Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

ĐỀ CƯƠNG MÔN LUẬT HÌNH SỰ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.58 KB, 29 trang )

ĐỀ CƯƠNG MÔN LUẬT HÌNH SỰ
Câu 1. Khái niệm, đối tượng, phương pháp điều chỉnh và nhiệm vụ của Luật hình sự Việt
Nam?
TRẢ LỜI:
a. Khái niệm:
Luật hình sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt nam, bao gồm hệ thống các quy
phạm pháp luật do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành quy định những hành vi nguy
hiểm cho xã hội nào là tội phạm và hình phạt đối với những tội phạm ấy; những vấn đề liên quan
đến việc quyết định hình phạt, miễn trách nhiệm hình sự và hình phạt.
b. đối tượng điều chỉnh của luật hình sự:
Đối tượng điều chỉnh của Luật hình sự Việt nam là các quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và
người phạm tội do có việc thực hiện tội phạm, tức là thực hiện hành vi xâm hại đến các quan hệ
xã hội và gây ra hoặc có thể gây ra thiệt hại cho các quan hệ đó.
Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật hình sự bao gồm: Nhà nước và người phạm tội. Hai chủ thể
này có các quyền và nghĩa vụ pháp lý khác nhau, đó là:
- Nhà nước: tham gia các quan hệ này thông qua các cơ quan chuyên trách của mình là cơ quan
điều tra, Viện kiểm sát và Toà án.
Nhà nước có quyền: điều tra, truy tố và xét xử người phạm tội, buộc người phạm tội phải chịu
trách nhiệm hình sự về tội phạm mà họ thực hiện theo trật tự được pháp luật quy định. Nhà nước
có nghĩa vụ: bảo đảm sự tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của người phạm tội, quyết định
những biện pháp xử lý tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đã
thực hiện và nhân thhân người phạm tội.
- Người phạm tội: có nghĩa vụ chấp hành những biện pháp cưỡng chế được quy định trong chế tài
của quy phạm pháp luật hình sự mà nhà nước áp dụng đối với họ, đồng thời người đó có quyền
yêu cầu nhà nước tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Sự kiện pháp lý phát sinh: khi người phạm tội thực hiện tội phạm.
c. Phương pháp điều chỉnh:
Phương pháp điều chỉnh pháp luật là phương thức, cách thức tác động của pháp luật đến các quan
hệ xã hội.
Phương pháp điều chỉnh của mỗi ngành luật được xác định bởi đặc trưng của đối tượng điều chỉnh
của ngành luật đó.


Do đối tượng điều chỉnh của Luật hình sự có đặc trưng thể hiện ở chỗ đó là quan hệ phát sinh giữa
Nhà nước và người phạm tội do có việc thực hiện tội phạm, nên phương pháp điều chỉnh của nó
cũng có đặc trưng, đó là phương pháp quyền uy.
Phương pháp quyền uy là phương pháp sử dụng quyền lực Nhà nước để điều chỉnh quan hệ pháp
luật hình sự - quan hệ giữa Nhà nước và người phạm tội.
Nội dung của phương pháp quyền uy là: Nhà nước có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế
được luật hình sự quy định theo một trật tự nhất định đối với người phạm tội mà không bị cản trở
hay phụ thuộc vào ý chí và hành động của cá nhhân hay tổ chức nào. Người phạm tội phải chấp
hành đầy đủ những biện pháp mà Nhà nước đã áp dụng đối với họ, trách nhiệm của ngươì phạm
tội về tội phạm mà họ thực hiện là trách nhiệm trước nhà nước. Trách nhiệm đó là trách nhiệm cá
nhân, do chính người phạm tội gánh chịu một cách trực tiếp, chứ không thể chuyển hay uỷ thác
cho một người nào khác.
d. Nhiệm vụ của Luật hình sự:
Bộ luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ
quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, chống mọi hành vi phạm
tội; đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội
phạm.
Câu 2. Khái niệm, nội dung và ý nghĩa của các nguyên tắc Luật hình sự Việt Nam. Hệ thống
các nguyên tắc của pháp luật hình sự.
TRẢ LỜI:
1


a. Khái niệm các nguyên tắc Luật hình sự:
Các nguyên tắc của Luật hình sự Việt Nam là những tư tưởng, nguyên lý cơ bản được ghi nhận,
thể hiện trong các quy phạm pháp luật hình sự, thực tiển áp dụng pháp luụât hình sự phản ánh
những quy luật kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và những quan niệm về đạo đức và pháp luật của
nhân dân đối với việc quy định tội phạm và hình phạt và nhũng vấn đề khác liên quan đến tội
phạm và hình phạt.

b. Nội dung các nguyên tắc:
Tuỳ thuộc vào tính chất và nội dung, các nguyên tắc của Luật hình sự Viện Nam đước phân thành
hai nhóm: các nguyên tắc pháp lý chung và các nguyên tắc pháp lý chuyên ngành.
- Các nguyên tắc pháp lý chung: Là các nguyên tắc đặc trưng chung cho tất cả các ngành luật,
trong đó có Luật hình sự.
Các nguyên tắc pháp lý chung trong Luật hình sự bao gồm: Nguyên tắc dân chủ XHCN; nguyên
tắc nhân đạo XHCN; nguyên tắc pháp chế XHCN; nguyên tắc kết hợp hài hoà chủ nghĩa yêu nước
và đoàn kết quốc tế; nguyên tắc chỉ chịu trách nhiệm đối với hành vi phạm tôị cụ thể; nguyên tắc
mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.
- Các nguyên tắc pháp lý chuyên ngành: Là những nguyên tắc đặc trưng riêng cho ngành luật hình
sự. Các nguyên tắc chuyên ngành bao gồm: nguyên tắc không tránh khỏi trách nhiệm hình sự và
hình phạt; nguyên tắc trách nhiệm cá nhân; nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở lỗi; nguyên tắc
phân hoá trách nhiệm tuỳ thuộc vào các tình tiết của việc thực hiện tội phạm; nguyên tắc cá thể
hoá trách nhiệm và hình phạt; nguyên tắc công bằng.
c. Ý nghĩa:
các nguyên tắc của Luật hình sự có ý nghĩa quan trọng đối với thực tiễn : thực tiễn lập pháp hình
sự và thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự.; các nguyên tắc của luật hình sự là những giá trị tư
tưởng, luận điểm tồn tại một các khách quan, được hình thành trong quá trình phát triển của xã
hội, do các điều kiện lịch sử cụ thể của đời sống xã hội quy định; các nguyên tắc của luật hình sự
mang tính giai cấp.
Câu 3. Các nguyên tắc chung của Luật hình sự?
TRẢ LỜI:
Các nguyên tắc pháp lý chung trong Luật hình sự bao gồm: Nguyên tắc dân chủ XHCN; nguyên
tắc nhân đạo XHCN; nguyên tắc pháp chế XHCN; nguyên tắc kết hợp hài hoà chủ nghĩa yêu nước
và đoàn kết quốc tế; nguyên tắc chỉ chịu trách nhiệm đối với hành vi phạm tôị cụ thể; nguyên tắc
mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.
a. Nguyên tắc dân chủ XHCN:
Trong Luật hình sự Việt Nam nguyên tắc này được thể hiện ở các mặt sau:
- Luật hình sự Việt nam bảo vệ chế độ xã hội và nhà nước của nhân dân lao động, thể hiện ý chí,
lợi ích của nhân dân;

- Tôn trọng và bảo vệ các quyền dân chủ của công dân ;
- Bảo đảm mọi công dân tự mình hoặc thông qua các cơ quan, tổ chức khác nhau tham gia xây
dựng và áp dụng pháp luật hình sự.
- Luật hình sự không phân biệt đối xử, không quy định những đặc quyền, đặc lợi cho riêng tầng
lớp hoặc cá nhân nào.
b. Nguyên tắc nhân đạo XHCN:
- Các quy phạm pháp luật của Luật hình sự phản ánh ý thức pháp luật và các quan niệm đạo đức
của dân tộc ta có mục đích, nội dung nhân đạo sâu sắc và được bảo đảm thực hiện bằng các biện
pháp nhân đạo và luôn được thể hiện rõ nét trong chính sách hình sự của Nhà nước ta qua mọi
giai đoạn phát triển.
- Nguyên tắc này thể hiện ở chỗ đối với người đã phạm tội thì xã hội, Nhà nước không có mục
đích trả thù, mà ngược lại tạo mọi điều kiện có thể được để người đó cải tạo tốt, trở lại làm ăn
lương thiện, có ích cho xã hội. Các hình phạt chỉ được áp dụng đến mức độ cần thiết tối thiểu cho
sự cải tạo và giáo dục.
- Luật hình sự VN khoan hồng đối với những người nhất thời phạm tội ít nghiêm trọng, với người
tự thú, thật thà khai báo, tố giác đồng bọn, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa
hoặc bồi thường thiệt hại;
2


- Trong hệ thống hình phạt của luật hình sự Việt Nam có nhiều loại hình phạt không tước tự do.
Hình phạt tù chung thân và tử hình chỉ được phép áp dụng trong những trường hợp đặc biệt
nghiêm trọng và phạm vi áp dụng cũng có những giới hạn nhất định.
c. Nguyên tắc pháp chế XHCN:
- Nguyên tắc pháp chế là nguyên tắc quan trọng trong sinh hoạt xã hội và tổ chức hoạt động của
Nhà nước. Đây là nguyên tắc hiến định;
- Tội phạm, hình phạt và các biện pháp pháp lý hình sự phải được quy định trong Luật hình sự;
- Phải xác định được ranh giới giữa tột phạm và các vi phạm pháp luật khác;
- Việc quy định tội phạm mới, hình phạt mới, sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ tội phạm hay hình phạt
phải được tiến hành theo đúng quy định của pháp luụât;

- Việc xét xử phải đúng người, đúng tội;
- Pháp luật hình sự phải được hiểu và áp dụng thống nhất trên phạm vi lãnh thổ Việt nam;
- Không áp dụng các nguyên t8c1 tương tự về luật trong luật hình sự.
d. Nguyên tắc kết hợp hài hoà chủ nghĩa yêu nước và đoàn kết quốc tế:
Luật hình sự Việt Nam đấu tranh không khoan nhượng đối với mọi hành vi phạm tội, xử lý kiên
quyết những người có hành vi xâm phạm các lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước, xâm
phạm đến công cuộc xây dựng CNXH ở Việt nam. Cùng với việc bảo vệ lợi ích quốc gia như vậy
luật hình sự Việt Nam còn chú ý đến các lợi ích quốc tế. điều này thể hiện ở chỗ:
- Luật hình sự Việt Nam trừng trị các hành vi phá hoại hoà bình, gây chiến tranh xâm lược, chống
loài người và can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác;
- Luật hình sự Việt Nam ghi nhận và đảm bảo thực hiện các cam kết quốc tế của Nhà nước trong
cuộc đấu tranh chung của loài người tiến bộ chống các hành vi gây chiến tranh, chống các tội ác
diệt chủng, diệt sinh cũng như các tội phạm có tính chhất quốc tế khác.
e. Nguyên tắc chịu trách nhiệm chỉ đối với hành vi phạm tội cụ thể:
Pháp luật nước ta chỉ quy định trách nhiệm pháp lý đối với hành vi cụ thể xâm hại đến các quan
hhệ xã hội được pháp luật bảo vệ. trong lĩnh vực hình sự, nguyên tắc này thể hiện ở chỗ pháp luật
hình sự Việt nam chỉ quy định trách nhiệm hình sự dối với hành vi phạm tội cụ thể của con người
thể hiện ở sự xâm hại đến các quan hệ xã hội.
g. Nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trớc pháp luật:
Nội dung nguyên tắc này thể hiện tập trung ở chỗ những người thực hiện tội phạm bình đẳng với
nhau trước pháp luật hình sự và phải chịu trách nhiệm hình sự không phân biệt dân tộc, nam, nữ,
thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú và các tình
tiết khác.
Câu 4. Các nguyên tắc chuyên ngành của Luật hình sự Việt Nam?
TRẢ LỜI:
a. Nguyên tắc không tránh khỏi trách nhiệm hình sự và hình phạt:
Nguyên tắc này gắn liền với nguyên tắc pháp chế và nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước
pháp luật.
Pháp luật hình sự nước ta xuất phát từ luận điểm cho ràng người có lỗi trong việc thực hiện hành
vi phạm tội buộc phải chịu trách nhiệm hình sự. Do đó trong các quy phạm của phần các tội phạm

