Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Đánh giá tình hình hoạt động đội tàu hàng khô của công ty cố phần VTB hoàng anh từ 2013 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.88 KB, 75 trang )

[Type text]
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

LỜI MỞ ĐẦU
Thị trưòng vận tải biển đã suy giảm 8 năm liên tiếp kể từ cuối năm 2008
khi phải chịu ảnh hưỏng nặng nề của khủng hoảng kinh tế và đang trong tình
trạng phục hồi chậm chạp. Năm 2016, một năm tiếp tục đặt ra với đầy thử
thách cho ngành vận tải biển nói chung và cho các công ty vận tải biển nói
riêng khi mà năm 2014, 2015 tình trạng cung vựot cầu vẫn chưa kết thúc, giá
cước vận tải biển bình quân tiếp tục suy giảm. Các doanh nghiệp trong ngành
đều phải đối mặt đều phải đối mặt với tình trạng thời gian phi sản xuất tăng,
thu không đủ bù chi, thua lỗ tiếp diễn. Nhiều doanh nghiệp vận tải biển tiếp
tục phá sản hoặc phải bán tháo tài sản để tồn tại do phải gánh nhiều khoản nợ
lớn.
Là một sinh viên năm cuối học chuyên ngành kinh tế vận tải biển, trong 1
tháng qua em đã có cơ hội đựoc thực tập tại công ty cổ phần VTB Hoàng Anh
là một công ty hoạt động trong lĩnh vực chuyên chở hàng hoá bằng đưòng
biển. Trong quá trình thực tập, cùng vói sự hưóng dẫn nhiệt tình của thầy giáo
Nguyễn Hữu Hùng và các anh chị ở công ty đồng thời trên cơ sở khảo sát
thực trạng hiệu quả khai thác đội tàu hàng khô tại công ty em xin chọn đề tài:
" Đánh giá tình hình hoạt động đội tàu hàng khô của công ty cố phần VTB
Hoàng Anh từ 2013-2015" làm chuyên đề báo cáo thực tập tốt nghiệp.
1. Lý do chọn đề tài:
Nhằm mục đích tìm hiểu thực tế về tình hình hoạt động của đội tàu hàng khô
của công ty cổ phần VTB Hoàng Anh , những yếu tố ảnh hưỏng đến tình hình
sản xuất kinh doanh của của công ty . Hy vọng rằng có thể vận dụng kiến thức
đã học vào thực tế và tích luỹ thêm kinh nghiệm, trao dồi học hỏi thêm về
chuyên môn.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
– Hệ thống cơ sở lý luận về khai thác tàu.
– Đánh giá tình hình hoạt động thực tế của đội tàu hàng khô tại công ty


CPVTB Hoàng Anh.
– Rút ra nhận xét cùng một số giải pháp
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
– Công ty CPVTB Hoàng Anh
1


[Type text]
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

– Do thưòi gian và trình độ có hạn nên đề tài chỉ đánh giá tình hình hoạt động
của đội tàu trong năm 2013-2015
4. Phương pháp nghiên cứu:
– Đề tài sử dụng phưong pháp điều tra, khảo sát, phưong pháp thống kê tổng
hợp với phưong pháp phân tích, so sánh để đánh giá hiệu quả khai thác đội
tàu hàng khô cảu công ty CPVTB Hoàng Anh.
5. Ý nghĩa khầ học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Đề tài đã hệ thống hoá đựoc những vấn đề lý luận cơ bản về đội tàu vận tải
biển và hiệu quả khai thác đội tàu vận tải biển.
- Xây dựng đựoc một số biện pháp mang tính hệ thống có thể áp dụng để
nâng cao hiệu quả khai thác của đội tàu.

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHAI THÁC ĐỘI TÀU HÀNG
KHÔ
2


[Type text]
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


1.1 Giới thiệu về tàu hàng khô
1.1.1. Khái niệm về hàng khô
Hàng khô không phải là hàng lỏng và đựoc vận chuyển ở dạng rời( in
bulk) như than, cát, quặng sắt, láu mì, thức ăn gia súc…
1.1.2. Khái niệm về tàu hàng khô
Tàu chở mọi loại( trừ hàng lỏng để rời in bulk) tức là không đóng trong
thùng
Là lọai tàu chở hàng khô không đóng bao( hàng rời), cấu trúc một
boong( single deck), có sức chở từ một vạn đến vài vạn tấn trọng tải, tốc độ
trung bình khoảng 14-15 hải lý/giờ, trang thiết bị làm hàng phù hợp với đặc
tính của từng loại hàng.
1.1.3. Các loai tàu vận chuyển hàng khô.
- Tàu hàng bách hóa: để vận chuyển các loại hàng hóa công nghiệp, có bao
bì, giá trị tưong đối cao. Tàu có nhiều tầng boong, nhiều hầm hàng, có thiết bị
làm hàng riêng đựoc bố trí trên tàu, tốc độ từ 12-18 hải lý/h
- Tàu hàng tổng hợp: loại này giống tàu bách háo nhưng ít hầm hàng và ít
tầng boong so với tàu hàng bách hoá, có thể chuyên chở đựoc cả container.
Loại này có thể chở đựoc cả hàng rời và hàng có gói mà tính kinh tế của tàu
vẫn đảm bảo.
- Tàu hàng rời: thưòng dùng để vận chuỷen các loại hàng rời đổ đống như:
than ,ngũ cốc, quặng, phân bón,…Loại tàu này thưòng có một tầng boong,
nhiều hầm hàng, tốc độ từ 13-16 hải lí/h. Trên tàu có các cần cẩu riêng và gầu
ngoạm để xếp dỡ hàng rời.
1.2 Công tác lập kế hoạch tổ chức và khai thác đội tàu.
Bước 1: Lựa chọn tàu vận chuyển và đề xuất các phương án bố trí tàu
chuyến.
Khi thu thập được các nhu cầu thuê tàu của các chủ hàng( các đơn chào
hàng), các chuyên viên khai thác phải lập phương án để lựa chọn và bố trí tàu
sao cho:
- Cấp tàu phải phù hợp với tuyến đường vận chuyển của các đơn hàng.

