Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

THỰC TRẠNG LOÃNG XƯƠNG và một số yếu tố LIÊN QUAN ở PHỤ nữ mãn KINH TRÊN 5 năm TRONG độ TUỔI 50 70 TUỔI tại xã TAM HƯNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 78 trang )

Kho tài liệu miễn phí của diễn đàn Ketnooi.com
1

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 11 năm 2011 đến tháng 8 năm 2012 với
hai mục tiêu: i) Mô tả thực trạng loãng xương của phụ nữ mãn kinh trên 5 năm
trong độ tuổi 50-70 tại xã Tam Hưng - Huyện Thanh Oai – Hà Nội năm 2012. ii)
Xác định một số yếu tố liên quan đến loãng xương ở phụ nữ mãn kinh trên 5 năm
trong độ tuổi 50-70 tại xã Tam Hưng - Huyện Thanh Oai – Hà Nội.
Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả cắt ngang có phân tích
trên 379 phụ nữ mãn kinh trên 5 năm trong độ tuổi 50-70, không mắc các bệnh liên
quan đến rối loạn chuyển hóa xương, chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu
nhiên hệ thống. Điều tra viên đã tiến hành phỏng vấn đối tượng nghiên cứu bằng bộ
câu hỏi có cấu trúc đã được thiết kế sẵn. Các chỉ số cân nặng, chiều cao được thu
thập bằng cân, đo. Tỷ trọng xương được đo bằng phương pháp siêu âm định lượng
tại gót chân (ký hiệu: SOS, đơn vị: m/s). Chẩn đoán loãng xương khi giá trị T-score
≤ -2,5 (SOS ≤ 1480 m/s), giảm mật độ xương khi -2,5 ≤ T-score ≤ -1. Phân tích kết
quả các mối liên quan đơn biến và đa biến qua kiểm định χ2 và mô hình hồi qui với
mức ý nghĩa p<0,05 và 95%CI.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ loãng xương của phụ nữ mãn kinh trên 5
năm trong độ tuổi 50-70 của xã Tam Hưng là 39,3%, tỷ lệ đối tượng GMĐX là
53,6%. Có mối liên quan giữa nguy cơ bị loãng xương với các yếu tố tuổi, cân
nặng, chiều cao, thời gian mãn kinh, tuổi mãn kinh, tập thể dục thể thao, tiền sử ngã
gãy xương. Tuổi càng cao thì nguy cơ loãng xương càng tăng. Người có chiều cao ≤
150cm và cân nặng ≤ 45kg hoặc chỉ số BMI < 23 nguy cơ bị loãng xương cao hơn.
Với kết quả thu được, chúng tôi xin có một số khuyến nghị như sau: Phụ nữ
50-70 tuổi đã mãn kinh trên 5 năm cần được kiểm tra mật độ xương định kỳ hàng
năm để giỳp phũng và điều trị loãng xương kịp thời, tránh biến chứng gãy xương.



Kho tài liệu miễn phí của diễn đàn Ketnooi.com
2

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh lý xương khớp là vấn đề rất đáng quan tâm ở những phụ nữ mãn kinh,
thường đứng thứ 2 sau bệnh lý tim mạch . Loãng xương và thoái hóa khớp là biểu
hiện hay thường gặp nhất ở lứa tuổi 50 trở lên .
Vào những năm đầu của thế kỷ 21, theo báo cáo của Hiệp hội loãng xương
Quốc tế, mỗi năm trên Thế giới có khoảng 200 triệu người bị loãng xương, trong đó
có khoảng 1/4 số phụ nữ trên 60 tuổi bị gãy xương do loãng xương . Tỷ lệ loãng
xương ở phụ nữ Bỉ trên 65 tuổi là 15%, tỷ lệ này lên tới > 30% ở phụ nữ Anh trên
50 tuổi [58]. Người ta thấy ở Châu Âu, cứ 30 giõy cú một người bị gãy xương do
loãng xương [82]. Dự báo tới năm 2050, toàn thế giới sẽ có khoảng 6,3 triệu trường
hợp người gãy cổ xương đùi do loãng xương và 51% số này sẽ ở các nước Châu Á [4].
Tỷ lệ loãng xương của phụ nữ Châu Á sau mãn kinh là từ 17 đến 21% [4]. Tỷ lệ gãy
xương do loãng xương ở Đông Nam Á chiếm 17,4% toàn thế giới [4]. Ở Việt Nam,
theo thống kê về tình hình bệnh khớp tại Bệnh viện Bạch Mai trong 3 năm 1983-1985
thì khoảng 10,4% số bệnh nhân đến khám và điều trị vì thoái hóa khớp và tỷ lệ loãng
xương ở phụ nữ sau mãn kinh chiếm khoảng 13-15% [8].
Gãy xương do loãng xương không những để lại hậu quả nghiêm trọng cho
sức khỏe mà chi phí điều trị rất tốn kém và lâu dài. Hàng năm, chính phủ Anh phải
tiêu tốn 2,7 triệu đồng Euro cho điều trị gãy xương do loãng xương, còn ở Mỹ chi
phí này lên tới 3,8 tỷ USD [2]. Chi phí cho loãng xương tương đương với chi phí
cho bệnh tiểu đường và lớn hơn chi phí cho cả hai bệnh ung thư thường gặp nhất ở
phụ nữ cộng lại (ung thư vú và ung thư tử cung) [31], [82]. Tại Việt Nam hiện nay
mỗi ca gãy cổ xương đùi điều trị tại bệnh viện cũng chi phí hết khoảng hơn 30 triệu
đồng [36]. Tuy chi phí cho điều trị biến chứng của loãng xương rất lớn nhưng hiệu
quả điều trị lại không cao: 20% trường hợp gãy cổ xương đùi do loãng xương có thể
tử vong trong vòng một năm sau đó, 30% bị tàn phế hoàn toàn, 40% phụ thuộc vào
người khác và 80% không thể tái hòa nhập với cộng đồng [32], [40]. Gãy xương do

loóng xương đang thực sự trở thành một gánh nặng cho chương trình chăm sóc sức


Kho tài liệu miễn phí của diễn đàn Ketnooi.com
3

khỏe của mỗi quốc gia. Đây là một thách thức lớn với sức khỏe cộng đồng, đặc biệt ở
các nước Châu Á, nơi mà đa phần là các nước đang phát triển, đông dân và còn nhiều
khó khăn về kinh tế, trong đó có nước ta. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của nền
kinh tế, tuổi thọ của con người ngày càng tăng lên, dự báo một sự gia tăng tỷ lệ loãng
xương vì tuổi càng cao thì nguy cơ loãng xương càng nhiều [9], [8], [38].
Ngoài ra, cho đến nay điều trị loãng xương và gãy xương do loãng xương
mới chỉ đạt được hiệu quả là làm giảm sự mất chất xương, tăng khối xương, chưa
có biện pháp điều trị nào hồi phục lại được cấu trúc xương. Do đó, phát hiện sớm và
điều trị dự phòng đối với loãng xương là vấn đề chủ yếu và cần thiết.
Phụ nữ sau mãn kinh là đối tượng có nguy cơ cao bị loãng xương vì hàm
lượng estrogen trong máu giảm gây ảnh hưởng đến sự mất chất xương [30]. Tuy
nhiên, theo các nghiên cứu trước đây cho thấy lối sống, sinh hoạt, vận động thể lực,
chế độ dinh dưỡng của phụ nữ sau mãn kinh, đặc biệt phụ nữ nông thôn chưa được
quan tâm, chú trọng [18], [13]. Với câu hỏi nghiên cứu: Tỷ lệ loãng xương của phụ
nữ mãn kinh ở nông thôn hiện nay như thế nào? mối liên quan giữa tình trạng loãng
xương và một số yếu tố nguy cơ ở đối tượng này ra sao? Chúng tôi lựa chọn địa bàn
Huyện Thanh Oai là một huyện đồng bằng thuần nông, nằm ở cửa ngõ phía Tây
Nam thành phố Hà Nội, có diện tích gần 142km 2, với khoảng 161.400 người vào
năm 2009 [42]. Tỷ lệ các hộ gia đình làm nghề nông nghiệp chiếm 60%, trong đó
lao động nữ chiếm đa số. Chưa có thống kê về các trường hợp gãy xương của phụ
nữ mãn kinh trên 5 năm trong độ tuổi 50-70 song trong thực tế qua các đợt khám
sức khỏe của Phòng Y tế, Trung tâm Y tế huyện tổ chức số phụ nữ lớn tuổi bị đau
xương, đau khớp đến khám chiếm tỷ lệ không nhỏ. Xuất phát từ những lý do trên
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng loãng xương và một số yếu tố

liên quan ở phụ nữ mãn kinh trên 5 năm trong độ tuổi 50-70 tuổi tại xã Tam
Hưng huyện Thanh Oai - Hà Nội năm 2012”.


