Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Thực trạng vận dụng phương pháp trị liệu dosaho trong phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật tại trường PTCB nguyễn đình chiểu (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 52 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự tồn tại của trẻ khuyết tật là một thực tế khách quan, xã hội càng phát triển thì sự
quan tâm của xã hội đến trẻ khuyết tật càng được nâng cao. Ở Việt Nam, việc đảm bảo
quyền cho trẻ em nói chung và trẻ khuyết tật nói riêng rất được chú trọng. Điều này thể
hiện trong các văn bản pháp quy mà Việt Nam đã kí và cam kết thực hiện như Công ước
Quốc tế về Quyền trẻ em, Công ước về Giáo dục cho mọi người. Hơn nữa, trong Luật Phổ
cập giáo dục Tiểu học, Luật chăm sóc và Giáo dục trẻ em, Luật giáo dục, Pháp lệnh về
Người tàn tật và Luật Người khuyết tật 2010 đã đề cập đến vấn đề trẻ khuyết tật có quyền
như mọi trẻ em khác.
Trong Nghị quyết TW Đảng khoá VI và Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010
đã xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục trẻ khuyết tật. Theo đó, Bộ Giáo dục và
đào tạo đã áp dụng các mô hình trẻ khuyết tật khác nhau và đã thu được những kết quả
nhất định. Đồng thời, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã có các chính sách dành cho
trẻ khuyết tật và gia đình có trẻ khuyết tật. Tất cả những điều này đã chứng minh sự quan
tâm ngày càng lớn của Đảng và Nhà nước đối với những người khuyết tật nói chung và trẻ
khuyết tật nói riêng.
Theo Báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội năm 2008, ước tính có
khoảng 1,2 triệu trẻ em khuyết tật. Do đó, Việt Nam được xếp vào một trong những nước
có số lượng trẻ khuyết tật hàng cao trên thế giới. Trong một nghiên cứu của Bộ Lao động,
Thương binh và Xã hội hợp tác với UNICEF vào năm 1998 – 1999 trong những trẻ từ 0
đến 17 tuổi cho thấy có khoảng 1 triệu trẻ khuyết tật trên cả nước, chiếm khoảng 1,4%
tổng dân số và khoảng 3,1% tổng số trẻ em. Trung bình, cứ mỗi 5,7 hộ gia đình thì có
khoảng một gia đình có trẻ khuyết tật. Khuyết tật vận động là phổ biến nhất (22,4%) sau đó
là khuyết tật ngôn ngữ (21,4%), những vấn đề về hành vi (16,2%), khiếm thị (14,6 %),
khiếm thính (9,7%) và thiểu năng trí tuệ (3,6%).
Người khuyết tật thường phải gánh chịu những cảm giác đau đớn, khó chịu do sự ức
chế hoạt động hay do di chứng của khuyết tật gây nên. Việc vận dụng những phương pháp
tác động đặc biệt nhằm giúp trẻ giảm bớt những cơn đau, sự khó chịu, sự ức chế trong cơ
thể giúp trẻ có cảm giác thoải mái và dễ chịu hơn là hết sức cần thiết. Từ đó, dần dần phục
hồi một số chức năng cho trẻ trong việc di chuyển, tự phục vụ. Góp phần vào việc kéo dài


thời gian sống cho người khuyết tật.
Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có thống kê cụ thể về số lượng trẻ khuyết tật tại Đà
Nẵng. Mặc dù vấn đề chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật cũng được quan tâm nhiều; có
nhiều chương trình, dự án về trẻ khuyết tật của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ đầu
tư. Tuy nhiên, các dự án này chủ yếu tập trung vào việc hỗ trợ về mặt vật chất, giáo dục
cho trẻ và gia đình có trẻ khuyết tật. Còn lĩnh vực điều trị và phục hồi chức năng chưa
được chú ý nhiều. Một trong số ít những chương trình được thực hiện về lĩnh vực này là
chương trình tập huấn “Phương pháp vận động lâm sàng dành cho trẻ khuyết tật” do Nhóm
chuyên gia Nhật Bản phối hợp với Trường PTCB Nguyễn Đình Chiểu và Trường ĐH Sư
phạm – Đại học Đà Nẵng thực hiện. Phương pháp này đang mở ra một hướng mới đầy


triển vọng trong phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật tại các cơ sở có trẻ khuyết tật ở
thành phố Đà Nẵng nói riêng và ở Việt Nam nói chung.
Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Thực trạng vận dụng
phương pháp trị liệu Dosaho trong phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật tại Trường
PTCB Nguyễn Đình Chiểu và Trung tâm bảo trợ nạn nhân chất độc da cam và trẻ em
bất hạnh thành phố Đà Nẵng”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng vận dụng phương pháp trị liệu Dosaho trong phục
hồi chức năng cho trẻ khuyết tật tại Trường PTCB Nguyễn Đình Chiểu và Trung tâm bảo
trợ nạn nhân chất độc da cam và trẻ em bất hạnh thành phố Đà Nẵng để đề ra một số biện
pháp nhằm nâng cao hiệu quả phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật bằng phương pháp trị
liệu Dosaho, góp phần vào việc phát triển phương pháp này theo hướng lâu dài tại Đà
Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể
Quá trình trị liệu trong phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật.
3.2. Đối tượng
Phương pháp trị liệu Dosaho trong phục hồi chức năng cho trẻ trẻ khuyết tật

Trường PTCB Nguyễn Đình Chiểu và Trung tâm bảo trợ nạn nhân chất độc da cam và trẻ
em bất hạnh thành phố Đà Nẵng.
4. Giả thuyết khoa học
Hầu hết các cán bộ giáo viên đều nhận thức được vai trò của phương pháp trị liệu
Dosaho và vận dụng phương pháp này sau khi được tập huấn. Việc vận dụng phương pháp
trị liệu Dosaho để phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật bước đầu đã mang lại hiệu quả .
Tuy nhiên, do các cán bộ giáo viên chưa nắm vững kiến thức, kĩ năng của phương pháp
này và thời gian thực hành còn hạn chế nên hiệu quả vận dụng của phương pháp trị liệu
Dosaho đạt được chưa cao, số lượng học sinh được trị liệu còn hạn chế.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài, bao gồm các khái niệm cơ bản, lý luận về
trẻ khuyết tật, về lý thuyết Dosaho và cơ sở vận dụng của phương pháp này, các bài tập
Dosaho.
5.2. Khảo sát việc vận dụng phương pháp trị liệu Dosaho trong phục hồi chức năng
cho trẻ khuyết tật tại Trường PTCB Nguyễn Đình Chiểu và Trung tâm bảo trợ nạn nhân
chất độc da cam và trẻ em bất hạnh thành phố Đà Nẵng. Trên cơ sở đó, đề xuất một số biện
pháp nhằm nâng cao hiệu quả phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật bằng phương pháp trị
liệu Dosaho theo hướng lâu dài tại thành phố Đà Nẵng.
6. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi chỉ nghiên cứu việc vận dụng phương pháp trị liệu Dosaho trong phục
hồi chức năng cho trẻ khuyết tật vận động, trẻ chậm phát triển trí tuệ và trẻ tự kỷ tại


Trường PTCB Nguyễn Đình Chiểu và Trung tâm bảo trợ nạn nhân chất độc da cam và trẻ
em bất hạnh thành phố Đà Nẵng.
7. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi sử dụng những phương pháp
nghiên cứu sau:
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu các tài liệu liên quan, trên cơ sở đó phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá,

khái quát hoá thông tin thu được để làm sáng tỏ cơ sở lý luận, các khái niệm công cụ của
đề tài. Đồng thời, tiến hành dịch một số tài liệu về phương pháp Dosaho để nghiên cứu cơ
sở lý thuyết và cơ sở vận dụng của phương pháp.
7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
* Phương pháp phỏng vấn
Tiến hành phỏng vấn cán bộ giáo viên theo 2 hình thức (cá nhân và nhóm) để khảo
sát thực trạng vận dụng phương pháp trị liệu Dosaho.
* Phương pháp quan sát
Sử dụng phiếu quan sát để đánh giá quá trình tiến hành thực hiện phương pháp
Dosaho. Quan sát để đánh giá sự tiến bộ của trẻ.
* Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
Nghiên cứu các kế hoạch giảng dạy của cán bộ giáo viên, nghiên cứu hồ sơ trẻ
được lập vào tháng 9/2010.
* Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
Chúng tôi tiến hành quan sát và sử dụng phiếu trắc nghiệm vận động để đánh giá
tình trạng hiện tại của trẻ. Sau đó, lập hồ sơ và đối chiếu với hồ sơ trước đây.


