Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Tìm hiểu các hình thức thuê tàu, giải quyết bài toán tối ưu hóa thuê tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.67 KB, 33 trang )

MỤC LỤC

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ - BỘ MÔN LOGISTICS

ĐỒ ÁN MÔN HỌC
LOGISTICS VẬN TẢI

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
:
ThS. Nguyễn Thị Lê Hằng
SINH VIÊN
:
Đàm Thị Tuyết
LỚP
:
LQC54-DH3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NRT: trọng tải tịnh của tàu
GRT: trọng tải đăng ký của tàu
LAYDAYS: quy định về thời gian tàu có mặt ở cảng xếp hàng được quy định theo
hợp đồng.
FI, FO, FIO: free in, free out, free in and out
FIOST: Free In and Out Stowed And Trimmed
PWWD SHEX EIU: Per weather working day, Sundays/holidays excluded even if
used



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Các đặc trưng thuê tàu chuyến
Bảng 2.2: Các đặc trưng tàu định hạn
Bảng 2.3: Mức sử dụng nhiên liệu
Bảng 3.1: Đơn giá trọng tải phí và phí bảo đảm hàng hải
Bảng 3.2: Số liệu liên quan đến phí hoa tiêu
Bảng 3.3: Số liệu liên quan đến phí lai dắt
Bảng 3.4: Số liệu liên quan đến phí cởi buộc dây
Bảng 3.5: Số liệu liên quan đến phí neo đậu
Bảng 3.6: Tổng cảng phí
Bảng 3.7: Tổng chi phí thuê tàu định hạn


LỜI MỞ ĐẦU
Tìm hiểu về hoạt động của tàu biển và hiểu rõ những dịch vụ phục vụ tàu biển
khi tàu ghé cảng để tiến hành làm hàng là một trong những yêu cầu cơ bản đối với
sinh viên ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng nói riêng. Mục đích của bài đồ
án môn học là giúp sinh viên có cơ hội tìm hiểu kiến thức thực tế, áp dụng những
kiến thức đã học trên giảng đường từ đó có thể nhận dạng và hiểu rõ hơn kiến thức
đã được học. Nó còn giúp sinh viên rèn luyện được kỹ năng đọc tài liệu và kỹ năng
làm việc cá nhân; giúp sinh viên rèn luyện công việc tự học, tự tổng hợp kiến thức
cho bản thân, làm việc chuyên môn, nâng cao khả năng thu thập thông tin và viết
báo cáo sau khi đi thực tế.
Trong quá trình tìm hiểu và học tập môn học LOGISTICS VẬN TẢI, tìm hiểu
về dịch vụ liên quan đến các loại dịch vụ vận tải, tìm hiểu về các kiến thức thực tế
diễn ra hàng ngày có liên quan đến kiến thức môn học, đặc biệt là dịch vụ vận tải
đường biển, em nhận thấy các vấn đề liên quan đến kinh tế như các các dịch vụ và
phí, lệ phí liên quan đến dịch vụ tàu biển… có liên quan mật thiết tới môn học. Vì
vậy đề tài đồ án môn học của em là: “Tìm hiểu các hình thức thuê tàu, giải quyết
bài toán tối ưu hóa thuê tàu”.

Nội dung đồ án môn học của em gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết của các hình thuê tàu
Chương 2: Phân tích dữ liệu đề bài
Chương 3: Tính toán và lựa chon phương án thuê tàu
Do kiến thức của em còn hạn chế, chỉ trong quá trình tìm hiểu cơ bản về các
loại hình thuê tàu biển, cách tối ưu hóa lợi ích của cả người thuê tàu và người cho
thuê,… nên không thể tránh được những thiếu sót trong nội dung bài. Vì vậy, em rất
mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo trong bộ môn Logistics nói riêng và
các thầy cô trong trường giúp em hoàn thành đồ án của mình.
Em xin chân thành cám ơn!

4


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC HÌNH THỨC
THUÊ TÀU
1.1 Phương thức thuê tàu chuyến
1.1.1 Khái niệm phương thức thuê tàu chuyến
- “Tàu chuyến là tàu tàu chở hàng hóa giữa hai hay hoặc nhiều cảng theo yêu
cầu của chủ hàng trên cơ sở một hợp đồng thuê tàu”. (PGS.TS Nguyễn Thanh Thủy,
Giáo trình Logistics vận tải, 2015, tr.5)
- Tàu chuyến thường được dung khhi thuê trở dầu Và hàng hóa khối lượng lớn
như than đá, quặng sắt, ngũ cốc, phân bón… và người thuê tàu phải có một lượng
hàng hóa tương đối lớn để xếp lên một tàu.
- “Thuê tàu chuyến là việc chủ hàng liên hệ với chủ tàu yêu cầu thuê toàn bộ
con tàu để chuyên chở hàng hóa từ một hoặc nhiều cảng xếp đến một hoặc nhiều
cảng dỡ theo yêu cầu của chủ hàng. Mỗi tàu thường chỉ chở một loại hàng và mỗi
chuyến chỉ phục vụ một chủ hàng theo hợp đồng từ cảng đến”. ( PGS.TS Nguyễn
Thanh Thủy, Giáo trình Logistics vận tải, 2015, tr.6)
1.1.2 Đặc điểm phương thức thuê tàu chuyến

Căn cứ vào hoạt động của tàu chuyến, chúng ta có thể rút ra những đặc điểm
của tàu chuyến như sau:
- Lịch trình, số lượng cảng ghé, thời gian vận chuyển:
+ Lịch trình theo yêu cầu của chủ hàng.
+ Số lượng cảng ghé (Ports of Calls) tùy thuộc vào thỏa thuận giữa hãng vận
tải với chủ hàng.
+ Thời gian của hành trình tính từ thời điểm bắt đầu tham gia thực hiện hợp
đồng mới cho tới khi hoàn thành việc trả hàng tại cảng đích.
- Hợp đồng thuê tàu chuyến: Hợp đồng thuê tàu chuyến (Voyage Charter
Party- C/P) và vận đơn đường biển là hai văn bản điểu chỉnh mối quan hệ giữa các
bên.
- Vận đơn đường biển: Được hiểu như giấy biên nhận hàng hóa.
- Giá cước vận chuyển: Do thỏa thuận của người thuê tàu và chủ tàu.

