Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI SÂU ĂN LÁ KEO, ĐIỂM SINH HỌC CỦA LOÀI SÂU HẠI CHÍNH TẠI QUẢNG TRỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (472.31 KB, 11 trang )

KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI SÂU ĂN LÁ KEO, ĐIỂM SINH HỌC CỦA
LOÀI SÂU HẠI CHÍNH TẠI QUẢNG TRỊ
Lê Văn Bình, Đào Ngọc Quang
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Keo lá tràm, Keo lai và Keo tai tượng là loài cây nhập nội được chọn làm cây trồng chính ở Việt
Nam nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng. Loài cây này được chọn trồng rừng phổ biến như vậy vì
chúng có thể sống, sinh trưởng và phát tốt. Hơn nữa, đây cũng là loài cây có giá trị kinh tế cao, có thị
trường về nguyên liệu giấy và dăm xuất khẩu. Tuy nhiên hiện này các loài Keo lá tràm, Keo lai, Keo
tai tượng đã và đang bị các loài sâu gây hại, theo kết quả điều tra của đề tài đã thu được 8 loài sâu hại
là sâu 9 chấm, sâu kèn dài, sâu kèn nhỏ, câu cấu xanh lớn, câu cấu nhỏ, cánh cam, châu chấu voi và
sâu hại lá trong số đó có 1 loài sâu 9 chấm Phalera grotei gây hại chính cho Keo lá tràm tại huyện
Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị.
Vòng đời của loài sâu 9 chấm Phalera grotei có 4 giai đoạn: Sâu trưởng thành, trứng, sâu non và
nhộng. Sâu trưởng thành cái dài từ 48 đến 60mm, con đực dài từ 41 đến 53mm, râu đầu hình sợi chỉ,
mắt kép màu đen xám, đỉnh đầu có đám lông hơi nhô lên màu nâu, phía trên mắt có 4 cục nhô lên
màu trắng, bụng dưới sâu trưởng thành có màu nâu trắng, toàn thân có màu nâu xám. Sâu non có 6
tuổi, tuổi 1 đến tuổi 3 màu xanh nhạt, tuổi 4 đến tuổi 5 màu trắng, tuổi 6 màu xám xanh. Nhộng
(Pupa) màu cánh gián sẫm.
Từ khóa: Keo lá tràm, Sâu 9 chấm (Phalera grotei)
ĐẶT VẤN ĐỀ
Keo là đối tượng cây trồng chủ lực ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, trong quá trình gây
trồng, Keo bị rất nhiều loài côn trùng gây hại các phần của cây. Vấn đề nghiên cứu các loài sâu hại
cây Keo ở các nước trên thế giới rất được quan tâm chú trọng. Vì không những chúng ảnh hưởng đến
nguồn lợi kinh tế mà còn gây ra nhiều thiệt hại về cảnh quan và môi trường xung quanh.
Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm – Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị
tại công văn số 48/BC-KL, ngày 30 tháng 9 năm 2008, tình hình sâu ăn lá đã xảy ra dịch gây hại
nghiêm trọng cho Keo lá tràm, Keo tai tượng và Keo lai tại tiểu khu 543 thuộc địa bàn thôn Chấp
Đông và tiểu khu 545 thuộc địa bàn thôn Bắc Phú xã Vĩnh Chấp, tiểu khu 541, 553T, 542, xã Vĩnh
Tú tại huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị, diện tích bị sâu gây hại lên đến 145 ha. Kết quả phân loại
bước đầu của Cục Bảo vệ thực vật – Bộ NN&PTNT cho thấy đây là loài sâu hại mới có tên khoa học


