ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
SỞ VĂN HÓA VÀ THÔNG TIN
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH
CÁC ĐIỂM DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA Ở
KHU VỰC ĐÔNG BÌNH SƠN VÀ HUYỆN
ĐẢO LÝ SƠN
Chủ nhiệm đề tài:
Nghệ sĩ ưu tú Tạ Hiền Minh
Thư ký đề tài:
Cử nhân Đoàn Ngọc Khôi
Quảng Ngãi - 1996
MỤC LỤC
ĐỀ TÀI:......................................................................................................................................1
CHƯƠNG I................................................................................................................................4
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ, LỊCH SỬ CỦA HUYỆN BÌNH SƠN VÀ CÁC XÃ TRONG KHU
VỰC CÔNG NGHIỆP DUNG QUẤT....................................................................................4
I.- ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ, LỊCH SỬ CỦA HUYỆN BIÌH SƠN..............................................4
1/. Đặc điểm địa lý tự nhiên:...............................................................................................4
2/- Đặc điểm lịch sử địa dư:................................................................................................5
II – ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ, LỊCH SỬ CỦA BỐN XÃ VÙNG ĐÔNG BÌNH SƠN:...............6
2/. Xã Bình Đông:...............................................................................................................8
3/. Xã Bình Hải:................................................................................................................10
4/. Xã Bình Trị:.................................................................................................................11
CHƯƠNG II............................................................................................................................13
CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA VÀ DANH LAM THẮNG CẢNH Ở 4 XÃ BÌNH
HẢI, BÌNH TRỊ, BÌNH THUẬN VÀ BÌNH ĐÔNG............................................................13
A. CÁC DI TÍCH KHẢO CỔ VÀ KIẾN TRÚC CỔ...........................................................13
I. NGUỒN GỐC SỰ HÌNH THÀNH VÀ THỰC TRẠNG DI TÍCH..............................13
II. CÁC Di TÍCH KHẢO CỔ HỌC:.....................................................................................18
1/ Di tích Giếng Tiên:.......................................................................................................18
2/. Hòn Yàng:........................................................................................................................20
3/. Di tích Đồng Nghệ:......................................................................................................21
4/. Bến Mủ Bú :.....................................................................................................................22
5/. Hóc Mọi:..........................................................................................................................24
Cách địa điểm tìm được chiếc rìu đá ở về phía Đông 150 mét là nơi tìm được pho tượng
Ganésa. Đây là pho tượng Chàm đẹp nhất của tượng Chàm tìm thấy ở Quảng Ngãi nói
riêng dọc miền Trung nói chung, mô tả vị thần Ganésa (thần may mắn) đầu voi mình
người đang ngồi xếp bằng tay cầm chiếc bát. Pho tượng Chàm này hiện nay đang được
thờ ở chùa Linh Tiên.........................................................................................................24
III - CÁC DI TÍCH KIẾN TRÚC:........................................................................................24
1/ Đình làng Tân Hy:........................................................................................................24
2/. Miếu Võ Hậu:..............................................................................................................25
3/. Nhà thờ họ huynh:........................................................................................................26
4/. Miếu Tam Vị:...............................................................................................................27
5/. Miếu bà Vương Ngọc:.................................................................................................28
5/. Hệ thống lăng cá Ông:.................................................................................................29
a/. Xã Bình thuận:.............................................................................................................29
b /. Xã Bình Đông.............................................................................................................29
c/ Xã Bình Trị:..................................................................................................................30
d/. Xã Bình Hải:................................................................................................................30
6/. Linh Tiên Tự:...................................................................................................................31
B/. DI TÍCH LỊCH SỬ, CÁCH MẠNG, KHÁNG CHIẾN:.................................................32
I. THỰC TRẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ TRÊN ĐỊA BÀN CÁC XÃ BÌNH HẢI, BÌNH TRỊ,
BÌNH THUẬN VÀ BÌNH ĐÔNG HUYỆN BÌNH SƠN:....................................................32
II.- CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ TIÊU BIỂU CẦN ĐƯỢC KIỂM KÊ, QUI HOẠCH BẢO
TỒN......................................................................................................................................35
1/. Dí tích lịch sử Giếng Vương Thanh Thủy:......................................................................35
2/. Hệ thống di tích địa đạo:..................................................................................................36
a-/ Địa đạo Thanh Thủy:...................................................................................................36
b/. Địa đạo xóm Nam:.......................................................................................................38
c/ Địa đạo Tuyết Diêm:.....................................................................................................39
3/- Hệ thống dí tích chiến thắng:...........................................................................................40
a/. Di tích chiến thắng Bến Lăng.......................................................................................40
b/. Di tích Đá Lớn Đồi Ông Dược:...................................................................................41
c/ Di tích chiến thắng Núi Rú:..........................................................................................41
d/. Di tích chiến thắng Phước' Hòa:..................................................................................42
4/- Di tích tội ác:...................................................................................................................42
III. MỘT VÀI BIỆN PHÁP BẢO TỒN QUI HOẠCH DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG
VÀ KHÁNG CHIẾN............................................................................................................44
C - THẮNG CẢNH KHU VỰC DUNG QUẤT:.................................................................45
1 - TỔNG QUAN:.................................................................................................................45
II- MỘT SỐ THẮNG CẢNH TIÊU BIỂU:..........................................................................46
1/- Cảng Sa Cần:...............................................................................................................46
a/. Tên gọi:........................................................................................................................46
b/. Miêu tả:........................................................................................................................46
c/ Giá trị du lịch:...............................................................................................................47
d/- Đinh hướng phát triển:.................................................................................................47
2/. Đoạn bở biển từ Bình Thạnh - Bình Hải:.........................................................................48
a/. Các danh thắng nổi bật:................................................................................................48
b/. Giá trị du lịch:..............................................................................................................48
c/ Đinh hướng khai thác - phát triển:................................................................................49
III - MỘT SỐ VẤN ĐỀ NỔI BẬT CẦN CHÚ Ý TỪ KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÁC
THẮNG CẢNH SA CẦN VÀ DỌC BỜ BIỂN SA CẦN – SA KỲ....................................49
CHƯƠNG I
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ, LỊCH SỬ CỦA HUYỆN BÌNH SƠN
VÀ CÁC XÃ TRONG KHU VỰC CÔNG NGHIỆP
DUNG QUẤT
I.- ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ, LỊCH SỬ CỦA HUYỆN BIÌH SƠN
1/. Đặc điểm địa lý tự nhiên:
Huyện Bình Sơn có diện tích tự nhiên 463,3 km 2, vị trí địa lý: Phía Bắc giáp
với tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng, phía Tây giáp huyện Trà Bồng, phía Nam giáp
huyện Sơn Tịnh, phía Đông giáp biển Đông. Dân số có 170.000 người, với
thành phần dân tộc có người Kinh, người Việt gốc Hoa và người Cor. Toàn
huyện có 23 xã và 1 thị trấn, trong đó có 6 xã vùng biển là Bình Hải, Bình
Châu, Bình Trị, Bình Đông, Bình Thuận, Bình Thanh và Bình Chánh. Đại bộ
phận dân cư các xã này sống bằng nghề biển. Hiện nay, tại các địa bàn các xã
này đang triển khai qui hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu công nghiệp và
cảng biển nước sâu Dung Quất…
Huyện Rình Sơn có một dòng sông lớn đó là sông Trà Bồng, bắt nguồn từ
phía Tây huyện Trà Bồng và đổ ra biển qua cửa biển Sa Cần. Đây là cửa biển
nổi tiếng mà sự giao thương vói bên ngoài diễn ra ở đây từ rất sớm. Đặc điểm
của sông Trà Bồng là lòng sông sâu, luôn đầy ắp nước nên thuyền bè xuôi
ngược buôn bán tấp nập từ xưa cho mãi đến nay.
Đặc điểm của địa hình huyện Bình Sơn là đồi núi thấp (có lẽ vì vậy mà gọi là
Bình Sơn). Núi cao nhất về phía Tây là núi Đồng Tranh (Thọ An chỉ cao 785m,
còn về phía biển các núi thấp nhấp như san sát nhau, chính do địa hình trên
khiến cho các vùng trồng lúa bị thu hẹp, nhỏ và xen kẽ nên người nông dân
canh tác nông nghiệp phần lớn trên đất gò đồi. Cây trồng thích hợp trên đồi gò
là các cây ăn quả, mì, bắp, khoai lang...
Huyện Bình Sơn có bờ biển dài 54 km, có nhiều vũng nước sâu và cửa biển,
thuận lợi cho tàu thuyền đánh cá cũng như buôn bán lưu trú khi gặp gió bão như
vũng Dung Quất, vũng Việt Thanh, vũng Nho Na; trong đó vùng Dung Quất và
vùng Việt Thanh đang được qui hoạch để xây dựng cảng biển nước sâu phục vụ
cho nhà máy lọc dầu số 1 và cảng thương mại.
Dọc theo chiều dài bờ biển của huyện Bình Sơn có nhiều cảnh đẹp nổi tiếng
do thiên nhiên và con người tạo nên, như :
- Mũi Ba Làng An (Batangan) và ngọn hải đăng (Bình Châu),
- Bãi biển An Cường (Bình Hải),
- Bãi biển Nước Nhỉ (Bình Trị),
- Cửa Sa Cần (Bềnh Đông, Bình Thạnh),
- Bãi biển Khe Hai (Bình Thạnh),
Đặc biệt nhờ ưu thế có bờ biển dài nên nghề đánh bắt hải sản ở các xã ven
biển của huyện Bình Sơn đã có từ lâu đời, hiện nay ở vùng cửa Sa Cần và xã
Bình Châu dân còn phát triển nghề nuôi tôm.
Về giao thông, huyện Bình Sơn có ưu thế thuận lợi đầy đủ cả đường bộ lẫn
đường thủy. Huyện có 18 km đường sắt xuyên Việt gồm các ga Trị Bình, Bình
Sơn và 16 km đường quốc lộ số 1. Đồng thời huyện còn có cửa Sa Kỳ, dòng
sông mà Bồng và cửa Sa Cần đã tạo nên mạng lưới giao thông thủy hết sức
quan trọng nối liền huyện với đảo Lý Sơn, với huyện Trà Bồng và các nơi khác.
Ngoài ra huyện Bình Sơn còn có hệ thống đường bộ liên huyện như tỉnh lộ
663 Bình Sơn - Trà Bồng và các đường liên xã chằng chịt, thuận tiện dễ đi .
Hiện nay trên địa bàn huyện Bình Sơn xuất hiện đường công vụ nối quốc lộ
số 1 tại Bình Hiệp đến Dung Quất. Trong tương lai, ở huyện Bình Sơn sẽ xuất
hiện các con đường cao tốc phục vụ cho khu công nghiệp lọc hóa dầu và cảng
biển nước sâu Dung Quất.
2/- Đặc điểm lịch sử địa dư:
Nghiên cứu khảo sát 4 xã Bình Hải, Bình Đông, Bình Trị, Bình Thuận ta
không thể tách rời tính chất lịch sử địa dư của từng xã, và bối cảnh không gian
lịch sử chung của huyện Bình Sơn mà phải gắn liền tính chất nguồn gốc của
vùng đất 4 xã trên với lịch sử địa dư của huyện Bình Sơn. Bởi sự thay đổi địa
dư hành chính của huyện đều liên quan trực tiếp đến các xã
Vùng đất huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, theo Đại Nam Nhất Thống chí,
trước đời Tần là vùng đất nhỏ bé thuộc đất của Việt Thường Thị, đến đời nhà
Tần thuộc Tượng Quận, đời Hán thuộc quận Nhật Nam. Sau đó, người bản xứ
đã khởi nghĩa chống ách đô hộ của nhà Hán và lập nên quốc gia Lâm ấp.
