Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ ĐÀ NẴNG 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.31 KB, 38 trang )

1

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH
TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1 Bản chất, chức năng tài chính doanh nghiệp
1.1.1 Bản chất, vai trò của tài chính doanh nghiệp
1.1.1.1 Bản chất của tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thái
giá trị phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh
nghiệp để phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và các nhu
cầu chung của xã hội.
Hay, tài chính doanh nghiệp là những mối quan hệ tiền tệ gắn trực tiếp với việc
tổ chức, huy động, phân phối, sử dụng và quản lý vốn trong quá trình kinh doanh.
1.1.1.2 Vai trò của tài chính doanh nghiệp
Vai trò của tài chính doanh nghiệp được ví như những tế bào có khả năng tái
tạo, hay còn được coi như “ cái gốc của nền tài chính”. Sự phát triển hay suy thoái
của sản xuất- kinh doanh gắn liền với sự mở rộng hay thu hẹp nguồn lực tài chính.
Vì vậy vai trò của tài chính doanh nghiệp sẽ trở nên tích cực hay thụ động, thậm
chí có thể là tiêu cực đối với kinh doanh trước hết phụ thuộc vào khả năng, trình độ
của người quản lý ; sau đó nó còn phụ thuộc vào môi trường kinh doanh, phụ thuộc
vào cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước.
Song song với việc chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhà nước đã hoạch định
hàng loạt chính sách đổi mới nhằm xác lập cơ chế quản lý năng động như các chính
sách khuyến khích đầu tư kinh doanh, mở rộng khuyến khích giao lưu vốn. .. Trong
điều kiện như vậy, tài chính doanh nghiệp có vai trò sau:
- Tài chính doanh nghiệp- một công cụ khai thác, thu hút các nguồn tài chính
nhằm đảm bảo nhu cầu vốn cho đầu tư kinh doanh.
Để thực hiện mọi quá trình sản xuất kinh doanh, trước hết các doanh nghiệp
phải có một yếu tố tiền đề - đó là vốn kinh doanh.
Trong cơ chế quản lý hành chính bao cấp trước đây, vốn của các doanh nghiệp
nghiệp nhà nước được nhà nước tài trợ hầu hết. Vì thế vai trò khai thác, thu hút vốn


không được đạt ra như một nhu cầu cấp bách, có tính sống còn với doanh nghiệp.
Chuyển sang nền kinh tế thị trường đa thành phần, các doanh nghiệp nhà nước
chỉ là một bộ phận cùng song song tồn tại trong cạnh tranh, cho việc đầu tư phát
triển những ngành nghề mới nhằm thu hút được lợi nhuận cao... đã trở thành động
lực và là một đòi hỏi bức bách đối với tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế.


2

Trong nền kinh tế thị trường, khi đã có nhu cầu về vốn, thì nảy sinh vấn đề cung
ứng vốn. Trong điều kiện đó, các doanh nghiệp có đầy đủ điều kiện và khả năng để
chủ động khai thác thu hút các nguồn vốn trên thị trường nhằm phục vụ cho các
mục tiêu kinh doanh và phát triển của mình.
- Tài chính doanh nghiệp có vai trò trong việc sử dụng vốn một cách tiết kiệm và hiệu quả.
Cũng như đảm bảo vốn, việc tổ chức sử dụng vốn một cách tiết kiệm và có hiệu
quả được coi là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trong điều kiện
của nền kinh tế thị trường, yêu cầu của các quy luật kinh tế đã đặt ra trước mọi
doanh nghiệp những chuẩn mực hết sức khe khắt; sản xuất không phải với bất kỳ
giá nào. Trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp đều được phản ánh bằng các chỉ tiêu giá trị, chỉ tiêu tài chính, bằng
các số liệu của kế toán và bảng tổng kết tài sản. Với đặc điểm này, người cán bộ tài
chính có khả năng phân tích, giám sát các hoạt động kinh doanh để một mặt phải
bảo toàn được vốn, mặt khác phải sử dụng các biện pháp tăng nhanh vòng quay
vốn, nâng cao khả năng sinh lời của vốn kinh doanh.
-

Tài chính doanh nghiệp có vai trò đòn bẩy kích thích và điều tiết sản xuất kinh doanh.

Khác với nền kinh tế tập trung, trong nền kinh tế thị trường các quan hệ tài
chính doanh nghiệp được mở ra trên một phạm vi rộng lớn. Đó là những quan hệ

với hệ thống ngân hàng thương mại, với các tổ chức tài chính trung gian khác, các
thành viên góp vốn đầu tư liên doanh và những quan hệ tài chính trong nội bộ
doanh nghiệp...Những quan hệ tài chính trên đây chỉ có thể được diễn ra khi cả hai
bên cùng có lợi và trong khuôn khổ của pháp luật. Dựa vào khả năng này, nhà quản
lý có thể sử dụng các công cụ tài chính như đầu tư, xác định lãi suất, tiền lương,
tiền thưởng để kích thích tăng năng suất lao động, kích thích tiêu dùng, kích thích
thu hút vốn nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh.
-Tài chính doanh nghiệp là công cụ quan trọng để kiểm tra các hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tình hình tài chính doanh nghiệp là tấm gương phản ánh trung thực nhất mọi
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Thông qua các chỉ tiêu tài chính
như: hệ số nợ, hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn, cơ cấu các thành phần vốn...có
thể dễ dàng nhận biết chính xác thực trạng tốt, xấu trong các khâu của quá trình sản
xuất kinh doanh.
Để sử dụng có hiệu quả công cụ kiểm tra tài chính, đòi hỏi nhà quản lý doanh
nghiệp cần tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, xây dựnghệ


3

thống các chỉ tiêu phân tích tài chính và duy trì nề nếp chế độ phân tích hoạt động
kinh tế của doanh nghiệp.
1.1.2 Chức năng của tài chính doanh nghiệp
1.1.2.1 Chức năng huy động và phân phối nguồn vốn
Một doanh nghiệp có thể hoạt động sản xuất kinh doanh được thì cần phải có
vốn và quyền sử dụng nguồn vốn bằng tiền của mình một cách chủ động. Tuy
nhiên cũng cần phảI làm rõ một vấn đề là: Các nguồn vốn được lấy ở đâu ? Làm
thế nào để có thể huy động được vốn ?
Trước đây trong cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung ngân sách nhà nước cấp
toàn bộ vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho việc thiết lập các xí nghiệp quốc doanh.