3


[Type text]
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

- Trọng tải thực chở của tàu không được nhỏ hơn khối lượng hàng cần vận
chuyển.
- Tàu phải đến nhận hàng đúng theo yêu cầu về thời gian( lay can) của hợp
đồng thuê tàu.
Bước 2: Lập sơ đồ luồng hàng, sơ đồ luồng tàu, sơ đồ công nghệ chuyến đi.
Khi một hoặc nhiều nhu cầu vận chuyển xuất hiện, người khai thác tàu căn
cứ vào khối lượng, cự ly vận chuyển giữa cảng xếp và cảng dỡ của từng lô
hàng để lập sơ đồ luồng hàng và sơ đồ luồng tàu.
- Luồng hàng được quy định bởi: tên hàng, khối lượng vận chuyển và cự ly
vận chuyển giữa các cảng theo quy định của các đơn chào hàng.
- Luồng tàu thể hiện tên tàu, hành trình từ cảng tự do đến cảng xếp và dỡ
hàng, nó là cơ sở chọn tàu thực hiện chuyến đi.
- Sơ đồ công nghệ chuyến đi thể hiện các quá trình tác nghiệp của tàu, nó là
cơ sở để xác định chi phí thời gian và chi phí khai thác cho chuyến đi của
từng tàu trên từng chuyến.
Bước 3: Lựa chọn tiêu chuẩn tối ưu và tính toán các phương án. Tiêu chuẩn
tối ưu trong bài toán lựa chọn tàu trong hình thức khai thác tàu chuyến
thường là một trong những tiêu chí kinh tế sau:
- Chi phí nhỏ hơn: C -> min: khi giá cước không biến động đáng kể hoặc
vận chuyển theo kế hoạch dài hạn theo kiểu cơ chế kế hoạch háo hoặc ký kết
hợp đồng thuê nhiều chuyến liên tục hoặc ký hợp đồng COA( vận chuyển
dầu, than,...)
- Lợi nhuận lớn nhất: L -> max: khi vận chuyển trên nhiều tuyến có giá
cước khác nhau theo cơ chế thị trường.

Bước 4: So sánh chi tiêu hiệu quả và chọn phương án có lợi. Phương án có
lợi là phương án có Lmax hoặc Cmin.
Bước 5: Lập kế hoạch tác nghiệp.
Sau khi đã lựa chọn phương án có lợi, chue tàu phải nhanh chóng đàm phán
và ký kết hợp đồng vận chuyển với người thuê tàu để có được hàng vận
chuyển. Để có thể tổ chức thực hiện hợp đồng đã ký kết thì chủ tàu phải tiến
4


[Type text]
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

hành lập kế hoạch tác nghiệp chuyến đi cho các tàu. Các thành phần thời gian
này được xác định vào định mức chất tải, hao phí thời gian.
Bước 6: Dự tính kết quả kinh doanh của chuyến đi. Kết quả kinh doanh cảu
chuyến đi bao gồm: chi phí, giá thành, lợi nhuận.
1.3 Quá trình thực hiện hợp đồng vân chuyển:
1.3.1 Trước và trong quá trình tàu hành trình đến cảng xếp.
- Sau khi hợp đồng vận chuyển được ký kết, Phòng khai thác có nhiệm vụ
làm Hướng dẫn chuyến đi (sailing instruction) cho tàu trước khi tàu bắt đầu
chuyến mới để chỉ dẫn cho tàu về kế hoạch chuyến đi mới. Thêm vào đó cần
để ý xem lượng dầu của tàu có đủ chạy trong chuyến không, lương thực thự
phẩm, hải đồ, nước ngọt đã được cấp đầy đủ chưa, nếu thiếu thì có phương án
cấp cho tàu.
- Chỉ định đại lý ở Cảng xếp: trong hợp đồng thuê tàu thường quy định rõ,
chủ tàu chỉ định đại lý của người thuê hay đại lý của chủ tàu và tiền phí PDA
thường là do chủ tàu trả. Tuy nhiên việc trả phí PDA có được quy định rõ
trong hợp đồng, như theo hợp đồng Voy 05.14 của tàu Ocean 03 có quy định
rõ: đại lý bên thuê tàu tại hai đầu, bên thuê tàu chịu phí đại lí cảng xếp.
-


Công việc chỉ định đại lý gồm những việc sau:

+ Gửi ship’s particulars và kế hoạch tàu dự kiến đến cảng xếp và đề nghị
đại lý ở cảng xếp dự kiến toàn bộ chi phí cho tàu ở cảng xếp (PDA).
Nếu các chi phí đó không hợp lý thì Chủ tàu đàm phán với Đại lý để giảm các
chi phí của tàu ở cảng xếp.Thông thường nên chào 2, 3 Đại lý để có cơ sở so
sánh và đàm phán. Trong trường hợp đại lý bên thuê tàu, nếu thấy giá PDA
không hợp lí sau khi đàm phán không thành công thì chủ tàu có thể thông báo
với bên thuê tàu để có sự can thiệp của bên thuê tàu để làm giảm giá PDA
xuống mức hợp lí.
+ Sau khi đạt được sự thỏa thuận với Đại lý ở cảng xếp về cảng phí của tàu,
Chủ tàu sẽ làm điện chỉ định đại lý để Đại lý thay mặt chủ tàu và thuyền
trưởng tại cảng xếp thu xếp giấy tờ cho tàu ra vào cảng.
+

Lên kế hoạch ứng tiền cảng phí ( PDA) cho đại lý với phòng kế toán.

5


[Type text]
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

+ Nếu xảy ra vấn đề thay người thì liên hệ với phòng thuyền viên để có kế
hoạch cụ thể.
+ Đề nghị Thuyền trưởng tính toán lượng hàng xếp tối đa và lập sơ đồ hầm
hàng dự kiến (pre-stowage plan).
+ Thông báo lượng hàng xếp tối đa (nếu cần thiết) và gửi sơ đồ hầm hàng
dự kiến cho người thuê và đại lý.

+ Thường xuyên cập nhật cho đại lý, người thuê tàu hoặc broker về kế
hoạch đến Cảng xếp hàng của tàu (ETD last port, ETA loading port) hàng
ngày.
+

Kiểm tra và thúc giục thuyền trưởng về kế hoạch vệ sinh hầm hàng.

+ Yêu cầu đại lý chỉ dẫn cho Thuyền trưởng theo đúng luật lệ và qui định
của Chính quyển ở Cảng xếp để tàu tránh, không vi phạm và các hạn chế của
Cảng như luồng lạch, mớn nước, cầu bến, khu neo, hoa tiêu, cẩu bờ, tình
hình an ninh, PSC, tập quán của Cảng…
+ Kiểm tra với thuyền trưởng mớn nước của tàu xem có bi hạn chế khi xếp
xong hàng, để điều chỉnh mớn thích hợp khi rời Cảng.
+ Thường xuyên liên lạc với Đại lý về hàng hoá và các giấy tờ cần thiết để
sẵn sàng làm hàng khi tàu đến chưa, tình trạng cầu bến thế nào, có bị kẹt
không? Nếu bị kẹt có cách nào giải quyết không? Thời gian chờ đợi là dự
kiến là bao lâu và yêu cầu Đại lý gửi line-up của cảng để theo dõi tình hình cụ
thể.
+ Hỏi đại lý về PSC tại cảng, và tìm cách giải quyết để tránh PSCO lên tàu
hoặc có lên tàu thì tránh bị đánh lỗi 30.
+

Gửi cho đại lý các giấy tờ yêu cầu để thu xếp cho tàu vào Cảng.

+ Nếu ko phải là đại lý chỉ định của bên người thuê tàu thì gửi thông tin của
bên thuê tàu và đại lý để trao đổi có kế hoạch xếp dỡ hàng cụ thể và nhanh
chóng. Yêu cầu đại lý phải thu xếp cầu bến và gửi thông báo kế hoạch cập cầu
và làm hàng của tàu.
+ Kiểm tra noon report của Thuyền trưởng để theo dõi tốc độ, điều kiện
sóng gió, tiêu thụ nhiên liệu, dầu nhờn của tàu có đúng định mức không, nếu

sai đinh mức yêu cầu tàu giải thích và có sự điều chỉnh thích hợp.
6


[Type text]
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

+

Yêu cầu đại lý thông báo kế hoạch giám định hầm hàng nếu có.

