Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Xây dựng kế hoạch chuyển đổi hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 90012008 sang ISO 90012015 nhằm duy trì và phát triển thương hiệu của công ty ô tô trường hải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.59 KB, 46 trang )

GVHD: PGS.TS Đỗ Thị Ngọc

Khóa luận tốt nghiệp
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang tạo ra sức ép cạnh tranh to lớn đối với
các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp Việt
Nam phải luôn chủ động tìm kếm các giải pháp nhằm nâng cao năng suất và khả năng
cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Mỗi doanh nghiệp đều theo
đuổi những mục tiêu riêng của mình trong đó mục tiêu cơ bản, lâu dài và quan trọng nhất
là lợi nhuận. Các mục tiêu của doanh nghiệp chỉ được thực hiện khi thị trường của doanh
nghiệp được củng cố và mở rộng. Thị trường của doanh nghiệp được đo bằng tỷ trọng sản
lượng tiêu thụ hay doanh số thực hiện của doanh nghiệp so với toàn ngành. Tiêu thụ ô tô
có vai trò vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp kinh doanh ô tô, nó quyết định sự
tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp đó. Chỉ khi ô tô được bán ra thị trường, các
doanh nghiệp mới có thể thu hồi lại vốn và mới có thể thực hiện được các mục tiêu đã
định trước. Hiện nay, thị trường ô tô thương mại đang cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh
nghiệp trong nước với nhau và với các liên doanh, thị phần các doanh nghiệp trong nước
vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong số lượng bán ra trên cả nước và đứng đầu vẫn là Công ty cổ
phần Ô tô Trường Hải. Với lợi thế phát triển ngành ô tô tại Việt Nam từ 30-40 năm, ô tô
của các nước Hàn Quốc, Nhật, Mỹ, Đức... sẽ chiếm ưu thế hơn so với xe của Việt Nam.
Như vậy, các công ty lắp ráp ô tô Việt Nam nói chung và Trường Hải nói riêng sẽ có
thêm những đối thủ cạnh tranh rất mạnh và nguy cơ bị chiếm mất thị phần bởi các đối thủ
đó là rất lớn. Đứng trước thực trạng đó, nhiệm vụ quan trọng của Trường Hải là phải giữ
được thị phần của mình trước các đối thủ cạnh tranh rất mạnh cả trong và ngoài nước,
đồng thời từng bước mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nhằm đáp ứng yêu cầu của
mục tiêu phát triển của Công ty.
Với mục đích xây dựng hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO nhằm duy trì và phát
triển thương hiệu của Trường Hải, tôi đã chọn chủ đề “Xây dựng kế hoạch chuyển đổi


hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 sang ISO 9001:2015
nhằm duy trì và phát triển thương hiệu của Công ty Ô tô Trường Hải” làm đề tài cho
chuyên đề tốt nghiệp của mình.
1


GVHD: PGS.TS Đỗ Thị Ngọc

Khóa luận tốt nghiệp

2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài là xây dựng kế hoạch và đề xuất những giải
pháp có cơ sở khoa học để thực hiện thành công việc chuyển đổi hệ thống quản trị chất
lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 sang ISO 9001:2015 của Công tyÔ tô Trường Hải.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
-

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau:
Hệ thống hóa những cơ sở khoa học để thiết lập và duy trì hệ thống quản lý chất lượng

-

theo tiêu chuẩn ISO 9000 đối với tổ chức kinh doanh.
Phân tích, đánh giá thực trạng duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001:2008 và bối cảnh thực tế cần chuyển đổi hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với
tiêu chuẩn ISO 9001:2015 tại Công ty Ô tô Trường Hải.

-


Xây dựng kế hoạch và đề xuất giải pháp chuyển đổi thành công hệ thống quản lý chất
lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001 phiên bản năm 2015 tại Công ty Ô tô Trường
Hải.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng duy trì hệ thống quản lý
chất lượng theo ISO 9001:2008 và bối cảnh phải chuyển đổi hệ thống quản lý chất lượng
phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2015 tại Công ty, cụ thể là chính sách, mục tiêu chất
lượng, hệ thống tài liệu, hồ sơ quản lý chất lượng tại Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải
Phạm vi:Xây dựng kế hoạch chuyển đổi hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn
ISO 9001: 2008 sang ISO 9001:2015tạiCông ty cổ phần Ô tô Trường Hải
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp
-

Nghiên cứu các báo cáo kết quả triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
ISO 9001:2008 tại Công ty;

-

Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh;

-

Những thông tin từ các cơ quan, các tổ chức năng suất chất lượng quốc gia và quốc tế liên
quan tới chuyển đổi, cập nhật hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001 qua các thời kỳ.

4.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp

2


GVHD: PGS.TS Đỗ Thị Ngọc
-

Khóa luận tốt nghiệp

Nghiên cứu hệ thống tài liệu, hồ sơ chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tại Công
ty.

-

Phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo, nhân viên trong Công ty và khách hàng của Công ty

-

Quan sát môi trường làm việc tại Công ty

5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận tốt nghiệp của em được chia làm 3 chương như
sau:
Chương 1:Những cơ sở khoa học để xây dựng kế hoạch chuyển đổi hệ thống quản trị
chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 sang phiên bản 2015 tại các công ty
kinh doanh
Chương 2:Thực trạng duy trì hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001:2008 tại Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải
Chương 3:Kế hoạch và giải pháp chuyển đổi thành công hệ thống quản trị chất lượng
theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 sang ISO 9001:2015nhằm duy trì và phát

triển thương hiệu tại Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải

3


GVHD: PGS.TS Đỗ Thị Ngọc

Khóa luận tốt nghiệp
CHƯƠNG 1

NHỮNG CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI HỆ
THỐNG QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9000 SANG
PHIÊN BẢN 2015 TẠI CÁC CÔNG TY KINH DOANH
1.1
1.1.1

