Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Hiện Trạng Ô Nhiễm Và Khả Năng Hấp Thụ Kim Loại Nặng Trong Đất Của Một Số Loài Thực Vật Tại Khu Vực Khai Thác Khoáng Sản Huyện Đồng Hỷ Tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
-------------------

HÀ THỊ LAN

HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM VÀ KHẢ NĂNG HẤP THỤ KIM LOẠI
NẶNG TRONG ĐẤT CỦA MỘT SỐ LOÀI THỰC VẬT TẠI KHU
VỰC KHAI THÁC KHOÁNG SẢN HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH
THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành:
Mã số:
Hướng dẫn khoa học:

Khoa học môi trường
60.44.03.01
TS. Đàm Xuân Vận

THÁI NGUYÊN - 2011


i

Lời cảm ơn
Trong thời gian học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ vô cùng tận tình của cơ sở đào tạo, gia đình và bạn bè.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn tới Trường Đại học Nông lâm
Thái Nguyên, khoa đào tạo Sau đại học đã tạo điều kiện, giúp đỡ trong quá


trình thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Đàm Xuân Vận đã hết lòng
tận tụy hướng dẫn tôi thực hiện đề tài, đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn
Th.s Trần Thị Phả đã giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đề tài của mình.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên và cổ vũ
tôi trong suốt quá trình học tập.

Thái Nguyên, ngày....... tháng....... năm 2011
Người thực hiện luận văn

Hà Thị Lan


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng: số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
là trung thực và chưa hề bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
này đã được cảm ơn và thông tin trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, ngày....... tháng....... năm 2011
Người thực hiện luận văn

Hà Thị Lan


iii

MỤC LỤC

Lời cảm ơn ......................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................ii
MỤC LỤC........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................... vi
DANH MỤC BẢNG.......................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................viii
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 2
3. Ý nghĩa của đề tài.......................................................................................... 3
PHẦN I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................. 4
1.1. Tổng quan về ô nhiễm kim loại nặng trong đất ......................................... 4
1.1. Khái niệm ô nhiễm kim loại nặng và ô nhiễm đất ..................................... 4
1.2. Các nguồn gây ô nhiễm kim loại nặng trong đất ....................................... 4
1.3. Đặc điểm hoá học của Pb, Zn, Cd và As trong đất .................................... 7
1.2. Hoạt động khai thác khoáng sản và các vấn đề môi trường liên quan ...... 9
1.2.1. Hoạt động khai thác khoáng sản ở Việt Nam ....................................... 11
1.2.2. Ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản đến môi trường đất ở
Việt Nam ......................................................................................................... 17
1.3. Các phương pháp xử lý đất bị ô nhiễm kim loại nặng............................. 20
1.3.1. Các nguyên tác chính để xử lý đất bị ô nhiễm...................................... 21
1.3.2. Các phương pháp truyền thống làm sạch đất ô nhiễm.......................... 21
1.4. Tổng quan về xử lý kim loại nặng trong đất bằng thực vật ..................... 23
1.4.1. Cơ sở khoa học của công nghệ xử lý ô nhiễm kim loại nặng trong đất
bằng thực vật ................................................................................................... 23
1.4.2. Một số kết quả nghiên cứu khả năng hấp thụ một số kim loại nặng bằng
thực vật ............................................................................................................ 27
1.4.3. Triển vọng của công nghệ thực vật xử lý kim loại nặng trong đất ....... 28
PHẦN II: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
......................................................................................................................... 30



iv

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 30
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 30
2.1.2. Phạm vi nghiêm cứu.............................................................................. 30
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 30
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 30
2.2.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 30
2.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................ 30
2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 31
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu, thống kê, kế thừa truyền thống ............ 31
2.4.2. Phương pháp lấy mẫu đất và mẫu thực vật ........................................... 31
2.4.3. Phương pháp thiết kế thí nghệm ........................................................... 32
2.4.4. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm................................... 32
2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 33
PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 34
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Đồng Hỷ............................... 34
3.1.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................. 34
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội...................................................................... 35
3.1.3. Hiện trạng khai thác khoáng sản tại khu vực mỏ sắt Trại Cau và mỏ Chì
Kẽm Làng Hích huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên..................................... 39
3.1.3.1.Hiện trạng khu vực khai thác khoáng sản mỏ Sắt Trại Cau ............... 39
3.1.3.2. Hiện trạng khu vực khai thác khoáng sản tại mỏ làng Hích .............. 41
3.2. Hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng trong đất và sự tích luỹ kim loại trong
thực vật tại khu vực khai thác khoáng sản huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
.........................................................................................................................38
3.2.1. Hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng trong đất tại khu vực mỏ sắt Trại Cau và
mỏ chì, kẽm làng Hích - huyện Đồng Hỷ ........................................................... 42

3.2.1.1. Độ pH của đất..................................................................................... 42
3.2.1.2. Đánh giá hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng trong đất ....................... 43
3.2.2. Sự tích lũy kim loại nặng trong một số loài thực vật tại khu vực mỏ sắt
Trại Cau và mỏ chì, kẽm làng Hích - huyện Đồng Hỷ ................................... 48
3.3. Nghiên cứu khả năng hấp thụ kim loại nặng của cây sậy, và cỏ lá tre bò
trên đất bị ô nhiễm kim loại nặng do khai thác khoáng sản............................ 53


v

3.3.1. Đánh giá sự thay đổi nồng độ kim loại nặng trong các mẫu đất trồng thí
nghí nghiệm..................................................................................................... 53
3.3.1.1. Đánh giá độ pH của đất nghiên cứu................................................... 53
3.3.1.2. Đánh giá sự thay đổi hàm lượng kim loại nặng trong đất trồng thí
nghiệm............................................................................................................. 54
3.3.2. Khả năng tích luỹ kim loại nặng trong thân, lá và rễ của các loài thực
vật nghiên cứu ................................................................................................. 57
3.3.2.1. Đánh giá sự sinh trưởng phát triển của thực vật nghiên cứu trong đất
ô nhiễm kim loại nặng..................................................................................... 57
3.3.2.2. Sự thay đổi hàm lượng kim loại nặng trong các thực vật nghiên cứu58
3.4. Đề xuất biện pháp xử lý ô nhiễm kim loại nặng trong đất....................... 62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 64
1. Kết luận ....................................................................................................... 64
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 66
PHỤ LỤC


vi


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu viết tắt
BVMT
KK
KLN
KSON
HĐND
MTV
TCCP
TCVN
TNHHNN
TTCN
QCVN
UBND

