Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

CHUYỂN DỊCH rủi RO TRONG hợp ĐỒNG MUA bán HÀNG hóa QUỐC tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.86 KB, 21 trang )

Kho tài liệu miễn phí của diễn đàn Ketnooi.com

Hoạt động thương mại quốc tế thường gặp nhiều rủi ro, đặc biệt là trong lĩnh
vực trao đổi hàng hóa vì hợp đồng mua bán hàng hóa liên quan chặt chẽ đến hợp đồng
vận chuyển và hàng hóa thường dễ bị mất mát hư hỏng trong quá trình chuyên chở.
Rủi ro đó có thể là những sự cố như thiên tai hoặc tai nạn bất ngờ, chẳng hạn trong
chuyến hải trình, tàu vận chuyển có thể gặp nhiều rủi ro nghiêm trọng liên quan đến
tai nạn biển như tàu bị mắc cạn, cháy, chìm; hoặc gặp thời tiết khắc nghiệt (bão, gió
xoáy, biển động, … gây lật tàu hoặc làm vỡ thân tàu, hư hại máy móc… từ đó gây ra
những tổn thất cho hàng hóa…); rủi ro do tính chất của hàng hóa (bông gòn, đay,
thuốc nổ…gặp thời tiết nóng bức có khả năng tự phát cháy); do lỗi lầm của con người
(đóng hàng không chắc chắn, cầu móc làm rách bao hàng, quay tàu làm tàu va vào cầu
cảng) … Rủi ro là điều mà không ai mong muốn. Vì vậy, việc xác định thời điểm mà
tại đó người bán không còn phải chịu trách nhiệm về rủi ro và người mua bắt đầu phải
chịu rủi ro đối với hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế vừa
có ý nghĩa pháp lý, vừa có ý nghĩa thực tiễn hết sức quan trọng. Từ thời điểm rủi ro
được chuyển sang người mua, người mua phải chịu mọi hậu quả của việc hàng hóa bị
mất mát, hư hỏng trong quá trình vận chuyển do những tình huống bất thường. Để
buộc người bán phải chịu trách nhiệm về khuyết tật của hàng hóa hay hàng hóa bị
thiếu, người mua phải chứng minh được rằng, hàng hóa bị mất mát hay hư hỏng trước
thời điểm rủi được chuyển sang người mua.
Việc phân bổ rủi ro là một vấn đề mà cả người bán hàng và người mua hàng
đều quan tâm bởi lẽ nó có thể ảnh hưởng rất lớn đến việc mua bán và kết quả của giao
dịch. Các nguyên tắc về chuyển dịch rủi ro trả lời câu hỏi liệu người mua có buộc phải
trả tiền cho hàng hóa ngay cả khi chúng vô tình bị thiếu hụt hay thiệt hại hoặc liệu
người bán có quyền đòi đủ tiền trong trường hợp đó không ? Vì vậy, khi giao kết hợp
đồng mua bán hàng hóa, các bên cố gắng đưa ra những điều khoản rõ ràng để tránh
những sự hiểu nhầm và việc kiện tụng sau này. Công ước Viên về hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế 1980 (công ước Viên – sau đây viết tắt là CISG) là một trong nỗ lực
và thành công lớn nhất trong việc thống nhất pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế. Những quy tắc tương tự cũng được quy định trong Bộ tập quán thương mại


quốc tế, INCOTERMS, do phòng thương mại quốc tế ICC ban hành và đã được các
thương gia, các công ty sử dụng rộng rãi.
1


Kho tài liệu miễn phí của diễn đàn Ketnooi.com

Bài nghiên cứu sau đây sẽ tập trung phân tích về bản chất pháp lý, nội dung
của các quy định pháp luật quy định về vấn đề rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế trong công ước Viên về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và pháp luật
thực định của Việt Nam, trên cơ sở đó so sánh quy định của pháp luật Việt Nam với
CISG, đồng thời nghiên cứu các cách thức tiếp cận, giải quyết vấn đề trong thực tiễn
ký kết và thực hiện hợp đồng có liên quan đến vấn đề chuyển dịch rủi ro.
1. Khái niệm, bản chất pháp lý của chuyển dịch rủi ro trong hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế.
Khái niệm “rủi ro” và bên nào sẽ phải chịu trách nhiệm về nó là một vấn đề
rất phức tạp mà cả hai bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa đều quan tâm. Lý do là
vì tính chất đặc thù này mà có thể dẫn đến những hệ quả khó khăn, thậm chí không
công bằng và dẫn đến việc người mua vẫn bị buộc phải trả tiền cho hàng hóa ngay cả
khi họ không đánh mất hay gây thiệt hại cho hàng hóa bởi một sự kiện hay nghĩa vụ
liên quan đến mình. Bởi vậy, để tránh những hệ lụy đó, các bên thường đưa ra những
thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng. Mối bận tâm chính của các bên là thời điểm chuyển
dịch rủi ro từ người bán sang người mua và liệu có trường hợp nào có thể loại trừ hậu
quả của việc chuyển dịch ro.
Hàng hóa có thể phải chịu mất mát hoặc hư hại tại rất nhiều thời điểm từ lúc
thiết lập hợp đồng mua bán cho đến khi có sự chuyển giao thực tế cho người mua, bởi
vì hai hoạt động này có thể diễn ra cùng thời điểm nhưng cũng có thể có một khoảng
thời gian rất dài giữa hai sự kiện này. Trong suốt quá trình đó, luôn luôn tồn tại khả
năng hàng hóa bị mất mát hoặc hư hại do những lí do đột ngột mà không ai mong
muốn và người mua và người bán đều không có trách nhiệm gì. Kết quả là hàng hóa

có thể bị hao hụt, hư hại, chẳng hạn khi chúng được đóng gói tại kho hàng của người
bán, trên đường tới cảng nơi chúng được xuất đi hoặc trong suốt chuyến vận tải đường
biển hoặc từ cảng nhập khẩu đến kho của người mua. Câu hỏi đặt ra là khi nào thì rủi
ro được chuyển dịch sang cho người mua. Việc xác định được câu trả lời cho câu hỏi
đó có ý nghĩa quyết định rằng bên nào sẽ phải trả tiền cho những thiệt hại đó ngay cả
khi bên đó chưa nhận được hàng hoặc nhận được hàng hóa trong tình trạng bị hỏng

2


Kho tài liệu miễn phí của diễn đàn Ketnooi.com

hóc, thiếu hụt, và liệu người bán có còn quyền nhận tiền trả cho hàng hóa. Đây được
gọi là “rủi ro về giá cả” (price risk)1.
Có 3 học thuyết chính liên quan đến vấn đề chuyển dịch rủi ro 2:
(i) Học thuyết gắn thời điểm chuyển giao rủi ro với thời điểm ký kết hợp đồng.