Một số khái niệm cơ bản và thuật ngữ
Một số khái niệm cơ bản
Chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu. Nếu một sản phẩm vì lý do nào đó mà
không được nhu cầu chấp nhận thì phải bị coi là có chất lượng kém, cho dù trình độ công
nghệ để chế tạo ra sản phẩm đó có thể rất hiện đại. Đây là một kết luận then chốt và là cơ
sở để các nhà chất lượng định ra chính sách, chiến lược kinh doanh của mình. Như vậy
nói đến từ chất lượng không còn ý nghĩa “tốt”, “bền” mà nó có thể là“kém”, “tồi”, “tuyệt
hảo”.
Do chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu, mà nhu cầu luôn luôn biến động
nên chất lượng cũng luôn luôn biến động theothời gian, không gian, điều kiện sử dụng.
Trong cùng một thời điểm, cùng một sản phẩm/dịch vụ với các điều kiện hoàn toàn giống
nhau thì chất lượng chưa chắc giống nhau, vì nhu cầu của mỗi khách hàng, của bên quan
tâm chưa chắc giống nhau. Như vậy khi nhắc đến chất lượng sản phẩm, người ta không
chỉ nghĩ sản phẩm đó có nhiều tính năng tốt, vật liệu bền, sử dụng lâu dài, giá cả phải

chăng mà còn là thời gian giao hàng nhanh, đúng hẹn, thái độ phục vụ tốt, bảo hành chu
đáo …
Khi đánh giá chất lượng của một đối tượng, ta phải xét và chỉ xét đến mọi đặc tính
của đối tượng có liên quan đến sự thỏa mãn những nhu cầu cụ thể. Các nhu cầu này
không chỉ từ phía khách hàng mà còn từ các bên có liên quan, ví dụ như các yêu cầu
mang tính pháp chế, nhu cầu của cộng đồng xã hội.
Nhu cầu có thể được công bố rõ ràng dưới dạng các qui định, tiêu chuẩn nhưng cũng
có những nhu cầu không thể miêu tả rõ ràng, người sử dụng chỉ có thể cảm nhận chúng,
hoặc có khi chỉ phát hiện được trong chúng trong quá trình sử dụng.
Chất lượng không chỉ là thuộc tính của sản phẩm, hàng hóa mà ta vẫn hiểu hàng
ngày. Chất lượng có thể áp dụng cho một hệ thống, một quá trình.
4


GVHD: PGS.TS Đỗ Thị Ngọc

Khóa luận tốt nghiệp

Chất lượng là mức độ mà một tập hợp các tính chất đặc trưng của thực tế có khả
năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra hay tiềm ẩn.
Hệ thống quản lý chất lượng là một tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng, áp
dụng cho mọi tổ chức doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề, mọi thành phần kinh tế và
mọi hình thức hoạt động kinh doanh.
Thương hiệu là thuật ngữ được dùng phổ biến ở Việt Nam cũng như trên thế giới, đã
xuất hiện cách đây hàng thế kỷ với ý nghĩa để phân biệt hàng hóa của nhà sản xuất này
với hàng hóa của nhà sản xuất khác… Có nhiều quan điểm về thương hiệu, như:
Theo Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): “Thương hiệu là một dấu hiệu (hữu
hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hóa hay một dịch vụ nào đó
được sản xuất hay được cung câp bởi một cá nhân hay tổ chức. Đối với doanh nghiệp,
thương hiệu là khai niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm, dịch vụ với dấu hiệu của

doanh nghiệp gắn lên bề mặt sản phẩm dịch vụ nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ.
Thương hiệu là một tài sản vô hình quan trọng và đối với các doanh nghiệp lớn, giá trị
thương hiệu của doanh nghiệp chiếm một phần đáng kể trong tổng giá trị của doanh
nghiệp”.
Theo Hiệp hội nhãn hiệu thương mại quốc tế ITA (International Trademark
Association): “Thương hiệu bao gồm những từ ngữ, tên gọi, biểu tượng hay bất kì sự kết
hợp nào giữa các yếu tố trên được dùng trong thương mại để xác định và phân biệt hàng
hóa của các nhà sản xuất hoặc người bán với nhau và để xác định nguồn gốc của hàng hóa
đó”.
Theo định nghĩa của Hiệp hội Marketing Hoa Kì: “Thương hiệu là một cái tên, một
từ ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình vẽ hay tổng thể các yếu tố kể trên nhằm
xác định một sản phẩm hay một dịch vụ của một (hay một nhóm) sản phẩm người bán và
phân biệt các sản phẩm (dịch vụ) đó với đối thủ cạnh tranh”.
Trên cơ sở tìm hiểu, đánh giá và phân tích nhiều quan điểm khác nhau về thương
hiệu, tác giả lựa chọn phân tích quan điểm theo cách hiểu trong tài liệu “Thương hiệu với
nhà quản lý – Nguyễn Quốc Thịnh, Nguyễn Thành Trung” như sau :

5


GVHD: PGS.TS Đỗ Thị Ngọc

Khóa luận tốt nghiệp

Thương hiệu được hiểu : Trước hết là một thuật ngữ dùng nhiều trong Marketing, là
tập hợp các dấu hiệu phân biệt hàng hóa, dịch vụ của cơ sở sản xuất kinh doanh (gọi
chung là doanh nghiệp) này với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác; là
hình tượng về một loại hàng hóa, một nhóm hàng hóa, dịch vụ hoặc về doanh nghiệp
trong tâm trí khách hàng.
1.1.2


Một số thuật ngữ có liên quan
Chính sách chất lượng là ý đồ và định hướng của một tổ chức có liên quan đến chất
lượng được lãnh đạo cao nhất công bố chính thức. Chính sách chất lượng cần nêu rõ sự
cam kết của tổ chức đối với chất lượng và các chiến lược, nguyên tắc, phương pháp, hoạt
động để đạt, duy trì và cải tiến chất lượng.
Hoạch định chất lượnglàmột phần của quản lý chất lượng tập trung vào việc lập
mục tiêu chất lượng và quy định các quá trình tác nghiệp cần thiết và các nguồn lực có
liên quan để thực hiện mục tiêu chất lượng.
Kiểm soát chất lượng là một phần của quản lý chất lượng tập trung vào thực hiện
các yêu cầu chất lượng.
Cải tiến chất lượng là một phần của quản lý chất lượng tập trung vào nâng cao khả
năng thực hiện các yêu cầu chất lượng.
Tên thương hiệu: thường là phần phát âm được của thương hiệu ( Từ hoặc cụm từ,
tập hợp các chữ cái...).
Biểu trưng và biểu tượng

-

Biểu trưng (logo) và biểu tượng (symbol) là những dấu hiệu hỗ trợ nhận biết thương hiệu.

-

Logo là hình đồ họa hoặc hình, dấu hiệu bất kỳ để phân biệt thương hiệu.

-

Symbol là hình ảnh đặc trưng, có cá tính, mang triết lý và thông điệp mạnh của thương
hiệu. Có thể là các nhân vật nổi tiếng...
Khẩu hiệu, nhạc hiệu


-

Khẩu hiệu (slogan) là một câu, cụm từ mang một thông điệp nhất định mà doanh nghiệp
muốn truyền tải (Thông điệp định vị; Định hướng hoạt động; Lợi ích cho người tiêu
dùng).

