TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN TPHCM
MÔN: ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
(CTH002)
GV: NGÔ QUANG ĐỊNH
SINH VIÊN : CAO KHẮC LÊ DUY
MSSV: 1351008
BÀI THU HOẠCH CHUYẾN ĐI THAM QUAN BẢO
TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
1
TỘI ÁC CỦA QUÂN ĐỘI HOA KỲ TRONG
CHIẾN TRANH VIỆT NAM
Nói đến chiến tranh, Việt Nam có lẽ là đất nước trải qua nhiều cuộc chiến nhất xuyên suốt lịch sử hình
thành và phát triển của mình, từ 1000 năm Bắc thuộc đến đế quốc Pháp rồi đế quốc Mỹ xâm lược. Trong
đó cuộc kháng chiến chống Mỹ thống nhất đất nước kéo dài hơn 20 năm là khốc liệt hơn cả khi mà đế
quốc Mỹ khi đó là cường quốc quân sự đứng đầu thế giới. Không những sử dụng vũ khí tối tân hiện đại,
những chính sách tàn ác của những kẻ đứng đầu Hoa Kỳ lúc bấy giờ đối với Việt Nam cùng với những
chiến dịch dã man chỉ huy bởi những kẻ máu lạnh đã đưa đất nước ta vào thời kỳ có thể nói là đen tối
nhất trong lịch sử.
Khởi nguồn của chiến tranh:
Ở thời điểm trước chiến tranh Việt Nam - Hoa Kỳ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho Tổng thống Mỹ
Harry Truman kêu gọi Mỹ can thiệp khẩn cấp để ủng hộ nền độc lập non trẻ của Việt Nam, nhưng không
được hồi đáp vì Mỹ xem Hồ Chí Minh là "tay sai của Quốc tế cộng sản" nên phớt lờ lời kêu gọi hỗ trợ nền
độc lập của Việt Nam.Cuối tháng 9 năm 1946, Mỹ rút tất cả các nhân viên tình báo tại Việt Nam về nước,
chấm dứt liên hệ với chính phủ Hồ Chí Minh.
Theo tài liệu Lầu Năm góc, chính phủ Mỹ "ủng hộ nguyện vọng độc lập dân tộc tại Đông Nam Á" trong đó
có Việt Nam, nhưng với điều kiện lãnh đạo của những nhà nước mới không ủng hộ chủ nghĩa cộng sản,
họ đặc biệt ủng hộ việc thành lập các "nhà nước phi Cộng sản" ổn định trong khu vực tiếp giáp Trung
Quốc. Theo thuyết Domino, Mỹ hỗ trợ các đồng minh tại Đông Nam Á để chống lại các phong trào mà họ
cho là "lực lượng cộng sản muốn thống trị Châu Á dưới chiêu bài dân tộc". Mỹ thúc giục Pháp nhượng
bộ chủ nghĩa dân tộc tại Việt Nam, nhưng mặt khác họ không thể cắt viện trợ cho Pháp vì sẽ mất đi đồng
minh trước những mối lo lớn hơn tại Châu Âu. Tóm lại, chính sách của Mỹ gồm 2 mặt không tương thích:
một mặt hỗ trợ người Pháp chiến thắng trong cuộc chiến chống Việt Minh - tốt nhất là dưới sự chỉ đạo
của Mỹ, mặt khác Mỹ dự kiến sau khi chiến thắng, người Pháp sẽ - một cách cao cả - rút khỏi Đông
Dương.
Thêm vào đó, theo Félix Green, mục tiêu của Mỹ không phải chỉ có Việt Nam và Đông Dương, mà là toàn
bộ vùng Đông Nam Á, vì đây là "một trong những khu vực giàu có nhất thế giới, đã mở ra cho kẻ nào
thắng trận ở Đông Dương. Đó là lý do giải thích vì sao Mỹ ngày càng quan tâm đến vấn đề Việt Nam...
Đối với Mỹ đó là một khu vực phải nắm lấy bằng bất kỳ giá nào"
Như vậy, vì lợi ích của mình, Hoa Kỳ đã gây ra một cuộc chiến đẫm máu, tan thương cho cả một dân tộc
Việt Nam vừa giành được nền độc lập mong manh từ tay Pháp.
