TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
* * *
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG THU GOM VÀ XỬ LÝ
RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ
TRUNG NGUYÊN, HUYỆN YÊN LẠC,
TỈNH VĨNH PHÚC
Tên sinh viên : NGUYỄN THỊ HOA
Chuyên ngành đào tạo : KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Lớp : K55 - KTNNB
Niên khóa : 2010 – 2014
Giảng viên hướng dẫn : TS. NGUYỄN HỮU KHÁNH
HÀ NỘI – 2014
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng toàn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị
nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 04 tháng 06 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Thị Hoa
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cảm ơn tới
Ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Kinh tế & Phát triển nông
thôn, các thầy cô giáo đã dạy dỗ, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học
tập và rèn luyện tại truờng.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới thầy giáo TS.Nguyễn
Hữu Khánh, giảng viên của bộ môn Kinh tế - khoa Kinh tế & Phát triển nông
thôn đã tận tình giúp đỡ và trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn tốt
nghiệp này.
Qua đây, tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, UBND xã Trung
Nguyên và bạn bè đã giúp đỡ tận tình tôi trong suốt thời gian thực tập và
nghiên cứu đề tài.
Tuy nhiên, do trình độ và thời gian có hạn nên luận văn còn nhiều thiếu
sót. Vì vậy, rất mong nhận được sự góp ý chỉ bảo của các thầy cô giáo và các
bạn sinh viên để luận văn tốt nghiệp được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 04 tháng 06 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Thị Hoa
ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Vấn đề ô nhiễm môi trường đang là mối quan tâm của toàn xã hội,
trong đó tình trạng ô nhiễm môi trường ở nông thôn từ chất thải rắn đã và
đang trở thành vấn đề nổi cộm. Trung Nguyên là một khu vực có tiến độ đô
thị hóa diễn ra mạnh so với các xã trong huyện Yên Lạc. Tuy nhiên, vấn đề ô
nhiễm môi trường đang là vấn đề nan giải được đặt ra trước mắt mà chưa có
một giải pháp cụ thể về quản lý rác thải tại địa bàn xã. Xuất phát từ vấn đề
trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:“Nghiên cứu thực trạng thu gom
và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc,
tỉnh Vĩnh Phúc”.
Để thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng kết hợp nhiều phương pháp
như: Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu điều tra, phương pháp thu thập số
liệu, phương pháp xử lý và phân tích số liệu, phương pháp khảo sát thực địa
và sử dụng hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu.
Hiện nay, trên địa bàn xã Trung Nguyên có 2 hình thức thu gom chính
gắn với điểm đổ rác là: thu gom RTSH ngay tại các hộ gia đình, thu gom tại
các điểm tập kết rác. Thời gian thu gom rác là không thường xuyên cứ 3
ngày/lần đội thu gom đến gom rác một lần vào chiều tối từ 16 – 18h. Kết quả
điều tra về thời gian thu gom rác cho thấy 18,33% số hộ cho là hợp lý;
56,67% cho là bình thường; 25% cho là chưa hợp lý, họ mong muốn được
tăng tần suất thu gom rác hoặc đặt thêm các thùng rác tại các điểm trung
chuyển để hộ tự đem rác đến thùng rác đổ khi lượng rác thải trong ngày
nhiều.
Trên địa bàn xã chưa có một nơi nào tiến hành xử lý rác thải mà chủ
yếu là đổ lộ thiên, không chôn lấp, xử lý rác bằng biện pháp đốt, lấp đất do đó
hiệu quả xử lý không cao, không đáp ứng được vấn đề bảo vệ môi trường hiện
nay. Bên cạnh đó, ý thức của người dân vẫn còn kém, nếu không có người là
iii
đổ rác bừa bãi, rác không được phân loại để lộ thiên ở mé đê nên mỗi khi có
gió thì rác cuốn tung gây ô nhiễm môi trường và làm xấu cảnh quan. Kết quả
điều tra cho thấy cách xử lý bằng biện pháp tổ VSMT chiếm 63,33%. Tỷ lệ
thu gom khá cao, đây là một trong những yếu tố thuận lợi cho công tác xử lý
RTSH tại xã Trung Nguyên.
Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường hoạt động thu gom và xử lý
địa bàn xã Trung Nguyên:
+Giải pháp trước mắt:Trên góc độ quản lý: Đẩy mạnh việc nghiên cứu,
xây dựng một hệ thống đồng bộ các văn bản, chính sách liên quan.
