Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Hiệu quả hoạt động của các quỹ đầu tư ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 20 trang )

Đề tài

HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU
TƯ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Giáo viên: Phạm Tiến Mạnh
Lớp: Thị trường chứng khoán, thứ 3 ca 4 phòng H303
Nhóm sinh viên: NKD Group
Mức độ đóng góp

MỤC LỤC
I. TỔNG QUAN VỀ QUỸ ĐẦU TƯ.................................................................................3

1


1. Khái niệm........................................................................................................................3
2. Các bên tham gia………………………………………………………………………3
3. Phân loại.........................................................................................................................3
3.1. Căn cứ vào nguồn vốn huy động ......................................................................4
a, Qũy đại chúng...............................................................................................4
b, Qũy đầu tư thành viên ..................................................................................4
3.2. Căn cứ vào cơ quy mô, cách thức và tính chất góp vốn ...................................4
a, Qũy đóng .....................................................................................................4
b, Qũy mở .........................................................................................................4
3.3. Căn cứ vào cơ cấu tổ chức điều hành ...............................................................5
a, Quỹ đầu tư dạng công ty .............................................................................5
b, Quỹ đầu tư dạng tín thác ..............................................................................5
II. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY....................................................................................................6
1. Số lượng các quỹ đầu tư ở Việt Nam hiện nay................................................................7
2. Kết quả hoạt động của các quỹ ở Việt Nam hiện nay.....................................................8


3. Cơ cấu tài sản và lĩnh vực đầu tư chủ yếu của các quỹ....................................................9
a, Cơ cấu tài sản.......................................................................................................9
b, Lĩnh vực đầu tư chủ yếu.....................................................................................10
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các quỹ........................................12
A, Môi trường vĩ mô..............................................................................................12
B, Trình độ phối hợp quản lý giám sát của các bên tham gia................................14
5. Hiện tượng thoái vốn...………………………………………………………………...17
III. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ
ĐẦU TƯ………………………………………………………………………………....18
1.Về phía nhà nước…………………………………….....………………………………18
2.Về phía quỹ đầu tư……………………………………………….……………………..20
KẾT LUẬN………………………………………………………………………………20.

I.TỔNG QUAN VỀ QUỸ ĐẦU TƯ
1. Khái niệm
Qũy đầu tư là một tổ chức đầu tư chuyên nghiệp do các nhà đầu tư cùng góp vốn. Từ
những khoản tiền tiết kiệm, nhàn rỗi phân tán trong dân chúng được tập trung lại thành
các nguồn vốn lớn cho các nhà chuyên nghiệp sử dụng trong lĩnh vực đầu tư kiếm lời và
phân chia cổ tức cho các cổ đông góp vốn.
2. Các bên tham gia

2


Ngân hàng
giám sát

Các
bên
hoạt động

đầu tư

tham
gia
của quỹ
là

công
lý quỹ,
giám sát và người

ty quản
ngân
hàng
đầu tư.

Lợi ích của việc đầu tư qua quỹ mang lại cho các bên là dễ dàng nhận thấy:
• Nhà đầu tư vẫn có thể đầu tư với số tiền vừa và nhỏ, tiết kiệm được chi phí
thông tin và chi phí giao dịch tính trên một đồng đầu tư do đa dạng hóa danh mục
đầu tư, rủi ro được phân tán qua các loại tài sản và cho các những người nắm giữ
CCQ, đồng thời được sàng lọc và loại bớt do trình độ quản lý của công ty quản lý
quỹ và khả năng giám sát của ngân hàng.
• Quản lý quỹ là hoạt động sinh lợi chính cho các công ty quản lý, đồng thời
tạo thêm thu nhập cho ngân hàng giám sát và cũng là cơ hội để quảng bá thương
hiệu, bán chéo sản phẩm, hoặc cung cấp các dịch vụ ngân hàng tiện ích khác.
3. Phân loại
Theo luật chứng khoán Việt Nam 2006, các quỹ đầu tư được chia thành quỹ đại
chúng và quỹ thành viên, trong đó quỹ đại chúng lại được chia ra thành quỹ đóng và quỹ
mở. Ngoài ra người ta còn phân chia quỹ theo nhiều tiêu chí khác.


3.1. Căn cứ vào nguồn vốn huy động:
a, Quỹ đại chúng là quỹ huy động vốn bằng cách phát hành rộng rãi ra công chúng.
Những người đầu tư vào quỹ có thể là các cá nhân hoạc tổ chức kinh tế, nhưng đa phần là
các nhà đầu tư riêng lẻ, ít am hiểu về thị trường chứng khoán. Quỹ đại chúng cung cấp
cho các nhà đầu tư nhỏ phương tiện đầu tư đảm bảo đa dạng hóa đầu tư, giảm thiểu rủi
ro, chi phí đầu tư thấp với hiệu quả đầu tư cao.
b, Quỹ thành viên huy động vốn bằng phương thức phát hành riêng lẻ cho một số
nhóm nhỏ các nhà đầu tư, có thể được lựa chọn trước, là các thể nhân hoặc các định chế
tài chính hoặc các tập đoàn kinh tế lớn. Các nhà đầu tư vào các quỹ tư nhân thường đầu
tư lượng vốn tương đối lớn và đổi lại họ đòi hỏi các yêu cầu về quản lý quỹ rất cao. Họ
3


