Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Thiết lập và thẩm định dự án thành lập cửa hàng bánh bèo babevi – thủ đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (952.6 KB, 34 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
----------------------

THẨM ĐỊNH VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Đề tài:

THIẾT LẬP VÀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN THÀNH LẬP
CỬA HÀNG BÁNH BÈO BABEVI – THỦ ĐỨC

GVHD : Ths. Ngô Thanh Trà.
LỚP
: K11402B
NHÓM : nhóm 10
1. Ngô Vân Anh
K114020238
2. Trần Thị Tiến Hằng
K114020258
3. Nguyễn Thị Anh Lợi
K114020287
4. Đặng Nguyệt Thanh
K114020323
5. Đồng Thị Chiến Thắng K114020330
6. Trương Thủy Tiên
K114020341
7. Trần Thị Bích Tuyền
K114020351

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08 – 2014



DANH SÁCH NHÓM VÀ PHIẾU ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN

STT
1

HỌ VÀ TÊN
Ngô Vân Anh

MSSV
K114020238

ĐÁNH GIÁ
Các thành viên đều đạt điểm tối
đa của bảng tiêu chí đánh giá

Trần Thị Tiến Hằng
(Nhóm trưởng)

K114020258

3

Nguyễn Thị Anh Lợi

K114020287

4

Đặng Nguyệt Thanh


K114020323

5

Đồng Thị Chiến Thắng K114020330

6

Trương Thủy Tiên

K114020341

7

Trần Thị Bích Tuyền

K114020351

2

của nhóm đề ra.
Do đó, tất cả đều đạt mức điểm
tối đa là 100/100 điểm.


MỤC LỤC

Phần 1. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ........................................................................................... 1
1.1


Mô tả dự án .................................................................................................................. 1
Các bên liên quan ................................................................................................. 1
Căn cứ lập dự án ................................................................................................... 1

1.2

Mục tiêu, bối cảnh vĩ mô, hiện trạng ........................................................................... 2
Mục tiêu của dự án: .............................................................................................. 2
Bối cảnh vĩ mô ...................................................................................................... 2
Hiện trạng khu vực (ngành) .................................................................................. 3

Phần 2: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG ............................................................................... 4
2.1

Sức cầu thị trường ........................................................................................................ 4

2.2

Sản lượng sản phẩm bán ra dự kiến ............................................................................. 4

2.3

Phân tích địa điểm........................................................................................................ 5

2.4

Thuế và các quy định khác: ......................................................................................... 6

Phần 3. PHÂN TÍCH KĨ THUẬT .............................................................................................. 7

3.1

Sản phẩm...................................................................................................................... 7
Bánh bèo tôm chấy Huế........................................................................................ 7
Bánh bèo Bình Định ............................................................................................. 8
Bánh bèo BaBeVi hải sản ..................................................................................... 8

3.2

Cơ cấu sản phẩm trong danh mục ................................................................................ 8

3.3

Công suất thực tế ......................................................................................................... 9

Phần 4. PHÂN TÍCH NHÂN SỰ ............................................................................................. 10
4.1

Nhân lực quản lý ........................................................................................................ 10
Yêu cầu tuyển dụng ............................................................................................ 11
Cách thức đào tạo và quản lí .............................................................................. 11
Cách thức tổ chức làm việc ................................................................................ 11

4.2

Bảng lương nhân công ............................................................................................... 11

Phần 5. KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH ........................................................................................... 12
5.1


Các thông số và các giả định cơ bản cho dự án: (Phụ lục 1). .................................... 12

5.2

Bảng chi đầu tư và lịch trình khấu hao ...................................................................... 12

5.3

Bảng lãi vay và lịch trả nợ: Phụ lục 3. ....................................................................... 12

5.4

Bảng doanh thu .......................................................................................................... 12

5.5

Bảng chi phí hoạt động (Phụ lục 4) ........................................................................... 13

5.6

Thay đổi vốn lưu động (Phụ lục 5) ............................................................................ 14


5.7

Bảng cân đối lãi/lỗ (Phụ lục số 6) .............................................................................. 14

5.8

Ngân lưu tự do: (Phụ lục 7) ....................................................................................... 14


5.9

Chi phí vốn................................................................................................................. 15

5.10

Tính toán các tiêu chí lựa chọn dự án: ( phụ lục 8) ................................................ 15

5.11

Biên dạng của dòng ngân lưu ròng: ....................................................................... 16

Phần 6. PHÂN TÍCH RỦI RO ................................................................................................. 17
6.1

Phân tích độ nhạy ....................................................................................................... 17
Phân tích độ nhạy một chiều............................................................................... 17
Phân tích độ nhạy 2 chiều ................................................................................... 17
Nhận xét: ............................................................................................................ 18

6.2

Phân tích kịch bản ...................................................................................................... 18
Phân tích kịch bản .............................................................................................. 18
Nhận xét.............................................................................................................. 18

Phần 7. NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN ..................................................................................... 19
PHỤ LỤC 1. BẢNG THÔNG SỐ ............................................................................................ 20
PHỤ LỤC 2. BẢNG CHI ĐẦU TƯ VÀ BẢNG KHẤU HAO ............................................... 23

PHỤ LỤC 3. BẢNG LÃI VAY VÀ LỊCH TRẢ NỢ............................................................... 24
PHỤ LỤC 4. BẢNG CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG ......................................................................... 25
PHỤ LỤC 5. THAY ĐỔI VỐN LƯU ĐỘNG ......................................................................... 26
PHỤ LỤC 6. BẢNG CÂN ĐỐI LÃI / LỖ ............................................................................... 27
PHỤ LỤC 7. BÁO CÁO NGÂN LƯU .................................................................................... 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 30


