địa lý 107 o00’56’’ – 107o53’ độ kinh Đông
và 15o59’33’’ – 16o21’08’’ độ vĩ Bắc.
1.2. Phân tích vai trò các loại tài nguyên vị thế


1.2.1. Tài nguyên nước
1.2.1.1. Tài nguyên nước mặt

SVTT

1


Chuyên đề 1: Vị trí địa lý, phạm vi nghiên cứu, tài nguyên vị thế

Nam Đông và A Lưới là 2 huyện miền núi nên có lượng mưa trung bình
năm lớn nhất tỉnh Thừa Thiên Huế, do vậy tài nguyên nước ỏ đây rất dồi dào.
Ngoài 3 sông lớn: Hữu Trạch, Tả Trạch và sông Bồ, khu vực đầu nguồn
sông Hương còn có nhiều hệ thống khe, suối… khá chẳng chịt.
+ Sông Hữu Trạch: bắt nguồn từ những dãy núi cao A Tép và Ca Năng
thuộc dãy Trường Sơn, các dãy núi liên tiếp nhau, nhiều triền núi chạy ra tận sông
làm cho lòng sông Hữu Trạch hẹp, đáy sông lởm chởm, nhiều ghềnh, thác với độ
dốc bình quân 29m/km. Sông chảy rất quanh co với chiều dài 51 km, chiều dài
sông chảy qua huyện A Lưới khoảng 38,5 km. Bờ sông dốc được cấu tạo bằng đất
đá có khả năng chống xói tốt.
+ Sông Tả Trạch: bắt nguồn khu vực núi có độ cao dao động từ 900 – 1000
m nên có độ cao bình quân lưu vực lớn, khoảng 326 m. Sông có chiều dài khoảng
trên 70 km, chiều dài sông chảy qua huyện Nam Đông khoảng 32 km, loàng sông
hẹp và được mở rộng dần về phía hạ lưu (gần điểm nhập lưu ngã ba Tuần có mặt
cắt sông lớn nhất).
Sông Tả Trạch có 9 phụ lưu chảy qua vùng rừng rậm, đồi núi hiểm trở nên
lắm thác ghềnh, độ dốc bình quân của sông lớn 29%, mật độ lưới sông 0,20
km/km2. Chiều dài trung bình của toàn lưu vực sông khoảng 30km, chiều rộng
khoảng 40 km. Do có lượng mưa lớn nên lượng nước của sông khá dồi dào.
+ Sông Bồ: bắt nguồn từ khu vực núi thuộc dãy Đông Trường Sơn, có các

đỉnh cao như Động Ngãi (1774 m), Động Re Lao (1487 m)… nên độ cao bình
quân lưu vực lớn 384 m và độ dốc lưu vực sông lớn, bình quân 27,4% khoảng
10,2 m/km, với độ dốc lòng sông trung bình đạt 7, 80/00 khoảng 6,9 m/km. Nằm
trong vùng đồi hẹp chuyển tiếp từ vùng núi xuống đồng bằng, độ dốc bờ sông nhỏ,
ít phân cắt, địa hình vùng lòng hồ có nguồn gốc bóc mòn – tích tụ. Sông Bồ có
diện tích hứng nước 938 km2 chiếm 33,2% diện tích lưu vực sông Hương.
Bảng 1.1. Đặc trưng hình thái các sông ở huyện A Lưới
Tên sông

Độ cao
Độ dốc bình
nguồn (m)
quân lưu
vực (m/km)

Chiều rộng
bình quân
lưu vực (km)

Mật độ lưới
sông
(km/km2)

Hệ số
uốn
khúc

Sông Bồ

600


27,4

12,7

0,64

1,85

Hữu Trạch

500

29,0

14,6

0,64

1,51

Rào Nhỏ

1100

8,2

1,61
[Nguồn: Viện Địa lý]


SVTT

2


Chuyên đề 1: Vị trí địa lý, phạm vi nghiên cứu, tài nguyên vị thế

Bảng 1.2. Một số đặc trưng dòng chảy các lưu vực sông ở Nam Đông
STT

Lưu vực

F (km2)

R0 (mm)

Y0 (mm)

M0 (l/s.km2)

α0

1

Thượng Nhật

186

3380


2480

78,6

0,73

2

Thượng Lộ

44

3809

2909

92,2

0,76

3

Hương Phú

40

3420

2520


79,8

0,74

4

Khe Tre

232

3801

2901

92,0

0,76

5

Hương Sơn

508

3515

2651

82,9


0,74

Toàn huyện

650,5

3516

2988

78,8

0,73

Trong đó :F là diện tích lưu vực; R 0 là lượng mưa trung bình năm; Y0 là độ
sâu lớp dòng chảy trung bình năm; M0 là modun dòng chảy; α0 là hệ số dòng chảy.
Tiềm năng lưu lượng nguồn nước mặt các lưu vực sông khu vực đầu nguồn
sông Hương có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước cho sinh hoạt, sản
xuất nông – lâm – nghiệp và các ngành nghề khác trên địa bàn 2 huyện Nam Đông
và A Lưới. Đặc biệt do ảnh hưởng của độ cao địa hình và cấu tạo hình thái địa
hình, sông suối ở đây thường có độ uốn khúc và độ dốc lớn nên có giá trị rất lớn
trong việc xây dựng và phát triển các nhà máy thủy điện, du lịch phục vụ cho sự
phát triển kinh tế xã hội và đời sống dân sinh của người dân địa phương và cung
cấp nước – điện cho khu vực hạ du.
Tuy nhiên, sự phân phối lượng dòng chảy trong năm các sông ở đây không
đều theo cả không gian và thời gian. Trong năm, dòng chảy được phân ra hai mùa
rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn. Thời gian bắt đầu và kết thúc của một mùa thường thay
đổi theo năm. Do đó sự phân định mùa chỉ là tương đối, nó thể hiện quy luật nhiều
năm mà không phải một năm cá biệt nào. Tuy nước nước sông ở đây chất lượng
còn khá tốt nhưng do ảnh hưởng của hoạt động kinh tế xã hội, đặc điểm tự nhiên

và cấu tạo địa chất nên vào mùa mưa nước sông thường bị đục do lũ gây xói lở
đất, còn vào mùa hạ nhiệt độ nước sông tăng cao.
1.2.1.2. Tài nguyên nước dưới đất
Do nguồn nước mặt dồi dào kết hợp với nền địa chất và cân bằng nước
hàng năm luôn dương nên tài nguyên nước dưới đất khu vực nghiên cứu rất dồi
dào. Nước dưới đất tập trung chủ yếu ở những khu vực địa hình thấp, trên nền phù
sa cổ nên có ý nghĩa cho việc khai thác phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.

