Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

giải pháp tăng cường quan hệ đối tác công - tư trong cung ứng dịch vụ công ở việt nam hiện nay_1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (714.29 KB, 22 trang )

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH
  


TIỂU LUẬN MÔN PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC



GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC
CÔNG- TƯ TRONG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY





















Huế, tháng 1 năm 2013
Giảng viên bộ môn: TS.

Hoàng Mai
Lớp: Cao học Hành chính công 16M
Học viên: Nguyễn Thị Thu Hiền

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH
  



TIỂU LUẬN MÔN PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC




GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC
CÔNG- TƯ TRONG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY

















Huế, tháng 1 năm 2013

Giảng viên bộ môn: TS.

Hoàng Mai
Lớp: Cao học Hành chính công 16M
Học viên:
Nguyễn Thị Thu Hiền



MỤC LỤC
Trang
I- LỜI NÓI ĐẦU………………………………………………………………… 1
II- NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ CÔNG VÀ MÔ HÌNH ĐỐI TÁC
CÔNG - TƯ
1.1. Quan điểm về dịch vụ công
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm dịch vụ công…………….…………………… 2
1.1.2. Các hình thức cung ứng dịch vụ công…………….…………………….3
1.1.3. Xu hướng đổi mới cung ứng dịch vụ công…………….……………….3
1.2. Mô hình hợp tác công tư
1.2.1. Khái niệm và lợi ích của mô hình hợp tác công –tư………………… 4
1.2.2 Các hình thức của mô hình hợp tác-công tư…………….…………… 5

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Thực trạng cung ứng dịch vụ công tại Việt Nam trong những năm vừa qua
…………….…………….…………….…………….…………….…………….……………8
2.2. Những thuận lợi công và thách thức trong việc đổi mới cung ứng dịch vụ
công theo mô hình hợp tác công – tư tại Việt Nam hiện nay
2.2.1. Những thuận lợi trong việc áp dụng mô hình hợp tác công- tư …11
2.2.1. Những thách thức trong việc áp dụng mô hình hợp tác công- tư…12
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC
CÔNG- TƯ TRONG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY
3.1. Xây dưng khuôn khổ pháp lý, chính sách hỗ trợ cho dư án PPP…………15
3.2. Xác định mục tiêu chiến lược của dự án…………….…………….……… 16
3.3 Tăng cường năng lực của đội ngũ quản lý…………….…………………… 17
III- KẾT LUẬN…………….…………….…………….…………….…………….……18
IV- TÀI LIỆU THAM KHẢO…………….…………….…………….………………19
_____________________________________________________________________________
_____________________________________________________________________________

- 1 -

I- LỜI NÓI ĐẦU

Trở thành thành viên của Tổ chức thương mai thế giới WTO cùng với những
chuyển biến liên tục trong quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá và hội nhập toàn cầu,
Chính phủ Việt Nam đang phải đối đầu với một áp lực ngân sách đối với việc cung ứng
các dịch vụ các lĩnh vực trọng yếu như giao thông, năng lượng, viễn thông, nhà
ở…Chính trong bối cảnh này, Chính phủ đã nhanh chóng triển khai áp dụng những mô
hình hợp tác với khu vực tư nhằm huy động tiềm năng của khu vực này, mà mô hình
đang được quan tâm nhiều nhất hiện nay là mô hình đối tác công tư công – tư (Public-

Private Partnership/PPP).
Mô hình này được hi vọng là một đòn bẩy đối với các nguồn lực tài chính và
chuyên môn từ khu vực tư nhân nhằm cải thiện chất lượng và mở rộng độ bao phủ của
các dịch vụ cơ sở hạ tầng tại Việt Nam hiện nay. Nhưng thực tế, hai năm sau khi ban
hành quyết định về việc ban hành quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công tư
(Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg) thì kết quả đang rất còn hạn chế. Hiện nay, quyết định
71 này đang được sửa chửa và dự kiến trình lên Thủ tướng Chính phủ vào tháng 04-2013.
Cùng với nhận thức tầm quan trọng của mô hình PPP đối với tình hình thực tiễn
Việt Nam hiện nay, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Giải pháp tăng cường quan hệ đối
tác công - tư trong cung ứng dịch vụ công ở Việt Nam hiện nay” nhằm đi sâu và tìm
hiểu rõ hơn về mô hình đối tác công- tư trong cung ứng dịch vụ công, từ đó đưa ra những
giải pháp tăng cường hiệu quả mô hình này tại Việt Nam.
Kết cấu nội dung đề tài được chia làm ba chương:
Chương một cung cấp và làm rõ khái niệm cơ bản, đặc điểm cũng như loại hình
cung ứng dịch vụ công, tập trung mô hình đối tác công- tư;
Chương hai đi vào phân tích thực trạng hợp tác công - tư tại Việt Nam cùng với
những thuận lợi, thách thức của mô hình này khi áp dụng tại Việt Nam
Chương ba đề xuất một số ý kiến mang tính giải pháp tăng cường hiệu quả mô
hình đối tác công- tư trong cung ứng dịch vụ công tại Việt Nam
Tôi hi vọng rằng đề tài này sẽ là nguồn tư liệu tham khảo hữu ích giúp người đọc
có cái nhìn toàn diện hơn về nền dịch vụ công tại Việt Nam cũng như phục vụ tốt hơn
công tác quản lý Nhà nước nói chung và trong quản lí cung ứng dịch vụ công nói riêng.
_____________________________________________________________________________
_____________________________________________________________________________

- 2 -

II- NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ CÔNG VÀ MÔ HÌNH ĐỐI

TÁC CÔNG - TƯ
1.1. Quan điểm về dịch vụ công
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm dịch vụ công
Có rất nhiều quan điểm tiếp cận dịch vụ công (public service). Tựu trung bản chất
của dịch vụ công vẫn là « hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc thực thi chức
năng quản lí hành chính nhà nước và bảo đảm cung ứng các hàng hóa công cộng phục vụ
nhu cầu (lợi ích) chung thiết yếu của xă hội »
1
như : Duy trì trật tự công cộng và an toàn
xã hội như quốc phòng, an ninh, ngoại gia; bảo vệ trật tự kinh tế, trật tự mua bán trên thị
trường thông qua việc xây dựng và thực thi thể chế kinh tế thị trường ; cung cấp các tiện
ích công cộng cho toàn thể thành viên trong xã hội như bảo vệ sức khỏe, giáo dục đào
tạo, giao thông công cộng, thông tin, thư viện công cộng…
Tuỳ theo mỗi quốc gia mà phạm vi dịch vụ công, chủ thể cung ứng của dịch vụ
công có sự thay đổi nhưng dịch vụ công mang những đặc điểm chính sau đây :
- Dịch vụ công có tính xã hội. Mọi người đều có quyền ngang nhau trong việc tiếp
cận các dịch vụ công với tư cách là đối tượng phục vụ của nhà nước. Từ đó có thễ thấy
tính kinh tế, lợi nhuận không phải là điều kiện tiên quyết chi phối hoạt động dịch vụ
công.
- Việc trao đổi dịch vụ công không thông qua quan hệ thị trường đầy đủ. Thông
thường, người sử dụng dịch vụ công không trực tiếp trả tiền, hay đúng hơn là đã trả tiền
dưới hình thức đóng thuế vào ngân sách nhà nước. Cũng có những dịch vụ công mà
người sử dụng vẫn phải trả một phần hoặc toàn bộ kinh phí; song nhà nước vẫn có trách
nhiệm đảm bảo cung ứng các dịch vụ này không nhằm mục tiêu lợi nhuận