Phần 1. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN
1.1

Mô tả dự án

- Tên dự án: Thành lập cửa hàng Bánh Bèo BaBeVi.
- Lĩnh vực: Kinh Doanh Ẩm Thực.
- Chúng tôi dự định thành lập một cửa hàng có tên là “Bánh Bèo BaBeVi”. Cửa hàng
này chuyên cung cấp bánh bèo Huế, bánh bèo Bình Định và đặc biệt là bánh bèo BaBeVi
(một sáng tạo riêng của chúng tôi) – pha lẫn nét truyền thống và hiện đại.
- Hình thức phục vụ: cửa hàng sẽ phục vụ khách hàng qua hai kênh: trực tiếp và giao
hàng tận nơi.
- Địa điểm: đường Thống Nhất, quận Thủ Đức.
- Vòng đời của dự án: dự án bánh bèo BaBeVi được thực hiện trong vòng 3 năm (2015
– 2017), sau đó chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện dự án khác để hoàn thành mục tiêu dài
hạn của chúng tôi.
Các bên liên quan
- Chủ đầu tư: nhóm 7G.
- Chủ nợ: ngân hàng SacomBank.
- Đối tượng khách hàng: học sinh, sinh viên và giới văn phòng khu vực ngã tư Thủ
Đức và lân cận.
- Nhà cung cấp: cửa hàng gạo sạch Thủ Đức, các nguyên liệu khác mua từ chợ Linh

Trung.
Căn cứ lập dự án
1.1.2.1 Căn cứ thực tế
- Thị trường dành cho sản phẩm bánh bèo rất tiềm năng và có nhiều cơ hội phát triển.
- Nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh ngày càng tăng do cuộc sống ngày càng bận rộn.
- Vốn đầu tư và phát triển dự án không cao, kỹ thuật đơn giản.
1.1.2.2 Căn cứ pháp lý
- Dự án thực hiện đảm bảo các yếu tố quy định của luật pháp Việt Nam về loại hình
và sản phẩm kinh doanh là hợp pháp.
- Tuân thủ quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng cháy chữa
cháy.
- Việc lựa chọn, sử dụng nguồn lao động và cách chính sách liên quan đảm bảo các
quy định về Luật Lao động Việt Nam.
1


- Chính sách trích nộp thuế rõ ràng, cụ thể thể hiện qua bảng phân tích tài chính.
1.2

Mục tiêu, bối cảnh vĩ mô, hiện trạng
Mục tiêu của dự án:

- Mục tiêu ngắn hạn: Với của hàng ẩm thực thức ăn nhanh, cửa hàng BaBeVi sẽ nhanh
chóng hoàn vốn và xây dựng thương hiệu ngay trong năm đầu tiên thực hiện dự án. Và
trong 2 năm tiếp theo cửa hàng chúng tôi sẽ tăng thêm doanh số, tìm kiếm lợi nhuận và
khách hàng tiềm năng; tăng khả năng cạnh tranh, và nâng cao giá trị thương hiệu “Bánh
bèo BaBeVi” trên thị trường.
- Mục tiêu dài hạn: Dự án sẽ thiết lập chuỗi cửa hàng “Bánh bèo BaBeVi” chuyên
cung cấp các loại bánh bèo, bánh bột lọc.
Bối cảnh vĩ mô


1.2.2.1 Môi trường kinh tế Vĩ mô
- Kinh tế Việt Nam nói chung và kinh tế thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đang phát
triển với tốc độ tương đối nhanh. Theo Tổng cục thống kê, GDP bình quân đầu người
của nước ta vào năm 2010 đạt 1,273 (USD/người/năm), năm 2012 đạt 1,749
(USD/người/năm) và đến năm 2013 đạt 1,960 (USD/người/năm). Thu nhập trung bình
ngày càng tăng lên và theo đó các nhu cầu về ẩm thực cũng tăng lên.
- Lãi suất ngân hàng gần đây có nhiều biến động, có xu hướng tăng trong một vài
tháng gần đây, đây là một dấu hiệu bất lợi cho dự án.
- Theo Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) trong 2015 lạm phát trung bình Việt Nam dự kiến
là 5%. Theo tổng cục thống kê, chỉ số lạm phát nửa đầu năm nay (6 tháng 2014) chỉ ở
mức 1,38% so với tháng 12 năm 2013, thấp nhất trong vòng 13 năm trở lại đây. Tín hiệu
đáng mừng cho nền kinh tế Việt Nam và là một điểm sáng cho dự án để đạt được mục
tiêu dài hạn.
1.2.2.2 Môi trường pháp lí
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc mở ra các loại hình kinh doanh không
còn khó khăn và luôn được nhà nước khuyến khích. Cho nên với mô hình kinh doanh
ẩm thực lưu lại nét văn hóa truyền thống thì việc đăng ký sẽ dễ dàng.
1.2.2.3 Môi trường văn hóa – xã hội
- Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có mật độ dân cư dày đặc, thành phố với dân
số đông nhất nước 3,666 (người/km2/năm 2012) (nguồn: Tổng cục thống kê), là đầu mối
thu hút, quy tụ nhiều tầng lớp trong xã hội nhất. Với sự phát triển của nền kinh tế, nhu
2


cầu thưởng thức các món ăn ngon là điều tất yếu. Điều này cho thấy thành phố Hồ Chí
Minh thực sự là thị trường tiềm năng cho dự án.
- Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, ngày càng có nhiều món ăn nước ngoài du nhập
vào Việt Nam, nhưng những món ăn truyền thống mang đậm nét đặc sắc văn hóa vùng
miền luôn được ưa thích bởi thực khách trong và ngoài nước.

Hiện trạng khu vực (ngành)

Các vấn đề quan trọng của ngành, các chiến lược của nhà nước và chính sách liên quan
đến ngành đó mà có thể ảnh hưởng đến dự án.
- Những năm gần đây thị trường thức ăn nhanh rộ lên như một trào lưu của sinh viên,
học sinh, nhân viên văn phòng... Trong nhịp sống hiện đại, ngày càng gấp gáp, con người
thường có xu hướng tiết kiệm thời gian cho bữa ăn. Theo công ty phân tích thị trường
AC Nielsen Việt Nam, thị trường sơ khai của thức ăn nhanh chỉ chiếm khoảng 8% người
tiêu dùng và số lần dùng từ 1-3 lần/ tháng. Theo số liệu từ Vietnamnet, gần đây, thị
trường thức ăn nhanh tại Việt Nam phát triển khá mạnh với 19,7 triệu lượt giao dịch mỗi
năm, mang về 869 tỉ VNĐ doanh thu (năm 2011). Nhắc đến thị trường thức ăn nhanh
Việt nói chung và TP.HCM nói riêng, phải kế đến các thương hiệu lớn như: Loteria,
KFC, VietMac, Bánh Mì ta, Phở 24, … Tuy nhiên, để tìm thấy một sự đa dạng trong
thức ăn nhanh thuần Việt thì không hề dễ.
- Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc luôn được
Nhà Nước quan tâm và hỗ trợ. Đây là một ưu thế lớn cho dự án đi vào hoạt động và phát
triển.

