TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
LỚP K10402A
--------------------
TIỂU LUẬN
KINH TẾ HỌC VI MÔ
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY
Giảng viên:
ThS. Nguyễn Thanh Trọng
Sinh viên thực hiện:
Nhóm 2
TP. Hồ Chí Minh – 04/2011
LỜI MỞ ĐẦU
1
V
ới tốc độ phát triển kinh tế nhanh, đời sống con người ngày càng cải
thiện, thì nhu cầu sử dụng hàng hoá tăng lên về số lượng và tốt hơn
về chất lượng là một xu thế tất yếu. Để tạo ra được khối lượng hàng
hoá đó thì chúng ta sử dụng ngày càng nhiều nguồn nhiên liệu. Và xăng dầu là
một trong những nguồn nhiên liệu quan trọng nhất hiện nay. Nó không chỉ đảm
bảo cho phát triển kinh tế xã hội mà còn góp phần giữ vững cho nền quốc
phòng toàn dân.
Tuy nhiên, thị trường xăng dầu Việt Nam hiện nay đang chịu tác động của
nhiều nhân tố cả khách quan lẫn chủ quan. Do đó, nhóm 5 quyết định chọn đề
tài “Phân tích các nhân tố tác động đến thị trường xăng dầu ở Việt Nam hiện
nay”. Trong bài tiểu luận này, chúng ta sẽ tìm hiểu những nhân tố cụ thể tác
động đến nguồn cung và nguồn cầu của thị trường xăng dầu. Qua đó, chúng ta
sẽ có cái nhìn rõ nét hơn và có thể hiểu sâu hơn về thực trạng này.
NHÓM THỰC HIỆN
2
Chương 1
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CUNG XĂNG DẦU
1. Nguồn cung xăng dầu trong và ngoài nước:
1.1. Nguồn cung trong nước:
1.1.1. Trữ lượng dầu mỏ:
− Theo Petro Vietnam, tính đến tháng 1-2000, trữ lượng dầu và khí của VN là 2,7 tỉ thùng
và 12.800 tỉ bộ khối (Tcf), đứng ở vị trí 35 và 42 trong số các quốc gia trên thế giới.
Số liệu này khác với số liệu của Oil and Gas Journal, theo đó Việt Nam có 600 triệu
thùng dầu dự trữ. Nếu căn cứ trên hai con số này, sẽ thấy số ngày còn dầu để khai thác,
theo tốc độ hiện nay:
+ 2,7 tỉ thùng: 0,370 triệu thùng/ngày = 7.297 ngày (tức khoảng > 20 năm).
+ 600 triệu thùng: 0,370 triệu thùng/ngày = 1.621 ngày (tức khoảng 4,5 năm).
− Tuy nhiên, nhờ vào việc đầu tư thăm dò nên chúng ta đã tìm được một số mỏ dầu mới
với trữ lượng đáng kể, góp phần làm tăng trữ lượng dầu mỏ quốc gia. Cụ thể: mỏ Đại
Hùng (khoảng 6.300 thùng/ngày), mỏ Sư Tử Trắng (khoảng 8.682 thùng/ngày), mỏ Cá
Ngừ Vàng (20.000 thùng/ngày),…
−
1.1.2. Nhà máy lọc dầu Dung Quất:
Nhà máy chiếm diện tích khoảng 338 ha mặt đất và 471 ha mặt biển và có công suất
6,5 triệu tấn dầu thô/năm, tương đương 148.000 thùng/ngày.
− Khi đi vào vận hành 100% công suất, mỗi ngày nhà máy sẽ xuất ra thị trường các
loại sản phẩm bao gồm:
+ Propylene (320-460 tấn/ngày)
+ Khí hóa lỏng (gas) LPG (900-1.000 tấn/ngày)
+ Xăng A90 (2.900-5.100 tấn/ngày)
+ Xăng A92-A95 (2.600-2.700 tấn/ngày)
+ Nhiên liệu cho động cơ phản lực và xăng máy bay (650-1.250 tấn/ngày)
+ Dầu diesel cho ôtô (7.000-9.000 tấn/ngày)
+ Dầu đốt lò FO (1.000-1.100 tấn/ngày).
− Nhà máy lọc dầu Dung Quất đáp ứng khoảng 30% nhu cầu tiêu thụ xăng dầu ở Việt
Nam.
