Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH vụ GIAO NHẬN vận tải HÀNG hóa QUỐC tế BẰNG ĐƯỜNG BIỂN tại CÔNG TY BEE LOGISTICS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (725.57 KB, 94 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
---------  ---------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HÓA QUỐC TẾ
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY BEE
LOGISTICS
HỌC VIÊN: NGUYỄN HÙNG CƯỜNG
LỚP: TCQLVT 2013 – 2
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS.TS NGUYỄN
VĂN SƠN

Hải Phòng, 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi thông tin
trích dẫn trong luận văn đều ghi rõ nguồn gốc.

Hải Phòng, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả


Nguyễn Hùng Cường


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn,
Thầy Nguyễn Văn Sơn, người đã tận tình hướng dẫn, định hướng và đưa ra
những gợi ý hết sức quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô của Viện Đào tạo sau đại
học, Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam đã trang bị cho tôi thêm nhiều
kiến thức và kinh nghiệm đáng quý trong suốt khóa học vừa qua.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn các Anh, Chị tại công ty Bee Logistics đã
giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc thu thập số liệu và hoàn
thiện luận văn này.


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................................................3
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................................4
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HÓA QUỐC TẾ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN. 3
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HÓA QUỐC TẾ
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI...............................................................................................................28
CÔNG TY BEE LOGISTICS..............................................................................................................28
3.3.7 Biện pháp Cải thiện cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin............................................76
3.4 Một số kiến nghị đối với nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa
xuất nhập khẩu của công ty Bee Logistics................................................................................79
3.4.1 Hoàn thiện hệ thống chính sách, cơ chế quản lý của Nhà nước về giao nhận, thiết lập
khung pháp lý phù hợp với điều kiện giao nhận tại Việt Nam. ...............................................79
3.4.2 Tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động giao nhận. ........................................80
3.4.3 Đầu tư, xây dựng, nâng cấp và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác

giao nhận.................................................................................................................................81
3.4.4 Phê chuẩn, tham gia các công ước quốc tế liên quan đến giao nhận vận tải.................82
KẾT LUẬN.....................................................................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................................86


DANH MỤC VIẾT TẮT VÀ Ý NGHĨA CỦA TỪ TIẾNG ANH
Stt

Tên tiếng anh

Viết tắt

1

“Bee” characteristics

Đặc trưng của loài ong

2

Best people

Con người tốt nhất

3

Booking request

Yêu cầu đặt chỗ


4

Borker

Người mô giới

5

Cargo Manifest

Bản lược khai hàng hóa

6

Cargo outturn report

COR

Bảng báo cáo chi tiết tại cảng
dỡ hàng

7

Certificate of origin

C/O

Giấy chứng nhận xuất xứ


8

Certificate
weight

9

Certificate
cargo

10

Charter

Hợp đồng thuê tàu

11

Commercial Invoice

Hóa đơn thương mại

12

Consolidation

Gom hàng

13


Contracting carrier

Người thầu chuyên chở

14

Customer service

Dịch vụ khách hàng

15

Delivery order

16

Dock sheet Tally sheet

Phiếu kiểm đếm

17

Perfoming carrier

Người thực hiện chuyên chở

18

Full container load


19

House B/L

Vận đơn gom hàng

20

Insurance Ceriticate

Giấy chứng nhận bảo hiểm

21

Insurance policy

Đơn bảo hiểm

22

Intetnational Federation of FIATA
Freight
Forwarders
Association

Liên đoàn Quốc tế các hiệp
hội giao nhận

23


Less than container load

Gửi hàng lẻ

of
of

quantity/

Giấy chứng nhận số lượng /
trọng lượng

shorlanded SCS

Học viên: Nguyễn Hùng Cường

Ý nghĩa

D/O

FCL

LCL

Biên bản khai hàng thừa thiếu

Lệnh giao hàng

Gửi hàng nguyên container



24

Letter of reservation

LOR

25

Liner booking note

Lưu cước tầu chợ

26

Liner charter

Hợp đồng tàu chợ

27

Master B/L

Vận đơn chủ

28

Mate’s receipt

Biên lai thuyền phó


29

Multimodal
Operator

30

Ocean Bill of Lading

31

Packing list

Phiếu đóng gói

32

Place of delivery

Nơi giao hàng

33

Port of discharge

Cảng dỡ hàng

34


Report on receipt of cargo

35

Ship owner

Chủ tàu

36

Ship’s stowage plan

Sơ đồ xếp hàng

37

Shipper

Chủ hàng

38

Shipping note

Chỉ thị xếp hàng

39

Shipping order


Thông báo xếp hàng của hãng
tàu

40

Survey report of quality

Biên bản giám định phẩm
chất

44

Vietnam Freight Forwarders VIFFAS Hiệp hội giao nhận kho vận
Association
Việt Nam