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu về liệu pháp tâm lý và phục hồi chức năng được khởi đầu
bằng một phát hiện trong lĩnh vực nghiên cứu về hiện tượng ngủ ở người bị bệnh bại não
vào năm 1965. Vào thời điểm đó, người ta cho rằng người bị bệnh bại não không thể vận
động được cơ thể bởi vì một phần các tế bào não của người bệnh đã bị chết. Tuy nhiên,
một công trình nghiên cứu về hiện tượng ngủ đã phát hiện thấy một thanh niên bị liệt não
có thể chuyển động cánh tay nhờ luyện tập kĩ thuật thôi miên. Giáo sư Naruse đã chú ý đến
công trình nghiên cứu này và ngay lập tức thông báo kết quả nghiên cứu khó tin đó đến các
đồng nghiệp của ông. Nhờ có các công trình nghiên cứu lâu dài của giáo sư Naruse và các
đồng nghiệp của ông, khoa học đã khẳng định rằng một số người bị bệnh bại não có thể

vận động cánh tay và cơ thể nhờ sử dụng biện pháp thôi miên. Điều đó có nghĩa là người ta
có thể vận động cơ thể và các chi bằng chính nỗ lực của mình dù các tế bào não đã bị tổn
thương hoặc một bộ phận các tế bào não đã chết. Kết luận này hoàn toàn ngược với các kết
luận trước đó. Chắc chắn phải xảy ra một quá trình tâm lý trong các vận động thể chất của
cơ thể con người, và các quá trình tâm lý vượt ra ngoài quan điểm thông thường về y học.
Trong nhiều công trình nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng, giáo sư Naruse và các
đồng nghiệp của ông đã cố gắng mô tả “hệ thống vận động của con người” – tiếng Nhật
gọi là “Dosaho” và đã thành công trong việc phát triển một chương trình phục hồi chức
năng không sử dụng thôi miên dành cho những bệnh nhân bị bại não và bị tắc nghẽn động
mạch não. Chương trình này có tên gọi là “phương pháp luyện tập Dosaho”. Hiệu quả rõ
rệt của phương pháp tập luyện Dosaho đã được chứng minh trong nhiều trường hợp. Hơn
nữa, phương pháp trị liệu Dosaho không chỉ phát huy tác dụng trong các chương trình phục
hồi chức năng thể chất mà còn trong các chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần và tâm
lý trị liệu. Trong thực tế, đã xảy ra không ít trường hợp một số trẻ em đã được chẩn đoán sẽ
nằm liệt suốt đời do những tổn thương về thể chất và tâm lý, nhưng sau đó các em lại có
thể đứng thẳng, đi lại thoải mái và thậm chí theo học các lớp bình thường. Cũng trong các
trường hợp sử dụng liệu pháp tâm lý, đã có báo cáo khoa học khẳng định một trường hợp
bệnh nhân sử dụng bài tập Dosaho nhanh chóng cải thiện triệu chứng trầm cảm. Hiện nay,
các chương trình chăm sóc sức khỏe dựa trên phương pháp tâm lý sử dụng hệ thống các tác
động vận động Dosaho làm công cụ được gọi là chương trình phục hồi chức năng dựa vào
liệu pháp tâm lý, và trong hơn 20 năm qua, phương pháp tập luyện vận động Dosaho được
xem là chương trình phục hồi chức năng dựa vào liệu pháp tâm lý hiệu quả nhất ở Nhật
Bản.
Các chuyên gia tâm lý, các bác sĩ điều trị, các nhà nghiên cứu khoa học quan tâm
đến mối quan hệ không thể tách rời giữa thể chất và tinh thần đã ứng dụng phương pháp
Dosaho tại các trại huấn luyện, trong các chương trình điều trị bệnh, trong các chương
trình hoạt động học tập và chăm sóc sức khỏe. Hiện nay, cơ sở lý thuyết của phương pháp
tập luyện Dosaho đã được khẳng định, và các nhà khoa học đã phát hiện các phương pháp
mới như: Phương pháp Dosaho thể thao cho các vận động viên thể thao chuyên nghiệp
được sử dụng như là một phương pháp rèn luyện tinh thần, Phương pháp Dosaho trong



giáo dục được ứng dụng trong lĩnh vực giáo dục chuyên biệt... Tại Nhật Bản, số người bị
mắc các chứng bệnh về tâm thần đang ngày càng tăng. Vì vậy, việc sử dụng “Phương pháp
chăm sóc sức khỏe Dosaho” hay “ Liệu pháp Dosaho” như là một phương pháp duy trì sự
cân bằng của tình trạng sức khỏe thể chất – tâm thần cho người bình thường đang trở thành
khuynh hướng lớn trong lĩnh vực tâm lí học lâm sàng ở Nhật Bản. Liệu pháp Dosaho được
nghiên cứu nhiều nhất bởi các nhà tâm lí học trị liệu, các bác sĩ ở các trường đại học và các
bệnh viện thần kinh, và hiện đang phát triển rất nhanh chóng ở Nhật Bản. Các bệnh nhân
được điều trị bằng liệu pháp Dosaho có thể nhận thấy sự cải thiện nhanh chóng tình trạng:
cứng vai, bệnh đau lưng, các cơn đau hông, đau đầu gối, đau đầu và các triệu chứng nhẹ
của bệnh trầm cảm... Những phát triển mới của phương pháp tập luyện Dosaho được ứng
dụng nhiều nhất trong các điều trị được gọi chung là “Phương pháp trị liệu Dosaho”.
Phương pháp trị liệu Dosaho phát triển hơn phương pháp tập luyện Dosaho ban đầu ở sự
phong phú của kĩ thuật và ứng dụng. Trong khi phương pháp tập luyện Dosaho ban đầu
được bắt nguồn từ phát hiện trong nghiên cứu hiện tượng ngủ, và chỉ dành cho những bệnh
nhận bị bại bão và bệnh tắc nghẽn mạch máu não, thì phương pháp trị liệu Dosaho được
dựa trên cơ sở các công trình nghiên cứu về phương pháp tập luyện Dosaho, nó được dành
cho tất cả mọi người trong việc chăm sóc sức khỏe hằng ngày, và được ứng dụng trong
nhiều lĩnh vực như giáo dục, điều trị bệnh, thể dục thể thao...
Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ khuyết tật cao. Có nhiều yếu tố tác
động tới tình hình khuyết tật ở nước ta, nhưng chủ yếu vẫn là ảnh hưởng bởi thương tật,
chất độc da cam sau chiến tranh; hậu quả của các vấn đề sức khoẻ công cộng trong giai
đoạn phát triển như tai nạn thương tích, các bệnh không truyền nhiễm, sức khỏe tâm
thần .v.v.
Khuyết tật nếu không được phục hồi chức năng và có các can thiệp y tế, kinh tế, xã hội kịp
thời sẽ tác động tới tình trạng sức khoẻ của cơ thể, các chức năng sinh hoạt cần thiết trong
đời sống hàng ngày, gây hạn chế khả năng tham gia các hoạt động xã hội của cá nhân
người khuyết tật, kéo theo các tác động tới gia đình và xã hội. Chính vì vậy, phục hồi chức
năng rất được chú trọng, thể hiện rõ trong Luật Người khuyết tật, có hiệu lực thi hành từ

ngày 01 tháng 01 năm 2011.
Tại Đà Nẵng, công tác phục hồi chức năng cũng rất được chú trọng. Hầu hết các
bệnh viện đều có phòng phục hồi chức năng và được trang bị cơ sở vật chất tương đối hiện
đại. Tuy nhiên, ở các trường và cơ sở dạy trẻ khuyết tật thì vấn đề này chưa được chú trọng
và đầu tư nhiều.
1.2. Một số vấn đề chung về trẻ khuyết tật
1.2.1. Trẻ khuyết tật
1.2.1.1. Khái niệm
“Người khuyết tật là người do khiếm khuyết hoặc tình trạng sức khoẻ bị giảm
chức năng và/hoặc hạn chế sự tham gia sinh hoạt, lao động, học tập và đời sống xã hội“
(TS. Nguyễn Thị Xuyên (2008), Hướng dẫn quản lý và phục hồi chức năng dựa vào
cộng đồng, Hà Nội, tr.16)