sẵn sàng chấp thuận khả năng thanh khoản thấp hơn so với các nhà đầu tư nhỏ – nhũng
người đầu tư vào các quỹ tập thể – và vì thế họ khống chế việc đầu tư trong các quỹ tư
nhân. Một đặc điểm khác của các quỹ tư nhân đó là các nhà quản lí quỹ thường tham gia
kiểm soát hoạt động của các công ty nhận đầu tư. Việc kiểm soát này có thể dưới hình
thức là thành viên Hội đồng quản trị, cung cấp tư vấn hoặc có ảnh hưởng đáng kể tới các
thành viên của Hội đồng quản trị của công ty nhận đầu tư.
3.2. Căn cứ vào quy mô, cách thức và tính chất góp vốn
a, Quỹ đóng: Đây là quỹ đầu tư mà theo điều lệ quy định thường chỉ tạo vốn qua một
lần bán chứng khoán cho công chúng. Quỹ đầu tư dạng đóng có thể phát hành cổ phiếu
thường, cổ phiếu ưu đãi hoặc trái phiếu. Quỹ không được phát hành thêm bất kì một loại
cổ phiếu nào để huy động thêm vốn và cũng không mua lại các cổ phiếu đã phát hành.
Những người tham gia góp vốn đầu tư không được phép rút vốn bằng cách bán lại chứng
chỉ quỹ đầu tư cho chính quỹ đầu tư. Tuy nhiên, chính việc cấm rút vốn làm cho cấu trúc
của quỹ rất chặt chẽ, nên các chứng chỉ quỹ đầu tư dạng đóng thường được niêm yết giao
dịch trên Sở giao dịch chứng khoán, vì vậy người đầu tư có thể rút vốn bằng cách bán lại
chứng chỉ quỹ đầu tư trên Sở giao dịch chứng khoán. Với tính chất cơ cấu vốn ổn định
cho phép quỹ đầu tư dạng đóng có thể đăng kí đầu tư vào các dự án lớn và các chứng

khoán có tính thanh khoản cao. Quy mô vốn của loại quỹ này chỉ có thể tăng lên từ các
khoản lợi nhuận thu được của quỹ mà thôi.
b, Quỹ mở: Quỹ đầu tư dạng mở còn được gọi là quỹ tương hỗ (Mutual funds). Khác
với quỹ đầu tư dạng đóng, các quỹ này luôn phát hành thêm những cổ phiếu mới để tăng
vốn và cũng sẵn sàng chuộc lại những cổ phiếu đã phát hành. Các cổ phiếu của quỹ được
bán trực tiếp cho công chúng không thông qua thị trường chứng khoán. Tất cả các cổ
phiếu phát hành của quỹ này đều là cổ phiếu thường, so với quỹ đầu tư dạng đóng, quỹ
đầu tư dạng mở có lợi thế rõ ràng về khả năng huy động, mở rộng quy mô vốn, do đó nó
linh hoạt hơn trong việc lựa chon các dự án đầu tư. Nhà đầu tư có thể rút vốn khỏi quỹ
bất cứ lúc nào vì vậy cơ cấu vốn của quỹ không ổn định cho nên quỹ thường xuyên phải
duy trì một tỷ lệ khá lớn những tài sản có tính thanh khoản cao như trái phiếu… ít có khả
năng đầu tư vào các dự án lớn có tiềm năng nhưng tiềm ẩn độ rủi ro cao. Do việc đòi hỏi
tính thanh khoản cao, hình thức quỹ mở này mới chỉ tồn tại ở các nước có nền kinh tế và
thị trường chứng khoán phát triển như Châu Âu, Mỹ, Canada… và chưa có mặt tại Việt
Nam.
3.3. Căn cứ vào cơ cấu tổ chức-điều hành

4


a, Quỹ đầu tư dạng công ty: Theo mô hình công ty, quỹ đầu tư được xem là một
pháp nhân đầy đủ, những người góp vốn trở thành các cổ đông và có quyền biểu quyết và
có quyền bầu ra Hội đồng quản trị quỹ. Đây là tổ chức cao nhất trong quỹ đứng ra thuê
công ty quản lý quỹ, ngân hàng bảo quản tài sản quỹ và giám sát việc tuân thủ hoạt động
của 2 tổ chức này. Trong đó, ngân hàng giám sát đóng vai trò bảo quản các tài sản quỹ,
nhận hoặc giao chứng khoán cho quỹ khi thực hiện lệnh giao dịch. Còn công ty quản lý
quỹ có trách nhiệm cử người điều hành và sử dụng vốn của quỹ để đầu tư vào các chứng
khoán hay các tài sản sinh lời khác. Mô hình quỹ đầu tư tổ chức dưới dạng công ty
thường được sử dụng ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển, tiêu biểu là thị
trường Mỹ và Anh.