Kho tài liệu miễn phí của diễn đàn Ketnooi.com
4

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu chung

Mô tả thực trạng loãng xương và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ mãn kinh
trên 5 năm trong độ tuổi 50-70 tại xã Tam Hưng - huyện Thanh Oai, Hà Nội năm 2012.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1.

Mô tả thực trạng loãng xương ở phụ nữ mãn kinh trên 5 năm trong độ tuổi
50-70 tại xã Tam Hưng - huyện Thanh Oai - Hà Nội, năm 2012.

2.2.

Xác định một số yếu tố liên quan đến tình trạng loãng xương ở đối tượng
nghiên cứu.


Kho tài liệu miễn phí của diễn đàn Ketnooi.com
5

Chương 1
TỔNG QUAN


1.1. Sơ lược về cấu trúc, chức năng và chu chuyển xương
1.1.1. Cấu trúc và chức năng
Bộ xương chiếm khoảng 15 – 17% trọng lượng cơ thể và được coi là ngân
hàng khoáng chất của cơ thể. Xương là một mô liên kết đặc biệt có nhiều chức năng
quan trọng như góp phần tạo nên dáng dấp cơ thể, nâng đỡ trọng lượng cơ thể, bảo
vệ các bộ phận quan trọng trong cơ thể, và cùng với hệ thống cơ giúp cho chúng ta
di chuyển dễ dàng. Xương còn là một “kho” lưu trữ chất khoáng như calci và
phospho [19]. Cũng như cỏc mụ khỏc trong cơ thể, xương có những thành phần cơ
bản bao gồm các tế bào xương (tạo cốt bào, huỷ cốt bào, tế bào dây), chất khuôn
xương (bone matrix) với thành phần chủ yếu là chất keo Collagen (chiếm 90%) và
các chất khoáng như calci,phosphat, cacbonat, Kali [19].
Dựa vào đặc điểm sinh lý, xương có thể chia làm hai loại: xương xốp
(trabecular hay cancellous bones) và xương đặc (cortical bones). Tính chung, xương
xốp chiếm khoảng 20% tổng khối lượng xương, và phần 80% còn lại là xương đặc.
Xương xốp được cấu tạo bởi một mạng tế bào rất phức tạp và tinh vi. Do đó, xương
xốp có độ chuyển hóa cao, có diện tích rộng hơn, và dễ bị gãy hơn xương đặc.
1.1.2. Chu chuyển của xương
Xương không phải là mô chết, thực tế xương là một mô liên tục có chuyển
hóa (metabolism) và đổi mới (remodeling). Cả hai quá trình này được điều hòa bởi
các yếu tố tại chỗ và toàn thân. Một chu kỳ đổi mới xương bao gồm 3 giai đoạn: giai
đoạn hủy xương (resorption), giai đoạn chuyển đổi (reversal) và giai đoạn tạo xương
mới (formation). Để hoàn thành quá trình tái tạo xương cần mất 3-4 tháng, sau đó là
giai đoạn nghỉ dài trước khi bắt đầu một chu kỳ đổi mới xương tiếp theo [40].


Kho tài liệu miễn phí của diễn đàn Ketnooi.com
6

Lining cells
Khởi đầu

Tạo xương
mới

Kích hoạt
osteoclast

Kích hoạt
osteoblast

Hủy xương

Hình 1.1. Sơ đồ chu kỳ đổi mới xương
Trong suốt cuộc đời của một người, xương cũ bị loại bỏ (tiêu xương) và
xương mới được thêm vào bộ xương (hình thành). Trong những năm thời thơ ấu và
thiếu niên, xương mới được thêm vào nhanh hơn so với xương cũ bị loại bỏ. Kết
quả là, xương trở nên lớn hơn, nặng hơn và dày đặc hơn.
Quỏ trình phát triển cơ thể, khối lượng xương trải qua 3 giai đoạn:
-

Giai đoạn đầu: khối lượng xương tăng dần để đạt đến giá trị tối đa (gọi là

khối lượng xương đỉnh), Peak Bone Mass – PBM. PBM được định nghĩa là khối
lượng mô xương lúc kết thúc giai đoạn trưởng thành. Thời điểm đạt được PBM
khác nhau giữa nam và nữ. Tuy nhiên, đạt mức cao nhất ở tuổi trưởng thành vào
khoảng 25 tuổi và duy trì khoảng 10 năm sau đó [1]. Đỉnh của khối xương chịu ảnh
hưởng của nhiều yếu tố trong đó có yếu tố dinh dưỡng [82].
-

Giai đoạn hai là giai đoạn mất xương chậm: giai đoạn này phụ thuộc vào


tuổi và giới, nữ thường ở tuổi mãn kinh và nam khoảng 52 tuổi.
-

Giai đoạn ba là giai đoạn mất xương nhanh: giai đoạn này xuất hiện ở nữ

sau mãn kinh. Theo Riggs, trong toàn bộ cuộc đời một phụ nữ sẽ mất khoảng 35%
xương đặc và 50% xương xốp, nam giới mất khoảng 2/3 số này [82], [30].


Kho tài liệu miễn phí của diễn đàn Ketnooi.com
7

1.2. Khái niệm và phân loại loãng xương
1.2.1. Khái niệm
Lịch sử nghiên cứu về loãng xương (LX) đã được nhiều tác giả nói đến, khái
niệm về LX được nhắc đến ở nửa đầu thế kỷ 18 do Jean Georges Chretien Fediric
Martin Lostein (1777 – 1835) nêu lên, từ đó những hiểu biết về LX có nhiều thay
đổi. Vào những năm 1939 – 1940, Albright là người đầu tiên đưa ra khái niệm
loãng xương là sự calci hóa không đầy đủ [30]. Sau đó, nhờ sự tiến bộ trong kỹ
thuật thăm dò hình thái và tổ chức học của xương, các công trình nghiên cứu của
Bordier và Meunier đưa ra định nghĩa: loãng xương là sự giảm toàn bộ khối lượng
xương [30]. Sau đó, định nghĩa loãng xương chính thức được Tổ chức Y tế thế giới
(WHO) thống nhất năm 1993 và sửa đổi năm 2001. Các khái niệm về loãng xương
ban đầu chỉ nờu cỏc loãng xương liên quan tới tình trạng mãn kinh ở phụ nữ, sau đó
các nguyên nhân gây loãng xương sinh lý và bệnh lý, các yếu tố nguy cơ đã được
nghiên cứu [30].
- Định nghĩa của WHO năm 2001 [72]: loãng xương đựoc đặc trưng bởi sự
thay đổi sức mạnh của xương. Sức mạnh này được đặc trưng bởi mật độ xương và
chất lượng của xương. Chất lượng xương được đánh giá bởi các thông số: cấu trúc
của xương, chu chuyển xương (turmove rate), độ khoỏng húa, tổn thương tích lũy

(damage accumulation), tính chất của các chất cơ bản của xương. Trong các thông
số này, chu chuyển xương đóng một vai trò quan trọng.
Ngoài ra WHO cũng đưa ra khái niệm về giảm mật độ xương: đó là khi một
khối lượng xương thấp hơn đơn thuần so với tuổi và giới [30], [10].

