Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Thực trạng khám thai và một số yếu tố liên quan của phụ nữ đẻ tại xã thuận, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị 12 tháng năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 43 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC






LÊ VĂN HIỆP

THỰC TRẠNG KHÁM THAI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN CỦA PHỤ NỮ ĐẺ TẠI XÃ THUẬN,
HUYỆN HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ
12 THÁNG NĂM 2013







LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CÂP I




CHUYÊN NGÀNH Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ: CK1 0000002








NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN HOÀNG LAN
ThS: NGUYỄN HỮU NGHỊ





Huế, 9/2014



Lời cảm ơn
Trong sut qu trnh hc tp v hon thnh lun văn ny, tôi đ nhn đưc s
hưng dn, gip đ qu bu ca cc thy, cô v cc anh ch em đồng nghiệp cùng
cc bn.
Vi lng knh trng v bit ơn sâu sc tôi xin by t lời cm ơn chân thnh nhất
ti:
Ban Gim hiệu, Phng Đo to Sau đi hc, Khoa y t Công cộng Trường Đi
Hc Y Dưc Hu đ to mi điu kiện thun li gip đ tôi trong qu trnh hc tp v
hon thnh lun văn.
Trung tâm CSSK tỉnh Qung Tr, TTYT huyện Hưng Hóa, Khoa YTCC huyện
Hưng Hóa, Trm y t x Thun đ to điu kiện thun li gip tôi điu tra v thu
thp s liệu ti đa phương.

Thc sĩ Nguyễn Hữu Ngh, Ging viên Trường Đi hc Y Dưc Hu người trc
tip hưng dn tôi thc hiện lun văn đ ht lng gip đ, động viên v hưng dn
tn tnh cho tôi trong sut qu trnh hc tp v thc hiện lun văn tt nghiệp.
TS Nguyễn Hoàng Lan, Ging viên Trường Đi hc Y Dưc Hu, Cô đ động
viên gip đ cho tôi đ tôi có th hon thnh đưc lun văn ny.
Xin cm ơn cc anh, cc ch đ hp tc v cho tôi những thông tin qu gi đ
nghiên cu.
Xin chân thnh cm ơn cc anh, cc ch đồng nghiệp, cc anh ch em trong lp
Chuyên khoa 1 y t Công cộng.
Trong qu trnh nghiên cu v vit bo co không trnh khi những khim
khuyt, knh mong nhn đưc s cm thông v những  kin đóng góp ca qu thy, cô
giáo./.
Trân trọng cảm ơn.








LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực khách qua và chưa
được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác, nếu sai tôi hoàn toàn chịu
trách nhiệm.
Hưng Hóa, ngy 04/9/2014
Tác giả luận văn






Lê Văn Hiệp



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

- 3
+
: Từ 3 lần trở lên
- Bộ LĐTBXH: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
- BVBMTE: Bảo vệ bà mẹ trẻ em
- BVSKBMTE/KHHGĐ: Bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em/Kế hoạch hoá gia
đình
- CSSKBMTE/KHHGĐ: Chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em/Kế hoạch hoá
gia đình
- CSTS: Chăm sóc trước sinh
- KHHGĐ: Kế hoạch hoá gia đình
- LMAT: Làm mẹ an toàn
- SKSS: Sức khoẻ sinh sản
- THCS: Trung học cơ sở
- THPT: Trung học phổ thông
- TSTVM: Tỉ suất tử vong mẹ
- UNICEF: Quỹ Nhi đồng Liên hợp Quốc
- UNFPA: Quỹ dân số Liên hợp quốc
- WHO: Tổ chức Y tế thế giới
- YTDP: Y tế dự phòng







MỤC LỤC

Trang
Đặt vấn đề
7
Chương 1. Tổng quan
1.1.
1.2.
1.3.
9
Chương 3. Mục tiêu nghiên cứu Không có mục này vì ở trong đặt
vấn đề rồi
2.1. Mục tiêu chung
2. Mục tiêu cụ thể
16
Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.4. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu
2.5. Phương pháp thu thập số liệu
2.6. Xử lý số liệu
2.7. Đóng góp của nghiên cứu
2.8. Hạn chế của nghiên cứu và hướng khắc phục

2.9. Đạo đức trong nghiên cứu
2.10. Các biến số trong nghiên cứu
2.11. Một số khái niệm dùng trong nghiên cứu
17
17
17
17
17
18
19
19
19
19
20
20
Chương 3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Thông tin chung
3.2. Thực trạng về thực hành khám thai và kiến thức khám thai của bà
mẹ
3.4. Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến việc khám thai của bà mẹ
22
22
25
34
Chương 4. Bàn luận
4.1.
4.2.
36

Trang

Kết luận
42
Khuyến nghị
43
Tài liệu tham khảo
44
Phụ lục
- Phụ lục 1: Bộ câu hỏi
- Phụ lục 2: Hướng dẫn thảo luận nhóm
- Phụ lục 3: Các biến số trong nghiên cứu
- Phụ lục 4: Ước tính tỉ lệ tử vong mẹ (MMR) tại Việt nam từ các
nguồn số liệu khác nhau
- Phụ lục 5: Cách đánh giá kiến thức khám thai của bà mẹ
- Phụ lục 6: Chín bước thăm thai
- Phụ lục 7: Cây vấn đề
49
50
58
59
64

65
67
70
















DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
1. DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1. Nhóm tuổi của bà mẹ
22
Bảng 2. Phân bố bà mẹ theo dân tộc
22
Bảng 3. Trình độ học vấn của bà mẹ
23
Bảng 4: Nghề nghiệp của bà mẹ
23
Bảng 5: Mức kinh tế gia đình của bà mẹ
24
Bảng 6: Số lần khám thai của bà mẹ
25
Bảng 7: Tỉ lệ bà mẹ khám thai đủ và đúng lịch
26
Bảng 8: Phân bố bà mẹ theo tuổi thai khi khám lần đầu
27
Bảng 9: Phân bố bà mẹ theo nơi khám thai
27