5


- Trách nhiệm của người chuyên chở: Người chuyên chở có thể là chủ tàu hoặc
không. Các trách nhiệm của người chuyên chở được quy định trong hợp đồng vận
chuyển do hai bên thỏa thuận.
1.1.3 Ưu, nhược điểm phương thức thuê tàu chuyến
1.1.3.1. Ưu điểm
- Tính linh hoạt cao, chủ tàu tùy ý lựa chọn loại tàu, lịch trình vận chuyển,
thỏa thuận giá cước… sao cho có lợi nhất cho họ trong từng điều kiện, hoàn cảnh cụ
thể.
- Chủ tàu kịp thời điều chỉnh giá cước phù hợp với biến động chi phí của tàu
và thị trường vận tải: hợp đồng tàu chuyến không có giá cước cố định mà là sự thỏa
thuận giữa người cho thuê tàu và người thuê tàu; khi có sự biến động về chi phí con
tàu, cũng như biến động của của cung cầu trên thì trường (tùy vào từng mùa, từng
thời điểm trong năm nhu cầu chuyên chở của thị trường là khác nhau) chủ tàu có thể

kịp thời điều chỉnh giá cước.
- Thích hợp với việc vận chuyển các lô hàng có nhu cầu không thường xuyên:
khi nào người thuê tàu có nhu cầu mới thuê, không cần dựa vào lịch trình như
phương thức thuê tàu chợ.
- Tàu có cơ hội tận dụng được hết sức tải trong từng chuyến đi, vì vậy nếu làm
tốt việc tìm nguồn hàng thì công tác khai thác tàu chuyến có thể đạt được hiệu quả
cao, đặc biệt là với những lô hàng có khối lượng lớn.
1.1.3.2. Nhược điểm
- Khó tổ chức và phối hợp giữa tàu và cảng cùng các bên liên quan khác: do
hình thức thuê tàu chuyến thực hiện khi hợp đồng được ký kết: quyết định cảng đi,
cảng đến và thời gian thực hiện chuyến đi là không cố định. Giá cước tàu chuyến
biến động bất thường, phụ thuộc vào cung cầu của thị trường: giá cước được hình
thành dựa trên sự thỏa thuận giữa người cho thuê tàu và người thuê tàu.
- So với tàu chợ thì tốc độ của tàu chuyến thường thấp hơn và thời gian tập
kết hàng cũng dài hơn, do vậy chi phí tồn kho của chủ hàng thương lớn hơn vận tải
tàu chợ.
- Thủ tục ký kết hợp đồng phức tạp, thường gây ra các tranh chấp trong quá

6


trình thực hiện hợp đồng do sự đa dạng về tập quán hàng hải: do những điều khoản
trong hợp đồng là sự thỏa thuân của hai bên mới tham gia ký kết hợp đồng.
1.1.4 Các hình thức thuê tàu chuyến
- Thuê tàu chuyến một (Single Trip): thuê tàu chuyến chở hàng từ một cảng
đến một cảng đích khác, hoàn thành việc dỡ hàng là hợp đồng hết hiệu lực.
- Thuê chuyến khứ hồi (Round Trip): thuê tàu chuyến chở hàng từ một cảng
đến một cảng đích khác, sau đó chở hàng quay về cảng ban đầu là hoàn thành hợp
đồng: lúc này giá cước có thể rẻ hơn.
- Thuê chuyến liên tục (Consecutive Voyage): thuê tàu chuyến chở một lượng

hàng liên tục đến khi hết hàng là hoàn thành hợp đồng. Hình thức thuê tàu chuyến
liên tục không quá giới hạn thời gian.
- Thuê tàu theo hợp đồng có khối lượng lớn hàng hóa (Contract Shipping):
trong thời gian cố định, chủ tàu phải hoàn thành chở hết khối lượng hàng hóa lớn.
1.1.5 Hợp đồng thuê tàu chuyến
Hợp đồng thuê tàu chuyến là hợp đồng chuyên chở hàng hoá bằng đường biển,
trong đó người chuyên chở cam kết sẽ chuyên chở hàng hoá từ một hay một số cảng
này đến một hay một số cảng khác giao cho người nhận còn người thuê tàu cam kết
sẽ thanh toán cuớc phí theo đúng như thoả thuận của hợp đồng.
Người chuyên chở (carrier) trong hợp đồng thuê tàu chuyến có thể là chủ tàu
(ship-owner), nhưng cũng có thể không phải chủ tàu, mà chỉ là người thuê tàu của
người khác để thực hiện kinh doanh lấy lãi. Còn người thuê tàu để chuyên chở hàng
hóa là người có hàng, có thể là người xuất khẩu hoặc là người nhập khẩu theo điều
kiện và cơ sở giao hàng được áp dụng trong hợp đồng mua bán ngoại thương.
Đối tượng vận chuyển của tàu chuyến thường là các loại hàng hóa hàng rời, có
khối lượng lớn, thường chở đầy tàu như: ngũ cốc, quặng, than, phân bón…
Trong hợp đồng thuê tàu chuyến có các nội dung:
- Các bên của hợp đồng: là chủ tàu (người chuyên chở) và người thuê tàu, có
thể thông qua đại lý hoặc môi giới.
- Quy định về hàng hóa: tên hàng hóa, bao bì, ký mà hiệu, trọng lượng, số
lượng, thể tích, tính chất nguy hiểm của hàng hóa (nếu có).

