Tải bản đầy đủ (.doc) (130 trang)

Đánh giá thực trạng, quản lý rác thỉa sinh hoạt trên địa bàn xã thanh lâm, huyện mê linh, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (553.83 KB, 130 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------  -------

NGUYỄN MINH TUẤN

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RÁC THẢI
SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THANH LÂM,
HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


HÀ NỘI – 2016

2


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------  -------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RÁC THẢI
SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THANH LÂM,
HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Tên sinh viên


: Nguyễn Minh Tuấn

Chuyên ngành đào tạo : Kinh tế phát triển
Lớp

: K57 KTPT

Niên khóa

: 2012 - 2016

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Phạm Thị Thanh Thúy


HÀ NỘI – 2016

4


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là kết quả nghiên cứu của tôi. Số liệu và kết
quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được sử dụng trong bất cứ luận
văn, luận án nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận đều
được cảm ơn và thông tin trích dẫn trong khóa luận đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016


Sinh viên

Nguyễn Minh Tuấn

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập, nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận tốt
nghiệp, tôi nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân và tập
thể.Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của tôi đến tất cả các nhân và tập
thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và thực tập tốt nghiệp.
Trước hết tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân
trong gia đình,bố mẹ, bạn bè đã luôn quan tâm động viên và tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận của mình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong khoa Kinh
tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, cùng toàn thể
các thầy giáo, cô giáo đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, truyền đạt những
kinh nghiệm quý báu cho tôi trong quá trình học tập tại Học viện.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Thạc sỹ
Phạm Thị Thanh Thúy, người đã trực tiếp và tận tình giúp đỡ tôi trong quá
trình thực tập tốt nghiệp và hoàn thành bài luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND xã Thanh Lâm và các cán bộ, các
phòng ban tại xã đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong việc thu thập số liệu và những
thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2016

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Minh Tuấn

ii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Môi trường đang là vấn đề bức thiết được đề cập rất nhiều trên các phương
tiện thông tin của Việt Nam và thế giới. Là một nước đang trong quá trình CNH HĐH đất nước Việt Nam đang có những thay đổi tích cực về nhiều mặt, trong đó
vấn đề giảm thiểu ô nhiễm môi trường được quan tâm chú trọng và thực hiện
mạnh mẽ bằng việc ban hành các quy định, Nghị định số 59/2007/NĐ-CP , Quyết
định số 609/QĐ - TTg,... Thực hiện nghiên cứu này nhằm tìm hiểu thực trạng
quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã Thanh Lâm, từ đó đề xuất những giải
pháp chủ yếu giúp nâng cao hiệu quả công tác quản lý RTSH, bên cạnh đó tìm ra
những phương án thích hợp trong quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý RTSH
trên địa bàn.
Đề tài tập trung đánh giá công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã
Thanh Lâm, phân tích mối quan hệ giữa các cấp ban ngành cùng toàn thể nhân
dân với quản lý RTSH tại xã. Để phục vụ cho nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành
thu thập số liệu về tình hình cơ bản trên địa bàn số liệu thống kê phản ánh kết quả
sản xuất kinh doanh, điều kiện tự nhiên, tình hình đất đai, lao động, dân số của xã.
Chúng tôi phỏng vấn sâu trực tiếp cán bộ xã, thôn để kiểm chứng các thông tin thu
thập được, tiến hành lập danh mục các câu hỏi với mục đích hiểu được mối quan
hệ tác động giữa người dân với quản lý RTSH tại xã và thiết kế phiếu điều tra
phỏng vấn 30 hộ điều tra ngẫu nhiên.
Nghiên cứu đã cho thấy những kết quả về quản lý RTSH tại địa bàn bao gồm:
Thực trạng RTSH và lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã Thanh Lâm:

rác thải trên địa bàn xã phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau nhưng chủ yếu rác thải
phát sinh từ hộ gia đình, chợ, cửa hàng, đại lý, cơ quan, trường học, đơn vị hành
chính. Thành phần chủ yếu của RTSH tại địa bàn bao gồm rác thải hữu cơ, túi
nilon, nhựa, kinh loại, thủy tinh, giấy vụn, đồ sành sứ, gạch gói vỡ, dẻ rách,....