+ Giải pháp lâu dài: Tiến hành tuyên truyền, giáo dục cho người dân
đẩy mạnh việc phân loại rác thải tại nguồn từ các hộ gia đình.
iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN iii
MỤC LỤC v
DANH MỤC BẢNG viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ix
DANH MỤC HÌNH ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT x
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 2
1.4 Câu hỏi nghiên cứu 3
PHẦN II: TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
2.1 Cơ sở lý luận của đề tài 4
2.1.1 Một số khái niệm 4
2.1.2 Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 5
2.1.3 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt 6
2.1.4 Phân loại chất thải rắn 7
2.1.5 Tác động của chất thải rắn tới môi trường 8
2.1.6 Các phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt 10
v
2.1.7 Các nguyên tắc và hoạt động quản lý rác thải 13
2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 18
2.2.1 Tình hình chất thải rắn sinh hoạt của một số nước trên thế giới 18
2.2.2 Tình hình chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam 26
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 36
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 36
3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 37
3.2 Phương pháp nghiên cứu 42
3.2.1 Khung phân tích 42
3.2.2 Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu điều tra 42
3.2.3 Phương pháp thu thập số liệu 43
3.2.4 Phương pháp xử lý số liệu 44
3.2.5 Phương pháp phân tích số liệu 44
3.2.6 Phương pháp khảo sát thực địa 45
3.2.7 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 45
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 47
4.1 Thực trạng môi trường RTSH trên địa bàn xã Trung Nguyên 47
4.1.1 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 47
4.1.2 Thành phần rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã 49
4.2. Đánh giá hiện trạng công tác quản lý RTSH ở xã Trung Nguyên 50
4.2.1 Thực trạng các điểm chứa rác thải trên địa bàn xã 50
4.2.2 Nhân sự và trang thiết bị 52
4.2.3 Tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý RTSH trên địa bàn xã Trung
Nguyên 54
4.3 Những thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý rác thải tại địa bàn xã Trung
Nguyên 63
4.3.1 Những thuận lợi 63
vi
4.3.2 Những khó khăn trong công tác quản lý rác thải tại địa bàn xã 66
4.4 Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường hoạt động thu gom và xử lý
RTSHở xã Trung Nguyên trong thời gian tới 70
4.4.1 Các căn cứ chung để đề xuất giải pháp 70
4.4.2 Một số giải pháp chủ yếu 70
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78
5.1 Kết luận 78
5.2 Kiến nghị 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
PHỤ LỤC 83
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Định nghĩa thành phần của CTRSH 6
Bảng 2.2 Thu gom chất thải rắn đô thị trên toàn thế giới năm 2004 18
Bảng 2.3 Nguồn phát sinh rác thải nguy hại 28
Bảng 2.4 Lượng rác thải sinh hoạt phát sinh và tỷ lệ thu gomnăm 2004, 2008 29
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất của xã Trung Nguyên giai đoạn 2011 - 2013 37
Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động của xã Trung Nguyên giai đoạn 2011 –
2013 38
Bảng 3.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Trung Nguyên 40
Bảng 4.1 Tình hình bố trí các khu vực dịch vụ đời sống xã hội trên địa bàn xã 47
Bảng 4.2Tỷ lệ thành phần hữu cơ có trong RTSH trên địa bàn xã 50
Bảng 4.3 Tình hình dân cư và số điểm đổ rác thảitrên địa bàn xã 52
Bảng 4.4 Trang thiết bị cho công tác VSMT ở xã Trung Nguyên 53
Bảng 4.5Ý kiến đánh giá của người dân về thời gian thu gom rác thải 54
Bảng 4.6 Mức đóng góp lệ phí cho hoạt động thu gom rác thải ở xã 55
Bảng 4.7 Tổng hợp ý kiến đánh giá của người thu gom rác thải 57
Bảng 4.8 Cách xử lý RTSHcủa người dân trong khu vực nghiên cứu 58
Bảng 4.9 Ý kiến đánh giá về hiệu quả thu gom rác của các hộ dân 59
Bảng 4.10 Tỷ lệ sử dụng thùng đựng rác 60
Bảng 4.11 Tình hình phân loại rác thải trong hộ gia đình ở xã 61