1
PGS.TS. LÊ CHI MAI (2008), Dịch vụ công, Tạp chí bảo hiểm xã hội số 3 năm 2008,



_____________________________________________________________________________
_____________________________________________________________________________

- 3 -

1.1.2. Các hình thức cung ứng dịch vụ công
Dịch vụ công cũng có thể phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, xét theo tính
chất của dịch vụ, hoặc theo các hình thức dịch vụ cụ thể,… Trong khuôn khổ tiểu luận, ta
sẽ xét các hình thức dịch vụ công theo chủ thể cung ứng dịch vụ công và cụ thể hoá như
sơ đồ sau :






Mô hình 1- Các chủ thể cung ứng dịch vụ công
Tuỳ theo tính chất và loại hình, dịch vụ công có thể do các cơ quan nhà nước trực
tiếp thực hiện hoặc có thể được chuyển giao cho khu vực phi nhà nước. Bởi lẽ, có những
loại dịch vụ liên quan đến lợi ích chung đất nước rất quan trọng mà tư nhân không thể
đảm trách như an ninh quốc phòng Hay có những dịch vụ tư nhân không muốn hoặc
chưa đủ điều kiện tham gia, vì nó không mang lại lợi nhuận, hoặc do tư nhân không
đủ quyền lực và vốn để tổ chức việc cung ứng.

1.1.3 Xu hướng đổi mới cung ứng dịch vụ công
Xã hội càng phát triển thì nhu cầu dịch vụ công càng lớn và tạo nên sức ép cung
ứng dịch vụ công đối với Nhà nước. Vai trò cung ứng dịch vụ của các đối tượng sẽ có sự
thay đổi: chuyển từ sự độc quyền của Nhà nước sang hướng mở rộng cung ứng các dịch
vụ này ra ngoài khu vực nhà nước. “Nếu như các hình thức phân cấp, phân công trong

hoạt động quản lý hành chính nhà nước đã được đề cập mang ý nghĩa của hệ thống các
cơ quan hành chính nhà nước, thì hoạt động cung cấp dịch vụ (công) cho xã hội trong
tiếp cận phân quyền lại mang ý nghĩa xã hội lớn hơn, nó từng bước mở rộng sự tham gia
của nhiều thành phần kinh tế”
2
.

2
PGS.TS Võ Kim Sơn (2004), Phân cấp quản lý nhà nước - Lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà nội, tr.454
DỊCH VỤ CÔNG
Cơ quan nhà nước trực
tiếp cung cấp

Tổ chức phi chính phủ
và khu vực tư nhân
cung cấp

Nhà nước, tổ chức phi
chính phủ, tổ chức tư
nhân phối hợp thực hiện
_____________________________________________________________________________
_____________________________________________________________________________

- 4 -

Điều này giúp giảm tải được gánh nặng cho Nhà nước và tạo điều kiện phát huy
được khả năng và năng lực tiềm tàng trong xã hội, khơi dậy tính chủ động sáng tạo và
tích cực của khu vực tư nhân. Các tổ chức được nhận thầu cung ứng độc quyền một loại
dịch vụ công nào đó luôn có nguy cơ bị xóa bỏ hợp đồng nếu làm ăn kém hiệu quả; tạo

ra hiệu quả cung ứng dịch vụ công cao hơn. Điều này giúp tạo ra môi trường cạnh tranh,
thúc đẩy xã hội phát triển, đem lại sự thuận lợi cho người dân trong việc thụ hưởng
những chính sách công của Nhà nước.
Các thuật ngữ quen thuộc trong xu hướng đổi mới cung ứng dịch vụ công đó là: tư
nhân hoá (Privatization), sự tham gia của khu vực tư nhân (Private Sector
Participation/PSP) và gần đây là quan hệ đối tác công-tư (Public-Private
Partnership/PPP). Tư nhân hóa thường liên quan đến việc chuyển giao cổ phần hoặc
quyền sở hữu trong một công ty hoặc bán các tài sản hoặc dịch vụ của doanh nghiệp do
khu vực nhà nước sở hữu. Còn sự tham gia của khu vực tư nhân (Private Sector
Participation/PSP) hướng đến việc chuyển các nghĩa vụ sang cho khu vực tư nhân hơn là
nhấn mạnh đến cơ hội thiết lập một mối quan hệ đối tác. Ở cả hai mô hình này thì chính
quyền chỉ còn làm công việc quản lý nhà nước thông qua các công cụ luật pháp, hành
chính, tài chính (thuế), mọi rủi ro kinh doanh đều do tư nhân gánh chịu. Và mô hình mà
xã hội đang tiến dần đến là mô hình quan hệ đối tác công- tư PPP với quan hệ bình đẳng
cùng chia sẻ lợi ích, trách nhiệm và rủi ro giữa chính quyền, bên cung ứng và cộng đồng
tiêu dùng dịch.
1.2. Mô hình hợp tác công - tư
1.2.1. Khái niệm và lợi ích của mô hình hợp tác công - tư
Có nhiều cách định nghĩa mô hình hợp tác công - tư. Ở nước ta, trong Quyết định
số 71/2010/QĐ-TTg về việc ban hành quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác
công tư, đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (Public-Private Partnership/PPP) là
« việc nhà nước và Nhà đầu tư cùng phối hợp thực hiện Dự án phát triển kết cấu hạ tầng,
cung cấp dịch vụ công trên cơ sở Hợp đồng dự án ».
Quan hệ đối tác nhà nước - tư nhân được xem như mô hình cứu cánh cho các quốc
gia đang phát triển bởi lẽ: mô hình này giúp thu hút vốn đầu tư tư nhân, giải phóng cho
nguồn vốn nhà nước để sử dụng vào những nhu cầu khác của nhà nước; tăng năng suất
_____________________________________________________________________________
_____________________________________________________________________________