Hiện nay khi chuyển sang nền kinh tế thị trường với sự hoạt động của các doanh
nghiệp trong mọi thành phần kinh tế khác nhau, nhiều xí nghiệp quốc doanh đã tỏ
ra sự yếu kém của mình. Thực trạng đó đặt ra cho các nhà quản lý kinh tế nói
chung và các nhà quản lý tài chính nói riêng một vấn đề là: làm thế nào để đưa các
xí nghiệp làm ăn thua lỗ đó thoát khỏi tình trạng hiện nay ? Chính sự bất ổn định
này đã tạo ra một sự chưa được nhất quán trong việc định hình các nguồn vốn cho
các doanh nghiệp ở nước ta.
Tuy nhiên, dù thay đổi cụ thể như thế nào chăng nữa thì mọi doanh nghiệp với
mọi hình thức sở hữu trong các lĩnh vực sản xuất, lưu thông, dịch vụ đều có thể huy
động được vốn từ các nguồn sau:
-Vốn do ngân sách nhà nước cấp hoặc cấp trên cấp đối với doanh nghiệp nhà
nước được xác định trên cơ sở biên bản giao nhận vốn mà doanh nghiệp phải có
trách nhiệm bảo toàn và phát triển số vốn giao đó. Khi mới thành lập nhà nước
hoặc cấp trên cấp vốn đầu tư ban đầu để công ty thực hiện sản xuất kinh doanh phù
hợp với quy mô và ngành nghề. Số vốn này thường bằng hoặc lớn hơn số vốn pháp
định. Sau quá trình hoạt động nếu thấy cần thiết, nhà nước sẽ cấp bổ sung vốn cho
doanh nghiệp để phục vụ cho việc phát triển sản xuất kinh doanh.
-Vốn tự bổ sung: là vốn nội bộ của doanh nghiệp bao gồm:
+ Phần vốn khấu hao cơ bản để lại doanh nghiệp
+ Phần lợi nhuận sau khi đã nộp thuế
+ Phần tiền nhượng bán tài sản (nếu có)
-Vốn liên doanh liên kết : đó là sự góp tiền hoặc góp tài sản của các doanh
nghiệp khác để cùng với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.


4

- Vốn vay: chủ yếu là vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Ngoài
các loại vốn nói trên, các doanh nghiệp còn có thể huy động vốn của cán bộ công
nhân viên và doanh nghiệp sẽ trả lãi cho số vốn vay đó theo lãi suất ngân hàng.

Qua đó ta hình dung ra được, quá trình thành lập doanh nghiệp cần phải có một
lượng vốn đầu tư tối thiểu. Đối với doanh nghiệp nhà nước số vốn này do ngân
sách nhà nước cấp có thể là 100% hoặc tối thiểu là 51%. Còn đối với các Công ty
cổ phần, Công ty TNHH thì số vốn đầu tư ban đầu được hình thành từ việc đóng
góp vốn hoặc hùn vốn của các cổ đông dưới hình thức cổ phần. Mức vay vốn được
quy định theo từng doanh nghiệp.
Để tồn tại và phát triển kinh doanh, trong quá trình sản xuất kinh doanh doanh
nghiệp vẫn phải tiếp tục đầu tư trung và dài hạn vì vậy doanh nghiệp có thể huy
động vốn bên trong doanh nghiệp như vốn tự tài trợ. Nếu như nguồn tự tài trợ mà
nhu cầu đầu tư dài hạn vẫn không đáp ứng được thì doanh nghiệp phải tìm kiếm
nguồn vốn từ bên ngoài như các hình thức đã nêu ở trên.
Với chức năng tổ chức vốn, tài chính doanh nghiệp không đơn thuần chỉ thực
hiện việc huy động vốn mà còn phải tiến hành phân phối vốn sao cho với số vốn
pháp định, vốn tự có và các nguồn vốn huy động, doanh nghiệp có thể sử dụng
chúng một cách có hiệu quả. Muốn vậy, trong từng thời kỳ kinh doanh doanh
nghiệp phải xác định được nhu cầu về vốn là bao nhiêu và kết cấu như thế nào là
hợp lý.
1.1.2.2 Chức năng phân phối
Sau khi huy động vốn và đã sử dụng nguồn vốn đó sẽ thu được kết quả là việc
tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp tiến hành phân
phối kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Ở nước ta, do tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần, hình thức sở hữu khác nhau,
cho nên quy mô và phương thức phân phối ở các loại hình doanh nghiệp cũng khác
nhau. Sau mỗi kỳ kinh doanh, số tiền mà doanh nghiệp thu được bao gồm cả giá
vốn và chi phí phát sinh. Do vậy các doanh nghiệp có thể phân phối theo dạng
chung như sau:
-

Bù đắp chi phí phân bổ cho hàng hoá đã tiêu thụ bao gồm:
+ Trị giá vốn hàng hoá.

+ Chi phí lưu thông và các chi phí khác mà doanh nghiệp đã đã bỏ ra như lãi
vay ngân hàng, chi phí giao dịch, lợi tức trái phiếu.


5

+ Khấu hao máy móc.
- Phần còn lại sau khi bù đắp các chi phí được gọi là lợi nhuận của doanh nghiệp.
Phần lợi nhuận này, một phần phải nộp cho ngân sách nhà nước dưới hình thức
thuế, phần còn lại tuỳ thuộc vào quy định của từng doanh nghiệp mà tiến hành chia
lãi liên doanh, trả lợi tức cổ phần, trích lập các quỹ doanh nghiệp.
1.1.2.3 Chức năng giám đốc
Đó là khả năng khách quan để sử dụng tài chính làm công cụ kiểm tra, giám đốc
bằng đồng tiền với việc sử dụng chức năng thước đo giá trịvà phương tiện thanh toán
của tiền tệ. Khả năng này biểu hiện ở chỗ, trong quá trình thực hiện chức năng phân
phối, sự kiểm tra có thể diễn ra dưới dạng: xem xét tính cần thiết, quy mô của việc
phân phối các nguồn tài chính, hiệu quả của việc phân phối qua các quỹ tiền tệ.
Giám đốc tài chính mang tính chất tổng hợp toàn diện, tự thân và diễn ra
thường xuyên vì giám đốc tài chính là quá trình kiểm tra, kiểm soát các hoạt động
tài chính nhằm phát hiện những ưu điểm để phát huy, tồn tại để khác phục.
Hoạt động tài chính diễn ra trên mọi lĩnh vực của quá trình tái sản xuất xã hội trên
tầm vĩ mô và vi mô. Trong các hoạt động đó tài chính không chỉ phản ánh kết quả sản
xuất mà còn thúc đẩy phát triển. Động lực để thúc đẩy nhanh nền sản xuất xã hội không
chỉ phụ thuộc vào sự phân phối cân bằng, hợp lý và cân đối giữa các bộ phận mà còn
trực tiếp phụ thuộc vào sự kiểm tra, kiểm soát nghiêm nghặt mọi hoạt động tài chính.
Nội dung giám đốc tài chính là giám đốc sự vận động và chu chuyển của nguồn vốn
tiền tệ với hiệu quả sử dụng vốn, giám đốc việc lập và chấp hành các chỉ tiêu kế hoạch,
các định mức kinh tế tài chính, giám đốc quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ,
quá trình hạch toán kinh tế và giám đốc việc chấp hành các chính sách về tài chính.
Thực hiện quản lý tài chính đã khẳng định, để thực hiện triệt để và có hiệu quả việc

giám đốc tài chính cần phải thường xuyên đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý tài
chính phù hợp với cơ chế chính sách quản lý kinh tế và thực tiễn sản xuất kinh doanh.
Thông qua đó giúp cho việc thực hiện các giải pháp tối ưu nhằm làm lành mạnh tình
hình tài chính và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.2 Khái niệm và mục đích của phân tích tài chính doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm
Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là một tập hợp các khái niệm,
phương pháp và công cụ cho phép thu thập, xử lý các thông tin kế toán và các
thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả


6

năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp cho người sử dụng thông tin đưa ra các
quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp.
1.2.2 Mục đích
Như chúng ta đã biết mọi hoạt động kinh tế của doanh nghiệp đều nằm trong
thể tác động liên hoàn với nhau. Bởi vậy, chỉ có thể phân tích tình hình tài chính
của doanh nghiệp mới đánh giá đầy đủ và sâu sắc mọi hoạt động kinh tế trong trạng
thái thực của chúng. Trên cơ sở đó, nêu lên một cách tổng hợp về trình độ hoàn
thành các mục tiêu- biểu hiện bằng hệ thống chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tài chính của
doanh nghiệp. Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ
mô của nhà nước, các doanh nghiệp đều bình đẳng trước pháp luật trong kinh
doanh. Mỗi doanh nghiệp đều có rất nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài
chính của mình như các nhà đầu tư, nhà cho vay, nhà cung cấp.. .Mỗi đối tượng
này quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp trên những góc độ khác
nhau. Song nhìn chung, họ đều quan tâm đến khả năng tạo ra dòng tiền mặt, khả
năng sinh lời, khả năng thanh toán và mức lợi nhuận tối đa. Bởi vậy phân tích tình
hình tài chính của doanh nghiệp phải đạt được các mục tiêu sau:
-Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp đầy đủ những thông tin hữu ích cho

các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng khác để họ có thể ra các quyết
định về đầu tư, tín dụng và các quyết định tương tự. Thông tin phải dễ hiểu đối với
những người có một trình độ tương đối về kinh doanh và về các hoạt động kinh tế
mà muốn nghiên cứu các thông tin này.
-Phân tích tình hình tài chính cũng nhằm cung cấp thông tin quan trọng nhất
cho chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng khác
đánh giá số lượng, thời gian và rủi ro của những khoản thu bằng tiền từ cổ tức hoặc
tiền lãi. Vì các dòng tiền của các nhà đầu tư liên quan với các dòng tiền của doanh
nghiệp nên quá trình phân tích phải cung cấp thông tin để giúp họ đánh giá số
lượng, thời gian và rủi ro của các dòng tiền thu thuần dự kiến của doanh nghiệp.
-Phân tích tình hình tài chính cũng phải cung cấp tin về các nguồn lực kinh tế,
vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả của các quá trình, các tình huống làm biến
đổi các nguồn vốn và các khoản nợ của doanh nghiệp. Đồng thời qua đó cho biết
thêm nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với các nguồn lực này và các tác động của
những nghiệp vụ kinh tế, giúp cho chủ doanh nghiệp dự đoán chính xác quá trình
phát triển doanh nghiệp trong tương lai.
Qua đó cho thấy, phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là quá trình kiểm
tra, đối chiếu số liệu, so sánh số liệu về tài chính thực có của doanh nghiệp với quá


7

khứ để định hướng trong tương lai. Từ đó, có thể đánh giá đầy đủ mặt mạnh, mặt
yếu trong công tác quản lý doanh nghiệp và tìm ra các biện pháp sát thực để tăng
cường các hoạt động kinh tế và còn là căn cứ quan trọng phục vụ cho việc dự đoán,
dự báo xu thế phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3 Các phương pháp dùng trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
1.3.1 Phương pháp chung
Là phương pháp xác định trình tự bước đivà những nguyên tắc cần phải quán
triệt khi tiến hành phân tích một chỉ tiêu kinh tế nào đó.

Với phương pháp này là sự kết hợp triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử của triết học Mác- LêNin làm cơ sở. Đồng thời phải dựa vào các chủ trương,
chính sách của Đảng trong từng thời kỳ. Phải phân tích đi từ chung đến riêngvà
phải đo lường được sự ảnh hưởng và phân loại ảnh hưởng.
Tất cả các điểm trên phương pháp chung nêu trên chỉ được thực hiện khi kết
hợp nó với việc sử dụng một phương pháp cụ thể. Ngược lại các phương pháp cụ
thể muốn phát huy tác dụng phải quán triệt yêu cầu của phương pháp chung.
1.3.2 Các phương pháp cụ thể
Đó là những phương pháp phải sử dụng những cách thức tính toán nhất định.
Trong phân tích tình hình tài chính, cũng như phạm vi nghiên cứu của luận văn, em
xin được đề cập một số phương pháp sau:
1.3.2.1 Phương pháp so sánh
So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu
hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Vì vậy để tiến hành so sánh phải
giải quyết những vấn đề cơ bản, cần phải đảm bảo các điều kiện đồng bộ để có thể
so sánh được các chỉ tiêu tài chính. Như sự thống nhất về không gian, thời gian, nội
dung, tính chất và đơn vị tính toán. Đồng thời theo mục đích phân tích mà xác định
gốc so sánh.
-Khi nghiên cứu nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu số gốc
để so sánh là trị số của chỉ tiêu kỳ trước (nghĩa là năm nay so với năm trước ) và có
thể được lựa chọn bằng số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân.
-Kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo, kỳ kế hoạch.
-Gốc so sánh được chọn là gốc về thời gian hoặc không gian.
Trên cơ sở đó, nội dung của phương pháp so sánh bao gồm:


8

+ So sánh kỳ thực hiện này với kỳ thực hiện trước để đánh giá sự tăng hay giảm
trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và từ đó có nhận xét về xu hướng

thay đổi về tài chính của doanh nghiệp.
+So sánh số liệu thực hiện với số liệu kế hoạch, số liệu của doanh nghiệp với số
liệu trung bình của ngành, của doanh nghiệp khác để thấy mức độ phấn đấu của
doanh nghiệp được hay chưa được.
+So sánh theo chiều dọc để xem tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể, so
sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự thay đổi về lượng và về tỷ lệ
của các khoản mục theo thời gian.
1.3.2.2 Phương pháp cân đối
Là phương pháp mô tả và phân tích các hiện tượng kinh tế mà giữa chúng tồn
tại mối quan hệ cân bằng hoặc phải tồn tại sự cân bằng.
Phương pháp cân đối thường kết hợp với phương pháp so sánh để giúp người
phân tích có được đánh giá toàn diện về tình hình tài chính.
Phương pháp cân đối là cơ sở sự cân bằng về lượng giữa tổng số tài sản và tổng
số nguồn vốn, giữa nguồn thu, huy động và tình hình sử dụng các loại tài sản trong
doanh nghiệp. Do đó sự cân bằng về lượng dẫn đến sự cân bằng về sức biến động
về lượng giữa các yếu tố và quá trình kinh doanh.
1.3.2.3 Phương pháp phân tích tỷ lệ
Phương pháp này được áp dụng phổ biến trong phân tích tài chính vì nó dựa
trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài
chính.
Phương pháp tỷ lệ giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu
và phân tích một cách có hệ thống hàng loại tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc
theo từng giai đoạn. Qua đó nguồn thông tin kinh tế và tài chính được cải tiến và
cung cấp đầy đủ hơn. Từ đó cho phép tích luỹ dữ liệu và thúc đẩy quá trình tính
toán hàng loạt các tỷ lệ như:
+ Tỷ lệ về khả năng thanh toán : Được sử dụng để đánh giá khả năng đáp ứng
các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
+ Tỷ lệ và khả năng cân đối vốn, cơ cấu vốn và nguồn vốn: Qua chỉ tiêu này
phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính.
+ Tỷ lệ về khả năng hoạt động kinh doanh : Đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho

việc sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp.


