Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu tính toán khí phát thải nhà kính cho một số chất thải ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 75 trang )

Nghiên cứu tính toán dự
báo khí phát thải nhà
kính cho một số chất thải
ở Việt Nam

T.T.B.H


Nghiên cứu tính toán dự báo khí phát thải nhà kính cho một số chất thải ở Việt Nam
T.T.B.H - Lớp CNMT

MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Ấm lên toàn cầu hay hâm nóng toàn cầu là hiện tượng nhiệt độ trung bình của
không khí và các đại dương trên Trái Đất tăng lên theo các quan sát trong các thập kỷ
gần đây. Trong thế kỉ 20, nhiệt độ trung bình của không khí gần mặt đất đã tăng 0,6 ±
0,2 °C (1,1 ± 0,4 °F).[1] Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) nghiên
cứu sự gia tăng nồng độ khí nhà kính sinh ra từ các hoạt động của con người như đốt
nhiên liệu hóa thạch và phá rừng làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng lên kể từ giữa thế kỷ
20.[1][a] IPCC cũng nghiên cứu sự biến đổi các hiện tượng tự nhiên như bức xạ mặt
trời và núi lửa gây ra phần lớn hiện tượng ấm lên từ giai đoạn tiền công nghiệp đến
năm 1950 và có sự ảnh hưởng lạnh đi sau đó. Các kết luận cơ bản đã được chứng thực
bởi hơn 45 tổ chức khoa học và viện hàn lâm khoa học,[b] bao gồm tất cả các viện hàn
lâm của các nước công nghiệp hàng đầu.[4]
Các dự án thiết lập mô hình khí hậu được tóm tắt trong báo cáo gần đây nhất của
IPCC chỉ ra rằng nhiệt độ bề mặt Trái Đất sẽ có thể tăng 1,1 đến 6,4 °C (2,0 đến 11,5
°F) trong suốt thế kỷ 21. Các yếu tố không chắc chắn trong tính toán này tăng lên khi
các mô hình sử dụng nồng độ các khí nhà kính có độ chính xác khác nhau và sử dụng
các thông số ước tính khác nhau về lượng phát thải khí nhà kính tương lai. Các yếu tố
không chắc chắn khác bao gồm sự ấm dần lên và các biến đổi liên quan sẽ khác nhau
giữa các khu vực trên toàn thế giới. Hầu hết các nghiên cứu tập trung trong giai đoạn


đến năm 2100. Tuy nhiên, sự ấm dần lên sẽ tiếp tục diễn ra sau năm 2100 cả trong
trường hợp ngừng phát thải khí nhà kính, đều này là do nhiệt dung riêng của đại dương
lớn và carbon dioxide tồn tại lâu trong khí quyển.[5][6]
Nhiệt độ toàn cầu tăng sẽ làm mực nước biển dâng lên và làm biến đổi lượng
giáng thủy, có thể bao gồm cả sự mở rộng của các sa mạc vùng cận nhiệt đới.[7] Hiện
tượng ấm lên được dự đoán sẽ diễn ra mạnh nhất ở Bắc Cực.
Tiếp tục có những cuộc tranh luận chính trị và tranh cãi trong công chúng về việc
liệu có phải là Trái Đất thực sự đang ấm dần lên, và con người cần phải làm gì để đối
phó với hiện tượng này. Người ta tìm nhiều cách để giảm thiểu lượng phát thải; thích
nghi để giảm thiệt hại do sự ấm lên gây ra; và đặc biệt hơn nữa là áp dụng các kỹ thuật
địa chất để có thể làm giảm thiểu sự ấm lên. Hầu hết các chính phủ đã ký và thông qua
Nghị định thư Kyoto với mục đích giảm phát thải khí nhà kính.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551

Trang 2


Nghiên cứu tính toán dự báo khí phát thải nhà kính cho một số chất thải ở Việt Nam
T.T.B.H - Lớp CNMT

Các dữ liệu khoa học chỉ ra rằng Việt Nam, đặc biệt dễ bị tổn thuởng truớc những
ảnh huởng bất lợi của biến đổi khí hậu, như định nghĩa trong Công uớc Khung Liên
Hợp Quốc về Biến dổi khí hậu (Công uớc Khí hậu). Các dự báo cho các vùng của Việt
Nam theo các kịch bản phát thải khí nhà kính toàn cầu trong tương lai như đã được Uỷ
ban Liên chính phủ về Biến dổi khí hậu (IPCC) sử dụng cho thấy những ảnh huởng
nghiêm trọng của biến đổi khí hậu như gia tăng các sự kiện cực đoan nguy hiểm của
khí hậu cũng như mất đi khả năng có thể dự đoán chúng, song những áp lực căng thẳng
của khí hậu lại tích tụ dần dần và đè nặng lên các nguồn tài nguyên và các cộng đồng.
Việt Nam có nền kinh tế tăng truởng nhanh, góp phần vào giảm đáng kể đói
nghèo, mặc dù bất bình đẳng đang gia tăng. Trong tương lai, Việt Nam có khả năng sẽ

gia tăng nhanh tốc độ tiêu thụ và các lượng phát thải khí nhà kính có liên quan, đặc biệt
tại các trung tâm đô thị.
Theo ước tính, tổng mức phát thải của Việt Nam chắc chắn tăng hơn gấp đôi
trong giai đoạn 2000-2020, đặc biệt là phát thải từ ngành năng lượng. Việt Nam đang
chứng kiến mức sử dụng nhiên liệu hoá thạch gia tăng trong các ngành giao thông, sản
xuất công nghiệp và phát điện. Một trong số đó là than đá, nguồn nhiên liệu hóa thạch
có rất nhiều ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc sử dụng năng lượng vẫn còn không hiệu quả
ở hộ gia đình và khu vực nhà nuớc, trong linh vực giao thông và ngành công nghiệp, đã
tạo cho em cái nền để tìm hiểu và nghiên cứu đề tài “tính toán dự báo khí phát thải nhà
kính cho một số chất thải ở Việt Nam”. Đề tài được thực hiện với sự mong muốn hiểu
rỏ nguyên nhân của biến đổi khí hậu và những ảnh hưởng lớn cho cuộc sống chúng ta
và hiểu được các khí thải góp phần gây hiệu ứng nhà kính làm sự nóng lên của trái đất.
Từ những số liệu cụ thể ta có thể ước tính được lượng khí phát thải ở Việt Nam góp
phần tạo nên sự biến đổi khí hậu.
1.2. Mục tiêu của đề tài
Trước sức ép gia tăng dân số ngày càng cao của Việt Nam, cùng với biến động
lớn ở những năm gần đây của nước ta như bão, lụt, hạn hán, động đất xảy ra. Một trong
những nguyên nhân chính của các hiện tượng này đã được các nhà khoa học chỉ ra là
do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Mà biến đổi khí hậu cũng là do phát thải khí nhà
kính gây ô nhiễm, một phần vừa là thiên nhiên gây ra nhưng chủ yếu là do con người.
Đề tài nghiên cứu phát thải khí nhà kính ở Việt Nam để biết được lượng khí thải
ra hằng năm có nguồn gốc từ đâu, những biện pháp giảm thiểu khí nhà kính và dự báo
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551

Trang 3


Nghiên cứu tính toán dự báo khí phát thải nhà kính cho một số chất thải ở Việt Nam
T.T.B.H - Lớp CNMT


được lượng khí phát thải trong tương lai, những ảnh hưởng của nó đến đời sống của
cộng đồng toàn thế giới. Tìm hiểu thêm các chương trình các dự án của chính phủ và
các tổ chức phi chính phủ về cách ứng phó đối với biến đổi khí hậu toàn cầu.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khí nhà kính là những khí có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài (hồng ngoại)
được phản xạ từ bề mặt trái đất khi được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời, sau đó
phân tán nhiệt lại cho trái đất, gây nên hiệu ứng nhà kính.[1] Các khí nhà kính chủ yếu
bao gồm: hơi nước, CO2, CH4, N2O, O3, các khí CFC. Trong hệ mặt trời, bầu khí quyển
của sao Kim, sao Hỏa và Titan cũng chứa các khí gây hiệu ứng nhà kính. Khí nhà kính
ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiệt độ của Trái Đất, nếu không có chúng nhiệt độ bề mặt
Trái Đất trung bình sẽ lạnh hơn hiện tại khoảng 33 °C (59 °F).
Tỷ lệ phần trăm các khí gây hiệu ứng nhà kính: CO2: 50%, CFC: 20%, CH4: 16%,
O3: 8%, N2O: 6%. Tỷ lệ phần trăm các hoạt động của loài người đối với sự làm tăng
nhiệt độ Trái Đất: Sử dụng năng lượng: 50%, Công nghiệp: 24%, Nông nghiệp: 13%,
Phá rừng: 14%.
1.4. Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu những nguyên nhân gây ra BĐKH, ảnh hưởng của nó đến đời sống con
người, hệ sinh thái và sinh vật trong tự nhiên. Những biện pháp, những phương án cụ
thể ở Việt Nam tham gia chống BĐKH. Nhận thức được những việc làm gì cho môi
trường hôm nay, từ đó tính toán hệ số phát thải khí nhà kính của một số chất thải ở
Việt Nam. Nội dung gồm bốn chương:
Chương I: Tổng quan về biến đổi khí hậu toàn cầu
Chương II: Phân tích phát thải khí nhà kính toàn cầu và Việt Nam
Chương III: Tính toán phát thải khí nhà kính ở Việt Nam từ chất thải trong giai
đoạn 2000- 2030
Chương IV: Kết luận và kiến nghị.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551

Trang 4



Nghiên cứu tính toán dự báo khí phát thải nhà kính cho một số chất thải ở Việt Nam
T.T.B.H - Lớp CNMT