- 5 -


và sử dụng các nguồn lực có sẵn một cách hiệu quả hơn; cải cách các lĩnh vực thông
qua việc phân bổ lại vai trò, động cơ và trách nhiệm giải trình. Khu vực tư nhân trong
việc tham gia vào mối quan hệ đối tác nhà nước - tư nhân là tạo ra lợi nhuận từ năng lực
và kinh nghiệm quản lý kinh doanh của mình, thu hồi cho các khoản đầu tư vào các dịch
vụ bằng các khoản phí dịch vụ.
Mô hình 2 - Lợi ích của các bên liên quan trong mối quan hệ đối tác nhà nước - tư nhân
3












1.2.2 Các hình thức của mô hình hợp tác công - tư
Mô hình hợp tác công - tư có sáu hình thức cơ bản :
 Hợp đồng dịch vụ
Trong một hợp đồng dịch vụ, chính phủ hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền
thuê một đối tác tư nhân tiến hành một hoặc nhiều công việc hoặc dịch vụ cụ thể trong
một khoảng thời gian. Các chính phủ là người cung cấp chính dịch vụ cơ sở hạ tầng và
sử dụng các thủ tục đấu thầu cạnh tranh để quyết định việc trao hợp đồng dịch vụ. Đối

3
Klaus Felsinger, Mối Quan hệ Đối tác Nhà nước - Tư nhân,

- partnership-ppp-handbook-vi

- Đảm bảo đối xử công bằng với
người lao động hiện tại
- Cung cấp các cơ hội việc làm
- Cải thiện năng suất, hiệu quả và
đời sống tinh thần
Người lao động
Lợi ích
các bên
liên quan

- Đảm bảo quy trình quản lý điều tiết ổn định, minh bạch
- Đảm bảo phân bổ tài sản và tái cơ cấu tổ chức đem lại hoạt động hiệu
quả
- Cung cấp nguồn nhân lực đã được đào tạo
- Tạo ra nhiều cơ hội đầu tư hơn
Nhà đầu tư
- Đảm bảo giá
cả
hợp lý
-
Cải
thiện
chất
lượng và độ
tin
cậy của
dịch
vụ


- Tăng trách
nhiệm
giải trình,
khả
năng phản
h
ồi

nhanh

Người tiêu dùng
- Tối đa hoá doanh thu
- Cung cấp khả năng tiếp cận dịch vụ phổ thông
- Đảm bảo các dịch vụ cơ bản có giá cả hợp lý
- Thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh
- Thu hút các nhà đầu tư
- Cải thiện phúc lợi công cộng
Chính phủ
_____________________________________________________________________________
_____________________________________________________________________________

- 6 -

tác tư nhân phải đáp ứng những tiêu chuẩn hoạt động do cơ quan nhà nước đặt ra, thực
hiện dịch vụ với một mức chi phí được thoả thuận và lợi nhuận của nhà thầu sẽ tăng lên
nếu nhà thầu có thể giảm được chi phí điều hành mà vẫn đáp ứng được các yêu cầu về
tiêu chuẩn dịch vụ.
 Hợp đồng quản lý
Phạm vi của hợp đồng quản lý rộng hơn so với hợp đồng dịch vụ. Nghĩa vụ cung

cấp dịch vụ và các khoản đầu tư chủ yếu. Đối tác tư nhân quản lý kiểm soát hằng ngày và
đầu tư mở rộng, cải thiện hệ thống. Đối tác tư nhân nhân được tỷ lệ thoả thuận cho phí
lao động, điều hành và khoản cho việc đạt được mục tiêu quy định trước đó. Ở loại hình
này, khu vực Nhà nước sẽ chịu trách nhiệm quy định biểu phí dịch vụ.
 Hợp đồng cho thuê hoặc hợp đồng giao thầu
Hợp đồng cho thuê, hệ thống ban đầu được xây dựng dựa trên nguồn tài chính của
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Tư nhân điều hành và duy trì hệ thống và tự chịu
những rủi ro tài chính. Những khoản đầu tư mới và đầu tư thay thế thuộc Nhà nước. Một
phần phí dịch vụ chuyển lại cho Nhà nước để thanh toán các khoản vay cho việc mở rộng
hệ thống.
Hợp đồng giao thầu khác với hợp đồng cho thuê ở điểm : Khu vực tư nhân thu từ
khách hàng, thanh toán cho cơ quan Nhà nước một khoản phí giao thầu cụ thể và giữ
phần doạnh thu còn lại.
 Thoả thuận xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) hoặc các thoả thuận tương
tự
Thoả thuận xây dựng - vận hành - chuyển giao BOT (Build - Operate - Transfer)
là mô hình mà ở đó công ty thực hiện dự án sẽ đứng ra xây dựng và vận hành công trình
trong một thời gian nhất định sau đó chuyển giao toàn bộ cho nhà nước. Mô hình này khá
phổ biến ở Việt Nam.
Ngoài ra còn có:
Mô hình BTO (xây dựng - chuyển giao - vận hành) : Quyền sở hữu cơ sở hạ tầng
được chuyển giao ngay cho nhà nước sau khi xây dựng xong, nhưng công ty thực hiện
dự án vẫn giữ quyền khai thác công trình.
Mô hình thiết kế - xây dựng - tài trợ - vận hành DBFO (Design- Build - Finance -
_____________________________________________________________________________
_____________________________________________________________________________

- 7 -

Operate) : Khu vực tư nhân sẽ đứng ra xây dựng, tài trợ và vận hành công trình nhưng nó

vẫn thuộc sở hữu nhà nước.
Mô hình xây dựng - sở hữu - vận hành BOO (Build - Own - Operate) : Tư nhân
thực hiện dự án sẽ đứng ra xây dựng công trình, sở hữu và vận hành nó. Mô hình BOO
rất phổ biến đối với các nhà máy điện cả ở Việt Nam và trên thế giới.
Mô hình thiết kế - xây dựng - kinh doanh (Design – Build - Operate) : nhà đầu tư
phát triển xây dựng và điều hành cơ sở dịch vụ mà không chuyển lại quyền sở hữu cho
khu vực Nhà nước.
 Nhượng quyền
Nhượng quyền khai thác (Franchise) là hình thức mà theo đó cơ sở hạ tầng được
nhà nước xây dựng và sở hữu nhưng giao (thường là thông qua đấu giá) cho tư nhân vận
hành và khai thác.
 Liên doanh
Trong liên doanh, cơ sở hạ tầng được sở hữu và điều hành bởi khu vực Nhà nước
và nhà điều hành tư nhân. Cả đối tác Nhà nước và tư nhân phải sẵn sàng đầu tư và cùng
chia sẻ những rủi ro nhất định.
Mỗi hình thức của mô hình hợp tác công tư đều có những thế mạnh và điểm yếu
riêng. Nhưng tựu trung lại thì mô hình hợp tác công - tư đều mang những thuận lợi chung
của mô hình PPP như đã nêu ở trên và những hạn chế như : Chi phí lớn hơn do các nhà
đầu tư tư nhân cần một suất sinh lợi cao hơn ; dễ xảy ra mâu thuẫn lợi ích chung và lợi
ích cá nhân của đối tác tư nhân và quan trọng nhất là năng lực chuyên môn của khu vực
tư nhân để đảm nhận dịch vụ cũng như khả năng đảm bảo kiểm soát quản lý của khu vực
công.
Nhìn chung, mô hình PPP có thể tối ưu hóa nguồn lực trong nhiều lĩnh vực nhưng
« PPP không phải là chiếc đũa thần, nếu thực hiện không đúng nó vẫn có thể mang lại rủi
ro »
4
.


