Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

đánh giá Thực trạng đăng ký kinh doanh đối với hợp tác xã và các giải pháp, kiến nghị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.97 KB, 19 trang )

đánh giá Thực trạng đăng ký kinh doanh đối với
hợp tác xã và các giải pháp, kiến nghị

I. Một số nội dung về kinh tế và kinh tế hợp tác xã
1. Mục tiêu phát triển kinh tế của Nhà nước ta
Đối với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mọi chính
sách và biện pháp kinh tế của Nhà nước đều nhằm phục vụ lợi ích của đa số
nhân dân lao động. Ngay từ năm 1959 Hiến pháp đã xác định: “Mục đích
chính sách kinh tế của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là không ngừng
phát triển sức sản xuất nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của
nhân dân. - Điều 9 Hiến pháp năm 1959”.
Đến năm 1980, mục tiêu đó được xác định là: “thoả mãn ngày càng tốt
hơn như cầu vật chất và văn hoá ngày càng tăng cả các xã hội - Điều 15
Hiến pháp năm 1980”.
Hiến pháp năm 1992 và Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001
của Quốc hội khóa X về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 trên cơ sở kế thừa
những quy định của Hiến pháp trước đó, tổng kết những thành tựu và kinh
nghiệm những năm đổi mới, khẳng định mục tiêu phát triển kinh tế của nhà
nước ta là: “làm cho dân giàu, nước mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu
cầu vật chất và tinh thần của nhân dân - Điều 16 Nghị quyết số
51/2001/QH10”.
Mục tiêu từ nay đến năm 2010 đối với kinh tế tập thể đã được Đảng ta
xác định tại Nghị quyết số 13/NQ/TW ngày 18/3/2002 của Hội nghị lần thứ
5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về tiếp tục đổi mới, phát triển
và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể là: “Đưa kinh tế tập thể thoát khỏi
những yếu kém hiện nay, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn, tiến tới
có tỷ trọng ngày càng lớn hơn trong GDP của nền kinh tế.”.
2. Phương hướng phát triển kinh tế
Để đạt được mục đích kinh tế đã đề ra, Nhà nước ta chủ trương: “phát
huy mọi năng lực sản xuất, mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế gồm


kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư
nhân, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài dưới
nhiều hình thức, thúc đẩy xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật, mở rộng hợp
tác kinh tế, khoa học, kỹ thuật và giao lưu với thị trường thế giới - Điều 16
Nghị quyết số 51/2001/QH10”. Nhà nước ta cũng khẳng định: “Các thành


phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa. Tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế
được sản xuất, kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không
cấm; cùng phát triển lâu dài, hợp tác, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp
luật. - Điều 16 Nghị quyết số 51/2001/QH10” và “Kinh tế nhà nước được
củng cố và phát triển, nhất là trong các ngành và lĩnh vực then chốt, giữ vai
trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững
chắc của nền kinh tế quốc dân. - Điều 19 Nghị quyết số 51/2001/QH10”.
Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần để tiến tới chuyên môn
hoá, phân công lại lao động xã hội cho phù hợp với năng lực của người lao
động, của mỗi đơn vị kinh tế; mỗi thành phần kinh tế sẽ phát huy được sức
mạnh của mình trong quá trình sản xuất, phân phối, tiêu thụ; làm cho sản
phẩm xã hội ngày càng tăng, giải quyết việc làm cho người lao động; tăng
cường khả năng hợp tác ứng dụng khoa học và công nghệ trong các đơn vị
kinh tế thuộc các thành phần khác nhau. Thực tế thời gian qua đã chứng
minh tính đúng đắn của chủ trương phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần.
3. Kinh tế hợp tác xã
Hợp tác xã ở nước ta được hình thành từ sau hoà bình lập lại ở Miền
Bắc. Ngày 30/12/1955, Chính phủ đã ban hành bản Quy tắc tổ chức hợp tác
xã mua bán và hợp tác xã tiêu thụ kèm theo Nghị định số 649/TTg; năm
1974 ban hành Điều lệ đăng ký kinh doanh công thương nghiệp và phục vụ
áp dụng cho khu vực kinh tế tập thể và cá thể kèm theo Nghị định số 76/CP

ngày 8/4/1974, đó là trong số những văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên
làm cơ sở hình thành kinh tế tập thể ở nước ta.
Sau ngày đất nước thống nhất, để giúp nhà nước tiếp tục nắm được đầy
đủ mọi hoạt động kinh doanh của khu vực kinh tế tập thể và cá thể, Chính
phủ đã ban hành Điều lệ đăng ký kinh doanh công thương nghiệp và phục vụ
áp dụng cho khu vực kinh tế tập thể và cá thể kèm theo Nghị định số 119/CP
ngày 9/4/1980.
Để thế chế hoá chính sách đổi mới của Đảng tại Đại hội lần thứ VI năm
1986, ngày 19/3/1988 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành
Nghị định số 28/HĐBT về chính sách đối với kinh tế tập thể sản xuất công
nghiệp, dịch vụ công nghiệp, xây dựng, vận tải. Nghị định này đã tạo điều
kiện cho các đơn vị kinh tế tập thể phát triển sản xuất kinh doanh có hiệu
quả trong sản xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp xây dựng, vận tải và
đẩy mạnh việc phân công chuyên môn hoá, hiệp tác hoá giữa các đơn vị kinh