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU
I. Biến đổi khí hậu
I.1. Định nghĩa biến đổi khí hậu
Hệ thống khí hậu Trái đất bao gồm khí quyển, lục địa, đại dương, băng quyển và
sinh quyển. Các quá trình khí hậu diễn ra trong sự tương tác liên tục của những thành
phần này. Quy mô thời gian của sự hồi tiếp ở mỗi thành phần khác nhau rất nhiều.
Nhiều quá trình hồi tiếp của các nhân tố vật lý, hóa học và sinh hóa có vài trò tăng
tường sự biến đổi khí hậu hoặc hạn chế sự biến đổi khí hậu. Công ước khung của LHQ
về biến đổi khí hậu đã định nghĩa: “Biến đổi khí hậu là “những ảnh hưởng có hại của
biến đổi khí hậu”, là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra
những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản
của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống
kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người”.
Bằng chứng phổ biến nhất về hiện tượng ấm lên toàn cầu là xu hướng thay đổi
trong nhiệt độ trung bình trên toàn cầu gần bề mặt Trái Đất. Thể hiện trên thang tuyến
tính, nhiệt độ trung bình này tăng 0,74 °C ± 0,18 °C trong khoảng thời gian 1906-2005.
Tốc độ ấm lên trong vòng 50 năm gần đây hầu như tăng gấp đôi trong giai đoạn này
(0,13 °C ± 0,03 °C mỗi thập kỷ, so với 0,07 °C ± 0,02 °C mỗi thập kỷ trong giai đoạn
đầu). Ảnh hưởng của đảo nhiệt đô thị được ước tính góp thêm vào khoảng 0,002 °C
cho sự ấm lên trong mỗi thập kỷ kể từ năm 1900.[8] Nhiệt độ trong tầng đối lưu dưới
tăng trong khoảng 0,12 - 0,22 °C (0,22 - 0,4 °F) mỗi thập kỷ từ năm 1979 theo các đo
đạc nhiệt độ vệ tinh. Người ta tin rằng nhiệt độ tương đối ổn định trong một hoặc hai
ngàn năm qua cho đến trước năm 1850, và có sự dao động cục bộ như thời kỳ ấm trung
cổ hay thời kỳ băng hà nhỏ.
Theo các tính toán của Viện Nghiên cứu Không gian Goddard của NASA, năm

2005 là năm ấm nhất, kể từ khi có các số liệu đo đạc đáng tin cậy từ cuối thập niên
1800, cao hơn mức kỷ lục năm 1998 vài phần trăm độ. Các ước tính của Tổ chức Khí
tượng Thế giới và Bộ phận Nghiên cứu Khí hậu thì cho rằng năm 2005 là năm ấm nhất
thứ hai, thua năm 1998. Nhiệt độ năm 1998 ấm lên bất thường vì đó là năm mà hiện
tượng El Nino với cường độ mạnh nhất thế kỷ 20 đã diễn ra. Sự ổn định tương đối của
nhiệt độ từ 1999 đến 2009 được xem là một giai đoạn ổn định trong thời gian ngắn vì
nếu xét trong khoảng thời gian dài thì nó có nhiều dao động.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551

Trang 5


Nghiên cứu tính toán dự báo khí phát thải nhà kính cho một số chất thải ở Việt Nam
T.T.B.H - Lớp CNMT

Sự thay đổi nhiệt độ diễn ra khác nhau ở những khu vực khác nhau trên địa cầu.
Từ năm 1979, nhiệt độ trên đất liền tăng nhanh hơn khoảng 2 lần so với sự gia tăng
nhiệt độ ở đại dương (0,25 °C/thập kỷ trên đất liền, 0,13 °C/thập kỷ ở đại dương).
Nhiệt độ đại dương tăng chậm hơn trên đất liền bởi vì các đại dương có nhiệt dung
riêng hiệu dụng lớn hơn và do đại dương mất nhiệt nhiều hơn thông qua sự bốc hơi.
Bắc bán cầu ấm nhanh hơn Nam bán cầu bởi vì nó có diện tích đất lớn hơn và vì nó có
những khu vực rộng lớn có mùa tuyết và vùng biển có băng che phủ, nơi diễn ra hiện
tượng phản hồi ice-albedo. Mặc dù có nhiều khí nhà kính được thải vào Bắc bán cầu
hơn Nam bán cầu, nhưng nó không góp phần vào sự khác biệt ở mức độ ấm lên ở 2
vùng này vì các khí nhà kính có thể tồn tại đủ lâu để hòa trộn giữa hai bán cầu.
Vì có độ trễ trong quá trình truyền nhiệt ở các đại dương và vì sự phản ứng chậm
chạp của các yếu tố ảnh hưởng gián tiếp khác, khí hậu có thể mất hàng thế kỷ hoặc lâu
hơn để điều chỉnh theo các biến đổi này. Các nghiên cứu về phản ứng khí hậu chỉ ra
rằng thậm chí nếu các khí nhà kính được giữ ổn định ở mức độ của năm 2000, thì sự
ấm lên sau đó vào khoảng 0.5 °C (0.9 °F) vẫn có thể diễn ra.

Với Ðánh giá lần thứ tư của Uỷ ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC)
vào năm 2007: biến đổi khí hậu rõ ràng là mối đe doạ chính của thế kỷ này đối với phát
triển bền vững, cũng như biến đổi khí hậu là do con nguời gây ra. Ngày nay, biến đổi
khí hậu đã chi phối các hội nghị thượng đỉnh quốc tế, nhất là trong giai đoạn nước rút
đến Hội nghị các Bên lần thứ 15 (COP15) của Công uớc khung Liên Hợp Quốc về
Biến đổi khí hậu (Công uớc Khí hậu) ở Copenhagen vào tháng 12 năm 2009. Tổng
Thư ký LHQ, Ban Ki-Moon mô tả biến đổi khí hậu như, một thách thức tập thể lớn
nhất đối mặt với chúng ta, một gia đình nhân loại. Tổng Thư ký còn nói, ở
Copenhagen, chúng ta có cơ hội để đưa vào thực hiện một thoả thuận khí hậu mà mọi
quốc gia đều có thể nắm lấy một cơ hội công bằng, cân đối và toàn diện.
Việt Nam đã đáp ứng với vấn đề cấp bách của toàn cầu và của quốc gia này bằng
việc phê chuẩn Chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu vào cuối
năm 2008. Chương trình Mục tiêu quốc gia đã tạo ra co sở để quy hoạch phân tích và
hành động ở tất cả các ngành và địa phương của Việt Nam, nhất là đến năm 2015.

I.2. Nguyên nhân biến đổi khí hậu
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551

Trang 6


Nghiên cứu tính toán dự báo khí phát thải nhà kính cho một số chất thải ở Việt Nam
T.T.B.H - Lớp CNMT

Kết quả của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa Trái đất với không gian
xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển Trái đất. Hiện tượng này diễn
ra theo cơ chế tương tự như nhà kính trồng cây và được gọi là “hiệu ứng nhà kính”.
Hiệu ứng này được Joseph Fourier phát hiện vào năm 1824 và được Svante Arrhenius
nghiên cứu đầu tiên một cách định lượng vào năm 1896. Sự tồn tại của hiệu ứng nhà
kính là vấn đề không thể chối cải thậm chí đối với những người không chấp nhận yếu

tố nhiệt độ tăng lên gần đây là do các hoạt động của con người. Một câu hỏi là mức độ
của hiệu ứng nhà kính làm thay đổi như thế nào khi các hoạt động của con người làm
tăng nồng độ các khí nhà kính trong khí quyển.

Hình I.1: Hiện tượng hiệu ứng nhà kính
Các khí nhà kính trong tự nhiên giữ cho nhiệt độ Trái đất trung bình khoảng 33
°C (59 °F). Các khí nhà kính chính là hơi nước, chúng góp phần tạo ra khoảng 36–70%
hiệu ứng nhà kính; carbon dioxide (CO 2) gây ra 9–26%; metan (CH4) 4–9%; và ôzôn
(O3) 3–7%. Mây cũng ảnh hưởng đến sự cân bằng bức xạ, nhưng chúng là thành phần
của nước ở thể lỏng hoặc băng và do chúng được xem xét một cách độc lập với hơi
nước và các khí khác.
Hoạt động của con người kể từ cách mạng công nghiệp đã làm tăng số lượng các
khí nhà kính trong khí quyển, làm tăng lực bức xạ từ CO 2, metan, ôzôn tầng đối lưu,
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551

Trang 7


Nghiên cứu tính toán dự báo khí phát thải nhà kính cho một số chất thải ở Việt Nam
T.T.B.H - Lớp CNMT

CFC và nitơ ôxit. Nồng độ CO2 và metan đã tăng khoảng 36% và 148% kể từ giữa thập
niên 1700. Các mức này được xem là cao hơn các mức trong suốt giai đoạn 650.000
năm gần đây, là giai đoạn có các dữ liệu đáng tin cậy được phân tích từ các lõi băng. Ít
có dấu hiệu địa chất trực tiếp cho thấy giá trị CO 2 này cao trong khoảng thời gian cách
đây 20 triệu năm. Đốt nhiên liệu hóa thạch tạo ra khoảng 3/4 lượng khí CO 2 tăng thêm
từ các hoạt động của con người trong vòng 20 năm qua. Hầu hết các đóng góp còn lại
là do thay đổi mục đích sử dụng đất đặc biệt là phá rừng.
Nồng độ CO2 đang tiếp tục tăng do việc đốt nhiên liệu hóa thạch và thay đổi sử
dụng đất. Tốc độ tăng nồng độ này trong tương lai sẽ phụ thuộc vào sự phát triển của

kinh tế không bền vững, xã hội, công nghệ và tự nhiên. Báo cáo về các kịch bản phát
thải của IPCC đưa ra các kịch bản kịch bản CO2 trong tương lai từ 541 đến 970 ppm
vào năm 2100 (tăng 90 - 250% kể từ năm 1750). Nếu số lượng nhiên liệu hóa thạch đủ
để đạt đến mức này và tiếp tục phát thải sau năm 2100 nếu than, các dầu nặng hay
metan clathrat được khai thác nhiều hơn.
Sự gia tăng tiêu thụ nhiên liệu hoá thạch của loài người đang làm cho nồng độ khí
CO2 của khí quyển tăng lên. Sự gia tăng khí CO 2 và các khí nhà kính khác trong khí
quyển Trái đất làm nhiệt độ Trái đất tăng lên. Vai trò gây nên hiệu ứng nhà kính của
các chất khí được xếp theo thứ tự sau: CO 2 => CFC => CH4 => O3 =>NO2. Sự gia tăng
nhiệt độ Trái đất do Hiệu ứng nhà kính có tác động mạnh mẽ tới nhiều mặt của môi
trường Trái đất.
Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái Đất là do sự gia tăng các hoạt động
tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí
nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. Nhằm hạn
chế sự biến đổi khí hậu, Nghị định thư Kyoto nhằm hạn chế và ổn định 6 loại khí nhà
kính chủ yếu bao gồm: CO2, CH4, N2O, HFCS, PFCS và SF6.