Bảng 4.12 Các mục đích của quỹ giả định cho hoạt động quản lý thu gom và xử lý
rác thải tại xã 65
Bảng 4.13 Lý do hộ gia đình không đồng ý sẵn lòng chi trả cho việc thu gom và
xử lý rác thải tại xã 69
viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ nguồn phát sinh rác thải 5
Sơ đồ 2.2 Các hợp phần chức năng của một hệ thống quản lý rác thải 14
Sơ đồ 2.3 Hệ thống quản lý rác thải 15
Sơ đồ 4.1 Quy trình thu gom, vận chuyển RTSH trên địa bàn xã Trung Nguyên.56
Sơ đồ 4.2 Dự kiến xây dựng hệ thống thu gom rác thải có sự tham gia của cộng
đồng 75
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Tổng lượng rác thải phát sinh mỗi năm 2008 27
Biểu đồ 2.2 Lượng rác thải chăn nuôi phát sinh năm 2008 30
Biểu đồ 4.1 Lý do người dân không muốn tiến hành phân loại rác tại nguồn 62
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1 Khung phân tích 42
Hình 4.1 Bãi rác tại thôn Đông Lỗ 2, xã Trung Nguyên 56
Hình 4.2 Bãi rác tại thôn Lạc Trung, xã Trung Nguyên 57
ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVMT Bảo vệ môi trường
BVTV Bảo vệ thực vật
CNH Công nghiệp hóa
CTR Chất thải rắn
CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt
CTRNH Chất thải rắn nguy hại
CTRYT Chất thải rắn y tế
DN Doanh nghiệp
DV Dịch vụ
GTSX Giá trị sản xuất
HĐH Hiện đại hóa
ONMT Ô nhiễm môi trường
UBND Uỷ ban nhân dân
RTSH Rác thải sinh hoạt
STT Số thứ tự
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
VS Hàm lượng chất rắn bay hơi
VSMT Vệ sinh môi trường
x
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề ô nhiễm môi trường đang là mối quan tâm của toàn xã hội,
trong đó tình trạng ô nhiễm môi trường ở nông thôn từ chất thải rắn đã và
đang trở thành vấn đề nổi cộm. Lượng chất thải rắn ở vùng nông thôn phát
sinh ngày càng nhiều, đa dạng về thành phần và tính chất độc hại. Tuy nhiên,
công tác thu gom và xử lý còn manh mún, lạc hậu, thô sơ, không đáp ứng
được yêu cầu kỹ thuật, vệ sinh an toàn môi trường.
Theo ông Nguyễn Đình Duyệt, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi
trường cho biết: Chất thải rắn ở khu vực nông thôn phát sinh chủ yếu từ rác
thải sinh hoạt các hộ gia đình, nhà kho, chợ, trường học, bệnh viện, cơ quan
hành chính,… Phần lớn chất thải rắn sinh hoạt là chất hữu cơ dễ phân hủy (có
tỷ lệ chiếm tới 60- 65% chất thải sinh hoạt gia đình ở nông thôn), còn lại là
các loại chất thải khó phân hủy như túi nilon, thủy tinh, Ngoài ra, chất thải
rắn còn phát sinh từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như phân bón hóa
học, thuốc bảo vệ thực vật; từ nguồn thải chăn nuôi và các làng nghề.Thực tế
cho thấy, hiện nay phần lớn khối lượng các chất thải ở khu vực nông thôn
chưa được thu gom, xử lý hợp vệ sinh, đã và đang gây ô nhiễm môi trường,
ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sản xuất và sức khỏe của người dân (Hồ
Xuân Hương, 2013).
Trung Nguyên là một khu vực có tiến độ đô thị hóa diễn ra mạnh so với
các xã trong huyện Yên Lạc. Trong những năm gần đây, cùng với quá trình
hội nhập, phát tiển kinh tế đã làm cho chất lượng cuộc sống của người dân
trong xã đã được nâng cao và cải thiện rõ rệt. Cùng với sự phát triển đó, vấn
đề ô nhiễm môi trường cũng ngày càng trở nên bức xúc, đặc biệt là lượng rác
thải phát sinh hàng ngày có chiều hướng gia tăng về cả số lượng và thành
phần đã ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường và đời sống nhân dân.
1
Xuất phát từ vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu thực trạng thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn
xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cở sở đánh giá thực trạng công tác thu gom và xử lý rác thải sinh
hoạt trên địa bàn xã Trung Nguyên. Từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu
nhằm tăng cường công tác xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã trong thời
gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về môi trường, rác thải và xử
lý rác thải sinh hoạt.