3


Phần 2: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG
Sức cầu thị trường

2.1

- Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm văn hóa - giáo dục của cả nước với hệ thống
đa dạng các trường Đại học, thu hút đông đảo các bạn sinh viên sinh hoạt và học tập ở
đây.
- Cộng đồng miền Trung (quê hoặc có gốc) ước tính chiếm khoảng 30% dân số. Ngày

nay, số người ra Thành phố Hồ Chí Minh công tác và học tập không ngừng tăng lên.
- Chi tiêu cho ăn uống của người Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, của người Việt
Nam nói chung chiếm tỷ trọng rất lớn trong thu nhập của họ (Việt Nam đứng đầu khu
vực châu Á).
- Người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh có nhu cầu cao với các món ăn đặc sản,
thể hiện được tính cộng đồng, giá cả vừa phải và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tính chất đặc trưng của thị trường đồ ăn uống là phát triển ổn định sau khi triển khai
xong quá trình định vị nên sản phẩm có những tiền đề để phát triển lâu dài.
- Thị trường đồ ăn uống giá bình dân ở Thành phố Hồ Chí Minh phát triển rất mạnh
mẽ, tuy nhiên đa số có thể thấy là kinh doanh ăn uống vỉa hè, từ đó đặt ra những câu hỏi
về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ở người tiêu dùng và các nhà chức năng.
- Món bánh bèo là một đặc sản được mọi người ưa thích nhưng lại thiếu cửa hàng
chuyên về cung ứng, chỉ được bày bán tại một số địa điểm nhỏ lẻ ở làng đại học Thủ
Đức, khu vực đại học Ngân Hàng...
Qua những vấn đề trên, chúng tôi dự đoán trong ngắn hạn, thị trường này tiếp tục đòi
hỏi cao hơn về tính độc đáo, “lạ miệng” của sản phẩm, cũng như nhiều tiện ích khác mà
sản phẩm mang lại. Do vậy, đề án kinh doanh như đã trình bày trong Phần 1 được thực
hiện nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Sau 3 - 4 năm nữa chúng tôi có ý định sẽ
phát triển cửa hàng Bánh bèo BaBeVi thành chuỗi cửa hàng với quy mô lớn, và tiếp đó
là trở thành các cửa hàng ẩm thực có nhiều loại đặc sản của mảnh đất miền Trung, kết
hợp với thưởng thức không gian khi tham quan quán như dân ca, thơ, ca dao… bản địa.
2.2

Sản lượng sản phẩm bán ra dự kiến

- Quy mô đầu tư dành cho quán: Chúng tôi cần mặt bằng có diện tích khoảng
5*15=75m2. Bố trí tối ưu diện tích như sau:
+ Khu bếp: 5*3m = 15 m2.
+ Khu thu ngân: 1.3*2m = 2.6m2.
4



+ Khu WC: 5 m2 (2*2.5m).
Các hạng mục trên chiếm khoảng 22.6 m2. Không gian còn lại dùng bố trí bàn ghế, tiểu
cảnh, cây cối … Diện tích không gian cho 1 bộ bàn gồm 1 bàn & 4 ghế tối ưu là 3.5 m2.
Do đó với diện tích 75 m2 có thể bố trí được 15 bộ bàn ghế với sức chứa tối đa 60 người.
- Giá bán dự kiến: (8 chén/dĩa)
Năm

2015

2016

2017

Giá
18.000
20.000
22.000
Năm đầu (năm 1), chúng tôi định giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh để dễ thâm nhập
thị trường, các năm sau định giá ngang đối thủ cạnh tranh.
- Số lượng hàng bán dự kiến:
Bảng 2.1 Số lượng hàng bán dự kiến năm 2015 – 2017
0

1

2

3


2014

2015

2016

2017

Kỳ I
Số lượng bàn

Kỳ II

Kỳ I

Kỳ II

Kỳ I

Kỳ II

15

15

15

15


15

15

4

4

4

4

4

4

6

6

6

6

6

6

Thời gian trung bình sử
dụng 1 bàn


0.5

0.5

0.5

0.5

0.5

0.5

Tổng số dĩa bán ra
(dĩa/ngày)

720

720

720

720

720

720

25%


34%

56%

56%

60%

60%

180

245

403.2

403.2

432

432

Số dĩa/bàn/1 lần
Số giờ hoạt
(giờ/ngày)

động

Công suất bình quân
Số lượng bán bình

quân (dĩa/ngày)

Số lượng bán bình
32,400 44,064 72,576 72,576 77,760 77,760
quân (dĩa/kỳ)
Thời kỳ đầu, do gặp phải các yếu tố tác động như: cạnh tranh, hành vi tiêu dùng của
khách hàng, hình ảnh cửa hàng chưa được quảng bá rộng rãi.... nên số lượng hàng hóa
ước tính bán ra chưa nhiều, nhưng sẽ được cải thiện và tăng lên trong những kỳ tiếp.
2.3

Phân tích địa điểm
Chúng tôi dựa trên các nguyên tắc chung để lựa chọn địa điểm: lợi thế về mặt

kinh tế, phù hợp loại hình kinh doanh, an ninh, môi trường, sự đồng ý của địa phương.

