Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Đánh Giá Thực Trạng Và Áp Dụng Các Biện Pháp Phòng Và Điều Trị Bệnh Cầu Trùng Gà Thịt Tại Xã Đông Đạt Huyện Phú Lương Tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.47 MB, 62 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LƯU THỊ MAI

TÊN ĐỀ TÀI:
“ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG
VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH CẦU TRÙNG GÀ THỊT TẠI XÃ ĐÔNG ĐẠT
HUYỆN PHÚ LƯƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học
Giảng viên hướng dẫn

: Chính quy
: Thú y
: Chăn nuôi thú y
: 2009 - 2014
: TS. Mai Anh Khoa

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2013


LỜI CẢM ƠN
Từ năm 2008 Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã đào tạo theo
hình thức tín chỉ với hình thức đào tạo này đã giúp sinh viên trở lên năng
động hơn và có ý thức trong học tập cao hơn.


Qua 6 tháng thực tập tốt nghiệp, em đã hoàn thành bản khóa luận tốt
nghiệp. Để có được kết quả này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em luôn nhận
được sự giúp đỡ chu đáo tận tình của nhà trường, thầy cô, gia đình, bạn bè.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới: Thầy giáo hướng dẫn T.S
Mai Anh Khoa đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập nghiên
cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, đồng thời gửi lời cảm ơn chân thành
tới: ủy ban nhân dân xã Động Đạt huyện Phú Lương tỉnh Thái nguyên đã
hướng dẫn giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại cơ sở và ban giám hiệu Nhà
trường, ban chủ nhiệm khoa chăn nuôi thú y, bộ môn và toàn thể các thầy cô
giáo trong khoa đã dạy em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Một lần nữa em xin gửi tới các thầy cô trong trường, các bạn sinh viên
lời cảm ơn chân thành, lời chúc sức khỏe thành đạt và hạnh phúc.
Em xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày

tháng năm 2013

Sinh viên

Lưu Thị Mai


LỜI NÓI ĐẦU

Hàng năm, khoa Chăn nuôi -Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên đều tổ chức cho sinh viên cuối khóa đi thực tập với mục đích tạo điều
kiện cho sinh viên học hỏi thêm những kiến thức thực tế và kinh nghiệm nghề
nghiệp, rèn luyện kỹ năng, củng cố lòng yêu ngành, yêu nghề để khi sinh viên
ra trường chuyên môn vững vàng có năng lực trong công tác. Do vậy thực tập

tốt nghiệp là một khâu không thể thiếu được đối với mỗi sinh viên trước khi
rời ghế nhà trường, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi - Thú
y Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng với sự giúp đỡ tận tình của
thầy giáo TS. Mai Anh Khoa các cán bộ ủy ban nhân dân xã Động Đạt huyện Phú Lương em đã thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng và áp dụng
các biện pháp phòng và điều trị bệnh cầu trùng gà thịt tại xã Động Đạt
huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên”.
Do bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, kiến thức
chuyên môn chưa sâu, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều và thời gian thực tập
ngắn nên bản khóa luận của em không tránh khỏi những hạn chế thiếu sót. Em
mong nhận được sự đóng góp, phê bình của các thầy cô giáo của các bạn để
khóa luận của em được hoàn thiện hơn.


DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH
Trang
Bảng 1.1: Lịch dùng vacxin cho đàn gà thịt ................................................... 10
Bảng 1.2: Kết quả phục vụ sản xuất................................................................ 14
Hình 2.1: Sơ đồ vòng đời cầu trùng ................................................................ 21
Bảng 2.1: Lịch dùng thuốc phòng bệnh cho đàn gà thịt ................................. 31
Bảng 2.2. Tỷ lệ nhiễm cầu trùng gà theo lứa tuổi qua kiểm tra phân ............. 40
Bảng 2.3. Cường độ nhiễm cầu trùng gà theo lứa tuổi qua kiểm tra phân ..... 41
Bảng 2.4: Tỷ lệ nhiễm cầu trùng gà theo phương thức chăn nuôi .................. 43
Bảng 2.5: Cường độ nhiễm cầu trùng gà theo phương thức chăn nuôi .......... 43
Bảng 2.6: Tỷ lệ gà nhiễm cầu trùng qua kiểm tra trạng thái phân .................. 44
Bảng 2.7: Cường độ gà nhiễm cầu trùng qua kiểm tra trạng thái phân .......... 45
Bảng 2.8: Biểu hiện bệnh tích của gà chết do bệnh cầu trùng ........................ 47
Bảng 2.9: Kết quả điều trị bệnh cầu trùng của thuốc Hancoc và Coccistop trên
gà thí nghiệm ................................................................................................... 48
Bảng 2.10: Độ an toàn của thuốc .................................................................... 48



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Cs

Cộng sự.

CRD

Bệnh hô hấp mãn tính.

FCR

Tiêu tốn thức ăn.

GDP

Tổng sản phẩm trong nước .

ND+IB

Vắc xin phòng bệnh Newcastle và bệnh viêm phế
quản truyền nhiễm.

Nxb

Nhà xuất bản.


MỤC LỤC
Trang

1. CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT ........................................................... 1
1.1. ĐIỀU TRA CƠ BẢN ................................................................................. 1
1.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 1
1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội .......................................................................... 2
1.1.3. Tình hình nông nghiệp ............................................................................ 3
1.1.3.1. Ngành trồng trọt: .................................................................................. 3
1.1.3.2. Ngành chăn nuôi: ................................................................................. 3
1.1.3.3. Tập quán chăn nuôi: ............................................................................. 4
1.1.3.4. Tình hình dịch bệnh: ............................................................................ 4
1.1.3.5. Công tác thú y: ..................................................................................... 5
1.1.4. Tình hình phát triển lâm nghiệp: ............................................................. 5
1.1.5. Đánh giá chung ....................................................................................... 5
1.1.5.1. Thuận lợi .............................................................................................. 5
1.1.5.2. Khó khăn .............................................................................................. 6
1.1.5.3. Phương hướng ...................................................................................... 6
1.2. NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ PHỤC VỤ SẢN XUẤT .. 7
1.2.1. Nội dung công tác phục vụ sản xuất ....................................................... 7
1.2.2. Phương pháp tiến hành ............................................................................ 7
1.2.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất.......................................................... 8
1.2.3.1. Công tác chăn nuôi ............................................................................... 8
1.2.3.2. Công tác thú y ...................................................................................... 9