- Đánh giá thực trạng thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại khu vực xã
Trung Nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường và hoàn thiện
công tác thu gom và xử lý RTSH tại xã Trung Nguyên trong thời gian tới.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề kinh tế - xã hội liên quan đến
rác thải và công tác xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã Trung Nguyên,
huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.
Đối tượng nghiên cứu trực tiếp là các hộ dân xã Trung Nguyên.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
-Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu thực trạng thu gom và xử lý rác thải
sinh hoạt ở xã Trung Nguyên và từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng
cường công tác xử lý rác thải sinh hoạt rắn trên địa bàn nghiên cứu.
- Phạm vi về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại khu vực
xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.
2
- Phạm vi về thời gian:
+ Đề tài điều tra, thu thập tài liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu
trong 3 năm từ 2011 – 2013.
+ Đề tài được nghiên cứu từ 24/01/2014 – 03/06/2014.
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã Trung
Nguyên như thế nào?
- Cần thực hiện những giải pháp gì để để tăng cường công tác xử lý rác
thải trên địa bàn nghiên cứu?
3
PHẦN II: TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1 Một số khái niệm
2.1.1.1 Chất thải rắn
Chất thải rắn (CTR): Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được loại
bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội (bao gồm các hoạt động sản xuất, các
hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng). Trong đó quan trọng nhất
là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống
(Chính phủ, 2007).
Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao
gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại.
2.1.1.2 Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH): CTRSH hay rác thải sinh hoạt
(RTSH) là chất thải có liên quan đến các hoạt động của con người, nguồn tạo
thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch
vụ thương mại. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, giấy
vụn, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm
thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, giấy, rơm, rạ, vỏ rau quả.
4
2.1.2 Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ nguồn phát sinh rác thải
(Nguồn: Nguyễn Thị Trìu, 2009)
Các nguồn chủ yếu phát sinh chất thải rắn sinh hoạt bao gồm:
- Hộ gia đình (nhà ở riêng biệt, khu tập thể, chung cư,…): Thực phẩm
thừa, carton, plastics, vải, da, gỗ vụn, thủy tinh, lon, các loại khác, tro, lá cây,
các rác thải đặc biệt (đồ điện, điện tử hỏng, pin, bình điện, dầu, lốp xe,…) và
các chất độc hại sử dụng trong gia đình.
- Thương mại (kho, quán ăn, chợ, văn phòng, khách sạn, nhà in, trạm
xăng dầu, gara,…): Giấy, carton, plastics, gỗ, thức ăn thừa, thủy tinh, kim
loại, các loại rác đặc biệt (đầu mỡ, lốp xe…), rác thải độc hại.
- Cơ quan (trường học, bệnh viện, các cơ quan hành chính,…): Rác thải
giống như rác thải thương mại.
- Xây dựng, di dời (các địa điểm xây dựng mới, sữa chữa đường xá, di
dời nhà cửa…): Gỗ, thép, gạch, bê tông, vữa, bụi,…
- Dịch vụ công cộng (rửa đường, tu sửa cảnh quan, công viên, bãi
biển…): Các loại rác đường, cành, lá cây, các loại rác công viên, bãi biển,…
5
Nông nghiệp
Chất thải
Nơi vui chơi,
giải trí
Bệnh viện, cơ
sở y tế
Khu công
nghiệp, nhà
máy, xí
nghiệp
Nhà dân, khu
dân cư
Chợ, bến xe,
nhà ga
Giao thông,
xây dựng
Cơ quan
trường học
- Các nhà máy xử lý ô nhiễm (xử lý nước, xử lý rác thải, xử lý rác thải
công nghiệp…): Tro, bùn, cặn,…
- Công nghiệp (xây dựng, chế tạo công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng,
lọc dầu, nhà máy hóa chất, nhà máy điện,…): Rác thải từ các quá trình công
nghiệp, các rác thải không phải từ qúa trình công nghiệp như thức ăn thừa,
tro, bã, rác thải xây dựng, các rác thải đặc biệt, các rác thải độc hại,…
- Nông nghiệp (thu hoạch đồng ruộng, vườn, nông trại,…): Các loại rác
thải nông nghiệp như rơm rạ, lá cây,…rác thải từ chăn nuôi như phân trâu, bò,
lợn gà, rác thải độc hại như thuốc bảo vệ thực vật,…
2.1.3 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt
Thành phần lý, hóa học của chất thải rắn đô thị rất khác nhau tùy thuộc
vào từng địa phương, vào các mùa khí hậu, vào điều kiện kinh tế và nhiều yếu
tố khác.