− Trong giai đoạn 1, nhà máy sẽ chế biến dầu thô từ mỏ Bạch Hổ.
Trong giai đoạn 2, sẽ chế biến dầu thô từ mỏ Bạch Hổ (85%) và từ Dubai (15%).
3
1.2.
Nguồn cung ngoài nước:
1.2.1. Tình hình kinh tế - chính trị thế giới:
-
Giá dầu thế giới đã lên mức cao nhất trong vòng hai năm rưỡi qua do lo ngại về tình
trạng bất ổn tại các quốc gia sản xuất dầu mỏ ở Bắc Phi và Trung Đông. Nền kinh tế Mỹ
có những hy vọng tăng trưởng mạnh, tỷ lệ thất nghiệp giảm và bất ổn về nguồn cung tại
-
Tây Phi cũng đã góp phần đẩy giá dầu tăng cao hơn.
Các công nhân dầu khí ở Gabon lại tổ chức đình công gây ảnh hưởng đến sản lượng.
Gabon thuộc hạ-Sahara, là nhà sản xuất dầu mỏ lớn thứ tư của châu Phi, với sản lượng
-
dầu trung bình từ 220 nghìn đến 240 nghìn thùng/ngày.
Ngoài ra, giao tranh vẫn tiếp diễn tại Brega, trung tâm dầu mỏ của Libya, càng làm lo
ngại về nguồn cung của nước này khó khôi phục trở lại sớm. Ở Libya, nước sản xuất
dầu mỏ đứng thứ 17, chiếm 2% lượng dầu của thế giới, sản xuất gần như bị tê liệt hoàn
toàn do các cuộc xung đột đang diễn ra tại đây. Theo Cơ quan năng lượng quốc tế, trước
khi xảy ra bất ổn, Libya sản xuất 1,69 triệu thùng/ngày, nhưng thời điểm này chỉ còn
-
400 nghìn thùng/ngày.
Còn tại Nigeria, thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và là một
trọng điểm sản xuất dầu thô, đang trong tình trạng bất ổn chung quanh cuộc bầu cử
quốc hội.
1.2.2. Ảnh hưởng của giá dầu thế giới:
− Giá dầu thế giới đã tăng lên 105 USD/thùng, và đang tiếp tục tăng nhanh mạnh theo
những biến động, bất ổn của thế giới; do chịu ảnh hưởng từ việc tăng chi phí nhập khẩu
xăng dầu thế giới cộng thêm với việc điều chỉnh tỷ giá USD/VNĐ thêm 9,3% từ
11/02/2011.
-
Giá dầu Brent biển Bắc tăng ngày thứ 6 liên tiếp, đóng cửa phiên ở mức giá 122,67
USD một thùng, cao nhất kể từ ngày 4/8/2008. Trên thị trường New York, giá dầu thô
tháng 5 cũng tăng 1,47 USD lên 110,30 USD một thùng, cao nhất kể từ ngày
22/10/2008. Như vậy, giá hợp đồng này tăng 28% so với hợp đồng cùng kỳ năm ngoái.
2. Chính sách quản lí của Nhà nước đối với xăng dầu:
2.1. Thuế:
- Trước biến động phức tạp của giá xăng dầu thế giới hiện nay, để tiếp tục kìm giá xăng
dầu, Bộ Tài chính đã liên tục ban hành các quyết định giảm giá xăng dầu bắt đầu từ
tháng 12-2010. Thuế xăng dầu nhập khẩu vào Việt Nam từ mức 17% giảm xuống 12%,
4
có hiệu lực ngày 1 tháng 12 năm 2010. Ngoài xăng, những sản phẩm khác như dầu hỏa,
-
diesel được áp dụng mức thuế 5% thay vì 10% như trước đây.
Tiếp đó ngày 01/01/2011, mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng
xăng, dầu thuộc nhóm 2710 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi được giảm khá nhiều. Cụ
thể, thuế suất thuế nhập khẩu mặt hàng xăng được giảm từ 12% xuống còn 6%, dầu
diesel được giảm từ 5% xuống còn 2%, dầu hoả giảm từ 10% xuống còn 6%, dầu ma-
-
dút giảm từ 7% xuống còn 5%.
Và lần cuối cùng, từ 24/2, các mặt hàng xăng, dầu nhập khẩu đều áp dụng thuế suất 0%,
thay cho mức 2-5% trước đó. Đây là lần thứ 3 từ cuối năm 2010 thuế nhập khẩu xăng
-
dầu được điều chỉnh giảm để hỗ trợ cho các doanh nghiệp.