Khái niệm này cũng tương đương với khái niệm khuyết tật của WHO khuyến cáo
sử dụng theo phân loại ICF, tương đương với khái niệm khuyết tật được đề cập trong dự
thảo Công ước Quốc tế về Quyền người khuyết tật và không mâu thuẫn với tinh thần của
Pháp lệnh về Người tàn tật của Việt Nam.
1.2.1.2. Phân loại
Căn cứ vào tình hình khuyết tật cụ thể của Việt Nam và kế thừa những phân loại cũ
và phân loại chức năng theo ICF, loại khuyết tật được chia thành các nhóm như sau:
1. Khuyết tật (giảm chức năng) vận động
2. Khuyết tật (giảm chức năng) về nghe, hoặc nghe và nói kết hợp
3. Khuyết tật (giảm chức năng) nhìn
4. Giảm cảm giác (bao gồm giảm cảm giác do bệnh Phong gây ra, giảm vị
giác, khứu giác,… do các nguyên nhân khác nhau).
5. Rối loạn chức năng nhận thức: các dạng chậm phát triển trí tuệ, Down
6. Rối loạn chức năng tâm thần – hành vi: tự kỷ, các dạng bệnh tâm thần, rối loạn
hành vi…
7. Các khuyết tật (giảm chức năng) khác thuộc hệ thống tuần hoàn, hô hấp, bài tiết,

tiết niệu, sinh dục, sinh sản do các bệnh mạn tính gây ra.
Đa khuyết tật: là người khuyết tật mắc hai khuyết tật trở lên như giảm chức năng
nghe, kèm theo giảm chức năng nhìn.
1.2.2. Trẻ khuyết tật vận động
1.2.2.1. Khái niệm
Một trẻ khó khăn về tật vận dộng là trẻ yếu tay, chân, lưng, cổ hoặc do đau làm trẻ
không cử động được. Đối với trẻ lớn không thể cầm một vật, không thể cúi xuống nhặt một
vật lên, không thể đi bộ 10 mét.
1.2.2.2. Nguyên nhân gây khuyết tật vận động
- Do bệnh: bại liệt, bại não, viêm khớp, viêm cơ, bệnh xương.
- Do chân thương: tai nạn, sang chấn khi sinh đẻ.
- Do bẩm sinh.
1.2.2.3. Các loại khuyết tật vận động
- Bại, liệt 1 tay
- Bại, liệt 2 tay
- Bại, liệt 2 chân
- Bại, liệt nửa người
- Bại, liệt tứ chi
- Thiếu, thừa ngón tay
- Ngắn chi, cụt chi
- Bệnh cơ, xương, khớp
- Bàn chân khoèo


1.2.3. Trẻ chậm phát triển trí tuệ (CPTTT)
1.2.3.1. Khái niệm
Theo bảng phân loại của Hiệp hội chậm phát triển tâm thần Mỹ, trẻ CPTTT liên
quan đến những hạn chế cơ bản về các chức năng hiện tại với những đặc điểm sau:
- Chức năng trí tuệ dưới mức trung bình.
- Hạn chế ít nhất 2 lĩnh vực hành vi thích ứng như: Giao tiếp/ liên cá nhân, tự phục

vụ, sống tại gia đình, xã hội, sử dụng các tiện ích tại cộng đồng, tự định hướng, kỹ năng
học đường chức năng, giải trí, lao động, sức khỏe, và an toàn,…
- Hiện tượng này xuất hiện trước 18 tuổi.
Theo Grossman, nhà bác học Mỹ: “CPTTT là tình trạng chức năng trí tuệ tổng
quát thấp hơn mức bình thường dẫn đến hành vi thích ứng kém và xảy ra trong giai đoạn
phát triển. Theo ông, trẻ CPTTT có đủ hai yếu tố: chức năng trí tuệ thấp và hành vi thích
ứng kém.”
1.2.3.2. Nguyên nhân gây khuyết tật CPTTT
* Trước khi sinh
- Di truyền: Bố, mẹ hoặc một trong hai người CPTTT thì có thể sẽ di truyền cho các thế
hệ tiếp sau.
- Do sự đột biến nhiễm sắc thể làm cho cấu trúc gen bị sai lệch dẫn đến một số hiện
tượng như: Bệnh Tớc-nơ(nữ), Clai-phen-tơ(nam), Đao(ba nhiễm sắc thể ở cặp thứ 21),…
- Người mẹ bị mắc một số bệnh trong thời gian mang thai như: cúm, sởi Rubela,…
- Thai nhi suy dinh dưỡng, thiếu i-ốt, …
- Yếu tố môi trường độc hại: Thai nhi bị nhiễm độc, ngộ độc, bố/ mẹ bị nhiễm phóng xạ,
các chất gây nghiện ( do hút thuốc, uống rượu, sử dụng ma túy),…
- Sự mệt mỏi, căng thẳng của người mẹ.
* Trong khi sinh
Những rủi ro trong quá trình sinh: đẻ non, đẻ khó, trẻ bị ngạt,…có can thiệp y tế
nhưng không đảm bảo dẫn đến những tổn thương não bộ.
* Sau khi sinh
- Trẻ bị mắc các bệnh về não như: Viêm não, viêm màng não để lại di chứng, chấn
thương sọ não do tai nạn…
- Do biến chứng từ các bệnh sởi, đậu mùa…
- Dùng thuốc không theo chỉ định,…
- Suy dinh dưỡng, thiếu Iốt…
- Tai nạn trong sinh hoạt, học tập…
- Trẻ sống cách ly cuộc sống xã hội trong thời gian dài,…
1.2.3.3. Đặc điểm vận động của trẻ CPTTT

CPTTT thường kéo theo những khó khăn về vận động cho trẻ. Một trẻ khó khăn về
vận động là trẻ bị yếu tay, chân, lưng, cổ hoặc do đau làm trẻ không cử động được. Đối với


trẻ lớn không thể cầm một vật, không thể cúi xuống nhặt vật lên, không thể đi bộ được 10
mét.
1.2.4. Trẻ tự kỷ
1.2.4.1. Khái niệm
Năm 1934, Kanner đã đưa ra định nghĩa trẻ tự kỷ là những trẻ không tạo lập mối
quan hệ với con người, thường có thái độ bàng quan, thờ ơ với mọi người xung quanh, có
biểu hiện chậm nói, chủ yếu giao tiếp qua các cử chỉ đôi khi có vẽ kỳ dị, cùng các hoạt
động vui chơi đơn giản, mang tính lặp đi lặp lại.
Năm 1969, Rutter đã đưa ra 4 đặc trưng chủ yếu của tự kỷ:
- Thiếu quan tâm và đáp ứng trong quan hệ xã hội.
- Rối loạn ngôn ngữ: Từ mức độ không có lời đến lời nói lập dị
- Hành vi, hành động dị thường: Từ mức độ chơi hạn chế, cứng nhắc cho đến khuôn
mẫu hành vi phức tạp mang tính nghi thức và thúc ép
- Khởi phát sớm trước 30 tháng
Định nghĩa theo DSM-IV-TR: tự kỷ nằm trong nhóm các rối loạn phát triển lan toả
(PDD: Pervasive Developmental Disorders): Là một nhóm hội chứng được đặc trưng bởi
suy kém nặng nề và lan toả trong những lãnh vực phát triển: tương tác xã hội, giao tiếp và
sự hiện diện của những hành vi và các ham thích rập khuôn.
Như vậy có nhiều khái niệm về trẻ tự kỷ. Tuy nhiên các khái niệm này không đối lập
nhau mà bổ sung cho nhau để đưa đến khái niệm hoàn chỉnh về trẻ tự kỷ.
Theo chúng tôi, học sinh mắc rối loạn tự kỷ là những học sinh có những rối loạn phát triển
lan tỏa phức tạp ở những lĩnh vực sau: Tương tác xã hội, ngôn ngữ, hành vi định hình lặp
đi lặp lại, rối loạn cảm giác. Có 5 phân nhóm chẩn đoán trong phổ tự kỷ: Tự kỷ điển hình,
hội chứng Aperger, Rối loạn Rett, rối loạn phân rã ở trẻ thơ, rối loạn phát triển lan tỏa –
không điển hình.
1.2.4.2. Nguyên nhân gây khuyết tật tự kỷ

* Tổn thương não hoặc não bộ kém phát triển do:
Đẻ non tháng dưới 37 tuần.
Cân nặng khi sinh thấp dưới 2.500g.
Ngạt hoặc thiếu ô xy não khi sinh.
Chấn thương xọ não do can thiệp sản khoa.
Vàng da sơ sinh.
Chảy máu não- màng não sơ sinh.
Nhiễm khuẩn thần kinh như viêm não, viêm màng não.
Thiếu ô xy não do suy hô hấp nặng.
Chấn thương sọ não.
Nhiễm độc thủy ngân.