Khoảng thời gian sau cải tên thành quốc gia chămpa (Chiêm Thành).
Năm 1402 Hồ Quí Ly chinh phạt Chămpa và thu được Chiêm Động (Quảng
Nam) và Cổ Lũy Động (Quảng Ngãi). Nhà Hồ chia đất làm 4 châu: Thăng, Hoa,
Tư, Nghĩa. Hai châu Thăng, Hoa thuộc Quảng Nam - Đà Nẵng ngày nay. Còn
hai châu Tư, Nghĩa thuộc Quảng Ngãi (Châu Tư nằm phía Bắc sông Trà Khúc,
châu Nghĩa nằm phía Nam sông Trà Khúc). Bấy giờ vùng đất huyện Bình Sơn
thuộc châu Tư.
Năm 1471 Vua Lê Thánh Tôn đem quân chinh phạt Chămpa thu được vùng
đất từ Quảng Nam đến Phú Yên (ngày nay) đặt là Thừa Tuyên Quảng Nam.
Riêng vùng đất Quảng Ngãi đặt là phủ Tư Nghĩa gồm 3 huyện Nghĩa Giang,
Bình Sơn và Mộ Hoa.
Như vậy, huyện Bình Sơn chính thức có tên gọi từ triều vua Lê Thánh Tôn
(1471). Từ triều vua Lê Thánh Tôn 1471 đến 1898, huyện Bình Sơn gồm 6
tổng, 53 xã. Mãi đến năm 1899, niên hiệu Thành Thái thứ 11, chia một phần
huyện Bình Sơn để thành lập huyện mới là huyện Sơn Tịnh. Đổi tên huyện Bình
Sơn thành phủ Bình Sơn với 4 tổng gồm 80 xã (xã tương ứng với làng):
- Tổng Bình Thượng: 17 xã.
- Tổng Bình Trung: 23 xã.
- Tổng Bình Hạ: 21 xã.
- Tổng Bình Điền: 19 xã.
Các xã Bình Hải, Bình Trị, Bình Đông, Bình Thuận thuộc tổng Bình Hạ và
Bình Điền. Tháng 8 năm 1945, phủ Bình Sơn cải tên thành phủ Nguyễn Tự Tân,
các xã cũng đều mang tên các nhà yêu nước khác nhau trong huyện. Hiện nay,
sau khi tách 2 xã Bình Yến, Bình Vĩnh ở đảo Lý Sơn để thành lập huyện đảo Lý
Sơn, huyện Bình Sơn còn 23 xã và 1 thị trấn.
II – ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ, LỊCH SỬ CỦA BỐN XÃ VÙNG ĐÔNG BÌNH
SƠN:
Bình Thuận là xã nằm ở vị trí trung tâm của cảng biển nước sâu và khu công
nghiệp lọc hóa dầu Dung Quất. Nơi đây có mũi Co Co bao bọc, chắn sóng chắn
gió tạo thành vũng nước sâu tự nhiên đảm bảo cho các tàu thuyền lớn neo đậu
thuận lợi. Vũng nước sâu này từ xưa có tên gọi là Vũng Quít. Sau này những
người vẽ bản đồ thời Pháp đã gợi trại tên thành Dung Quất.
-Vị trí địa lý: xã Bình Thuận nằm về phía Đông huyện lỵ Bình Sơn, cách
trung tâm huyện lỵ khoảng 20 km. Phía Bắc và phía Đông giáp biển, phía Tây
giáp Vũng Dung Quất và xã Bình Đông, phía Nam giáp xã Bình Trị.
Xã Bình thuận có diện tích tự nhiên l959,5 ha (= l9,595 km 2). Dân số có
1.678 hộ gồm 7.104 khẩu. Bình Thuận có 3 thôn là Thuận Phước, Đông Lỗ và
Tuyết Diêm.
- Thôn Thuận Phước gồm có 3 xóm: Đồng Quýt, Cây Thị, Ngòi Thuộc.
- Thôn Đông Lỗ gồm có 4 xóm: Đồng Đá, Đồng Cũ, Cửa Làng, Trung khởi.
- Thôn Tuyết Diêm được chia làm 3 vức (xóm): Vức 1 , Vức 2, Vức 34.
Địa hình của xã phần lớn là đất đồi nhà và đất cát ven biển. Một số vùng đất
bị “sa mạc hóa” chẳng hạn vùng đất, thôn Đông Lỗ (trên khu vực Ủy ban nhân
dân xã) cát phủ trắng phau chỉ có loài cây hoang dại mớn sống được. Diện tích
đất này chiếm 210 ha. Dọc theo ven biển xã Bình Thuận tồn tại nhiều cồn cát cổ
có độ cao từ 5 - 10 m. Trên các cồn cát này không thể tồn tại các loài cây gì
khác ngoài cây phi lao. Thực tế trên dải cát ven biển xã Bình Thuận không thấy
gì khác ngoài cát trắng.
Trên địa bàn xã Bình Thuận còn có nhiều đồi núi, nhìn chung nơi đây hầu
như chỉ có núi đá: đá dăm kết, sỏi, đất kết von đá ong. Không có các loại cây
lớn. Trong xã có các núi như núi Cây Tắc, núi Cổ Ngựa, núi Nam Trâm, núi
Chóp Chài, núi Rừng Rang, núi Vức Thành... Trong các núi này thì núi Nam
Trầm là ngọn núi nổi tiếng nhất. Trong sách Đại Nam Nhất Thống chí do Quốc
sử quán triều Nguyễn biên soạn đã ghi chú rất rõ: Núi Nam Trâm ở Đông huyện
Bình Sơn, đỉnh núi cao, thuyền buôn đời Mình, Thanh đều lấy núi làm tiêu điểm
để đi trên biển. Quả thật, do đứng sát bờ hiển với đỉnh cao 141 m, núi Nam
Trâm nhô cao trên biển mà tàu thuyền từ khơi xa trông vào bờ nhìn thấy núi
trước tiên. Đồng thời do độ cao có thể quan sát xung quanh hết sức thuận lợi
nên núi Nam Trâm là điểm tranh chấp giữa ta và địch trong suốt cuộc kháng
chiến Chống Mỹ (l954 - 1975).
Ngoài đồi núi và các cồn Cát, diện tích còn lại của xã Bình Thuận là đất nông
nghiệp. Đất nông nghiệp của xã chiếm 935 ha gồm đất vườn, trồng các loại hoa
màu phụ chiếm diện tích 566 ha. Diện tích đất trồng lúa chiếm 369 ha. Hầu như
các vùng trồng lúa của xã đều được phân bố xen kẽ ở vùng hóc núi, quanh khu
vực các bàu nước ngọt.
Dân cư xã Bình Thuận sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp và ngư nghiệp.
Ngư nghiệp chỉ tồn tại ở các làng; Vức 1, Vức 2 và Vức 34, Thuận Phước
chiếm tỷ lệ khoảng 60% còn lại là dân làm nông nghiệp ở các làng Đông Lỗ,
Vức 34, Thuận Phước.
Trên cơ sở sự phân chia ngành nghề, tính chất sinh hoạt kinh tế khác nhau đã
dẫn đến hệ quả là về tôn giáo tín ngưỡng của dân làm nông nghiệp và dân làm
ngư nghiệp hoàn toàn không giống nhau.
- Dân làm nông nghiệp ở Thuận Phước, Đông Lỗ, Vức 34 theo tôn giáo chính
là Phật giáo. Tuy nhiên chiến tranh đã hủy hoại ngôi chùa ở Thuận Phước vốn
được xây dựng từ lâu đời. Đồng thời con người do chiến tranh khiến họ trôi dạt
các nơi, sau năm 1975 trở về quê có họ trở thành lương dân không theo tôn giáo
nào. Một bộ phận nhỏ khoảng 7-8 người dân ở xóm Cây Thị (Thuận Phước)
theo đạo Cao Đài. Địa điểm hành lễ của họ là Thánh Thất ở Phước Hòa (Bình
Trị).
Ngư dân Vức 1 , Vức 2, Vức 34, thôn Tuyết Diêm theo tín ngưỡng thờ cũng
cá Ông (tục gọi là Lăng Ông Nam Hải) hàng năm cúng tổ vào ngày 15/2 .
Trải qua sự biến thiên của thời gian, quá trình đấu tranh dựng nước và giữ
nước của con người, ngày nay trên địa bàn xã Bình Thuận còn lại một số di tích
sau:
- Di tích Bến lăng ở Vức 1, thôn Tuyết Diêm là nơi thờ cá ông Nam Hải.
Ngoài ra ở xã còn có một số dấu tích người nguyên thủy như chiếc rìu đá tìm
thấy ở hồ Bàu Cá Cái. Dọc theo bờ biển ở mũi Co Co còn tìm thấy các mảnh
sành sứ của tàu buôn nước ngoài bị đắm.
Bước sang giai đoạn lịch sử cận hiện đại, trên vùng đất xã Bình Thuận còn để
lại nhiều di tích lịch sử của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Đó là các
di tích: Địa đạo kháng chiến chống Pháp ở Vức 1, thôn Tuyết Diêm, Hang đá
Vức 1 nơi giặc Pháp gây ra cuộc thảm sát hàng loạt đồng bào vô tội vào năm
1952. Núi Nam Trâm là nơi bộ đội chủ lực của ta chiếm cứ trong suốt cuộc
chiến tranh mà bao lần địch tìm cách vây diệt nhưng chúng luôn bị thất bại
trước sức chiến đấu bền bỉ gan dạ của quân ta.
2/. Xã Bình Đông:
Xã Bình Đông nằm phía bờ Nam của hạ lưu sông Trà Bồng, nơi dòng sông
đỗ ra biển cả qua cửa Sa Cần. Xã Bình Đông nằm cách trung tâm huyện lỵ Bình
Sơn về hướng đông và cách trung tâm tỉnh lỵ Quảng Ngãi về hướng Đông Bắc.
- Vị trí địa lý: xã Bình Đông phía Bắc giáp sông Trà Bồng, Nam giáp xã Bình
thuận, Đông giáp biển (vũng Dung Quất), Tây giáp xã Bình Trị.
Diện tích tự nhiên của xã Bình Đông là 1435 ha (l4,35km 2). Dân số trong xã
có 2.187 hộ với tổng số 8682 người, trong đó số lượng nam chiếm 4400 người,
nữ chiếm 4200 người. Xã Bình Đông gồm có 3 thôn: Tân Hy, Sơn Trà, Thượng
Hòa. Ba thôn này chia thành 12 xóm (vức):
- Thôn Tân Hy gồm có các xóm:
- Thôn Thượng Hòa gồm có các xóm :
- Thôn Sơn Trà gồm có các xóm:
Tuy nằm bên cạnh dòng sông Trà Bồng nhưng địa hình xã Bình Đông không
phải là đồng bằng để tận hưởng sự ưu ái của thiên nhiên mà trái lại địa hình xã
là núi non, gò cao và một số ít đồng bằng nhỏ xen kẽ.