Học thuyết này không phù hợp với thực tiễN, bởi đối với phần lớn các hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế, vào thời điểm hợp đồng được ký kết, hàng hóa vẫn nằm trong
tay người bán, nằm trong tầm kiểm soát của họ. Nếu người mua phải chịu rủi ro từ
thời điểm giao kết hợp đồng thì điều này là khó chấp nhận, bởi vì người mua có thể
lập luận rằng người bán đã không thực hiện nghĩa vụ mẫn cán một cách cần thiết, điều
này sẽ dẫn đến những tranh chấp nghiêm trọng và tranh tụng.3
(ii) Học thuyết gắn thời điểm chuyển dịch rủi ro với thời điểm chuyển dịch quyền
sở hữu. Học thuyết này cũng không phù hợp với thực tiễn bởi lẽ quyền sở hữu không
phải lúc nào cũng gắn với hoặc liên quan đến khái niệm rủi ro. Hơn nữa, học thuyết
này không lý giải được những thông lệ mới nhất trong mua bán hàng hóa với việc giữ
lại quyền sở hữu, đó là những trường hợp mà người bán vẫn giữ quyền sở hữu trong
khi người mua nắm giữ hàng hóa trên thực tế. Điều này có nghĩa rằng, người bán sẽ
phải chịu rủi ro đối với hàng hóa mà đã nằm dưới sự quản lý của người mua (cho đến

khi quyền sở hữu được chuyển giao cho người mua). Hệ quả này cũng khó mà chấp
nhận được (đối với người bán), do vậy dễ dàng nảy sinh việc kiện tụng.
(iii)
Học thuyết thứ 3 gắn thời điểm chuyển giao rủi ro với thời điểm chuyển
giao hàng hóa. Điều này có nghĩa là bên nào quản lý hàng hóa trên thực tế sẽ phải chịu
rủi ro. Học thuyết này tỏ ra hợp lý và công bằng hơn cả bởi lẽ bên nào chiếm hữu thực
tế hàng hóa sẽ ở một vị thế tốt hơn để bảo vệ chúng, thực hiện những biện pháp phòng
ngừa cần thiết để đảm bảo cho sự an toàn của hàng hóa, hoặc tiến hành những biện
pháp thích hợp để bảo vệ chúng sau khi sự kiện gây thiệt hại đã xảy ra, thu gom

1

Zoi Valioti, Passing of risk in international sale contracts: A comparative examination of the rules
on risk under the United Nation Convention on Contracts for the International Sales of Goods
(Vienna 1980) and INCOTERMS 2000, 84 p, PACE, September 2003, đoạn iii phần C, chương I, xem
tại />2

Zoi Valioti, tài liệu đã dẫn.

3

Zoi Valioti, tài liệu đã dẫn

3


Kho tài liệu miễn phí của diễn đàn Ketnooi.com

những hàng hóa còn nguyên vẹn, đánh giá thiệt hại và yêu cầu công ty bảo hiểm chi
trả tiền bảo hiểm nếu hàng hóa đã được mua bảo hiểm.

Tuy nhiên, trên thực tế, trong phần lớn các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế, người bán thường chuyển hàng cho người vận chuyển và người này sẽ giao hàng
cho người mua. Đa số các thương vụ mua bán hàng hóa quốc tế đều liên quan đến
người vận chuyển, như vậy là có sự tham gia của một bên thứ ba. Có rất nhiều hình
thức vận chuyển khác nhau, tương xứng với sự đa dạng của các loại hàng hóa, đặc
điểm địa lý. Vận tải hàng hóa cũng có thể được thực hiện bởi người bán, người mua,
hoặc bên cung cấp dịch vụ vận tải độc lập. Việc vận chuyển hàng hóa cũng có thể phải
trải qua rất nhiều giai đoạn, chuyển từ tay người này đến tay người khác. Do đó, rủi ro
là một điều khó tránh khỏi và việc xác định ai là người chịu trách nhiệm cho rủi ro đó
có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định bên bồi thường thiệt hại nếu có biến cố
xảy ra. Các bên đã nhận thức được điều này và khi soạn thảo hợp đồng, họ thường chỉ
ra một điểm cụ thể mà tại đó rủi ro sẽ được chuyển dịch từ người bán sang người mua,
hoặc họ cũng có thể áp dụng những tập quán trong thương mại quốc tế như các điều
khoản giao hàng FOB, CIF. Từ thời điểm người vận chuyển nhận hàng từ người bán,
thì chính người này chiếm giữ hàng hóa trên thực tế. Thông thường, người mua sẽ
chịu rủi ro từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao cho người vận chuyển.
Các nguyên tắc về rủi ro xác định bên nào phải chịu những rủi ro do tai nạn,
hoặc sự thiệt hại đối với hàng hóa. Vì vậy, chúng xác định việc người mua phải trả
tiền và tiếp nhận hàng hóa bất kể những mất mát hay sự hư hỏng đó. Cũng cần lưu ý
rằng các học thuyết về rủi ro cần được phân biệt với học thuyết về sự kiện bất khả
kháng – cái không liên quan đến vấn đề phân bổ rủi ro. Thay vào đó, thuyết về sự kiện
bất khả kháng loại trừ trách nhiệm về sự mất mát của bên gây thiệt hại do không làm
tròn nghĩa vụ bởi một sự trở ngại nằm ngoài tầm kiểm soát của họ.4

2. Quy định của CISG về chuyển rủi ro
4

Sylvain Bollée, The Theory of risks in the 1980 Vienna Sale of Goods Convention, page 1, xem tại

/>4



Kho tài liệu miễn phí của diễn đàn Ketnooi.com

Vấn đề chuyển dịch rủi ro đã từng được đề cập trong Luật thống nhất về thiết
lập hợp đồng mua bán quốc tế các động sản hữu hình (ULIS) với hệ quả giống như ở
Công ước Viên 1980, tuy cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, những quy định ở ULIS
được đánh giá là quá phức tạp và khó hiểu và dẫn đến nhiều giải pháp không thỏa
đáng trong một số tình huống thương mại thông thường 5. Và do đó đã có nhiều nhóm
nghiên cứu về các cách tiếp cận khác so với ULIS.6
Vấn đề chuyển dịch rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được
quy định tại chương IV, phần III – Mua bán hàng hóa của CISG (từ điều 66 đến điều
70).
Điều 66 đưa ra một hệ quả của chuyển dịch rủi ro như sau:
“Việc mất mát hay hư hỏng hàng hóa xảy ra sau khi rủi ro chuyển sang người mua
không miễn trừ cho người này nghĩa vụ phải trả tiền, trừ phi việc mất mát hay hư
hỏng ấy là do hành động của người bán gây nên”.
Theo quy định trên, cụm từ “hành động của người bán” nên được hiểu như thế nào?
Có hai cách hiểu về cụm từ này7:
-

Thứ nhất, đó là một sự vi phạm bất cứ nghĩa vụ nào của người bán theo hợp
đồng hoặc theo công ước này;

-

Thứ hai, không nhất thiết là một hành vi nào đó (về bản chất), mà có thể là bất
kỳ sự kiện nào mà người bán chịu trách nhiệm về nó và đã dẫn đến hậu quả là
sự thiệt hại cho hàng hóa.