Hình 1.2. Cấu trúc xương bình thường và cấu trúc xương loãng


Kho tài liệu miễn phí của diễn đàn Ketnooi.com
8

1.2.2. Phân loại
Theo nguyên nhân, loãng xương được chia làm hai loại là loãng xương
nguyờn phỏt và thứ phát. Loãng xương nguyên phát lại được chia thành 2 loại:
loãng xương sau mãn kinh (loại 1) và loãng xương tuổi già (loại 2). Loãng xương
sau mãn kinh thường gặp ở phụ nữ sau mãn kinh hoặc phụ nữ sau cắt bỏ buồng
trứng khoảng 5 – 10 năm, liên quan đến sự thiếu hụt Oestrogen. Loãng xương tuổi
già xuất hiện ở cả nam và nữ trên 70 tuổi [1], [30].
Loãng xương thứ phát: là loại loãng xương tìm thấy nguyên nhân do một số
bệnh hoặc một số thuốc gây nên. Thường gặp triệu chứng loãng xương trong các
bệnh suy sinh dục, cường vỏ thượng thận, dùng nội tiết tố vỏ thượng thận kéo dài,
cường cận giáp, cường giáp, rối loạn hấp thu, thiếu calci, bất động dài ngày, điều trị
heparin kéo dài [35].
Loãng xương nguyờn phỏt: là loại loãng xương không tìm thấy căn nguyên
nào khác ngoài tuổi tác và/ hoặc tình trạng mãn kinh ở phụ nữ. Loãng xương
nguyờn phát chia làm 2 loại: 1) Type I: xuất hiện ở phụ nữ trong vòng 5-15 năm sau
mãn kinh, gây ra tình trạng loãng xương ở các xương xốp nhất là cột sống gây nên tình
trạng cong, gù vẹo và đau lưng. 2) Type II : xuất hiện ở cả nam và nữ với tỷ số nữ: nam
là 2:1. Loãng xương thường xuất hiện sau tuổi 75, đó là hậu quả của sự mất xương
chậm trong vòng vài chục năm, biểu hiện chính là gãy cổ xương đùi, góy lỳn cỏc đốt

sống do tổn thương xuất hiện đồng đều trên cả xương đặc và xương xốp [30].
Giai đoạn tắt kinh và chứng loãng xương nguyờn phỏt
Với sự phát triển sinh lý, mật độ xương tăng nhanh trong thời kỳ niên thiếu, đạt
mức độ tối đa vào độ tuổi 20-30, sau đó quân bình. Sau thời gian quân bình, xương
bắt đầu giảm dần. Đặc biệt từ thời điểm mãn kinh, estrogen ở người phụ nữ bắt đầu
suy thoái và tác động tích cực của hormon đó tới bộ xương bắt đầu biến mất đồng
thời mật độ xương giảm nhanh [19].
Giai đoạn tắt kinh là khoảng thời gian người phụ nữ có kinh lần cuối. Mãn
kinh là tình trạng ngừng chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới do suy giảm chức năng buồng


Kho tài liệu miễn phí của diễn đàn Ketnooi.com
9

trứng theo sinh lý, tuổi mãn kinh trung bình là 51 tuổi . Quá trình lão hóa của sự
sinh sản được chia thành các thời kỳ như: thời kỳ sinh sản (reproductive), thời kỳ
tiền mãn kinh (menopausal transition - premenopuase), thời kỳ xung quanh mãn
kinh (perimenopause), thời kỳ mãn kinh (menopause) và hậu mãn kinh
(postmenopause) [19].

1.3. Nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ của loãng xương nguyờn phỏt
Mặc dù sự giảm sút khối lượng chất xương là một hiện tượng sinh lý bình
thường trong cơ thể, song có rất nhiều yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh tác động
làm cho tình trạng mất xương ở một số đối tượng trở lên nhanh hơn, mạnh mẽ hơn
và họ có nguy cơ bị loãng xương cũng như gãy xương cao hơn. Những yếu tố đã
được nhiều tác giả thừa nhận bao gồm:
Giới: Phụ nữ có nguy cơ xuất hiện loãng xương nguyên phát cao hơn nam
giới gấp 4 lần do khối lượng xương của họ thấp hơn và có một quá trình mất xương
nhanh hơn sau mãn kinh [81]. Sự mất xương ở phụ nữ xuất hiện sớm hơn nam giới
từ 15 – 20 năm do hậu quả của sự suy giảm chức năng buồng trứng một cách nhanh

chóng. Ở tuổi 70, có tới 50% phụ nữ sau mãn kinh có biểu hiện mất xương trong
khi ở nam giới chỉ có 25% có biểu hiện mất xương ở độ tuổi 80 [81].
Tuổi: Nhiều tác giả cho rằng sự mất xương bắt đầu vào khoảng tuổi 30 – 35
ở vị trí bè xương và tuổi 40 ở vị trí vỏ xương. Cho đến nay đã có rất nhiều công
trình nghiên cứu chứng tỏ rằng có một sự giảm rõ rệt mật độ xương theo tuổi. Ở
người già có sự mất cân bằng giữa quá trình tạo xương và hủy xương, đồng thời có
sự suy giảm hấp thu calci ở ruột và sự tái hấp thu calci ở ống thận và do vậy dễ có
khả năng bị loãng xương. Nghiên cứu của Thomsen K, Er – Yuan Liao và cộng sự,
Cheng S., Brahm H. cho thấy có mối liên quan giữa tuổi với tỷ lệ loãng xương [50],
[57], [56]. Boyanov M.A và cộng sự trong nghiên cứu ở 8869 phụ nữ Bulgary từ
20-87 tuổi năm 2002 cũng cho thấy mật độ xương cẳng tay giảm theo tuổi với tỷ lệ
là 20,5% với nhóm tuổi dưới 50 và 32,5% với nhóm tuổi từ 50 tuổi trở lên [46].


Kho tài liệu miễn phí của diễn đàn Ketnooi.com
10

Trần Thị Tụ Chõu và cộng sự cũng cho thấy tỷ lệ loãng xương tăng dần theo
tuổi đặc biệt là tăng nhanh sau tuổi 50 [8], [18]. Thời gian sống càng lâu, khối
lượng xương mất càng lớn đồng thời sự hấp thu calci cũng giảm và do đó dễ có khả
năng loãng xương [38].
Trong nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Thu Hiền cũng cho thấy tỷ lệ loãng
xương của phụ nữ tăng dần theo tuổi, đặc biệt là tăng nhanh sau tuổi 50 với 8,4% ở
nhóm 50-60 tuổi so với 3,7% ở nhóm 40-49 tuổi (p<0,05) [57].
Chiều cao: Kết quả của một số nghiên cứu cho thấy chiều cao thấp là yếu tố
nguy cơ đối với giảm mật độ xương và loãng xương. Ở Việt Nam, nghiên cứu của
tác giả Vũ Đỡnh Chớnh cho thấy số người có triệu chứng gợi ý loãng xương chiếm
40% ở nhúm cú chiều cao <140 cm [10]. Nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Thanh
Thủy cho thấy rằng những phụ nữ có chiều cao từ 145 cm trở xuống có nguy cơ
giảm mật độ xương nhanh hơn so với những phụ nữ có chiều cao trên 145cm [33].

Kết quả nghiên cứu của các tác giả Vũ Thị Thu Hiền, Nguyễn Công Khẩn [57],
Dequeker [64] cũng cho thấy những người có tầm vóc nhỏ có khối xương thấp hơn
nên dễ có nguy cơ loãng xương.
Cân nặng: Ở những phụ nữ nhẹ cân, sự mất xương xảy ra nhanh hơn và tần
suất gãy cổ xương đùi và xẹp đốt sống do loãng xương cao hơn [9]. Ngược lại, cân
nặng cao là một yếu tố bảo vệ cơ thể khỏi tình trạng mất xương thông qua việc tăng
tạo xương và tăng chuyển hóa androgen của tuyến thượng thận thành estron ở mô
mỡ. Yếu tố cân nặng có ảnh hưởng tốt trên khối xương, những người béo có mật độ
xương cao hơn so với những người gầy.
Năm 1986, Viện quốc gia về sức khỏe của Đan Mạch đã thông báo rằng
trọng lượng cơ thể thấp là một yếu tố nguy cơ đối với sự phát triển của loãng xương
[71]. Năm 2003, theo báo cáo của nhóm chuyên gia tư vấn phối hợp WHO/ FAO
cũng cho thấy rằng cân nặng cơ thể thấp làm tăng nguy cơ gãy xương do loãng
xương cho nam và nữ trên 50 tuổi [82].


Kho tài liệu miễn phí của diễn đàn Ketnooi.com
11

Nghiên cứu của Pongchaiyakul C, Panichkul S. và cộng sự cũng cho thấy
cân nặng cơ thể là yếu tố nguy cơ gây loãng xương với OR = 1,9; 95%CI=1,4-2,7
[68]. Nghiên cứu của Kroger H. và cộng sự ở 1.600 phụ nữ cho thấy cứ tăng thêm
mỗi cân nặng thì MĐX ở cột sống tăng thêm 0,004g/cm 3 và MĐX ở cổ xương đùi
tăng thêm 0,005g/cm3 (p<0,001) [75]. Nghiên cứu của tác giả Ninh Thị Nhung và
Phạm Ngọc Khái [26] cho thấy những phụ nữ có cân nặng <40kg có mật độ xương
thấp hơn so với những phụ nữ thừa cân béo phì. Nghiên cứu của Vũ Thị Thanh Thủy,
Trần Thị Tụ Chõu cũng cho thấy cân nặng dưới 42kg là yếu tố nguy cơ góy lỳn đốt
sống do loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh [8]. Nghiên cứu bệnh chứng của Mai
Thị Công Danh và cộng sự ở thành phố Hồ Chí Minh cũng chỉ ra rằng cân nặng dưới
44kg là yếu tố nguy cơ gây loãng xương với OR = 3,6; 95%CI=1,1-15,4 [11].