SVTT

3


Chuyên đề 1: Vị trí địa lý, phạm vi nghiên cứu, tài nguyên vị thế

Bảng 1.3. Các tầng chứa nước ở A lưới
Tầng chứa nước

Mức độ chứa nước

* Tầng nước lổ hỏng
- Tầng Holocen

Giàu

- Tầng Pleistocen

Trung bình - gìau

* Tầng nước khe nứt

- Tầng chứa nước khe nứt trầm tích lục nguyên Trung bình - nghèo
tuổi Jura
- Tầng chứa nước khe nứt trong trầm tích Pecmi

Nghèo

- Tầng chứa nước khe nứt trầm tích Devon hạ, hệ
tầng Tân Lâm

Nghèo - rất nghèo

- Tầng chứa nước khe nứt trầm tích Ocdovic Nghèo - rất nghèo
thượng-Silua hạ, hệ tầng Long Đại
- Tầng chứa nước khe nứt các đá biến chất

Nghèo - rất nghèo
[Sở KHCN TTH]

Trữ lượng tiềm năng khai thác nước dưới đất trên địa bàn A Lưới được mô
tả trong bảng sau (đơn vị: m3/ngày)
Bảng 1.4. Tiềm năng khai thác nước các tầng chứa nước A Lưới
Tầng chứa nước

Trữ lượng
động tự
nhiên

Trữ lượng
tĩnh trọng
lực


Trữ lượng
tĩnh đàn
hồi

Trữ lượng
khai thác
tiềm năng

Tầng Holocen

62.205

787

65.992

Tầng Pleistocen

47.804

577

48.381

Tầng chứa nước khe nứt
trầm tích lục nguyên tuổi
Jura

25.709


SVTT

25.709

4


Chuyên đề 1: Vị trí địa lý, phạm vi nghiên cứu, tài nguyên vị thế

Tầng chứa nước khe nứt
trong trầm tích Pecmi

101.385

101.385

Tầng chứa nước khe nứt
trầm tích Devon hạ, hệ
tầng Tân Lâm

15.682

15.682

Tầng chứa nước khe nứt
trầm
tích
Ocdovic
thượng-Silua hạ, hệ tầng

Long Đại

548.508

548.508

- Tầng chứa nước khe nứt
các đá biến chất

391.232

391.232
[Sở KHCN TTH]

Tài nguyên nước dưới đất của huyện Nam Đông cũng bao gồm nhiều tầng
chứa nước khác nhau với mức độ chứa nước khác nhau.
Bảng 1.5. Các tầng chứa nước ở Nam Đông
Tầng chứa nước

Mức độ chứa nước

* Tầng nước lổ hỏng
- Tầng Holocen

Giàu

* Tầng nước khe nứt
- Tầng chứa nước khe nứt trầm tích Devon trung- Giàu
thượng, hệ tầng Cò bai
- Tầng chứa nước khe nứt trầm tích Devon hạ, hệ Nghèo - rất nghèo

tầng Tân Lâm
- Tầng chứa nước khe nứt trầm tích Ocdovic Nghèo - rất nghèo
thượng-Silua hạ, hệ tầng Long Đại
[Sở KHCN TTH]
Trữ lượng tiềm năng khai thác nước dưới đất trên địa bàn Nam Đông được
mô tả trong bảng sau (đơn vị: m3/ngày)

SVTT

5


Chuyên đề 1: Vị trí địa lý, phạm vi nghiên cứu, tài nguyên vị thế

Bảng 1.6. Tiềm năng khai thác nước các tầng chứa nước Nam Đông
Tầng chứa nước

Trữ lượng
động tự
nhiên

Trữ lượng
tĩnh trọng
lực
187

Trữ lượng
tĩnh đàn
hồi


Trữ lượng
khai thác
tiềm năng

Tầng Holocen

14.104

14.291

Tầng chứa nước khe nứt
trầm tích Devon trungthượng, hệ tầng Cò bai

17.825

17.825

Tầng chứa nước khe nứt
trầm tích Devon hạ, hệ
tầng Tân Lâm

160.873

160.873

Tầng chứa nước khe nứt
trầm
tích
Ocdovic
thượng-Silua hạ, hệ tầng

Long Đại

360.088

360.088

Tầng chứa nước khe nứt
các đá biến chất

2.224

2.224
[Sở KHCN TTH]

Qua bảng số liệu tổng hợp cho thấy hai huyện Nam Đông và A Lưới có
tiềm năng khai thác nước dưới đất rất lớn. Tổng lượng nước dưới đất có thể khai
thác được của huyện A Lưới là lớn nhất so với các huyện của tỉnh TTH, chiếm
28,6% tổng trữ lượng nước dưới đất có thể khai thác của toàn tỉnh. Tổng lượng
nước có thể khai thác trên địa bàn huyện Nam Đông cũng thuộc vào loại lớn so
với các huyện trong tỉnh, Nam Đông có trữ lượng tiềm năng có thể khai thác đứng
thứ 3 so với các huyện khác, chiếm 13,3% tổng trữ lượng của toàn tỉnh. Như vậy
xét về trữ lượng thì nguồn nước dưới đất của hai huyện thuộc khu vực đầu nguồn
sông Hương có tiềm năng rất lớn. Tuy nhiên nguồn tài nguyên dưới đất tại hai
huyện này khai thác vẫn chưa có hiệu quả do nhiều nguyên nhân: chất lượng nước
tại các tầng nước này vẫn chưa được khảo sát thật kỹ; địa hình ở hai huyện chủ
yếu là đồi núi, cấu trúc đất đá khá cứng nên còn khó khăn trong việc khai thác;
dân cư phân bố không đều cũng đã gây khó khăn cho công tác quy hoạch cấp
nước, một số khu vực có trữ lượng nước phong phú nhưng mật độ dân cư quá
thấp, khó khăn về vốn đầu tư ...


SVTT

6


Chuyên đề 1: Vị trí địa lý, phạm vi nghiên cứu, tài nguyên vị thế

1.2.2. Tài nguyên đất
Khu vực đầu nguồn sông Hương có 7 loại đất chủ yếu, bao gồm: Đất xám
feralit trên đá macma axit, riolit và đaxit (Xfa), Đất xám feralit trên đá sét và biến
chất (Xfs), Đất xám feralit trên phù sa cổ (Xfp), Đất xói mòn trơ sỏi đá, Đất xám
mùn (Xh), Đất phù sa cổ và đất ngập nước. Các loại đất này phân bố ở những khu
vực và độ cao địa hình khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đa dạng
các loại cây trồng, đặc biệt là rừng, cây công nghiệp ngắn ngày và cây công
nghiệp dài ngày. Cụ thể:
- Đất xám feralit trên đá macma axit, riolit và đaxit (Xfa) thích hợp cho
trồng cây lâm nghiệp.
- Đất xám feralit trên đá sét và biến chất (Xfs) thích hợp cho trồng cây công
nghiệp dài ngày như cao su, trầu, sở, quế, cà phê, chè,...; các cây ăn quả như dứa,
cam, quýt,... .
- Đất xám feralit trên phù sa cổ (Xfp): thích hợp cho trồng như: chè, cà phê,
dứa, cam, quýt, ngô, khoai, đậu đỗ,...
- Đất xói mòn trơ sỏi đá:khó trồng cây vì do mất chất dinh dưỡng, muốn sử
dụng phải tốn nhiều thời gian và kinh phí để phục hồi độ màu mỡ của đất.
- Đất xám mùn (Xh): thích hợp cho việc trồng các loại cây ăn quả, các loại
rau có nguồn gốc ôn đới, các cây đặc sản như quế, hồi,...
- Đất phù sa cổ: thích hợp các cây nông nghiệp ngắn ngày.
- Đất ngập nước: do quá trình glây hóa diễn ra mạnh nên thực vật ở đây
kém phát triển.
Tuy tài nguyên đất ở đây đa dạng, nhưng chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện

khí hậu, đặc biệt là hoạt động canh tác của đồng bào dân tộc ít người nên diện tích
đất màu mỡ đang bị thu hẹp dần. Sự ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu đã làm gia
tăng diện tích đất xói mòn trơ xỏi đá, tình trạng mất rừng đã làm mất thảm phủ
thực vật, biến đổi vi khí hậu do đó gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất
nông – lâm nghiệp của người dân địa phương.
1.2.3. Tài nguyên sinh vật
Khu vực đầu nguồn sông Hương chiếm phần lớn diện tích rừng của tỉnh
Thừa Thiên Huế, do vậy tài nguyên sinh vật ở đây rất dồi dào. Bên cạnh đó, tập
quán sinh sống của đồng bào dân tộc ít người chủ yếu dựa vào trồng trọt và chăn
nuôi nên ở khu vực này ngoài động vật và thực vật tự nhiên còn có động vật và
thực vật trồng.
Tài nguyên thực vật tự nhiên của khu vực này chủ yếu là rừng, mà trong đó
chủ yếu là thực vật thân gỗ, có 90 loài thuộc 42 họ và 70 chi, trong đó có nhiều
SVTT