1.3.2 Khi tàu đến Cảng xếp hàng
+

Kiểm tra việc trao NOR của tàu.

+

Kiểm tra việc giám định hầm hàng, mớn nước nếu có.

+ Giục người thuê tàu và đại lý ở cảng xếp thu xếp hàng và các thủ tục để
tàu cập cầu có thể tiến hành làm hàng ngay.
+ Thường xuyên liên lạc với tàu về việc làm hàng của tàu tại Cảng, tàu làm
hàng có liên tục không, tốc độ làm hàng nhanh hay chậm, nếu bị gián đoạn
hay làm hàng chậm thì phải hỏi nguyên nhân và yêu cầu đại lý, người thuê tàu
tác động để tàu làm hàng liên tục và giải phóng tàu nhanh nhất.
+

Giải quyết các công việc khác phát sinh trong quá trình xếp hàng.


+ Báo đại lý gửi hóa đơn PDA và gửi LOA cho đại lý để kí và gửi cho bên
kế toán.
+ Đàm phán PDA và chỉ định đại lý tại Cảng dỡ, lên kế hoạch ứng tiền PDA
với phòng kế toán cho đại lý tại cảng dỡ
+ Kiểm tra kế hoạch cấp vật tư và sửa chữa với phòng vật tư và kỹ thuật nếu

+

Thông báo cho thuyển trưởng đại lý tại cảng dỡ.

+ Cập nhật cho đại lý cảng dỡ kê hoạch dự kiến xếp xong hàng và rời cảng
xếp (ETC/D) và dự kiến đến cảng dỡ (ETA) và gửi các giấy tờ tàu cần thiết.
+ Yêu cầu đại lý chuẩn bị và gửi draft B/L và kiểm tra và sửa đổi các thông
tin trên Bs/L, đồng thời gửi B/L cho bên thuê tàu để họ xác nhận nội dung.
+

Cập nhật cho bên thuê tàu tiến độ làm hàng của tàu.

+ Kiểm tra kế hoạch hun trùng (fumigation) đối với hàng nông, lâm sản, và
yêu cầu đại lý thu xếp để giảm thiểu thời gian hun trùng.
1.3.3 Sau khi xếp xong hàng.
- Yêu cầu đại lý thu xếp các thủ tục để tàu rời cảng ngay sau khi xếp xong
hàng.
- Yêu cầu đại lý gửi giấy tờ cargo docs của tàu tại cảng xếp (copy Bs/L,
Mate receipt, stowage plan, SOF, NOR, Manifest, survey report, fumigation
7


[Type text]
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


cert…) và kiểm tra số liệu trên các giấy tờ tàu xem có gì sai sót không. Chú ý
đến các remark trên Mate Receipt, nếu có thì gửi đơn LOI đến cho shipper
xác nhận là không remark trên Mate Receipt để phát hành vận đơn sạch. Sau
khi hoàn thành thì yêu cầu bên đại lý phát hành vận đơn gốc cho bên thuê tàu.
- Phát hành freight invoice gửi cho bên thuê tàu để yêu cầu thanh toán tiền
cước.
-

Có thể hỏi bên thuê tàu giúp support trừ tiền PDA và các phí khác.

1.3.4 Khi tàu khởi hành và hành trình đến cảng dỡ
- Thông báo hàng ngày cho đại lý và người thuê tàu ETA cảng dỡ của tàu.
- Gửi các giấy tờ hàng hoá tại cảng xếp cho đại lý: stowage plan, bản copy
của B/L và manifest nếu có nhiều vận đơn như trong chuyến 05.14 để đại lý
và người nhận hàng có kế hoạch nhận hàng. Nếu là Switch Bill thì gửi Switch
bill cho đại lí cảng dỡ và yêu cầu làm manifest dựa trên Bill này.
- Kiểm tra kế hoạch cập cầu cho tàu, nếu cầu bị kẹt thì sẽ chờ đợi bao lâu,
và tìm cách giảm thiểu thời gian chờ đợi, yêu cầu đại lý gửi line-up.
- Nếu chuyến đi dài thì yêu cầu thuyền trưởng kiểm tra tình trạng hàng hoá
trong hầm hàng và thông báo về Công ty. Kiểm tra thông gió hầm hàng.
- Kiểm tra Noon report để theo dõi tiêu hoa nhiên liệu có đúng định mức
không, tốc độ, thời tiết, nếu thấy tiêu hao vượt quá mức quy định thì có can
thiệp xử lí kịp thời.
- Nêu thấy ETA không hợp lý yêu cầu thuyền trưởng giải thích lý do.
- Kiểm tra việc thanh toán cước của charterer.
- Tính toán phí demurrage/despatch của tàu tại cảng xếp nếu có.
- Kiểm tra qua đại lý kế hoạch nhận hàng của người nhận hàng. Receiver sẽ
nhận hàng bằng vận đơn gốc hay bằng LOI hoặc B/G dựa trên hợp đồng.
- Yêu cầu đại lý gửi chứng từ nhận hàng của chủ hàng và kiểm tra xem giấy

tờ có hợp lệ không rồi yêu cầu đại lý giao hàng, cấp lênh giao hàng (delivery
order) cho người nhận hàng.
- Kiểm tra với đại lý kế hoạch kiểm dịch, hun trùng hàng hoá của tàu nếu
có. Và yêu cầu đại lý thu xếp để giảm thiểu thời gian kiểm dịch, hun trùng tại
cảng dỡ.
8


[Type text]
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

- Kiểm tra lại kế hoạch cập cầu, kế hoach hoa tiêu.
1.3.5 Tàu đến cảng dỡ.
- Kiểm tra việc trao NOR
- Nếu bị kẹt cầu thì thường xuyên thúc giục, yêu cầu đại lý thu xếp cho tàu
vào cập cầu sớm nhất.
- Kiểm tra với đại phó về draft survey xem có sai sót không?
- Khi tàu cập cầu làm hàng thường xuyên theo dõi quá trình làm hàng của
tàu xem có bị gián đoạn, chậm trễ không, kiểm tra nguyên nhân và thúc giục
các bên giảm thiểu thời gian gián đoạn và chậm trễ.
- Yêu cầu đại lý gửi hóa đơn PDA và LOA sau khi đã kí sau đó giao cho
phòng kế toán để thanh toán.
- Yêu cầu đại lý thường xuyên cập nhật thông tin về quá trình làm hàng để
chủ tàu tính toán cho lô hàng tiếp theo.
- Lên kế hoạch cấp nguyên nhiên liệu, nước ngọt, thực phẩm, vật tư, sửa
chữa phục vụ cho chuyến tiếp theo.
- Giải quyết các công việc khác phát sinh trong quá trình dỡ hàng.
- Kiểm tra việc làm giám định mớn lần cuối final draft survey (nếu có), xem
lượng hàng thiếu hụt thề nào và tìm cách giải quyết tránh phát sinh tranh
chấp.