CO2 phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là nguồn khí
nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển. CO 2 cũng sinh ra từ các hoạt
động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép.

CH4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ thống
khí, dầu tự nhiên và khai thác than.

N2O phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp.

HFCS được sử dụng để thay thế cho các chất phá hủy ôzon (ODS) và HFC-23 là
sản phẩm phụ của quá trình sản xuất HCFC-22.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551


Trang 8


Nghiên cứu tính toán dự báo khí phát thải nhà kính cho một số chất thải ở Việt Nam
T.T.B.H - Lớp CNMT




PFCS sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm.
SF6 được sử dụng từ vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magiê.

Ngoài ra còn có những tác nhân gây nên biến đổi khí hậu như:

Quá trình tự nhiên do tương tác và vận động giữa trái đất và vũ trụ.

Những yếu tố không phải là khí hậu nhưng ảnh hưởng đến khí hậu: tác động của
CO2, bức xạ mặt trời, động đất và núi lửa.

Các tác động khác và kể đến hoạt động chiến tranh do con người gây nên.
Những nguyên nhân đó làm cho trái đất nóng dần lên. Đây là nguy cơ lớn nhất
mà loài người phải đối mặt trong lịch sử phát triển của mình. Trái đất nóng dần lên là
do nhiều nguyên nhân trong đó chủ yếu là do tác động của con người: dân số tăng quá
mức báo động và phát triển kinh tế quá nóng.
Kể từ thời kỳ tiền công nghiệp (khoảng từ năm 1750), con người đã sử dụng
ngày càng nhiều năng lượng, chủ yếu từ nguồn nguyên liệu hóa thạch (than, dầu, khí
đốt), qua đó đã thải vào khí quyển ngày càng tăng các khí gây hiệu ứng nhà kính, do
đó làm nhiệt độ Trái Đất ngày càng tăng.
Những số liệu về hàm lượng CO2 trong khí quyển được xác định từ các lõi băng
được khoan ở Greenland và Nam cực cho thấy, trong suốt chu kỳ băng hà và tan băng

(khoảng 18000 năm trước), hàm lượng khí CO 2 trong khí quyển chỉ khoảng 180-200
ppm (phần triệu) nghĩa là chỉ bằng khoảng 70% so với thời kỳ tiền công nghiệp (280
ppm). Từ khoảng năm 1800 hàm lượng khí C0 2 bắt đầu tăng, vượt con số 300 ppm và
đạt 379 ppm vào năm 2005, nghĩa là tăng 31% so với thời kỳ tiền công nghiệp, vượt
xa mức khí C02 tự nhiên trong khoảng 650 nghìn năm qua.
Hàm lượng các khí khác như CH4, N2O cũng tăng lần lượt từ 715 ppb (phần tỷ)
và 270 ppb trong thời kỳ tiền công nghiệp lên 1774 ppb (151%) và 319 ppb (17%) vào
năm 2005. Riêng các chất khí chlorofluoro carbon (CFC S) vừa là khí nhà kính với
tiềm năng làm nóng lên toàn cầu lớn gấp nhiều lần khí C0 2, vừa là chất phá hủy tầng
ôzôn bình lưu, chỉ mới có trong khí quyển do con người sản xuất ra kể từ khi công
nghiệp làm lạnh, hóa mỹ phẩm phát triển.
Đánh giá khoa học của Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) cho thấy,
việc tiêu thụ năng lượng do đốt nhiên liệu hóa thạch trong các ngành sản xuất năng
lượng, công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng… đóng góp khoảng một nữa (46%)
vào sự nóng lên toàn cầu, phá rừng nhiệt đới đóng góp khoảng (18%), sản xuất nông
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551

Trang 9


Nghiên cứu tính toán dự báo khí phát thải nhà kính cho một số chất thải ở Việt Nam
T.T.B.H - Lớp CNMT

nghiệp chiếm khoảng 9%, các ngành sản xuất hóa chất (CFC, HCFC) khoảng 24%, còn
lại 3% các hoạt động khác.
Từ năm 1840 đến năm 2004, tổng lượng phát thải khí C0 2 của các nước giàu
chiếm đến khoảng 70% tổng lượng khí CO 2 toàn cầu, trong đó ở Hoa Kỳ và Anh trung
bình mỗi người dân phát thải 1100 tấn, gấp khoảng 17 lần ở Trung Quốc và Ấn Độ.
Riêng năm 2004, lượng phát thải khí C0 2 ở Hoa Kỳ là 6 tỷ tấn bằng khoảng 20% tổng
lượng phát thải khí CO2 toàn cầu. Trung Quốc là nước lớn thứ hai với 5 tỷ tấn CO 2,

tiếp theo là Liên Bang Nga với 1,5 tỷ tấn C0 2, Ấn Độ 1,3 tỷ tấn C02, Nhật Bản 1,2 tỷ
tấn C02, CHLB Đức 800 triệu tấn, Canada khoảng 600 triệu tấn, Anh 580 triệu tấn. Các
nước đang phát triển phát thải tổng cộng chiếm 12 tỷ tấn CO 2 chiếm 42% tổng lượng
phát thải toàn cầu so với 7 tỷ tấn năm 1990 (29% tổng lượng phát thải toàn cầu), cho
thấy tốc độ phát thải khí CO2 của các nước này tăng khá nhanh trong khoảng 15 năm
qua. Một số nước phát triển dựa vào đó yêu cầu các nước đang phát triển cũng phải
cam kết theo Công ước biến đổi khí hậu.
Năm 1990 Việt Nam phát thải 21,4 triệu tấn C02. Năm 2004 phát thải 98,6 triệu
tấn CO2 tăng gấp 5 lần, bình quân đầu người 1,2 tấn/ năm (trung bình của thế giới 4,5
tấn/ năm, Singgapo 12,4 tấn, Malaysia 7,5 tấn, Thái Lan 4,2 tấn, Trung Quốc 3,8 tấn,
Inđônêxia 1,7 tấn, Philippin 1,0 tấn, Myama 0,2 tấn, Lào 0,2 tấn).
Như vậy phát thải khí C02 ở Việt Nam tăng khá nhanh trong vòng 15 năm qua,
song vẫn ở mức thấp so với trung bình toàn cầu và nhiều nước trong khu vực. Dự tính
tổng lượng khí phát thải ở Viêt Nam sẽ đạt 233,3 triệu tấn CO 2 tương đương vào năm
2020, tăng 93% so với năm 1998.
Tuy nhiên điều đáng lưu ý là trong khi các nước giàu chỉ chiếm 15% dân số thế
giới, nhưng tổng lượng phát thải của họ chiếm 46% tổng lượng phát thải toàn cầu, các
nước Châu Phi và cận Sahara với 11% dân số thế giới chỉ phát thải 2%, và các nước
kém phát triển với 1/3 dân số thế giới chỉ phát thải 7% tổng lượng phát thải toàn cầu.
Đó là điều mà các nước đang phát triển nêu ra về bình đẳng và nhân quyền tại các cuộc
thương lượng về Công ước khí hậu và Nghị định thư Kyoto. Chính vì thế một nguyên
tắc cơ bản, đầu tiên được ghi trong Công ước Khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí
hậu là:” Các bên phải bảo vệ hệ thống khí hậu vì lợi ích của các thế hệ hôm nay và mai
sau của nhân loại, trên cơ sở công bằng, phù hợp với trách nhiệm chung nhưng có phân

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551

Trang 10



Nghiên cứu tính toán dự báo khí phát thải nhà kính cho một số chất thải ở Việt Nam
T.T.B.H - Lớp CNMT

biệt và các nước phát triển phải đi đầu trong việc đấu tranh chống biến đổi khí hậu và
những ảnh hưởng khí hậu của chúng”.
Bảng I.1: Số liệu nguyên nhân biến đổi khí hậu
GHG

CO2

Thời kỳ
tiền công nghiệp

~ 280
ppmv
358ppm

1994

Thời gian
tồn tại (năm)