7


Chuyên đề 1: Vị trí địa lý, phạm vi nghiên cứu, tài nguyên vị thế

loại quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam như Kiền kiền, Chò chỉ, Re hương,
Sến mật, Gõ, Kim Giao, phân bố chủ yếu ở khu vực rừng đặc dụng và rải rác ở
rừng phòng hộ.
Tài nguyên động vật tự nhiên ở đây cũng rất đa dạng, bao gồm khu hệ cá,
động vật lưỡng cư, khu hệ chim và lớp thú. Do tính chất di động của động vật nên
động vật ở đây có sự giao thoa động vật của các vùng khác, chủ yếu là từ Vườn
Quốc gia Bạch Mã, Khu dự trữ sinh quyển Phong Điền… Ở đây có nhiều loại quý,
hiếm như khu hệ cá có cá Chình, cá Vượt, cá Chép; động vật lưỡng cư có Cóc
mày sần- Leptolalax tuberosus; Ếch cây nếp da mông - Rhacophorus cf.
exechopygus; Nhái bầu hoa cương - Microhyla marmorata; Ếch át-ti-gua Rana attigua; Ếch cây cựa - Rhacophorus calcaneus; Ếch ap-si-ta - Huia

absita; Ếch nhẽo blythi - Limnonectes poilani; Nhái cây sừng - Chirixalus
supercornutus; Nhái cây Trường sơn - Philautus truongsonensis, Ba ba trơn
- Pelodiscus sinensisi; Ba ba gai - Palea steindachneri; Kỳ đà vân - Varanus
bengalensis; Kỳ đà hoa - Varanus nebulosus; Rắn hổ mang - Naja atra; Rắn
lục vô-gen - Trimeresurus vogeli; Rắn lục cườm - Trimeresurus
mucrosquamata; Rùa hộp trán vàng - Cuora galbinifrons; Rùa đất sê-pôn Cyclemys tchepoensis; Rùa sa nhân - Pyxidea mouhotii; Rùa đầu to Platysternon megacephalum; Trăn đất - Python molurus; khu hệ chim có Gà
so trung bộ (Arborophila merlini), Trĩ sao (Rheinartia ocellata), Niệc nâu
(Anorrhinus tickelli), Bồng chanh rừng (Alcedo hercules) và Khướu mỏ dài
(Jabouilleia danjoui); lớp thú có Sơn dương - Capricornis sumatraensis, Cầy
giông sọc - Viverra zibetha, Gấu chó - Ursus malayanus; 6 loài (46,15%) bị đe
dọa tuyệt chủng (V) như: Gấu chó - Ursus malayanus, Cầy mực - Arctictis
binturong, Rái cá thường - Lutra lutra, Sao la -Pseudoryx nghetinhensis, Mang
lớn - Muntiacus vuquangensis, Khỉ mặt đỏ - Macaca acrtoides, Sóc bay đen trắng
- Ratufa bicolour và 2 loài (16,67%) hiếm (R) Chồn dơi - Cynocephalus
variegates, Sóc đen - Ratufa bicolour.
Thực vật trồng ở khu vực nghiên cứu chủ yếu là cây lương thực thực phẩm,
cây công nghiệp, cây cảnh và cây ăn quả. Trong đó cây lương thực thực phẩm có 43
loài (30,07%) thuộc 19 họ (28,79%), cây công nghiệp có 9 loài (6,29%) thuộc 9 họ
(13,64%), cây ăn quả có 30 loài (20,98%) thuộc 12 họ (18,18%), cây cảnh 44 loài
(30,77%) thuộc 15 họ (22,73%) và cây thuốc có 17 loài (11,89%) thuộc 11 họ
(16,67%).
Động vật nuôi chủ yếu ở đây là các loại gia súc, gia cầm như lợn, gà, vịt,
ngang, ngỗng, chó, mèo, dê, trâu, bò, chim… Các loài động vật này chủ yếu là giống
thuần chủng do lai tạo hoặc có nguồn gốc từ động vật hoang dã.

SVTT

8



Chuyên đề 1: Vị trí địa lý, phạm vi nghiên cứu, tài nguyên vị thế

Có thể nói, tài nguyên sinh vật ở đây có giá trị và ý nghĩa rất lớn không những
về mặt dân sinh mà còn có ý nghĩ về mặt khoa học, đặc biệt góp phần bảo tồn đa dạng
sinh học các loài động – thực vật của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Giá trị kinh tế của tài nguyên sinh vật ở đây bao gồm: cung cấp lương thực,
thực phẩm và cây ăn quả; làm cảnh, làm thuốc, làm nguyên liệu cho thủ công mỹ
nghệ; lấy mũ, cho tinh dầu, chất béo, giữ ổn định, đảm bảo an ninh quốc phòng, tạo
công ăn việc làm cho người dân địa phương.… Bên cạnh giá trị kinh tế, giá trị môi
trường ở đây cũng rất lớn: bảo vệ nguồn gen, bảo vệ môi trường sinh thái, có giá trị
cho du lịch sinh thái.
1.2.4. Tài nguyên khí hậu
Khí hậu có vai trò và tác động rất lớn đến việc hình thành các yếu tố tự nhiên,
đời sống của sinh vật, con người và các hoạt động kinh tế - xã hội. Đặc trưng khí hậu
của khu vực bao gồm chế độ bức xạ nhiệt, nhiệt độ, số giờ nắng, lượng mưa…
1.2.4.1. Các yếu tố khí hậu
a. Chế độ bức xạ mặt trời, mây, nắng
Khu vực đầu nguồn sông Hương là khu vực có chế độ bức xạ nhiệt khá dồi
dào. Bức xạ nhiệt tổng cộng trung bình năm đạt xấp xỉ 152 kcal/cm 2. Số giờ nắng
tổng cộng cả năm có 1.704-1.967 giờ. Hàng năm từ tháng V đến tháng VII, tháng
VIII, trung bình có trên 180 giờ nắng/tháng. Tháng VII có nhiều giờ nắng nhất
(190-245 giờ). Tháng ít giờ nắng nhất trong năm là tháng XII, trung bình chỉ có
70-84 giờ/tháng.
Bảng 1.7. Tổng số giờ nắng trung bình tháng và năm (giờ)
Trạm
Huế
A
Lưới
Nam
Đông


I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm

112,8

112,2 145,3 179,0 233,9 233,7 244,6 215,7 168,5 134,8 101,9


84,4

1966,8

126,1

131,0 160,6 166,5 183,6 179,5 189,1 168,7 128,8 115,2

80,7

74,6

1704,3

121,8

125,5 164,3 176,4 203,7 206,1 212,7 189,2 150,5 119,4

91,3

69,9

1830,8

Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia
Lượng mây tổng quan trung bình năm vào khoảng 7,1-8,2/10 bầu trời.
Ngược lại với số giờ nắng, thời kỳ nhiều mây nhất rơi vào các tháng XI, XII, với
lượng mây trung bình 8,3-9,1/10 bầu trời. Từ tháng III đến tháng VII là thời kỳ rất
ít mây, lượng mây tổng quan trung bình khoảng 6-6,8/10 bầu trời ở những khu vực

ít mây và 7-7,9 ở những khu vực nhiều mây.