9

+ Tỷ lệ về khả năng sinh lời: Phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp
nhất của doanh nghiệp.
Kết luận: Các phương pháp trên nhằm tăng hiệu quả phân tích. chúng ta sẽ sử
dụng kết hợp và sử dụng thêm một số phương pháp bổ trợ khác như phương pháp
liên hệ phương pháp loại trừ nhằm tận dụng đầy đủ các ưu điểm của chúng để thực
hiện mục đích nghiên cứu một cách tốt nhất.
1.4 Nhiệm vụ, nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
1.4.1 Nhiệm vụ phân tích
Nhiệm vụ của phân tích tình hình tài chính là trên cơ sở các nguyên tắc về tài
chính doanh nghiệp và phương pháp phân tích mà tiến hành phân tích đánh giá
thực trạng của hoạt động tài chính, vạch rõ những mặt tích cực và tiêu cực của việc
thu chi tiền tệ, xác định nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố. Từ đó
đề ra các biện pháp tích cực nhằm nâng cao hơn hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
1.4.2 Nội dung của phân tích
Xuất phát từ các nhiệm vụ trên ta thấy sự phát triển của một doanh nghiệp dựa
vào nhiều yếu tố như:
+Các yếu tố bên trong : Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, tính chất của sản
phẩm, quy trình công nghệ, khả năng tài trợ cho tăng trưởng.
+ Các yếu tố bên ngoài: Sự tăng trưởng của nền kinh tế, tiến bộ khoa học kỹ
thuật, chính sách tiền tệ, chính sách thuế.
Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trườngcó sự quản lý vĩ mô của nhà nước,
các doanh nghiệp đều được bình đẳng trước pháp luật trong kinh doanh. Đối với mỗi
doanh nghiệp, ngoài chủ doanh nghiệp quan tâm tới tình hình tài chính của doanh
nghiệp còn có các đối tượng khác quan tâm đến như các nhà đầu tư, các nhà cung cấp,

các nhà cho vay... Chính vậy mà việc thường xuyên phân tích tình hình tài chính sẽ giúp
cho người sử dụng thông tin nắm được thực trạng hoạt động tài chính của doanh nghiệp
và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình hình tài chính. Từ đó đưa ra các biện
pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng công tác quản lý kinh doanh.
Từ những lý luận trên nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp sẽ đánh
giá đầy đủ nhất và là bức tranh toàn cảnh khái quát về tình hình tài chính doanh nghiệp.
1.4.2.1 Đánh giá khái quát về tình hình tài chính doanh nghiệp
Ở phần này, bao gồm các vấn đề sau:
-

Phân tích tình hình biến động tài sản.


10

-

Phân tích tình hình biến động nguồn vốn.

-

Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn.

1.4.2.2 Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh
1.4.2.3 Phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản của doanh nghiệp
-

Phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản lưu động.

-


Phân tích hiệu quả tài sản lưu động.

-

Phân tích tình hình quản lý hiệu quả sử dụng tài sản cố định.

1.4.2.4 Phân tích tình hình quản lý và sử dụng nguồn vốn
-

Phân tích tình hình công nợ phải trả.

-

Phân tích tình hình và khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu.

Toàn bộ các nội dung trên sẽ được nghiên cứu và trình bày một cách cụ thể ở phần II
của luận văn.
1.5 Cơ sở nguồn tài liệu phân tích tài chính doanh nghiệp
Tài liệu quan trọng nhất được sử dụng trong phân tích tình hình tài chính doanh
nghiệp là các báo cáo tài chính như : Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh
doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và tình hình cụ thể của doanh nghiệp. Báo cáo tài
chính là những báo cáo được trình bày hết sức tổng quát, phản ánh một cách tổng
hợp nhất về tình hình tài sản, các khoản nợ, nguồn hình thành vốn, tình hình tài
chính, cũng như kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính
cung cấp những thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu để đánh giá tình hình và kết
quả hoạt động kinh doanh, thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ hoạt
động đã qua giúp cho việc kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn và khả năng
huy động vốn vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.



11

PHẦN 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VÀ TƯ VẤN ĐÀ NẴNG
2.1

Giới thiệu về Công ty Cổ phần phát triển công nghệ và tư vấn Đà Nẵng

2.1.1

Đặc điểm chung và quá trình hoạt động của Công ty Cổ phần phát triển
công nghệ và tư vấn đầu tư Đà Nẵng

- Tên đơn vị

: CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VÀ TƯ
VẤN ĐẦU TƯ ĐÀ NẴNG

- Tên tiếng Anh : Danang Investment Consulting And Technology Improving
Company .
- Tên viết tắt

: ICTI

- Trụ sở chính

: 25 Hoàng Diệu- Hải Châu-Đà Nẵng

- Điện thoại


: 0511. 3824402 - 3812184

- Fax

: 0511. 3824120

- Email

: -

Với mục đích đưa thành tựu khoa học kỹ thuật vào thực tiễn đời sống, thu hẹp
khoảng cách giữa nghiên cứu và ứng dụng, vào ngày 04/11/1991, Viện khoa học Việt
Nam nay là Trung Tâm Khoa Học Tự Nhiên & Công Nghệ Quốc Gia đã thành lập
Công Ty Phát Triển Công Nghệ và Tư Vấn Đầu Tư Đà Nẵng.
Lúc mới thành lập, trụ sở chính của công ty tại 46 Hùng Vương- Thanh Khê- Đà
Nẵng, và sau đó, ngày 13/03/2007 Công ty đã chuyển qua cơ sở mới với không gian
rộng và khang trang hơn tại 25- Hoàng Diệu- Hải Châu- Đà Nẵng.
Theo quyết định số 188/QĐ-UB ngày 06/03/1993 của Ủy ban nhân dân Quảng
Nam- Đà Nẵng công ty được thành lập với loại hình là Doanh nghiệp Nhà Nước thuộc
sở Công Nghiệp cũng với tên gọi Công ty Phát Triển Công Nghệ và Tư Vấn Đầu Tư
Đà Nẵng.
Để phù hợp với xu thế hội nhập là cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Ngày
23/06/2004 theo quyết định số 110/2004/QĐ-UB của Ủy Ban Nhân Dân thành phố Đà
Nẵng đã phê duyệt cho Công ty Phát Triển Công Nghệ và Tư Vấn Đầu Tư Đà Nẵng


12

chuyển sang công ty cổ phần với tên gọi mới là: Công Ty Cổ Phần Phát Triển Công

Nghệ & Tư Vấn Đầu Tư Đà Nẵng.
Mục đích của Công ty là trở thành đơn vị vững mạnh trong lĩnh vực sản xuất
ra các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, cung cấp các dịch vụ kỹ thuật cho
công nghiệp trên phạm vi cả nước.
• Quy mô của công ty ICTI :
Vốn điều lệ

: 11.413.000.000 đồng.

Vốn góp nhà nước

: 2.000.000.000 đồng.

