Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Đối chiếu hệ thống thuật ngữ cơ khí trong tiếng anh và tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.03 KB, 13 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
ðẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ðẠI HỌC KHOA HỌC

NGUYỄN THỊ NGỌC LIÊN

ðỐI CHIẾU HỆ THỐNG THUẬT NGỮ CƠ KHÍ
TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC
MÃ SỐ: 60.22.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGÔN NGỮ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. VÕ XUÂN HÀO

Huế, 2015


iii

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ðOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG


DANH MỤC CÁC BẢNG PHỤ LỤC THAM KHẢO
MỞ ðẦU ........................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn ñề tài ........................................................................................ 1
2. Mục ñích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 3
3. Lịch sử nghiên cứu ñề tài ........................................................................... 4
4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 6
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 7
6. ðóng góp của luận văn ............................................................................... 8
7. Bố cục của luận văn .................................................................................... 9
Chương 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN ...................................................................................10
1.1. Thuật ngữ ............................................................................................... 10
1.1.1. Khái niệm thuật ngữ ..............................................................................10
1.1.2. Những ñặc ñiểm cơ bản của thuật ngữ ................................................11
1.2. Những con ñường hình thành thuật ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt 16
1.2.1. Các con ñường hình thành thuật ngữ trong tiếng Anh ......................17
1.2.2. Các con ñường hình thành thuật ngữ trong tiếng Việt ......................18
1.3. Các phương cách xây dựng hệ thống thuật ngữ .................................... 20


iv

1.3.1. Thuật ngữ hóa từ thông thường............................................................20
1.3.2. Nguyên tắc chuyển dịch và vay mượn từ nước ngoài .......................20
1.4. Phân biệt thuật ngữ với từ chỉ nghề nghiệp ........................................... 21
1.5. Khái niệm về thuật ngữ chuyên ngành cơ khí ....................................... 22
Chương 2 - ðẶC ðIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA CỦA HỆ THỐNG .........26
THUẬT NGỮ CƠ KHÍ TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT .......................................26
2.1. ðặc ñiểm cấu tạo và ñặc ñiểm ngữ nghĩa của hệ thống thuật ngữ cơ khí
tiếng Anh ...................................................................................................... 26
2.1.1. ðặc ñiểm cấu tạo ...................................................................................26

2.1.1.1. Thuật ngữ có cấu tạo là từ (Word) ...................................................27
2.1.1.2. Thuật ngữ có cấu tạo là cụm từ (Phrase) .........................................35
2.1.2. ðặc ñiểm ngữ nghĩa của hệ thống thuật ngữ cơ khí trong tiếng Anh.......40

2.2. ðặc ñiểm cấu tạo và ñặc ñiểm ngữ nghĩa của hệ thống thuật ngữ cơ khí
tiếng Việt ...................................................................................................... 52
2.2.1. ðặc ñiểm cấu tạo ............................................................................ 52
2.2.1.1. Thuật ngữ có cấu tạo là từ ................................................................53
2.2.1.2. Thuật ngữ có cấu tạo là cụm từ.........................................................57
2.2.2. ðặc ñiểm ngữ nghĩa ..............................................................................60
Tiểu kết chương 2 ......................................................................................... 66
Chương 3 - ðỐI CHIẾU ðẶC ðIỂM CẤU TẠO VÀ ðẶC ðIỂM NGỮ NGHĨA
CỦA HỆ THỐNG THUẬT NGỮ CƠ KHÍ TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT ......67
3.1. ðặc ñiểm chung của hệ thống thuật ngữ cơ khí tiếng Anh và thuật ngữ
cơ khí tiếng Việt ........................................................................................... 67
3.2. Những nét tương ñồng giữa hệ thống thuật ngữ cơ khí tiếng Anh và
tiếng Việt ...................................................................................................... 71


v

3.2.1. Về ñặc ñiểm cấu tạo ..............................................................................71
3.2.2. Về ñặc ñiểm ngữ nghĩa .........................................................................73
3.3. Những ñiểm khác biệt trong hệ thống thuật ngữ cơ khí tiếng Anh và
tiếng Việt ...................................................................................................... 75
3.3.1. Về ñặc ñiểm cấu tạo ..............................................................................75
3.3.2. Về ñặc ñiểm ngữ nghĩa .........................................................................80
Tiểu kết chương 3 ......................................................................................... 81
KẾT LUẬN ..................................................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................86