1.3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................... 15
1.3.1. Kết luận ................................................................................................. 15
1.3.2. Kiến nghị ............................................................................................... 15
2. CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC.............................................. 16
2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................... 16
2.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................ 17
2.2.1. Cơ sở khoa học ...................................................................................... 17

2.2.1.1. Đại cương về cơ thể gia cầm .............................................................. 17
2.2.1.2. Nguồn gốc, đặc điểm, tính năng sản xuất của gà Lương Phượng ..... 18
2.2.1.3. Những hiểu biết về bệnh cầu trùng .................................................... 19
2.2.1.4. Những hiểu biết chung về quy trình phòng và trị bệnh cho gà.......... 27
2.2.1.5. Những hiểu biết về thuốc điều trị bệnh cầu trùng sử dụng trong đề tài
......................................................................................................................... 32
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước .................................. 33
2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước....................................................... 33
2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới..................................................... 36
2.3. ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 36
2.3.1. Đối tượng: ............................................................................................. 36
2.3.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 36
2.3.3. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................ 37
2.3.3.1. Địa điểm ............................................................................................. 37
2.3.3.2. Thời gian tiến hành ............................................................................ 37
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 37


2.3.4.1. Phương pháp xét nghiệm mẫu............................................................ 37
2.3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu.................................................................. 38
2.4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 40
2.4.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng gà theo lứa tuổi qua kiểm tra phân
......................................................................................................................... 40
2.4.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng gà theo phương thức chăn nuôi ... 42
2.4.3. Tỷ lệ và cường độ gà nhiễm cầu trùng qua kiểm tra trạng thái phân............... 44
2.4.4. Biểu hiện bệnh tích của gà chết do bệnh cầu trùng............................... 47
2.4.5. Kết quả điều trị bệnh cầu trùng của thuốc Hancoc và coccistop 2000
trên gà thí nghiệm giai đoạn 4 tuần tuổi.......................................................... 48
2.5. KẾT LUẬN TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................... 49
2.5.1. Kết luận ................................................................................................. 49

2.5.2. Tồn tại ................................................................................................... 50
2.5.3. Đề nghị .................................................................................................. 50
3. TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 51


1

PHẦN 1
1.CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.1. ĐIỀU TRA CƠ BẢN
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý:
Động Đạt là một xã thuộc huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên cách
trung tâm thành phố 32 km dọc theo quốc lộ 3.
Xã Động Đạt gồm có các xóm: Làng Chảo, Làng Ngòi, Tân Lập, Cây
Trâm, Đồng Nghè I, Đồng Nghè II, Ao Trám, Đuổm, Làng Lê, Cây Hồng I,
Cây Hồng II, Cầu Lân, Đồng Chằm, Đồng Niêng, Cộng Hoà, Ao Sen.
Địa hình đất đai:
Xã Động Đạt có diện tích 40,34 km².
Động Đạt có địa hình tương đối phức tạp, độ cao trung bình so với mặt
biển từ 100- 400m. Phía Bắc và Tây Bắc có địa hình núi cao, độ cao trung
bình 300 - 400m, độ dốc lớn (phần lớn >20O). Địa hình bị chia cắt phức tạp,
nhiều khe suối, phía Nam có địa hình tương đối bằng phẳng hơn.
Các loại đất: phù sa, đất dốc tụ, đất bạc màu, đất đỏ vàng thích hợp với
các loại cây hàng năm chiếm tỷ lệ 23,5% so với toàn huyện. Hai loại đất đỏ
vàng trên phiến thạch sét và đất nâu đỏ trên đá mamabazơ và trung tính phù
hợp với việc trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả và bố trí sản xuất
theo hướng nông- lâm kết hợp chiếm hơn 30% tổng diện tích toàn huyện.
Khí hậu thủy văn
Khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa, với hai mùa đông lạnh và hè

nóng rõ rệt. Trong mùa đông nhiệt độ có khi xuống tới 3oC và thường xuyên
có các đợt gió mùa đông bắc khô hanh. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10,
nhiệt độ cao, nhiều khi có mưa lớn và tập chung. Nhiệt độ trung bình trong
năm khoảng 22oC, tổng tích nhiệt khoảng 8000oC. Nhiệt độ bình quân cao
nhất trong mùa nóng đạt khoảng 27,2oC. Số giờ nắng trong năm đạt khoảng
1628 giờ, năng lượng bức xạ khoảng 115 kcallo/cm2. Lượng mưa trung bình
2000 - 2100 mm/ năm. Mưa thường tập trung vào thời gian từ tháng 4 đến
tháng 10 có thể chiếm tới 90% lượng mưa cả năm. Tháng 7 có lượng mưa lớn


2

nhất trung bình khoảng 410 - 420 mm/tháng. Lượng nước bốc hơi khoảng
985.5 mm/năm
Tài nguyên rừng:
Diện tích rừng hiện còn 2418 ha, trong đó rừng tự nhiên có khoảng 352
ha, rừng trồng là 2489 ha. Tỷ lệ che phủ của rừng trên địa là 29.5%, nếu tính
cả diện tích cây ăn quả thì diện tích che phủ khoảng 45%.
Khoáng sản:
Động Đạt có mỏ titan trữ lượng khoảng 40 vạn tấn.
Tình hình văn hoá, giáo dục, y tế:
* Giáo dục: Sự nghiệp giáo dục và đào tạo phổ thông có nhiều chuyển
biến tích cực cơ sở vật chất, trường lớp đã được củng cố, số giáo viên dạy giỏi,
học sinh giỏi thi đỗ vào các trường chuyên nghiệp ngày một tăng. Năm học
2006 - 2007 là năm học đầu tiên bộ giáo dục và đào tạo triển khai nghiêm túc
cuộc vân động “nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong
ngành giáo dục” bước đầu đã đánh giá thực chất hơn chất lượng dạy và học
hiện nay. Kết thúc năm học đã có trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia.
* Y tế: Chất lượng khám chữa bệnh tại bệnh viên huyện và ở trạm y tế
xã ngày càng được nâng cao, trang thiết bị y tế ngày càng đầy đủ và hiện đại,