C
FC-11

~715
ppb

~270
ppb


0

1

1,4ppm/
năm

1

1,9ppm/
năm
0,4%/nă
m
5-200

O,6%/
năm
12

379ppm

9602005

9952005

N2O

1732p
pb

1774p
pb
10ppb
/năm

2005
T
ốc độ
tăng
trưởng

CH4

0

110

72ppt

0

5ppt
/năm

1,2ppt
/năm

0
%/năm
50


5%/
năm
12

2%/nă
m
50000

26
8ppt

0,25%/
năm
120

CF4

0

312ppb
319pp
b
0,8ppb
/năm

HC
FC22

ppt


I.3. Biểu hiện của biến đổi khí hậu
• Sự nóng lên của khí quyển và Trái đất nói chung.
• Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của
con người và các sinh vật trên Trái đất.
• Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn đến sự ngập úng của các vùng đất
thấp, các đảo nhỏ trên biển.
• Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác
nhau của Trái đất dẫn đến nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh
thái và hoạt động của con người.
• Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu kỳ tuần
hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa khác.
• Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần
của thủy quyển, sinh quyển và các địa quyển.
• Nhiệt độ bề mặt đại dương vùng nhiệt đới tăng lên 0,50C.
• Có sự tăng lên về sự tích tụ hơi nước trên tầng đối lưu ở bầu khí quyển vùng
nhiệt đới.
• Ở lớp giữa của tầng đối lưu, sức nóng giới hạn đang tăng lên.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551

Trang 11


Nghiên cứu tính toán dự báo khí phát thải nhà kính cho một số chất thải ở Việt Nam
T.T.B.H - Lớp CNMT

• Gradien độ nhiệt giữa xích đạo và vùng cưc tăng lên.
• Vận tốc gió trung bình tăng lên.
• Những vùng áp suất thấp hầu như đứng yên. Nhiệt độ trung bình của trái đất
hiện nay cao hơn khoảng 0,70C so với năm 1960. Trong cùng thời gian đó, khối

nước của các sông băng trong đất liền ở vùng Alps đã giảm xuống 50%. So với năm
1979, hơn 20% mảng băng ở Bắc cực đã tan mất. Nhiệt độ của trái đất đã gia tăng
gần 0,50C trong hai thập kỷ vừa qua.

Hình I.2: Nhiệt độ của trái đất gia tăng qua các năm
Thách thức về biến đổi khí hậu trong thế kỷ 21
Hiện tượng nóng lên toàn cầu đang diễn ra. Nhiệt độ trên thế giới đã tăng thêm
khoảng 0,7°C kể từ khi bắt đầu thời kỳ công nghiệp - và hiện đang gia tăng với tốc độ
ngày càng cao. Có rất nhiều bằng chứng khoa học cho thấy mối liên quan giữa gia tăng
nhiệt độ và gia tăng nồng độ khí nhà kính trong bầu khí quyển của Trái đất.
Không có đường phân cách rõ ràng và cố định giữa biến đổi khí hậu “nguy hiểm”
và biến đổi khí hậu “an toàn”. Nhiều người dân nghèo nhất và những hệ sinh thái mỏng
manh nhất trên thế giới hiện ở vào tình thế buộc phải thích ứng với biến đổi khí hậu
nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu vượt quá ngưỡng 2°C thì các kết quả phát triển con người
sẽ bị đẩy lùi trên quy mô lớn và các thảm họa sinh thái không thể đảo ngược sẽ xảy ra.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551

Trang 12


Nghiên cứu tính toán dự báo khí phát thải nhà kính cho một số chất thải ở Việt Nam
T.T.B.H - Lớp CNMT

Nếu cứ theo lộ trình hiện nay, chúng ta sẽ đẩy thế giới vượt quá ngưỡng đó. Để
có cơ hội 50:50 hạn chế mức tăng nhiệt độ tối đa là 2°C trên mức ở thời kỳ tiền công
nghiệp đòi hỏi phải duy trì nồng độ khí nhà kính ở mức khoảng 450 ppm CO2e. Nếu
duy trì ở mức 550 ppm CO2e thì sẽ làm tăng xác suất lên tới ngưỡng này đến 80%.
Trong cuộc sống sinh hoạt cá nhân, ít người chủ ý tiến hành các hoạt động mà có thể
gây tổn thương nghiêm trọng như vậy. Vậy mà cộng đồng loài người chúng ta trên
phạm vi toàn cầu đang gây ra nguy cơ lớn hơn nhiều cho Trái đất. Cać kịch bản của thế

kỷ 21 cho thấy khả năng nồng độ khí nhà kính sẽ vượt ngưỡng ổn định và đạt mức 750
ppm CO2e và có khả năng nhiệt độ sẽ tăng thêm hơn 5°C.
Các kịch bản về nhiệt độ không tính đến những tác động đến phát triển con
người. Những thay đổi trung bình về nhiệt độ ở mức đã dự kiến căn cứ vào kịch bản
“không làm gì hơn” sẽ gây ra những sự thoái lùi về kết quả phát triển con người trên
quy mô lớn, hủy hoại sinh kế và gây ra hiện tượng di dời hàng loạt.
Vào cuối thế kỷ 21, khả năng xảy ra thảm họa sinh thái có thể sẽ tăng lên. Những
bằng chứng gần đây về sự gia tăng tốc độ tan chảy của các tảng băng ở Nam Cực và
Greenland, hiện tượng axít hóa đại dương, sự thu hẹp các hệ rừng nhiệt đới và hiện
tượng tan chảy của lớp băng được coi là vĩnh cửu dưới lòng đất ở Bắc Cực, tất cả riêng từng hiện tượng hay các hiện tượng kết hợp với nhau - đều có khả năng dẫn đến
“điểm tràn”.
Các nước có mức đóng góp rất khác nhau vào lượng phát thải chung mà đang làm
gia tăng trữ lượng khí nhà kính trong bầu khí quyển. Mặc dù chỉ có 13% dân số thế
giới, song các nước giàu chiếm gần một nửa lượng khí CO 2 phát thải. Tăng trưởng tốc
độ cao ở Trung Quốc và Ấn Độ đang dẫn đến sự hội tụ dần của lượng phát thải tổng
hợp. Tuy nhiên, sự hội tụ của tổng lượng các-bon quy đổi theo đầu người thì hạn chế
hơn. Dấu chân các-bon của Hoa Kỳ lớn gấp 5 lần so với Trung Quốc và hơn 15 lần so
với Ấn Độ. Ở Ê-ti-ô-pi-a, tổng lượng các-bon quy đổi trung bình theo đầu người là 0,1
tấn CO2 trong khi con số này ở Ca-na-đa là 20 tấn.
Thế giới phải làm gì để thực hiện một lộ trình phát thải mà có thể tránh được biến
đổi khí hậu nguy hiểm? Chúng ta trả lời câu hỏi này dựa trên các mô hình mô phỏng
khí hậu. Những mô hình này xác định ngân quỹ các-bon cho thế kỷ 21. Nếu mọi thứ
khác giữ nguyên, thì ngân quỹ cácbon cho các loại khí phát thải từ năng lượng sẽ lên
tới khoảng 14,5 triệu tấn CO2 mỗi năm. Lượng khí phát thải hiện nay gấp đôi mức này.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551

Trang 13


Nghiên cứu tính toán dự báo khí phát thải nhà kính cho một số chất thải ở Việt Nam

T.T.B.H - Lớp CNMT

Tin xấu là lượng khí phát thải vẫn đang có xu thế gia tăng. Hậu quả cuối cùng: ngân
quỹ các-bon cho toàn bộ thế kỷ 21 có thể sẽ cạn kiệt vào năm 2032. Trên thực tế, món
nợ sinh thái không bền vững của chúng ta đang tăng lên và sẽ đẩy các thế hệ mai sau
lâm vào biến đổi khí hậu nguy hiểm.
Kết quả phân tích ngân quỹ các-bon làm sáng tỏ thêm những mối quan tâm đến
phần đóng góp của các nước đang phát triển trong tổng lượng phát thải khí nhà kính
toàn cầu. Mặc dù tỷ lệ này đang tăng lên, song cũng không làm mất đi sự chú ý đến
trách nhiệm của các nước giàu. Nếu mọi người ở các nước đang phát triển có cùng dấu
chân các-bon như người Đức hay Vương quốc Anh thì lượng phát thải toàn cầu hiện
nay sẽ cao gấp 4 lần giới hạn quy định theo lộ trình phát thải bền vững, và sẽ tăng tới 9
lần nếu dấu chân các-bon ở các nước đang phát triển được nâng lên ngang tầm với Cana-đa hoặc Hoa Kỳ.
Để thay đổi bức tranh này cần phải có những sự điều chỉnh sâu sắc. Nếu cả thế
giới này là một quốc gia thì sẽ phải cắt giảm một nửa lượng phát thải khí nhà kính từ
nay đến năm 2050 so với năm 1990 và đảm bảo giảm liên tục cho đến cuối thế kỷ 21.
Tuy nhiên, thế giới không phải là một quốc gia.
Dựa trên những giả định hợp lý ước tính rằng để tránh được biến đổi khí hậu
nguy hiểm đòi hỏi các nước giàu phải cắt giảm ít nhất 80% lượng phát thải và giảm
được 30% vào năm 2020. Lượng khí phát thải từ các nước đang phát triển sẽ lên tới
đỉnh điểm vào khoảng năm 2020 và cắt giảm được 20% vào năm 2050.
Mục tiêu ổn định mức phát thải là rất nghiêm ngặt nhưng khả thi về mặt tài chính.
Từ nay đến năm 2030, mức chi trung bình hàng năm sẽ lên tới 1,6% GDP. Đây là một
khoản đầu tư không nhỏ. Song con số đó còn ít hơn 2/3 mức chi tiêu cho quân sự toàn
cầu. Nếu không làm gì thì giá trị thiệt hại sẽ cao hơn nhiều. Theo báo cáo của Stern,
mức đầu tư có thể lên tới 5 - 20% GDP thế giới, tùy thuộc vào cách tính chi phí.
Nhìn lại xu thế phát thải trong thời gian qua, chúng ta thấy rõ quy mô của thách
thức ở phía trước. Lượng CO2 phát thải liên quan tới năng lượng đã tăng vọt kể từ năm
1990 đến nay, năm tham khảo cho sự cắt giảm phát thải được nhất trí trong Nghị định
thư Kyoto. Không phải tất cả các nước phát triển đều đã phê chuẩn Nghị định thư trong