4 TS.Võ Trí Thành, PPP không phải là chiếc đũa thần, />khong-phai-la-chiec-dua-than/


_____________________________________________________________________________
_____________________________________________________________________________

- 8 -

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG THEO MÔ
HÌNH HỢP TÁC CÔNG - TƯ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Thực trạng cung ứng dịch vụ công tại Việt Nam trong những năm vừa qua
Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg ban hành quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức
hợp tác công-tư đã mở cửa cho giới đầu tư trong và ngoài nước trên các lĩnh vực :
Đường bộ, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ ; đường sắt, cầu đường sắt,
hầm đường sắt ; giao thông đô thị ; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông ; hệ thống
cung cấp nước sạch ; nhà máy điện ; y tế (bệnh viện) ; môi trường (nhà máy xử lý chất
thải) ; dự án phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công khác theo quyết định của
Thủ tướng Chính phủ. Mô hình hợp tác công- tư tại Việt Nam chủ yếu là tập trung vào cơ
sở hạ tầng.
Nhưng mô hình PPP không quá mới mẻ bởi mô hình này Việt Nam cũng đã được
thể chế hoá với các quy địnhcủa Luật đầu tư nước ngoài 1996, Luật đầu tư 2005 liên quan
đến BT, BTO hay BOT- những dạng thức của PPP.Những ưu thế của mô hình PPP cũng
như tiềm năng của mô hình này đối với nhu cầu phát triển Việt Nam trong điều kiện ngân
sách hạn chế là không thể phủ nhận. Nhưng điều mà mô hình PPP Việt Nam đang cần là
nhận định thực trạng đúng đắn và thay đổi cách làm mới để mô hình PPP phát huy đúng
hiệu quả tiềm tàng của nó.
Một số dự án hợp tác công - tư tiêu biểu ở nước ta : Khu đô thị Phú Mĩ Hưng
(1993) ; BOT nâng cấp đường câo tốc quốc lộ 1A An Sương-An Lạc ; BOT mở rộng xa
lộ Hà nội, BOO nước Kênh Đông, nước Thủ Đức ; BOT cầu Ông Thìn dài 285m – Bình
Chánh, cầu Bình Triệu II- Quận Bình Thạnh-Thủ Đức, cầu Phú Mĩ, Rạch Chiếc …
Trong đó, có những dự án áp dụng mô hình hợp tác công - tư vô cùng thành công.

Như khu đô thị Phú Mĩ Hưng - mô hình đầu tiên áp dụng hình thức BOT đổi đất lấy hạ
tầng – đã thành công mang lợi ích cho cả hai. Nhà nước không những đã thu được lợi ích
tài chính từ dự án mà còn cơ sở hạ tầng gồm một mô hình đô thị kiểu mẫu và đường sá
hiện đại.
Ngoài ra, có những dự án như BOT cầu Phú Mỹ có thể được xem như là một dự án
điển hình đạt được tiêu chí về công nghệ xây dựng tiên tiến. Bởi dự án do các nhà thầu
_____________________________________________________________________________
_____________________________________________________________________________

- 9 -

của nước ngoài như Pháp, Đức, Australia, đảm nhiệm vai trò thi công từ khâu thiết kế
đến khâu triển khai nên kết cấu của công trình khá hiện đại và triển khai hoàn thành đúng
tiến độ.
Hay dự án BOO Nước Thủ Đức với tổng vốn đầu tư là 1.487,24 tỷ đồng tỷ đồng
5
.
Dự án được triển khai và đưa vào hoạt động từ tháng 5/2009 với hi vọng giảm lảm tình
trạng thiếu nước sạch của TP.HCM và tạo điều kiện để ngân sách Nhà nước có thể tập
trung vào những chương trình khác. Công ty TNHH Xử lý chất thải rắn Việt Nam (VWS)
đầu tư, xây dựng và vận hành Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước có công suất
3.000 tấn/ngày với công nghệ hiện đại để thu gom, tái chế rác, sản xuất compost và bãi
chôn lấp vệ sinh…
6

Tuy nhiên, có quá ít dự án đạt được thành công hay ta chỉ tính đến những mặt thành
công của các dự án đó mà thôi. Đã có không ít dự án mô hình hợp tác PPP dạng BOT,
BOO gặp khó khăn thậm chí thất bại như không thu hồi được vốn đầu tư, đảm bảo lợi
nhuận cho đổi tác tư nhân (1); hay điều chỉnh trong quy hoạch ảnh hưởng đến dự án (2); có
những dự án nhà đâu tư không đủ vốn hay năng lực thực thi vẫn đấu và thắng thầu (3) và những

mâu thuẫn lợi ích nảy sinh trong quá trình thực hiện dự án do chưa cỏ khung pháp lý phù
hợp và cơ chế phân rõ lợi ích. (4) Một vài ví dụ cụ thể về các dự án hợp tác công –tư thất bại như:
Như dự án BOT xây dựng cầu Ông Thìn dài 285m trên quốc lộ 50 (huyện Binh
Chánh, TP.HCM) do Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông V (Cienco V) của Bộ
Giao thông vận tải lảm chủ đầu tư. Dự án được triển khai xây dựng vào tháng 11/1999 và
hoàn thành vào tháng 6/2001. Thu phí giao thông bắt đầu từ tháng 9/2001 và dự kiến kết
thúc vào năm 2013. Thế nhưng việc thu phí ở cầu Ông Thìn không bảo đảm lợi nhuận,
nên Cienco V đã kiến nghị và được Bộ GTVT mua lại với số tiền 31,2 tỷ đồng và từ

5
Công ty cổ phần BOO Thủ Đức,
6

_____________________________________________________________________________
_____________________________________________________________________________

- 10 -

1/1/2006 chấm dứt thu phí ở cầu Ông Thìn
7
. Tương tự với dự án cầu BOT Phú Mĩ “kêu
cứu” Nhà nước vì phí thu quá ít
8
. (1)
Dự án BOT cầu Bình Triệu - do Cienco 5 làm chủ đầu tư. Tổng mức đầu tư được
duyệt ban đầu chỉ 341 tỉ đồng, với thời gian thu phí giao thông hoàn vốn khoảng 11 năm.
Dự án đang triển khai thi công thì Thành phố có chủ trương điều chỉnh mở rộng quốc lộ
13 từ 32m lên 53m, cùng với số tiền đền bù giải toả tăng, tổng mức đầu tư của dự án đã
đội lên trên 1.600 tỷ. Thời gian dự án cần thu hồi vốn kéo dài hơn 25 năm. Toàn bộ dự án
đã bị ngừng trệ. (2)