Theo tính toán của Bộ Tài chính, với giá xăng dầu thế giới nhập khẩu tăng cao như hiện
nay, các doanh nghiệp đang chịu mức lỗ rất lớn. Do đó, việc giảm thuế nhập khẩu lần
này nhằm chia sẻ khó khăn cho doanh nghiệp, đồng thời giảm áp lực tăng giá bán lẻ,
-
thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát của Chính phủ.
Các công cụ mà Chính phủ cho phép sử dụng để can thiệp khi thị trường xăng dầu có
đột biến gồm có thuế, phí và trích quỹ bình ổn giá. Hiện quỹ bình ổn giá đã hết, công cụ
duy nhất mà cơ quan chức năng có thể sử dụng là giảm thuế nhập khẩu, thay vì tăng giá
bán. Và sau những đợt giảm thuế xăng dầu này, nếu thị trường xăng dầu có biến động
-
thì nhà nước cũng hết biện pháp và chỉ còn cách thả nổi thị trường xăng dầu.
2.2. Quỹ bình ổn giá xăng dầu:
Ngoài thuế xăng dầu, một trong những công cụ mà Nhà nước dùng để ổn định thị
trường xăng dầu là Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Quỹ bình ổn giá xăng dầu được hình
-
thành trên cơ sở trích một khoản trước thuế thu nhập doanh nghiệp từ giá bán xăng dầu.
Quỹ bình ổn này căn cứ vào diễn biến giá cả thế giới và trong nước để quy định mức
trích cụ thể trong từng thời điểm cho phù hợp, đồng thời hướng dẫn cơ chế hoạt động,
-
quản lý, sử dụng quỹ này.
Cơ chế hoạt động của quỹ bình ổn giá:
+ Khi giá xăng dầu trên thị trường thế giới giảm:
Doanh nghiệp được giữ giá bán theo thời gian quy định đảm bảo dự trữ lưu
thông xăng dầu tối thiểu của Nhà nước (khoảng 20 ngày). Lúc này, nếu được sự
đồng ý của liên bộ Tài chính - Công thương, doanh nghiệp được trích tiền vào
quỹ. Tuy nhiên, nếu giá thế giới tiếp tục giảm vượt trên 500 đồng/lít (kg), doanh
nghiệp phải thực hiện điều chỉnh giảm giá bán.
+ Khi giá xăng dầu trên thị trường thế giới tăng:
5
Các doanh nghiệp phải giữ ổn định giá bán phù hợp với thời gian quy định của
Nhà nước về bảo đảm mức dự trữ lưu thông xăng dầu tối thiểu. Khoản chênh
lệch lỗ phát sinh do phải giữ giá được bù đắp từ quỹ bình ổn giá. Sau thời gian
giữ ổn định giá bán trên, nếu giá thế giới tiếp tục tăng và tiền trong quỹ bình ổn
giá đã hết, doanh nghiệp được quyền điều chỉnh giá bán nhưng mức điều chỉnh
-
tối đa cho từng lần không vượt quá 500 đồng/lít (kg).
Mục tiêu của quỹ bình ổn giá xăng dầu:
Nếu bình thường, giá xăng dầu thả nổi sẽ lên xuống theo đúng giá thị trường, như các
nước vẫn làm, một ngày có khi có mấy mức giá khác nhau và người tiêu dùng chưa
quen với việc này. Ở Việt Nam, chúng ta không muốn biến động thường xuyên như vậy
-
mà phải có thời hạn nhất định, quỹ được lập ra là vì mục tiêu này.
Lần gần đây nhất sử dụng quỹ bình ổn là trước Tết Nguyên Đán. Bộ Tài chính có văn
bản yêu cầu giữ ổn định giá bán, thay vào đó, doanh nghiệp được sử dụng thêm quỹ
bình ổn để bù phần chênh lệch do giá xăng, dầu thế giới tăng cao. Theo đó, doanh
nghiệp được trích 1.200 đồng mỗi lít xăng và dầu hỏa từ quỹ bình ổn giá. Mặt hàng
diesel được trích 1.600 đồng mỗi lít, và dầu mazut trích mỗi lít là 700 đồng. Nhưng
ngay sau đó, thị trường xăng dầu thế giới diễn biến phức tạp và Quỹ bình ổn đã không
còn nguồn để bù lỗ, vì vậy việc điều chỉnh giá bán phải tính tới với dẫn chứng là việc
tăng giá xăng liên tiếp hai lần gần đây, cụ thể với xăng 92, từ 16.400đ/lít lên 19.300đ/lít
bắt đầu từ ngày 24/02/2011 và sau đó là từ 19.300đ/lít lên 21.300đ/lít vào ngày
29/03/2010.