PHỤ LỤC


1

MỞ ðẦU

1. Lý do chọn ñề tài
Nền công nghiệp cơ khí thế giới ñã có lịch sử phát triển lâu ñời. Người
ñặt nền móng cho công nghiệp này là James Watt, nhân vật tiêu biểu nhất của
nền công nghiệp nước Anh, nơi khởi nguồn cho sự phát triển ngành cơ khí
chế tạo của nhân loại cách ñây gần 250 năm. Với sự ra ñời của ñộng cơ bằng
hơi nước ñầu tiên trên thế giới năm 1765 của ông James Watt, ngành cơ khí
non trẻ của nước Anh ñã có diện mạo mới thay thế cho nền công nghiệp cơ
khí còn thô sơ. Dựa vào nguyên lý của James Watt, công nghệ chế tạo máy
móc của nước Anh phát triển nở rộ và trở thành ñầu tàu thúc ñẩy nhiều quốc
gia như Pháp, ðức, Italy… cùng phát triển. Chính vì vậy có thể nói nước Anh
là nơi khởi nguồn của nền công nghiệp thế giới. ðó chính là lý do tiếng Anh
chứa nhiều từ vựng và thuật ngữ liên quan ñến khoa học kĩ thuật. Hơn nữa,
tiếng Anh - ngôn ngữ quốc tế - ngày càng ñược nhiều người Việt Nam học tập
và sử dụng. Nhu cầu học tập và sử dụng tiếng Anh trong các ngành kỹ thuật
ngày càng tăng trong những năm gần ñây.
Trong xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa hiện nay, việc nghiên cứu thuật
ngữ ñang trở thành vấn ñề cấp thiết trong hầu hết các lĩnh vực. Một trong
những phương tiện giúp chúng ta làm ñược ñiều này chính là tiếng Anh, ngôn
ngữ thông dụng ñược dùng phổ biến ở nhiều lĩnh vực.
Công nghiệp cơ khí là một ngành kinh tế có vị trí ñặc biệt quan trọng ñối
với sự phát triển của một nền kinh tế bởi ñây là là một ngành công nghiệp sản
xuất máy móc, thiết bị cung cấp cho các ngành kinh tế khác. Thực tế cho
thấy, trên thế giới không có bất kì quốc gia nào thực hiện thành công sự

nghiệp công nghiệp hóa, hiện ñại hóa mà lại không có nền công nghiệp cơ khí
mạnh. Sự phát triển của ngành công nghiệp cơ khí vừa là nền tảng vừa là


2

ñộng lực cho sự phát triển của tất cả các ngành nghề khác nhau trong xã hội.
Nó tác ñộng ñến các ngành dịch vụ thông qua sự phát triển của mạng lưới
phân phối, thu hút số lượng lao ñộng xã hội, tham gia vào quá trình phân công
lao ñộng và hợp tác quốc tế.
Việt Nam ñang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện ñại hóa ñất nước
với mục tiêu phấn ñấu ñến năm 2020 trở thành nước công nghiệp. Công
nghiệp hóa, hiện ñại hóa mà nội dung chủ yếu là xây dựng nền kinh tế và sản
phẩm của nó chủ yếu ñược sản xuất bằng máy móc, thiết bị hiện ñại do vậy
ngành công nghiệp cơ khí có vai trò quan trọng.
Hiện nay, trong xu thế hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, một
làn sóng ñầu tư ồ ạt chảy vào Việt Nam, các công ty sản xuất sản phẩm cơ khí
(cơ khí thiết bị, thiết bị ñóng tàu, lắp ráp ô tô) của Việt Nam ñã bắt ñầu tìm
ñược những ñối tác chiến lược ñể hình thành nên các liên doanh sản xuất và
lắp ráp thiết bị cơ khí. Do vậy, ñể thuận lợi cho quá trình hợp tác, hội nhập và
trao ñổi công nghệ với các nước bạn, tiếng Anh là phuơng tiện phổ biến và
thông dụng nhất.
Hơn nữa, tiếng Anh chuyên ngành ñang trở thành xu hướng tất yếu trong
chương trình giảng dạy của hầu hết các trường ñại học, cao ñẳng và trung cấp
chuyên nghiệp. Nhằm cung cấp cho sinh viên, ñặc biệt là sinh viên khối kỹ
thuật một công cụ quan trọng giúp họ tiếp cận, cập nhật thông tin về khoa học
kỹ thuật trong sách báo, trên Internet... Trong xu thế ñó, tiếng Anh chuyên
ngành nói chung và tiếng Anh chuyên ngành cơ khí nói riêng ñã ñược ñưa
vào giảng dạy tại nhiều trường chuyên nghiệp ở Việt Nam.
Trước tình hình ñó, ñể các kỹ sư, công nhân nắm vững hệ thống các thuật