Bảng10: Tỉ lệ % bà mẹ theo số lần khám thai và nơi khám thai
28
Bảng 11: Nhận thức về sự cần thiết phải đi khám thai của bà mẹ
29
Bảng 12. Sự hiểu biết về lợi ích của việc khám thai của bà mẹ
30
Bảng 13: Tỉ lệ hiểu biết của bà mẹ về thời điểm cần đi khám thai
31
Bảng 14: Tỉ lệ hiểu biết về của bà mẹ về số lần khám thai cần thiết
31
Bảng 15. Kiến thức về chăm sóc thai sản của bà mẹ
32
Bảng 16: Nguồn cung cấp thông tin về khám thai
33
Bảng 17. Mối liên quan giữa mức kinh tế gia đình và số lần khám thai
34
Bảng 18. Mối liên quan giữa tuổi của bà mẹ và số lần khám thai
35
Bảng 19. Mối liên quan giữa kiến thức về chăm sóc thai sản của bà mẹ và
số lần khám thai
35


ĐẶT VẤN ĐỀ

Quá trình mang thai và sinh nở là một quá trình sinh lý tự nhiên của người
phụ nữ. Tuy nhiên, khi mang thai và sinh nở người phụ nữ có thể phải đối mặt với
nhiều nguy cơ về sức khoẻ cho bản thân cũng như cho trẻ. Những nguy cơ này có
thể dẫn tới thương tật hoặc tử vong cho bà mẹ và thai nhi. Theo ước tính của Tổ
chức Y tế thế giới (WHO), trên thế giới trung bình cứ mỗi phút có một phụ nữ tử

vong do các biến chứng liên quan đến thai nghén và sinh nở, tức là có khoảng 1.600
phụ nữ tử vong mỗi ngày và hơn nửa triệu phụ nữ chết hàng năm. 99% các trường
hợp tử vong mẹ xảy ra ở các nước đang phát triển.
Theo thông tin từ Quỹ Dân số Liên hợp quốc 2012, mỗi năm thế giới có
358.000 phụ nữ tử vong do các nguyên nhân liên quan đến thai nghén; 10-15 triệu
phụ nữ phải gánh chịu các căn bệnh hoặc tàn tật nặng do biến chứng trong quá trình
thai nghén và sinh nở gây ra; 15% phụ nữ có thai trải qua một lần biến chứng có
nguy cơ gây tử vong trong khi sinh nở.
Tử vong mẹ do nhiều nguyên nhân liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá
trình thai nghén và sinh nở của bà mẹ. Phần lớn các nguyên nhân này có thể được
phát hiện và điều trị có hiệu quả nếu phụ nữ có thai được chăm sóc đầy đủ trong
suốt quá trình mang thai và sinh nở. Sáng kiến "Làm mẹ an toàn" (LMAT) do WHO
và UNICEF đưa ra lần đầu tiên vào năm 1987 là một nỗ lực mang tính toàn cầu
nhằm làm giảm tỉ lệ tử vong mẹ và trẻ sơ sinh. Tại Việt Nam, chương trình LMAT
bắt đầu được thực hiện vào năm 1995. Chăm sóc trước sinh (CSTS) là một trong
những nội dung quan trọng của chương trình LMAT, trong đó hoạt động khám thai
định kỳ là một hoạt động quan trọng của công tác này. Khám thai đầy đủ đều đặn
giúp phát hiện sớm các trường hợp bệnh lý của mẹ cũng như các bất thường của
thai để có các biện pháp hỗ trợ chăm sóc y tế kịp thời nhằm làm giảm các tai biến
trong thời kỳ mang thai và sinh nở.
Xã Thuận là một xã vùng biên giới của huyện Hướng Hóa, nằm trên tuyến lộ Lìa,
có chiều dài 9 km có 3 dân tộc sinh sống chính: Kinh, Vân Kiều, Pa Cô. Toàn xã có
15 thôn bản, 589 hộ, 2.980 khẩu, tỷ lệ hộ nghèo 14,07%. Theo số liệu báo cáo tổng
1


kết công tác CSSKSS năm 2013 Tại xã Thuân, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị
tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai ≥ 3 lần trong 3 thời kỳ trong toàn xã 48,45% tăng so
với năm 2012 là 35,04%. Tuy nhiên, tỉ lệ phụ nữ đẻ được khám thai  3 lần tại xã
Thuận, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị vẫn còn thấp theo báo cáo có phản ánh

đúng được thực trạng khám thai trên thực tế không? Các yếu tố nào ảnh hưởng tới
tình trạng này? Để trả lời các câu hỏi trên, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu
“Thực trạng khám thai và một số yếu tố liên quan của phụ nữ đẻ tại xã thuận,
huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị 12 tháng năm 2013”, qua đó đề xuất giải
pháp nhằm góp phần thực hiện tốt chương trình chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bà mẹ
và trẻ em tại địa phương với 2 mục tiêu cụ thể sau:
1. Xác định tỉ lệ phụ nữ đẻ từ 01/01/2013 đến 31/12/2013 tại xã Thuận,
huyện Hướng Hóa được khám thai ≥ 3 lần trong 3 thời kỳ.
2. Mô tả một số yếu tố ảnh hưởng đến việc khám thai của phụ nữ sinh con từ
ngày 01/01/2013 đến 31/12/2013 tại địa bàn nghiên cứu.
