1.3.6 Sau khi hoàn thành xong việc dỡ hàng.
- Yêu cầu đại lý thu xếp các thủ tục để tàu rời cảng sau khi dỡ xong hàng.
Tàu có thể ở lại cảng để xếp hàng tiếp theo. Nếu tàu ở lại cảng thì cố gắng yêu
cầu đại lý giữ tàu tại cầu để xếp hàng tiếp theo, yêu cầu chuyển giao đại lý cũ
và đại lý mới.
- Sau khi dỡ xong hàng, yêu cầu đại lý phải gửi các giấy tờ cần thiết cho chủ
tàu như: SOF, NOR, draft survey, COR, ROROC… sau đó gửi giấy tờ hàng
hóa cho bên thuê tàu.
- Tính toán tiền demmurage/dispatch tại cảng dỡ (nếu có). Sau đó gửi bảng
tính dem/des ở cảng xếp và dỡ cho người thuê tàu và yêu câu xác nhận.
- Lập hoá đơn tiền phạt dôi nhật gửi cho người thuê và yêu cầu thanh toán.
9


[Type text]
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

- Chuyển thêm hay truy thu đối với các khoản tiền cước, tiền thưởng, tiền
phạt.
- Yêu cầu đại lý tại cảng xếp, dỡ thu thập hoá đơn, chứng từ và lập trip
account chuyển cho chủ tàu. Nếu tiền cảng phí ứng cho đại lý thừa thì truy
thu, thiếu thì chuyển trả cho đại lý.
- Duyệt quyết toán các chi tiêu, tiền ăn, vệ sinh, đóng mở hầm hàng… của
tàu trong chuyến đi.
1.4 Đánh giá hiệu quả khai thác
1.4.1 Khái niệm về hiệu quả khai thác.
Khái niệm về hiệu quả khai thác cũng có nhiều quan điểm khác nhau tùy
thuộc vào từng góc độ nghiên cứu. Nhưng một điều chung nhất hiểu đúng bản
chất của hiệu quả kinh tế sẽ là cơ sở để xác định các tiêu chuẩn và các chỉ tiêu
đánh giá hiệu quả hoạt động đồng thời xác định được yêu cầu đối với việc đề

ra mục tiêu và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác.
Hiệu quả khai tahcs là một đại lượng đo lường. Vấn đề đặt ra là lượng đo
lường được đo như thế nào. Kết quả cần lớn hoặc nhỏ hoặc cũng có thể hiệu
quả khai thác ở đây là một đại lượng so sánh.
Nếu hiểu là đại lượng đo lường thì:
- Hiệu quả khai thác= Doanh thu- Chi phí
Nếu hiểu là đại lượng so sánh thì:
- Hiệu quả khai thác= (Doanh thu/ Chi phí) hoặc (Lợi nhuận/ Chi phí)
Trong cả 2 cách hiểu thì đại lượng này càng lớn càng tốt.
1.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả khai thác đội tàu vận tải biển.
a. Các chỉ tiêu kĩ thuật
-

Hệ số sử dụng thời gian tàu có (hệ số vận doanh)
Hệ số sử dụng thời gian tàu hay còn gọi là hệ số vận doanh là tỷ số giữa

thời gian khai thác so với thời gian công lịch của tàu. Hệ số này càng lớn càng
tốt, nó phản ánh khả năng sẵn sàng sản xuất của tàu trong một giai đoạn nhất
định. Nếu hệ số này nhỏ chứng tỏ tàu phải nằm sửa chữa dài ngày hoặc không
thể tha gia khai thác được do các nguyên nhân chủ quan khác.
10


[Type text]
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
T

KT
Tính cho một tàu: ε vd = T < 1;
C

m

Tính cho nhóm tàu: ε Vd =

∑D
i =1
m

ti

∑D
i =1

.TKTi

ti

< 1;

.TCi

Trong đó: Dti: Trọng tải thực chở của tàu thứ i; (tấn)
Trọng tải thực chở của tàu là phần còn lại của trọng tải toàn bộ (DWT)
sau khi trừ đi các thành phần trọng lượng của nhiên liệu, nước ngọt, lương
thực - thực phẩm dự trữ trên tàu, trọng lượng thuyền viên và hành lý mang
theo, trọng lượng các dụng cụ hàng hải trên tàu. Khi hành trình của tàu dài
ngày cần mang theo nhiều lượng dự trữ cung ứng phẩm thì trọng tải thực chở
hàng sẽ giảm xuống.
-


Hệ số vận hành
Hệ số này được xác định bằng tỷ số giữa thời gian tàu chạy và thời gian

khai thác hoặc thời gian chuyến đi của tàu, theo công thức dưới đây:
Tính cho một tàu: ε vh =

Tchay

< 1;

Tch
m

Tính cho đội tàu: ε vh =

∑T
i =1
m

∑T
i =1

Trong đó:

tchayi

< 1;

chi


Tchayi: Thời gian chạy của tàu thứ i; (ngày)
Tkti: Thời gian khai thác của tàu i; (ngày)

Giá trị của hệ số vận hành đối với tàu định tuyến rất lớn, thường đạt tới
70%, trong khi đó hệ số này lại rất thấp đối với các tàu chuyến.
-

Hệ số thời gian tàu đỗ
Hệ số này được xác định bằng tỷ số giữa thời gian tàu đỗ và thời gian tàu

khai thác hoặc thời gian chuyến đi của tàu, theo công thức dưới đây:
T

d
Tính cho một tàu: ε d = T < 1;
ch

11


[Type text]
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
m

Tính cho đội tàu: ε d =

∑T
i =1
m


∑T
i =1

Trong đó:

di

< 1;

chi

Tđi: Thời gian đỗ của tàu thứ i; (ngày)
Tkti: Thời gian khai thác của tàu i; (ngày)

Hoặc:
ε d = 1 − ε vh

Nhiệm vụ của các tàu trong chuyến đi là phải ghé vào các cảng để bốc
dỡ hàng hóa, đón trả hành khách. Hoạt động này gây tốn chi phí cho tàu và
mất thời gian chuyến đi. Đối với các tàu chở chuyến, đặc biệt là chở hàng
bách hóa, hàng bao kiện thì thời gian tàu đỗ tại các cảng làm hàng thường bị
kéo dài đáng kể, làm cho hệ số thời gian tàu đỗ cao hơn rất nhiều so với các
tàu chuyên dụng container hay thậm chí cả với tàu hàng rời chở chuyến.
Muốn giảm hệ số thời gian tàu đỗ xuống đến mức thấp nhất thì cần thay đổi
công nghệ vận tải.
-

Hệ số lợi dụng trọng tải thực chở bình quân trong toàn bộ hành

chuyến đi

Hệ số này tính cho một chuyến đi của tàu chạy giữa hai hoặc nhiều cảng,
là tỷ số giữa tổng khối lượng hàng hoá luân chuyển so với tổng số tấn trọng
tải hải lý của tàu trong toàn bộ chuyến đi. Hệ số lợi dụng trọng tải thực chở
bình quân được xác định theo công thức dưới đây:
m