Diễn giải đầy đủ nội dung
Bảo vệ môi trường
Không khí
Kim loại nặng
Kiểm soát ô nhiễm
Hội đồng nhân dân
Một thành viên
Tiêu chuẩn cho phép
Tiêu chuẩn Việt Nam
Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước
Tiểu thủ công nghiệp
Quy chuẩn Việt Nam
Ủy ban nhân dân



vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Hàm lượng kim loại nặng trong giáng thủy......................................5
Bảng 1.2.Hàm lượng trung bình một số kim loại nặng trong đá và đất ........... 5
Bảng 1.3. Hàm lượng kim loại nặng trong nguồn phân bón nông nghiệp........ 6
Bảng 1.4. Biến đổi hàm lượng kim loại nặng trong đất do các hoạt động khai
khoáng theo thời gian ............................................................................. 7
Bảng 1.5. Tình hình khai thác chì, kẽm một số mỏ tại tỉnh Thái Nguyên...... 16
Bảng 1.6. Tình hình khai thác sắt, thiếc một số mỏ trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên.................................................................................................. 17
Bảng 1.7. Diện tích rừng và đất rừng bị thu hẹp, thoái hóa ở một số mỏ....... 18
Bảng 1.8. Mức độ ô nhiễm đất nông nghiệp do khai thác mỏ ........................ 19
Bảng 3.1. pH của đất nghiên cứu .................................................................... 42
Bảng 3.2. Hàm lượng kim loại nặng trong đất................................................ 43
Bảng 3.3. Hàm lượng các kim loại nặng trong cây sậy và cây dương xỉ ....... 48
Bảng 3.4. pH của đất nghiên cứu .................................................................... 53
Bảng 3.5: Hàm lượng kim loại nặng trong đất nghiên cứu............................. 54
Bảng 3.6. Khả năng sinh trưởng của cây Sậy trong đất ô nhiễm kim loại nặng
............................................................................................................... 58
Bảng 3.7 Hàm lượng kim loại trong các bộ phận của các loài thực vật nghiên
cứu trước và sau khi trồng thí nghiệm.................................................. 58


viii

DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Hàm lượng Asen trong đất nghiên cứu........................................... 44
Hình 4.2. Hàm lượng chì trong đất nghiên cứu .............................................. 45
Hình 4.3. Hàm lượng Cadimi trong đất nghiên cứu ....................................... 46

Hình 4.4. Hàm lượng Kẽm trong đất nghiên cứu ........................................... 47
Hình 4.5. Hàm lượng Asen trong các loài thực vật nghiên cứu ..................... 49
Hình 4.6. Hàm lượng Chì trong các loài thực vật nghiên cứu........................ 50
Hình 4.7. Hàm lượng Cadimi trong các loài thực vật nghiên cứu.................. 51
Hình 4.8. Hàm lượng Kẽm trong một số loài thực vật nghiên cứu ................ 52
Hình 4.9. Hàm lượng Kẽm trong đất nghiên cứu ........................................... 54
Hình 4.10. Hàm lượng Chì trong đất nghiên cứu ........................................... 55
Hình 4.11. Hàm lượng Cadimi trong đất nghiên cứu ..................................... 56
Hình 4.12. Hàm lượng Asen trong đất nghiên cứu......................................... 56
Hình 4.13. Hàm lượng Kẽm trong thực vật trước và sau khi trồng thí nghiệm
............................................................................................................... 59
Hình 4.14. Hàm lượng Chì trong thực vật trước và sau khi trồng thí nghiệm 60
Hình 4.15. Hàm lượng Cadimi trong thực trước và sau khi trồng thí nghiệm 60
Hình 4.16. Hàm lượng Asen trong thực vật trước và sau khi trồng thí nghiệm
............................................................................................................... 61


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, ô nhiễm môi trường đang trở thành vấn nạn của toàn thế giới.
Không chỉ môi trường nước, môi trường không khí mà môi trường đất cũng
đang ngày càng bị ô nhiễm nặng nề bởi nhiều hoạt động khác nhau của con
người. Trong đó ô nhiễm đất do KLN đã và đang trở thành mối quan tâm đặc
biệt của nhiều quốc gia trên thế giới.
Cùng với sự phát triển không ngừng của các ngành công nghiệp, nông
nghiệp và khai khoáng thì quy mô và cường độ ô nhiễm KLN cũng ngày càng
gia tăng. Do đó, việc nghiên cứu, tìm kiếm các phương pháp xử lý kim loại nặng
trong đất, góp phần cải tạo ô nhiễm môi trường đất là hết sức cần thiết nhất là khi