là Phalera sp thuộc họ Notodontidae, bộ Cánh vẩy Lepidoptera và một số loài sâu ăn lá khác nữa.
Những loài này khác với loài sâu gây hại Keo tai tượng trước đây đã gây ra dịch tại Phú Tho, Tuyên
Quang, Yên Bái và Hà Tây (cũ). Loài sâu này có sức phá hại rất lớn, chúng ăn trụi lá ảnh hưởng đến
sinh trưởng của cây và làm chết cây; mật độ nhộng trung bình 200 nhộng/cây. Cho đến nay chưa có
công trình nghiên cứu nào về đặc điểm sinh học và các biện pháp phòng trừ loài sâu này. Chính vì
vậy, nghiên cứu một số đặc điểm nhận biết, đặc điểm sinh học, giám định tên khoa học và tiến hành
thử nghiệm các biện pháp phòng trừ chúng là rất cần thiết.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Điều tra thành phần loài sâu ăn lá keo (Keo lá tràm, Keo lai và Keo tai tượng), tỷ lệ và mức độ
bị hại của chúng, xác định loài sâu hại chính tại Quảng Trị và giám định tên khoa học của chúng.
- Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái và tập tính sinh học của loài sâu hại chính Keo lá tràm.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Điều tra thành phần loài sâu ăn lá keo (Keo lá tràm, Keo lai và Keo tai tượng), tỷ lệ và mức độ
bị hại của chúng, xác định loài sâu hại chính tại tỉnh Quảng Trị và giám định tên khoa học của
chúng
Điều tra tỷ lệ và mức độ bị hại
- Điều tra theo tuyến
Tuyến điều tra là tuyến điển hình đi qua các dạng rừng và những khu vực đã và đang xảy ra dịch
sâu ăn lá keo, từ đó phát hiện những vùng rừng keo bị sâu ăn lá và những vùng không bị sâu hại.
Toàn bộ tuyến điều tra được xác định là 20km/huyện, điều tra 3 huyện.
- Điều tra theo ô tiêu chuẩn
Điều tra tỷ lệ và mức độ bị hại hiện tại của sâu gây ra, số cây trong ô tiêu chuẩn, loài cây, mật độ,
tàn che, thực bì và đặc điểm về độ cao, độ dốc, hướng phơi, diện tích của ô tiêu chuẩn là 2.000m2 (50
x 40m), ranh giới của ô được xác định bằng cọc mốc, cây điều tra trong ô được đánh dấu bằng sơn
đỏ, cứ cách một cây điều tra một cây, cách một hàng điều tra một hàng. Mỗi huyện điều tra 9 ô tiêu
chuẩn (mỗi loài keo điều tra 3 ô tiêu chuẩn x 3 loài keo = 9 ô tiêu chuẩn) “Keo lá tràm, Keo lai và
Keo tai tượng”.
Phân cấp mức độ hại bị hại cho từng cây trên ô tiêu chuẩn

Phân cấp sâu hại lá chia làm 5 cấp, với chỉ tiêu sau:
Cấp hại

Chi tiêu phân cấp

0

Cây khỏe, tán lá không bị hại

1

< 25% tán lá bị hại

2

25 ÷ 50% tán lá bị hại

3

50 ÷ 75% tán lá bị hại

4

> 75% tán lá bị hại

Trên cơ sở kết quả phân cấp bị hại, tính toán các chỉ tiêu sau:
Tỷ lệ cây bị sâu hại được xác định theo công thức:
P% 

Trong đó:


n
 100
N

n: là số cây bị sâu hại
N: là tổng số cây điều tra

Kết quả điều tra thu được xử lý trên chương trình Excel.
Chỉ số bị hại bình quân trong ô tiêu chuẩn được tính theo công thức:
i

 ni.vi
R
Trong đó:

1

N

R : chỉ số bị sâu hại trung bình


ni: là số cây bị hại với chỉ số bị sâu hại i.
vi: là trị số của cấp bị sâu hại thứ i.
N: là tổng số cây điều tra
Mức độ bị hại dựa trên chỉ số trung bình sâu hại
Chỉ số trung bình bị sâu hại: 0

cây không bị sâu


Chỉ số trung bình bị sâu hại: <1,0

cây bị sâu hại nhẹ

(+)

Chỉ số trung bình bị sâu hại: từ 1,1 đến 2,0 cây bị sâu hại trung bình

(++)