2


Chương 1

TỔNG QUAN

1.1. TÌNH HÌNH TỬ VONG MẸ VÀ CÁC TAI BIẾN LIÊN QUAN ĐẾN QUÁ
TRÌNH MANG THAI VÀ SINH NỞ
Mỗi lần mang thai và sinh nở, phụ nữ lại phải đối mặt với nhiều nguy cơ liên
quan đến các tai biến nguy hiểm và khó lường trước. Những tai biến này có thể dẫn
tới thương tật hoặc tử vong cho bà mẹ và thai nhi. Theo ước tính của WHO, hàng
năm hơn nửa triệu phụ nữ tử vong do các biến chứng liên quan đến thai nghén và
sinh nở và khoảng 10 triệu phụ nữ phải chịu đựng các tai biến như bệnh tật, chấn
thương hoặc nhiễm trùng cũng do các nguyên nhân trên. Tai biến sản khoa đã trở
thành nguyên nhân tử vong hàng đầu đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở nhiều
nước. Tỉ lệ tử vong này khác nhau ở các khu vực và các quốc gia. 99% các trường
hợp tử vong này xảy ra ở các nước đang phát triển. Tỉ lệ này cao nhất ở vùng Cận sa
mạc Sahara Châu Phi, tiếp theo là vùng Trung và Nam Á. Nghiên cứu gần đây do
WHO, UNICEF và UNFPA tiến hành cho thấy nguy cơ tử vong trong thời kỳ thai
nghén và sinh nở ở vùng Cận sa mạc Sahara là 1/16, trong khi đó nguy cơ này ở các
nước phát triển là 1/2800. Nguy cơ tử vong do tai biến của thai nghén và sinh nở
cao nhất là ở Sierra Leone và Afghanistan với tỉ lệ tử vong là 1/6. Các biến chứng
liên quan đến thai nghén và sinh nở trực tiếp gây tử vong cho phụ nữ chiếm khoảng
70% các trường hợp tử vong:
- Băng huyết: chiếm 25% các trường hợp, là nguyên nhân hay gặp nhất.
- Nhiễm trùng: chiếm 15%, thường gặp ở các trường hợp vô trùng kém trong
nạo phá thai hoặc khi sinh.
- Nạo phá thai không an toàn: chiếm 13%, thường do nạo phá thai trong điều
kiện vô trùng kém. Tại các nước cấm nạo phá thai, phụ nữ không dám đến các cơ sở
y tế khi có dấu hiệu chảy máu hoặc nhiễm trùng sau nạo thai và thường dẫn đến tử
vong.
3



- Sản giật: chiếm 12% các trường hợp. Huyết áp cao thường dẫn đến sản giật
và có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị sớm. Trường hợp này có thể
phòng ngừa và điều trị được nếu được chăm sóc trước sinh tốt.
- Tai biến khi chuyển dạ: chiếm 8% các trường hợp.
Hơn 20% các trường hợp tử vong khác là hậu quả do mắc một số bệnh và trở
nên trầm trọng thêm khi mang thai như: thiếu máu, lao và HIV/AIDS. Các nguyên
nhân gây nên tử vong mẹ cũng thường là các nguyên nhân gây tử vong cho trẻ sơ
sinh. Hàng năm trên thế giới có khoảng 4,3 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong tháng đầu
và phần lớn các ca tử vong này có liên quan đến các biến chứng của mẹ trong thời
kỳ thai nghén và sinh nở.
Phụ nữ tử vong là do các biến chứng trong và sau khi mang thai và sinh đẻ.
Hầu hết những biến chứng này phát triển trong quá trình mang thai. Các biến chứng
khác có thể tn tại trước khi mang thai nhưng trở nên ti tệ hơn trong quá trình
mang thai.
Những biến chứng chủ yếu chiếm tới 80% tử vong mẹ là: chảy máu nhiều,
nhiễm trùng (thường sau sinh), huyết áp cao trong khi mang thai (tiền sản giật và
sản giật) và phá thai không an toàn. Những biến chứng còn lại do hoặc liên quan với
những bệnh như sốt rét và AIDS trong khi mang thai.
Có 99% tử vong mẹ xảy ra ở những nước đang phát triển.
Tử vong mẹ cao hơn ở những phụ nữ sống tại nông thôn và trong cộng đng
nghèo hơn.
Vị thành niên phải đối mặt với nguy cơ biến chứng và tử vong cao hơn khi
mang thai so với những phụ nữ lớn tuổi hơn.
Việc chăm sóc có kỹ năng lành nghề trước, trong và sau sinh có thể cứu hàng
chục ngàn phụ nữ và trẻ sơ sinh.
Trong khi tiêu chuẩn chăm sóc phụ nữ có thai đang ngày càng tăng ở nhiều
nơi trên thế giới trong thập kỷ qua, thì chỉ có 46% phụ nữ ở những nước thu nhập
thấp được lợi từ viêc chăm sóc có kỹ năng lành nghề trong khi sinh đẻ.
Tại Việt Nam theo ước tính của WHO và UNICEF tỉ suất tử vong mẹ của
Việt Nam năm 1995 là 95/100.000. Theo kết quả nghiên cứu của Trần Thị Phương