Dự án BOT cầu Rạch Miễu (Tiền Giang và Bến Tre) được khởi công từ tháng 5-
2002 và dự kiến hoàn thành vào quí 3-2005. Nhưng do liên doanh chủ đầu tư lại không
có khả năng về tài chính. Thời hạn hoàn thành công trình liên tục dời đến tận năm 2009
và tổng vốn đầu tư của dự án từ 599 tỉ đồng phải tăng lên 1400 tỉ đồng vì kinh phí đền
bù giải tỏa tăng
9
. (3)
Mô hình hợp tác công - tư không phải làm giảm sức nặng lên ngân sách Nhà nước
và đè nặng lên vai người dân: Điển hình như dự án cầu cỏ May do công ty tư nhân Hải
Châu kết họp với Cục Đường bộ Việt Nam thực hiện theo hình thức BOT trên quốc lộ 51
nối TPHCM và Vũng Tàu. Trong dự án này, Chính phủ đã đồng ý cho nhà đầu tư tư nhân
thu phí 15.000 đồng/lượt xe trong 15 năm nhưng thực tế chỉ sau 5 năm là nhà đầu tư đã
hoàn được vốn, dẫn đến Nhà nước thất thu, trong khi người dân vẫn phải trả tiền. Vì vậy
dự án này được xem là một dự án “siêu lợi nhuận” trong ngành giao thông
10
.
Theo thống kê của Trung tâm Hỗ trợ đấu thầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được nêu
trong bài viết “Thách thức với mô hình PPP” (TBKTSG số 28-2010, ra ngày 8-7-

7
NGỌC ẨN (2006), Dự án BOT xây dựng cầu đường: Thắng ít, thua nhiều, />Xa-hoi/168513/Du-an-BOT-xay-dung-cau-duong-Thang-it-thua-nhieu.html
8
Tùng Nguyên (2011), Công ty BOT cầu Phú Mỹ “kêu cứu” vì phí thu quá ít, />doanh/cong-ty-bot-cau-phu-my-keu-cuu-vi-phi-thu-qua-it-395310.htm

9
Phan Cường (2009), Cầu dây văng made in VN đầu tiên được khánh thành, />hoi/2009/01/3ba0a954/
10
Tư Giang (2010), Để nhà nước không “ngại” tư nhân,



_____________________________________________________________________________
_____________________________________________________________________________

- 11 -

2010)11. Từ năm 1996 đến tháng 10-2010, cả nước chỉ có 90 dự án đầu tư PPP với tổng
số vốn đăng ký 7,1 tỉ đô la. Trong đó, các dự án về giao thông chiếm 70% về số lượng và
95% về vốn; phần còn lại là các dự án về điện, viễn thông và xử lý nước. Trong khi các
nhà đầu tư trên thế giới lại đang giảm mạnh nguồn vốn PPP vào các dự án đầu tư PPP
trong lĩnh vực giao thông thì ta lại đang quá chú trọng lĩnh vực này.
Mô hình 3- Mức độ hấp dẫn vốn đầu tư PPP ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương

giai
đoạn 2000-2009
12






Như vậy, khi đề xuất các dự án mời gọi nhà đầu tư nước ngoài theo hình thức PPP,
Việt Nam nên áp dụng xu hướng này trong việc hoạch định chính sách thu hút vốn đầu tư
PPP để tập trung nhiều hơn cho các dự án phát triển năng lượng và viễn thông. Bởi lẽ,
« bán cái người khác quan tâm vẫn hiệu quả hơn là bán cái chúng ta muốn bán »
13
.
Tóm lại, theo thống kê cho thấy mô hình PPP tuy đã phổ biến ở Việt Nam theo hình
thức chủ yếu là BOO và BOT nhưng còn quá khiêm tốn và khi triển khai cũng cần những
điều kiện nhất định khác. Tuy nhiên, từ khi Quyết định số 71 của Thủ tướng Chính phủ

được ban hành thì chưa có một dự án đầu tư nào được triển khai theo mô hình PPP
14
.
2.2. Những thuận lợi công và thách thức trong việc đổi mới cung ứng dịch vụ
công theo mô hình hợp tác công – tư tại Việt Nam hiện nay
2.2.1. Những thuận lợi trong việc áp dụng mô hình hợp tác công- tư

11
Lâm Văn Triển (2010), Thu hút vốn đầu tư PPP: Cần đổi mới cách làm,

12
Số liệu của sơ đồ lấy từ nguồn : Lâm Văn Triển (2010), Thu hút vốn đầu tư PPP: Cần đổi mới cách làm,

13
Lâm Văn Triển (2010), Thu hút vốn đầu tư PPP: Cần đổi mới cách làm,

14 Duy Quang (2013), Chưa có dự án nào thực hiện theo mô hình PPP, />ppp-van-chua-hoan-thien.aspx

_____________________________________________________________________________
_____________________________________________________________________________

- 12 -

Quyết định 71/2010/QĐ-TTg đã góp phần hỗ trợ việc đổi mới cung ứng dịch vụ
công thông qua việc đưa ra các nguyên tắc cơ bản để bảo đảm tính minh bạch của các dự
án nhằm giúp Chính phủ Việt Nam đạt được hiệu quả đầu tư cao hơn.
Theo Quyết định, phải có nghiên cứu khả thi tổng thể chi tiết trước khi đưa dự án ra
thị trường mời gọi đầu tư. Nhà nước sẽ góp không quá 30% tổng vốn đầu tư của dự án
(Quyết định 71/2010/QĐ-TTg). Do đó tính khả thi của dự án sẽ dễ dàng được xác định
thông qua báo cáo về tính khả thi xét từ góc độ thương mại. Để tạo dựng lòng tin đối với

các bên cho vay trong trường hợp dự án tiến triển không như mong đợi, Quyết định
71/2010/QĐ-TTg còn quy định: bên cho vay có quyền tiếp nhận một phần hoặc toàn bộ
các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp dự án trong trường hợp doanh nghiệp dự án
hoặc nhà đầu tư không thực hiện được các nghĩa vụ theo hợp đồng dự án hoặc hợp đồng
vay vốn
Ngoài ra, các dự án đầu tư theo hình thức PPP sẽ được hưởng ưu đãi thuế theo các
quy định về thuế của Việt Nam.
Sự mở rộng cho khu vực tư nhân trong việc cung ứng dịch vụ công có thể giúp giải
quyết công ăn việc làm cho người dân. Trên thị trường lao động, hàng năm, Việt Nam có
khoảng 1,4 đến 1,5 triệu người gia nhập. Nhưng các doanh nghiệp nhà nước cũng chỉ
cung cấp chưa tới 7% tổng số việc làm. Trong giai đoạn 2000-2004, các doanh nghiệp
nhà nước chỉ tiếp nhận 5% trên tổng số 4 triệu lao động gia tăng, trong khi đó có 60% lao
động được thu nhận bởi các doanh nghiệp tư nhân trong nước, 25% bởi các hộ kinh
doanh và các doanh nghiệp tư nhân không đăng ký, và 12% bởi các doanh nghiệp FDI.
15

