Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG DU LỊCH VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (684.07 KB, 30 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------

Ngô Thị Hằng

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG DU LỊCH
VƢỜN QUỐC GIA CÁT BÀ

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Ngô Thị Hằng

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG DU LỊCH
VƢỜN QUỐC GIA CÁT BÀ
Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số:

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Đình Hòe

Hà Nội - 2015



TÓM TẮT LUẬN VĂN
Họ và tên học viên: Ngô Thị Hằng
Giới tính: Nữ
Ngày sinh: 17/09/1991
Nơi sinh: Bắc Ninh
Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số:
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Đình Hòe
Tên đề tài luận văn: “Đánh giá hiệu quả quản lý môi trường du lịch vườn quốc gia Cát
Bà”.


MỞ ĐẦU
Việt Nam được quốc tế công nhận là một trong 16 quốc gia có ĐDSH cao nhất thế giới
với nhiều rừng, cây cối, rạn san hô,... tạo nên môi trường sống cho khoảng 10% loài chim và
thú hoang dã trên thế giới. Việt Nam được quỹ bảo tồn động vật hoang dã (WWF) có 3 trong
hơn 200 vùng sinh thái toàn cầu. Tổ chức bảo tồn chim thế giới (Birdlife International) công
nhận là một trong 5 vùng chim đặc hữu. Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) công
nhận có 6 trung tâm đa dạng về thực vật[32].
Tuy nhiên trong những năm gần đây vấn đề suy thoái ĐDSH ngày càng nghiêm trọng.
Một trong những dấu hiệu quan trọng nhất của sự suy thoái ĐDSH là sự tuyệt chủng loài do
môi trường sống bị tổn hại. Tốc độ tuyệt chủng các loài đang ở mức báo động.
VQG Cát Bà là một trong những khu vực có tính ĐDSH cao nhất nước ta, là nơi tập
trung nhiều loài quý hiếm, đặc hữu có tầm quan trọng trong khu vực. Với kiểu rừng nhiệt
đới thưòng xanh mưa mùa ở đai thấp và nhiều kiểu phụ rừng [33].
Trên đảo Cát Bà có 32 loài thú, 69 loài chim và 20 loài bò sát, lưỡng cư. Nhiều loài
quý hiếm Voọc đầu trắng, sơn dương, rái cá, báo, mèo rừng, cầy hương, sóc đen. Đặc biệt
voọc đầu trắng (Trachypithecus francoisi polyocephalus) là loài đặc hữu ở Cát Bà. Bên
cạnh thú nhiều loài chim quý cũng được ghi nhân như chim Sâm cầm, Khướu, chim Cu
xanh, Cugáy. [33].

Một vấn đề nóng bỏng hiện nay là nguồn tài nguyên động vật rừng nói chung và
nguồn tài nguyên ếch, bò sát nói riêng đang bị suy giảm mạnh. Nguyên nhân chính là do
các hoạt động nhân tác mà cụ thể là do sự phát triển chóng mặt của hoạt động du lịch trên
đảo Cát Bà trong những năm gầnđây. [34].
Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả tiến hành thực hiện đề tài: ‘‘Đánh giá hiệu quả
Quản lý môi trƣờng du lịch vƣờn quốc gia Cát Bà” nhằm dung hòa giữa phát triển kinh tế
và bảo tồnĐDSH.
Mục tiêu nghiên cứu


Góp phần nâng cao hiệu quả QL MTDL tại VQG CátBà.
Nội dung nghiên cứu



Mức độ và tầm quan trọng của du lịch tại các VQG nói chung và VQG Cát Bà nóiriêng.



Tài nguyên Du lịch VQG CátBà.



Ảnh hưởng của các hoạt động phát triển du lịch đối với VQG CátBà.

1





Hiện trạng quản lý MTDL tại VQG CátBà.



Nguyên nhân gây suy thoái MTDL VQG CátBà



Đề xuất giải pháp quản lý MTDL tại VQG CátBà.

2


CHƢƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.

Tổng quan về Môi trường du lịch và quan hệ giữa môi trường và phát triển du lịch

1.1.1. Khái niệm về môi trường du lịch
1.1.2. Khái niệm về bảo vệ môi trường du lịch
1.1.3. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển du lịch
1.1.3.1. Tác động của du lịch đến môi trường
1.1.3.2. Ảnh hưởng của môi trường đến các hoạt động du lịch
1.2.

Tổng quan vấn đề phát triển du lịch tại các VQG Việt Nam

1.3.
1.4.


Lịch sử nghiên cứu về MTDL tại VQG Cát Bà
Tổng quan về khu vực nghiên cứu

1.4.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
b. Khí hậu thuỷ văn
c. Địa hình, địa thế
d. Địa chất đất đai
e. Đa dạng sinh học VQG Cát Bà

1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa
a. Dân số và nguồn dân cư
b. Các hoạt động kinh tế - xãhội

3


CHƢƠNG II: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1.
Đối tƣợng nghiên cứu:
- MTDL tại VQG Cát Bà;
- Các hoạt động phát triển du lịch tại đảo Cát Bà;
- Các chính sách QL MTDL hiện có tại đảo Cát Bà.
2.1.2.

Phạm vi nghiên cứu:
VQG Cát Bà phần đất liền (Trong phạm vi đề tài không nghiên cứu đến phần biển
củaVQG).
Phƣơng pháp luận
Tiếp cận hệ sinh thái, tiếp cận quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng và tiếp cận hệ
thống trong quản lý TN & MT để thực hiện quản lý môi trường du lịch tại VQG Cát Bà.

2.2.

2.3.

Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1.

Tham khảo tài liệu, liên hệ địa phƣơng nơi nghiên cứu, thu thập tài liệu
thứ cấp, thừa kế tài liệu

Điều tra, khảo sát thực tế ngoài thực địa: 2 đợt bằng phƣơng pháp đánh
giá nhanh(Tham vấn cộng đồng và nhà quản lý du lịch, khảo sát thực địa để kiểm

2.3.2.

chứng và bổ sung tài liệu);

2.3.3.

Phƣơng pháp SWOT (Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức)
S (Strengths)


O (Oppotunities)

Điểm mạnh

Cơ hội

W (Weaknesses)

T (Threats)

Điểm yếu)

Thách thức

Trong phạm vi đề tài, tác giả sử dụng phương pháp phân tích SWOT để phân tích các
điểm mạnh, điểm yếu của MTDL VQG Cát Bà, những cơ hội có thể đến với hệ sản xuất này
và thách thức hệ sản xuất có thể gặp phải trong quá trình phát triển.

2.3.4.

Quy trình DPSIR (Driver – Pressure – State – impact – Response) (Động
lực chi phối – áp lực – hiện trạng – tác động - ứng phó) trong đánh giá hiện
trạng MTDL

Phương pháp Đánh giá Tổng hợp DPSIR do Tổ chức Môi trường Châu Âu (EEA) xây

4


dựng vào năm 1999 là một mô hình nhận thức dùng để xác định, phân tích và đánh giá các

chuỗi quan hệ nguyên nhân – kết quả. Cấu trúc của mô hình bao gồm các thông số chỉ thị về
điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội của vùng nghiên cứu, dựa vào đặc điểm và bản chất,
các thông số này được chia thành 5 hợp phần như hình sau:[27, 28].