Những sự kiện kinh hoàng đối với người dân Việt Nam trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ:
Trong suốt cuộc chiến ,Hoa Kỳ đã thực hiện vô số chiến dịch nhằm tiêu diệt lực lượng kháng chiến của ta
nhưng điều đáng nói ở đây là quân đội Hoa Kỳ giết hại cả những người dân thường. Điều này đã làm gia
tăng thêm sự căm thù của dân tộc Việt Nam đối với “người anh cả của thế giới” lúc bấy giờ.
Thảm sát Mỹ Lai 1968
Thảm sát Mỹ Lai là một trong những tội ác của quân đội Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam. Vụ thảm sát
xảy ra vào ngày 16 tháng 3 năm 1968 tại thôn Mỹ Lai, làng Sơn Mỹ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
2
Đơn vị gây nên vụ thảm sát là đại đội C (charlie), tiểu đoàn 1, trung đoàn
4, lữ đoàn bộ binh số 11, sư đoàn Americal (Sư đoàn bộ binh số 23), thuộc
Lục quân Hoa Kỳ. Vụ việc chỉ xảy ra chưa đầy 1 tháng sau sự kiện Tết Mậu
thân do tình báo Mỹ cung cấp thông tin là có 1 tiểu đoàn của quân giải
phóng rút về đây.
bị giết. Từ trẻ đến già, từ
cả đều bị giết.
Sáng 16 tháng 3, pháo binh và trực thăng bắt đầu đợt bắn phá ngắn dọn
đường cho quân Mỹ tiến vào Sơn Mỹ. Trong làng không có bất cứ 1 lính
Việt Cộng nào trong làng mà chỉ có mỗi phụ nữ và trẻ em. William Calley chỉ huy đơn vị bắt đầu cho binh lính mình nã súng vào vị trí mà ông gọi là
"địa điểm tình nghi có đối phương". Mức độ
Ảnh 1: Những người phụ nữ Việt
dã man ngày càng tăng lên, người hay gia
Nam với các em nhỏ tại Mỹ Lai
súc đều bị giết. Lính Mỹ dùng lựu đạn, lưỡi
ngày 16 tháng 3 năm 1968. Họ bị
lính Mỹ giết gần như ngay sau khi
lê và súng trường giết người 1 cách rất
bức ảnh được chụp
"thoải mái", cả những người đầu hàng cũng
bé đến lớn, không kể người hay súc vật, tất
“Binh lính bắt đầu nổi điên, họ xả súng vào đàn ông không mang
vũ khí, đàn bà, trẻ em và cả trẻ sơ sinh. Những gia đình tụm lại ẩn
nấp trong các căn lều hoặc hầm tạm bị giết không thương tiếc.
Những người giơ cao hai tay đầu hàng cũng bị giết... Những nơi
khác trong làng, nỗi bạo tàn (của lính Mỹ) mỗi lúc chồng chất. Phụ
nữ bị cưỡng bức hàng loạt; những người quỳ lạy xin tha bị đánh
đập và tra tấn bằng tay, bằng báng súng, bị đâm bằng lưỡi lê. Một
số nạn nhân bị cắt xẻo với dấu "C Company" ("Đại đội C") trên
ngực. Đến cuối buổi sáng thì tin tức của vụ thảm sát đến tai
thượng cấp và lệnh ngừng bắn được đưa ra. Nhưng Mỹ Lai đã tan
hoang, xác người la liệt khắp nơi”.(Theo BBC, ngày 20 tháng 7 năm
1998)
Duy nhất chỉ có chuẩn úy Hugh Thompson - phi công lái trực thăng
OH-23 cũng tổ bay của mình là những người ngăn cản đồng đội
thực hiện việc giết chóc và cứu họ. Chính mắt Thompson đã nhìn
thấy đại úy Medina đã bắn thẳng vào đầu 1 phụ nữ, khi bị buộc tội
thì ông ta biện hộ: "người phụ nữ đang cầm 1 quả lựu đạn !".