5

Xem Barry Nicholas, Article 67 (phần 1.1) tại />7p, part 1.1.
6

Sự khác biệt thể hiện ở 3 điểm sau: thứ nhất, cách hiểu về vấn đề rủi ro hoàn toàn độc lập với cách hiểu về
nghĩa vụ giao hàng của người bán; thứ hai, việc chuyển dịch rủi ro được xác định bằng sự kiện hàng hóa đã
được chuyển giao hoặc bằng những hành động tương tự phù hợp với tình huống cụ thể đã được dự liệu trước,
chẳng hạn hàng hóa đã được đặt dưới sự kiểm soát của người mua; thứ ba, những quy tắc này được áp dụng với
trường hợp hợp đồng quy định việc vận chuyển hàng hóa, với một điều khoản ngoại lệ dành cho các hợp đồng
khác. Xem thêm tại Barry Nicholas, Article 67, phần 1.2, nguồn đã dẫn.
7

Xem tại Zoi Valioti, Passing of risk in international sale contracts: A comparative examination of the rules on
risk under the United Nation Convention on Contracts for the International Sales of Goods (Vienna 1980) and
INCOTERMS 2000, 84 p, PACE, September 2003, đoạn ii phần A chương II, truy cập tại

/>5


Kho tài liệu miễn phí của diễn đàn Ketnooi.com

Những người ủng hộ cách tiếp cận thứ hai cho rằng điều 66 nên được lý giải là nó bao
trùm cả những trường hợp hành vi của người bán có thể không vi phạm luật về bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng (law of tort) nhưng rủi ro vẫn phải thuộc về người
bán. Hơn nữa, nếu chỉ hiểu theo cách tiếp cận thứ nhất, người bán có thể gây ra những
thiệt hại dưới bất kỳ hình thức nào mà không vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. 8 Vụ việc
sau đây là một ví dụ:
Vào năm 1992, một người mua California và người bán Trung Quốc đã thỏa thuận về
một hợp đồng mua bán 10000 kg tinh dầu chiết xuất từ hoa nhài, điều kiện giao hàng

CIF đến New York. Sau khi ký kết hợp đồng, người mua đã cảnh báo người bán về
nguy cơ hàng hóa có thể bị hư hỏng ở điều kiện nhiệt độ cao. Người mua đã yêu cầu
người bán phải thông báo cho người vận chuyển biết điều này và đảm bảo rằng tinh
dầu hoa nhài phải được bảo quản ở nhiệt độ tương đối lạnh trong suốt quá trình vận
chuyển. Người mua cũng yêu cầu hàng hóa phải được vận chuyển càng sớm càng tốt
trên một tuyến đường đã được vạch sẵn. người bán không phản đối nhưng đáp lại rằng
nhiệt độ ở cảng là phù hợp và không thể gây nguy hại cho hàng hóa. Sau khi đi qua
Hong Kong, khối tinh dầu này được đưa lên tàu đến New York, một phần lớn đã bị
tan chảy và rò rỉ do nhiệt độ vượt quá mức cho phép trong suốt hành trình. Vài ngày
sau, chỗ tinh dầu đó được vận chuyển bằng tàu đến người sử dụng cuối cùng mà đã từ
chối chúng. Người mua khi đó đã đã thông báo cho người bán về sự thiệt hại và đưa
hàng hóa đi kiểm tra cùng ngày hôm đó. Các bên sau đó đã đạt được thỏa thuận rằng
người bán sẽ trả 60 000 đôla Mỹ cho thiệt hại đó, trong đó 20000 đola sẽ được trả
bằng tiền mặt vào một ngày xác định, còn lại sẽ được bồi thường trong các giao dịch
sau giữa hai bên bằng cách khấu trừ lợi nhuận của người bán. Tuy nhiên, người bán đã
không trả 20 000 đôla cũng như không thực hiện thêm giao dịch nào như hai nên đã
ký kết. Người mua đã kiện lên Ủy ban trọng tài yêu cầu đòi 60000 đôla và lãi suất
cũng như là những thiệt hại về kinh tế do sự thất hứa của người bán. Ủy ban trọng tài
đã ra phán quyết rằng bên bán phải chịu trách nhiệm cho những thiệt hại đối với hàng
hóa theo điều 66 CISG. Mặc dù điều kiện giao hàng là CIF, nghĩa là rủi ro được
chuyển cho người mua sau khi hàng hóa được đưa qua lan can tàu, nhưng trong
8

Zoi Valioti, tài liệu đã dẫn, đoạn ii phần A chương II, truy cập tại

/>6


Kho tài liệu miễn phí của diễn đàn Ketnooi.com


trường hợp này, các bên đã có một thỏa thuận cụ thể riêng liên quan đến điều kiện
nhiệt độ trong suốt quá trình vận chuyển. Bởi vì người bán đã không đưa ra những chỉ
dẫn phù hợp cho người vận chuyển và vận chuyển hàng qua Hong Kong thay vì một
chuyến tàu trực tiếp, điều này là không tuân theo với trách nhiệm đã được xác định
riêng theo hợp đồng. Do vậy, thiệt hại xảy ra là do hành động của người bán, theo
điều 66 CISG. Ủy ban trọng tài xác định rằng việc người mua đã kiểm tra hàng hóa
trong thời gian vài ngày sau khi hàng hóa được đưa vào cảng của nơi đến là phù hợp,
không ảnh hưởng gì đến tuyên bố trên (theo điều 38 CISG). Rõ ràng, người bán đã
không có ý định thực hiện thêm bất cứ giao dịch nào với người mua để bồi thường
thiệt hại, tòa án đã xác định rằng người mua có quyền đòi 60 000 đôla. Thêm vào đó,
người mua được hưởng lãi suất hàng năm là 5% đối với số tiền 20000 đola kể từ ngày
đến hạn trả tiền của bên bán. Yêu cầu bồi thường thiệt hại của bên mua không được
giải quyết vì bên mua đã không cung cấp được đủ bằng chứng cần thiết.9
Các giải pháp theo CISG:
Điều 67:
1. Khi hợp đồng mua bán hàng quy định việc vận chuyển hàng hóa và người bán
không bị buộc phải giao hàng tại nơi xác định, rủi ro được chuyển sang người
mua kể từ lúc hàng được giao cho người chuyên chở thứ nhất để chuyển giao
cho người mua chiếu theo hợp đồng mua bán. Nếu người bán bị buộc phải
giao hàng cho một người chuyên chở tại một nơi xác định, các rủi ro không
được chuyển sang người mua nếu hàng hóa chưa được giao cho người chuyên
chở tại nơi đó. Sự kiện người bán được phép giữ lại các chứng từ nhận hàng
không ảnh hưởng gì đến sự chuyển giao rủi ro.
2. Tuy nhiên, rủi ro không được chuyển sang người mua nếu hàng hóa không
được đặc định hóa rõ ràng cho mục đích của hợp đồng hoặc bằng cách ghi ký
mã hiệu trên hàng hóa, bằng các chứng từ chuyên chở, bằng một thông báo
gửi cho người mua hoặc bằng bất cứ phương pháp nào khác.
9