trình độ chuyên môn và công tác phục vụ của bác sĩ cũng hết sức tận tình, chu
đáo. Số người đến khám chữa bệnh tại tuyến xã và huyện ngày một đông hơn.
* Văn hóa: Do có nhiều dân tộc anh em sinh sống nên các nét văn hoá
dân tộc trong huyện rất đa dạng và phong phú. Người dân cũng tích cực gìn
giữ nét đẹp trong truyền thống văn hoá của dân tộc mình.
1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Điều kiện kinh tế:
Sau khi điều tra khảo sát, theo nguồn thống kê của tôi đã thu được
thông tin: toàn xã có 2356 hộ với tổng số nhân khẩu là 47698.
Về mức tăng trưởng GDP của xã qua 3 năm qua là:
* Năm 2010: 4,68%
* Năm 2011: 5,32%
* Năm 2012: 6,75%


3

Điều kiện xã hội:
Điều kiện xã hội có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển
kinh tế của một vùng lãnh thổ thậm chí một địa phương nó bao gồm vấn đế về
dân số, lao động, thu nhập bình quân đầu người, tập quán sản xuất, trình độ
văn hoá. Đây có thể là nhân tố thúc đẩy hoặc kìm hãm những mặt khác nhau
trong hoạt động kinh tế nông hộ
Tình hình dân cư:
Dân số 9874 người, mật độ dân cư 104 người/ km2.
Xã Động Đạt có 9 dân tộc anh em sinh sống trong đó: Người Kinh
chiếm 54,2%, người Tày chiếm 21,1%, người Nùng chiếm 8,05%, người Dao
4,04%, người Sán Dìu 3,29 còn lại là một số dân tộc khác như Thái, Hoa, H’mông.
Phân bố dân cư không đều giữa các thôn trong khi mật độ dân cư.
Tỷ lệ tăng dân số còn cao khoảng 1,7%, tỷ lệ sinh thô giảm từ 0,8 - 1

phần nghìn. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 52% tổng dân số.
Trong đó lao động nông nghiệp chiếm 81,6% tổng lao động .
1.1.3. Tình hình nông nghiệp
1.1.3.1. Ngành trồng trọt:
Sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do thời tiết diễn biến bất
thường, các cấp uỷ Đảng, chính quyền đã tập trung chỉ đạo tích cực, cùng bà
con nông dân khắc phục khó khăn nên sản xuất nông nghiệp đạt kết quả tốt.
1.1.3.2. Ngành chăn nuôi:
Chăn nuôi là ngành kinh tế mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp có vai trò
trong việc cung cấp thực phẩm, sức kéo, phân bón và thu nhập cho nông dân.
Đối tượng ngành chăn nuôi rất đa dạng: Trâu, bò, ngựa, dê, lợn, gà...
Ngoài những giống nội được nuôi lâu đời ở địa phương. Hiện nay các
giống mới nhập ngoại cao sản được người dân chú trọng kèm theo đó là kỹ
thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, công tác thú y ngày càng được chú ý. Vì vậy số
lượng vật nuôi không ngừng được tăng lên.
Công tác về giống: Để đạt được năng suất cao trong chăn nuôi thì công tác
giống là khâu quan trọng hàng đầu sau đó mới đến dinh dưỡng, chăm sóc, quản lý.


4

Nhận thức được tầm quan trọng của giống, người dân đã tích cực tham gia các
chương trình: Sind hoá đàn bò, nạc hoá đàn lợn, gà siêu thịt, siêu trứng...
1.1.3.3. Tập quán chăn nuôi:
Chăn nuôi thả rông: Đây là hình thức truyền thống nhưng không còn
phổ biến, chỉ còn tồn tai trong chăn nuôi dê thả rông, gia súc chỉ còn ở một số
thôn bản phía Tây Bắc như: Đồng Chằm, Đồng Niêng, Cộng Hoà, Ao Sen nơi
có diện tích rừng lớn.
Gia súc thả rông chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện ngoại cảnh dễ mắc
các bệnh truyền nhiễm ký sinh trùng.

Chăn thả kết hợp: Đây là phương thức chăn nuôi được áp dụng rộng rãi
hiện nay, phương thức này có ưu điểm là tận dụng được nguồn thức ăn ngoài
tự nhiên, dễ quản lý, nuôi dưỡng và kiểm soát được dịch bệnh phù hợp với hộ
gia đình.
Nuôi nhốt: áp dụng hoàn toàn đối với lợn, gà công nghiệp và với trâu
bò vỗ béo.
Thức ăn dành cho động vật nuôi nhốt là thức ăn có sẵn từ ngành trồng
trọt kết hợp với thức ăn công nghiệp. Nuôi nhốt mang lại hiệu quả kinh tế cao
hơn hẳn nhờ tăng hệ số sử dụng thức ăn, giảm thời gian nuôi dưỡng.
1.1.3.4. Tình hình dịch bệnh:
Nói chung trên địa bàn xã tình hình dịch bệnh diễn ra khá phức tạp.
Gà: Thường mắc các bệnh ký sinh trùng như cầu trùng, bệnh đường hô hấp
CRD, newcatsle, gumboro, tụ huyết trùng, bạch lỵ, bệnh ở đường tiêu hóa.
Trâu bò: Thường mắc các bệnh như tụ huyết trùng và lở mồm long
móng. Các bệnh thông thường khác thường mắc như tiêu chảy, viêm đường
tiêu hoá và ký sinh trùng đường tiêu hoá. Ngoài ra trâu, bò trong huyện còn
mắc ký sinh trùng đường máu và bệnh ghẻ.
Dê: Do chăn thả rông, thức ăn phụ thuộc vào tự nhiên. Vệ sinh thức ăn
và chuồng trại không đảm bảo nên đàn dê trong xã mắc rất nhiều bệnh. Biểu
hiện triệu chứng điển hình của một số bệnh: Viêm loét miệng truyền nhiễm,
giả lao, lở mồm long móng, tụ huyết trùng, ký sinh trùng. Mặc dù số lượng dê
không ngừng tăng lên nhưng chất lượng còn thấp.


