Tải bản đầy đủ (.doc) (312 trang)

THIẾT kế bản vẽ THI CÔNG BỆNH VIỆN THANH hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.74 MB, 312 trang )

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
=========================

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM


KHOA CÔNG TRÌNH
BỘ MÔN: XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

NHIỆM VỤ THIẾT KẾ TỐT NGHIỆP

SINH VIÊN

: TRẦN VĂN THÀNH

LỚP

:

TÊN ĐỀ TÀI:

XDD51-ĐH2
THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG BỆNH VIỆN
THANH HÓA


SVTH:TRẦN VĂN THÀNH _LỚP :XDD51-DH2

1


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

LỜI NÓI ĐẦU
Tất cả các sinh viên trường Đại học Hàng Hải, sau 4,5 năm học tập và rèn luyện đều
phải trải qua một cuộc sát hạch cuối cùng trước khi được công nhận là một người kỹ sư
xây dựng - đó là đồ án tốt nghiệp.
Đồ án tốt nghiệp là một bài ôn tập lớn cuối cùng mà em và các sinh viên trong toàn
trường phải thực hiện. Trong thời gian 15 tuần, với đề tài " BỆNH VIỆN ĐA KHOA
TỈNH THANH HÓA", em có nhiệm vụ tìm hiểu phần kiến trúc, thiết kế phần kết cấu và
lập biện pháp kỹ thuật, tổ chức thi công công trình. Với sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của
thầy KTS.Lê Văn Cường và Th.s.Đỗ Quang Thành em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Trong quá trình làm đồ án tốt nghiệp, em có điều kiện kiểm tra lại những kiến thức
mình đã học. Quá trình ôn tập này đặc biệt có ích cho em trước khi ra trường, sử dụng
những kiến thức đã học vào công việc sau này.
Thời gian 4,5 năm học tại trường Đại học Hàng Hải Việt Nam đã kết thúc và sau
khi hoàn thành đồ án tốt nghiệp này, sinh viên chúng em sẽ là những kỹ sư trẻ tham gia
vào quá trình xây dựng đất nước. Tất cả những kiến thức đã học trong 4,5 năm, đặc biệt là
quá trình ôn tập thông qua đồ án tốt nghiệp tạo cho em sự tự tin để có thể bắt đầu công
việc của một kỹ sư xây dựng công trình trong tương lai. Những kiến thức đó có được là
nhờ sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Hàng Hải
Việt Nam.
Em xin phép được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến nhà trường và tất cả các thầy
cô đã dạy dỗ em. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Th.s.KTS.Lê Văn
Cường và Th.s.KS Đỗ Quang Thành - những người thầy,cô đã tận tình hướng dẫn, giúp
em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này, tạo cho em sự tự tin để làm một người kỹ sư xây

dựng.
Hải Phòng, ngày 24 / 5 /2015
Sinh viên: TRẦN VĂN THÀNH

SVTH:TRẦN VĂN THÀNH _LỚP :XDD51-DH2

2


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

MỤC LỤC
1.1 Giới thiệu về công trình : ...........................................................................................9

1.1.1 Tên công trình thiết kế, địa điểm xây dựng ..............................................9
1.1.2 Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng.............................................................9
1.2.Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội.........................................................................9

1.2.1 Địa hình khu vực........................................................................................9
1.2.2 Địa chất thuỷ văn.....................................................................................10
1.2.3. Khí hậu....................................................................................................10
1.2.4. Môi trường sinh thái...............................................................................10
1.2.5. Điều kiện xã hội.....................................................................................10
1.2.6. Điều kiện kỹ thuật...................................................................................10
1.3 . Giải pháp kiến trúc .............................................................................................12

1.3.1. Tổ chức quản lý......................................................................................12
1.3.2.Tổ chức biên chế......................................................................................12
1.3.3. Quy hoạch tổng mặt bằng.......................................................................12
1.3.4. Xác định diện tích công trình :...............................................................12

1.3.5 Phương án thiết kế công trình..................................................................13
2.1.1 Phân tích các dạng kết cấu khung............................................................16
2.1.2 Phương án lựa chọn.................................................................................17
2.1.2. Tiết diện dầm:.........................................................................................19
2.2.2. Hoạt tải....................................................................................................25
2.2.3.Tải trọng gió............................................................................................25
Với tầng 1 em cộng thêm 75 cm bậc thềm....................................................................26
Với tầng tum em cộng thêm 50 cm tường xây ở trên mái............................................26
2.3. Khai báo tải trọng:...................................................................................................26
CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN SÀN TẦNG ĐIỂN HÌNH................................................................43

3.1.Phương án tính toán sàn tầng điển hình (T-2)..........................................................43

3.1.1.Vật liệu sử dụng.......................................................................................43
SVTH:TRẦN VĂN THÀNH _LỚP :XDD51-DH2

3


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
3.1.2.Xác định sơ đồ tính..................................................................................43
3.2 Tính toán sàn phòng làm việc...................................................................................43

3.2.1.Xác định nội lực tính toán........................................................................43
3.2.2.Tính toán cốt thép chịu lực sàn phòng làm việc......................................45
3.3.Tính toán sàn vệ sinh................................................................................................47

3.3.1 Tải trong sàn vệ sinh................................................................................47
3.3.2 Xác định nội lực.......................................................................................48
3.2.2 Tính toán cốt thép....................................................................................49

CHƯƠNG 4. TÍNH TOÁN DẦM KHUNG TRỤC 7.................................................................54

4.1 cơ sở tính toán ..........................................................................................................55
4.2.Tính toán dầm B368 (Nhịp C-D )............................................................................57

4.2.1.Nội lực dầm B368....................................................................................57
4.2.2. Tính toán cốt thép dầm ngang B368 (Nhịp C-D )..................................59
4.3.Tính toán dầm B159(Nhịp A-B ).............................................................................63

4.3.1.Nội lực dầm B159....................................................................................63
4.3.2. Tính toán cốt thép dầm ngang B159(nhịp A-B).....................................64
4.4.Tính toán dầm B279 ( Nhịp B-C )...........................................................................67

4.4.1.Nội lực dầm B279....................................................................................67
4.4.2. Tính toán cốt thép dầm ngang B279.......................................................69
5.1 Số liệu đầu vào:........................................................................................................74

5.1.1 Cơ sở tính toán:.......................................................................................74
5.1.2 Nguyên tắc tính toán:...............................................................................75
5.1 Tính toán cấu kiện chịu nén lệch tâm .....................................................................75

5.2.1.Tính toán cột C80 tầng 1,2,3,4................................................................77
5.2.2.Tính toán cột C80 tầng 5,6,7,8................................................................83
5.3.1.Tính toán cột C42 tầng 1,2,3,4................................................................88
5.3.2.Tính toán cột C42tầng 5,6,7,8,................................................................92
CHƯƠNG 6: TÍNH TOÁN CẦU THANG..................................................................................96