SVTT

9


Chuyên đề 1: Vị trí địa lý, phạm vi nghiên cứu, tài nguyên vị thế

Bảng 1.8. Lượng mây tổng quan trung bình tháng và năm (phần 10 bầu trời)
Trạm

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX


X

XI

XII

Năm

Huế

7,6

7,7

6,9

7,3

7,2

7,7

7,3

8,0

7,8

7,8


8,3

8,3

7,7

A Lưới

8,5

8,1

7,4

7,5

7,9

7,9

7,5

8,2

8,5

8,8

9,1


9,0

8,2

Nam Đông

7,4

6,9

6,0

6,3

6,5

6,8

6,4

7,2

7,1

7,6

8,3

8,3


7,1

Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia
Từ bảng 1.8 cho thấy, vùng nghiên cứu có mức độ mây che kín bầu trời cao.
Lượng mây lớn có ảnh hưởng đến bức xạ nhiệt giữa mặt trời – trái đất – cây trồng.
b. Chế độ nhiệt
Nền nhiệt ở vùng đầu nguồn sông Hương khá cao, dao động của nhiệt độ
giữa các tháng trong năm không lớn. Nhiệt độ trung bình năm xấp xỉ 21,5-25,1 oC
ở vùng đồng bằng và giảm dần khi lên vùng núi, còn khoảng 22-23 oC ở độ cao
500 - 600m và xấp xỉ 20o ở độ cao 1.000m. Do khu vực còn bị chịu ảnh hưởng của
không khí cực đới nên ở đây có mùa đông tương đối lạnh hơn so với các vùng ở
phía Nam. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất, tháng I ở vùng đồng bằng vào
khoảng 20oC, thấp hơn ở Đà Nẵng, Quảng Nam khoảng 1-2oC, Bình Định – Khánh
Hoà 3-4oC. Sự phân hoá của mùa nhiệt khá rõ rệt, chênh lệch nhiệt độ giữa tháng
nóng nhất và lạnh nhất vào khoảng 9oC.
Bảng 1.9. Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm (oC)
Trạm

I

II

III

IV

V

VI


VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm

Huế

20,1

20,9

23,1

26,0

28,2

29,3

29,3


28,8

27,0

25,1

23,1

20,7

25,1

A Lưới

17,4

18,5

20,6

22,9

24,1

25,3

24,9

24,6


23,1

21,5

19,6

17,5

21,7

20,0

21,1

23,7

26,3

27,5

28,0

27,9

27,6

26,2

24,4


22,4

20,1

24,6

Nam
Đông

Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia
Tổng nhiệt độ toàn năm vào khoảng 7.800-8.400oC ở độ cao 500 - 600m.
Mùa nóng, kéo dài 6-7 tháng ở vùng đồng bằng (từ tháng IV đến tháng IX,
X). Trong đó tháng nóng nhất là tháng VI, VII, nhiệt độ trung bình trong các tháng
này đều vượt quá 28-29oC. Nhiệt độ không khí tối cao trung bình trong mùa nóng
dao động trong khoảng 31-34,8oC và nhiệt độ tối thấp trung bình đều trên 22oC.

SVTT

10


Chuyên đề 1: Vị trí địa lý, phạm vi nghiên cứu, tài nguyên vị thế

Bảng 1.10. Nhiệt độ không khí tối cao trung bình tháng và năm (oC)
Trạm

I

II


III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm

Huế

23,9

24,6

27,6


31,1

33,3

34,5

34,7

34,3

31,5

28,8

26,2

23,6

29,5

A Lưới

21,6

23,4

26,3

29,5


30,3

30,5

30,4

29,8

28,2

25,5

22,7

20,5

26,6

24,5

26,1

29,3

33,2

34,5

34,8


34,7

34,1

31,9

28,8

26,0

23,6

30,1

Nam
Đông

Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia
Tháng nóng nhất trong năm là tháng VII, nhiệt độ trung bình lên tới 2829,3 C và nhiệt độ tối cao trung bình đạt 34,5-34,8 oC. Nhiệt độ không khí tối cao
tuyệt đối có thể đạt trên 41 oC ở vùng đồng bằng và 30 oC ở vùng núi cao khoảng
600m. Tháng IV, V thường là những tháng có những giá trị nhiệt độ cao nhất
trong năm do ảnh hưởng của hoạt động gió Tây khô nóng.
o

Bảng 1.11. Nhiệt độ không khí tối cao tuyệt đối tháng và năm (oC)
Trạm

I

II


III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm

Huế

34,6

36,3

38,6


40,0

41,3

40,7

39,8

39,7

39,7

36,1

34,9

32,2

41,3

A Lưới

31,5

36,6

36,2

38,1


35,8

35,1

34,9

35,9

33,9

31,6

31,1

30,7

38,1

35,5

37,7

39,5

40,9

41,0

40,1


38,8

39,7

38,8

35,5

35,0

34,2

41,0

Nam
Đông

Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia
Nhìn chung, ở vùng đồng bằng của khu vực nghiên cứu không có mùa lạnh.
Chỉ đến độ cao khoảng 500-600m thì mùa lạnh kéo dài khoảng 2-3 tháng (XII-I, II).
Tháng I là tháng lạnh nhất trong năm. Ở vùng đồng bằng, nhiệt độ tối thấp trung bình
khoảng 17-17,6oC, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối có thể xuống dưới 9 oC trong những
ngày có gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh và có thể xuống đến 4oC ở độ cao 600m.
Bảng 1.12. Nhiệt độ không khí tối thấp trung bình tháng và năm (oC)
Trạm

I

II


III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm

Huế

17,6

18,3

20,3


22,8

24,4

25,2

25,1

25,0

24,1

22,7

20,8

18,4

22,0

A Lưới

14,6

15,4

17,0

19,0


20,7

21,7

21,5

21,5

20,3

19,4

17,7

15,5

18,7

17,1

17,9

19,8

22,1

23,4

23,8


23,6

23,7

22,9

21,7

20,1

17,9

21,2

Nam
Đông

Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia

SVTT

11


Chuyên đề 1: Vị trí địa lý, phạm vi nghiên cứu, tài nguyên vị thế

Bảng 1.13. Nhiệt độ không khí tối thấp tuyệt đối tháng và năm (oC)
Trạm


I

Huế

8,8

II

III

IV

V

11,0 10,7

14,
3

19,2

21,4 21,3

21,0 19,2

15,9 13,5

9,5

8,8


8,2

8,1

12,5 14,2

16,7 17,2

17,
4

10,8

9,2

4,
0

4,0

11,7 10,6

16,8 18,0

19,8 20,3 20,4 18,8

12,4 13,2

8,7


8,7

A Lưới 5,9
Nam
Đông

10,6

VI

VII

VIII

IX

14,
7

X

XI

XII Năm

Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia
Biên độ dao động ngày đêm của nhiệt độ không khí vào khoảng 7,5-9 oC.
Nhiệt độ dao động mạnh nhất trong những tháng đầu và giữa mùa hạ, biên độ
trung bình vào khoảng 9-11oC (IV, VII-VIII). Thời kỳ nhiệt độ dao động ít nhất

trong năm vào những tháng giữa mùa đông (XI, XII), biên độ ngày vào khoảng 5-6oC.
Bảng 1.14. Biên độ nhiệt ngày của nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm(oC)
Trạm

