Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Bệnh học ngoại khoa: Bệnh glocom - Tăng nhãn áp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.83 KB, 6 trang )

Bệnh Glocom:
1. Glocom là gì?
Glocom là bệnh mãn tính do tình trạng nhãn áp tăng gây tổn thương thần kinh thị
giác, làm giảm thị lực, thậm chí mất thị lực hoàn toàn.
Ở người bình thường, nhãn áp được duy trì ở mức 21 mmHg nhờ sự cân bằng
của các dòng thủy dịch đối lưu trong nhãn cầu.

Mắt bình thường và Mắt
Nhãn áp tăng cao tác động

giảm thị lực,

đến tế bào thần kinh thị

thị trường bị thu hẹp

Tổn thương thần
kinh thị
-> lõm gai thị

2. Triệu chứng chung của bệnh:
Glaucome góc đóng:
- Hoàn cảnh xuất hiện: khởi phát đột ngột, có thể xảy ra sau một số yếu tố phát
động như xúc động mạnh, dùng thuốc có tác dụng huỷ phó giao cảm hoặc
cường giao cảm theo đường toàn thân hoặc tại mắt.
- Triệu chứng cơ năng: đột nhiên bệnh nhân thấy đau nhức mắt, nhức xung
quanh hố mắt, nhức lan lên nửa đầu cùng bên.
Kèm theo bệnh nhân nhìn thấy mờ nhiều, nhìn đèn có quầng xanh đỏ. Đôi khi
bệnh nhân thấy sợ ánh sáng, chảy nước mắt nhưng không tiết rử mắt.
- Triệu chứng thực thể: mi mắt sưng nề, mắt đỏ theo kiểu cương tụ rìa, giác mạc
phù nề mờ đục có bọng biểu mô, tiền phòng nông, đồng tử giãn, méo, mất phản


xạ với ánh sáng, thể thuỷ tinh phù nề đục màu xanh lơ có thể có các vết rạn bao
trước, dịch kính phù nề. Đáy mắt trong cơn cấp diễn khó soi được do phù nề các
môi trường trong suốt, những trường hợp soi được đáy mắt thấy gai thị cương
tụ, có thể có xuất huyết quanh gai.
- Triệu chứng toàn thân: một số trường hợp glôcôm có kèm theo một số triệu
chứng toàn thân như buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, vã mồ hôi…


-

Nhãn áp tăng cao trên 30mmHg, có thể trên 40 mmHg, nếu sờ tay thấy

nhãn cầu căng cứng như hòn bi.

Hình ảnh mô phỏng nhãn áp tăng cao gây nên Glocom góc đóng: đường màu
đỏ là dòng hồi lưu của dịch kính, lớp màu vàng là nhãn cầu.
+ Thị lực giảm sút trầm trọng có khi chỉ còn phân biệt được ánh sáng
+ Thị trường có thể tổn thương hay chưa tuỳ theo giai đoạn bệnh.

Glaucome góc mở:

-

Hoàn cảnh xuất hiện: bệnh thể

hiện rất thầm lặng. Đôi khi bệnh nhân phát hiện được bệnh do tình cờ bịt một
mắt thấy mắt kia không nhìn thấy gì.
- Bệnh nhân thỉnh thoảng có những cơn đau tức nhẹ ở mắt, nhức trên cung lông
mày, nhìn mờ như qua màng sương, nhìn đèn có quầng xanh đỏ. Tuy nhiên có
rất nhiều trường hợp bệnh nhân không hề thấy nhức mắt, chỉ có dấu hiệu nhìn



mờ

dần.