6.1. Số liệu tính toán ......................................................................................................96
6.2. Tính toán bản thang.................................................................................................97
SVTH:TRẦN VĂN THÀNH _LỚP :XDD51-DH2


4


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
6.2.1. tải trọng ..................................................................................................97
6.3.Tính bản chiếu nghỉ..................................................................................................99
6.4.Tính cốn thang.(300x100)......................................................................................102
6.5.Tính toán dầm thang. ............................................................................................104
7.1.Điều kiện địa chất công trình.................................................................................107
7.2.Tính toán móng (giữa ) cột trục 7E........................................................................109
Hình 7.6.Bố trí cốt thép móng trục 7E.........................................................................121
7.3.Tính toán móng 7G.................................................................................................121
Hình 7.12.Bố trí cốt thép móng trục 7G......................................................................133
7.4. Kiểm tra cường độ của cọc khi vận chuyển,cẩu lắp.............................................133

8.1.1.Sơ lược về loại cọc thi công và công nghệ thi công cọc.....................136
Căn cứ vào số liệu khảo sát địa chất khu vực, chiều cao nhà (8 tầng )nên em chọn
phương án cọc ép...........................................................................................................136

8.1.2.Biện pháp kỹ thuật thi công cọc............................................................137
Bảng 8.1: Bảng sai số cho phép đối với cọc bê tông.....................................142
Bảng 8.2: Cần trục tự hành ô tô dẫn động thuỷ lực KATO NK200..................................................................................................................145
8.2.Thi công nền móng.................................................................................................153

8.2.1.Biện pháp đào đất..................................................................................153
8.2.2.Công tác phá đầu cọc và đổ bê tông móng.........................................................166

8.2.2.1. Công tác phá bê tông đầu cọc...........................................................166
8.2.3..Công tác ván khuôn, cốt thép, bê tông móng.......................................168

8.3. An toàn lao động khi thi công phân ngầm............................................................193
CHƯƠNG 9-THI CÔNG PHẦN THÂN VÀ HOÀN THIỆN...................................................198

9.1. Biện pháp kỹ thuật thi công phần thân..................................................................198
9.2. Tính toán ván khuôn, xà gồ, cột chống.................................................................199

9.2.1. Tính toán ván khuôn sàn......................................................................199
9.2.3. Tính ván khuôn dầm,xà gồ,cột chống cho dầm chính..........................203
9.2.4. Tính toán ván khuôn, cột chống xiên cho cột.......................................209
9.3. Bảng thống kê ván khuôn, cốt thép, bê tông phần thân........................................212
SVTH:TRẦN VĂN THÀNH _LỚP :XDD51-DH2

5


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
9.3.1. Thống kê bê tông phần thân..................................................................212
9.4. Kỹ thuật thi công các công tác ván khuôn, cốt thép, bê tông...............................228

9.4.1. Công tác ván khuôn..............................................................................228
9.4.2. Công tác cốt thép .................................................................................230
9.4.3. Công tác đổ bê tông..............................................................................231
9.4.4. Những khuyết tật khi thi công bê tông toàn khối, nguyên nhân và biện
pháp xử lý.......................................................................................................232
9.5. Chọn cần trục và tính toán năng suất thi công......................................................233
9.6. Chọn máy đầm, máy trộn và đổ bê tông, năng suất của chúng............................236

9.6.1. Chọn máy đầm......................................................................................236
9.7. Kỹ thuật xây, trát, ốp lát hoàn thiện......................................................................238


9.7.1. Công tác xây gạch.................................................................................238
9.8. An toàn lao động khi thi công phần thân và hoàn thiện.......................................246

9.8.1. Công tác an toàn chung.........................................................................246
9.8.2. Biện pháp an toàn thi công bê tông cốt thép........................................247
9.8.3. Biện pháp an toàn của công tác hoàn thiện...........................................247
9.8.4. Biện pháp an toàn trong công tác lắp ghép...........................................247
9.8.5. Phòng chống cháy nổ............................................................................248
CHƯƠNG 10- TỔ CHỨC THI CÔNG......................................................................................249

10.1. Mục đích và ý nghĩa của công tác thiết kế và tổ chức thi công..........................249
10.2. Lập tiến độ thi công............................................................................................250

10.2.1 Trình tự ..............................................................................................250
10.2.4 Ý nghĩa của tiến độ xây dựng.............................................................256
10.2.5 Sự đóng góp của tiến độ xây dựng vào thực hiện mục tiêu sản xuất.257
10.2.6. Đánh giá tiến độ..................................................................................257
10.3. Thiết kế tổng mặt bằng thi công.......................................................................258

10.3.1. Bố trí cần trục, máy và các thiết bị xây dựng trên công trường.........258
10.3.2. Thiết kế kho bãi công trường..............................................................259
10.2.3. Nhà tạm trên công trường...................................................................262
10.3.4 . Cung cấp điện cho công trường.........................................................263
SVTH:TRẦN VĂN THÀNH _LỚP :XDD51-DH2

6


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
10.3.5 Cung cấp nước cho công trường.........................................................266

10.4 AN TOÀN LAO ĐỘNG......................................................................................269

10.4.1 An toàn lao động trong thi công cọc ép..............................................269
10.3.2 Công tác đào đất..................................................................................269
10.4.3. Công tác đập đầu cọc. ........................................................................270
10.3.4. Công tác cốt thép................................................................................270
10.4.5. Công tác ván khuôn............................................................................272
10.4.6. Công tác bê tông.................................................................................273
10.4.7. Công tác xây trát.................................................................................273
CHƯƠNG 11: LẬP DỰ TOÁN.................................................................................................274

11.1.CƠ SỞ LẬP DỰ TOÁN.......................................................................................274

Z : Giá thành dự toán xây dựng. Chủ đầu tư căn cứ vào giá thành dự toán xây
dựng, các điều kiện cụ thể nơi xây dựng công trình về tổ chức cung ứng vật tư,
vật liệu xây dựng, về giải pháp công nghệ thi công xây dựng hợp lý hơn … để
xây dựng giá thành công trình của Chủ đầu tư làm căn cứ lựa chọn nhà thầu thi
công xây dựng công trình. Chủ đầu tư có thể thuê các tổ chức tư vấn, cá nhân
có đủ điều kiện năng lực để xác định giá thành công trình theo nguyên tắc trên.
........................................................................................................................275
Chi phí chung tại bảng 2 trên được tính bằng tỉ lệ (%) so với chi phí trực tiếp
trong dự toán chi phí xây dựng.......................................................................276
Công tác lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị công nghệ trong các
loại công trình xây dựng: Chi phí chung được tính bằng 65% chi phí nhân công
trong dự toán...................................................................................................276
Thu nhập chịu thuế tính trước được tính bằng tỉ lệ (%) so với chi phí trực tiếp
và chi phí chung trong dự toán chi phí xây dựng...........................................276
CHƯƠNG 12 – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................................308