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm


Huế

6,3

6,3

7,3

8,4

8,9

9,2

9,6

9,2

7,5

6,1

5,5

5,2

7,5

A Lưới


7,0

7,9

9,3

10,5

9,6

8,8

8,9

8,3

7,9

6,1

5,0

5,0

7,9

7,3

8,2


9,5

11,1

11,1

11,0

11,1

10,5

9,0

7,0

5,9

5,7

9,0

Nam
Đông

Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia
Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát dục của
cây trồng. Trong khoảng nhiệt độ từ 0 – 35 0C, nhiệt độ không khí cứ tăng 10 0C có
thể làm cho quá trình sống của cây trồng tăng lên 1 – 2 lần. Dưới ảnh hưởng lâu
dài của nhiệt độ cao (chưa vượt qua nhiệt độ cao nhất) cây trồng phát dục rất

nhanh và không bình thường. Nếu nhiệt độ cao vào đúng thời kỳ phát triển sinh
dưỡng thì thực vật sẽ còi cọc, khí quan sinh dưỡng không tốt, hoa nở sớm, quả
phát dục nhanh và năng suất thấp.
c. Chế độ mưa
Nam Đông là khu vực có lượng mưa lớn nhất tỉnh Thừa Thiên Huế, có thể
coi đây là tâm mưa của khu vực miền Trung. Tổng lượng mưa năm trung bình dao
động trong khoảng 2.200 mm đến trên 3.600 mm. Lượng mưa có xu thế tăng từ
vùng đồng bằng (2.200-3.000 mm/năm) lên rẻo cao phía Tây và trước dãy Bạch
Mã, lượng mưa đạt trên 3.000 mm (Nam Đông 3.606 mm/năm). Những tháng cuối
SVTT

12


Chuyên đề 1: Vị trí địa lý, phạm vi nghiên cứu, tài nguyên vị thế

mùa đông và đầu mùa hạ (tháng II, III), do ảnh hưởng của dãy Trường Sơn đã trở
thành những tháng khô nhất trong năm, với độ ẩm thấp và lượng mây nhỏ, lượng
mưa nhìn chung thấp, thường chỉ đạt 60-70 mm/tháng. Mưa chỉ bắt đầu tăng vào
tháng V, VI, là thời kỳ mưa tiểu mãn do ảnh hưởng của rãnh thấp và dải hội tụ
nhiệt đới. Mùa mưa chính bắt đầu từ tháng VIII, IX và có thể kéo dài đến tháng
XII, I, đây cũng là thời kỳ mà bão ảnh hưởng đến lưu vực. Ngoài ra, sự kết hợp
của bão với tác động mạnh mẽ của front do hoạt động của hoàn lưu gió mùa Đông
Bắc đã gây mưa lớn cho lưu vực trong thời kỳ này. Đây cũng là thời kỳ có độ ẩm
lớn trong năm với độ ẩm tương đối thường đạt xấp xỉ 90%, khác với các miền khí
hậu khác ở nước ta. Trừ các tháng đầu và cuối mùa mưa, từ tháng IX-XI lượng
mưa trung bình tháng đều đạt trên 350 mm với số ngày mưa trung bình 16-24 ngày
mưa/tháng. Tháng X là tháng có lượng mưa lớn nhất trong năm, ở vùng đồng
bằng, lượng mưa trung bình tháng này vào khoảng 600-750 mm/tháng, trên các
rẻo cao và phía trước của dãy Bạch mã, lượng mưa trung bình đạt 750 đến trên

1.000mm/tháng, với số ngày mưa trung bình trong tháng này vào khoảng 20-24 ngày.
Biến trình của lượng mưa trong lưu vực có hai cực đại, một cực đại phụ vào
tháng V, tháng VI, với lượng mưa trung bình xấp xỉ 100 mm đến trên 200 mm và
cực đại chính vào tháng X.
Bảng 1.15: Lượng mưa trung bình tháng và năm (mm)
Trạm

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

Huế

148,4

67,4

46,0


53,1

93,4

103,8

85,8

A Lưới

64,0

45,8

62,4

160,9 241,9

194,2

Nam Đông

103,9

51,8

58,4

97,8


221,7

Thượng Nhật

78,0

42,2

59,6

99,6

Cổ Bi

110,0

68,5

42,9

83,3

Tà Lương

55,6

51,0

Bình Điền


84,3

Lộc Trì

X

XI

XII

Năm

126,2 438,9

757,6

603,0

329,8

2853,2

162,4

215,7 414,5

898,2

714,1


312,1

3486,2

203,9

157,5

228,6 437,8

981,9

740,9

321,7

3605,9

232,6

237,0

150,2

228,7 379,1

845,7

632,7


282,9

3268,2

167,7

152,4

87,6

163,0 477,3

885,8

721,4

306,4

3266,2

52,3

123,6 230,6

174,4

122,5

211,8 421,4


1039,3

717,1

313,8

3515,8

53,0

42,7

71,2

157,6

160,1

104,1

183,0 400,3

744,0

590,8

333,7

2924,8


129,2

44,3

29,3

56,8

160,7

157,8

75,3

105,9 434,1

775,9

717,1

329,3

3015,6

Phú Ốc

103,7

73,3


51,2

74,7

131,7

87,3

78,9

156,4 368,3

754,9

595,1

324,5

2800,0

Hiền Lương

162,5

86,7

50,7

38,8


140,8

103,3

69,8

180,5 513,6

792,6

409,9

176,6

2725,6

Kim Long

94,4

54,2

41,1

51,6

100,6

95,2


59,4

126,7 372,4

706,0

527,5

290,1

2519,3

Lăng Cô

86,0

30,6

62,9

39,5

104,0

118,4

91,7

97,7


604,9

489,1

216,7

2288,9

SVTT

IX

347,5

13


Chuyên đề 1: Vị trí địa lý, phạm vi nghiên cứu, tài nguyên vị thế

Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia
Mùa ít mưa bắt đầu từ tháng I, II và kết thúc vào tháng VII. Tuy nhiên,
lượng mưa trong mùa không phải là quá ít, thường không xuống dưới
30mm/tháng. Tháng có lượng mưa thấp nhất trong năm là tháng II hoặc tháng III,
cũng có trung bình 10-15 ngày mưa/tháng. Tổng ngày mưa trung bình năm vào
khoảng 165-218 ngày mưa.
Bảng 1.16. Số ngày mưa trung bình tháng và năm (ngày)
Trạm

I


II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm

Huế

13,8

11,5


10,4

9,9

12,7

10,0

8,4

11,0

16,5

20,3

20,6

19,9

165,1

A Lưới

15,6

13,9

14,6


17,0

20,5

14,8

14,6

17,4

21,2

23,8

22,6

21,9

217,9

14,8

12,2

10,7

12,0

17,7


15,4

14,6

15,8

19,3

21,9

21,8

20,4

196,6

Nam
Đông

Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia
Chế độ mưa trong khu vực biến động rất mạnh. Lượng mưa từng năm cụ
thể có thể chênh lệch với giá trị trung bình nhiều năm 500-600mm. Hệ số biến
động Cv của tổng lượng mưa năm là 0,24-0,29. Nhìn chung các tháng trong mùa ít
mưa có hệ số biến động Cv thấp hơn so với các tháng mùa mưa.
Bảng 1.17. Hệ số biến động của lượng mưa trung bình tháng và năm
Trạm