đó yêu cầu phát thải trung bình là 5%. Hầu hết những nước đã phê chuẩn thì đều không
có triển vọng hoàn thành các cam kết của mình. Chỉ một số ít nước có triển vọng tuyên
bố đã giảm lượng phát thải nhờ có cam kết chính sách về giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551

Trang 14


Nghiên cứu tính toán dự báo khí phát thải nhà kính cho một số chất thải ở Việt Nam
T.T.B.H - Lớp CNMT

Nghị định thư Kyoto hoàn toàn không đưa ra quy định hạn chế về số lượng khí
phát thải ở các nước đang phát triển. Trong 15 năm tới, nếu phát thải khí nhà kính vẫn
tiếp tục theo xu thế tuyến tính như 15 năm qua thì biến đổi khí hậu nguy hiểm là điều
không thể tránh khỏi. Những dự kiến sử dụng năng lượng cũng hoàn toàn chỉ ra xu
hướng đó hoặc tồi tệ hơn. Các mô hình đầu tư hiện nay tạo nên cơ sở hạ tầng năng
lượng nhiều các-bon, trong đó than đá có vai trò chủ đạo. Căn cứ vào xu thế và các
chính sách hiện nay, vào năm 2030, lượng CO2 phát thải từ việc sử dụng năng lượng có
thể tăng thêm hơn 50% so với năm 2004. Con số 20 nghìn tỷ Đô la Mỹ dự kiến sẽ chi
trong giai đoạn 2004 - 2030 để đáp ứng nhu cầu năng lượng có thể đẩy thế giới vào lộ
trình không bền vững. Thay vào đó, các khoản đầu tư mới có thể góp phần giảm lượng
các-bon phát thải trong các hoạt động tăng trưởng kinh tế.
I.4. Tác động của biến đổi khí hậu
I.4.1. Tác động trên phạm vi toàn cầu
Thực tế đã xác định năm cơ chế tác động chính qua đó biến đổi khí hậu có thể
chặn đứng và đẩy lùi quá trình phát triển con người:
• Sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực. Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng
tới lượng mưa, nhiệt độ và lượng mưa cung cấp cho nông nghiệp ở những vùng dễ bị
tổn thương. Ví dụ, những vùng bị hạn hán ở khu vực Châu Phi cận Sahara có thể mở
rộng thêm 60 - 90 triệu hecta, với các vùng đất khô hạn chịu thiệt hại 26 tỷ Đô la Mỹ

vào năm 2060 (căn cứ vào mức giá của năm 2003), cao hơn con số viện trợ song
phương cho khu vực này vào năm 2005. Các khu vực đang phát triển khác - kể cả
Châu Mỹ La tinh và Nam Á - cũng sẽ chịu tổn thất về sản xuất nông nghiệp, cản trở nỗ
lực cắt giảm tỷ lệ nghèo ở nông thôn. Con số bị ảnh hưởng của tình trạng suy dinh
dưỡng có thể tăng lên 600 triệu vào năm 2080.
• Khủng hoảng nước và tình trạng bất an ninh về nước. Sự thay đổi hình thế
dòng chảy và hiện tượng băng tan sẽ làm tăng thêm áp lực sinh thái, ảnh hưởng xấu tới
lưu lượng nước tưới tiêu và sự định cư của con người trong quá trình này. Có thể sẽ có
thêm 1,8 tỷ người sống trong môi trường khan hiếm nước vào năm 2080. Trung Á, Bắc
Trung Quốc và khu vực phía Bắc của Nam Á phải đối mặt với những nguy cơ hết sức
to lớn liên quan tới sự tan chảy của các núi băng - với tốc độ 10-15 m mỗi năm ở dãy
Himalayas. Khi các núi băng tan chảy, bảy hệ thống sông lớn của Châu Á sẽ có lưu
lượng tăng lên trong khoảng thời gian ngắn sau đó lại hạ xuống. Vùng Adean cũng
phải đối mặt với những mối đe dọa rõ rệt về an ninh nước trước sự tan chảy của các núi
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551

Trang 15


Nghiên cứu tính toán dự báo khí phát thải nhà kính cho một số chất thải ở Việt Nam
T.T.B.H - Lớp CNMT

băng nhiệt đới. Một số quốc gia ở những khu vực hiện đang bị khủng hoảng nghiêm
trọng về nước như Trung Đông có thể bị lâm vào tình trạng mất nước trầm trọng.
• Nước biển đang dâng và nguy cơ thiên tai. Sự tan chảy với tốc độ ngày càng
cao của các tảng băng có thể làm cho mực nước biển dâng lên nhanh chóng. Nếu nhiệt
độ Trái đất tăng thêm 3 - 4 °C có thể khiến cho 330 triệu người phải di dời tạm thời
hay vĩnh viễn do lũ lụt. Hơn 70 triệu người Băng-la-đét, 6 triệu người ở vùng đồng
bằng thấp của Ai-cập và 22 triệu người
Ở Việt Nam có thể bị ảnh hưởng. Các quốc đảo nhỏ ở Thái Bình Dương và vùng

Ca-ri-bê có thể bị thiệt hại hết sức nghiêm trọng. Nước biển ấm lên cũng sẽ sinh ra
những cơn bão nhiệt đới mạnh hơn. Với hơn 344 triệu người hiện đang đối mặt với
nguy cơ bị ảnh hưởng bởi các xoáy thuận nhiệt đới, các cơn bão mạnh hơn có thể gây
thiệt hại nặng nề cho một nhóm nhiều quốc gia. Có một tỷ người hiện sống ở các khu
nhà ổ chuột đô thị, trên các triền đồi có nguy cơ bị sạt lở hay bên các bờ sông luôn bị
ngập lụt đang đối mặt với những nguy cơ bị tổn thương nghiêm trọng.
• Các hệ sinh thái và đa dạng sinh học. Biến đổi khí hậu hiện đang làm thay đổi
diện mạo của các hệ sinh thái. Khoảng một nửa số hệ san hô trên thế giới đã bị “bợt
trắng” do nước biển ấm lên. Tính axít ngày càng tăng cao ở các đại dương cũng là một
mối đe dọa đối với các hệ sinh thái biển về lâu dài. Sinh thái băng tuyết cũng đã hứng
chịu những tác động tàn phá của biến đổi khí hậu, đặc biệt ở vùng Bắc cực. Tuy một số
loài động, thực vật sẽ thích ứng với môi trường mới, song đối với nhiều loài, tốc độ
biến đổi khí hậu như vậy là quá nhanh: các hệ khí hậu đang thay đổi nhanh hơn so với
khả năng thích ứng của chúng. Nếu nhiệt độ tăng lên 3°C thì 20-30% các loài sinh vật
trên đất liền có nguy cơ bị tuyệt chủng.
• Sức khỏe con người. Các nước giàu đang chuẩn bị xây dựng hệ thống y tế công
cộng để đối phó với các các tác động của biến đổi khí hậu trong tương lai, ví dụ như
đợt nóng ở Châu Âu vào năm 2003 và thời tiết cực đoan vào mùa hè và mùa đông.
Tuy nhiên, tác động lớn nhất về sức khỏe con người sẽ xảy ra ở những nước đang
phát triển vì tại các nước này, tỷ lệ nghèo cao và năng lực đối phó của hệ thống y tế
công cộng còn hạn chế. Các bệnh gây tử vong chính có cơ hội lan rộng. Ví dụ, sẽ có
thêm 220 - 400 triệu người có nguy cơ bị sốt rét - căn bệnh cướp đi khoảng một triệu
sinh mạng mỗi năm. Bệnh sốt xuất huyết cũng xuất hiện rõ rệt với mức độ gia tăng như

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551

Trang 16


Nghiên cứu tính toán dự báo khí phát thải nhà kính cho một số chất thải ở Việt Nam

T.T.B.H - Lớp CNMT

đã từng xảy ra trước đây, đặc biệt là ở Châu Mỹ La tinh và một số vùng ở Đông Á.
Biến đổi khí hậu có thể tạo cơ hội để căn bệnh này tiếp tục lan rộng.
Trong cả năm cơ chế nêu trên, không có cơ chế nào có thể áp dụng một cách đơn
lẻ. Các cơ chế này có mối quan hệ qua lại với các quá trình vận hành xã hội, kinh tế và
sinh thái tạo cơ hội cho phát triển con người. Rõ ràng là việc kết hợp các cơ chế tác
động từ biến đổi khí hậu đến phát triển con người sẽ khác nhau giữa các nước và trong
từng nước.
Vẫn tồn tại những vấn đề chưa chăć chăń. Điều chắc chắn là biến đổi khí hậu
nguy hiểm có khả năng gây ra những tác động của biến đổicực mạnh và toàn diện tới
quá trình phát triển con người ở nhiều nước. Trái ngược với các chấn động kinh tế gây
ảnh hưởng tới tăng trưởng hay lạm phát, nhiều tác động về mặt phát triển con người như mất đi cơ hội về y tế và giáo dục, tiềm năng sản xuất bị suy giảm, mất đi những hệ
sinh thái có ý nghĩa sống còn - có lẽ là một xu thế không thể đảo ngược.
I.4.2. Tác động đến Việt Nam
Việt Nam có 3.260 km bờ biển với 28/64 tỉnh, thành phố có biển. Kinh tế biển đã
trở thành một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong chiến lược kinh tế đất nước.
Biến đổi khí hậu sẽ tác động mạnh mẽ đến đời sống con người, song đối với một nước
có đường bờ biển dài và hai đồng bằng châu thổ lớn thì mối đe doạ do biến đổi khí hậu
và nước biển dâng cao sẽ thực sự nghiêm trọng. Các vùng ven biển Việt Nam sẽ phải
chịu ảnh hưởng nhiều nhất do biến đổi khí hậu gây ra như bão, lũ lụt, xói lở bờ biển và
xâm nhập mặn…Đó cũng là nguyên nhân làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu
vực, tăng tỷ lệ nghèo khổ và làm giảm khả năng ứng phó đối với các thiên tai do biến
đổi khí hậu gây ra.
Đối với nước ta, các tác động của biến đổi khí hậu ban đầu có thể nhận thấy được
thông qua những thay đổi về khí hậu theo mùa ở các vùng miền khác nhau; lượng mưa
và mùa mưa cũng sẽ thay đổi... Tuy nhiên, thách thức lớn nhất lại là khi mực nước biển
dâng cao. Dải ven biển thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông
Hồng - Thái Bình, hai vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, mật độ dân cư cao và tập
trung, địa hình bằng phẳng và thấp (80% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long và 30%

diện tích Đồng bằng sông Hồng có độ cao dưới 2,5m so với mặt nước biển). Những
ảnh hưởng đầu tiên là gia tăng nguy cơ xâm nhập mặn, tình trạng ngập lụt trong mùa
mưa bão, xói lở bờ biển, phá vỡ các hệ thống đê biển, hồ chứa nước và nhấn chìm
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551