đối với từng loại tội phạm, nhà làm luật qui định loại và mức hình phạt cụ thể với tính cách là hậu
quả pháp lý tất yếu của việc thực hiện tội phạm đó. Việc miễn trách nhiệm hình sự và hình phạt
chỉ được áp dụng trong những trường hợp do luật quy định.
Về mặt thực tế nguyên tắc này được các cơ quan điều tra, truy tố và xét xử, đưa vào đời sống bằng
việc phát hiện chính xác, nhanh chóng và xét xử công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không
để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.
b. Nguyên tắc trách nhiệm cá nhân:
nguyên tắc này có nghĩa là người phạm tội chịu trách nhiệm hình sự về hành vi mà chính người
đó chứ không phải do người khác hoặc tập thể gây ra. Chỉ người nào phạm một tội đã được bộ
luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
c. Nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở lỗi:
Nội dung này thể hiện ở chỗ chỉ người nào có lỗi trong việc thực hiện tội phạm (cố ý hoặc vô ý)
mới phải chịu trách nhiệm hình sự và hình phạt. Không thể truy cứu một người nào đó trách
3


nhiệm hình sự về hành vi gây nguy hiểm cho xã hội nếu không xác định được rằng người đó có
lỗi trong việc thực hiện hành vi đó. Lỗi sẽ không có nếu hành vi được thực hiện trong tình trạng
không có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc trong những trường hợp loại trừ lỗi.
d. Nguyên tắc phân hoá trách nhiệm tuỳ thuộc vào các tình tiết của việc thực hiện tội phạm:
Tội phạm có thể được thực hiện trong những tình tiết rất khác nhau. Những tình tiết cơ bản trong
số đó ảnh hưởng đến việc xác định mức độ nguy hiểm cho xã hội cuả hành vi và trách nhiệm của
người phạm tội. thông thường, các tình tiết đó đặc trưng cho phương pháp thực hiện tội phạm
hoặc hậu quả của nó, cho nhân thân của người phạm tội, động cơ phạm tội…. Tuỳ thuộc vào các
tình tiết mà nhà làm luật quy định trách nhiệm hình sự khác nhau đối với nhiều loại tội phạm.
e. Nguyên tắc cá thể hoá trách nhiệm và hình phạt:
Nguyên tắc cá thể hoá trách nhiệm và hình phạt đòi hỏi khi xác định trách nhiệm và hình phạt
phải cân nhắc các tình tiết của tội phạm đã thực hiện, các đặc điểm nhân thân người phạm tội, các
tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng có trong vụ án.
g. Nguyên tắc công bằng:

Nguyên tắc này thể hiện ở các khía cạnh:
Xác định rõ ranh giới giữa hành vi bị coi là tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật khác để từ đó
quy định các biện pháp xử lý tương ứng.
Thực hiện nhất quán quan điểm phân hoá trách nhiệm hình sự đối với tội phạm;
Hệ thống các hình phạt được qui định phải có các thang bậc tương ứng với các thang bậc nghiêm
trọng của các loại tội phạm.
Câu 6. Đạo luật hình sự VN. Hiệu lực của đạo luật hình sự VN về không gian và thời gian?
TRẢ LỜI:
a. KN đạo luật hình sự VN:
Đạo luật hình sự là văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban
hành theo một trật tự được luật qui định, thể hiện ý chí chung về mặt NN và lợi ích của nhân dân
lao động, chứa đựng những qui phạm pháp luật về các nguyên tắc và luận điểm cơ bản chung của
pháp luật hình sự VN, xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội nào là tội phạm, những hình
phạt và các biện pháp tác động hình sự đối với những người phạm tội, cũng như những điều kiện
miễn trách nhiệm hình sự và hình phạt.
b. Cấu tạo của đạo luật HS:
Qui phạm pháp luật hình sự là qui tắc xử sự được Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng
cách áp dụng hình phạt đối với người phạm tội.
Thông thường, đạo luật hình sự dưới hình thức luật, sắc lệnh, sắc luật hay pháp lệnh hay pháp
lệnh chỉ bao gồm một số ít quy phạm qui định về một hay một số tội phạm cụ thể. Các văn bản
này thường được xây dựng theo cơ cấu chưng, mục và các điều; trong các điều luật lại được phân
chia thành những khoản và những điểm nhất định.
BLHS về cấu trúc đước chia thành hai phần là phần chung và phần các tội phạm.Phần chung qui
định về nhiệm vụ của luật HS, cơ sở của TNHS, các nguyên tắc chung của luật HS, hiệu lực của
LHS, về tội phạm, hình phạt và các chế định liên quan đến việc định tội phạm và áp dụng hình
phạt …; Phần các tội phạm quy định các tội phạm cụ thể cũng như loại và mức độ hình phạt áp
dụng đối với những tội phạm này. Cả hai phần này đều liên hệ chặt chẽ với nhau, chúng đều là cơ
sở pháp lí cho việc giải quyết vụ án hình sự. cả hai phần nói trên của BLHS đều được chia thành
các chương, mỗi chưng có thể chia thành mục và gồm nhiiêù điều luật.
Mỗi chương của phần chung quy định về một loạt vấn đề chung của LHS. Trong phần chung của

BLHS VN năm 1999 có 10 chương. ở các điều luụât của phần chung không phân ra phần giỉa
định, qui định, chế tài.
Trong phần các tội phạm, mỗi chương quy định một nhóm tội phạm cụ thể nhất định. Và trong
phần các tội phạm của BLHS năm 1999 có 14 chương qui định về 14 nhóm tội phạm khác nhau.
Trong điều luật của phần này có thể chỉ qui định về một tội phạm song không ít trường hợp tại
một điều luật lại qui định nhiều tội phạm khác nhau thuộc cùng một loại tội nhất định.
Qui phạm pháp luật HS bao gồm ba phần. đó là phần giả định, qui định và chế tài.
Phần giả định là phần xác định môi trường tác động của qui phạm PLHS. Phần giả định của qui
phạm PLHS được nêu ở cả hai phần của BLHS
4


Phần qui định là phần xác định loại hành vi phạm tội cụ thể. Phần qui định của qui phạm PLHS có
3 loại qui định: qui định giản đơn, qui định mô tả, qui định viện dẫn.
Phần chế tài là phần xác định loại và mức độ hình phạt cụ thể đối với người thực hiện tội phạm
được nêu trong phần qui định của qui phạm PLHS. Tội phạm càng nghiêm trọng thì chế tài càng
nghiêm khắc. Trong LHS VN có hai loại chế tài là chế tài tương đối dứt khoát, và chế tài lựa
chọn.
c. Hiệu lực của đạo luật:
- Hiệu lực về không gian:
Điều 5 BLHS hiện hành quy định hiệu lực của BLHS đối với những hành vi phạm tội trên lãnh
thổ VN. Điều luật đó quy định:
+ BLHS được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước CHXHCNVN;
+ Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước CHXHCNVN thuộc đối tượng được
hưởng các đặc quyền ngoại giao hoặc quyền ưu đãi vvà miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật VN,
theo các hiệp định quốc tế mà nước CHXHCNVN ký kết hoặc tham gia hoặc theo tập quán quốc
tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giãi quyết bằng con đường ngoại giao.
Đối với những hành vi phạm tội ngoài lãnh thổ VN, luật hình sự có những quy định riêng biệt tại
Điều 6 BLHS như sau:
+ Đối với trường hợp người VN phạm tội ngoài lãnh thổ nước CHXHCNVN có thể bị truy cứu

TNHS tại VN theo Bộ luật này. Theo nguyên tắc quốc tịch, công dân VN phải tuân thủ pháp luật
VN lúc ở trong nước cũng như khi ở nước ngoài. Nếu công dân VN ở nước ngoài thực hiện hành
vi mà luật VN coi là tội phạm thì họ có thể bị xử lý tại VN theo luật hình sự VN;
+ Đối với những người không quốc tịch thường trú tại VN, phạm tội ở nước ngoài thì về nguyên
tắc họ vẫn bị xử lí theo luật HS VN;
+ Người nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước CHXHCNVN, có thể bị truy cứu trách nhiệm
Hs theo BLHS VN trong những trường hợp được quy định trong các hiệp định quốc tế mà nước
CHXHCNVN ký kết hoặc tham gia.
- Hiệu lực theo thời gian:
Thông thường, đạo luật hình sự có hiệu lực thi hành sau khi đạo luật ấy được công bố chính thức.
Điều 88 Hiến pháp nước CHXHCNVN quy định: các luật phải được công bố chậm nhất là 15
ngày sau khi đã được Quốc hội thông qua.
Việc công bố luật thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước trên cơ sở nghị quyết của Quốc hội. Như
vậy, có thể nói đạo luật hình sự có thể có hiệu lực kể từ ngày luật ấy được Chủ tịch nước kí lệnh
công bố chính thức trên các phương tiện thông tin đại chúng và trong công báo của Nhà nước.
Ngoài ra, hiệu lực thi hành của đạo luật hình sự còn được xác định qua những quyết định riêng
biệt của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.
Đạo luật hình sự sẽ mất hiệu lực thi hành khi bị bãi bỏ, bị đạo luật khác thay thế hoặc đã hết thời
gian có hiệu lực.
Theo luật HSVN, đạo luật HS chỉ có hiệu lực đối với những hành vi phạm tội xảy ra trong khi đạo
luật đó đang có hiệu lực thi hành.
Mặt khác: điều lụât quy định một tội phạm mới hoặc một hình phạt nặng hơn, một tình tiết tăng
nặng mới, hoặc hạn chế phạm vi áp dụng án treo, miễn TNHS, miễn hình phạt, giảm hình phạt,
xoá án tích và các quy định khác không có lợi cho người phạm tội, thì không được áp dụng đối
với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.
Cùng với quy định trên BLHS năm 1999 còn quy định: Điều luật xoá bỏ một tội phạm, một hình
phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc
mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn TNHS, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xoá án tích và các
quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện
trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.

Câu 7. Trách nhiệm hình sự và cơ sở của trách nhiệm hình sự?
TRẢ LỜI:
a. KN trách nhiệm hình sự:
- KN trách nhiệm pháp lý:

5


Theo nghĩa tích cực: trách nhiệm pháp lý là bổn phận là nhiệm vụ của chủ thể quan hhệ pháp luật.
Theo đó, chủ thể này cần phải thực hiện đầy đủ những nhiệm vụ được giao, sử dụng mọi khả năng
nhằm thực hiện tốt những nhiệm vụ đó. Ngoài ra trách nhiệm pháp lý còn có thể được hiểu là
nghĩa vụ của chủ thể quan hệ pháp luật phải thi hành những yêu cầu mà luật pháp quy định.
Theo nghĩa tiêu cực: trách nhiệm pháp lí đó là trách nhiệm của một người đối với hành vi vi phạm
pháp luật do mình thực hiện.
- KN trách nhiệm hình sự:
Trách nhiệm hình sự là một loại quan hệ pháp luật đặc biệt phát sinh khi có hành vi phạm tội xảy
ra giữa một bên là nhà nước và bên kia là người phạm tội, trong đó, Nhà nước thông qua các cơ
quan có thẩm quyền của mình có quyền áp dụng bằng biện pháp cưỡng chế chhế tài hình sự đối
với người phạm tội và người phạm tội có nghĩa vụ phải chịu hậu quả bất lợi (được qui định trong
chhế tài hình sự) do việc thực hiện hành vi phạm tội.
b. Cơ sở của trách nhiệm hình sự:
Theo LHS VN, chỉ người nào phạm một tội đã được BLHS qui định mới phải chịu trách nhiệm
HS. Qui định này bao hàm hai nội dung: thứ nhất, chỉ người nào phạm tội mới phải chịu TNHS có
nghĩa là bất kỳ ai phạm tội cũng phải chịu TNHS; thứ hai, tội phạm đó phải được BLHS qui định.
Như vậy, cơ sở duy nhất làm phát sinh TNHS là tội phạm. Tội phạm hiểu theo nghĩa pháp lý hình
sự, là hành vi có đủ yếu tố cấu thành do luật định. Các dấu hiệu pháp lý cần và đủ của mỗi tội
phạm được qui định trong BLHS được gọi là dấu hiệu cấu thành tội phạm. Vậy, cơ sở của TNHS
là cấu thành tội phạm và chỉ dấu hiệu đó mới là cơ sở của TNHS. Khi một hành vi hội đủ những
dấu hiệu cấu thành tội phạm, thì cơ quan điều tra, truy tố, xét xử thay mặt Nhà nước mới có
quyền và cần phải truy cứu TNHS đối với người thực hiện hành vi đó.

Với tính cách là cơ sở của TNHS, ý nhĩa của các dấu hiệu cấu thành tội phạm được thể hiện rõ nét
thông qua mối quan hệ của từng dấu hiêụ với tội phạm nói chung.
Đặc trưng cơ bản của tội phạm cho phép phân định nó với các vi phạm pháp luật khác là tính chất
nguy hiểm cho xã hội của nó. Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm được xác định trước hết
bởi thiệt hại mà hành vi phạm tội gây ra hoặc có thể gây ra cho quan hệ xã hội mà luật HS bảo vệ
- khách thể của tội phạm. mmặt khác các quan hệ xã hội – khách thể của tội phạm chỉ có thể bị
xâm hại thông qua hành vi cụ thể bằng hành động hoặc không hành động, nhưng nhất thiết phải là
sự biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan. Hơn nữa thiệt hại do hành vi gây ra hoặc có khả
năng gây ra những thông số biểu hiện hâhụ quả đã xảy ra hoặc có khả năng xảy ra. Do vậy cũng
không thể có tội phạm nếu không có hành vi và không có hậu quả.
Một hành vi chỉ bị coi là nguy hiểm cho xã hội khi nó không phù hợp với lợi ích của nhà nước và
xã hội, khi nó đi ngược lợi ích của nhà nước và xã hội. Còn những hành vi phù hợp với lợi ích của
nhà nước, của xã hội, thì ngay cả khi nó gây ra những thiệt hại nhất định nào đó, về mặt khách
quan, các quan hệ xã hội mà luật HS bảo vệ, thì cũng không phải là hành vi gây nguy hiểm cho xã
hội. Chỉ có thể nói đến tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi khi hành vi đó có lỗi. Lỗi là
yếu tố chủ quan của tội phạm. Do đó, không thể truy cứu TNHS đối với bất cứ hành vi nào nnếu
không xác định được yếu tố có lỗi.
Việc truy cứu TNHS đối với người thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội thông qua việc áp
dụng chế tài hình sự là nhằm mục đích: trừng trị, phòng ngừa tội phạm và giáo dục, cải tạo nhười
phạm tội. Tuy nhiên, mục đích này chỉ có thể đạt được nếu người thực hiện hành vi nguy hiểm
cho xã hội có khả năng nhận thức, có khả năng kiiểm soát hành vi của mình tức là có năng lực
trách nhiệm Hs. Nnăng lực TNHS ở một mức độ nhất định còn phụ thuộc vào độ tuổi. Vì thế
những dấu hiệu về chủ thể cũng không thể thiếu được trong cấu thành tội phạm.
Một hành vi hội đủ những dấu hiệu trên sẽ bị coi là tội phạm khi, và chỉ khi các dấu hiệu này
được qui định cụ thể trong BLHS.
Câu 8. Khái niệm tội phạm trong LHS VN. Phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật
khác?
TRẢ LỜI:
a. Định nghĩa:
Tội phạm là hành vi guy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực

TNHS thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn
6


lãnh thổ tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phng2, an ninh,
trật tự an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh
dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những
lĩnh vực khác của trật tự pháp luật XHCN.
b. Tội phạm khác với những hành vi không phải là tội phạm:
Được phân biệt thông qua bốn dấu hiệu sau của tội phạm:
- Tính nguy hiểm cho xã hội:
Tính nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu cơ bản, quan trọng nhất, quyết định những dấu hiệu khác
của tội phạm. Hành vi nào đó sở dĩ bị quy định trong LHS là tội phạm và phải chịu TNHS vì nó
có tính nguy hiểm cho xã hội.
Nguy hiểm cho xã hội, về khách quan có nghĩa là gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể cho
các quan hệ xã hội được LHS bảo vệ. Đó là những quan hệ xã hội có tính tương đối quan trọng
hoặc quan trọng và khi bị xâm hại có thể gây ra những thiệt hại hặc những ảnh hưởng đáng kể cho
điều kiện tồn tại và phát triển của chế độ XHCN. Điều 8 BLHS Việt Nam đã xác định những quan
hệ xã hội đó là: độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, chế độ chính trị, chế độ kinh tế,
nnền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức,
tính mạng, sức khoẻ, tự do, danh dự, nhân phẩm, quyền sở hữu tài sản, các quyền và lợi ích hợp
pháp khác của công dân ….
Những hành vi bị coi là tội phạm, theo LHS VN, phải là những hành vi xâm hại đến các quan hệ
xã hội đã được luật định. Việc thừa nhận tính nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu của tội phạm cho
phép làm sáng tỏ tính giai cấp trong quan niệm về tội phạm và qua đó cũng cho phép khẳng định
thhêm tính giai cấp của LHS nói riêng và pháp luật nói chung.
Nguy hiểm cho xã hội với nội dung dầy đủ còn có nghĩa người có hành vi gây thiệt hại hoặc đe
doạ gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội phải có lỗi.
Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm không những là căn cứ để phân biệt hành vi là tội phạm
với các hành vi vi phạm khác mà còn là cơ sở để đánh giá mức độ nghiêm trọng nhiều hay ít của

hành vi phạm tội và qua đó giúp cho việc cá thể hoá TNHS được chính xác.
Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm có tính khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ
quan của nhà làm luật. Với ý nghĩa là thuộc tính khách quan của tội phạm, tính nguy hiểm cho xã
hội hoàn toàn có thể được con người nhận thức và nhận thức đúng. Do vậy, khi khẳng định hành
vi nhất định là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội thì không có nghĩa đó là sự áp đặt theo ý muốn
chủ quan của con người mà đó chỉ là sự xác nhận thực tế khách quan đã được nhận thức qua việc
đánh giá nhiều tình tiết khác nhau của hành vi hoặc có liên quan đến hành vi. Những tình tiết đó
là:
+ Tính chất của quan hệ xã hội bị xâm hại;
+ Tính chất của hành vi khách quan, trong đó bao gồm cả tính chất của phương pháp, thủ đoạn,
công cụ và phương tiện phạm tội;
+ Mức độ thiệt hại gây ra hoặc đe doạ gây ra cho quan hệ xã hội bị xâm hại;
+ Tính chất và mức độ lỗi;
+ Động cơ, mục đích của người có hành vi phạm tội;
+ Hoàn cảnh chính trị - xã hội lúc và nơi hành vi phạm tội xảy ra;
+ Nhân thân của người có hành vi phạm tội…
Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm được nhà làm luật cân nhắc và thể hiện
khi qui định tội phạm, chế tài và khung chhế tài đối với tội phạm.
- Tính có lỗi của hành vi:
Lỗi là thái độ chủ quan của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình đối với hậu
quả của hành vi đó thể hiện dưới dạng cố ý hoặc vô ý. Người bị coi là có lỗi khi người đó thực
hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội nếu hành vi ấy la 2kết quả của sự tự lựa chọn và quyết định
của chủ thể trong khi có đủ điều kiện quyết định thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã
hội.
Xử sự của người bình thường bao giờ cũng là sự thống nhất của các yếu tố khách quan và chủ
quan. Hai mặt khách quan và chủ quan của tội phạm có liên hệ chặt chẽ với nhau. Không thể có
hành vi nguy hiểm cho xã hội mà không có lỗi của người phạm tội.

7



Luật hình sự VN không chấp nhận việc qui tội khách quan, nghĩa là qui TNHS cho người chỉ căn
cứ vào việc người đó đã thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội mà không căn cứ vào lỗi của
họ. Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước có mục đích giáo dục người
phạm tội, phòng ngừa tội phạm mới, nhưng các mục đích đó chỉ có thể đạt được khi hình phạt
được áp dụng đối với người có lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.
- Tính trái pháp luật hình sự:
Theo Điều 8 BLHS, hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ có thể bị coi là tội phạm nếu được qui định
trong BLHS. Vậy tính trái pháp luật hình sự là dấu hiệu đòi hỏi phải có ở hành vi bị coi là tội
phạm.
Luật hình sự VN coi tính trái pháp luật hình sự là dấu hiệu của tội phạm nhưng không phải là dấu
hiệu duy nhất mà chỉ là dấu hiệu biểu hiện mặt hình thức pháp lí của dấu hiệu tính nguy hiểm cho
xã hội – dấu hiệu cơ bản của tội phạm. hai dấu hiệu này có quan hệ biện chứng của mối quan hệ
giữa nội dung và hình thức.
- Tính phải chịu hình phạt:
Tính phải chịu hình phạt là dấu hiệu của tội phạm nhưng không phải là thuộc tính bên trong của
tội phạm. tính phải chụi hình phạt là dấu hiệu kèm theo của tính nguy hiểm cho xã hội và tính trái
pháp luật hình sự. tính chất này không những chỉ thể hiện ở chỗ chỉ hành vi phạm tội mới phải
chụi hình phạt mà còn thể hiện ở chỗ tính nguy hiểm cho xã hội và tính trái pháp luật hình sự là
cơ sở của việc cụ thể hoá tính chụi hình phạt cho từng trường hợp cụ thể. Tính chụi hình phạt là
dấu hiệu của tội phạm vì nó được xác đnh5 bởi chính những thuộc tính khách quan bên trong của
tội phạm. chỉ có hành vi phạm tội mới phải chịu biện pháp trách nhiệm là hình phạt; không có tội
phạm thì cũng không có hình phạt.
Nói tội phạm có tính chịu hình phạt có nghĩa là bất cứ hnàh vi phạm tội nào, do tính nguy hiểm
cho xã hội cũng đều bị đe doạ phải chịu hình phạt là biện pháp cưỡng chế nhà nước có tính
nghiêm khắc nhất trong hệ thống những biện pháp cưỡng chế nhà nước. Nhưng điều đó không có
nghĩa là việc áp dụng và thi hành trong thực tế hình phạt cụ thể là có tính chất bắt buộc tuyệt đối
cho mọi trường hợp phạm tội. Trong thực tế vẫn có trường hợp người phạm tội không phải chịu
hình phạt, dó là những trường hợp có tội nhưng được miễn TNHS, được miễn hình phạt hoặc
được miễn chấp hành hình phạt.

Câu 9. Phân loại tội phạm trong luật hình sự?
TRẢ LỜI:
Tội phạm tuy có chung những dấu hiệu của nó nhưng những hành vi tội phạm cụ thể có tính chất
và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất khác nhau.
Phân loại tội phạm được thực hiện trong phần chung và phần các tội phạm của BLHS.
Phân loại tội phạm ở phần chung của luật hình sự là việc phân chia tất cả các tôị phạm được quy
định trong pháp luật hình sự thành các nhóm dựa trên tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội
của các tội phạm với việc qui định rõ hậu quả pháp lí đối với các nhóm tội phạm ấy.
Phân loại tội phạm ở phần các tội phạm của PLHS là việc phân chia tất cả các tội phạm dựa trên
khách thể loại của chúng và được hệ thống hoá theo các chương với một trật tự logic nhất định và
với việc qui định rõ hậu quả pháp lí đối với từng tội phạm cụ thể.
Phân loại tội phạm trong phần chung đưa ra cơ sở chung nhất cho việc phân hoá trách nhiệm hình
sự và cho việc phân loại tội phạm trong phần các tội phạm của PLHS.
Luật hình sự VN – phần chung - phân tội phạm ra làm bốn loại tội phạm khác nhau:
a. Tội phạm ít nghiêm trọng:
Là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội
ấy là đến 3 năm tù.
b. Tội phạm nghiêm trọng:
Là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là
đến 7 năm tù.
c. Tội phạm rất nghiêm trọng:
Là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy
là đến 15 năm tù.
d. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng:
8


Là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với
tội ấy là trên 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hinh’
.PLHS VN phân loại tội phạm dựa trên tiêu chuẩn về nội dung của tội phạm và mức độ của tính

nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm được thể
hiện trong pháp luật thông qua đơn vị đo lường chính là loại và mức hình phạt.
ngoài cách phân loại tội phạm như trên, trong phần chung và phần các tội phạm của pháp luật
hình sự VN, dựa vào các căn cứ khác, các tội phạm còn được phân thành các loại khác nhau: như
dựa vào hình thức lỗi, tội phạm được phân thành loại tội cố ý, laọi tội vô ý....
Việc phân loại tội phạm là cơ sở thống nhất cho việc xây dựng các chế định khác về tội phạm và
hình phạt:
- Đối với việc xây dựng chế định chuẩu bị phạm tội.
- Đối với việc xây dựng hệ thống hình phạt và điều kiện áp dụng các hình phạt cụ thể.
- Đối với việc qui định chế định thời hiệu;
- Đối với việc xác định tái phạm và tái phạm nguy hiểm.
Câu 10. Cấu thành tội phạm?
TRẢ LỜI:
a. Khái niệm cấu thành tội phạm:
Cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho loại tội phạm cụ thể
được qui định trong luật hình sự.
Cấu thành tội phạm được coi là khái niệm pháp lí của loại tội phạm cụ thể, là sự mô tả khái quát
loại tội phạm nhất định trong luật hình sự. quan hệ giữa tội phạm với cấu thành tội phạm là quan
hệ giữa hiện tượng và khái niệm. Tội phạm là hiện tượng xã hội cụ thể, tồn tại khách quan còn
cấu thành tội phạm là khái niệm pháp lí của hiện tượng đó.
Để nêu ra các đặc điểm, đặc trưng của các bộ phận của cấu thành tội phạm khoa học luật hình sự
VN sử dụng khái niệm dấu hiệu cấu thành tội phạm. Các dấu hiệu như vậy không tồn tại bên
ngoài các yếu tố của tội phạm. cấu thành tội phạm chứa đựng bốn nhóm các dấu hiệu đặc trưng
cho bốn yếu tố của tội phạm: khách thể, chủ thể, mặt khách quan và mặt chủ quan.
Các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm là những dấu hiệu phản ánh nội dung các yếu
tố của tội phạm. Nhưng không phải tất cả các dấu hiệu của bốn yếu tố đều được đưa vào cấu
thành tội phạm. có những dấu hiệu bắt buộc phải có trong tất cả các cấu thành tội phạm; có những
dấu hiệu có thể có trong cấu thành tội phạm của tội này nhưng lại không có trong cấu thành tội
phạm của những tội khác. Những dấu hiệu bắt buộc phải có trong tất cả các cấu thành tội phạm là:
- Dấu hiệu hành vi thuộc yếu tố mặt khách quan của tội phạm;

- Dấu hiệu lỗi thuộc yếu tố mặt chủ quan của tội phạm;
- Dấu hiệu năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi thuộc yếu tố chủ thể của tội phạm.
Ngoài những dấu hiệu kể trên, những dấu hiệu khác của bốn yếu tố cấu thành tội phạm đều là
những dấu hiệu không bắt buộc phải có trong mọi cấu thành tội phạm như dấu hiệu hậu quả, dấu
hiệu mục đích phạm tội, động cơ phạm tội ....
b.Đặc điểm của các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm:
- Các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm đều do luật qui định;
- Các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm có tính đặc trưng;
- Các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm có tính bắt buộc.
c. Ý nghĩa của cấu thành tội phạm:
- Cấu thành tội phạm là cơ sở pháp lí của trách nhiệm hình sự;
- Cấu thành tội phạm là căn cứ pháp lí để định tội;
- Cấu thành tội phạm là căn cứ pháp lí để định khung hình phạt.
Câu 11. Các yếu tố cấu thành tội phạm. Phân loại cấu thành tội phạm?
TRẢ LỜI:
a. Các yếu tố cấu thành tội phạm:
Các yếu tố cấu thành tội phạm là các bộ phận cấu thành tội phạm. Theo khoa học luật hình sự VN
các yếu tố cấu thành tội phạm bao gồm:

9


- Khách thể của tội phạm: là quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại. không có sự xâm hại quan hệ
xã hội được được luật hình sự bảo vệ thì không có tội phạm. trong lý luận về luật hình sự, việc
gây thiệt hại đối với khách thể đã được qui định trong luật hình sự được gọi là hậu quả. Giữa hành
vi phạm tội đã được thực hiện và hậu quả do hành vi phạm tội gây ra tốn tại mối quan hệ nhân
quả.
- Chủ thể của tội phạm: là con người cụ thể có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật
định đã thực hiện hành vi phạm tội. Ngoài ra, ở những tội nhất định, còn đòi hỏi chủ thể phải có
các dấu hiệu khác, thể hiện những đặc điểm nhất định của chủ thể. Bất cứ tội phạm cụ thể nào

cũng phải có chủ thể;
- Mặt khách quan của tội phạm: là những biểu hiện bên ngoài của tội phạm, là những biểu hiện
bên ngoài của tội phạm, là những biểu hiện của tội phạm ra thế giới khách quan, bao gồm: hành vi
nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu
quả cũng như những điều kiện bên ngoài khác. Bất cứ tội phạm cụ thể nào cũng đều phải có
những dấu hiệu bên ngoài.
- Mặt chủ quan của tội phạm: là mặt bên trong của tội phạm, là trạng thái tâm lí của chủ thể đối
với hành vi phạm tội và hậu quả phạm tội, bao gồm: lỗi, mục đích và động cơ phạm tội. bất cứ tội
phạm cụ thể nào cũng là hành vi có lỗi. Động cơ và mục đích phạm tội là nội dung biểu hiện của
mặt chủ quan ở một số tội nhất định.
Cấu thành tội phạm bao gồm bốn nhóm các dấu hiệu đặc trưng cho bốn yếu tố trên. Mỗi một yếu
tố cấu thành tội phạm bao gồm các dấu hiệu khác nhau. Căn cứ vào vai trò của các dấu hiệu đối
với cấu thành tội phạm, có thể phân tất cả các dấu hiệu thuộc nội dung các yêú tố cấu thành tội
phạm thành hai loại:
- Các dấu hiệu bắt buộc phải có trong mọi cấu thành tội phạm. Đó là: Dấu hiệu hành vi thuộc yếu
tố mặt khách quan của tội phạm; Dấu hiệu lỗi thuộc yếu tố mặt chủ quan của tội phạm; Dấu hiệu
năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi thuộc yếu tố chủ thể của tội phạm.
- Các dấu hiệu không bắt buộc phải có trong mọi cấu thành tội phạm: như dấu hiệu hậu quả, dấu
hiệu mục đích phạm tội, động cơ phạm tội ....
Theo luật hình sự VN, bất cứ hành vi phạm tội nào cũng đều là chủ thể thống nhất giữa mặt khách
quan và chủ quan – giữa những biểu hiện bên ngoài và những quan hệ tâm lí bên trong, đều là
hoạt động của con người cụ thể, xâm hại hoặc nhằm xâm hại những quan hệ xã hội nhất định. Sự
thống nhất của bốn yếu tố này là hình thức cấu trúc, thể hiện đầy đủ nội dung chính trị, xã hội của
tội phạm. Nếu về mặt nội dung chính trị, xã hội những hành vi phạm tội có tính chất và mức độ
nguy hiểm cho xã hội khác nhau thì về mặt cấu trúc, bốn yếu tố cấu thành tội phạm cũng có
những nội dung biểu hiện khác nhau. Chính sự khác nhau này quyết định tính chất và mức độ
nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.
b. Phân loại cấu thành tội phạm:
- Phân loại theo mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội được cấu thành tội phạm phản
ánh: Được phân làm ba loại :

+ Cấu thành tội phạm cơ bản: là cấu thành tội phạm chỉ có dấu hiệu định tội – dấu hiệu mô tả tội
phạm và cho phép phân biệt tội này với tội khác;
+ Cấu thành tội phạm tăng nặng: là cấu thành tội phạm mà ngoài dấu hiệu định tội còn có thêm
dấu hiệu phản ánh tội phãm có mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội tăng lên một cách đáng kể;
+ Cấu thành tội phạm giảm nhẹ: là cấu thành tội phạm mà ngoài dấu hiệu định tội còn có thêm
dấu hiệu phản ánh tội phãm có mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội giảm xuống một cách đáng
kể.
- Phân loại theo đặc điểm cấu trúc của cấu thành tội phạm:
Dựa vào đặc điểm cấu trúc của các dấu hiệu thuộc mặt khách quan có thể chia cấu thành tội phạm
thành cấu thành tội phạm vật chất và cấu thành tội phạm hình thức:
+ Cấu thành tội phạm vật chất: là cấu thành tội phạm mà nội dung mặt khách quan của nó luật qui
định các dấu hiệu hành vi, hậu quả và mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả.
Dấu hiệu hậu quả - và mối quan hệ nhân quả - trong cấu thành tội phạm vật chất được thể hiện ở
hai mức độ khác nhau:
Thứ nhất, nếu hành vi đã gây ra hậu quả mà điều luật đã qui định thì mới cấu thành tội phạm;

10


Thứ hai, nếu hành vi đã gây ra hậu quả mà điều luật qui định thì tội phạm mới được coi là hoàn
thành.
+ Cấu thành tội phạm hình thức: là cấu thành tội phạm có một dấu hiệu của mặt khách quan là
hành vi nguy hiểm cho xã hội. Đối với các tội phạm có cấu thành hình thức, thì chỉ cần có việc đã
thực hiện hành vi khách qun đã được qui định trong điều luật qui định tội phạm, thì hành vi đó bị
coi là tội phạm và tội phạm đã hoàn thành.
Dựa vào đặc điểm cấu trúc của cấu thành tội phạm, người ta còn phân cấu thành tội phạm thanh
một loại cấu thành khác nữa là cấu thành tội phạm cắt xén. Đây là một dạng đặc biệt của cấu
thành tội phạm hình thức. Cũng như trong cấu thành tội phạm hình thức, trong mặt khách quan
của cấu thành tội phạm cắt xén luật chỉ qui định dấu hiệu hành vi, không qui định dấu hiệu hậu
quả. Nhưng hành vi trong cấu thành tội phạm cắt xén khác với hành vi trong cấu thành tội phạm

hình thức. Điểm khác nhau đó thể hiện ở chỗ hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm cắt xén
chỉ là một bộ phận hay một giai đoạn của hành vi mà người phạm tội mong muốn thực hiện để
gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhằm đạt được mục đích nhất định. Đối với cấu thành tội
phạm cắt xén, thì chỉ cần có việc thực hiện hành vi cắt xén đã được mô tả trong điều luật tương
ứng, mà không đòi hỏi phải có việc thực hiện đầy đủ hành vi mà người phạm tội mong muốn, thì
hành vi phạm tội đó đã được coi là hoàn thành.
- Dựa vào phương thức mô tả các dấu hiệu của cấu thành tội pham: người ta phân thành :
+ Cấu thành tội phạm giản đơn: là cấu thành tội phạm chỉ mô tả một hành vi phạm tội xâm hại
đến một khách thể.
+ Cấu thành tội phạm phức hợp: là cấu thành tội phạm mô tả nhiều dấu hiệu, yếu tố nào đó.
Câu 12. Khách thể của tội phạm. Mối quan hệ giữa khách thể của tội phạm và đối tượng tác
động của tội phạm?
TRẢ LỜI:
a. Khách thể của tội phạm:
Luật hình sự Vn trên cơ sở thừa nhận tính giai cấp của pháp luật nói chung cũng như của luật hình
sự nói riêng khẳng định: khách thể bị tội phạm gây thiệt hại là hệ thống những quan hệ xã hội có
giai cấp được luật hình sự của chế độ đó bảo vệ.
Trong hệ thống những quan hệ xã hội phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị, các quan hệ xã
hội có ý nghĩa khác nhau đối với sự củng cố và phát triển của xã hội và được nhà nước bảo vệ
bằng những loại qui phạm pháp luật khác nhau với những biện pháp cưỡng chế khác nhau. Khách
thể bảo vệ của luật hình sự là những quan hệ xã hội được nhà nước xác định cần được bảo vệ
bằng những quy phạm pháp luật hình sự. Những quan hệ đó sẽ là khách thể của tội phạm trong
trường hợp chúng bị gây thiệt hại hoặc bị đe doạ gây thiệt hại ở mức độ nhất định. Vậy:
Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại.
b. Các loại khách thể của tội phạm:
Theo lý luận Luật hình sự, khách thể của tội phạm được phân thành ba loại:
- Khách thể chung của tội phạm: là tổng hợp các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ khỏi sự
xâm hại của tội phạm.
- Khách thể loại của tội phạm: là nhóm quan hệ xã hội cùng tính chất được nhóm các quy phạm
pháp luật hình sự bảo vệ khỏi sự xâm hại của nhóm tội phạm.

- Khách thể trực tiếp của tội phạm: là quan hệ xã hội cụ thể bị loại tội phạm cụ thể trực tiếp xâm
hại.
c. Mối quan hệ giữa khách thể của tội phạm và đối tượng tác động của tội phạm:
Đối tượng tác động của tội phạm là bộ phận của khách thể của tội phạm mà khi tác động đến bộ
phận này người phạm tội gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho quan hệ xã hội được luật hình
sự bảo vệ.
Đối tượng tác động của tội phạm tồn tại dưới các dạng sau: là con người; là đối tượng vật chất cụ
thể thuộc thế giới bên ngoài; là hoạt động bình thường của con người khi tham gia các quan hệ xã
hội với tư cách là chủ thể của quan hệ xã hội.
Xuất phát từ quan niệm như vậy, thì mọi tội phạm đều có đối tượng tác động của mình.
Mọi hành vi phạm tội khi tác động đến đối tượng tác động của tội phạm để gây thiệt hại cho
khách thể của tội phạm, thì đồng thời cũng làm biến đổi trạng thái bình thường của đối tượng tác
11


động. Do vậy cần phân biệt sự gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm với những biến đổi cụ thể
của đối tượng tác động. Trong nhiều trường hợp hành vi phạm tội gây thiệt hại cho quan hệ xã hội
là khách thể của tội phạm, nhưng đối tượng tác động của tội phạm không bị xấu đi so với tình
trạng trước khi tác động. Trong một số trường hợp hành vi phạm tội gây thiệt hại cho các quan hệ
xã hội là khách thể của tội phạm và đồng thời cũng làm biến đổi trạng thái, huỷ hoại đối tượng tác
động. Như vậy, trong mọi trường hợp tội phạm bao giờ cũng gây ra hoặc đe doạ gây ra thiiệt hại
cho các quan hệ xã hội là khách thể của nó, còn ở đó đối tượng tác động của tội phạm có thể bị
gây hư hại và cũng có thể không bị gây hư hại.
Đối tượng tác động của tội phạm có thể là sự thể hiện vật chấc của các quan hệ xã hội tương ứng,
là tiền đề vật chất hoặc điều kiện cần thiết của sự tồn tại hoặc phát triển của các quan hệxã hội
nhất định. Đối tượng của tội phạm có thể là bằng chứng của sự hiện có các quan hệ xã hội với tư
cách là khách thể của tội phạm.
Câu 13. Mặt khách quan của tội phạm?
TRẢ LỜI:
Bất cứ tội phạm nào khi xảy ra cũng đều có những biểu hiện diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài mà con

người có thể trực tiếp nhận biết được. Đó là:
- Hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội;
- Hậu quả nguy hiểm cho xã hội cũng như mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả;
- Các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện hành vi phạm tội.
Tổng hợp những biểu hiện trên tạo thành mặt khách quan của tội phạm. Vậy, mặt khách quan của
tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn
tại bên ngoài thế giới khách quan.
Trong cấu thành tội phạm, không phải tất cả các biểu hiện của mặt khách quan là là dấu hiệu của
cấu thành tội phạm. Hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu được phản ánh trong
tất cả các cấu thành tội phạm cơ bản. các nội dung biểu hiện khác của mặt khách quan chỉ được
phản ánh trong những cấu thành tội phạm nhất định có thể là cơ bản hoặc là cấu thành tội phạm
tăng nặng.
Mặt khách quan của tội phạm là một trong bốn yếu tố của tội phạm. Không có mặt khách quan thì
cũng không có các yếu tố khác của tội phạm và do vậy cũng không có tội phạm.
Việc nghiên cứu những tình tiết của mặt khách quan của tội phạm có những ý nghĩa thực tiễn sau:
- Trong các cấu thành tội phạm cơ bản, dấu hiệu hành vi thuộc mặt khách quan và có thể một số
nội dung biểu hiện khác của mặt khách quan được phản ánh là dấu hiệu bắt buộc. Do vậy, việc
nghiên cứu các tình tiết thuộc mặt khách quan của tội phạm có ý nghĩa trước hết đối với việc định
tội. Việc xác định hành vi cụ thể có cấu thành tội phạm hay không thường bắt đầu từ việc nghiên
cứu mặt khách quan. Chỉ khi đã xác định trong hành vi của con người có những dấu hiệu khách
quan của tội phạm thì vấn đề xem xét mặt chủ quan mới được đặt ra.
- Trong cấu thành tội phạm tăng nặng của một số tội phạm, biểu hiện của mặt khách quan được
phản ánh là dấu hiệu định khung. Do vậy ngoài ý nghĩa trong việc định tội, việc nghiên cứu còn
có thể có ý nghĩa trong việc định khung hình phạt.
- Trong những tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng trách nhiệm hình sự được qui định trong BLHS
có nhiều tình tiết thuộc mặt khách quan của tội phạm. Do vậy việc nghiên cứu mặt khách quan
cuủa tội phạm có ý nghĩa trong việc đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và qua đó
có ý nghĩa trong việc xác định mức độ TNHS của người thực hiện hành vi đó.
- Việc nghiên cứu những tình tiết thuộc mặt khách quan của tội phạm trong nhiều trường hợp có ý
nghĩa trong việc xác định mặt chủ quan của tội phạm, trước hết là xác định lỗi cũng như đánh giá

mức độ lỗi của người phạm tội.
Câu 14. Hành vi phạm tội, hậu quả của tội phạm. Mối quan hệ giữa hậu quả của tội phạm
với hành vi phạm tội?
TRẢ LỜI:
a. Hành vi phạm tội:

12


hành vi phạm tội là sự xử sự cụ thể của con người được thể hiện ra thế giới khách quan dưới
những hình thức nhất định gây ra thiệt hại hoặc đe doạ gây thiiệt hại cho các quan hệ xã hội được
luật hình sự bảo vệ.
Hành vi phạm tội có các dấu hiệu nhất định:
- Hành vi phạm tội bao giờ cũng là hành vi có ý thức và có ý chí. Đây là dấu hiệu bắt buộc của
hành vi phạm tội.
- Hành vi phạm tội là hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội và trái pháp luật hình sự. Tính nguy
hiểm đáng kể cho xã hội là dấu hiệu cơ bản để phân biệt hành vi phạm tội với những hành vi
khác.
Hành vi phậm tội được thể hiện dưới hai hình thức là: hành động phạm tội và không hành động
phạm tội.
- Hành động phạm tội là hình thức của hành vi phạm tội làm biến đổi tình trạng bình thường của
đối tượng tác động gây thiệt hại cho khách thể bằng việc chủ thể làm một việc bị pháp luật hình
sự nghiêm cấm.
- Không hành động phạm tội là hình thức của hành vi phạm tội làm biến đổi tình trạng bình
thường của đối tượng tác động, gây thiệt hại cho khách thể bằng viiệc chủ thể không làm một việc
mà pháp luật yêu cầu phải làm, mặc dù có đủ điều kiện và khả năng để làm.
b. Hậu quả của tội phạm:
Hậu quả của tội phạm là thiệt hại – sự thay đổi nguy hiểm – do hành vi phạm tội gây ra cho các
quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ.
Hậu quả nguy hiểm cho xã hội là thiệt hại gây ra cho quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ, thể

hiện dưới các dạng:
- Thiệt hại về vật chất;
- Thiệt hại về thể chất;
- Thiệt hại về tinh thần;
- Các biến đổi khác.
Việc nghiên cứu hậu quả của tội phạm có những ý nghĩa thực tiễn sau:
- Đối với tội có cấu thành tội phạm vật chất, việc xác định hậu quả của tội phạm có ý nghĩa đối
với việc định tội.
- Đối với trường hợp cấu thành tội phạm tăng nặng có dấu hiệu phản ánh hậu quả hoặc mức độ
hậu quả, việc xác định hậu quả của tội phạm có ý nghĩa đối với việc định khung hình phạt.
- Đối với trường hợp khác, việc xác định mức độ hậu quả cũng luôn cần thiết vì đó là căn cứ để
đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và do vậy là căn cứ để quyê7t1 định hình phạt.
c. Mối quan hệ giữa hậu quả của tội phạm với hành vi phạm tội:
Theo Luật hình sự VN, chỉ có thể truy cứu TNHS một người về hậu quả nguy hiểm cho xã hội với
điều kiện nếu như hậu quả đó ở trong mối quan hệ nhân quả với hành động phạm tội hoặc không
hành động phạm tội của người đó.
Căn cứ vào nội dung của cặp phạm trù nhân – quả theo phép biện chứng duy vật, có thể tóm tắt
những căn cứ cho phép khẳng định sự tồn tại quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và hậu
quả nguy hiểm cho xã hội đã xảy ra như sau:
- Hành vi trái pháp luật phải xảy ra trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội về mặt thời gian.
- Hành vi trái pháp luật độc lập hoặc trong mối liên hệ tổng hợp với một hoặc nhiều hiện tượng
khác phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
- Hậu quả nguy hiểm đã xảy ra phải đúng là sự hiện thực hoá khả năng thực tế làm phát sinh hậu
quả của hành vi trái pháp luật.
Vậy, mối quan hệ nhân quả trong luật hình sự là mối quan hệ khách quan giữa hành vi nguy hiểm
cho xã hội và hậu quả đã xảy ra, trong đó hành vi nguy hiểm cho xã hội, xét về mặt thời gian xảy
ra trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội, chuẩn bị và xác định khả năng thực tế bên trong làm phát
sinh hậu quả nguy hiểm cho xã hội và là nguyên nhân chính và trực tiếp tất yếu gây ra hậu quả đó.
5. Chủ thể của tội phạm?
TRẢ LỜI:

a. Khái niệm:

13


Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể đã cố ý hoặc vô ý thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã
hội được Luật hình sự quy định là tội phạm trong tình trạng có năng lực trách nhiệm hình sự và
đạt độ tuổi nhất định do luật định và trong một số trường hợp khác có các dấu hiệu đặc biệt được
chỉ ra trong điều luật tương ứng.
b. Năng lực TNHS:
Năng lực TNHS là điều kiện cần thiết để có thể xác định con người có lỗi khi họ thực hiện hành
vi nguy hiểm cho xã hội. Chỉ người có năng lực TNHS mới có thể là chủ thể của tội phạm.
Người có năng lực trách nhiệm hình sự là người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có
khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và có khả năng
điều khiển được hành vi ấy.
Người có năng lực TNHS theo luật HS VN là người đã đạt độ tuổi chịu TNHS và không thuộc
trường hợp ở trong tình trạng không có năng lực TNHS.
- Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự: 3 BLHS quy định: người ở trong tình trạng
không có năng lực TNHS là người đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả
năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
Bên cạnh tình trạng không có năng lực TNHS, luật hình sự Vn còn thừa nhận trường hợp tình
trạng năng lực TNHS hạn chế. Đây là trường hợp người do mắc bệnh nnên năng lực nhận thức
hoặc năng lực điều khiển hành vi đã bị hạn chế. Người này không thuộc loại người không có điều
kiện để có lỗi. nhưng tình trạng tình trạng năng lực TNHS hạn chế có ảnh hưởng nhất định đến
mức độ lỗi. lỗi của họ cũng là lỗi hạn chế và do vậy, luật hình sự Vn coi tình trạng năng lực
TNHS hạn chhế là tình tiết giảm nhẹ.
- Người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất khích thíc mạnh khác, thì vẫn phải
chịu TNHS.
c. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự:
Người từ 6 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên

nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu TNHS về tội phạm rất ngiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng.
d. Chủ thể đặc biệt của tội phạm:
Chủ thể đặc biệt của tội phạm là người cùng với các dấu hiệu bắt buộc chung của chủ thể của tội
phạm còn có các dấu hiệu bổ sung bắt buộc đối với cấu thành tội phạm đó.
Việc quy định chủ thể đặc biệt không phải là nhằm truy cứu TNHS người có đặc điểm nhất định
về nhân thân mà vẫn nhằm truy cứu TNHS hành vi nguy hiểm cho xã hội và hành vi đó chỉ có thể
được thực hiện bởi người có đặc điểm nhất định về nhân thân. Theo luật hình sự VN, những đặc
điểm nhất định đó có thể thuộc những loại sau:
- Các đặc điểm liên quan đến chức vụ, quyền hạn;
- Các đặc điểm liên quan đến nghề nghiệp, tính chất công việc...;
- Các đặc điểm liên quan đến nghĩa vụ phải thực hiện;
- Các đặc điểm liên quan đến giới tính, lứa tuổi, quan hệ gia đình;
- Các đặc điểm liên quan đến địa vị pháp lý của một người.
e. Nhân thân người phạm phạm tội:
Nhân thân người phạm tội trong luật hình sự được hiểu là tổng hợp những đặc điểm riêng biiệt
của người phạm tội có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự của
họ.
Những đặc điểm đó có thể là tuổi, nghề nghiệp, thái độ làm việc, thái độ trong quan hệ với những
người khác, trình độ văn hoá, lối sống, hoàn cảnh gia đình và đời sống kinh tế, thái độ chính trị, ý
thức pháp luật, tôn giáo, tiền án, tiền sự, ...
Câu 16. Mặt chủ quan của tội phạm. Lỗi và các hình thức lỗi theo luật hình sự Việt nam.
Động cơ và mục đích của tội phạm?
TRẢ LỜI:
a. Mặt chủ quan của tội phạm:
Mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong của tội phạm, là thái độ tâm lí của người phạm tội
đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội do họ thực hiện và với hậu quả do hành vi đó gây ra cho xã
hội hoặc đối với khả năng gây ra hậu quả đó.
14



Nội dung của mặt chủ quan của tội phạm được thể hiện qua các dấu hiệu pháp lý: lỗi, động cơ và
mục đích. Các dấu hiệu pháp lý này là những hình thức khác nhau của hoạt động tâm lý của người
phạm tội, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và phụ thuộc lẫn nhau. Đồng thời lỗi, động cơ, mục
đích là những hiện tượng tâm lý độc lập, mỗi hiện tượng trong đó không thể bao gồm trong mình
hiện tượng khác với tư cách là một bộ phận cấu thành.
Mặt chủ quan của tội phạm có ý nghĩa pháp lý quan trọng:
- Thứ nhất, với tư cách là một bộ phận cấu thành của cơ sở trách nhiệm hình sự nó phân biệt hành
vi phạm tội với hành vi không phải tội phạm.
- Thứ hai, nó là cơ sở để phân biệt các cấu thành tội phạm có các dấu hiệu khách quan giống
nhau.
- Thứ ba, nội dung của mặt chủ quan ở một mức độ đáng kể xác định mức độ của tính nguy hiểm
của xã hội của cả hành vi phạm tội lẫn của người thực hiện tội phạm.
b. Lỗi và các hình thức lỗi:
Người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội bị coi là có lỗi nếu hành vi đó là kết quả của sự
lựa chọn của họ trong khi có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn và thực hiện xử sự
khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.
Lỗi là thái độ tâm lí của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu
quả do hành vi đó gây ra cho xã hội hoặc khả năng gây ra hậu quả đó được thể hiện dưới hình
thức cố ý hoặc vô ý.
Lỗi là nội dung biểu hiện của mặt chủ quan được phản ánh trong tất cả các cấu thành tội phạm.
Là mặt hình thức của lỗi, quan hệ tâm lí ở đây bao gồm yếu tố lí trí và yêú tố ý chí là hai yếu tố
cần thiết tạo thành lỗi. Hai yếu tố này: một thể hiện năng lực nhận thức thực tại khách quan, một
thể hiện năng lực điều khiển hành vi trên cơ sở của sự nhận thức những yếu tố tâm lí cần thiết của
mọi hành động có ý thức của con người. Nếu xử sự gây thiệt hại cho xã hội bị coi là có lỗi thì quá
trình lí trí và ý chí phải có những đặc điểm nhất định phản ánh được rằng xử sự gây thiệt hại cho
xã hội đã thực hiện là kết quả của sự tự lựa chọn và tự quyết định của chủ thể, trong khi chủ thể
có đủ điều kiện lựa chọn và quyết định xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.
Trong hoạt động tâm lí, ngoài hai yếu tố lí trí và ý chí còn có yếu tố tình cảm. Nhưng tình cảm
không có ý nghĩa quyết định trong việc xác định nội dung và hình thức lỗi.

Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc tâm lí của yếu tố lí trí và ý chí trong những trường hợp có lỗi, luật
hình sự VN chia lỗi thành hai loại:
- Lỗi cố ý:
Theo điều 9 Bộ luật hình sự hiện hành, cố ý phạm tội là phạm tội trong trường hợp nhận thức rõ
hành vi của mình có tính chất nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong
muốn hoặc để mặc hậu quả xảy ra.
Sự kết hợp khác nhau giữa dấu hiệu lí trí và ý chí trong ý thức của người phạm tội hình thành các
loại lỗi cố ý khác nhau. Đó là cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp.
+ Lỗi cố ý trực tiếp: là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ
hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu
quả xảy ra.
+ Cố ý gián tiếp: là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành
vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó, tuy không mong muốn
nhưng có ý thức để mặc hậu quả xảy ra.
- Lỗi vô ý:
Theo Điều 10 BLHS hiện hành qui định hai loại lỗi vô ý: vô ý vì quá tự tin và vô ý vì cẩu thả. Hai
loại lỗi này khác nhau về nội dung của dấu hiệu lý trí và ý chí.
+ Lỗi vô ý vì quá tự tin: là lỗi trong trường hợp người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình
có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể
ngăn ngừa được nên vẫn thực hiện và đã gây ra hậu quả nguy hại đó.
+ Lỗi vô ý do cẩu thả: là lỗi trong trường hợp người phạm tội đã gây ra hậu quả nguy hại cho xã
hội nhưng do cẩu thả nên không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả đó, mặc dù
phải thấy trước và có thể thấy trước.
c. Động cơ và mục đích của tội phạm:

15


- Động cơ phạm tội: là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội
cố ý.