Ảnh 2: Nạn nhân của vụ thảm sát Mỹ Lai năm
1968
Thảm sát Thạnh Phong
Thảm sát Thạnh Phong là sự kiện xảy ra ngày 25 tháng 2 năm 1969
tại Khâu Băng (ấp Thạnh Hòa, xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú,
tỉnh Bến Tre), lực lượng biệt kích đặc nhiệm hải quân SEAL của
quân đội Mỹ, do Bob Kerrey chỉ huy, giết hại 21 thường dân gồm
người già, phụ nữ và trẻ em trong khi truy tìm một cán bộ Mặt trận
Dân tộc Giải phóng miền Nam.
3
Sau cuộc thảm sát, Bob Kerrey được tặng thưởng huân chương Sao Đồng (Bronze Star) do "kết quả của
cuộc tuần tiễu là 21 Việt Cộng bị giết, hai căn nhà bị phá hủy, và thu được 2 vũ khí !"
Năm 2001, Tạp chí New York Times và chương trình 60 Minutes II của đài truyền hình Mỹ CBS đã thực
hiện một loạt phóng sự về sự kiện trên. Theo lời kể của 1 số nhân chứng thì đội của ông đầu tiên đã tấn
công và dùng dao giết nhiều người trong một ngôi nhà mà trong đó chỉ có người già và trẻ em, sau đó họ
nã súng vào giữa làng giết nhiều phụ nữ. Cuối cùng, Bob Kerrey đã phải nhận tội với tư cách là chỉ huy
đội biệt kích. Lời biện hộ của ông là: "Quy trình tiêu chuẩn là phải
Ảnh 3: Bob Kerry (2006)
loại bỏ những người mà chúng tôi chạm trán"
Chiến dịch Speedy Express
Ảnh 4: Ống cống là vật dụng của gia đình ông Bùi Văn Vát ở ấp 5, xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Đêm
25.2.1969, trong một cuộc thảm sát ba đứa bé là cháu nội ông Vát đã ẩn nấp trong ống cống này nhưng vẫn bị lính biệt kích Mỹ
bắt ra đâm chết hai cháu gái và mổ bụng cháu trai
Chiến dịch do quân đội Hoa Kỳ mở ra vào đầu tháng 12 năm 1968 đến ngày 11 tháng 5 năm 1969 tại địa
phận các tỉnh Định Tường, Kiến Hòa và Gò Công. Cuộc tấn công theo Hoa Kỳ là đã "thành công mỹ mãn"
với tổn thất của quân đội Hoa Kỳ chỉ là 40 tử trận, 312 bị thương còn thương vong của Quân Giải Phóng
theo Hoa Kỳ lên tới 10.889. Tuy chiến dịch đã gây tổn thất cho Mặt Trận nhưng 1 vụ bê bối đã nổ ra khi
số liệu thống kê không phù hợp: Mỹ tuyên bố có 10.889 quân Giải phòng bị tiêu diệt nhưng họ chỉ thu
được 748 vũ khí. Theo các nhà bình luận, ít nhất đã có 5000 thường dân bị giết hại, tức chiếm 50% số
lượng "địch bị giết" trong báo cáo của Mỹ, báo chí đã so sánh chiến dịch với vụ thảm sát Mỹ Lai.
Trong số báo ra ngày 1 tháng 12 năm 2008 trên tạp chí Nation, tác giả Nick Turse đã viết bài báo có nhan
đề "A My Lai a Month " theo đó ông cho rằng Chiến dịch Speedy Express là để thảm sát dân thường.