α bq =

∑q l
i =1

i i

Dt * L

0 ≤ α ≤1

Trong đó: qi: Khối lượng hàng hoá tàu vận chuyển trong quá trình thứ i
(T);
li: Khoảng cách vận chuyển có hàng của quá trình thứ i (HL);
Dt: Trọng tải thực chở của tàu (T);
12


[Type text]
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

L: Tổng quãng đường tàu chạy có hàng và không hàng
trên các đoạn trong chuyến đi (Hải lý).
Để nâng cao hệ số lợi dụng trọng tải bình quân trong chuyến đi của tàu

cần phải cải thiện tốt quan hệ khách hàng, đảm bảo tối ưu hóa việc phân phối
hàng hoá trên tàu, hợp lý hóa việc điều động tàu, tránh tình trạng tàu phải
chạy không chở hàng trên cự ly dài.
-

Năng suất phương tiện tính theo trọng tải toàn bộ
PTL ( DWT ) =

∑ Ql

h

DWT * TKT

Trong đó:

; (T.Hlý/Tấn tàu toàn bộ ngày khai thác)

ΣQlh: Khối lượng luân chuyển hàng hoá; (tấn-hải lý)
DWT: Trọng tải toàn bộ của tàu (Deadweight Ton); (tấn)
TKT: Thời gian khai thác của tàu ; (ngày)

-

Năng suất phương tiện tính theo trọng tải toàn bộ của tàu:
PT ( DWT ) =

∑Q

h


DWT * TKT

Trong đó:

; (Tấn/Tấn tàu ngày khai thác)

ΣQh: Khối lượng vận chuyển hàng hoá; (tấn)
DWT: Trọng tải toàn bộ của tàu (Deadweight Ton); (tấn)
TKT: Thời gian khai thác của tàu ; (ngày)

Chỉ tiêu này cho biết một tấn trọng tải toàn bộ của tàu trong một ngày
đêm khai thác sẽ thực hiện vận chuyển được bao nhiêu tấn hàng hoá.
-

Khả năng vận chuyển hàng hoá trong cả năm của tàu đo bằng tấn
m

Qn = ∑ Qchi ; (tấn)
i =1

Trong đó:

Qchi: Khối lượng vận chuyển trong chuyến đi i (tấn);
m: Chỉ số các chuyến đi của tàu trong năm

Nếu các chuyến đi giống nhau về sản lượng và thời gian thì khả năng
vận chuyển trong năm của tàu có thể xác định theo cách sau:
Qn = Qch .nch ; (tấn)


13


[Type text]
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Trong đó:

Qch: Khối lượng hàng hoá bình quân vận chuyển được

trong một chuyến đi; (tấn)
nch: Số chuyến đi trong năm khai thác; (chuyến)
-

Khả năng vận chuyển hàng hoá trong chuyến đi của tàu đo bằng T.HL
Khả năng vận chuyển hàng hoá trong từng chuyến đi của tàu tính theo

tấn-hải lý là khối lượng hàng hoá luân chuyển mà tàu có thể đảm nhận được
trong một chuyến đi đó. Khả năng vận chuyển này của tàu trong chuyến đi
phụ thuộc vào năng suất của tàu theo tấn-hải lý và thời gian chuyến đi của tàu
đó, và được xác định theo cách như sau:
QLch = Qch * l bq ; (T.HL)

Trong đó:

Qch: Khối lượng vận chuyển hàng hoá trong chuyến đi của

tàu; (tấn)
lb: Cự ly vận chuyển bình quân trong chuyến đi (hải lý)
b. Các chỉ tiêu kinh tế.

-

Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí.

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ sinh lời của một đồng chi phí trong sản xuất
vận tải. Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí được xác định theo công thức sau đây:

=
Trong đó: P: Lợi nhuận của tàu( đồng)
C: Chi phí sản xuất của tàu( đồng)
-

Tỷ suất lợi nhuận theo vốn

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn trong sản xuất tạo ra được bao nhiêu
đồng lợi nhuận, được xác định như sau:

=

14


[Type text]
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Trong đó: P: Lợi nhuận của tàu( đồng)
Vbq: Vốn SXKD bình quân trong kỳ( đồng)

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ KHAI THÁC
ĐỘI TÀU HÀNG KHÔ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN

HOÀNG ANH
2.1 Giới thiệu về công ty cố phần VTB Hoàng Anh.
- Công ty cổ phần VTB Hoàng Anh thuộc tập đoàn Hoàng Anh.
Tên giao dịch: HOANG ANH SHIPPING JSC
Mã số thuế: : 0200861013
15


[Type text]
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Địa chỉ: Số 41B Hạ Đoạn 2, Phường Đông Hải 2, Quận Hải An, Thành phố
Hải Phòng
Đại diện pháp luật: Lê Thị Thanh Xuân
Ngày cấp giấy phép: 02/04/2010
Ngày hoạt động: 09/01/2009
Điện thoại: 0313686694 / 0313722722
2.2 Qúa trình hình thành và phát triển của công ty.
- Công ty cổ phần VTB Hoàng Anh là một doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực dịch vụ vận tải hàng hóa băng đưòng biển và giao nhận đa phương
thức.
- Công ty cổ phần VTB Hoàng Anh đã có gần 8 năm kinh nghiệm trong
lĩnh vực vận tải hàng hóa bằng đường biển. Những năm đầu khi mới chập
chững bước chân vào nghề kinh doanh Hàng Hải, công ty đã gặp muôn vàn
khó khăn về vốn, về nhân lực và kinh nghiệm kinh doanh, nhưng với định
hướng chiến lược đứng đắn, cùng với sự chung sức đồng lòng của lãnh đạo và
cán bộ nhân viên. Từ một con tàu 1000 tấn chuyên tuyến nội địa và Nam
Trung Hoa đến nay Tập đoàn có một đội tàu biển mạnh, gồm 20 con tàu vận
tải biển chuyên tuyến quốc tế với tổng trọng tải gần 130.000 tấn với đội ngũ
thuyền viên, cán bộ nhân viên gần 1000 người. Ngay từ đầu ban lãnh đạo đã

có nhận thức cao về tính an toàn con người và phương tiện trong ngành vận
tải biển là sự sống còn, điều kiện kiên quyết để tồn tại và phát triển.
- Phát huy thế mạnh, xác định mục tiêu nhất quán là vận chuyển hàng hóa
bằng đường biển tới các bến cảng an toàn tuyệt đối với con người, hàng hóa
và phương tiện với giá cước phù hợp và luôn đề cao chữ tín trong kinh doanh
với khách hàng, Tập đoàn Hoàng Anh khẳng định đó là trách nhiệm cao nhất
đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mình và với những bước đi vững chắc,
đầu tư không ngừng, công ty đã gia tăng doanh thu, cải thiện đáng kể thu
nhập cũng như đời sống của cán bộ nhân viên và tích góp thêm nguồn vốn dự
trữ cho kế hoạch phát triển những năm sau này. Cho đến nay thương hiệu
HOÀNG ANH GROUP đã có vị thế vững vàng trong ngành vận tải biển và
lan truyền trên toàn khu vực Đông Nam Á, nhờ đó Tập đoàn Hoàng Anh gia
nhập và trở thành thành viên của phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam
16