5


Dựa vào các tiêu chí này, chúng tôi xét thấy địa điểm thích hợp đặt cửa hàng đầu tiên
trên đường Thống Nhất, quận Thủ Đức, gần khu vực ngã tư Thủ Đức, Quận 9. Cụ thể:
-

Lợi thế kinh tế: Đây là khu vực tập trung nhiều các ngân hàng, đoàn thể, doanh

nghiệp, trường anh ngữ, cũng như các trường Đại học, trường trung học, tiểu học,… Do
đó, nơi đây tập trung đông các đối tượng như học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng…
là khách hàng mục tiêu của dự án. Mặc dù khu vực này cũng tập trung nhiều quán xá
nhưng vẫn chưa có một cửa hàng nào có thể đáp ứng đầy đủ các tiêu chí: không gian
thoải mái, gần gũi với thiên nhiên; cung cấp thức ăn nhanh gọn với mức giá phải chăng;
thực phẩm đảm bảo tính an toàn, vệ sinh,… Điều này tạo cho dự án một lợi thế cạnh

tranh nếu đặt cửa hàng trong khu vực này.
-

Môi trường: không gian ở các khu vực khá thoải mái, ít chịu ảnh hưởng bởi khói bụi

hay tiếng ồn như ở trung tâm thành phố. Xung quanh có cây xanh bao phủ đảm bảo cho
khách hàng có thể thưởng thức bầu không khí trong lành, mát mẻ sau ngày dài hoạt
động.
-

Sự nhất trí của địa phương: khu vực này đã được cấp phép kinh doanh và địa phương

cũng tạo điều kiện để tiến hành hoạt động kinh doanh cho cá thể kinh doanh trong phạm
vi cho phép.
Với địa điểm này, nhóm tận dụng được không gian thoáng mát, khu vực đậu xe
rộng rất phù hợp. Hơn nữa, giá cả cho việc thuê mặt bằng 60 triệu đồng/tháng và điều
khoản thuê mặt bằng nằm trong phạm vi dự án có thể giải quyết được. Do đó, đây là địa
điểm phù hợp nhất để triển khai dự án.
2.4

Thuế và các quy định khác:

- Theo Chi cục thuế đối với hộ kinh doanh cá thể có các loại thuế sau:
 Thuế thu nhập hộ kinh doanh: 12%
 Thuế VAT hộ kinh doanh: 2%
 Thuế môn bài: cả năm nộp 1.000.000 VNĐ.
- Các quy định liên quan của nhà nước:
+ Vệ sinh an toàn thực phẩm: đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm,
xin cấp giấy chứng nhận.


6


Phần 3. PHÂN TÍCH KĨ THUẬT
3.1

Sản phẩm
Bánh bèo Huế, bánh bèo Bình Định, … từ lâu đã trở thành một nét văn hoá ẩm

thực tinh hoa đi sâu vào tâm hồn người Việt. Mặc dù chỉ xuất hiện ở những mô hình
quán vỉa hè, hay ở một vài quán nhỏ nhưng hiện nay, tại thành phố Hồ Chí Minh bánh
bèo đã trở nên rất đỗi thân quen. Lấy cảm hứng từ những loại bánh truyền thống mà tinh
tế này, cửa hàng chúng tôi chuyên cung cấp những sản phẩm sau: bánh bèo tôm chấy
Huế, bánh bèo Bình Định và bánh bèo BaBeVi hải sản.
Bánh bèo tôm chấy Huế
- Nguyên liệu gồm: 1/2 kg bột gạo, 1 lít rưỡi nước lọc, 1 muỗng canh bột năng, 1 tí
muối, 1/2 muỗng cafe bột nêm Knoor, Hành là xắt nhỏ, Bì heo cắt miếng vuông nhỏ,
Tôm khô rửa sạch để thật khô ráo, Chén sành nhỏ để hấp, 1 tô nước đun sôi để nguội +
Đường cát + Nước mắm ngon.
- Cách chế biến:
+
+
+

Bột gạo pha với nước, khuấy đều cho tan rồi rây qua 1 lần vào 1 nồi nhỏ.
Nêm gia vị và cho bột năng vào. Đợi cho bột nêm mềm ra rồi khuấy đều.
Múc khoảng 6 vá nhỏ hỗn hợp bột ra 1 tô để đổ bánh từ từ. Mỗi lần đổ thì khuấy

đều bột trong tô lên.
+


Đổ nước vào nồi sao cho vừa gần chạm đáy xửng hấp sau đó đặt chén vào xửng.

+

Đợi nước sôi lên và chén thật nóng thì múc từng vá bột đổ vào. Mỗi vá vào 1

chén rồi đậy kín nắp, hấp từ 5-6 phút là chín.
+

Sau khi chín thì lấy chén ra để nguội rồi dùng muỗng cà fe, xoay bánh ra khỏi

chén. Làm tiếp mẻ tiếp theo.
+

Chiên vàng bì heo sau đó cắt nhỏ chúng ra. Phần dầu chiên bì heo có thể dùng lại

để thắng hành lá xắt nhuyễn làm mỡ hành phết lên bánh.
+

Tôm để thật khô rồi xay nhuyễn ra bằng máy xay sinh tố loại nhỏ đến khi bông

tơi ra là được.

7


Bánh bèo Bình Định
- Nguyên liệu gồm: 1/2 kg gạo trắng, 1 lít rưỡi nước lọc, 1 tí muối, 1/2 muỗng càfe
bột nêm Knoor, Lá hẹ thái nhỏ, lạc rang giã nhỏ, Chén sành nhỏ để hấp, 1 tô nước đun

sôi để nguội + Đường cát + Nước mắm ngon.
- Cách chế biến:
+

Ngâm gạo trắng vào nước ấm khoảng 6-8 giờ, sau đó xay bột trước khi đổ bánh.

+

Đun sôi nước trong nồi hấp, sau đó bỏ chén vào để làm nóng chén.

+

Sau đó múc bột đổ vào chén rồi đậy kín nắp. Hấp khoảng 5-6 phút là chín, rồi

lấy chén ra và làm mẻ tiếp theo.
+

Pha chế nước chấm đặc trưng Bình Định.

+

Cho dầu ăn (đã phi với hành củ thái mỏng), nước chấm và lá hẹ vào bánh trước

khi ăn.
Bánh bèo BaBeVi hải sản
-

Nguyên liệu gồm: bột gạo, tôm khô, tôm tươi (chọn loại tôm đất), mực tươi, rau

thơm, bánh phồng tôm.