45

Voyage

46

Voyage charter party

47

World Cargo Alliance

48


World Trade Organization

Transport MTO
B/L

Thư dự kháng

Người vận tải đa phương thức
Vận đơn đường biển

ROROC Biên bản kết toán hàng hóa
với tàu

Tàu chuyến
C/P

Hợp đồng tàu chuyến
Hiệp hội hàng hóa thế giới

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

49

XK

Xuất khẩu

50


NK

Nhập khẩu

Học viên: Nguyễn Hùng Cường


DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC HÌNH VẼ

Học viên: Nguyễn Hùng Cường


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Sơn

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Ngày nay, khi quá trình hội nhập và quốc tế hóa ngày càng trở nên phổ
biến đối với các quốc gia khác nhau trên thế giới, thì các hoạt động xuất nhập
khẩu cũng được mở rộng và phát triển hết mức, đi cùng với nó là sự du nhập
của các hoạt động dịch vụ, nhằm phục vụ và đẩy mạnh cho việc phát triển
hoạt động ngoại thương được nhanh chóng và dễ dàng.
Năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế
giới WTO, điều này đã khiến vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được
nâng lên rất nhiều, mở rộng sự giao lưu hàng hóa cũng như các hoạt động
thông thương với các nước khác. Bên cạnh đó, với bờ biển dài hơn 3000km

cùng với rất nhiều cảng lớn nhỏ rải khắp chiều dài đất nước, ngành giao nhận
vận tải biển Việt Nam thực sự phát triển đáng kể.
Giao nhận vận tải nói chung hay giao nhận vận tải quốc tế dường biển nói
riêng đã có bề dày lịch sử từ lâu và khẳng định của mình trong sự phát triển
kinh tế thế giới. Là công ty đã thành công trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ
giao nhận hàng hóa, công ty Cổ phần Giao nhận vận tải Bee Logistics đã và
đang từng bước khẳng định sự tồn tại của mình bằng sự tín nhiệm của khách
hàng trong môi trường cạnh tranh gay gắt này. Tuy vậy, để tồn tại và phát
triển lâu dài thì công ty phải nhìn nhận lại tình hình các dịch vụ vủa mình. Đó
là lí do em chọn đề tài “Biện pháp phát triển dịch vụ giao nhận vận tải
hàng hóa bằng đường biển tại công ty Bee Logistics” với mong muốn nâng
cao kiến thức đồng thời góp phần nhỏ vào sự phát triển của công ty.
2. Mục tiêu nghiên cứu và các giả thuyết.
Tìm ra một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động giao nhận vận tải quốc
tế bằng đường biển tại công ty Bee Logistics trong thời gian tới và mục tiêu là
đến năm 2020.
3. Đối tượng nghiên cứu.

Học viên: Nguyễn Hùng Cường

Page 1


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Sơn

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế
bằng đường biển tại công ty Bee Logistics.
4. Phạm vi nghiên cứu

• Về phạm vi không gian thì đề tài được giới hạn ở việc giao nhận hàng
hóa quốc tế bằng đường biển của công ty Bee Logistics.
• Về phạm vi thời gian thì đề tài nghiên cứu dịch vụ giao nhận hàng hóa
quốc tế bằng đường biển của công ty Bee Logistics từ năm 2011đến năm
2013 và đưa ra biện pháp phát triển cho giai đoạn 2015-2020.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài này sử dụng phương pháp nghiên cứu, phân tích và thu thập thông
tin số liệu, phân tích và tổng hợp, so sánh và đối chiếu thực tiễn.
6. Kết cấu đề tài.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia làm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về giao nhận vận tải quốc tế bằng đường biển
Chương 2: Thực trạng hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế bằng
đường biển tại công ty Bee Logistics
Chương 3: Biện pháp phát triển dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa bằng
đường biển tại công ty Bee Logistics.

Học viên: Nguyễn Hùng Cường

Page 2


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Sơn

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG
HÓA QUỐC TẾ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
1.1 Khái niệm, vai trò của dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế bằng
đường biển.
1.1.1 Khái niệm dịch vụ giao nhận và người giao nhận.

a. Khái niệm dịch vụ giao nhận.
• Khái niệm
Theo quy tắc mẫu của liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế (FIATA)
dịch vụ giao nhận được định nghĩa như là “bất kì loại dịch vụ nào liên quan
đến vận chuyển, gom hàng, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng
như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề
hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan
đến hàng hóa.
Theo luật Thương Mại Việt Nam thì giao nhận hàng hóa là hành vi thương
mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi,
tổ chức vận chuyển, lưu kho lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ
khác có liên quan đến giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủ
hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác.
Nói một cách ngắn gọn, giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có
liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi
gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng). Người giao
nhận có thể làm các dịch một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê
dịch vụ của người thứ ba khác.
• Đặc điểm của dịch vụ giao nhận vận tải.
Là một loại hình dịch vụ nên dịch vụ giao nhận vận tải cũng mang những
dặc điểm chung của dịch vụ, dịch vụ là hàng hóa vô hình nên không có tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng đồng nhất, không thể cất giữ trong kho, sản xuất và
tiêu dùng diễn ra đồng thời, chất lượng của dịch vụ phụ thuộc vào cảm nhận
của người được phục vụ.
Dịch vụ giao nhận cũng có những đặc điểm riêng:

Học viên: Nguyễn Hùng Cường

Page 3



Luận văn tốt nghiệp

-

GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Sơn

Dịch vụ giao nhận vận tải không tạo ra sản phẩm vật chất, nó chỉ làm

cho đối tượng này thay đổi vị trí về mặt không gian chứ không tác động về
mặt kỹ thuật làm thay đổi các đối tượng đó, nhưng giao nhận vận tải có tác
động tích cực đến sự phát triển của sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân.
- Mang tính thụ động: đó là do dịch vụ phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu
của khách hàng, các quy định của người vận chuyển, các rang buộc về pháp
luật, thể chế của Chính Phủ (nước xuất khẩu, nước nhập khẩu, nước thứ ba).
- Mang tính thời vụ: dịch vụ giao nhận là dịch vụ phục vụ cho hoạt động
xuất nhập khẩu nên nó phụ thuộc rất lớn vào lượng hàng hóa xuất nhập khẩu.
Mà thường hoạt động xuất nhập khẩu mang tính thời vụ nên hoạt động giao
nhận cũng chịu ảnh hưởng của tính thời vụ.
- Ngoài những công việc như làm thủ tục, môi giới, lưu cước, người làm
dịch vụ còn tiến hành các dịch vụ khác như gom hàng, chia hàng, bốc xếp nên
để hoàn thành công việc tốt hay không còn phụ thuộc nhiều vào cơ sở vật chất
kỹ thuật và kinh nghiệm của người giao nhận.
• Yêu cầu của dịch vụ giao nhận vận tải.
Dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa tuy không có những chỉ tiêu định tính
để đánh giá chất lượng nhưng nó cũng có những yêu cầu đòi hỏi riêng mà
người giao nhận phải thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng. Một số yêu cầu
của dịch vụ giao nhận vận tải bao gồm:
- Giao nhận hàng hóa phải nhanh gọn: nhanh gọn thể hiện ở thời gian
hàng đi từ nơi gửi đến nơi nhận, thời gian bốc xếp, kiểm đếm giao nhận, giảm

thời gian giao nhận góp phần đưa ngay hàng hóa vào đáp ứng yêu cầu của
khách hàng, muốn vậy người làm giao nhận phải nắm bắt chắc quy trình kỹ
thuật, chủng loại hàng hóa, lịch tàu và bố trí hợp lý phương tiện vận chuyển.
- Giao nhận chính xác an toàn: đây là yêu cầu quan trọng để đảm bảo
quyền lợi của chủ hàng và người vận chuyển. Chính xác là yếu tố chủ yếu
quyết chất lượng và định mức độ hoàn thành công việc bao gồm chính xác về
số lượng, chất lượng, hiện trạng thực tế, chính xác về chủ hàng, nhãn hiệu.

Học viên: Nguyễn Hùng Cường

Page 4


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Sơn

Giao nhận chính xác an toàn sẽ hạn chế mức độ thấp nhất sự thiếu hụt nhầm
lẫn, tổn thất về hàng hóa.
- Đảm bảo chi phí thấp nhất: giảm chi phí giao nhận là phương tiện cạnh
tranh hiệu quả giữa các đơn vị giao nhận. Muốn vậy phải đầu tư thích đáng cơ
sở vật chất, xây dựng và hoàn chỉnh các định mức, các tiêu chuẩn hao phí,
đào tạo đội ngũ cán bộ nghiệp vụ.
1.1.2 Người giao nhận
• Khái niệm
Trong xu thế thương mại toàn cầu hóa cùng sự phát triển nhiều hình thức
vận tải mới trong những thập niên qua, việc dịch chuyển hàng hóa từ người
bán đến người mua thường phải trải qua nhiều hơn một phương thức vận tải
với các thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu và những thủ tục khác liên quan. Vì vậy
xuất hiện người giao nhận với nhiệm vụ thu xếp tất cả những vấn đề thủ tục

và các phương thức vận tải nhằm dịch chuyển hàng hóa từ quốc gia này đến
quốc gia khác một cách hợp lý và giảm thiểu chi phí. Những dịch vụ mà
người giao nhận thực hiện không chỉ dừng lại công việc cơ bản truyền thống
như đặt chỗ đóng hàng, nội dung để kiểm tra hàng hóa, giao nhận hàng hóa
mà còn thực hiện những dịch vụ chuyên nghiệp hơn như ta tư vấn chọn tuyển
đường vận chuyển, chọn hàng tàu vận tải, làm thủ tục hải quan, đóng bao bì
hàng hóa, v.v…
Chưa có một định nghĩa thống nhất nào về người giao nhận được quốc tế
chấp nhận, người ta thường hiểu người kinh doanh dịch vụ giao nhận hay các
doanh nghiệp giao nhận là người giao nhận. Theo FIATA, “người giao nhận
là người lo toan để hàng hóa được chuyên chở theo hợp đồng ủy thác và hành
động vì lợi ích của người ủy thác. Người giao nhận cũng đảm nhận thực hiện
mọi công việc liên quan đến hợp đồng giao nhận như bảo quản, lưu kho trung
chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểm hóa”.

Học viên: Nguyễn Hùng Cường

Page 5


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Sơn

Người giao nhận có thể là chủ hàng (khi chủ hàng tự đứng ra đảm nhận
công việc giao nhận hàng hóa của mình), chủ tàu (khi chủ tàu thay mặt chủ
hàng thực hiện dịch vụ giao nhận), công ty xếp dỡ hay kho hàng, người giao
nhận chuyên nghiệp hay bất kỳ người nào khác có đăng ký kinh doanh dịch
vụ giao nhận hàng hóa. Theo luật thương mại Việt Nam thì người làm dịch vụ
giao nhận hàng hóa là thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