Hình 4: Mô hìnhDPSIR
Tác giả sử dụng DPSIR để lập kế hoạch quản lý môi trường du lịch VQG CátBà.
Trong phạm vi đề tài tác giả sử dụng DPSIR để xem xét các kía cạnh sau:

-

Động lực chi phối các chính sách, kế hoạch QL MTDL tại VQG Cát Bà trong chính
sách phát triển kinh tế - xã hội của UBND thành phố Hải Phòng(D).

-

Áp lực của các chính sách lên MTDL VQG Cát Bà(P).

-

Hiện trạng MTDL tại VQG Cát Bà thời điểm áp dụng các chính sách quản lý hiện
hành(S).

-

Tác động lên các thành phần của MTDL (Các hệ sinh thái, động – thực vật, đất nước,
cảnh quan thiên nhiên...)(I).

-

Đưa ra các giải phát ứng phó quản lý MTDL theo hướng phát triển bền vững (R).


5


CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1.

Tài nguyên du lịch VQG Cát Bà

3.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Nhờ sự giàu có về cảnh quan thiên nhiên và ĐDSH như đã phân tích ở trên, VQG Cát
Bà có rất nhiều tuyến, điểm tham quan, du lịch đặc sắc có thể kể đến như:
 Tuyến rừng kim giao – đỉnh Ngự Lâm;
 Tuyến ao ếch;
 Tuyến giáo dục môi trường;
 Tuyến Mây bầu – Khe Sâu;
 Tuyến Ao Ếch – Việt Hải;
 Tuyến du lịch mạo hiểm Tiền Đức – Mây Bầu;
 Tuyến VQG – Khu du lịch sinh thái cộng đồng Phù Long.
 Tuyến Hang Ủy Ban – Liên Minh – Suối Gôi;
 ...
Đây chính là một trong những nguồn khai thác tiềm năng giúp VQG Cát Bà có thể khai
thác và phát triển mạnh mẽ hoạt động du lịch.
3.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

a. Lễhội
Lễ hội đua thuyền rồng trên biển là một nét văn hoá riêng có tại đảo Cát Bà. Dân đi
biển Cát Bà thường tổ chức đua thuyền rồng khi kết thúc vụ cá Bắc, mở đầu vụ các Nam vào
ngày ¼ dương lịch (ngày Bác Hồ về thăm Cát Bà năm 1959).[6].


b. Các di tích lịch sử - văn hóa
Trên thị trấn Cát Bà ngày nay còn nhiều di tích văn hóa, lịch sử lâu đời. Người dân trên
đảo cũng rất tự hào về con đường học hành đỗ đạt của cha ông một thời. [8].
3.2.

Phân tích, đánh giá và định hƣớng vấn đề QL MTDL VQG Cát Bà theo hƣớng
phát triển bền vững

3.2.1. Phân tích lực điều khiển vấn đề QL MTDL tại VQG Cát Bà (D – Driving
Forces) trong chiến lƣợc, quy hoạch phát triển KT – XH nói chung và quy
hoạch ngành du lịch nói riêng của thành phố Hải Phòng
3.2.1.1. Quy hoạch và QL MTDL tại VQG Cát Bà của UBND thành phốHải
Phòng
Trong phê duyệt “Quy hoạch tổng thế phát triển du lịch bền vững quần đảo Cát Bà đến

6


năm 2030, tầm nhìn 2050” của UBND thành phố Hải Phòng và “Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2015 – 2020” của UBND huyện Cát Hải không có một mục tiêu nào liên quan đến
việc QL MTDL đảo Cát Bà nói chung, VQG Cát Bà nói riêng.[18, 21].
VQG Cát Bà được thành lập vào ngày 31 tháng 3 năm 1986 theo Quyết định số 79-CT
của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng chính phủ) với tổng diện tích là 15.200
ha. Ngày 19/5/2005 UBND thành phố Hải Phòng giao Sở NN&PTNT thực hiện nhiệm vụ
quản lý nhà nước đối với VQG Cát Bà tại Quyết định số 605/QĐ- UB.
Chức năng: Bảo vệ giá trị các nguồn tài nguyên thiên nhiên bảo gồm các hệ sinh thái
thực vật, động vật rừng, biển và các nguồn gen động thực vật quý hiếm. Nghiên cứu đặc điểm
sinh vật học của một số loài động, thực vật đặc trưng của Vườn, các hệ sinh thái điển hình
rừng nhiệt đới vùng núi đá vôi. Tổ chức tham quan học tập, du lịch giới thiệu cảnh quan và
tài nguyên thiênnhiên.
Năm 2004, Tổ chức Văn hóa – Khoa học và Giáo dục Liên Hợp quốc (UNESCO) công

nhận KDTSQ thế giới quần đảo Cát Bà với tổng diện tích là26.140ha.
Ngày 30/10/2006 dự án điều tra quy hoạch VQG Cát Bà thành phố Hải Phòng giai
đoạn 2006 – 2010, tầm nhìn 2020 được phê duyệt tại Quyết định 2355/QĐ-UBND với tổng
diện tích là16.196,8ha.[33].
VQG Cát Bà được phân chia thành 3 khu vực chức năng sau:
Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 4914,6ha.
Phân khu phục hồi sinh thái 1.1189,1ha.
Phân khu phục vụ hành chính 93,1ha.
3.2.1.2. Định hƣớng QL MTDL đến năm 2025, tầm nhìn 2050 của UBND thành
phố Hải Phòng
Với vai trò quan trọng trong việc bảo tồn ĐDSH và cảnh quan thiên nhiên, định hướng
QL MTDL tại Cát Bà trong những năm tới đã được thể hiện trong một vài giải pháp về quy
hoạch tại phê duyệt “Quy hoạch tổng thế phát triển du lịch bền vững quần đảo Cát Bà đến
năm 2030, tầm nhìn 2050” của UBND thành phố Hải Phòng tháng 12, 2014. Định hướng QL
MTDL tại VQG Cát Bà được lồng ghép trong kế hoạch phát triển của ngành du lịch.[21].
Các giải pháp về quản lý:

-

Xem xét việc xây dựng Đề án thành lập Ban quản lý quần đảo Cát Bà trực thuộc
UBND thành phố với chức năng quản lý các hoạt động phát triển du lịch, đặc biệt là

7


du lịch trong mối quan hệ với bảo tồn giá trị sinh thái - đa dạng sinh học, cảnh quan
và môi trường quần đảo Cát Bà.

-


Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch cần được thực hiện với việc thành lập
các cơ quan chuyên trách phát triển du lịch tại VQG, Khu dự trữ sinh quyển thế
giới,...

-

Ban hành các văn bản pháp luật về quản lý du lịch nhằm tạo cơ sở pháp lý thuận lợi
để quản lý và khuyến khích phát triển du lịch trên địa bàn quần đảo Cát Bà.