Bảng 2.1 Định nghĩa thành phần của CTRSH
Thành phần Định nghĩa Ví dụ
1. Các chất cháy được
a. Giấy Các vật liệu làm từ giấy
bột và giấy.
Các túi giấy, mảnh bìa,
giấy vệ sinh,…
b. Hàng dệt Có nguồn gốc từ các sợi Vải, len, nilon…
c. Thực phẩm Các chất thải từ đồ ăn thực
phẩm
Cọng rau, vỏ quả, thân
cây, lõi ngô,…
d. Cỏ, gỗ củi, rơm
rạ
Các vật liệu và sản phẩm
được chế tạo từ gỗ, tre,
rơm,…
Đồ dùng bằng gỗ như
bàn, ghế, đồ chơi, vỏ dừa,
…
e. Chất dẻo Các vật liệu và sản phẩm
được chế tạo từ chất dẻo
Phim cuộn, túi chất dẻo,
chai, lọ. Chất dẻo, các
đầu vòi, dây điện,…
f. Da và cao su Các vật liệu và sản phẩm
được chế tạo từ da và cao
Bóng, giày, ví, băng cao
su,…
6
su
2. Các chất không cháy
a. Các kim lọai sắt Các vật liệu và sản phẩm
được chế tạo từ sắt mà dễ
bị nam châm hút
Vỏ hộp, dây điện, hàng
rào, dao, nắp lọ,…
b. Các kim loại phi
sắt
Các vật liệu không bị nam
châm hút
Vỏ nhôm, giấy bao gói,
đồ đựng,…
c. Thủy tinh Các vật liệu và sản phẩm
được chế tạo từ thủy tinh
Chai lọ, đồ đựng bằng
thủy tinh, bóng đèn,…
d. Đá và sành sứ Bất kỳ các loại vật liệu
không cháy khác ngoài
kim loại và thủy tinh
Vỏ chai, ốc, xương, gạch,
đá, gốm,…
3. Các chất hỗn hợp Tất cả các vật liệu khác
không phân loại trong bản
này. Loại này có thể chia
thành 2 phẩn : kích thước
lớn hơn 5 mm và loại nhỏ
hơn 5 mm.
Đá cuội, cát, đất, tóc,…
(Nguồn: Nguyễn Trung Việt và Trần Thị Mỹ Diệu, 2007)
2.1.4 Phân loại chất thải rắn
2.1.4.1 Phân loại theo nguồn phát sinh
- Rác thải sinh hoạt: Là chất thải rắn được sản sinh trong sinh hoạt hàng
ngày của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, cơ quan,
trường học, các trung tâm dịch vụ thương mại.
- Rác thải công nghiệp: Là chất thải rắn của các cơ sở sản xuất (từ cá thể
thủ công đến công nghiệp nhà máy).
- Rác thải xây dựng: Là các phế thải như cát, đá, bê tông, vôi vữa do
các hoạt động phá vỡ công trình, xây dựng công trình.
- Rác thải nông nghiệp: Những chất thải được thải ra từ các hoạt động
sản xuất nông nghiệp.
7
- Rác thải y tế: Là những chất thải được thải ra từ hoạt động khám, chữa
bệnh của cơ sở y tế.
- Rác thải sinh hoạt chiếm một lượng lớn nhất trong 5 loại rác thải trên.
Ta biết rằng lượng rác thải sinh hoạt thải ra phụ thuộc vào 2 yếu tố chính đó
là sự phát triển kinh tế và sự gia tăng dân số.
2.1.4.2 Phân loại theo mức độ nguy hại
Rác thải nguy hại: Bao gồm các loại hóa chất dễ cháy gây phản ứng độc
hại, chất thải sinh hoạt để thối rữa, các chất dễ cháy nổ hoặc các chất phóng
xạ, các chất nhiễm khuẩn lây lan,…có nguy cơ đe dọa sức khỏe con người và
sinh vật.
Rác thải y tế nguy hại: Là chất thải có chứa các hợp chất có những đặc
tính nguy hại tới sức khỏe công đồng và môi trường. Theo quy chế quản lý
chất thải y tế nguy hại được phát sinh từ các hoạt động chuyên môn trong các
bệnh viện, trạm y tế.