4
Chiến dịch Phụng Hoàng
Chiến dịch Phụng Hoàng (1968-1975) là một chiến dịch
ám sát hay có thể nói là khủng bố do tình báo Việt Nam
Cộng hòa phối hợp với Cục Tình báo Trung ương Hoa Kỳ
(CIA) thực hiện, mục tiêu của chiến dịch là ám sát các
cán bộ cách mạng của Mặt trận giải phóng
Ảnh 5: Tờ rơi tuyên truyền chiến dịch
Số người bị kết tội lớn đến nỗi không thể tin
nổi:
22.013 đầu hàng, 24.843 bị giết, 26.369 bị bắt, tổng cộng là 73.225. Điều này chứng tỏ nhiều người bị
giết không phải là cán bộ mặt trận mà chỉ là thường dân
Tra tấn tù nhân dã man:
Những hình thức tra tấn ghê rợn:
Ảnh 9:Chuồng cọp
7: Trakim":
điện dùng
(đòn "đi
tàu cây
điện")
Ảnh Ảnh
8: "đóng
những
kimdùng
Ảnh 6: "Nước nhỏ giọt": người tù bị trói
"chuồng cọp kẽm gai": loại chíchdây
chặt ngay dưới vòi nước vặn nhỏ giọt lên
thoạitừ
quân
đội10
làm
máy
phát điện
đã điện
cũ, đóng
từ vào
đầu
ngón
một chỗ cố định đã bị cạo sẵn 1 mảng
chuồng cọp làm toàn bằng dây tay. hay dùng điện dân dụng. Hai đầu dây dẫn
tóc trên đầu. Độ 2 giờ sau thì mỗi giọt
điện được nối vào cơ thể người tù. Không
kẽm gai, được đan chằng chịt
nước là một thanh sắt giáng xuống đầu
để lại vếttiích nhưng gây đau tim, đau thần
xung quanh và trên nóc. Chuồng kinh, nếu tra tấn ở bộ phận sinh dục có thể
người tù
cọp này đặt ở ngoài trời trong làm tuyệt đường con cái
phân khu. Mỗi phân khu có đến
hai, ba chuồng cọp - loại nhốt 1
người và loại nhốt 3-5 người. Kích thước chuồng cọp rất đa dạng, có loại cho tù nhân nằm trên đất cát,
có loại buộc tù nhân phải nằm trên dây kẽm gai, có loại chỉ nằm hoặc đứng; có loại chỉ ngồi lom khom;
loại phải đứng lom khom, không đứng thẳng được mà ngồi xuống thì sẽ phải ngồi trên dây kẽm gai. Tù
nhân phải cởi áo, quần dài, chỉ được mặc quần cụt để phơi nắng, phơi sương, dầm mưa suốt ngày đêm.
"roi cá đuối": giám thị dùng những chiếc roi cá đuối
dài, đem phơi để đánh tù. Trước khi bị đánh, tù nhân
phải cởi áo để bị đánh vào da thịt trần. Roi cá đuối
thường quấn lấy thân nạn nhân, rồi giật ra, làm da thịt
bị đứt theo. Giám thị sau đó có thể lấy muối ớt xát vào
da thịt nạn nhân. Đầu năm 1970, phái đoàn Hồng
Ảnh 10: Quản ngục đánh đập tù nhân
Thập Tự Quốc tế khi đến thị sát nhà tù Phú Quốc đã
bắt gặp một chiếc roi cá đuối dính máu khô.
5
“Tra rắn”: dùng để tra tấn phụ nữ nhằm vào tâm lý sợ
rắn của chị em và làm tuyệt đường sinh đẻ.
"ăn cơm nhạt": tù nhân không được ăn muối, sau hai
tháng mắt sẽ bị mờ, sau 5-6 tháng liền có người bị mù
hẳn.
"lộn vỉ sắt": các tấm vỉ sắt loại có lỗ tròn và đầy mấu
để mắc vào nhau và lật ngửa làm "đường băng sân
bay" rồi bắt tù binh cởi áo, cởi quần ngoài, chỉ còn
chiếc quần đùi. người tù bị bắt cắm đầu xuống vỉ sắt
lộn
Ảnh 11: Tra rắn
ra sau, sau vài lần là lưng người tù tóe máu, đầu
bị
bứt tóc, tróc da tơi tả.
"gõ thùng": lấy thùng phuy úp lên tù nhân đang ngồi xổm, rồi gõ vào thùng. Tù nhân sẽ bị đau đầu, sẽ bị
điếc vì tiếng gõ mạnh và sức ép không khí. Cũng bằng cách gõ vào thùng phuy đổ đầy nước, bên trong
thùng là tù nhân. Kiểu tra tấn này có thể khiến tù nhân bị hộc máu vì sức ép của nước.
"đục răng" và "bẻ răng": kê đục vào sát chân răng của người tù, dùng búa đóng làm răng gãy văng ra.