I


II

III

IV

V

VI

VII

Huế

0,65

0,75

0,90

0,86

0,79

0,98

1,21

A Lưới


0,68

0,96

0,65

0,50

0,3

0,6

0,7

4

4

3

Nam Đông

0,52

0,86

0,70

0,66


0,75

0,7
4

VIII
0,8
3

IX
0,68

0,52

0,50

0,4

0,6

0,6

5

3

3

X


XI

0,4

0,6

8

4

0,6
4
0,58

0,70
0,6
4

XII

Năm

0,58

0,25

0,72

0,29


0,66

0,24

Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia
d. Chế độ ẩm
Khu vực nghiên cứu có độ ẩm tương đối cao, thuộc loại cao nhất toàn quốc.
Độ ẩm tương đối trung bình năm đạt 84-87%. Thời kỳ ẩm kéo dài từ tháng IX, X
đến tháng III, với độ ẩm tương đối trung bình đạt xấp xỉ 88-93%. Tháng ẩm nhất
là tháng XI, XII với độ ẩm thường trên 90%. Thời kỳ khô nhất là 3 tháng giữa mùa

SVTT

14


Chuyên đề 1: Vị trí địa lý, phạm vi nghiên cứu, tài nguyên vị thế

hạ (VI-VIII) với độ ẩm không khí trung bình 74-81%. Những độ ẩm rất thấp
thường quan sát được trong những ngày gió Tây khô nóng, trong những tháng đầu
mùa hạ (III-IV). Độ ẩm tối thấp tuyệt đối có thể xuống tới 21-26%.
Bảng 1.18. Độ ẩm không khí trung bình tháng và năm (%)
Trạm

I

II

III


IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm

Huế

89

89

88

84


80

75

74

76

84

88

89

90

84

A Lưới

91

90

88

87

86


80

79

81

89

91

93

92

87

Nam Đông

89

88

85

82

82

80


80

81

87

90

92

92

86

Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia
Tổng lượng bốc hơi PICHE trung bình đạt 875-1.022 mm/năm. Lượng bốc
hơi đạt giá trị lớn từ tháng IV đến tháng VIII. Tháng VII là tháng có lượng bốc hơi
lớn nhất trong năm. ở những vùng có lượng bốc hơi thấp trong tháng này cũng đạt
trên 110mm/tháng và vùng có lượng bốc hơi lớn thì đạt trên 150 mm/tháng.
Bảng 1.19. Tổng lượng bốc hơi PICHE trung bình tháng và năm (mm)
Trạm

I

II

III

IV


V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm

Huế

46,2

42,0

62,5

85,5

118,4


139,0

156,2

136,0

84,6

60,3

49,4

42,3

1022,3

A Lưới 41,1

44,0

62,3

73,1

88,4

132,6

148,2


129,7

62,2

39,7

33,4

30,7

885,4

52,4

81,7

99,6

104,7

103,4

111,0

98,6

66,7

44,1


33,3

32,5

875,1

Nam
Đông

47,0

Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia
e. Chế độ gió
Hướng gió thịnh hành trong mùa đông là hướng Tây bắc và mùa hạ là
hướng Nam và Tây nam. Tốc độ gió trung bình vào khoảng 1,3-1,5 m/s ở vùng
đồng bằng và tăng dần lên ở vùng núi. Tốc độ gió mạnh nhất thường gặp trong các
cơn dông và bão, có thể đạt tới 40 m/s.
Bảng 1.20. Tốc độ gió trung bình và tốc độ gió mạnh nhất tháng và năm (m/s)
Trạm
Huế

A Lưới

SVTT

ĐT

I

II


III

IV

V

VI

VII VIII

IX

X

XI

XII

Năm

TB

1,5

1,5

1,5

1,5


1,4

1,5

1,4

1,3

1,3

1,6

1,5

1,4

1,5

Max

12

12

16

30

22


17

14

20

26

28

21

14

30

TB

1,6

1,6

1,5

1,5

1,6

2,5


2,8

2,6

1,3

1,4

1,6

1,5

1,8

15


Chuyên đề 1: Vị trí địa lý, phạm vi nghiên cứu, tài nguyên vị thế

Nam
Đông

Max

14

16

18


40

24

16

20

17

14

20

20

18

40

TB

1,2

1,3

1,5

1,6


1,4

1,4

1,4

1,3

1,1

1,1

1,0

1,0

1,3

Max

12

13

25

20

26


22

20

20

23

20

23

12

26

Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia
1.2.4.2. Các hiện tượng thời tiết đặc biệt
a. Bão
Là thiên tai thời tiết gây ra mưa to, gió lớn, lũ lụt, nước dâng, gây nhiều
thiệt hại về người và của cho người dân trong vùng. Bão là thiên tai đặc biệt nguy
hiểm đối với vùng ven biển Việt Nam, trong đó có Thừa Thiên - Huế. Số cơn bão
đổ bộ vào Việt Nam có xu thế tăng trong những năm gần đây. Riêng đối với Thừa
Thiên - Huế trong những thập kỷ 70 và 80 số cơn bão tăng mạnh nhưng trong thập
kỷ 90 thì có xu thế giảm. Trong thời kỳ 1891-2000 (110 năm), trung bình mỗi năm
có 4,74 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến Việt Nam và 0,79 cơn ảnh
hưởng đến Thừa Thiên - Huế, nhưng nếu lấy trung bình từ 1954 đến 2002 thì số
cơn ảnh hưởng đến Việt Nam tăng lên 6,1 cơn và ảnh hưởng đến Thừa Thiên Huế là 0,87 cơn.
Khu vực đầu nguồn sông Hương có địa hình tương đối cao. Do đó, nếu bão

đi qua, thường gây thiệt hại lớn về nhà cửa, tính mạng, tài sản và hoạt động sản
xuất nông nghiệp của người dân địa phương.
b. Dông
Khu vực có tương đối nhiều dông, hàng năm trung bình có 95-122 ngày
dông. Mùa dông trùng với mùa gió mùa mùa hạ, từ tháng III, IV đến tháng X.
Những tháng đầu và cuối mùa tương đối ít dông, trung bình 6-8 ngày dông/tháng.
Đáng chú ý trong mùa dông có hai cực đại của số ngày dông. Cực đại chính vào
tháng V với trung bình 17-22 ngày dông và cực đại phụ vào tháng IX, trung bình
11-14 ngày dông.
Bảng 1.21. Số ngày dông trung bình tháng và năm (ngày)
Trạm

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX


X

XI

XII

Năm

Huế

0,0

0,8

4,3

11,3

17,2

13,3

12,1

13,5

14,2

7,9


1,3

0,0

96,0

A Lưới

0,0

1,4

6,7

15,2

18,5

12,7

11,9

10,9

11,5

5,2

0,6


0,0

94,6

Nam Đông

0,0

1,7

6,6

15,5

22,3

18,6

18,2

16,0

14,6

6,8

1,3

0,1


121,8

Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia

SVTT

16


Chuyên đề 1: Vị trí địa lý, phạm vi nghiên cứu, tài nguyên vị thế

c. Sương mù
Hàng năm, ở vùng đồng bằng của Thừa Thiên Huế có xấp xỉ 20 ngày sương
mù, lên vùng núi (khu vực nghiên cứu) số ngày sương mù xuất hiện nhiều hơn, có
trên 70 ngày sương mù/năm. Sương mù chủ yếu xuất hiện nhiều trong các tháng
mùa đông và đầu mùa hè (XI, XII đến tháng III, IV năm sau), nơi có nhiều sương
mù trong các tháng này có trung bình 5-10 ngày/tháng và nơi có ít cũng có 1-5
ngày/tháng.
Bảng 1.22. Số ngày sương mù trung bình tháng và năm (ngày)
Trạm