Rác thải không nguy hại: Là các loại chất thải không chứa các chất và
hợp chất gây nguy hại trực tiếp và có khả năng tương tác thành phần.
2.1.4.3 Phân loại theo tính chất hóa học
Rác thải hữu cơ: Là tất cả các loại chất thải có thành phần chủ yếu là các
chất hữu cơ, đặc điểm là có thể dễ dàng phân hủy, ủ sinh học để chế biến
thành phân vi sinh.
Rác thải vô cơ: Là tất cả các loại chất thải rắn có thành phần chủ yếu là
các chất vô cơ, đặc điểm là các chất thải rắn dạng này khó phân hủy tự nhiên,
phương pháp xử lý chủ yếu là đốt, chôn lấp, tái chế,…
2.1.5 Tác động của chất thải rắn tới môi trường
2.1.5.1 Tác động tới môi trường nước
Theo thói quen nhiều người thường đổ rác tại bờ sông, hồ, ao, cống
rãnh. Lượng rác này sau khi bị phân huỷ sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp đến
8
chất lượng nước mặt, nước ngầm trong khu vực. Rác có thể bị cuốn trôi theo
nước mưa xuống ao, hồ, sông, ngòi, kênh rạch, sẽ làm nguồn nước mặt ở đây
bị nhiễm bẩn.
Mặt khác, lâu dần những đống rác này sẽ làm giảm diện tích ao hồ,
giảm khả năng tự làm sạch của nước gây cản trở các dòng chảy, tắc cống rãnh
thoát nước. Hậu quả của hiện tượng này là hệ sinh thái nước trong các ao hồ
bị huỷ diệt. Việc ô nhiễm các nguồn nước mặt này cũng là một trong những
nguyên nhân gây các bệnh tiêu chảy, tả, lỵ trực khuẩn thương hàn, ảnh hưởng
tiêu cực đến sức khoẻ cộng đồng.
2.1.5.2 Tác động đến môi trường đất
Trong thành phần rác thải có chứa nhiều các chất độc, do đó khi rác
thải được đưa vào môi trường thì các chất độc xâm nhập vào đất sẽ tiêu diệt
nhiều loài sinh vật có ích cho đất như: Giun, vi sinh vật, nhiều loài động vật
không xương sống, ếch nhái, làm cho môi trường đất bị giảm tính đa dạng
sinh học và phát sinh nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng. Đặc biệt hiện nay sử
dụng tràn lan các loại túi nilon trong sinh hoạt và đời sống, khi xâm nhập vào
đất cần tới 50 - 60 năm mới phân huỷ hết và do đó chúng tạo thành các "bức
tường ngăn cách" trong đất hạn chế mạnh đến quá trình phân huỷ, tổng hợp
các chất dinh dưỡng, làm cho đất giảm độ phì nhiêu, đất bị chua và năng suất
cây trồng giảm sút.
2.1.5.3 Tác động đến môi trường không khí
Nguồn rác thải từ các hộ gia đình thường là các loại thực phẩm chiếm
tỷ lệ cao trong toàn bộ khối lượng rác thải ra. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và
mưa nhiều ở nước ta là điều kiện thuận lợi cho các thành phần hữu cơ phân
huỷ, thúc đẩy nhanh quá trình lên men, thối rữa và tạo nên mùi khó chịu cho
con người. Các chất thải khí phát ra từ các quá trình này thường là H
2
S, NH
3
,
CH
4
, SO
2
, CO
2
.
2.1.5.4 Tác động tới cảnh quan và sức khỏe con người
9
Trong thành phần rác thải sinh hoạt, thông thường hàm lượng hữu cơ
chiếm tỉ lệ lớn. Loại rác này rất dễ bị phân huỷ, lên men, bốc mùi hôi thối.
Rác thải không được thu gom, tồn đọng trong không khí, lâu ngày sẽ ảnh
hưởng đến sức khoẻ con người sống xung quanh. Chẳng hạn, những người
tiếp xúc thường xuyên với rác như những người làm công việc thu nhặt các
phế liệu từ bãi rác dễ mắc các bệnh như viêm phổi, sốt rét, các bệnh về mắt,
tai, mũi họng, ngoài da, phụ khoa. Hàng năm, theo tổ chức Y tế thế giới, trên
thế giới có 5 triệu người chết và có gần 40 triệu trẻ em mắc các bệnh có liên
quan tới rác thải. Nhiều tài liệu trong nước và quốc tế cho thấy, những xác
động vật bị thối rữa trong hơi thối có chất amin và các chất dẫn xuất sufua
hyđro hình thành từ sự phân huỷ rác thải kích thích sự hô hấp của con người,
kích thích nhịp tim đập nhanh gây ảnh hưởng xấu đối với những người mắc
bệnh tim mạch.