2


tế tập thể với các đơn vị kinh tế quốc doanh, giữa các vùng, giữa các ngành
sản xuất.
Cụ thể hoá Hiến pháp năm 1992 và để hoàn thiện pháp luật về các tổ
chức kinh tế sau khi Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam các năm 1987, 1989, 1992, Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990, Luật
Công ty năm 1990 và Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 1995, Quốc hội đã
ban hành Luật Hợp tác xã năm 1996 và Luật Hợp tác xã năm 2003 (thay thế
Luật Hợp tác xã năm 1996).
4. Đăng ký kinh doanh đối với hợp tác xã
Để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, Nhà nước phải quản lý nền kinh tế bằng pháp luật, kế hoạch, chính
sách; phát huy mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của nền kinh tế

hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường. Một trong những biện
pháp để nhà nước quản lý nền kinh tế bằng pháp luật đó là quy định đăng ký
kinh doanh đối với các thành phần kinh tế, trong đó có hợp tác xã.
Đăng ký kinh doanh là việc xác định địa vị pháp lý của hợp tác xã;
giám sát quá trình hoạt động kinh doanh của hợp tác xã từ khi thành lập đến
khi giải thể hoặc phá sản; quản lý các loại hình hợp tác xã, quy mô, trạng
thái hoạt động của hợp tác xã theo từng thời kỳ, từng ngành, nghề trong nền
kinh tế để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động của hợp
tác xã.
Trước đây, pháp luật về đăng ký kinh doanh đối với kinh tế tập thể
cũng đã được ban hành, Điều 2 Điều lệ đăng ký kinh doanh công thương
nghiệp và phục vụ thuộc khu vực tập thể và cá nhân ban hành kèm theo
Nghị định số 76/CP ngày 8/4/1974 của Hội đồng Chính phủ đã quy định tất
cả các tổ chức kinh tế tập thể thuộc các ngành nghề đều phải xin đăng ký
kinh doanh. Từ đó đến nay, quy định về đăng ký kinh doanh đối với hợp tác
xã đều được duy trì, củng cố và đề cao hơn tại văn bản Luật do Quốc hội ban
hành.
II. Thực trạng đăng ký kinh doanh đối với hợp tác xã từ năm 1996
đến năm 2003
1. Thực trạng đăng ký kinh doanh hợp tác xã
Đến 30/6/2004, trên cả nước có 15.685 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
(bằng khoảng 10% tổng số doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh
nghiệp). Trong đó, số liệu hợp tác xã qua các năm từ 1996 đến 2003 là
14.485 hợp tác xã, chi tiết theo biểu trang 4. Trong tổng số hợp tác xã trên,
có 18 liên hiệp hợp tác xã, chủ yếu tập trung ở các tỉnh, thành phố sau: Hà
3


Nội 1, Thái Nguyên 1, Bắc Giang 1, Thanh Hoá 1, Quảng Trị 2, Đà Nẵng 1,
Bình Định 1, Đắc Lắc 1, Cần Thơ 2, Thành phố Hồ Chí Minh 6 và 1 Quỹ tín

dụng nhân dân Trung ương đăng ký tại Hà Nội (Nguồn: báo cáo năm 2003
của Liên minh hợp tác xã Việt Nam).
Số liệu hợp tác xã tính từ 1996 đến 2003:
T
T

1996
Tổng số hợp tác xã

1 Nông, lâm, thuỷ sản
2 Công nghiệp, thủ C. Nghiệp

2000

2001

2002

2003

18.607 14.841 13.986 14.286 14.485
14.008 10.602

9.254

9.314

9.255

1.952


1.566

1.812

1.916

2.069

3 Thương mại

367

373

398

387

570

4 Giao thông

948

951

1.059

1.078


1.027

5 Tín dụng

971

974

955

880

927

6 Xây dựng

327

341

409

471

481

34

34


99

240

156

7 Khác

(Nguồn: Kinh tế Việt nam năm 2003 – Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
xuất bản tháng 4/2004)
Mức đóng góp của các hợp tác xã vào GDP năm 2003 là 7,49%. Tổng
sản phẩm trong nước do các hợp tác xã tạo ra năm 2000 là 37,9 ngàn tỷ
đồng, năm 2003 là 45,377 ngàn tỷ đồng. Đến 30/6/2004 theo phân loại hợp
tác xã có 40,1% hợp tác xã khá, 45% hợp tác xã trong bình và 14,9% hợp tác
xã yếu kém (Nguồn: Dự thảo báo cáo năm 2004 của Liên minh hợp tác xã
Việt Nam).
Thu nhập đầu người trung bình khu vực hợp tác xã tháng 6 năm 2003 là
642 ngàn đồng, xếp sau khu vực kinh tế khác như: đầu tư nước ngoài 927
ngàn đồng; doanh nghiệp nhà nước 955 ngàn đồng, doanh nghiệp tư nhân
756 ngàn đồng. Lao động khu vực hợp tác xã tập trung chủ yếu trong lĩnh
vực nông, lâm, thuỷ sản chiếm 95,98% tổng số lao động; các lĩnh vực còn lại
chiếm tỷ lệ không đáng kể như khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm
0,07%; dịch vụ chiếm 3,96% (nguồn số liệu Bộ Lao động Thương binh và
Xã hội).
Số liệu trên cho thấy tuy có những bước phát triển qua một số năm gần
đây, nhưng kinh tế tập thể vẫn “chiếm tỷ trọng thấp trong tổng sản phẩm xã
hội, chưa đủ sức đảm nhiệm tốt vai trò cùng với kinh tế nhà nước ngày càng
trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế nhiều thành phần định hướng
4