* Yếu tố di truyền:
Bất thường về nhiễm sắc thể.
Bệnh di truyền theo gen hoặc nhóm gen.
* Yếu tố môi trường:
Môi trường trẻ đang sống kích thích lên sự phát triển của trẻ trong 24 tháng đầu: cho
trẻ xem vô tuyến truyền hình, quảng cáo, âm nhạc, các đồ chơi khác nhau hay do sự quan
tâm dạy dỗ của cha mẹ và gia đình.
Một số hóa chất, kim loại nặng có thể gây tổn thương não.
1.2.4.3. Đặc điểm vận động của trẻ tự kỷ
Trẻ tự kỷ thường có những vận động, hoạt động mang tính lặp lại và rập khuôn. Do
đó, trẻ tự kỷ thường có dáng đi và tư thế khác trẻ bình thường. Đặc biệt, động kinh là điều
thường xuyên xảy ra ở trẻ tự kỷ. Nhưng mức độ khác nhau ở mỗi trẻ.
1.3. Một số vấn đề chung về phục hồi chức năng

1.3.1. Khái niệm
Phục hồi chức năng (PHCN) bao gồm các biện pháp y học, kinh tế - xã hội, giáo
dục và các kỹ thuật phục hồi làm giảm tối đa tác động của giảm chức năng và tàn tật, đảm

bảo cho người tàn tật hội nhập và tái hội nhập xã hội, có cơ hội bình đẳng tham gia các
hoạt động xã hội.
Như vậy PHCN không chỉ là nhiệm vụ của ngành y tế mà còn là trách nhiệm của
toàn xã hội, ngành y tế chỉ đảm nhiệm một mảng hẹp đó là phục hồi chức năng bằng các
biện pháp y học.

1.3.2. Mục đích phục hồi chức năng
Hoàn lại một cách tối đa về thể chất, tinh thần và nghề nghiệp.
Ngăn ngừa các thương tật thứ phát.
Tăng cường khả năng còn lại của người tàn tật để làm giảm gánh nặng cho gia đình
và xã hội.
Góp phần đưa người tàn tật hoà nhập xã hội và làm thay đổi thái độ của cộng đồng
và xã hội đối với người tàn tật.
1.3.3. Các phương pháp trị liệu trong phục hồi chức năng
1.3.3.1. Phương pháp tâm vận động: là một phương pháp giáo dục dựa vào sự quan sát và
sử dụng các giác quan một cách hợp lý để kích thích các khả năng của trẻ em. Thông qua
sự vận động trong các trò chơi, các em dần dần hoàn thiện những kỹ năng còn yếu của
mình.
1.3.3.2. Phương pháp vật lý trị liệu: là phương pháp phòng hoặc/và chữa bệnh bằng cách
sử dụng các tác nhân vật lí tự nhiên hay nhân tạo như: nước, không khí, nhiệt độ, khí
hậu, độ cao, điện, tia X, tia cực tím, tia hồng ngoại, siêu âm, các chất đồng vị phóng
xạ, xoa bóp, thể dục - thể thao, đi bộ, dưỡng sinh.


1.3.3.3. Phương pháp mát – xa: Theo gốc Hy Lạp, từ massage có nghĩa là xoa bóp, với
quan niệm rằng cơ thể con người có một dòng chảy năng lượng còn gọi là "khí". Sự lưu
chuyển tốt của khí giúp cơ thể duy trì được sức khỏe và sinh lực còn khi dòng khí này bị
ngưng trệ là lúc cơ thể yếu đuối và nảy sinh nhiều bệnh tật. Massage chính là cách vận khí,
chuyển khí để dòng chảy này lưu thông tốt nhất trong cơ thể con người, khơi thông lại
nguồn năng lượng tiềm năng này trong cơ thể.

1.3.3.4. Phương pháp thôi miên: là phương có thể làm thay đổi hoặc kiểm soát trạng thái
tinh thần của một người đến mức người đó phải làm theo các chỉ thị của người thôi miên.

1.3.4. Các hình thức phục hồi chức năng
1.3.4.1. PHCN tại viện: Là hình thức PHCN nội trú hoặc ngoại trú tại các khoa PHCN
trong các bệnh viện đa khoa, tại các trung tâm hay viện PHCN.
- Ưu điểm:
+ PHCN sớm.
+ Có điều kiện kỹ thuật cao về trang bị máy móc và cán bộ.
+ Tiến hành công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học.
- Nhược điểm:
+ Số lượng thu dung ít.
+ Trở ngại về vấn đề đi lại của người tàn tật.
+ Thời gian tiến hành PHCN ngắn.
1.3.4.2. PHCN ngoại viện: Là hình thức mà cán bộ PHCN đến điều trị tận nhà cho người
tàn tật.
- Ưu điểm:
+ Hạn chế đi lại cho người tàn tật.
+ Có thể triển khai một số kỹ thuật cao.
- Nhược điểm:
+ Tổ chức khó khăn, số người được PHCN cũng hạn chế.
+ Giá thành cao, cần có sự tài trợ lớn.
1.3.4.3. PHCN dựa vào cộng đồng: Là hình thức PHCN ngay tại cộng đồng và dựa vào
cộng đồng (gồm chính quyền địa phương, y tế cộng đồng, hàng xóm, gia đình và bản thân
người tàn tật) là chính, cán bộ PHCN chỉ đóng vai trò hướng dẫn, chỉ đạo về chuyên môn
và kỹ thuật.
- Ưu điểm:
+ Số người được PHCN cao.
+ Người tàn tật được PHCN tại chỗ.
+ Các phương tiện dụng cụ giản đơn để làm tại chỗ và phù hợp với từng người

+ Có ý nghĩa kinh tế cao gắn liền với chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu, phù hợp
với các nước nghèo và đang phát triển.


- Nhược điểm:
+ Không triển khai được kỹ thuật cao.
+ Khó khăn về khâu tổ chức, quản lý nên thường khó duy trì lâu dài.
1.4. Phương pháp Dosaho
1.4.1. Cơ sở lý thuyết Dosaho
Cũng giống như một số triết lý y học châu Á, lý thuyết Dosaho cho rằng thể chất và
tinh thần của con người có mối quan hệ không thể tách rời. Điều đó có nghĩa là một sự
thay đổi tinh thần có thể dẫn đến những thay đổi về thể chất và nguợc lại. Thuật ngữ
“Dosaho” trong tiếng Nhật có nghĩa là “sự vận động” và sự vận động thường chỉ phần vận
động về mặt thể chất của cơ thể. Nhưng điều đáng chú ý là thuật ngữ “Dosaho” không chỉ
hàm nghĩa sự căng thẳng hoặc sự vận động về mặt thể chất của cơ thể mà còn chỉ những
hiện tượng tâm lý đuợc tạo ra bởi nỗ lực của con nguời (đôi khi xảy ra một cách vô thức)
nhằm thích nghi với cuộc sống thường ngày. Nói một cách chính xác, Dosaho được định
nghĩa như là một quá trình tổng thể bao gồm ý địng của một người, nỗ lực nhằm hiện thực
hóa vận động của cơ thể, và kết quả có thể nhìn thấy đuợc của vận động thể chất của cơ
thể.
Nguời ta cho rằng, tất cả mọi nguời đều có những phuơng thức vận động Dosaho để tiếp
nhận cuộc sống từ khi mối đuợc sinh ra, nhưng những phuơng thức vận động đó không
phải lúc nào cũng phù hợp với họ. Loại lỗi vận động Dosaho này sớm muộn sẽ gây ra
những căng thẳng có hại cho các bộ phận của cơ thể như gây đau mình, tê cứng, thậm chí
gây ra những tình trạng bất lợi cho cơ thể như trạng thái trầm cảm. Trong các chuơng trình
sử dụng phuơng pháp trị liệu Dosaho, các nhà vận động đã phát hiện thấy các phuơng
thức vận động Dosaho của một số nguời không phù hợp với sự thích ứng của nguời đó đối
với đời sống hàng ngày. Phần lớn các lỗi Dosaho đuợc gây ra do nguời bệnh không đạt
những vận động thể chất phù hợp hơn. Vì vậy các nhà trị liệu Dosaho sử dụng cách tác
động vào các nỗ lực Dosaho của nguời bệnh, huớng dẫn họ thay đổi phuơng thức vận