Các bãi rác công cộng là những nguồn mang dịch bệnh. Các kết quả
nghiên cứu cho thấy rằng: Trong các bãi rác, vi khuẩn thương hàn có thể tồn
tại trong 15 ngày, vi khuẩn lỵ là 40 ngày, trứng giun đũa là 300 ngày. Các loại
vi trùng gây bệnh thực sự phát huy tác dụng khi có các vật chủ trung gian gây
bệnh tồn tại trong các bãi rác như những ổ chứa chuột, ruồi, muỗi, và nhiều
loại ký sinh trùng gây bệnh cho người và gia súc, một số bệnh điển hình do
các trung gian truyền bệnh như:Chuột truyền bệnh dịch hạch, bệnh sốt vàng
da do xoắn trùng, ruồi, gián truyền bệnh đường tiêu hoá, muỗi truyền bệnh sốt
rét, sốt xuất huyết,
Ngoài ra, rác cũng gây ra những hiện tượng mất vệ sinh và mỹ quan đô
thị, tại những điểm tập kết rác tự phát hay những nơi rác được vứt bừa bãi.
2.1.6 Các phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt
2.1.6.1 Phương pháp xử lý nhiệt
• Phương pháp đốt
10
Quá trình đốt là một quá trình biến đổi chất thải rắn dưới tác dụng của
nhiệt và quá trình oxy hóa hoá học. Bằng cách đốt chất thải ta có thể giảm thể
tích của nó đến 80-90%. Nhiệt độ buồng đốt phải cao hơn 800
0
C. Sản phẩm
sau cùng bao gồm khí có nhiệt độ cao bao gồm nitơ và cacbonic, hơi nước, và
tro. Năng lượng có thể thu hồi được từ quá trình trao đổi nhiệt do khí sinh ra
có nhiệt độ cao.
+ Đốt thùng quay: Lò đốt thùng quay được sử dụng để xử lý các loại
chất thải nguy hại ở dạng rắn, cặn, bùn và cũng có thể ở dạng lỏng. Thùng
quay hoạt động ở nhiệt độ khoảng 1100
0
C.
+ Đốt bằng phương pháp phun chất lỏng: Chất thải nguy hại dạng lỏng
được đốt trực tiếp trong lò đốt bằng cách phun vào vùng ngọn lửa hay vùng
cháy của lò phụ thuộc vào nhiệt trị chất thải. Lò đốt được duy trì nhiệt độ
khoảng trên 1000
0
C. Thời gian lưu của chất thải lỏng trong lò từ vài phần giây
đến 2,5 giây. Lò đốt thùng quay được sử dụng để xử lý các loại chất thải nguy
hại ở dạng rắn, cặn, bùn và cũng có thể ở dạng lỏng. Thùng quay hoạt động ở
nhiệt độ khoảng 1100
0
C.
Sử dụng xúc tác cho vào lò đốt để tăng cường tốc độ oxy hoá chất thải
ở nhiệt độ thấp hơn so với lò đốt thông thường (<537
0
C). Phương pháp này
chỉ áp dụng cho chất thải lỏng.
Sử dụng chất thải nguy hại làm nhiên liệu, đây là phương pháp tiêu hủy
chất thải bằng cách đốt cùng với các nhiên liệu thông thường khác để tận
dụng nhiệt cho các thiết bị tiêu thụ nhiệt: Nồi hơi, lò nung, lò luyện kim, lò
nấu thủy tinh. Lượng chất thải bổ sung vào lò đốt có thể chiếm 12-25% tổng
lượng nhiên liệu.
• Phương pháp nhiệt phân
Nhiệt phân là quá trình tiêu hủy hay biến đổi hoá học xảy ra do nung
nóng trong điều kiện không có oxy và tạo ra sản phẩm cuối cùng của quá
11
trình biến đổi chất thải rắn là các chất dưới dạng rắn, lỏng và khí. Quá trình
nhiệt phân gồm hai giai đoạn. Giai đoạn một là quá trình khí hoá. Chất thải
được gia nhiệt để tách thành phần dễ bay hơi như khí cháy, hơi nước,… ra
khỏi thành phần cháy không hoá hơi và tro. Giai đoạn hai các thành phần bay
hơi được đốt ở điều kiện phù hợp để tiêu hủy hết các cấu tử nguy hại.