12.1. Kết luận................................................................................................................308


12.1.1 Kiến trúc..............................................................................................308
12.1.2 Kết cấu.................................................................................................308
12.1.3. Thi công ............................................................................................308
SVTH:TRẦN VĂN THÀNH _LỚP :XDD51-DH2

7


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Tài liệu tham khảo phần thi công................................................................................................310
Tài liệu tham khảo làm đồ án......................................................................................................310

SVTH:TRẦN VĂN THÀNH _LỚP :XDD51-DH2

8


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 1. KIẾN TRÚC
1.1 Giới thiệu về công trình :
1.1.1 Tên công trình thiết kế, địa điểm xây dựng
1.1.1.1 Tên công trình:
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THANH HÓA
1.1.1.2 Địa điểm xây dựng:
Công trình Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh THANH HÓA được xây dựng trên khu đất rộng
3000m2,diện tích xây dựng 1950m2.Công trình nằm trong khuôn viên quy hoạch tuyến
bệnh viện tỉnh của tỉnh Thanh Hóa, cao 8 tầng với đầy đủ các phòng bệnh,trang thiết bị y
tế hiện đại. Đáp ứng tốt nhất nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.

1.1.2 Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng
1.1.2.1 Nhiệm vụ, chức năng của công trình:
Công trình bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa là nơi nghiên cứu, khám chữa bệnh cho
nhân dân trong huyện và các huyện lân cận .Vì vậy chức năng chính của công trình là
khám chữa bệnh cho nhân dân và nghiên cứu các loại bệnh,để tìm ra phương pháp phòng
và chữ bệnh tốt nhất.
1.1.2.2 Hiện trạng của khu vực xây dựng:
Công trình được xây dựng trên nền thuộc phạm vi quy hoạch xây dựng tổng thể Bệnh
viện của tỉnh Thanh Hóa,xung quanh là các bệnh viện khác nhau đang hoạt động.Vì vậy
khi thi công phải đảm bảo an toàn cho các công trình bên cạnh.
1.1.2.3 Nhu cầu phải đầu tư xây dựng:
Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới. Thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước. Cùng sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam đang đứng trước
rất nhiều cơ hội, hội nhập để bắt kịp với các nước trong khu vực cũng như các nước trên
toàn thế giới. Hòa cùng với sự phát triển của cả nước,trong những năm qua nghành y tế
của nước ta cũng phát triển mạnh mẽ.Nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân
dân ngày càng cao,bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa được đầu tư xây dựng trên cơ sở đó.
1.2.Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội
1.2.1 Địa hình khu vực
Công trình Bệnh Viện Đa Khoa tỉnh Thanh Hóa đươc xây dựng trên khu đất rộng rãi,
địa hình bằng phẳng,khá thuận lợi cho việc thi công.

SVTH:TRẦN VĂN THÀNH _LỚP :XDD51-DH2

9


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
1.2.2 Địa chất thuỷ văn
Khu vực xây dựng đã được khoan thăm dò để xây dựng nhà cao tầng. Mặt cắt địa chất

khu vực đã được cơ quan chức năng có thẩm quyền kiểm duyệt và là cơ sở cho việc thiết
kế nền móng công trình.
1.2.3. Khí hậu
Công trình nằm trong vùng khí hậu chung của tỉnh Thanh Hóa
Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm : 23,50 C.
Cao nhất

: 40o C

Thấp nhất

: 5o C

Nhiệt độ biến đổi theo mùa mang tính chất khí hậu của miền Bắc .
Gió:

- Hướng gió chính mùa hè

: Đông và Đông Nam

- Hướng gió chính mùa đông : Tây Bắc- Đông bắc.
Nắng:

- Tháng nắng lớn nhất : tháng 7
- Tháng nắng ít nhất : tháng 2-3
- Tháng có sức gió mạnh nhất là tháng 8, tháng có sức gió yếu nhất là tháng 11,

tốc độ gió mạnh nhất là 28m/s.
1.2.4. Môi trường sinh thái
Công trình xây dựng trong khuôn viên Bệnh viện huyện ,môi trường sinh thái sạch

sẽ,thông thoáng,không bị ô nhiễm không khí,nguồn nước,tiếng ồn.
1.2.5. Điều kiện xã hội
Nhân dân có truyền thống, chấp hành tốt chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước,
mặt khác người dân ở đây rất hiếu học, có tinh thần đoàn kết cao. Tình hình an ninh chính
trị ở đây có thể nói là ổn định, không có gì gây ảnh hưởng tới công tác tổ chức thi công dự
án.
1.2.6. Điều kiện kỹ thuật
1.2.6.1 Đường giao thông:
Khu vực xây dựng công trình nằm trong khuôn viên của bệnh viện thuộc trung tâm Huyện,
đường giao thông tới công trình tương đối thuận lợi cho công tác thi công và khai thác sử
dụng công trình sau này.
1.2.6.2 Thông tin liên lạc:
Được sự quan tâm của Nhà nước nên mấy năm gần đây hệ thống bưu chính viễn thông của
nước ta phát triển rất mạnh, đặc biệt là ỏ các tỉnh lớn. Chính vì vậy, hệ thống thông tin liên

SVTH:TRẦN VĂN THÀNH _LỚP :XDD51-DH2

10


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
lạc của tỉnh Thanh Hóa cũng như của khu vực xây dựng công trình rất phát triển. Có thể kể
ra các loại hình dịch vụ thông tin liên lạc như sau:
- Mạng điện thoại cố định
- Mạng điện thoại di động
- Hệ thống điện thoại công cộng.
- Mạng Internet.
Do đó việc thông tin liên lạc của khu vực xây dựng công trình rất thuận lợi, dễ dàng.
1.2.6.3 Mặt bằng xây dựng
Công trình xây dựng trong điều kiện mặt bằng tương đối rộng nhưng nằm trong khuôn

viên gần các bệnh viện của huyện khác ,nên khi thi công cần đảm bảo an toàn cho các
công trình bên cạnh.
1.2.6.4 Điện
- Để đảm bảo liên tục cung cấp điện, công trình được cấp điện từ 2 nguồn riêng biệt
(nguồn cao áp) có lắp đặt hệ thống tự động đóng nguồn dự phòng.
- Điện cấp từ trạm biến áp vào công trình bằng tuyến cáp hạ thế lõi đồng, cách điện bằng
XLPE có đài thép đặt ngầm.
- Công trình được lắp đặt 1 máy phát điện 300 đến 320 KVA để cấp điện cho các phụ tải
quan trọng khi cả hai nguồn điện lưới bị sự cố. Việc chuyển đổi sang nguồn máy phát
được tự động hoàn toàn. Máy phát điện dùng loại vỏ có chống ồn, có bình xăng dự trữ, có
bộ tự động chuyển đổi diện ATS.
1.2.6.5 Cấp, thoát nước
- Cấp nước: Sử dụng hệ thống cung cấp nước của huyện cho các khu dân cư xung quanh
khu vực xây dựng công trình.
- Thoát nước: Hệ thống thoát nước của khu vực xây dựng công trình là hệ thống thoát
nước của huyện nên rất thuận lợi.
1.2.6.6 Nguồn cung cấp vật liệu
Do khu vực xây dựng công trình nằm ở trung tâm huyện, lại có hệ thống giao thông thuận
lợi và xung quanh khu vực có không ít các nhà máy vật liệu xây dựng nên việc cung cấp
vật liệu xây dựng rất thuận lợi.