-

Cách chế biến: Bánh Bèo BaBeVi được chế biến theo công thức riêng, đảm bảo

chất lượng, hàm lượng dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
3.2

Cơ cấu sản phẩm trong danh mục

Sản phẩm được phân thành 5 nhóm với tỷ lệ/ doanh thu như sau:
Sản Phẩm(SP)
Bánh Bèo BaBeVi
Bánh Bèo Huế (chén + dĩa)
Bánh Bèo Bình Định (chén + dĩa)

Tỷ lệ trong doanh thu (%)
30
35
35

8


3.3

Công suất thực tế
2014

Số lần hấp bánh/nồi/ ngày
Số chén/khay


2015
Kỳ I
Kỳ II
18
18

2016
Kỳ I
18

Kỳ II
18

2017
Kỳ I Kỳ II
18
18

24

24

24

24

24

24


Số khay/nồi

3

3

3

3

3

3

Số nồi

2

2

3

3

3

3

2,592


2,592

3,888

3,888

Số chén/dĩa

8

8

8

8

8

8

Số dĩa/ngày

324

324

486

486


486

486

Công suất thực tế
Số lượng dĩa thực tế sản
xuất (dĩa/ngày)
Số lượng sản xuất (dĩa/kỳ)

0.6

0.80

0.85

0.85

0.90

0.90

194

259

413

413


437

437

34,992

46,656

74,358

74,358 78,732

78,732

Số bánh/ngày

3,888 3,888

Trong thời kỳ đầu, do các điều kiện sản xuất ban đầu chưa hoàn thiện nên công
suất chỉ đạt 60% . Nhưng kỳ sau khi kỹ thuật dần được cải thiện thì năng suất sẽ tăng
lên hàng năm.

9


Phần 4. PHÂN TÍCH NHÂN SỰ
4.1

Nhân lực quản lý
Bộ phận


Số lượng

Quản lý

1

Bộ phận
Marketing

1

Bộ phận sản 1 đầu bếp,
xuất
2 phụ bếp

Thời gian làm việc

Nhiệm vụ
- Sẽ chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý toàn bộ hoạt
động của cửa hàng.
- Lập kế hoạch, định hướng, xây dựng chiến lược
Làm việc theo ca.
phát triển của cửa hàng.
14h30-21h30
- Quản lý, điều phối, giải quyết công việc hàng ngày,
Thu tiền, quản lý hệ thống thu tiền tự động, Quản lý
thu chi hàng ngày, Kết toán thu chi hàng
tuần/tháng/năm.
- Năm bắt thì trường tiêu thụ, từ đó, tiến hành lập kế

hoạch Marketing hiệu quả cho những sản phẩm của
Làm việc theo nhiệm cửa hàng, đảm bảo sự táo bạo, mới lạ trong chiến
vụ được giao
lược marketing. Giới thiệu sản phẩm đến khách
hàng tiềm năng.
- Chịu trách nhiệm marketing online.
- Sẽ quản lý dây chuyền làm bánh của cữa hàng:
Đầu bếp: 13h - 20h.
đảm bảo đúng qui trình, và vệ sinh an toàn thực
Phụ bếp: làm theo ca
phẩm. Luôn đảm bảo chất lượng tốt nhất của sản
(mỗi ca 1 người):
phẩm làm ra.
7h - 15h, 15h - 21h
- phụ bếp: chuẩn bị nguyên phụ liệu, ....

Nhân viên
phục vụ bàn

3 người

15h - 21h

- Phục vụ tại quán.
- Giao hàng.

Bảo vệ

1


15h - 21h

-

Trông coi cửa hàng, giữ xe, dắt xe cho khách.

Đối tượng

Nhân lực cho những vị trí
quản lý này là chúng tôi –
những người thực hiện dự án
“Bánh bèo BaBeVi”.

- Đầu bếp: sẽ mời một thợ
chuyên làm bánh làm trưởng
bộ phận sản xuất.
- Phụ bếp: Những người có
kinh nghiệm làm bánh sẽ
được tuyển vào vị trí phụ bếp.
Sinh viên, những người ra
trường chưa có việc làm,
những người có nhu cầu làm
thêm.
Nam

10


Yêu cầu tuyển dụng
- Là người nhiệt tình, ham học hỏi, có trách nhiệm với công việc được giao.

- Thái độ làm việc chuyên nghiệp, chấp hành tốt nội quy của cửa hàng (nghiêm túc,
đúng giờ, nhanh nhẹn, lịch sự, hòa nhã).
- Luôn phục vụ khách hàng theo phương châm Khách hàng là thượng đế.
- Chủ động tìm hiểu, phát hiện ra những thiếu xót, điểm chưa hợp lí của dự án, của
cửa hàng để kịp thời điều chỉnh.
Cách thức đào tạo và quản lí
- Tập huấn phổ biến nội quy trước khi vào làm việc, thương xuyên họp để rút kinh
nghiệm, đặc biệt là trong xử lí các tình huống bất ngờ.
-

Huấn luyện nhân viên thấm nhuần quy tắc làm việc của cửa hàng.

- Phổ biến kiến thức về sản phẩm của cửa hàng, cách làm việc của từng bộ phận.
Cách thức tổ chức làm việc
- Phương châm hoạt động: đem đến cho khách hàng những sản phẩm đảm bảo chất
lương, phù hợp với túi tiền, tạo nên sự bền vững thông qua những giá trị lâu dài.
- Nguyên tắc làm việc: nhanh nhẹn, thân thiện.
- Chính sách đãi ngộ: làm thêm ngày nghỉ, lễ sẽ được trả cao hơn, thưởng cho các cá
nhân có đóng góp quan trọng đem về lợi nhuận cho cửa hàng, kỉ luật đối với cá nhân vi
phạm nội quy.
- Phân công lao động theo quy trình sản xuất.
4.2

Bảng lương nhân công
Đơn vị: VND/tháng.
Bộ phận

Số lượng

Lương/người


Thành tiền

Quản lý

1

4,000,000

4,000,000

Trưởng bộ phận Marketing

1

2,000,000

2,000,000

+ Đầu bếp

1

3,500,000

3,500,000

+ Phụ bếp

1


2,500,000

2,500,000

Nhân viên phục vụ bàn

3

2,200,000

6,600,000

Bảo vệ

1

1,800,000

1,800,000

Tổng

8

Bộ phận sản xuất

20,400,000

 Qua các năm thì mức lương sẽ được gia tăng 5%/năm.

11


Phần 5. KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
Doanh thu từ nguồn bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm 100 %. Các bảng dùng
để phân tích tài chính bao gồm:
Các thông số và các giả định cơ bản cho dự án: (Phụ lục 1).