động sai để chuyển sang những cách vận động phù hợp và thoải mái hơn khi hợp tác với
các chuyên gia trị liệu để thực hiện các bài tập Dosaho.
1.4.2. Cơ sở vận dụng Dosaho
Từ cơ sở lý thuyết trên cộng với những thành quả mà phương pháp trị liệu Dosaho
đã đạt được, chúng ta có thể thấy được lợi ích của phương pháp này.
Với trẻ khuyết tật thì ngoài những khuyết tật chính, đi kèm theo đó còn có một số
khuyết tật khác. Hơn nữa, do những khuyết tật mà trẻ không có điều kiện để phát huy
những khả năng còn lại, phục hồi những chức năng đã mất. Do đó, trẻ dễ phát sinh nhiều
hành vi bất thường hoặc cũng có thể bị tê cứng nhiều bộ phận.
Một nguyên tắc đặc biệt ở Phương pháp trị liệu Dosaho là người được chữa trị phải
tập trung và tự mình thực hiện những thao tác theo yêu cầu của người trị liệu. Có nghĩa là
người điều trị đã tác động vào bệnh nhân bằng tâm lý trước để người bệnh thực hiện sau.
Và đây chính là nguyên tắc cơ bản cho mọi bài tập Dosaho.


Trong nhiều năm qua, với những thành công đạt được của Phương pháp trị liệu
Dosaho, các trung tâm, trại huấn luyện Dosaho đã được mở ra ở nhiều nơi trên khắp nước
Nhật. Hơn thế, phương pháp này cũng đã được người Nhật phổ biến ra một số nước (như
Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia, Iran, Campuchia) và các nước này cũng đã cử các đoàn
sang Nhật để được đào tạo và học hỏi kinh nghiệm.
Vì vậy, có thể nói phương pháp trị liệu Dosaho là một hướng mới trong việc phục
hồi chức năng cho trẻ khuyết tật.
1.4.3. Thống kê một số bài tập Dosaho
1.4.3.1. Yêu cầu chung về kĩ thuật
Cho đến nay, có khoảng 40 – 50 kĩ thuật Dosaho được phát hiện, và chuyên gia trị
liệu chọn 4 – 5 kĩ thuật cho nguời bệnh của mình, gọi là bài tập Dosaho. Để điều chỉnh
những phương thức vận động Dosaho không phù hợp trong quá trình điều trị. Bài tập
Dosaho đuợc chia làm 2 loại: Bài tập căng thẳng và bài tập thư giãn. Chuyên gia trị liệu
phải yêu cầu nguời tập thực hiện một số tư thế trong bài tập. Chuyên gia trị liệu cần nghiên
cứu mỗi bài tập và những đặc điểm cũng như những ứng dụng của nó.

- Bài tập Dosaho: Bài tập tạo sự căng thẳng
Bài tập tạo sự thư giãn
- Vận dụng tư thế cho nguời tập: Tư thế ngồi (ngồi trên ghế/ bắt chéo chân/ ngồi đưa
chân về phía trước), tư thế nằm ( nằm ngửa/ nằm sấp/ nằm nghiêng), tư thế đứng (đứng/
quỳ).
1.4.3.2. Tiến trình chung của một bài tập Dosaho
Bước 1: Đánh giá ban đầu: chuyên gia trị liệu kiểm tra những vấn đề mà nguời bệnh đang
gặp phải, và đánh giá những phuơng thức vận động Dosaho đuợc xem là không phù hợp
với người ấy.
Buớc 2: Thỏa thuận đồng ý: chuyên gia trị liệu thông báo với người bệnh về phuơng pháp
vận động Dosaho (chú ý vấn đề giới tính khi phải động chạm vào cơ thể người bệnh, đặc
biệt là khi người bệnh có giới tính khác với chuyên gia trị liệu).
Buớc 3: Xác định bài tập Dosaho: chuyên gia điều trị đề ra một phác đồ trị liệu, chọ bài
tập Dosaho trong tất cả các kĩ thuật sử dụng cho nguời bệnh.
Bước 4: Kiểm tra truớc khi điều trị: chuyên gia trị liệu hỏi người bệnh về tình trạng cơ thể
trước khi bắt đầu liệu pháp để nhằm mục đích sau này đánh giá hiệu quả của việc điều trị.
Bước 5: Điều trị bằng liệu pháp Dosaho: chuyên gia trị liệu giới thiệu và huớng dẫn người
bệnh về các bài tập Dosaho, khuyến khích và phản hồi về những nỗ lực của người bệnh.
Bước 6: Kiểm tra sau khi điều trị: chuyên gia trị liệu hỏi người bệnh về tình trạng cơ thể
của họ và so sánh với kết quả kiểm tra trước khi điều trị. Dựa trên các câu trả lời, chuyên
gia trị liệu điều chỉnh các bài tập Dosaho cho đợt điều trị sau.
1.4.3.3. Giới thiệu một số bài tập Dosaho đơn giản


Có tất cả 64 phương pháp trị liệu Dosaho, mỗi một phương pháp lại có nhiều bài
tập thực hành khác nhau, nhưng tất cả các phương pháp này đều tác động vào 13 vị trí trên
4 vùng sau: vùng mặt, vùng thân, vùng chi trên, vùng chi dưới.


* Thực hành xác định 13 vị trí


Hình 1: Sơ đồ xác định vị trí trên cơ thể
1. Cổ; 2. Bả vai; 3. Ngực; 4. Lưng; 5. Lưng cột sống; 6. Mông; 7. Đầu gối; 8. Gót chân; 9. Ngón chân; 10.
Vai; 11. Khuỷu tay; 12. Cổ tay; 13. Ngón tay 0. Vị trí mặt (a. Trán;
b. Khóe mắt; c. Xung quanh vùng mắt; d. Xung quanh vùng miệng(vị trí khóe miệng); e. Má; f. Đầu lưỡi(bộ
phận gốc lưỡi); g. Da đầu)


* Các bài tập tại các vị trí
- Vị trí số 1
Người được điều trị (NĐĐT)
- Nằm sấp, hai tay úp xuống nền trước ngực

Người điều trị(NĐT)
- Giữ 2 bên bắp tay

- Nới lỏng – gồng lên (nhiều lần).
- Nghiêng mặt sang trái

- Yêu cầu NĐĐT gồng lên – nới lỏng tại vị
trí đặt tay.

- Nới lỏng – gồng lên (nhiều lần).

- Đặt tay ở nốt cổ (trên)

- Yêu cầu NĐĐT gồng lên – nới lỏng tại vị
- Nghiêng đầu sang phải rồi thực hiện lại trí đặt tay.
- Yêu cầu NĐĐT nghiêng đầu sang phải rồi
tương tự theo yêu cầu của NĐT

- Quay đầu lại vị trí ban đầu rồi gồng – nới. đặt tay ở nốt cổ (dưới)
- Làm nhiều lần theo yêu cầu của NĐT

- Kết thúc theo yêu cầu của NĐT

- Đặt hai tay giữ bắp tay và yêu cầu gồng –
nới
- Khi làm đúng thi nói: đúng rồi
- Hỏi: cảm giác thế nào?`

- Vị trí số 2, 3
Người được điều trị (NĐĐT)
- Ngồi hai tay để trên đùi
- Gồng và nới lỏng theo yêu cầu của NĐT.
- Thực hiện tương tự nhiều lần

Người điều trị(NĐT)
- Tay trái cầm vai, tay phải đặt sau lưng rồi
yêu cầu NĐĐT thực hiện.
- Khi NĐĐT nới lỏng thì ép mạnh tay về
phía trước.
- Khi làm đúng thi nói: đúng rồi
- Hỏi: cảm giác thế nào?