xu thế tài nguyên đất trên thế giới đang bị suy giảm nhanh chóng về diện tích và
chất lượng, đe doạ đến an ninh lương thực và sự phát triển bền vững.
Hiện nay, trên thế giới đã có rất nhiều các phương pháp khác nhau xử để
lý kim loại nặng trong đất được đưa ra và sử dụng như: Công nghệ rửa đất, công
nghệ cố định tại chỗ,... Tuy nhiên, các phương pháp này đều có chi phí cao, chỉ
phù hợp tiến hành với quy mô nhỏ trong khi tình trạng ô nhiễm đất lại xảy ra
trên diện rộng, không những thế một số phương pháp còn có thể làm phát sinh
các chất ô nhiễm mới trong đất, ... Do đó, hiệu quả của việc áp dụng các phương
pháp trên là không cao. Vậy, vấn đề đặt ra là cần phải tìm ra một phương pháp
xử lý kim loại nặng trong đất sao cho vừa hiệu quả, vừa dễ thực hiện, chi phí
thấp mà lại thân thiện với môi trường.
Năm 1990, phương pháp sử dụng thực vật để xử lý ô nhiễm kim loại
nặng trong đất lần đầu tiên đã được đưa ra giới thiệu như một loại công nghệ
thương mại [10]. Với việc đáp ứng được những tiêu chí nêu trên phương pháp
này đang được sử dụng khá rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới và ở nước
ta phương pháp này cũng đang được nghiên cứu để đưa vào áp dụng rộng rãi.


2

Qua khảo sát mỏ sắt Trại Cau cho thấy ở khu vực khai thác này sậy và
dương xỉ phát triển rất tốt; đối với khu vực gần bãi thải của mỏ chì kẽm Làng
Hích thì cây cỏ lá tre bò cũng phát triển rất tốt. Phải chăng các loại thực vật này
có khả năng hấp thụ các kim loại nặng trong đất để sinh trưởng và phát triển.
Xuất phát từ thực tế đó, dưới sự hướng dẫn của thầy TS. Đàm Xuân
Vận và sự giúp đỡ của cô ThS. Trần Thị Phả, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Hiện trạng ô nhiễm và khả năng hấp thụ kim loại nặng trong đất của
một số loài thực vật tại khu vực khai thác khoáng sản huyện Đồng Hỷ, tỉnh
Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu của đề tài

2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiện trạng ô nhiễm KLN trong đất tại khu vực khai thác
khoáng sản huyện Đồng hỷ - tỉnh Thái Nguyên. Từ đó, tìm ra một loại cây có
khả năng xử lý kim loại nặng trong đất phù hợp nhất làm cơ sở cho việc đề
xuất việc ứng dụng mô hình sử dụng loại cây trên để xử lý kim loại nặng
trong đất khu vực các mỏ khai thác khoáng sản tại Thái Nguyên.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiện trạng ô nhiễm KLN trong đất tại khu vực các mỏ khai
thác: mỏ sắt Trại Cau và mỏ chì kẽm làng Hích tỉnh Thái Nguyên.
- Đánh giá và so sánh khả năng tích luỹ KLN (Pb, Zn, Cd, As) trong rễ,
thân và lá của cây sậy, dương xỉ và cỏ lá tre bò.
- So sánh khả năng xử lý KLN (Pb, Zn, Cd, As) trong đất tại mỏ sắt
Trại Cau và mỏ chì kẽm Làng Hích tỉnh Thái Nguyên của thực vật bản địa để
tìm ra loại cây có khả năng xử lý phù hợp nhất với khu vực nghiên cứu.
- Trên cơ sở các kết quả đạt được, đề xuất một số biện pháp xử lý ô
nhiễm KLN cho các khu vực nghiên cứu.


3

3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học:
- Nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm sáng tỏ khả năng sinh trưởng
và hấp thụ các KLN: Pb, Zn, Cd, As của thực vật bản địa tại các khu vực mỏ
khai thác khoáng sản.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở khoa học đóng góp vào việc
nghiên cứu và phát triển công nghệ thực vật để xử lý ô nhiễm trong đất.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Nghiên cứu của đề tài sẽ đóng góp cơ sở xác định tính khả thi của việc
ứng dụng thực vật bản địa để cải tạo đất bị ô nhiễm KLN trong điều kiện môi

trường đất ở Thái Nguyên nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Đây sẽ là cơ sở
cho việc lựa chọn các giải pháp phòng chống suy thoái tài nguyên đất, bảo vệ
môi trường cũng như tăng cường nghiên cứu ứng dụng các công nghệ thân
thiện với môi trường.


4

PHẦN I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về ô nhiễm kim loại nặng trong đất
1.1. Khái niệm ô nhiễm kim loại nặng và ô nhiễm đất
Thuật ngữ kim loại nặng được từ điển hoá học định nghĩa là các kim
loại có khối lượng riêng lớn hơn 5 g/cm3.
Đối với các nhà độc tố học, thuật ngữ “kim loại nặng” chủ yếu được
dụng để chỉ các kim loại có nguy cơ gây nên các vấn đề về môi trường, bao
gồm: Cu, Zn, Pb, Cd, Hg, Ni, Cr, Co, V, Ti, Fe, Mn, Fe, Ag, Sn. Ngoài ra, các
á kim như As và Se cũng được xem là các KLN.
Các KLN thường ở dạng vết trong môi trường đất tự nhiên. Các KLN
phổ biến nhất là: Cd, Cr, Cu, Hg, Pb và Zn. Trong đó, Cu và Zn là nguyên tố
vi lượng, có vai trò quan trọng đối với quá trình trao đổi chất trong tế bào và
là thành phần, cấu trúc của các protein và enzyme. Tuy nhiên, các nguyên tố
vi lượng nói riêng và các KLN nói chung ở nồng độ cao là yếu tố cực kỳ độc
hại đối với quá trình trao đổi chất của tế bào [2].
Ô nhiễm đất được xem như là tất cả các hiện tượng làm nhiễm
bẩn môi trường đất bởi các chất gây ô nhiễm gây ảnh hưởng xấu đến
đời sống của sinh vật và con người.
1.2. Các nguồn gây ô nhiễm kim loại nặng trong đất
1.2.1. Các nguồn gây ô nhiễm kim loại nặng trong đất
a. Nguồn tự nhiên
* Nguồn ô nhiễm KLN trong đất từ lắng đọng khí quyển