7


- Quy định về con tàu và thời gian tàu đến cảng xếp hàng.
- Quy định chi tiết về các thông tin của tàu: tên tàu, quốc tịch, năm đóng, NRT,
GRT, dung tích chứa hàng, mớn nước…
- Quy định về thời gian tàu có mặt ở cảng và sẵn sàng xếp hàng (LAYDAYS).
- Mức giá cước: được tính theo trọng lượng nếu là hàng nặng, tính theo thể

tính đối với hàng nhẹ và cồng kềnh, hoặc thuê bao cả chuyến tàu.
Để thỏa thuận về mức giá cước, hai bên phải thỏa thuận thống nhất các vấn đề
như đồng tiền tính cước, đơn vị tính cước, mức giá cước gồm chi phí xếp dỡ, sắp
xếp, san cào hay không (theo điều kiện FI, FO, FIO…)
- Trọng lượng, khối lượng tính cước: có thể là trọng lượng lúc nhận hàng, tức
là trọng lượng ghi trên vận đơn hoặc theo trọng lượng giao hàng.
- Cách thức thanh toán tiền cước: việc thanh toán tiền cước chủ tàu và người
tàu có thể thanh toán bằng một trong các cách sau: tiền cước trả trước, tiền cước trả
tiền sau, và trả trước một phần, trả sau một phần.
- Quy định về thời gian làm hàng: là khoảng thời gian do hai bên thỏa thuận
trong hợp đồng thuê tàu, dành cho xếp hàng ở cảng xếp và dỡ hàng ở cảng dỡ, cần
quy định rõ: số ngày, giờ dành cho việc xếp dỡ hàng, những thời gian không tính
vào thời gian xếp, dỡ hàng, mốc tính thời gian làm hàng…
- Thưởng, phạt xếp dỡ: nếu người xếp dỡ hàng muộn hơn thời gian quy định
sẽ bị chủ tàu phạt một khoản tiền, gọi là tiền phạt xếp dỡ chậm. Ngược lại, nếu
người xếp hàng hoàn thành xếp hàng sớm hơn thời gian quy định sẽ được chủ tàu
thưởng một khoản tiền, gọi là tiền thưởng xếp dỡ nhanh. Thông thường, tiền thưởng
chỉ bằng nửa tiền phạt.
- Các điều khoản khác của hợp đồng thuê tàu chuyến:
+ Hoa hồng môi giới.
+ Cầm giữ hàng hóa.
+ Chạy chệch đường.
+ Vận đơn đường biển.
+ Thuế cước.
+ Điều khoản hai tàu đâm va cùng có lỗi.

8


+ Điều khoản về tổn thất chung.

Ngoài ra: điều khoản về đình công, rủi ro chiến tranh, băng trôi…
1.1.6 Chi phí các bên phải chịu trong thuê tàu chuyến
Giá cước tàu chuyến có thể tính theo tấn dung tích, tấn trọng tải hoặc tính theo
giá trị hàng hóa. Giá cước tùy thuộc vào điều kiện vận chuyển và quan hệ cung cầu
trên thị trường.
Chủ tàu phải chịu các chi phí sau:
- Khấu hao cơ bản và khấu hao sữa chữa lớn.
- Chi phí sữa chữa thường xuyên.
- Chi phí bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
- Chi phí vật liệu và phụ từng thay thế.
- Chi phí quản lý và khai thác tàu.
- Chi phí lương và phụ cấp cho thuyền viên.
- Chi phí tiền ăn cho thuyền viên.
- Chi phí bảo hiểm xã hội.
- Chi phí nhiên liệu, dầu nhờn.
- Cảng phí.
- Hoa hồng phí.
- Đại lý phí.
- Chi phí khác.
Người thuê tàu phải chịu các chi phí sau:
- Tổng số tiền cước vận chuyển.
- Tiền chi phí xếp dỡ hàng.
- Tiền hoa hồng môi giới tìm tàu: là khoản tiền chi phí mà người thuê tàu phải
trả cho người môi giới theo % giá trị hợp đồng thuê tàu chuyến.
1.2 Phương thức thuê tàu chợ
1.2.1 Khái niệm phương thức thuê tàu chợ
- “Tàu chợ là tàu thường xuyên chạy trên một tuyến đường nhất định, ghé qua
những cảng nhất định theo một lịch trình định trước”. (PGS.TS Nguyễn Thanh
Thủy, Giáo trình Logistics vận tải, 2015, tr.13)


9


- Tàu chợ hoạt động trên tuyến đường nhất định nên người ta còn gọi là tàu
định tuyến. Lịch chạy tàu thường được các hãng tàu công bố trên các phương tiện
thông tin đại chúng để phục vụ khách hàng.
- “Thuê tàu chợ là việc chủ hàng liên hệ với chủ tàu hoặc đại lý của chủ tàu
yêu cầu dành chỗ trên tàu để chuyên chở hàng hóa từ cảng này đến cảng khác”.
(PGS.TS Nguyễn Thanh Thủy, Giáo trình Logistics vận tải, 2015, tr.13)
- Mối quan hệ giữa người thuê với người cho thuê trong phương thức thuê tàu
chợ được điều chỉnh bằng một chứng từ được gọi là vận đơn đường biển. Nội dung
của vận đơn đường biển do hãng tàu quy định sẵn. Tàu chợ không có hợp đồng thuê
tàu mà chỉ có vận đơn thay thế hợp đồng.
1.2.2 Đặc điểm phương thức thuê tàu chợ
Tàu chạy giữa các cảng theo một lịch trình công bố trước.
- Chứng từ điều chỉnh các mối quan hệ trong thuê tàu chợ là Vận đơn đường
biển (Bill of Lading- B/L).
- Khi thuê tàu chợ, chủ hàng không được tự do thỏa thuận điều kiện, điều
khoản chuyên chở mà phải tuân thủ các điều kiện in sẵn của vận đơn đường biển;
- Cước phí trong thuê tàu chợ thường bao gồm cả chi phí xếp dỡ hàng hóa và
được tính toán theo biểu cước (Tariff) của hàng tàu.
- Chủ tàu đóng vai trò là người chuyên chở, là người chịu trách nhiệm về hàng
hóa trong suốt quá trình vận chuyển.
- Các chủ tàu chợ thường cùng nhau thành lập các Công hội tàu chợ (Liner
Conference) hoặc Công hội cước phí (Freight Conference) để không chế thị trường
và nâng cao khả năng cạnh tranh.
- Để tránh tình trạng cạnh tranh khốc liệt giữa các hãng vận tải trên cùng một
tuyến và tăng hiệu quả vận tải container bằng đường biển, các hãng tàu có chiến
lược liên minh cùng kinh doanh trên tuyến.
- Có thể sử dụng hình thức thuê tàu chợ khi chủ hàng có hàng bách hóa, số

lượng tùy ý và cảng xếp dỡ nằm trong lịch trình của tàu.
1.2.3 Các hình thức tổ chức tuyến tàu chợ
- Tổ chức vận tải theo chuyến vòng tròn kép kín:

10


Ví dụ: hành trình tàu: đi theo kiểu vòng tròn: xuất phát từ cảng A đến cảng B
xếp dỡ hàng hóa, tàu lại tiếp tục đi đến cảng C. Sau khi hoàn thành việc xếp dỡ
hàng ở cảng C thì quay về cảng A luôn mà không vòng qua cảng B.
- Tổ chức vận chuyển theo chuyến khứ hồi:
Ví dụ: hành trình tàu đi từ cảng A đến cảng B xếp dỡ hàng hóa, tàu lại tiếp tục
tục đi đến cảng C. Sau khi hoàn thành việc xếp dỡ hàng ở cảng C thì tàu quay về
cảng B thực hiện hoạt động xếp dỡ hàng hóa rồi mới quay về cảng A.
1.2.4 Chi phí các bên phải chịu trong thuê tàu chợ
-Giá cước trong vận tải tàu chợ cao, ổn định, do chủ tàu hoặc hiệp hội chủ tàu
đưa ra, giá cước bao gồm chi phí xếp dỡ.
- Hình thức cho thuê tàu chợ, chủ tàu phải chịu các chi phí sau:
+ Khấu hao cơ bản và khấu hao sữa chữa lớn.
+ Chi phí sữa chữa thường xuyên.
+ Chi phí bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
+ Chi phí vật liệu và phụ từng thay thế.
+ Chi phí quản lý và khai thác tàu.
+ Chi phí lương và phụ cấp cho thuyền viên.
+ Chi phí bảo hiểm xã hội.
+ Chi phí nhiên liệu, dầu nhờn.
+Cảng phí.
+ Hoa hồng phí.
+ Đại lý phí.
+ Chi phí vật rẻ mau hỏng.

+ Chi phí khác.
- Các chi phí mà người thuê tàu phải chịu đã được các hãng tàu tính toán và
đưa ra con số cố định ghi trên vận đơn, được các hãng tàu niêm yết và công bố rộng
rãi.
Cước phí trong thuê tàu chợ thường bao gồm cả chi phí xếp hàng hóa và được
tính toán biểu cước của hãng tàu. Biểu cước này có hiệu lực trong thời gian tương
đối dài.

11


1.3 Phương thức thuê tàu định hạn
1.3.1 Khái niệm
Thuê tàu định hạn (Time charter) là việc chủ tàu (ship-owner) cho người thuê
tàu (charter) thuê toàn bộ con tàu để chuyên chở hàng hóa trong một khoảng thời
gian và trong một hoặc nhiều vùng khai thác nhất định. (Nghiệp vụ cho thuê tàu
định hạn, 15/4/2016, />1.3.2 Đặc điểm của phương thức thuê tàu định hạn
Chủ tàu chuyển quyền sử dụng tàu và quản lý tàu sang cho người thuê trong
thời hạn nhất định.
Người thuê phải trả tiền thuê tàu theo quy định hợp đồng.
Chi phí hoạt động của tàu do người thuê phải chịu.
Hợp đồng thuê tàu là văn bản điều chỉnh quan hệ pháp lý giữa chủ tàu và
người thuê tàu.
Chủ tàu không đóng vai trò là người chuyên chở mà người thuê tàu đóng vai
trò này để thực hiện vận chuyển hàng hóa và lấy tiền cước.
1.3.3 Các hình thức thuê tàu định hạn
1.3.3.1 Thuê tàu định hạn trơn (time bare boat charter)
Là chỉ thuê con tàu (vỏ tàu, máy móc, và các trang thiết bị cần thiết) mà không
thuê thuyền viên của tàu đó. Với hình thức này người đi thuê phải chịu tất cả các chi
phí liên quan tới việc kinh doanh khai thác tàu còn phải bỏ chi phí liên quan tới việc

kinh doanh khai thác tàu còn phải bỏ ra chi phí thuê thuyền viên cũng như việc trả
lương hàng tháng cho họ.
1.3.3.2. Thuê tàu định hạn phổ thông (Normal Time Charter)
Là thuê cả cả tàu lần thuyên viên của tàu trong một thời gian nhất định.Với
hình thức này, trong suốt thời gian thuê, thuyền trưởng thuyền viên điều khiển con
tàu với sự quản lý của người thuê tàu. Tất cả các chi phí có liên quan tới việc kinh
doanh khai thác con tàu (trừ lương thuyền viên) đều thuộc về người đi thuê tàu.
Người thuê thực hiện chức năng như một người chuyên chở.
1.3.4 Trình tự các bước thuê tàu định hạn

12


Bước 1: Người thuê tàu thông qua môi giới (Broker) yêu cầu thuê tàu để khai
thác trên vùng nào đó. Ở bước này người thuê tàu phải cung cấp cho người môi giới
tất cả các thông tin về loại tàu, kích cỡ, tiêu chuẩn kĩ thuật, hàng hóa dự kiến vận
chuyển, vùng khai thác... để người môi giới có cơ sở tìm tàu.
Bước 2: Người môi giới chào hỏi tàu, trên cơ sở những thông tin về tàu và
vùng khai thác do người thuê tàu cung cấp, người môi giới sẽ tìm tàu, chào tàu thuê
cho phù hợp với nhu cầu của người thuê tàu.
Bước 3: Người môi giới đàm phán với chủ tàu, sau khi chào hỏi tàu, chủ tàu
và người môi giới sẽ đàm phán với nhau tất cả các điều khoản của hợp đồng thuê
tàu như trang thiết bị kĩ thuật, việc sửa chữa, mức tiêu hao nhiên liệu, mức cước
phí/ngày tàu, thời gian thuê, nới giao nhận tàu, vùng khai thác, tình trạng thuyền
viên...
Bước 4: Người môi giới thông báo kết quả đàm phán với người thuê tàu: Sau
khi có kết quản đàm phán, người môi giới sẽ thông báo kết quả đàm phán cho người
thuê tàu để người thuê tàu biết và chuẩn bị cho việc kí kết hợp đồng thuê tàu.
Bước 5: Người thuê tàu với chủ tàu kết hợp đồng, trước khi kí kết hợp đồng
người thuê tàu phải rà soát lại toàn bộ hợp các điều khoản của hợp đồng.