iii


Thực trạng quản lý RTSH trên địa bàn xã Thanh Lâm : UBND xã giao
trách nhiệm quản lý cho cán bộ quản lý môi trường tại địa phương, cán bộ này có
trách nhiệm quản lý toàn bộ các vấn đề môi trường tại địa phương, xã có trách
nhiệm vận chuyển rác thải của địa phương ra bãi tập kết rác thải để xử lý, chính
quyền xã xây dựng mô hình quản lý riêng cho mình dựa trên thực tế tại địa
phương, đồng thời phù hợp với quy định chung của phòng TN&MT huyện Mê
Linh . Đối tượng chính tham gia vào công tác quản lý RTSH trên địa bàn là xã
Thanh Lâm , những công nhân VSMT của địa phương và toàn thể người dân sinh
sống trên địa bàn. Mức phí vệ sinh được quy định chung cho toàn xã là 3 nghìn
đồng/người/tháng đối với những hộ đăng ký thu gom rác, hình thức trả lương cho
công nhân VSMT được tiến hành đồng bộ giữa các thôn.
Hiện nay trên địa bàn đa phần các hộ điều tra không tiến hành phân loại rác
tại nguồn. Đa số người dân đều đã có vật dụng chứa rác thải của hộ, vật dụng
của hộ có sự khác biệt nhau do điều kiện gia đình mà hộ có những vật dụng
khác nhau như: bao tải, xô nhựa, thùng xốp, sọt chứa rác,... Phương tiện phục
vụ cho vận chuyển rác thải đã được tập kết hiện nay chủ yếu là xe đẩy tay và
xe cải tiến. Phần lớn số hộ điều tra đã tập kết rác thải để chờ công nhân
VSMT tới thu gom. Rác thải sau khi được thu gom trên địa bàn sẽ vận chuyển
đến điểm tập kết của xã rồi xử lý.
Đánh giá của các bên liên quan trong công tác quản lý RTSH trên địa bàn:
- Đánh giá của người dân về công tác quản lý RTSH, về mức phí, tần suất
thu gom, phục vụ của công nhân VSMT hiện nay tại địa phương mỗi khu vực

điều tra có sự khác nhau, sự đánh giá khác nhau này do sự khác nhau về điều kiện
kinh tế của hộ, nhận thức của người dân trong xã và mô hình quản lý đang được
áp dụng tại địa phương hiện nay. Đa số đều có cùng nhận xét công tác quản lý
RTSH của địa phương hiện nay đáp ứng được yêu cầu của người dân, đồng thời
các hộ gia đình được điều tra đa phần cũng đã nhận thức được vai trò và trách
nhiệm của mình trong công tác quản lý RTSH tại địa phương giúp ý thức của

iv


người dân trong thu gom và xử lý được tốt hơn tạo điều kiện thuận lợi cho công
tác quản lý RTSH trên địa bàn.
- Đánh giá của công nhân VSMT, qua điều tra được biết phần lớn công
nhân VSMT không hài lòng với công việc hiện tại do một số nguyên nhân như
vấn đề bảo hộ an toàn lao động cho công nhân chưa địa chính quyền địa phương
quan tâm, tiền lương của công nhân VSMT thấp chưa thực sự phù hợp với thời
gian và công sức bỏ ra của công nhân VSMT, trang thiết bị lao động còn hạn chế
chưa đáp ứng đầy đủ, còn bộ phận người dân ý thức kém trong việc thu gom
RTSH tại địa phương.
- Đánh giá của cán bộ phụ trách môi trường của xã nhận xét rằng công tác
quản lý RTSH hiện nay trên địa bàn như vậy là khá tốt, người dân đã dần có ý
thức hơn trong việc xả thải và thu gom rác thải. Theo nhận xét của cán bộ các thôn
thì hiện nay xã còn quan tâm chưa đúng mức tới quản lý rác thải tại địa phương và
các thôn cần được sự giúp đỡ từ phía chính quyền xã về mặt tài chính, trang thiết
bị lao động, bảo hộ lao động cho công nhân VSMT.
Nghiên cứu này đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu
quả công tác quản lý RTSH trên địa bàn xã Thanh Lâm:
Về chính quyền địa phương: xin hỗ trợ từ cấp trên đồng thời kết hợp với các
tổ chức cá nhân trên địa bàn để gây quỹ bảo vệ môi trường tại địa phương nhằm hỗ
trợ và trang bị tốt hơn cho hoạt động thu gom và xử lý rác thải, nghiên cứu hoàn