5

Lợn: thường xảy ra các bệnh truyền nhiễm (tụ dấu + lepto ...) bệnh sản
khoa (sảy thai do thiếu vi chất, đẻ khó ...).
Nguyên nhân là do lợn nuôi rải rác trong dân, điều kiện nuôi nhốt chật
chội, mật độ nuôi nhốt cao và ở gần nơi sinh hoạt của người dân. Thức ăn

người dân thường tận dụng nguồn phụ phế phẩm của nông nghiệp và sinh
hoạt nên không đảm bảo dinh dưỡng.
1.1.3.5. Công tác thú y:
Thực hiện ngăn chặn dịch bệnh động vật bảo vệ đàn vật nuôi. Phòng
chống một số bệnh lây lan từ vật nuôi sang người, hàng năm trạm thú y huyện
Phú Lương tổ chức tiêm phòng định kỳ cho vật nuôi cho xã
Trâu bò: Tiêm vacxin lở mồm long móng và tụ huyết trùng 2 lần trên
năm vào tháng 4 và tháng 9.
Chó: Tiêm phòng vacxin dại 1 lần/ năm.
Lợn: Tiêm vacxin tụ dấu, dịch tả.
Gà: Tiêm vacxin cúm gia cầm, Newcastle, Gumboro.
1.1.4. Tình hình phát triển lâm nghiệp:
Do là một xã miền núi nên diện tích rừng ở Động Đạt khá lớn. Hiện
nay các rừng cây tạp đều đã được chuyển sang trồng cây lâm nghiệp mà phổ
biến nhất là cây keo lai mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều hộ nông dân sau
khi nhận khoán rừng nay đã trở thành tỷ phú, có trong tay nhiều ha rừng. Các
nhà máy chế biến gỗ tiêu dùng và xuất khẩu đang mọc lên thu hút nguồn nhân
lực dồi dào và đóng góp nhiều cho ngân sách của huyện
1.1.5. Đánh giá chung
1.1.5.1. Thuận lợi
Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của ủy ban nhân dân xã Động Đạt
đầu tư cơ sơ vật chất kỹ thuật trong suốt quá trình thực tập.
Ủy ban nhân dân xã cũng thực hiện tốt theo sự lãnh đạo, chỉ đạo của
huyện ủy, UBND huyện thường xuyên quan tâm đến công tác thú y chỉ đạo
xã triển khai các chương trình.


6

Hệ thống thú y cơ sở đã được củng cố về năng lực quản lý nhà nước, về

trình độ chuyên môn có nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình và có trách nhiệm trong
công tác.
Tận dụng được tài nguyên thiên nhiên sẵn có phong phú nên càng ngày
Động Đạt càng phát triển cùng với sụ phát triển chung của toàn huyện ngành
nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng.
Ngành chăn nuôi ngày càng chiếm vị trí quan trọng với người dân và
đươc người dân đầu tư ngày càng cao.
1.1.5.2. Khó khăn
Chăn nuôi phân tán nhỏ lẻ chiếm 70% trong hộ dân cư gây ô nhiễm
môi trường, khó khăn cho công tác quản lý dịch bệnh.
Địa hình khá phức tạp nhiều thôn xóm vẫn còn hạn chế về nhiều mặt
như giao thông, do địa hình có độ dốc cao nên không thuận tiện cho việc giao
thông đi lại.
Công tác chăn nuôi tuy phát triển nhưng bên cạnh đó vẫn có nhưng mặt
hạn chế hàng năm vẫn có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn xã, dịch bệnh bùng
phát do công tác vệ sinh thú y chưa thực hiện tốt tất cả các khâu như: Phòng
bệnh quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, một nguyên nhân khác do ý thức của bà
con nông dân chưa nắm bắt được mức độ nguy hiểm của dịch bệnh khi phát
hiện gia súc gia cầm bị bệnh không tiến hành thiêu hủy mà bán chạy hoặc xử
lý xác chết không đúng theo pháp lệnh thú y quy định bà con vứt xác xuống
ao hồ sông suối tạo điều kiện cho mầm bệnh lây lan và ô nhiễm môi trường.
Các hộ chăn nuôi tư nhân và một số trang trại vẫn chưa được đầu tư
trang thiết bị đảm bảo dạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y.
Công tác tuyên truyền vận động bà con qua các đợt tiêm phòng vẫn
chưa được thực hiện một cách triệt để dẫn đến công tác phòng dịch bệnh chưa
đạt hiệu quả cao.
Đầu ra của ngành chăn nuôi vẫn còn thấp và bị hạn chế nhiều so với chi
phí của người nông dân bỏ ra.
1.1.5.3. Phương hướng
Qua điều tra nắm vững tình hình thực tế của xã Động Đạt, trên cơ sở đó

đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm rèn luyện nâng cao trình độ
chuyên môn, ý thức tổ chức, tác phong nghề nghiệp trong thời gian thực tập
tốt nghiệp.


7

1.2. NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.2.1. Nội dung công tác phục vụ sản xuất
Để hoàn thành tốt công việc trong thời gian thực tập tôi đã căn cứ vào
kết quả điều tra tại trại gà và tham gia vào quá trình sản xuất tôi đã đề ra nội
dung công việc phải làm sau đây.
Nội dung công tác phục vụ sản xuất như sau:
- Tham gia nuôi dưỡng, chăm sóc cho đàn gà
- Tham gia vệ sinh phòng dịch, tiêm vacxin và chăm sóc đàn gia cầm.
- Phổ biến và áp dụng quy trình kỹ thuật chăn, nuôi gà thịt, theo quy
trình kỹ thuật, ấp trứng, chữa một số bệnh ở gà, vịt, lợn, trâu...nhằm rèn luyện
kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao hiểu biết, tiếp cận và nắm vững khoa học.
Tiến hành chuyên đề nghiên cứu khoa học: “Áp dụng một số biện pháp
kỹ thuật trong phòng và điều trị bệnh cầu trùng gà tại xã Động Đạt, huyện
Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”.
1.2.2. Phương pháp tiến hành
Để thực hiện tốt các nội dung trên, chúng tôi đã thực hiện một số biện
pháp sau:
- Xây dựng đề cương chi tiết cho quá trình thực tập.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể, rõ ràng, phù hợp với nội dung trên và tình
hình thực tế của trại.
- Tuân thủ nghiêm ngặt nội quy của Trường, Khoa, cơ sở thực tập và
yêu cầu của giáo viên hướng dẫn.
- Xác định cho mình động cơ làm việc đúng đắn, chịu khó học hỏi kinh

nghiệm của cán bộ cơ sở của những người đi trước, không ngại khó khăn, vất vả.
- Thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra, bám sát cơ sở sản xuất, theo dõi,
nắm chắc tình hình.
- Tham khảo ý kiến, của ban lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật và những công
nhân có kinh nghiệm của trại chăn nuôi.
- Nhiệt tình, khiêm tốn học hỏi, mạnh dạn áp dụng những kiến thức đã
học vào thực tế để nâng cao tay nghề và củng cố kiến thức chuyên môn.