Bước 6: Thực hiện hợp đồng, sau khi kí kết, hợp đồng thuê tàu sẽ được thực
hiện.
1.3.5 Hợp đồng thuê tàu định hạn, quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan
Theo luật hàng hải chương VII – Hợp đồng thuê tàu:
Điều 143: Hợp đồng thuê tàu định hạn
1. Hợp đồng thuê tàu định hạn là hợp đồng thuê tàu, theo đó chủ tàu cung cấp
một tàu cụ thể cùng với thuyền bộ cho người thuê tàu.
2. Hợp đồng thuê tàu định hạn có các nội dung sau đây:
a) Tên chủ tàu, tên người thuê tàu.
b) Tên, quốc tịch, cấp tàu; trọng tải, công suất máy, dung tích, tốc độ và mức
tiêu thụ nhiên liệu của tàu.
c) Vùng hoạt động của tàu, mục đích sử dụng, thời hạn hợp đồng;
d) Thời gian, địa điểm và điều kiện của việc giao và trả tàu

13


đ) Tiền thuê tàu, phương thức thanh toán.
e) Các nội dung liên quan khác.
Điều 144: Nghĩa vụ của chủ tàu trong thuê tàu định hạn
1. Chủ tàu có nghĩa vụ giao tàu biển cho người thuê tàu đúng địa điểm, thời
điểm với trạng thái an toàn kỹ thuật cần thiết, có đủ dự trữ phù hợp với mục đích sử
dụng đã thoả thuận trong hợp đồng và duy trì như vậy trong suốt thời gian thuê tàu.
2. Chủ tàu có nghĩa vụ cung cấp thuyền bộ có năng lực phù hợp với mục đích
sử dụng tàu đã thoả thuận trong hợp đồng, trả lương và bảo đảm các quyền lợi hợp
pháp khác cho thuyền viên trong thời gian thuê tàu.
Điều 145: Quyền của người thuê tàu định hạn
1. Người thuê tàu có toàn quyền sử dụng các khu vực chuyên dùng ở trên tàu
để vận chuyển hàng hoá, hành khách, hành lý.
2. Người thuê tàu không có quyền sử dụng các khu vực khác ở trên tàu để vận

chuyển hàng hoá, hành khách, hành lý, trừ trường hợp được chủ tàu đồng ý.
Điều 146: Nghĩa vụ của người thuê tàu định hạn
1. Người thuê tàu có nghĩa vụ sử dụng tàu đúng mục đích đã thoả thuận trong
hợp đồng và phải quan tâm thích đáng các quyền lợi của chủ tàu.
2. Người thuê tàu có nghĩa vụ bảo đảm tàu chỉ được sử dụng để vận chuyển
hàng hoá, hành khách và hành lý hợp pháp.
3. Sau khi hết hạn cho thuê tàu, người thuê tàu có nghĩa vụ trả tàu cho chủ tàu
đúng địa điểm, thời điểm và trạng thái kỹ thuật đã thoả thuận trong hợp đồng, trừ
những hao mòn tự nhiên của tàu.
1.3.6 Ưu, nhược điểm phương thức thuê tàu định hạn
1.3.6.1 Ưu điểm
Mang lại hiệu quả kinh doan doanh khá tốt trong một thời gian nhất định
Tăng thu nhập trong thời kì khó khăn khi chưa tìm được bạn hàng và nguồn
hàng
1.3.6.2 Nhược điểm
Doanh thu không ổn định

14


Hiệu quả khai thác thấp
Biến một số đơn vị kinh doanh vận tải biển thành đơn vị kinh doanh “thu mua
tàu”

15


=> Phương thức cho thuê tàu định hạn thường được áp dụng khi chủ tàu có
khó khăn tạm thời trong việc tìm kiếm nguồn hàng để chuyên chở hay khi giá cước
trên thị trường thuê tàu chuyến có xu hướng giảm lâu dài.CHƯƠNG


2:

PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ĐỀ BÀI
Việc phân tích tình hình hàng hóa có ý nghĩa quan trọng đi đến ký kết hợp
đồng và nhằm thực hiện tốt hợp đồng đã được ký kết, do đó phải nắm vững các vấn
đề sau:
- Khối lượng vận chuyển hàng hóa phải phù hợp với đặc trưng kỹ thuật của tàu
lựa chọn.
- Tính chất lý hóa của hàng hóa cần vận chyển để bảo đảm cho việc bảo quản
hàng hóa cũng như an toàn cho tàu, con người, hàng hóa trong quá trình hành hải.
- Dung tích đơn vị của hàng hóa để bảo đảm chở hết số lượng hàng hóa đã ký
trong hợp đồng.
2.1. Phân tích đơn chào hàng.
Cargo: 220.000 Tấn hàng than cốc
Loading port: Sai Gon
Discharging port: Jakartar
Người thuê tàu chở 220.000 tấn hàng than cốc từ cảng xếp an toàn là cảng Sài
Gòn, Việt Nam đến cảng dỡ an toàn là cảng Jakartar, Indonexia.
2.1.1. Tàu chuyến
Bảng 2.1: Các đặc trưng thuê tàu chuyến
STT