dịch vụ giao nhận hàng hoá.
Từ các định nghĩa trên ta có thể rút ra nhận xét:
-

Người giao nhận hoạt động theo hợp đồng ủy thác ký với chủ hàng, bảo

vệ lợi ích của chủ hàng.
- Người giao nhận lo liệu việc vận tải nhưng chưa hẳn là người vận tải.
Công ty có thể sử dụng, thuê mướn người vận tải. Công ty cũng có thể có
phương tiện vận tải, có thể tham gia vận tải, nhưng đối với chủ hàng ủy thác,
công ty là người giao nhận, ký hợp đồng ủy thác giao nhận, không phải là
người giao nhận.
- Cùng với việc tổ chức vận tải, người giao nhận còn làm nhiều việc khác
trong phạm vi ủy thác của chủ hàng để đưa hàng từ nơi này đến nơi khác theo
những điều khoản đã cam kết.
• Phạm vi các dịch vụ của người giao nhận
Cho dù người giao nhận thực hiện rất nhiều dịch vụ khác nhau liên quan
đến hàng hóa nhưng có thể tổng hợp thành các nhóm sau:
- Dịch vụ thay mặt người gửi hàng (người xuất khẩu).
- Dịch vụ thay mặt người nhận hàng (người nhập khẩu).
- Dịch vụ giao nhận hàng hóa đặc biệt.
Tùy vào từng lô hàng xuất hay nhập khẩu, người giao nhận sẽ thực hiện
những công việc vận chuyển phù hợp để hàng hóa từ nơi nhận hàng đến nơi
giao hàng.
1.1.3 Vai trò của dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế
a. Môi giới hải quan.

Học viên: Nguyễn Hùng Cường

Page 6



Luận văn tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Sơn

Khi mới xuất hiện, người giao nhận chỉ hoạt động trong phạm vi trong
nước. Nhiệm vụ của người giao nhận lúc bấy giờ là làm thủ tục hải quan đối
với hàng nhập khẩu. Sau đó mở rộng hoạt động dịch vụ ra cả hàng xuất khẩu
dành chỗ chở hàng trong thương mại quốc tế hoặc lưu cước với các hãng tàu
theo sự ủy thác của người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu tùy thuộc vào hợp
đồng mua bán. Trên cơ sở được nhà nước cho phép, người giao nhận thay mặt
người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu để khai báo, làm thủ tục hải quan như
một môi giới hải quan.
b. Đại lý.
Trước đây người giao nhận không đảm nhận vai trò của người chuyên chở,
chỉ hoạt động như một cầu nối giữa người gửi hàng và người chuyên chở như
một đại lý của người gửi hàng hoặc người chuyên chở. Người giao nhận nhận
ủy thác từ chủ hàng hoặc người chuyên chở để thực hiện các công việc khác
nhau như: nhận hàng, giao hàng, lập chứng từ, làm thủ tục hải quan, lưu
kho… trên cơ sở hợp đồng ủy thác.
c. Người gom hàng.
Ở Châu Âu, người giao nhận từ lâu đã cung cấp dịch vụ gom hàng để phục
vụ cho vận tải đường sắt. Đặc biệt, trong ngành vận tải hàng hóa bằng
container dịch vụ gom hàng là không thể thiếu được nhằm biến lô hàng lẻ
(LCL) thành lô hàng nguyên (FCL) để tận dụng sức trở của container và giảm
cước phí vân tải. Khi là người gom hàng, người giao nhận có thể đóng vai trò
là người chuyên chở hoặc chỉ là đại lý.
d. Người chuyên chở:
Ngày nay, trong nhiều trường hợp, người giao nhận lại đóng vai trò là

người chuyên chở, tức là người giao nhận trực tiếp ký kết hợp đồng vận tải
với chủ hàng và chịu trách nhiệm chuyên chở hàng hóa từ một nơi này đến
một nơi khác. Nếu như người giao nhận ký hợp đồng mà không trực tiếp
chuyên chở thì người đó đóng vai trò là người thầu chuyên chở (contracting
carrier).

Học viên: Nguyễn Hùng Cường

Page 7


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Sơn

e. Người kinh doanh vận tải đa phương thức:
Trong trường hợp người vận tải cung cấp dịch vụ đi suốt hoặc gọi là vận tải
trọn gói từ cửa tới cửa “door to door”, thì người giao nhận phải đóng vai trò là
người vận tải đa phương thức (MTO). MTO cũng là người chuyên chở và
phải chịu trách nhiệm về hàng hóa trong suốt hành trình vận tải.
1.1.4 Phạm vi hoạt động của người giao nhận.
Phạm vi các dịch vụ giao nhận là nội dung cơ bản của dịch vụ giao nhận
kho vận. Trừ khi bản thân người gửi hàng (hoặc người nhận hàng) muốn tự
mình tham gia vào bất kỳ khâu thủ tục, chứng từ nào đó, còn thông thường
người giao nhận có thể thay mặt người gửi hàng (hoặc người nhận hàng) lo
liệu quá trình vận chuyển hàng hóa qua các công đoạn cho đến tay người nhận
cuối cùng. Người giao nhận có thể làm dịch vụ một cách trực tiếp thông qua
đại lý hoặc thuê dịch vụ của người thứ ba khác.
Những dịch vụ mà người giao nhận thường tiến hành là:
- Chuẩn bị hàng hóa để chuyên chở.