b, Qũy đầu tư dạng tín thác: Theo mô hình thác, quỹ đầu tư không được xem là
một pháp nhân đầy đủ, mà chỉ là quỹ chung vốn giữa những người đầu tư để thuê chuyên
gia quản lý quỹ chuyên nghiệp đầu tư sinh lời. Theo mô hình này, vai trò của công ty
quản lý quỹ khá nổi bật. Đó là tổ chức đứng ra thành lập và sử dụng vốn thu được vào
nơi có hiệu quả nhất. Còn ngân hàng giám sát đóng vai trò là người bảo quản an toàn vốn
và tài sản của người đầu tư, giám sát các hoạt động của công ty quản lý quỹ trong việc
tuân thủ điều lệ quỹ đầu tư. Mô hình quỹ đầu tư tổ chức dưới dạng tín thác thường được
sử dụng ở các thị trường chứng khoán mới nổi (emerging markets) đặc biệt là các thị
trường chứng khoán đang phát triển ở Châu Á.
II. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY
Trước khi đi vào thực trạng hiệu quả hoạt động của các quỹ đầu tư ở Việt Nam hiện
nay, ta điểm qua một chút sự ra đời và các chặng đường phát triển của các quỹ đầu tư tại
Việt Nam:
Những quỹ đầu tư đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam vào những năm đầu của thập kỷ
90, có tám quỹ đầu tư tiến hành hoạt động tại Việt Nam với tổng lượng vốn huy động
khoảng 700 triệu USD. Những khó khăn trong nỗ lực tìm kiếm cơ hội bỏ vốn cùng tác
động của khủng hoảng tài chính-tiền tệ năm 1997 đã khiến các quỹ nản lòng và lần lượt
rút lui. Thời điểm sau năm 1997 chỉ còn lại hai quỹ đầu tư là Vietnam Enterprise
5


Investment Fund (VIEL) do công ty Dragon Capital quản lý và Vietnam Frontier Fund
(VFF) thuộc tập đoàn Finasa. Bản thân VFF, với qui mô 50 triệu USD, rốt cuộc cũng ra
khỏi Việt Nam sau 10 năm hoạt động.
Giai đoạn từ 2002 đến 2005, hoạt động của các quỹ đầu tư tương đối trầm lặng. Với
tâm lý khá e ngại và còn băn khoăn về sự thành công của mô hình này, các nhà đầu tư
mới chỉ dám bỏ các khoản đầu tư nhỏ nhằm thăm dò thị trường. Mặc dù vậy vẫn ghi nhận
sự xuất hiện thêm nhiều quỹ mới thuộc các công ty Mekong Capital, VinaCapital, IDG,
VietFund hay PXP Asset Management.

Năm 2006,Việt nam gia nhập WTO, tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trên 8%, thị
trường chứng khoán tăng vượt bậc đạt đỉnh cao nhất từ khi thị trường chứng khoán Việt
nam ra đời đã đánh dấu một thời kì vàng son của các quỹ đầu tư.. Theo thống kê của giới
tài chính, phải có tới khoảng 100 quỹ đầu tư lớn nhỏ các loại đầu tư vào thị trường chứng
khoán Việt Nam, có khoảng 20 quỹ mới được thành lập. UBCKNN cũng cấp giấy phép
hoạt động cho 17 công ty quản lý quỹ. Trong số này, nổi bật có Công ty liên doanh Quản
lý quỹ đầu tư BIDV-Vietnam Partners với quỹ VIF có qui mô vốn tối đa 1.600 tỷ đồng và
một loạt công ty thành lập vào nửa cuối năm 2007 với qui mô vốn lớn: Công ty cổ phần
Quản lý quỹ đầu tư FPT, Công ty TNHH Quản lý quỹ SSI, Công ty TNHH Quản lý quỹ
đầu tư chứng khoán Đông.Còn phải kể tới hoạt động của các công ty chứng khoán nước
ngoài tại Việt Nam như Nomura Internetional (Hongkong), Blackhorse Asset
Management Pte Ltd. (Singapore) hay Mirae Asset Maps Investment Management Co.,
Ltd. (Hàn Quốc).
Để nghiên cứu thực trạng hoạt động của các quỹ đầu tư tại Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay, nhóm nghiên cứu xin mạnh dạn đề xuất nghiên cứu trong suốt thời kỳ
từ 2008-nay, để có thể có được cái nhìn tổng quan và phân tích được đầy đủ các nhân
tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của các quỹ.
1. Số lượng các quỹ đầu tư ở Việt Nam hiện nay
Tính đến tháng 7 năm 2011, có 49 công ty quản lý quỹ và 24 quỹ được cấp phép hoạt
động tại Việt Nam theo công bố của Bộ Tài chính. Trong đó:
Bảng 1 : 5 quỹ đóng/24 quỹ được cấp phép

Tên quỹ

6


1, Quỹ cân bằng PRUBF1

2, Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam


3, Quỹ ĐT tăng trưởng Manulife

4, Quỹ VF4

5, Quỹ đầu tư năng động Việt Nam

Ngoài ra còn có một số quỹ nước ngoài hoạt động ở Việt Nam như Vietnam
Enterprise Investment Fund, Vietnam Growth Fund, Vietnam Dragon Fund, Vietnam
Opportunity Fund (VOF),…
2. Kết quả hoạt động của các quỹ đầu tư hiện nay
Bảng 2: Lợi nhuận/(lỗ) ròng của một số quỹ đầu tư qua các năm 2007-2010
(đơn vị: tỷ đồng, nếu không có ký hiệu khác)

VF1
VF4
VFA
PRUBF1
MAFPF1
VOF(**)

2007
749,9
94,5 *
167,4
265.363
nghìn USD

2008
(2.020,2)

118,8
(196,5)
119,59
(415.657)
nghìn USD
7

2009
902,9
336,5
57,7
54,00
3.098
nghìn USD

2010
(203,6)
(123,2)
(19,0)
(18,1)
109,83
105.005
nghìn

6T/2011

(13,83)