Phải nói rằng trong các xã vùng biển thì Bình Đông là một xã có số lượng núi
đồi nhiều nhất. Chúng ta có thể liệt kê tên núi đồi theo từng thôn như sau:
- Thôn Tân Hy: Núi Chùa, đồi ông Thược, núi Bà Hải, núi Lăng, Hòn Bà, núi
Đá Cuội, Đá Địch, Bà Tui, ông Dược, Bu Hãnh, Mủ Rú, Hòn Ngang, Rừng Hồ,
Ruộng Tự, Đá Trống Chầu, Đá Vòi, Ông Thơ, Đá Dơi, Gò Cao, Ông Tẩn, Hóc
Sơn, Hóc Mồng, Đất Đỏ, Đá Vách.
- Thôn Thượng Hòa: Như Đá Vách, Ông Hoa, Hồ Chình, Ông Xoan, ông
Trum, Đá Hang.
- Thôn Sơn Trà: Hòn Đình, Hòn Lũy, Hòn Ông, Núi Bàu Đá, Hòn Cò, Hòn
Lui.
Các núi ở xã Bình Đông hầu hết là núi đá phân hủy. Thảm thực vật trên núi là
các loại cây lá thấp. Đồng bằng được phân bố rải rác, xen kẽ quanh các bàu
nước ngọt hay ở hóc núi. Xã Bình Đông gồm các bàu nước sau: Bàu Lát, Bàu
Đen, Bàu Riêng, Bàu Sòng, Bàu Súng. Các bàu nước này cung cấp nước ngọt
thường xuyên cho những vùng ruộng canh tác cạnh đó. Riêng phía Thượng Hòa
và phía Tây thôn Tân Hy có hai đập nước dùng để chứa nước và tưới cho các
vùng ruộng xung quanh.
Chính do đặc thù của địa hình cho nên có đến trên 50% số dân của xã Bình
Đông làm nghề đánh bắt thủy hải sản. Bình Đông có tổng công suất tàu thuyền
là 2400 CV trong đó có 52 tàu lớn.
Từ tính chất nghề biển là nghề đóng vai trò hết sức quan trọng nên nó thu hút
phần lớn nhân lực trong xã, tạo nên sự đa dạng và phức tạp trong sự phân chia
sản phẩm trên cơ sở phương tiện đánh bắt, vốn đầu tư. Hiện nay ngư dân ở Xã
Bình Đông Có ba cách phân chia sản phẩm như sau:
a /Lối phân chia theo kiểu chủ thợ: Lối phân chia này phổ biến ở thôn Tân
Hy. Tại đây tình trạng tiểu chủ vẫn còn, những người làm thuê trên ghe hầu như
không có chút vốn liếng nào ngoài sức lao động của mình. Khi thuyền cập bến
sản phẩm đánh bất được chia thành các phần sau (sau khi đã trừ chi phí nhiên
liệu):
- Ghe: 1 phần.
- Mành lưới, neo: 1 phần.
- Công lao động mỗi người 1 phần.
- Người lái ghe chia 1/2.
b/ Phân chia theo kiểu góp vốn: Lối phân chia này phổ biến ở Sơn Trà.
Những người dân để làm trên thuyền đánh cá đều có vốn cổ phần tạo dựng nên
chiếc ghe. Sản phẩm đánh bắt được sau khi trừ chi phí xăng dầu còn lại được
chia đều. Đây là kiểu ăn chia sản phẩm khá phổ biến hiện nay.
c/ Ngoài ra khi đánh cá bằng mành đèn ở ngoài khơi thì sự phân chia sản
phẩm như sau: Sau khi trừ mọi chi phí, còn lại được chia đôi: 50% giá trị sản
phẩm cho chủ tàu và 50% cho nguồn lao động.
d/ Kiểu phân chia sản phẩm của người câu mực theo cách hoàn toàn khác:
Chủ phương tiện dùng tàu chở các thúng của người câu mực ra ngoài khơi xa.
Các thúng câu mực có nhiệm vụ đóng cho chủ tàu 20% tổng giá trị sản phẩm
mực câu được của mỗi thúng. Nếu mực câu không có thì chủ phương tiện
không lấy tiền công chuyên chở đối với người đi ghe thúng.
Như vậy qua sự phân chia sản phẩm, sự đầu tư vốn, phương tiện và sức lao
động đã khiến cho chúng ta có suy nghĩ rằng: Nghề cá của ngư dân ở Bình
Đông đã phát triển khá sớm.
Trên cơ sở đời sống kinh tế đã có ảnh hưởng mang tính chất quyết định đời
sống tôn giáo tín ngưỡng của dân chúng trong xã. Dân làm nông nghiệp đa số
theo Phật giáo, một số ít (khoảng 24 người) theo Thiên chúa giáo, còn lại không
theo tôn giáo nào. Dân làm nghề biển tất cả đều theo tín ngưỡng thờ cúng cá
Ông. Các di tích lăng thờ cá Ông trên địa bàn xã Bình Đông khá nhiều, gồm có
4 lăng ở Sơn Trà, Tân Hy, Thượng Hòa. Riêng Thượng Hòa có đến 2 lăng. Các
lăng cá Ông ở đây được xây dựng khá lâu đời hầu như từ thời Minh Mạng.
Hàng năm các ngư dân tập trung về tại lăng vào đêm ngày 24/4 (âm lịch) để
cúng tế.
Ngày nay trên địa bàn xã Bình Đông còn lưu lại nhiều loại hình di tích ở thời
kỳ lịch sử khác nhau hết sức phong phú và đa dạng, gồm các loại di tích sau:
Di tích khảo cổ gồm có: Hóc Mọi, Giếng Chàm, Dấu chân Phật.
Di tích kiến trúc cổ gồm Chùa Linh Tiêu, các lăng thờ cá Ông, đình làng Tân
Hy, các ngôi nhà thờ họ cổ xưa như nhà thờ họ Huỳnh. họ Ngô, họ Nguyễn... ,
miếu bà Võ Hậu .
Di tích lịch sử cách mạng gồm các địa đạo trong chiến tranh như địa đạo đồi
ông Thược đầu năm 1965, địa đạo đồi bà Quất đào năm 1946. Di tích đồi Đá
địch là nơi chiến đấu giằng co giữa du kích xã Bình Đông và địch trong suốt
cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước.
3/. Xã Bình Hải:
Xã Bình Hải nằm về phía Đông huyện Bình Sơn, cách trung tâm tỉnh lỵ
Quảng Ngãi 50 km về hướng Đông Bắc.
Xã Bình Hải có diện tích tự nhiên 1012 ha (l0,12 km2).
- Vị trí địa lý: Phía Bắc giáp vũng Việt Thanh, Nam giáp hai xã Bình Hòa và
Bình Phú, phía Tây giáp xã Bình Trị.
Xã Bình Huế có 2064 hộ với số dân là 9175 người, trong đó nữ có 4759
người, nam 4416 người (theo điều tra 6/1996). Dân Bình Hải ít nhiều đều có
theo các tín ngưỡng tôn giáo khác nhau như Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin
Lành, Cao Đài.
- Có 200 hộ với 700 tín đồ theo Phật giáo, địa điểm hành lễ tại ngôi chùa ("
xóm 2 Phước Thiện. Ngôi chùa này được xây dựng khoảng năm 1955 không có
nét gì cổ xưa.
- Thiên chúa giáo du nhập vào xã Bình Hải từ năm 1960. Trong xã có 180 hộ
với 900 tín đồ theo đạo Thiên chúa giáo. Nơi hành lễ là một nhà thờ mới xây
dựng ở xóm 3, thôn Phước Thiện.
- Đạo Cao Đài du nhập vào xã Bình Hải từ năm 1962. Trong xã có 110 hộ
với 350 tín đồ theo đạo Cao Đài. Địa điểm hành lễ tại Thánh thất ở xóm 2 thôn
Phước Thiện. Thánh thất này được xây dựng từ năm 1964 và trùng tu sửa chữa
vào năm l996.
- Đạo Tin Lành du nhập vào Bình Hải trong những năm tháng kháng chiến
chống Mỹ. Hiện nay có 100 hộ theo đạo Tin Lành với 250 tín đồ. Tuy nhiên họ
không có nhà thờ để hành lễ.
Xã Bình hải có các thôn: Vạn Tường, An Cưòng, Thanh Thủy, Phước Thiện.
Mỗi thôn có nhiều xóm.
- Thôn Vạn Tường gồm có các xóm Hải Nam, Hải Thanh, Hải Thượng, Hải
Chánh, Hải An.
- Thôn Phước thiện trước đây thời Nguyễn gọi là làng Tổng Binh, Phước
Thiện có Xóm 1, xóm 2, Xóm 3.
- Thôn An Cường thời xưa còn gọi là Mễ Giáng, gồm có các xóm Hải
Khương, Hải Phú, Hải Thạnh, Xóm kinh tế mới .
- Thôn Thanh Thủy gồm có các xóm Hải Hòa, Hải Thạnh, Hải Yến, Hải
Khương.
Địa hình xã Bình Hải được kiến tạo theo dạng bán sơn địa, có một số núi như
núi Động Tranh (Thanh nhảy), Hàng Đô, Động Hàng (Vạn Tường), Động
Tranh, Gò Mum (Phước Thiện). Các núi này nằm rải rác và có độ cao thấp.
Chạy dọc theo ven biển, chân núi triền thoải tạo thành vùng đất đồi quanh năm
thiếu nước. Tại xã có 20 ha lúa nằm xen kẽ theo vùng hóc chân núi, có thể canh
tác được 1 vụ. Người dân sống trên các vùng đồi gò canh tác chủ yếu là hành,
tỏi, bắp, khoai lang, khoai mì, và trồng các loại cây ăn trái khác. Diện tích đất
trồng trọt là 833 ha, song thực tế canh tác chỉ có 533ha. Hầu hết người dân làm
nghề nông ở đây có mức thu nhập thấp, phải mua gạo thường xuyên, có nhiều
gia đình quanh năm ăn bắp.
Do điều kiện đất dai như vậy, nên có hơn 50% dân cư trong xã sống bằng
nghề biển, chỉ có khoảng 45% dân số sống bằng nghề nông. Toàn xã có 120
chiếc thuyền có công suất từ 10-15CV. Tuy là xã ven biển nông tàu thuyền
không cập bến được mà phải cập ở nơi khác vì ở đây chỉ là bãi ngang.
Ngư dân Bình Hải thường đánh bắt cá và các loại hải sản ở cách xa bờ từ l820km (vì điều kiện tàu thuyền chỉ có công suất nhỏ). Sản phẩm đánh bắt được
tay theo hình thức đầu tư vốn và cách thức đánh bắt mà có sư phân chia khác
nhau.
1/ Phân chia theo chủ phương tiện và người lao động: Kiểu phân chia này
tồn tại trên cơ sở những ngư dân không có vốn phải đóng góp bằng sức lao
động. Sản phẩm đánh bắt được sau khi trả chi phí nhiên liệu (khoảng 40%).
Khấu hao ghe, máy (khoảng 20%) còn lại được chia đều cho chủ ghe và những
người đi bạn. Đây là hình thức phân chia phổ biến trong xã.
2/ Phân chia theo phương thức góp vốn, góp công: Kiểu phân chia này dựa
trên Cơ sở những người đi trên ghe, tàu đều có vốn đóng góp như nhau và cùng
làm việc. Khi ghe tàu cập bến, sản phẩm đánh bắt được sau khi trừ chi phí nhiên
liệu còn lại được chia đều cho nhưng người cùng đi trên ghe.