- Tổ chức chuyên chở hàng hóa trong phạm vị ga, cảng.
- Tổ chức xếp dỡ hàng hóa.
- Làm tư vấn cho chủ hàng trong việc chuyên chở hàng hóa.
- Ký kết hợp đồng vận tải với người chuyên chở, thuê tàu, lưu cước.
- Làm thủ tục nhận hàng, gửi hàng,
- Làm thủ tục hải quan, kiểm nghiệm, kiểm dịch.
- Mua bảo hiểm cho hàng hóa.
- Lập các chứng từ cần thiết trong quá trình nhận hàng, gửi hàng.
- Thanh toán, thu đổi ngoại tệ.
- Nhận hàng từ chủ hàng, giao cho người chuyên chở và giao cho người
nhận.
- Thu xếp chuyển tải hàng hóa.
- Nhận hàng từ người chuyên chở và giao cho người nhận.
- Gom hàng, lựa chọn tuyến đường chuyên chở, phương thức vận tải và
người chuyên chở thích hợp.
- Đóng gói bao bì, phân loại, tái chế hàng hóa.
- Lưu kho bảo quản hàng hóa.
- Nhận và kiểm tra các chứng từ cần thiết liên quan đến quá trình vận
chuyển hàng hóa.

Học viên: Nguyễn Hùng Cường

Page 8


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Sơn

- Thanh toán cước phí, chi phí xếp dỡ, chi phí lưu kho, lưu bãi…

- Thông báo tình hình đi và đến của phương tiện vận tải.
- Thông báo tổn thất với người chuyên chở.
- Giúp chủ hàng trong việc khiếu nại, đòi bồi thường.
Ngoài ra, người giao nhận cung cấp các dịch vụ đặc biệt theo yêu cầu của
chủ hàng như: vận chuyển máy móc thiết bị cho các công trình xây dựng lớn,
vận chuyển quần áo may sẵn trong các container đến thẳng cửa hàng, vận
chuyển hàng triển lãm qua nước ngoài…đặc biệt trong những năm gần đây,
người giao nhận thường cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức, đóng vai
trò là MTO và phát hành cả chứng từ vận tải.
1.1.5 Mối quan hệ giữa người giao nhận và các bên liên quan.
a. Chính phủ và các cơ quan liên quan.
Trong lĩnh vực cơ quan, công sở, người giao nhận phải giao dịch với các cơ
quan sau:
- Cơ quan hải quan để khai báo hải quan.
- Cơ quan cảng để làm thủ tục thông cảng.
- Ngân hàng trung ương để được phép kết hối, ngoài ra ngân hàng là đơn
vị đứng ra bảo lãnh sẽ trả tiền cho người xuất khẩu và thực hiện thanh toán
tiền hàng cho người xuất khẩu.
- Bộ y tế, Bộ khoa học công nghệ và môi trường, bộ văn hóa thông tin….
Để xin giấy phép (nếu cần tùy theo từng mặt hàng).
- Cơ quan lãnh sự để xin giấy chức nhận xuất xứ.
- Cơ quan kiểm soát xuất nhập khẩu.
- Cơ quan cấp giấy vận tải.
b. Các bên tư nhân.
Trong lĩnh vực tư nhân, người giao nhận phải giao dịch với các bên:
 Người chuyên chở hay các đại lý khác như:
- Chủ tàu.
- Người kinh doanh vận tải đường bộ, đường sắt, hàng không.
- Người kinh doanh vận tải thủy về mặt sắp xếp lịch trình và vận chuyển,
lưu cước.

 Người giữ kho để lưu kho hàng hóa.
- Người bảo hiểm để bảo hiểm hàng hóa.
- Tổ chức đóng gói bao bì để đóng gói hàng hóa.
- Ngân hàng thương mại để thực hiện tín dụng chứng từ.

Học viên: Nguyễn Hùng Cường

Page 9


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Sơn

1.2 Quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của người giao nhận:
Ở địa vị nào, người giao nhận cũng phải chăm sóc chu đáo hàng hóa được
ủy thác, thực hiện đúng những chỉ dẫn của khách hàng về những vấn đề liên
quan đến vận tải hàng hóa.
1.2.1 Khi là đại lý của chủ hàng.
Tuỳ theo chức năng của người giao nhận, người giao nhận phải thực hiện
đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đã ký kết và phải chịu trách
nhiệm về:
- Giao hàng không đúng chỉ dẫn.
- Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm cho hàng hoá mặc dù đã có hướng
dẫn.
-

Thiếu sót trong khi làm thủ tục hải quan.
Chở hàng đến sai nơi quy định.
Giao hàng cho người không phải là người nhận.

Giao hàng mà không thu tiền từ người nhận hàng.
Tái xuất không theo những thủ tục cần thiết hoặc không hoàn lại thuế.
Những thiệt hại về tài sản và người của người thứ ba mà anh ta gây

nên.
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần chú ý người giao nhận không chịu trách
nhiệm về hành vi lỗi lầm của người thứ ba như người chuyên chở hoặc người
giao nhận khác... nếu anh ta chứng minh được là đã lựa chọn cần thiết.
Khi làm đại lý người giao nhận phải tuân thủ “điều kiện kinh doanh tiêu
chuẩn” (Standard Trading Conditions) của mình.
1.2.2 Khi là người chuyên chở.
Khi là một người chuyên chở, người giao nhận đóng vai trò là một nhà thầu
độc lập, nhân danh mình chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ mà khách
hàng yêu cầu.
Người đó phải chịu trách nhiệm về những hành vi và lỗi lầm của người
chuyên chở, của người giao nhận khác mà anh ta thuê để thực hiện hợp đồng
vận tải như thể là hành vi và thiếu sót của mình.
Quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của anh ta như thế nào là do luật lệ của
các phương thức vận tải quy định. Người chuyên chở thu ở khách hàng khoản