USD

(*) lũy kế từ khi hoạt động, (**) quỹ nước ngoài
Sau thời điểm gia nhập WTO, Việt Nam đón nhận luồng vốn nước ngoài vào mạnh,
thổi bùng sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán. Ở thời kỳ hoàng kim này, các quỹ
đầu tư thu được những khoản lợi nhuận tương đối lớn. Từ 2008, chịu tác động của cuộc
khủng hoảng kinh tế toàn cầu, ngay lập tức hầu hết các quỹ rơi vào tình trạng thua lỗ.
Trong thời điểm hiện nay, dưới sự biến động khôn lường của tình hình kinh tế thế giới,
tăng trưởng trong nước chưa thực sự được phục hồi, niềm tin của các nhà đầu tư chưa
được lấy lại, thị trường chứng khoán chưa có đà hồi phục mạnh, các quỹ giương cao mục
tiêu bảo toàn NAV và chớp cơ hội kinh doanh, song thực trạng thua lỗ vẫn rất phổ biến.
Tuy nhiên, cũng có một số quỹ không những bảo toàn được vốn của mình mà còn có lãi,
chứng tỏ ngoài môi trường vĩ mô ra còn có những nhân tố khác tác động đến hiệu quả
hoạt động của quỹ. Tất cả sẽ được làm rõ ở những mục tiếp theo.
Một minh chứng nữa cho tình trạng làm ăn kém hiệu quả hiện nay của đa số các quỹ
là các CCQ thường được giao dịch với mức chiết khấu khá lớn từ 40%-60%.

3. Cơ cấu tài sản và các lĩnh vực đầu tư chủ yếu của các quỹ
a, Cơ cấu tài sản của các quỹ:
Bảng 3: Phân bố tài sản (%NAV) của quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam VF1
Cổ phiếu
niêm yết
2007

49,7

Cổ phiếu
chưa niêm
yết
31,3
8


Trái phiếu

Ứng trước
đầu tư

Tiền – Tài
sản khác

8,5

2,1

8,4


2008
2009
2010

34,8
63,4
76,1

22,7
17,8
16,8

19,3
6,5
0


4,8
4,7
0

18,4
7,6
7,1

Bảng 4: Phân bố tài sản của VOF qua các năm 2007-2010

2007
2008
2009
2010

Cash and
others
9,4
3,8
13,2
10,5

Bonds
0,5
0,8
0,3
0,8

Overseas

equity
3,9
1,8
2,4
4,5

Private
equity
0,9
8,1
5,9
6,0

OTC
equity
33,8
19,3
19,5
11,7

Listed
equity
38,4
30,6
26,0
36,7

Real
estate
13,1

35,6
32,8
29,8

Bảng 5: phân bố tài sản (%NAV) của một số quỹ khác
PRUBF1

MAFPF1

2008

2009

2010

2008

2009

2010

Cổ phiếu niêm yết

8,24

36,64

54,04

92,91


94,04

93,60

Cổ phiếu chưa niêm yết

5,76

2,37

3,05

0,82

0,00

0,00

Trái phiếu

75,80

56,87

14,34

0,00

0,00


0,57

Tài sản khác và tiền

10,20

4,13

28,57

6,27

5,96

5,83

Như vậy, có thể thấy, các quỹ đầu tư chủ yếu vào các cổ phiểu niêm, loại tài sản này
chiếm tỷ trọng cao nhất trong danh mục đầu tư. Cổ phiếu niêm yết của các công ty lớn,
có mức tăng trưởng ổn định, tính thanh khoản cao, luôn là lựa chọn số một cho danh mục
tài sản. Bên cạnh đó, cổ phiếu chưa niêm yết cũng được chú trọng song thường bị thanh
hoán trong thời kỳ khó khăn do lo ngại khả năng tăng trưởng của các cổ phiếu này. Trong
thời kỳ lạm phát cao và lãi suất lên cao ngất ngưởng như hiện nay, ảnh hưởng rất lớn đến
thị giá của chứng khoán trong đó có trái phiếu, do đó tỷ trọng trái phiếu cũng được giảm
9


dần. Quỹ nước ngoài còn mạnh dạn đầu tư vào các dự án bất động sản, chiếm tỷ trọng
cũng khá lớn, song cũng chỉ một số quỹ có kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực này
dám mạnh dạn đầu tư trưc tiếp.

b, Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu
Bảng 6: Danh mục đầu tư theo các lĩnh vực của VF1 từ 2007-2010
Cơ sở hạ tầng, bất động sản
Vật liệu, khai khoáng
Tài chính ngân hàng
Thực phẩm, nước giải khát
Năng lượng
Dược phẩm
Vận tải
Bán lẻ
Hàng hóa công nghiệp
Thiết bị công nghệ
Tiện ích công cộng
Hàng tiêu dùng
Dịch vụ viễn thông
Trái phiếu
Đầu tư ứng trước
Tiền và tài sản khác

2007
19,8
11,5
21,1
7,8
6,5
3,0
4,2
0,4
2,8
0,6

0,3
2,7
8,5
10,5

2008
12,4
12,2
12,1
8,5
3,5
3,2
2,6
1,5
0,9
0,3
0,2
0,0
19,3
23,3

2009
24,8
15,3
18,7
9,3
3,2
1,1
3,2
2,7

2,5
0,1
0,3
0,0
6,5
4,7
7,6

2010
29,3
28,4
5,0
6,1
4,7
1,2
3,7
1,3
11,7
0,1
0,5
0,9
0,0
0,0
7,1

Bảng 7: Danh mục đầu tư theo các lĩnh vực của VOF từ 2007-2010

Tiền và tương đương tiền
Lĩnh vực khác
Hóa chất

Khách sạn và du lịch
Dịch vụ tài chính
Xây dựng và vật liệu
Hàng tiêu dùng
Y tế
Dầu khí, năng lượng
Cổ phiếu BĐS
Dự án BĐS