xã hội chủ nghĩa.- Nghị quyết số 13/NQ-TW của Hội nghị lần thứ 5 Ban
chấp hành Trung ương Đảng Khoá IX”.
2. Đăng ký kinh doanh theo Luật hợp tác xã năm 1996

5


6


7


8


3. Những hạn chế của quy định đăng ký kinh doanh đối với hợp tác xã
của Luật Hợp tác xã năm 1996 và các văn bản hướng dẫn thi hành
a) Thẩm quyền đăng ký kinh doanh không rõ ràng, không tập trung
Thẩm quyền đăng ký kinh doanh Luật giao cho Uỷ ban nhân dân cấp
tỉnh và cấp huyện thực hiện, nhưng văn bản hướng dẫn thi hành Luật (Nghị
định, Thông tư) giao cho cơ quan Kế hoạch và Đầu tư thuộc Uỷ ban nhân
dân thực hiện. Nhiều địa phương sau khi cơ quan Kế hoạch và Đầu tư nhận
và xem xét hồ sơ đăng ký kinh doanh của hợp tác xã, phải chuyển sang trình
Uỷ ban nhân dân xem xét cấp, ký và đóng dấu. Trình tự, thủ tục đăng ký
kinh doanh trên đã gây phiền hà cho hợp tác xã.
b) Hồ sơ đăng ký kinh doanh gồm nhiều giấy tờ
- Theo quy định tại khoản 1 Điều 15, khoản 5 Điều 16 Luật Hợp tác xã

và khoản g Điều 6 Thông tư số 04/BKH-QLKT ngày 29/3/1997 của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, hồ sơ đăng ký kinh doanh đối với hợp tác xã bao gồm:
• Đơn đăng ký kinh doanh kèm theo biên bản đã thông qua tại hội
nghị thành lập hợp tác xã;
• Điều lệ hợp tác xã;
• Danh sách Ban quản trị gồm Chủ nhiệm và các thành viên khác,
Ban kiểm soát;
• Danh sách xã viên, địa chỉ, nghề nghiệp của họ;
• Phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
• Giấy phép hành nghề đối với một số ngành, nghề mà pháp luật quy
định phải có;
• Giấy xác nhận về quyền sử dụng trụ sở của Uỷ ban nhân dân cấp xã,
nơi dự định đặt trụ sở chính của hợp tác xã;
• Giấy xác nhận của Ngân hàng về số tiền mặt gửi tại ngân hàng, biên
bản trị giá tài sản góp vốn được Đại hội thông qua.
- Thực tế trong số các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kinh doanh nêu trên
một số giấy tờ đối với hợp tác xã là không cần thiết, tạo thêm thủ tục hành
chính đối với hợp tác xã:
• Một vấn đề đặt ra đối với hồ sơ đăng ký kinh doanh đối với hợp tác
xã là trên cơ sở gì cơ quan nhà nước lại cần xem xét “Phương án
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ” của hợp tác xã. Bởi vì các thành viên
hợp tác xã là những người hoặc tổ chức góp vốn đầu tư kinh doanh,
9


nghĩa là họ đã dám đương đầu với thử thách, rủi ro. Vì vậy, các
thành viên hợp tác xã là người quan tâm nhất đến phương án sản
xuất kinh doanh và quyết định góp vốn đầu tư hay không, họ là
người tìm hiểu để có đủ thông tin nhất để đánh giá phương án của
mình. Như vậy, việc quy định hồ sơ đăng ký kinh doanh phải có

phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ là không cần thiết. Thực tế
cho thấy, cán bộ xem xét hồ sơ đăng ký kinh doanh không đủ thông
tin và trình độ để đánh giá tính khả thi của phương án này bằng
chính các nhà đầu tư. Vì vậy, quy định này đặt ra đã:
+ Gây phiền hà cho hợp tác xã khi đăng ký kinh doanh;
+ Tạo điều kiện cho cán bộ đăng ký kinh doanh có thể sách nhiễu hợp
tác xã bằng cách yêu cầu sửa đổi, bổ sung các thông tin trong phương án,
hoặc từ chối chấp thuận phương án do hợp tác xã lập, hoặc đề nghị hợp tác
xã sử dụng dịch vụ tư vấn của tổ chức, cá nhân mà họ có liên quan;
+ Khuyến khích hợp tác xã đưa tin không chân thật, vì rất hiếm khi hợp
tác xã đưa ra phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đúng sự thật. Bởi vì
nếu không chính hợp tác xã sẽ làm mất bí mật kinh doanh của mình.
• Vấn đề tiếp theo đối với hồ sơ đăng ký kinh doanh của hợp tác xã là
giấy xác nhận về quyền sử dụng trụ sở của Uỷ ban nhân dân cấp xã,
nơi dự định đặt trụ sở chính của hợp tác xã. Một hợp tác xã làm ăn
chân chính sẽ không bao giờ khai sai địa chỉ trụ sở của mình, hợp
tác xã luôn luôn mong muốn càng nhiều khách hàng, đối tác biết về
địa chỉ trụ sở của mình thông qua các hình thức quảng cáo, tuyên
truyền, ... Bên cạnh đó, nếu hợp tác xã có giấy tờ hợp pháp về trụ sở
khi đăng ký ban đầu, thì họ vẫn có thể chuyển địa chỉ trụ sở sang địa
điểm mới. Do vậy, vấn đề đặt ra ở đây không phải là việc xác nhận
quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp địa chỉ trụ sở của hợp
tác xã, mà đó là việc kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước, của
công dân, của các khách hàng,... đối với địa chỉ trụ sở của hợp tác xã
và việc quy định xử lý nghiêm minh đối với các hành vi khai man,
vi phạm pháp luật. Như vậy, việc quy định về trụ sở hợp tác xã phải
có giấy xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã là làm tăng thêm chi phí,
thủ tục và kéo dài thời gian đăng ký thành lập hợp tác xã.
• Vấn đề khác đối với hồ sơ đăng ký kinh doanh của hợp tác xã là
giấy xác nhận của Ngân hàng về số tiền mặt gửi tại ngân hàng. Để

có được giấy xác nhận này, có thể có không ít trường hợp hợp tác xã
mượn, vay tiền của cá nhân, tổ chức khác gửi vào tài khoản ở ngân
hàng để có giấy xác nhận. Sau khi có được giấy xác nhận để nộp
10


trong hồ sơ đăng ký kinh doanh, họ rút tiền ra để trả cho người cho
vay. Như vậy, nhà nước không thể biết được được chủ sở hữu đích
thực của số tiền đã gửi ở ngân hàng. Vì vậy, quy định về giấy xác
nhận của Ngân hàng về số tiền mặt của hợp tác xã gửi tại ngân hàng
là không cần thiết, tạo thêm thủ tục giấy tờ đối với hợp tác xã. Thực
tế cho thấy, từ 1/1/2000 giấy xác nhận của ngân hàng này đã không
còn cần thiết nữa đối với hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh
nghiệp tư nhân và công ty sau khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực.
• Về quy định trong hồ sơ đăng ký kinh doanh của hợp tác xã phải có
giấy phép hành nghề đối với một số ngành, nghề mà pháp luật quy
định phải có giấy phép này. Vấn đề đặt ra ở đây là đăng ký kinh
doanh cần có trước hay giấy phép hành nghề phải có trước, vì không
ít trường hợp hợp tác xã phải có đăng ký kinh doanh trước khi có
giấy phép hành nghề đó, như kinh doanh khách sạn, hợp tác xã cần
phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và có đăng ký ngành,
nghề kinh doanh khách sạn trong giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh này. Có như vậy hợp tác xã mới có tư cách pháp nhân, ký kết
các hợp đồng, giấy tờ liên quan đến đất đai, về xây dựng khách
sạn,... Sau khi xây xong khách sạn các giấy phép liên quan khác như
phòng cháy, chữa cháy, chứng nhận tiêu chuẩn sao,... sẽ được các cơ
quan có thẩm quyền khác thẩm định cấp hay không cấp. Thực tế cho
thấy, cùng với 3 đợt huỷ bỏ hơn 150 giấy phép hành nghề do Chính
phủ và Thủ tướng Chính phủ quyết định và quy định của Luật
Doanh nghiệp về doanh nghiệp chỉ được kinh doanh sau khi có đủ

điều kiện do pháp luật (giấy phép hành nghề cấp sau đăng ký kinh
doanh) quy định đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong
khâu đăng ký thành lập doanh nghiệp.
c) Trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh các ngành, nghề phải được Thủ
tướng Chính phủ cho phép phức tạp, chồng chéo.
- Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định số 16/CP ngày
21/2/1997 của Chính phủ về chuyển đổi, đăng ký Hợp tác xã và tổ chức hoạt
động của Liên hiệp Hợp tác xã, hợp tác xã kinh doanh các ngành, nghề sau
phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép:
• Thuốc nổ, thuốc độc, hoá chất độc, chất phóng xạ;
• Khai thác vàng và đá quý;
• Sản xuất các phương tiện phát sóng, truyền tin, truyền thanh, truyền
hình, xuất bản;

11


• Vận tải viễn dương và vận tải hàng không;
• Chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu;
• Du lịch quốc tế.
- Đối với hợp tác xã kinh doanh 7 ngành, nghề trên, thì trình tự, thủ tục
đăng ký kinh doanh như sau:
• Hợp tác xã gửi hồ sơ đăng ký kinh doanh đến Sở Kế hoạch và Đầu
tư cấp tỉnh nơi dự định đặt trụ sở chính;
• Trong vòng 30 ngày, Sở Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến của Sở quản
lý ngành có liên quan và trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét để
gửi tiếp hồ sơ tới Bộ quản lý ngành liên quan. Trường hợp hợp tác
xã kinh doanh nhiều ngành, nghề do Thủ tướng Chính phủ cho phép
thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chuyển hồ sơ đăng ký kinh doanh của
hợp tác xã tới Bộ quản lý ngành có vốn pháp định cao nhất;