2.2.2 Những thách thức trong việc áp dụng mô hình hợp tác công –tư
Thực tế thời gian qua ở Việt Nam, một trong những thách thức lớn đối với hình
thức đầu tư theo mô hình PPP là hành lang pháp lý chưa hoàn thiện, còn thiếu đồng bộ.
Thực tế cho thấy, việc các luật thiếu thống nhất, thiếu các văn bản hướng dẫn thực hiện
thỏa đáng là những yếu tố góp phần làm các dự án PPP thất bại. Cơ chế vẫn chưa khuyến
khích được tư nhân cùng tham gia đầu tư vào lĩnh vực này do quá trình phê duyệt và cấp

15
Trần Bình, Khu vực tư nhân- Nguồn huyết mạch chưa khai thông, www.vnep.org.vn
_____________________________________________________________________________
_____________________________________________________________________________

- 13 -


phép còn nhiều phức tạp, mức thu hồi vốn thấp, vai trò trách nhiệm của bên nhà nước
cũng như tư nhân còn thiếu rõ ràng
Sau khi Bộ KHĐT rà soát lại toàn bộ 28 dự án được các địa phương đề xuất đầu tư
theo mô hình PPP thì đa số đều phải làm lại từ khâu đầu tiên. Do vậy, theo tình hình thực
tế, có 15 nội dung của Quyết định 71 cần được sửa đổi, bổ sung.
Vấn đề cần điều chỉnh và sửa đổi trước tiên là những nội dung liên quan đến phần
tham gia của Nhà nước. Vấn đề thứ hai cần phải sửa đổi là phạm vi điều chỉnh, vì hiện
nay mô hình PPP chỉ “ưu tiên” thu hút nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực phát triển kết cấu
hạ tầng, trong khi các lĩnh vực khác như giáo dục, y tế thu hút sự quan tâm của nhiều nhà
đầu tư tư nhân vẫn chưa được đưa vào quyết định
16
.
Ngoài ra, việc trình Chính phủ quyết định dự án gây e ngại cho nhà đầu tư, trong
khi các dự án chưa có đủ tính khả thi lâu dài về tài chính
17
. Đấy là vấn đề mang tính
quyết định đối với việc huy động các nhà đầu tư thực hiện mô hình PPP chính bởi các
nhà đầu tư cũng phải tìm kiếm lợi nhuận từ các dự án PPP.
Tình trạng tranh tối tranh sáng do luật pháp không nghiêm và nạn tham nhũng lan
tràn cộng với sự thiếu minh bạch dễ dẫn đến những rủi ro về tài chính và luật pháp khiến
khu vực tư nhân không dám mạo hiểm đầu tư cũng là điều hiển nhiên.
Ngoài ra, việc phải đề xuất trực tiếp với Chính phủ sau đó chờ Chính phủ quyết
định khiến các các nhà đầu tư e ngại. “Đầu tư cho cơ sở hạ tầng phải mất 20-30 năm mới
bắt đầu thu lợi nhuận. Trong khi đó, kinh tế vĩ mô của Việt Nam lại có nhiều sự biến
động. Giá dịch vụ tiện ích ở mức thấp. Phần lớn các nhà đầu tư đều muốn có lãi trong 5-7
năm.” Và một điều tối quan trọng là “không nên nhìn nhận hình thức PPP với mục đích
chính là huy động tiền từ khu vực tư nhân.” mà là “ sáng kiến chuyên môn và công
nghệ.”
18



16
Duy Quang (2013), Chưa có dự án nào thực hiện theo mô hình PPP, />ppp-van-chua-hoan-thien.aspx
17
Bích Diệp (2011), ADB chưa thể tiếp cận dự án PPP tại Việt Nam, />chua-the-tiep-can-du-an-ppp-tai-viet-nam/ct-445007

18
Bích Diệp (2011), ADB chưa thể tiếp cận dự án PPP tại Việt Nam, />chua-the-tiep-can-du-an-ppp-tai-viet-nam/ct-445007
_____________________________________________________________________________
_____________________________________________________________________________

- 14 -

Sự yếu kém bộc lộ ở khu vực công và khu vực tư. Hiện nay, khu vực công của Việt
Nam vẫn chưa đủ năng lực và kỹ năng kỹ năng để áp dụng phương pháp PPP và thiết lập
môi trường pháp lý để khuyến khích thích đáng. Và khu vực tư nhân có đủ năng lực
chuyên môn để đảm bảo thực hiện PPP vẫn còn quá ít thể hiện ở điểm chỉ có một số rất
nhỏ doanh nghiệp hội đủ điều kiện trở thành các nhà cung cấp phụ kiện cho các doanh
nghiệp FDI và có khả năng xâm nhập thị trường thế giới
Một vấn đề khác nữa đó là nếp tư duy cũ kỹ của thời kỳ kinh tế tập trung và bao
cấp đối với doanh nghiệp tư nhân. Nhà nước và doanh nghiệp chưa thực sự có cái bắt tay
gọi là đối tác bình đẳng mà vẫn có cung cách chủ quản hành chính thượng cấp- thuộc
quyền mà thôi.
Và cuối cùng nguy hiểm nhất là: “Nếu sự độc quyền và kinh doanh kém hiệu quả
của doanh nghiệp nhà nước được thay thế bằng sự độc quyền và kém hiệu quả của doanh
nghiệp tư nhân, là những doanh nghiệp có mối quan hệ mật thiết với các viên chức cao
cấp, thì lợi ích kinh tế của sự thay đổi cũng không đáng kể. Thậm chí, mối quan ngại sẽ
còn lớn hơn về lâu về dài; tai ương này đã thật sự xảy ra trong một số nền kinh tế châu
Á” (Gs. David)
19






















19
Trần Bình, Khu vực tư nhân- Nguồn huyết mạch chưa khai thông, www.vnep.org.vn
_____________________________________________________________________________
_____________________________________________________________________________

- 15 -

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC CÔNG- TƯ
TRONG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


