Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Bài tiểu luận Trình bày phân loại phân bố đặc điểm sinh học đặc điểm sinh thái các biện pháp quản lý cỏ u du thưa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 10 trang )

MỤC LỤC
I. Phần mở đầu.........................................................................................................2
Giới thiệu chung về cỏ dại.........................................................................................2
Cỏ dại trong nông nghiệp..................................................................................2
Tác hại của cỏ dại........................................................................................ 2
Lợi ích của cỏ dại...................................................................................................... 3
Giới thiệu cỏ u du thưa.....................................................................................3
II. Cỏ u du thưa........................................................................................................3
Phân loại........................................................................................................... 3
Phân bố............................................................................................................. 4
Đặc điểm sinh học..................................................................................................... 5
Hình thái.......................................................................................................................5
Sinh trưởng, phát triển..................................................................................................7
Sinh sản..................................................................................................................... 7
Đặc điểm sinh thái..................................................................................................... 8
Các biện pháp quản lý cỏ u du thưa..................................................................8
III. Kết luận..............................................................................................................8
IV. Tài liệu tham khảo.............................................................................................9


BÀI TIỂU LUẬN
Chủ
đề:

TRÌNH BÀY PHÂN LOẠI, PHÂN BỐ, ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI, CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỎ U DU
THƯA
Sinh viên thực hiện: Hoàng Xuân Hướng-lớp bvtvk47
I.

Phần mở đầu


 Giới thiệu chung về cỏ dại

Cỏ dại là những thực vật mọc ở nơi không mong muốn, gây cản trở
các hoạt động của con người. Cỏ dại là những thực vật quen thuộc trong
đời sống của chúng ta. Chúng ta bắt gặp cỏ dại ở rất nhiều nơi như: bờ
mương, bờ đê, ven đường, trong vườn, đất trồng trọt. Khi cỏ dại mọc lẫn
lộn với cây trồng thì chúng cạnh tranh chất dinh dưỡng, ánh sáng, ... làm
cho cây trồng chậm phát triển, hoặc không thể phát triển được gây mất
năng suất cây trồng. Tuy nhiên không thể phủ nhận vai trò của chúng
trong đời sống như: cỏ dại làm nguồn thức ăn cho gia súc, chống xói mòn
ở vùng cao, bờ mương, bờ đê, là nguồn dược liệu quý trong y học…
 Cỏ dại trong sản xuất nông nghiệp
 Tác hại của cỏ dại
Cỏ dại làm giảm năng suất cây và phẩm chất cây trồng, cạnh tranh về
ánh sáng, dinh dưỡng và nước làm cho cây trồng không đủ điều kiện sống
nên sinh trưởng và phát triển kém, cho năng suất thấp, phẩm chất nông
sản giảm sút (Mercado 1979).
Cỏ dại là ký chủ của sâu bệnh hại. Những loài cỏ dại có cùng họ, bộ
hay có những đặc điểm giống với cây trồng là những ký chủ phụ cho sâu
bệnh hại cây trồng. Ngoài việc làm ký chủ cỏ dại còn tạo điều kiện sinh
thái nhất định cho sự phát triển của sâu bệnh. Khi ruộng cây trồng bị cỏ
dại cạnh tranh về điều kiện sống, làm cho cây trồng sinh trưởng kém, tính
chống chịu giảm đi nên dễ bị các đối tượng sâu bệnh hại tấn công gây
mất năng suất, phẩm chất.
Cỏ dại làm tăng chi phí sản xuất nên giá thành sản phẩm sẽ tăng lên.
Trong sản xuất ngoài chi phí về giống, phân bón, công chăm sóc việc có
nhiều cỏ dại cạnh tranh với cây trồng gây mất chi phí phòng trừ như:
công diệt cỏ, thuốc hóa học, chi phí xăng dầu cho máy móc công cụ …để



sản
xuất ra
sản
phẩm
nên giá
thành
của
nông
sản sẽ
tăng
lên.


Cỏ dại gây ảnh hưởng đến hệ thống thủy lợi và giao thông đi lại. Ta có thể thấy
trên các dòng song, canh mương tưới tiêu bèo lục bình quá nhiều gây cản trở dòng
nước, cản trở giao thông đi lại. Trên các tuyến đường cỏ dại mọc gây mất mỹ quan
che khuất tầm nhìn đối với các loại cỏ dại lớn như mai dương.
Ngoài ra một số cỏ dại chứa các chất độc đối với cây trồng, động vật cũng như
con người gây ngứa ngáy, trầy xước …
 Lợi ích của cỏ dại
Ngoài các mặt có hại cỏ dại cũng có nhiều lợi ích quan trọng. Khi sinh sống cỏ
dại tích lũy vào đất trồng các chất dinh dưỡng N, P, K ở tầng đất sâu lên tầng đất
cày và giữ chất dinh dưỡng không bị rửa trôi đi… Cỏ dại có tác dụng chống xói
mòn rửa trôi ở các vùng có địa hình cao, các công trình thủy lợi như bờ đê, bờ
mương. Cỏ dại còn là nguồn thức ăn của gia súc, gia cầm. Trong y học cỏ nhiều
cây cỏ dại là các vị thuốc đông y, nam y quý. Cỏ dại là nguồn vật liệu quan trọng
trong chọn tạo giống cây trồng mới. Cỏ dại không chỉ là nơi trú ẩn của sâu bệnh
hại mà còn là nơi trú ẩn của các thiên địch. Hoa của cỏ dại cung cấp mật cho ong