thiện cơ chế chính sách nâng cao các mặt hỗ trợ cho công nhân và công tác tuyên
truyền tại địa phương bên cạnh đó nâng cao năng lực, trách nhiệm của cán bộ quản
lý môi trường tại địa phương, kết hợp cùng với phát động tổ chức các phong trào,
hoạt động, tập huấn, giáo dục cho công nhân VSMT và người dân trên địa bàn giúp
nâng cao kiến thức và ý thức trách nhiệm của họ trong thu gom và xử lý rác thải
sinh hoạt tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý RTSH trên địa bàn. Bên cạnh đó phối
hợp cùng các trường học giáo dục tuyên truyền cho các em về tác hạc của ô nhiễm
môi trường, tổ chức các trò chơi, buổi học, các tiểu phẩm hài, văn nghệ nhằm giáo
dục, nâng cao được kiến thức và ý thức trách nhiệm của bản thân lớp trẻ.

v


Về quản lý RTSH tại địa phương: cần quan tâm về quản lý rác thải trên địa
bàn, thường xuyên theo dõi, kiểm tra giám sát đồng thời nghiên cứu đưa ra lịch
trình cụ thể phù hợp với thực tế của địa phương, chú trọng hơn đến sự tham gia
của người dân trong quản lý RTSH xây dựng đồng bộ với các công cụ kinh tế phù
hợp nhằm đảm bảo mọi người dân đều thực hiện.
Về công cụ thu gom RTSH tại địa phương: đầu tư thêm và bổ sung các
trang thiết bị chuyên dụng phục vụ công tác thu gom và vận chuyển, trang bị đầy
đủ bảo hộ lao động, trang bị thêm thùng chứa rác công cộng tại địa phương.
Về thu gom xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn: cần có lịch trình thu gom
đồng thời thống nhất tần suất thu gom phù hợp với từng thôn trong xã, phân loại
rác thải tại nguồn, xã cần đẩy mạnh tuyên truyền và hướng dẫn người dân biết
cách phân loại rác thải trước khi thu gom, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ của
công nhân VSMT, cần có các biện pháp phạt hành chính đồng thời phê bình trên
đài truyền thanh xã để giải tỏa và chấm dứt hoạt động của các điểm tập kết rác
không đúng nơi quy, yêu cầu xã Thanh Lâm tăng cường xe chuyên dụng thu gom
để tránh được tình trạng rác đã thu gom bị ứ đọng tại nơi tập kết.


vi


MỤC LỤC

2.2.2.1. Các phương pháp xử lý..........................................................................................................................11
2.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý rác thải sinh hoạt............................................................................................20
2.2.1. Tình hình quản lý rác thải sinh hoạt tại một số nước trên thế giới...................................................20

vii


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.2: Quy mô bãi chôn lấp ..........................................................................................................................13
( Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái 2001).................................................13
Bảng 3.1 : Tình hình sử dụng đất đai của xã Thanh Lâm giai đoạn 2013 – 2015......................................39
Bảng 3.2 : Tình hình dân số và lao động của xã Thanh Lâm giai đoạn 2013 – 2015.................................41
Bảng 3.3 : Tổng giá trị sản xuất và cơ cấu các ngành kinh tế xã Thanh Lâm giai đoạn 2013-2015.......43
Bảng 3.4: Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp........................................................................................45
Bảng 4.2 Lượng phát sinh rác thải trên địa bàn xã, 2015...............................................................................51
Bảng 4.3 Khối lượng rác hàng ngày từ khối cơ quan, trường học ở xã, 2015 ............................................56
Bảng 4.4 Thành phần RTSH trên địa bàn xã Thanh Lâm............................................................................56
Bảng 4.5 Biến động dân số và lượng rác thải sinh hoạt năm 2013- 2015.....................................................57
Bảng 4.6 Lượng rác thải của hộ trong ngày......................................................................................................58
Bảng 4.7 Số nhân khẩu và lượng rác thải sinh hoạt của xã Thanh Lâm, 2015...........................................59
Bảng 4.8 Tình hình dân cư và số điểm đổ rác thải ..........................................................................................61
Bảng 4.9: Bãi tập kết rác thải xã Thanh Lâm...................................................................................................62
Bảng 4.9: Ý kiến của hộ về điểm tập kết bãi rác .............................................................................................63
Bảng 4.10: Ý kiến của công nhân VSMT về bãi rác của xã............................................................................65