6


GVHD: PGS.TS Đỗ Thị Ngọc
-

Khóa luận tốt nghiệp

Nhạc hiệu (Symphony) là đoạn nhạc (giai điệu) gắn với thương hiệu trong các hoạt động
truyền thông.

1.2

Sự cần thiết phải xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
ISO 9000 tại các công ty kinh doanh

1.2.1

Vai trò của hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 đối với việc
duy trì và phát triển thương hiệu của công ty kinh doanh
Một hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 sẽ giúp
doanh nghiệp quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hệ thống, kế hoạch và
đảm bảo thương hiệu của công ty kinh doanh đồng thời giảm thiểu và loại trừ các chi phí

phát sinh sau khi kiểm tra, chi phí bảo hành và làm lại. Cải tiến liên tục hệ thống chất
lượng theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ dẫn đến cải tiến liên tục chất lượng sản phẩm.
Hệ thống quản lý chất lượng có vai trò rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay bởi vì
một mặt làm cho chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ thoả mãn tốt hơn nhu cầu khách hàng
mặt khác duy trì và phát triển thương hiệu kinh doanh, nâng cao hiệu quả của hoạt động
quản lý và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Đó là cơ sở để chiếm lĩnh, mở rộng thị
trường, tăng cường vị thế, uy tín trên thị trường. Quản lý chất lượng cho phép doanh
nghiệp xác định đúng hướng sản phẩm cần cải tiến, thích hợp với những mong đợi của
khách hàng cả về tính hữu ích và giá cả.
1.2.2

Quá trình hình thành và phát triển của bộ tiêu chuẩn ISO 9000
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000
ISO: Là Tổ Chức Quốc Tế Về Tiêu Chuẩn Hóa. (The International Organization for

Standardization).
Tổ chức phi chính phủ.ISO được thành lập 23-2-1947 có trụ sở tại Geneva – Thụy
Sĩ. Việt Nam là thành viên chính thức từ năm 1977 và đã được bầu vào ban chấp hành
ISO năm 1996.
Bộ tiêu chuẩn ISO - 9000 do tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá (ISO) ban hành lần
đầu tiên vào năm 1987 nhằm đưa ra một mô hình được chấp nhận ở cấp quốc tế về hệ
thống đảm bảo chất lượng và có thể áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất, kinh
doanh và dịch vụ. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 được đưa ra nhằm:
7


GVHD: PGS.TS Đỗ Thị Ngọc

Khóa luận tốt nghiệp


-

Đưa ra các nguyên tắc về quản lý của tổ chức;

-

Tập trung vào việc phòng ngừa/cải tiến;

-

Chỉ đưa ra các yêu cầu cần đáp ứng;

-

Áp dụng cho tất cả các loại hình tổ chức không phân biệt quy mô hay loại hình sản
xuất/dịch vụ.
Lịch sử hình thành và phát triển bộ tiêu chuẩn ISO 9000
ISO 9000 là sự thừa kế của các tiêu chuẩn đã tồn tại và được sử dụng rộng rãi trước
tiên là trong lĩnh vực quốc phòng.
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 đề cập đến các lĩnh vực chủ yếu trong Quản lý chất lượng
như chính sách chất lượng, thiết kế triển khai sản xuất và quá trình cung ứng, kiểm soát,
quá trình bao gói, phân phối, kiểm soát tài liệu, đào tạo...ISO 9000 là tập hợp kinh nghiệm
quản lý tốt nhất đã được các quốc gia trên thế giới và khu vực chấp nhận thành tiêu chuẩn
quốc tế.
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 phiên bản 2015 bao gồm các tiêu chuẩn cốt lõi sau đây:
ISO 9000: 2015: Hệ thống quản lý chất lượng - Cơ sở và từ vựng
ISO 9001: 2015: Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu
ISO 9004: 2015: Hệ thống quản lý chất lượng - Hướng dẫn cải tiến hiệu quả
ISO 19011: 2011: 2015 Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và môi
trường, chứng nhận và đào tạo.

1.2.3

Các yêu cầu về hệ thống quản lý chất lượng theo chuẩn ISO 9001:2008
Hệ thống quản lý chất lượng
Tổ chức phải xây dựng, lập văn bản, thực hiện, duy trì hệ thống quản lý chất lượng

và thường xuyên nâng cao hiệu lực của hệ thống. Tổ chức phải đảm bảo sẳn có các nguồn
lực, tiến hành đo lường theo dõi và phân tích để đảm bảo các nguồn lực ảnh hưởng đến
chất lượng sản phẩm phải được kiểm soát.
Các nguồn lực của hệ thống quản lý phải gồm các văn bản công bố về cơ sở chất
lượng và mục tiêu chất lượng, sổ tay chất lượng, các thủ tục,… và các tài liệu khác để
kiểm soát tài liệu của hệ thống. Sổ tay chất lượng phải bao gồm cả nội dung chi tiết và lý

8


GVHD: PGS.TS Đỗ Thị Ngọc

Khóa luận tốt nghiệp

giải về bất cứ ngoại lệ nào, phải mô tả về sự tương tác giữa các quá trình trong hệ thống
quản lý chất lượng.
Các tài liệu phải được kiểm soát chặt chẽ, thích hợp để tránh việc sử dụng nhầm
những tài liệu lỗi thời. Các hồ sơ phải được thiết lập, duy trì để chứng tỏ tính hiệu lực của
hệ thống, chúng phải được kiểm soát chặt chẽ từ việc nhận biết, bảo quản, sử dụng đến
việc lưu trữ và huỷ bỏ.
Trách nhiệm lãnh đạo
Lãnh đạo cao nhất phải cam kết cung cấp bằng chứng về sự cam kết của mình đối
với việc xây dựng, áp dụng và cải tiến thường xuyên hiệu lực của hệ thống quản lý chất
lượng.