- Múc đích phạm tội: là kết quả trong ý thức chủ quan mà người phạm tội đặt ra phải đạt được
khi thực hiện hành vi phạm tội.
Câu 17. Các giai đoạn thực hiện tội phạm?
TRẢ LỜI:
a. Khái niệm:
Theo pháp luật hình sự việt nam, các giai đoạn thực hiện tội phạm chỉ có trong tội phạm được
thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Đối với các tội cố ý gián tiếp hay vô ý chỉ có thể có trường hợp có
tội và không có tội.
Trong luật hình sự, các giai đoạn thực hiện tội phạm được hiểu là những bước trong tiến trình
thực hiện một tội phạm cố ý gồm chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành.
Điều 17, Điều 18 bộ luật hình sự hiện hành chỉ đưa ra định nghĩa hai giai đoạn thực hiện tội
phạm: chuẩn bị phạm tội và tội phạm chưa đạt, còn việc định nghĩa từng tội phạm hoàn thành cụ
thể chỉ được chỉ ra trong phần qui định của các điều luật tương ứng ở phần các tội phạm của bộ
luật hình sự.
Căn cứ để xác định trách nhiệm hình sự cụ thể cho những trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm
tội chưa đạt đã được qui định tại Điều 52 bộ luật hình sự như sau: Đối với hành vi chuẩn bị phạm
tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt được quyết định theo các điều của Bộ luật này về các
tội phạm tương ứng tuỳ theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực
hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng.
b. Chuẩn bị phạm tội:
Chuẩn bị phạm tội là giai đoạn trong đó người phạm tội có hành vi tạo ra những điều kiện cần
thiết cho việc thực hiện tội phạm nhưng chưa bắt đầu thực hiện tội phạm đó.
Trong thực tế hành vi chuẩn bị phạm tội có thể thể hiện ở một số dạng như:
- Chuẩn bị công cụ, phương tiện phạm tội;
- Chuẩn bị kế hoạch phạm tội;
- Thăm dò địa điểm pham 5tội;
- Thăm dò, làm quen với nạn nhân hoặc người bị hại;
- Loại trừ trước những trở ngại khách quan ....
Theo luật hình sự Việt nam, không phải hành vi chuẩn bị phạm tội nào cũng bị truy cứu TNHS.
Người chuẩn bị phạm tội chỉ phải chịu TNHS nếu tội định phạm là tội phạm rất nghiêm trọng

hoặc là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Nếu hành vi chuẩn bị phạm tội đã cấu thành tội phạm độc lập khác thì người có hành vi phải chịu
TNHS về tội độc lập đó.
c. Phạm tội chưa đạt:
Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những
nguyên nhân ngoài ý mốn của người phạm tội.
Theo luật hình sự VN, có ba dấu hiệu xác định trường hợp phạm tội chưa đạt:
- Dấu hiệu thứ nhất, người phạm tội đã bắt đầu thực hiện tội phạm. đây là dấu hiệu phân biệt
phạm tội chưa đạt với chuẩn bị phạm tội.. Sự bắt đầu này thể hiện ở chỗ, người phạm tội đã thực
hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm. Cũng được coi là đã bắt đầu thực
hiện tội phạm nếu người phạm tội đã thực hiện hành vi đi liền trước hành vi khách quan, đó là
những hành vi thể hiện sự bắt đầu của hành vi khách quan và kế tiếp ngay sau nó hành vi khách
quan sẽ xảy ra.
- Dấu hiệu thứ hai, người phạm tội không thực hiện tội phạm được đến cùng, nghĩa là hành vi của
họ chưa thoả mãn hết các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm. Có thể xảy ra ở
một trong các dạng sau:
+ Chủ thể chưa thực hiện được hành vi khách quan mà mới chỉ thực hiện được hành vi đi liền
trước;
+ Chủ thể đã thực hiện hành vi khách quan nhưng chưa gây ra hậu quả của tội phạm (chỉ có thể có
ở những tội có cấu thành tội phạm vật chất);
16


+ Hậu quả thiệt hại tuy đã xảy ra nhưng không có quan hệ nhân quả với hành vi khách quan mà
chủ thể đã thực hiện (chỉ có thể có ở những tội có cấu thành tội phạm vật chất);
+ Chủ thể đã thực hiện được hành vi khách quan nhưng chưa thực hiện được hết.
- Dấu hiệu thứ ba, người phạm tội không thực hiện tội phạm được đến cùng là do những nguyên
nhân ngoài ý muốn của họ. bản thân người phạm tội vẫn muốn tội phạm hoàn thành nhưng tội
phạm không hoàn thành là do: nạn nhân hoặc người bị hại đã chống lại được hoặc tránh được,
người khác đã ngăn chặn được, hoặc có những trở ngại khác ...

Dựa vào những căn cứ khác nhau người ta phân phạm tội chưa đạt thành các loại khác
nhau:
- Căn cứ vào thái độ tâm lí của người phạm tội đối với hành vi mà họ thực hiện, người ta phân
thành tội phạm chưa đạt chưa hoàn thành và tội phạm chưa đạt đã hoàn thành:
+ Tội phạm chưa đạt chưa hoàn thành là những trường hợp phạm tội chưa đạt, trong đó người
phạm tội vì những nguyên nhân khách quan chưa thực hiện hết các hành vi cho là cần thiết để gây
ra hậu quảu của tội phạm;
+ Tội phạm chưa đạt đã hoàn thành là trường hợp phạm tội chưa đạt nhưng người phạm tội đã
thực hiện hết các hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả nhưng do nguyên nhân ngoài ý muốn,
hậu quả vẫn không xảy ra.
- Căn cứ vào tính chất đặc biệt của nguyên nhân dẫn đến việc chưa đạt người ta phân phạm tội
chưa đạt thành phạm tội chưa đạt vô hiệu và những trường hợp chưa đạt khác.
d. Tội phạm hoàn thành:
Tội phạm hoàn thành là những trường hợp hành vi phạm tội đã thoả mãn hết các dấu hiệu được
mô tả trong cấu thành tội phạm.
Điều đó có nghĩa, khi tội phạm hoàn thành thì hành vi phạm tội đã có đủ các dấu hiệu phản ánh
đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của loại tội đó. Với quan điểm như vậy, lụât hình sự VN
khẳng định: thời điểm tội phạm hoàn thành không phụ thuộc vào việc người phạm tội đã đạt được
mục đích của mình hay chưa.
Căn cứ vào khái niệm như vậy và dựa vào đặc điểm cấu trúc của các loại cấu thành tội phạm, có
thể xem thời điểm hoàn thành của các loại tội có cấu thành tội phạm vật chất, hình thức, cắt xén
như sau:
- Tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất hoàn thành khi người phạm tội đã gây ra hậu quả của
tội phạm.
- Tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức hoàn thành ngay khi người phạm tội đã thực hiện
được hành vi phạm tội.
- Tội phạm có cấu thành tội phạm cắt xén hoàn thành khi người phạm tội đã có những hành động
bất kỳ nhằm thực hiện hành vi phạm tội.
Hai thời điểm tội phạm hoàn thành và tội phạm kết thúc có thể trùng nhau hoặc không trùng nhau
e. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội:

Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự ý mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy
không có gì ngăn cản. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình
sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì
người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
Theo Luật hình sự VN, chỉ được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội khi thoả mãn
những dấu hiệu sau:
- Việc chấm dứt không thực hiện tiếp tội phạm phải xảy ra khi tội phạm đang ỏơ giai đoạn chuẩn
bị hoặc ở giai đoạn chưa đạt chưa hoàn thành;
- Việc chấm dứt không thực hiện tiếp tội phạm phải là tự nguyện và dứt khoát.
Câu 18. Đồng phạm. các hình thức đồng phạm. Các loại người đồng phạm theo qui định của
Luật hình sự VN. Trách nhiệm hình sự đối với những người đồng pham?
TRẢ LỜI:
Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
1. Các hình thức đồng phạm:

17


khoa học luật hình sự căn cứ vào những đặc điểm của mối quan hệ giữa những người đồng phạm
về mặt chủ quan và khách quan để phân loại các hình thức đồng phạm.
Các dấu hiệu của Đồng phạm:
- Về mặt khách quan, đồng phạm đòi hỏi có hai dấu hiệu:
+ có từ hai người trở lên và những người này có đủ điều kiện của chủ thể tội phạm;
+ những người này phải cùng thực hiện tội phạm (cố ý).
- Về mặt chủ quan, đồng phạm đòi hỏi những người cùng thực hiện tội phạm đều có lỗi cố
ý. Ngoài ra đối với những tội có dấu hiệu mục đích phạm tội là dấu hiệu bắt buộc, đồng phạm đòi
hỏi những người cùng thực hiện phải có cùng mục đích phạm tội đó.
a. Phân loại theo dấu hiệu chủ quan:
Theo dấu hiệu này đồng phạm gồm hai hình thức là đồng phạm không có thông mưu trước
và đồng phạm có thông mưu trước.

Đồng phạm không có thông mưu trước là hình thức đồng phạm trong đó không có sự thoả
thuận, bàn bạc với nhau trước giữa những người đồng phạm hoặc là có thoả thuận nhưng không
đáng kể.
Đồng phạm có thông mưu trước là hình thức đồng phạm trong đó những người đồng phạm
đã có sự thoả thuận bàn bạc trước với nhau về tội phạm cùng thực hiện.
b. Phân loại theo dấu hiệu khách quan:
Theo dấu hiệu này, đồng phạm được chia thành hai hình thức là đồng phạm giản đơn và
đồng phạm phức tạp.
Đồng phạm giản đơn là hình thức đồng phạm trong đó những người cùng tham gia vào vụ
phạm tội đều có vai trò là người thực hành.
Đồng phạm phức tạp là hình thức đồng phạm trong đó có một hoặc một số người tham gia
giữ vai trò người thực hành còn những người đồng phạm khác giữ vai trò xúi dục, tổ chức hay
giúp sức.
c. Phạm tội có tổ chức: là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng
thực hiện tội phạm.
2. Các loại người đồng phạm:
- Người thực hành: là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
- Người tổ chức: là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Chủ mưu là người đề ra âm mưu, phương hướng hoạt động của nhóm đồng phạm. chủ
mưu có thể trực tiếp điều khiển hoạt động của tổ chức nhưng cũng có thể không.
Cầm đầu là người thành lập nhóm đồng phạm hoặc tham gia vào việc soạn thảo kế hoạch,
phân công, giao trách nhiệm cho đồng bọn cũng như đôn đốc, điều khiển hoạt động của nhóm
đồng phạm.
Người chỉ huy là người điều khiển trực tiếp của nhóm đồng phạm có vũ trang hoặc bán vũ
trang.
- Người xúi dục: là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. hành
vi xúi dục phải trực tiếp, cụ thể. Người xúi dục có ý định rõ ràng thúc đẩy người khác phạm tội.
- Người giúp sức: là người tạo ra điều kiện tinh thần hay vật chất cho việc thực hiện tội
phạm.
3. Trách nhiệm hình sự đối với những người đồng pham:

a. Các nguyên tắc xác định TNHS:
Việc xác định TNHS của những người đồng phạm vừa phải tuân thủ những nguyên tắc chung
được áp dụng cho tất cả những trường hợp phạm tội, vừa phải tuân thủ những nguyên tắc có tính
chất riêng biệt. Theo LHS VN, việc xác định TNHS của những người đồng phạm phải tuân thủ
các nguyên tắc có tính riêng biệt sau:
- Nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm;
- Nguyên tắc chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện vụ đồng phạm;
- Nguyên tắc cá thể hoá TNHS của những người đồng phạm
b. Một số vấn đề liên quan đến xác định tội phạm:
- Vấn đề chủ thể đặc biệt trong đồng phạm:
đối với những tội đòi hỏi chủ thể đặc biệt chỉ cần người thực hành có những đặc điểm của chủ thể
đó. Những người đồng phạm khác không nhhất thiết phải có những đặc điểm của chủ thể đặc biệt.
18


- Vấn đề xác định giai đoạn thực hiện tội phạm trong đồng phạm:
Nêú những người đồng phạm không thực hiện tội phạm được đến cùng do những nguyên nhân
khách quan thì người thực hiện tội phạm đến giai đoạn nào, họ phải chịu TNHS đến đó.
Nếu người bị xúi giục không nghe theo, sự xúi giục không có kết quả thì chỉ riêng người xúi giục
phải chịu TNHS về tội đã xúi giục.
Nếu người giúp sức giúp người khác thực hiện tội phạm nhưng người này không thực hiện tội
phạm đó hoặc không sử dụng sự giúp sức thì người giúp sức phải chịu TNHS về tội định giúp
sức.
- Vấn đề tự ý nửa chừng chhấm dứt việc phạm tội trong đồng phạm:
Trong vụ đồng phạm, khi có sự tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của một người hay một số
người thì việc miễn TNHS chỉ được áp dụng đối với bản thân người đã tự ý nửa chừng chấm dứt
việc phạm tội. đối với người thực hành, vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội cũng như
trường hợp phạm tội riêng lẻ. Khi người thực hành tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội thì chỉ
riêng họ được miễm TNHS. Những người đồng phạm khác vẫn phải chịu TNHS về tội phạm họ
đã tham gia ở giai đoạn chuẩn bị hoặc chưa đạt, tuỳ thuộc vào thời điểm mà người thực hành đã

tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.
Đối với người tổ chức, người xúi giục và người giúp sức, việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc
phạm tội phải được thực hiện trước khi người thực hành bắt tay vào thực hiện tội phạm và phải có
những hành động tích cực làm mất tác dụng của những hành vi trước đó của mình, để ngăn chặn
viiệc thực hiện tội phạm.
Câu 19. Phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết?
TRẢ LỜI:
1. Phòng vệ chính đáng:
Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của nhà nước, của tổ chức, bảo vệ
quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà chống trả một cách cần thiết người
đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
Điều kiện của phòng vệ chính đáng:
a. cơ sở làm phát sinh quyền phòng vệ chính đáng:
Cơ sở làm phát sinh quyền phòng vệ là sự tấn công đang hiện hữu xâm phạm đến lợi ích cuủa nhà
nước, lợi ích tập thể, quyền hoặc lợi ích của công dân.
b. nội dung và phạm vi của quyền phòng vệ chính đáng:
Phạm vi của quyền phòng vệ chính đáng thể hiện qua các nội dung:
- Hành động chống trả phải nhằm vào chính người đang gây ra nguy hiểm cho xã hội. Sự chống
trả có thể trực tiếp nhằm vào người tấn công, hoặc chỉ có thể nhằhm vào phương tiện, công cụ mà
người đó đang sử dụng, và có thể gây ra thiệt hại nhất định cho người có hành vi xâm hại.
- Hành vi chống trả phải là cần thiết. Điều đó có nghĩa là trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể,
người phòng vệ trên cơ sở tự đánh giá về tính chất quan hệ xã hội bị xâm hại, tính chất và mức độ
nguy hiểm của công cụ, phương tiện phạm tội, nhân thân người có hành vi xâm hại, cường độ của
sự tấn công cũng như những yếu tố khác, để quyết định biện pháp chống trả cũng như mức độ
chống trả mà người đó cho là cần thiết nhằm ngăn chặn hành vi xâm hại các quyền, lợi ích được
luật HS bảo vệ.
c. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng:
Là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy
hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Đây là những trường hợp người phòng vệ đã dùng những