SVTH:TRẦN VĂN THÀNH _LỚP :XDD51-DH2

11


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
1.2.6.7 Tình hình nhân lực xây dựng
Tỉnh Thanh Hóa là trung tâm văn hoá chính trị của khu vực đồng bằng bắc bộ, để xứng
đáng với vai trò này thì tỉnh đang tiến hành xây dựng, quy hoạch cơ sở hạ tầng một cách

nhanh chóng. Các công trình mới mọc lên ngày càng nhiều nên thu hút được rất nhiều lao
động từ các tỉnh tập chung tại đây. Do đó việc tìm kiếm nhân lực xây dựng rất thuận lợi, dễ
dàng.
1.3 . Giải pháp kiến trúc
1.3.1. Tổ chức quản lý.
Bộ máy quản lý của bệnh viện đứng đầu là giám đốc,tiếp theo đó là phó giám đốc, sau
đó là các khoa chức năng khác nhau. Mỗi khoa lại được phân ra thành trưởng khoa, phó
khoa, nhân viên.
1.3.2.Tổ chức biên chế.
Tuỳ vào chức năng nhiệm vụ của từng khoa mà phòng tổ chức nhân sự sẽ bố trí số lượng
nhân viên sao cho hợp lý với cơ cấu tổ chức, hoạt động của khoa đó.
1.3.3. Quy hoạch tổng mặt bằng.
Xung quanh công trình được bố trí các đường giao thông có chiều rộng đủ lớn để phục vụ
việc đi lại và sinh hoạt của cán bộ công nhân viên của trung tâm. Ngoài ra còn phục vụ
công tác phòng cháy chữa cháy khi gặp sự cố xảy ra.
Tầng 1: Được bố trí để tiếp đón, làm thủ tục và khám chữa bệnh cho nhân dân.Bao gồm
hai phòng cấp cứu và hồi sức,phòng phát số,các phòng khám và phòng trả kết quả.Ngoài
ra,tầng 1 còn được bố trí 1 phòng dành cho bác sĩ và phòng dành cho y tá trực.
Từ tầng 2-8 : Là các tầng làm việc của y bác sĩ và các phòng điều trị của bệnh nhân bệnh
nhân.Bao gồm phòng trực của bác sĩ,phòng trực của y tá,phòng họp giao ban và các phòng
điều trị của bệnh nhân.
Vườn hoa cây cảnh trong và ngoài công trình được bố trí hợp lý, hài hoà tạo cảnh đẹp và
thông thoáng cho công trình.
Các hộp kỹ thuật cấp điện, cấp thoát nước, cáp thông tin, cứu hoả được bố trí hợp lý, kín
đáo, an toàn thuận lợi cho việc sửa chữa và thay thế.
Hầu hết các phòng làm việc trong công trình được chiếu sáng tự nhiên và thông gió tốt.
1.3.4. Xác định diện tích công trình :
1.3.4.1 Tiêu chuẩn diện tích.
Việc bố trí diện tích các phòng áp dụng theo tiêu chuẩn TCVN 4450: 1987


SVTH:TRẦN VĂN THÀNH _LỚP :XDD51-DH2

12


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
1.3.4.2 Tính toán diện tích làm việc của công trình.
Từ các bản vẽ mặt bằng các tầng ta tiến hành tính toán diện tích sử dụng, diện tích làm
việc của từng tầng sau khi tính toán có kết quả như sau:
Tầng 1: Diện tích sử dụng: 1950m
Tầng 2 đến tầng 8 :Diện tích sử dụng của mỗi tầng :1950m2
1.3.5 Phương án thiết kế công trình.
+ Về thiết kế kiến trúc đáp ứng nội dung chức năng sử dụng của công trình và các thông
số kỹ thuật đảm bảo đúng tiêu chuẩn quy phạm hiện hành. Phương án kiến trúc đều sử
dụng tối đa diện tích khu đất, hành lang giữa kết hợp với hệ thống thang máy và thang bộ
hai bên đảm bảo thông thoáng và thoát hiểm khi có sự cố.
+Hình thức kiến trúc của của công trình mang phong cách công nghiệp hiện đại sử dụng
vật liệu thông dụng kết hợp với vật liệu hiện đại tạo nên một công trình vừa trang nghiêm,
bề thế, hợp khung cảnh kiến trúc của các công trình lân cận và hoà nhập cùng xu thế xây
dựng hiện đại.
+ Hình khối kiến trúc cao 8 tầng, bề thế, chắc khoẻ nhưng gọn gàng, được bố trí hợp lý
nhằm đảm bảo cho các phòng làm việc, nghiên cứu đều được thông thoáng và chiếu sáng
tự nhiên.
+Mặt đứng công trình được tổ hợp giữa các phân vị đứng và phân vị ngang hài hoà. Các
ban công và hàng cột đua ra ở mặt trước vừa tạo được vẻ đẹp về kiến trúc nhưng quan
trọng hơn là tác dụng chắn nắng hướng Tây cho các phòng làm việc và là chỗ đặt cục nóng
cho điều hoà tại các phòng này, tránh cho mặt đứng chính của công trình không bị phá bởi
sự “nham nhở” do cục nóng các điều hoà “bám” bên ngoài tường nhà (một giải pháp hợp
lý cho công trình mà nhiều nhà chung cư cao tầng hiện nay tại Thái Bình chưa giải quyết
được). Các ban công hai mặt bên có chiều rộng hợp lý với các chi tiết lan can nhẹ nhàng

tạo thêm vẻ duyên dáng và mềm mại cho công trình. Màu sắc công trình chủ yếu dùng các
gam màu nhẹ và sáng, phần đế dùng màu sẫm giúp công trình khoẻ khoắn vững chãi. Mặt
sau của công trình được bố trí các lôgia vừa dùng để tạo phân vị ngang vừa dùng để làm
nơi đặt điều hoà cho các phòng làm việc phía sau.
+ Bên cạnh hiệu quả thẩm mĩ kiến trúc cao, công trình đã được nghiên cứu chặt chẽ về
công năng và không gian sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đặc thù của công trình là
một bệnh viện đa khoa.
SVTH:TRẦN VĂN THÀNH _LỚP :XDD51-DH2