"đóng đinh": những chiếc đinh 3 phân được dùng để đóng vào các ngón tay của tù binh trong quá trình
tra tấn. Mỗi lần bị đóng đinh, xương ngón tay của người tù bị vỡ nát. Ngoài ra còn có loại đinh 7, 8 phân
hoặc cả tấc để đóng vào thân người tù ở các vùng: cổ chân, khớp vai, mắt cá, ống quyển, đầu. Có người
bị đóng đinh đến chết, sau này khi bốc mộ vẫn còn đinh găm trong hài cốt.
Lấy bao bố trùm lên người tù rồi ném vào chảo nước sôi. Ba người tù ở phân khu C6 đã bị luộc chết.
Dùng bóng đèn công suất lớn để sát mặt người tù trong thời gian dài cho nổ con ngươi.
Dùng lửa đốt miệng, bộ phận sinh dục.
Vụ thảm sát tại nhà tù Phú Lợi:
Ngày 30 tháng 11 năm 1958, nhà tù đã bỏ thuốc độc vào khẩu phần ăn của tù nhân nhằm thủ tiêu các người tù
cộng sản khiến hàng ngàn tù nhân bị trúng độc,đến ngày 1 tháng 12 năm 1958 số người tử vong đã lên đến hàng
ngàn người.
Mưa bom
Không quân Hoa Kỳ gần như tham gia mọi trận đánh và chiến dịch trong
Chiến tranh Việt Nam,nhiệm vụ của nó là yểm trợ,dọn đường bằng
bom đạn,không kích phá hủy cơ sở hạ tầng ở miền Bắc.Vì vậy,Việt Nam
là nơi chứa lượng bom đạn mà Hoa Kỳ rải nhiều nhất trên thế giới.
Một số trọng điểm như Đường Trường Sơn chịu 4.000.000 tấn bom;
Khe Sanh tuy là khu vực chỉ có rộng 8 km² giữa hai bên trong trận Khe
Sanh nhưng chịu 100.000 tấn bom đạn, biến nơi đây là nơi có mật độ
bom đạn phải hứng chịu lớn nhất trong lịch sử; Khu phi quân sự Vĩ
tuyến 17 (Vietnamese Demilitarized Zone - DMZ); Ngã ba Đồng Lộc;
Chiến dịch Sấm Rền làm Mỹ tiêu tốn 864.000 tấn bom, 72.000 dân
thường Việt Nam bị chết và bị thương, Quảng Trị và đặc biệt tại khu vực
thành cổ và thị xã vào năm 1972 đã hứng chịu 28 nghìn tấn bom đạn,
9552 nghìn viên đạn pháo 105mm, 55 nghìn viên đạn pháo 155mm,
8164 viên đạn pháo 175mm, hơn 615 nghìn viên đạn hải pháo, sức
công phá bằng 7 quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima, v.v., và còn
6
nhiều nơi nữa tại Việt Nam mà mặt đất vẫn chứa đầy bom đạn. Những tấn bom đạn còn ghim sâu trong
lòng đất của nước ta vẫn đang là mối nguy hại to lớn cho tính mạng người dân Việt Nam dù chiến tranh
đã đi qua được gần 40 năm.Đó là một minh chứng cho sự tàn khốc của cuộc kháng chiến chống Mỹ, một
cuộc chiến mà đến bây giờ, tàn dư của nó không những vẫn chưa được xóa sạch mà còn đang tiếp tục
ám ảnh người dân Việt Nam, những người đã ở trong cuộc chiến cũng như những thế hệ sau chiến
tranh.