Bảng 4.11: Công tác phân loại rác của tổ VSMT.............................................................................................69
Bảng 4.12: Tần suất, số người và khối lượng công việc...................................................................................70
Bảng 4.13:Phương tiện thu gom..........................................................................................................................72
Bảng 4.14: Thiết bị thu gom và bảo hộ lao động..............................................................................................73
Bảng 4.15: Ứng xử đối với RTSH của người dân.............................................................................................76
Bảng 4.16: Ý kiến đánh giá của công nhân VSMT về mức lương.................................................................82
Bảng 4.18: Mức phí VSMT xã Thanh Lâm đối với hộ gia đình.....................................................................86
Bảng 4.19: Nhận xét của hộ về mức phí VSMT................................................................................................87
Bảng 4.21: Cơ chế quản lý của chính quyền địa phương, 2015......................................................................89

DANH MỤC HÌNH

viii


Bảng 2.1: Sơ đồ nguồn gốc phát sinh chất thải rắn............................................................................................6
Hình 2.1: Bộ máy quản lý chất thải rắn tại Nhật Bản.....................................................................................23
(Nguồn: Thảo Lan 2010).......................................................................................23
Hình 2.2: Tổ chức quản lý chất thải rắn ở Singapore.....................................................................................24
( Nguồn: Thảo Lan 2010).........................................................................24

ix


x


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt


Diễn giải nội dung

BQ

Bình quân

CC

Cơ cấu

CN

Công nhân

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

KHCN

Khoa học công nghệ

CTR

Chất thải rắn

CNH - HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa


GTSX

Giá trị sản xuất

HTX

Hợp tác xã

SXKD

Sản xuất kinh doanh

NN

Nông nghiệp

QL RTSH

Quản lý rác thải sinh hoạt

KCN

Khu công nghiệp

RTSH

Rác thải sinh hoạt

HTX


Hợp tác xã

BVMT

Bảo vệ môi trường

CN VSMT

Công nhân vệ sinh môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

VSMT

Vệ sinh môi trường

SL

Số lượng

xi


PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Hòa mình với sự phát triển chung của thế giới, nền kinh tế Việt Nam

cũng đang có bước chuyển mình mạnh mẽ. Hiện nay với quá trình chuyển
đổi kinh tế theo hướng CNH – HĐH, Việt Nam đã có những bước đi quan
trọng tạo ra hướng phát triển mới, phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường.
Cùng với sự gia tăng dân số và sự hình thành, phát triển vượt bậc của các
nghành nghề sản xuất trong thời gian qua, một mặt thúc đẩy kinh tế - xã hội
của đất nước, mặt khác đã làm gia tăng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, nguyên
vật liệu, năng lượng và cũng làm gia tăng nhanh chóng lượng rác thải phát
sinh. Rác thải tăng nhanh về số lượng, với thành phần ngày càng phức tạp
gây nguy hiểm cho đời sống và khó khăn cho công tác quản lý, xử lý. Việc
xử lý rác thải đã và đang trở thành một vấn đề nóng bỏng ở các quốc gia trên
thế giới, trong đó có Việt Nam.
Ở Việt Nam, tốc độ phát sinh rác thải tùy thuộc vào từng loại đô thị và theo
thống kê bộ tài nguyên và môi trường ước tính trung bình mỗi ngày Việt Nam
phát sinh 12 triệu tấn rác thải sinh hoạt. Dự kiến đến năm 2020, lượng rác thải
đô thị phát sinh là 20 triệu tấn/ngày. Phần lớn lượng rác thải phát sinh chủ yếu
tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Đà Nẵng…Rác thải là
sản phẩm tất yếu của cuộc sống được thải ra từ các hoạt động sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác như khám chữa bệnh, vui
chơi giải trí của con người…Vì vậy không chỉ ở các thành phố lớn mà ngay
cả các vùng nông thôn tình trạng ô nhiễm rác thải sinh hoạt cũng đang trong
tình trạng báo động. Trong khi đó việc xử lý và thu gom rác thải sinh hoạt gặp
rất nhiều khó khăn cả về trang thiết bị cũng như phương pháp quản lý.