Chỉ số trung bình bị sâu hại: từ 2,1 đến 3,0 cây bị sâu hại nặng

(+++)

Chỉ số trung bình bị sâu hại: từ 3,1 đến 4,0 cây bị sâu hại rất nặng

(++++)

Xây dựng danh mục thành phần các loài sâu ăn lá keo
Dựa vào các số liệu điều tra về thành phần, tỉ lệ và mức độ bị hại trên các ô tiêu chuẩn và thu
mẫu chúng ở ngoài hiện trường.
Xây dựng danh mục loài sâu hại chính
Dựa vào các số liệu điều tra đánh giá mức độ bị hại và quy mô gây hại của từng loài sâu ăn lá
keo để phân hạng thành 3 mức: Nguy hiểm, tiềm năng và thường thấy:
- Nguy hiểm: loài sâu có mức độ phá hại cao với quy mô lớn đã gây ra dịch.
- Tiềm năng: loài sâu hiện thời mức độ phá hại chưa cao nhưng có khả năng gây hại lớn và bùng
pháp thành dịch trong điều kiện thích hợp.
- Thường thấy: những loài sâu thường gặp nhưng không có khả năng lây lan rộng và mức độ phá
hại không cao.

Giám định tên khoa học sâu hại và sâu hại chính.
- Dựa vào kết quả thu mẫu ngoài hiện trường và gây nuôi để lấy mẫu sâu non, nhộng, trứng và sâu
trưởng thành, mẫu sâu trưởng thành được bảo quản tại phòng tiêu bản của Phòng Nghiên cứu
Bảo vệ thực vật rừng – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
-

Giám định và kiểm tra tên khoa học các loài sâu ăn lá Keo lá tràm, Keo lai và Keo tượng tại
Quảng Trị, do TS. Francis Ross Wylie, TS. Judy Kinh công tác ở Cục Nông, Lâm, Thủy sản
bang Queensland – Austrailia.

Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái và tập tính sinh học của loài sâu hại chính lá Keo lá
tràm.
Nghiên cứu hình thái, tập tính, vòng đời và sinh thái của sâu hại chính là điều tra và phương pháp
nuôi được tiến hành ở trong phòng thí nghiệm và ngoài hiện trường, đồng thời tiến hành theo dõi các
tập tính của từng pha và mô tả từng giai đoạn ở các pha như: trứng, sâu non, nhộng và sâu trưởng
thành.
Nuôi sâu trong phòng thí nghiệm


Thu thập mẫu sâu tại hiện trường mang về phòng thí nghiệm để nuôi theo dõi.



Nuôi theo dõi cá thể trong lồng lưới nuôi sâu: Sâu non sau khi nở từ trứng được nuôi tập trung,
sau 2 ngày chuyển nuôi từng cá thể trong ống nghiệm để tính thời gian trung bình của các pha
phát triển: Sâu non, nhộng, trưởng thành và trứng.





Nuôi theo dõi sâu bằng lồng lưới kín, sâu non sau khi nở 1 ngày được thả vào cây keo đã được
trồng sẵn, mỗi lồng thả 30 con, tiến hành nuôi liên tục và nhắc lại 3 lần.



Thời gian quan sát theo dõi mỗi ngày 1 lần.



Các chỉ tiêu theo dõi: thời gian các pha phát triển của sâu: Trứng, sâu non, nhộng, trưởng thành và
vòng đời, đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh học của từng pha phát triển, sự sinh sản, nhiệt độ, ẩm
độ.



Thu thập mẫu trưởng thành, sâu non, nhộng, trứng để làm mẫu tiêu bản và bổ sung cho việc phân
loại và giám định tên khoa học cho các loài sâu ăn lá keo.

Nuôi sâu ngoài hiện trường


Dùng lồng lưới vây quanh cây bị sâu ăn để theo dõi thời gian các pha phát triển và tập tính của
các pha của sâu: Trứng, sâu non, nhộng, trưởng thành.