-

Tăng cường phối hợp hành động liên ngành và liên vùng trong việc thực hiện quy
hoạch dưới sự chỉ đạo thống nhất của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng.
Giải pháp về cơ chế, chính sách:

UBND thành phố Hải Phòng chỉ đạo các ngành chức năng tập trung nghiên cứu xây
dựng một số cơ chế chính sách cơ bản sau:

-

Chính sách về thuế: Thực hiện các chính sách miễn, giảm thuế theo quy định của các
luật thuế hiện hành, đặc biệt là đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch gắn với
bảo tồn, phát triển cộng đồng, có ứng dụng các công nghệ thân thiện với môi trường
và công nghệ hiện đại mà Việt Nam chưa có.

-

Chính sách thu hút vốn đầu tư: Tạo điều kiện thuận lợi nhất về thủ tục đầu tư, mặt
bằng xây dựng, hạ tầng và đảm bảo hài hòa lợi ích.


-

Chính sách thị trường khách: Tạo môi trường dịch vụ công tốt nhất (bảo hiểm, y tế,
ngân hàng, viễn thông...) và điều kiện đi lại thuận lợi nhất để khách du lịch tiếp cận
Cát Bà.

-

Chính sách về phát triển cộng đồng: Hỗ trợ nâng cao năng lực tham gia của cộng
đồng vào hoạt động du lịch; khuyến khích sử dụng nhân lực địa phương.

-

Chính sách về bảo vệ tài nguyên và môi trường: Miễn giảm hoặc không thu thuế trong
thời gian nhất định với các hình thức đầu tư thuần túy cho việc bảo vệ môi trường du
lịch hoặc đầu tư kinh doanh du lịch với các công nghệ đồng bộ về bảo vệ môi trường;
khuyến khích ứng dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng, nước sạch và tái sử dụng
chất thải trong các cơ sở dịch vụ du lịch, sử dụng phương tiện vận chuyển khách du
lịch thân thiện với môi trường.
Giải pháp ứng phó với BĐKH:

-

Nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và những tác động đến du lịch.

8


-


Khuyến khích phát triển loại hình/sản phẩm du lịch thân thiện với môi trường, đặc
biệt là du lịch sinh thái.

-

Giảm và tiến tới thay thế các thiết bị làm lạnh có sử dụng khí CFC trong các cơ sở
dịch vụ du lịch; hạn chế khí thải CO2 từ các phương tiện vận chuyển du lịch trên đảo
và trên vịnh với việc thực hiện lộ trình cắt giảm phương tiện giao thông sử dụng xăng
dầu.

-

Khuyến khích áp dụng mô hình Giảm thiểu chất thải - Tái sử dụng - Tái chế chất thải
(3R: Reduce - Reuse - Recycle) trong hoạt động phát triển du lịch Cát Bà.
Nhóm các dự án phát triển du lịch gắn với bảo tồn:

1

Trung tâm cứu
hộ, cứu nạn du
lịch CátBà.

- Cứu hộ, cứu nạn trên
biển; cấp cứu ytế.

VQG Cát


2015-


Dải ven bờ
Phù Long vịnh Cái
Giá

2015-

Tại vùng
nước quanh
các đảo lựa
chọn

2015-

VQG Cát


2015-

2016

Hỗ trợ
quốctế

- Hướng dẫn, sơ cứu du
khách khi bị sinh vật độc
hại cắn,đốt...

2

Phục hồi và phát

triển rừng ngập
mặn từ Phù Long
dọc theo bờ Tây
đảo Cát Bà.

- Phục hồi hệ sinh thái
rừng ngậpmặn.

- Hỗ trợ phát triển sản
phẩm du lịch sinhthái.

2017

Xã hội
hóa Hỗ
trợ quốc
tế

- Tạo “lá chắn” hạn chế tác
động của Cảng Lạch Huyện
đến môi trường đảo.
3

4

Phục hồi hệ sinh
thái rạn san hô tại
các đảo Cát Ông,
Cát Dứa, Vạn Bội,
Tai Kéo,

ÁngThảm.
Phát triển khu

Phục hồi hệ sinh thái rạn
san hô vùng biển CátBà
Hỗ trợ phát triển sản phẩm
du lịch sinh thái - lặnbiển.
Bảo tồn các loài động vật ở
VQG CátBà.

2017

Hỗ trợ
quốctế

Hỗ trợ
quốctế

nuôi động vật bán
2017
hoang dã trên
Góp phần tăng tính hấp dẫn
tuyến Vườn Quốc
tuyến du lịch sinhthái.
gia - Ao Ếch Nhận xét: Thông qua những giải pháp về quy hoạch, QL MTDL tại VQG Cát Bà có thể
ViệtHải.

9



nhận thấy rằng vấn đề quản lý môi trường tại điểm du lịch Cát Bà chưa thực sự được UBND
thành phố Hải Phòng chú trọng. Định hướng chính của UBND thành phố Hải phòng là nhằm
thúc đẩy phát triển nhanh, mạnh ngành dịch vụ du lịch tại đây.
3.2.2. Phân tích sức ép (P – Pressure) lên hoạt động QL MTDL tại VQGCát Bà
Sức ép tự nhiên
Việc BĐKH đang tác động mạnh mẽ đến khu dự trữ sinh quyển Cát Bà là điều có thể
thấy rõ: nước biển ở Hải Phòng đã dâng lên mức 20cm. Khoảng 10 năm qua nhiệt độ tại đây
tăng 0,12ºC, nhiệt độ trung bình những tháng mùa Đông luôn ở mức cao hơn so với mức
trung bình của khí hậu và vẫn có xu hướng tăng. Năm 2009 xảy ra hiện tượng mưa đá, đầu
năm 2011 xảy ra hiện tượng lốc xoáy. Gió bão gây triều cường lớn tại thị trấn Cát Hải, sương
muối khiến cây héo lá và hàng loạt cây trồng chết. Thiên tai lũ lụt gia tăng dẫn đến hiện
tượng xói mòn, rửa trôi, sạt lở bờbiển…[27].
Vấn đề về tác động của BĐKH là một trong những thách thức lớn đối với công tác QL
MTDL và bảo tồn tại một VQG nhạy cảm như CátBà.
Sức ép nhân tác

a. Thói quen, tập tính sinh hoạt của người dân tại vùng đệm VQG
Đời sống của cộng đồng dân cư tại các khu vùng đệm của Vườn và trên đảo còn gặp
nhiều khó khăn, thiếu đất canh tác, không có công ăn việc làm ổn định, thói quen sống dựa
vào khai thác tài nguyên thiên nhiên như săn bắt động vật, khai thác cây cảnh, cây thuốc, lấy
mật ong dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học, gây ra cháy rừng.
Trong quá trình thực địa tại VQG Cát Bà, tại chợ thị trấn Cát Bà ngoài các mặt hàng hải
sản còn có rất nhiều mặt hàng người dân địa phương khai thác từ rừng để bán cho khách du
lịch như: sáp ong, mật ong rừng, các loại côn trùng như tắc kè, thằn lằn...vv.

b. Hoạt động dulịch
VQG Cát Bà có tiềm năng đặc biệt về phát triển du lịch. Trong những năm gần đây,
lượng du khách đến đây tăng đột biến. Hoạt động du lịch đã góp phần đáng kể cải thiện thu
nhập cho người dân và ngân sách địa phương. Tuy nhiên các hoạt động du lịch đã gây ra rất
nhiều sức ép tới môi trường sinh thái nhạy cảm đặc trưng của vùng, vì vậy, đây được coi là

một động lực chi phối quan trọng tới MTDL VQG Cát Bà. Chuỗi ảnh hưởng của phát triển
du lịch được phân tích và thể hiện tóm tắt như sau:

10





Áp lực số lượt khách du lịch ngày càng tăng qua các năm.
Xây dựng các cơ sở vật chất, hạ tầng (Nhà nghỉ, khách sạn, quán hàng,đường..)
c. Áp lực từ năng lực quản lý của cán bộ VQG Cát Bà

-

Gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ việc kiểm tra,
quan lý tại vườn.