ngữ cơ khí sẽ giúp cho các công ty, nhà máy, xí nghiệp tiếp cận những máy
móc mới, tiên tiến nhất. ðồng thời, giúp cho sinh viên các trường chuyên
nghiệp tiếp cận ñược những kiến thức về thuật ngữ chuyên ngành mà mình


3

theo học, ñể hướng ñến một nền khoa học tiên tiến, hiện ñại. Hơn thế, nước ta
ñang nỗ lực thúc ñẩy quá trình công nghiệp hóa - hiện ñại hóa ñể hội nhập với
nền kinh tế thế giới sau khi gia nhập WTO. ðể có sự thống nhất khi sử dụng
thuật ngữ trong quá trình hợp tác quốc tế cũng như công việc giảng dạy và
học tập tiếng Anh chuyên ngành cơ khí ở các trường chuyên nghiệp, chúng tôi
chọn ñề tài: “ðối chiếu hệ thống thuật ngữ cơ khí trong tiếng Anh và tiếng
Việt” làm ñề tài nghiên cứu của luận văn.
2. Mục ñích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trong quá trình mở cửa nền kinh tế hội nhập với khu vực và thế giới, các
công ty sản xuất sản phẩm cơ khí của Việt Nam ñã bắt ñầu tìm ñược những
ñối tác chiến lược ñể hình thành nên các liên doanh sản xuất và lắp ráp thiết bị
cơ khí. ðáp ứng ñược nhu cầu cấp thiết ñó, việc cung cấp cho sinh viên các
trường chuyên nghiệp kiến thức chuyên sâu về tiếng Anh chuyên ngành cơ
khí là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, số lượng từ vựng và thuật ngữ chuyên
ngành cơ khí còn hạn chế. Do vậy, ñể ñáp ứng ñược nhu cầu dạy và học tiếng
Anh chuyên ngành cơ khí ở các trường ñại học, cao ñẳng và trung cấp chuyên
nghiệp, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñối chiếu các thuật ngữ cơ khí trong
tiếng Anh và tiếng Việt nhằm mục ñích chính là:
- ðối chiếu hệ thống thuật ngữ cơ khí tiếng Anh với tiếng Việt trên
phương diện cấu tạo và ngữ nghĩa nhằm rút ra những ñiểm tương ñồng và
khác biệt giữa hai hệ thống thuật ngữ. Góp phần thiết thực cho việc giảng dạy,
học tập và biên soạn giáo trình tiếng Anh chuyên ngành cơ khí cho các trường
chuyên nghiệp.

- Góp phần tìm thêm tư liệu có liên quan ñến việc nghiên cứu thuật ngữ
chuyên ngành cơ khí trong hai ngôn ngữ Anh-Việt.
- Phân tích, ñối chiếu ñặc ñiểm cấu tạo – ngữ nghĩa của những thuật ngữ
cơ khí trong tiếng Anh và tiếng Việt.