2.1.2. Chức năng của công ty ICTI
- Tổ chức gia công các loại cơ khí, kinh doanh các sản phẩm cơ khí.
- Tổ chức kinh doanh các mặt hàng, thiết bị vật tư dịch vụ.
- Tổ chức thiết kế chế tạo, cung ứng lắp đặt chuyển giao công nghệ cho các
ngành công nghiệp chế biến.
- Tổ chức kinh doanh sản phẩm tụ điện trong nước và xuất khẩu.
- Đánh giá tác động môi trường, cung cấp các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm
môi trường; thiết kế, xây dựng các hệ thống xử lý chất thải.
2.1.3. Bộ máy tổ chức của công ty
Công ty ICTI tổ chức hoạt động theo mô hình trực tuyến, chức năng. Mỗi
phòng đều có chức năng riêng biệt nhưng không tách rời. Ở mỗi trung tâm nhà máy
đều có một giám đốc riêng được giao quyền trực tiếp quản lý nhưng vẫn nằm dưới
sự quản lý lãnh đạo trực tiếp của giám đốc Công ty.


13


Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy quản lý tại công ty
CHỦ TỊCH
HĐQT

GIÁM ĐỐC
ĐIỀU HÀNH

Phó
giám đốc

Phó giám đốc

Kế toán
trưởng

Phòng hành
chính nhân sự

Phòng kỹ thuật
vật tư

Phòng kế hoạnh
công trình

Phòng tài chính
kế toán

TT phát triển tin
học ĐN


TT công nghệ môi
trường ĐN

TT tư vấn xây
dựng và đầu tư

Nhà máy sản xuất
tụ điện

Xưởng chế tạo thiết
bị

Ghi chú:
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
(Nguồn: Phòng tài chính –kế toán)


14

2.1.4. Lĩnh vực hoạt động, kinh doanh của Công ty
- Thiết kế, chế tạo, cung ứng, lắp đặt các dây chuyền thiết bị sản xuất, chuyển giao
công nghệ trong các ngành công nghiệp chế biến và công nghiệp thực phẩm.
- Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, trạm biến áp, đường dây
cao thế dưới 35 KVA.
- Đánh giá tác động môi trường, cung cấp các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm
môi trường; thiết kế, xây dựng các hệ thống xử lý chất thải.
- Đào tạo trung cấp nghề trong các lĩnh vực điện, điện tử, cơ khí, đóng tàu, kỹ
thuật viên công nghệ thông tin.
- Cung cấp các giải pháp mạng công nghệ thông tin và truyền thông; đào tạo,

phổ cập kiến thức tin học, cung cấp và lắp đặt các thiết bị tin học, các thiết bị mạng
CNTT, tư vấn đầu tư trong lĩnh vực CNTT.
- Tư vấn thiết kế trong các lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp; lập
các dự án đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.
- Kinh doanh vật tư thiết bị trong các ngành công nghiệp. Xuất nhập khẩu các
loại hàng hóa, vật tư thiết bị trong các ngành cơ, nhiệt, điện, điện tử .
2.2 Phân tích các báo cáo tài chính của công ty Cổ phần phát triển công nghệ và
tư vấn đầu tư Đà Nẵng
2.2.1 Phân tích bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chính của môt
doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó. Đây là báo cáo tài chính có ý
nghĩa quan trọng đối với mọi đối tượng có quan hệ sở hữu, quan hệ kinh doanh và
quan hệ quản lý với doanh nghiệp. Ta đi sâu vào phân tích tình hình tài sản của
doanh nghiệp ở hiện tại:
Tài sản phản ánh toàn bộ giá trị hiện có thuộc quyền sở hữu của Công ty. Để
thấy được tình hình tài sản của Công ty Cổ phần Phát Triển Công Nghệ và Tư Vấn
Đầu Tư Đà Nẵng, chúng ta cần phân tích so sánh, tính toán qua bảng so sánh tỷ
trọng và chênh lệch tài sản qua ba năm 2009-2011 để thấy rõ hơn:


15

+Đầu tiên chúng ta sẽ phân tích tỷ trọng TSNH và TSDH qua ba năm.
Qua bảng 2.1 cho thấy tỷ trọng TSNH và dài hạn có sự biến động qua ba năm.
Cụ thể trong năm 2009 tỷ trọng TSNH chiếm 75,68% và TSDH chiếm 24,32%; đến
năm 2010 tỷ trọng TSNH chiếm 75,36% và TSDH chiếm 24,64%, như vậy cả hai
đều giảm hơn so với năm 2009. Sang năm 2011 tỷ trọng TSNH chỉ còn 63,86% và
TSDH tăng lên 37,03%. Như vậy, tỷ trọng TSNH có xu hướng giảm dần và TSDH
lại có xu hướng tăng dần. Trong đó, tỷ trọng về tiền mặt có sự tăng giảm không ổn
định. Cụ thể vào năm 2009 là 4,31% và năm 2010 là 5,72% và năm 2011 lại giảm

xuống 5,00%. Ngoài ra, Công ty không có các chỉ tiêu về đầu tư tài chính ngắn hạn,
riêng năm 2011 Công ty có tham gia vào đầu tư tài chính dài hạn chiếm 33,96%.
Các chỉ tiêu về hàng tồn kho và các khoản phải thu cũng tăng giảm không ổn định
qua ba năm. Ngoài ra Công ty luôn đầu tư nhằm làm tăng TSCĐ, mua sắm máy
móc thiết bị phục vụ sản xuất. Đây là biểu hiện tích cực, Công ty đang tiến hành mở
rộng quy mô hoạt động nhằm tìm kiếm lợi nhuận nhiều hơn.
+ Phân tích sự chênh lệch tài sản qua ba năm: Trong ba năm qua cấu trúc tài
sản công ty luôn có sự thay đổi. Ta cần xem xét đó là do những yếu tố nào.
Từ bảng 2.1 cho thấy quy mô tài sản của Công ty có sự không ổn định qua các
năm 2009, 2010 và 2011. Trong năm 2009, tổng tài sản của Công ty là
53.697.132.638 đồng sang năm 2010 là 64.781.159.436 đồng tức là tăng 20,64%.
Trong đó TSNH tăng 8.183.289.688 đồng, chủ yếu là do tiền và hàng tồn kho tăng.
Và TSDH cũng tăng 2.900.737.110 đồng tương đương 22,2% chủ yếu là do mua
sắm TSCĐ phục vụ cho nhu cầu sản xuất của Công ty và các khoản chi phí xây
dựng cơ bản dở dang.
Đến năm 2011, tổng tài sản của Công ty là 47.353.405.484 đồng, tức là giảm
26,9% so với năm 2010. Điều này là do sự sụt giảm của TSNH. TSNH giảm là do
tiền, hàng tồn kho và các khoản TSNH khác cũng giảm. Song TSDH lại tăng 7,22%
tương đương 1.152.160.231 đồng chứng tỏ Công ty vẫn tiếp tục mua sắm máy móc
thiết bị phục vụ sản xuất, đồng thời Công ty cũng tham gia vào đầu tư tài chính dài
hạn hết 1.608.131.200 đồng. Trong năm này Công ty vẫn thanh lý nhượng bán
TSCĐ.