Sau đây là một số hình ảnh cho ta thấy rõ nét nhất sự mất mát to lớn mà những trận mưa bom thực hiện
bởi Hoa Kỳ lên lãnh thổ Việt Nam gây ra cho nhân dân ta, chúng đã cướp đi cuộc sống của vô số người
dân vô tội, hành hạ những người còn sống với những khuyết tật không thể chữa lành :
Ảnh 12: Nạn nhân bom đinh
Ảnh 14:Năm đứa con của ông Lê Văn Chữ ở ấp Tân Quảng,
xã Tân Hưng Tây tỉnh Cà Mau bị bom Mỹ giết hại năm 1965
Ảnh 13: Hồ Văn Lợi bị thương do dẫm trúng bom
mìn của Mỹ còn sót lại
Ảnh 16: Nạn nhân bom lân tinh
Ảnh 15: Nạn nhân bom napalm
Chất độc màu da cam
Đây có lẽ là tội ác lớn nhất của quân đội Hoa Kỳ đối với nhân dân Việt Nam – sử dụng vũ khí hóa học. Vì
đặc điểm môi trường chiến đấu của quân dân ta là rừng núi , lợi dụng những tán cây cao to rậm rạp để
ngụy trang và ẩn mình nên quân đội Mỹ gặp rất nhiều khó khăn trong việc trinh sát và đánh chặn. Từ đó ,
họ nảy ra một ý tưởng điên rồ là sử dụng thuốc diệt cỏ để phát quang, mở rộng tầm nhìn mà không hề
nghĩ tới những hậu quả ghê gớm của loại thuốc này lên con người.
“Khi chúng tôi (các nhà khoa học quân sự) tiến hành chương trình về thuốc diệt cỏ trong những năm
1960, chúng tôi đã được cảnh báo về khả năng hủy hoại của thuốc diệt cỏ đã nhiễm dioxin. Thậm chí
7
chúng tôi còn được cảnh báo rằng thuốc diệt cỏ theo công thức "quân đội" có nồng độ dioxin cao hơn
các loại thuốc diệt cỏ "dân sự" vì giá thành thấp và thời gian sản xuất ngắn. Tuy nhiên, vì sản phẩm được
sử dụng trên "đối phương" nên không ai trong chúng tôi tỏ ra quan tâm thái quá. Chúng tôi không bao
giờ hình dung ra cảnh binh lính của mình cũng sẽ bị nhiễm độc. Và, nếu xảy ra tình huống này, chúng tôi
mong chính phủ của chúng ta sẽ trợ giúp các cựu chiến binh bị phơi nhiễm..”
(Tiến sĩ James Clary, một nhà khoa học từng phục vụ trong Không lực Hoa Kỳ, người đã thiết
kế các thùng chứa thuốc khai quang đặt trên trực thăng, và cũng là người viết báo cáo tổng
kết về Chiến dịch Ranch Hand)
Chất độc họ dùng ở đây là loại chất độc được điều chế từ Hormone thực vật và 2,3,7,8-TCDD dioxin. Nó
là một chất lỏng trong; tên của nó được lấy từ màu của những sọc được vẽ trên các thùng phuy dùng để
vận chuyển nó. Quân đội Hoa Kỳ còn có một số mã danh khác để chỉ đến các chất được dùng trong thời
kỳ này: "chất xanh" (Agent Blue, cacodylic acid), "chất trắng" (Agent White, hỗn hợp 4:1 của 2,4-D và
picloram), "chất tím" (Agent Purple) và "chất hồng" (Agent Pink).
Dioxin là tên gọi chung của một nhóm hàng trăm các hợp chất hóa học tồn tại bền vững trong môi
trường cũng như trong cơ thể con người và các sinh vật khác. Tùy theo số nguyên tử Cl và vị trí không
gian của những nguyên tử này, dioxine có 75 đồng phân PCDD (poly-chloro-dibenzo-dioxines) và 135
đồng phân PCDF (poly-chloro-dibenzo-furanes) với độc tính khác nhau. Dioxine còn bao gồm nhóm các
poly-chloro-biphényles, là các chất tương tự dioxine, bao gồm 419 chất hóa học trong đó có 29 chất đặc
biệt nguy hiểm. EPA ( Cơ Quan Bảo Vệ Môi Sinh Hoa Kỳ ) cũng đã công nhận dioxin là một chất gây ung
thư cho con người đồng thời các nhà khoa học cũng khẳng định một người nếu bị phơi nhiễm dioxin ,
cho dù là với lượng nhỏ nhất thì cũng đã mang trong mình hiểm họa ung thư. Chưa hết , Dioxin có khả
năng gây đột biến ADN, từ đó gen đột biến hay gen bệnh có thể di truyền từ đời này sang đời khác, có
thể người bị phơi nhiễm không thấy có dấu hiệu của bệnh tật nhưng thực ra họ đã mang trong mình
những gen lặn đột biến có thể bộc phát ở những thế hệ sau.