4

ðể ñạt ñược mục ñích nghiên cứu trên, chúng tôi ñặt ra cho mình những
nhiệm vụ cụ thể sau:
- Thống kê và phân loại nguồn ngữ liệu.
- Tiến hành phân tích, ñối chiếu hệ thống thuật ngữ cơ khí tiếng Anh với
tiếng Việt.
- Rút ra những ñiểm tương ñồng và khác biệt giữa hai hệ thống thuật
ngữ.
3. Lịch sử nghiên cứu ñề tài
Các nhà ngôn ngữ học trên thế giới cho rằng thuật ngữ là bộ phận phát
triển mạnh nhất so với các bộ phận khác trong từ vựng. Thuật ngữ phát triển
theo sự phát triển của xã hội. Vì vậy, việc nghiên cứu thuật ngữ là một lĩnh
vực vô cùng rộng lớn. So với việc nghiên cứu thuật ngữ nói chung, nghiên
cứu ñối chiếu thuật ngữ cơ khí ở Việt Nam mới chỉ bước ñầu tìm hiểu và ñang
dần hoàn thiện. Số lượng các công trình nghiên cứu về lĩnh vực này không
nhiều và chưa có tính hệ thống. Chẳng hạn như, tác phẩm "Danh từ Khoa
học" của Giáo sư Hoàng Xuân Hãn, xuất bản năm 1942. Ông cho rằng, ñặt
một danh từ khoa học, phải theo những ñiều kiện sau ñây:
1. Mỗi một ý phải có một danh từ ñể gọi.
2. Danh từ ấy phải riêng về ý ấy.
3. Một ý ñừng có nhiều danh từ.
4. Danh từ phải làm cho dễ nhớ ñến ý.
5. Danh từ trong các môn phải thành một toàn thể duy nhất và liên lạc.

6. Danh từ phải gọn.
7. Danh từ phải có âm hưởng Việt âm.
8. Danh từ phải ñặt theo lối ñặt các tiếng thường và phải có tính cách
quốc gia.


5

ðối với lĩnh vực nghiên cứu thuật ngữ cơ khí mới chỉ phát triển trong
khoảng hai thập kỷ gần ñây. Số lượng nghiên cứu về thuật ngữ của ngành này
còn khá ít. Chẳng hạn như: Bảo Anh (2000), Sổ tay thuật ngữ kỹ thuật Anh Việt; Nguyễn Ngọc Ánh, Quang Hùng (2003), “Sổ tay tiếng Anh kỹ thuật”
(Handbook of English in technology); Cung Kim Tiến (2003), “Từ ñiển kỹ
thuật cơ khí Anh - Việt”; Quang Hùng; Phạm ðường (2005), “Tiếng Anh cơ
khí ô tô” (Special English for automobile engineering); Quang Huy (2006),
“Tiếng Anh và công nghệ hàn” (English and Welding technology); Lê Thảo
Loan (2006), “Tiếng Anh công nghệ ô tô và chế tạo máy” (English for
automobile and machine design technology); Cung Kim Tiến (2002), “Từ
ñiển Việt - Anh cơ khí và công trình”.
Những năm gần ñây, tại Trường ðại học Khoa học Huế cũng có các luận
văn thạc sĩ nghiên cứu về lĩnh vực thuật ngữ như: luận văn thạc sĩ khoa học
của Lê Thị Thanh Thúy (2008) “ðối chiếu hệ thống thuật ngữ ñiện – ñiện tử
trong tiếng Anh và tiếng Việt hiện nay”, Phạm Thị Hồng Hạnh (2012) với
luận văn “ðối chiếu hệ thống thuật ngữ âm nhạc trong tiếng Anh và tiếng
Việt” hay “ðối chiếu hệ thống thuật ngữ thể thao trong tiếng Anh và tiếng
Việt” (2012) của Nghiêm Thị Thu Hoài, “ðặc ñiểm của thuật ngữ ngoại giao
trong tiếng Anh và cách chuyển dịch sang tiếng Việt” (2012) của Nguyễn Thị
Kim Oanh… Nhìn chung các tác giả trên ñều ñi vào khảo sát, phân tích các hệ
thống thuật ngữ tiếng Anh và tiếng Việt trong mỗi chuyên ngành, sau ñó tiến
hành so sánh, ñối chiếu thuật ngữ mà họ nghiên cứu ñể tìm ra những ñiểm
giống và khác nhau giữa hai ngôn ngữ trong các hệ thống thuật ngữ ñó. Sau

ñó, các tác giả nêu ra những ñặc ñiểm, nhận xét, ñánh giá việc sử dụng và
cách chuyển dịch của hệ thống thuật ngữ ñiện - ñiện tử, hệ thống thuật ngữ
âm nhạc hay hệ thống thuật ngữ thể thao, thuật ngữ ngoại giao trong tiếng
Anh và tiếng Việt.