1


Xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh thuộc khu vực ngoại thành Hà Nội với
mật độ dân cư đông, tập trung các hoạt động thương mại và dịch vụ ngày một
phát triển . Những năm gần đây, nhiều khu công nghiệp được hình thành trên
địa bàn làm cho đời sống người dân ngày một cải thiện. Song cũng với sự

thay đổi đó thì lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã ngày một tăng lên, gây
ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người
dân. Công tác vệ sinh môi trường và quản lý rác thải sinh hoạt còn nhiều hạn
chế, tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt ngày càng trở nên
nghiêm trọng, do chưa có sự quản lý chặt chẽ của chính quyền địa phương
cũng như ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường.
Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây là cần tìm hiểu tình hình RTSH và công
tác quản lý RTSH tại khu vực xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh, thành phố Hà
Nội hiện nay là như thế nào? Đâu là nguyên nhân của việc xả rác thải bừa
bãi? Và cần có những biện pháp gì để giải quyết vấn đề một cách tốt hơn?
Xuất phát từ vấn đề này tôi chọn đề tài “ Đánh giá thực trạng, quản lý
rác thỉa sinh hoạt trên địa bàn xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh, thành phố
Hà Nội ”. Tôi mong muốn bài nghiên cứu của mình có thể giúp cho TP Hà
Nội nói chung và xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh nói riêng đạt hiệu quả cao
trong công tác quản lý rác thải và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
1.2 Mục tiêu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng rác thải sinh hoạt và quản lý rác thải sinh hoạt tại xã
Thanh Lâm, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội và đề xuất một số giải pháp
quản lý rác thải tại địa phương.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý rác thải sinh
hoạt ở nông thôn.

2


+ Đánh giá thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã Thanh Lâm,
huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.
+ Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý rác thải sinh hoạt

tại xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.
+ Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rác thải sinh hoạt
tại xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về hoạt động quản lý rác thải trên địa bàn xã Thanh
Lâm, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện trên địa bàn xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh, thành
phố Hà Nội.
1.4.2 Phạm vi nội dung nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu hoạt động từ nguồn phát sinh rác thải, cách thức phân
loại, thu gom, xử lí rác thải sinh hoạt của các hộ dân trên địa bàn xã Thanh
Lâm, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.
1.4.3 Phạm vi thời gian
_ Số liệu thứ cấp được thu thập trong thời gian từ năm 2013 đến năm 2015
_ Số liệu sơ cấp điều tra trong năm 2016

3


PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT
2.1 Cơ sở lý luận về quản lý rác thải sinh hoạt
2.1.1 Khái niệm về rác thải sinh hoạt
_ Chất thải
Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc từ các hoạt động khác.
_ Chất thải rắn

Theo quan điểm chung: chất thải rắn là toàn bộ các tạp chất được con
người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế, xã hội của mình (bao gồm các hoạt
động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng ).
Trong đó quan trọng nhất là các chất thải ra từ hoạt động sản xuất và hoạt
động sống ( Trần Hiếu Nhuệ và cộng sự, 2001 )
Theo quan điểm mới: chất thải rắn đô thị được định nghĩa là: vật chất mà
con người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu vực đô thị mà không đòi hỏi
được bồi thường cho sự vứt bỏ. Thêm vào đó, chất thải được gọi là chất thải
rắn đô thị nếu được xã hội nhìn nhận như một thứ mà thành phố có trách
nhiệm thu gom và phân hủy ( Trần Hiếu Nhuệ và cộng sự, 2001 )
_ Rác thải sinh hoạt
RTSH là các chất thải có liên quan tới các hoạt động của con người,
nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các
trung tâm dịch vụ thương mại. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm
cả kim loại, giấy vụn, sành sứ,…( Trần Hiếu Nhuệ và cộng sự, 2001 )
RTSH là chất thải liên quan đến các hoạt động của con người với nguồn
xả chính từ các khu dân cư, cơ quan văn phòng, cơ sở kinh doanh hay các
trung tâm dịch vụ. Thành phần của chất thải sinh hoạt bao gồm: kim loại,