Chỉ số khối cơ thể (BMI): Nhiều nghiên cứu cho rằng, cùng với cân nặng thì
chỉ số khối của cơ thể cũng có ảnh hưởng đến mật độ xương. M. Boyanov và P.
Popivanov trong nghiên cứu của mình đã nhận thấy BMI ≥ 25 dường như là yếu tố
bảo vệ đối với mật độ xương trong khi ở những người gầy hơn với BMI ≤ 22 thì lại
tăng nguy cơ loãng xương [46]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoài Châu cũng cho
thấy chỉ số BMI có ảnh hưởng đến mật độ xương của phụ nữ mãn kinh. Những phụ
nữ béo và có chế độ dinh dưỡng đầy đủ thì tỷ lệ bị loãng xương thấp (23,3%).
Ngược lại, đối với những phụ nữ gầy thì tỷ lệ bị loãng xương cao (43,3%) [5].
Khẩu phần canxi: Sự thiếu hụt khẩu phần calci và vitamin D cho cơ thể
trong một thời gian dài cũng như sự mất cõn đối về dinh dưỡng và tỷ lệ
calci/phospho trong khẩu phần ăn hàng ngày là một trong những nguyên nhân quan
trọng nhất góp phần gây ra bệnh loãng xương của con người do ảnh hưởng trực tiếp
đến khối lượng xương đỉnh và tốc độ mất xương [26]. Ở những phụ nữ sau mãn
kinh có chế độ dinh dưỡng thiếu calci, khối lượng xương có thể giảm tới 15% do
thiếu estrogen và 16% do thiếu calci và vitamin D [21].
Theo bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam năm 2007,
nhu cầu calci của phụ nữ trên 60 tuổi là 500mg/ ngày [3]. Người cao tuổi, do năng
lượng khẩu phần giảm nên dễ bị thiếu các vitamin và khoáng chất, đặc biệt là calci
và vitamin D. Calci tuy không phải là yếu tố giải quyết hoàn toàn chứng loãng
xương nhưng chỳng cú vai trò tác động lên hệ xương trên 2 phương diện: Cung cấp


Kho tài liệu miễn phí của diễn đàn Ketnooi.com
12

cho cơ thể các chất cần thiết để tạo xương, duy trì hồi phục xương suốt cuộc đời.
Nếu chế độ ăn không đủ calci, cơ thể buộc phải điều động calci từ xương, điều này
lâu dần sẽ dẫn đến loãng xương. Theo khuyến cáo của WHO, nhu cầu calci của
người trên 50 tuổi tối thiểu là 1.200mg/ngày, vitamin D là 400 – 800 IV/ngày [41].
Kết quả nghiờn cứu của tác giả Nguyễn Thị Kim Dung cũng cho thấy tần

suất sử dụng hàng ngày các thực phẩm giàu calci làm giảm tình trạng loãng
xương/giảm mật độ xương. Những người ăn đậu phụ, rau muống chỉ 1-4 lần/thỏng
cú nguy cơ bị loãng xương/giảm mật độ xương cao hơn 76 và 27 lần so với những
người ăn đậu phụ và rau muống hàng ngày [13]. Nghiên cứu của Phạm Thu Hương
và cộng sự cũng thấy việc sử dụng ớt cỏc thực phẩm giàu calci hoặc các thực phẩm
tăng cường calci là một yếu tố nguy cơ đối với tình trạng loãng xương của phụ nữ [20].
Trên thực tế phần lớn khẩu phần ăn của người Việt Nam thường không cung cấp đủ
lượng calci cần thiết [26]. Đõy chính là nguyên nhân khiến cho thanh niên nước ta luụn
cú chiều cao khiêm tốn so với thanh niên các nước trong khu vực kèm theo đó là tỷ lệ
loãng xương khi về già cũng cao hơn, đặc biệt là phụ nữ nông thôn [21].
Vitamin D (1,25 hydroxy vitamin D3): Vitamin D là một chất dinh dưỡng
quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của xương. Các chức năng chính của vitamin
D là quy định của sự hấp thụ canxi ở ruột và sự kích thích tiêu xương dẫn đến việc
duy trì nồng độ calci huyết thanh [80]. Kết quả nghiên cứu của John chỉ ra rằng sự
thiếu hụt vitamin D làm giảm sự hấp thu calci của cơ thể từ ruột từ đó làm gia tăng
sản xuất tế bào hủy xương, cơ thể không được cung cấp đủ vitamin D có thể dẫn
đến nguy cơ cao loãng xương [79]. Ánh sáng mặt trời là nguồn phổ biến nhất của
vitamin D. Một đề nghị cho đủ lượng vitamin D từ ánh sáng mặt trời là sự tiếp xúc
trực tiếp của da trên khuôn mặt, cánh tay, bàn tay hoặc lưng với ánh nắng mặt trời
trong khoảng 15 phút từ trước 10 giờ sáng hoặc sau 3 giờ chiều vào mùa xuân, mùa
hè, và mùa thu ít nhất hai lần mỗi tuần [80]. Người cao tuổi đặc biệt dễ bị thiếu
vitamin D vì họ thường ít ra khỏi nhà, ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, và bởi vì từ
60 tuổi trở đi khả năng tổng hợp vitamin D trong da của họ giảm [80]. Theo kết quả
của một nghiên cứu cắt ngang trên 93 phụ nữ lớn tuổi người Thái của Kruavit A và
cộng sự, một quốc gia năm gần xích đạo là Thái Lan có tỷ lệ thiếu vitamin D là
38,7% (95% CI: 28,8%, 49,4%) và tỷ lệ loãng xương của họ là 47,3%, (95% CI:
36,9%, 57,9%) [43].


Kho tài liệu miễn phí của diễn đàn Ketnooi.com

13

Theo một nghiên cứu cắt ngang mô tả, thực hiện trên 95 bệnh nhân loãng
xương từ 60 tuổi trở lên, được điều trị tại khoa Nội Cơ Xương Khớp Bệnh viện Chợ
Rẫy của tác giả Trần Văn Đức và Lê Anh Thư, kết quả đo mật độ xương tại cổ
xương đùi và cột sống thắt lưng cho thấy loãng xương nặng chiếm 52,36% (ở cả 2
vị trí), loãng xương 42,11% và 40%, nồng độ vitamin D trung bình là 56.34 ± 38.11
nmol/L. Tỷ lệ thiếu hụt vitamin D là 56,84% [12]. Một nghiên cứu cắt ngang của
tác giả Nguyễn Thu Hương trên 269 phụ nữ và 222 nam giới từ 13-83 tuổi, được
chọn ngẫu nhiên từ các khu vực đô thị và nông thôn ở miền Bắc Việt Nam. Kết quả:
tỷ lệ thiếu vitamin D ở phụ nữ là 30%, gần hai lần cao hơn ở nam giới (16%) [73].
Những dữ liệu này cho thấy rằng tỷ lệ thiếu vitamin D trong dân số Việt Nam cao,
và có thể được giải thích một phần thiếu vitamin D là do ít tiếp xúc với ánh mặt trời
(ở thành thị, mùa đông). Có thể lý giải trong điều kiện Việt Nam, tuy là đất nước có
nguồn nắng dồi dào, nhưng người dân thường che kín cơ thể khi ra ngoài, ít sinh hoạt
ngoài trời, không có chế độ bổ sung vitamin D thường xuyên là những nguyên nhân dễ
thấy [73]. Tỷ lệ thiếu vitamin D ở cộng đồng Việt Nam cao vì vậy cần phải nâng
cao nhận thức về các vấn đề sức khỏe đặc biệt là bệnh loãng xương.
Hoạt động thể dục thể thao: Các hoạt động thể lực tác động đến xương bởi vì
các hoạt động này giúp cho MĐX đạt đỉnh ở tuổi trưởng thành [78]. Tình trạng giảm
vận động ở những người lớn tuổi cũng là yếu tố nguy cơ dẫn đến sự mất xương. Sự vận
động của các cơ kích thích sự tạo xương và tăng khối lượng xương. Ngược lại, sự giảm
vận động dẫn tới mất xương nhanh [23]. Sức bền của xương phản ánh sự kết hợp của
mật độ khoáng trong xương và chất lượng xương [40].
Theo một nghiên cứu ở 256 phụ nữ tiền mãn kinh và 585 phụ nữ mãn kinh ở
Nhật của tác giả Fukuharu M và cộng sự, cho thấy những người có thói quen tập thể
dục là cách hiệu quả để duy trì sức khỏe của xương [53].
Theo tác giả Ho S C và cộng sự trong nghiên cứu của mình cũng chỉ ra rằng
thời gian hoạt động thể lực chịu trọng lực mỗi ngày (ví dụ đi bộ) có liên quan đến
MĐX [47]. Nghiên cứu của Silvano Adami và cộng sự tiến hành trên 6.811 phụ nữ