2.3.
Tình trạng độc quyền nhóm trong kinh doanh xăng dầu:
- “Lợi nhuận trên hết” đó là mục tiêu của bất kỳ nhà tư bản nào. Để có được lợi nhuận
tối đa, các nhà tư bản đều xác định - điều quan trọng nhất trong số những điều quan
trọng là giành “độc quyền phân phối” để đáp ứng như cầu thị trường thu về lợi nhuận
cao nhất.
- Tại Việt Nam, kinh tế thị trường đã vận hành từ hơn 20 năm nay. Thế nhưng đến tận
bây giờ sự độc quyền thời bao cấp trong một số lĩnh vực vẫn còn duy trì, đặc biệt trong
lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. Luật cạnh tranh hiện nay vẫn chưa phát huy hết tác dụng
trong việc chống độc quyền.
- Kết quả nghiên cứu được Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương công bố về thị
trường xăng dầu Việt Nam cho thấy, trong số 5 doanh nghiệp chiếm thị phần lớn nhất,
Petrolimex là doanh nghiệp có sức mạnh thị trường vượt trội so với nhóm 4 doanh
6
nghiệp còn lại, chiếm hơn 60% thị phần (Petec, PV Oil, Saigon Petro và Mipeco). Mặc
dù giá vốn của các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu khác nhau, điều kiện cơ sở vật chất
kỹ thuật, điều kiện kinh doanh lãi lỗ của các doanh nghiệp này cũng khác nhau. Nhưng
trên thực tế, hệ thống phân phối bán lẻ xăng dầu của nước ta vẫn là hệ thống cửa hàng
một giá, các doanh nghiệp không có sự cạnh tranh về giá trên thị trường xăng dầu. Thực
tế thời gian qua cho thấy, khi giá xăng dầu thế giới tăng, để đảm bảo lợi ích của mình,
các doanh nghiệp đầu mối sẽ làm thủ tục để xin tăng giá bán lẻ xăng dầu trong nước.
Ngược lại khi giá thế giới giảm, do một số lý do khác nhau, các doanh nghiệp xăng dầu
thường chần chừ giảm giá bán.
- Về sự độc quyền trong lĩnh vực xăng dầu ở Việt Nam, TS. Lê Đăng Doanh (Viện
trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương) cho rằng rào cản tự nhiên trong lĩnh vực xăng
dầu và hàng không hiện rất lớn. Nói là mở cửa nhưng thị trường xăng dầu không phải
doanh nghiệp có tiền là vào được do phải đầu tư hệ thống xe bồn, trạm bán... Các doanh
nghiệp xăng dầu mới chỉ cạnh tranh ở mảng cuối cùng của thị phần. Vì thế, theo Cục
Quản lý Cạnh tranh, để tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, cần cấu trúc lại thị
trường xăng dầu theo hướng cơ cấu lại các doanh nghiệp nhập khẩu đầu mối.
3. Trình độ công nghệ:
− Thông qua quan hệ hợp tác quốc tế, nhiều công nghệ mới, tiên tiến đã được chuyển giao
vào Việt Nam và theo đó đã đào tạo được một lực lượng cán bộ nghiên cứu KHCN có
trình độ cao, đồng thời tiết kiệm được chi phí trong khai thác và chế biến dầu khí
3.1.
Khai thác:
− Trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, ngành dầu khí Việt Nam đang
sử dụng nhiều công nghệ hiện đại, kể cả các ứng dụng mới nhất của công nghệ tin học,
như các phần mềm xử lý và minh giải số liệu, tài liệu địa vật lý, mô hình hóa và mô
phỏng mỏ, thiết kế khai thác, công nghệ khai thác dầu trong đá, móng.
− Công nghệ điều khiển tự động trong khoan và khai thác cũng được áp dụng rộng rãi
như: công nghệ khoan ngang, khoan thân giếng nhỏ, vận hành giếng khai thác tự động
trên các giàn nhẹ, vận hành các đầu giếng ngầm trong khai thác,...