4


sành sứ, thủy tinh, gạch vỡ, đất đá, cao su, nhựa, thức ăn thừa hay quá hạn,
xương động vật, tre gỗ, lông gà, lông vịt, vải vóc, giấy rơm,… ( Theo tài liệu
báo cáo điều tra, khảo sát số liệu thực hiện và nhân rộng mô hình 3R – HN,
URENCO–Hà Nội, tháng 11/2007 )
2.1.2 Nguồn gốc và phân loại
2.1.2.1 Nguồn gốc phát sinh rác thải.
 Nguồn gốc.
Khối lượng rác thải sinh hoạt ngày càng tăng do tác động của sự gia tăng

dân số, sự phát triển kinh tế - xã hội, sự thay đổi tính chất tiêu dùng trong các
đô thị và các vùng nông thôn. Trong đó các nguồn chủ yếu phát sinh chất thải
bao gồm:
+ Từ các khu dân cư ( chất thải sinh hoạt )
+ Từ các công sở trường học, công trình công cộng.
+ Từ các dịch vụ đô thị
+ Từ các hoạt động công nghiệp
+ Từ các hoạt động nông nghiệp
+ Từ các hoạt động xây dựng đô thị
+ Từ các trạm xử lí nước thải

5


Nhà dân,
khu dân cư.

Chợ, bến
xe, nhà ga

Giao thông, xây
dựng

Cơ quan,
trường học

Khu vui
chơi, giải trí

Rác thải


Bệnh viện,
cơ sở y tế

Nông nghiệp,
hoạt động xử lý
rác thải

Khu công
nghiệp, nhà
máy, xí nghiệp

Bảng 2.1: Sơ đồ nguồn gốc phát sinh chất thải rắn
(Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái (2001) )
Hộ gia đình: rác thải phát sinh từ những thực phẩm thừa, carton, plastic, vải,
da, gỗ vụn, thủy tinh, kim loại, tro bếp, lá cây, các chất thải đặc biệt (đồ điện, điện
tử hỏng, lốp xe…) và các chất thải độc hại. Thành phần chủ yếu của rác thải từ khu
vực gia đình là rác hữu cơ.Việc phân loại rác tại nguồn ảnh hưởng trực tiếp đến
hiệu quả của tái chế rác thải.Tuy nhiên việc phân loại rác tại nguồn chưa được quan
tâm đúng mức, gây những khó khăn trong xử lý.
Thương mại: rác phát sinh từ các nhà kho, quán ăn, chợ, văn phòng,
khách sạn, trạm xăng chủ yếu là đồ ăn thừa, dầu mỡ, giấy báo…
Các cơ quan (trường học, bệnh viện...) rác thải ở đây giống như rác thải
sinh hoạt.

6


Xây dựng: các công trình mới, tu sửa từ nhà ở đến công viên, trường
học, bệnh viện, khách sạn chủ yếu là vôi vữa bê tông, gạch thép, cốt pha…

Nhìn chung rác thải từ xây dựng ít mang tính độc hại. Loại rác này chủ yếu
được xử lý bằng phương pháp chôn lấp.Với khu vực mật độ dân số cao, khó
khăn chủ yếu trong quản lý là bãi chôn lấp.
Dịch vụ công cộng: rửa đường, rác du lịch (rác công viên, bãi biển, các
danh lam thắng cảnh). Rác thải của khu vực này chủ yếu do đội tổ thu gom
hay công ty môi trường đảm nhiệm. Khó khăn trong quản lý loại rác phát sinh
từ nguồn này là ý thức của người dân. Việc để rác đúng nơi quy định và phân
loại rác ở các nơi công cộng rất khó quản lý vì nhân viên môi trường không
đủ để giám sát, người thải rác không ở một vị trí cố định.
Công nghiệp: công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ đều phát sinh ra chất
thải, rác thải như giấy vụn, hóa chất…Các nhà máy sản sinh ra nhiều loại chất
thải: rắn, lỏng, khí. Vì mục đích lợi nhuận các công ty, nhà máy, xí nghiệp luôn
tìm cách tối thiểu hóa chi phí, việc đầu tư cho xử lý các loại rác thải bị hạn
chế.Chính vì vậy nếu không có các biện pháp quản lý chặt chẽ từ các cơ quan
chức năng rác thải từ khu vực này sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Nông nghiệp: đốt tro, thuốc trừ sâu. Trong sản xuất nông nghiệp, tồn dư
của thuốc trừ sâu ít nhưng khả năng gây ô nhiễm mạnh: ô nhiễm không khí,
đất, nước. Nông dân tực tiếp quản lý loại rác này. Hiện nay ở nhiều địa
phương chưa có những giải pháp cụ thể để xử lý bởi nhận thức của người dân
về xử lý đúng kĩ thuật loại rác này còn hạn chế.
2.1.2.2 Phân loại rác thải sinh hoạt
Thứ 1: Phân loại theo nguồn phát sinh
Rác thải sinh hoạt là rác thải phát sinh hàng ngày ở các đô thị, làng
mạc, khu dân cư, các trung tâm dịch vụ, công viên.