Thời gian kiểm tra: 1 ngày 1 lần.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kết quả điều tra thành phần loài sâu ăn lá Keo lá tràm, Keo tai tượng và Keo lai tại tỉnh Quảng

Trị.
Kết quả điều tra thành phần loài sâu
Tiến hành điều tra sâu ăn lá trên các khu vực Keo lá tràm, keo lai va Keo tai tượng tại huyện Vĩnh
Linh, Gio Linh và Triệu Phong tỉnh Quảng Trị, điều thu mẫu các loài sâu ăn lá và phân cấp hại của
chúng từ đó xác định được thành phần loài sâu hại. Kết quả được thống kê và trình bày ở Bảng 1:
Bảng 1. Danh mục thành phần các loài sâu ăn lá keo
TT

Tên khoa học

Tên thường
gọi

Phân cấp
hại

Địa điểm

Cây chủ

Phalera grotei Moore
1

2

3

4

5


Amatissa vanlogeri Heyl.
(Lepidoptera, Psychidae)
Acanthopsyche sp.
(Lepidoptera, Psychidae)
Hypomeces
Fabr
(Coleoptera,
Curculionidae)
Peritelus sp.
(Coleoptera,

++

Vĩnh Linh

Sâu kèn dài

+

Vĩnh Linh, Keo lá tràm,
Gio Linh và keo lai và
Triệu Phong Keo tai tượng

Sâu kèn nhỏ

+

Vĩnh Linh, Keo lá tràm,
Gio Linh và keo lai và

Triệu Phong Keo tai tượng

Câu cấu xanh
lớn

+

Vĩnh Linh, Keo lá tràm,
Gio Linh và keo lai và
Triệu Phong Keo tai tượng

Câu cấu nhỏ

+

Vĩnh Linh, Keo lá tràm,
Gio Linh và keo lai và

Sâu 9 chấm

(Lepidoptera,
Notodontidae)

squamosus

Keo lá tràm


Triệu Phong


Curculionidae)
Anomala cupripes Hope
6

7

(Coleoptera,
Scarabaeidae)

Cánh cam

Valanga sp

Châu
voi

(Orthoptera, Acrididae)

chấu

+

Vĩnh Linh, Keo lá tràm,
Gio Linh và keo lai và
Triệu Phong Keo tai tượng

+

Vĩnh Linh, Keo lá tràm,
Gio Linh và keo lai và

Triệu Phong Keo tai tượng

+

Vĩnh Linh

Ericeia sp
8

(Lepidoptera,
Noctuidae)

Sâu ăn lá

Keo tai tượng

Keo lá tràm,
keo lai

Từ kết quả ở bảng 1 trên cho thấy thành phần sâu ăn lá Keo lai, Keo lá tràm và Keo tai tượng 3
huyện là Vĩnh Linh, Gio Linh và Triệu Phong thu được 8 loài sâu ăn lá trong đó có loài Phalera
grotei và loài Ericeia sp chỉ gây hại tại huyện Vĩnh Linh, 6 loài còn lại đều gây hại ở huyện Vĩnh
Linh, Gio Linh và Triệu Phong. Kết quả ở bảng trên xác định được loài sâu 9 chấm Phalera grotei,
thuộc bộ Lepidoptera, họ Notodontidae hại chính Keo lá tràm tại huyện Vĩnh Linh. Chính vì vậy cần
tiến hành nghiên cứu, mô tả đặc điểm hình thái và tập tính sinh hoạt của loài sâu hại này.
Loài sâu 9 chấm hại Keo lá tràm ở huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị điều kiện đất đai bằng
phẳng, thực bì chủ yếu cây mua, sim và gây hại cây 4 đến 5 năm tuổi, khi mật độ sâu nhiều chúng ăn
cả những cây ở rừng tuổi 1, 2, 3, 6 và tuổi 7.
Xác định tỷ lệ và mức độ bị hại
Từ kết quả điều tra theo dõi ở 27 ô tiêu chuẩn trong đó Keo lá tràm: 9 ô tiêu chuẩn, keo lai: 9 ô

tiêu chuẩn và Keo tai tượng: 9 ô tiêu chuẩn. Tỷ lệ bị hại được đánh giá cho từng cây điều tra và đáng
giá mức độ bị hại cho từng loài cây ở huyện Vĩnh Linh, Gio Linh và Triệu Phong tỉnh Quảng Trị. Kết
quả điều tra được trình bày ở Bảng 2:


Bảng 2. Tỷ lệ và mức độ bị hại Keo lá tràm, Keo lai và Keo tai tượng
tại huyện Vĩnh Linh, Gio Linh và Triệu Phong tỉnh Quảng Trị

Huyện

Loài cây

Tháng 3

Tháng 4

Tháng 5

Tháng 6

Tháng 7

Tháng 8

Tháng 9

Tháng 10

P


P

P

P

P

P

P

P

(%)
Keo lá tràm

R

(%)

R

(%)

R

(%)

R


(%)

R

(%)

R

(%)

R

(%)

R

19,4

0,2

34,3

0,4

47,2

0,6

69,4


1,2

75,0

1,3

79,6

1,4

87,0

1,5

92,0

1,6

7,4

0,1

8,3

0,1

19,4

0,2


23,5

0,2

18,5

0,2

13,5

0,1

11,5

0,1

16,0

0,2

Keo tai tượng

4,9

0,1

9,3

0,1


12,7

0,1

11,3

0,1

15,7

0,2

11,1

0,1

18,6

0,2

17,0

0,2

Keo lá tràm

11,2

0,1


17,6

0,2

22,2

0,2

26,9

0,3

14,7

0,2

16,7

0,2

18,5

0,2

17,0

0,2

6,5


0,1

7,4

0,1

17,7

0,2

24,1

0,2

17,6

0,2

10,7

0,1

18,8

0,2

11,0

0,1


Keo tai tượng

3,7

0,0

8,3

0,1

8,1

0,1

16,5

0,1

13,0

0,2

10,2

0,1

15,0

0,2


16,7

0,2

Keo lá tràm

4,6

0,0

12,0

0,1

18,5

0,2

24,1

0,2

18,5

0,2

13,9

0,1


19,4

0,2

15,4

0,2

4,7

0,1

9,3

0,1

13,9

0,1

18,6

0,2

14,7

0,1

13,0


0,1

9,4

0,1

11,0

0,1

3,6

0,0

6,5

0,1

9,0

0,1

13,7

0,1

13,0

0,1


16,0

0,2

14,9

0,2

12,2

0,1

Vĩnh Linh,
Keo lai
Quảng Trị

Gio
Linh,
Keo lai
Quảng Trị

Triệu Phong,
Keo lai
Quảng Trị
Keo tai tượng


Từ kết quả ở bảng trên cho thấy qua 8 tháng (tháng 3 đến tháng 10) điều tra sâu ăn lá Keo lá
tràm, keo lai và Keo tai tượng ở huyện Vĩnh Linh, Gio Linh và Triệu Phong cho thấy tỷ lệ bị hại