tuổi 40-80 và 4981 nam giới tuổi 60-80 ở cỏc vựng khác nhau của Italy cũng cho


Kho tài liệu miễn phí của diễn đàn Ketnooi.com
14

thấy những người đi bộ hoặc đạp xe mỗi ngày trên 30 phút sẽ làm tăng MĐX so với
nhóm không tập [44].
Theo nghiên cứu mới đây của tác giả Lưu Ngọc Giang và Nguyễn Thị Trỳc
thỡ không vận động thể lực là một yếu tố nguy cơ của loãng xương và gãy xương,
chẩn đoán theo T-score với p<0,05. Tiêu chuẩn vận động trong nghiên cứu là đi bộ
khoảng 30 phút, 2-3 lần mỗi tuần, liên tục ≥ 1 năm [15]. Dalsky G.P và cộng sự đã
ghi nhận rằng một chương trình luyện tập 40 tuần làm tăng đáng kể mật độ xương ở
cột sống thắt lưng của những người luyện tập so với những người không luyện tập
[55]. Trong một nghiên cứu dài 4 năm, Smith E.L và cộng sự đã so sánh 2 nhóm đối
tượng, một nhóm có luyện tập aerobic có chịu tải 45 phỳt/lần, 3 lần/tuần và một
nhóm không luyện tập [51]. Kết quả cho thấy tỷ lệ mất xương ở nhóm luyện tập
giảm hơn so với nhóm không luyện tập.
Ở Việt Nam, nghiên cứu của các tác giả Vũ Thị Thu Hiền, Vũ Thị Thanh
Thủy, Nguyễn Thị Kim Dung cho thấy rằng những phụ nữ tập thể dục đều đặn ít
nhất 3 lần/tuần sẽ giảm được nguy cơ loãng xương so với nhóm không tập thể dục
[57], [35], [13].
Tiền sử kinh nguyệt và sinh đẻ: Mối liên quan giữa mãn kinh và loãng
xương cũng đã được biết đến từ lâu. Vào năm 1940-1941, cùng với Bloomberg ,
Smith và Richardson, Albright đã trình bày một nghiên cứu trên 42 trường hợp
loãng xương, trong đó 40 ca là phụ nữ sau mãn kinh; tìm hiểu những ảnh hưởng của
estrogen trên cân bằng calci ở những phụ nữ này ụng cú nhận xét rằng sau mãn kinh
người phụ nữ có xu hướng bị mất xương của cột sống và xương chậu và ông gọi
tình trạng này là loãng xương sau mãn kinh [52]. Nghiên cứu của Ho S.C cho thấy
số năm mãn kinh đóng góp vào nguy cơ MĐX giảm ở cột sống thắt lưng và cổ

xương đùi [47]. Nghiên cứu của Phạm Thị Thu Hương và cộng sự cũng cho thấy tỷ
lệ loãng xương tăng dần theo thời gian đã mãn kinh với 11% (nhóm mãn kinh dưới
5 năm), và 38,5% ( nhóm mãn kinh 16-20 năm) [20].
Theo tài liệu của Nordin, quá trình mang thai và cho con bú có thể làm hao
tổn calci, góp phần làm tăng tỷ lệ loãng xương [45]. Nghiờn cứu trên 200 người để


Kho tài liệu miễn phí của diễn đàn Ketnooi.com
15

tìm mối liên quan giữa số con và loãng xương, Nordin thấy ở người đẻ càng nhiều,
tỷ lệ loãng xương càng cao. Theo nghiên cứu của các tác giả như Nguyễn Thị Hoài
Châu, Vũ Đỡnh Chớnh và Trần Thị Tô Châu cũng cho thấy yếu tố đông con là yếu
tố nguy cơ đối với loãng xương của người phụ nữ [5], [10], [6].
Hormon sinh dục: Ở nữ giới, hormon Estrogen có vai trò quan trọng trong
việc duy trì khối lượng xương. Estrogen tăng hoạt động của các tế bào tạo xương,
tăng vận chuyển calci vào xương, tăng hấp thu calci ở ruột, tăng phát triển sụt liên
hợp, đồng thời làm cốt húa cỏc sụt liên hợp ở các đầu xương dài.
Sự thiếu hụt estrogen là nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng nguy cơ loãng
xương ở phụ nữ. Người ta nhận thấy, khối lượng xương thấp và tốc độ mất xương
xảy ra nhanh ở những phụ nữ bị cắt bỏ buồng trứng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra
rằng liệu pháp hormon thay thế sẽ làm giảm sự mất xương. Liệu pháp hormon thay
thế được áp dụng trong vòng 5 – 10 năm sau mãn kinh sẽ làm giảm tới 50% nguy
cơ gãy xương do loãng xương [19].
Tiền sử gãy xương gia đình: Người ta thấy có những cá thể trong gia đình
có bà, mẹ hoặc một người nào khác bị loãng xương thì con cháu họ cũng có nguy
cơ bị loãng xương cao hơn. Mối liên quan giữa tiền sử gãy xương và yếu tố gia đình
đã được đề cập trong rất nhiều nghiên cứu [80]. Theo đó, những phụ nữ có tiền sử
gãy xương hoặc và/hoặc có người thân ruột thịt bị LX đều có nguy cơ mắc bệnh cao
hơn những phụ nữ khác không có các yếu tố nguy cơ này.


1.4. Tình hình loãng xương trên thế giới và Việt Nam
1.4.1. Tình hình loãng xương trên thế giới
Loãng xương ngày càng trở thành một vấn đề sức khoẻ lớn của thế kỷ 21,
nhất là đối với phụ nữ sau mãn kinh [82]. Ngày nay, tuổi thọ trung bình của con
người đang tăng lên một cách nhanh chóng trên toàn thế giới. Tại các nước phát
triển, dân số độ tuổi từ 60 trở lên đang tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất từ trước
đến nay (2% mỗi năm), dự kiến năm 2009 là 264 triệu sẽ tăng lên là 416 vào năm
2050 [4]. Tuổi thọ của con người tăng dự báo tỷ lệ loãng xương và gãy xương tự
phát sẽ tăng [82].


Kho tài liệu miễn phí của diễn đàn Ketnooi.com
16

Bảng 1.1: Tỷ lệ loãng xương trên thế giới
TT

Tác giả

Năm

Địa điểm

1

Liao, E.Y [68]

2002


Trung Quốc

Phụ nữ
nông thôn

3

Chan,W.P
[49]

2003

Đài Loan

Cả nam và
nữ từ 17-89
tuổi tại
thành phố

4

Kanis, J. A
[67]

2008

Thụy Điển

Cả nam và
nữ từ 50 -80

tuổi

International
Osteoporosis
Foundation
[61]

2009

Philipin

International
Osteoporosis
Foundation
[62]

2010

5

6

Indonesia
Liên Bang
Nga
Belarus
Ba lan

7


8

International
Osteoporosis
Foundation
[63]

2011

Maddah, M
[70]

2011

Ai cập
Nam Phi
Iran

Đối tượng

Phụ nữ sau
mãn kinh ở
nông thôn
Nam và nữ
trên 60 tuổi
Cả nam và
nữ > 50
Cả nam và
nữ từ 50 trở
lên

Phụ nữ
> 55 tuổi
Cả nam và
nữ từ 20
tuổi trở lên
Cả nam và
nữ trên 50
tuổi
Phụ nữ từ
50-75 tuổi