16

Bảng 2.1: Bảng so sánh tỷ trọng và chênh lệch tài sản qua ba năm
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu


Năm 2009

Năm 2010
Tỷ

Gía trị

trọng

Năm 2011
Tỷ

Gía trị

(%)

trọng

2010/2009

2011/2010

Tỷ
Gía trị

(%)

trọng

Mức


%

Mức

%

(%)

A.Tài sản ngắn hạn

40.636.085.309

75,68

48.819.374.997

75,36

30.239.460.814

63,86

8.183.289.688

20,14

-18.579.914.183

-38,06


1.Tiền

2.316.697.221

4,31

3.708.223.754

5,72

2.368.041.631

5,00

1.391.526.533

60,07

-134.018.21

-36,14

2.ĐTTC ngắn hạn

0

0,00

0


0,00

0

0,00

0

0,00

0

0,00

3.Phải thu ngắn hạn

17.968.429.247

33,46

17.086.415.910

26,38

17.534.189.765

37,03

-882.013.3


-4,9

44.773.55

2,62

4.Hàng tồn kho

17.775.409.825

33,1

26.553.862.634

41,00

9.581.516.456

20,23

8.778.452.809

49,39

-169.723.46178

-63,91

5.TSNH khác


2.575.549.016

4,80

1.470.872.699

2,27

755.712.962

1,60

-1.104.676.317

-42,9

-715.159.737

-48,62

B.TS dài hạn

13.061.047.329

24,32

15.961.784.439

24,64


17.113.944.670

36,14

2.900.737.110

22,22

1.152.160.231

7,22

1.Phải thu dài hạn

0

0,00

0

0,00

0

0,00

0

0,00


0

0,00

2.TSCĐ

12.419.427.709

23,13

15.534.231.862

23,98

15.225.791.694

32,15

3.114.804.153

25,1

308.440.168

-1,99

3.BĐSĐT

0


0,00

0

0,00

0

0,00

0

0,00

0

0,00

4. ĐTTCDH

0

0,00

0

0,00

1.608.131.200


3,40

0

0,00

1.608.131.200

-

5. TSDH khác

641.619.620

1,2

427.552.577

0,66

280.021.776

0,59

-214.067.043

-33,36

-147.530.801


-34,51

Tổng

53.697.132.638

100

64.781.159.436

100

20,64

-17.427.753.952

-26,9

47.353.405.484 100,00 11.084.026.798

(Nguồn: Phòng tài chính –kế toán)


17

Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp ở hiện tại:
Cấu trúc nguồn vốn thể hiện chính sách tài trợ của Công ty bằng công cụ nào,
nợ hay vốn CSH. Việc huy động vốn của Công ty một cách hợp lý sẽ góp phần tăng
hiệu quả sử dụng vốn và giảm thiểu rủi ro cho Công ty. Nguồn vốn của Công ty bao

gồm vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay mượn( Nợ phải trả). Sau đây là tình hình
biến động vốn tại Công ty ICTI giai đoạn 2009-2011:
+ Phân tích sự thay đổi tỷ trọng nguồn vốn qua các năm:
Từ kết quả bảng 2.2 ta thấy tỷ trọng nợ phải trả chiếm tỷ lệ lớn trong tổng
nguồn vốn của công ty, đặc biệt là nợ ngắn hạn. Cụ thể trong năm 2009 tổng nợ
phải trả là 39.493.441.492 đồng, chiếm 73,55% trong khi đó vốn chủ sở hữu chiếm
26,45%. Bước qua năm 2010 nợ phải trả tăng lên là 45.437.961.249 đồng nhưng tỷ
trọng lại giảm còn 70,14% do vốn CSH tăng lên 19.343.198.187 đồng, và trong
năm 2011 thì nợ phải trả giảm chỉ còn 27.676.899.115 đồng chiếm 58,45%, trong
khi đó vốn chủ sở hữu tăng lên 19.676.506.369 đồng chiếm 41,55%. Như vậy khả
năng tự tài trợ của Công ty đã tăng lên so với năm trước.
+ Phân tích sự thay đổi cơ cấu nguồn vốn qua các năm:
Từ kết quả bảng 2.2 ta thấy có sự biến động lớn của các chỉ tiêu, ta có thể đi
sâu vào tìm hiểu, cụ thể như sau:
So với năm 2009 thì tới năm 2010 nợ phải trả đã tăng lên 5.944.519.757 đồng
tương ứng tăng 15,05%, trong đó nợ ngắn hạn tăng 6.892.313.750 đồng tức là
18,90% nhưng ngược lại nợ dài hạn lại giảm đi 947.793.993 đồng (giảm 31,22%);
vốn CSH tăng 5.139.507.041đồng (tăng 36,18%).
Đến năm 2011, nợ phải trả giảm 17.761.062.134 đồng ( tức là giảm 39,09%)
so với năm 2009, hệ quả này chủ yếu là do nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đều giảm, cụ
thể là nợ ngắn hạn giảm 15.967.858.629 đồng (giảm 36.83%) và nợ dài hạn giảm
tới 85,90% so với năm 2010. Sở dĩ nợ ngắn hạn giảm là do các khoản phải trả cho
người bán giảm mạnh( giảm 5.408.639.091 đồng) và các khoản người mua ứng tiền
trước cũng giảm. Đồng thời đấy, các khoản vay nợ dài hạn cũng giảm đi nên kéo
theo trong năm 2011 nợ phải trả giảm mạnh đến như vậy. Trong khi cả nợ ngắn hạn


18

và nợ dài hạn đều giảm thì nguồn vốn CSH lại tăng 333.308.182 đồng tức là 1,72%

chủ yếu là do nguồn VCSH sử dụng cho mục đích kinh doanh và cả mục đích
chuyên dùng cũng đều tăng. So sánh tỷ trọng nguồn VCSH trong tổng NV năm
2011 thì vốn CSH chiếm tới 42% cao nhất trong ba năm. So với tình hình kinh tế
chung trong giai đoạn này thì việc Công ty nâng cao hệ số tài trợ nhằm nâng cao
khả năng độc lập về tài chính của mình, giảm thiểu rủi ro tài chính do việc vay nợ
mang lại. Đồng thời trong năm 2011, Công ty cũng tiến hành tăng cường NVCSH
để tiến hành đầu tư mở rộng sản xuất trong những năm tiếp theo hay đầu tư vào
Công ty liên doanh liên kết.