Xem tại cơ sở dữ liệu UNILEX, 1995- CIETAC (China International Economic and Trade Arbitration

Commission – ủy ban trọng tài Trung Quốc về thương mại và kinh tế): o/case.cfm?
pid=1&id=210&do=case

7


Kho tài liệu miễn phí của diễn đàn Ketnooi.com

Khoản 1 điều 67 đưa ra một sự phân biệt tình huống, phụ thuộc vào việc người bán có
buộc phải giao hàng tại nơi xác định hay không:
-

Thứ nhất, khi hợp đồng mua bán quy định việc vận chuyển hàng hóa và người
bán không bị buộc phải giao hàng tại nơi xác định.

-

Thứ hai, khi hợp đồng mua bán quy định việc vận chuyển hàng hóa và người
bán bị buộc phải giao hàng cho một người chuyên chở tại một nơi xác định.

Lý giải điều luật trên, “quy định việc vận chuyển” không chỉ được hiểu là hàng hóa
được chất lên tàu, xe tải hoặc máy bay để vận chuyển đến tay người mua mà còn được
hiểu là bao gồm cả việc người bán toàn quyền hoặc có nghĩa vụ sắp xếp người vận
chuyển hàng hóa, tiến hành những hành động cần thiết để vận chuyển hàng hóa đến
chỗ người mua. Việc chuyển giao hàng hóa phải tuân thủ theo hợp đồng.
Người chuyển chở thứ nhất được hiểu là một bên thứ ba độc lập chịu trách
nhiệm về việc vận tải mà không phải là chính người bán hàng hoặc nhân viên của họ.
Do vậy điều 67 không được hiểu là chỉ trong phạm vi mối quan hệ giữa hai bên bán –
mua mà còn bao gồm sự có mặt của một bên thứ ba. Họ được người bán yêu cầu hoặc
ủy quyền vận chuyển hàng. Điều 67 không điều chỉnh trường hợp người vận chuyển

là nhân viên của người bán, bởi nếu như vậy thì rủi ro vẫn thuộc về phía người bán
cho đến khi hàng hóa được chuyển giao cho người mua, như vậy nếu có bất kỳ sự
thiệt hại nào xảy ra không phải do lỗi của bên nào thì người mua vẫn có thể nại ra
trách nhiệm của người bán dựa vào điều 66. Như vậy là bất hợp lý.
Tại sao trong trường hợp thứ nhất người mua lại phải chịu rủi ro trong toàn bộ
quá trình vận chuyển đường thủy cũng như đường bộ như vậy ? Điều này được giải
thích là việc phân tách rủi ro là điều không đơn giản do khó khăn trong việc chứng
minh. Do đó, khi thiệt hại xảy ra, khó mà xác định nó xảy ra vào thời điểm nào, đặc
biệt là trong những trường hợp có những sự cố không rõ ràng (như nhiệt độ quá cao,
nước biển ăn mòn…) và chỉ đến thời điểm cuối của chuyến hành trình thì mới phát
hiện được. Sở dĩ người mua phải chịu rủi ro vì những mất mát, thiệt hại thường chỉ
được nhận thấy rõ ràng ở điểm cuối của hành trình vận tải, và người mua khi đó có
điều kiện thuận lợi hơn để kiểm tra hàng hóa, phát hiện ra lỗi của hàng và bảo quản số
8


Kho tài liệu miễn phí của diễn đàn Ketnooi.com

hàng hóa còn nguyên vẹn, đồng thời yêu cầu thanh toán tiền bảo hiểm trong trường
hợp hàng được mua bảo hiểm. Nguyên tắc trên đặc biệt hiệu quả trong trường hợp vận
chuyển bằng containner.
Việc người bán được phép giữ lại các chứng từ chứng nhận hàng không ảnh
hưởng gì đến sự chuyển dịch rủi ro. Quy định này nhằm đảm bảo rằng nguyên tắc
chuyển dịch rủi ro được đề cập đến ở trên không bị ảnh hưởng gì bởi việc người bán
giữ lại chứng như một biện pháp nhằm bảo đảm thanh toán. Quy định này nhằm tránh
những hiểu nhầm có thể xảy ra, đặc biệt là đối với những hệ thống pháp luật mà đồng
nhất thời điểm chuyển giao rủi ro với thời điểm chuyển quyền sở hữu.10
Xuất phát từ thực tế là hàng hóa thường được vận chuyển với số lượng lớn,
hoặc được vận chuyển trên một chuyến mà có cả hàng hóa của những hợp đồng khác,
công ước Viên quy định trong trường hợp hàng hóa không được đặc định hóa rõ ràng

cho mục đích của hợp đồng hoặc bằng cách ghi ký mã hiệu trên hàng hóa, bằng các
chứng từ chuyên chở, bằng một thông báo gửi cho người mua hoặc bất cứ phương
pháp nào khác thì rủi ro không được chuyển sang người mua. Quy định này nhằm
đảm bảo rằng trong trường hợp hàng hóa bị mất một phần hoặc có thiệt hại xảy ra,
người bán không thể tuyên bố rằng hàng hóa bị thiệt hại là hàng hóa mà người mua đã
mua. Người bán chỉ cần gửi đi một trong những loại giấy tờ đó là đủ, việc người mua
có nhận được hay không không có ý nghĩa quyết định. Rủi ro được chuyển giao khi
những thông báo đó được gửi đi và không có hiệu lực pháp lý kể từ thời điểm hàng
được chất lên tàu. Điều 27 CISG cũng quy định như sau:
“Bởi vì trong phần II của công ước này không có quy định gì khác nên trong trường
hợp, nếu thông báo yêu cầu hay thông tin khác đã được thực hiện bởi một bên của
hợp đồng chiếu theo phần III này và bằng một phương tiện thích hợp với hoàn cảnh,
thì một sự chậm trễ hoặc lầm lần trong việc chuyển giao thông tin hoặc sự thông tin
không đến người nhận, cũng sẽ không làm bên đó mất quyền viện dẫn các thông tin
của mình.”