8

- Thường xuyên xin ý kiến chỉ đạo của thầy giáo hướng dẫn để có
những bước đi đúng đắn.
1.2.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
1.2.3.1. Công tác chăn nuôi
Cùng với việc thực hiện chuyên đề tại trại thí nghiệm tôi đã tiến hành
nuôi gà thịt theo đúng quy trình kỹ thuật trong 6 tháng thực tập đã tiến hành
nhiều công tác phục vụ sản xuất cho bà con nông dân trong địa bàn xã cũng
như trong trại thực tập như ứng dụng kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng cho gà
thịt Tuỳ theo giai đoạn phát triển của gà mà ta áp dụng quy trình chăm sóc
cho phù hợp
- Giai đoạn úm gà: 1- 21 ngày tuổi
Khi nhập gà về, cho gà vào quây rồi cho gà uống nước ngay, nước cho
gà uống phải sạch có pha thêm B.complex, Colistil..cho gà uống nước sau
khoảng 1 giờ thì cho gà ăn bằng khay ăn. Giai đoạn này nhiệt độ là yếu tố rất
quan trọng, đặc biệt là từ 1- 10 ngày tuổi, từ 1- 3 ngày tuổi nhiệt độ trong
quây là 34- 350 C sau đó nhiệt độ được giảm dần theo tuổi gà.
Thường xuyên theo dõi đàn gà để điều chỉnh chụp sưởi đảm bảo nhiệt
độ thích hợp cho đàn gà, nếu thấy gà tập trung chụm đống dưới chụp sưởi là
thiếu nhiệt độ, do vậy cần hạ thấp chụp sưởi. Gà tản đều dưới chụp sưởi là

nhiệt độ thích hợp.
Quây gà, máng ăn, máng uống, rèm che đều được điều chỉnh theo độ
tuổi (độ lớn của gà), ánh sáng phải đảm bảo cho gà ăn.
Tóm lại, ở giai đoạn úm gà, yếu tố nhiệt độ là rất quan trọng, phải đảm
bảo nhiệt độ cho gà, thức ăn, nước uống phải luôn đủ và sạch.
- Giai đoạn 21 ngày đến bán
Ở giai đoạn này gà phát triển nhanh, ăn nhiều do đó hàng ngày phải
cung cấp đủ thức ăn, nước uống cho gà, cho gà ăn tự do. Thức ăn phải
luôn mới để kích thích cho gà ăn được nhiều, máng uống thường xuyên cọ
rửa và thay nước 2 lần/ngày. Trong quá trình chăn nuôi phải luôn theo dõi
tình hình sức khoẻ của đàn gà để phát hiện chữa trị kịp thời những con ốm.
Trong chăn nuôi thì yêu cầu vệ sinh phòng dịch là yếu tố quyết định đến hiệu


9

quả kinh tế. Do vậy, trong quá trình chăn nuôi phải áp dụng nghiêm ngặt quy
trình vệ sinh phòng dịch.
1.2.3.2. Công tác thú y
- Công tác vệ sinh
Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu quan trọng,
quyết định tới kết quả chăn nuôi.
Tôi đã tham gia vệ sinh máng ăn, máng uống, quét dọn chuồng trại và
xung quanh sạch sẽ, phun thuốc sát trùng, thu gom phân thải, rẫy cỏ, rắc vôi
bột xung quanh chuồng nuôi, trồng cây tạo bóng mát, khơi thông cống rãnh
gầm chuồng.
Thường xuyên ngâm, cọ, rửa máng ăn mắng uống, quét dọn phân chuồng .
Trước mỗi lần nhập gà để trống chuồng trại và tiến hành rửa sàn, quét
vôi, khơi thông cống rãnh thoát nước nhằm tiêu diệt mầm bệnh
Thực hiện ngăn chặn dịch bệnh động vật bảo vệ đàn vật nuôi.

- Công tác phòng bệnh.
Trại gà gia đình là một cơ sở chăn nuôi có quy mô nhỏ, tuy vậy công
tác phòng bệnh cũng hết sức quan trọng. Việc phòng bệnh được thực hiện
thường xuyên và nghiêm ngặt. Trại luôn xác định phương châm ‘‘phòng bệnh
hơn chữa bệnh”qua đó ta thấy được tiêm phòng là biện pháp tích cực và bắt
buộc trong quy trình chăn nuôi của trại.
Việc phòng bệnh được thực hiện một cách thường xuyên và nghiêm
ngặt. Tiêm phòng là biện pháp tích cực và bắt buộc trong quy trình chăn nuôi
của trại. Lịch tiêm phòng và sử dụng vacxin được quán triệt chỉ đạo và giám sát
chặt chẽ. Trong thời gian thực tập tại trại,và địa phương tôi đã tham gia công
tác tiêm phòng cho đàn gia cầm, gia súc theo kế hoạch của Xã Động Đạt tổ
chức tiêm phòng định kỳ cho vật nuôi.
Trâu bò: Tiêm vacxin lở mồm long móng và tụ huyết trùng 2 lần trên
năm vào tháng 4 và tháng 9.
Chó: Tiêm phòng vacxin dại 1 lần/ năm.
Lợn: Tiêm vacxin tụ dấu, dịch tả.


10

Gà: Tiêm vacxin cúm gia cầm, Newcastle, Gumboro.