 Khái quát về cỏ u du thưa

Cỏ u du thưa có tên khoa học là Cyperus distans L.f , họ Lác, được Linnaeus.f
mô tả khoa học đầu tiên năm 1782. Ở Việt Nam u du thưa còn có tên gọi khác như
cói bông cách, lác bông cách, u du. Cỏ u du thưa là cỏ sống lâu năm có phạm vi
phân bố rất rộng, thường mọc ở vùng đất ẩm ướt. U du thưa là ký chủ của bệnh
thân thối (Macrophomina phaseolina) ở đay (Varada-Rajan & Patel 1943).

Hình 1: minh họa cỏ u du thưa (Cyperus distans L.f)
II. Cỏ u du thưa
 Phân loại
Giới (regnum): Plantae – thực vật


(không phân hạng: Angiospermae)
(không phân hạng: Monocots)
Ngành (divisio): Chatreophyta
Lớp (classis): liliopsida
Bộ (ordo): Poales
Họ (familia): Cyperaceae
Chi (genus): Cyperus
Loài (species): Cyperus Distans L.f
 Phân bố
U du thưa có phạm vi phân bố rộng khắp thế giới trong vùng nhiệt đới và cận
nhiệt, vùng đầm lầy, đất ẩm ướt, trong ruộng lúa hoặc đồng cỏ ẩm ướt.


















Châu Phi (nhiệt đới / cận nhiệt đới); Burundi, Cộng hòa Trung Phi, Ethiopia,
Gabon, Somalia, Kenya, Tanzania, Uganda, Cameroon, Equatorial Guinea,
Benin, Cote D'Ivoire, Ghana, Guinea, Liberia, Mali, Nigeria, Senegal, Sierra
Leone, Botswana.
Nam Phi [Natal và Transvaal] và Swaziland (USDA, W³TROPICOS).
Châu Á (nhiệt đới / cận nhiệt đới); Bhutan, Ấn Độ [Andamans; Anhhra
Pradesh; Assam; Jammu Kashmir; Madhya Padesh; Maharasthra; Karnataka;
Kerala; Tamil Nadu; Megalaya; Manipur; Pujab; Sikkim; Uttar Pradesh và Tây
Belgan], Nepal, Sri Lanka, Indonesia, Malaysia, Việt Nam, Campuchia, Trung
Quốc [Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam và Vân Nam], Nhật Bản, Myanmar,
Papua New Guinea (USDA, PIER, W³TROPICOS).
Bắc Mỹ (nhiệt đới); Florida, Georgia, North Carolina (USDA).
Trung Mỹ (nhiệt đới); Nicaragua, Honduras, Mexico (USDA, W³TROPICOS).
Nam Mỹ (nhiệt đới / cận nhiệt đới); Guiana thuộc Pháp, Guyana, Suriname,
Venezuela, Brazil, Colombia, Ecuador, Galapagos, Bolivia, Peru và Argentina
(USDA, W³TROPICOS).
Caribbean (nhiệt đới); Puerto Rico, Haiti, Jamaica, Quần đảo Virgin, Antigua,
Barbuda, Dominica, Cộng hoà Dominica, Guadeloupe, St. Vincent và
Grenadines (USDA, W³TROPICOS).
Ấn Độ Dương (nhiệt đới); Mauritius (PIER)

Australia (nhiệt đới / cận nhiệt đới); Lãnh thổ phía bắc và Queensland từ Cape
York đến Brisbane (Hnatiuk 1990, AVH).
Thái Bình Dương (nhiệt đới); giới thiệu xâm lấn ở Fiji, được liệt kê như bản
trên Palau và Solomon Quần đảo (PIER)


Hình 2: Sự phân bố của u du thưa trên thế giới (Cyperus distans L.f)
 Đặc điểm sinh học
 Hình thái
U du thưa (Cyperus distans L.f) là cây cỏ đa niên, chồi cao từ 10 – 100 cm, có
căn hành ngắn bò hoặc không. Thân mềm thon đến dạng bụi, có 3 cạnh nhọn,
đường kính 2 – 3 mm, lá dưới ngắn hơn lá trên từ ¼ đến 1/3 . Lá ngắn hơn hoặc dài
bằng thân, cứng đến rũ, bằng dần dần ngọn, bìa bén, rộng từ 5 – 8 mm, bẹ lá dưới
dài màu tím. Hoa tụ tán, kép hoặc xẻ kép, hình thành một tán bất định rời, thường
to, màu nâu sẫm hoặc đỏ sẫm. Mộc nơi đất ẩm hoặc nơi ẩm ướt, ven đường, đầm
lầy, dọc mương, ruộng lúa.