KLN tồn tại trong không khí thường ở dạng bụi hoặc sol khí. Các sol
khí kim loại trong khí quyển có đường kính rất khác nhau từ 0,01 - 1µm (đối
với Pb trong khí thải của ôtô, khói dầu, khói luyện kim); từ 1 - 10µm (trong
tro nhiên liệu bụi kim loại) và từ 10 - 80µm (trong tro đốt lò). Các yếu tố
quyết định dạng tồn tại và xâm nhập của các KLN vào đất qua đường khí


5

quyển gồm có: cỡ hạt, độ hoà tan, khoảng cách từ nguồn phát thải đến nơi tiếp
nhận, độ axit của nước mưa [2].
Các phần tử kim loại lớn nhất sẽ rơi xuống đất dưới dạng kết tủa khô
hoặc theo nước mưa mang thành phần kim loại hoà tan. Hàm lượng một số
kim loại nặng có trong nước mưa được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.1. Hàm lượng kim loại nặng trong giáng thủy
Đơn vị: µg/l
Khu vực
Đông bắc Scotlen

Pb
0,6 - 29

Cd
0,1 - 1,52

Cu
0,1 - 13

Zn
2,5 - 95


Miền nam Newjersey

4 - 118

< 0,1 - 5,1

<1 - 16

-

Miền bắc Đức
Miền nam Thuỵ Điển

11 - 14
7,9 - 8,5

0,19 - 0,35
0,13 - 0,16

2,3 - 2,5
1,3 - 2,0

320
25 - 37

Tác giả
Balls (1987)
Swandon &
Johnson (1980)

Shulyz (1987)
Bergkvest

(Nguồn: Fergusson,1991) [24]
* Quá trình khoáng hoá đá:
Nguồn từ quá trình phong hoá đá: Nguồn này phụ thuộc nhiều vào đá
mẹ nhưng hàm lượng các kim loại nặng trong đá thường rất thấp, vì vậy nếu
không có các quá trình tích lũy do xói mòn, rửa trôi… thì đất tự nhiên ít có
khả năng có hàm lượng kim loại nặng cao.
Bảng 1.2.Hàm lượng trung bình một số kim loại nặng trong đá và đất
Đơn vị: ppm
Trung
Vỏ phong Dao động
bình trong
hóa
trong đất
đất
1,5
0,1-40
6

Nguyên
tố

Đá bazo
(Ba selt)

Đá Axit
(Granite)


Đá trầm
tích

As

1,5

1,5

7,7

Bi

0,031

0,065

0,4

0,048

0,1-0,4

0,2

Cd

0,13

0,09


0,17

0,11

0,01-2

0,35

Hg

0,012

0,08

0,19

0,05

0,01-0,5

0,06

In

0,058

0,04

0,044


0,049

0,2-0,5

0,2

Pb

3

24

19

14

2-300

19

(Nguồn: Fergusson, 1991)[24]
b. Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo


6

* Ô nhiễm KLN do hoạt động sản xuất công nghiệp:
Song song với quá trình công nghiệp hoá thì chất thải công nghiệp phát
sinh ngày càng nhiều và có tính độc hại ngày càng cao, nhiều loại rất khó bị

phân huỷ sinh học, đặc biệt là các KLN. Các KLN có thể được tích luỹ trong
đất trong thời gian dài gây ra nguy cơ tiềm tàng đối với môi trường.
Các chất thải có khả năng gây ô nhiễm KLN trong đất ở mức độ lớn
như chất thải công nghiệp tẩy rửa, công nghệ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,
thuốc nhuộm, màu vẽ, công nghiệp sản xuất pin, thuộc da, công nghiệp sản
xuất khoáng chất.
* Ô nhiễm KLN do hoạt động sản xuất nông nghiệp
Quá trình sản xuất nông nghiệp đã làm gia tăng đáng kể các KLN trong
đất. Các loại thuốc BVTV thường chứa As, Hg, Cu trong khi các loại phân
bón hoá học lại chứa nhiều Cd, Pb, As,...
Hàm lượng của một số KLN trong phân bón nông nghiệp được thể hiện
ở bảng dưới đây.
Bảng 1.3. Hàm lượng kim loại nặng trong nguồn phân bón nông nghiệp
Đơn vị:ppm
Đá vôi

Bùn
cống
thải

Phân
chuồng

Nước
tưới

TBVTV

2-120


0,1-24

2-30

<1-25

<10

3-30

-

-

-

<1-100

-

-

-

Cd

0,1-190

<0,1-9


<0,05-0,1

2-3000

<0,1-0,8

<0,05

-

Hg

0,01-2

0,3-3

-

<1-56

<0,01-0,2

-

0,6-6

Pb

4-1000


2-120

20-1250

2-7000

0,4-16

<20

11-26

Sb

<1-10

-

-

2-44

<0,1-0,5

-

-

Se


0,5-25

-

≤0,1

1-17

0,2-2,4

<0,05

-

Te

20-23

-

-

-

0,2

-

-


Kim
loại

Phân
photpho

Phân
Nitơ

As

<1-1200

Bi

(Nguồn: Lê Văn Khoa, 2004) [6]


7

2.1.2.2. Ô nhiễm kim loại nặng do hoạt động khai thác khoáng sản.
Hoạt động khai thác khoáng sản thải ra một lượng lớn KLN vào dòng
nước và góp phần gây ô nhiễm cho đất nhất là tại các mỏ khai thác theo phương
pháp truyền thống và những mỏ khai thác thổ phỉ. Lượng phát thải các KLN liên
quan đến hoạt động này không ngừng tăng lên trên quy mô toàn thế giới.
Bảng 1.4. Biến đổi hàm lượng kim loại nặng trong đất do các hoạt động
khai khoáng theo thời gian
Nguyên