Trên địa bàn xã Bình Hải tồn tại khá nhiều di tích lịch sử, văn hóa quan trọng
bao gồm các loại hình di tích khác nhau, có thể liệt kê như sau:
- Di tích lịch sử văn hóa kiến trúc như Giếng Vương, Hòn Vàng, Miếu nam
Vị, Dinh bà Vương Ngọc (Xóm 1, Phước Thiện), Lăng thờ cá Ông ở Phước
Thiện và Thanh Thủy.
4/. Xã Bình Trị:
Xã Bình Trị nằm về phía Đông Bắc thị xã Quảng Ngãi và phía Đông huyện
lỵ Bình Sơn.
- Vị trí địa lý: Phía Bắc giáp xã Bình Thuận, phía Nam giáp xã Bình Hải,
phía Đông giáp biển (vũng Việt Thanh), phía Tây giáp xã Bình Đông và Bình
phước.
Có diện tích tự nhiên 1686 ha (18,86 km2 ). Dân số toàn xã có 1535 hộ với
6185 nhân khẩu, trong đó nữ chiếm 3290 người, nam chiếm 2895 người. Dân
cư xã Bình Trị đa số không theo tôn giáo nào, một số theo Phật giáo, khoảng
318 người. Địa điểm hành lễ của những người theo phật giáo là chùa viên
Phước, xây dựng bằng xi măng từ năm 1955 tại xóm An Long, thôn Phước Hòa.
Đạo Cao Đài với lượng tín đồ khoảng 54 người, địa điểm hành lễ tại Thánh
thất Cao Đài ở xóm An Long, thôn Phước Hòa. Đạo thiên chúa có 30 tín đồ và
Tin Lành có 12 tín đồ. Hai đạo này trong xã Bình Trị chưa có nhà thờ để hành
lễ.
Ngoài ra các ngư dân ven biển ở các xóm An Hải, An Thanh, Đồng The có
chung một lăng thờ cá ông Nam Hải, hàng năm đều có cúng viếng.
Xã Bình Trị có 3 thôn Phước Hoà, Lệ Thủy và An Lộc.
Thôn Phước Hòa gồm có các xóm Hòa Tây, An Long, Hòa Trung, Hòa
Đông, An Lệ.
Thôn Lệ Thủy gồm các xóm Đồng Tre, An Thanh, An Hải.
Thôn An Lộc gồm có các xóm Xóm Bắc, xóm Nam, Long Bàn, Tân An.
Địa hình xã Bình Trị bao gồm đồi núi và đồng bằng nhỏ xen kẽ. Xã Bình Trị
có núi lớn là Núi Non Dện, trên núi có rất nhiều đá. Ngoài ra còn có các núi
khác như Động Lớn, Rừng Đồn, (Phước Hòa), Gò Tràm, Gò Kiến , Động Nhỏ
(An Lộc), Động Lang, Gò Hồng (Nước Nhỉ). Xung quanh các vùng đồi núi là
đồng bằng thấp, phân bố làng mạc và vùng trồng lúa. Diện tích đất nông nghiệp
của xã là 769,67 ha được trồng các loại lúa 1 và 2 vụ và 3 vụ. Riêng lúa 3 vụ có
59ha.
Dân cư làm nghề biển ở tại các xóm An Hải, An Thanh, Đồng The của thôn
Lệ Thuỷ. xóm An Hải là xóm chuyên nghề biển, có 421 nhân khẩu. Riêng xóm
An Thanh có 6925 người và xóm Đồng The có 740 người. Người dân ở đây kết
hợp làm nghề biển trong thời điểm nông nhàn. Hiện tại thôn Lệ Thủy có 38 tàu
thuyền đánh cá với tổng công suất 378CV. Ngoài ra còn có 391 thuyền đánh cá
thô sơ và 272 thúng đánh cá ven bờ.
CHƯƠNG II
CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA VÀ DANH LAM
THẮNG CẢNH Ở 4 XÃ BÌNH HẢI, BÌNH TRỊ, BÌNH
THUẬN VÀ BÌNH ĐÔNG
A. CÁC DI TÍCH KHẢO CỔ VÀ KIẾN TRÚC CỔ
I. NGUỒN GỐC SỰ HÌNH THÀNH VÀ THỰC TRẠNG DI TÍCH
1/. Từ thời xa xưa, cách nay trên 2000 năm, vùng đất các xã Bình Hải, Bình
Trị, Bình Đông, Bình Thuận đã có người nguyên thủy cư trú. Họ là chủ nhân
của Văn hóa Sa Huỳnh, một nền văn hóa hết sức nổi tiếng ở miền Trung Việt
Nam. Qua đợt điều tra khảo sát, chúng tôi nhận thấy còn một số dấu tích lưu lạc
chứng tỏ nụ hiện diện của người nguyên thủy trên vùng đất này. Đầu tiên phải
kể đến là di tích Hóc Mọi. Tại điểm di tích này đã tìm thấy chiếc rìu đá có kích
cỡ lớn nhất trong các loại rìu đá ở Việt Nam. Chiều dài thân rìu là 45 cm, bề
ngang mặt lưỡi là 30 cm, chiều rộng của đốc cầm là l7 cm, bề dày của lưỡi rìa là
4 cm, bề dày của đường rìa phiến là 4 cm. Chiếc rìa đá này được mài nhẵn toàn
thân và mài rất sắc cạnh trên rìa lưỡi và rìa thân. Địa điểm tìm thấy chiếc rìu là
gò cát cao của Hóc Mọi thuộc thôn Tân Hy, xã Bình Đông. Địa điểm gò cát này
được bao bọc bởi các loại gai rậm rạp nên khó khảo sát bề mặt lớp dưới của cát
nhằm để biết thêm tính chất của di tích. Tuy nhiên địa điểm tìm thấy rìu đá có
thể là điểm cư trú của người nguyên thủy. Các nhà nghiên cứu, sau khi xem xét
chiếc rìu đã thống nhất, chiếc rìu là công cụ của cư dân Sa Huỳnh. Niên đại của
nó cách nay trên dưới 2500 năm. Tuy nhiên tính năng sử dụng của chiếc rìu là
công cụ dùng để thờ hơn là dùng để lao động sản xuất..
Đồng thời bên cạnh hồ Bàu Cá cái, người dân còn thu lượm được một số
công cụ khác như rìu đá, cuốc đá. Người lượm được chiếc nữ là ung Nguyên
Sáng ở đội 4, xóm Đồng quết, thôn Thuận Phước.
Như vậy, sự thu nhặt được các công cụ đá lẻ tẻ của dân chúng ở các xã tại các
điểm cư trú khác nhau do cư dân nguyên thuỷ xa xưa để lai đã chứng minh rằng
vùng đất phía Đông Bình Sơn đã xuất hiện con người từ rất sớm. Các cư dân
nguyên thủy sống ven các đầm, hồ, bàu nước ngọt. Họ dùng công cụ sản xuất
bằng đá như cuốc, rìu để canh tác nông nghiệp. Tuy nhiên, đến nay cuộc điều
tra khảo sát vẫn chưa tìm được vết tích cư trú với mật độ dày của cư dân nguyên
thủy để từ đó có thể khai quật nghiên cứu một cách có hiệu quả.
Bước sang những thế kỷ sau Công nguyên, cụ thể hơn là từ thế kỷ II đến thế
kỷ XV, vùng đất miền Đông Bình Sơn nằm trong phạm vi của vương quốc
Chămpa. Do vậy trên địa bàn các xã Bình Đông, Bình Trị, Bình Thuận, Bình
Hải tồn tạii khá nhiều di tích văn hóa Chămpa. Các để tích văn hóa Chămpa ở
dây đa dạng và phong phú về loại hình, bao gồm tượng thờ, giếng nước, bến
sông và đền thờ. Tuy nhiên, xét về số lượng thì các di tích văn hóa Chămpa ở
đền bàn 4 xã vẫn còn là con số khá khiêm tốn. Chúng tôi thống kê có 5 di tích
còn lại khá tiêu biểu. Mặc dù các di tích này trải qua bao mưa nắng và thời gian
làm xói mòn, hoang phế, song nó còn khá nguyên vẹn. Các di tích Chăm ở đây
gồm di tích Giếng Tiên (thôn Tân Hy, xã Bình Đông), Bến Mủ Rú (thôn Tân
Hy, xã Bình Đông), Đồng Nghệ (thôn An Lộc, xã Bình Trị), Hòn Vàng (thôn
Phước Thiện, xã Bình Hải). Ngoài ra còn có di tích Ruộng Tự tại xóm Bàu
(thôn Tân Hy, xã Bình Đông). Đây là di tích cư trú của người Chàm. Di tích này
nằm ở giữa một thung lũng nhỏ bao quanh là núi. Tuy nhiên dấu vết cư trú của
người Chàm ở đây khá mờ nhạt nên di tích này chỉ là điểm để nghiên cứu chứ
không thể qui hoạch bảo tồn được.
Ngoài ra còn một số di tích chỉ dừng lại ở mức độ khảo sát nghiên cứu như di
tích Đồng nghệ, di tích dấu chân Phật.
+ Di tích Đồng Nghệ nằm ở thôn An Lộc, xã Bình Trị. Đây là di tích đền
tháp và khu cư trú Chămpa. Di tích trải dọc theo ven chân đồi. Nằm về phía
dưới chân đồi là ruộng nước. Nơi đây vốn là dòng sông cổ bị bồi lấp, dòng sông
này thông ra hồ Bình Trị, giáp với sông Trà Bồng ở Cà Ninh - Đập Cầu Hoa.
Di tích Đồng Nghệ có sự phân biệt rõ ràng giữa khu đền tháp và khu cư trú,
khu đền tháp nằm về phía Đông của đồi phân bố trên một diện rộng. Mặt chính
của ngôi đền quay về hướng Đông, trông theo hướng mặt trời mọc. Chung
quanh ngôi đền gạch đổ vương vãi, dân chúng trong vùng gọi đây là Lò Gạch
(vì thấy gạch nhiều). Ngôi đền này phục vụ cho việc hành lễ của dân cư trú ở
phía Tây.
Khu dân cư phân bố ở phía Tây ngôi đền, làng mạc được xây dựng theo văn
chân đồi, bằng phẳng, quang đãng. Những người Chàrn ở đây có thể dùng ghe
thuyền theo dòng sông cổ đã bị lấp, đi ra phía cửa Cà Ninh, là nơi giáp ven sông
Trà Bồng và từ đó đi về phía cửa biển hoặc đi lên phía thượng nguồn. Chính sự
thông thường với bên ngoài dễ dàng đã khiến cho làng mạc của người Chàm ở
Đồng Nghệ khá sầm uất. Hiện nay trên mặt đất của khu di tích Đồng Nghệ còn
vương vãi các mảnh gốm sứ với mật độ dày.
Nhằm giải tỏa mặt bằng để xây dựng nhà máy lọc dầu số 1 , khu di tích Đồng
Nghệ sẽ được nghiên cứu và khai quật.
+ Di tích dấu chân Phật nằm ở vườn nhà ông Thành, Vức 2, thôn nhượng
Hòa. Dân gian trong vùng gọi đây là dấu chân khổng lồ. Trên mặt đá nhãn,
người xưa đã tạc một bàn chân lên đó. Theo sự mô tả lại, bàn chân đài 45 cm,
mũi bàn chân quay về hướng Nam. Vị trí bàn chân nằm sát bờ sông Trà Bồng,
gần với xóm Con Moong (nơi có tượng đá hình đứa bé trông mẹ, đã bị lấy mất).