Nhiệt phân bằng hồ quang - plasma. Thực hiện quá trình đốt ở nhiệt độ
cao (có thể đến 10.000
0
C) để tiêu hủy chất thải có tính độc cực mạnh. Sản
phẩm là khí H
2
và CO, khí axit và tro.
2.1.6.2 Xử lý sinh học
Phương pháp này nhằm phân hủy các chất hữu cơ trong rác thải nhờ
các loài vi sinh vật hô hấp kỵ khí hay yếu khí để sản xuất phân bón, khí
biogas phục vụ cho nông nghiệp và cho sinh hoạt.
♦ Phương pháp xử lý bằng hầm biogas (phương pháp yếm khí): Rác
được cắt nhỏ sau đó đưa vào hầm biogas hoặc bể liên hợp. Tại đây xảy ra quá
trình lên men, khí thoát ra được thu lại để phục vụ cho sinh hoạt.
♦ Phương pháp sản xuất phân hữu cơ (phương pháp yếm khí): Rác thu
về được chất thành đống, sau đó được đảo trộn thường xuyên 3 lần/ngày
(hoặc cấp khí cưỡng bức qua hệ thống phân phối khí ở đáy). Quá trình phân
hủy kéo dài 30 ngày, nhiệt độ phải đảm bảo 55 – 60
0
C và độ ẩm 60 – 65% để
quá trình phân hủy hoàn toàn. Phân hữu cơ thu được dùng phục vụ trong nông
nghiệp.
Phương này đơn giản, dễ làm nhưng đòi hỏi thời gian dài và không có
khả năng phân hủy những chất độc vô cơ.
2.1.6.3 Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp chôn lấp
Phương pháp truyền thống đơn giản nhất là chôn lấp rác. Phương pháp
này có chi phí thấp và được áp dụng phổ biến ở các nước đang phát triển.
12
Việc chôn lấp được thực hiện bằng cách dùng xe chuyên dụng chở rác
tới các bãi đã xây dựng trước. Sau khi rác được đổ xuống, xe ủi san bằng,
đầm nén trên bề mặt và đổ lên một lớp đất, hàng ngày phun thuốc diệt ruồi
muỗi, rắc vôi bột,… theo thời gian, sự phân hủy của vi sinh vật làm cho rác
trở nên tơi xốp và thể tích của bãi rác giảm xuống. Việc đổ rác lại được tiếp
tục cho đến khi bãi rác đầy thì chuyển sang bãi rác mới.
Hiện nay việc chôn lấp rác thải sinh hoạt được sử dụng chủ yếu ở các
nước đang phát triển nhưng phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường
một cách nghiêm ngặt. Việc chôn lấp rác có xu hướng giảm dần, tiến tới chấm
dứt ở các nước đang phát triển.
Các bãi chôn lấp rác phải cách xa khu dân cư, không gần nguồn nước
ngầm và nguồn nước mặt. Đáy của bãi rác nằm trên tầng đất sét hoặc được
phủ các lớp chống thấm bằng màn địa chất. Ở các bãi chôn lấp rác cần phải
thiết kế khu thu gom và xử lý nước rác trước khi thải vào môi trường. Việc
thu khí ga để biến đổi thành năng lượng là một cách để tận dụng từ rác thải rất
hữu ích.
2.1.7 Các nguyên tắc và hoạt động quản lý rác thải
a. Nguyên tắc quản lý rác thải
Theo điều 4 của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP của Chính phủ thì:
- Tổ chức, cá nhân xả thải hoặc có hoạt động làm phát sinh rác thải phải
nộp phí cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải.
- Rác thải phải được phân loại tại nguồn phát sinh, được tái chế, tái sử dụng, xử
lý và thu hồi các thành phần có ích làm nguyên liệu và sản xuất năng lượng.
- Ưu tiên sử dụng các công nghệ xử lý rác thải khó phân huỷ, có khả
năng giảm thiểu khối lượng chất thải được chôn lấp nhằm tiết kiệm tài
nguyên đất đai.
- Nhà nước khuyến khích việc xã hội hoá công tác thu gom, phân loại,
vận chuyển và xử lý rác thải.
13