13


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
- Hình thức mặt bằng, mặt cắt:công trình bao gồm 8 tầng làm việc được bố trí thành 1
đơn nguyên có chiều rộng theo trục định vị là 36,9(m), chiều dài theo trục định vị là 52,8
(m).
- Giải pháp giao thông :
Hệ thống giao thông của công trình được chia làm 2 khu bố trí hợp lý và rất thuận tiện
cho việc đi lại. có ba cầu thang máy và ba cầu thang bộ được bố trí đối xứng nhau tạo vẻ
cân đối hài hoà phục vụ cho nhân dân và y bác sĩ đi lại thuận tịên trong bệnh viện. Riêng
cầu thang bộ còn dùng để thoát hiểm khi công trình có sự cố cháy nổ.
-Giải pháp thông gió và chiếu sáng :
Giải pháp thông gió chủ yếu của công trình là thông gió tự nhiên,các cửa sổ được thiết kế
khá lớn đằng sau của mỗi phòng tạo khả năng hút gió và thông thoáng giữa các phòng.
Việc bố trí các cửa sổ như vậy tạo điều kiện cho việc lấy ánh sáng tự nhiên đạt được kết
quả và hiệu quả cao.
Ngoài việc chiếu sáng và thông gió tự nhiên là chủ yếu cũng cần kết hợp giải pháp thông
gió và chiếu sáng bằng nhân tạo trong từng điều kiện cụ thể và phù hợp với điều kiện thời
tiết của Thanh Hóa.
- Giải pháp trang tri hoàn thiện.

+ Cấu tạo sàn:* Lát gạch CERAMIC kt 300x300.
* Vữa lót xi măng mác #50 dày 20mm.
* Sàn bê tông cốt thép đổ tại chỗ.
* Trát trần vữa xi măng #75 dày 15mm.
* Trần gỗ HUNTER.
+ Cấu tạo sàn vệ sinh:* Lát gạch chống trơn 200x200.
* Vữa xi măng #50 dày 20mm đánh dốc về phễu thu.
* Phụ gia chống thấm.
* Sàn bê tông cốt thép đổ tại chỗ.
* Trát trần vữa xi măng #75 dày 15mm.
+ Cấu tạo nền:
- Nên sàn làm việc.* Lát gạch CERAMIC kt 300x300.
* Vữa lót xi măng mác #50 dày 20mm.
* Lớp bê tông gạch vỡ mác #75.
SVTH:TRẦN VĂN THÀNH _LỚP :XDD51-DH2

14


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
* Cát tôn nền tưới nước đầm chặt.
* Đất thiên nhiên đầm kỹ.
+ Sơn tường
- Giải pháp về cấp thoát nước :
Nguồn nước được lấy từ hệ thống cấp nước huyện thông qua các ống dẫn nước đưa về bể
chứa. Dung tích của bể chứa được thiết kế trên cơ sở số lượng người sử dụng và lượng
dùng để dự trữ và phục vụ cho cứu hoả. Hệ thống đường ống bố trí trong hộp kỹ thuật và
chạy ngầm trong các tường ngăn đến nơi dung.
Thoát nước gồm có thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt. Thoát nước mưa gồm có hệ
thống tường vượt mái chắn nước có tạo rãnh bên dưới thu nước dẫn vào ống nhựa chảy

vào hệ thống thoát nước tỉnh. Thoát nước thải sinh hoạt yêu cầu phải có bể tự hoại với
dung tích đủ lớn để nước thải sau khi đã xử lý chảy vào hệ thống thoát nước thành phố
không bị ô nhiễm. Yêu cầu đường ống dẫn phải kín, trước khi lắp đặt và hoàn thiện đi vào
sử dụng phải kiểm tra kỹ.

SVTH:TRẦN VĂN THÀNH _LỚP :XDD51-DH2

15


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG 2. LỰA CHỌN GIẢI PHÁP KẾT CẤU
2.1. Sơ bộ phương án kết cấu
Khái quát chung
Lựa chọn hệ kết cấu chịu lực cho công trình có vai trò quan trọng tạo tiền đề cơ bản để
người thiết kế có được định hướng thiết lập mô hình, hệ kết cấu chịu lực cho công trình
đảm bảo yêu cầu về độ bền, độ ổn định phù hợp với yêu cầu kiến trúc, thuận tiện trong sử
dụng và đem lại hiệu quả kinh tế.
Trong thiết kế kết cấu nhà cao tầng việc chọn giải pháp kết cấu có liên quan đến vấn đề bố
trí mặt bằng, hình thể khối đứng, độ cao tầng, thiết bị điện, đường ống, yêu cầu thiết bị thi
công, tiến độ thi công, đặc biệt là giá thành công trình và sự hiệu quả của kết cấu mà ta
chọn.
2.1.1 Phân tích các dạng kết cấu khung
2.1.1.1 Tải trọng ngang quyết định rất lớn tới việc thiết kế kết cấu
Trong kết cấu nhà cao tầng, nội lực, chuyển vị do tải trọng ngang sinh ra tăng lên rất nhanh
theo độ cao. Áp lực gió là các nhân tố ảnh hưởng lớn đến thiết kế kết cấu.
Nếu công trình xem như một thanh công xôn ngàm tại mặt đất thì lực dọc tỷ lệ với chiều
cao, mô men do tải trọng ngang tỉ lệ với bình phương chiều cao.
M = P× H (Tải trọng tập trung)
M = q× H2/2 (Tải trọng phân bố đều)

Trong đó: P-Tải trọng tập trung;
q - Tải trọng phân bố
H - Chiều cao công trình.
Do vậy tải trọng ngang của nhà cao tầng trở thành nhân tố chủ yếu của thiết kế kết cấu.
2.1.1.2 .Yêu cầu về hạn chế chuyển vị và giảm trọng lượng bản thân
Theo sự tăng lên của chiều cao nhà, chuyển vị ngang tăng lên rất nhanh. Trong thiết kế
kết cấu, không chỉ yêu cầu thiết kế có đủ khả năng chịu lực mà còn yêu cầu kết cấu có đủ
độ cứng cho phép. Khi chuyển vị ngang lớn thì thường gây ra các hậu quả sau:
 Làm kết cấu tăng thêm nội lực phụ đặc biệt là kết cấu đứng: Khi chuyển vị tăng
lên, độ lệch tâm tăng lên do vậy nếu nội lực tăng lên vượt quá khả năng chịu lực của kết
cấu sẽ làm sụp đổ công trình, ít nhất cũng gây nứt cục bộ.
 Làm cho người sống và làm việc cảm thấy khó chịu và hoảng sợ, ảnh hưởng đến
công tác và sinh hoạt.
Do vậy cần phải hạn chế chuyển vị ngang.Trong thiết kế kết cấu nhà cao tầng cần quan
tâm đến giảm trọng lượng bản thân kết cấu vì các lí do sau:
Xem xét từ sức chịu tải của nền đất. Nếu cùng một cường độ thì khi giảm trọng
lượng bản thân có thể tăng lên một số tầng khác.
Xét về mặt kinh tế, giảm trọng lượng bản thân tức là tiết kiệm vật liệu, giảm giá
thành công trình bên cạnh đó còn tăng được không gian sử dụng.
SVTH:TRẦN VĂN THÀNH _LỚP :XDD51-DH2

16


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
2.1.2 Phương án lựa chọn
2.1.2.1 Giải pháp móng cho công trình.
Vì công trình là nhà cao tầng nên tải trọng đứng truyền xuống móng nhân theo số tầng là
rất lớn. Do đó phương án móng sâu là hợp lý nhất để chịu được tải trọng từ công trình
truyền xuống.