- Vị trí số 4,5
Người được điều trị (NĐĐT)
- Nằm sấp, hai tay úp xuống nền trước ngực

Người điều trị(NĐT)
- Đặt 2 tay áp vào lưng


- Nới lỏng – gồng lên
- Làm nhiều lần theo yêu cầu của NĐT

- Yêu cầu NĐĐT gồng lên – nới lỏng tại vị
trí đặt tay. (có đôi lúc ngắt quãng)

- Kết thúc theo yêu cầu của NĐT

- Khi làm đúng thi nói: đúng rồi
- Hỏi: cảm giác thế nào?

- Vị trí số 6
Người được điều trị nằm ngửa, thả lỏng người. Người điều trị ngồi bên phải của NĐĐT:
Lần 1: Luồn chân trái sang phía dưới vị trí thắt lưng của NĐĐT. Để cho NĐĐT
nằm thả lỏng như vậy trong 2 phút. Đồng thời NĐT kiểm tra những vị trí bị cứng của
NĐĐT. Sau 2 phút thì rút chân ra. Hỏi NĐ ĐT có cảm giác thế nào?
Lần 2: Cho NĐ ĐT nằm thả lỏng sau khoảng 3 phút thì thực hiện một lần nữa. Hỏi
NĐ ĐT có cảm giác thế nào?
- Vị trí số 7


NĐĐT
Nằm duỗi thẳng
NĐT
-

Ngồi bên trái NĐĐT

-


Chân và tay NĐĐT cố định tay và chân NĐĐT bằng cách dùng tay phải đặt vào vai
NĐĐT, chân trái NĐT đặt lên chân NĐĐT. Sau đó đưa tay vào đầu gối NĐĐT, giúp
NĐĐT hạ chân xuống từ từ.

- Vị trí số 8,9
NĐĐT:
-

Đứng.

-

Ngồi duỗi thẳng chân, 2 tay đặt chống sau lưng rồi co bàn chân trái lên.

NĐT:
-

Hỏi cảm thấy như thế nào ?

-

Ngồi phía bên trái NĐĐT. NĐT tay trái áp dưới lòng bàn chân ấn tới, 2 ngón tay
phải ân vào chỗ cứng ( trong khi làm, khuỷu tay phải NĐT tỳ vào gối phải co lên
của mình)

- Vị trí số 10
NĐĐT
L1: Nằm nghiêng sang bên, 2 chân chồng lên nhau và duỗi thẳng. Tập trung suy nghĩ đến
vùng vai trong lúc NĐT làm động tác.

L2: Đổi ngược bên.
NĐT
L1: Ngồi đối diện mặt NĐĐT, chân phải đặt chồng vuông góc với chân NĐĐT, chân trái
khụy xuống vuông góc với nền. Tai trái đặt hờ vào vị trí số 10 NĐĐT, đồng thời tay phải
nhấc cánh tai trái của NĐĐT từ từ ra phía sau ( ngược hướng NĐĐT ), ép tay sát xuống
nền đến mức có thể. Trong lúc thao tác khuyến khích NĐĐT “ Đúng rồi!”.
L2: Đổi ngược bên.
* Lưu ý: NĐĐT có cảm giác ấm, nóng thì có hiệu quả. Thực hiện động tác từ 3 - 5 lần.
- Vị trí số 11, 12
Bài tập 2: Đứng thẳng, thả lỏng người, hai vai cân bằng...
B1: Đưa bàn tay phải lên từ từ , giữ trong 25 giây (hỏi người thực hiện có cảm giác
thế nào). Đưa xuống từ từ và giữ 15 giây.
B2: Quan sát (thấy tây phải có vẻ dài hơn). Hỏi người thực hiện có cảm giác thế
nào.
Thực hiện tương tự với tay trái. Mỗi lần tập, đưa tay trái 2 lần, đưa tay phải 2 lần.
Nguyên tắc: làm cho căng cơ rồi thả lỏng thư giãn. Thực hiện trước lúc làm những việc
căng thẳng như: trước giờ thi, kiểm tra, phỏng vấn ...
- Vùng mặt


NĐĐT
Nằm duỗi thẳng, chân tay thả lỏng, nhắm mắt thư giãn.
NĐT
-

Ngồi khoanh chân phía trên phần đầu NĐĐT

-

Mắt nhìn thẳng vào phần mặt NĐĐT


-

Dùng tay cảm nhận vùng căng thẳng trên mặt NĐĐT

-

Đặt 2 tay vào vùng giữa trán, dùng các đầu ngón tay kéo về 2 phía thái dương rồi
dừng lại, ấn nhẹ và thả lỏng

-

Dùng 2 ngón trỏ và giữa kéo nhẹ khóe mắt xếch lên phía trên rồi từ từ thả lỏng về
khóe mắt

-

Bàn tay trái giữ trán nằm ngang, tay phải dùng 3 ngón giữa kéo nhẹ hốc mắt xuống
dưới rồi thả lỏng, làm tương tự với mắt còn lại ( bên nào thì tay đó kéo )

-

Dùng ngón trỏ và giữa kéo khóe miệng thành dạng mặt cười, dừng lại, rồi từ từ thả
lỏng

-

Dùng lòng bàn tay áp nhẹ, kéo ngang 2 bên má ( bàn tay dọc theo chiều má ), dừng
lại rồi thả lỏng.


Lưu ý: Khi làm mỗi 1 bộ phận trên khuôn mặt NĐĐT, NĐT nói “ Kéo căng, thả lỏng “
khi làm động tác.
Tiểu kết chương 1
Qua nghiên cứu lí luận về trẻ khuyết tật, chúng tôi nhận thấy trẻ khuyết tật còn gặp
nhiều khó khăn trong vận động. Việc phục hồi chức năng cũng đã được thực hiện bằng
nhiều hình thức và phương pháp khác nhau.
Qua nghiên cứu tìm hiểu hiểu về phục hồi chức năng, chúng tôi nhận thấy có nhiều
phương pháp khác nhau đã được vận dụng để phục hồi chức năng cho người khuyết tật nói
chung và trẻ khuyết tật nói riêng. Ở Việt Nam, các chương trình phục hồi chức năng đã
được quan tâm và thực hiện rộng khắp.
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận về phương pháp Dosaho, chúng tôi nhận thấy phương
pháp này đã được các nhà khoa học nghiên cứu khá lâu. Hiện nay, phương pháp này đang
mang lại một sự chuyển biến lớn trong việc phục hồi chức năng cho người khuyết tật trên
thế giới.
Tiến hành nghiên cứu về cơ sở lý thuyết và cơ sở vận dụng phương pháp Dosaho,
chúng tôi đã hiểu sâu hơn về phương pháp này. Đồng thời, nắm rõ hơn quy trình vận dụng
phương pháp và hiểu hơn các bài tập Dosaho đơn giản.