Trước


1850 -

1900 -

tố

1850

1900

1940

Cu

45

13

Zn

50

Pb

Đơn vị: 103 tấn

1950

1960


1970

1980

49

2650

4212

6026

7660

15

40

1970

3286

5469

5220

55

25


51

1670

2387

3395

3096

Cd

-

-

-

6

11

17

15

Hg

-


-

-

1

1,4

1,5

1,2

( Nguồn: Nriagu & Pacyna,1988) [23]
Môi trường đất tại các mỏ vàng mới khai thác thường có độ kiềm cao
(pH: 8 - 9), ngược lại ở các mỏ vàng cũ, thường có độ axit mạnh (pH: 2,5 3,5); dinh dưỡng đất thấp và hàm lượng KLN trong đất rất cao [12].
1.3. Đặc điểm hoá học của Pb, Zn, Cd và As trong đất
1.3.1. Chì (Pb)
Chì nguyên chất hoà tan kém. Pb tồn tại chủ yếu ở dạng hoá trị II và
thường gặp với Zn. Chì trong đất được chia làm 10 dạng, theo các nhà khoa
học Mỹ bao gồm: hoà tan trong nước, trao dổi, có khả năng thay thế bởi Ag,
cacbonat, dạng dễ khử, phức liên kết với chất hữ cơ, kết hợp với oxit Fe ở
dạng tinh thể, dạng sunfit và các dạng khác.
Các dạng chì gây ô nhiễm đất do hoạt động nhân tạo có thể là PbClBr,
PbSO4, PbS, PbCO3 (trong công nghiệp khai khoáng), PbCO3, Pb(OH)2,
PbCrO4 (trong công nghiệp sơn).


8


Mặc dù Pb không bị hoà tan hoàn toàn trong đất nhưng nó vẫn được
hấp thụ qua lông rễ và được dự trữ trong tế bào. Một số nghiên cứu cho rằng
Pb có ảnh hưởng độc đến một số quá trình như quang hợp, sự phân bào, sự
thu hút nước, tuy nhiên dấu hiệu độc trong thực vật là không đặc trưng.
1.3.2. Kẽm (Zn)
Tổng lượng Zn trong đất thay đổi từ 10 - 300mg/kg, trung bình vào
khoảng 80mg/kg. Những nhân tố quan trọng kiểm soát sự linh động của Zn
trong đất là pH, chất hữu cơ, thành phần cơ giới, hàm lượng photphat trong
đất. Trong đất axit, kẽm dễ tiêu hơn và ngược lại trong đất kiềm độ dễ tiêu
của Zn thấp. Theo Lindsay,1976 thì chất sét và hữu cơ trong đất có khả năng
giữ Zn khá mạnh. Người ta thường tìm thấy ZN trong tầng đất hữu cơ và tầng
đất than bùn.
Kẽm có trong phế thải của nhiều ngành công nghiệp như công nghiệp
luyện kim màu, sản xuất ôtô, công nghiệp hoá chất. Bằng các con đường khác
nhau như lắng đọng, khai thác khoáng sản, sử dụng bùn thải, trầm tích để bón
ruộng,... Zn và những hợp chất của nó được đưa vào đất, tích luỹ trong đất
làm tăng hàm lượng vượt ngưỡng cho phép gây ra ô nhiễm Zn.
Zn là một nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên nếu hàm
lượng Zn cao có thể gây độc cho cây trồng vật nuôi và con người.
1.3.3. Cadimi (Cd)
Cd thường tìm thấy trong tự nhiên ở dạng hoá trị II. Trong môi trường
đất, tính linh động của Cd phụ thuộc vào: pH, loại đất, thành phần vật lý, hàm
lượng hữu cơ,... trong đó pH được coi là chỉ tiêu quan trọng quyết định tính di
động của Cd. Trong môi trường địa hoá thường thấy Cd đi cùng với Zn và có
ái lực lớn với S. Cd linh động trong môi trường axit hơn Zn. Adriano đã tổng
hợp các dạng tồn tại của Cd như sau: Dạng trao đổi, dạng khử, dạng cacbonat,
dạng hữ cơ, dạng lattice, dạng sunfit và dạng hoà tan.


9


Đối với thực vật, mặc dù Cd được xem là nhân tố không cần thiết
nhưng vẫn được hấp thụ qua là và rễ. Cd độc với cây trồng khi nó được tích
luỹ trong than và ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây.
1.3.4. Asen (As)
Asen được biết đến là nguyên tố độc hại tuỳ thuộc vào dạng tồn tại của
nó. Các hợp chất khác nhau thì tính độc của As cũng khác nhau và trong đất
trồng không phải dạng As nào cũng độc. Cây trồng hấp thu rất ít As vì vậy
hàm lượng As trong đất trồng thường không gây nguy hiểm.
Hai dạng tồn tại chủ yếu của As trong môi trường là asen (III) và asen
(V). Trong môi trường oxi hoá và thoáng khí, dạng tồn tại chủ yếu của As
trong nước và trong đất là asenat.
Những phản ứng của asen trong đất bị ảnh hưởng bởi mức oxi hoá của
nó. Tuy nhiên các ion asenat bị cố định chặt bởi những hợp chất trong đất như
các loại sét keo photphat, mùn, canxi,... Nhưng chất giữ chặt nhất là các oxit
nhôm, sắt đã bị hidrat hoá [3].
1.2. Hoạt động khai thác khoáng sản và các vấn đề môi trường liên quan
Hoạt động khai thác khoáng sản phát triển mạnh từ thập kỷ trước ở
nhiều quốc gia giàu tài nguyên như Nga, Mỹ, Australia, Campuchia,
Indonesia, Phillipines, Trung Quốc, Ấn Độ,... nhằm đáp ứng nhu cầu ngày
càng gia tăng nguyên liệu khoáng sản khác, mặc dù khai thác khoáng sản là
nguồn thu quan trọng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nhiều quốc gia. Tuy
nhiên ngành này cũng gắn liền với nhiều tác động môi trường và xã hội
nghiêm trọng, đặc biệt là hiện tượng mất đất canh tác, xói lở, suy thoái tài
nguyên và nguồn nước. Do đặc thù nên ngành khai thác khoáng sản dẫn tới
suy thoái tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên nước,... là rất lớn.
Các phương pháp khai thác mỏ hiện nay như nổ mìn hoặc khoan đều rất
thô sơ. Tác động môi trường tiêu cực từ khai thác mỏ thường xảy ra ngay