Để có thể tăng cường quan hệ cũng như hiệu quả của đối tác công- tư trong cung
ứng dịch vụ công ở Việt Nam hiện nay, thì cần tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ khu
vực tư nhân và Nhà nước. Trong khuôn khổ tiểu luận, xin được đề xuất các giải pháp
nhất thiết phải thực hiện trong hoạt động quản lý nhà nước thời gian tới.
3.1. Xây dưng khuôn khổ pháp lý, chính sách hỗ trợ cho dư án PPP
Xây dựng môi trường pháp lý, quy định và chính sách thuận lợi là điều kiện tiên
quyết đối với triển khai mọi mối quan hệ đối tác bền vững.
Một môi trường pháp lý cụ thể, rõ ràng, giảm thiểu sự tham nhũng, đảm bảo được
quyền lợi trong trường hợp có xung đột lợi ích mới khuyến khích được sự tham gia của
khu vực tư nhân. Những thế mạnh của khu vực tư nhân cũng sẽ được phát huy tối đa vào
đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nếu được thực hiện trong một môi trường cạnh tranh và
tháo gỡ các rào cản không cần thiết.
Nếu môi trường luật pháp và môi trường tư pháp không được xác định, các nhà
đầu tư không thể đánh giá dự án cũng như dự đoán được và có độ rủi ro cao. Cần quy
đinh rõ lợi ích, quyền hạn, trách nhiệm của các bên tham gia, hiện tại đối với dự án. Môi
trường thể chế rõ ràng cũng sẽ tạo ra những thủ tục phù hợp để bảo đảm tính minh bạch
trong quá trình hợp tác, từ đó giúp kiểm soát và quy định chặc chẽ trách nhiệm, hiệu quả
đối với cả hai khu vực công và tư nhân. Đồng thời, cũng cần có một số linh hoạt để sửa
đổi và cập nhật cần thiết khi lĩnh vực liên quan dự án có sự thay đổi. Khi việc phân quyền
đang ngày càng được triển khai sâu rộng, các chính phủ có thêm nhiệm vụ cần phải xác
định mỗi vai trò được thực hiện ở cấp độ nào của chính phủ.
Hiện nay, Quyết định 71/2010/QĐ-TTg về thí điểm đầu tư theo hình thức PPP
được sửa đổi và dự kiến sẽ được hoàn thành và trình Thủ tướng Chính phủ ngay trong
quý I/2013 heo hướng cởi mở hơn, nhằm hấp dẫn nhà đầu tư
20
.

20
Nguyên Đức (2013), ‘Cởi trói’ cho mô hình PPP,

/>e/vir/web%20contents/chude/kinhtedautu/dautuoda/12b2fe0f7f0000010191155c38e87bbd, ngày
07/01/2013
_____________________________________________________________________________
_____________________________________________________________________________

- 16 -

Khi xây dựng khuôn khổ pháp lý trong thời gian tới cần chú trọng đến các vấn đề
để tránh rơi vào những thất bại như những ví dụ đã nêu ở chương II:
- Cần phải xây dựng các quy định về biểu phí và quản lý tài sản xoá bỏ những hạn
chế có thể xảy ra như kiểm soát, cấp vốn, điều tiết và quản lý các tài sản cơ sở hạ tầng; sở
hữu hoặc quản lý tài sản, thu hồi các nguồn lực, và đặc biệt các rào cản đối với thu hồi
chi phí;
- Đưa ra những yêu cầu quản lý nhà nước cần thiết của mối quan hệ đối tác nhà
nước - tư nhân bao gồm theo dõi nghĩa vụ dịch vụ, sự tuân thủ các điều kiện dịch vụ,
bảo vệ người tiêu dùng.
- Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về mối quan hệ đối tác nhà nước - tư
nhân nhất quán với thể chế luật pháp và quy định; hướng đến việc giải quyết những
thiếu sót được tìm thấy trong khuôn khổ pháp luật và quy định.
- Hoàn thiện cơ chế đấu thầu để chấm dứt tình trạng nhà thầu trúng thầu, có tên
trong hợp đồng và nhà thầu thực hiện công việc là hai nhà thầu khác nhau; đấu thầu giá
thấp; nghiêm minh xử lý các trường hợp móc nối giữa nhà quản lý, nhà thầu, nhà đầu tư
làm thất thoát vốn của Nhà nước cũng như xử lý các trường họp không đảm bảo thủ tục
theo quy chế đấu thầu hoặc các vấn đề nghi vấn trong quá trình tổ chức đấu thầu và xét
thầu. Ngoài ra, cần xây dựng các tổ chức kinh tế-kỹ thuật cụ thể để lựa chọn nhà thầu có
đủ năng lực tài chính và kỹ thuật thi công, hạn chế nhà thầu “tay trái” không có khả năng
thực hiện dự án. Và quan trọng là cần công khai hóa công tác đấu thầu, theo dõi, đánh giá
hoạt động của ban quản lý dự án, nhà thầu trên phạm vi toàn quốc về nội dung tiến độ,
chất lượng.
3.2. Xác định mục tiêu chiến lược của dự án

Như đã nói ở chương trước, hiện nay xu thế thế giới đang thiên về mô hình hợp
tác công- tư đối với ngành năng lượng. Liệu Việt Nam có nên tiếp tục tập trung quá trên
lĩnh vực giao thông hạ tầng như hiện nay không. Các quy hoạch phát triển phải được cập
nhật, rà soát bổ sung thường xuyên theo hướng gắn với thực tế, bám sát nhu cầu thị
trường, khai thác tốt tiềm năng, thế manh của từng địa phương, từng ngành. Điều này
giúp xây dựng định hướng phát triển kinh tế xã hội, làm cơ chế cho việc xây dựng các
cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư của các thành phần
kinh tế, bước đầu hình thành cơ cấu vốn đầu tư hợp lý.
_____________________________________________________________________________
_____________________________________________________________________________

- 17 -

Nhà nước phải có chiến lược và lộ trình rõ ràng đối với lĩnh vực dịch vụ công
nào cần ưu tiên thực hiện trong giai đoạn này. Một chiến lược có trọng tâm là một điều
kiện tiên quyết cho các khoản đầu tư lớn, có thời gian thu hồi vốn kéo dài. Cũng như lộ
trình rõ ràng mới thu hút được sự đầu tư của khu vực tư nhân cũng như họ có khả năng
phán đoán rủi ro khi cân đối nguồn vốn đầu tư những yếu tố ảnh hưởng.
3.3 Tăng cường năng lực của đội ngũ quản lý
Muốn lập kế hoạch tốt hay quản lý tốt, cần phải có một đội ngũ cán bộ đủ kinh
nghiệm, trình độ năng lực cao, và có tầm nhìn xa, rộng đặc biệt là yêu cầu đối với việc
lập kế hoạch dài hạn. Trong khi đó, “người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước về đấu
thầu cũng thừa nhận rằng trong thời gian qua, hoạt động của Tổ công tác liên ngành về
PPP thật sự không đạt hiệu quả. Điều này bắt nguồn từ những nguyên nhân như nhận
thức của đội ngũ cán bộ làm công tác PPP vẫn chưa đúng với định hướng đề ra”.
21