2007
11,0
13,6
6,7
5,7
13,7
23,6
4,0
6,2
15,5

2008
3,8
8,0
14,2
6,5
14,0
17,1
2,1
4,6
29,7


2009
13,2
10,7
11,2
14,2
8,8
8,3
0,7
2,3
30,6

2010
10,5
13,3
2,2
7,9
6,8
10,2
13,7
13,5
21,9

Qua xem xét đại diện hai quỹ VF1(quỹ trong nước) và VOF (quỹ nước ngoài), ta
thấy lĩnh vực đầu tư chủ yếu của các quỹ đầu tư là Bất động sản, Vật liệu khai khoáng,
10


Tài chính ngân hàng, Hàng hóa tiêu dùng, …tùy theo diễn biến tình hình kinh tế từng
năm, trong đó Bất động sản vẫn là lĩnh vực chiếm vị trí ưu tiên nhất.


4. Các nhân tố tác động tới hiệu quả hoạt động của các quỹ ở Việt Nam:
A, Môi trường vĩ mô
Biểu đồ 1: Diễn biến tình hình lạm phát

Biểu đồ 3: Chỉ số vận tải đối với các cỡ tàu

11

Biểu đồ 2:Tình hình tăng trưởng tín dụng


Biểu đồ 4: Giá phôi thép thế giới

Biểu đồ 5: Biến động giá dầu thế giới

Tình hình lạm phát gia tăng gây khó khăn cho toàn bộ nền kinh tế, ảnh hưởng lớn
đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, qua đó tác động tới thị giá của
các công cụ nợ, ảnh hưởng tới NAV của các quỹ đầu tư.
Để kiềm chế lạm phát, chính phủ và các cơ quan chức năng, đặc biệt là NHNN và Bộ
tài chính đã đưa ra các biện pháp như thắt chặt tín dụng, và cắt giảm chi tiêu… hạn chế
luồng tiền vào lĩnh vực phi sản xuất làm cho bức tranh thị trường chứng khoán trở lên ảm
đạm còn thị trường tín dụng đóng băng…Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới các khoản
đầu tư của các quỹ.
Giá cước vận chuyển tàu quốc tế diễn biến đi ngang, chưa có dấu hiệu phục hồi rõ
rang làm thu nhập của các công ty vận tải biển khó tăng trưởng khả quan. Giá dầu thế
giới sau khi chạm đáy cuối năm 2008 đã phục hồi rất mạnh mẽ. Điều này khuyến khích
hoạt động khai thác, thăm dò của các công ty dầu khí, song lại đẩy chi phí sản xuất của

12



các doanh nghiệp trong lĩnh vực khác tăng lên, cộng với lãi suất tăng cao ngất ngưởng
buộc nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa.
Ngoài ra, hiệu quả hoạt động của các quỹ còn chịu tác động không nhỏ từ các nguyên
nhân bên ngoài như cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu, tình trạng lạm phát cao ở các
quốc gia mới nổi trên thế giới, bất ổn chính trị…Một nhân tố nội tại nữa mà các quỹ cần
hết sức chú ý đó là sự thay đổi các văn bản pháp lý ở Việt Nam.

B, Trình độ phối hợp quản lý và giám sát của các các bên tham gia (sau đây, nhóm
tác giả xin chọn phương pháp “case study” – nghiên cứu tình huống về hoạt động
của quỹ VF1 năm 2010 để phân tích tác động của nhân tố này tới hiệu quả hoạt
động của quỹ đầu tư)
i, Khả năng phán đoán thị trường, lựa chọn lĩnh vực đầu tư:
Đầu năm Hội đồng các nhà đầu tư đã thông qua kế hoạch hoạt động năm 2010,
theo đó quỹ đầu tư VF1 xây dựng chiến lược phân bố tài sản: tăng tỷ trọng cổ phiếu
niêm yết và cổ phiếu chuẩn bị niêm yết, giảm tỷ trọng cổ phiếu chưa niêm yết, xây dựng
lại danh mục trái phiếu ở thời điểm thích hợp:
• Đối với ngành Vật liệu khai khoáng: VF1 phân chia đầu tư chủ yếu vào hai lĩnh
vực là Vật liệu xây dựng và vật liệu hóa chất.

13


• Đối với ngành Bất động sản: VF1 tập trung giải ngân cho các công ty có quỹ đất
sạch lớn, tiềm lực tài chính mạnh, đã bán được sản phẩm và chờ ghi nhận lợi
nhuận.
• Đối với ngành Năng lượng: Do nhận định sự phục hồi của giá dầu sẽ làm tăng nhu
cầu thăm dò và khai thác dầu khí trên thềm lục địa từ đó làm gia tăng hiệu quả
hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành dầu khí.