Dioxin cực độc nhưng loại thuốc diệt cỏ, phát quang mà Mỹ dùng ( chất đọc màu da cam ) lại chứa một
nồng độ cao hơn so với loại “dân dụng”. Từ đó ta đã có thể thấy ảnh hưởng to lớn của chất độc này lên
sức khỏe con người. Tuy nhiên, dường như hoàn toàn không có cách nào khác để đối phó với chiến
thuật chiến tranh du kích của quân dân ta , Hoa Kỳ đã điên cuồng rải Chất Độc Màu Da Cam hòng buộc
quân ta phải lộ diện đồng thời làm cho môi trường chiến đấu “thoáng” hơn, phục vụ những chiến dịch
truy quét của mình.
Trong 10 năm, từ 1961 đến 1971, của Chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ đã rải hơn 18,2 triệu gallon
chất độc da cam với thành phần chứa dioxin xuống hơn 10% diện tích đất ở miền Nam Việt Nam. Việc rải
chất độc da cam đã trở thành 1 chiến dịch quân sự mang tên Chiến dịch Ranch Hand.
Chất độc màu da cam – Dioxin như một cơn ác mộng kéo dài từ trong chiến tranh cho đến hiện tại và có
thể cả trong tương lai nếu không có sự làm sạch triệt để ở các vùng chịu những đợt phun rải dioxin của
quân đội Mỹ. Chất dộc này đã mang lại quá nhiều nỗi đau cho quân dân Việt Nam cùng những thế hệ
con cháu của họ. Sử dụng vũ khí hóa học như dioxin là một tội ác thực sự ghê tởm vì ảnh hưởng của nó
không chỉ ở lại thời điểm xảy ra chiến tranh mà còn đi theo dân tộc Việt Nam trong tương lai bởi những
căn bệnh mà nó mang lại như ung thư ( như đã nhác đến ở trên) , rám da, bệnh đái tháo đường, bệnh
ung thư trực tràng không Hodgkin, thiểu năng sinh dục cho cả nam và nữ, sinh con quái thai hoặc thiểu
năng trí tuệ, đẻ trứng (ở nữ) . Điều đó gây ra một tổn thất to lớn cho đất nước ta, làm suy yếu thế hệ trẻ
- những người nắm giữ tương lai của đất nước.
8
Để minh chứng rõ hơn hậu quả khủng khiếp của dioxin, ta cùng xem qua một số hình ảnh:
9
10
Kết
Đã là chiến tranh thì các bên giao chiến đều bị tổn thất. Tuy nhiên, ở chiến tranh Việt Nam, những tội ác
mà quân đội Hoa Kỳ gây ra đã khiến cho cán cân thiệt hại nghiêng hẳn về phía đất nước hình chữ S – nơi
mà chiến tranh như là một phần không thể thiếu của lịch sử. Số người chết trong chiến tranh không kể
hết; và ngay cả khi chiến tranh đã qua đi , số người chết do ảnh hưởng của cuộc chiến này vẫn không
dừng lại: do bom mìn còn sót lại trên toàn bộ lãnh thổ, do chất độc màu da cam … . Đó là những người
đã yên nghỉ, nhưng ngay cả những người còn sống vẫn chịu sự hành hạ của cuộc chiến : nỗi đau mất
người thân, nỗi đau khuyết tật do bom đạn, nỗi đau từ những căn bệnh quái ác gây ra bởi dioxin…
Cuộc kháng chiến chống Mỹ đã ở lại sau lưng chúng ta đã gần 40 năm, sự thù hận to lớn của con người
Việt Nam đối với Hoa Kỳ vẫn còn là đối với những kẻ chỉ huy và cầm đầu chiến tranh ngày trước, thậm
chí ngay cả người dân Hoa Kỳ cũng căm phẫn với những con người độc ác ấy vì đã đẩy những người cha ,
người chồng , đứa con của họ vào một cuộc chiến phi nghĩa, vào địa ngục, vào cái chết. Giờ đây, 2 nước
đang cố gắng hợp tác cùng nhau khắc phục hậu quả của chiến tranh , hướng tới tương lai tốt đẹp hơn.
11