-

Đội ngũ quản lý mỏng, trình độ cán bộ, kiểm lâm còn hạn chế. Các lớp đào tạo cho
cán bộ quản lý vườn còn rất ít.

-

Hiện tại vườn có 11 trạm kiểm lâm tuy nhiên thực tế cho thấy rằng con số này là chưa
đủ đối với 1 VQG rộng lớn như Cát Bà. Tình trạng săn bắt, bẫy chim, thú rằng vẫn
diễn ra mà không có sự can thiệp của chính quyền địa phương.

-


Các chính sách QL MTDL còn nhiều lỏng lẻo, chưa rõ ràng. Các vấn đề về môi
trường diễn ra tại VQG chưa được kiểm tra, giám sát chặt chẽ như việc xả thải của
các khách sạn ra môi trường.

3.2.3. Phân tích hiện trạng (S – State) hoạt động QL MTDL tại VQG Cát Bà
3.2.3.1. Cơ cấu, nhân lực quản lý Cơ cấu tổ chức

11


Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Quần đảo Cát Bà được thể hiện trong sơ đồ
trên. Trong đó, Ban Quản lý Quần đảo Cát Bà với Ban Lãnh đạo như nói trên sẽ chỉ đạo
các phòng, ban trực thuộc trong việc quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị Di sản, đảm bảo sự
bền vững của Di sản. Các phòng, ban trực thuộc Ban Quản lý Quần đảo Cát Bà.
Trong số các phòng, ban nói trên, có 03 đơn vị tập trung nhiều nhân lực là: VQG Cát
Bà (81 cán bộ), Ban quản lý các Vịnh Cát Bà (41 cán bộ); Ban quản lý khu Dự trữ Sinh
quyển Quần đảo Cát Bà (20 cán bộ).(Nguồn: Sổ tay quản lý VQG Cát Bà).[6, 33].
Hạt kiểm lâm của VQG Cát Bà hiện có hơn 60 người, được bố trí thành 12 đơn vị,
trong đó có một tổ kiểm lâm cơ động và 10 trạm kiểm lâm. Ngoài việc bảo vệ VQG, lực
lượng kiểm lâm ở đây còn thực hiện chức năng bảo vệ khu dự trữ sinh quyển thế giới quần
đảo Cát Bà với diện tích hơn 26 nghìn ha. Ðể làm tốt công tác phòng, chống thiên tai, Hạt
kiểm lâm còn xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai cụ thể, chủ động phối hợp chính
quyền địa phương và các cơ quan chức năng sẵn sàng ứng cứu kịp thời trong mọi tình huống.
Với nhiệm vụ bảo tồn nguyên vẹn tài nguyên thiên nhiên, nghiên cứu khoa học và phát
triển dịch vụ du lịch sinh thái, trong những năm qua, công tác bảo vệ ở đây được duy trì
thườngxuyên.
Ngoài ra, việc QL MTDL tại VQG Cát Bà còn sự tham gia của người dân địa phương.
Bằng chứng là theo báo cáo của phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cát Hải,
cuối năm 2014 VQG Cát Bà đã hoàn tất hồ sơ khoán và giao diện tích rừng cho các hộ nhận

khoán.[17].
3.2.3.2.

Hiện trạng phát triển du lịch tại VQG Cát Bà

Trong những năm trở lại đây VQG Cát Bà là một điểm đến du lịch hấp dẫn và thu hút
trên 1 triệu lượt khách đến tham quan, nghiên cứu hàng năm. Các hoạt động du lịch tại VQG
Cát Bà cũng rất phong phú, đa dạng với nhiều loại hình và tuyến điểm khác nhau.
c.

Sức hút khách du lịch của VQG Cát Bà

Theo thống kê năm 2014, tổng số lượt khách du lịch đến Cát Bà đạt 1.513.000 lượt
khách, đạt 101% kế hoạch đề ra trong năm 2014, tăng 14% so với năm 2013. Doanh thu từ

12


dịch vụ lưu trú và ăn uống là 671,2 tỷ đồng.[19].
Theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015, tổng số lượt khách du lịch đến Cát
Bà ước tính đạt 1.600.000 lượt khách.[19].
Như vậy, số khách bình quân một ngày gần 4400 lượt. Đây là một con số đáng mơ ước
của bất kỳ một địa điểm tham quan, du lịch nào.
Bảng 2: Số lƣợt khách du lịch đến Cát Bà (2009–2015)
Năm

2009

2010


2011

2012

2013

2014

Số lượt khách du lịch
1.03
1.14
1.21
1.33
1.36
(Triệu lượt)
Nguồn: Sở văn hóa, thể thao và du lịch HảiPhòng

1.51

Ƣớc
tính 2015
1.6

Qua phân tích có thể nhận thấy lượng khách du lịch đến VQG Cát Bà rất lớn trong
những năm trở lại đây và có chiều hướng tăng lên theo kế hoạch quy hoạch phát triển du lịch
của UBND thành phố Hải Phòng tầm nhìn đến 2050.
d.

Các vấn đề bất cập đang gặp phải của hoạt động du lịch tại MTDL VQG Cát





Du lịch mang tính mùa vụ

Lượng khách du lịch đến Cát Bà không cân đối, ít về mùa đông nhưng lại quá tải về
mùa hè.
Số lượng khách du lịch đến Cát Bà vào các dịp cuối tuần trong mùa du lịch cao điểm
(từ thàng 5 đến tháng 9) tính trong 6 tháng năm 2015 dao động từ 2500 đến 5000 lượt
khách/ngày. (Nguồn: Sở văn hóa, thể thao và du lịch Hải Phòng).[19].
Vào các tháng mùa đông, hoạt động du lịch gần như đóng băng. Chỉ có một số ít các
nhóm nghiên cứu, sinh viên đến học tập, nghiên cứu tại vườn.