• Đối với ngành vận tải: VF1 lựa chọn đầu tư vào các công ty khai thác cảng biển
cảng hàng không vì các công ty này luôn có nguồn thu ổn định.
• Đối với ngành hàng hóa công nghiệp: VF1 chú trọng giải ngân vào các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia và
đặc biệt là các doanh nghiệp xây dựng thủy điện.
• Riêng đối với ngành Ngân hàng: do việc thắt chặt tín dụng của NHNN đê kiềm
chế lạm phát làm lãi suất tăng cao, các NHTM gấp rút tăng vốn theo lộ trình cam
kết với NHNN nên ngành NH khó đạt mức tăng trưởng cao, VF1 giảm tỷ trọng
ngành này về mức hợp lý.
Kết quả thực hiện: Tính đến 31/12/2010, VF1 đã giảm tỷ trọng cổ phiếu chưa niêm
yết từ 17,8% xuống 16,8% NAV, đồng thời tăng tỷ trọng cổ phiếu niêm yết từ 63,4% lên
76,1% NAV. Năm 2010, thị trường cổ phiếu chưa niêm yết vẫn trầm lắng, giá cổ phiếu
OTC đi ngang nên việc giảm tỷ trọng cổ phiếu này được thực hiện một cách thận trọng,
nên không giảm tỷ trọng quá nhiều.
ii, Thanh hoán hợp lý đảm bảo khả năng bảo toàn vốn và tăng sức sinh lời cho
danh mục đầu tư
Ngành Bất động sản vẫn là
ngành chiếm tỷ trọng thanh hoán
lớn nhất đạt 388,6 tỷ chiếm
28,5%. Việc thanh hoán nhằm
mục đích hoán đổi sang cổ phiếu
khác có mức tăng trưởng cao hơn
hoặc thực hiện hoạt động mua
bán chênh lệch giá.
Biểu đồ 6: Cơ cấu thanh hoán theo ngành của VF1 năm 2010
14


Như đã nhận định từ trước, do tác động của thông tư số 13 của NHNN và áp lực tăng
vốn điều lệ lên 3000 tỷ, cổ phiếu của ngành NH khó tăng trưởng trong năm 2010, ngay 6

tháng đầu năm VF1 đã giảm tỷ trọng ngành NH từ 18,7%NAV xuống 7,2%NAV và tiếp
tục thanh hoán trong 6 tháng cuối năm. Đến 31/12/2010, tỷ trọng của ngành này trong
danh mục đầu tư còn 5%NAV. Số tiền thanh hoán được thực hiện đầu tư mới vào các
ngành có tiềm năng tăng trưởng tốt hơn như Bất động sản, Hàng hóa công nghiệp, Vận
tải…
Đầu năm, nhận định ngành vận tải sẽ tăng trưởng khi kinh tế phục hồi, tuy nhiên các
công ty hoạt động đơn thuần về ngành vận tải vẫn gặp khó khăn khi giá cước vận tải chưa
được cải thiện nên quỹ VF1 đã thanh hoán cổ phiếu của các công ty hoạt động đơn thuần
về vận tải ra khỏi danh mục đầu tư, đồng thời hoán đổi sang cổ phiếu của các công ty
hoạt động trong ngành cảng biển.
Thời điểm thanh hoán cũng hết sức quan trọng, phải phát hiện sớm dấu hiệu của tài
sản trong danh mục có dấu hiệu kém tăng trưởng hoặc thị giá đang có nguy cơ hoặc đã
bắt đầu suy giảm, đưa ra quyết định đi trước thị trường để tránh tổn thất. Song cũng
không được ùa theo thị trường hoặc khi thị giá đã giảm quá mức thì cũng không nên
thanh hoán ngay mà biết chờ đợi cho thị trường phục hồi. Thông thường thời điểm thanh
hoán tốt là khi thị trường đạt đỉnh hoặc đang tăng trưởng mạnh khi thoát ra khỏi đáy. Cụ
thể, như trong năm 2010, Vn-Index đạt đỉnh vào quý II và vượt qua đáy phục hồi mạnh
vào cuối quý III, đó là những thời điểm thích hợp cho việc thanh hoán để hiện thực hóa
lợi nhuận hoặc cắt lỗ.
iii, Khả năng phối hợp giữa các bên
trong việc giải ngân kịp thời chớp cơ
hội đầu tư cũng như trong việc giám
sát các hoạt động đầu tư cho hiệu
quả:

15


Song song với việc thanh hoán là hoạt động giải ngân của quỹ, tức đem vốn của quỹ
để mua/đầu tư các tài sản trong danh mục đầu tư. Hoạt động này cũng đòi hỏi khả năng

phân tích thị trường để lựa chọn được những cơ hội đầu tư có triển vọng. Khác với hoạt
động thanh hoán, hoạt động giải ngân thường diễn ra khi thị trường chứng khoán đang
chạm đáy nhắm vào các loại chứng khoán có thị giá thấp hơn Biểu đồ 7: Quy mô giải
ngân của VF1

giá trị nội tại, hoặc tham gia đấu giá

các

đợt phát hành chứng khoán riêng lẻ với mức giá “ưu đãi” nhất.
Tóm lại, hiệu quả hoạt động của các quỹ đầu tư phụ thuộc chủ yếu vào hai nhân
tố là môi trường kinh tế vĩ mô và trình độ quản lý quỹ đầu tư của các công ty quản lý
quỹ. Nếu như nhân tố đầu tiên tác động đến toàn bộ các quỹ như là rủi ro hệ thống,
thì nhân tố còn lại mang rủi ro cá biệt. Do đó, trong thời kỳ nền kinh tế gặp khó khăn,
vẫn có những quỹ hoạt động khá tốt và bảo toàn được giá trị tài sản của quỹ.