I

II

III

IV

Huế


3,9 4,0

4,6

1,4 0,1

A Lưới

9,6 9,5 10,3 6,7 4,9 1,6 1,1 2,2 7,0 8,7 4,6 5,5 71,5

Nam Đông 4,4 3,8

2,8

V

VI VII VIII IX

X

0

0,5 0,7 2,3 17,5

0

1,0 0,4 0,1

0


0

0

XI XII Năm

0,1 0,7 2,4 1,7 3,3 20,8

Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia
d. Gió Tây khô nóng
Hoạt động chủ yếu ở khu vực đồng bằng. Trung bình hàng năm có khoảng
55-60 ngày gió khô nóng. Gió Tây khô nóng hoạt động trong khoảng thời gian từ
tháng IV, V đến tháng VIII, trung bình trong các tháng này có khoảng 8 đến trên
10 ngày khô nóng. Trong những đợt gió Tây khô nóng mạnh, nhiệt độ tối cao có
thể vượt quá 38-30oC và độ ẩm tối thấp có thể xuống dưới 20-30%.
Bảng 1.23. Số ngày khô nóng trung bình tháng và năm (ngày)
Trạm

I

II

III

IV

V

VI


VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm

Huế

0

0,2

1,4

4,1

10,2

13,2

14,3


10,6

2,4

0,1

0

0

56,4

A Lưới

0

0

0,4

1,3

1,1

0,2

0

0


0

0

0

0

3,0

Nam Đông

0

3,0

3,0

9,0

6,0

20,0

10,0

8,0

0


0

0

0

59,0

Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia
e. Lũ lụt
Tính trung bình hàng năm trên lưu vực sông Hương thường xuất hiện từ 2 3 trận lũ và trong đó chủ yếu là lũ kép từ hai đỉnh trở lên. Năm 1999, ở lưu vực
sông Hương đã xuất hiện trận lũ lịch sử. Mưa lớn ở vùng thượng nguồn đã gây
ngập lụt vùng đồng bằng chỉ sau 6 giờ. Hầu như năm nào mực nuớc ở các sông
SVTT

17


Chuyên đề 1: Vị trí địa lý, phạm vi nghiên cứu, tài nguyên vị thế

chính cũng đều lên báo động cấp III nên hầu hết các thôn xã đều bị chia cắt. Trận
lũ lịch sử này đã gây lũ quét và ngập lụt sâu, diện rộng, dài ngày, nghiêm trọng ở
nhiều khu vực trên lưu vực sông Hương. Quốc lộ 1A bị tắc dài ngày do nhiều đoạn
bị ngập nước, sâu nhất từ 0,5 - 2,0m, dài 200 - 1.500m. Các tuyến Quốc lộ, tuyến
liên tỉnh, liên huyện đều bị tắc giao thông suốt trong thời gian lũ do nước ngập, đất
đá sụt lở, công trình hư hỏng,... Nhiều vùng dân cư bị cô lập với bên ngoài. Đáng
chú ý nhất trong đợt này là tình trạng các hồ đập bị tích đầy nước sau trận lũ trước
nay lại gặp mưa lớn nên bị tràn gây nguy hiểm. Nhiều đập dâng tràn cao 3 - 3,5m,
gây hư hỏng nặng tràn xả lũ. Đường lên các huyện miền núi Nam Đông và A Lưới

bị sạt lở nhiều đoạn.
f. Hạn hán
Hạn là hiện tượng thường xảy ra hàng năm, nhất là trong những năm có
hiện tượng El Nino. Với tình hình nắng nóng như hiện nay thì nguy cơ diện tích
lúa và hoa màu của các huyện thiếu nước, khô cháy sẽ tăng lên nhiều. Tình hình
khô hạn bắt đầu diễn ra tại các huyện miền núi như Nam Đông, A Lưới. Tuy
không gây ra chết người nhưng nó ảnh hưởng nghiêm trọng tới các ngành dân
sinh, kinh tế như: nông nghiệp, công nghiệp, môi trường và sức khỏe.

SVTT

18


Chuyên đề 1: Vị trí địa lý, phạm vi nghiên cứu, tài nguyên vị thế

Chương 2
ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA VỊ TRÍ ĐỊA LÝ ĐỐI VỚI VIỆC
KHAI THÁC, SỬ DỤNG, QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
2.1. Vai trò của vị trí địa lý đối với việc khai thác, sử dụng, quản lý tài nguyên
thiên nhiên
2.1.1. Tác động tích cực
Do điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi nên khu vực nghiên cứu có nhiều
điều kiện thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên rừng. Điều
kiện tự nhiên của khu vực đã tạo nên sự phong phú về thành phần cũng như chất
lượng của các loại tài nguyên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã
hội, giải quyết công việc cho người dân địa phương và thu hút nguồn nhân lực
cũng như thúc đẩy một số ngành kinh tế ở các vùng khác phát triển.
2.1.2. Tác động tiêu cực

Khu vực nghiên cứu là vùng núi của tỉnh Thừa Thiên Huế nên địa hình
tương đối phức tạp. Do ảnh hưởng của địa hình nên việc khai thác các loại tài
nguyên thiên nhiên ở khu vực này còn rất hạn chế.
Đối với việc khai thác và sử dụng tài nguyên rừng: Chất lượng rừng tự
nhiên đang có xu hướng giảm rõ rệt, thể hiện bằng việc thay thế rừng tự nhiên
bằng rừng sản xuất và rừng phòng hộ. Chất lượng rừng cũng đang giảm sút do
việc khai thác bất hợp lý và nạn lâm tặc. Đặc biệt là hiện tượng cháy rừng xảy ra
hàng năm, làm cho diện tích đất rừng tự nhiên ngày càng giảm sút. Rừng tự nhiên
phân bố chủ yếu ở những khu vực có địa hình tương đối nên việc quản lý chất
lượng và thành phần các loại cây rừng rất khó khăn. Việc quan trắc, giám sát
không tiến hành thường xuyên được nên chủ yếu là hình thành tự nhiên do các yếu
tố điều kiện tự nhiên mà nên. Trong khi đó, đối với rừng sản xuất và rừng phòng
hộ, do có nhân tác nên việc quản lý và sử dụng có phần hiệu quả hơn. Tuy nhiên,
do địa bàn rộng, cán bộ trong ngành lâm nghiệp lại ít nên việc phát nương, trồng
bừa bãi và khai thác bất hợp lý các loại cây rừng đã làm cho chất lượng rừng giảm
sút. Tập quán sinh sống của người dân cũng là cản trở lớn cho việc khai thác, sử
dụng và quản lý tài nguyên rừng.

SVTT

19


Chuyên đề 1: Vị trí địa lý, phạm vi nghiên cứu, tài nguyên vị thế

Đối với việc khai thác và sử dụng tài nguyên nước: Tài nguyên nước ở khu
vực nghiên cứu chủ yếu được khai thác tự phát, chưa có quy hoạch cụ thể. Nước
chủ yếu được khai thác từ sông, suối tự nhiên và được sử dụng chủ yếu cho sinh
hoạt và sản xuất nông nghiệp. Do địa hình khu vực vùng núi, điều kiện đi lại khó
khăn, nên việc quan trắc chất lượng nước hàng năm và quản lý nguồn nước sử