4


Mai (2000-2001) được thực hiện tại 7 tỉnh đại diện cho 7 vùng sinh thái cho thấy tỉ
suất tử vong mẹ dao động từ 124-206/100.000 trẻ đẻ sống, trung bình là
165/100.000 trẻ đẻ sống. Nguy cơ tử vong mẹ chung cho toàn quốc là 248. Nguy cơ
này dao động trong khoảng từ 427-175 (nghĩa là 1 bà mẹ có nguy cơ tử vong trong
số 248 phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ). Trong các nguyên nhân gây ra tử vong mẹ thì
76,3% là các nguyên nhân trực tiếp và 23,7% là các nguyên nhân gián tiếp. Trong
số tất cả các nguyên nhân trực tiếp, băng huyết chiếm tỉ lệ cao nhất với 41%. Tỉ lệ
này cũng tương tự như tỉ lệ tử vong mẹ ước tính trên toàn cầu. Nghiên cứu của Trần
Thị Trung Chiến và cộng sự năm 2001 tại 7 tỉnh đại diện cho 7 vùng sinh thái tại
Việt Nam cho thấy tỉ lệ chết chu sinh trên toàn quốc là 22,2%. Lý do chính gây tử
vong chu sinh liên quan chặt chẽ đến thời kỳ mang thai và sinh đẻ của mẹ: 21,6%
do đẻ non, 17,5 do ngạt sơ sinh, 9,1% dị tật bẩm sinh, 5,8% thai kém phát triển và
5,4% vị trí ngôi bất thường.
Một nghiên cứu do TCYTTG hỗ trợ cho thấy rằng tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng
cao của miền Bắc, chủ yếu là vùng nghèo, gần như cao hơn 10 lần so với các những
vùng trù phú khác ở các khu vực đông nam và đng bằng sông Hng.
Trong khi độ bao phủ về chăm sóc trước sinh đạt hơn hơn 90%, một phụ nữ
ở miền Bắc hoặc Tây nguyên sẽ ít có khả năng hơn một phụ nữ ở vùng giàu có hơn
để nhận được chăm sóc trước sinh và tiêm vắc xin phòng uốn ván.
Có 3 lĩnh vực lớn cần được cải thiện nếu Việt Nam muốn đạt được tiến bộ
hơn nữa về sức khoẻ bà mẹ:
- Sự sn có của đội ngũ lành nghề đỡ đẻ và dịch vụ cấp cứu sản khoa toàn
diện, đặc biệt là vùng miền núi;
- Chất lượng của dịch vụ sức khoẻ sinh sản và năng lực của người cung cấp
dịch vụ và nhà quản lý y tế để cung cấp đủ loại can thiệp được khuyến cáo trong
giai đoạn người phụ nữ mang thai, trong sinh và sau sinh;
- Tăng cường kiến thức của phụ nữ, gia đình và cộng đng về sức khoẻ bà

mẹ và dinh dưỡng, về các dấu hiệu bình thường hoặc nguy hiểm trong lúc mang
thai, trong sinh và sau sinh, và về lợi ích của chăm sóc trước sinh, sự trợ giúp của
đội ngũ nhân viên đỡ đẻ lành nghề và sự chăm sóc sau sinh.
5


Kế hoạch Quốc gia về Làm mẹ an toàn và Chăm sóc sơ sinh 2011-2015,
được xây dựng với sự hỗ trợ của TCYTTG, đã đặt ra mục tiêu khá tham vọng là
giảm tỷ lệ tử vong mẹ (MMR) từ 68/100.000 trẻ sinh sống năm 2010 xuống
58/100.000 trẻ sinh sống vào năm 2015.
TCYTTG, hợp tác với các đối tác Liên Hơp quốc và Ngân hàng Thế giới, hỗ
trợ Bộ Y tế trong việc hoàn thành cam kết đối với Chiến lược toàn cầu của Liên
Hợp quốc về Sức khoẻ Trẻ em và Phụ nữ, và trong việc thực hiện khuyến cáo của
Ủy ban Liên hợp quốc về thông tin và Trách nhiệm giải trình đối với sức khoẻ của
trẻ em và phụ nữ.
Trong khuôn khổ của các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs), sức
khoẻ bà mẹ là một quan tâm quan trọng của Bộ Y tế và Chính phủ Việt Nam
Việt Nam cũng cam kết với Chiến lược toàn cầu của Liên Hợp Quốc về Sức
khoẻ của Trẻ em và Phụ nữ nhằm cứu sống hơn 16 triệu phụ nữ và trẻ em trong
vòng 4 năm tới.
Từ 1990, tử vong mẹ đã giảm tại Việt Nam và Việt Nam đang trên con
đường thực hiện MDG5 (giảm 3/4 tử vong mẹ từ 1990 đến 2015).
Sức khoẻ bà mẹ và việc tiếp cận các dịch vụ sức khoẻ sinh sản đã cải thiện
liên tục tại Việt Nam trong 2 thập kỷ qua.
Theo Bộ Y tế (BYT), tỷ lệ tử vong mẹ (MMR) đã giảm từ 200/100.000 trẻ
sinh sống năm 1990 xuống 80/100.000 trẻ sinh sống năm 2005, và hiện tại ước tính
khoảng 65/100.000 trẻ sinh sống.
Cuộc đẻ có trợ giúp của nhân viên y tế được đào tạo đã tăng từ 85% năm
2000 lên 94.7% năm 2008.
1.2. LÀM MẸ AN TOÀN

Tình trạng tử vong cao của bà mẹ đã thu hút sự quan tâm của các quốc gia và
các tổ chức trên thế giới. Sáng kiến LMAT là một nỗ lực toàn cầu nhằm làm giảm
tử vong và bệnh tật của bà mẹ. Sáng kiến toàn cầu này được đưa ra tại hội nghị ở
Nairobi, Kenya vào năm 1987 nhằm cải thiện sức khoẻ bà mẹ và giảm số ca tử vong
mẹ. Chương trình LMAT hiện nay đã được thực hiện ở hơn 100 quốc gia. Chương
trình LMAT được thực hiện tại Việt Nam từ năm 1995 do Bộ Y tế phối hợp với tổ
chức WHO và UNICEF. Chương trình LMAT bao gm các thành tố:
6