5. Hiện tượng thoái vốn: Khi quỹ hoạt động không hiệu quả, NAV của quỹ không được
bảo toàn, gây thiệt hại lớn cho các nhà đầu tư, ngay cả lúc này thì hàng năm một khoản
phí không nhỏ vẫn phải chi trả theo % của NAV. Lúc này, hiện tượng thoái vốn có thể
xảy ra. Ở Việt Nam, hiện nay chưa có quỹ mở nên chưa có hiện tượng thoái vốn khỏi quỹ
đầu tư. Song hiện tượng một số quỹ đầu tư nước ngoài thoái vốn khỏi Việt Nam đã xảy
ra.(Cần phân biệt thoái vốn khỏi quỹ đầu tư và quỹ đầu tư thoái vốn khỏi một quốc
gia). Cụ thể, khi nhận thấy thị trường Việt Nam không còn triển vọng tăng trưởng, NAV
của quỹ sụt giảm nghiêm trọng, Hội đồng đầu tư của quỹ quyết định bán tháo danh mục
đầu tư để cắt lỗ, đem tiền mặt về nước hoặc đầu tư sang một thị trường khác được kỳ
vọng hơn.
Sau đây ta nghiên cứu trường hợp thoái vốn của quỹ Indochina Capital vào năm
2009. Tại thời điểm đó, NAV của quỹ chỉ còn một nửa so với thời điểm bắt đầu đầu tư
vào Việt Nam, đồng thời thị giá của CCQ chỉ bằng 33% NAV/CCQ. Nhà đầu tư đứng
16



Thị trường:

Giá CCQ = 33% NAV

90%-100% N

Giá CCQ



90% - 100% NAV
Quỹ ICV

trước hai lựa chọn được minh họa bằng sơ đồ dưới đây. Sau cuộc họp tháng 8 năm 2009,
67% nhà đầu tư đồng ý thoái vốn và ICV đã ra thông báo thoái vốn khói Việt Nam trong
khoảng từ 12 đến 18 thàng. Sau sự kiện ICV thoái vốn khỏi Việt Nam, từ tháng 8 đến
tháng 9 năm 2011, hiện tượng “thoái vốn” lại một lần nữa nóng lên sau vụ quỹ đầu tư do
Dragon Capital quản lý đã bán toàn bộ cổ phần đang sở hữu của Sacombank (STB) và
Vinacapital làm dấy lên nghi ngờ về sự thoái vốn thầm lặng của các quỹ nước ngoài.
III. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ
1.Về phía nhà nước
1.1.Ổn định kinh tế vĩ mô
17


Sự ổn định và tăng trưởng bền vững của nền kinh tế vĩ mô có mối quan hệ mật thiết
tới thị trường chứng khoán nói chung và sự phát triển của các Quỹ đầu tư chứng khoán
nói riêng. Chỉ trong một nền kinh tế ổn định, các chỉ số vĩ mô như lạm phát, tỷ lệ tăng

trưởng, tỷ giá hối đoái, mức lãi suất ổn định thì mới tạo lập được niềm tin và kích thích
người đầu tư xoá bỏ tâm lý e ngại, dè chừng khi tham gia vào một hình thức đầu tư mới.
Từ đó khuyến khích các tổ chức kinh tế tích cực hơn trong quyết định thành lập Quỹ đầu
tư chứng khoán cũng như tạo ra môi trường tốt cho hoạt động của các Quỹ đầu tư phát
triển.
1.2.Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp lý
Việc hoàn thiện hệ thống pháp lý là để tạo hành lang cho các tổ chức tài chính và
doanh nghiệp hoạt động một cách công bằng và hiệu quả. Hiện nay, chúng ta đã có luật
các tổ chức tín dụng nhưng chưa đề cập rõ về Quỹ đầu tư. Việc điều chỉnh các hoạt động
của Quỹ đầu tư chứng khoán chỉ dựa vào quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư
và công ty quản lý quỹ kèm theo Quyết định số 05/1998/QĐ-UBCK ngày 13/10/1998.
Nhưng để các văn bản này đi vào thực tiễn và phát huy hiệu lực thì cần sớm đưa các nội
dung này vào trong khuôn khổ pháp lý cao hơn dưới hình thức các luật như Luật về
Chứng khoán và thị trường chứng khoán, Luật các định chế tài chính trung gian khi thị
trường chứng khoán Việt Nam dần đi vào hoạt động ổn định. Ngoài ra, do Quỹ đầu tư
chứng khoán có một số đặc điểm riêng so với các chủ thể kinh doanh khác trên thị trường
nên nó chịu sự chi phối của nhiều bộ luật khác có liên quan như Luật doanh nghiệp, Luật
dân sự… Các bộ luật này và các văn bản dưới luật đi kèm có một số điểm bất đồng,
chồng chéo nhau và chưa có sự bổ sung điều chỉnh đối với một hình thức đầu tư mới đầu tư qua quỹ. Do vậy, một yêu cầu đang được đặt ra là cần phải tiếp tục bổ sung, hoàn
thiện các bộ luật này để tạo nên một hệ thống pháp luật đồng bộ, tạo sự công bằng cho
các nhà đầu tư, các doanh nghiệp cũng như nhằm giải quyết một cách nhanh chóng khi có
tranh chấp xảy ra.
1.3. Nhà nước cần khuyển khích và hỗ trợ tích cực cho việc hình thành và phát triển Quỹ
đầu tư
Khi thị trường chứng khoán đã đi vào hoạt động thì việc hình thành các Quỹ đầu tư là
hết sức cần thiết để tạo điều kiện cho công chúng có thể tham gia vào thị trường chứng
khoán. Tuy nhiên, Quỹ đầu tư chứng khoán còn là vấn đề rất mới và trong điều kiện hiện
nay còn nhiều khó khăn để quỹ ra đời và hoạt động, do vậy rất cần có sự trợ giúp của nhà
nước. Kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy trong giai đoạn đầu phát triển thị trường
chứng khoán, chính phủ Hàn Quốc đóng vai trò to lớn trong việc thúc đẩy trợ giúp sự

hình thành và phát triển Công ty tín thác đầu tư. Tại Malayxia có Quỹ đầu tư chứng
khoán do chính phủ thành lập tên là PNB. Nó có những quỹ chi nhánh theo chuyên ngành
18