Trang 17


Nghiên cứu tính toán dự báo khí phát thải nhà kính cho một số chất thải ở Việt Nam
T.T.B.H - Lớp CNMT

những cánh đồng lúa ở vùng đồng bằng ven biển, gây tổn hại nhiều hơn đối với các
khu vực đất ngập nước, rạn san hô, các hệ sinh thái và những ảnh hưởng quan trọng
khác đến đời sống của người dân. Năm 2003, trong báo cáo "Thông báo đầu tiên của
Việt Nam cho Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu", Bộ Tài
nguyên & Môi trường đã ước tính, mực nước biển ở Việt Nam có thể dâng thêm 33,3
cm vào năm 2050 và dâng 45 cm vào năm 2070 (theo kịch bản cao).
Nguy cơ thiếu nước ngọt và xâm nhập mặn
Việt Nam có hai vùng châu thổ rộng lớn là châu thổ lớn là sông Hồng ở phía Bắc
- diện tích 17.000 km2) và châu thổ sông Cửu Long (Mê Kông) - diện tích gần 35.000
km2 ở phía Nam, trong đó vùng châu thổ sông Cửu Long chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của
chế độ thuỷ triều.
Thủy triều trong sông ở Đồng bằng sông Cửu Long là do từ biển truyền vào. Tính
từ biển Đông thủy triều truyền vào hạ lưu châu thổ qua các sông lớn như: sông Tiền,
sông Hậu hoặc các sông nhỏ như: Gành Hào, Bồ Đề… Từ vịnh Thái Lan thuỷ triều
truyền vào đồng bằng sông Cửu Long qua các sông Cái Lớn, Bảy Háp, Đông Cung,
Ông Đốc, Cửa Lớn… Sự xâm nhập mặn do ảnh hưởng triều biển Tây ít hơn so với
triều biển Đông. Vùng Đồng Tháp Mười chịu ảnh hưởng chủ yếu là triều biển Đông.
Tại khu vực này, do lòng sông hẹp và nông hơn nhiều so với biển, kết hợp với ảnh
hưởng của nước thượng nguồn chảy xuôi, cùng với ảnh hưởng khác nên khi truyền

triều vào sóng biển bị biến dạng, chính lượng nước thượng nguồn đã làm giảm sự ảnh
hưởng của mặn vào sâu đất liền. Do vậy, ảnh hưởng của thuỷ triều đối với đồng bằng
sông Cửu Long diễn biến theo mùa rõ rệt – mặn cao nhất đạt ở mùa kiệt. Mùa lũ nước
sông từ thượng nguồn đổ về đã đẩy lùi phạm vi hoạt động của các sóng triều ra biển,
mùa này sự xâm nhập mặn vào nội đồng là thấp nhất. Ngược lại, trong mùa khô lượng
nước thượng nguồn về ít, sóng triều lấn át truyền sâu vào nội đồng. Mặn ảnh hưởng
vào nội đồng là lớn nhất.
Những hậu quả của quá trình xâm nhập mặn sâu vào nội đồng:
Gây hạn nói chung với phạm vi ngày càng rộng hơn, trước hết là cho lúa
đông xuân bởi vì không thể lấy nước ở kênh rạch để tưới.
Nước mặn tràn lên đồng ruộng sẽ làm chết hàng loạt trên những cánh
đồng ruộng lớn. Thậm chí ngay cả khi độ mặn còn thấp hơn 1% cũng có thể làm
giảm năng suất cây trồng, hoa màu, cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản. Nước mặn
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551

Trang 18


Nghiên cứu tính toán dự báo khí phát thải nhà kính cho một số chất thải ở Việt Nam
T.T.B.H - Lớp CNMT

tràn vào các ao, đìa nuôi thủy sản nước ngọt, sẽ làm giảm năng suất hoặc thất thu
hoàn toàn. Ngay cả đối với ao nuôi tôm nước mặn, nếu độ mặn cao quá cũng làm
giảm năng suất tôm.
Gây khó khăn trong cấp nước sinh hoạt: ở các vùng dân cư, nước ngọt
trên các sông rạch là nguồn nước sinh hoạt duy nhất, khi nước mặn xâm nhập sẽ
gây ra thiếu nước sạch.
Khô hạn kéo dài, ít mưa cũng góp phần làm xâm nhập mặn sâu hơn. Năm 2005,
tình trạng xâm nhập mặn sớm, xâm nhập sâu, độ mặn cao và thời gian duy trì dài xảy
ra phổ biến ở làm các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Trên sông Tiền, sông Hàm

Luông, sông Cổ Chiên mức độ nhập mặn đã tiến sâu vào phạm vi 60–80 km. Còn trên
tuyến sông Hậu, nhập mặn cũng vào sâu 60–70 km. Riêng các dòng sông chính như
Vàm Cỏ Tây, Vàm Cỏ Đông độ mặn đã xâm nhập sâu tới mức kỷ lục 120-140km. Tại
Long An, thiệt hại lên tới 16 tỷ đồng, 14.693 ha mía của tỉnh giảm năng suất từ 5–10%;
1.093 hecta lúa ở huyện Đức Hòa đã chết trắng, do bị nhiễm mặn. Tỉnh Sóc Trăng thiệt
hại 46 tỷ đồng do 16.500 ha bị hạn, mặn...Hậu Giang có diện tích nhập mặn là 9.000
ha, thiệt hại 11,4 tỷ đồng. Tại các huyện Cần Đước, Cần Giuộc thiếu nước ngọt đang ở
mức trầm trọng, hàng nghìn hộ dân thiếu nước sinh hoạt ở các các tỉnh Tiền Giang, Cà
Mau.
Năm 2008, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam dự báo, tình trạng hạn - nước mặn
xâm nhập sẽ diễn biến gay gắt hơn so với cùng kỳ năm 2007. Thiếu nước sạch cho sinh
hoạt, sản xuất nước mặn ngày càng lấn sâu vào đất liền đang có xu thế diễn ra nhiều
hơn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tại Cà Mau, trong tháng 3/2008, nước mặn đã
xâm nhập nghiêm trọng vào vùng ngọt của huyện U Minh. Tại một số khu vực này,
người dân đã phá các đập để đưa nước mặn vào nuôi tôm làm cho tình hình nhiễm mặn
càng trở nên nghiêm trọng. Ngoài Cà Mau, nước mặn đã và đang tiếp tục đe dọa
nghiêm trọng đến nhiều vùng khác ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tại TP. Rạch Giá,
nước mặn đã xâm ngập sâu vào đất liền, đẩy nước ngọt trên sông Cái Sắn và kinh Rạch
Giá - Hà Tiên ra xa hơn. Các cánh đồng trồng rau màu đứng trước nguy cơ thiếu nước
tưới và phải kết thúc sớm mùa vụ. Tại Bến Tre, trên sông Cửa Đại, nước mặn vào đến
xã Phú Thuận, huyện Bình Đại cách biển 30km tại xã Tân Lợi Thạnh, huyện Giồng
Trôm độ mặn đo được đã trên 4‰. Theo dự báo của ngành khí tượng thủy văn, Đồng

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551

Trang 19


Nghiên cứu tính toán dự báo khí phát thải nhà kính cho một số chất thải ở Việt Nam
T.T.B.H - Lớp CNMT


bằng sông Cửu Long, trong năm 2008, tình hình xâm nhập mặn sẽ diễn biến phức tạp
và nước mặn có khả năng xâm nhập vào đất liền 50- 60 km.
Đối với hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai, nguy cơ nhiễm mặn có ý nghĩa quan
trọng bởi hệ thống sông này cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất cho một vùng
kinh tế năng động và thành phố đông dân nhất Việt Nam. Nước mặn xâm nhập sâu kết
hợp suy giảm nguồn nước ở hạ lưu đã gây ảnh hưởng lớn đến cấp nước sinh hoạt và
sản xuất ở nhiều vùng thuộc Nam Bộ và miền Trung.
Tại một số khu vực ở ven biển miền Trung, việc sử dụng nước ngầm để điều
chỉnh độ mặn trong các vùng nuôi tôm rộng lớn cũng như sử dụng lãng phí nước trong
sinh hoạt đã dẫn đến sự suy giảm nghiêm trọng nguồn nước ngầm. Đối với một số khu
vực ở miền Bắc, nguy cơ ngập khi nước biển dâng cao không lớn so với miền Trung và
miền Nam, song các tầng nước ngầm cũng có thể bị nhiễm mặn, quá trình này đặc biệt
quan trọng với các dạng địa tầng đá vôi bởi sự xâm thực nước mặn sẽ trở nên rộng và
sâu hơn.
Đối với khu vực ven biển Đồng bằng sông Hồng, tưới tiêu mang tính chất thuỷ
lợi vùng triều. Về mùa mưa, nước ngọt xuống gần cửa sông, khi thuỷ triều lên rất thuận
lợi cho việc lấy nước tưới. Mùa khô, lưu lượng và mực nước sông giảm, nước mặn lấn
sâu vào nội địa. Sau cơn bão số 7 cách đây 3 năm, Thanh Hoá và Nam Định đang phải
đối mặt với tình trạng 7.600 ha đất nhiễm mặn. Dưới đây là số liệu khảo sát của Viện
Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam, đỉnh mặn lớn nhất ở các sông 4 sông lớn đại diện cho hệ
thống sông Hồng và sông Thái Bình gồm sông Đáy, sông Ninh Cơ, sông Hồng, sông
Trà Lý tháng 12/2007.
Bảng I.2 : Độ mặn tại một số điểm trên 4 hệ thống sông lớn vùng Đồng bằng sông
Hồng
Tên sông
Đáy