Các đặc trưng

Thông số

1

Tên tàu dự kiến


Diamond Star

2

Điều khoản chi phí xếp dỡ thuê tàu

FIOST

3

Cước vận chuyển

21 USD/T

- Tên tàu dự kiến: Diamond Star
- Trọng tải: 27.000 DWT chở hàng rời.
- Điều khoản chi phí xếp dỡ thuê tàu: FIOST: Free In and Out Stowed And

16


Trimmed: Người vận chuyển/chủ tàu không phải chịu chi phí bốc hàng lên tàu, sắp
xếp hàng hóa trong hầm hàng và dỡ hàng ra khỏi tàu biển. Những chi phí này
thường do người thuê vận chuyển hay người giao hàng trả.
Người thuê tàu phải trả:
- Cước vận chuyển của tàu chuyến là 21 USD/T.
- Chi phí xếp dỡ là 2,8 USD/T
- Tiền hoa hồng người thuê tàu phải trả cho người môi giới 2,5% giá trị hợp
đồng (giá trị hợp đồng bằng tổng cước vận chuyển và tổng cước phí xếp dỡ hết

220.000 tấn hàng than cốc).
2.1.2. Tàu định hạn trần
Thuê tàu định hạn trần: là hình thức chủ tàu chỉ cho thuê con tàu (vỏ, máy, các
trang thiết bị cần thiết) mà không cho thuê thuyền bộ.
Bảng 2.2: Các đặc trưng tàu định hạn
STT
1

Các đặc trưng
Tên tàu

Đơn vị
Neptune

2

Tổng dung tích (GRT)

17.130

3

Dung tích chứa hàng

32.699 m3

Tàu Neptune: tàu chở hàng Neptune có tổng dung tích là 17.130 DWT
GRT: Trọng tải đăng ký của tàu (Dung tích toàn phần) : là dung tích toàn phần
lớn nhất của tàu thuyền được ghi trong giấy chứng nhận dung tích do cơ quan đăng
kiểm cấp cho tàu thuyền theo quy định.Là đơn vị tính dung tích các khu vực kín bao

gồm dung tích hầm hàng, khu vực ăn ở của thuyền viên, các kho tàng... Mỗi GRT
khoảng 2,03m3, đơn vị này được sử dụng để tính toán để chi trả một số khoản phí
như phí đi qua kênh, qua luồng, phí lai dắt (bao gồm cả phí hoa tiêu) phí nằm cầu...
Dung tích chứa hàng là 32.699 m3.
L/D rate: 4.000 MT/ 4000MT PWWD SHEX EIU: Per weather working day,
Sundays/holidays excluded even if used: khả năng bốc dỡ 4.000 MT hàng 1 ngày ở
mọi thời tiết, ngoại trừ chủ nhật và ngày lễ nếu làm vẫn tính.

17


Ngoài ra có các thông tin liên quan như:
- Tốc độ tàu chạy có hàng 15 HL/giờ, tàu chạy không tải 18 HL/giờ
- Tổng thời gian tàu vào cảng, ra vào và chờ cầu cảng tại các cảng Sài Gòn,
Jakartar đều là 1 ngày.
- Đơn giá thuê tàu định hạn: 11.000 USD/ngày: người thuê tàu trả cho chủ tàu.
- Tổng lương phải trả cho thuyền viên trên là 1.100 USD/ngày: tiền lương
người thuê tàu phải trả cho thuyền bộ.
- Tổng chi phí tiền ăn uống cho thuyền viên trên cả 2 tàu đều là 200
USD/ngày.
- Chi phí dầu nhờn bằng 10% chi phí nhiên liệu: nghĩa là bằng 10% chi phí sử
dụng dầu FO và dầu DO.
- Mức tiêu hao nhiên liệu dầu DO/FO là lượng nhiên liệu tiêu hao tính theo
giờ, ngày mà tàu sử dụng trong quá trình vận chuyển.
Bảng 2.3: Mức sử dụng nhiên liệu
Đơn vị

Đơn giá

Mức tiêu hao dầu FO khi tàu chạy


20T/ngày

7.220 đồng/kg

Mức tiêu hao dầu DO khi tàu chạy/đỗ

3T/ngày

9.580 đồng/lít

Nguồn: Hiệp hội xăng dầu Việt Nam (NĐ 83/2014/NĐ-CP và Công văn số 189/BTC-QLG
ngày 18/03/2016)

- Mức tiêu hao nước ngọt là 3T/ ngày, đơn giá 7USD/T.

18


2.2 Đặc điểm của tuyến đường từ cảng Sài Gòn đến cảng Jakartar
Tuyến đường biển Sài Gòn – Jakarta thuộc vùng biển Đông Nam Á. Nó nằm
trong khu vực nhiệt đới gió mùa có mưa rất nhiều, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió
mùa. Khí hậu của vùng biển này cũng giống như khí hậu của vùng biển Việt Nam.
Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, càng về
phía Nam gió càng giảm dần và không ảnh hưởng đến sự đi lại của tàu. Khoảng thời
gian từ tháng 6 đến tháng 9 gió mùa Đông Nam thổi mạnh ảnh hưởng đến tốc độ
của tàu đồng thời đây là thời điểm có lượng mưa khá lớn. Trên tuyến đường này
cũng chịu ảnh hưởng của hai dòng hải lưu. Một dòng từ phía Bắc chảy xuống và
một dòng từ phía vịnh Thái Lan từ nam lên bắc sát bờ biển Malaixia qua bờ biển
Campuchia. Tốc độ dòng chảy này nhỏ không ảnh hưởng đến hoạt động của tàu qua