để hỗ trợ, giúp đỡ người dân mua các cổ phiếu của các công trình, công ty làm ăn có lãi.
Giống với Malaixia, ở Singapore chính phủ cũng thành lập một Quỹ đầu tư chứng khoán
của nhà nước với mục đích tham gia vào các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài. Số
vốn của các quỹ đó ngày càng tăng khiến cho quỹ có thể mở rộng đầu tư ra nước ngoài.
Do vậy, sự trợ giúp của nhà nước thể hiện ở việc nhà nước cần đi tiên phong trong việc
thành lập công ty quản lý quỹ và thiết lập các Quỹ đầu tư để mở đầu tạo niềm tin cho
công chúng trong đầu tư. Việc mở đầu thành công có ý nghĩa rất quan trọng để khuyến
khích, thu hút các thành phần kinh tế và các tổ chức khác.
2.Về phía quỹ đầu tư
2.1.Chú trọng và đẩy mạnh việc đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý quỹ đầu tư chuyên
nghiệp
Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cho thấy,một yếu tố có tính chất quyết định
đến sự thành công của Quỹ đầu tư đó là trình độ năng lực của các nhà quản lý quỹ.
Những nhà đầu tư riêng lẻ thường chọn những quỹ để đầu tư dựa trên cơ sở xem xét tài
năng của các nhà quản lý chuyên nghiệp của quỹ, họ sẵn sàng rút vốn khỏi quỹ nếu như
những nhà quản lý chuyên nghiệp xuất sắc đó không làm ở Quỹ nữa. Do đó việc đào tạo
một cách bài bản cho đội ngũ cán bộ của Quỹ để nâng cao trình độ của họ là yếu tố mang
tính chất quyết định tới sự tồn tại cũng như hiệu quả hoạt động của Quỹ.
Các biện pháp nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ quản lý quỹ đầu tư:
• Cử một số cán bộ quản lý Quỹ các lớp bồi dưỡng đào tạo các kiến thức về đầu tư,
phân tích chứng khoán, về khung pháp lý của hoạt động đầu tư một cách thường
xuyên.
• Tuyển dụng các nhân viên có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực đầu tư, chứng khoán,
đặc biệt ưu tiên cho những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
• Cho các nhân viên ra nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm quản lý Quỹ đầu tư của

các nước có thị trường tài chính phát triển.
2.2.Xây dựng chiến lược đầu tư thích hợp
Trong nền kinh tế đầy rẫy biến động, để có thể tồn tại và phát triển các Quỹ đầu tư
cần phải xây dựng được cho mình một chiến lược đầu tư thích hợp. Một chiến lược đầu
tư thích hợp là một chiến lược phải đảm bảo:
• Phù hợp với từng giai đoạn trong chu kỳ tăng trưởng của nền kinh tế.
• Phải hài hòa trong việc đảm bảo khả năng sinh lời đồng thời đảm bảo sự an toàn
cho số vốn của các nhà đầu tư trong Quỹ.
19


Kết luận
Hoạt động đầu tư của các quỹ đầu tư đã quá quen thuộc trên thị trường tài chính quốc
tế, và đang dần phổ biến ở Việt Nam, như là một bộ phận có quan hệ hữu cơ với tổng thể
thị trường tài chính. Bài tiểu luận đã cung cấp một góc nhìn khá tổng quát về thực trạng
hiệu quả hoạt động của các quỹ đầu tư hiện nay ở Việt Nam. Diễn biến theo thị trường
chứng khoán và các điều kiện của nền kinh tế vĩ mô, trong thời gian qua hoạt động của
các quỹ gặp khá nhiều khó khăn, tình trạng thua lỗ khá phổ biến. Tuy nhiên, vẫn có một
số quỹ vẫn bảo toàn khá tốt tài sản của quỹ. Như vậy, ngoài những tác động khách quan
bên ngoài, hiệu quả hoạt động của quỹ còn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ quản lý quỹ
cũng như sự phối hợp đầu tư giám sát của các bên trong việc hoạch định chiến lược đầu
tư, kế hoạch giải ngân và kế hoạch thanh hoán nhằm tối đa hóa tài sản quỹ trên cơ sở đảm
bảo an toàn cho danh mục đầu tư. Ngoài ra, bài viết còn đề cập về hiện tượng thoái vốn,
nguyên nhân và tác động của nó tới thị trường. Mặc dù còn nhiều thiếu sót, song nhóm
tác giả vẫn hi vọng rằng: Bài tiểu luận sẽ cung cấp một số kiến thức hữu ích về hoạt động
của các quỹ đầu tư ở Việt Nam hiện nay không chỉ cho các nhà đầu tư lựa chọn cơ hội
đầu tư đúng đắn mà còn cho cả những nhà hoạch định chính sách sớm thiết lập cơ chế
phù hợp hơn cho sự phát triển lành mạnh của các quỹ đầu tư ở Việt Nam, đặc biệt là hoạt
động của quỹ mở trong tương lai.


20



×