phương tiện và phương pháp gây ra thiệt hại quá đáng cho người xâm hại mà tính chất và mức độ
nguy hiểm của hành vi xâm hại cũng như hoàn cảnh cụ thể chưa đòi hỏi phải dùng các phương
tiện và phương pháp đó.
d. Phòng vệ tưởng tượng:
Là trường hợp người do lầm tưởng có sự tấn công của người khác nên đã gây thiệt hại cho họ.
2. Tình thế cấp thiết:
Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạ lợi ích của
nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn
19


cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Hành vi gây thiệt hại
trong tình thế cấp thiết không phải là phạm tội.
Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thhế cấp thiết, thì người gây
thiệt hại đó phải chịu TNHS.
a. Điều kiện của tình thế cấp thiết:
- Phải có sự nguy hiểm thực tế đe doạ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính
đáng của công dân. Nguồn nguy hiểm này có thể do con người gây ra cũng có thể do những
nguyên nhân khác, như thiên nhiên, do súc vật... gây ra.
- Trong tình thế cấp thiết việc gây thiệt hại cho một lợi ích nào đó để bảo vệ một lợi ích khác phải
là biện pháp chung nhất.
- Trong tình thế cấp thiết, việc bảo vệ một lợi ích nào đó được thực hiện bằng việc hy sinh một lợi
ích khác cũng được pháp luật bảo vệ, vì thế, điều đó chỉ có ý nghĩa khi lợi ích phải hy sinh nhỏ
hơn, ít quan trọng hơn so với lợi ích được bảo vệ.
b. Vượt quá giới hạn của tình thế cấp thiết:
Vượt quá giới hạn của tình thế cấp thiết là nhgững trường hợp thiết hại gây ra rõ ràng vượt quá
yêu cầu của tình thế cấp thiết, tưcf1 là lớn hơn một cách rõ rệt so với thiệt hại cần ngăn chặn.
Câu 20. Phạm nhiều tội, phạm tội nhiều lần và tái phạm?
TRẢ LỜI:
1. Phạm nhiều tội:

Phạm nhiều tội là trường hợp một người thực hiện hai tội phạm trở lên được định tội danh một
cách độc lập và người phạm tội chưa bị xét xử về một tội nào trong số các tội phạm đó.
Phạm nhiiêù tội được phân làm hai loại:
- Phạm nhiều tội thực tế: là trường hợp khi một người thực hiện nhiều hành vi nguy hiểm cho xã
hội độc lập khác nhau và cách nhau một khoảng thời gian nhất định và những hành vi đó cấu
thành hai tội phạm trở lên được quy định trong các điều luật khác nhau hoặc trong những khoản
khác nhau của điều luật thuộc phần các tội phạm của BLHS.
- Phạm nhiều tội tư tưởng: là trường hợp khi một người thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã
hội cấu thành hai tội phạm trở lên được quy định trong các điều luật khác nhau hoặc trong những
khoản khác nhau của điều luật thuộc phần các tội phạm của BLHS.
2. Phạm tội nhiều lần:
Phạm tội nhiều lần với tư cách là một loại nhiều tội phạm là trường hợp một người phạm tội từ
hai lần trở lên. Các tội phạm do người đó thực hiện có thể là giống nhau hoặc cũng có thể là các
loại tội phạm khác nhau.
- Phạm tội nhiều lần chung: là trường hợp một người phạm tội hai lần trở lên, bất kể tội phạm gì.
- Phạm tội nhiều lần cùng loại là trường hợp một người hai lần trở lên thực hiện các tội phạm
cùng một lọai.
- Phạm tội nhiều lần cùng một tội danh: là trường hợp một người hai lần trở lên thực hiện các tội
phạm cùng tội danh.
Trong pháp luật hình sự nước ta tình tiết phạm tội nhiều lần đsược nhà làm luật quy định với hai
ý nghĩa khác nhau: thứ nhất, là với ý nghĩa của một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự; thứ
hai, là với ý nghĩa của một tình tiết định khung tăng nặng đối với một số loại tội phạm nhất định.
3. Tái phạm:
Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tội
rất nghiêm trọng, tội đặc biện nghiêm trọng do vô ý.
Tái phạm được quy định với tư cách là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Câu 21. Hình phạt. hệ thống hình phạt trong luật hình sự Việt Nam?
TRẢ LỜI:
1. Hình phạt:
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất được BLHS quy định do Toà án nhân danh

nhà nước áp dụng đối với người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm và việc thể hiện ở việc tước
đoạt hoặc hạn chế các quyền và lợi ích do pháp luật quy định đối với người bị kết án.
20


Mục đích của hình phạt là kết quả thực tế cuối cùng mà Nhà nước mong muốn đạt được khi qui
định hình phạt đối với tội phạm và áp dụng hình phạt đối với cá nhân người phạm tội. Theo
BLHS hiện hành: Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn nhằm giáo dục họ
trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luậtvà các qui tắc của cuộc sống xã
hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng
pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
2. Hệ thống hình phạt trong luật hình sự Việt Nam:
Hệ thống hình phạt là danh mục các loại hình phạt do nhà nứơc qui định trong pháp luật hình sự
và được sắp xếp theo một trình tự nhất định tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm khắc của mỗi loại hình
phạt.
Hệ thống hình phạt nước ta gồm:
a. Hình phạt chính: là hình phạt được áp dụng chính cho một tội phạm và được tuyên độc lập.
Đối với mỗi tội phạm Toà án chỉ có thể tuyên một hình phạt chính. Theo BLHS hiện hành, các
hình phạt chính là: cành cáo, phạt tiền, cải toạ không giam giữ, trục xuất, tù có thời hạn, tù chung
thân, tử hình.
b. Hình phạt bổ sung: là hình phạt thêm vào hình phạt chính và không được tuyên độc lập mà
chỉ có thể tuyyên kèm theo một hình phạt chính. Theo BLHS hiiện hành, các hình phạt bổ sung
gồm: cấm đảm nhiệm những chức vụ, cấm hành nghề hoịăc làm một công việc nhất định; cấm cư
trú; quản chế; tước một số quyền công dân; tịch thu tài sản; phạt tiền, khi không áp dụng là hình
phạt chính; trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.
c. Các hình phạt trong LHS Việt Nam:
- Cảnh cáo: là sự khiển trách công khai của Toà án đối với người bị kết án. Trong số các hình
phạt chính, cảnh cáo là hình phạt nhẹ nhất. các điều kiện cần và đủ để áp dụng hình phạt này đối
với bị cáo là: 1) tội phạm do bị cáo thực hiện là tội phạm ít nghiiêm trọng; 2)có nhiều tình tiết
giảm nhẹ; 3) chưa đến mức miễn hình phạt; 4) khi đối với tội mà bị cáo thực hiện có qui định hình

phạt cảnh cáo.
- Phạt tiền: với tính cách là hình phạt hình sự, hình phạt tiền tước ở người bị kết án một khoản
tiền nhất định trong những trường hợp do pháp luật quy định và sung vào công quỹ Nhà nước.
Phạt tiền được qui định và áp dụng: 1) là hình phạt chính đối với người phạm tội ít nghiiêm trọng
xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; xâm phạm trật tự công cộng; xâm phạm trật tự quản lý hành
chính và một số tội phạm khác do BLHS qui định; 2) là hình phạt bổ sung đối với người phạm các
tội về tham nhũng; các tội về ma tuý hoặc những tội phạm khác do BLHS qui định.
Những căn cứ cần và đủ mà Toà án phải dựa vào khi quyết định mức hình phạt tiền đối với bị cáo
là: 1) tính chất và mức độ nghiêm trọng của tội phạm đã thực hiện; 2) tình hình tài sản của người
phạm tội; 3) sự biến động giá cả.
- Cải tạo không giam giữ: là một loại hình phạt chính trong hệ thống hình phạt của nước ta, được
áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng với thời hạn từ sáu tháng
đến ba năm. Người chịu hình phạt này, không phải cách lý khỏi xã hội mà được cải tạo ngay tãi
nơi thường trú hoặc tại cơ quan nhà nước hoặc tổ chức nơi người đó là việc. Do đó hình phạt này
chỉ được áp dụng nếu người phạm tội có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú rõ ràng. Cải
tạo không giam giữ là loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù và nặng hơn hình phạt tiền và cảnh cáo.
Toà án chỉ có thể quyết định áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ với người phạm tội khi có
những tình tiết cho phép nhhận định người phạm tội có thể giáo dục và cải tạo trở thành người tốt
mà không cần cách ly khỏi xã hội.
- Trục Xuất: với tư cách là hình phạt hình sự, trục xuất là buộc người nước ngoài bị kết án phải
rời khỏi lãnh thổ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam. Trục xuất được Toà án áp dụng là
hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể.
- Tù có thời hạn: về thực chất là giam người bị kết án ở các trại giam, tức là cách ly người đó ra
khỏi môi trường xã hội bình thường trong một thời gian nhất định để giáo dục và cải tạo họ. Đối
với hình phạt này người bị kết án bị tưíơc tự do, bị giam giữ trong một môi trường chịu sự chi
phối của một chế độ rất chặt chẽ và nghiêm khắc. Hạn chhế tự do đối với người bị kết án tù có
thời hạn là nội dung pháp lý chủ yếu của loại hình phạt này. Theo BLHS hiện hành qui định thời
hạn tù tối thiểu là ba tháng, thời hạn tù tối đa là hai mươi năm.

21



- Tù chung thân: là hình phạt tước tự do không thời hạn, tức là tù suốt đời được áp dụng đối với
người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình. Tù chung thân
không được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội.
- Tử hình: là loại hình phạt đặc biệt được áp dụng trong những trường hợp phạm tội đặc biệt
nghiêm trọng. Tử hình là hình phạt nghgiêm khắc nhất, tước đi mạng sống của người phạm tội.
Do đó nó chỉ có tác dụng trừng trị và phaòng ngừa mà không có tác dụng giáo dục, cải tạo. pháp
luật nghiêm cấm áp dụng hình phạt này đối với những người phạm tội chưa thành niên, phụ nữ có
thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử. Án tử hình
cũng không được thi hành đối với phụ nử có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
trong trường hợp này, hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân.
- Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định: là tước của người
bị kết án quyền đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc nói trên trong thời hạn nhất
định được xác định trong bản án.
- Cấm cư trú: thể hiện ở việc buộc người bị kết án phạt tù không được tạm trú và thường trú ở
một số địa phương nhất định và trong một thời hạn nhất định. Nó là hình phạt bổ sung có tính
phòng ngừa đối với một số người phạm tội nhất định và được áp dụng nhằm mục đích hạn chế
các điều kiện thuận lợi về cư trú mà người phạm tội có thể lợi dụng để phạm tội mới.
- Quản chế: thể hiện ở việc buộc người bị kết án phạt tù trong một thời hạn nhất định phải cư trú
làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định, dưới sự kiểm soát, giáo dục của chính
quyền và nhân dân địa phương và phải chịu một số hạn chhế khác về quyền lợi và thực hiện một
số nghĩa vụ nhất định. Quản chế là hình phạt bổ sung kết hợp giáo dục với bắt buộc lao động để
sinh sống.
- Tước một số quyền công dân:là hình phạt thể hiện ở việc tước của người bị kết án một số
quyền chính trị quan trọng trong một thời gian nhất định do pháp luật qui định. Nó là hình phạt bổ
sung được áp dụng trong những trường hợp tội phạm mà bị cáo đã thực hiện có quy định hình
phạt đó nhằm ngăn ngừa những hoạt động phạm tội tiếp theo của những người phạm một số tội
đặc biệt nghiêm trọng.
- Tịch thu tài sản: là tước đoạt không hoàn lại sung công quỹ nhà nước toàn bộ hoặc một phần

tài sản của người bị kết án. Nó là hình phạt bổ sung thuộc loại về kinh tế và chỉ được áp dụng đối
với người thực hiện những tội phạm ngiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng
trong những trường hợp có điều luật qui định.
Câu 22. Miễn trách nhiệm hình sự?
TRẢ LỜI:
Miễn trách nhiệm hình sự là không buộc một người phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm mà
người đó đã thực hiện. nói cách khác, miễn trách nhiệm hình sự là miiễn cho người phạm tội
nghĩa vụ phải chịu những hậu quả pháp lý mà lẽ ra họ phải chịu về hành vi phạm tội mà họ đã
thực hiện.
Bộ luật hình sự nước ta quy định các loại miễn trách nhiệm hình sự như sau:
1. Miễn trách nhiệm hình sự cho người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội:
tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không
có gì ngăn cản. người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về
tội định phạm. chỉ được coi một trường hợp nào đó là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội khi
có đủ những điều kiện:
- Việc chấm dứt thực hiện tội phạm xảy ra khi tội phạm đang ở giaiđoạn chuẩn bị hoặc ở giai
đoạn chưa đạt chưa hoàn thành.
- Việc chấm dứt thực hiện tội phạm phải là tự nguyện và dứt khoát.
2. Miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự:
việc miễn trách nhiệm hình sự được áp dụng đối với người thực hiện tội phạm khi đã qua những
thời hạn nhất định được qui định trong luật. Độ dài của thời hạn đó tuỳ thuộc hoặc vào loại tội
phạm đã được thực hiiện hoặc vào loại và mức hình phạt do luật quy định có thể được quyết định
đối với tội phạm đã thực hiện. BLHs nước ta qui định bốn loại thời hạn truy cứu trách nhiệm hình
sự dựa trên cơ sở loại tội phạm đã thực hiện và mức hình phạt được qui định đối với tội phạm đã

22


thực hiện. các mức thời hạn đó là nnăm năm, mười năm, mười lăm năm và hai mươi năm. Đối với
người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã thì việc xác định thời hạn dài hơn.

3. Miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội do sự chuyển biến của tình hình mà hành vi
phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nửa: sự chuyển biến của tình hình làm cho hành vi
phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nửa được hiểu là sự thay đổi điều kiện xã hội tại thời
điểm tiến hành điều tra hoặc xét xử so với điều kiện xã hội khi xảy ra tội phạm và sự thay đổi đó
làm cho hành vi phạm tội đã thực hiện mất tính nguy hiểm cho xã hội.
4. Miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội do người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã
hội nữa.
5. Miễn trách nhiệm hình sự do có hành vi tích cự của người phạm tội: trong trường hợp trước khi
hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào
việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm, thì
cũng có thể được miễn truy cứu TNHS.
6. Miễn trách nhiệm hình sự khi có quyết định đại xá: đại xá là biện pháp khoan hồng của Nhà
nước ta có nội dung tha tội cho hàng loạt những người phạm tội nhất định nào đó.
7. Miễn trách nhiệm hình sự cho người chưa thành niên phạm tội: người chưa thành niên phạm tội
có thể được miễn trách nhiệm hình sự nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm
trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc một cơ quan, tổ chức
nhận giám sát và giáo dục.
Câu 23. Quyết định hình phạt. các nguyên tắc và căn cứ quyết định hình phạt?
TRẢ LỜI:
Quyết định hình phạt là một giai đoạn, một nội dung của áp dụng pháp luật hình sự thể hiện ở việc
toà án lựa chọn loại và mức hình phạt cụ thể được quy định trong điều luật (khoản điều luật) theo
một thủ tục nhất định để áp dụng đối với người phạm tội thể hiện trong bản án lụân tội.
1. Các nguyên tắc quyết định hình phạt:
các nguyên tắc quyết định hình phạt là những tư tưởng xuất phát, tư tưởng chỉ đạo được qui định
trong pháp luật hình sự và do giải thích mà có, xác định và định hướng hoạt động của toà án khi
áp dụng chế tài luật hình sự đối với người phạm tội.
Việc quyết định hình phạt cần dựa vào các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc pháp chế XHCN: tư tưởng cơ bản của nguyên tắc này thể hiện khi quyết định hình
phạt là khi áp dụng hình phạt đối với người bị kết án Toà án phải tuân thủ nghiêm chỉnh các qui
định của Luật hình sự.

Nội dung của nguyên tắc này thể hiện, trước hết, ở chỗ có thể áp dụng hình phạt chỉ đối với hành
vi phạm tội được qui định cụ thể trong luật. Để có tiền đề đúng đắn cho việc quyết định hình phạt,
nguyên tắc pháp chế XHCN đòi hỏi phải định tội danh đúng hành vi phạm tội của bị cáo.
Quyết định hình phạt phải là thẩm quyền của Toà án. Khi quyết định hình phạt, Toà án phải tuân
theo trình tự và các điều kiện áp dụng các loại hình phạt cụ thể, và chỉ có thể tuyên những hình
phạt được qui định trong luật.
Nguyên tắc pháp chế đòi hỏi khi tuyên một hình phạt phải có tính xác định, có căn cứ lập luận và
bắt buộc có lý do. Đòi hỏi khác của nguyên tắc pháp chế là tính hợp lý của việc quyết định hình
phạt.
- Nguyên tắc nhân đạo XHCN: nguyên tắc này thể hiện tập trung nhất ở chỗ khi quyết định hình
phạt, Toà án phỉ cân nhắc lợi ích của xã hội, của Nhà nước và của người phạm tội trong một tổng
thể thống nhất biện chứng, hài hoà và hợp lý. Tuy nhiên nét nổi bật nhất của nguyên tắc nhân đạo
khi quyết định hình phạt thể hiện ở chỗ luật hình sự nước ta qui định các qui phạm giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự và hình phạt đối với những người phạm tội ít nguy hiểm cho xã hội và cho những
người phạm tội lần đầu, những người thật thà khai báo, tố giác đồng bọn, lập công chuộc tội, ăn
năn hối cải, tự nguyện bồi thường thiệt hại đã gây ra. Một nội dung khác của nguyên tắc này thể
hiện ở chỗ luật hình sự nước ta có những qui định quyết định hình phạt rất nghiêm khắc đối với
những người phạm tội đặc biệt nguy hiểm, những người tái phạm, tái phạm nguy hiểm, phạm tội
có tổ chức, người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tính chất chuyên nghiệp ..... nhưng khi
quyết định hình phạt đối với những người này nguyên tắc nhân đạo đòi hỏi phải chọn một biện
23


pháp nghiêm khắc thích hợp, phải tuân theo một nguyên lý cơ bản là người bị kết án cũng là một
con người và mọi người lầm đường lạc lối có thể được giáo dục, cải tạo để trở thành người lao
động có ích cho xã hội.
Nguyên tắc nhân đạo còn thể hiện ở việc hạn chế sự trừng trị.
- Nguyên tắc cá thể hoá trách nhiệm hình sự: tư tưởng cơ bản của nguyên tắc cá thể hoá khi quyết
định hình phạt thể hiện ở chỗ Toà án phải căn cứ vào các qui định của pháp luật hình sự và ý thức
pháp luật XHCN, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân

thhân người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự để quyết định đối
với một bị cáo một loại và mức hình phạt cụ thể ở mức độ lớn nhất tạo điều kiện cho việc đạt
được các mục đích của hình phạt.
- Nguyên tắc công bằng: tư tưởng cơ bản của nguyên tắc công bằng xã hội của việc quyết định
hình phạt thể hiện ở chỗ loại và mức hình phạt do Toà án tuyên phải tương xứng với tội phạm đã
thực hiện và nhân thân người phạm tội.
2. Các căn cứ quyết định hình phạt:
Các căn cứ quyết định hình phạt là những đòi hỏi cơ bản có tính nguyên tắc do Luật hình sự qui
định hoặc do giải thích luật mà có, buộc Toà án phải tuân theo khi quyết định hình phạt đối với
người thực hiện tội phạm. Theo qui định này, các căn cứ quyết định hình phạt bao gồm:
- Các qui định của bộ luật hình sự;
- Cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội;
- Cân nhắc nhân thân người phạm tội;
- Cân nhắc các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Đây là những căn cứ chung, có tính chất bắt buộc trong mọi trường hợp đối với Toà án khi quyết
định hình phạt. các căn cứ này tuy có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhưng điều có tính độc lập
tương đối.
Câu 24. Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt?
TRẢ LỜI:
Khi quyết định hình phạt, Toà án căn cứ vào qui định của bộ luật hình sự, cân nhắc tính chất và
mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm
nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự. Theo qui định khi quyết định hình phạt đối với hành vi
chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt Toà án còn phải căn cứ vào điều 52 BLHS và ghi
rõ điều đó trong bản án. Theo Điều 52:
1. Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt được quyết định
theo các điều của BLHS về các tội phạm tương ứng tuỳ theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã
hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm
không thực hiện được đến cùng.
Khi quyết định hình phạt đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt Toà án
phải dựa vào các điều luật của BLHS về các tội phạm tương ứng. Điều đó đòi hỏi các Toà án phải

chỉ rõ trong bản án xét xử là hình phạt được quyết định: đối với hành vi chuẩn bị phạm tội về tội
gì? Đối với hành vi phạm tội chưa đạt về tội gì? Và phải viện dẫn điều luật tương ứng qui định về
tội phạm đó.
Tính chất và mức độ nguy hiểm được nói ở đây được quyết định bởi các tình tiết khách quan và
chủ quan nằm trong phạm vi cấu thành tội phạm tương ứng mà bị cáo chuẩn bị phạm tội hoặc
phạm tội chưa đạt. Để xác định mức độ thực hiện ý định phạm tội cần làm rõ tội phạm được thực
hiện ở giai đoạn nào, tính chất và các hậu quả sắp xảy ra. Nếu xác định được tội phạm được thực
hiện ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội, thì cũng làm rõ chuẩn bị đến mức nào. Tương tự, nếu xác định
được tội phạm được thực hiện ở giai đoạn chưa đạt, thì cũng phải xác định rõ ở giai đoạn chưa đạt
nào.
Với mục đích cá thể hoá hình phạt đến mức tối đa, Toà án phải cân nhắc những tình tiết khác
khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng điều đó có thể chứng minh về tính chất, mức
độ nguy hiểm lớn hay nhỏ cho xã hội của hành vi phạm tội. Trong lý luận cũng như trong thực
tiễn cần phải phân biệt rõ các trường hợp: 1) có những tình tiết ngẫu nhiên cản trở việc thực hiện
tội phạm mà người thực hiện nó không thể thấy trước được; 2) kế hoạch phạm tội đã dự định
24


không phù hợp với khả năng và hiểu biết của người phạm tội; 3) nạn nhân chống trả một cách tích
cực và mãnh liệt đối với người phạm tội; 4) trong quá trình thực hiện tội phạm, ngườ phạm tội
không quyết tâm, không tích cực đến cùng; 5) vì mất nhiều sức lực, phương tiện, thời gian mà vẫn
chưa đạt được kết quả, người phạm tội đình chỉ việc thực hiện tội phạm; 6) vì thương các nạn
nhân, vì sợ bị trường trị ... Rõ ràng trong những trường hợp đó tội phạm không thực hiện được
đến cùng về bề ngoài có thể giống nhau, nhưng tính chất của các tình tiết cản trở việc thực hiện
tội phạm đến cùng hoàn toàn không giống nhau.
2. Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, nếu điều luật được áp dụng có qui định hình phạt cao
nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng là không quá hai
mươi năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá một phần hai mức phạt tù mà
điều luật qui định.
3. Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều lụât được áp dụng có qui định hình phạt cao

nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì chỉ có thể áp dụng các hình phạt này trong trường hợp đặc
biệt nghiêm trọng; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà
điều luật qui định.
Câu 25. Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội và trong trường hợp có
nhiều bản án?
TRẢ LỜI:
1. Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội
Những nguyên tắc quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội do Điều 50 BLHS qui
định được áp dụng khi có những điều kiện sau: 1) người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội
bị coi là có lỗi trong việc thực hiện 2 tội phạm trở lên; 2) những tội phạm đó do các điều luật khác
nhau (các khoản khác nhau của một điều luật) của phần các tội phạm của BLHS qui định; 3) đối
với các tội phạm đã được thực hiện chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và việc ban
hành đại xá không ảnh hưởng đến việc áp dụng hình phạt; 4) người phạm tội chưa bị kết án về
một trong những tội do họ đã thực hiện.
Trường hợp phạm nhiều tội được nêu tại điều 50 BLHS là trường hgợp người có nhiều hành vi
phạm tội hoặc chỉ có một hành vi phạm tội nhưng đã thoả mãn nhiều cấu thành tội phạm khác
nhau và bị xét xử cùng một lần về các tội phạm đó. Như vậy có hai trường hợp phạm nhiều tội:
- Trường hợp người phạm tội có nhiều hành vi phạm tội khác nhau và mỗi hành vi cấu thành một
tội riêng. Các hành vi phạm tội này có thể liên quan với nhau được thực hiện để đạt cùng mục
đích hoặc không có liên quan với nhau được thực hiện nhằm các mục đích khác nhau.
- Trường hợp người phạm tội có một hành vi phạm tội nhưng hành vi này lại cấu thành nhiều tội
khác nhau.
Khi xét xử người phạm nhiều tội. Theo Điều 50 BLHS hiện hành Toà án quyết định hình phạt đối
với từng tội theo qui định chung vể các căn cứ quyết định hình phạt, sau đó tổng hợp các hình
phạt đó để có được hình phạt chung theo các qui định sau:
- Đối với hình phạt chính:
+ Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn thì các
hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung. Hình phạt chung không được vượt quá 3 năm
đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn;
+ Nếu hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn thì hình phạt cải tạo không

giam giữ được chuyển thỳanh hình phạt tù theo tỷ lệ cứ 3 ngày cải tạo không giam giữ được
chuyển đổi thành 1 ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung;
+ Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình pht5a đã tuyên là chung thân hặc tử hình thì hình
phạt chung là chung thân hoặc tử hình;
+ Phạt tiền, trục xuất không được tổng hợp với các loại hình phạt khác. Các khoản tiền phạt được
cộng chung lại thành hình phạt chung.
- Đối với hình phạt bổ sung:
+ Nếu các hình phạt đã tuyên là cùng loại thì hình phạt chung được quyết định trong giới hạn do
bộ luật này quy định đối với loại hình phạt đó; riêng đối với hình phạt tiền thì các khoản tiền được
cộng lại thành hình phạt chung;
25


×