5.1

Bao gồm thông tin đầu tư: chi đầu tư máy móc, thiết bị, dụng cụ và chi đầu tư
sửa chữa, trang trí quán là 94,785,000 VND. Thông tin tài trợ: theo ước tính số tiền cần
đầu tư ban đầu vào quán là: 96,785,000 VND. Trong đó: Vốn góp từ 7 thành viên nhóm
7G: 26,785,000 VND. Vốn vay từ ngân hàng SacomBank: 70,000,000 VND, lãi suất
danh nghĩa 14%/ năm, nợ gốc và lãi trả đều theo kỳ 6 tháng, trả trong 3 kỳ.
Ngoài ra, thông tin sản xuất và thông tin khác có thể tham khảo ở Phụ lục 1.
Bảng chi đầu tư và lịch trình khấu hao

5.2

Bảng khấu hao: các máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ khấu hao trong 5 năm.
Sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng. (Phụ lục 2)
5.3

Bảng lãi vay và lịch trả nợ: Phụ lục 3.

5.4

Bảng doanh thu
Đơn vị: nghìn VND

0
2014

Giá
bèo

bánh

Doanh thu
hàng bán
Doanh thu
từ bánh bèo
giảm giá
Tổng
doanh thu

1
2015
Kỳ I
Kỳ II
18

2
2016
Kỳ I

18

3
2017

Kỳ II

20

20

Kỳ I

Kỳ II
22

22

583,200 793,152 1,451,520 1,451,520 1,710,720 1,710,720
23,328

23,328

17,820

17,820

10,692

10,692

606,528 816,480 1,469,340 1,469,340 1,721,412 1,721,412

Diễn giải bảng doanh thu
Kỳ 1 - Năm 1:

Do các điều kiện sản xuất còn hạn chế, trình độ tay nghề chưa cao thì năng suất
chỉ đạt ở mức tối đa 60% (có nghĩa là số lượng dĩa bánh sản xuất trên lý thuyết là 324
dĩa), nhưng thực tế chỉ sản xuất được 194 dĩa.

12


Ở khía cạnh đầu ra, doanh thu kỳ 1 của năm đầu tiên sẽ có những ảnh hưởng nhất
định bởi:
+ Sức cạnh tranh từ các nhà sản xuất lâu năm trong ngành.
+ Sự thiếu hiểu biết và không nắm rõ về thị trường tiêu thụ.
+ Sự hạn chế trong chất lượng do các vấn đề kỷ thuật ban đầu phát sinh trong khi
người tiêu dùng ngày càng khó tính.
 Do đó sản lượng tiêu thụ kỳ 1 của năm đầu tiên chỉ đạt 25 % sản lượng đầu ra
sản xuất được tương đương doanh thu ước tính: 606,528,000 VND
Kỳ 2- Năm 1:
Chuyên môn được nâng cao và kỹ thuật được cải tiến nên năng suất sản xuất dự
kiến sẽ được cải thiện và đạt mức 80%. Bên cạnh đó các hiểu biết nhất định qua một
thời gian tham gia thị trường đã giúp cải thiện đáng kể nguồn tiêu thụ tuy nhiên cũng
còn những rào cản nhất định khiến doanh thu chưa thể cải thiện mạnh. Đó chính là:
+ Số khách hàng trung thành với sản phẩm bánh bèo chưa nhiều.
+ Thói quen tiêu thụ các món khác là rất khó từ bỏ.
Từ đây có thể thấy sản lượng tiêu thụ có sự cải thiện chưa đáng kế . Do đó sản
lượng tiêu thụ dự kiến trong kỳ thứ 2 chỉ đạt được 34% sản lượng sản xuất tối đa ở điều
kiện năng suất 80%, với doanh thu ước tính: 816,480,000 VND.
Năm 2:
Ở năm thứ 2, khi nguồn cầu tiêu thụ đã được ổn định, số lượng khách hàng trung
thành đã tăng lên và thị trường được mở rộng thì sản lượng bán ra thực sự được cải thiện
rõ nét và ước tính bán được gần 56% lượng khách hàng tối đa mà cửa hàng có thể phục
vụ với công suất lớn nhất. Giá bán lúc này sẽ dao động quanh mức 20.000VND/dĩa. Từ

đó doanh thu dự tính sẽ là 2,938,680,000 VND.
Năm 3:
Dự tính doanh thu sẽ đạt mức tối ưu do hiệu quả sản xuất cao hơn 90%. Bên cạnh
đó là tập hợp được các khách hàng trung thành và tìm ra các đối tượng khách hàng tiềm
năng, nên dự kiến sẽ đáp ứng được 60% lượng khách hàng tối đa mà cửa hàng có thể
phục vụ với công suất lớn nhất. Cùng với sự tăng giá cho ngang bằng với giá thị trường
bên ngoài đã đẩy mức giá lên ở mức vừa phải (22000 VND/ dĩa), tổng doanh thu
3,442,824,000 VND.
5.5

Bảng chi phí hoạt động (Phụ lục 4)
13


*Giá cả nguyên vật liệu đã được tham khảo trên thị trường thực tế.
Thay đổi vốn lưu động (Phụ lục 5)

5.6

- Quán thực hiện bán hàng tại chỗ, với những khách hàng đã được lựa chọn thì khả
năng nợ hầu như không có. Do vậy chênh lệch khoản phải thu là 0.
- Chi phí mua một số NVL, các khoản phải trả dự tính bàng 30% chi phí NVL
trực tiếp
- Cân đối tiền mặt cho hoạt động ước tính là 5% doanh số bán gộp kỳ kế tiếp.
Bảng cân đối lãi/lỗ (Phụ lục số 6)

5.7

Diễn giải:
- Giá vốn: tổng giá vốn tăng lên khi năng suất hàng năm tăng lên. Đồng thờ cũng

bị ảnh hưởng bởi lạm phát.
- Chi phí gián tiếp: tăng qua các năm vì:
- Lương nhân công: Do tính chất đặc thù và sự thâm dụng sức lao động của việc
làm bánh, công việc của nhân viên nhiều hơn khi năng lực sản xuất tăng nên qua các
năm thì mức lương sẽ được gia tăng dự trên sự thỏa thuận.
- Chi phí bảo trì, các chi phí khác: tăng cùng với tốc độ tăng năng suất.
- Chi phí marketing: Trong kỳ 1, năm đầu khi gia nhập thị trường, chiến dịch
marketing sẽ được tiến hành nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng nên sẽ chi nhiều
hơn ở các kỳ còn lại.
- Chi phí thuế: đối với hộ kinh doanh cá thể thì có 3 loại thuế phải nộp: thuế môn
bài, VAT, thu nhập.
Ngân lưu tự do: (Phụ lục 7)