lại. Hầu hết vùng biển Đông Nam Á có chế độ nhật triều với biên độ dao động
tương đối lớn từ 2 đến 5 mét. Vào sáng sớm và chiều tối vùng biển này có nhiều
sương mù
2.3 Đặc điểm của cảng
2.3.1 Cảng Sài Gòn
Cảng Sài Gòn trong hệ thống cảng biển của ngành Hàng hải Việt Nam là một
cảng có sản lượng và năng suất xếp dỡ hàng đầu quốc gia. Cảng có điều kiện tự
nhiên thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa ra quốc tế. Cảng Sài Gòn nằm ở hữu
ngạn sông Sài Gòn có vĩ độ 10o48’ Bắc, 106o42’ kinh Đông. Cảng nằm dọc bờ dài
hơn 2km, cách bờ biển 45 hải lí. Khu vực cảng Sài Gòn có chế độ bán nhật triều,
biên độ giao động của mực nước triều lớn nhất là 3.98mét, tốc độ dòng chảy là
1mét/giây. Từ cảng Sài Gòn đi ra đường biển có 2 đường sông:
- Theo sông Sài Gòn ra vịnh Gành Ráy qua sông Lòng Tảo, sông Nhà Bè và
sông Sài Gòn. Đường này thích hợp cho những tàu có mớn nước khoảng 9 mét và
chiều dài là 210 mét.
- Theo sông Soài Rạp đường này dài hơn 10 hải lí thích hợp với tàu có mớn
nước nhỏ hơn 6 mét.
- Ngoài hệ thống bến bãi, cảng Sài Gòn còn có hệ thống phao neo tàu gồm 6
phao ở hữu ngạn sông Sài Gòn và 26 phao ở tả ngạn sông Sài Gòn. Cách 10 hải lí

19


về hạ lưu cảng Sài Gòn có 12 phao dành cho tàu chở hàng dễ cháy nổ.
- Sức chứa: tổng diện tích mặt bằng: 500.000 m2, kho 25 (53,887 m2).
- Bãi: 225,839 m2, trong đó bãi chất xếp container 160.569 m2.
- Mức xếp dỡ: 1000 -1500 T/ngày. ( Theo
truy cập ngày 15/4/2016)
2.3.2 Cảng Jakartar
Cảng Jakartar là 1 trong những cảng biển lớn nhất của Indonexia. Vị trí

6006’S, 106052E. Cảng nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa và chịu ảnh hưởng lớn
của khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Cảng Jakartar thuộc thủ phủ của Jakartar, Indonexia, cách cảng Sài Gòn, Việt
Nam khoảng 1010 Hải lý. Cảng có thể tiếp nhận nhiều tàu trọng tải từ 50.000 DWT
đến 85.000 DWT. Cảng Jakartar làm việc liên tục 24/24 giờ.
Hệ thống kho bãi
- Tổng diện tích: 45,50 ha
- Sức chứa: 39.884 TEUS
Cảng gồm 5 bến cảng với nhiều bến nhô ra biển. Cảng biển có thể tiếp nhận
được hàng container, hàng bách hóa, hàng rời... Cảng nằm cách thủ đô Jakarta 10
km. Lượng hàng đến cảng 10.106 tấn/năm. ( Theo
truy cập ngày 15/4/2016)
2.4 Phân tích tính chất hàng hóa
- Chọn hàng nhẹ X: than cốc
- Hàng hóa là hàng nhẹ: SF > 40 cft/tấn hay SF > 1,132 m3/tấn ( 1cft =
0,0283m3)
- Hệ số chất xếp của than cốc: SF = 1,9 m3/tấn
=> Chọn than cốc là hàng hóa vận chuyển
- Người thuê tàu chở 220.000 tấn hàng than cốc từ cảng xếp an toàn là cảng
Sài Gòn, Việt Nam đến cảng dỡ an toàn là cảng Jakartar, Indonexia.
- Than cốc có tính chất cứng, xốp có màu xám, là quá trình luyện cốc của than

20


mỡ. Trong hàm lượng than cốc có chứa khoảng 96 – 98% là Cacbon, phần còn lại là
S, N, O. Độ xốp đạt 49 – 53%, tỷ trọng riêng khoảng 1,80 – 1,95 g/cm 3. Tỷ trọng
than cốc khi ở dạng rời là khoảng 400 – 500 kg/m3. Do quá trình luyện than cốc từ
than đá làm cho hàm lượng khí than tăng lên dẫn tới khả năng phản ứng và khả
năng dễ cháy là rất cao.

Phương pháp chất xếp và bảo quản:
- Than cốc là hàng rời được chất xếp theo kiểu đổ đống xã tự do. Than cốc cần
phải được vận chuyển bằng các tàu hàng khô. Trước khi xếp than lên tàu, tàu cần
được vệ sinh sạch sẽ, các hâm hàng phải khô ráo, tránh làm cho than gặp nước sẽ
hút ẩm, trở thành than hỗn hợp mất đi hình dạng cũng như tính chất ban đầu. Than
cốc được xếp xuống tàu bằng cách rót thông qua hệ thống phễu tự động.
- Trong quá trình vận chuyển, than cốc cần được bảo quản cẩn thận, tránh gặp
nước sẽ làm thoát ra khí than nước mà loại khí này dễ gây cháy. Vì vậy, sẽ gây nguy
hiểm cho cả người và các trang thiết bị trên tàu.

21


CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN
THUÊ TÀU
3.1. Tính chi phí thuê tàu chuyến
a) Tiền cước phải trả
Tiền cước là khoản tiền mà người thuê tàu trả cho chủ tàu đã được hai bên
thỏa thuận và ghi rõ trong hợp đồng.
Tiền cước phải trả

= Khối lương hàng hóa × Cước vận chuyển
=

220.000 × 21 = 4.620.000 USD

b) Chi phí xếp dỡ hàng
Chi phí xếp dỡ

= Khối lượng hàng hóa ×

=

Phí xếp dỡ x 2

220.000 × 2,8 × 2 = 1.232.000 USD

c) Chi phí hoa hồng môi giới
= phí hoa
Chi
hồng môi giới

Tỷ lệ hoa hồng
phí

=

2,5×%

=

× Giá trị hợp đồng
thuê tàu chuyến

4.620.000

= 115.500 USD

=> Tổng chi phí thuê tàu chuyến = 4.620.000 + 1.232.000 + 115.500
= 5.967.500 USD
3.2. Tính toán chi phí chuyến đi của mỗi tàu: tàu định hạn trần