dụng cho các mục đích khác nhau chưa được tiến hành. Bên cạnh đó, các báo cáo
môi trường hàng năm của hai huyện Nam Đông và A Lưới cũng chưa chú ý đến
việc quan trắc chất lượng môi trường nước. Việc phân bố tài nguyên nước cho các
mục đích sử dụng khác nhau vẫn chưa được tính toán cụ thể nên còn gây lãng phí.
Nước ngầm ở khu vực nghiên cứu có tiềm năng rất lớn, nhưng một số nơi còn ảnh
hưởng của chất độc hóa học nên không thể đưa vào sử dụng. Việc khai thác nước
ngầm còn tùy tiện, chưa có sự quản lý thông qua hệ thống giếng đào, giếng khoan
ở các hộ dân trên địa bàn khu vực nghiên cứu.
Đối với việc khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản: Khu vực nghiên
cứu, tài nguyên khoáng sản có chất lượng chủ yếu phân bố ở khu vực địa hình cao,
khó khai thác, lại rải rác nên khó đầu tư công nghệ và máy móc để khai thác nhằm
đạt hiệu quả cao. Ngoài một số cụm và nhà máy công nghiệp khai thác tập trung
thì khoáng sản chủ yếu được khai thác tự do, đặc biệt là một số mỏ vàng ở A Lưới
còn bị khai thác trộm, gây mất trất tự xã hội. Do ảnh hưởng của địa hình nên việc
quan trắc, phát hiện các mỏ khoáng sản có chất lượng tiến hành chậm, việc quan
trắc và phát hiện các mỏ ở dạng tiềm năng, chưa đưa vào khai thác cụ thể cho sản
xuất công nghiệp và một số ngành khác.
Đối với việc khai thác và sử dụng tài nguyên đất: Ngoài diện tích đất bỏ
hoang thì toàn bộ diện tích đất đang được sử dụng cho các mục đích khác nhau.
Do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên nên việc sử dụng đất cũng có ảnh hưởng. Ở
những khu vực địa hình tương đối bằng phẳng, đất được dùng để ở, sản xuất nông
nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Ở những khu vực có địa hình cao hơn, chủ yếu là
trồng rừng, trồng cây lâm nghiệp, sự phân bố dân cư ở đây cũng rất thưa thớt, chủ
yếu là đồng bào dân tộc ít người. Do đó, việc giao thương, đi lại rất khó khăn, tạo
nên những khu vực dân cư có trình độ phát triển kinh tế - xã hội không giống nhau,
đây là yếu tố gây cản trở đến sự phát triển đồng đều của khu vực nghiên cứu.
Gây ra các thiên tai: Tuy điều kiện tự nhiên ở đây tương đối thuận lợi,
nhưng các thiên tai, bão lũ thường xuyên xảy ra, gây ảnh hưởng đến tính mạng, tài
sản cũng như hoạt động sản xuất ở khu vực nghiên cứu. Lũ ở đây thường ở dạng
lũ quét, gây trượt lỡ đất ở vùng núi, đặc biệt là các trục đường giao thông, gây ách

tắc giao thông, một số tuyến đường giao thông còn bị hư hại. A Lưới là vùng có số
lượng dông xảy ra nhiều, trong cơn dông còn có lốc tố gây ảnh hưởng đến hoạt
động sản xuất nông nghiệp của người dân. Ngoài bão, dông và lũ, khu vực nghiên
cứu còn chịu ảnh hưởng của hạn hán, xói lở bờ sông…
SVTT

20


Chuyên đề 1: Vị trí địa lý, phạm vi nghiên cứu, tài nguyên vị thế

2.2. Vai trò của vị trí địa lý đối với việc bảo vệ môi trường
Nhìn chung, môi trường khu vực nghiên cứu còn tương đối tốt, ngoài một
số điểm ô nhiễm cục bộ do hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và tiểu
thủ công nghiệp thì các nơi khác chủ yếu ô nhiễm là do rác thải sinh hoạt và sản
xuất nông nghiệp của người dân gây ra. Mặc dù dân cư tập trung chủ yếu ở khu
vực thị trấn A Lưới và Khe Tre, nhưng nhìn chung môi trường sống ở đây vẫn còn
tốt. Nguyên nhân chủ yếu là do hai huyện nằm cách xa với khu trung tâm của tỉnh
Thừa Thiên Huế, hoạt động công nghiệp diễn ra còn rải rác, nông nghiệp mang
tính thời vụ nên lượng rác thải ở đây chưa nhiều. Bên cạnh đó, do đây là khu vực
tập trung phần lớn diện tích rừng của tỉnh nên khả năng làm sạch và tự làm sạch
của môi trường cao. Đảm bảo cho chất lượng các thành phần môi trường được ổn
định và giữ vững. Điều này đóng vai trò quan trọng giúp giảm thiểu các tác động
xấu đến môi trường khu vực các huyện, xã ở hạ du sông Hương.

SVTT

21



Chuyên đề 1: Vị trí địa lý, phạm vi nghiên cứu, tài nguyên vị thế

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Khu vực đầu nguồn sông Hương là khu vực miền núi của tỉnh Thừa Thiên
Huế, thường xuyên chịu ảnh hưởng của các tai biến tự nhiên và do con người gây ra.
Đây là khu vực có nhiều loại tài nguyên thiên nhiên, nhưng trữ lượng của
các loại tài nguyên thiên nhiên còn rất ít, một số loại tài nguyên có giá trị kinh tế
lớn lại phân bố ở những nơi khó khai thác, địa hình phức tạp.
Cũng do ở địa hình cao mà hệ thống sông suối ở đây thường xuyên xảy ra
lũ quét vào mùa mưa, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh
hoạt của người dân. Tuy hiện nay có nhiều trong trình ngăn và xả lũ, nhưng với
mức độ mất rừng nguyên sinh nhanh như hiện nay thì nguy cơ các tai biến xảy ra
thường xuyên với mức tàn phá mạnh ngày càng diễn ra nhanh hơn.
Do ảnh hưởng của địa hình mà tốc độ tăng trưởng kinh tế ở đây chậm hơn
so với các huyện khác trong tỉnh. Nông nghiệp vẫn là ngành chủ yếu và chiếm cơ
cấu lớn trong cơ cấu kinh tế 2 huyện ở đây.
Vì vậy, ngoài vấn đề khắc phục, giảm nhẹ và phòng tránh thiên tai ở khu
vực này thì việc chú trọng phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cũng là những
mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong chính sách phát triển kinh tế của 2 huyện.
Tuy điều kiện khai thác khoáng sản khó khăn nhưng cần có biện pháp
nghiên cứu, khảo sát, thăm dò một cách cụ thể về trữ lượng, phân bố của các loại
khoáng sản để có biện pháp khai thác phục vụ phát triển kinh tế, đặc biệt là phát
triển công nghiệp.
Cần có các biện pháp quản lý việc xây dựng các công trình, hồ chứa thủy
điện - thủy lợi ở vùng đầu nguồn, cân nhắc giữa lợi ích kinh tế và lợi ích bảo vệ
diện tích các loại rừng nguyên sinh, vì chúng có quan hệ mật thiết với việc tăng
cường hay giảm nhẹ ảnh hưởng của các tai biến tự nhiên.
Cần có sự giám sát, quan trắc chất lượng môi trường khi hoạt động kinh tế
ngày càng phát triển. Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phải gắn liền
với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.


SVTT

22


Chuyên đề 1: Vị trí địa lý, phạm vi nghiên cứu, tài nguyên vị thế

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, 2009
2. Viện Địa lý, Báo cáo đề tài ‘Điều tra tổng hợp có định hướng điều kiện tự nhiên
và tài nguyên thiên nhiên các huyện tỉnh Thừa Thiên Huế’, 2007
3. Phòng thống kê huyện Nam Đông, Niên giám thống kê huyện Nam Đông, Nam
Đông, 2007
4. Phòng thống kê huyện A Lưới, Niên giám thống kê huyện A Lưới, A Lưới, 2007
5. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Địa chí Thừa Thiên Huế, phần tự nhiên. Nxb.
Khoa học Xã hội. 2005
6. Sở KHCN Thừa Thiên Huế. Đặc điểm khí hậu, thủy văn Thừa Thiên Huế. Huế,
2002

SVTT

23



×