Cơ sở hạ tầng

Ở Cát Bà hiện nay có khoảng 150 khách sạn nhà nghỉ nằm rải rác trong thị trấn, nhiều
nhất là ngay khu đường 1/4 ven biển. Tổng số phòng nghỉ của các khách sạn, nhà nghỉ tại cát
Bà khoảng 2500 phòng, đáp ứng cho khoảng 5000 du khách.[17].
Nhận xét: Vùng đệm VQG Cát Bà có rất nhiều khách sạn, nhà nghỉ lớn, nhỏ. Tuy nhiên
trong đó chỉ có 1 khách sạn nhà nước (Nhà khách Cát Bà) còn lại là các khách sạn tư nhân
được xây dựng manh mún, chấp vá, tự phát của tư nhân hoặc cổ phần.
Có thể nói Cát Bà vẫn còn nhiều khó khăn trong việc đi lại, giá điện và nước sạch. Vấn
đề này không những chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Cát Bà mà còn

13


gây ra những trở ngại cho việc đầu tư, phát triển các hoạt động du lịch.



Nhận thức của ngƣời dân

Người làm dịch vụ du lịch: Việc kinh doanh du lịch ở đây còn tùy tiện, công tác đào tạo
nghiệp vụ cho những người làm du lịch trên đảo gặp nhiều khó khăn, phần lớn lao động ở đây
làm việc theo mùa vụ.
Người dân địa phương sống tại vùng đệm VQG: Đời sống của người dân tại vùng đệm
xunh quanh VQG còn nghèo. Người dân vẫn có những tập tính sống dựa vào rừng, khai thác,
kiếm của, bẫy thú, chim trong vùng lõi VQG. Đặc biệt trong những năm trở lại đây tình trạng
bẫy thú, chim rừng phục vụ cho việc thưởng thức đặc sản của khách du lịch diễn ra khánhiều.
Nhận thức của khách du lịch còn chưa cao. Qua khảo sát thực tế tình trạng vứt rác
(Chai, lọ nước uống, vỏ bánh kẹo, thuốc lá, túi nilon,...) của khách du lịch khi đến tham quan
VQG diễn ra khánhiều.
3.2.3.3. Hiện trạng MTDL tại VQG Cát Bà

a. Hiện trạng môi trƣờng không khí
Để đánh giá hiện trạng chất lượng không khí khu du lịch Cát Bà, đã có những dự án
tiến hành khảo sát, lấy mẫu, phân tích thông qua một số chỉ tiêu đặc trưng như CO, SO2,
NOx…Trên cơ sở đó thu thập số liệu qua 2 năm gần đây 2014 –2015.[3].
Qua kết quả quan trắc chất lượng không khí khu vực thị trấn Cát Bà, có thể nhận thấy
các chỉ tiêu đều thấp hơn QCVN cho phép. Vì vậy, khu vực này chưa bị nhiễm không khí.
Tuy nhiên vào mùa du lịch cao điểm (Từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm) thông số tiếng ồn tại
các điểm du lịch tại VQG luôn ~ những cho phép theo QCVN.

b. Hiện trạng môi trƣờng đất
Hiện trạng môi trường đất được thể hiện sơ bộ qua một số chỉ tiêu kim loại nặng trong
đất.[20].
Nhìn chung, mức kim loại độc trong mẫu đất thấp hơn mức được quy định. Trên thực tế
khu du lịch Cát Bà không có hoạt động công nghiệp phát sinh kim loại thải vào môi trường.


c. Hiện trạng môi trƣờng nƣớc
Hiện trạng môi trường nước khu du lịch Cát Bà sẽ được thể hiện qua 3 nguồn: nước
mặt, nước ngầm, nước biển ven bờ.
Các thông số trong môi trường nước mặt, nước ngầm và nước biển ven bờ trong
ngưỡng cho phép theo quy chuẩn Việt Nam.

d. Hiện trạng quản lý chất thái rắn
14


Cát Bà hiện có khoảng 120 khách sạn, nhà nghỉ, có thể đón tiếp được tối đa cùng lúc là
5.500 khách. Dân số huyện Cát Hải ~ 30451 người, nhưng thường xuyên có khoảng 40000
người người tập trung ở đây. Điều này đã làm cho môi trường Cát Bà hiện đang phải đối mặt
với hai nguồn rác, đó là rác thải sinh hoạt và rác từ hoạt động nuôi trồng – đánh bắt thủy sản.
Với số người tập trung lên tới 40.000 người thì số lượng rác thải phát sinh khoảng
80.000kg/ngày đêm. (Nguồn: Công ty môi trường đô thị Cát Hải).
Hiện nay thị trấn Cát Bà có khu vực xử lý rác thải do Công ty công trình công cộng và
dịch vụ đô thị Cát Hải, quản lý vận chuyển xử lý rác thải của thị trấn Cát Bà với khả năng xử
lý 50 tấn/ngày nên hoàn toàn có thể xử lý được lượng rác thải phát sinh hàng ngày.
Như vậy, với chất thải rắn vấn đề còn tồn tại ở đây không phải là năng lực xử lý mà là ý
thức thu gom rác của du khách, người dân. Trên khắp khu du lịch đều bố trí các thùng đựng
rác công cộng nhưng tại khu vực bãi tắm, bến tàu vẫn còn rác thải vứt bừa bãi, gây mất mỹ
quan, ảnh hưởng đến vệ sinh khu vực cũng như sức khỏe cộng đồng.

e. Hiện trạng các HST
VQG Cát Bà rộng 15.200 ha, bao gồm 9.800 ha rừng núi và 5.400 ha mặt nước biển,
chiếm trên 50% diện tích toàn đảo Cát Bà (28.500 ha). Trong đó vùng bảo vệ nghiêm ngặt
với 800 ha là những khu rừng nguyên sinh, 14.000 ha còn lại là vùng phục hồi sinh thái.[33].
Nhìn chung các HST trong MTDL VQG Cát Bà đang được khai thác để phục vụ các
hoạt động du lịch, nghiên cứu. Vùng đệm đang được khai thác một cách mạnh mẽ để phục vụ

hoạt động du lịch. Tuy nhiên, vùng lõi VQG chưa chịu ảnh hưởng quá nhiều, mới có một vài
lán trại bán nước, đồ lưu niệm tại chân VQG, hàng ngày tiếp đón hàng nghìn lượt khách tới
tham quan, nghiên cứu tại đây.
3.2.4. Tác động (I – Impact) của các hoạt động QL MTDL đối với ĐDSH và bảo tồn tài
nguyên tại VQG Cát Bà
3.2.4.1. Tác động tích cực
Ban quản lý VQG Cát Bà:
Với lực lượng quản lý nhân viên quản lý VQG đã góp một phần lớn vào việc bảo tồn
ĐDSH và môi trường tự nhiên của vườn.
Theo báo cáo của hạt kiểm lâm VQG Cát Bà: Từ năm 2013 đến nay, Hạt Kiểm lâm đã
tổ chức tuần tra, kiểm soát, phục bắt, nắm bắt thông tin được hơn ba nghìn lượt, thường
xuyên tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giao rừng, bảo vệ và phát triển rừng. Bên
cạnh đó, lực lượng kiểm lâm cũng kiểm tra thực hiện tốt kế hoạch phòng cháy, chữa cháy
rừng. Ở các khu vực trọng điểm trong mùa hanh khô có nguy cơ cháy rừng cao đều được bố