– Nhãn áp từ 25mmHg trở lên.
-

Bán phần trước bình thường: giác mạc trong, tiền phòng sâu, đồng tử

tròn, các góc mở rộng. Soi đáy mắt thấy tổn hại đĩa thị tùy theo từng giai đoạn
của bệnh, giai đoạn đầu mạch máu hơi chuyển hướng, sau đó sẽ thấy tổn
thương của lớp sợi thần kinh quanh đĩa thị, lõm teo gai thị.
+ Thị trường thu hẹp tương ứng với mức độ tổn thương gai thị.
+ Thị lực thường khá cao, ngay cả khi chỉ còn thị trường hình ống.
3. Các dạng biểu hiện của Glocom:
Glocom nguyên phát: Gồm có Glocom góc đóng, Glocom góc mở, Glocom nhãn
áp không cao
Glocom thứ phát: Gồm các thể bệnh: Glocom do viêm, Hội chứng nội mô giác
mạc, Glocom tân mạch, Glocom sắc tố, Hội chứng giả tróc bao, Glocom do
chấn thương, Glocom do tra thuốc corticoid kéo dài…
Glocom trẻ em: Glocom bẩm sinh, hội chứng Sturge -Werber…
+ Glocom góc mở
Glocom góc mở xuất hiện âm thầm, tiến triển chậm trong thời gian dài, thị lực
trung tâm thường được bảo tồn đến giai đoạn muộn của bệnh nên bệnh nhân
không nhận thấy thị lực của mình đang giảm đi cho đến khi bệnh đã ở giai đoạn
tiến triển với tổn hại nặng thị thần kinh và thị trường.
Đa số bệnh nhân không cảm thấy đau nhức mắt, một số trường hợp đôi khi thấy
mắt căng tức nhẹ thoáng qua hoặc nhìn mờ như qua 1 màn sương rồi tự hết,

những triệu chứng trên thường không rõ ràng nên bệnh nhân ít để ý đến.
+ Glocom góc đóng
Là thể bệnh hay gặp ở Việt Nam và châu Á. Triệu chứng thường điển hình như
mắt đau nhức dữ dội, nhìn đèn thấy quầng xanh quầng đỏ, nhìn mờ nhiều đôi
khi chỉ còn thấy sáng tối. Mắt co quắp khó mở mắt, chảy nước mắt nhiều và
sưng đỏ, thể trạng yếu đi. Thị lực giảm mạnh. Đôi khi có những trường hợp
Glocom góc đóng bán cấp hoặc mãn tính với các triệu chứng nhẹ hơn, tái phát
nhiều lần. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tổn thương thần kinh thị
giác trầm trọng không hồi phục.
Cơn Glocom góc đóng cấp thường bị chẩn đoán nhầm là đau nửa đầu, đau
răng, đau dạ dày, viêm màng não, cúm, do bệnh nhân thường than phiền về cơn
đau đầu, buồn nôn, thể trạng yếu và không quan tâm đến mắt. Trong trường hợp


này bệnh nhân có thể không được cấp cứu trong những giờ đầu tiên của cơn
Glocom cấp.

ảnh Glocom góc đóng
+ Glocom với nhãn áp bình thường hoặc thấp phát sinh sau rối loạn tuần hoàn
cấp máu cho mắt, trước hết là do hệ dẫn lưu và dây thần kinh thị. Trong trường
hợp này thị lực bệnh nhân giảm, co hẹp thị trường, teo gai thị khi nhãn áp vẫn
bình thường.
+ Glocom bẩm sinh. Trong trường hợp này ở trẻ sơ sinh nhãn áp tăng cao và
mắt có thể lồi. Nguyên nhân là do hệ thống dẫn lưu thủy dịch nội nhãn có dị tật
bẩm sinh. Nếu những dị tật này không quá nghiêm trọng, bệnh sẽ không thể hiện
ngay, mà có thể sau vài năm ở độ tuổi trẻ em hoặc thanh niên.
+ Glocom thứ phát có thể phát sinh từ các dạng viêm, loạn dưỡng, chấn thương,
các bệnh của thể thủy tinh. Nguyên nhân tăng nhãn áp trong Glocom thứ cấp là
tắc dẫn lưu dịch nội nhãn.
4. Những ai có thể bị bệnh Glocom:

Glocom góc đóng:
- Thường xuất hiện ở người 35 tuổi trở lên, tuổi càng cao, khả năng bị Glocom
càng lớn.
- Giới nữ bị Glocom góc đóng nhiều hơn nam giới, đặc biệt ở giai đoạn mãn
kinh, tỉ lệ nữ giới bị Glocom góc đóng cao gấp 4 lần nam giới.
- Những người có nhãn cầu nhỏ như những người viễn thị nặng, giác mạc nhỏ,
tiền phòng nông hoặc những người dễ xúc cảm , hay lo âu là cơ địa thuận lợi để
xuất hiện cơn Glocom .
- Yếu tố gia đình cũng đóng vai trò rất quan trọng trong chẩn đoán Glocom góc
đóng, khi trong gia đình có 1 người đã có cơn Glocom cấp thì những người còn
lại trong gia đình có nguy cơ cao sẽ mắc Glocom , do vậy việc khám mắt cho


những người thân của bệnh nhân Glocom là rất quan trọng để chẩn đoán sớm
và phòng bệnh.
Glocom góc mở:
– Khác với Glocom góc đóng, Glocom góc mở thường gặp hơn ở người da
trắng. Bệnh thường xuất hiện ở người trên 40 tuổi, tuổi càng cao nguy cơ bị
Glocom

góc

mở

càng

lớn.

– Yếu tố di truyền trong bệnh Glocom góc mở đã được làm sáng tỏ, những
người ruột thịt của bệnh nhân Glocom có nguy cơ mắc bệnh 5-6 lần nhiều hơn

người bình thường.
Các yếu tố nguy cơ khác: là tiểu đường, cao huyết áp, đục thủy tinh thể quá
chín, viêm màng bồ đào, chấn thương.
Việc sử dụng thuốc nhỏ mắt có chứa corticoides kéo dài cũng có nguy cơ gây
bệnh glôcôm.
Trẻ sơ sinh, gọi là Glocom bẩm sinh
5. Nguy cơ của bệnh:
Mất thị lực do Glocom không thể phục hồi do teo thần kinh thị giác. Khi nhãn áp
tăng cao các giây thần kinh thị giác bị chèn ép trở nên đau dữ dội, một số dây
thần kinh thị giác bị teo dẫn đến mù lòa.
Glocom là bệnh mang tính di truyền, nếu trong gia đình có người bị Glocom nên
thăm khám thường xuyên tại bác sĩ nhãn khoa ít nhất 1 năm 1 lần.
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH

Các phương pháp khám và chẩn đoán Glocom hiện đại:
- Đo nhãn áp: Tùy từng phương pháp đo nhãn áp mà có chỉ số bình thường
khác nhau. Các phương pháp đo nhãn áp tiên tiến hiện nay như phương pháp
Goldmann, phương pháp đo nhãn áp không tiếp xúc cho kết quả chính xác cao.
Đặc biệt trong phương pháp đo nhãn áp không tiếp xúc còn có ưu điểm hạn chế
nguy cơ bị nhiễm bệnh, rất nhanh chóng không gây đau đớn khó chịu cho bệnh
nhân.


- Soi góc tiền phòng: bằng kính soi góc, sử dụng sinh hiển vi khám bệnh cho
phép phân loại thể Glocom góc đóng hay góc mở. Hiện nay với các thiết bị chẩn
đoán hiện đại như chụp OCT góc tiền phòng cho phép chẩn đoán chính xác tình
trạng góc và độ đóng mở của góc, giúp ích rất nhiều cho chẩn đoán và điều trị
- Soi đáy mắt: Kiểm tra này sẽ cho ra kết quả đánh giá mức độ tổn thương thần kinh thị: lõm teo gai thị
- Đo thị trường tự động: Đây là phương pháp đo thị trường tiên tiến cho phép đánh giá các tổn thương
của tế bào hạch thần kinh của võng mạc từ giai đoạn sớm, đồng thời cho phép đánh giá các giai đoạn của

bệnh cũng như theo dõi tiến triển của bệnh.
- Chụp OCT: các thế hệ máy chụp OCT tiên tiến ngày nay cho phép đánh giá được rất nhiều yếu tố giúp
chẩn đoán bệnh Glocom từ giai đoạn rất sớm. OCT cho phép đánh giá tổn thương của lớp tế bào hạch,
chiều dày của lớp sợi thần kinh quanh gai thị, diện tích và thể tích lõm gai, diện tích lớp viền thần kinh
quanh gia còn lại… Sử dụng OCT để theo dõi quá trình điều trị bệnh cho phép phát hiện ra những biến đổi
rất nhỏ, giúp bác sỹ có những phương pháp điều trị kịp thời thích hợp.



×