6

ðáp ứng ñược nhu cầu cấp thiết của xã hội, việc nghiên cứu ñối chiếu
các hệ thống thuật ngữ ở Việt Nam ñang phát triển và ngày càng vững mạnh.
Nhìn chung, các tác giả ñi trước ñều có một ñiểm thống nhất chung, ñó là
thuật ngữ khoa học tiếng Việt cũng như thuật ngữ nói chung của các ngôn
ngữ cần ñảm bảo các ñặc tính sau:
1. Tính chính xác.
2. Tính hệ thống.
3. Tính bản ngữ.
4. Tính ngắn gọn, cô ñọng.
5. Tính dễ dùng (dễ hiểu, dễ nhớ, dễ nói, dễ viết, dễ ñọc).
Hiện nay, ở Việt Nam số lượng thuật ngữ về các ngành khoa học kỹ
thuật ngày càng nhiều và ñang ñược hoàn thiện dần mặc dù chúng ta còn thiếu
các chuyên gia nghiên cứu về thuật ngữ học trong các lĩnh vực nói chung
cũng như trong lĩnh vực cơ khí nói riêng. Do vậy, vấn ñề trước tiên là phải tập
trung nghiên cứu các hệ thống thuật ngữ, xây dựng và chuẩn hóa các hệ thống
thuật ngữ khoa học kỹ thuật ở nước ta.
4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu ñối chiếu thuật ngữ cơ khí là một lĩnh vực nghiên cứu rộng
lớn. Nó gồm nhiều chuyên ngành cụ thể như: sức bền vật liệu, cơ học vật rắn,
ñiều khiển học, khí ñộng học, nhiệt ñộng lực học, công nghệ gò, công nghệ
hàn, lắp ráp ô tô… Trong phạm vi nghiên cứu của ñề tài, chúng tôi chỉ giới
hạn nghiên cứu “ðối chiếu hệ thống thuật ngữ cơ khí trong tiếng Anh và tiếng

Việt”.
Trong luận văn, chúng tôi chủ yếu tập trung vào ñối chiếu ñặc ñiểm cấu
tạo và ñặc ñiểm ngữ nghĩa của hệ thống thuật ngữ tiếng Anh và tiếng Việt
trong lĩnh vực cơ khí.


7

Tư liệu nghiên cứu ñược chúng tôi thu thập gồm 1662 thuật ngữ cơ khí
tiếng Anh và 1585 thuật ngữ cơ khí tiếng Việt dựa trên các cuốn từ ñiển thuật
ngữ chuyên ngành cơ khí ñược xuất bản những năm gần ñây:
- Bảo Anh (2000), Sổ tay thuật ngữ kỹ thuật Anh - Việt, NXB Thanh
niên. [1].
- Tống Phước Hằng, Tạ Văn Hùng (2004), Từ ñiển giải thích thuật ngữ
thiết bị - cơ khí kỹ thuật Anh - Anh - Việt, NXB Giao thông vận tải. [16].
- Nguyễn Ngọc Ánh, Quang Hùng (2003), “Sổ tay tiếng Anh kỹ thuật”
(Handbook of English in technology), NXB Thanh niên. [2].
- Cung Kim Tiến (2002), “Từ ñiển Việt - Anh cơ khí và công trình” NXB
ðà Nẵng. [29].
- Cung Kim Tiến (2003), “Từ ñiển kỹ thuật cơ khí Anh - Việt”, NXB
Thanh niên. [27].
Chúng tôi còn thu thập thêm những thuật ngữ trong những tài liệu
chuyên ngành cơ khí ñã ñược xuất bản:
- Quang Hùng; Phạm ðường (2005), “Tiếng Anh cơ khí ô tô” (Special
English for automobile engineering), NXB Giao thông vận tải. [17].
- Lê Thảo Loan (2006), “Tiếng Anh công nghệ ô tô và chế tạo máy”
(English for automobile and machine design technology), NXB Thanh niên.
[22].
5. Phương pháp nghiên cứu
ðể ñạt ñược mục ñích ñề ra, chúng tôi ñã áp dụng phương pháp nghiên

cứu sau ñây:
- Phương pháp thống kê ñịnh lượng. Phương pháp này nhằm thống kê và
xác ñịnh số lượng các thuật ngữ thuộc phạm vi nghiên cứu của ñề tài.
- Phương pháp phân tích tổng hợp. Trong quá trình nghiên cứu thu thập
tư liệu, chúng tôi tiến hành phân tích các ñặc ñiểm cấu tạo của từ cũng như