- Chăm sóc trước sinh
- Chăm sóc trong sinh
- Chăm sóc sau sinh
- Chăm sóc trẻ sơ sinh
- Nạo thai an toàn
- Ngăn ngừa và kiểm soát các bệnh nhiễm khuẩn từ đường sinh sản
- Ngăn ngừa và kiểm soát các bệnh lây truyền qua đường tình dục
- Lây truyền HIV/AIDS từ mẹ sang con
- Kế hoạch hoá gia đình
Thực hiện tốt chương trình LMAT sẽ giúp đạt được các mục tiêu Chiến lược
dân số - Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020. Cụ thể là các mục tiêu,
chỉ tiêu sau:
- Phấn đấu tốc độ tăng dân số ở mức khoảng 1% vào năm 2015 và ổn định ở
mức khoảng 1% vào năm 2020; chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức trung bình
cao của thế giới vào năm 2020.
- Giảm tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi xuống 19,3‰ vào năm 2015 và xuống
16‰ vào năm 2020.
- Giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản xuống 58,3/100.000 trẻ đẻ
sống vào năm 2015 và xuống dưới 52/100.000 vào năm 2020.
- Quy mô dân số không vượt quá 93 triệu người vào năm 2015 và 98 triệu

người vào năm 2020.
- Giảm tỷ lệ phá thai xuống 27/100 trẻ đẻ sống vào năm 2015 và xuống dưới
25/100 vào năm 2020.
- Giảm nhiễm khuẩn đường sinh sản, nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình
dục; chủ động phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm ung thư đường sinh sản, chú
trọng sàng lọc ung thư đường sinh sản ở phụ nữ trong độ tuổi 30 - 54 tuổi.
- Giảm 15% số trường hợp nhiễm khuẩn đường sinh sản vào năm 2015 và
30% vào năm 2020.
- Giảm 10% số trường hợp nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục vào
năm 2015 và 20% vào năm 2020.
7


1.3. CHĂM SÓC TRƯỚC SINH (CSTS)
Chăm sóc trước sinh là một trong những thành tố quan trọng của chương
trình LMAT. Có rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước chứng minh lợi ích của
việc CSTS đầy đủ đối với bà mẹ và thai nhi. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra tầm quan
trọng của thời điểm khám thai đầu tiên trong 3 tháng đầu của thời kỳ thai nghén và
nhấn mạnh hiệu quả của việc các bà mẹ khám thai 3 lần trở lên đối với việc phát
hiện sớm và nhờ đó làm giảm các biến chứng đối với bà mẹ và thai nhi. Nếu bà mẹ
có thai mà khám thai lần đầu trong 3 tháng đầu và khám được từ 4 đến 8 lần trong
quá trình mang thai thì sẽ giảm được nguy cơ tử vong chu sinh xuống 9 lần. Một số
nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng nếu bà mẹ khám thai trên 3 lần sẽ giảm nguy cơ
sinh con nhẹ cân được 4,4% [14]; hoặc nếu bà mẹ không đi khám thai hoặc khám
thai không đủ (dưới 3 lần) thì nguy cơ tử vong con tăng gấp 4,4 lần so với bà mẹ
khám thai từ 3 lần trở lên trong cả quá trình thai nghén [11, tr.92].
Để nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc SKTS và hạn chế tối đa các sai sót
có thể xảy ra, việc chuẩn hoá các hoạt động chuyên môn là một vấn đề đặc biệt
quan trọng. Để đáp ứng yêu cầu quan trọng trên Bộ Y tế đã ban hành "Hướng dẫn
Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc SKSS ban hành kèm theo Quyết định số

4620/QĐ-BYT ngày 25/11/2009".
Theo Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, bao
gm 8 phần:
Phần I: Hướng dẫn chung
Phần II: Làm mẹ an toàn
Phần III: Chăm sóc sơ sinh
Phần IV: Kế hoạch hóa gia đình
Phần V: Nhiễm khuẩn đường sinh sản và nhiểm khuẩn lây truyền qua đường
tình duc.
Phần VI: Sức khỏe sinh sản vị thành niên.
Phần VII: Phá thai an toàn.
Phần VIII: Nam học

8


1.4. CÔNG TÁC KHÁM THAI TẠI VIỆT NAM
Trong hơn một thập kỷ qua, công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em
(CSSKBMTE) của nước ta đã đạt nhiều thành tựu được cộng đng quốc tế đánh giá
cao. Tuy nhiên, công tác CSSKBMTE vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách
thức: tỷ lệ tử vong bà mẹ, trẻ em tuy đã giảm, nhưng có sự chệnh lệch lớn giữa các
vùng miền. Một số tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa tỷ lệ tử vong bà mẹ, trẻ em vẫn
ở mức đáng báo động như Điện Biên, Lai Châu, Đắc Nông… Tỷ lệ tử vong của trẻ
sơ sinh chiếm khá cao trong tổng số ca tử vong ở trẻ em (trẻ dưới 1 tuổi là 70%, trẻ
dưới 5 tuổi là 50%). Nguyên nhân là do người dân vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khó
khăn trong tiếp cận những dịch vụ y tế thiết yếu; hủ tục lạc hậu như tập tục mê tín di
đoan, tảo hôn, trọng nam khinh nữ, đẻ nhiều… tạo thành những hành vi có hại cho
sức khỏe.
1.5. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHÁM THAI CỦA CÁC BÀ MẸ
THEO CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC.

Có một số yếu tố liên quan đến việc chăm sóc trước sinh của bà mẹ. Các yếu
tố này khác nhau ở các vùng, các khu vực khác nhau.
Mức học vấn: mức học vấn luôn liên quan đến nhiều vấn đề sức khoẻ. Mức học
vấn càng cao thì càng thuận lợi cho nhận thức và hành vi đúng đắn. Tuy nhiên, sự
liên quan giữa mức học vấn và số lần khám thai của bà mẹ không giống nhau ở các
nghiên cứu. Có một số nghiên cứu chỉ ra rằng có mối liên quan chặt chẽ giữa mức
học vấn của thai phụ và việc khám thai. Nghiên cứu của Đinh Thanh Huề và Dương
Thu Hương tại xã Hương Long, Huế năm 2002 [12] và nghiên cứu của Magadi
M.A., Madise N.J., Roddrigues R.N tại Kenya năm 2000 [27] cho thấy mức học vấn
của thai phụ càng cao thì tỉ lệ khám thai đầy đủ càng cao. Tuy nhiên, theo nghiên
cứu của WHO tại khu vực Tây Thái Bình Dương từ 01/07/2000 - 30/06/2001 lại
không thấy có những mối liên quan này [43].
Mức hiểu biết về chăm sóc thai sản: Mức hiểu biết về chăm sóc thai sản của
bà mẹ cũng là một yếu tố tác động đến việc khám thai. Thai phụ càng hiểu rõ lợi ích
do việc khám thai đầy đủ mang lại cho bản thân cũng như thai nhi càng đi khám
thai đầy đủ. Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng có mối liên quan chặt chẽ giữa
9