• Bộ quản lý ngành có ý kiến trình Thủ tướng Chính phủ;
• Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định và thông báo cho Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh;
• Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
hoặc trả lời bằng văn bản trong trường hợp không cấp Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh.
Như vậy, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh đối với 7 ngành, nghề
này rất phức tạp, không quy định cụ thể đối với một số khâu đăng ký kinh
doanh, như không quy định thời hạn Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phải xem
xét và trả lời hợp tác xã.
d) Quy định hợp tác xã khi mở chi nhánh, văn phòng đại diện phải
được Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cho phép
- Khoản 1 Điều 21 Luật Hợp tác xã năm 1996 quy định: “Hợp tác xã
được mở chi nhánh, văn phòng đại diện ở các địa phương khác ngoài huyện,
tỉnh sở tại trong cả nước, nhưng phải được Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm
quyền nơi hợp tác xã dự định mở chi nhánh, văn phòng đại diện cho phép.”.
- Cụ thể hoá quy định trên, Nghị định số 16/CP ngày 21/2/1997 của
Chính phủ đã hướng dẫn trường hợp hợp tác xã đăng ký lập chi nhánh, văn
phòng đại diện trong địa bàn có trụ sở chính của hợp tác xã thì phải được Uỷ
ban nhân dân cấp xã nơi dự định đặt trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện
chấp thuận; trường hợp chi nhánh, văn phòng đại diện có trụ sở trên địa bản
tỉnh khác thì phải được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự định đặt trụ sở chi
12


nhánh, văn phòng đại diện chấp thuận. Chi nhánh, văn phòng đại diện phải
đăng ký tại Uỷ ban nhân dân cấp huyện sở tại.
- Như vậy, cùng với các quy định còn hạn chế khác đối với hợp tác xã
khi đăng ký kinh doanh, việc đăng ký lập chi nhánh, văn phòng đại diện của
hợp tác xã cũng còn khó khăn do quy định yêu cầu phải được sự cho phép

của cấp có thẩm quyền địa phương nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện.
đ) Không quy định cụ thể cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại,
khởi kiện của hợp tác xã khi bị từ chối cấp đăng ký kinh doanh
Điều 19 Luật Hợp tác xã năm 1996 không quy định cụ thể cơ quan có
thẩm quyền giải quyết khiếu nại, khởi kiện của hợp tác xã khi bị từ chối cấp
đăng ký kinh doanh. Đây cũng là một trong hạn chế của Luật Hợp tác xã
năm 1996 trong việc mở rộng quyền dân chủ và thiết chế đảm bảo quyền
dân chủ của công dân. Thực tế cho thấy, sau khi Luật Doanh nghiệp có hiệu
lực, các văn bản hướng dẫn của Chính phủ đều quy định cụ thể cơ quan có
thẩm quyền giải quyết khiếu nại, khiếu kiện của doanh nghiệp hoạt động
theo Luật Doanh nghiệp là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Tòa án hành
chính cấp tỉnh.
e) Không quy định về đặt tên hợp tác xã và không quy định về chống
trùng và gây nhầm lẫn tên giữa các hợp tác xã
- Luật Hợp tác xã năm 1996 và các văn bản hướng dẫn thi hành không
quy định về đặt tên hợp tác xã, dẫn đến tình trạng tên hợp tác xã đặt tuỳ tiện,
không thể hiện loại hình hoặc có trường hợp hợp tác xã đặt tên theo tên công
ty (Ví dụ: trường hợp Hợp tác xã Công ty DASCO có trụ sở tại quận Ngô
Quyền, thành phố Hải Phòng). Thực trạng này tạo môi trường kinh doanh
không lành mạnh giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã.
- Luật Hợp tác xã năm 1996 và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng
không quy định về chống trùng tên và gây nhầm lẫn tên giữa các hợp tác xã,
dẫn đến việc hợp tác xã đặt tên trùng (ví dụ: Quỹ Tín dụng nhân dân Thống
Nhất địa chỉ trụ sở ở xã Thống Nhất huyện Krôngbut, tỉnh Đắk Lắk trùng
với tên Quỹ Tín dụng nhân dân Thống Nhất địa chỉ trụ sở ở xã Thống Nhất,
huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) hoặc nhầm lẫn nhau (ví dụ: Quỹ Tín dụng
nhân dân cơ sở Thái Bình địa chỉ trụ sở ở Tổ 11, ấp Bình Long, thị xã Tây
Ninh, tỉnh Tây Ninh nhầm lẫn tên với Quỹ Tín dụng nhân dân khu vực Thái
Bình địa chỉ trụ sở ở số 6 Lê Lợi, thị xã Thái Bình, tỉnh Thái Bình). Thực
trạng này ngày càng trở lên bức thiết hơn bởi vì số lượng hợp tác xã cả nước

hiện nay là hơn 15 ngàn và còn tiếp tục tăng thêm.