8

ñặc ñiểm ngữ nghĩa của hệ thống thuật ngữ tiếng Anh và hệ thống thuật ngữ
tiếng Việt.
- Phương pháp so sánh ñối chiếu. Sau khi ñã phân tích tư liệu, chúng tôi
tiến hành ñối chiếu hệ thống thuật ngữ cơ khí Anh - Việt. Trong quá trình
phân tích ñối chiếu chúng tôi sử dụng thuật ngữ tiếng Anh làm ngôn ngữ
nguồn, thuật ngữ tiếng Việt làm ngôn ngữ ñích.
- ðưa ra nhận xét và kết luận sau khi phân tích, ñối chiếu.
- Nêu ý nghĩa của ñề tài và những ñóng góp của luận văn.
6. ðóng góp của luận văn
Như chúng ta ñã biết, công nghiệp cơ khí tạo ñộng lực thúc ñẩy các
ngành công nghiệp khác phát triển. Công nghiệp cơ khí cung cấp máy móc
thiết bị cho mọi lĩnh vực từ sản xuất ñến tiêu dùng. Bởi bất cứ lĩnh vực nào
cũng ñều cần phải có sự hỗ trợ từ các sản phẩm cơ khí ñể nâng cao năng lực
sản xuất. Có thể kể ñến là sản phẩm cơ khí phục vụ ngành xây dựng như cấu
kiện xây dựng, ống thép, cửa sắt, máy trộn vữa…; Sản phẩm cơ khí phục vụ
sản xuất nông nghiệp như máy nổ, máy cày bừa, máy chế biến thức ăn, thiết
bị bơm nước, nuôi tôm; Sản phẩm cơ khí tiêu dùng như quạt ñiện, tivi, ñiều
hòa, tủ lạnh, máy giặt, máy sưởi, máy in, linh kiện ñiện tử; Sản phẩm cơ khí ô
tô, xe gắn máy, tàu thủy... Như vậy, ngành Công nghiệp cơ khí phát triển sẽ
trực tiếp kéo theo sự phát triển của tất cả các ngành công nghiệp khác như
công nghiệp ô tô, công nghiệp tàu thủy công nghiệp thực phẩm… Do vậy, ñể

ñáp ứng ñược nhu cầu cấp thiết của của kĩ sư, công nhân và sinh viên ñang
làm việc và học tập liên quan ñến chuyên ngành cơ khí, chúng ta cần có một
hệ thống thuật ngữ chính xác về khoa học.
Việc nghiên cứu ñối chiếu hệ thống thuật ngữ cơ khí của chúng tôi sẽ
ñóng góp một phần tư liệu thông qua việc xâu chuỗi những hệ thống thuật


9

ngữ ñã ñược nghiên cứu trước ñó. Trên cơ sở ñó sẽ cung cấp những ngữ liệu
chính xác góp phần xây dựng hệ thống thuật ngữ cơ khí tiếng Việt chuẩn xác.
Chúng tôi hy vọng luận văn này sẽ phục vụ thiết thực cho việc biên soạn
giáo trình, dạy và học tiếng Anh chuyên ngành cơ khí trong các trường ñại
học và cao ñẳng. ðồng thời ñây cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho các
công ty, nhà máy và các kĩ sư, công nhân ñang làm việc trong lĩnh vực công
nghệ cơ khí.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở ñầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
chính của luận văn gồm có ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: ðặc ñiểm cấu tạo và ngữ nghĩa của hệ thống thuật ngữ cơ khí
tiếng Anh và tiếng Việt
Chương 3: ðối chiếu ñặc ñiểm cấu tạo và ngữ nghĩa của hệ thống thuật
ngữ cơ khí tiếng Anh và tiếng Việt.



×