mức hiểu biết về chăm sóc thai sản của bà mẹ và việc khám thai. Tỉ lệ khám thai
đầy đủ cũng tăng theo sự tăng của mức hiểu biết về chăm sóc thai sản (theo nghiên
cứu của Đinh Thanh Huề và Dương Thu Hương tại xã Hương Long, Huế năm 2002
[12] và Magadi M.A., Madise N.J., Roddrigues R.N tại Kenya năm 2000 [27]).
1.6. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ HUYỆN HƯỚNG HÓA, TỈNH
QUẢNG TRỊ.
- Hướng Hóa là 1 huyện miền núi, vùng cao, biên giới. Nằm về phía Tây của
tỉnh Quảng Trị, là một trong 10 đơn vị hành chính của tỉnh Quảng Trị. phía Bắc
giáp tỉnh Quảng Bình, phía Nam và Tây giáp nước CHDCND Lào, phía Đông giáp
với huyện Gio Linh, Vĩnh Linh và Đakrong.
- Toàn huyện có 22 xã, thị trấn.

- Có 15 xã vùng dân Tộc thiểu số và 7 xã đường 9 (có 2 thị trấn Khe Sanh,
Lao Bảo).
- Diện tích tự nhiên toàn huyện: 1.150,86 km2,
- Dân số 85.354 người.
- Số hộ: 17.459
- Có 3 dân tộc sinh sống chủ yếu: Vân Kiều 37,46%, Pa Kô 6,4%, Kinh
56,02% và dân Tộc khác 0,12%.
- Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện
2013: 21,39%, cận nghèo 1,89 (xã có tỷ lệ hộ nghèo cao Hướng Linh 56,75%; Húc
54,67%; Xy 53,75% - xã có tỷ lệ hộ nghèo thấp Tân Tân Liên: 4,23%; Tân Long:
4,49%). Trong đó, xã Thuận có tỷ lệ hộ nghèo 14,07%.
Theo số liệu báo cáo tổng kết công tác CSSKSS năm 2013 của TTYT huyện
Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị
Năm 2013, tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai ≥ 3 lần trong 3 thời kỳ trong toàn
huyện tăng so với năm 2012, (2012: 29,7%, 2013: 44,43%), tỷ lệ này thấp so với
toàn tỉnh (2013:89,79), Bắc Miền Trung (2013: 88,3%) và cả nước (2013: 87,5%).



10


Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Bà mẹ sinh con trong khoảng thời gian từ 01/01/2013 đến 31/12/2013
- Cán bộ y tế xã
- Cán bộ y tế xã phụ trách BVSKBMTE/KHHGĐ
- Trưởng trạm y tế xã.

- Ông bố của các bà mẹ
2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
- Địa điểm nghiên cứu: xã Thuận, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 01/2014 đến tháng 9/2014
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong nghiên cứu chúng tôi sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang có phân
tích, kết hợp với nghiên cứu định tính nhằm thu thập thêm những thông tin làm rõ
hơn cho nghiên cứu định lượng.
2.3.1. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu:
2.3.1.1. Nghiên cứu định lượng:
Khung mẫu: tất cả các bà mẹ sinh con từ 01/01/2013 đến 31/12/2013. Lập
danh sách tất cả các bà mẹ sinh con tại xã Thuận, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng
Trị.
- Cỡ mẫu: tổng số bà mẹ sinh con trong khoảng thời gian 12 tháng năm 2013
là 78 người.
2.3.1.2. Nghiên cứu định tính:
- Lập danh sách 5 các cán bộ y tế xã cần phỏng vấn:
+ Trưởng trạm y tế xã
+ Cán bộ y tế xã phụ trách KHHGĐ
+ Cán bộ NHS
+ Hai nhân viên TYT
- Lập danh sách ông chng của các bà mẹ:
11


- Lập danh sách 5 ông chng của các bà mẹ đi khám thai đầy đủ
- Lập danh sách 5 ông chng của các bà mẹ không đi hoặc đi khám thai
không đầy đủ.
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu:
- Phương pháp thu thập số liệu:

Phỏng vấn bà mẹ: Do xã Thuận là xã miền núi, người dân sống rải rác trên
địa bàn kéo dài 9 km
2
và nhiều đi núi nên việc đi lại gặp nhiều khó khăn, vậy
chúng tôi quyết định tiến hành việc thu thập số liệu tại nhà các bà mẹ cụ thể như
sau:
Ngày thứ 1 (14/.7/2014): Phỏng vấn các bà mẹ sinh con từ 01/01/2013 đến
31/12/2013 tại nhà. Sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn (phụ lục 1).
Ngày thứ 2 (15/7/2014): Phỏng vấn tại nhà các bà mẹ sinh con từ 01/01/2013
đến 31/12/2013. Sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn (phụ lục 1) và thảo luận nhóm tại
trạm y tế xã các cán bộ y tế xã và cộng tác viên dân số, ông chng của các bà mẹ
(sử dụng bộ câu hỏi phụ lục 2).
- Công cụ thu thập số liệu
+ Bộ câu hỏi phỏng vấn (phụ lục 1).
+ Hướng dẫn thảo luận nhóm cán bộ y tế xã và cộng tác viên dân số (phụ lục
2).
+ Hướng dẫn thảo luận nhóm các ông bố của các bà mẹ (Phụ lục 2)
- Điều tra viên:
01 thành viên là học viên CK1 YTCC khóa 23, 04 thành viên là cán bộ
Trung tâm y tế huyện Hướng Hóa và 03 người là cán bộ trạm y tế xã.
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu:
- Số liệu định lượng: xử lý số liệu bằng chương trình SPSS 11.5
- Số liệu định tính: tập hợp kết quả theo nội dung nghiên cứu, trích dẫn để
làm rõ hơn cho dữ liệu định lượng.
2.4. ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU
- Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng làm cơ sở để xây dựng kế hoạch
và mục tiêu cho công tác chăm sóc thai sản tại xã Thuận.
12