(P%) và mức độ bị hại (R) đều bị hại nhẹ, các loài sâu gây hại là Sâu Kèn dài, Sâu kèn nhỏ, Câu cấu
xanh lớn, Câu cấu nhỏ, Cánh cam, Châu chấu voi và sâu ăn lá. Tuy nhiên chỉ riêng Keo lá tràm ở
huyện Vĩnh Linh bị hại tăng dần, cao nhất vào tháng 10 (P = 92,0%, R = 1,6), ngoài các loài sâu hại
trên cũng gây hại, có loài sâu 9 chấm gây hại là chính, loài sâu này gây hại làm ảnh hưởng đến khả
năng sinh trưởng và phát triển của cây.
Một số đặc điểm hình thái và tập tính sinh học của loài sâu 9 chấm hại Keo lá tràm
Đặc điểm hình thái
- Trưởng thành: Con cái dài từ 48 đến 60mm, con đực dài từ 41 đến 53mm, râu đầu hình sợi chỉ,
mắt kép màu đen xám, đỉnh đầu có đám lông hơi nhô lên màu nâu, phía trên mắt có 4 cục nhô lên
màu trắng, bụng dưới sâu trưởng thành có màu nâu trắng. Toàn thân có màu nâu xám, gốc cánh
trước có 1 đám màu xám trắng, vệ ngoài cánh trước có một đám mầu nâu, mép ngoài cánh trước
có 6 đám lượn sóng màu nâu, cánh trước có 4 hàng lượn sọc chỉ đen vuông với gân cánh, 2 hàng
ở gần gốc cánh và 2 hàng gần mép ngoài cánh trước. Sâu trưởng thành đậu cánh trước không che
kín được phía đuôi (Hình 1).
- Trứng: Dài từ 0.9mm đến 1.1mm, hình ô van, có màu vàng nhạt (Hình 2).
- Sâu non: Có 6 tuổi, 3 đôi chân ngực và 5 đôi chân bụng
+ Sâu tuổi 1 dài từ 5 đến 10mm, màu xanh.
+ Sâu tuổi 2 dài từ 12 đến 15mm, màu xanh.
+ Sâu tuổi 3 dài từ 17 đến 23mm, màu xanh nhạt.
+ Sâu tuổi 4 dài từ 24 đến 32mm, màu trắng.
+ Sâu tuổi 5 dài từ 38 đến 49mm, màu trắng, đầu màu vàng nhạt, đốt thứ nhất trên đỉnh có 1 đôi
gai thịt nhô lên màu vàng, vệ xườn có một đường chỉ màu vàng và 9 chấm màu đen, xung quanh
chấm đen có viền màu vàng, mặt bụng và 5 đôi chân bụng màu đen, 3 đôi chân ngực màu nâu
nhạt, trên lưng có 2 hàng lông chạy dọc thân, mỗi hàng có 13 túm lông màu trắng (Hình 3).
+ Sâu tuổi 6 dài từ 59 đến 65mm, màu xám xanh, đầu màu nâu xám, vệ xườn có một đường chỉ
màu mậm chín và có 9 chấm màu đen, 8 chấm màu vàng, mặt bụng và 5 đôi chân bụng màu đen,
3 đôi chân ngực màu cánh gián, trên lưng có 2 hàng lông chạy dọc thân, mỗi hàng có 13 túm lông
màu nâu nhạt (Hình 4).
- Nhộng: Dài từ 20 đến 39mm, rộng trung bình từ 4 đến 8mm, có màu cánh gián sẫm, mầm cành
kéo dài đến đốt bụng thứ 4 và có 6 đôi lỗ thở, đuôi của nhộng có 6 gai (Hình 5, 6).


Hình 1. Sâu trưởng thành

Hình 2. Trứng


Hình 3. Sâu non tuổi 5

Hình 4. Sâu non tuổi 6

Hình 5. Nhộng

Hình 6. Nhộng có 6 gai đuôi

Đặc điểm sinh học
- Đặc điểm vòng đời
Sâu 9 chấm hại Keo lá tràm là loài biến thái hoàn toàn, vòng đời trải qua 4 giai đoạn: sâu trưởng
thành, trứng, sâu non và nhộng. Chúng tôi đã gây nuôi sâu bằng lá Keo lá tràm trong phòng thí
nghiệm được đo bằng nhiệt kế, thời gian nuôi vào tháng 5 – 7 và tháng 9 - 10. Kết quả được thể hiện
ở bảng 3:
Bảng 3. Vòng đời sâu 9 chấm hại Keo lá tràm
Thời gian phát triển (ngày) trong điều kiện
Pha phát triển

Thế hệ 2, tháng
5-7

Trung
bình


Thế hệ 3,
tháng 9 – 10

Trung bình

Trứng

2–4

3

3–5

4

Sâu non tuổi 1

2–3

2,5

3–4

3,5

Sâu non tuổi 2

2–4

3


3–5

4

Sâu non tuổi 3

3–5

4

4–5

4,5

Sâu non tuổi 4

3–5

4

4–6

5


Sâu non tuổi 5

2–3


2.5

4–5

4,5

Sâu non tuổi 6

1–3

2

3–4

3,5

Nhộng

19 – 26

22,5

24 – 36

30

Sâu trưởng thành

2–3


2.5

2–4

3

Vòng đời

36 – 56

46

51 – 74

62,5

o

Nhiệt độ ( C)