13


- Do vậy, yêu cầu cấp bách hiện nay nhất là khi sức ép hội nhập quốc tế
và khu vực đòi hỏi phải có môi trường kinh doanh lành mạnh, chúng ta phải
có quy định về đặt tên hợp tác xã, trong đó có các quy định về chống trùng
và gây nhầm lẫn tên hợp tác xã.
g) Không quy định cụ thể các đối tượng vi phạm pháp luật không được
là xã viên hợp tác xã
Luật Hợp tác xã năm 1996 và các văn bản hướng dẫn thi hành không
quy định cụ thể các đối tượng vi phạm pháp luật không được là xã viên hợp
tác xã. Thực tế cho thấy, Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990 và Luật
Công ty năm 1990 đã cấm người bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người
bị kết án tù mà chưa được xoá án tham gia thành lập hoặc quản lý doanh
nghiệp.
h) Không có cơ chế xác định nhân thân xã viên hợp tác xã
- Theo quy định của Luật Hợp tác xã năm 1996 và các văn bản hướng
dẫn thi hành thì người dưới 18 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự
không được là xã viên hợp tác xã.
- Cũng theo quy định về đăng ký kinh doanh đối với hợp tác xã, không
có quy định hợp tác xã phải có giấy xác nhận về nhân thân xã viên. Một mặt
quy định này tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác xã trong thủ tục hành chính,
nhưng mặt khác cũng có không ít trường hợp người lập hồ sơ đăng ký kinh
doanh lợi dụng sự thông thoáng này vi phạm các quy định về nhân thân xã
viên hợp tác xã.
- Chưa có quy định phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước và cơ
quan đăng ký kinh doanh khi có yêu cầu xác nhận nhân thân xã viên hợp tác
xã. Yêu cầu này cũng rất cần thiết ngay cả trong trường hợp Luật Hợp tác xã

năm 2003 cho phép công chức có thể là xã viên hợp tác xã khi được cơ quan
đồng ý.
i) Không có quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
đăng ký kinh doanh đối với hợp tác xã
Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi
hành không có quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đăng
ký kinh doanh đối với hợp tác xã. Nghị định số 37/2003/NĐ-CP ngày
10/4/2003 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực đăng ký kinh doanh được ban hành căn cứ trên cơ sở Luật Doanh nghiệp
và đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh
nghiệp.

14


Như vậy, hiện nay hợp tác xã hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm
2003 cũng như công ty nhà nước hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà
nước năm 2003 khi vi phạm pháp luật về đăng ký kinh doanh nhưng chưa
đến mức phải xử lý hình sự vẫn chưa có quy định để xử lý vi phạm hành
chính.
k) Không có hướng dẫn cụ thể về áp dụng tin học trong công tác đăng
ký kinh doanh đối với hợp tác xã
Hướng dẫn về cách ghi mã số và chữ trong Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh quy định tại Điều 14 Thông tư số 04/BKH-QLKT ngày
29/3/1997 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đến nay không đáp ứng yêu cầu áp
dụng tin học trong công tác đăng ký kinh doanh đối với hợp tác xã. Trên
thực tế, quy định viết tắt tên chữ cái các huyện tại Thông tư số 04/BKHQLKT đã xảy ra nhiều trường hợp chữ cái viết tắt của các huyện trùng nhau,
như cùng tỉnh Quảng Ngãi có hai huyện viết tắt trùng nhau (huyện Sơn Tây
“ST” và huyện Sơn Tịnh “ST”) hay tương tự cùng tỉnh Phú Yên có 2 đơn vị
cấp huyện viết tắt trùng nhau đó là thị xã Tuy Hoà và huyện Tuy Hoà,...

Số lượng hợp tác xã nhiều và ngày càng tăng đòi hỏi phải có chính sách
và công cụ quản lý phù hợp. Vì vậy, bên cạnh việc triển khai sử dụng máy
tính trong công tác đăng ký kinh doanh, đòi hỏi phải có các quy định pháp
luật để điều chỉnh lĩnh vực này. Thời gian qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã
hướng dẫn cách đánh mã số mới trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
đối với hợp tác xã, tuy nhiên hướng dẫn này mới chỉ là hình thức công văn
hướng dẫn, chưa phải được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật.
l) Không quy định nội dung chính của Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh
Luật Hợp tác xã và các văn bản hướng dẫn thi hành không quy định nội
dung chính của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chính vì vậy đã không
tạo cơ sở pháp lý để quy định mẫu Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp
tác xã tại Thông tư hướng dẫn. Thực tế cho thấy, nội dung Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh đối với các loại hình doanh nghiệp hoạt động theo Luật
Doanh nghiệp và Luật Doanh nghiệp nhà nước được quy định tại các Luật
và Nghị định hướng dẫn luật này. Vì vậy, những quy định này cũng cần triển
khai, áp dụng đối với hợp tác xã.
m) Chế độ báo cáo định kỳ về đăng ký kinh doanh đối với hợp tác xã
chưa phù hợp với nhu cầu thông tin nhanh, cập nhật hiện nay.
Theo quy định tại Điều 15 Thông tư số 04/BKH-QLKT ngày 29/3/1997
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì: “Hàng quý, Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh

15


phải tập hợp tình hình và lập báo cáo về tình hình thực hiện Luật Hợp tác xã
và Nghị định số 16/CP thuộc phạm vi địa phương và gửi về Bộ Kế hoạch và
Đầu tư. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tổng hợp tình hình chung
của cả nước và báo cáo Thủ tướng Chính phủ”. Như vậy, việc thông tin báo
cáo hàng quý không đáp ứng được yêu cầu quản lý kinh tế hiện nay đòi hỏi

thông tin nhanh, chính xác.
n) Chưa có cơ quan đầu mối cung cấp thông tin về hợp tác xã, hướng
dẫn nghiệp vụ đăng ký kinh doanh, hướng dẫn điều kiện kinh doanh cho hợp
tác xã.
Luật Hợp tác xã năm 1996 và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa quy
định cơ quan đầu mối cung cấp thông tin về hợp tác xã, hướng dẫn nghiệp
vụ đăng ký kinh doanh, hướng dẫn điều kiện kinh doanh cho hợp tác xã, do
vậy chưa tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ hợp tác xã trong việc khởi sự thành
lập, hoạt động. Từ năm 2000, sau khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực, cơ
quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh và cấp huyện theo quy định có trách
nhiệm cung cấp thông tin, hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký kinh doanh,
hướng dẫn điều kiện kinh doanh ngành nghề có điều kiện cho doanh nghiệp .
Vì vậy, quy định này của doanh nghiệp cũng nên áp dụng đối với cả hợp tác
xã.
o) Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có sự phân biệt
giữa cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh và cơ quan đăng ký kinh doanh
cấp huyện
Theo quy định tại Thông tư số 55/1998/TT-BTC ngày 20/4/1998 của
Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí đăng ký kinh
doanh hợp tác xã, thì hợp tác xã do cấp huyện cấp Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh mức thu lệ phí là 100 ngàn đồng, hợp tác xã do cấp tỉnh cấp Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh mức thu lệ phí là 200 ngàn đồng.
Việc phân định mức thu này chưa có ý nghĩa rõ ràng, nhất là đối với
cùng loại hình hợp tác xã có hợp tác xã đăng ký kinh doanh tại cấp huyện có
hợp tác xã đăng ký kinh doanh tại cấp tỉnh.
Việc xem xét sửa đổi quy định này càng trở lên cấp thiết hơn khi triển
khai Luật Hợp tác xã năm 2003 khi Luật này cho phép hợp tác xã tuỳ chọn
cơ quan đăng ký kinh doanh (cấp tỉnh hoặc cấp huyện). Trong trường hợp
quy định này chưa được sửa đổi, rất có thể xảy ra trường hợp hợp tác xã sẽ
chỉ đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện với mức

lệ phí đăng ký kinh doanh thấp hơn mức lệ phí đăng ký kinh doanh do cơ
quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp.

16


4. Một số thông tin tham khảo liên quan đến hợp tác xã ở một số quốc
gia
a) Số liệu hợp tác xã ở một số quốc gia:
Tên nước
Indonesia
Bangladesh
Nhật Bản

Số HTX
Nguồn
37.000 Tài liệu quản lý HTX - vai trò của giáo dục và đào
tạo – Diễn đàn Đông Nam á về các thay đổi phát
triển
130.022 Tài liệu hội thảo về phát triển kinh tế nhân dân qua
phong trào HTX tháng 1/1996 – Indonesia
4.010 Tài liệu: giới thiệu HTX của Nhật Bản 16/11/2004
của ông Shuichi Matsuhisa-chuyên gia JICA

b) Về đăng ký kinh doanh hợp tác xã ở Malaixia (Nguồn Luật Hợp tác
xã Malaixia)
- Cơ quan đăng ký hợp tác xã ở Malaixia có các chức năng:
• Đăng ký hoặc thu hồi đăng ký của hợp tác xã; đảm bảo hoạt động
của hợp tác xã tuân theo pháp luật;
• Giúp Bộ trưởng trên các vấn đề liên quan đến hợp tác xã;

• Khuyến khích việc thành lập, phát triển hợp tác xã trên mọi lĩnh vực
liên quan của nền kinh tế và giúp hợp tác xã nâng cao hiệu quả của
mình.
- Hồ sơ đăng ký của hợp tác xã ở Malaixia gồm:
• Đơn đăng ký theo quy định của pháp luật với chữ ký của những
người làm đơn;
• Biên bản hội nghị thành lập hợp tác xã với chữ ký của ít nhất 50
người có mặt tại hội nghị thành lập.
- Cơ quan đăng ký sau khi nhận hồ sơ đăng ký và lệ phí đăng ký theo
quy định của pháp luật sẽ cấp đăng ký cho hợp tác xã.
- Về tư cách của hợp tác xã
Hợp tác xã Malaixia chịu trách nhiệm hữu hạn.
- Khiếu nại về đăng ký
Trường hợp cơ quan đăng ký từ chối đăng ký, hợp tác xã có quyền
khiếu nại đến Bộ trưởng trong thời hạn 2 tháng, kể từ ngày có văn bản từ
chối cấp đăng ký.