Đảm bảo rằng các yêu cầu của khách hàng được xác định và đáp ứng. Phải đảm bảo
rằng chính sách chất lượng phù hợp với mục đích của tổ chức, được truyền đạt và thấu
hiểu trong tổ chức, được xem xét và cải tiến thường xuyên hiệu lực.
Mục tiêu chất lượng được hoạch định phải đo lường được và nhất quán với cơ sở
chất lượng, hệ thống quản lý chất lượng được hoạch định phải đảm bảo đáp ứng các yêu
cầu chung của hệ thống và của mục tiêu chất lượng.
Trách nhiệm, quyền hạn và các mối quan hệ phải được xác định và thông báo trong
tổ chức. Đại diện lãnh đạo phải đảm bảo rằng: các quá trình cần thiết của hệ thống quản lý
chất lượng được thiết lập, thực hiện, duy trì.
Lãnh đạo cao nhất phải định kỳ xem xét tính thích hợp, thoả đáng và tính có hiệu lực
của hệ thống quản lý chất lượng, đầu vào của việc xem xét thông tin bao gồm: kết quả của
các cuộc đánh giá, hành động tiếp theo từ các cuộc đánh giá, hành động tiếp theo từ các
cuộc xem xét của lãnh đạo lần trước, phản hồi của khách hàng, việc thực hiện các quá
trình và sự phù hợp của các sản phẩm, tình trạng của các hành động khắc phục phòng
ngừa…
Đầu ra của việc xem xét phải tạo điều kiện nâng cao tính hiệu quả của hệ thống, cải
tiến sản phẩm liên quan đến yêu cầu của khách hàng.

9


GVHD: PGS.TS Đỗ Thị Ngọc

Khóa luận tốt nghiệp

Nguồn lực
Tổ chức phải xác định và cung cấp các nguồn lực cần thiết để duy trì và nâng cao
hiệu lực của hệ thống, sự thoả mãn khách hàng. Những công việc có ảnh hưởng đến chất
lượng sản phẩm phải do những người có năng lực trên cơ sở được giáo dục, được đào tạo,
có kỷ năng, kinh nghiệm thích hợp thực hiện, nhận thức được mối quan hệ, tầm quan

trọng các hoạt động của mình thực hiện đối với vấn đề chất lượng. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng
được tổ chức xác định, cung cấp và duy trì để phù hợp với các yêu cầu của sản phẩm.
Tạo sản phẩm
Hoạch định việc tạo sản phẩm phải nhất quán với các yêu cầu của các quá trình trong
hệ thống quản lý chất lượng. Ngoài các yêu cầu do khách hàng đưa ra còn có các yêu cầu
không được khách hàng công bố, các yêu cầu về chế định và pháp luật. Các yêu cầu được
khách hàng nêu ra cần được xem xét và làm rõ trước khi được chấp nhận.
Hoạch định thiết kế và phát triển sản phẩm phải xác định được các giai đoạn thực
hiện. Xem xét, kiểm tra, xác nhận giá trị sử dụng cho mỗi giai đoạn thiết kế và phát triển,
trách nhiệm và quyền hạn đối với hoạt động đầu vào liên quan tới các yêu cầu về sản
phẩm phải được xác định rõ ràng và duy trì tính thoả đáng của chúng. Đầu ra của thiết kế
và phát triển phải đáp ứng được các yêu cầu đầu vào, phải ở dạng sao cho có thể kiểm tra
và phải được xác nhận, phê duyệt trước khi ban hành. Việc kiểm tra xác nhận phải được
thực hiện theo bố trí đã được hoạch định, khi có thể tiến hành xác định giá trị sử dụng
trước khi chuyển giao hoặc sử dụng sản phẩm, những thay đổi của thiết kế và phát triển
phải được xem xét kiểm tra xác nhận, xác nhận lại giá trị sử dụng thích hợp và phê duyệt
trước khi ban hành.
Tổ chức đánh giá lựa chọn nhà cung ứng dựa trên kỹ năng có thể đáp ứng các yêu
cầu, thông tin mua hàng phải đủ chi tiết miêu tả được sản phẩm cần mua. Phải tiến hành
kiểm tra, xác nhận sản phẩm mua vào để đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu.
Tổ chức phải lập kế hoạch, tiến hành sản xuất và cung cấp dịch vụ trong điều kiện
được kiểm soát, xác nhận giá trị sử dụng của các quá trình sản xuất, cung cấp dịch vụ và
khả năng của các quá trình đạt được kết quả đã hoạch định. Khi cần thiết phải nhận biết
được sản phẩm, trạng thái của sản phẩm trong quá trình tạo ra sản phẩm, tài sản của
10


GVHD: PGS.TS Đỗ Thị Ngọc

Khóa luận tốt nghiệp


khách hàng phải được nhận biết kiểm tra, xác nhận và bảo vệ, bất kỳ sự mất mát hư hỏng
nào đều phải thông báo cho khách hàng biết ngay, tổ chức phải bảo toàn sự phù hợp của
sản phẩm trong suốt quy trình nội bộ và giao hàng đến vị trí đã định.
Các phương tiện theo dõi và đo lường cần được kiểm tra, hiệu chuẩn lại khi cần thiết
để đảm bảo tính chính xác của phép đo.
Đo lường và phân tích
Tổ chức phải hoạch định và triển khai quá trình theo dõi, đo lường, phân tích, cải
tiến để đảm bảo sự phù hợp của sản phẩm, của hệ thống quản lý chất lượng.
Theo dõi đo lường thông tin về sự chấp nhận của khách hàng, tiến hành đánh giá
chất lượng nội bộ để đảm bảo tính phù hợp với các bố trí sắp xếp đã được hoạch định, các
quá trình cần phải được theo dõi và đo lường để chứng tỏ khả năng các quá trình đạt được
kết quả đã hoạch định, theo dõi và đo lường các đặc tính của sản phẩm để đảm bảo các
yêu cầu của sản phẩm được đáp ứng.
1.3

Bối cảnh và điều kiện để chuyển đổi hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với
tiêu chuẩn ISO 9001:2015

1.3.1

Nguyên tắc và yêu cầu đối với việc áp dụng các tiêu chuẩn của ISO đối với các
tổ chức
Tiêu chuẩn quốc tế này được dựa trên các nguyên tắc quản lý chất lượng được mô tả

trong ISO 9000. Các mô tả bao gồm một diễn giải của mỗi nguyên tắc, lý do tại sao các
nguyên tắc rất quan trọng đối với tổ chức, một số ví dụ về lợi ích gắn liền với các nguyên
tắc và các ví dụ điển hình của các hành động để nâng cao hiệu lực thực hiện của tổ chức
khi áp dụng nguyên tắc
Tiêu chuẩn này quy định các nguyên tắc cơ bản để quản lý các hoạt động trong tổ

chức, doanh nghiệp về vấn đề chất lượng thông qua 8 nguyên tắc theo Tiêu chuẩn ISO
9000:2007 như sau:
Nguyên tắc 1: Hướng vào khách hàng
Mọi tổ chức (doanh nghiệp) đều phụ thuộc khách hàng của mình và vì thế cần hiểu
nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng, cần đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và
cố gắng vượt hơn sự mong đợi của họ.
11