Vì vậy, công tác đào tạo nâng cao trình độ cho các cán bộ lập kế hoạch cũng rất
quan trọng. Chúng ta cần nâng cao hiệu quả bộ phận chuyên trách về hợp tác công-tư và
phải khiến bộ phận này trở nên chuyên nghiệp. Bộ phận này phải là điểm điều phối,

kiểm soát chất lượng, chịu trách nhiệm giải trình và các thông tin liên quan tới các mối
quan hệ đối tác nhà nước - tư nhân trong một lĩnh vực đơn lẻ hoặc trong nhiều lĩnh vực.
Với nhiệm vụ cụ thể: Xác định ưu tiên cho lĩnh vực dự án; phân tích các cơ hội; đảm bảo
các quy trình đấu thầu minh bạch cũng như sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực của
chính phủ. Đối với các bên liên quan và công chúng các cơ quan này có thể phổ biến
thông tin và cung cấp sự quản lý đặc biệt
Những cơ quan này được thành lập nằm trong một bộ, mà cụ thể là bộ Kế hoạch-
đầu tư. Quy mô cơ cấu của đơn vị này không cần phải lớn vì thế sẽ đi ngược với xu thế
“đơn giản hoá bộ máy” của chúng ta cũng như suy giảm tính hiệu quả của mối quan hệ
đối tác nhà nước- tư nhân. Nguồn nhân lực của các đơn vị có thể lấy từ nội bộ chính phủ,
từ nguồn nhân lực bên ngoài hoặc từ cả hai nơi.


21
Nguyên Đức (2013), ‘Cởi trói’ cho mô hình PPP,
/>e/vir/web%20contents/chude/kinhtedautu/dautuoda/12b2fe0f7f0000010191155c38e87bbd, ngày
07/01/2013

_____________________________________________________________________________
_____________________________________________________________________________

- 18 -

III. KẾT LUẬN

Vào năm 2010, Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg ngày 9/11/2010 của Thủ tướng
Chính phủ về quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức PPP được ban hành tưởng chừng đã
thoả được mong đợi từ nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước chờ đợi. Tuy nhiên, văn
bản từng được hy vọng là sẽ tạo ra "cú hích" cho hình thức đầu tư này lại chưa được đón
nhận một cách tích cực trên thực tế, khi các dự án PPP chủ yếu vẫn chỉ mới dừng ở mức

đề xuất.
Thực tiễn thế giới và kinh nghiệm Việt Nam cũng đã cho thấy sự hiệu quả của mô
hình PPP trong nhiều lĩnh vực khác, tiêu biểu như các lĩnh vực về dịch vụ. Vì thế, trong
quá trình thực thì dù rằng rằng tồn tại một số bất cập như đã nêu ở trên nhưng với sự nhìn
nhận rõ ràng ngay từ bây giờ và hướng đi đúng đắn nhằm giải quyết những bất cập này
thì chắc chắn trong tương lai mô hình hợp tác công-tư sẽ ngày càng phổ biến hơn và tạo
điều kiện để đối tác tư nhân tham gia nhiều hơn vào tiến trình đầu tư phát triển quốc gia.
Dù rằng, mô hình PPP chỉ là một trong những phương thức đầu tư mà vai trò
khiêm tốn ở nhiều nước trên thế giới và không nên quá kỳ vọng vào mô hình này. Nhưng
không phải vì thế mà ta đánh giá thấp hay sơ suất trong việc triển khai mô hình này.
Trong những ngày đầu năm 2013 này, mô hình đối tác công - tư PPP đang là vấn đề
được “mổ xẻ” trong nhiều cuộc họp bởi quyết định liên quan đến mô hình hợp tác công-
tư đang được sửa đổi để hoàn thiện phù hợp cả về pháp lý lẫn thực tiễn. Ông Lê Văn
Tăng, Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu: tinh
thần vào cuộc là rất quyết liệt và do đó, năm 2013 sẽ là một “năm bận rộn” đối với hình
thức đầu tư này
22
.
Năm 2013, tình hình kinh tế thế giới vẫn chuyển biến chưa mấy khả quan và chưa
thể dự đoán trước được các dòng vốn đầu tư nhưng nhìn từ các nỗ lực từ phía cơ quan
quản lý nhà nước, chúng ta có quyền hi vọng các dự án PPP sẽ được thúc đẩy thực hiện
và đạt hiệu quả thành công trên các lĩnh vực cung ứng dịch vụ công.



22
2013 sẽ là “năm bận rộn” của đầu tư PPP? (2013),

_____________________________________________________________________________
_____________________________________________________________________________


- 19 -

TÀI LIỆU THAM KHẢO
  
A. Sách- Giáo trình:
 PGS.TS Võ Kim Sơn (2004), Phân cấp quản lý nhà nước- Lý luận và thực tiễn, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà nội
 Klaus Felsinger, Mối Quan hệ Đối tác Nhà nước - Tư nhân
B. Website:
 PGS.TS. LÊ CHI MAI (2008), Dịch vụ công, Tạp chí bảo hiểm xã hội số 3 năm 2008,
/>cng/
 TS.Võ Trí Thành, PPP không phải là chiếc đũa thần, />doanh/2013/01/ppp-khong-phai-la-chiec-dua-than/


 NGỌC ẨN (2006), Dự án BOT xây dựng cầu đường: Thắng ít, thua nhiều,
/>thua-nhieu.html
 Tùng Nguyên (2011), Công ty BOT cầu Phú Mỹ “kêu cứu” vì phí thu quá ít,
/>395310.htm
 Phan Cường (2009), Cầu dây văng made in VN đầu tiên được khánh thành,

 Tư Giang (2010), Để nhà nước không “ngại” tư nhân,

 Lâm Văn Triển (2010), Thu hút vốn đầu tư PPP: Cần đổi mới cách làm,

 Duy Quang (2013), Chưa có dự án nào thực hiện theo mô hình PPP,

 Trần Bình, Khu vực tư nhân- Nguồn huyết mạch chưa khai thông, www.vnep.org.vn
 Duy Quang (2013), Chưa có dự án nào thực hiện theo mô hình PPP,


 Bích Diệp (2011), ADB chưa thể tiếp cận dự án PPP tại Việt Nam,

 Nguyên Đức (2013), ‘Cởi trói’ cho mô hình PPP,
/>s%20content/live/vir/web%20contents/chude/kinhtedautu/dautuoda/12b2fe0f7f00000101
91155c38e87bbd, ngày 07/01/2013
 2013 sẽ là “năm bận rộn” của đầu tư PPP? (2013),
/>ppp.htm

×