Móng cọc đóng: Ưu điểm là kiểm soát được chất lượng cọc từ khâu chế tạo đến khâu thi
công nhanh. Nhưng hạn chế của nó là tiết diện nhỏ, khó xuyên qua ổ cát, thi công gây ồn
và rung ảnh hưởng đến công trình thi công bên cạnh đặc biệt là khu vực thành phố. Hệ
móng cọc đóng không dùng được cho các công trình có tải trọng quá lớn do độ sâu các
cọc không đảm bảo khả năng chịu lực cho công trình, còn nếu đóng qúa nhiều cọc thì
không đảm bảo yêu cầu về cấu tạo.
Móng cọc ép: Loại cọc này chất lượng cao, độ tin cậy cao, thi công êm dịu. Hạn chế của
nó là khó xuyên qua lớp cát chặt dày, tiết diện cọc và chiều dài cọc bị hạn chế. Điều này
dẫn đến khả năng chịu tải của cọc chưa cao.
Móng cọc khoan nhồi: Là loại cọc đòi hỏi công nghệ thi công phức tạp, tuy nhiên có tiết
diện và chiều sâu lớn do đó nó có thể tựa được vào lớp đất tốt nằm ở sâu vì vậy khả năng
chịu tải của cọc sẽ rất lớn. Hiện nay công nghệ thi công cọc nhồi ở nước ta hoàn toàn đủ
đáp ứng yêu cầu kĩ thuật đề ra nên và đã được áp dụng rất rộng rãi.
Từ phân tích ở trên, với công trình này việc sử dụng cọc đóng sẽ đem lại sự hợp lý về
khả năng chịu tải và hiệu quả kinh tế.
2.1.2.2 Giải pháp kết cấu phần thân công trình.
2.1.2.2.1 Các lựa chọn cho giải pháp kết cấu.
2.1.2.2.1.1 Các lựa chọn cho giải pháp kết cấu chính.
Căn cứ theo thiết kế ta chia ra các giải pháp kết cấu chính ra như sau:
a) Hệ tường chịu lực.
Trong hệ kết cấu này thì các cấu kiện thẳng đứng chịu lực của nhà là các tường phẳng. Tải
trọng ngang truyền đến các tấm tường thông qua các bản sàn được xem là cứng tuyệt đối.
Trong mặt phẳng của chúng các vách cứng (chính là tấm tường) làm việc như thanh công
xôn có chiều cao tiết diện lớn.Với hệ kết cấu này thì khoảng không bên trong công trình
còn phải phân chia thích hợp đảm bảo yêu cầu về kết cấu.
Hệ kết cấu này có thể cấu tạo cho nhà khá cao tầng, tuy nhiên theo điều kiện kiến trúc của
công trình khó có thể bố trí vị trí các tường cứng cho hợp .
b) Hệ khung chịu lực.
Hệ được tạo bởi các cột và các dầm liên kết cứng tại các nút tạo thành hệ khung không
gian của nhà. Hệ kết cấu này tạo ra được không gian kiến trúc khá linh hoạt. Tuy nhiên nó

tỏ ra kém hiệu quả khi tải trọng ngang công trình lớn vì kết cấu khung có độ cứng chống
cắt và chống xoắn không cao. Nếu muốn sử dụng hệ kết cấu này cho công trình thì tiết
diện cấu kiện sẽ khá lớn, làm ảnh hưởng đến tải trọng bản thân công trình và chiều cao
thông tầng của công trình.
SVTH:TRẦN VĂN THÀNH _LỚP :XDD51-DH2

17


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

c) Hệ lõi chịu lực.
Lõi chịu lực có dạng vỏ hộp rỗng, tiết diện kín hoặc hở có tác dụng nhận toàn bộ tải trọng
tác động lên công trình và truyền xuống đất. Hệ lõi chịu lực có hiệu quả với công trình có
độ cao tương đối lớn, do có độ cứng chống xoắn và chống cắt lớn, tuy nhiên nó phải kết
hợp được với giải pháp kiến trúc.
d) Hệ kết cấu hỗn hợp.
* Sơ đồ giằng.
Sơ đồ này tính toán khi khung chỉ chịu phần tải trọng thẳng đứng tương ứng với diện tích
truyền tải đến nó còn tải trọng ngang và một phần tải trọng đứng do các kết cấu chịu tải cơ
bản khác như lõi, tường chịu lực. Trong sơ đồ này thì tất cả các nút khung đều có cấu tạo
khớp hoặc các cột chỉ chịu nén.
* Sơ đồ khung - giằng.
Hệ kết cấu khung - giằng (khung và vách cứng) được tạo ra bằng sự kết hợp giữa khung và
vách cứng. Hai hệ thống khung và vách được lên kết qua hệ kết cấu sàn dầm tạo độ cứng
không gian lớn, từ đó sẽ giảm kích thước tiết diện, tăng tính kinh tế và phù hợp cói thiết
kế kiến trúc. Sơ đồ này khung có liên kết cứng tại các nút (khung cứng).
2.1.2.2.2 Các lựa chọn cho giải pháp kết cấu sàn.
Để chọn giải pháp kết cấu sàn ta so sánh 2 trường hợp sau:
a) Kết cấu sàn không dầm (sàn nấm)

Hệ sàn nấm có chiều dày toàn bộ sàn nhỏ, làm tăng chiều cao sử dụng do đó dễ tạo không
gian để bố trí các thiết bị dưới sàn (thông gió, điện, nước, phòng cháy và có trần che phủ),
đồng thời dễ làm ván khuôn, đặt cốt thép và đổ bê tông khi thi công. Tuy nhiên giải pháp
kết cấu sàn nấm là không phù hợp với công trình này vì nhịp lớn nhất tới 6,8m không phù
hợp để thiết kế sàn ( quá dày ) và không kinh tế.
b) Kết cấu sàn dầm
Khi dùng kết cấu sàn dầm độ cứng ngang của công trình sẽ tăng do có sự liên kết tốt giữa
các cột chịu lực nhờ các dầm lớn, do đó chuyển vị ngang sẽ giảm. Khối lượng bê tông ít
hơn dẫn đến khối lượng tham gia lao động giảm. Chiều cao dầm sẽ chiếm nhiều không
gian phòng ảnh hưởng nhiều đến thiết kế kiến trúc, làm tăng chiều cao tầng. Tuy nhiên
phương án này phù hợp với công trình vì chiều cao thiết kế kiến trúc là tới 3,6 m.
2.1.2.2.3 Lựa chọn kết cấu chịu lực chính.
Qua việc phân tích phương án kết cấu chính ta nhận thấy sơ đồ khung - giằng là hợp lý
nhất. Việc sử dụng kết cấu vách, lõi cùng chịu tải trọng đứng và ngang với khung sẽ làm
tăng hiệu quả chịu lực của toàn bộ kết cấu, đồng thời sẽ giảm được tiết diện cột ở tầng
dưới của khung. Vậy ta chọn hệ kết cấu này.
Qua so sánh phân tích phương án kết cấu sàn, ta chọn kết cấu sàn dầm toàn khối.