10

trong chính bản thân quá trình khai thác và các hoạt động liên quan như dọn
mặt bằng mỏ, vận chuyển và chế biến quặng. Suy thoái rừng và ô nhiễm nước
do khai thác khoáng sản không chỉ tác động tới hệ sinh thái mà còn tác động
tới sinh kế của người dân sống phụ thuộc vào nguồn tài nguyên này.
Điều đáng tiếc là các công ty khai khoáng ở các nước đang phát triển
trên thế giới đều rất ít được quan tâm đến tác động môi trường. Vấn đề này lại
càng trở nên trầm trọng hơn bởi một thực tế là thỏa thuận khai thác khoáng
sản giữa Chính phủ và các doanh nghiệp còn thiếu minh bạch, nỗ lực nhằm
kiểm soát nghiêm minh các hoạt động khai khoáng còn bị làm ngơ do sức hấp
dẫn của lợi nhuận mang lại. Những khu vực bị tàn phá do khai thác thường bị
bỏ quên và tổn hại môi trường hầu như không thể ngăn chặn được.
Sự phát triển của các ngành khai thác khoáng sản không đồng bộ với
biện pháp bảo vệ, cải tạo, phục hồi môi trường đã để lại những hậu quả suy
thoái môi trường tại các khu vực khai thác khoáng sản:
- Một diện tích lớn đất nông nghiệp, lâm nghiệp trước đây bị chiếm
dụng cho mục đích khai thác khoáng sản vẫn để hoang hóa sau khi khai thác.
- Tầng đất mặt bị xáo trộn gây khó khăn cho việc hoàn thổ, phục hồi
môi trường sau khai thác.
- Cân bằng nước khu vực bị phá vỡ, gia tăng các hiện tượng trượt lở,
bồi lấp, tích tụ chất rắn do sự biến đổi chế độ thủy văn dòng chảy mặt và
dòng chảy ngầm.
- Làm suy thoái thảm thực vật, suy giảm diện tích rừng, cạn kiệt trữ lượng gỗ,...
- Chất lượng nước ở các vùng khai thác khoáng sản bị ảnh hưởng. Phần
lớn nước ở các vùng khai thác khoáng sản đều bị ảnh hưởng bởi độ đục cao
do lượng bùn mịn trong nước thải cao. Các loại thuốc tuyển còn dư trong bùn
thải cũng có khả năng gây ô nhiễm nguồn tiếp nhận. Ở một số khu vực đất đá
thải còn có tiềm năng hình thành dòng axit mỏ có khả năng hòa tan các kim



11

loại nặng độc hại là nguồn ô nhiễm tiềm tàng đối với nước mặt và nước ngầm
khu vực.
- Các sự cố và rủi ro môi trường tại các vùng khai thác như trượt lở, sập
hầm,...[12].
Như vậy, hoạt động khai thác khoáng sản trên thế giới đã góp phần không
nhỏ trong phát triển kinh tế của các quốc gia. Tuy nhiên, hoạt động này lại gây ra
những tác động tiêu cực đến môi trường, làm ô nhiễm, suy thoái môi trường.
1.2.1. Hoạt động khai thác khoáng sản ở Việt Nam
Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong
phú với gần 5.000 mỏ và điểm quặng của khoảng 60 loại khoáng sản khác
nhau. Những năm gần đây, vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do tình
trạng hoạt động khai thác khoáng sản đang là vấn đề bức xúc diễn ra trên
khắp cả nước. Một thực tế không thể phủ nhận rằng, không dễ dàng kết hợp
hài hoà giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường, khai thác và sử
dụng một cách hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, nhất là đối với nước ta, trong
giai đoạn đầu của thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá, khi mà nền kinh tế
về cơ bản vẫn phải dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn có hạn [16].
1.2.1.1. Hiện trạng khai thác một số khoáng sản
Theo kết quả của công tác điều tra, khảo sát, thăm dò địa chất cho thấy,
Việt Nam có tiềm năng khoáng sản khá phong phú, đa dạng. Nhiều khoáng
sản có trữ lượng lớn như bôxit, quặng sắt, đất hiếm, apatit,… chủng loại
khoáng sản đa dạng.
Hiện trạng khai thác và chế biến một số khoáng sản kim loại chính:
* Quặng sắt:
Ở Việt Nam hiện nay đã phát hiện và khoanh định được trên 216 vị trí
có quặng sắt, có 13 mỏ trữ lượng trên 2 triệu tấn, phân bố không đều, tập
trung chủ yếu ở vùng núi phía Bắc.