Hiện nay bàn chân tạc trên đá không còn nữa, dân chúng chẻ đá đã phá bỏ
mất. Hình tượng một bàn chân duy nhất tạc trên đá, ở miền Bắc gọi là dấu chân
thần Độc Cước, miền Trung gọi là dấu chân ông Khổng lồ. Tuy cách gọi có
khác nhau song đó là biểu tượng phật giáo sơ khai khi du nhập từ Ấn Độ vào
các nước khu vực Đông Nam Á trong khoảng những thế kỷ đầu Công nguyên
(*)1. Biểu tượng dấu chân Phật trên toàn quốc có khoảng 30 dấu chân, riêng ở
1
(*) Nguyễn Duy Hinh - Đền thờ thần Độc Cước ở Sầm Sơn - Những phát hịên mới về khảo cổ học năm 1987.
Quảng Ngãi có đến 4 dấu ở Tịnh Kỳ, Nghĩa Dõng, Núi Vàng va Bình Đông.
Đây là điểm tham quan, nghiên cứu hết sức lý thú. Tuy nhiên “Dấu chân Phật
tại xã Bình Đông bị phá mất là điều đáng tiếc. Như vậy, trên địa bàn 4 xã còn
lại một số di tích khảo cổ học tiêu biểu có thể quy hoạch bảo tồn như sau:
•
Di tích Giếng Tiên nằm ở xóm (vức) Công Hội, thôn Tân Hy. Giếng
Tiên là (Giếng Chàm, đào cách mép nước cửa sông Sa Cần 4m, dùng để cung
cấp nước ngọt cho dân cư và thuyền bè. Hiện nay giếng còn được bảo tồn tương
đối nguyên vẹn.
•
Tượng Ganésa ở chùa Linh Tiêu. Đây là pho tượng Chăm đẹp, quí
hiếm cần được bảo vệ.
•
Hòn Vàng nằm sát mép biển ở vũng Việt Thanh, thuộc xóm l, thôn 1
Phước Thiện, xã Bình Hải. Di tích này gắn với truyền thuyết thi đắp thành giữa
người Chàm và người Việt được lưu truyền trong dân gian vùng thôn Phước
Thiện.
•
Bến Mủ Rú là bến sông mà tàu buôn Trung Hoa và người Chàm cùng
trao đổi hàng hóa, đồ gốm sú. Địa điểm bến Mủ Rú thuộc thôn Tân Hy, xã Bình
Đông.
2/. Từ thế kỷ thứ XV trở đi, người Việt trên bước đường khai phá chinh phục
mở mang bờ cõi về phía Nam đã chung sống hòa thuận với người Chàm bản
địa, hội nhập hai dòng văn hóa: Văn hóa Bắc Trung bộ và văn Hóa Chàm bản
địa để sản sinh nền văn hóa đặc trưng của vùng đất Quảng Ngãi mà trong đó
đặc sắc và phong phú nhất đó là văn hóa vùng biển.
Các xã Bình Đông, Bình Trị, Bình Thuận, Bình Hải đều có ngư dân làm biển
và dân làm nông nghiệp. Các cư dân của mỗi loại hình kinh tế đều mang sắc
thái văn hóa khác nhau. Đó là văn hóa biển và văn hóa nông nghiệp. Song sự cư
trú chung đã khiến cho hai sắc thái văn hóa biển và văn hóa nông nghiệp hòa
quyện lẫn nhau khiến các hoạt động văn hóa trở nên đa dạng và phong phú. Nếu
tách rời hai dòng văn hóa này chúng ta sẽ có hai thiết chế văn hóa khác nhau
như sau.
a/. Văn hóa biển, sông nước: Biểu hiện của văn hóa biển, sông nước thông
qua các hoạt động văn hóa, lễ hội như đua thuyền, hát bả trạo, lễ cầu ngư đầu
năm, lễ tế cá Ông. Các hoạt động văn hóa này gắn liền với tín ngưỡng quan
trọng của cư dân biển đó là thờ cá Ông Nam Hải. Đối với ngư dân làm nghề
biển, lăng thờ cá Ông Nam Hải là điểm trung tâm của ý thức siêu linh. Các hoạt
động cầu mong sự bình yên, cầu mong được mùa... của cư dân được thể biện
qua hình thức lễ hội, tất cả đều diễn ra xoay quanh trục tâm điểm là Lăng cá
Ông. Do vậy phải khẳng định rằng làng biển nào cũng có xây dựng Lăng cá
Ông Nam Hải và di tích này đóng vị trí vô cùng quan trọng trong tâm thức cộng
đồng dân chài.
Các Lăng cá Ông Nam Hải ở các xã Bình Đông, Bình Hải, Bình Trị, Bình
Thuận đều được Xây dựng sớm nhất là từ thời Minh Mạng, muộn nhất là xây
dựng ở triều Tự Đức. Trãi qua thời gian các lăng đã được trùng tu nhiều lần
song hầu hết các Lăng cá Ông Nam Hải ở các xã trên đều giữ được dáng dấp cổ
xưa. Vị trí các Lăng cá ông Nam Hải đều nằm sát bờ biển, mặt chính quay về
phía biển. Kiến trúc các lăng đều giống nhau ở nét cơ bản, nhà chia làm 3 gian,
tổng số 12 cột, chia làm 4 bộ vì kèo.
Cách thờ phụng ở các lăng đều giống nhau: Gian giữa thờ thần. Tại gian này
thường xây một sập cao bằng xi măng hoặc đặt một bàn dài, trên đặt các quách
gỗ nhỏ trong đựng xương cá voi (cá Ông) đã cải táng.
Hai gian hai bên thờ tả ban, hữu ban tùng tự âm linh cô hồn.
Bên ngoài sân đều có bình phong trụ biểu, trang trí vân ly.
Theo thông kê, ở 4 xã trên có đến 8 lăng thờ.
+ Xã Bình Đông có 4 lăng thờ cá Ông Nam Hải, gồm 1 lăng thờ ở thôn Sơn
Trà, 1 lăng tại thôn Tân Hy. Riêng thôn Thượng Hòa có đến 2 lăng thờ.
+ Xã Bình Thuận có 1 lăng thờ cá Ông Nam Hải tại Vức 1, thôn tuyết Diêm.
Đây là lăng thờ cá Ông duy nhất. Ở xã Bình Thuận. Hàng năm thường có tổ
chức đua thuyền tại đây.
+ Xã Bình Trị có một lăng thờ cá Ông tại xóm An Hải, thôn Lệ Thuỷ .
+ Xã Bình Hải có 2 lăng thờ cá Ông Nam Hải, một lăng ở thôn Phước Thiện
và một lăng ở thôn Thanh Thủy.
Các di tích lăng thờ cá Ông này cần được nghiên cứu quy hoạch, bảo tồn để
trở thành điểm tham quan nghiên cứu và du lịch trong tương lai.
b/. Văn hóa nông nghiệp: của cư dân ở các xã ven biển Bình Đông, Bình Trị,
Bình Thuận, Bình Hải hết sức phong phú, đa dạng. Mỗi một làng đều có hướng
ước riêng. Trong các hoạt động của mình, người dân trong làng đều tuân theo
sự quy định của hương ước. Bên cạnh hệ thống quan lạc địa phương của chính
quyền phong kiến như lý trưởng, Phó lý, và Ngũ hương (Hương Bộ, Hương
Bổn, Hưong Dịch, Hưong Kiếm, Hương Mục), người dân trong mục làng đề cử
cho mình một vị cả làng và các xóm đều có trưởng xóm. Cả làng chủ yếu lo
việc tế lễ ở đình làng đồng thời Cả làng cùng với Lý trưởng và Ngũ hương
quyết định mọi việc quan trọng trong làng liên quan đến hương ước của làng.
Tại các xóm đều có các vị trưởng xóm lo việc cúng tế ở miếu võ của xóm và khi
tế đình, các vị trưởng xóm đứng vị trí sau ngũ hương.
Một mẫu số chung về văn hoá đối với cư dân làm nông nghiệp đó là mọi hoạt
động về văn hóa đều lấy ngôi đình làng làm tâm điểm. Các hoạt động lễ hội
quan trọng đều diễn ra ở đình như lễ tế đình dịp Xuân Thu nhị kỳ, cúng tế đầu
năm, tế quái hạn dịch bệnh... kèm theo các lễ tế quan trọng ở đình như cúng tế
đầu năm là các hoạt động hội hè như đấu vật, đua thuyền, hát bộ...
Điều đáng tiếc là hiện nay ở các làng quê Quảng Ngãi (ngoại trừ đảo Lý Sơn)
các đình làng đều bị hư hỏng, đổ nát; có nơi chỉ còn lại cổng đình làng như đình
Lạc Phố (Mộ Đức), đình Thọ An...
Tuy nhiên đình làng Tân Hy vẫn còn giữ lại được cổng đình và bờ thành, dù
trãi qua bao mưa nắng, gió bão, chiến tranh song cổng đình làng Tân Hy vẫn
sừng sững oai vệ. Phải nói rằng đình làng Tân Hy đặt ở vị trí không gian đẹp.
Đình nằm sát bờ sông Trà Bồng, mặt đình hướng ra sông, xung quanh núi non
bao bọc. Đình làng Tân Hy nếu quy hoạch tôn tạo trùng tu sẽ là di tích hấp dẫn
lôi cuốn du khách (Chúng tôi sẽ đề cập ở phần sau). Tồn tại song song với các
đình làng là các miếu xóm ở các xóm trong mỗi làng xã. Mỗi xóm có một ngôi
miếu để thờ cúng thập loại cô hồn, cụ thể là các vong hồn chiến sĩ nơi sa
trường, các oan hồn chết không nơi hương khói... Dân chúng trong làng tế miếu
hàng năm vào tiết Thanh Minh, đứng chủ tế là vị trưởng xóm. Đây là việc làm
mang tính nghĩa nhân hết sức tốt đẹp của dân Việt để tưởng niệm những vong
hồn đã khuất không non hương khói.
Hiện nay các miếu xóm còn lại khá nhiều ở các xã, nhưng hầu hết các di tích
xây dựng kém qui mô và kiến trúc bình thường gồm 1 am nhỏ thờ thần, được
bao bọc xung quanh bởi bờ thành thấp, phía trước có cổng, 2 bên là hai trụ biểu.
Do vậy chúng tôi chỉ có thể chọn lựa một di tích tiêu biểu đại diện cho loại hình
miếu xóm ở các xã về quy mô kiến trúc và về tính chất thờ cúng. Đó là miếu
Tam vị ở xóm 1 , thôn Phước Thiện, xã Bình Hải. Đây là ngôi miếu được xây
dựng khá lâu đời còn giữ lại được nguyên vẹn kiến trúc ban đầu. Ngoài ra còn
có một ngôi miếu khác không nằm trong hệ thống miếu xóm đó là miếu bà
Vương Ngọc (Chúng tôi sẽ đề cập ở phần sau). Ngôi miếu này nằm ở triền núi
Mân, nhìn ra biển khơi thuộc xóm 1, thôn Phước Thiện, xã Bình Hải. Ngôi miếu
này vẫn còn giữ được nguyên vẹn nét kiến trúc cổ xưa, tọa lạc ở giữa không
gian bao gồm núi non, biển cả trông rất nên thơ và hùng vĩ; thích hợp cho việc
tham quan du lịch nên cần được quy hoạch tôn tạo.