10

Xem thêm tại Zoi Valioti, tài liệu đã dẫn, đoạn (iii) phần A chương II

9


Kho tài liệu miễn phí của diễn đàn Ketnooi.com

Đối với trường hợp hàng hóa bán trên đường vận chuyển, Công ước Viên quy
định như sau:
Điều 68:
“Rủi ro đối với hàng hóa được bán khi đang trên đường vận chuyển chuyển sang
người mua kể từ khi giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, nếu hoàn cảnh chỉ ra rằng rủi ro

chuyển sang người mua kể từ khi hàng hóa được giao cho người chuyên chở là người
đã phát chứng từ xác nhận hợp đồng vận chuyển. Tuy nhiên, nếu vào lúc giao kết hợp
đồng mua bán, người bán đã biết hoặc đáng lẽ phải biết sự kiện hàng hóa đã bị mất
mát hay hư hỏng và đã không thông báo cho người mua về điều đó thì việc mất mát
hay hư hỏng hàng hóa đó do người bán phải gánh chịu.”
Hàng hóa bán trên đường vận chuyển thường được thực hiện đối với những loại hàng
như dầu, bột mì, khí tự nhiên, kim loại và những hàng hóa được vận chuyển với số
lượng lớn, chưa xác định sẽ được bán cho ai và hợp đồng mua bán hàng hóa được
giao kết trong khi hàng hóa đang trên đường vận chuyển, thông thường chúng sẽ được
mua bán vài lần cho đến khi nó đến điểm cuối cùng. Trong trường hợp này, rủi ro đối
với hàng hóa được chuyển dịch cho người mua từ thời điểm giao kết hợp đồng, trừ
trường hợp ngoại lệ được nêu trong điều 68.
Điều 68 được cho là phức tạp, chưa rõ ràng và còn có nhiều tranh cãi 11. Trên
thực tế, trong hầu hết các trường hợp mất mát hoặc thiệt hại, khó mà xác định được
chắc chắn rằng sự thiệt hại đó xảy ra trước hay sau thời điểm giao kết hợp đồng trừ
khi sự kiện đó là rõ ràng, chẳng hạn tai nạn đâm va hay sự cố cháy nổ. Điển hình là
trong vận chuyển bằng container, khi mà các container được niêm phong sau khi được
đưa lên tàu.12
Các trường hợp còn lại được quy định tại điều 69 – CISG:
11

Zoi Valioti, tài liệu đã dẫn, đoạn iv, phần A chương II.

12

Một trong những vấn đề được cho là chưa rõ ràng, đó là những thiệt hại hay mất mát được đề cập trong trường
hợp ngoại lệ của điều 68 xảy ra trước lúc giao kết hợp đồng và người bán đã biết hoặc phải biết về tình trạng đó
hay là thiệt hại xảy ra trước khi ký kết hợp đồng nhưng người bán không đủ kiến thức để biết hay những thiệt
hại đó xảy ra sau khi ký kết hợp đồng. Một vấn đề khác nữa là hàng hóa trong trường hợp này có cần phải được
đặc định hóa rõ ràng như theo quy định tại điều 67 khoản 2 hay không – xem thêm tại Zoi Valioti, tài liệu đã

dẫn, đoạn iv, phần A chương II.

10


Kho tài liệu miễn phí của diễn đàn Ketnooi.com

“1. Trong các trường hợp không được nêu tại các điều 67 và 68, các rủi ro có thể
được chuyển sang người mua khi người này nhận hàng hoặc, nếu họ không làm việc
này đúng thời hạn quy định, thì kể từ lúc hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của
người mua và người mua đã vi phạm hợp đồng vì không chịu nhận hàng.
2.Tuy nhiên, nếu người mua bị ràng buộc phải nhận hàng tại một nơi khác với nơi có
xí nghiệp thương mại của người bán, rủi ro được chuyển giao khi thời hạn giao hàng
phải được thực hiện và người mua biết rằng hàng hóa đã được đặt dưới quyền định
đoạt của họ tại nơi đó.
3. Nếu hợp đồng mua bán liên quan đến hàng hóa chưa được cá biệt hóa, hàng hóa
chỉ được coi là đã đặt dưới quyền định đoạt của người mua khi nào nó được đặc định
hóa rõ ràng cho mục đích của hợp đồng này”
Như vậy điều 69 đưa ra giải pháp cho những trường hợp còn lại, bao gồm:
-

Tiếp nhận hàng hóa tại trụ sở (xí nghiệp thương mại ) của người bán;

-

Tiếp nhận hàng hóa tại xí nghiệp thương mại của một người khác;

-

Chuyển giao hàng hóa từ người bán sang người mua hoặc sang một người

chuyên chở được chỉ định bởi người mua (không phải là một người chuyên chở
độc lập).

Trong trường hợp thứ nhất, người mua được cho là nhận hàng tại xí nghiệp thương
mại của người bán, rủi ro được chuyển giao từ thời điểm người mua tiếp nhận hàng
hóa vì lúc này hàng hóa đã được đặt dưới sự quản lý của bên mua. Đối với trường hợp
giao hàng tại xưởng như vậy, người bán có điều kiện tốt hơn để bảo quản hàng hóa.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là người bán phải chịu trách nhiệm vô thời hạn cho
số hàng hóa đó, nếu như người mua vi phạm hợp đồng vì không chịu nhận hàng.
Trường hợp ba có thể rơi vào một trong những tình huống sau:
-

Người bán giao hàng đến nhà xưởng của người mua;

11


Kho tài liệu miễn phí của diễn đàn Ketnooi.com

-

Hàng hóa được giao đến người một nơi xác định cho người mua hoặc người
vận tải do người mua chỉ định.

Trong các trường hợp trên, rủi ro được cho là được chuyển dịch sang người mua khi
hàng hóa đã được đặt dưới sự định đoạt của họ.
3. Pháp luật Việt Nam về vấn đề chuyển rủi ro.
Hiện nay, vấn đề chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa được đề cập
đến trong Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005, Luật thương mại năm 2005 và Bộ luật
hàng hải 2005.