30,4

26,2

Độ ẩm (W%)

72,5

78,2


Qua bảng trên cho thấy thời gian hoàn thành vòng đời của Phalera grotei phụ thuộc vào điều
kiện nhiệt độ và độ ẩm không khí: nhiệt độ 30,4oC, độ ẩm 72,5% thời gian phát triển từ 36 đến 56
ngày trung bình 46 ngày, nhiệt độ 26,2oC, độ ẩm 78,2% thời gian phát triển từ 51 đến 74 ngày trung
bình 62,5 ngày.
- Một số tập tính của sâu 9 chấm ăn lá Keo lá tràm Phalera grotei
+ Trưởng thành: Ngay sau khi vũ hóa, sâu trưởng thành cái đã tiết chất dẫn dụ sinh dục
(Pheromone) cùng với sâu trưởng thành đực ghép đôi rất nhanh, sau khi giao phối xong chừng
khoảng 30 đến 90 phút, con cái tìm nơi đẻ trứng, vị trí đẻ trứng thường ở phía trên mặt lá non đến lá
bánh tẻ của cây. Sau khi đẻ trứng, khoảng 2-6 ngày kể từ khi vũ hóa, sâu trưởng thành kiệt sức chết,
con đực sống ngắn hơn con cái vì sau khi giao phối để duy trì sự ổn định của quần thể sâu.
+ Trứng: Trứng sâu thường được đính trên lá Keo lá tràm, xếp thành đám không theo quy định,
tùy vào điều kiện môi trường sống, trứng trải qua 4 đến 6 ngày mới nở.
+ Sâu non: Sâu non là pha duy nhất duy trì dinh dưỡng của sâu ăn lá Keo lá tràm, tùy vào điều
kiện thức ăn, nhiệt độ, độ ẩm và các nhân tố khác của từng vùng mà sâu non có độ tuổi khác nhau.
Tại địa điểm nghiên cứu và nuôi sâu trong phòng cho thấy quá trình phát triển của sâu non trải qua 5
lần lột xác. Vì vậy, sâu non có 6 tuổi, số tuổi của sâu nhiều cũng làm cho thời gian phát triển kéo dài
và lượng thức ăn cần cho mỗi cá thể tăng lên. Sâu non khi mới nở có thể sống tập trung theo đàn hay
phân tán trên lá cây. Sâu non thường hoạt động mạnh về ban ngày, ban đêm thường nằm im. Trước
khi sâu lột xác từ 1 đến 2,5 ngày, sâu non ăn ít, hoạt động chậm và tìm chỗ kín an toàn để lột xác,
thường lột xác vào ban ngày. Sâu non tuổi 4 và tuổi 5 ăn nhiều, tuổi 6 ăn ít, sau đó bò xuống thân cây
và chui xuống đất để hóa nhộng.
+ Nhộng: Nhộng sâu ăn lá Keo lá tràm chỉ tìm thấy ở dưới đất hoặc cát (Hình 7) nằm ở xung
quanh gốc cây. Giai đoạn nhộng kéo dài từ 45 đến 55 ngày ở nhiệt độ trung bình 27,1oC, nhưng ở
nhiệt độ trung bình 30,4oC nhộng kéo dài từ 18 – 50 ngày.