- Các xã khác có cùng điều kiện kinh tế, xã hội như xã Thuận có thể tham
khảo kết quả này cho công tác lập kế hoạch CT CSSKSS của xã.
2.5. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
2.5. 1. Sai số nhớ lại do bà mẹ không nhớ, không để ý. Để khắc phục chúng
tôi chuẩn bị bộ câu hỏi phỏng vấn rõ ràng, các câu hỏi phỏng vấn cần dễ hiểu,
không dùng các từ chuyên môn, không dùng các từ khác lạ với ngôn ngữ tại địa
phương. Thử nghiệm bộ câu hỏi trước khi tiến hành điều tra.
2.5. 2. Sai số do bà mẹ không muốn cung cấp thông tin do ngại, do yếu tố
văn hoá. Giải thích rõ mục tiêu của cuộc phỏng vấn là để phục vụ cho công tác
chăm sóc sức khoẻ của nhân dân tại địa phương, tạo sự tin cậy cho bà mẹ.
2.5. 3. Sai số do người phỏng vấn: Chúng tôi lựa chọn 04 điều tra viên là cán
bộ tại trung tâm y tế huyện và 03 nhân viên trạm y tế xã. Tập huấn cho điều tra viên
trước khi đi phỏng vấn để hạn chế sai số do phỏng vấn.
2.6. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU:
- Nghiên cứu tuân theo các yêu cầu của Hội đng Đạo đức của nhà trường.
- Đây là một vấn đề sức khoẻ trong công tác BVBMTE đang được quan tâm
tại địa phương. Đề tài được sự ủng hộ của các cấp chính quyền và y tế tại địa
phương.
- Các đối tượng nghiên cứu đều được giải thích đầy đủ về mục đích và nội
dung nghiên cứu. Các đối tượng nghiên cứu có quyền từ chối hoặc ngừng tham gia
nghiên cứu. Thông tin cá nhân của các đối tượng nghiên cứu được đảm bảo bí mật.
Nghiên cứu không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại
địa phương của đối tượng nghiên cứu.
- Các số liệu và kết quả nghiên cứu chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên
cứu đã đề ra, không sử dụng cho các mục đích khác. Kết quả nghiên cứu phục vụ
cho công tác BVBMTE tại địa phương, giúp cải thiện các vấn đề sức khoẻ cho các
phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại địa phương.


13



2.7. CÁC BIẾN SỐ TRONG NGHIÊN CỨU: phụ lục 3
2.8. MỘT SỐ KHÁI NIỆM SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU
Kiến thức về chăm sóc thai sản của bà mẹ:
- Kiến thức về khám thai: hiểu biết về lợi ích của việc đi khám thai, số lần
khám thai cần thiết khi mang thai, khám thai vào thời gian nào của thai kỳ
- Kiến thức về tiêm vắc xin phòng chống uốn ván trong thời kỳ mang thai
- Kiến thức về dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai
- Kiến thức về chế độ lao động và nghỉ ngơi trong thời kỳ mang thai
- Kiến thức về vệ sinh trong thời kỳ mang thai.
Thực hành về khám thai của bà mẹ: thể hiện qua việc đi khám thai của bà
mẹ: số lần đi khám thai, thời điểm đi khám thai (theo 3 thời kỳ mang thai)
Mức kinh tế gia đình:
Theo Số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30 tháng 01 năm 2011 Về việc ban hành
chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015.
- Hộ nghèo: thu nhập đầu người ≤ 400.000đ/người/tháng, tương đương
(4.800.000.đ/người/năm).
- Hộ không nghèo: thu nhập đầu người > 400.000.đ/người/tháng
Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ: Là các phụ nữ từ 15 đến 49 tuổi
Tỉ suất tử vong mẹ: Tử vong mẹ là những trường hợp phụ nữ bị tử vong
trong thời gian mang thai hoặc 42 ngày sau khi chấm dứt thai nghén vì bất kỳ lý do
gì trừ nguyên nhân tử vong do tai nạn và tự tử. Tỉ suất tử vong mẹ tính bằng tổng số
ca tử vong mẹ trên 100.000 trẻ đẻ sống. Tỉ suất này cho biết nguy cơ chết mẹ trong
thời gian mang thai và sau sinh.
Tỉ lệ chết mẹ: là tổng số ca tử vong mẹ trên 100.000 phụ nữ trong độ tuổi
sinh đẻ trong năm.
Nguy cơ tử vong mẹ: là khả năng tử vong xuất phát từ các biến chứng trong
suốt thời kỳ mang thai và sau khi sinh trong độ tuổi sinh đẻ. Số liệu này thường
được dùng để diễn tả sự khác biệt về các nguy cơ người phụ nữ gặp phải giữa các

nước phát triển và nước đang phát triển.
14


Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. MỘT SỐ THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Kết quả điều tra 78 bà mẹ sinh con trong khoảng thời gian 01/01/2013 đến
31/12/2013 tại xã Thuận, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị chúng tôi thu được các
thông tin như sau:
Bảng 1. Nhóm tuổi của bà mẹ
Nhóm tuổi
Tần số
Tỉ lệ %
< 20
9
11,5
20-30
61
78,2
> 30
8
10,3
Tổng cộng
78
100,0


Biểu đồ 3.1. Nhóm tuổi của bà mẹ


Nhận xét:
Các bà mẹ sinh nở chủ yếu ở độ tuổi từ 20-30 chiếm 78,1%, tiếp theo là độ
tuổi dưới 20 chiếm 11,5%, và độ tuổi trên 30 chiếm 10,3%.