3.1.

Bộ luật dân sự năm 2005 (BLDS)

BLDS phân biệt thời điểm chuyển rủi ro (điều 440) với thời điểm chuyển quyền sở
hữu (Điều 439). Sự phân biệt này là phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế, vì
không phải lúc nào quyền sở hữu đối với hàng hóa cũng được chuyển từ người bán
sang người mua khi người bán đã thực hiện xong nghĩa vụ giao hàng của mình. Chẳng
hạn, trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo điều kiện CIF (INCOTERMS 2000) :
-

Người mua chịu rủi ro kể từ thời điểm hàng được giao cho người vận chuyển;

-

Quyền sở hữu chỉ được chuyển từ người bán sang người mua tại thời điểm
người bán giao chứng từ liên quan đến hàng hóa cho người mua vì chừng nào
người bán còn giữ vận đơn chứng từ thì chừng đó quyền sở hữu vẫn thuộc
người bán.
Điều 440 khoản 1 BLDS quy định:

“Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản mua bán cho đến khi tài sản được giao cho bên
mua, còn bên mua chịu rủi ro đối với tài sản mua bán kể từ khi nhận tài sản, nếu
không có thỏa thuận khác.”
Ở quy định trên có hai vấn đề chưa được làm rõ:
-

Thứ nhất, hành vi giao tài sản của người bán và hành vi nhận tài sản của người
mua là hành vi thực tế hay hành vi pháp lý ?
12



Kho tài liệu miễn phí của diễn đàn Ketnooi.com

Nếu đó là hành vi pháp lý thì rủi ro được dịch chuyển từ người bán sang người mua
tại thời điểm người bán giao hàng và người mua nhận hàng do các bên thỏa thuận
trong hợp đồng không phụ thuộc vào hành vi nhận hàng thực tế. Ví dụ, hai bên thỏa
thuận người bán sẽ giao hàng vào ngày 12/4 và bên mua sẽ nhận hàng sau 5 ngày
(17/4). Thực tế, bên mua có thể nhận hàng trước, trùng hoặc sau ngày 17/4, nhưng bên
mua vẫn phải chịu rủi ro từ ngày 12/4.
Nếu đó là hành vi thực tế, vấn đề đặt ra là trong những trường hợp mà người bán giao
hàng nhưng người mua, vì lý do nào đó, chưa đến nhận hàng. Ví dụ, người bán đưa
hàng đến cảng, làm thủ tục hải quan, nhập vào kho bãi nhưng bên mua vẫn chưa đến
nhận hàng. Trong thời gian đó, nếu có thiệt hại, mất mát gì xảy ra, thì các chi phí bao
gồm cả chi phí cho việc trông coi hàng hóa sẽ do bên nào chịu?
-

Thứ hai, tài sản được đề cập trong điều luật là hàng đặc định hay hàng đồng
loại? BLDS không phân biệt khi xác định thời điểm chuyển rủi ro đối với hai
loại hàng hóa trên. Điều này là chưa phù hợp với thông lệ quốc tế.
Còn đối với hợp đồng mua bán tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải

đăng ký quyền sở hữu thì bên bán chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký,
bên mua chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký, kể cả khi bên mua
chưa nhận tài sản, nếu không có thỏa thuận khác. (khoàn 2 điều 440 BLDS)
3.2.

Luật thương mại 2005.
Vấn đề chuyển dịch rủi ro được quy định từ điều 57 đến điều 61 Luật thương


mại 2005. Các trường hợp chuyển rủi ro bao gồm:
-

Chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định (điều 57);

-

Chuyển rủi ro trong trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định (Điều
58);

-

Chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà
không phải là người vận chuyển (điều 59);

13


Kho tài liệu miễn phí của diễn đàn Ketnooi.com

-

Chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hóa đang trên đường vận chuyển
(điều 60)

-

Chuyển rủi ro trong những trường hợp khác (điều 61)
Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, nếu không:


Trong trường hợp thứ nhất – khi bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua tại một
địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên
mua hoặc người được bên mua ủy quyền đã nhận hàng tại địa điểm đó, kể cả là trong
trường hợp bên bán được ủy quyền giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với
hàng hóa.
Trong trường hợp thứ hai – khi hợp đồng quy định việc vận chuyển hàng hóa và bên
bán không có nghĩa vụ giao hàng tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc
hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua khi hàng hóa đã được giao cho người
vận chuyển đầu tiên.
Trong trường hợp thứ ba – khi hàng hóa được nắm giữ bởi người nhận hàng để giao,
mà không phải là người vận chuyển thì rủi ro về mất mát, hư hỏng hàng hóa được
chuyển cho bên mua thuộc một trong các trường hợp sau đây:
-

Khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hóa;

-

Khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hóa của bên
mua.

Trong trường hợp thứ tư, rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho
bên mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng.
Với những trường hợp không rơi vào một trong những trường hợp trên, rủi ro
về mất mát, hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm hàng hóa
thuộc quyền định đoạt của bên mua và bên mua vi phạm hợp đồng do không nhận
hàng; với điều kiện hàng hóa phải được xác định rõ ràng bằng ký mã hiệu, chứng từ
vận tải, và phải được thông báo cho bên mua hoặc được xác định bằng bất kỳ cách
thức nào.
14



Kho tài liệu miễn phí của diễn đàn Ketnooi.com

Có thể nhận thấy, điều 57 và 58 của Luật thương mại 2005 có sự tương đồng
với quy định tại điều 67 CISG.
Tuy nhiên trong các quy định trên cũng còn một số điểm chưa rõ, đó là hành
vi giao hàng và nhận hàng là hành vi thực tế hay hành vi pháp lý ? Luật cũng chưa thể
hiện rõ ràng sự phân biệt hàng hóa là hàng đặc định hay hàng đồng loại. Sự phân biệt
này lại được đề cập đến trong khoản 2 điều 61. Tuy nhiên, cách sắp xếp quy định như
vậy khiến cho việc phân biệt này không liên quan đến điều 57, 58, 59.
So sánh điều 59 Luật thương mại 2005 với CISG, chúng ta chưa thể thấy một
quy định tương tự ở CISG. Điều 59 đề cập đến người nhận hàng để giao, tuy nhiên
chưa rõ là người này có mối quan hệ với ai – với người bán hay với người mua?
-

Nếu người nhận hàng để giao có mối quan hệ với người bán thì việc người bán
giao hàng hóa cho họ không thể coi là đã giao hàng cho người mua. Do đó việc
bên mua phải chịu rủi ro khi nhận được chứng từ sở hữu hàng hóa cũng không
có ý nghĩa quan trọng trên thực tế vì khi đó hàng hóa vẫn do người nhận hàng
để giao nắm giữ.