Hình 7. Nhộng nằm trong cát


KẾT LUẬN
Kết quả điều tra phát hiện được 8 loài sâu hại keo là sâu 9 chấm, sâu kèn dài, sâu kèn nhỏ, câu

cấu xanh lớn, câu cấu nhỏ, cánh cam, châu chấu voi và sâu ăn lá trong đó có loài Phalera grotei và
loài Ericeia sp chỉ gây hại tại huyện Vĩnh Linh, 6 loài còn lại đều gây hại tai 3 huyện Vĩnh Linh, Gio
Linh và Triệu Phong của tỉnh Quảng Trị.
Xác định được 1 loài sâu 9 chấm Phalera grotei, thuộc bộ Lepidoptera, họ Notodontidae hại
chính Keo lá tràm tại huyện Vĩnh Linh.
Xác định được tỷ lệ (P%) và mức độ bị hại (R) của Keo lá tràm tại huyện Vĩnh Linh cao nhất, bị
hại cao nhất vào tháng 10 (P = 92%, R = 1,6).
Loài sâu 9 chấm có 4 giai đoạn: Sâu trưởng thành toàn thân màu nâu xám; trứng màu vàng nhạt;
sâu non có 6 tuổi, tuổi 1 đến tuổi 3 màu xanh nhạt, tuổi 4 đến tuổi 5 màu trắng, tuổi 6 màu xám xanh
và nhộng màu cánh gián sẫm.
Vòng đời của sâu ở nhiệt độ 30,4oC, độ ẩm 72,5% thời gian phát triển từ 36 đến 56 ngày trung
bình 46 ngày, nhiệt độ 26,2oC, độ ẩm 78,2% thời gian phát triển từ 51 đến 74 ngày trung bình 62,5
ngày.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Độ (2000). Kết quả điều tra thành phần sâu hại và mức độ hại của chúng tại các
khu khảo nghiệm các xuất xứ keo và bạch đàn tại Đá Chông, Ba Vì, Hà Tây (cũ).
2.Nguyễn Thế Nhã và các cộng sự (2000). Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ loài sâu hại keo
tại các tỉnh Tuyên Quang, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Hà Tây. Báo cáo tổng kết đề tài.
3. Đào Ngọc Quang (2000). Nghiên cứu một số đặc tính sinh học chính của sâu túi nhỏ hại Keo tai
tượng làm cơ sở cho việc dự tính dự báo và đề xuất các biện pháp phòng trừ. Báo báo tổng
kết đề tài.
4. Hutacharern (1993) and Wylie et al. (1998), “A list a bout 20 of the more inportant
species/species groups associated with Acacia mangium”. Pest outbreaks in Tropical forest
plantation, By Center for international forestry research, 2001, 15 - 17.
5. R.C.Kendrick (2004). Summary moth survey report 1999 to March 2004 at kadoorie farm &
Botanic garden Tai Po. Hong Kong. 26p. 74p.
IDENTIFICATION AND BIOLOGICAL CHARACTERISTICS OF THE MAIN PEST
INSECTS OF ACACIA AURICULIFORMIS, ACACIA MANGIUM AND ACACIA HYBRID IN
QUANG TRI PROVINCE
Le Van Binh and Dao Ngoc Quang

Forest Science Institute of Vietnam
SUMMARY
Acacia auriculiformis, Acacia mangium and Acacia hybrid are the main introduced tree species
generally used in forest plantations in Vietnam in general, and particularly in Quang Tri Province.
These tree species are well adapted to Viet Nam conditions and have high economic value, especially
for the manufacture and export of paper and the export of wood chips.
However, these Acacia species are often attached by a number of pest insects. Survey results show
that there are eight (8) harmful pest species including Phalera grotei, bagworm, big and small green
weevils, horn beetles, big grasshoppers and leaf pests. Off these insects Phalera grotei, is the most
damaging of Acacia auriculiformis.


Life circle of Phalera grotei includes four (4) stages: Adult, egg, larva and pupa. Female adult moths
are from 48 to 60 mm long compared to 41 and 53 mm of the male moths.
Some of the characteristic features are:
 Threadlike shaped head antennae;
 Grey dark double eyes;
 Head topped with a slightly rising brown colored hair knot;
 Four prominent white clots above the eyes; and
 White brown to gray-brown abdomen.
There are six (6) larval stages with pale blue larva from 1 to 3 stages, turning white at stages of 4 and
5 and becoming greyish blue at growth stage of 6. The pupa is dark brown.
Keywords: Acacia auriculiformis, Phalera grotei.



×