[Type text]
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

gọi tắt là VCCI vào năm 2008 và chính thức trở thành hội viên của câu lạc bộ
doanh nghiệp Việt Nam gọi tắt là VBC vào năm 2009 và cũng trong năm này
Hoàng Anh vinh dự đón nhận cúp vàng “ Doanh nghiệp tiêu biểu Việt Nam
2009 “ của VCCI, riêng ông Hoàng Anh Tuấn chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh
được trao danh hiệu danh nhân văn hóa Việt Nam của trung tâm doanh nhân
văn hóa Việt Nam.
- Để khẳng định thương hiệu, tập đoànHoàng Anh không ngừng phát triển
nhân lực và đầu tư công nghệ máy móc chuyên ngành phục vụ cho đường
biển cũng như đường bộ, do vậy tập đoàn đã áp dụng bộ luật quản lý an toàn
quốc tế ISM code được coi là một bước khởi đầu cho việc áp dụng chính sách
quản lý chất lượng hướng tới mục tiêu chính là vận chuyển toàn cầu nhằm

tăng sức cạnh tranh của công ty trên thị trường vận tải quốc tế sôi động.
- Việc tích cực áp dụng hệ thống quản lý an ninh tàu và cảng biển trong thời
gian sớm nhất là nỗ lực không nhỏ của tập đoàn nhằm đáp ứng những đòi hỏi
gắt gao liên tục thay đổi của quốc tế.
- Trong định hướng trước mắt cũng như lâu dài, công ty Hoàng Anh không
ngừng nâng cao năng lực của đội tàu vận tải hàng hóa nội địa và quốc tế, dự
kiến sẽ nâng tổng trọng tải của đội tàu lên trên 200.000 tấn từ nay đến 2025.
Để có đủ khả năng làm được việc này, Tập đoàn đã cử những cán bộ có năng
lực đi công tác nước ngoài làm việc cụ thể với các đối tác quốc tế, học hỏi
kinh nghiệm, tìm hiểu và khai thác kinh doanh ở các nước bạn trong khối
ASEAN như Singapor, Indonesia, Thái lan, Lào, Miama…
- Để tồn tại và phát triển bền vững trong nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, Tập đoàn Hoàng Anh đặc biệt coi trọng năng lực chuyên
môn và khả năng nhạy bén của cán bộ nhân viên. 100% cán bộ nhân viên có
trình độ Cao Đẳng và Đại học, hầu hết sỹ quan và thuyền viên đều đã tốt
nghiệp Đại học chuyên ngành Hàng Hải. Là một doanh nghiệp ngoài quốc
doanh, Tập đoàn vận tải biển Hoàng Anh không thể nằm ngoài sự lãnh đạo
của Đảng, vì vậy tháng 7 năm 2011 tập đoàn đã thành lập chi bộ đảng cơ sở
và công đoàn cơ sở. Ban lãnh đạo tập đoàn mong muốn và tin tưởng rằng sau
khi các tổ chức Đảng và công đoàn được thành lập, những quần chúng ưu tú
của Tập đoàn sẽ có điều kiện thuận lợi phấn đấu hết mình cho sự phát triển
17


[Type text]
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

bền vững của tập đoàn, đóng góp đáng kể vào nền kinh tế của Thành phố và
Đất nước.
2.3 Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của công ty


CHỦ TỊCH HĐQT

TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TGĐ ĐIỀU
HÀNH VẬN TẢI

Phòng
Khai
thác

Phòng
Kỹ
thuật

Phòng
Vật tư

Phòng
TV&
AT

Phòng
IT &
QLMS

18

Phòng

Nhân
sự

Phòng
kế
toán

Phòng
KSNB

Ban
KSS


[Type text]
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

2.4 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
a. Hội đồng quản trị(HĐQT)
- HĐQT là cơ quan quản trị của công ty gồm các thành viên có toàn quyền
nhân danh công ty VTB Hoàng Anh để quyết định các vấn đề liên quan đến
mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại
hội đồng cổ đông.
b. Tổng giám đốc
- Chức năng nhiệm vụ: điều hành chung
- Tổng giám đốc do Chủ tịch hội đồng quản trị quyết định và bổ nhiệm,
miễm nhiệm theo đề nghị của tổng công ty Hàng Hải Việt Nam. Tổng giám
đốc là nguwoif đại diện pháp nhân và tổ chức điều hành trong mọi hoạt động
của công ty, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hội đồng
quản trị Tập đoàn Hoàng Anh và pháp luật về điều hành công ty

c. Phó tổng giám đốc điều hành vận tải
- Chức năng nhiệm vụ: giúp tổng giám đốc quản lí và điều hành sản xuất
khai thác kinh doanh, nghiên cứu thị trường, điều phối, nắm bắt nguồn hàng,
xây dựng phương á kinh doanh, đề xuất với Tổng giám đốc công ty kí kế các
hợp đồng vận tải hàng hóa và các phương án cải tiến tổ chức sản xuất trong
công ty , theo dõi hoạt động của đội tàu.
d. Phòng khai thác
- Là phòng tham mưu giúp tổng giám đốc quản lí khai thác đội tàu hiệu
quả, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc, có nhiệm vụ và quyền hạn
như sau:
+ Tổ chức kinh doanh khai thác đội tàu, chỉ đạo đôn đốc hệ thống đại lý
trong và ngoài nước nhằm thực hiện tốt kế hoạch sản xuất của côngty.
+ Khai thác nguồn hàng, tham mưu và kí kết hợp đồng vận tải tổ chức thực
hiện hợp đồng.
+ Xây dựng kế hoạch sản xuất, báo cáo thống kê sản xuất vận tải, doanh thu
hàng tháng, quý và cả năm, định hướng cho việc khai thác kinh doanh đầu tư
phát triển sản xuất.
Phạm Thị Thanh Thuỷ
MSV: 47355 - Lớp: KTB53-ĐH4

19


[Type text]
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

+ Điều hành toàn bộ hoạt động của các tàu theo hợp đồng đã kí kết. Lựa
chọn phương án điều hành tối ưu, đạt hiệu quả.
+ Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về tính pháp lýủa các hợp đồng đã
ký, kết quả kinh doanh, khai thác và các hoạt động điều tàu.

+ Đề xuất phương án giải phóng tàu nhanh, tăng vòng quay phương tiện để
khia thác đội tàu đạt hiệu quả kinh doanh của công ty.
+ Thường xuyên đánh giá phân tích tình hình hoạt động của đội tàu.
+ Phối hợp với phòng tài chính kế toán theo dõi chặt chẽ các khoản thu cước
phí trong và ngoài nước cũng như các chi phí khác của đội tàu
+ Theo dõi thông tin liên lạc với đội tài kể ca với các trung tâm thông tin
điện tử về thời tiết khí tượng để phục vụ cho đội tàu.
+

Xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng tháng- hàng quý- hàng năm.