Kết quả loãng xương
- Từ 30-39 tuổi: 0,5%
- Từ 40-49 tuổi: 4,4%
- Từ 50-59 tuổi: 23,9%
- Từ 60-69 tuổi: 56,3%
- Từ 70-79 tuổi: 71,8%
- Từ 80 tuổi: > 83%
- Tỷ lệ loãng xương ở phụ nữ:
25,5-31%
- Từ 60 tuổi, tỷ lệ loãng xương
ở nữ: 50%
- Tỷ lệ loãng xương ở nam >
70 tuổi: 5,1%
- Tỷ lệ loãng xương ở nam:
6,3%
- Tỷ lệ loãng xương ở nữ:
21,2%
- Tỷ lệ loãng xương là 19,8%
- Tỷ lệ ở nam giới: 28,7%

- Tỷ lệ ở nữ giới: 32,3%
- Ở phụ nữ: 33,8%
- Ở nam giới: 26,9%
- Tỷ lệ loãng xương: 30%
- Cứ 5 người > 55 tuổi có 1
người bị loãng xương
- Tỷ lệ bệnh: 18,5%
- Tỷ lệ thiểu sản xương là
40,7%
- Nam 20-89 tuổi: 21,9%
- Ở phụ nữ sau mãn kinh:
28,4%
- Có khoảng 1,4 triệu nữ giới
và 0,6 triệu nam giới bị loãng
xương
- Những người có thời gian đến
trường < 12 năm tỷ lệ: 18%
- Những người có thời gian
đến trường ≥ 12 năm tỷ lệ:
3,8%
- Những người sống ở nông
thôn: 19,1%
- Những người sống ở thành
thị: 13,3%


Kho tài liệu miễn phí của diễn đàn Ketnooi.com
17

Năm 2000, đó cú khoảng 9 triệu ca gãy xương do loãng xương, trong đó có

1,6 triệu người gãy xương hông, 1,7 triệu là ở cẳng tay và 1,4 triệu bị gãy xương cột
sống, trong đó Châu Âu và châu Mỹ chiếm 51% các ca gãy xương và hầu hết số còn
lại xảy ra ở khu vực Tây Thái Bình Dương và Đông Nam Á [65]. Tại Hoa Kỳ, có
hơn 40 triệu người hoặc đã bị loãng xương hoặc có nguy cơ cao do khối lượng
xương thấp [72]. Dự báo tới năm 2050, toàn thế giới sẽ có 6,3 triệu trường hợp gãy
cổ xương đùi do LX và 51% số này sẽ ở các nước châu Á [4]. Tỷ lệ LX của phụ nữ
châu Á sau mãn kinh là từ 17 đến 21% [4]. Tỷ lệ gãy xương do LX ở Đông Nam Á
chiếm 17,4% toàn thế giới. Tỷ lệ lún xẹp đốt sống ở phụ nữ châu Á: 14% tại Đài
Loan, 30% tại Hồng Kụng; trong khi đó tại châu Âu tỷ lệ này chỉ chiếm 12% [4].
Theo WHO nữ giới là những người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn gấp
khoảng 3 lần so với nam giới. Từ 45 tuổi trở lên, cứ 3 người phụ nữ sẽ có 1 người
mắc loãng xương, tuy nhiên con số này ở nam giới chỉ là 1/5 [84].
Hiện nay, loãng xương đang được coi là một “bệnh dịch âm thầm”, ngày
càng gia tăng và có xu hướng lan rộng khắp thế giới, đặc biệt ở các nước Châu Á
[69] Trước đây, loãng xương thường gặp ở những phụ nữ da trắng sống ở vùng khí
hậu ôn đới, phụ nữ Châu Á, phụ nữ Mỹ gốc Phi có nguy cơ bị loãng xương thấp
hơn. Tuy nhiên hiện nay nhiều dự báo cho rằng phần lớn loãng xương tự phát sẽ
xảy ra ở khu vực Châu Á và những nước kém phát triển. vấn đề loãng xương đặc
biệt nghiêm trọng ở các khu vực nông thôn [69]. Tuy nhiên việc phát hiện sớm
loãng xương không phải việc dễ dàng bởi thiết bị đo loãng xương không phải là phổ
biến rộng rãi trong hầu hết các nước đang phát triển ở Châu Á, đặc biệt là ở cỏc
vựng nông thôn.
1.4.2. Tình hình loãng xương tại Việt Nam
Cho đến nay, vẫn chưa có một nghiên cứu dịch tễ đầy đủ nào về bệnh loãng
xương trên qui mô toàn quốc. Đa số bệnh nhân loãng xương chưa được điều trị và theo
dõi có hệ thống. Chẩn đoán loãng xương đa số muộn, vào lúc đó cú biến chứng: đau
kéo dài do chèn ép rễ thần kinh, góy lỳn đốt sống, gãy xương,…[34]. Tuy nhiên một số


Kho tài liệu miễn phí của diễn đàn Ketnooi.com

18

nghiên cứu nhỏ cũng đã cho thấy bức tranh đáng báo động về tình hình loãng xương tại
Việt Nam cụ thể như sau:
Năm 1994, tác giả Vũ Đỡnh Chớnh đó đánh giá tình trạng loãng xương của
3653 phụ nữ mãn kinh ở một số vùng nông thôn hải Hưng qua những biểu hiện lâm
sàng và những thay đổi chỉ số Barnett và nordin [9]. Kết quả cho thấy tỷ lệ phụ nữ có
triệu chứng lâm sàng gợi ý loãng xương là 15,25%. Các yếu tố liên quan đến tình
trạng loãng xương được tác giả tìm thấy đó là: tuổi, cân nặng, chiều cao, chỉ số
BMI, thời gian có kinh, thời gian mãn kinh, …Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa đề
cập đến yếu tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình duy trì và phát triển khối
lượng xương của cơ thể đó là calci và vitamin D.
Năm 2002, nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hoài Chõu trờn 305 đối tượng
phụ nữ tuổi từ 40 trở lên ở thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh miền Tây Nam Bộ
tiến hành đánh giá loãng xương bằng phương pháp sử dụng máy siêu âm định lượng
gót chân. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ loãng xương và thiếu xương ở nhóm phụ
nữ mãn kinh là 39,8% cao hơn nhiều so với nhóm chưa mãn kinh chỉ là 10%[5].
Nghiên cứu này đã chỉ ra được các yếu tố nguy cơ của bệnh loãng xương bao gồm: tuổi
cao, thể trạng ốm yếu, đông con, lao động ít, dinh dưỡng thiếu chất đạm, không hoặc ít
sử dụng thức ăn giàu calci. Tuy nhiên nghiên cứu này chưa chỉ ra được khẩu phần calci
của đối tượng trung bình/ ngày và chưa đề cập đến mối liên quan của loãng xương với
vitamin D.
Năm 2005, nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Kim Dung trên 285 đối tượng
phụ nữ 40-60 tuổi tại huyện Gia Lâm, Hà Nội cho thấy tỷ lệ loãng xương của phụ nữ
40-60 tuổi là 7,7%, thấp hơn so với một số nghiên cứu khác. Một số yếu tố liên quan
được tìm thấy trong nghiên cứu này là cân nặng, thời gian mãn kinh, tần suất sử dụng
một số loại thực phẩm giàu calci và chế độ luyện tập thể dục thể thao với mức ý nghĩa
p < 0,05. Tuy nhiên thì cũng như nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hoài Châu,
nghiên cứu này cũng mới chỉ ra được tần suất sử dụng một số loại thực phẩm giàu calci
mà chưa mô tả được khẩu phần calci trung bình/ ngày của đối tượng.

Nghiên cứu năm 2011 của 2 tác giả Ninh Thị Nhung và Phạm Ngọc Khái là:
Xác định nguy cơ mắc bệnh loãng xương ở phụ nữ 40-65 tuổi qua đánh giá chỉ số


Kho tài liệu miễn phí của diễn đàn Ketnooi.com
19

khối cơ thể và mức tiêu thụ thực phẩm cho kết quả là những phụ nữ có tần suất tiêu
thụ cỏ, tụm, tộp ở mức không thường xuyên thì nguy cơ loãng xương cao hơn phụ
nữ tiêu thụ cỏ, tụm, tộp ở mức thường xuyên (OR>1; p< 0,05). Tuy vậy, nghiên
cứu cũng chỉ đề cập đến mức tiêu thụ thực phẩm ở một số loại thực phẩm, chưa
đánh giá được khẩu phần calci của đối tượng trong 1 ngày.
Các yếu tố nguy cơ đã được đề cập trong các đề tài trên bao gồm các yếu tố
khó có thể thay đổi như: tuổi tác, chiều cao, BMI, thời gian mãn kinh, tuổi mãn
kinh, tiền sử gãy xương,… thì việc tìm hiểu các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được
như khẩu phần calci và vitamin D chưa được đề cập đến. Việc cần thiết là đưa ra
một bức tranh rộng hơn về mối liên quan của các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi
được đối với bệnh loãng xương và kết quả của đề tài sẽ gợi ý cho việc xây dựng các
chương trình dự phòng bệnh trong cộng đồng có tính khả thi cao.