12

Trong tất cả các mỏ quặng sắt của Việt Nam, đáng chú ý nhất là có hai
mỏ lớn đó là mỏ sắt Quý Xa ở Lào Cai và mỏ sắt Thạch Khê ở Hà Tĩnh. Năng
lực khai thác quặng sắt hiện nay có thể đáp ứng sản lượng là 500.000
tấn/năm.
* Bô xít:
Nước ta có tiềm năng rất lớn về quặng bôxít với tổng trữ lượng và tài
nguyên dự báo đạt khoảng 5,5 tỷ tấn, phân bố chủ yếu ở tỉnh Đắc Nông, Lâm
Đồng, Gia Lai, Bình Phước,…
Nhìn chung, nước ta có trữ lượng tài nguyên bôxít lớn, chất lượng
tương đối tốt, phân bố tập trung, điều kiện khai thác thuận lợi. Mặt khác, thị
trường cung - cầu sản phẩm alumin trên thị trường thế giới hiện nay rất thuận
lợi cho phát triển ngành công nghiệp nhôm ở nước ta.
* Quặng titan:
Theo kết quả điều tra, thăm dò địa chất, cho tới nay đã phát hiện 59 mỏ
và điểm quặng titan, trong đó có 6 mỏ lớn có trữ lượng từ 1 đến 5 triệu tấn, 8
mỏ trung bình có trữ lượng > 100.000 tấn và 45 mỏ nhỏ và điểm quặng.
Ngành Titan hoạt động với giá trị xuất khẩu quặng tinh titan 20-30 triệu
USD/năm, có hiệu quả kinh tế đáng kể, đặc biệt có ý nghĩa kinh tế xã hội với
nhiều địa phương suốt dọc ven biển từ Thanh Hoá đến Bình Thuận.
* Quặng thiếc:
Ở nước ta, thiếc được khai thác sớm nhất tại vùng Pia Oắc - Cao Bằng
khoảng cuối thế kỷ XVIII. Đến 1945, người Pháp đã khai thác khoảng 32.500
tấn tinh quặng SnO2. Sau hoà bình lập lại, mỏ thiếc Tĩnh Túc Cao Bằng được
Liên Xô (cũ) thiết kế và trang bị bắt đầu hoạt động từ 1954. Đây cũng là mỏ
thiếc lớn đầu tiên khai thác, chế biến có quy mô công nghiệp.
Hiện nay, công nghệ luyện thiếc bằng lò điện hồ quang do Viện Nghiên

cứu Mỏ và Luyện kim nghiên cứu thành công và chuyển giao, ứng dụng vào


13

sản xuất đã đạt được những chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tiên tiến. Bằng việc
nghiên cứu ứng dụng điện phân thiếc đạt thiếc thương phẩm loại I: 99,95%;
Viện Nghiên cứu Mỏ và Luyện kim và Công ty Luyện kim mầu Thái Nguyên
đã xây dựng các xưởng điện phân thiếc với công suất: 500-600tấn/năm. Hiện
nay, có ba xưởng điện phân thiếc thương phẩm loại I xuất khẩu với tổng công
suất là 1.500tấn/năm - 1.800tấn/năm.
* Quặng đồng:
Quặng đồng phát hiện ở Việt Nam cho tới nay đáng kể nhất là ở mỏ
đồng Sinh Quyền - Lào Cai, sau đó là mỏ đồng Niken - Bản Phúc.
Công nghệ khai thác lộ thiên kết hợp với hầm lò. Công nghệ tuyển nổi
đồng để thu được quặng tinh đồng, tinh quặng đất hiếm và tinh quặng
manhêtit. Khâu luyện kim áp dụng phương pháp thuỷ khẩu sơn (luyện bể) cho
ra đồng thô, sau đó qua lò phản xạ để tinh luyện và đúc dương cực, sản phẩm
đồng âm cực được điện phân cho đồng thương phẩm.
* Quặng kẽm chì:
Các mỏ kẽm chì ở nước ta đã được phát hiện và khai thác, chế biến từ
hàng trăm năm nay. Hiện nay, Công ty Kim loại mầu Thái Nguyên đã xây
dựng xong nhà máy điện phân kẽm kim loại tại khu Công nghiệp Sông Công
Thái Nguyên với công nghệ, thiết bị của Trung Quốc công suất kẽm điện
phân là: 10.000 tấn/năm.
Từ nguồn nguyên liệu là tinh quặng tuyển nổi và bột kẽm từ 50.000100.000 tấn quặng nguyên khai/năm, sẽ tiến hành xây dựng hai nhà máy điện
phân kẽm tại Tuyên Quang và Bắc Cạn với công suất mỗi nhà máy khoảng
20.000 tấn kẽm/năm. Xây dựng một nhà máy luyện chì và tách bạc với công
suất 10.000 tấn chì thỏi và 15.000 kg bạc/năm. Các nhà máy điện phân kẽm
và luyện chì dự kiến sẽ xây dựng trong giai đoạn 2008-2015.