SVTH:TRẦN VĂN THÀNH _LỚP :XDD51-DH2

18


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

2.1.2.2.4 Sơ đồ tính của hệ kết cấu.
+ Mô hình hoá hệ kết cấu chịu lực chính phần thân của công trình bằng hệ khung
không gian nút cứng liên kết cứng với hệ vách lõi.
+ Liên kết cột, vách, lõi với đất xem là ngàm cứng tại cốt -1,5 m so với cốt tự nhiên
phù hợp với yêu cầu lắp đặt hệ thống kỹ thuật của công trình và hệ thống kỹ thuật ngầm

của huyện.
+ Sử dụng phần mềm tính kết cấu ETABS 9.7.4 để tính toán
2.1.3 Lựa chọn kích thước tiết diện các cấu kiện.
2.1.3.1 . Kích thước tiết diện sàn
-Kích thước ô sàn lớn nhất là (3,6x6)m
Xét tỷ số

l2
6
=
= 1, 667 < 2 là bản kê 4 cạnh
l1 3, 6

-Chiều dày chọn sơ bộ theo công thức: hb =

D.l1
m

Trong đó : m = 35-45 đối với ô bản liên kết bản loại dầm
l1 nhịp theo phương cạnh ngắn
D: hệ số phụ thuộc tải trọng tác dụng lên bản D=0,8-1,4 :chọn D=1
hb =

D.l1  1
1 
=  − ÷.3600 = ( 102,8 − 80 ) mm
m  35 45 

Chọn thống nhất hb=10cm cho toàn bộ các mặt sàn.
2.1.2. Tiết diện dầm:

1 1
)Ld với dầm chính và
8 12

Chiều cao dầm thường được lựa chọn theo nhịp với tỷ lệ h d = ( ÷
hd = (

1
1
÷ )Ld với dầm phụ
12 20

Chiều rộng dầm thường được lấy bd = ( 0,3 ÷ 0,5 ) hd.
* Chọn dầm chính trục 1-10:
-Nhịp dầm lớn nhất ld=750cm
1 1
).750= ( 93, 75 ÷ 62,5 ) cm
8 12

hd = ( ÷

⇒ chọn hdc=65cm,bdc=22cm

* Chọn dầm chính trục A-H :
-Nhịp dầm lớn nhất ld=720cm
SVTH:TRẦN VĂN THÀNH _LỚP :XDD51-DH2

19



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
1 1
).720= ( 90 ÷ 60 ) cm
8 12

hd = ( ÷

⇒ chọn hdc=65cm,bdc=22cm

* Chọn dầm phụ trục 1-10
-Nhịp dầm lớn nhất ld=600cm
hd = (

1
1
÷ ).450= ( 50 ÷ 30 ) cm
12 20

⇒ chọn hdp=30cm,bdp=22cm

* Chọn dầm phụ trục A-H
-Nhịp dầm lớn nhất ld=600cm
hd = (

1
1
÷ ).450= ( 50 ÷ 30 ) cm
12 20

⇒ chọn hdp=30cm,bdp=22cm


Dầm thang,dầm phụ qua hành lang và các dầm bo xung quanh ban công và lôgia lấy thống
nhất bxh= 30x22.
2.1.3.3. Tường.
* Tường bao:Được xây xung quanh chu vi nhà, do yêu cầu chống thấm, chống ẩm nên
tường dày 220 mm xây bằng gạch đặc M75. Tường có hai lớp trát dày 2 x 1,5 cm
* Tường ngăn:Dùng ngăn chia không gian trong mỗi tầng, việc ngăn giữa các phòng dùng
tường 220, tường ngăn giữa các phòng vệ sinh với nhau dùng tường 110.
2.1.3.4. Tiết diện cột:
Tiết diện cột được chọn sơ bộ theo công thức:
Fb =

k .N
Rb

( 2.1)

Trong đó:
+Rb: Cường độ chịu nén của bêtông. Với bêtông B25 có Rb= 145 (kg/cm2).
+k: Hệ số xét đến ảnh hưởng khác như mômen uốn, hàm lượng cốt thép, độ mảnh
của cột k = ( 1, 2 ÷ 1,5 )
+N: lực nén được tính toán gần đúng như sau: N = n.q.FS

(2.2)

Trong đó:
n :số tầng
FS: diện tích mặt sàn truyền tải trọng lên cột đang xét.
q: tải trọng tương đương tính trên mỗi mét vuông mặt sàn. Giá trị q được lấy
theo kinh nghiệm thiết kế. Lấy q = 1 T/m2.

SVTH:TRẦN VĂN THÀNH _LỚP :XDD51-DH2

20


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

1,Cột giữa nhà :
 7, 2 + 7, 2 6 + 7,5 
N = 8.1. 
×
÷ = 388,8 T
2
2 


Diện ích tiết diện cột:
388,8.103
Fb = ( 1, 2 − 1,5 ) .
= 3217 ÷ 4022 cm2
145

Chọn tiết diện cột 50x70 cm

Hình 2.1. Sơ đồ truyền tải về đầu cột trục 3-E
2,Cột trục biên trục :
 7,5 + 7, 2 2, 7 
N = 8.1. 
×
÷ = 79,38 T

2
2 


Diện ích tiết diện cột:
Fb = ( 1, 2 − 1,5) .