Bảng 1.1: Lịch dùng vacxin cho đàn gà thịt
Ngày tuổi

Loại vắc-xin

Phương pháp dùng

7 ngày tuổi


Lasota ND lần 1

Nhỏ mắt 1 giọt

14 ngày tuổi

Gumboro lần 1

Nhỏ mũi 3 - 4 giọt

21 ngày tuổi

Lasota ND lần 2

Nhỏ mắt 1 giọt

28 ngày tuổi

Gumboro lần 2

Tiêm dưới da

- Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh
Để điều trị bệnh đạt kết quả cao, việc chẩn đoán bệnh kịp thời và chính
xác sẽ giúp đưa ra được phác đồ điều trị hợp lý, có hiệu quả cao làm giảm tỷ
lệ tử vong, giảm thiệt hại về kinh tế.
Vì vậy, hàng ngày chúng tôi đã cùng các cán bộ kỹ thuật của trại tiến
hành theo dõi gà ở tất cả các ô chuồng nhằm phát hiện gà ốm. Khi mới mắc
bệnh gà thường không có biểu hiện triệu chứng điển hình. Triệu chứng của gà

ốm thường thấy: ủ rũ, bỏ ăn, mệt mỏi, kém linh hoạt, thân nhiệt tăng.
Vì vậy, để chẩn đoán đúng bệnh thì ngoài triệu chứng lâm sàng qua
quan sát, còn phải dựa vào kinh nghiệm của cán bộ kỹ thuật. Đối với gà chết
cấp tính chưa có triệu chứng bên ngoài thì chúng tôi tiến hành mổ khám quan
sát bệnh tích bên trong.
Ngoài những công việc theo dõi đàn gà bản thân tôi còn luôn cố gắng
học hỏi, rèn luyện để nâng cao tay nghề như:
* Bệnh cầu trùng gà
- Nguyên nhân: bệnh Cầu trùng do các loại động vật đơn bào khác nhau
thuộc họ Coccidia gây ra, ký sinh chủ yếu tế bào biểu mô ruột. Triệu chứng:
thời kỳ nung bệnh là 4-5 ngày, gà mắc bệnh ăn ít, lông dựng, phân dính quanh
hậu môn. Nếu gà bị nặng thì gà mất thăng bằng, cánh bị tê liệt, thiếu máu nên
mào và niêm mạc nhợt nhạt, gà gầy dần, phân có lẫn máu.
Coccistop 2000
Coccistop 2000: loại thuốc này do hãng Intervet (Hà Lan) sản xuất.
Thuốc có dạng bột màu trắng dễ hoà tan, sử dông an toàn và hiệu quả cao.
Thành phần: Sulfadimedin 40%


11

Sulfadimethoxin 4%
Diaveridin 6%
Vitamin K 4%
Liều trị: 1-2g/1 lít nước, dùng liên tục 3-5 ngày
Liều phòng bằng 1/2 liều trị
Ngoài việc tiến hành kiểm tra theo dõi đàn gà trong quá trình điều trị
bệnh cầu trùng còn phát hiện một số bệnh khác như
* Bệnh bạch lỵ
Nguyên nhân: Do vi khuẩn Salmonell pullorum gây ra. Bệnh sảy ra chủ yếu

trên gà con. Bệnh thường ở dạng ẩn (mãn tính). Khi phân lập vi khuẩn từ gà gây bệnh
người ta nhận thấy cả hai loài Salmonella pullorum và Salmonella gallinarum đều gây
bệnh bạch lỵ cho gà.
Triệu chứng: gà con mắc bệnh có biểu hiện kém ăn, lông xù, ủ rũ, ít vận động,
cánh xã, uống nhiều nước. Gà ỉa phân hôi, phân bết nhiều quanh lỗ huyệt. Mổ khám
thấy xuất huyết ở tim gan …
Điều trị: dùng ampicoli pha 1g/lit nước uống, dùng 3-5 ngày liên tục
đồng thời dùng thêm B.complex
* Bệnh sán dây ở gà
Triệu chứng:
Gà con mắc bệnh gầy yếu, chậm chạp, lông xù, ỉa chảy, nếu bị nặng,
nhiều con bị chết. Gà lớn có hiện tượng thiếu máu, mào tái, khó thở, gà
thường vươn cao cổ. Do viêm ruột, lúc đầu gà ỉa chảy, sau táo bón. Trong
phân có thể lẫn máu và các đốt sán. Trường hợp nặng có thể liệt chân, có
những cơn động kinh, gà bỏ ăn gầy
Điều trị.:
Hiện nay thường dùng Niclosamid, dẫn xuất của Salicylanilid có tác
dụng cao trị các loại sán dây, nhất là với Raillietina. Liều dùng 0,2g/kg. Có
thể dùng thuốc tẩy sán của người Yomesan (Niclosamid) với liều như trên.
Mebendazol ngoài tác dụng trị giun tròn còn có hiệu lực trị sán dây với liều 3-


12

6mg/kg thể trọng dùng trong 7 ngày trộn thức ăn 12g/1 tạ thức ăn hỗn hợp
cho ăn trong 10 ngày (nếu dùng Mebenvet thì trộn 120g/1 tạ thức ăn).
* Bệnh giun tròn
Nguyên nhân:
Bệnh do giun đũa (Ascarids) và giun tóc (Hairworms) gây nên
Triệu chứng:

- Gà còi cọc, lông xơ xác, chậm lớn, tiêu chảy phân màu nâu. Trong
đàn có nhiều con trọng lượng lớn nhỏ không đều nhau.
Điều trị:
Dùng 1 liều duy nhất 1 trong 2 chế phẩm sau để điều trị.
+ SG levasol: 1g/1kg thể trọng.
+ Levamisol-S: 1viên (8g)/8kg thể trọng.
Bổ sung vitamin ADE.B.Complex-C: 1 g/1lít nước uống hoặc Amilyte:
1 g/2 lít nước uống, giúp tăng cường sức đề kháng, mau phục hồi sức khỏe.
Sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi 2-3 ngày 1 lần Pividine hoặc
Antivirus -FMB.
* Bệnh thiếu vitamin B1 (Vitamin B1 deficiency).
Bệnh thiếu vitamin B1 ở gà thể hiện triệu chứng biếng ăn trầm trọng. ở
đây các dây thần kinh bị viêm làm cơ thể suy nhược, đi lại xiêu vẹo, vẹo đầu,
liệt các cơ, gà bám, đậu không được và chết.
Nguyên nhân:
Do khẩu phần thức ăn bị thiếu B1. Nguyên nhân thức ăn phối hợp
không hợp lý, nhiều tinh bột (ngô tấm) thiếu cám.
Triệu chứng:
Gà giảm ăn đột ngột và trọng lượng cũng giảm kèm theo xù lông, chân
yếu, đứng không vững dẫn đến bị liệt;
Bắt đầu là các ngón chân co quắp và sau đó phát triển vào các cơ của
chân, vào cơ của cánh và cổ. Trường hợp nặng, gà nằm trên những ngón chân
co quắp và đầu quay về một phía. Cuối cùng gà không thể đứng được, không
thể đi và không thể ăn được.
Trị bệnh:
Bệnh nặng có thể pha vitamin B1 cho uống:


13


Gà con liều 5-10mg/ngày. Liên tục 3-5 ngày.
Gà lớn liều 10-15mg/ngày. Liên tục 3-5 ngày. Hoặc tiêm liều 510mg/kg thể trọng/ngày. Liên tục 3-5 ngày.
* Bệnh hô hấp mãn tính ở gà (CRD - hen gà)
- Nguyên nhân: do Mycoplasma gallicepticum, bệnh xảy ra khi thời tiết
lạnh, mưa phùn, ẩm độ cao làm cho sức đề kháng giảm, gà dễ mắc bệnh.
- Triệu chứng: gà bệnh chảy nước mắt, nước mũi, thở khò khè, tiếng
ran sâu, há mồm ra để thở, gà hay cạo mỏ xuống đất, đứng ủ rũ.
- Điều trị:
+ Bio-Doxy-Fort. Có thành phần chính là Doxycyline HCl
Liều trị: 1g/30kg TT hoặc 1g/4L nước hoặc 1g/1.5kg thức ăn.
+ CRD-Myco. Có thành phần chính là Enrofloxacin
Liều trị: 1g/4-5kg TT/ ngày, dùng liên tục 3-5 ngày.
* Bệnh giun mắt ở gà
Triệu chứng: Mắt sưng tấy. Nếu nhiễm nặng do giun gây viêm các ống
dẫn nước mắt và túi kết mạc có thể gây mù.
Bệnh tích: Mổ mắt gà thấy giun trong túi kết mạc, ống dẫn nước mắt.
Nếu nhìn bên ngoài thì chỉ thấy mắt sưng đỏ.
Phòng và trị bệnh:
Phòng bệnh:
- Vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống.
- Diệt gián để loại trừ ký sinh chủ trung gian.
Trị bệnh: Có thể nhỏ dung dịch thuốc tẩy giun levamisol vào những
mắt bị nhiễm giun mắt. Hoặc tiêm tetramisol và levamisol như trong bệnh
giun đũa, giun kim..
* Bệnh lợn con phân trắng
Nguyên nhân: Do trực khuẩn E. coli gây ra, là một bệnh truyền nhiễm
cấp tính, gây thiệt hại khá lớn cho ngành chăn nuôi.
Triệu chứng: Gặp ở những đàn lợn con từ 10 - 12 ngày tuổi, ỉa phân có
màu trắng sữa, kém ăn, lông xù, đi siêu vẹo, lợn ỉa chảy nhiều, mất nước, da
nhăn nheo, có trường hợp nôn mửa, sốt nhẹ, phân có mùi khắm.



14

Điều trị:
Coli-Flox: 1 ml/10kgTT/ngày, tiêm bắp thịt.
B. Complex: 0,5 ml/kgTT, tiêm bắp thịt.
Dùng liên tục 2 - 3 ngày
Công tác khác
+ Tiêm Dextran-Fe cho lợn con
+ Thiến lợn đực, lợn cái.
+ Tiêm vacxin cúm gia cầm cho đàn gà.
+ Sát trùng chuồng trại.
Cụ thể kết quả phục vụ sản xuất được tóm tắt ở bảng sau:

Bảng 1.2: K ết quả phục vụ sản xuất
Diễn giải
Số lượng
Nội dung
1. Công tác chăn nuôi
+ Nuôi gà thịt
+ Nuôi gà hậu bị
2. Phòng chữa bệnh ở gà,
+ Tiêm vắc-xin cúm Gia cầm
+ Chủng vắc-xin Gumboro
+ Chủng vắc-xin IB- ND
+ Chủng lasota
+ Điều trị bệnh Bạch lỵ gà
+Điều trị CRD gà
3. Công việc khác

+ Tiêm Dextran - Fe cho lợn con
+ Thiến lợn đực
+ Thiến lợn cái
+Điều trị bò sót nhau
+ Chữa lợn con phân trắng
+ Sát trùng chuồng trại

Kết quả đạt được
Số lượng
Tỷ lệ
(con)
(%)

500
300

480
300

96
100

760
500
500
450
20
15

760

500
500
450
18
10

An toàn
An toàn
An toàn
An toàn
90
75

80
25
5
1
6

80
25
5
1
6

100
100
100
100
100


800 2


15

1.3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1.3.1. Kết luận
Qua 5 tháng thực tập tại trại gà tôi rút ra một số kết luận như sau:
- Trại gà đã có cơ sở vật chất tương đối hiện đại và sản xuất ngày càng
phát triển.
Trong thời gian thực tập tại trại gà, được sự giúp đỡ của ban lãnh đạo
trại cũng như cán bộ, công nhân của trại, sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn
và sự cố gắng của bản thân, tôi đã mạnh dạn áp dụng các kiến thức đã học vào
thực tế sản xuất và thu được một số kết quả nhất định. Mặc dù kết quả đó còn
ít ỏi, song đã giúp tôi rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu, nâng cao tay
nghề và tiếp cận với thực tiễn sản xuất.
Qua đó tôi cảm thấy mạnh dạn, tự tin hơn vào khả năng của mình, phấn
đấu hoàn thành tốt công việc được giao củng cố kiến thức, nâng cao tay nghề.
Tôi cho rằng: Việc thực tập tại các cơ sở sản xuất thực sự cần thiết đối với
bản thân tôi cũng như tất cả các sinh viên trước khi tốt nghiệp ra trường.
- Về chuyên môn: Cần phải học hỏi kiến thức chuyên môn nhiều hơn
và sâu hơn, đặc biệt là những tiến bộ khoa học kỹ thuật, phải cố gắng bám sát
cơ sở mô hình trang trại.
- Về công tác quản lý tổ chức: Để thực hiện tốt công tác kỹ thuật người
cán bộ không những cần giỏi về chuyên môn, vững tay nghề mà còn phải có
trình độ tổ chức công việc. Cụ thể phải biết vận động bà con nông dân tiếp thu
thực hiện tốt các chủ trương biện pháp phát triển nông nghiệp nói chung và
chăn nuôi nói riêng.
1.3.2. Kiến nghị