Công nghệ sinh học và hóa học đã và đang được áp dụng để nâng cao hệ số thu hồi
dầu ở các mỏ như: Bạch Hổ, Rạng Đông, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng,...
3.2.
Lọc dầu:
7
−
Nhà máy lọc dầu Dung Quất thuộc Khu kinh tế Dung Quất, là nhà máy lọc dầu đầu tiên
của Việt Nam xây dựng thuộc địa phận xã Bình Thuận và Bình Trị, huyện Bình Sơn,
tỉnh Quảng Ngãi. Đây là một trong những dự án kinh tế lớn, trọng điểm quốc gia của
−
Việt Nam trong giai đoạn đầu thế kỷ 21.
Dự án có quy mô lớn, trải dài gần 14 km với công nghệ hiện đại, phức tạp bậc nhất
Châu Á. Nhà máy chỉ mới đi vào sản xuất gần 2 năm nhưng với thời gian đó, về phía
công nghệ, toàn bộ 901 quy trình vận hành, 76 quy trình bảo dưỡng và 90 quy trình an
toàn đã được ban hành, bảo đảm nhà máy vận hành chính xác an toàn đạt hiệu quả cao.
− Cuối tháng 5-2010, Công ty trách nhiệm hữu hạn lọc - hóa dầu Bình Sơn,V ,đã được
cấp ba chứng chỉ ISO quan trọng đạt tiêu chuẩn quốc tế: chứng chỉ ISO 9001:2008,
chứng chỉ OHSAS 18001:2001 về sức khỏe nghề nghiệp và chứng chỉ ISO 14001:2004
−
về quản lý chất lượng môi trường.
Đến tháng 4-2011, 100% công nhân, kỹ sư Việt Nam đã đảm trách nhiệm vụ vận hành
Nhà máy lọc dầu Dung Quất mà không cần sự hỗ trợ của các chuyên gia nước ngoài
như lâu nay.
4. Tâm lý nhà sản xuất và nhập khẩu:
−
Các chuyên gia kinh tế tại Washington tiếp tục tranh cãi rằng, liệu giá dầu mỏ thế giới
sẽ giảm hay nó lại tiếp tục tăng chóng mặt trong nay mai. Họ cũng đang cân nhắc
những lý do, từ sự suy thoái kinh tế cho đến những sự xáo động ở Trung Đông và châu
Phi, để giải thích việc vì sao giá dầu có thể xoay theo chiều này hoặc đảo theo chiều
khác. Một trong những giả thuyết phổ biến nhất cho rằng, sự đầu cơ "làm giá" cho
xăng, dầu. Giả thuyết này phân tích như sau:
Các nhà đầu cơ, thường là các nhà đầu tư lớn, "bơm" tiền mua hàng hóa, trong đó có
xăng, dầu khi họ không chắc chắn đặt cược ở thị trường chứng khoán. Họ phán đoán,
suy thoái kinh tế có thể đã chạm đáy và đang trên đà hồi phục mạnh, do đó, nhu cầu về
xăng, dầu sẽ tăng và họ đẩy giá xăng, dầu lên để trục lợi.
8
Chương 2
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẦU XĂNG DẦU
1. Giá sản phẩm:
−
Trước tình hình trên, ngày 24/2/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/CP
về tập trung một số nhóm giải pháp để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm
bảo an sinh xã hội.
− Trong nhóm giải pháp này, liên quan đến xăng dầu thì chủ trương của Chính phủ là tiếp
tục lộ trình điều chỉnh giá xăng dầu theo cơ chế thị trường. Theo đó, trong thời gian vừa
qua, Chính phủ đã 2 lần điều chỉnh giá xăng, dầu.
+ Lần thứ nhất vào ngày 24/2, giá xăng dầu tăng bình quân từ 2.100 đến 3.900
đồng/lít.
+ Lần thứ hai vào ngày 29/3, giá xăng dầu được điều chỉnh tăng thêm từ 2.000- 2800 đồng/ lít cụ thể như sau:
Xăng tăng 2.000 đồng/lít (xăng RON 92 từ 19.300 đồng/lít lên 21.300 đồng/lít);
Điêzen tăng 2.800 đồng/lít (điêzen 0,05S từ 18.300 đồng/lít lên 21.100 đồng/lít);
Dầu hoả tăng 2.600 đồng/lít (từ 18.200 đồng/lít lên 20.800 đồng/lít);
Mazut tăng 2.000 đồng/kg (từ 14.800 đồng/kg lên 16.800 đồng/kg).