GVHD: PGS.TS Đỗ Thị Ngọc

Khóa luận tốt nghiệp

Nguyên tắc 2: Sự lãnh đạo
Lãnh đạo thiết lập sự thống nhất giữa mục đích và phương hướng của tổ chức, lãnh
đạo cần tạo ra và duy trì môi trường nội bộ để có thể hoàn toàn lôi cuốn mọi người tham
gia đạt được các mục tiêu của tổ chức.
Nguyên tắc 3: Sự tham gia của mọi thành viên
Mọi người ở tất cả các cấp là yếu tố của một tổ chức và việc huy động họ tham gia
đầy đủ sẽ giúp cho việc sử dụng năng lực của họ vì lợi ích tổ chức.
Nguyên tắc 4: Cách tiếp cận theo quá trình
Kết quả mong muốn sẽ đạt được một cách hiệu quả khi các nguồn lực và các hoạt
động có liên quan được quản lý như một quá trình.
Nguyên tắc 5: Tiếp cận quản lý hệ thống
Tiêu chuẩn quốc tế này khuyến khích việc vận dụng cách tiếp cận theo quá trình khi
triển khai, thực hiện và cải tiến tính hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng, nâng cao sự
hài lòng của khách hàng thông qua đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. Yêu cầu cụ thể
được xem là thiết yếu cho việc áp dụng cách tiếp cận theo quá trình.
Việc hiểu rõ và quản lý các quá trình có mối tương tác với nhau như một hệ thống
góp phần vào tính hiệu lực và hiệu quả của tổ chức trong việc đạt được các kết quả mong

đợi. Cách tiếp cận này cho phép tổ chức kiểm soát các mối quan hệ và sự phụ thuộc lẫn
nhau giữa các quá trình trong hệ thống, do đó kết quả hoạt động tổng thể của tổ chức có
thể được nâng cao.
Cách tiếp cận theo quá trình bao gồm việc xác định và quản lý một cách có hệ thống
các qúa trình, và các mối tương tác của chúng, để đạt được kết quả dự định phù hợp với
các chính sách chất lượng và định hướng chiến lược của tổ chức. Quản lý các quá trình và
hệ thống như một tổng thể có thể đạt được bằng cách sử dụng chu trình PDCA ( Plan-DoCheck-Act cycle ) với tập trung tổng thể vào tư duy dựa trên rủi ro nhằm tận dụng cơ hội
và ngăn ngừa các kết quả không mong muốn.

12


GVHD: PGS.TS Đỗ Thị Ngọc

Khóa luận tốt nghiệp

Nguyên tắc 6: Cải tiến liên tục
Cải tiến liên tục các kết quả thực hiện phải là mục tiêu thường trực của tổ chức.
Nghĩa là sự cải tiến, phát triển sẽ giúp doanh nghiệp tồn tại và tiến xa hơn, đây cũng là
qui luật cơ bản của sinh tồn.
Nguyên tắc 7: Ra quyết định dựa trên dữ kiện
Mọi quyết định có hiệu quả được dựa trên việc phân tích dữ liệu và thông tin.
Nguyên tắc 8: Quan hệ cùng có lợi với nhà cung ứng
Tổ chức và người cung ứng phụ thuộc lẫn nhau và mối quan hệ cùng có lợi sẽ nâng
cao năng lực của cả hai bên để tạo ra giá trị.
1.3.2

Quá trình soạn thảo và ban hành bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2015
Phiên bản mới nhất của ISO 9001, tiêu chuẩn tiên phong vềhệ thống quản lý chất


lượng vừa được ban hành vào ngày 23 tháng 9 năm 2015. Đây là kết quả hơn 3 năm rà
soát của các chuyên gia từ gần 95 quốc gia thành viên và quan sát viên để cập nhật tiêu
chuẩn cho phù hợp với các nhu cầu hiện tại.
ISO 9001: 2015 thay thế các phiên bản trước và các tổ chức chứng nhận sẽ có tối đa
3 năm để chuyển đổi chứng chỉ sang phiên bản mới. Tiêu chuẩn ISO 9000: 2015, bao
gồm các khái niệm và thuật ngữ sử dụng trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 cũng đã được
chỉnh sửa và ban hành phiên bản mới.
1.3.3

Những thay đổi của tiêu chuẩn ISO 9001:2015 so với tiêu chuẩn ISO 9001:2008
Hệ thống mới dễ sử dụng, ít yêu cầu bắt buộc với từ ngữ đơn giản hóa, đồng thời

nêu bật tầm quan trọng của hoạt động đặc thù tại mỗi tổ chức, sản phẩm, dịch vụ.
Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 ra đời đúng thời điểm đáp ứng được các thay đổi to
lớn về công nghệ, đa dạng kinh doanh và thương mại toàn cầu. Phiên bản này sẽ trở
thành tiêu chuẩn hiệu lực, dễ sử dụng và chuyên sâu về hệ thống quản lý chất lượng.
Hệ thống ISO 9001:2015 dễ sử dụng bởi phiên bản mới được kết hợp với các tiêu
chuẩn quản lý khác và ít yêu cầu bắt buộc hơn. Tài liệu sẽ ít hạng mục văn bản đồng
thời dễ sử dụng hơn và từ ngữ được đơn giản hóa. Phiên bản này cũng bám sát triết lý
cốt lõi "kết quả mới quan trọng" nên nội dung trọng tâm là quá trình của tổ chức có đạt
13


GVHD: PGS.TS Đỗ Thị Ngọc

Khóa luận tốt nghiệp

được kết quả dự kiến không và hệ thống thực tế có đạt được những gì đã cam kết. Hệ
thống mới kết hợp thành công "tiếp cận quá trình" với khái niệm mới là "tư duy theo
rủi ro" thông qua áp dụng vòng tròn PDCA (Plan-Do-Check-Act) vào tất cả các cấp

của tổ chức để quản lý quá trình và hệ thống như một tổng thể.
ISO 9001: 2015 nêu bật tầm quan trọng của hoạt động đặc thù của mỗi tổ chức,
sản phẩm, dịch vụ; những rủi ro liên quan và các yếu tố nội bộ và bên ngoài ảnh hưởng
tới hoạt động. Phiên bản mới bắt buộc các tổ chức phải xem xét tình hình cụ thể chứ
không phải mô tả một "công thức" về thiết kế một hệ thống quản lý QMS. Tổ chức sẽ
có được sự linh hoạt lớn hơn về lựa chọn cách thức áp dụng cũng như tài liệu cần thiết.
Như vậy, những nhà soạn thảo ISO 9001:2015 đã thành công khi phát triển một
hệ thống quản lý chất lượng, giúp cho tổ chức tạo dựng niềm tin với sản phẩm và dịch
vụ cung cấp. Một tổ chức vận hành QMS tốt theo ISO 9001 sẽ dễ dàng chuyển sang
phiên bản mới.