+ Thống kê báo cáo kết quả thực hiện theo quy định của nhà nước và tổng
công ty
d. Phòng kỹ thuật
- Là phòng nghiệp vụ giúp Tông giam đốc về quản lý kỹ thuật định mức
nhiên liệu, vật tư của đội tàu. Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của phó tổng giám đốc
điều hành vận tải, quản lí kiểm soát việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy trình,
quy phạm về kỹ thuật, bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa phục vụ khai thác kinh
doanh vận tải đạt hiệu quả. Có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
+ Tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc tìm và chọn đối tác ký kết các
hợp đồng kinh tế có liên quan đến khoa học kỹ thuật.
+ Quản lý kĩ thuật, kế hoạch sửa chữa theo từng bộ môn Vỏ- Máy- ĐiệnThiết bị hàng hải, thông tin liên lạc, thiết bị bổ sung, điều chỉnh các chỉ tiêu,
định mức kỹ thuật, định mức sửa chữa, bảo quản bảo dưỡng về vật tư nhiên
liệu phụ tùng và sửa chữa các trang thiết bị hàng hải.
+ Quản lý về chất lượng, tính năng kỹ thuật của các thiết bị máy móc trên
tàu, theo dõi, hướng dẫn hoạt động khai thác, sử dụng bảo quản, bão dưỡng
các trang thiết bị máy móc trên tàu theo đúng quy trình, quy phạm.

Phạm Thị Thanh Thuỷ
MSV: 47355 - Lớp: KTB53-ĐH4


20


[Type text]
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

+ Lập kế hoạch sữa chữa định kỳ hàng năm theo yêu cầu của Đăng kiểm,
quản lý giám sát quá trình sửa chữa tàu, đảm bảo chất lượng thiết bị phụ tùng
vật tư, tiến độ và chi phí.
+ Theo dõi định mức nhiên liệu, phụ tùng vật tư thường xuyên điều chỉnh
định mức phù hợp với thực tế sử dụng.
+ Cung cấp số lượng, chủng loại, ký mã hiệu, nước sản xuất của vật tư phụ
tùng thay thế cần thiết mà trong nước không có cho phòng Vật tư đặt mua ở
nước ngoài khi có yêu cầu của sản xuất và được Tổng giám đốc phê duyệt.
+ Nghiên cứu tiếp nhận và phổ biến các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản
xuất đến các đơn vị tàu, phòng ban, hỗ trợ các đơn vị về khoa học kỹ thuật,
tập hơp theo dõi các sáng kiến, cải tiến trong quản lý và sử dụng về mặt kỹ
thuật. Là thường trực hội đồng Khoa học kỹ thuật, sáng chế sáng kiến của
công ty.
e. Phòng vật tư
- Là bộ phận chuyên môn, quản lý các nghiệp vụ có liên quan đến vật tư,
thiết bị của công ty. Có chức năng tham mưu trong lĩnh vực cung cấp nguyên
nhiên liệu, vật tư, thiết bị phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của công
ty. Giúp việc cho Giám đốc quản lý trong công tác mua sắm, lưu trữ, phân
phối, tiêu thụ và thu hồi nguồn nguyên nhiên vật liệu đầu vào trong quá trình
tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty. Phòng vật tư có chức năng và quyền
hạn sau:
+ Quản lý số lượng, chủng loại, chất lượng các loại nguyên nhiên vật liệu,
máy móc, thiết bị, công cụ hỗ trợ sản xuất ... hiện có của công ty, khả năng

tiêu dùng và huy động bổ sung đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của công
ty.
+ Chỉ đạo và trực tiếp xây dựng nội quy, quy chế quản lý nguyên nhiên vật
liệu cùng các định mức kỹ thuật liên quan trình Tổng giám đốc phê duyệt để
áp dụng vào thực tiễn của công ty.
+ Phối hợp với các phòng ban khác xây dựng kế hoạch dự phòng vật tư,
thiết bị cần thiết đủ để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh.

Phạm Thị Thanh Thuỷ
MSV: 47355 - Lớp: KTB53-ĐH4

21


[Type text]
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

+ Đảm bảo việc cung ứng nguyên, nhiên vật liệu, cấu kiện máy móc, thiết
bị, công cụ hỗ trợ sản xuất, hoạt động của đội tàu…. được kịp thời, đầy đủ về
số lượng và chất lượng theo đúng chủng loại, quy cách, mẫu mã, nhãn mác
đáp ứng quy trình hoạt động đội tàu của công ty thỏa mãn tiêu chí hiêu quả
khai thác lớn nhất và giá cả là nhỏ nhất.
+ Kiểm soát việc tiếp nhập, lưu giữ và sử dụng các loại vật tư hàng hóa,
nhiên liệu, máy móc, thiết bị, công cụ hỗ trợ sản xuất của tất cả các bộ phận,
các khâu có sử dụng, tiêu hao. Định kỳ tổ chức thực hiện việc kiểm kê nhiên
liệu, tổng hợp đối chiếu sổ sách với phòng Kế toán tài vụ.
+ Triển khai về mua bán và cung cấp vật tư, phụ tùng thay thế cho đội tàu.
Xây dựng, điều chỉnh các nội quy, quy chế về nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền
hạn và tiêu chuẩn quản lý, sử dụng máy móc trang thiết bị trên tàu.
+ Xây dựng quy trình quản lý, sử dụng vật tư, thiết bị. Hướng dẫn và kiểm

tra, giám sát các đơn vị có sử dụng vật tư, thiết bị theo Quy trình quản lý và
sử dụng vật tư, thiết bị đã được phê duyệt.
+ Quản lý kho vật tư của công ty, xây dựng kế hoạch bảo trì nhà kho, máy
móc thiết bị, vật tư, hàng hóa dự trữ nhằm đảm bảo sự an toàn, chất lượng của
tài sản lưu kho. Có biện pháp đảm bảo vật tư, máy móc, thiết bị lưu kho
không bị mất mát, hư hỏng, mất phẩm chất.
f.Phòng thuyền viên và an toàn
- Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Tổng giam đốc về công tác tổ chức
cán bộ thuyền viên và công tác pháp chế an toàn hàng hải của tàu phục vụ cho
hoạt động kinh doanh khai thác. Phòng có nhiệm vụ sau:
+ Xây dựng phương án định biên cán bộ thuyền viên trên các tàu theo yêu
cầu sản xuất kinh doanh của Công ty và phù hợp với quy định pháp luật của
nhà nước.
+ Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ thuyền viên, tiêu chuẩn các chức danh trên
tàu. Trên cơ sở đó lập quy hoạch cán bộ thuyền viên, có kế hoạch bồi dưỡng
đào tạo theo tiêu chuẩn yêu cầu.