Sản phẩm
Xăng RON 95 KC
Vùng 1
Vùng 2
21.800
22.230
Xăng RON 92 KC
21.300
21.720
Điêzen 0,05S
21.100
21.520
Điêzen 0,25S
21.050
21.470
Dầu hỏa
20.800
21.210
Bảng 1: Giá bán lẻ trong nước (VNĐ/lít)
9
−
Ảnh hưởng của giá xăng đến người tiêu dùng:
Biểu đồ 1: Ảnh hường của giá xăng đến người tiêu dùng
Giá xăng tạo ra một tác động chung cho tất cả mọi người. Vì nhu cầu sử dụng xăng là
rất phổ biến, nhất là phục vụ cho phương tiện lưu thông lại rất quan trọng nên người
tiêu dùng cũng không phản ứng nhiều đối với việc phải hạn chế sử dụng xăng.
Nhưng do xăng dầu là một mặt hàng thiết yếu mà đa số người dân, đặc biệt là dân cư
ở thành thị, tiêu dùng hàng ngày, nên ảnh hưởng tâm lý thường rất sâu và rộng.
2. Thu nhập của người tiêu dùng:
− Theo khảo sát, hiện mặt bằng mức lương chung đối với lao động phổ thông ở các ngành
nghề như vệ sinh công nghiệp, nhân viên bảo vệ, công nhân sản xuất, tạp vụ, phụ
quán,... dao động 1,3-3 triệu đồng/tháng. Mức thu nhập này theo nhiều người là quá thấp
so với đời sống, khi giá cả thị trường tăng cao như hiện nay.
− Mặt hàng xăng dầu tương đối không co giãn so với giá - nghĩa là giá tăng nhưng người
sử dụng phương tiện vận tải cơ giới vẫn phải sử dụng do không có nhiên liệu khác thay
thế, do vậy khi giá xăng dầu tăng thì người tiêu dùng có ít thu nhập hơn dùng để chi tiêu
cho các hàng hóa khác. Không còn cách nào khác, người dân phải “thắt lưng buộc
bụng”, đề ra các giải pháp tiết kiệm cho chính bản thân và gia đình.
−
Trên cả nước, chỉ có 35% số hộ là dùng gas, và gần 60% số hộ có tiêu thụ xăng dầu. Tỷ
trọng chi tiêu cho xăng dầu trong tổng chi tiêu của các hộ gia đình chiếm khoảng 2,45%,
chi tiêu cho gas là 0,95%. Điều ấy đồng nghĩa với việc giá xăng dầu tăng 30% lập tức sẽ
10
khiến ngân sách thực của người dân nói chung giảm đi khoảng 0,74%. Ảnh hưởng tức
thời tương đương với việc chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng thêm 0,74%.
Biểu đồ 2: Tỷ trọng chi tiêu cho xăng dầu trong các hộ có dùng xăng dầu
−
Đối với những hộ có dùng xăng dầu, thì nhóm hộ khá có tỷ trọng chi tiêu cho xăng dầu
cao nhất, tiếp đó là nhóm hộ giàu; nhóm hộ nghèo có tỷ trọng tiêu dùng cho xăng dầu
thấp nhất và các nhóm còn lại có mức tỷ trọng chi tiêu này tương đối đồng đều.
Do đó, nếu giá xăng tăng mạnh và đột ngột, thì các hộ khá, giàu và đang sử dụng
xăng dầu sẽ bị tác động nhiều hơn các nhóm hộ còn lại. Một khả năng có thể thấy là các
hộ khá sẽ có động cơ cắt giảm sử dụng xăng dầu nhiều hơn.
Biểu đồ 3: Sự suy giảm sức mua của các nhóm hộ có sử dụng xăng dầu
ở các mức thu nhập khác nhau.