15


Bảng 2. Phân bố bà mẹ theo dân tộc
Dân tộc
Tần số
Tỉ lệ %
Kinh
9
11,5
Vân kiều
69
88,5
Tổng cộng
78
100,0
Nhận xét:
Các bà mẹ trong nhóm đối tượng nghiên cứu chủ yếu là người dân Tộc Vân
Kiều chiếm 88,5%, dân Tộc Kinh chiếm 11,5%
Bảng 3. Trình độ học vấn của bà mẹ
Trình độ học vấn
Tần số
Tỉ lệ %
Không biết chữ
35

44,9
Tiểu học
32
41,0
Trung học cơ sở
9
11,5
Trung học phổ thông
1
1,3
Trên trung học phổ thông
1
1,3
Tổng cộng
78
100,0
Nhận xét:
Phần lớn các bà mẹ không biết chữ chiếm 44,9%, có trình độ học vấn cấp
tiểu học 41%, trung học cơ sở 11,5%, tiếp theo là trung học phổ thông 1,3%, trên
trung học phổ thông 1,3%.
Bảng 4: Nghề nghiệp của bà mẹ
Nghề nghiệp bà mẹ
Tần số
Tỉ lệ %
Nông dân
75
96,2
Cán bộ nhà nước (công chức, viên chức )
1
1,3

Buôn bán
1
1,3
Nội trợ
1
1,3
Tổng cộng
78
100,0
Nhận xét:
96,2% các bà mẹ là nông dân, cán bộ công viên chức 1,3%, buôn bán: 1,3 %,
nội trợ 1.3%.
16


Bảng 5: Mức kinh tế gia đình của bà mẹ
Mức kinh tế gia đình
Tần số
Tỉ lệ %
Nghèo
55
70,5
Không nghèo
23
29,5
Tổng cộng
78
100,0
Nhận xét:
Hộ nghèo chiếm 70,5% (mức thu nhập đầu người ≤ 400.000đ/người/tháng);

hộ không nghèo chiếm 29,5% trên tổng số bà mẹ được hỏi.
3.2. THỰC TRẠNG VỀ THỰC HÀNH VÀ KIẾN THỨC KHÁM THAI CỦA
BÀ MẸ
Bảng 6: Số lần khám thai của bà mẹ
Số lần khám thai
Tần số
Tỉ lệ %
Không khám thai
5
6,4
1 lần
11
14,1
2 lần
8
10,3
Từ 3 lần trở lê (3
+
)
50
64,1
Có khám nhưng không nhớ số lần
4
5,1
Tổng cộng
78
100,0
Nhận xét:
64,1% các bà mẹ đi khám thai từ 3 lần trở lên; 10,3% các bà mẹ khám thai 2
lần; 14,1% các bà mẹ khám thai 1 lần; 6,4% bà mẹ không đi khám thai và 5,1% các

bà mẹ đi khám thai nhưng không nhớ số lần.
Bảng 7: Tỉ lệ bà mẹ khám thai đủ và đúng lịch
Khám thai
Tần số
Tỉ lệ%
Khám thai 3
+
và đúng lịch
10
12.8
Không khám thai đủ và đúng lịch
68
87,2
Tổng cộng
78
100,0
Nhận xét:
Các bà mẹ đẻ được khám thai ≥ 3 lần trong 3 thời kỳ (đúng lịch) chiếm
12,8% trong tổng số các bà mẹ được hỏi.
Khám thai không đủ hoặc đủ mà không đúng lịch chiếm tỷ lệ 87,2%.
17


Bảng 8: Phân bố bà mẹ theo tuổi thai khi khám lần đầu
Tuổi thai khi KT lần đầu
Tần số
Tỉ lệ%
3 tháng đầu
6
7,7

Trên 3 tháng
72
92,3
Tổng cộng
78
100
Nhận xét:
Tỷ lệ các bà mẹ có thai trong 3 tháng đầu đi khám thai rất thấp 7,7% trong
tổng số các bè mẹ khi được hỏi.
Bảng 9: Phân bố bà mẹ theo nơi khám thai
Nơi khám thai
Tần số
Tỉ lệ %
Không khám
5
6,4
Trạm y tế xã
54
69,2
Bệnh viện huyện
16
20,5
Bệnh viện tỉnh
3
3,8
Tổng
78
100,0
Nhận xét:
Trong lần mang thai gần đây nhất 69,2% bà mẹ đã từng khám thai tại trạm y

tế xã; 20,5% bà mẹ đã từng khám thai ở bệnh viện huyện; 3,8% bà mẹ đã từng
khám thai ở bệnh viện tỉnh; 6,4% bà mẹ không đi khám thai.
Bảng10: Tỉ lệ % bà mẹ theo số lần khám thai và nơi khám thai
Nơi khám thai
KT lần 1
(%)
KT lần
2(%)
KT lần
3(%)
KT lần 3
+
(%)
Trạm y tế xã
72(92,3%)
45 (57,7%)
34 (43,6%)
4 (5,1%)
Bệnh viện huyện
1 (1,3%)
8 (10,3%)
8 (10,3%)
4 (5,1%)
Bệnh viện tỉnh
-
3 (3,8%)
3 (3,8%)
1 (1,3%)
Tổng cộng
73 (93,6%)

56 (71,8%)
45 (57,7%
9 (11,5%)
Nhận xét:
Tỷ lệ khám thai tại trạm y tế xã giảm so với lần khám thai: lần 1: 93,6%; lần
2: 57,7%; lần 3: 43,6%; lần 4: 5,1%.

×