Ngoài ra, một yếu tố khác để hình thành nên các di tích kiến trúc cổ ở tác xã
Bình Đông, Bình Trị, Bình Hải, Bình Thuận nói riêng là sự di cư các dòng họ
lớn đến tại vùng đất này vào khoảng thế kỷ XV, XVI, và thế là XVII các dòng
họ đi đến khai phá định cư trên vùng đất này kẻ trước (tiền hiền), người sau
(hậu hiền) lập nên những nhà thờ họ to lớn, bề thế, trang nghiêm, cổ kính. Ta có
thể thống kê dòng họ theo từng xã sau:
+ Xã Bình Đông:
- Dòng họ tiền hiền là: Ngô, Nguyễn.
- Dòng họ hậu hiền là Võ, Huỳnh, Bùi, Hồ, Phạm, Đỗ, Lê, Tu, Đinh, Trương.
Mai, Lâm, Lý.
+ Xã Bình Hải:
- Dòng họ tiền hiền là: Ngô, Hà, Lê, Nguyễn. Họ vào khai phá vùng đất Bình
Hải khoảng từ triều Cảnh Thịnh thứ 6 (1797) trở về trước. Họ Hà chiếm diện
tích đất đai lớn trong xã. Song sau này dòng họ Hà tuyệt tự nên đất đai rơi dần
vào dòng họ Ngô, Nguyễn, Lê.
- Dòng họ hậu hiền chuyển cư vào sau và làm nghề biển. Đó là họ Hồ gốc ở
cửa Đại (Hội An chuyển cư vào. Họ Ao gốc ở Bình Khương (Bình Sơn chuyển
cư xuống Bình Hải từ năm 1945.
+ Xã Bình Trị:
- Dòng họ tiền hiền là họ Nguyễn và họ Phạm.
- Dòng họ hậu hiền là họ Ngô, Ưng, Tiêu, Lê, Trần, Ao.
Tuy nhiên, hiện nay các nhà thờ họ ở các xã Bình Hải, Bình Trị, Bình Thuận
đều bị chiến tranh tàn phá, hư hại, đổ nát và được sửa chữa trùng tu mới. Duy
nhất chỉ còn lại xã Bình Đông có số nhà thờ họ còn giữ được nguyên gốc. Đó là
nhà thờ họ Huỳnh, họ Ngô, họ Nguyễn, họ Võ. Tuy nhiên các nhà thờ họ Ngô,
Nguyễn, họ Võ do tu bổ sửa chữa nên không còn giữ được nguyên gốc, chỉ
riêng có nhà thờ họ Huỳnh là còn giữ được nguyên vẹn kiến trúc ban đầu. Do
vậy cần qui hoạch bảo tồn di tích ngôi nhà thờ họ Huỳnh này.
Đạo Phật cũng theo người dân di cư vào vùng đất Quảng Ngãi từ thế kỷ XVI,
XVII. Riêng vùng đất ven biển, vấn đề xây dựng chùa chiền có muộn hơn và
hình như ở đây đạo Phật ít bắt rễ sâu vào tâm thức người dân biển như nó đã
từng ảnh hưởng sâu sắc đối với người dân đồng bằng, ven núi. Dân cư theo đạo
Phật thì trong 4 xã Bình Hải, Bình Đông, Bình Trị, Bình khương xã nào cũng
có. Song ngoài xã Bình Đông, các xã khác chùa chiền đã bị chiến tranh làm hư
hại. Như tại xã Bình Thuận có một ngôi chùa nằm ở thôn Thuận Phước nhưng
chiến tranh đã làm sụp đổ hiện nay chỉ còn một ngôi nhà nhỏ đơn sơ hoang tàn.
Xã Bình Thuận có ngôi chùa ở thôn Phước Thiện mới xây dựng vào năm 1955
không cổ kính. Xã Bình Trị có chùa Viên Phước tọa lạc ở xóm An Long thôn
Phước Hòa mới được xây dựng vào năm l955 không cổ kính lắm. Tuy vậy ở xã
Bình Đông có một ngôi chùa cổ nổi tiếng đó là chùa Linh Tiên. Chùa Linh Tiên
được xây dựng vào triều Tự Đức năm thứ 8, tức năm 1853 ngôi chùa này lưng
dựa vào núi.
Mặc dù qua những lần trùng tu đã thay thế kết cấu vách bằng vách xi măng
và ngói lợp bằng ngói âm dương, song quy mô của chùa khá rộng. Đặc biệt
trong đại điện thờ 13 pho tượng Phật lim nhỏ bằng gỗ và bằng đồng. Đồng thời
trong chùa còn thờ pho tượng Chàm bằng đá, đó là tượng Ganésa do người dân
đào được và mang về thờ trong chùa (chúng tôi sẽ đề cập kỹ ở phần sau).
Như vậy nội dung công trình ở phần trên đã đề cập một số nét cơ bản về
nguồn gốc, sự hình thành, sự phân bố và thực trạng của các di tích khảo cổ học
và di tích kiến trúc cổ trên địa bàn các xã Bình Đông, Bình Thuận, Bình Trị và
Bình Hải.
II. CÁC Di TÍCH KHẢO CỔ HỌC:
1/ Di tích Giếng Tiên:
Giếng Tiên nằm ở vức Công Hội (xóm Công Hội, thôn Tân Hy, xã Bình
Đông, cách ủy ban nhân dân xã 1km về hướng Tây Bắc. Giếng nằm tại khu vực
cửa Sa Cần, cách mép nước sông Trà Bồng 4 m. Trong địa hình tổng thể chung,
Giếng nằm giữa khe núi Đá Địch, hai bên là vách đá dựng sừng sững, từ phía
bờ sông đi đến Giếng khá dễ dàng. Giếng Tiên có mạch nước trong và dịu ngọt.
Do Giếng có mạch núi nên mùa hè khô hạn nhưng Giếng vẫn không bao giờ
khô cạn, vẫn cung cấp đầy đủ nước cho dân làng Tân Hy và dân ở mé phía Bắc
cửa Sa Cần thuộc xã Bình Thanh. Chính vậy trong những năm gần đây dân
chúng trong làng đã khơi sâu thêm lòng Giếng và tu sửa bờ thành giếng. Do sự
tu sửa này mà Giếng Tiên đã mất đi hình dạng ban đầu. Nguyên dạng của Giếng
Tiên là giếng có miệng hình vuông, cạnh đo được 1,2 mét. Cấu trúc của Giếng
như sau: Thành Giếng và lòng Giếng được kè xếp đá trái. Các viên đá này được
đẽo gọt gia công khá chu đáo. Sau đó chúng được kè xếp gọn gàng, găm chặt
vào bờ đất của thành Giếng, tạo thành bờ thành bằng đá kiên cố, chắc chắn
không cho đất đổ xuống. Bờ thành đá giếng này dạng hình vuông. Đáy Giếng
được dùng bằng gỗ theo bốn vách thành để cát, đất không theo mạch nước làm
bẩn giếng. Gỗ dùng dừng lót theo bốn vách giếng được dân gian gọi là "bộng",
nên hầu như loại hình giếng vùng này đều có tên là giếng bộng. loại hình giếng
bộng phổ biến hầu khắp trên vùng đất Quảng Ngãi. Đây là loại giếng do người
Chàm đào từ lâu đời. Kỹ thuật đào Giếng của người Chàm đạt đến đỉnh cao
trong việc tìm đúng mạch nước ngầm trong lòng đất. Vì vậy, suốt đọc duyên hải
Quảng Ngãi, giếng nước do người Chàm đào đều không bao giờ cạn trong mùa
hạn hán. Giếng Tiên là một trong số các giếng của người Chàm đào để lấy nước
phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Đồng thời nước từ Giếng Tiên còn được
cung cấp cho các thuyền buôn di trên biển khi cập cửa Sa Cần trao đổi hàng hóa
và lấy nước ngọt. Do vậy Giếng chỉ cách mép nước khoảng độ 4 mét, thích hợp
cho ghe thuyền neo đậu để lấy nước. Tàn dư việc bán nước ngọt cho các tàu
thuyền, theo giáo sư Trần Quốc Vượng hiện ấy vẫn còn tồn tại ở vùng Bình
Thuận, Ninh Thuận.
Trong Đại Nam Nhất Thống chí, phần về Quảng Ngãi, có ghi như sau (l) 2:
Các thuyền buôn thời Minh, Thanh đi trên biển thường vào vùng của Sa Cần để
lấy nước ngọt từ các giếng nước ở vùng này. Nước ngọt là vấn đề cầi thiết cho
các tàu thuyền đi lại trên biển, nhất là thuyền buôn từ xưa. Trước đây, khoảng
những thế kỷ đầu Công nguyên kéo dài đến thế kỷ XVII, XVIII, trên biển Đông
hình thành con đường buôn bán gốm sứ Đông Nam Á hết sức nổi tiếng ( 2).
Điểm xuất phát của con đường buôn bán gốm sứ là Hàn Châu (Trung Hoa) đi
về phương Nam, ngang qua ven biển miền Trung, vào đến vịnh Thái Lan, đi
đến các đảo quốc Indonesia, Malaixia, Philippine… và đến các nước phương
Tây. Đồng thời các lò gốm nội địa của Việt Nam từ thế kỷ X trở về sau cũng tỏa
đi buôn bán các nơi theo con đường này. Các thuyền buôn thường ghé vào các
cửa sông, bỉên để nghỉ, trao đổi hàng hóa và lấy nước ngọt. Chính nhu cầu nước
ngọt này đãy khiến cho hàng loại các giếng Chàm hình thành dọc theo ven biển
miền Trung nói chung và ven biển Quảng Ngãi nói riêng. tại vùng cửa Sa huỳnh
- Thạnh Đức ( Đức Phổ) đã xuất hiện 3 giếng Chàm dọc ven biển. Đảo Lý Sơn
xuất hiện 3 giếng, đó là giếng Bộng, giếng Xó La (Lý Vĩnh), giếng Bộng ở xã
Lý hải. Theo Đại nam Nhất Thống chí, tại vùng cửa Sa Cần có từ 2 đến 3 giếng
2 1
( ) Quốc sử quán triều Nguyễn - Đại nam Thống Chí, phần về Quảng Ngãi, NXB KHXH.
Chàm nhưng đến nay chúng tôi mơớ tìm thấy 1 giếng đó là Giếng Tiên. Sự thật
hiển nhiên, Giếng Tiên là dấu tích của quá khứ một thời về sự buôn bá, trao đổi
hàng hoá, gốm sứ nhộn nhịp trên cửa Sa Cần. Giếng Tiên là một điểm di tích
gắn liền vơớ hệ thống các di tích bến Mủ Rú, miếu Võ Hậu phản ánh một thực
tế cửa Sa Cần là một thương cảng lâu đời và sầm uất (chúng tôi sẽ nói rõ pử
phần sau). Chính vì lẽ đó, Giếng Tiên vần phải được bảo vệ và tôn tạo nhằm
mục đích phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học về kỹ thuật đã giếng của
người Chàm thời xưa, tìm hiểu lịch sử cư trú của người Chàm và về con đường
buôn bán gốm sứ Đông Nam Á nổi tiếng một thời trên biển Đông.