Học viên: Nguyễn Hùng Cường

Page 10


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Sơn

tiền theo giá cả của dịch vụ mà anh ta cung cấp chứ không phải là tiền hoa

hồng.
Người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở không chỉ trong trường
hợp anh ta tự vận chuyển hàng hoá bằng các phương tiện vận tải của chính
mình (perfoming carrier) mà còn trong trường hợp anh ta, bằng việc phát
hành chứng từ vận tải của mình hay cách khác, cam kết đảm nhận trách nhiệm
của người chuyên chở (người thầu chuyên chở - contracting carrier).
Khi người giao nhận cung cấp các dịch vụ liên quan đến vận tải như đóng
gói, lưu kho, bốc xếp hay phân phối ..... thì người giao nhận sẽ chịu trách
nhiệm như người chuyên chở nếu người giao nhận thực hiện các dịch vụ trên
bằng phương tiện của mình hoặc người giao nhận đã cam kết một cách rõ
ràng hay ngụ ý là họ chịu trách nhiệm như một người chuyên chở. Khi đóng
vai trò là người chuyên chở thì các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn thường
không áp dụng mà áp dụng các công ước quốc tế hoặc các quy tắc do Phòng
thương mại quốc tế ban hành. Tuy nhiên, người giao nhận không chịu trách
nhiệm về những mất mát, hư hỏng của hàng hoá phát sinh từ những trường
hợp sau đây:
- Do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ thác.
- Khách hàng đóng gói và ghi ký mã hiệu không phù hợp.
- Do nội tỳ hoặc bản chất của hàng hoá.
- Do chiến tranh, đình công.
- Do các trường hợp bất khả kháng.
Ngoài ra, người giao nhận không chịu trách nhiệm về mất khoản lợi đáng lẽ
khách hàng được hưởng về sự chậm chễ hoặc giao nhận sai địa chỉ mà không
phải do lỗi của mình.
1.3 Các nghiệp vụ cơ bản trong giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế
bằng đường biển.
1.3.1 Các chứng từ liên quan.
1.3.1.1
Chứng từ đối với hàng xuất khẩu:
a. Chứng từ hải quan (Customs documents).


Học viên: Nguyễn Hùng Cường

Page 11


Luận văn tốt nghiệp



GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Sơn

01 bản chính văn bản cho phép xuất khẩu của bộ thương mại hoặc bộ

quản lý chuyên ngành (đối với hàng xuất khẩu có điều kiện) để đối chiếu với
bản sao phải nộp.
• 02 bản chính tờ khai hải quan hàng xuất khẩu:
- Tờ khai hải quan là một văn bản do chủ hàng, chủ phương tiện khai báo
xuất trình cho cơ quan hải quan trước khi hàng hoặc phương tiện xuất hoặc
nhập qua lãnh thổ quốc gia.
- Thông lệ quốc tế cũng như pháp luật Việt nam quy định việc khai báo
hải quan là việc làm bắt buộc đối với phương tiện xuất hoặc nhập qua cửa
khẩu quốc gia. Mọi hành vi phạm như không khai báo hoặc khai báo không
trung thực đều bị cơ quan hải quan xử lý theo luật pháp hiện hành.
• 01 bản sao hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc giấy tờ có giá trị
tương đương như hợp đồng: là sự thoả thuận giữa những đương sự có trụ sở
kinh doanh ở các nước khác nhau, theo đó bên xuất khẩu có nghĩa vụ chuyển
vào quyền sở hữu của bên nhập khẩu một tài sản nhất định gọi là hàng hoá.
Bên nhập khẩu có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng.
• 01 bản giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng

ký mã số doanh nghiệp (chỉ nộp một lần khi đăng ký làm thủ tục cho lô hàng
đầu tiên tại mỗi điểm làm thủ tục hải quan): Trước đây doanh nghiệp XNK
phải nộp giấy phép kinh doanh XNK loại 7 chữ số do Bộ Thương mại cấp.
Hiện giờ tất cả các doanh nghiệp hội đủ một số điều kiện (về pháp lý, về
vốn….) là có quyền xuất nhập khẩu trực tiếp.
• 02 bản chính bản kê chi tiết hàng hoá (đối với hàng không đồng
nhất): là chứng từ về chi tiết hàng hoá trong kiện hàng. Nó tạo điều kiện thuận
tiện cho việc kiểm tra hàng hoá. Ngoài ra nó có tác dụng bổ sung cho hoá đơn
khi lô hàng bao gồm nhiều loại hàng có tên gọi khác nhau và phẩm cấp khác
nhau.
b. Chứng từ đối với cảng, tầu (documents for the port, the train)
Ðược sự uỷ thác của chủ hàng, liên hệ với cảng và tầu để lo liệu cho hàng
hóa được xếp lên tầu. Các chứng từ được sử dụng trong giai đoạn này gồm:

Học viên: Nguyễn Hùng Cường

Page 12


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Sơn

• Chỉ thị xếp hàng (shipping note).
Ðây là chỉ thị của người gửi hàng cho công ty vận tải và cơ quan quản lý
cảng, công ty xếp dỡ, cung cấp những chi tiết đầy đủ về hàng hoá được gửi
đến cảng để xếp lên tầu và những chỉ dẫn cần thiết.
• Biên lai thuyền phó (Mate’s receipt).
Biên lai thuyền phó là chứng từ do thuyền phó phụ trách về gửi hàng cấp
cho người gửi hàng hay chủ hàng xác nhận tầu đã nhận xong hàng.