15


trí lực lượng ứng trực. Nhờ vậy, từ năm 2013 đến nay không để xảy ra vụ cháy rừng nào.
Công tác kiểm tra, tuần tra các tuyến, điểm du lịch tại VQG được cán bộ VQG kiểm tra
thường xuyên.
Ngoài ra, UBND huyện Cát Hải cũng hợp tác với một số tổ chức phi chính phủ như
Oxfam, CR, MCD (Trung tâm sinh vật biển và phát triển cộng đồng) tổ chức các buổi tập
huấn nhằm nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ địa phương vùng đệm VQG.
Ban quản lý VQG Cát Bà đã áp dụng rất khéo léo các mô hình quản lý áp dụng kiến
thức bản địa cộng đồng trong công tác quản lý và bảo tồn VQG cảnh quan thiên nhiên và
ĐDSH tại VQG Cát Bà.
Các mặt hạn chế
Thực tế, công tác quản lý MTDL tại VQG Cát Bà trong những năm qua còn gặp rất
nhiều khó khăn, thách thức:


 Đời sống của cộng đồng dân cư tại các khu vùng đệm của VQG và trên đảo còn gặp
nhiều khó khăn. Tình trạng bẫy thú, chim của người dân để phục vụ khách du lịch
trong những năm trở lại đây vẫn xảy ra và chưa có giải pháp quản lý triệt để.

 Việc quản lý các khách sạn, nhà nghỉ, các dịch vụ tham quan, du lịch tại vùng đệm
VQG chưa được UBND huyện Cát Hải chú trọng: tình trạng sả chất thải từ các khách
sạn ra môi trường chưa được kiểm soát, giám sát chặt chẽ. [20].

 Ngoài ra, còn có việc tác động tiêu cực từ hoạt động du lịch như phát triển cơ sở hạ
tầng như làm đường, xây dựng bến tàu làm phá vỡ cảnh quan, chiếm dụng các HST tự
nhiên. Việc quản lý vấn đề này chưa được UBND huyện Cát Hải quan tâm đúng mức.
[17].

 Các hoạt động vận chuyển, tham quan của khách du lịch gây tiếng ồn, bụi ảnh hưởng
đến đời sống của động, thực vật nơi đây.
Bên cạnh những thách thức kể trên, công tác QL MTDL của Vườn còn có nhiều khó
khăn như phương tiện, nhiên liệu, trang thiết bị, kinh phí phục vụ công tác quản lý còn thiếu
thốn rất nhiều.
3.2.5.

Đề xuất giải pháp (R – Response) QL MTDL tại VQG CátBà

3.2.5.1. Phân tích điểm mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Thách thức của MTDL tại VQG
CátBà
MTDL VQG Cát Bà có rất nhiều lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất và
tiềm năng có thể khai thác phục vụ cho phát triển du lịch nâng cao đời sống của người dân và

16



chi phí bảo tồn ĐDSH vườn. Tuy nhiên, xem xét trong nội tại hệ MTDL của vườn có rất
nhiều điểm yếu. Trong quá trình khai thác, phát triển cũng gặp rất nhiều thách thức. Nếu nắm
rõ những điều này sẽ góp phần tích cực trong việc xây dựng các chính sách quản lý MTDL và
định hướng phát triển vườn.
S (Điểmmạnh):

W (Điểmyếu):

-

Các kiểu HST đa dạng, độc đáo và đặc
sắc

-

Tài nguyên thiên nhiên giàu có:
ĐDSH cao. Có nhiều loài quý hiếm,
đặc hữu chỉ có tại một số ít nơi trên
thế giới.

-

-

Quần đảo Cát Bà được UNESCO
công nhận là khu dự trữ sinh quyển
thế giới.
Cơ sở vật chất (Khách sạn, nhà nghỉ,
đường sá) ngày càng được cải thiện,

nâng cấp.

-

MTDL trên đảo, tách rời với phần đất
liền khó khăn trong việc thông tin liên
lạc, vận chuyển.

-

Sức tải sinh thái, sức tải xã hội hạn
chế.

-

Ban quản lý MTDL tại VQG trình độ
còn thấp, thiếu thốn cơ sở vật chất,
trang thiết bị.

-

Nhận thức của người dân trong MTDL
VQG Cát Bà chưa cao.

-

Chính sách quản lý lỏng lẻo, chưa chặt
chẽ.

-


Các HST, động thực vật rất đang dạng
tuy nhiên rất nhạy cảm dưới sự biến
đổi của môi trường.

T (Tháchthức):
O (Cơ hội):
- Áp lực từ các hoạt động du lịch (Khách
- MTDL vùng đệm có nhiều hoạt động
du lịch: Rác thải, nguồn thức ăn, ...,
và loại hình có thể khai thác để phát
xây dựng cơ sở, hạ tầng phục vụ du
triển đời sống người dân và tăng kinh
lịch) lên các HST hiện
phí phục vụ bảo tồn ĐDSH. (Ví dụ:
có trong MTDL VQG CátBà.
Du
lịch
sinh
thái
cộng

-

Xây dựng chính sách quản lý. Nếu
quản lý không tốt sẽ dẫn tới suy thoái
MTDL. Đây là một bài toán khó trong
việc cân bằng giữa phát triển kinh tế
và bảo tồnĐDSH.


-

Nâng cao nhận thức của người dân địa
phương và khách dulịch.

3.2.5.2.

đồng,Homestay)

-

Có thể đầu tư phát triển mạnh về
mảnh nghiên cứu, học tập cho sinh
viên các trường đại học, viện nghiên
cứu phục vụ phát triển, bảo tồn
ĐDSHvườn.

Các mô hìnhquản lý áp dụng tri thức bản địa cộng đồng đang đƣợc áp

17


dụng hiệu quả để quản lý và bảo vệ môi trƣờng du lịch tại VQG Cát Bà
 Làng Việt Hải sống tại vùng lõi VQG Cát Bà:
Sơ lược về mô hình quản lý:
Làng Việt Hải nằm trong vùng lõi của VQG Cát Bà, cách trung tâm VQG 2 tiếng đi bộ,
có khoảng 80 hộ gia đình và 300 nhân khẩu sống trong thung lũng của VQG Cát Bà. Việt Hải
dù ít dân nhưng đã được lập là một xã trực thuộc đơn vị hành chính huyện Cát Hải. Nằm sâu
trong một “áng” thung lũng rộng được bao bọc xunh quanh toàn rừng. Là vị trí rất thuận lợi
cho loại hình du lịch khám phá, du lịch cộng đồng, du lịch mạo hiểm.