14

Như vậy, trữ lượng tài nguyên nước ta đang được khai thác và chế biến
phục vụ trong nước và xuất khẩu. Nhiều công ty, nhà máy khai thác chế biến
khoáng sản được thành lập với sản lượng lớn phục vụ mục tiêu tăng trưởng
kinh tế [5].
1.2.1.2. Hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Thái Nguyên là một tỉnh nằm ở trung du và miền núi Bắc Bộ, có diện
tích tự nhiên 3.541km2, dân số khoảng 1.085.000 người. Thái Nguyên nằm
trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng
Thái Bình Dương. Thái Nguyên có nguồn khoáng sản rất phong phú, hiện có
khoảng 34 loại hình khoáng sản phân bố tập trung ở các vùng giáp thành phố
Thái Nguyên, Trại Cau (Đồng Hỷ), Thần Sa (Võ Nhai),… khoáng sản ở Thái
Nguyên có thể chia làm 4 loại, bao gồm: than mỡ (trên 15 triệu tấn), than đá
(trên 90 triệu tấn); nhóm khoáng sản kim loại bao gồm 47 mỏ và điểm quặng;
titan có 18 mỏ và điểm quặng; kim loại màu (thiếc, vonfram, chì, kẽm, vàng,
đồng,…); kim loại khác, bao gồm: pyrits, barit, photphorit,… tổng trữ lượng
khoảng 60.000 tấn; nhóm khoáng sản để sản xuất vật liệu gồm đá xây dựng,
đất sét, đá sỏi,… với trữ lượng lớn khoảng 84,6 triệu tấn.
Theo số mỏ và điểm quặng, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã phát hiện
177 điểm quặng và mỏ khoáng sản rắn và một mỏ nước khoáng. Tính đến
31/12/2005 tổng số mỏ đưa vào khai thác (kể cả khai thác tận thu và khai thác
cát sỏi) là 45 mỏ.
Trong đó:
- Khai thác than: 6 mỏ;
- Khai thác quặng sắt: 1 mỏ;
- Khai thác titan: 3 mỏ;
- Khai thác quặng chì kẽm: 4 mỏ (1 mỏ đang làm thủ tục đóng cửa mỏ);

- Khai thác quặng wonfram đa kim: 1 mỏ;


15

- Khai thác quặng thiếc: 1 mỏ;
- Khai thác đá vôi: 12 mỏ;
- Khai thác đất sét xi măng: 1 mỏ;
- Khai thác đất sét gạch ngói: 2 mỏ;
- Khai thác đolomit: 3 mỏ, trong đó 1 mỏ đã đóng cửa;
- Khai thác cao lanh: 1 mỏ;
- Khai thác barit: 4 mỏ, trong đó 3 mỏ đã đóng cửa;
- Khai thác nước khoáng: 1 mỏ;
- Khai thác cát sỏi: 5 khu vực.
Thái nguyên cũng là tỉnh có nhiều kim loại. Những mỏ kim loại có trữ
lượng lớn và khai thác mỏ là mỏ chì làng Hích, mỏ sắt Trại Cau, mỏ barit Hợp Tiến I ở Đồng Hỷ; mỏ thiếc, pirit - Hà Thượng ở Đại Từ.
a. Hoạt động của các doanh nghiệp được cấp giấy phép
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 46 đơn vị, tổ chức, doanh
nghiệp hoạt động khai thác khoáng sản; trong đó có 13 doanh nghiệp nhà
nước, 02 công ty liên doanh, 17 công ty cổ phần, 07 công ty TNHH, 06 doanh
nghiệp tư nhân, 03 hợp tác xã. Theo thống kê mới nhất của Sở Tài nguyên &
Môi trường tỉnh Thái Nguyên, toàn tỉnh hiện có 111 mỏ, điểm mỏ khoáng sản
đã được cấp giấy phép khai thác, trong đó có 7 mỏ khoáng sản làm nguyên
liệu xi măng, 37 mỏ vật liệu thông thường, chủ yếu là mỏ khai thác đá, cát
sỏi.
Phần lớn các đơn vị thực hiện đúng quy định của pháp luật trong khai
thác khoáng sản, hoàn chỉnh, bổ sung theo hướng dẫn của cơ quan chức năng
các thủ tục pháp lý của khai thác khoáng sản, đăng ký sử dụng vật liệu nổ
công nghiệp, thuê đất, lập báo cáo định kỳ theo quy định kính gửi cơ quan có
chức năng... các mỏ đã dần đổi mới công nghệ, thiết bị khai thác, đầu tư máy



16

móc chuyên dụng, giải phóng sức lao động của công nhân, nâng cao chất
lượng, tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu khoáng sản.
b. Hoạt động khai thác khoáng sản trái phép
Hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh rộ lên từ
năm 2003 tập trung ở những khu vực có titan, quặng sắt, vàng. Những điểm
nóng phải kể đến là mỏ quặng sắt ở Trại Cau (huyện Đồng Hỷ), mỏ titan tại
xã Động Đạt (huyện Phú Lương), mỏ vàng tại xã Thần Sa (huyện Võ Nhai).
Các hoạt động khai thác tuyển rửa, vận chuyển trái phép quặng sắt
trong vùng mỏ Trại Cau; quặng chì kẽm tại khu vực mỏ kẽm chì làng Hích xã
Tân Long huyện Đồng Hỷ và khai thác quặng thiếc khu vực xã Tân Thái
huyện Đại Từ về cơ bản đã được ngăn chặn, kiểm soát. Tuy nhiên, hiện tượng
nêu trên vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát do tác động của thị trường và điều
kiện địa hình xa xôi, hẻo lánh, khó khăn trong công tác quản lý.
Ngoài ra còn có các hiện tượng khai thác cát sỏi trên sông Cầu và sông
Công gây sạt lở đất ven bờ, cản trở giao thông thủy, thay đổi dòng chảy đã
được kiểm tra, xử lý nhưng chưa triệt để [13].
Tình hình khai thác các mỏ kim loại và sản lượng khai thác được thể
hiện như bảng 1.5.
Bảng 1.5. Tình hình khai thác chì, kẽm một số mỏ tại tỉnh Thái Nguyên

Tên mỏ
Chì làng Hích
Kẽm Côi Kỳ
Kẽm Bản Tốn
Kẽm Phú Độ
Tổng cộng


Công
suất thiết
kế (1000)
15
18
2,4
10

Đơn vị: tấn nguyên liệu
Sản lượng khai thác
2001

2002

2003

2004

2005

2006

19.200

25.370

29.543
1.000
576


19.200

25.370

31.119

21.500
k.k.t
806
c.k.t
22.306

5.765
k.k.t
418
10.000
16.183

21.000
đ.c.m
3.078
3.600
27.678

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên) [13]


×