5.8

- Trên quán điểm của chủ sở hữu: trong giai đoạn đầu tư ban đầu (cuối năm 2014),
ngân lưu ròng âm do phải bỏ chi phí ra đầu tư. Nhưng trong những năm sau, kết quả
hoạt động kinh doanh rất tốt do hoạt động với công suất cao hơn và lượng khách hàng
cũng nhiều hơn. Doanh thu từ dự án lớn hơn chi phí sản suất nên ngân lưu ròng sẽ tăng
qua các năm. Do đó, đứng trên quan điểm của chủ đầu tư, dự án này mang lại lợi ích
cho họ.
- Trên quan điểm của ngân hàng: Vốn vay được giải ngân vào năm 0, trả vốn và
lãi trong vòng 1.5 năm. Dòng tiền ròng của dự án tăng lên qua các kỳ (hệ số trả nợ DCSR
= 1.08 > 1) tạo ra dòng tiền đủ để thực hiện nghĩa vụ trả nợ, đảm bảo an toàn cho Ngân
hàng.
14


- Ngân sách nhà nước: đảm bảo được nghĩa vụ trả thuế các năm.
5.9


Chi phí vốn
+ Chi phí vốn chủ sở hữu: re = 12%/năm.
+ Chi phí vốn vay: rd = 14%/năm.
+ Thuế thu nhập: 12%/năm.
+ Công thức: WACC = re * E/(E+D) + rd*(1-T)* D/(E+D)

Trong đó:
+ re: tỷ suất thu nhập mong muốn của chủ sở hũu.
+ rd: lãi suất mong muốn của chủ nợ.
+ E: giá thị trường cổ phần của công ty.
+ D: giá thị trường nợ của công ty.
+ T: thuế thu nhập doanh nghiệp.
Do vây: Chi phí vốn bình quân trọng số : WACC = r = 3.54 %/kỳ.
5.10

Tính toán các tiêu chí lựa chọn dự án: ( phụ lục 8)

+ NPV dự án = 1,986,542,460 VND.
+ NPV chủ sở hữu = 1,986,542,460 VND
+ IRR = 1.60
+ Hệ số an toàn trả nợ: DSCR = 1.08
+

B/C thường = 1.443

+ Tpp = 0.798
Nhận xét các tiêu chí lựa chọn dự án:
+ Ta có: NPV dự án và chủ sở hữu đều lớn hơn 0 => Dự án khả thi về mặt tài chính.
+ IRR > WACC, IRR > Re => Suất sinh lời nội tại của dự án lớn hơn suất sinh lời

kỳ vọng của dự án và của chủ sở hữu.
+ DSCR > 1 => Dự án tạo ra dòng tiền đủ để thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
+ B/C thường > 1 => Dòng tiền vào của dự án đủ bù đắp chi phí bỏ ra.
+ Thời gian hoàn vốn nhanh, trước vòng đời của dự án.

15


5.11

Biên dạng của dòng ngân lưu ròng:
Sơ đồ 1. Biên dạng ngân lưu ròng của dự án
700,000,000
600,000,000
500,000,000

400,000,000
300,000,000
200,000,000
100,000,000
0
Năm 0

-100,000,000

Kỳ 1
năm 1

Kỳ 2
năm 1


Kỳ 1
năm 2

Kỳ 2
năm 2

Kỳ 1
năm 3

Kỳ 2
năm 3

Năm 4

-200,000,000

16


Phần 6. PHÂN TÍCH RỦI RO

Phân tích độ nhạy
Phân tích độ nhạy một chiều
- Bảng 6.1 Phân tích độ nhạy 1 chiều cho NPV theo chi đầu tư năm 0.
Chi đầu tư năm 0
NPV

-106,344,690


-112,600,260

-118,855,830

-125,111,400

-131,366,970

-137,622,540

-143,878,110

1,986,542,460

2,005,309,170

1,999,053,600

1,992,798,030

1,986,542,460

1,980,286,890

1,974,031,320

1,967,775,750

- Bảng 6.2 Phân tích độ nhạy 1 chiều cho IRR theo chi đầu tư năm 0.
Chi đầu tư năm 0

IRR
1.600

-106,344,690

-112,600,260

-118,855,830

-125,111,400

-131,366,970

-137,622,540

-143,878,110

1.819

1.738

1.666

1.600

1.540

1.485

1.435


Phân tích độ nhạy 2 chiều
Bảng 6.3 Phân tích độ nhạy 2 chiều cho NPV theo chi đầu tư năm 0.
NPV

Suất chiết tính

6.1

Chi đầu tư năm 0
-118,855,830 -125,111,400 -131,366,970

1,986,542,460

-106,344,690

-112,600,260

-137,622,540

-143,878,110

2%

2,142,652,746

2,136,397,176 2,130,141,606

2,123,886,036 2,117,630,466 2,111,374,896 2,105,119,326


3%

2,052,047,500

2,045,791,930 2,039,536,360

2,033,280,790 2,027,025,220 2,020,769,650 2,014,514,080

4%

2,005,309,170

1,999,053,600 1,992,798,030

1,986,542,460 1,980,286,890 1,974,031,320 1,967,775,750

5%

1,885,292,571

1,879,037,001 1,872,781,431

1,866,525,861 1,860,270,291 1,854,014,721 1,847,759,151

6%

1,808,519,838

1,802,264,268 1,796,008,698


1,789,753,128 1,783,497,558 1,777,241,988 1,770,986,418

7%

1,735,773,785

1,729,518,215 1,723,262,645

1,717,007,075 1,710,751,505 1,704,495,935 1,698,240,365

8%

1,666,798,270

1,660,542,700 1,654,287,130

1,648,031,560 1,641,775,990 1,635,520,420 1,629,264,850

17


Nhận xét:
- Phân tích độ nhạy 1 chiều: ta thấy khi tăng chi đầu tư thì NPV, IRR đều giảm, và ngược
lại. Tức chi đầu tư nghịch biến với NPV, IRR. Tuy nhiên, NPV vẫn lớn hơn 0 => dự án khả thi.
- Phân tích độ nhay 2 chiều: khi chi đầu tư hoặc suất chiết tính thay đổi thì xác suất để
NPV lớn hơn 0 là 1. => Dự án khả thi.