Bộ máy hành chính của chính quyền xã, thuộc sự quản lý của UBND huyện Cát Hải và
là một xã độc lập, có người đứng đầu là chủ tịch xã, có bộ máy tự quản, đó là lực lượng chính
quyền, các đoàn thể và thanh niên địa phương, có trách nhiệm quản lý đời sống và đảm bảo
an ninh địa phương xã Việt Hải. Xã có hội đồng nhân dân, có chủ tịch xã do dân bầu lên thực
hiện trách nhiệm quản lý hành chính.
Người dân Việt Hải sống thành một quần thể tập trung đông đúc và có tổ chức, sống
trong rừng quốc gia Cát Bà, nhưng vẫn có ruộng để canh tác, nhưng đó không phải là nghề
chính, mà là đi rừng và biển (Nhưng người dân Việt Hải đi biển ít hơn và kinh nghiệm ít hơn
so với người dân xã khác, họ không dựa vào biển để sống mà dụa vào rừng nhiều hơn).
Cơ cấu kinh tế (2014): Nông nghiệp chiếm 3.5% tổng thu nhập, các nguồn thu khác đạt
30%, riêng du lịch đạt 51% thu nhập vươn lên đứng đầu (Nguồn: UBND xã Việt Hải).
Việt Hải là một bộ phận của VQG Cát Bà, nhân dân thuộc quản lý của UBND huyện
Cát Hải còn thiên nhiên thì chịu sự quản lý của VQG Cát Bà, nên khi muốn vào thăm phải
đóng phí cho VQG Cát Bà.
Hiện nay, tại làng Việt Hải hoạt động du lịch sinh thái cộng đồng đang rất phát triển và
thu hút khách du lịch đặc biệt là khách du lịch quốc tế.
Ý nghĩa của mô hình:

-

Dần bỏ tập tính sống dựa vào rừng (săn bắt thú rừng, khai thác củi, gỗ, hái lượm) của
người dân xã Việt Hải. Góp phần tích cực vào việc bảo tổn thiên nhiên, ĐDSH của
VQG.

-

Phát triển đời sống, tăng thu nhập cho người dân nơi đây. Đây là một mô hình phát
triển kinh tế bền vững (Loại hình kinh tế chủ đạo: Du lịch sinh thái cộng đồng) giúp
người dân địa phương ứng phó với BĐKH.


-

Ban quản lý VQG Cát Bà thu được nguồn kinh phí từ việc tham quan, du lịch tại đây
để có thêm chi phí phục vụ công tác tôn tạo, bảo tồn tại VQG.

-

Một mô hình quản lý hiệu quả giúp cho người dân bản địa ý thức được tiềm năng và

18


bảo vệ thiên nhiên, giúp du khách tham quan, học tập, nghiên cứu thiên nhiên, ĐDSH.
Nhận xét: Đây là một trong những mô hình quản lý hiệu quả áp dụng tri thức bản địa
cộng đồng xây dựng loại hình kinh tế phù hợp giúp người dân ứng phó với BĐKH, phục vụ
việc quản lý và bảo tồn tài nguyên, một điểm rất đặc sắc và đúng đắn của chính quyền quản
lý VQG Cát Bà.


Mô hình quản lý hệ sinh thái ao ếch, xã Việt Hải
Sơ lược về HST ao ếch và chính sách quản lý:

Nằm giữa VQG Cát Bà, trên tuyến đường bộ xuyên rừng từ trung tâm VQG đến xã Việt
Hải (huyện Cát Hải), Ao Ếch là điểm đến thú vị đối với nhiều du khách. Ao Ếch giữa rừng,
trên tuyến đường bộ đi xã Việt Hải có ếch cùng ễnh ương, chão chuộc sinh sống.
Ao Ếch nằm lưng chừng núi, ở độ cao 80 mét so với mực nước biển, nước ao trong
nhìn thấy đáy. Ao có diện tích 3,2 héc-ta và thay đổi theo mùa. Mùa khô, lòng ao thu hẹp lại,
nhưng chẳng bao giờ cạn nước. Còn mùa mưa, nước từ những khe đá chảy xuống làm ao
rộng hơn. Từ đáy ao, vươn lên hàng nghìn cây Và Nước - loài cây chỉ có ở Ao Ếch mà không
tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác. Ngoài ếch, ở Ao Ếch còn có loài cá dầm đất sinh sống. Đặc

biệt, Ao Ếch có rất nhiều cua đồng.
Ao ếch thu hút rất nhiều khách du lịch đếm tham quan, khám phá. Đây là một trong
những điểm du lịch độc đáo tại VQG Cát Bà.
Lực lượng quản lý: Ao ếch nằm giữa rừng, đường đi hiểm trở, được bảo vệ bởi các cán
bộ VQG Cát Bà, lực lượng kiểm lâm. Hiện nay, cùng với ý thức của người dân ngày càng
được nâng cao, Ao Ếch giữ được vẻ đẹp hoang sơ vốn có.
Ý nghĩa chính sách quản lý HST ao ếch:



-

Đây là một kiểu HST độc đáo, nơi sinh sống của nhiều loài ếch, lưỡng cư, góp phần
tạo nên tính ĐDSH phong phú tại VQG Cát Bà.

-

HST ao ếch cũng là điểm khai thác du lịch tiềm năng, thu hút nhiều lượt khách du
lịch.

Chính sách giữ rừng kim giao trên núi đá vôi
Sơ lược về rừng kim giao trên núi đá vôi và chính sách giữ rừng của ban quản lý VQG

Cát Bà:
Rừng trên núi đá vôi chiếm diện tích lớn nhất, xen kẽ là những khu rừng mọc tự nhiên
trên núi đất, đặc biệt ở khu vực Trung Trang có khu rừng Kim Giao mọc tự nhiên. Hệ thực
vật ở đây có 620 loài, thuộc 123 họ có giá trị như Chó Ðãi, Trai Lý, Lát Hoa, Ðinh, Kim
Giao... Ðây là những loại cây cần được bảo vệ và phát triển. Hệ động vật ở đây cũng rất
phong phú với 20 loài thú, 69 loài chim, 20 loài bò sát và lưỡng cư, đặc biệt có loài Voọc đầu
trắng thường sống ở các vách đá cheo leo ven biển - đây là một loài thú rất quí hiếm mà bây


19


giờ chỉ còn thấy ở Cát Bà.
Theo chính sách của ban quản lý VQG Cát Bà, rừng kim giao trên núi đá vôi thuộc
phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của VQG và được ưu tiên bảo vệ hàng đầu trong chính sách
quản lý của vườn. Tại đây vẫn cho phép hoạt động tham quan, nghiên cứu của du khách tuy
nhiên vấn đề này được quản lý rất chặt chẽ để không làm ảnh hưởng tới đời sống của các loài
động vật nơi đây.
Ý nghĩa của chính sách:

-



Giúp bảo tồn các loài sinh vật sống trên núi đá vôi của VQG đặc biệt là loài Voọc đầu
trắng chỉ có tại VQG Cát Bà. Voọc đầu trắng là loài sinh vật đặc hữu là một trong các
điểm thu hút và hấp dẫn đặc biệt chỉ có tại VQG Cát Bà. Bảo vệ nơi cư trú của chúng
là một trong những vấn đề sống còn của VQG.