3.2.1 Tính thời gian thuê tàu định hạn
a) Khối lượng hàng tàu chở được trong một chuyến
Dung tích chứa hàng của tàu
Khối lượng hàng tàu chở
=
được trong một chuyến
SF
32.699
= 17.210 tấn
=

1,9
Khối lượng hàng chuyên chở

b) Số chuyến để chở hết lượng hàng
Số chuyến để chở hết lượng
hàng

=

Khối lượng hàng chở trong 1 chuyến
220.000

=

22

=

12,78 chuyến



Vậy cần 13 chuyến để chở hết lượng hàng
c) Thời gian thuê tàu định hạn
Khoảng cách từ cảng Sài gòn đến càng Jakartar là 1010 hải lý.
Thời gian
thuê tàu
định hạn

Thời gian
tàu chạy có +
hàng

=

Thời gian tàu
=
chạy có hàng

=
=

Thời gian tàu
chạy không hàng

=

Thời gian tàu
+
chạy không hàng


Khoảng cách giữa 2 cảng
×

Thời gian
tàu ở cảng

× Số chuyến

Tốc độ tàu có hàng
1.010
× 13 = 875,333 giờ = 36,472 ngày
15
Khoảng cách giữa 2 cảng

×

Số chuyến

Tốc độ tàu có hàng
=

1.010
18

Thời gian tàu
nằm tại cảng

=


=

× 13 = 729,444 giờ = 30,394 ngày

Thời gian xếp
dỡ hàng
220.000

+

Thời gian tàu ra
vào cảng và chờ
cầu

× 2 + (2 ×13) = 136 ngày

4.000
=> Tổng thời gian thuê tàu định hạn = 36,472 + 30,394 + 136
= 202,87 ngày ≈ 203 ngày

3.2.2 Tính chi phi thực hiện hợp đồng
a) Chi phí thuê tàu
Chi phí thuê tàu =
=

Thời gian thuê
tàu định hạn

×


Đơn giá thuê tàu
định hạn

203 × 11.000 = 2.233.000 USD

23


b) Chi phí nhiên liệu
Tỷ giá 1USD = 22.294 VND
Dầu FO: 7220 VND/kg = 323,854 USD/tấn.
Dầu DO: 9580 VND/kg = 507,334 USD/tấn.
- Chi phí nhiên liệu khi tàu chạy
Chi phí nhiên
liệu khi tàu chạy =

Mức tiêu hao DO × Đơn giá DO
×

+

Mức tiêu hao FO × Đơn giá FO
Thời gian tàu
chạy

=

Thời gian tàu
đỗ


=
=

Tổng thời gian tàu
chạy
+

2+3

136 +

tàu chạy

Thời gian tàu
đỗ

-

Thời gian tàu nằm
tại cảng

Thời gian

+

Thời gian tàu neo
đậu tại vũng vịnh

× 13 = 138,708 ngày


24

=> Thời gian tàu chạy = 203 – 138,708 = 64,292 ngày.
Chi phí nhiên liệu = [(3 × 507,334) + (20 ×323,854)] × 64,292
khi tàu chạy
= 514.276,99 USD
- Chi phí nhiên liệu khi tàu đỗ

Chi phí nhiên
liệu khi tàu đỗ

Chi phí nhiên
liệu

=

Mức tiêu
hao dầu DO

× Đơn giá

=

3 × 507,334 × 138,708 = 211.113,853 USD

=

Chi phí nhiên liệu
khi tàu chạy


=

514.276,99 + 211.113,853 = 725.390,843 USD

DO

+

× Thời gian

tàu đỗ

Chi phí nhiên
liệu khi tàu đỗ

c) Chi phí dầu nhờn
Chi phí dầu nhờn = 10% × Chi phí nhiên liệu
= 10% × 725.390,843 = 72.539,084 USD

24


d) Chi phí nước ngọt
Mức tiêu hao
Chi phí nước ngọt =
nước ngọt
=

× Đơn giá
nước ngọt


× Thời gian thuê
tàu định hạn

3 × 7 × 203 = 4263 USD

e) Chi phí quản lý trả lương và chi phí ăn uống cho thuyền viên
Chi phí quản lý

Tổng lương phải
trả cho thuyền

=

1.100 × 203 = 223.300 USD

trả lương

Chi phí ăn uống
cho thuyền viên

× Thời gian thuê
tàu định hạn

=

Tổng chi phí ăn
uống cho thuyền
viên


=
=

×

Thời gian thuê
tàu định hạn

200 × 203 = 40.600 USD

3.2.3 Tính cảng phí
Trọng tải phí và phí bảo đảm hoa tiêu là phí bắt buộc người thuê tàu trả cho
chủ tàu khi vào cảng. Tùy theo trọng tải tàu mà có mức phí đóng khác nhau
a) Trọng tải phí của tàu tại các cảng
Bảng 3.1: Đơn giá trọng tải phí và phí bảo đảm hàng hải
Cảng

Đơn giá trọng tải phí

Đơn giá phí bảo đảm hàng

Sài Gòn
Jakartar

(USD/GRT/lượt)
0,032
0,028

hải (USD/GRT/lượt)
0,135

0,150

Do 2 tàu đều có 1 lần vào cảng và 1 lần rời cảng ở mỗi cảng. Số lượt ở mỗi
cảng để tính trọng tải phí và phí bảo đảm hàng hải là 2 lần ở mỗi cảng.
- Tại cảng
Sài của
Gòn
Trọng
tải phí
tàu
mỗiJakartar
cảng
- Tạitại
cảng

=

=
=

0,032
17.130 × 2 = 1.096,32 USD
Đơn
giá ×
trọng
Số lượt
× GRT
×
tải phí
0,028

× 17.130 × 2 = 959,28 USD ra,vào

=> Trọng tải phí tại hai cảng = (Trọng tải phí tại cảng Sài Gòn + Trọng tải
phí tại cảng Jakar) × Số chuyến
= (1.096,32 + 959,28) × 13 = 26.722,8 USD
25


×