17


III. Một số giải pháp, kiến nghị
1. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn thi hành Luật Hợp tác xã năm 1996,
một số hạn chế của Luật này đã được nghiên cứu, khắc phục tại Luật Hợp
tác xã năm 2003, như:
a) Quy định hợp tác xã đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh
doanh chung với các loại hình doanh nghiệp khác, đó là cơ quan đăng ký
kinh doanh cấp tỉnh và cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện (Khoản 1
Điều 14 Luật Hợp tác xã năm 2003).
b) Bỏ một số giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kinh doanh của hợp tác xã, đó
là: Giấy xác nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp trụ sở hợp tác

xã; Danh sách xã viên; Phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; Giấy xác
nhận về tiền mặt của hợp tác xã tại Ngân hàng; Giấy phép hành nghề đối với
một số ngành, nghề quy định phải có giấy phép.
c) Bỏ quy định xin phép Thủ tướng Chính phủ đối với trường hợp hợp
tác xã kinh doanh một số ngành, nghề đặc biệt.
d) Bỏ quy định hợp tác xã khi mở chi nhánh, văn phòng đại diện phải
xin phép Uỷ ban nhân dân cấp xã. Từ 1/7/2004, trình tự, thủ tục mở chi
nhánh, văn phòng đại diện hợp tác xã theo quy định chung của Chính phủ
đối với mọi loại hình doanh nghiệp (Khoản 1 Điều 16 Luật Hợp tác xã).
đ) Quy định cụ thể cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, khởi
kiện của hợp tác xã khi bị từ chối cấp đăng ký kinh doanh. Khoản 3 Điều 15
Luật Hợp tác xã năm 2003 đã quy định trường hợp không đồng ý với quyết
định từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ quan đăng ký
kinh doanh, người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã sẽ thành lập có
quyền khiếu nại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Toà
án theo quy định của pháp luật.
e) Đã quy định cụ thể các đối tượng vi phạm pháp luật không được là
xã viên hợp tác xã, đó là: cá nhân đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cá
nhân đang phải chấp hành hình phạt tù, cá nhân bị Toà án tước quyền hành
nghề do phạm các tội theo quy định của pháp luật và cá nhân đang trong thời
gian chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh không
được là xã viên hợp tác xã (Điểm d khoản 1 Điều 10 Nghị định số
177/2004/NĐ-CP ngày 12/10/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Hợp tác xã năm 2003).
2. Tuy nhiên, một số hạn chế khác cần được nghiên cứu để có thể bổ
sung tại các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Hợp tác xã năm 2003 đó là:

18



a) Nghiên cứu, soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn về
trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh đối với hợp tác xã, trong đó bao gồm cả
các hướng dẫn về đặt tên hợp tác xã, quy định về chống trùng và nhầm lẫn
tên hợp tác xã; quy định cụ thể về cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện và
cấp tỉnh; quy định về nội dung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp tác
xã, chế độ báo cáo đăng ký kinh doanh hàng tháng. Nội dung văn bản quy
phạm pháp luật hướng dẫn đăng ký kinh doanh này phải quán triệt tinh thần
chỉ đạo của Nghị quyết số 13/NQ/TW ngày 18/3/2002 của Hội nghị lần thứ
5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về tiếp tục đổi mới, phát triển
và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể là: “giảm tối đa thủ tục thành lập và
đăng ký kinh doanh” đối với hợp tác xã.
b) Nghiên cứu cơ chế phối hợp giữa các cơ quan như Công an, Quân
đội, Toà án, Viện Kiểm sát, Bộ Nội vụ, Cơ quan đăng ký kinh doanh, ...
trong việc xác định nhân thân người tham gia thành lập và quản lý hợp tác
xã, đấu tranh đối với các hành vi vi phạm quy định về nhân thân người thành
lập và quản lý hợp tác xã.
c) Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp
luật mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh
áp dụng đối với hợp tác xã.
d) Quy phạm hoá hướng dẫn về cách mã số trong Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh hợp tác xã để góp phần đẩy nhanh ứng dụng tin học
trong công tác đăng ký kinh doanh.
đ) Nghiên cứu, sửa đổi lệ phí đăng ký kinh doanh đã quy định tại
Thông tư số 55/1998/TT-BTC ngày 20/4/1998 của Bộ Tài chính, tiến tới áp
dụng mức lệ phí thống nhất đối với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh và
cấp huyện.
3. Trên cơ sở quy định mới của Luật Hợp tác xã năm 2003 và các quy
định hướng dẫn Luật tới đây về đăng ký kinh doanh đối với hợp tác xã cùng
với các chính sách ưu đãi, khuyến khích hợp tác xã đã được quy định tại
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2003, Luật Khuyến khích đầu tư

trong nước và đặc biệt là chính sách đã nêu ra tại Nghị quyết số 13/NQ/TW
ngày 18/3/2002 của Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng
khoá IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể,
chúng ta có quyền hy vọng kinh tế tập thể nói chung và cụ thể là hợp tác xã
sẽ ngày càng củng cố và phát triển.

19



×