14


GVHD: PGS.TS Đỗ Thị Ngọc

Khóa luận tốt nghiệp
CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG DUY TRÌ HỆ THỐNG QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU
CHUẨN ISO 9001:2008 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ TRƯỜNG HẢI
2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải
2.1.1 Quá trình hình thành, phát triển
 Thông tin chung về Công ty Ô tô Trường Hải

Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải
Tên tiếng anh: TRUONG HAI AUTO
Tên giao dịch: THACO
Điều hành Công ty Trường Hải: Chủ tịch – Tổng giám đốc: TRẦN BÁ DƯƠNG
Địa chỉ: Số 19 đường 2A, khu công nghiệp Biên Hòa 2, Tỉnh Đồng Nai

Điện thoại: 061.891726/891242
Fax: 061.836621
Email:
Website: www.truonghaiauto.com.vn
Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải tiền thân là Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Ô tô
Trường Hải được thành lập vào ngày 29/4/1997, trụ sở chính đặt tại số 19 đường 2A, Khu
Công nghiệp Biên Hòa 2, tỉnh Đồng Nai. Người sáng lập là ông Trần Bá Dương, hiện là
Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị THACO.
29/4/1997: Công ty Trường Hải Auto thành lập mang tên Công Ty Trách Nhiệm
Hữu Hạn Ô Tô Trường Hải, với tổng vốn theo Điều lệ 800 triệu đồng và chỉ có 120 cán
bộ, công nhân viên Công ty kinh doanh chủ yếu nhập khẩu xe đã qua sử dụng về tân trang
lại để cung cấp ra thị trường, đồng thời cung cấp các vật tư phụ tùng cho việc sửa chữa ô
tô.
2001 – 2003: Công ty đã có chiến lược và mạnh dạn đầu tư một nhà máy lắp ráp ô tô
theo hình thức CKD1 trên diện tích 4 hecta ở Khu Công nghiệp Biên Hòa 2 công xuất
5.000 xe/năm đưa doanh số tăng lên một ngàn tỷ đồng/năm, bắt đầu hình thành thương
hiệu Ô tô Trường Hải.
2004 – 2008: Công ty đã xây dựng xong và đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất và
lắp ráp Ô tô Chu Lai – Trường Hải với các dòng xe tải, xe bus. Tháng 4/2007, Công ty
15


GVHD: PGS.TS Đỗ Thị Ngọc

Khóa luận tốt nghiệp

chuyển từ Công ty TNHH sang Công ty Cổ phần, mang tên: CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ
TRƯỜNG HẢI vốn điều lệ tăng lên 680 tỷ đồng. Công ty Ô tô Trường Hải đã được nhà
nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng III và cá nhân tổng giám đốc cũng được
nhận Huân chương lao động.

Hiện nay, Công ty đã có một Công đoàn cơ sở Tổng Công ty, 05 Công đoàn cơ sở
thành viên ở 3 khu vực, 01 ở Công ty Chu Lai - Trường Hải, 01 Công ty Thaco Kia.
THACO được bình chọn là một trong 13 doanh nghiệp xuất sắc nhất tỉnh Đồng Nai.

-

Chức năng hoạt động:
Sản xuất và lắp ráp các loại ô tô dịch vụ ô tô,
Sửa chữa, bảo trì, bán phụ tùng các loại ô tô.
Mua bán máy nông ngư cơ, máy móc, thiết bị công nghiệp.
Vận tải ven biển và viễn dương, vận tải đường bộ.
Kinh doanh nhà, cho thuê văn phòng.
Đầu tư tài chính và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp đô thị.
Môi giới bất động sản và dịch vụ nhà đất.
Đào tạo nghề dài hạn.
Bên cạnh hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc “8 chữ T”, THACO còn luôn chung
tay vì cộng đồng theo triết lý kinh doanh “Có tâm với xã hội, có tầm với đất nước”. Với
những thành quả đã đạt được, từ ngày thành lập tới nay, THACO đã nhận được nhiều
bằng khen, chứng nhận của các tỉnh Đồng Nai, Quảng Nam, Đồng Tháp, Lâm đồng, TP.
Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Thủ Tướng Chính phủ…
Tầm nhìn
Tầm nhìn của Công ty là trở thành tập đoàn công nghiệp đa ngành có tốc độ tăng
trưởng cao và bền vững với vị trí hàng đầu trong khu vực, mang lại hiệu quả tối đa cho
nhà đầu tư và niềm tự hào về sản phẩm thương hiệu Việt.

16


GVHD: PGS.TS Đỗ Thị Ngọc


Khóa luận tốt nghiệp

Sứ mệnh
Sứ mệnh của Công ty là tạo ra những sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng cuộc
sống của người sử dụng để trở thành thương hiệu Việt Nam được biết đến trong khu vực
AFTA và thế giới.
Đồng thời, Công ty muốn phát triển bền vững mang lại lợi ích cao nhất cho cổ đông
và đối tác đồng thời tạo môi trường thuận lợi nhất để nhân viên phát triển về cá nhân cũng
như nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu thời đại.
Giá trị cốt lõi
Giá trị cốt lõi của THACO được hình thành trên cơ sở tuân thủ tiêu chí 8T: "Tận tâm
- Trung thực - Trí tuệ - Tự tin - Tôn trọng - Trung tín - Tận tình - Thuận tiện". Đây là
những tiêu chí mà mỗi CB.CNV THACO cần phấn đấu đạt được để góp phần tạo nên văn
hóa THACO, là nền tảng cho các quy tắc ứng xử của THACO.
Tạo ra nguồn nhân lực và vật lực góp phần vào quá trình phát triển kinh tế, văn hóa,
xã hội và nền công nghiệp cơ khí ô tô Việt Nam.
Ý nghĩa biểu tượng
Logo được thiết kế theo phong cách hiện đại nhưng hài hòa, với font chữ được cách
điệu, thể hiện nét đặc thù của Trường Hải, mang tính công nghiệp vững mạnh nhưng vẫn
thanh thoát.
Màu xanh biển được chọn làm màu chủ đạo. Đây là màu đã "có sẵn" trong tên của
Trường Hải. Màu xanh biển cũng là một trong ba màu cơ bản, màu của sự bền vững và
thân thiện với môi trường. Đồng thời màu đỏ của chữ "Truong Hai Auto" được chọn làm
nền móng, thể hiện ý chí dẫn đầu và định hướng ngành ô tô Việt Nam - xây dựng và phát
triển ngành ô tô Việt Nam xứng tầm khu vực. Logo đã được sử dụng sắc độ tương phản
mạnh nhất (đỏ và xanh) tạo cho logo sự cân đối về cấu trúc, mạnh mẽ về ý tứ.