Xây dựng đường đi ven rìa xunh quanh đảo, chỉ giữ một lối đi hẹp trong vùng lõi VQG
để dân bản địa di chuyển, khách du lịch, tham quan, nghiên cứu có thể đi bộ lên tham
quan
Sơ lược về chính sách:

UBND huyện Cát Hải xây dựng tuyến đường nhựa để phục vụ việc lưu thông trên đảo
Cát Bà tại phần rìa các xã vùng đệm của đảo, không xây dựng lấn qua vùng lõi VQG.
Vùng lõi VQG Cát Bà chỉ để một lối đi hẹp rộng tầm 1 mét để người dân, khách tham
quan, du lịch có thể đi lại, đảm bảo các cành cây giao nhau.

Ý nghĩa của chính sách:

-

Các phương tiện di chuyển trên đảo sẽ không làm ảnh hưởng đến đời sống của các
loài sinh vật tại VQG. Các hệ sinh thái tại VQG Cát Bà ở trên đảo tác biệt với phần
đất liền nên rất nhạy cảm nên cần được bảo vệ nghiêm ngặt và hạn chế tối đa các tác
động nhân tác đến môi trường tự nhiên.

-

Tạo điều kiện các loài thú vẫn có thể gặp gỡ, giao phối. Hiện nay, dưới tác động của
BĐKH, số lượng các loài động thực vật tại VQG giảm dần. Tiêu biểu là loài Voọc đầu
trắng tại VQG. Vì vậy, đi liền với phát triển du lịch cần chú trọng đặc biệt tới việc bảo
tồn.

Nhận xét: Đây chính sách đúng đắn của UBND thành phố Hải Phòng, huyện Cát Hải về
vấn đề phát triển kinh tế và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.
3.2.5.3.

Đề xuất giải pháp

a. Xây dựng bộ chính sách QL MTDL chặt chẽ theo hƣớng phát triển bền vững:
phát triển kinh tế - xã hội đi liền với việc bảo vệ môi trƣờng, bảo tồn ĐDSH VQG
Cát Bà

20


b. Lồng ghép vấn đề QL MTDL tại VQG Cát Bà và kế hoạch phát triển kinh tế - xã

hội của địa phƣơng và kế hoạch phát triển của ngành du lịch

c. QL MTDL dựa vào cộng đồng
-

Phương thức quản lý dựa vào cộngđồng:[3, 28]

Phương thức quản lý dựa vào cộng đồng là một tập hợp mô hình quản lý có sự tham
gia của cộng đồng, trong đó cộng đồng là người đưa ra quyết định cuối cùng về tất cả các
vấn đề liên quan đến quá trình lập kế hoạch và triển khai thựchiện.
Phương thức quản lý dựa vào cộng đồng là một trong ba phương thức quản lý: Nhà
nước quản lý tập trung; quản lý dựa vào cộng đồng; cộng đồng tự quản lý. Trong phương
thức quản lý dựa vào cộng đồng có 5 cấpđộ:
Cấp độ thông báo: Nhà nước ra quyết định, thông báo và hướng dẫn cộng đồng tham
gia quảnlý.
Cấp độ tham vấn: Cộng đồng cung cấp thông tin, Nhà nước tham khảo ý kiến của cộng
đồng để đưa ra quyết định, thông báo và hướng dẫn cộng đồng tham gia quảnlý.
Cấp độ cùng thực hiện: Cộng đồng có cơ hội và được phép tham gia thảo luận, góp ý
kiến để đưa ra quyết định và được tham gia quảnlý.
Cấp độ đối tác: Nhà nước và cộng đồng cùng quảnlý.
Cấp độ ch trì: Cộng đồng được Nhà nước trao quyền quản lý, Nhà nước chỉ thực hiện
việc kiểmsoát.

-

Áp dụng QL MTDL VQG Cát Bà:

VQG Cát Bà có 5 xã vùng đệm, 1 thị trấn với dân số khoảng 10500 người. Cộng đồng
địa phương là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của MTDL tại
VQG Cát Bà.[17].

Các cấp quản lý MTDL VQG Cát Bà có thể dựa vào dân, cùng dân bàn bạc và đưa ra
những giải pháp tốt nhất để vừa đảm bảo nâng cao đời sống của người dân đồng thời vừa gắn
với bảo vệ môi trường. Ở các mô hình này luôn có sự tham gia của nhân dân trong quá trình
tự lập kế hoạch, tổ chức, giám sát và cưỡng chế thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường
có sự gắn kết với quyền lợi của người dân.
Ban quản lý MTDL VQG Cát Bà hoàn toàn có thể học tập và ứng dụng mô hình này tại
địa phương mình.

d. Giáo dục:
21


-

Đào tạo, nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, lực lượng kiểm lâm MTDL VQG: tổ
chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ, cử cán bộ đi đào tạo, học
tập kinh nghiệm từ các địa phương khác.

-

Nâng cao nhận thức người dân: chính quyền địa phương tổ chức các buổi tập huấn cho
người dân địa phương; tuyên truyền tầm quan trọng của MTDL và các chính sách QL
MTDL trên các phương tiện truyền thông đại chúng hoặc gặp gỡ truyền đạt trực tiếp;

-

Nâng cao nhận thức các chủ dịch vụ như chủ khách sạn, nhà nghỉ, hàng quán dịch vụ du
lịch về tầm quan trọng của MTDL và các chính sách cần thực hiện để bảo vệ MTDL
theo hướng phát triển bền vững.


-

Nâng cao nhận thức khách du lịch bằng các biện pháp truyền thông (poster, loa đài, báo,
...) về các nội quy cần thực hiện khi đến tham quan, học tập, nghiên cứu tại vườn.

e. Truyền thông:
-

Thiết kế Poster tuyên truyền mang tính chất giáo dục môi trường, thực hiện các nội quy,
định hướng, chính sách QL MTDL VQG Cát Bà. Poster có thể treo tại các vị trí dễ nhìn
đối với khách du lịch và người dân như tại cổng VQG hay sử dụng xe truyền thông.

-

Tổ chức các chương trình truyền thông, hành động về môi trường nhằm nâng cao nhận
thức của người dân trong việc quản lý môi trường nói chung vàmôi trường du lịch nói
riêng.

-

Truyền thông cho người dân các xã tại VQG bằng loa phát thanh tại thôn, phường để
các định hướng, chính sách QL MTDL của chính quyền đến gần hơn với người dân.

-

Truyền thông qua mạng Internet: Cập nhật rõ các chính sách quản lý và tầm quan trọng
của MTDL VQG Cát Bà tại trang Web chính thức của VQG Cát Bà
( nhằm tăng cường nhận thức cho người dân.
Hiện tại trang Web của VQG Cát Bà chưa có hạng mục đề cập đến các chính sách quản
lý, định hướng phát triển của vườn.


-

Truyền thông qua các phương tiện mạng xã hội như Facebook, Zing, ... Tuyên truyền
tầm quan trọng, mức độ nhạy cảm cần được bảo vệ của MTDL VQG Cát Bà, các chính
sách quản lý vườn.

f. Vận động nguồn tài trợ từ các tổ chức trong nước và quốc tế đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng, trang thiết bị, kinh phí mở các khóa đào tạo, tập huấn để phục vụ tăng cường
QL
MTDL
tại
VQG
Cát
Bà.

22


×