19

Bảng 2.2: Bảng so sánh tỷ trọng và chênh lệch nguồn vốn giai đoạn 2009-2011.
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu

Năm 2009

Năm 2010
Tỷ

Giá trị

trọng

Giá trị

(%)
A.Nợ phải
trả

1.Nợ ngắn
hạn
2.Nợ dài
hạn
B.Vốn
CSH
1.Vốn chủ
sỡ hữu
2.Vốn quỹ
Tổng

Năm 2011
Tỷ
trọng

2010/2009

2011/2010

Tỷ
Giá trị

(%)

trọng

Mức

%


Mức

%

(%)

39.493.441.492

73,55

45.437.961.249

70,14

27.676.899.115

58,45

5.944.519.757

15,05

-17.761.062.134 -39,09

36.458.011.994

67,90

43.350.325.744


66,92

27.382.467.115

57,83

6.892.313.750

18,90

-15.967.858.629 -36,83

3.035.429.498

5,65

2.087.635.505

3,22

294.432.000

0,62

-947.793.993

14.203.691.146

26,45


19.343.198.187

29,86

19.676.506.369

41,55

5.139.507.041

13.806.470.380

25,71

18.906.097.313

29,18

19.589.309.688

41,37

397.220.766

0,74

437.100.874

0,67


87.196.681

53.697.132.638

100,00

47.353.405.484

64.781.159.436 100,00

-

-1.793.203.505

-85,90

36,18

333.308.182

1,72

5.099.626.933

36,94

683.212.375

3,61


0,18

39.880.108

10,04

-349.904.193

-80,05

100,00

1.108.402.6798

20,64

31,22

-17.427.753.952 -26,90

(Nguồn: Phòng tài chính –kế toán)


20

Bảng 2.3: Bảng phân tích các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn.
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
1.Nợ phải trả


Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

39.493.441.492

45.437.961.249

27.676.899.115

2.Nguồn VCSH

14.203.691.146

19.343.198.187

19.676.506.369

3.VCSH/ NPT
4. NV tạm thời

0,36

0,43

0,71

36.458.011.994


43.350.325.744

27.382.467.115

5.NV thường xuyên

17.239.120.644

21.430.833.692

19.970.938.369

6.Tổng NV

53.697.132.638

64.781.159.436

47.353.405.484

73,55

70,14

58,45

26,45

29,86


41,55

67,90

66,92

57,83

32,10

33,08

42,17

82,39

90,26

98,53

7.Tỷ suất nợ (=1/6) (%)
8.Tỷ suất tự tài trợ (=2/6)
(%)
9.Tỷ suất NV tạm thời (4/6)
(%)
10.Tỷ suất nguồn vốn
thường xuyên (5/6) (%)
11.VCSH/NVthường xuyên


(Nguồn: Phòng tài chính –kế toán)
Từ kết quả bảng 2.3 cho thấy, trong giai đoạn 2009-2011 thì tỷ suất nợ của
Công ty ICTI có xu hướng giảm, trong khi đó, tỷ suất tự tài trợ lại tăng từ 26,45%
năm 2009 lên 41,55% trong 2011. Trong năm 2011, tỷ suất nguồn vốn tạm thời
giảm hơn so với năm trước và tỷ suất nguồn vốn thường xuyên tăng hơn so với năm
2009, và 2010. Qua phân tích cấu trúc nguồn vốn tại Công ty cho thấy sự ổn định về
tài chính của Công ty ngày càng tăng. Trong tình hình nền kinh tế thế giới gặp khó
khăn khủng hoảng như thế này thì việc tăng khả năng tài trợ cho các khoản nợ của
Công ty bằng nguồn vốn thường xuyên là một quyết định sáng suốt, nâng cao tính
tự chủ hơn, Công ty ít phải chịu áp lực thanh toán ngắn hạn. Tuy nhiên, Công ty cần
phải duy trì một cách ổn định hơn nữa các tỷ số này để cân bằng giữa nguồn vốn
chủ sở hữu và nguồn vốn vay để phát huy một cách hiệu quả đồng vốn được sử


21

dụng, mang lại lợi nhuận cao hơn trong tương lai, bởi lợi nhuận của Công ty trong
giai đoạn này cũng chưa cao và tốc độ tăng giảm cũng chưa ổn định.
• Phân tích tỷ số khả năng thanh toán của Công ty
Bảng2.4 Các chỉ tiêu tính các chỉ số thanh toán
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
2009
Tổng TS
53.697.132.638
Tổng NPT
39.493.441.492
Tổng TSNH
40.636.085.309
Tổng Nợ NH

36.458.011.994
HTK
17.775.409.825
Tiền
2.316.697.221
Bảng2.5 Các tỷ số thanh toán

2010
64.781.159.436
45.437.961.249
48.819.374.997
43.350.325.744
26.553.862.634
3.708.223.754

2011
47.353.405.484
27.676.899.115
30.239.460.814
27.382.467.115
9.581.516.456
2.368.041.631
Đơn vị: đồng

Chỉ tiêu

Công thức

2009


2010

2011

Thanh toán tổng quát

Tổng TS / Tổng NPT

1,36

1,43

1,71

Thanh toán hiện hành Tổng TSNH /Tổng Nợ NH

1,11

1.13

1,10

Thanh toán nhanh

TSNH / HTK

0,63

0,51


0,75

Thanh toán bằng tiền

Tiền / Tổng Nợ NH

0,06

0,09

0,09

• Hệ số khả năng thanh toán tổng quát:
- Năm 2009: 1,36
- Năm 2010: 1,43
- Năm 2011: 1,71
Năm 2009 một đồng nợ được đảm bảo bằng 1,36 đồng tài sản. năm 2010 một
đồng nợ được đảm bảo bằng 1,43 đồng tài sản,đến năm 2011 tỷ số này tăng lên
thành 1,71 đồng. Khả năng thanh khoản trong vấn đề thanh toán các khoản nợ của
Công ty được đảm bảo.
• Hệ số khả năng thanh toán hiện hành:
- Năm 2009: 1,11
- Năm 2010: 1,13
- Năm 2011: 1,10
Năm 2009 một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,11 đồng tài sản ngắn
hạn, năm 2010 tăng khiêm tốn lên thành 1,13 đồng, năm 2011 tỷ số này giảm xuống
còn 1,10 đồng. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty bằng tài sản ngắn hạn
tương đối ổn định, Công ty nên tiếp tục phát huy chỉ số này.



22

• Hệ số khả năng thanh toán nhanh
- Năm 2009: 0,63
- Năm 2010: 0,51
- Năm 2011: 0,75
Mặc dù các tỷ số thanh toán hiện hành của Công ty qua các năm đều ổn định
nhưng hệ số thanh toán nhanh cho thấy có quá nhiều tài sản tồn tại dưới hình thái
hàng tồn kho nên chỉ số thanh toán nhanh của các năm 2009 doanh nghiệp chỉ có
0,63 đồng đáp ứng cho một đồng nợ ngắn hạn., lúc cần thiết doanh nghiệp không
thể thanh các khoản nợ ngắn hạn nếu không dùng đến dự trữ và các biện pháp khác.
• Hệ số thanh toán bằng tiền
- Năm 2009: 0,06
- Năm 2010: 0,09
- Năm 2011: 0,09
Năm 2009 có 6% nợ ngắn hạn được đảm bảo thanh toán ngay bằng tiền mặt
năm 2010 con số này tăng lên thành 9% và giữ nguyên đến năm 2011. Nếu các
khoản nợ của doanh nghiệp đã đến hạn thì điều này chứng tỏ doanh nghiệp đang
gặp vấn đề lớn trong thanh toán. Vì vậy Công ty cần đề ra kế hoạch để quản lý
thanh toán hiệu quả hơn.
2.2.2Phân tích bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty


23

Bảng 2.6 Bảng phân tích kết cấu và biến động kết cấu các chỉ tiêu trên báo cáo KQSXKD.
ĐVT: đồng