17



GVHD: PGS.TS Đỗ Thị Ngọc

Khóa luận tốt nghiệp

Ngoài việc định hình cho thương hiệu THACO – TRUONG HAI AUTO, logo còn
thể hiện triết lý kinh doanh của công ty là: Có TÂM đối với sản phẩm, dịch vụ của mình,
quan tâm đến mỗi thành viên trong công ty và cộng đồng xã hội.
Song song đó, Trường Hải phấn đấu nâng TÂM của mỗi thành viên trong công ty và
vị trí công ty trong xã hội, để trở thành một tập đoàn mạnh có khả năng đại diện cho
ngành công nghiệp ô tô của quốc gia. Nhằm cụ thể hóa triết lý công ty hướng tới việc xây
dựng nền văn hóa doanh nghiệp bền vững, Trường Hải đề ra tám tiêu chí: TẬN TÂM,
TRUNG THỰC, TRÍ TUỆ, TỰ TIN, TÔN TRỌNG, TRUNG TÍN, TẬN TÌNH, THUẬN
TIỆN.
Hình dạng logo chuẩn

Hình 2.1: Logo của Công ty
 Giới thiệu về Công ty Cổ phần ô tô Trường Hải – Chi nhánh Hải Phòng

Tên chi nhánh viết bằng tiếng việt: CHI NHÁNH HẢI PHÒNG – CÔNG TY CỔ
PHẦN Ô TÔ TRƯỜNG HẢI
Tên chi nhánh viết bằng tiếng nước ngoài: Truong Hai Auto Corporation
Tên chi nhánh viết tắt: Truong Hai Auto Corp
Địa chỉ: Số 336 đường Hà Nội, Phường Sở Dầu, Quận Hồng Bàng, Thành Phố Hải
Phòng
Giám đốc chi nhánh: GIÁP THẾ CƯỜNG
18


GVHD: PGS.TS Đỗ Thị Ngọc


Khóa luận tốt nghiệp

Website: www.kiahaiphong.vn
Email:
Vào ngày 04/04/2007, tại khách sạn Melia Hà Nội, Công ty ô tô Trường Hải
(THACO) và tập đoàn KIA Motors (Hàn Quốc) đã chính thức ký kết hợp tác mở ra giai
đoạn mới cho sự phát triển của dòng sản phẩm xe du lịch KIA tại thị trường Việt Nam.
Tháng 06/2007, THACO chính thức triển khai xây dựng nhà máy sản xuất và lắp ráp xe ô
tô du lịch KIA tại khu kinh tế mở Chu Lai - tỉnh Quảng Nam với quy mô ban đầu khoảng
35 hécta. Đây cũng là nhà máy sản xuất và lắp ráp xe du lịch trong nước đầu tiên của Việt
Nam và cũng là một trong những nhà máy được trang bị công nghệ hiện đại nhất của khu
vực hiện nay.
KIA Hải Phòng là showroom thứ 7 đạt tiêu chuẩn toàn cầu của KIA Motors với diện
tích hơn 11.000 tổng vốn đấu tư gần 92 tỷ đồng gồm khu trưng bày xe sang trọng, hiện
đại, khu dịch vụ sửa chữa trang bị đầy đủ thiết bị tiên tiến cùng đội ngũ nhân viên, kỹ
thuật viên được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp. KIA Hải Phòng đi vào hoạt động nhằm
nâng cao giá trị thương hiệu, đánh dấu sự phát triển không ngừng của THACO KIA tại
Việt Nam. Kể từ khi đi vào hoạt động đến nay KIA Hải Phòng đã phục vụ nhu cầu cho
hơn 1,200 khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp vận tải taxi lớn tại Hải Phòng, đáp
ứng yêu cầu về chất lượng xe, thời gian giao xe và thái độ phục vụ, đem đến sự hài lòng,
tin cậy cho khách hàng.
Bên cạnh đó, KIA Hải Phòng không ngừng nâng cao tay nghề cho đội ngũ kỹ thuật
viên và đem lại sự an tâm tuyệt đối cho gần 5.000 khách hàng mang xe vào làm dịch vụ
sửa chữa. Các chương trình lái thử xe, hướng dẫn khách hàng cách chăm sóc bảo dưỡng
xe thường xuyên được tổ chức giúp khách hàng có thêm kiến thức về việc chăm sóc xe và
tạo thêm niềm tin, sự gắn bó giữa KIA Hải Phòng với khách hàng.
Tiếp nối triết lý “Có tâm với xã hội – có tầm với đất nước” của THACO Trường
Hải, KIA Hải Phòng đã có nhiều đóng góp trong các hoạt động xã hội tại địa phương như
Tổ chức chương trình hiến máu nhân đạo,trao tặng quỹ khuyến học quận Hồng Bàng 100
triệu đồng, Tham gia chương trình tặng xuồng cứu hộ cho chiến sĩ Trường Sa…và nhiều

chương trình khác.
19


GVHD: PGS.TS Đỗ Thị Ngọc

Khóa luận tốt nghiệp

20


GVHD: PGS.TS Đỗ Thị Ngọc

Khóa luận tốt nghiệp

 Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải – chi nhánh Hải Phòng

Giám đốc

Phó giám đốc

Trưởng phòng
hành chính

Trưởng phòng kinh doanh Trưởng phòng nhân sự

Nhân viên

Nhân viên


Trưởng phòng dịch vụ phụ tùng

Nhân viên

Nhân viên

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty
Nguồn: Phòng Tổ chức, hành chính Công ty
 Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty
Hoạt động kinh doanh chính của THACO là Sản xuất - Lắp ráp - Phân phối, cung
ứng dịch vụ bảo trì sửa chữa và phụ tùng ôtô: bao gồm sản xuất và kinh doanh xe thương
mại (xe tải và xe bus); Sản xuất và kinh doanh xe du lịch (Kia, Mazda, Peugeot); sản xuất
các linh kiện phụ tùng với tỷ lệ nội địa hóa gần 50% đồng thời đảm nhiệm các công đoạn
vận chuyển thành phẩm qua 2 hệ thống chính là đường bộ và đường biển để điều phối xe
và linh kiện phụ tùng đến tất cả các showroom, đại lý của THACO trên cả nước. Bên
cạnh các hoạt động kinh doanh xe, THACO còn mở rộng thị trường sang các lĩnh vực
Logistics, hạ tầng khu công nghiệp và địa ốc để hiện thực hóa mục tiêu trở thành tập đoàn
công nghiệp đa ngành tầm cỡ khu vực.
Bảng 2.1: Ngành nghề kinh doanh của Công ty
ST
T