Hình 3: hình thái u du thưa

Hình 4: Hoa và lá của u du thưa


Hình 5: hoa u du thưa (Cyperus distans L.f)

Hình 7: hình thái hoa của u du thưa lúc nở (Cyprus distans
L.f)

Hình 8: Một số đặc điểm hình thái nhận dạng hoa
u du thưa (Cyperus distans) với các loài khác cùng chi



Hình 6: hình thái lá của u du thưa (Cyperus distans L.f)
 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển
U du thưa có khả năng sinh trưởng và phát triển mạnh. Mọc thành cây riêng lẻ
hoặc thành bụi. Bộ rễ khỏe, ăn sâu và hút chất dinh dưỡng và muối khoáng. U du
thưa sống lâu năm, có khả năng cạnh tranh chất dinh dưỡng và nước với cây trồng
rất lớn. U du thưa chứa các hợp chất hóa học chống feedant côn trùng (Morimoto
et al. 1999).
 Sinh sản
U du thưa sinh sản bằng hai hình thức: vô tính và hữu tính. Phát tán hạt nhờ gió,
nước và nhờ động vật bằng gai thịt, chim ăn và thải phân ra. Phát tán thân rễ qua
nước, máy móc, trang thiết bị, phân bón, U du thưa sinh sản hữu tính bằng hạt. Hạt
của nó thuôn dài, có gai thịt, kích thước hạt từ 0,5 x 1,5 mm. Hạt giống của nó nảy
mầm trong khoảng thời gian ba tháng khi ủ trong đất ở độ sâu 1cm, tại độ ẩm 7492% và nhiệt độ bề mặt đất của 25-29,4°C (Kellman 1974). U du thưa có thể sinh
sản vô tính bằng thân rễ của nó.


Hình 9: sinh sản của u du thưa (Cyperus distans L.f)
 Đặc điểm sinh thái
U du thưa sinh sống ở các vùng đất ẩm ướt, đầm lầy, ven các dòng chảy, trong
ruộng lúa, đồng cỏ ẩm ướt, ven đường, bờ mương, các vùng rừng thứ sinh, các
vùng trũng thấp. Tìm thấy ở độ cao từ 600-1100m ở Nepal, lên đến 1800m ở
Indonesia, 0-2000m ở Papua New Guinea, 0-500m ở Ecuador và 0-1500m ở Peru.






 Biện pháp quản lý

Sử dụng thuốc hóa học để diệt cỏ (có một số loài kháng thuốc diệt cỏ trong chi
Cyperus. Thường nhạy cảm với 2,2-DPA. MCPA được khuyến khích cho chọn lọc
kiểm soát ở một số cây trồng (Parsons & Cuthbertson 1992).
Làm cỏ bằng tay. Tuy nhiên hình thức này có thể làm lây lan bởi chúng có thể
sinh sản vô tính bởi thân và rễ, rất khó để loại bỏ hết thân và rễ của nó.
Làm đất. Trước khi làm đất ta có thể phun thuốc diệt cỏ, làm nhiều lần để loại
bỏ hết thân và rễ chúng trong đất.
III. Kết luận

Từ những phân tích trên ta có thể rút ra kết luận. Cỏ u du thưa (Cyperus distans
L.f) là loài cỏ đa niên, sinh sống ở các vùng ẩm ướt, đầm lầy, có phạm vi phân bố
rộng khắp thế giới trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt. Sinh sản bằng cả hai hình
thức hữu tính (bằng hạt) và vô tính (bằng các đoạn thân, rễ). U du thưa có khả năng
sinh trưởng và phát triển mạnh. Đây là loài cỏ phổ biến. Biện pháp quản lý chủ yếu
bằng thuốc hóa học, có thể làm cỏ bằng tay, làm đất trước khi canh tác.


IV. Tài liệu tham khảo
1. Bài giảng môn Cỏ dại – PGS.TS Nguyễn Vĩnh Trường – Bộ môn BVTV –
Trường ĐH Nông lâm Huế
2. Thông tin về Cyperus distans L.f trên webside EOL
Địa chỉ: />3. Tài liệu về Cyperus distans
/>4. Thông tin về Cyperus distans trên webside Pl@ntnet
/>_gallery/Cyperaceae%20-%20Cyperus%20distans%20L.f.
5. Thông tin về Cyperus distans trên webside FloraSBS
/>6. Thông tin về Cyperus distans trên webside Flora of China
/>



×