Phạm Thị Thanh Thuỷ
MSV: 47355 - Lớp: KTB53-ĐH4

22


[Type text]
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

+ Xây dựng, ban hành và quản lý việc thực hiện các nội quy, quy chế liên
quan đến người lao động (tuyển dụng, đào tạo, bố trí sử dụng, điều phối, ốm
đau, nghỉ phép, thôi nghỉ việc, hưu, tuất...)
+ Thực hiện công tác thẩm tra, xác minh lý lịch, làm thủ tục trình duyệt cấp

hộ chiếu cho cán bộ thuyền viên làm việc trên các tuyến quốc tế.
+

Quản lý và theo dõi đôn đốc cán bộ thuyền viên làm việc trên các tàu

+ Quản lý hướng dẫn thực hiện công tác pháp chế hàng hải. Tổ chức thanh
tra việc thực hiện các quy định của công ty, luật pháp quốc tế và Việt Nam
trên tàu. Quản lý, hướng dẫn việc thực hiện về công tác an toàn hàng hải, an
toàn lao động trong sản xuất và hoạt động khai thác vận tải trong toàn công
ty.
g. Phòng IT và QLMS
- Phòng IT và QLMS là phòng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về lĩnh
vực Công nghệ Thông tin của toàn Công ty (bao gồm: hệ thống hạ tầng công
nghệ thông tin, hệ thống phần mềm, giải pháp công nghệ thông tin) nhằm tối
ưu hóa hệ thống, bảo mật, an toàn dữ liệu. Chịu trách nhiệm trước Tổng giám
đốc về các hoạt động đó theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
Phòng có nhiệm vụ sau:
+ Nghiên cứu, đề xuất và triển khai xây dựng hệ thống, duy trì, quản trị, tối
ưu hóa hệ thống máy chủ, hệ thống lưu trữ, tổng đài, camera, giám sát vào ra,
mạng, phần mềm hệ thống v.v..)
+ Thực hiện việc đánh giá, phân tích định kỳ về hiệu quả các hệ thống phần
cứng, phần mềm; đề xuất các giải pháp để cải tiến, tối ưu hoá hiệu quả hoạt
động của hệ thống công nghệ thông tin.
+ Tiếp nhận yêu cầu và xử lý các sự cố trong quá trình sử dụng phần mềm,
vận hành máy tính, hệ thống phần cứng. Thống kê, tổng hợp các loại rủi ro,
các trường hợp lỗi trong hệ thống công nghệ thông tin; đề xuất hướng phòng
ngừa, xử lý và khắc phục.
+ Xây dựng các quy trình, quy chế, quy định, quản lý thiết bị, nghiệp vụ
thuộc lĩnh vực của Phòng; đánh giá hiệu quả các quy trình, quy định này trong
thực tế để liên tục cải tiến, giúp nâng cao hoạt động của Công ty.

Phạm Thị Thanh Thuỷ
MSV: 47355 - Lớp: KTB53-ĐH4

23


[Type text]
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

+ Xây dựng tài liệu sử dụng, đào tạo hướng dẫn sử dụng các phầm mềm
ứng dụng cho cán bộ, nhân viên trong Công ty.
h. Phòng nhân sự
- Là phòng nghiệp vụ tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc công ty và
tổ chức thực hiện các việc trong lĩnh vực tổ chức lao động- tiền lương, quản
lý và bố trí nhân lực, bảo hộ lao động, chế độ chính sách, chăm sóc sức khỏe
cho người lao động, bảo vệ quân sự theo luật và quy chế công ty.Phòng có
nhiệm vụ sau:
+ Theo dõi hoạt động bộ máy tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh của
công ty theo cơ chế và mô hình tổ chức, đề xuất xay dưng sửa đổi, điều chỉnh
bổ sung các mô hình tổ chức sao cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và đặc
điểm của công tu, nhằm đạt được hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.
+ Xây dựng, trình duyệt kế hoạch lao động, tiền lương hàng năm của Công
ty
+

Thống kê lao động tiền lương hàng tháng, hàng quý, hàng năm.

+

Hướng dẫn thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động.


+ Hướng dẫn đơn vị thành viên thực hiện định mức hao phí lao động, đơn
giá tiền lương. Thường xuyên kiểm tra chất lượng mức. Kịp thời phát hiện và
điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn sản xuất để không ngừng nâng cao hiệu
quả kinh tế.
+ Xây dựng, trình duyệt kế hoạch và thực hiện công tác BHLĐ, ATLĐ,
VSCN, phòng chống cháy nổ theo đúng pháp lệnh của Nhà nước, phù hợp với
đối tượng lao động và quy trình sản xuất của Công ty.
+ Xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác nâng lương, nâng bậc cho
CBCNV hàng năm theo thể chế quy định hiện hành. Thường trực hội đồng
nâng lương, nâng bậc.
+ Xây dựng phân khai kế hoạch bảo hiểm xã hội, giải quyết chế độ bảo
hiểm xã hội đối với người lao động.
i. Phòng tài chính- kế toán

Phạm Thị Thanh Thuỷ
MSV: 47355 - Lớp: KTB53-ĐH4

24


[Type text]
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

- Là phòng tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác kế toán thống kê,
thông tin kinh tế và các hoạt động liên quan đến quản lý tài chính. Phòng có
nhiệm vụ sau:
+ Xây dựng trình Giám đốc và Hội đồng quản trị ban hành quy chế quản lý
quản lý tài chính của Công ty, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện quy chế, đồng
thời xây dựng kế hoạch tài chính hàng tháng, quý, năm của Công ty phù hợp

với yêu cầu sản xuất kinh doanh.
+ Đảm bảo nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty, kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của Công ty.
+ Tổ chức hạch toán, thống kê kế toán, phản ánh chính xác, đầy đủ các số
liệu, tình hình luân chuyển các loại vốn trong sản xuất kinh doanh của Công
ty.
+ Kiểm tra và hướng dẫn nghiệp vụ cho các bộ phận kế toán tại các đơn vị
trực thuộc, kiểm tra việc thanh quyết toán các công trình, các sản phẩm, hợp
đồng kinh tế, thanh toán thu hồi công nợ của Công ty.
+ Phân tích hiệu quả kinh tế của các dự án, công trình và sản phẩm của
Công ty.
+ Cân đối kế hoạch tài chính của Công ty, điều hoà các loại vốn trong Công
ty, quan hệ với Tổng công ty, ngân hàng và tài chính, cũng như các cổ đông là
pháp nhân để tạo nguồn vốn phục vụ kịp thời cho sản xuất kinh doanh khi có
nhu cầu.
+ Đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành chế độ báo cáo kế toán thống kê của
các đơn vị trực thuộc, thực hiện báo cáo các cơ quan hữu quan khi có yêu cầu.
+ Thiết lập và kiện toàn bộ máy kế toán từ Công ty đến cơ sở tinh thông,
gọn nhẹ, đảm bảo hoạt động có hiệu quả.
+ Phối hợp với các phòng chức năng khác về việc khai thác, sử dụng các tài
sản, máy móc, vật kiến trúc của Công ty một cách có hiệu quả nhất và phối
hợp với các phòng ban trong Công ty để cùng hoàn thành công việc được
giao.
+ Đề nghị lãnh đạo Công ty: Khen thưởng, kỷ luật, nâng lương, nâng bậc
và các quyền lợi khác đối với tập thể và các cá nhân thuộc phòng quản lý.
Phạm Thị Thanh Thuỷ
MSV: 47355 - Lớp: KTB53-ĐH4

25



×