1.Doanh thu BH và CCDV
2.Các khoản giảm trừ doanh thu


2010/2009
Mức
%
10.130.719.230
31,33
0

2011/2010
Mức
%
6.009.642.577
14,15
0

2009
100

3.Doanh thu thuần về BH và CCDV

10.130.719.230

31,33

6.009.642.577

14,15

100


100

100

-

-

4. Giá vốn hàng bán
5.Lợi nhuận gộp BH và CCDV
6.Doanh thu hoạt động tài chính

9.224.170.756
906.548.474
-114.060.865

32,86
21,23
-61,82

5.654.839.159
354.803.418
195.053.365

15,16
6,85
276,95

86,80
13,20

0,57

87,81
12,19
0,17

88,59
11,41
0,55

1,01
(1,01)
(0,40)

0,78
(0,78)
0,38

7. Chi phí tài chính
Trong đó lãi vay phải trả
8. Chi phí bán hàng

577.748.336
584.019.132
9.693.890

87,86
89,67
15,99


755.776.039
734.259.022
-46.337.095

61,18
59,44
-65,89

2,03
2,01
0,19

2,91
2,91
0,17

4,11
4,06
0,05

0,88
0,89
(0,02)

1,20
1,15
(0,12)

9.Chi phí quản lý doanh nghiệp
10.Lợi nhuận thuần từ hoạt


459.234.320

27,44

435.390.437

20,41

5,18

5,02

5,30

(0,15)

0,28

Chỉ tiêu

Kết cấu(%)
2010
2011
100
100

Biến động
2010/2009 2011/2010
-


độngkinhdoanh
11. Thu nhập khác

-254.188.937

-12,33

-594.972.598

-32,91

6,38

4,26

2,50

(2,12)

(1,76)

7.452.579.132

310847,93

-1.476.423.019

-19,80


0,01

17,55

12,33

17,55

(5,22)

12. Chi phí khác

2.462.837.376

13226,80

2.305.728.386

92,92

0,06

5,84

9,88

5,79

4,03


13. Lợi nhuận khác
14.Tổng lợi nhuận trước thuế
15.Chi phí thuế TNDN hiện hành

4.989.741.756
4.735.552.819
-10.603.920

30758,05
231,50
-5,28

-3.782.151.405
-4.377.124.003
205.426.418

-76,05
-64,55
107,90

(0,05)
6,33
0,62

11,71
15,97
0,45

2,46
4,96

0,82

11,76
9,64
(0,17)

(9,25)
(11,01)
0,37

16. Lợi nhuận sau thuế TNDN

4.746.156.739

257,30

-4.582.550.421

-69,53

5,70

15,52

4,14

9,82

(11,38)



24

Qua bảng 2.6 ta thấy:
Các khoản thu chi của Công ty trong năm 2009, 2010, và năm 2011 là không
ổn định; tăng giảm một cách bất thường. Lợi nhuận trước thuế năm 2010 tăng so
với năm 2009 là 4.735.552.819 đồng (tương đương 231,5%). Tuy nhiên tới năm
2011 lại giảm đột ngột so với so với 2010 là 4.377.124.003 đồng (tương đương
giảm 64,6%) chủ yếu là do các khoản chi phí( chi phí tài chính, chi phí quản lý
doanh nghiệp) và cả giá vốn hàng bán đều tăng so với danh thu từ các hoạt động.
Nhưng nhìn chung Công ty vẫn có lãi. Sở dĩ, lợi nhuận trước thuế năm 2010 tăng
đột biến như vậy là do lợi nhuận từ hoạt động khác ( thu từ việc thanh lý nhượng
bán tài sản cố định và Công ty được đền bù giải phóng mặt bằng) là chủ yếu chứ lợi
nhuận từ hoạt động kinh doanh chỉ chiếm tỷ lệ không đáng kể so với doanh thu từ
việc bán hàng và cung cấp dịch vụ do các chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí
quản lý doanh nghiệp và cả giá vốn hàng bán đều tăng. Đi sâu vào tìm hiểu cụ thể
sự biến động của các chỉ tiêu, ta thấy:
- Năm 2010: lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD giảm 254.188.937 đồng
tương đương giảm 12,33% so với năm 2009, tuy doanh thu bán hàng có tăng hơn so
với năm 2009 nhưng bù lại giá vốn hàng bán, chi phí cho lãi vay phải trả, chi phí
bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng so với năm 2009, tuy nhiên lợi
nhuận khác tăng đột biến 4.989.741.756 đồng (tăng 30758%) do thanh lý các tài sản
cố định. Do vậy, lợi nhuận trước thuế trong năm này tăng nhanh đến vậy.
- Năm 2011 lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD giảm 594.972.598 đồng
( giảm 33%) và đồng thời lợi nhuận khác cũng giảm 3.782.151.405 đồng (giảm
76%) so với năm 2010. Tuy doanh thu khác cũng chiếm tỷ trọng đáng kể nhưng bù
lại chi phí khác lại tăng 92,92% so với năm 2010. Do đó, lợi nhuận trước thuế của
Công ty giảm đến 4.377.124.003 đồng so với năm 2010.
• Đi sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh ta thấy:
* Năm 2010: doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng

10.130.719.230 đồng (tăng 31,33%) nhưng doanh thu hoạt động tài chính giảm
114.060.865 đồng (giảm 61,82%) và các khoản chi phí tài chính tăng nhiều do việc
chi trả lãi vay tăng .


25

-Tỷ trọng giá vốn hàng bán so với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
năm 2010 so với 2009 tăng 1%.
- Tỷ trọng chi phí bán hàng so với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
năm 2010 so với 2009 giảm 0,02%.
- Tỷ trọng chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2010 so với 2009 giảm 0,15%.
- Chi phí tài chính năm 2010 tăng 1,88 lần so với 2009. Điều này chủ yếu do
lãi tiền vay phải trả 2010 tăng, Công ty mua sắm xây dựng tài sản cố định và tài sản
dài hạn để đầu tư mở rộng sản xuất.
* Năm 2011: Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng
6.009.642.577 đồng (tăng 14,2%), doanh thu hoạt động tài chính tăng ấn tượng
276,95% so với năm 2010 do doanh thu từ hoạt động đầu tư liên doanh liên kết ra
bên ngoài.
- Tỷ trọng giá vốn hàng bán so với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm
2011 so với 2010 tăng 0,8%.
- Tỷ trọng chi phí bán hàng so với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm
2011 so với 2010 giảm 0,116%.
- Tỷ trọng chi phí quản lý doanh nghiệp so với doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ năm 2011 so với 2010 tăng 0,28%.
- Chi phí tài chính năm 2011tăng 755.776.039 đồng ( tăng 61,2%). Điều này
cũng do chủ yếu lãi vay phải cho các khoản vay ngắn và dài hạn để mở rộng đầu tư sản
xuất.
• Hoạt động khác:
* Năm 2010: Thu nhập khác tăng có thể nói là đột biến 7.452.579.132 đồng

( tăng 310848%) do thu từ thanh lý và nhượng bán tài sản cố định và được giải
phóng mặt bằng và bước sang năm 2011 có giảm hơn so với 2010 , giảm
1.476.423.019 đồng ( giảm 19,8%) nhưng nhìn chung là tốt. Chi phí khác năm 2010
tăng

hơn rất nhiều do với năm 2009 tăng 2.462.837.376 đồng tương đương

13226,8%. Năm 2011 cũng tăng so với năm 2010 là 2.305.728.386 đồng tương
đương 93%.


×