79,38.103
= 657 ÷ 821 cm2
145

Chọn tiết diện cột 22x30 cm
Hình 2.2. Sơ đồ truyền tải về đầu cột trục 4-H

Bảng 2.1.Bảng chọn tiết diện cột
Tầng điển hình

Cột giữa nhà trục

Cột trục biên

Tầng 1-4
Tầng 5-8

50x70
40x60

22x30
22x25


2.1.3.5. Tiết diện vách thang máy
Vách có chiều cao chạy suốt từ móng lên mái có độ cứng không đổi theo chiều cao của nó
Độ dày của vách : t ≥ 150 và t ≥

1
ht.
20

Trong đó ht chiều cao của tầng nhà cao nhất ht=4,2m ⇒ t ≥ 21cm
Chọn vách có t=250cm
SVTH:TRẦN VĂN THÀNH _LỚP :XDD51-DH2

21


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
2.2 Xác định tải trọng tác dụng lên khung
Việc tính toán các loại tải trọng và cách xác định được áp dụng theo tiêu chuẩn TCVN
2737 - 1995 về “ Tải trọng và tác động - Tiêu chuẩn thiết kế ”.
2.2.1. Tĩnh Tải:
2.2.1.1.Tĩnh tải tác dụng lên bản sàn
Bảng 2.2: Tĩnh tải sàn
STT

Lớp vật liệu

d(m)

g(KN/m2)


Gtc(KN/m2)

n

Gtt(KN/m2)

1

Gạch lát nền ceramic

0,01

22

0,22

1,1

0,24

2

Vữa lát dày 2,5 cm

0,025

18

0,45


1,3

0,59

3

Vữa trát trần dày 1,5
cm

0,015

18

0,27

1,3

0,35

Tổng tĩnh tải gs

1,18

2.2.1.2.Tĩnh tải sàn vệ sinh
Bảng 2.3 : Tĩnh tải sàn vệ sinh
d

G

Ptc


(cm)

(KN/m3)

(KN/m2)

Ptt

STT

Lớp vật liệu

1

Gạch lát nền

1

22

0,22

1,1

0,24

2

Vữa lót


2,5

18

0,45

1,3

0,59

3

Vật liệu chống thấm

4

22

0,88

1,1

0,97

4

Vữa trát trần

1,5


18

0,27

1,3

0,35

Tổng tĩnh tải gvs

SVTH:TRẦN VĂN THÀNH _LỚP :XDD51-DH2

n

(KN/m2)

2,15

22


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
2.2.1.3. Tĩnh tải lớp mái.
Bảng 2.4. Tĩnh tải lớp mái.
d

G

Ptc


Ptt

(cm)

(KN/m3)

(KN/m2)

STT

Lớp vật liệu

1

Hai lớp gạch lá nem

4

18

0,72

1,1

0,792

2

Hai lớp vữa lót


4

18

0,72

1,3

0,936

4

Vật liệu chống thấm

4

22

0,88

1,1

0,968

5

Vữa trát trần

1,5


18

0,27

1,3

0,35

0,3

1,1

0,33

6

Mái tôn và xà gồ thép

n

(KN/m2)

Tổng tĩnh tải gm

3,376

2.2.1.4. Tải trọng do tường xây trên dầm
Bảng 2.5. Tĩnh tải tường.
Tầng


Tầng
1

Loại tường

Dày

Cao

g

Giảm
tải

(m)

(m)

(KN/m3)

Tường 20

0,22

3,55

12

0,75


7,029

1,1

7,732

Vữa trát 2 lớp

0,04

3,55

18

0,75

1,917

1,3

2,492

Tải trọng phân bố trên dầm
Tầng
2-8

n

(KN/m)


Ptt
(KN/m)

8,946

10,224

Tường 20

0,22

2,95

12

0,75

5,841

1,1

6,425

Vữa trát 2 lớp

0,04

2,95


18

0,75

1,593

1,3

2,071

Tải trọng phân bố trên dầm
Tầng
1

Ptc

7,434

8,496

Tường 10

0,11

3,9

12

0,75


3,861

1,1

4,247

Vữa trát 2 lớp

0,04

3,9

18

0,75

2,106

1,3

2,738

Tải trọng phân bố trên dầm

SVTH:TRẦN VĂN THÀNH _LỚP :XDD51-DH2

5,967

6,985


23


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Tầng
2-8

Tường 10

0,11

3,3

12

0,75

3,267

1,1

3,594

Vữa trát 2 lớp

0,04

3,3

18


0,75

1,782

1,3

2,317

Tải trọng phân bố trên dầm
Tầng
tum

5,049

Tường 20

0,22

1,92

12

0,75

3,802

1,1

4,181


Vữa trát 2 lớp

0,04

1,92

18

0,75

1,037

1,3

1,348

Tải trọng phân bố trên dầm
Tầng
mái

5,911

4,119

5,529

Tường 20

0,22


0,5

12

0,75

0,99

1,1

1,089

Vữa trát 2 lớp

0,04

0,5

18

0,75

0,27

1,3

0,351

Tải trọng phân bố trên dầm


1,26

1,44

2.2.1.5. Tĩnh tải các lớp sàn cầu thang
Bảng 2.6:Tĩnh tải các lớp sàn cầu thang

1
2
3
4
5

Mặt bậc đá sẻ
Lớp vữa lót
Bậc xây gạch
Lớp vữa trát
Bản BTCT
Tổng tĩnh tải

20
20
75
40
100

20
18
18

18
25

0,4
0,36
1,35
0,72
2,5
5,33

1,1
1,3
1,3
1,1
1,1

0,44
0,46
1,75
0,792
2,75
5,942

2.2.1.6.Tĩnh tải do trọng lượng bản thân dầm,sàn,cột
( chương trình etaps tự tính toán nên trong bảng trên không kể đến trọng lượng bản
thân )

SVTH:TRẦN VĂN THÀNH _LỚP :XDD51-DH2

24



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
2.2.2. Hoạt tải
Bảng 2.7:Thống kê giá trị hoạt tải sàn. Đơn vị tải trọng : kG/m2

1
2
3
4
4
5
6

Sảnh, hành lang,cầu
thang,ban công
Phòng điều trị
Phòng làm việc
Phòng họp
Phòng vệ sinh
Tầng áp mái
Kho dụng cụ

300
200
200
400
150
30
300


140
70
100
140
30
-

1,2
1,2
1,2
1,2
1,3
1,3
1,2

360
240
240
480
195
39
360

2.2.3.Tải trọng gió
Tải trọng gió được xác định theo tiêu chuẩn TCVN 2737-95, gồm có 2 thành phần tĩnh và
động:
Wg = W + Wp
( 2.8)
Trong đó : W : Thành phần tĩnh của tải trọng gió

Wp : thành phần động của tải trọng gió
2.2.3.1.Tĩnh toán thành phần động của tải trọng gió
Do công trình có chiều cao 32,72m < 40m nên không cần xét đến thành phần gió động.
2.2.3.2.Tĩnh toán thành phần tĩnh tải gió
Tải trọng gió được tính toán và gán vào dầm. Tính gió đẩy gió hút được xác định theo
công thức: W= n.K.c.

ht + hd .
W0
2

Trong đó: W0 = 125KG/m2: giá trị áp lực gió theo bản đồ. Công trình được xây dựng ở
Thanh Hóa thuộc khu vực II - B
- k: Hệ số tính đến sự thay đổi của áp lực gió theo độ cao,
- c: Hệ số khí động phụ thuộc vào hình dạng công trình:- Phía gió đẩy: c = 0,8
-Phía gió hút: c = -0,6;
-

n : hệ số vượt tải n = 1,2

SVTH:TRẦN VĂN THÀNH _LỚP :XDD51-DH2

25


×