Tên ngành

21

Mã ngành


GVHD: PGS.TS Đỗ Thị Ngọc

1

Khóa luận tốt nghiệp

Đại lý ô tô và xe có động cơ khác

4513 (chính)

2
3

Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác
4511
Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ
4530
khác
4
Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác
4520
5
Hoạt động của đại lý và môi giới bảo hiểm
6622
Nguồn: Phòng kế toán
2.1.2

Kết quả hoạt động kinh doanh
Kết quả kinh doanh của Công ty được tóm tắt trong Bảng 2.2 dưới đây:

22



GVHD: PGS.TS Đỗ Thị Ngọc

Khóa luận tốt nghiệp

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây
KẾT QUẢ KINH DOANH

Năm 2015 Năm 2014 Năm 2013 Năm 2012

Doanh thu thuần

41,494,266 21,928,481 13,305,028 10,389,199

Lợi nhuận gộp

10,148,502

5,070,570

2,627,861

1,655,934

LN thuần từ HĐKD

7,342,966

3,332,377


1,119,778

269,313

LNST thu nhập DN

7,076,577

3,280,653

1,121,195

245,329

LNST của CĐ công ty mẹ

7,037,887

3,268,011

1,139,676

241,595

CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Năm 2015 Năm 2014 Năm 2013 Năm 2012

Tài sản ngắn hạn


20,809,767 10,449,091

Tổng tài sản

30,810,100 18,930,696 14,322,199 12,718,699

Nợ phải trả

16,200,667 10,497,039

9,028,315

8,201,521

Nợ ngắn hạn

15,805,596

9,582,636

7,661,983

7,479,340

Vốn chủ sở hữu

14,609,433

8,390,828


5,240,575

4,433,712

42,830

53,308

83,466

Lợi ích của CĐ thiểu số
CHỈ SỐ TÀI CHÍNH

7,245,958

6,211,584

Năm 2015 Năm 2014 Năm 2013 Năm 2012

EPS của 4 quý gần nhất

18,304

9,271

3,507

743

BVPS cơ bản


37,996

23,804

16,125

13,642

-

-

-

-

17.05

14.96

8.43

2.36

ROEA

-

-


-

5.46

ROAA

-

-

-

2.11

P/E cơ bản
ROS

Nguồn: Phòng kế toán
Sau khi tăng trưởng 40% trong năm 2014, thị trường ô tô tiếp tục tăng gấp rưỡi
trong chín tháng đầu năm 2015.
THACO đã tận dụng rất tốt sức mua lớn của thị trường để gia tăng vị thế. Suốt một
thời gian dài thị phần của THACO và TOYOTA tương đương nhau thì hiện THACO đã
bứt hẳn lên với thị phần cao gấp rưỡi TOYOTA.
Mục tiêu của THACO cho năm 2015 là 44.400 tỷ đồng doanh thu, bằng cả năm
2013 và 2014 cộng lại.

23



GVHD: PGS.TS Đỗ Thị Ngọc

Khóa luận tốt nghiệp

Biểu đồ 2.1: Doanh thu của THACO qua các năm
Nguồn:Số liệu của CafeF
Doanh thu năm 2014 của THACO gấp 7 lần so với năm 2007. Kế hoạch năm 2015
bằng cả năm 2013 cộng với 2014.
Tính tổng cộngchín tháng đầu năm nay, hệ thống thành viên THACO, gồm các
thương hiệu Thaco Truck, Mazda, KIA, Thaco Bus và Peugeot đã bán được 55.200 xe –
gần gấp đôi so với cùng kỳ. Cả doanh thu cũng lợi nhuận đều tăng trưởng với tốc độ
tương ứng.
Lũy kế từ đầu năm, THACO đạt 28.600 tỷ doanh thu và 4.900 tỷ đồng lợi nhuận –
vượt xa so với kết quả của cả năm 2014. Trong 2 quý gần nhất, mỗi quý công ty đều đạt
trên 10.000 tỷ doanh thu và hơn 1.700 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.
Số liệu của CafeF cho thấy hiện các doanh nghiệp ô tô đang niêm yết đang được
giao dịch ở mức P/E 8 lần, tức giá trị công ty gấp 8 lần lợi nhuận của bốn quý gần nhất.
Với THACO, tổng lợi nhuận của bốn quý gần nhất đạt 6.000 tỷ đồng. Áp dụng hệ số
trên thì giá trị của công ty vào khoảng 48.000 tỷ đồng, tương đương 2,1 tỷ USD và tương
ứng giá một cổ phiếu xấp xỉ 125 nghìn đồng.

24


GVHD: PGS.TS Đỗ Thị Ngọc

Khóa luận tốt nghiệp

Biểu đồ 2.2: Lợi nhuận sau thuế của THACO
Nguồn:Số liệu của CafeF

Nhờ được ưu đãi thuế, THACO tiết kiệm được hàng nghìn tỷ thuế thu nhập doanh
nghiệp. Lợi nhuận của 9 tháng đầu năm 2015 lớn hơn lợi nhuận của 3 năm trước cộng lại
2.2 Thực trạng áp dụng và duy trì hệ thống quản trị chất lượng theo ISO 9001:2008 tại
2.2.1

Công ty
Quá trình áp dụng
Công ty đã mạnh dạn đầu tư các dây chuyền, máy móc hiện đại để gia tăng năng
lực sản xuất, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Với phương châm: chất
lượng sản phẩm và sự thỏa mãn của khách hàng là nền tảng cho sự phát triển của Công ty.
Do đó, Công ty đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008
vào ngày 09/01/2013.
Sau gần 2 năm tiến hành xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO đã
giúp các Công ty của THACO thực hiện được nhiều cải tiến cũng như kiểm soát tốt mọi
hoạt động sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng năng suất lao động. Đến nay 3
công ty gồm: Công ty Cổ phần Sản xuất Phụ tùng Ô tô – Autocom, Công ty TNHH MTV
Sản xuất và Lắp ráp Ô tô Khách Trường Hải và Công ty TNHH MTV Hóa Chất Chuyên
dụng Chu Lai Trường Hải đã chính thức được tổ chức Intertek (Mỹ) và AFNOR
(Malaysia) đánh giá và cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
ISO.
25


×