Việc cấp biên lai thuyền phó là một sự thừa nhận rằng hàng đã được xếp
xuống tầu, đã được xử lý một cách thích hợp và cẩn thận. Do đó trong quá
trình nhận hàng người vận tải nếu thấy tình trạng bao bì không chắc chắn thì
phải ghi chú vào biên lai thuyền phó.
Dựa trên cơ sở biên lai thuyền phó, thuyền trưởng sẽ ký phát vận đơn
đường biển là tầu đã nhận hàng để chuyên chở.
• Vận đơn đường biển (Ocean Bill of Lading).
Vận đơn đường biển là một chứng từ vận tải hàng hoá bằng đường biển do
người chuyên chở hoặc đại diện của họ cấp cho người gửi hàng sau khi đã xếp
hàng lên tầu hoặc sau khi đã nhận hàng để xếp.
Vận đơn đường biển là một chứng từ vận tải rất quan trọng, cơ bản về hoạt
động nghiệp vụ giữa người gửi hàng với người vận tải, giữa người gửi hàng
với người nhận hàng. Nó có tác dụng như là một bằng chứng về giao dịch
hàng hoá, là bằng chứng có hợp đồng chuyên chở.
• Bản khai lược hàng hoá (Cargo Manifest).
Ðây là bản lược kê các loại hàng xếp trên tầu để vận chuyển đến các cảng
khác nhau do đại lý tại cảng xếp hàng căn cứ vào vận đơn lập nên.
Bản lược khai phải chuẩn bị xong ngày sau khi xếp hàng, cũng có thể lập
khi đang chuẩn bị ký vận đơn, dù sao cũng phải lập xong và ký trước khi làm
thủ tục cho tầu rời cảng.
Bản lược khai cung cấp số liệu thông kê về xuất khẩu cũng như nhập khẩu
và là cơ sở để công ty vận tải (tầu) dùng để đối chiếu lúc dỡ hàng.
• Phiếu kiểm đếm (Dock sheet Tally sheet).
Phiếu kiểm đếm là một chứng từ gốc về số lượng hàng hoá được xếp lên
tầu. Do đó bản sao của phiếu kiểm đếm phải giao cho thuyền phó phụ trách về

Học viên: Nguyễn Hùng Cường

Page 13



Luận văn tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Sơn

hàng hoá một bản để lưu giữ, nó còn cần thiết cho những khiếu nại tổn thất về
hàng hoá sau này.
• Sơ đồ xếp hàng (Ship’s stowage plan).
Ðây chính là bản vẽ vị trí sắp xếp hàng trên tầu. Nó có thể dùng các màu
khác nhau đánh dấu hàng của từng cảng khác nhau để dễ theo dõi, kiểm tra
khi dỡ hàng lên xuống các cảng.
Khi nhận được bản đăng ký hàng chuyên chở do chủ hàng gửi tới, thuyền
trưởng cùng nhân viên điều độ sẽ lập sơ đồ xếp hàng mục đích nhằm sử dụng
một cách hợp lý các khoang, hầm chứa hàng trên tầu cân bằng trong quá trình
vận chuyển.
c.Chứng từ khác
Ngoài các chứng từ xuất trình hải quan và giao dịch với cảng, tầu, người
giao nhận được sự uỷ thác của chủ hàng lập hoặc giúp chủ hàng lập những
chứng từ về hàng hoá, chứng từ về bảo hiểm, chứng từ về thanh toán… Trong
đó có thể đề cập đến một số chứng từ chủ yếu sau:
• Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin).
Giấy chứng nhận xuất xứ là một chứng từ ghi nơi sản xuất hàng do người
xuất khẩu kê khai, ký và được người của cơ quan có thẩm quyền của nước
người xuất khẩu xác nhận.
• Hoá đơn thương mại (Commercial invoice).
Sau khi giao hàng xuất khẩu, người xuất khẩu phải chuẩn bị một hoá đơn
thương mại. Ðó là yêu cầu của người bán đòi hỏi người mua phải trả số tiền
hàng đã được ghi trên hoá đơn.
• Phiếu đóng gói (Packing list).
Phiếu đóng gói là bảng kê khai tất cả các hàng hoá đựng trong một kiện

hàng. Phiếu đóng gói được sử dụng để mô tả cách đóng gói hàng hoá ví dụ
như kiện hàng được chia ra làm bao nhiêu gói, loại bao gói được sử dụng,

Học viên: Nguyễn Hùng Cường

Page 14


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Sơn

trọng lượng của bao gói, kích cỡ bao gói, các dấu hiệu có thể có trên bao
gói… Phiếu đóng gói được đặt trong bao bì sao cho người mua có thể dễ dàng
tìm thấy, cũng có khi để trong một túi gắn bên ngoài bao bì.
• Giấy chứng nhận số lượng/trọng lượng (Certificate of quantity/weight)
Ðây là một chứng thư mà người xuất khẩu lập ra, cấp cho người nhập khẩu
nhằm xác định số trọng lượng hàng hoá đã giao.


Chứng từ bảo hiểm (Insuvanuce documents).

Người giao nhận, theo yêu cầu của người xuất khẩu có thể mua bảo hiểm
cho hàng hoá. Chứng từ bảo hiểm là những chứng từ do cơ quan bảo hiểm cấp
cho các đơn vị xuất nhập khẩu để xác nhận về việc hàng hoá đã được bảo
hiểm và là bằng chứng của hợp đồng bảo hiểm.
Chứng từ bảo hiểm thường được dùng là đơn bảo hiểm (Insurance Policy)
hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate).
1.3.1.2


Chứng từ phát sinh trong giao nhận hàng nhập khẩu.