Hiện nay Giếng Tiên cần được qui hoạch, tôn tạo theo định hướng như sau:
Trước hết phải bảo quản được những yếu tố gốc còn lại của Giếng Tiên nhất
là cảnh quan xung quanh giếng cần được giữ gìn bảo quản nguyên trạng. Cảnh
quan vốn có trước kia của Giếng là hai vách đá dựng sừng sững của núi Đá
Địch bao bọc giếng và bến nước mà thuyền bè đã ghé vào đó lấy nước ngọt từ
Giếng Tiên. Đồng thời cần khôi phục lại nguyên trạng vốn có của Giếng Tiên
trước đây mà hình dạng ban đầu của Giếng đó là miệng giếng hình vuông, thành
giếng được kè lát đá trái, đáy giếng được dừng lát. gỗ tốt không bị mục nát.
Ngoài ra cần làm con đường từ Ủy ban nhân dân xã đi đến Giếng Tiên được
thuận tiện bằng cách mở rộng thêm.
Chắc chắn sự tôn tạo này sẽ thu hút được khách du lịch trong nước và nước
ngoài tìm đến Giếng Tiên để tham quan, nghiên cứu và tìm hiểu về kỹ thuật văn
minh thời xa xưa của người Chàm.
2/. Hòn Yàng:
Hòn Yàng nằm sát bộ biển ở vũng Việt Thanh. Vị trí thuộc xóm 1, thôn
Phước Thiện, xã Bình Trị, cách Ủy ban nhân dân xã Bình Hải 5km về hướng
Đông Bắc. Hòn Yàng là một bờ đá xếp chạy dài theo hướng Đông Tây. Chiều
dài bờ đá là 50m, chiều ngang bờ đá là 10 m, chiều cao từ chân lên đến đỉnh bờ
đá là 5 m.
Đá tại Hòn Yàng hầu hết là đá núi lửa (đá huyền vũ, nham thạch). Loại đá
này ven ranh giới giữa vũng Việt Thanh và vũng Nho Na tìm thấy khá nhiều.
Những người thợ đá xa xưa đã chẻ những tảng đá này thành từng viên có kích
thước vừa phải, sau đó xếp đá tạo thành một đoạn thành bằng đá đồ sộ, vững
chãi.
Truyền thuyết dân gian trong vùng kể rằng: Khi người Việt vào vùng đất này
để khai hoang lập ấp, lúc này giữa người Việt và người Chàm đã xảy ra một
cuộc thi cá cược. Nội dung cuộc thi là đắp thành trong thời gian ngắn, bên nào
đắp cao hơn thì bên đó thắng cuộc. Bên thắng cuộc được đất và bên thua cuộc
phải chịu mất đất. Người Chàm lấy đá chặt đẽo và xếp nên đoạn thành Hòn
Yàng, người Việt đắp được thành đất ở phía núi Mâm, cách Hòn Yàng 1 km về
hướng Nam. Cuối cùng người Việt khôn khéo biết dựa vào đồi núi để đắp thành
nên thành người Việt đắp nhanh hơn, cao, to lớn hoành tráng hơn. Do vậy người
Chàm thua cuộc, dừng công việc xây thành và rời bỏ vùng đất cư trú giao lại
cho người Việt di cư vào ở, lập làng mạc.
Đến nay dấu tích đoạn lũy đá Hòn Yàng vẫn còn đó như đã chứng minh rằng
truyền thuyết dân gian lưu truyền trong vùng về chuyện thi đắp thành luỹ ngày
xưa giữa người Chàm và người Việt là có thật.
Nhân dân trong vùng gọi bờ lũy đá này là hòn Vàng và do vậy cũng lắm
người dân nơi này rình rập để moi đá tìm vàng. Từ trước đến nay đã có nhiều vụ
đào đá tìm vàng xảy ra, song Ủy ban nhân dân xã Bình Hải và chính quyền thôn
Phước Thiện đã ngăn chặn lập thời. Thực ra những địa danh mà dân gian gọi
gắn và từ "vàng" như: gò Vàng, núi Vàng, hòn Vàng, đá vàng... đều xuất phát từ
âm gốc là "Yàng" (Giàng) tức gọi cho đúng là gò Yàng, núi Yàng, hòn Yàng, đá
Yàng... Từ “Yàng" trước đây người Chàm sử dụng hiện nay các dân tộc thiểu số
vẫn còn dùng và nó có nghĩa là thượng đế, thần thánh. Chính do vậy mà bất cứ
địa danh nào tại Quảng Ngãi có gắn với từ "Yàng" đều có dấu tích của đền đài
thờ cúng linh thêng của người Chàm. Vì thế đoạn bờ đá Hòn Yàng ở xóm 1
thôn Phước Thiện thực chất là nơi có liên quan đến việc thờ cúng thần biển.
Đến nay bờ đá Hòn Yàng bên cạnh biển khơi vẫn còn đó, cao ngất, to lớn, đa
số. Ở đây phong cảnh thoáng đãng, từ nơi Hòn Yàng nhìn thấy cả một vùng
biển vũng Việt Thanh và vũng Nho Na xinh đẹp.
Địa diễm di tích Hòn Yàng là nơi mà giữa truyền thuyết và lịch sử hòa quyện
vào nhau hết sức lôi cuốn và hấp dẫn, khiến cho di tích này trong tương lai sẽ là
nơi thu hút một lượng lớn khách du lịch đến thăm viếng và nghỉ ngơi bên bờ
biển.
Muốn vậy, chính quyền xã, thôn cần phải bảo vệ chặt chẽ để tránh tình trạng
phá đá tìm vàng. Đồng thời di tích cần phải có hồ sơ kiểm kê kèm theo quyết
định bảo vệ của ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, do Chủ tịch tỉnh ký ban
hành, nhằm tạo cho di tích có tính pháp lý.
3/. Di tích Đồng Nghệ:
Di tích Đồng Nghệ nằm ở vùng biển đối Gò Tràm của xóm Tân An, thôn An
Lộc, xã Bình Trị. Di tích nằm cách Ủy ban nhân dân xã Bình Trị 1 km về hướng
Nam.
Di tích Đồng Nghệ phân bố trên diện rộng ở chân đồi bằng phẳng. Khu vực
phân bố của di tích Đồng Nghệ có diện tích khoảng 2500m2. Hiện nay trên bề
mặt di tích vương vải rất nhiều gạch và gốm Chàm. Di tích Đồng Nghệ là di
tích thuộc văn hóa Chămpa có tính chất của di tích khá đặc trưng với các loại
hình: Đền thờ và khu cư trú.
Diện tích ngôi đền khá lớn. Ở phía Đông của chân đồi gò Tràm, được xây
dựng bằng gạch. Gạch xây dựng đền có kích thước lớn và dày. Mặt ngoài đền
quay về hướng Đông (Đối diện với Non Dện) phía trước là dòng sông cổ (nay
bị vùi lấp thành đồng ruộng).
Trong tháng 9/1996, chúng tôi cùng với Trung tâm tư vấn về phát triển và
Viện Khảo cổ học Việt Nam đã triển khai đào ở mặt bằng ngôi đền này hai hố
thám sát. Hai hố thám sát này đã đem lại sự nhận thức là nền móng của ngôi
đền vẫn còn bảo lưu nguyên vẹn. Do vậy khi khai quật ngôi đền Chàm Đồng
Nghệ sẽ đem lại nhiều điều mới lạ có giá trong công tác nghiên cứu khoa học.
Về phía Tây Bắc ngôi đền Chăm là khu cư trú của người Chàm. Khu cư trú
này có mật độ gốm dày đặc với nhiều loại gốm khác nhau về mặt thời gian.
Điều này chứng tỏ người Chàm cư trú ở Đồng Nghệ đông đúc, sầm uất và lâu
dài.
Dân chúng trong vùng thường lượm được dây neo thuyền khi họ đào giếng ở
khu vực chung quanh triền đồi.
Như vậy ta có thể tái hiện không gian lịch sử của khu di tích Đông Nghệ như
sau: Một khu làng người Chàm được xây dựng trên vùng đất bằng phẳng của gò
Tràm. Phía Đông khu làng là ngôi đền thờ nằm tách biệt dùng làm nơi hành lễ
cho các tu sĩ và dân làng. Nằm dưới chân triền đồi về phía đông của khu cư trú
người Chàm là dòng sông cổ của vùng Đồng Nghệ. Dòng sông cổ này chảy ra
hồ Bình Trị, nối với sông Cà Ninh, đập Cầu Loa và giáp với sông Trà Bồng. Từ
sông Trà Bồng vào đến điểm di tích Đồng Nghệ khoảng cách chừng độ 5 km.
Với khoảng cách này, trong không gian lịch sử xưa, khu Đồng Nghệ là điểm
ghe thuyền ra vào tấp nập để buôn bán, giao thương trao đổi hàng hóa. Ghe
thuyền xuất phát từ Đồng Nghệ đi ra hồ Bình Trị, theo sông qua đập Cà Ninh
(Bình Trị) ra sông Trà Bồng và đi ra biển khơi qua cửa Sa Cần.
Hiện nay điểm di tích Đồng Nghệ nằm trong vùng qui hoạch nhà máy lọc dầu
số 1. Do vậy cần phải khai quật nghiên cứu những vấn đề của lịch sử xa xưa còn
nằm trong lòng đất.
4/. Bến Mủ Bú :
Bến Mủ Rú thuộc Vức Công Hội, thôn Tân Hy, xã Bình Đông, cách Ủy ban
nhân dân xã Bình Đông 2,5 km về hướng Nam. Bến Mủ Rú là bến nước của
sông Trà Bồng, thời xưa kia đây là Bến cảng phố chợ của người Chàm.
Tại địa điểm này có đình làng Tân Hy (Hiện nay đã trở thành phế tích), đây
là ngôi đình làng cổ nhất ở Quảng Ngãi mà chúng tôi sẽ đề cập đến ở phần sau:
Địa điểm bến Mủ Rú, cách cửa Sa Cần 3 km về hướng Tây Nam, nơi đây có
đoạn sông Trà Bồng ăn sâu vào bờ tạo thành vòng eo. Con người dựa vào sự
thuận lợi của thiên nhiên mà lập thành bến nước. Từ bến Mủ Rú có một con
lạch ăn sâu vào phía trong bờ giáp với mã Đá Chồng. Giữa núi Đá Chồng (phía
Đông) và núi Mủ Rú (phía Tây) là vùng thung lũng có diện tích không lớn lắm
nhưng bằng phẳng. Tại vùng thung lũng này có một khu di tích gốm sứ mà
chúng tôi gọi tên là di tích bến Mủ Rú. Di tích gốm sứ ở bến Mủ Rú nằm bên
cạnh con lạch thông thương với sông Trà Bồng. Tại đây, đã xây dựng một đập
nước nhỏ gọi là đập Tân Hy. Trong mùa bão lụt của năm 1996, đập Tân Hy bị
lở và từ đó đã để lộ trong lòng đất của hai bên bờ có nhiều mảnh gốm sứ của
các triều đại khác nhau (trong đó có những hiện vật vẫn còn nguyên vẹn).
Sau khi khảo sát kỹ những vết tích từ bờ đất bị lở, chúng tôi khẳng định bến
Mủ Rú là địa điểm trao đổi buôn bán gốm sứ giữa người Chàm và các thuyền
buôn Trung Hoa trong quá khứ trước đây (1).
Khu chợ dùng trao đổi gốm sứ của các thuyền buôn Trung Hoa với người
Chàm nằm trên bãi đất bằng phẳng. Nơi đây có đường bộ thông thương với xã
Bình Trị (giáp đường công vụ khu công nghiệp Dung Quất).