7


Rác thải công nghiệp là rác thải phát sinh từ trong quá trình sản xuất
công nghiệp và thủ công nghiệp (gồm nhiều thành phần phức tạp, đa dạng,

trong đó chủ yếu là các dạng rắn, dạng lỏng, dạng khí).
Rác thải xây dựng là các phế thải như đất đá, gạch ngói, bê tông vỡ, vôi
vữa, đồ gỗ, nhựa, kim loại do các hoạt động xây dựng tạo ra.
Rác thải nông nghiệp được sinh ra do các hoạt động nông nghiệp như
trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản trước và sau thu hoạch.
Thứ 2: Phân loại theo mức độ nguy hại
Rác thải nguy hại là rác thải dễ gây phản ứng, dễ cháy nổ, ăn mòn,
nhiễm khuẩn độc hại, chứa chất phóng xạ, các kim loại nặng. Các chất thải
này tiềm ẩn nhiều khả năng gây sự cố rủi ro, nhiễm độc, đe doạ sức khoẻ con
người và sự phát triển của động thực vật, đồng thời là nguồn lan truyền gây ô
nhiễm môi trường đất, nước và không khí
Rác thải không nguy hại là các rác thải không chứa các chất và các hợp
chất có các tính chất nguy hại. Thường là các chất thải phát sinh trong sinh
hoạt gia đình, đô thị….
Thứ 3: Phân loại theo thành phần
Rác thải vô cơ là các rác thải có nguồn gốc vô cơ như tro, bụi, xỉ, vật
liệu xây dựng như gạch, vữa, thuỷ tinh, gốm sứ, một số loại phân bón, đồ
dùng thải bỏ gia đình.
Rác thải hữu cơ là các rác thải có nguồn gốc hữu cơ như thực phẩm
thừa, chất thải từ lò giết mổ, chăn nuôi cho đến các dung môi, nhựa, dầu mỡ
và các loại thuốc bảo vệ thực vật.
Thứ 4: Phân loại theo trạng thái chất thải: Phân loại theo các trạng thái rắn,
lỏng, khí.
Chất thải trạng thái rắn bao gồm chất thải sinh hoạt, chất thải từ các cơ
sở chế tạo máy, xây dựng ( kim loại, da, hoá chất sơn , nhựa, thuỷ tinh, vật
liệu xây dựng…)