Khi nhận hàng nhập khẩu, người giao nhận phải tiến hành kiểm tra, phát
hiện thiếu hụt, mất mát, tổn thất để kịp thời giúp đỡ người nhập khẩu khiếu
nại đòi bồi thường.
Một số chứng từ có thể làm cở sở pháp lý ban đầu để khiếu nại đòi bồi
thường, đó là:
a. Biên bản kết tóan nhận hàng với tàu (Report on receipt of cargo- ROROC)
Ðây là biên bản được lập giữa cảng với tàu sau khi đã dỡ xong lô hàng
hoặc toàn bộ số hàng trên tàu để xác nhận số hàng thực tế đã giao nhận tại
cảng dỡ hàng quy định.
Văn bản này có tính chất đối chiếu chứng minh sự thừa thiếu giữa số lượng
hàng thực nhận tại cảng đến và số hàng ghi trên bản lược khai của tàu. Vì vậy

Học viên: Nguyễn Hùng Cường

Page 15


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Sơn

đây là căn cứ để người nhận hàng tại cảng đến khiếu nại người chuyên chở
hay công ty bảo hiểm (nếu hàng hoá đã được mua bảo hiểm). Ðồng thời đây
cũng là căn cứ để cảng tiến hành giao nhận hàng nhập khẩu với nhà nhập
khẩu và cũng là bằng chứng về việc cảng đã hoàn thành việc giao hàng cho
người nhập khẩu theo đúng số lượng mà mình thực tế đã nhận với người
chuyên chở.
b. Biên bản kê khai hàng thừa thiếu (Certificate of shortlanded cargo- CSC)

Khi giao nhận hàng với tàu, nếu số lượng hàng hoá trên ROROC chênh
lệch so với trên lược khai hàng hoá thì người nhận hàng phải yêu cầu lập biên
bản hàng thừa thiếu. Như vậy biên bản hàng thừa thiếu là một biên bản được
lập ra trên cơ sở biên bản kết toán nhận hàng với tàu và lược khai.
c. Biên bản hàng hư hỏng đổ bỡ (Cargo outum report- COR)
Trong quá trình dỡ hàng ra khỏi tàu tại cảng đích, nếu phát hiện thấy hàng
hoá bị hư hỏng đổ vỡ thì đại diện của cảng (công ty giao nhận, kho hàng), và
tàu phải cùng nhau lập một biên bản về tình trạng đổ vỡ của hàng hoá. Biên
bản này gọi là biên bản xác nhận hàng hư hỏng đổ vỡ do tàu gây nên.
d. Biên bản giám định phẩm chất (Survey report of quality)
Ðây là văn bản xác nhận phẩm chất thực tế của hàng hoá tại nước người
nhập khẩu (tại cảng đến) do một cơ quan giám định chuyên nghiệp cấp. Biên
bản này được lập theo qui định trong hợp đồng hoặc khi có nghi ngờ hàng
kém phẩm chất.
e. Biên bản giám định số lượng/ trọng lượng (report on the forensic
quantity/weight)
Ðây là chứng từ xác nhận số lượng, trọng lượng thực tế của lô hàng được
dỡ khỏi phương tiện vận tải (tàu) ở nước người nhập khẩu. Thông thường

Học viên: Nguyễn Hùng Cường

Page 16


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Sơn

biên bản giám định số lượng, trọng lượng do công ty giám định cấp sau khi
làm giám định.

f. Biên bản giám định của công ty bảo hiểm (report on the examination of
insurance companies)
Biên bản giám định của công ty bảo hiểm là văn bản xác nhận tổn thất thực
tế của lô hàng đã được bảo hiểm do công ty bảo hiểm cấp để làm căn cứ cho
việc bồi thường tổn thất.
g. Thư khiếu nại (letter of complaint)
Đây là văn bản đơn phương của người khiếu nại đòi người bị khiếu nại
thoả mãn yêu sách của mình do người bị khiếu nại đã vi phạm nghĩa vụ hợp
đồng (hoặc khi hợp đồng cho phép có quyền khiếu nại).
h. Thư dự kháng (Letter of reservation)
Khi nhận hàng tại cảng đích, nếu người nhận hàng thấy có nghi ngờ gì về
tình trạng tổn thất của hàng hoá thì phải lập thư dự kháng để bảo lưu quyền
khiếu nại đòi bồi thường các tổn thất về hàng hoá của mình. Như vậy thư dự
kháng thực chất là một thông báo về tình trạng tổn thất của hàng hoá chưa rõ
rệt do người nhận hàng lập gửi cho người chuyên chở hoặc đại lý của người
chuyên chở.
Sau khi làm thư dự kháng để kịp thời bảo lưu quyền khiếu nại của mình,
người nhận hàng phải tiến hành giám định tổn thất của hàng hoá và lập biên
bản giám định tổn thất hoặc biên bản hàng đổ vỡ hư hỏng để làm cơ sở tính
toán tiền đòi bồi thường.
1.3.2 Quá trình thu gom hàng hóa xuất nhập khẩu:
Gom hàng (Consolidation) là việc biến các lô hàng lẻ thành hàng nguyên
gửi đi nhằm tiết kiệm chi phí vận tải, là một dịch vụ không thể thiếu được

Học viên: Nguyễn Hùng Cường

Page 17



×