(Theo báo cáo nghiên cứu về “Ảnh hưởng của tăng giá xăng dầu: một số phân tích định lượng ban đầu”
của nhóm chuyên gia Nguyễn Đức Thành, Bùi Trinh, Đào Nguyên Thắng thuộc trung tâm Nghiên cứu
kinh tế và chính sách (CEPR), đại học Kinh tế, đại học Quốc gia Hà Nội)
3. Qui mô thị trường:
− Theo thống kê của Bộ Giao Thông Vận Tải, hiện nay phương tiện đi lại chủ yếu của
người dân Việt Nam vẫn là mô tô, xe gắn máy. Riêng ở TP.HCM, số hộ gia đình có xe
gắn máy chiếm đến 98% và tại Hà Nội con số đó là trên 87% tổng lưu lượng xe hoạt
11
động trong nội thành. Tính chung cả nước hiện có khoảng trên 27 triệu xe gắn máy, hơn
một triệu ô tô cá nhân.
− Việt Nam sắp sửa vượt qua Indonesia và Thái Lan để lên đứng đầu thế giới về tỉ lệ sử
dụng xe gắn máy. Cả thế giới đang nỗ lực tiết kiệm xăng dầu, nhưng tiêu dùng ở Việt
Nam đang đi theo hướng ngược lại.
4. Thị hiếu của người tiêu dùng:
− Thị hiếu của người tiêu dùng đối với xăng
Biểu đồ 4: Loại xăng sử dụng
−
Đa số người tiêu dùng nhiên liệu đều đang sử dụng xăng A92 cho xe gắn máy (85,2%).
Kế đến là xăng A95, A90, có cả người tiêu dùng nhiên liệu không biết tên loại xăng mà
−
họ đang sử dụng.
Người tiêu dùng đưa ra 8 lí do cho việc chọn loại xăng để sử dụng. Trong đó lí do dựa
vào kinh nghiệm cho thấy loại xăng tốt cho xe máy chiếm tỉ lệ cao (38,7%). Tiếp theo là
lí do lựa chọn theo xu hướng hoặc do người bán quyết định.
12
Biểu đồ 5: Lý do chọn loại xăng sử dụng của người tiêu dung
−
Nhận thức về việc chọn xăng cho xe gắn máy của người tiêu dùng khá đơn giản, mức độ
người tiêu dùng ảnh hưởng và mang tính thụ động khá cao.
5. Giá các hàng hóa liên quan:
5.1. Hàng hóa bổ sung:
−
Xe gắn máy:
Sức mua xe gắn máy tại Việt Nam đang tăng mạnh. Tại các điểm kinh doanh, hầu
hết các loại xe gắn máy đều tăng giá nhưng nguồn cung không đủ để đáp ứng nhu
cầu của khách hàng.
Theo thống kê của Bộ Công Thương, trong năm 2010 vừa qua, các doanh nghiệp
sản xuất, lắp ráp xe máy đã đưa ra thị trường tổng cộng hơn 3,5 triệu chiếc, tăng
14,5% so với năm 2009. Riêng trong tháng 12, lượng xe máy xuất xưởng cũng đã đạt
349.400 chiếc, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Tại thị trường xe máy nguyên
chiếc nhập khẩu, trong năm 2010 đã có tổng cộng 95.400 chiếc được đưa về nước,
giảm 14,4% về lượng.
−
Xe ô tô:
Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) vừa công bố bản báo cáo bán
hàng VAMA trong năm 2010. Theo đó, trong năm 2010, sản lượng bán của các thành
viên Hiệp hội ô tô Việt Nam (VAMA) đạt trên 112.000 chiếc, giảm 6%. Trong đó,
dòng xe đa dụng giảm tới 13%, xe thương mại giảm 4%, xe con giảm 3% so năm
13
2009. Sản lượng ô tô tiêu thụ trong tháng đầu tiên của năm 2011 ghi nhận một dấu
hiệu khởi sắc với mức tăng trưởng cao đến 48% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên
vẫn thấp hơn 17% so với tháng cuối cùng của năm 2010.
Nhu cầu tiêu thụ xe ôtô trong năm 2011 được dự báo sẽ bùng nổ với sự tiếp sức
của chính sách giảm thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc mới đây. Các dòng xe sang sẽ
tiếp tục đổ bộ trong khi công nghiệp ô tô trong nước sẽ vẫn tiếp tục ì ạch như bao
năm trước đây.
5.2. Hàng hóa thay thế
−
Ngày 15/9/2008, Công ty cổ phần kinh doanh hóa dầu và nhiên liệu sinh học (PVB), một
đơn vị thành viên của Tổng Công ty dầu Việt Nam (PVOIL) đã lần đầu tiên giới thiệu và
bán thí điểm xăng E5 tại hai trạm bán lẻ xăng dầu ở Hà Nội thuộc hệ thống phân phối
xăng dầu của PVOIL.