Qua quá trình thực tập tại trại gà tôi có một số đề nghị nhằm nâng cao
hiệu quả chăn nuôi như sau:
- Trại cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền đưa tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào sản xuất, đồng thời đẩy mạnh công tác chuyển giao công nghệ
đến người chăn nuôi.
- Có kế hoạch đào tạo và nâng cao tay nghề cho công nhân viên trong trạ- Đẩy
mạnh hơn nữa công tác vệ sinh thú y trong khu vực chăn nuôi. Đặc biệt, cần
kiểm soát chặt chẽ việc sát trùng của công nhân mỗi khi ra vào trại và khu
vực trại nuôi


16

PHẦN 2
2.CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tên đề tài:
“Đánh giá thực trạng và áp dụng các biện pháp phòng và điều trị
bệnh cầu trùng gà thịt tại xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái
Nguyên”.
2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay cùng với sự phát triển của kinh tế khoa học kỹ thuật thì ngành
chăn nuôi nước ta cũng đang phát triển mạnh mẽ. Trong đó chăn nuôi gia cầm
là một trong những ngành đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nó không những cung
cấp một lượng lớn các sản phẩm dinh dưỡng như: Thịt, trứng mà còn mang lại
nguồn thu nhập cao cho người chăn nuôi. Bên cạnh đó người chăn nuôi cũng
biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm giảm ngắn thời gian chăn
nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Động Đạt là một trong những xã thuộc huyện Phú Lương có tình hình
chăn nuôi phát triển đặc biệt là chăn nuôi gia cầm, do mang đặc tính của khí
hậu nhiệt đới gió mùa, kiểu khí hậu thuận lợi cho sự phát triển của mầm bệnh

ký sinh trùng ở gà trong đó bệnh cầu trùng là bệnh thường xuyên xảy ra nhất
ở tất cả các giống và lứa tuổi đặc biệt là ở các trại chăn nuôi tập trung. Đây là
bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa ,cầu trùng chiếm dinh dưỡng và làm con
vật trở nên còi cọc, chậm lớn và là điều kiện để cho các mầm bệnh khác xâm
nhập dẫn tới bệnh ghép làm quá trình điều trị trở nên khó khăn hơn. Bệnh làm
ảnh hưởng xấu đến sức sản xuất và gây tỷ lệ chết cao ở gà con nếu không
được điều trị kịp thời.
Để thấy rõ hơn sự ảnh hưởng của bệnh cầu trùng ở trên gà và giúp cho
người chăn nuôi có những hiểu biết về bệnh cách phòng và điều trị bệnh tôi
đã thực hiện chuyên đề: “Đánh giá thực trạng và áp dụng một số biện pháp
kỹ thuật phòng và điều trị bệnh cầu trùng gà thịt tại xã Động Đạt, huyện
Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”.
*Mục đích của đề tài:
Nắm dược đặc điểm dịch tễ của bệnh cầu trùng.
Đề xuất biện pháp phòng trị bệnh hiệu quả nhất.
Nâng cao tay nghề làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học.


17

2.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.2.1. Cơ sở khoa học
2.2.1.1. Đại cương về cơ thể gia cầm
Gia cầm có nguồn gốc từ loài chim hoang dại. Gia cầm có nhiều đặc
điểm giống với bò sát đồng thời khác với nhiều gia súc và thú hoang là có bộ
xương xốp nhẹ, thân phủ lông vũ, chi trước phát triển thành cánh để bay. Quá
trình trao đổi chất ở gia cầm lớn, thân nhiệt cao (40-42oC). Gia cầm sinh
trưởng nhanh, khối lượng gà thịt broiler lúc 50 ngày tuổi gấp 40-50 lần trọng
lượng gà khi mới nở (theo Nguyễn Duy Hoan và Cs,1997[3]).
Gia cầm có cấu tạo đầy đủ các cơ quan bộ phận như: hệ tiêu hoá, hô

hấp, tuần hoàn, bài tiết, sinh dục. Nhưng cấu tạo giải phẫu sinh lý của gia cầm
lại có nhiều điểm khác với gia súc đặc biệt là ở hệ hô hấp, tiêu hoá, sinh dục,
trong đó:
Hệ hô hấp của gia cầm gồm xoang mũi, khí quản, phế quản, phổi và 9 túi
khí chính. Nhờ đó mà cơ thể gia cầm nhẹ có thể bay được, bơi được, hơn nữa
dịch hoàn của gia cầm nằm trong mà quá trình sinh sản vẫn bình thường...
Hệ tiêu hoá bao gồm khoang miệng, hầu, thực quản trên diều, thực
quản dưới diều, dạ dày tuyến, dạ dày cơ, ruột non, manh tràng, trực tràng, lỗ
huyệt, tuyến tuỵ và gan. Gia cầm lấy thức ăn bằng mỏ, khoang miệng không
có răng và môi, chỉ có tác dụng lấy thức ăn, không có tác dụng nhai nghiền
nhỏ thức ăn. Thực quản phình to thành diều, ở đây thức ăn được làm mềm
quấy trộn và tiêu hoá từng phần do các men và vi khuẩn trong thức ăn. Sau
một thời gian lưu tại diều thức ăn xuống dạ dày tuyến nhưng cũng không giữ
lâu ở đây. Khi được dạ dày tuyến làm ướt thức ăn được chuyển xuống dạ dày
cơ. Ở dạ dày cơ diễn ra đồng thời hai quá trình tiêu hóa là tiêu hoá men và
tiêu hoá cơ học. Dạ dày không tiết dịch tiêu hoá, nhờ có cơ khoẻ và màng
sừng phát triển mà thức ăn được nghiền nhỏ và trộn lẫn với dịch vị từ dạ dày


×