Ninh Cơ


Hồng

Trạm khảo sát
Đ3
Đ2
Đ1
NC3
NC2
NC1
H3
H2

Khoảng cách đến cửa
sông
10
22
32
10
22
32
10
22

Ngày có độ mặn
lớn nhất
25/12
26/12
26/12
26/12
26/12

25/12
26/12
25/12

Sđỉnh max
(‰)
16,45
0,75
0,12
26,70
3,75
0,48
19,35
1,15

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551

Trang 20


Nghiên cứu tính toán dự báo khí phát thải nhà kính cho một số chất thải ở Việt Nam
T.T.B.H - Lớp CNMT

Trà Lý

H1
TL3
TL2
TL1


30
10
22
32

26/12
26/12
26/12
25/12

0,12
21,63
1,61
0,15

Nguồn:Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam, 2007
Một ảnh hưởng lớn khác là triều cường dâng cao tại vùng Đồng bằng sông Cửu
Long. Ngập do triều cường tại Tp.Hồ Chí Minh diễn ra ngày càng trầm trọng do quá
trình đô thị hóa phát triển nhanh, cộng với mực nước biển có xu hướng ngày càng dâng
cao. Từ năm 1990 đến nay, chỉ số mực nước triều tại 7 trạm đo ở Tp.Hồ Chí Minh liên
tục tăng lên. Trong khi đó, hầu hết các dự án chống ngập mà Tp.Hồ Chí Minh đang
thực hiện đều không tính đến việc chống ngập do triều cường. Theo số liệu từ Đài Khí
tượng thủy văn Nam Bộ, đợt triều cường cuối tháng 10/2007 trên thực tế cao hơn mức
dự báo. Đỉnh triều trong hai ngày 27-28/10/2007 đã lên đến 1,48-1,50m, cao kỷ lục lần
đầu tiên trong vòng 48 năm qua. Triều cường làm nhiều tuyến đê bị vỡ, thiệt hại hàng
chục ha diện tích mặt nước thả cá, nuôi tôm sú và hàng trăm hécta cây cảnh, cây nông
nghiệp, thủy hải sản, nhiều tuyến đường bị ngập sâu.
Bão và nước dâng do bão
Việt Nam có lịch sử lâu dài đối phó với thiên tai và có nhiều biện pháp ứng phó
khi có thiên tai xảy ra. Tuy nhiên, trong những năm gần đây từ 2001 cho đến nay, do

biến đổi khí hậu thời tiết có những diễn biến thất thường, thiên tai xảy ra dồn dập,
cường độ ác liệt hơn.
Bão là hiện tượng thời tiết nguy hiểm bậc nhất ở Việt Nam. Hàng năm có gần 10
cơn bão hoạt động trên biển Đông, trong đó có khoảng 3-5 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp
đến Việt Nam gây ra những thiệt hại lớn về người và của. Năm 2006 là năm điển hình
về tần suất bão đổ bộ vào Việt Nam. Nhiều cơn bão xuất hiện với cường độ mạnh và
có hướng di chuyển tương đối phức tạp. Những vùng chịu ảnh hưởng nhiều nhất của
bão là các tỉnh ven biển miền Bắc và miền Trung.
Bão thường kết hợp với hiện tượng nước dâng do bão, tạo thành gió và sóng do
gió. Gió bão mạnh sẽ tạo ra sóng lớn và sóng này làm tăng cao mực nước biển nhiều
hơn tác dụng của gió tại vùng ven bờ. Trong thời gian 30 năm qua, người ta ghi nhận
được có một nửa số trong số các cơn bão đổ bộ vào Việt Nam đã làm dâng cao mực
nước trên 1 mét và có 11% số cơn bão làm dâng cao mực nước biển trên 2 mét. Một số
trường hợp rất đặc biệt, bão có thể tạo thành nước dâng cao đến vài mét. Ở một số
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551

Trang 21


Nghiên cứu tính toán dự báo khí phát thải nhà kính cho một số chất thải ở Việt Nam
T.T.B.H - Lớp CNMT

vùng ven biển, nguồn cung cấp bùn cát thông thường giảm và hệ quả là bão thường tạo
nên sóng và làm cho đường bờ biển hạ thấp đi một cách nhanh chóng, làm cho nước
dâng do bão gây ra xâm nhập sâu hơn vào đất liền.
Bảng I.3: 10 tỉnh bị ngập nước nặng nhất theo kịch bản nước biển dâng 1m
Tỉnh

Tổng diện tích
Diện tích bị ngập

% bị ngập
2
2
(km )
(km )
Bến Tre
2.257
1.131
50.1
Long An
4.389
2.169
49,4
Trà Vinh
2.234
1.021
45,7
Sóc Trăng
3.259
1.425
43,7
TP.Hồ Chí Minh
2.003
862
43,0
Vĩnh long
1.508
606
39,7
Bạc Liêu

2.475
962
38,9
Tiền Giang
2.397
783
32,7
Kiên Giang
6.224
1.757
28,2
Cần Thơ
3.062
758
24,7
Tổng cộng
29.827
11.474
38,6
Nguồn: Jeremy Carew-Ried-Giám đốc Trung tâm Quốc tế về quản lý môi trường
(ICEM), 2007
Cơn bão số 9 có tên quốc tế là Durian đổ bộ vào đất liền nước ta từ sáng
04/12/2006. Theo thống kê sau hơn một ngày tàn phá tại vùng biển và đất liền Nam
Trung bộ Việt Nam, cơn bão đã cướp đi sinh mạng và làm mất tích trên 70 người, hàng
nghìn người bị thương cùng hàng trăm tàu thuyền bị nhấn chìm, hàng nghìn công trình
dân dụng bị tốc mái, sập đổ, hư hỏng nặng. Nước dâng do bão Durian gây ra lớn,
khoảng 0,3-0,7m.
Bão số 6 (Xangsane) đổ bộ vào Đà Nẵng tháng 9/2007 là một trong những cơn
bão mạnh nhất trong khoảng 20 năm qua. Bão đã làm mực nước dâng trên diện rộng,
dọc khu vực ven biển từ Quảng Bình đến Đà Nẵng, đặc biệt là ở khu vực ven biển

Thừa Thiên Huế. Tại Thừa Thiên-Huế (khu vực Vĩnh Tu) mức nước dâng cao tới
2,18m, tại Quảng Bình-Quảng Trị (Lệ Thuỷ-Triệu Phong) là 1,78m.
Nước biển dâng cao ngoài ảnh hưởng của bão còn do nguyên nhân sóng thần.
Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa có hệ thống quan trắc sóng thần nên chưa ghi nhận được
thông tin nào về sóng thần ở vùng biển nước ta. Khu vực biển Đông nằm kế cận với
hai đới động đất mạnh trên thế giới là vành đại động đất Thái Bình Dương và Địa
Trung Hải xuyên Á. Tuy nhiên, dải ven biển nước ta nằm khác xa với nguồn gây sóng
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551

Trang 22


Nghiên cứu tính toán dự báo khí phát thải nhà kính cho một số chất thải ở Việt Nam
T.T.B.H - Lớp CNMT

thần. Với khoảng cách 1.200km từ vùng nguồn tới ven biển Nam Trung Bộ và xa hơn
nữa đối với các vùng dân cư thuộc đồng bằng sông Hồng và thì thời gian truyền sóng
thần đủ để giảm thiểu tốn thất và người và tài sản.
Trong khoảng thời gian từ 1627 đến 1994, tại khu vực Biển Đông và lân cận đã
xảy ra 73 trận động đất có kèm theo sóng thần. Theo các kết quả điều tra của các nhà
khoa học Việt Nam và dựa vào phân tích chi tiết về các trận động đất xảy ra trên Biển
Đông, các cơn bão và điều kiện thời tiết cho thấy rằng trong hầu hết các trường hợp,
sóng thần mà người dân ghi nhận trong thời gian vài chục năm gần đây đều bị nhầm
lẫn với nước dâng do bão hoặc sóng ngắn. Tuy nhiên, các nhà khoa học Việt Nam cũng
đã tiến hành đánh giá về khả năng và cảnh báo nguy cơ xảy ra sóng thần trên bờ biển
Việt Nam và đề ra biện pháp ứng phó nhằm giảm thiệt hại. Gần đây nhất, vào ngày 26
tháng 12 năm 2004, một trận động đất lớn thứ tư kể từ năm 1900 đã xảy ra ngoài khơi
đảo Sumatra, Inđônêxia. Trận động đất được đánh giá là có cường độ hơn 9,0 độ Rích
te đã gây ra một dải đứt gẫy dài tới 1.200km và tạo ra sóng thần có độ cao hơn 12m tại
nhiều khu vực. Trận sóng thần này không gây hậu quả gì đối với lãnh thổ nước ta

nhưng những tài liệu thu thập được đã cho thấy nhiều vùng xuất hiện hiện tượng triều
giả (hiện tượng dao động của mặt nước các hồ, sông, cảng biển gần kín khi thì dồn về
bên này hoặc bên kia của bờ hồ mỗi khi có động đất lớn kèm theo sóng thần). Mực
nước hồ tại khu vực Thác Cạn dâng lên khoảng 30cm, sau đó lại hạ xuống. Ngoài ra,
hiện tượng trên còn xảy ra tạo nhiều hồ nước ở bán đảo Cà Mau.