Nơi đây hiển nhiên trở thành ngã ba đường, nơi giao thương trao đổi hàng
hoá gốm sứ trên bến dưới thuyền hết sức thuận lợi.
Hiện nay ở về phía giáp bờ sông Trà Bồng còn vương vãi rất, nhiều trên mặt
đất các mảnh gốm, sành nâu của Chàm. Qua tầng đất lở của bờ đất mé đậpTân
Hy, chúng tôi tìm thấy các mảnh gốm sứ ở độ sâu 1,2 mét, tầng văn hóa dày
trên 1 mét. Gốm sứ ở đây được tìm thấy hầu hết là gốm Nguyên, Minh, thỉnh
thoảng mới tìm thấy được các hũ Chàm còn nguyên vẹn.
Di tích bến Mủ Rú là di tích gốm sứ thương mại hết sức quan trọng. Nó
chứng minh thời xưa có một con đường buôn bán gốm sứ trên biển hết sức nổi
tiếng. Các thuyền buôn ghé vào cửa Sa Cần lấy nước ngọt, đồng thời trao đổi
buôn bán gốm sứ với các làng quê ở bờ Nam hạ lưu sông Trà Bồng thông qua
bến Mủ Rú.
Dấu vết của một thương cảng gốm sứ xa xưa ở bến Mủ Rú vẫn còn bảo lưu
đậm nét trong tập tục cúng "Tống khách" (2) tại bến Mủ Rú. Những thương nhân
Trung Hoa đi thuyền buồm mang gốm sứ đến buôn bán tại bến Mủ Rú, khi về
nước có thể họ gặp tai nạn trên biển, do vậy để hương hồn họ về cố quốc, những
cư dân trong vùng tổ chức lễ cúng "tống khách" vào ngày 24/3 âm lịch hàng
năm. Lễ cúng này có từ người Chàm, chuyển tiếp qua người Việt vẫn còn giữ
nguyên tập tục.
Lễ cúng Tống khách được tiến hành như sau: Chủ xóm Vức công Hội làm
chủ tế lễ cúng. Bên cạnh còn có vị pháp sư cao tay ấn bắt quyết giăng bùa chú,
nhằm khi cúng xong các oan hồn siêu thoát, không vương vấn quấy nhiễu cuộc
sống của người trần thế. Hình thức cúng như sau: Người ta làm một chiếc tàu
giấy khá lớn. Chiếc tàu giấy này được đặt trên chiếc bè chuối. Đồng thời người
ta đặt trong các đĩa nhỏ các thứ chuối, xôi, bánh, thịt, cá... (Mỗi thứ một ít) để
trong mâm (hoặc không). Sau đó tất cả lễ vật đã lên chiếc bè chuối. Khi cúng tế
xong, người ta dùng ghe thuyền tiễn đưa bè chuối qua cửa Sa Cần đi ra biển
khơi, tượng trưng cho việc tiễn đưa hương hồn khách thương gia Trung Hoa về
cố quốc.
Từ hình thức của lễ cứng "tống khách", chúng ta có thể khẳng định rằng địa
điểm bến Mủ Rú một thời đã nhộn nhịp tàu thuyền của thương nhân Trung Hoa
ra vào buôn bán gốm sứ.
(1)
– Jonh Guy – Oriental trade Ceramics in Southeast Asia
“ Tống Khách” - Tống nghĩa là tiễn đưa, khách là tên gọi dân gian để chi những thương nhân tàu buôn Trung
Hoa. Cúng “Tống khách” có nghĩa là tiễn đưa hương hồn khách thương nhân Trung Hoa về cố quốc.
(2)
Hiện nay địa điểm bến Mủ Rú vẫn còn bảo lưu nguyên vẹn dấu tích của một
thương cảng gốm sứ thời xa xưa. Địa điểm này cần được khai quật nghiên cứu
để làm sáng tỏ những vấn đề về con đường gốm sứ thương mại trên biển Đông.
5/. Hóc Mọi:
Địa điểm Hóc Mọi là một gò cát lớn thuộc thôn Sơn Trà, xã Bình Đông. Di
tích này ở về phía Tây của Bàu Đen, cách bàu nước ngọt này 800 mét. Bao
quanh di tích này là đồng ruộng.
Trong tháng 4/1996, anh Vũ, cán bộ văn phòng Ủy ban nhân dân xã Bình
Đông, lúc làm rẫy đã nhặt được chiếc rìu đá khá lớn. Đây là chiếc rìu đá của cư
dân văn hóa Sa Huỳnh được dùng để thờ hơn là để sản xuất. Về bản thân đá
phiến thạch anh rất dễ vỡ khi va chạm với vật cứng khác.
Thân rìu đá từ rìa lưỡi đến đốc dài 47cm, chiều ngang của lưỡi 30 cm, chiều
rộng của đốc cầm 16 cm, độ dày của rìa lưỡi 4 cm.
Hiện nay chiếc rìu đá đang được tàng trữ tại bảo tàng tỉnh Quảng Ngãi.
Cách địa điểm tìm được chiếc rìu đá ở về phía Đông 150 mét là nơi tìm được
pho tượng Ganésa. Đây là pho tượng Chàm đẹp nhất của tượng Chàm tìm thấy ở
Quảng Ngãi nói riêng dọc miền Trung nói chung, mô tả vị thần Ganésa (thần
may mắn) đầu voi mình người đang ngồi xếp bằng tay cầm chiếc bát. Pho tượng
Chàm này hiện nay đang được thờ ở chùa Linh Tiên.
Địa điểm tìm được pho tượng là bãi đất bằng phẳng. Vào khoảng năm Tự
Đức thứ 8 (1854) nhân dân đào giếng tìm được trong lòng đất pho tượng và hai
đá đuôi trắng khá lớn. Đến nay hai hòn đá này đã bị thất lạc mất.
Như vậy, địa điểm Hóc Mọi cần phải điều tra khảo sát và đào thám sát để
nghiên cứu dấu tích văn hóa Chămpa và văn hóa Sa Huỳnh còn lưu lại trong
lòng của vùng đất này.
III - CÁC DI TÍCH KIẾN TRÚC:
1/ Đình làng Tân Hy:
Đình làng Tân Hy nằm cách làng Tân Hy 1,5 km về hướng Nam, và nối liền
với làng Tân Hy bằng con đường sơn đạo ba quanh núi Mủ Rú.Đình làng Tân
Hy tọa lạc tạc vức Công Hội, thôn Tân Hy, xã Bình Đông. Đây là ngôi đình
làng cổ nhất trong hệ thống đình làng còn lại cho đến nay ở Quảng Ngãi.
Đình làng Tân Hy được xây dựng kề bên bến Mủ Rú. Mặt đình nhìn ra dòng
sông Trà Bồng mênh mông lững lờ xuôi ra biển khơi. Đình làng nằm trên gò đất
cao, xung quanh núi non bao bọc. Hơi chếch về hướng Đông Bắc không xa lắm,
khoảng 100 mét là cây đa cổ thụ tán lá xòe to lớn có thể nói rằng, đình làng Tân
Hy được xây dựng trong một cảnh quan rất, đặc trưng của văn hóa Việt với hình
ảnh cây đa, bến nước, sân đình. Ngôi đình làng được đặt trong không gian
huyền bí nên thơ, tựa bức tranh vẽ tiền đồ gốm sứ đầy đủ các yếu tố sơn, thủy,
tùng, đình vô cùng thi vị.
Cấu trúc ngôi đình theo tục Đông Tây, mặt chính diện của ngôi đình quay về
hướng tây. Đình làng Tân Hy xây dựng bằng gạch, đá ong bao gồm cổng đình
và bờ la thành bao bọc xung quanh. Bên trong bờ la thành là nhà hai, bình
phong và sân đình.
Bình đồ đình làng Tân Hy có dạng hình chữ nhật, kiến trúc từ ngoài vào
trong như sau:
- Cổng đình làng Tân Hy có mô hình tựa như một vọng lâu thành. Cổng đình
cao 7 m. Cấu trúc gồm các tầng với hai ô cửa vòm. Cửa tầng thứ nhất, được xây
dựng bằng đá ong. Ở tầng này ô cửa có dạng hình vòm, cao khoảng 2m. Cổng
có chiều ngang là 3,5 mét, chiều dày của vách cổng là 0,8 mét. Ô cửa vòm của
tầng thứ hai có kích thước nhỏ hơn ô cửa vòm thứ nhất và mang tính chất trang
trí nhiều hơn. Mái cổng đình lợp ngói âm dương. Tầng thứ hai được xây dựng
bằng gạch thẻ. Nhìn chung cổng đình làng Tân Hy còn lại nguyên vẹn, cao lớn
sừng sững kiêu hãnh bất chấp mọi sự thay đổi thăng trầm của thời gian.
Bước qua cổng đình là đến sân đình rộng rãi bằng phẳng. Tại sân đình có một
bình phong. Bình phong này đã bị vỡ chỉ còn lại chân đế. Phía trong bình phong
là nhà hội dùng để hội họp tế lễ. Hiện nay nhà hội đã bị đổ nát chỉ còn lại nền
đỉnh cao 0,80 mét.
Bao bọc các công trình kiến trúc bên trong của đình làng Tân Hy là bờ la
thành thấp. Bờ la thành này được xây dựng bằng đá núi và gạch, cao khoảng 0,7
mét. Hiện nay bờ la thành này vẫn còn nguyên.
Đình làng Tân Hy nhìn chung còn bảo lưu được các phần kiến trúc quan
trọng, đó là: Cổng đình, bờ la thành, mặt bằng nền móng của nhà hội. Do đó
việc phục dựng lại đình làng Tân Hy không khó khăn lắm. Trước hết cần phải
phát quang cây cỏ hoang dại để làm lộ ra tổng thể kiến trúc của đình làng bị lu
lấp, đồng thời dọn sạch gạch ngói đã bị đổ nát phủ lấp để làm lộ nền móng của
ngôi đình. Sau đó, với sự hỗ trợ của các cụ già cao niên hiểu biết về ngôi đình,
kiến trúc sư sẽ thiết kế ngôi nhà hội của đình làng đứng như hình dạng vốn có
trước đây.
Đặc điểm của đình làng Tân Hy là khuôn viên cổng đình và bờ la thành vẫn
còn bảo lưu nguyên vẹn khiến cho tính chất cổ xưa của ngôi đình trong kiến
trúc vẫn được bảo tồn gìn giữ chu đáo. Nhằm để bảo quản những gì còn lại của
ngôi đình không bị sụp đổ theo thời gian, mưa nắng, các ngành chức năng nên
có hồ sơ kiểm kê khoa học về đình làng Tân Hy để Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng
Ngãi căn cứ vào đó ra quyết định bảo vệ di sản văn hóa kiến trúc cổ quí giá này.
Trên cơ sở các hồ sơ văn bản pháp lý của ngôi đình, vấn đề tôn tạo trùng tu sẽ
được thực hiện nhằm bảo lưu những giá trị vốn có của ngôi đình, đồng thời phát
huy giá trị tham quan du lịch của di tích trong khu công nghiệp Dung Quất.
2/. Miếu Võ Hậu:
Miếu Võ Hậu được xây dựng trên Hòn Bà, xóm cây Bàng, thuộc thôn Tân
Hy, xã Bình Đông. Đây là ngôi miếu cổ xưa đã có từ lâu đời. Truyền thuyết dân
gian kể rằng đây là ngôi miếu thờ Võ Hậu, tức Võ Tắc Thiện đời nhà Đường.