− Sau đó PVB đã ban hành và công bố Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hóa với
xăng E5: “Chế phẩm E5 được hình thành dựa trên cơ sở là 95% xăng A92 và 5% cồn
sinh học nguyên chất nồng độ 99,7%.
− Khi đó, xăng E5 được bán với giá 16.500 đồng một lít, rẻ hơn 500đ so với xăng A92 và
1000đ so với xăng A95. Sản phẩm xăng sinh học (Ethanol) là sản phẩm mới lần đầu tiên
được sản xuất tại VN từ nguyên liệu sắn, rất thân thiện với môi trường do giảm khí thải
độc hại của ôtô, xe máy và không làm tăng lượng khí CO 2 gây ra hiệu ứng nhà kính làm
trái đất nóng lên.
− Bắt đầu từ ngày 1/8/2010, xăng sinh học chính thức có mặt tại thị trường Việt Nam với
20 điểm bán lẻ tại 13 tỉnh, thành phố trong cả nước: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải
Phòng, Hải Dương, Bình Dương, Long An, Cần Thơ, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam,
Tây Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu, Thái Bình. TP HCM đang đứng đầu về số lượng bán ra,
tiếp đến là Hà Nội, Vũng Tàu, Hải Phòng và Hải Dương
− Các dự án về nhiên liệu sinh học:
"Kế hoạch và Chương trình triển khai các dự án NLSH đến năm 2015, tầm nhìn đến
năm 2025" của
* Các dự án của Petro Vietnam
−
Tập đoàn Dầu khí quốc gia (PetroVietnam) đã đưa ra "Kế hoạch và Chương trình triển
khai các dự án NLSH đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025".
14
−
Thực hiện Kế hoạch này, PetroVietnam đã đầu tư xây dựng 3 nhà máy sản xuất cồn sinh
học đặt tại 3 miền Bắc, Trung, Nam với công suất mỗi nhà máy là 100.000 m³ cồn/năm:
ở tỉnh Phú Thọ, Bình Phước và Nhà máy Dung Quất ở Quảng Ngãi. Sản phẩm của các
nhà máy là ethanol làm ra từ sắn lát, sẽ được pha trộn với xăng của Nhà máy Lọc dầu
Dung Quất để phân phối trên thị trường cả nước.
* Một số dự án khác
−
Bên cạnh các nhà máy sản xuất Ethanol của Petro Vietnam, còn có nhiều các dự án sản
xuất NLSH của các công ty khác đã được triển khai thực hiện.
− Nhà
máy
sản
xuất
cồn
sinh
học
-
Nhà máy ethanol Đại Tân (đặt tại xã Đại Tân, huyện Đại Lộc, Quảng Nam), đã được
khánh thành và chính thức cung cấp xăng cho thị trường tháng 8/2010. Sản phẩm xăng
sinh học của nhà máy được cung cấp cho các công ty xăng dầu ở khu vực miền Trung và
xuất khẩu sang Philippines, Malaysia, Nhật Bản.
− Dự án Sản xuất điêzen sinh học bằng cách trộn lẫn mỡ cá da trơn với điêzen để chạy
động
cơ
điêzen
(máy
bơm
nước,
máy
phát
điện…).
Công ty xuất khẩu cá da trơn Agifish đã được chính phủ phê duyệt xây dựng 1 nhà
máy ở An Giang năm 2007 và sản xuất khoảng 10 triệu lít nhiên liệu 1 năm. Công ty đã
tiến hành các thử nghiệm từ 2006 trong phòng thí nghiệm ở thành phố Hồ Chí Minh và
chứng minh rằng NLSH từ cá da trơn là rất tốt.
− Dự án “Sử dụng gasohol cho các xe cơ giới trong thành phố” (2005-2007)
Tập đoàn Saigon Petro, Công ty đồ uống Sài Gòn (SABECO) là đơn vị thực hiện dự
án với mục tiêu: “Trộn lẫn dầu ăn với điêzen để tạo ra loại nhiên liệu rẻ hơn”. Dự án thử
nghiệm 2 năm, dầu ăn được thu gom từ các nhà hàng, khách sạn và các nhà máy thực
phẩm ở thành phố lớn nhất của Việt Nam, giúp giảm lượng ô nhiễm đi vào khu vực sông
suối.
15