1.5. Hậu quả của loãng xương.
1.5.1. Hậu quả đối với cá nhân người bệnh

Hình 1.3. Hình ảnh hậu quả gãy xương do loãng xương
Hậu quả lớn nhất của loãng xương là làm gia tăng nguy cơ gãy xương. Gãy
xương do loãng xương (gãy xương đùi; gãy xương sống; gãy xương cẳng tay) để
lại những đau đớn và hậu quả không kể xiết cho bệnh nhân như: tàn tật suốt đời;
chất lượng cuộc sống bị hạ thấp thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Đối với những
người cao tuổi sống sót sau gãy xương do loãng xương thỡ chớ cú 1 người trong 3
người có thể sống mà không phụ thuộc vào người khác. Đối với những người đã bị

gãy cột sống thì sẽ có nguy cơ rất cao tiếp tục bị gãy cột sống khoảng từ 1-2 năm
tiếp theo


Kho tài liệu miễn phí của diễn đàn Ketnooi.com
20

1.5.2. Hậu quả đối với gia đình bệnh nhân
Loãng xương không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh mà
còn gây ra những ảnh hưởng gián tiếp đối với gia đình bệnh nhân. Do phải dành
thời gian chăm sóc người bệnh bị gãy xương, nên những người khỏe mạnh không thể
tiếp tục công việc hàng ngày của họ. Một nghiên cứu tại Hy Lạp đã chỉ ra rằng việc
phải chăm sóc người thân bị gãy xương do loãng xương đã làm những người khỏe
mạnh tốn rất nhiều tiền, thời gian thậm chí họ hết cả kiên nhẫn vì việc này [60]
1.5.3. Hậu quả đối với xã hội
Loãng xương là một vấn đề sức khỏe y tế công cộng nổi cộm với những tác
động to lớn về mặt kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia và toàn cầu. Theo WHO, mặc
dù LX dễ dàng được chẩn đoán và điều trị, tuy nhiên hầu hết người bệnh không
được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, triệt để hậu quả là có hàng triệu người có
nguy cơ cao với gãy xương. Bên cạnh đó do sự gia tăng dân số người cao tuổi làm
số người bị gãy xương do loãng xương sẽ tăng lên gấp từ 2-3 lần trong một vài thập
kỷ tiếp theo. Điều này đã dẫn đến hệ thống y tế của rất nhiều các quốc gia đã không
thể cung cấp đầy đủ các phương tiện để phát hiện và điều trị bệnh cho cộng đồng.
Ước tính chi phí trực tiếp cho điều trị gãy xương do loãng xương của các nước châu
Âu, Mỹ và Canada vào khoảng 48 tỷ đô la mỗi năm. Các chi phí gián tiếp cho điều
trị loãng xương chỉ tớnh riờng ở Mỹ tốn khoảng 4,5-6,4 tỷ đô mỗi năm.

1.6. Các phương pháp chẩn đoán loãng xương và đo mật độ xương
Hiện nay có rất nhiều phương pháp được áp dụng trong việc thăm dò khối
lượng chất khoáng của xương (đo tỉ trọng khoáng xương) để chẩn đoán loãng

xương như: phương pháp đo hấp thụ photon đơn (Single photon absorptimetry –
SPA); đo hấp thụ photon kép (Dual photon absorptimetry – DPA); đo hấp thụ tia X
năng lượng đơn và kép (Single energy X ray absorptimetry – SXA); đo tỷ trọng chất
khoáng xương bằng chụp cắt lớp vi tính (Quantitative computed tomography –
QCT); sinh hóa, chụp X – quang quy ước, siêu âm, sóng quang phổ cộng hưởng
từ…Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm như sau:


Kho tài liệu miễn phí của diễn đàn Ketnooi.com
21

Phương pháp sinh hóa
Nói chung chẩn đoán loãng xương dựa trên X - quang và kết quả đo khối
lượng xương được nhiều nhà khoa học sử dụng. Các xét nghiệm sinh húa, mỏu và
nước tiểu thường ít thay đổi và không đặc hiệu ở những người có loãng xương so
với những đối tượng bình thường. Những năm gần đây các nhà nghiên cứu đã đi sâu
phát hiện và tìm hiểu vai trò của những chất đánh dấu nhạy cảm và đặc hiệu cho
việc khám phá bệnh chuyển hóa xương.
Bảng 1.2. Một số chất đánh dấu sinh học của quá trình tạo xương và hủy xương
(theo P.Braillon và P.D. Delmas)
Tạo xương
Huyết thanh
 Osteocalcine (Gla proteine osseuse)

Hủy xương
Huyết thanh
 Phosphatase axit kháng axit tartric

 Phosphotase kiềm
 Các peptide của procollagene


(TRAP)
Nước tiểu
 Pyridinoline (Pyr) và
deoxypyridinoline (D-Pyr)
 Hydroxyproline
 Calci
 Glycosides hydroxylysine

Đây là phương pháp không xâm nhập, có thể lặp lại nhiều lần, có thể kết hợp
với đo khối xương và đánh giá sự chuyển hóa xương bằng những chỉ số sinh hóa
đặc biệt tuy nhiên phương pháp này có độ nhạy và độ đặc hiệu thấp [1], [30]
Phương pháp chụp X – quang quy ước
Năm 1939, Mack là nhà X - quang học đầu tiên đã đo thành phần khoáng của
xương trên đậm độ của một phim X - quang xương. Sau đó các nhà khoa học đã sử
dụng một số kỹ thuật X - quang để chẩn đoán loãng xương [81], [19]
Chụp X - quang xương bàn tay tính chỉ số Barnett và Nordin. Khi chỉ số này
xuống dưới 0,45 thì được coi là loãng xương.


Kho tài liệu miễn phí của diễn đàn Ketnooi.com
22

 Chụp X - quang cột sống theo tư thế nghiêng rồi nhận xét hình dạng và
cho điểm.
 Chỉ số Singh: do Singh và cộng sự đưa ra năm 1970 trên cơ sở xác định
những nhúm bố xương chủ yếu ở đầu trên xương đùi. Dựa vào số lượng
những bè xương này, tác giả phân chia loãng xương thành 6 giai đoạn và
cũng là 6 mức độ loãng xương.
Đây là phương pháp đơn giản, không đắt, có thể thực hiện được ở các cơ sở

y tế do đó có giá trị trong các nghiên cứu dịch tễ học về loãng xương. Tuy nhiên
phương pháp này cũng có độ nhạy thấp, thường chỉ chẩn đoán được loãng xương
muộn khi lượng chất khoáng giảm từ 30 – 50%.
Đo hấp thụ photon đơn (SPA – Single photon absorptiometry)
Phương pháp này dựa trên nguyên lý là nghiên cứu các thay đổi của sự giảm
tia gamma phát ra từ nguồn phóng xạ Iode 125 qua một vùng định nghiên cứu của
xương. Phương pháp có ưu điểm là máy gọn nhẹ, liều tia xạ thấp ( 5 – 10 mrem)
nhưng cũng có nhược điểm là chịu ảnh hưởng bởi tổ chức phần mềm bao quanh nên
chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu các xương ở nông, chỉ áp dụng ở những vị trí
xương ngoại vi mà không đo được xương đùi, xương cột sống. Tỷ lệ sai số khoảng
4 – 5% [81].
Đo hấp thụ photon kép (DPA – Dual photon absorptiometry)
Phương pháp sử dụng 2 nguồn photon có mức năng lượng khác nhau (44 và
100 Kev), nguồn phát xạ là Gadilinium 153, cho phép đo tỉ trọng khoáng xương ở
những vị trí trung tâm như đầu trên xương đùi, cột sống và tất cả bộ xương của cơ
thể. Hệ số hấp thụ của xương và mô mềm khác nhau cho phép đánh giá chính xác
khối lượng xương. Tỷ lệ sai lầm là 3 – 6%, tùy vị trí đo [81].
Ưu điểm của phương pháp là cho phép nghiên cứu bất kỳ vị trí nào của
xương. Nhược điểm là không thể dùng để nghiên cứu tách biệt giữa phần xương đặc
hay xương xốp. Ngoài ra đây là một phương pháp đắt tiền, thời gian thăm dò dài