-

Nếu người nhận hàng để giao có mối quan hệ với người mua thì việc người bán
giao hàng cho họ có nghĩa là hàng hóa đã được giao cho người mua, do đó việc
người mua nhận được chứng từ hàng hóa hay không cũng không có ý nghĩa gì.
Một câu hỏi nữa đặt ra là người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu

hàng hóa của bên mua như thế nào ?

Thực tiễn mua bán hàng hóa quốc tế có nhiều trường hợp người bán buộc phải
ký hợp đồng mua bán hàng hóa khi hàng hóa đã nằm trên đường vận chuyển. Do đó
rất khó để xác định thời điểm chuyển dịch rủi ro. Điều 60 Luật thương mại 2005 đưa
ra giải pháp đối với trường hợp này đó là rủi ro được chuyển cho bên mua kể từ thời
điểm giao kết hợp đồng. Quy định này giúp cho việc xác định thời điểm rủi ro được
chuyển sang người mua trở nên đơn giản hơn. Tuy nhiên, trên thực tiễn, có những
trường hợp mà rủi ro có thể xảy ra đối với hàng hóa kể từ thời điểm hàng hóa không
còn nằm trong phạm vi kiểm soát của người bán – đó là từ thời điểm hàng hóa được
15


Kho tài liệu miễn phí của diễn đàn Ketnooi.com

người bán giao cho người vận chuyển, vả có khả năng hàng hóa bị hư hỏng trước thời
điểm ký kết hợp đồng. Trong trường hợp như vậy, điều 60 chưa thật sự phù hợp. Công
ước Viên quy định rõ ràng hơn trong trường hợp này: người mua sẽ chịu rủi ro từ thời
điểm hàng hóa được giao cho người chuyên chở là người đã phát hành chứng từ xác
nhận hợp đồng vận chuyển, trừ trường hợp nếu vào lúc ký kết hợp đồng mua bán,
người bán đã biết hoặc không thể không biết rằng hàng hóa đã bị mất mát hay hư
hỏng nhưng không thông báo cho người mua.
Trong trường hợp người mua chậm tiếp nhận hàng theo quy định của hợp
đồng thì rủi ro sẽ được chuyển sang cho người mua từ thời điểm mà theo quy định của
hợp đồng hàng hóa phải được đặt dưới sự định đoạt của người mua (điều 61 khoản 1 –
Luật thương mại 2005). Ví dụ, hợp đồng mua bán hàng hóa với điều kiện EXW (giao
hàng tại xưởng) quy định thời hạn giao hàng là ngày 10.4.2012, đến trước thời điểm
đó, bên bán đã chuẩn bị sẵn hàng để giao cho bên mua và thông báo cho bên mua về
sự chuẩn bị này một cách hợp lý, tuy nhiên đến ngày 13.4.2012 bên mua vẫn chưa đến
nhận hàng, và không may, xảy ra hỏa hoạn, hàng bị cháy. Trong trường hợp này, thời
điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa từ bên bán sang bên mua được coi là từ ngày
10.4.2012. Quy định này phù hợp với điều 69.1, điều 69.2 của CISG. Như vậy, thời

điểm rủi ro đối với hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua trong trường
hợp người mua chậm tiếp nhận nghĩa vụ nhận hàng là được coi là thời điểm người
mua phải thực hiện nghĩa vụ nhận hàng được quy định trong hợp đồng mà không phải
là thời điểm người mua thực hiện hành vi nhận hàng trong thực tế.
3.3.

Bộ luật hàng hải năm 2005
Bộ luật hàng hải không có quy định riêng điều chình việc chuyển dịch rủi ro

trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, nhưng vẫn chứa đựng những nguyên tắc có
thể dẫn chiếu đến khi xác định trách nhiệm trong trường hợp có rủi ro xảy ra. Cụ thể,
Bộ luật quy định thời điểm phát sinh và chấm dứt trách nhiệm của người vận chuyển
(điều 74), quyền và nghĩa vụ của người vận chuyển (điều 75-80), trách nhiệm của
người vận chuyển, người vận chuyển thực tế và người làm công đại lý (điều 77) ,
quyền và nghĩa vụ của người gửi hàng, người giao hàng (điều 81-84)…trong hợp
16


Kho tài liệu miễn phí của diễn đàn Ketnooi.com

đồng vận chuyển hàng hóa theo chứng từ vận chuyển.; quy định các vấn đề liên quan
đến hợp đồng bảo hiểm hàng hải (xem điều 224 – 246).
4. Các cách thức tiếp cận, giải quyết vấn đề trong thực tiễn ký kết, thực hiện
hợp đồng
Trong thực tiễn mua bán hàng hóa quốc tế, các bên thường áp dụng các điều
kiện giao hàng INCOTERMS (International Commerce Terms – Các điều khoản
thương mại quốc tế) và thời điểm rủi ro được chuyển từ người bán sang người mua đã
được quy định rõ ràng trong mỗi điều kiện giao hàng.
INCOTERMS là một bộ các quy tắc thương mại quốc tế được công nhận và
sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. INCOTERMS quy định những quy tắc có liên

quan đến giá cả và trách nhiệm của các bên (bên bán và bên mua) trong một hoạt
động thương mại quốc tế. INCOTERMS quy định các điều khoản về giao nhận hàng
hóa, trách nhiệm của các bên: ai sẽ trả tiền vận tải, người nào sẽ đảm trách các chi phí
về thủ tục hải quan, bảo hiểm về hàng hóa, người nào chịu trách nhiệm về những tổn
thất và rủi ro của hàng hóa trong quá trình vận chuyển…, thời điểm vận chuyển giao
trách nhiệm về hàng hóa.
INCOTERMS 2010 là phiên bản mới nhất của INCOTEMS, được phòng
thương mại quốc tế (ICC) ở Paris, Pháp thông qua, có hiệu lực kể từ ngày 1.1.2011. 13
INCOTERMS 2010 bao gồm 11 điều kiện, được chia thành hai nhóm riêng biệt:
(i)

Các điều kiện áp dụng cho mọi phương thức vận tải:

-

EXW: giao tại xưởng

-

FCA: giao cho người chuyên chở

-

CPT: cước phí và bảo hiểm trả tới

-

DAT: giao tại bến

-


DAP: giao tại nơi đến

13

Theo thông tin từ Cục Hàng hải Việt Nam, INCOTERMS, cập nhật ngày (13/4/2011), xem tại website Cục
hàng hải Việt Nam: />
17