8



Chất thải ở trạng thái lỏng phát sinh từ cống rãnh, bể phốt, nước thải từ
nhà máy lọc dầu, rượu bia, nước từ nhà máy sản xuất giấy, dệt nhuộm và vệ
sinh công nghiệp…
Chất thải ở trạng thái khí bao gồm các khí thải các động cơ đốt trong
các máy động lực, giao thông, ô tô, máy kéo, tàu hoả, nhà máy nhiệt điện, sản
xuất vật liệu…
2.1.2.3 Tác hại của rác thải sinh hoạt
Ở nước ta, hoạt động phân loại rác thải tại nguồn chưa được phát triển
rộng rãi, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật còn hạn chế, phần lớn
phương tiện thu gom chất thải rắn đều không đạt quy chuẩn kỹ thuật và không
đảm bảo vệ sinh môi trường. Các điểm tập kết rác thải sinh hoạt (điểm hẹn,
trạm trung chuyển) chưa được đầu tư xây dựng đúng mức, gây mất vệ sinh.
Tại nhiều khu vực , hệ thống vận chuyển chưa đáp ứng được nhu cầu vận
chuyển rác thải hàng ngày, gây tình trạng tồn đọng rác thải trong khu dân cư.
Nhìn chung hầu hết các giai đoạn trong quản lý chất thải rắn từ khâu thu gom
vận chuyển đến khâu xử lý đều gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến
cuộc sống của người. Vì vậy công việc quản lý rác thải đóng vai trò rất quan
trọng trong việc giảm thiểu tối đa sự ảnh hưởng của ô nhiễm rác thải đối với
con người và môi trường.
a, Tác hại của rác thải sinh hoạt đến môi trường
- Môi trường đất
+ Rác thải sinh hoạt nằm rải rác khắp nơi không được thu gom đều
được lưu giữ lại trong đất, một số loại chất thải khó phân hủy như túi nilon, vỏ
lon, hydrocacbon… nằm lại trong đất làm ảnh hưởng tới môi trường đất: thay
đổi cơ cấu đât, đất trở nên khô cằn, các vi sinh vật trong đất có thể bị chết.
+ Nhiều loại chất thải như xỉ than, vôi vữa… đổ xuống đất làm cho đất
bị đóng cứng, khả năng thấm nước, hút nước kém, đất bị thoái hóa.

9



- Môi trường nước
Các chất thải rắn, nếu là chất thải hữu cơ, trong môi trường nước sẽ bị
phân hủy một cách nhanh chóng.Phần nổi trên mặt nước sẽ có quá trình
khoáng hóa chất hữu cơ để tạo ra các sản phẩm trung gian sau đó là những
sản phẩm cuối cùng là chất khoáng và nước.Phần chìm trong nước sẽ có quá
trình phân giải yếm khí để tạo ra các hợp chất trung gian và sau đó là những
sản phẩm cuối cùng như CH4, H2S, H2O, CO2.Tất cả các chất trung gian đều
gây mùi thối và là độc chất. Bên cạnh đó còn có bao nhiêu vi trùng và siêu vi
trùng làm ô nhiễm nguồn nước. Nếu rác thải là những chất kim loại thì nó gây
nên hiện tượng ăn mòn trong môi trường nước. Sau đó quá trình oxy hóa có
oxy và không có oxy xuất hiện, gây nhiễm bẩn cho môi trường nước, nguồn
nước.Những chất thải độc như Hg, Pb hoặc các chất thải phóng xạ còn nguy
hiểm hơn.
- Môi trường không khí
+ Tại các trạm, bãi trung chuyển rác xen kẽ khu vực dân cư là nguồn
gây ô nhiễm môi trường không khí do mùi hôi từ rác, bụi cuốn lên khi xúc rác,
bụi khói, tiếng ồn và các khí thải độc hại từ các xe thu gom, vận chuyển rác.
+ Tại các bãi chôn lấp chất thải rắn vấn đề ảnh hưởng đến môi trường
khí là mùi hôi thối, mùi khí metan, các khí độc hại từ các chất thải nguy hại.
b, Tác hại của rác thải sinh hoạt đối với sức khỏe con người
- Tác hại của rác thải lên sức khỏe con người thông qua ảnh hưởng của
chúng lên các thành phần môi trường. Môi trường bị ô nhiễm tất yếu sẽ tác
động đến sức khỏe con người thông qua chuỗi thức ăn.
- Rác thải còn tồn đọng ở các khu vực, ở các bãi rác không hợp vệ sinh
là nguyên nhân dẫn đến phát sinh các ổ dịch bệnh, là nguy cơ đe dọa đến sức
khỏe con người. Theo nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới (WHO), tỷ lệ
người mắc bệnh ung thư ở các khu vực gần bãi chôn lấp rác thải chiếm tới
15,25 % dân số. Ngoài ra, tỷ lệ mắc bệnh ngoại khoa, bệnh viêm nhiễm ở phụ
nữ do nguồn nước ô nhiễm chiếm tới 25 % (Nguyễn Văn Khánh, 2011).

c, Rác thải sinh hoạt ảnh hưởng đến kinh tế – xã hội

10


×