Nguy cơ xói lở
Hầu hết bờ biển nước ta đang bị xói lở với cường độ từ vài mét tới hàng chục mét
mỗi năm và có xu hướng gia tăng mạnh trong một thập niên gần đây. Xu hướng dâng
lên của mực nước biển trong những năm gần đây cũng góp phần gây ra sụt lở mạnh
hơn. Sự tăng dòng chảy sông cũng là một nguyên nhân gây xói lở, nhưng thường chỉ
xảy ra vào mùa mưa và chỉ ảnh hưởng ngắn hạn.
Ngoài các nguyên nhân do tự nhiên, tác động của con người trong việc làm tăng
thiệt hại do xói lở cũng khá rõ ràng. Bờ biển nước ta dài hơn 3.000 km, song chỉ có
2.800 km đê biển, trong đó có 1.400 km đê trực tiếp với biển và khoảng 1.400 km đê
cửa sông. Tuy nhiên, hệ thống đê ở nước ta hầu hết đê được đắp bằng đất (như đê lấn
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551

Trang 23


Nghiên cứu tính toán dự báo khí phát thải nhà kính cho một số chất thải ở Việt Nam
T.T.B.H - Lớp CNMT

biến, ngăn mặn), do dân tự xây dựng hoặc đê bêtông cốt thép do nhà nước xây dựng.
Trong số trên có nhiều đoạn đê đã yếu, hoặc xây dựng bằng các vật liệu có chất lượng
kém và sử dụng các biện pháp xây dựng thủ công không phù hợp. Điều này dẫn tới các
đoạn đê đó thường bị mối, đe doạ sạt lở và thẩm thấu qua chân công trình. Dọc theo
các đồng bằng ven biển miền Trung, hệ thống đê biển được xây dựng để bảo vệ cho
người dân địa phương chống lại các hiện tượng bất thường như bão. Những hệ thống

này có vai trò thiết yếu đối với nền nông nghiệp. Vì lý do nào đó mà các con đê này
không ngăn được nước biển tràn vào hoặc bị vỡ thì ruộng đồng sẽ bị nước biển làm
cho nhiễm mặn và không thể gieo trồng được trong nhiều năm. Tại nhiều tuyến đê,
rừng ngập mặn còn bị phá huỷ để nuôi tôm, chặt cây lấy gỗ, hoặc tàn phá do chất độc
hóa học, người dân lấn chiếm mặt đê để làm vườn, xây nhà. Chính các hoạt động này
đã góp phần tạo điều kiện cho các hoạt động xói lở bờ biển diễn ra mạnh mẽ hơn.
Bảng I.4: Các kịch bản nước biển dâng cao ở Việt Nam
Kịch bản nước biển dâng cao ở Việt Nam (cm) so với năm 1990
Kịch bản phát thải
2010 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080
A1F1 Thấp 1,3
2,2
3,2
4,6
6,3
8,5
10,9 13,4
Cao
TB
3,0
4,8
7,1
10,0 13,7
18,2 23,2 28,6
A2
A1B
Trung
bình
B2
A1T

Cao
B1

Cao
Thấp
TB
Cao
Thấp
TB
Cao
Thấp
TB
Cao
Thấp
TB
Cao
Thấp
TB
Cao

4,9
1,3
3,1
5,1
1,2
2,9
4,9
1,3
3,1
5,1

1,2
2,9
4,9
1,3
3,1
5,1

8,1
2,2
5,0
8,4
2,2
4,8
8,1
2,3
5,1
8,5
2,0
4,6
7,8
2,3
5,2
8,7

12,0
3,2
7,1
12,0
3,2
7,1

12,0
3,3
7,5
12,6
3,1
6,9
11,5
3,5
7,7
13,0

16,8
4,2
9,6
16,3
4,6
10,0
16,8
4,4
10,0
17,1
4,4
9,6
16,2
4,6
10,5
17,8

22,9
5,6

12,5
21,2
6,1
13,3
22,4
5,6
12,8
22,0
5,7
12,79
21,5
5,9
13,4
23,0

30,5
7,1
15,7
26,8
7,6
16,8
28,6
6,8
15,8
27,3
7,1
15,9
27,1
7,1
16,3

8,5

39,1
8,7
19,4
33,3
9,3
20,6
33,3
8,1
18,8
33,0
8,4
19,0
33,0
8,1
19,2
33,7

48,5
10,6
23,6
40,6
10,8
24,3
42,1
9,4
22,0
38,8
9,5

22,2
38,8
9,4
21,9
39,4

2090
15,9
34,1

2100
18,3
39,7

58,2
12,7
28,1
48,6
12,2
28,0
48,9
10,7
25,3
48,0
10,5
25,1
44,6
10,0
24,6
44,2


68,0
14,9
33,1
57,3
13,5
31,5
55,5
12,0
28,8
51,3
11,5
27,9
50,0
10,6
26,9
49,1

Nguồn: Nguyễn Khắc Hiếu, Hội thảo Biến đổi khí hậu toàn cầu và giải pháp ứng phó của
Việt Nam, 2/2008
Đối với châu thổ sông Hồng, trước khi đạt đến trạng thái hiện nay, châu thổ này
được bồi tụ trong một vịnh khá kín và có thuỷ triều biến độ lớn. Trên bình diện chung,
châu thổ sông Hồng do sông thống trị, vai trò của thuỷ triều ở vị trí thứ hai và sông ở vị
trí thứ ba. Gần một thế kỷ qua, châu thổ sông Hồng bồi lấn ra biển trung bình
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551

Trang 24


Nghiên cứu tính toán dự báo khí phát thải nhà kính cho một số chất thải ở Việt Nam

T.T.B.H - Lớp CNMT

28m/năm, có nơi 100-120m/năm như ở cửa Ba Lạt và cửa Đáy. Tuy nhiên, khoảng một
phần năm chiều dài bờ châu thổ sông Hồng đang bị xói lở mạnh, tiêu biểu là đoạn Hải
Hậu dài 17 km bị xói lở với tốc độ 10-15m/năm trong nhiều năm qua.
Môi trường ven bờ châu thổ sông Cửu Long có triều thống trị, độ lớn triều trung
bình 2,5m, cực đại 3m và độ cao sóng trung bình 0,9m. Tốc độ bồi lấn của châu thổ
khoảng 45m/năm trước 2500 năm và 20-30m/năm sau 2500 năm. Tại mũi Cà Mau, tốc
độ lấn biển tới 150m/năm. Tuy nhiên, trong những năm gần gây, các nhà nghiên cứu
môi trường Việt Nam cảnh báo, mũi Cà Mau - nơi vẫn được xem là có tốc độ lấn ra
biển nhanh nhất nước ta đã và đang có biểu hiện bị xói lở khá mạnh. Tại khu du lịch
Đồi Dương ở TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, nhiều năm nay cũng đã xảy ra tình
trạng xói lở liên tục với tốc độ khoảng 10m/năm, đoạn Bồ Đề bị xói lở với tốc độ 3050m/năm trên chiều dài 36km trong nhiều năm.
Hiện tượng ngập úng ở vùng châu thổ mở rộng vào mùa mưa lũ, các dòng sông
tăng cường xâm thực ngang, gây sạt lở lớn ở các vùng dân cư tập trung hai bờ trên
nhiều khu vực từ Bắc vào Nam. Ở các vùng ven biển đã thấy rõ hiện tượng vùng ngập
triều cửa sông mở rộng hình phếu trên diện rộng, nhất là ở hạ du các hệ thống sông
nghèo phù sa như các hệ thống sông Thái Bình, Bạch Đằng, ven biển Hải Phòng,
Quảng Ninh và hệ thống sông Đồng Nai ở vùng ven biển Bà Rịa-Vũng Tàu và Tp.Hồ
Chí Minh. Tại trạm Vũng Tàu, các nhà khoa học tính toán rằng, trong khoảng 50 năm
qua, mực nước biển đã dâng lên 160 mm. Đây là nguyên nhân quan trọng khiến nhiều
nơi tại Tp. Hồ Chí Minh bị ngập nước khi triều cường, vừa làm cho mức độ xói lở bờ
biển mạnh hơn. Xu hướng này sẽ còn tiếp tục với phạm vi rộng hơn trong những năm
tới.
Theo báo cáo của Viện Khoa học thủy lợi miền Nam trình bày tại Hội nghị đánh
giá về thực trạng đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang do Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn tổ chức ngày 24/3/2008: Bờ biển từ tỉnh Quảng Ngãi đến Bình Thuận
hiện bị sóng biển xâm thực khá mạnh, nhiều khu vực có tốc độ sạt lở bờ biển từ 1530m/năm. Dải ven biển Đông từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến mũi Cà Mau cũng có một số
đoạn bị sạt lở làm cho thảm rừng ngập mặn nhiều nơi bị thu hẹp dần, thậm chí có đoạn
không còn rừng phòng hộ. Trong khi đó, hệ thống đê biển để bảo vệ đất liền lại đang

xuống cấp nghiêm trọng. Còn trên các tuyến đê biển của miền bắc từ năm 2005 đến
nay, đã có tới 165 vị trí sạt lở có chiều dài 252 km. Tình trạng sạt lở trong thời gian
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551

Trang 25


×