Kho tài liệu miễn phí của diễn đàn Ketnooi.com

-

DDP: giao hàng đã nộp thuế

(ii)

Các điều kiện áp dụng cho vận tải đường biển và đường thủy nội địa:

-

FAS: giao dọc mạn tàu

-

FOB: Giao lên tàu

-


CFR: tiền hàng và cước phí

-

CIF: tiền hàng, bảo hiểm và cước phí

-

CIF: tiền hàng, bảo hiểm và cước phí

Nhóm thứ nhất gồm 7 điều kiện, có thể sử dụng mà không phụ thuộc vào phương thức
vận tải lựa chọn và cũng không phụ thuộc vào việc sử dụng một hay nhiều phương
thức vận tải. Chúng có thể được dùng khi hoàn toàn không có vận tải biển, và cũng có
thể được sử dụng khi một phần chặng đường được tiến hành bằng tàu biển.
Trong nhóm thứ hai, địa điểm giao hàng và nơi hàng được chở tới người mua đều là
cảng biển, vì thế chúng được sắp xếp vào nhóm các điều kiện đường biển và đường
thủy nội địa. Ở ba điều kiện FOB, CFR, CIF, mọi cách đề cập tới lan can tàu như một
điểm giao hàng đã bị loại bỏ. Thay vào đó, hàng hóa xem như đã được giao khi chúng
đã được “xếp lên tàu”. Điều này phản ánh sát hơn thực tiễn thương mại hiện đại và
xóa đi hình ảnh đã khá lỗi thời về việc rủi ro di chuyển qua một ranh giới tưởng
tượng.14
Trong thực tiễn ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các bên thường
thỏa thuận áp dụng điều kiện giao hàng nào của INCOTERMS nhằm tìm ra giải pháp
nhanh chóng nhất cho các bên khi có rủi ro thiệt hại xảy ra, tránh những khiếu kiện
kéo dài ảnh hưởng đến quan hệ buôn bán giữa các bên. Các điều kiện đó đều quy định
rủi ro về vận tải và bảo hiểm hàng hóa.
Trong vận tải hàng hóa, người vận tải, về nguyên tắc, sẽ chịu trách nhiệm đưa
hàng đến đích với tốc độ thông thường, hàng không bị hư hỏng hay mất mát gì. Tuy
14


Xem tại website Cục hàng hải Việt Nam: INCOTERMS />page=transportdetail&id=17

18


Kho tài liệu miễn phí của diễn đàn Ketnooi.com

nhiên, trách nhiệm này được giới hạn thông qua các thông lệ quốc tế và thông qua các
luật pháp và quy định của quốc gia. Quy tắc chủ yếu là người vận tải chịu trách nhiệm
về mất mát hàng hóa do sự bất cẩn gây nên. Tuy nhiên vì những khó khăn trong nghĩa
vụ chứng minh nên trách nhiệm này đôi khi được giảm bớt đáng kể. Nhiều chủ hàng
cho rằng nếu như hàng hóa bị mất hay hư hỏng trong quá trình vận chuyển thì người
vận tải sẽ phải chịu trách nhiệm hoặc sẽ bồi thường và do vậy đã không mua bào hiểm
cho hàng hóa, nhưng trên thực tế thì không phải vậy. Điều khoản giao hàng trong hợp
đồng mua bán sẽ quy định rõ ai sẽ phải chịu trách nhiệm về mất mát, hư hỏng hàng
hóa trong quá trình vận chuyển. Nếu như người bán và người mua đều thống nhất về
điều khoản cụ thể trong INCOTERMS áp dụng cho việc giao hàng thì điều khoản
INCOTERMS đó cũng đã quy định ai phải chịu rủi ro đối với phần nào của cả quá
trình vận chuyển. Chủ đề chính trong đàm phán với một công ty bảo hiểm là việc lựa
chọn điều khoản bảo hiểm. Những điều khoản đó là quy định khung về việc những
loại tổn thất hư hỏng nào sẽ được bồi thường cũng như yêu cầu đối với bên ký hợp
đồng bảo hiểm và công ty bảo hiểm.
Các thương nhân Việt Nam thường thỏa thuận với đối tác áp dụng các điều
kiện giao hàng theo INCOTERMS, Hiện nay, tuy Việt Nam chưa là thành viên của
Công ước Viên 1980 nhưng CISG cũng có thể được áp dụng trong trường hợp mà
theo các quy tắc tư pháp quốc tế, luật được áp dụng là luật của nước thành viên Công
ước này. (xem khoản 1 điều 1 CISG)

19



Kho tài liệu miễn phí của diễn đàn Ketnooi.com

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Sách, giáo trình tham khảo
1. Nguyễn Bá Diến (chủ biên), Giáo trình Luật thương mại quốc tế, Khoa Luật
Đại học quốc gia Hà Nội, NXB. Đại học quốc gia Hà Nội, 2005.
2. Nguyễn Văn Luyện, Lê Thị Bích Thị, Dương Anh Sơn, Giáo trình Luật hợp
đồng thương mại quốc tế, NXB. Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh,
2006.
3. Bộ luật dân sự 2005, NXB. Lao động, 2009
4. Luật thương mại năm 2005, NXB. Lao động 2010
5. Bộ luật hàng hải năm 2005 (nguồn: Internet)
6. Incoterms 2000, Incoterms 2010 (nguồn: Internet)
7. Công ước Viên về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (nguồn: Internet)
B. Bài viết nghiên cứu tham khảo
1. Zoi Valioti, Passing of risk in international sale contracts: A comparative
examination of the rules on risk under the United Nation Convention on
Contracts for the International Sales of Goods (Vienna 1980) and
INCOTERMS 2000, 84 p, PACE, September 2003
2. Sylvain Bollée, The Theory of risks in the 1980 Vienna Sale of Goods Convention, 46p, cơ sở
dữ liệu PACE.

3. Barry Nicholas, Article 67, 7 p, cơ sở dữ liệu PACE
4. Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Báo cáo nghiên cứu Đề xuất Việt
Nam gia nhập Công ước Viên về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 2010,
trong khuôn khổ dự án Hỗ trợ thương mại đa biên MUTRAP III
C. Các trang web, cơ sở dữ liệu điện tử
1. Hệ thống dữ liệu CISG online của Đại học PACE 20



Kho tài liệu miễn phí của diễn đàn Ketnooi.com
2. Hệ thống dữ liệu của UNILEX <www.unilex.info>

3. Chuyên đề về Công ước Viên của VCCI
/>4. Dự án hỗ trợ thương mại đa biên EU – Vietnam MUTRAP III
5. Trang thông tin pháp luật dân sự: />
6. Diễn đàn Doanh nhân và pháp luật: />
21



×