6.2

Phân tích kịch bản

Phân tích kịch bản

Bảng 6.4 Kịch bảng 3 trường hợp thay đổi ngân lưu vào (chi đầu tư và WACC).
Trường hợp

Chi đầu tư

WACC

TH 01

Tốt

100,089,120

2%

TH 02

Trung bình

125,111,400

4%

TH 03

Xấu

150,133,680


6%

Bảng 6.5 Bảng phân tích kịch bảng thay đổi ngân lưu vào theo Scenario Summary.
Current
Kịch bản trung
Values:
kịch bản tốt
bình
Kịch bản xấu
Changing Cells:
$B$4

125,111,400

100,089,120

125,111,400

150,133,680

$B$5

0.035386097

0.02

0.035386097

0.06


1,986,542,460 2,123,886,036

1,986,542,460

1,789,753,128

Result Cells:
$B$7

Nhận xét
Giả định các yếu tố khác không đổi, xét các kịch bản của chi đầu tư ban đầu và sự biến
động của chi phí sử dụng vốn.
- Nếu dự án xảy ra theo kịch bản tốt, WACC giảm xuống còn 2% và chi phí đầu tư ban
đầu là 100,089,120 VND thấp hơn dự tính ban đầu là 125,111,400 VND thì NPV tăng.
- Nếu dự án xảy ra theo kịch bản xấu, WACC tăng lên mức 6% và chi đầu tư ban đầu
tăng lên 150,133,680 VND thì NPV của dự án giảm.

18


Phần 7. NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN

Dự án rất có tiềm năng phát triển trong tương lai. Ngoài việc có địa điểm thuận
lợi thì dự án còn có thị trường nguyên vật liệu và tiêu thụ tương đối lớn và ổn định. Do
đó đảm bảo được sự ổn định của quá trình hoạt động trong suốt vòng đời dự án. Thông
qua chính sách giá, quản lý, marketing... một cách tối ưu, dự án cũng có tính cạnh tranh
trên thị trường.
Hơn nữa, qua quá trình phân tích, có thể nhìn thấy kết quả kinh doanh khả thi trong
tương lai gần. Cụ thể:

- Hiệu quả tài chính:
+ NPV dự án = 1,986,542,460 VND.
+ NPV chủ sở hữu = 1,986,542,460 VND.
+ IRR = 1.60
+ Tpp = 0.798
Dự án có NPV > 0, IRR lớn hơn WACC và Re rất nhiều. Thời gian hoàn vốn ít hơn
1 năm, nhỏ hơn vòng đời của dự án, tỷ suất sinh lời của dự án rất cao. Từ những phân
tích trên, dự án được đánh giá là có tính khả thi về mặt tài chính.
Kết quả phân tích độ nhạy cho thấy: NPV ít bị ảnh hưởng tiêu cực khi các yếu tố:
chi đầu tư năm 0 và tỷ suất chiết khấu thay đổi.
Kết quả của phân tích kịch bản cho thấy: với 3 kịch bản khác nhau thì chi đầu tư
năm 0 và sự biến động của chi phí sử dụng vốn không phải là yếu tố tác động xấu đến NPV.
Tóm lại: Qua việc phân tích tính khả thi của dự án, lợi ích kinh tế và xã hội mà dự án
mang lại. Chúng tôi tin rằng dự án sẽ thành công khi thực hiện.

19


PHỤ LỤC 1. BẢNG THÔNG SỐ
0
2014
Kỳ I
BẢNG THÔNG SỐ
Thông tin đầu tư (VND)
Tổng chi phí đầu tư máy móc thiết bị,
công cụ , dụng cụ
Chi phí đầu tư, sữa chữa, bài trí quán
Thời gian khấu hao máy móc thiết bị
Vòng đời kinh tế của máy móc thiết
bị

Thông tin sản xuất
Ước tính công suất
Số lượng dĩa/ kỳ
ước tính số lượng bán ra
Số lượng bán bình quân(dĩa)/kỳ
Tỷ lệ cân đối tiền mặt (CB)/Doanh số
bán gộp kỳ kế tiếp
Tỷ lệ khoản phải trả (AP)/Tổng chi
phí trực tiếp
Chi phí trực tiếp/dĩa
CP làm bánh bèo
Gạo
Tôm (làm bánh bèo+chà bông)
bột năng
Mực

1
2015
Kỳ II

34,785,000
60,000,000
5
10

Kỳ I

2
2016
Kỳ II


Kỳ I

3
2017
Kỳ II

1,300,000

năm
năm

34,992

46,656

74,358

74,358

78,732

78,732

32,400

44,064

72,576


72,576

77,760

77,760

0.05
30%
Giá
(VND)
2000
1000
500
1500

20


dầu
500
Rau
250
Đường
150
Nước mắm
1000
Muối
30
Bột ngọt
150

Ớt, tỏi, hành
1,000
Các loại NVL khác
Điện, gas, nước/ chi phí NVL sản
xuất bánh bèo
12%
Chi phí tổng cộng
Lao động (tổng cộng)
12,600,000 /tháng
Tốc độ tăng lương, không kể lạm
phát
5% /năm
Chi phí gián tiếp
Lao động (tổng cộng)
7,800,000 /tháng
Tốc độ tăng lương, không kể lạm phát
5% /năm
Tiền thuê đất
10,000,000 /năm
Bảo trì/Tổng chi phí trực tiếp
0.8%
Chi phí khác/Tổng chi phí trực tiếp
0.3%
Chi phí bán hàng (tiếp thị quảng cáo)
Thông tin tài trợ
Vay nợ VND
Lãi suất danh nghĩa
Lãi suất thực
lãi suất danh nghĩa
Kỳ hạn

Chi phí vốn chủ sở hữu
WACC

70,000,000
14%
8.6%
7.0%
1.5
12%
3.54%

12,000,000 4,000,000 4,000,000 4,000,000 4,000,000 4,000,000

/năm
/năm
kỳ
năm
năm
kỳ

21


×