Kho tài liệu miễn phí của diễn đàn Ketnooi.com
23

trên 20 phút, có thể bị sai số bởi các lồi xương cạnh khớp và cũng khó thực hiện tại
cộng đồng.
Đo khối lượng xương bằng chụp cắt lớp vi tính (QCT)
QCT là phương pháp đo mật độ xương mới có nhiều triển vọng. Phương pháp
này dựa vào đặc tính hấp thu khác nhau của các tổ chức calci ion hóa với nguồn tia xạ

ion hóa, với những lớp cắt 8 – 10 mm đi quan trung tâm cỏc thõn đốt sống từ L1 – L5.
Tỷ trọng khoáng của xương được so sánh với một photon đi kèm chứa K 2HPO4 hoặc
CaCO3 ở các nồng độ khác nhau. Kết quả được biểu diễn bằng g/cm 3. Tỷ lệ sai số 5 –
10%. Khả năng tái lập kỹ thuật 4%, thời gian thăm dò 15 phút.
Ưu điểm của QCT là cho biết tỷ trọng khoáng xương thực sự 3 chiều của
xương, có khả năng nghiên cứu tách biệt các phần xương bè, vỏ xương và cột sống.
Nhược điểm là nguồn tia xạ cao (200 – 1.500 mcrem tùy từng vị trí, thời gian thăm
dò kéo dài (15 phút), giá thành đắt, khó thực hiện tại cộng đồng [81]
Đo hấp thụ tia X năng lượng đơn (SXA – Single Xray absorptiometry)
Từ năm 1994 phương pháp này đã được Kelly và cộng sự đưa vào sử dụng
cho vị trí ngoại vi. Đây là một kỹ thuật mới có thể đo được ở những vị trí trỏnh
dựng phóng xạ [66].
Đo hấp thụ tia X năng lượng kép (DEXA – Dual energy xray absorptiometry)
Nguyên lý của DEXA tương tự như DPA nhưng nguồn tia gamma phát ra
Gadonilium 153 được thay thế bằng nguồn phát tia X. Phương pháp này có ưu
điểm là độ chính xác cao, thời gian thăm dò ngắn, liều tia thấp (2 – 4 mcrem), có
thể đánh giá tách biệt giữa xương bè và xương vỏ và rất có giá trị trong thử nghiệm
lâm sàng. Phương pháp này đuợc coi là phương pháp chẩn đoán vàng để chẩn đoán
loãng xuơng. Tuy nhiên, sử dụng phuơng pháp này rất tốn kém và khó có khả thi
khi áp dụng cho các nghiên cứu tại cộng đồng [25]


Kho tài liệu miễn phí của diễn đàn Ketnooi.com
24

Siêu âm định lượng (QUS)
Đây là phương pháp mới được áp dụng để đánh giá chất lượng xương.
Nguyên lý của phương pháp là phỏt chựm tia siêu âm qua vị trí xương gót, bánh chè
hoặc xương cẳng tay để đánh giá chất lượng xương. Khi xương bị xốp do loãng
xương khả năng dẫn truyền tia siêu âm qua xương sẽ kém đi và khả năng hấp thụ tia

siêu âm cũng giảm đi. QUS sử dụng 2 đầu dò, một đầu do truyền xung siêu âm và
một đầu dò nhận xung siêu âm ở bên đối diện của xương. Trong quá trình truyền
xung siêu âm, đầu dò sẽ di chuyển dọc theo xương của bệnh nhân và truyền xung
siêu âm có tần số từ 160 – 600 KHz xuyên qua mô. Bằng cách tính toán tốc độ
truyền của những xung siêu âm và những biến đổi của xung sau khi đã qua mô
người ta đánh giá được thực trạng của xương. QUS có thể được đánh giá qua nhiều
vị trí khác nhau của xương nhưng do tính dễ khả thi và do cấu tạo, xương gót vẫn
thường được dùng để đánh giá tình trạng của những xương ở ngoại biên. QUS có 2
kỹ thuật chính là đo tốc độ truyền âm và hấp thụ siêu âm dải rộng. Ưu điểm của
phương pháp là không liên quan tới tia xạ, chi phí thấp, thể tích máy gọn nhẹ do đó
có giá trị trong các nghiên cứu điều tra sàng lọc loãng xương tại cộng đồng.Nhược
điểm là độ chính xác bị ảnh hưởng bởi phần mềm bao quanh xương .
Còn rất nhiều phương pháp thăm dò khối lượng xương khác như: đồng vị
phóng xạ, cộng hưởng từ. Tuy nhiờn, trên thực tế chúng cũng ít được sử dụng hoặc
do liều tia xạ quá cao hoặc còn đang nghiên cứu. Sự lựa chọn một phương pháp đòi
hỏi cân nhắc nhiều yếu tố như: độ chính xác, chi phí, khả năng sẵn có và những tính
năng khác.
Phương pháp siêu âm định lượng đã được sử dụng khá nhiều đặc biệt là
nghiên cứu điều tra cộng đồng. Với ưu điểm là giá thành rẻ, tính khả thi cao khi mang
máy di chuyển tại cộng đồng, và độ tin cậy có thể chấp nhận đuợc. Máy Achilles của
hãng GE Medical system được sản xuất tại Mỹ có thể tích gọn nhẹ, giá thành thấp, độ
chính xác cao, đã được hiệu chỉnh với phương pháp DEXA (đây là tiêu chuẩn vàng
để chẩn đoán loãng xương hiện nay). Vì vậy, trong nghiên cứu này tôi chọn sử dụng
phương pháp siêu âm định lượng với máy siêu âm với máy Sonost 3000 Sonost
3000, của hãng Osteosys - Korea sản xuất để siêu âm xương gót chân. Kỹ thuật đo
là SOS, kết quả được tính bằng m/s.


Kho tài liệu miễn phí của diễn đàn Ketnooi.com
25


1.7. Một vài nét về vấn đề phòng ngừa và điều trị loãng xương hiện nay
Chẩn đoán loãng xương không thể dựa vào triệu chứng lâm sàng vì bệnh
nhân không có triệu chứng lâm sàng cho đến khi xương trở nên giòn và dễ gẫy.
Kanis J.A,1991 nêu rằng khi bệnh nhân có biểu hiện gẫy xương thì bị mất khoảng
30-50% tổ chức bè xương và 25-30% tổ chức vỏ xương. Vì vậy việc tăng cường
khối lượng xương đỉnh lúc trẻ và phòng ngừa nhằm giảm thiểu nguy cơ loãng
xương lúc về già là vấn đề rất quan trọng.
- Chế độ ăn:
Đảm bảo chế độ ăn đầy đủ calci và vitamin D theo nhu cầu của cơ thể trong
mỗi giai đoạn phát triển khác nhau. Ngoài calci và vitamin D, chế độ ăn cũng cần
đảm bảo có đầy đủ các yếu tố khác như: protein; hoa quả và rau các loại; các
vitamin và các khoáng chất (vitamin A,B, K; Magie; kẽm)[59]
- Chế độ tập luyện thể dục:
Thể dục thể thao và các hoạt động thể lực rất quan trọng đối với sự vững
chắc của bộ xương. Cần duy trì các hoạt động thể lực ít nhất 3 ngày/ tuần và mỗi lần
ít nhất 30 phỳt. Cỏc hoạt động thể lực tốt cho xương bao gồm: đi bộ, chạy, khiêu
vũ, cầu lông, xà đơn, xà kép, cử tạ...)[23]
- Thay đổi lối sống:
Từ bỏ các thói quen không tốt cho xương như hút thuốc lá, lạm dụng rượu,
thói quen tĩnh tại ít vận động, duy trì cân nặng bình thường [83]
- Sử dụng thuốc:
Sử dụng các nội tiết tố: tuy nhiên hiện nay các nội tiết tố được cho là chỉ có
lợi ích về sinh dục mà ít hiệu quả trong dự phòng mất xương sau mãn kinh.
Estrogen kèm theo progesteron chỉ định với LX sau mãn kinh. Nội tiết tố sinh dục
nam chỉ định dự phòng LX ở nam giới
Ở các nước phát triển, vấn đề nghiên cứu loãng xương và nguy cơ gãy xương
do loãng xương đã và đang được nghiên cứu sâu. Nhưng ở Việt Nam cũng như ở
một số nước đang phát triển khác, số liệu nghiên cứu về vấn đề này cũn ớt.



×