Chương 2: Thực trạng vận dụng phương pháp trị liệu Dosaho trong phục hồi chức
năng cho trẻ khuyết tật tại Trường PTCB Nguyễn Đình Chiểu và Trung tâm bảo trợ
nạn nhân chất độc da cam và trẻ em bất hạnh thành phố Đà Nẵng
2.1. Khái quát về quá trình khảo sát
Thành phố Đà Nẵng có nhiều cơ sở nuôi dạy trẻ khuyết tật trải rộng khắp 8 quận,
huyện. Tuy nhiên, mới chỉ có cán bộ giáo viên của 2 cơ sở được tham gia chương trình tập
huấn Dosaho tại Đà Nẵng đó là Trường PTCB Nguyễn Đình Chiểu và Trung tâm bảo trợ
nạn nhân chất độc da cam và trẻ em bất hạnh thành phố Đà Nẵng. Vì vậy, chúng tôi đã
tiến hành khảo sát thực trạng vận dụng phương pháp trị liệu Dosaho vào trị liệu và
phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật của các cán bộ giáo viên thuộc 2 cơ sở này.
2.1.1. Vài nét về địa bàn khảo sát

* Trường PTCB Nguyễn Đình Chiểu – tp.Đà Nẵng
Trường Mù Nguyễn Đình Chiểu (nay đổi thành trường Phổ thông Chuyên biệt
Nguyễn Đình Chiểu) được thành lập theo quyết định số 3474/QĐ ngày 11/8/1992 của
UBND Tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ), trực thuộc trường Cao Đẳng Sư pham Đà Nẵng
(nay là trường Đại Học sư phạm). Ngày 9/12/1992 trường chính thức đi vào hoạt động với
việc khai giảng lớp học đầu tiên. Đến ngày 31/01/1993, UBND thành phố Đà Nẵng có
quyết định số 223/QĐUB chuyển trường Mù Nguyễn Đình Chiểu trực thuộc sở Giáo dục
và Đào tạo TP Đà Nẵng. Với mục tiêu:
- Đào tạo văn hoá từ Mầm non đến phỏ thông trung học.
- Phục hồi chức năng, dạy nghề phù hợp để các em khuyết tật sớm hoà nhập cộng đồng xã
hội.
- Thực hiện chức năng hỗ trợ giáo dục trẻ khuyết tật tại cộng đồng: cụ thể là chức năng
giáo dục hoà nhập, can thiệp sớm, nhìn kém, tư vấn, tập huấn hỗ trợ chuyên môn cho phụ
huynh, giáo viên hoà nhập ở các trường Mầm non, Tiểu học đến PT Trung học có học sinh
khuyết tật học hoà nhập.
Trong những năm qua, nhà trương đã đạt được nhiều thành tích, cụ thể là : được công nhận
11 năm liên tục đạt danh hiệu “Tiên tiến xuất sắc cấp thành phố” nhận bằng khen UBND
thành phố tặng, 3 bằng khen của Bộ Giáo dục Đào tạo, 2 bằng khen của Công Đoàn Giáo
Dục Việt Nam, năm 1997và 2001 được nhận bằng khen Thủ Tướng Chính phủ, năm 2007
được nhận cờ của LĐLĐ thành phố Đà Nẵng. Đặc biệt năm học 2006- 2007 được nhận
Huân Chương Lao Động Hạng III.
* Trung tâm bảo trợ nạn nhân chất độc da cam và trẻ em bất hạnh tp. Đà Nẵng
Nhằm chia sẻ nỗi đau thương mất mát của những nạn nhân chất độc da cam, Hội
nạn nhân chất độc da cam thành phố Đà Nẵng đã thành lập Trung tâm bảo trợ nạn nhân
chất độc da cam và trẻ em bất hạnh thành phố Đà Nẵng với 02 Cơ sở tại Quận Liên Chiểu
và Hải Châu, nhận nuôi dưỡng và chăm sóc cho gần 80 cháu là nạn nhân chất độc da cam
và trẻ em bất hạnh.
Trung tâm hoạt động rất hiệu quả gắn được trách nhiệm giữa gia đình với cộng
đồng, xã hội, là nơi để các tổ chức, cá nhân trong và ngoàinước trực tiếp đến giao lưu,
thăm hỏi, động viên. Các cháu đến Trung tâm được chăm sóc, nuôi dưỡng, luyện tập phục



hồi chức năng, vui chơi, ca hát, học nghề để phát triển về thể chất, tinh thần; gia đình các
cháu cũng giảm bớt gánh nặng, gửi con vào Trung tâm để hằng ngày có điều kiện đi lao
động kiếm sống...Các cháu tiến bộ rất nhiều, giảm stress, tự tin hơn, một số cháu đã có thể
tự kết cườm,làm hoa và may, giúp các cháu hoà nhập dần với cộng đồng, vươn lên trong
cuộc sống.
2.1.2. Đối tượng khảo sát
- Các cán bộ giáo viên Trường PTCB Nguyễn Đình Chiểu và Trung tâm bảo trợ
nạn nhân chất độc da cam và trẻ em bất hạnh thành phố Đà Nẵng đã tham gia chương trình
tập huấn Dosaho tại Đà Nẵng.
- Các trẻ khuyết tật đã được phục hồi chức năng bằng phương pháp trị liệu Dosaho.
2.1.3. Nội dung khảo sát
- Nhận thức của cán bộ giáo viên Trường PTCB Nguyễn Đình Chiểu và Trung tâm
bảo trợ nạn nhân chất độc da cam và trẻ em bất hạnh thành phố Đà Nẵng về phương pháp
trị liệu để phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật.
- Nhận thức của cán bộ giáo viên Trường PTCB Nguyễn Đình Chiểu và Trung tâm
bảo trợ nạn nhân chất độc da cam và trẻ em bất hạnh thành phố Đà Nẵng về phương pháp
trị liệu Dosaho.
- Thống kê số lượng giáo viên được tham gia chương trình tập huấn Dosaho tại
Tp.Đà Nẵng.
- Những hiểu biết của giáo viên về phương pháp trị liệu Dosaho và các bài tập vận
dụng.
- Kĩ năng sử dụng phương pháp trị liệu Dosaho của cán bộ giáo viên.
- Các bài tập Dosaho đã được vận dụng vào phục hồi chức năng cho trẻ.
- Những thuận lợi và khó khăn gặp phải khi vận dụng phương pháp trị liệu Dosaho
trong phục hồi chức năng cho trẻ.
- Những tiến bộ của trẻ khi vận dụng các bài tập Dosaho.
- Thực hành các bài tập Dosaho.
2.1.4. Phương pháp khảo sát

* Phương pháp phỏng vấn
Tiến hành phỏng vấn cán bộ giáo viên theo 2 hình thức (cá nhân và nhóm) để khảo
sát thực trạng vận dụng phương pháp trị liệu Dosaho.
* Phương pháp quan sát
Sử dụng phiếu quan sát để đánh giá thực trạng tiến hành thực hiện phương pháp
Dosaho. Quan sát để đánh giá sự tiến bộ của trẻ.
* Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
Nghiên cứu các kế hoạch giảng dạy, hồ sơ trẻ được lập vào tháng 9/2010.
* Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
Chúng tôi tiến hành quan sát và sử dụng phiếu trắc nghiệm vận động để đánh giá
tình trạng hiện tại của trẻ. Sau đó, lập hồ sơ và đối chiếu với hồ sơ trước đây.


2.2. Kết quả khảo sát
2.2.1. Khảo sát nhận thức của cán bộ giáo viên về phương pháp Dosaho
2.2.1.1. Kết quả khảo sát tại Trường PTCB Nguyễn Đình Chiểu – tp.Đà Nẵng
* Số lượng cán bộ giáo viên được tham gia tập huấn Dosaho
Số lượng cán bộ giáo viên được tham gia tập huấn Dosaho là 9, trong tổng số 52
cán bộ giáo viên của trường.
Biểu đồ 1: So sánh số lượng CBGV được tập huấn với CBGV chưa được tập huấn

Trong 4 đợt tập huấn Dosaho tại Đà Nẵng, Trường PTCB Nguyễn Đình Chiểu có 9
cán bộ giáo viên tham gia. Tuy nhiên, chỉ có 4 giáo viên tham gia đầy đủ 4 đợt, 1 giáo viên
tham gia được 3 đợt và có tới 5 giáo viên chỉ tham gia được 2 đợt.
Bảng 1: Cán bộ, giáo viên đã được tập huấn trong các đợt

Số lượng CBGV tham gia
Thứ tự các đợt
1 đợt
0

0
2 đợt
4
1&2, 2&3, 2&3, 3&4
3 đợt
1
2, 3 & 4
4 đợt
4
1, 2, 3, 4
Nguyên nhân có sự thay đổi số lượng trên là do điều kiện khách quan của giáo viên
và quy định giới hạn số lượng của các đợt sau. Đáng chú ý là đã có 4 giáo viên tham gia
đầy đủ 4 đợt tập huấn và 1 giáo viên tham gia 3 đợt tập huấn.
Do đó, chúng tôi đã tiến hành khảo sát việc áp dụng phương pháp trị liệu Dosaho
của các giáo viên này.


* Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên Trường PTCB Nguyễn Đình Chiểu về phương
pháp trị liệu để phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật.
Bảng 2: Vai trò của trị liệu trong PHCN ở Trường PTCB Nguyễn Đình Chiểu

Vai trò của trị liệu trong phục hồi chức năng
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Rất quan trọng
8
88,8
Quan trọng
1
11,2

Không quan trọng
0
0,0
Tổng
9
100,0
Kết quả khảo sát cho thấy, 100% giáo viên được hỏi đều đánh giá cao vai trò của
phục hồi chức năng trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật tại Trường PTCB
Nguyễn Đình Chiểu. Trong đó, có tới 88,8% cán bộ giáo viên cho rằng rất quan trọng và
11,2% cán bộ giáo viên cho rằng quan trọng.
Mức độ

Bảng 3: Ý kiến của giáo viên về vai trò của phương pháp trị liệu Dosaho trong trị liệu trong PHCN

Vai trò của phương pháp trị liệu Dosaho trong phục hồi
chức năng
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Rất quan trọng
2
22,2
Quan trọng
7
77,8
Không quan trọng
0
0,0
Tổng
9
100,0

Kết quả khảo sát vai trò của phương pháp trị liệu Dosaho cho thấy cán bộ giáo viên
Trường PTCB Nguyễn Đình Chiểu cũng đánh giá cao phương pháp này. Cụ thể có 77,8%
cán bộ giáo viên được phỏng vấn cho rằng quan trọng và 22,2% cán bộ giáo viên cho rằng
rất quan trọng.
Mức độ

Biểu đồ 2: So sánh vai trò của trị liệu trong PHCN với vai trò của phương pháp Dosaho

Từ biểu đồ, chúng ta có thể thấy rõ, cán bộ giáo viên trường PTCB Nguyễn Đình
Chiểu đều đánh giá cao vai trò của trị liệu & phục hồi chức năng của phương pháp Dosaho.
Tuy nhiên, có sự khác nhau về mức độ, điều này có nghĩa là phương pháp trị liệu Dosaho
là quan trọng, nhưng không phải là tiên quyết.
Bảng 4: Quan điểm của giáo viên về phương pháp Dosaho


STT
1
2
3
4

Nội dung
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Một phương pháp Mát - xa
0
0
Phương pháp vật lý trị liệu
1
11,1

Phương pháp tâm vận động
7
77,8
Khác
1
11,1
Tổng
9
100,0
Từ bảng 4 cho thấy, có nhiều quan điểm khác nhau về phương pháp Dosaho. Đa số
cán bộ giáo viên đều cho rằng Dosaho là một phương pháp tâm vận động. Một số ít lại cho
rằng Dosaho là một phương pháp vật lý trị liệu. Ngoài ra, cũng có ý kiến cho rằng, đó là sự
kết hợp giữa phương pháp mát – xa với phương pháp vật lý trị liệu.
Bảng 5: Ý kiến của giáo viên về điểm nổi bật của phương pháp Dosaho

STT
1
2
3
4

Nội dung
Số lượng
Thôi miên
0
Tâm lý kết hợp vận động
8
Xác định các vị trí
0
Khác

1
Tổng
9
Nhận xét về điểm nổi bật của phương pháp Dosaho, tất cả
đó là sự kết hợp giữa tâm lý và vận động.
* Về các bài tập đã biết và quy trình thực hiện

Tỷ lệ (%)
0
88,8
0
11,2
100,0
giáo viên đều cho rằng

Bảng 6: Các bài tập giáo viên đã biết

Số lượng người biết
0 bài tập
1 bài tập
2 bài tập
3 bài tập
Vị trí số 1
1
7
1
0
Vị trí số 2
1
8

0
0
Vị trí số 3
3
5
0
1
Vị trí số 4
3
5
1
0
Vị trí số 5
1
7
1
0
Vị trí số 6
5
4
0
0
Vị trí số 7
5
4
0
0
Vị trí số 8
6
2

1
0
Vị trí số 9
6
2
1
0
Vị trí số 10
0
8
1
0
Vị trí số 11
6
3
0
0
Vị trí số 12
6
3
0
0
Vị trí số 13
6
3
0
0
Vùng mặt
0
9

0
0
Bảng thống kê trên cho thấy, số lượng bài tập Dosaho mà các cán bộ giáo viên
Trường PTCB Nguyễn Đình Chiểu đã thực hiện được là chưa nhiều và chỉ tập trung vào
một số vị trí như 1, 2, 5, 10, vùng mặt…
Vị trí

Các giáo viên đều cho rằng, tùy khuyết tật của từng trẻ mà thực hiện theo những
quy trình riêng.


* Những khó khăn thường gặp phải khi vận dụng phương pháp Dosaho
Bảng 7: Những khó khăn giáo viên thường gặp

STT
Những khó khăn
Số lượng
1
Chưa nắm vững các bài tập
2
2
Số lượng bài tập ít
6
3
Kĩ năng chưa vững
8
4
Trẻ không hợp tác
7
5

Khác
2
Hầu hết các cán bộ giáo viên đều gặp phải những khó khăn nêu trên. Ngoài ra, còn
có một khó khăn khác được đưa ra là chưa xác định được chính xác các vị trí.
Biểu đồ 3: Thể hiện những khó khăn thường gặp
2

Khó khăn khác

7

Trẻ không hợp tác

8

Kĩ năng chưa vững
6

Số bài tập ít
2

Chưa nắm vững các bài tập
0

1

2

3


4

5

6

7

8

* Nguyện vọng
Kết quả khảo sát cho thấy 100% cán bộ giáo viên đều muốn được tiếp tục tham gia
học. Nhưng cũng có những đòi hỏi cụ thể:
- Phải đào tạo bài bản, dài hạn
- Phải được thực hành nhiều hơn
- Đào tạo ở Nhật Bản
2.2.1.2. Kết quả khảo sát tại Trung tâm bảo trợ nạn nhân chất độc da cam và trẻ em bất
hạnh thành phố Đà Nẵng
* Số lượng cán bộ giáo viên được tham gia tập huấn Dosaho
Trung tâm chỉ tham gia đợt 4 của chương trình tập huấn với số lượng cán bộ giáo
viên là 5 người.
* Nhận thức của cán bộ giáo viên về phương pháp trị liệu trong phục hồi chức năng cho trẻ
khuyết tật.

Bảng 8: Ý kiến của giáo viên về vai trò của trị liệu trong PHCN

Mức độ
Rất quan trọng
Quan trọng


Vai trò của trị liệu trong phục hồi chức năng
Số lượng
Tỷ lệ (%)
2
40,0
3
60,0


Không quan trọng
0
0,0
Tổng
5
100,0
Kết quả khảo sát cho thấy, 100% cán giáo viên được hỏi đều đánh giá cao vai trò
của phục hồi chức năng trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật tại Trung tâm
bảo trợ nạn nhân chất độc da cam và trẻ em bất hạnh thành phố Đà Nẵng.
Bảng 9: Ý kiến của giáo viên về vai trò của phương pháp trị liệu Dosaho trong PHCN

Vai trò của phương pháp trị liệu Dosaho trong phục hồi
chức năng
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Rất quan trọng
0
0,0
Quan trọng
5
100,0

Không quan trọng
0
0,0
Tổng
5
100,0
Kết quả khảo sát vai trò của phương pháp trị liệu Dosaho cho thấy 100% cán bộ
giáo viên Trung tâm bảo trợ nạn nhân chất độc da cam và trẻ em bất hạnh thành phố Đà
Nẵng cũng đánh giá cao phương pháp này.
Mức độ

Bảng 10: Quan điểm của giáo viên về phương pháp Dosaho

STT
1
2
3
4

Nội dung
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Một phương pháp Mát - xa
3
60,0
Phương pháp vật lý trị liệu
1
20,0
Phương pháp tâm vận động
1

20,0
Khác
0
0,0
Tổng
9
100,0
Từ bảng 10 cho thấy, có nhiều quan điểm khác nhau về phương pháp Dosaho. Đa
số cán bộ giáo viên đều cho rằng Dosaho là một phương pháp Mat-xa. Một số ít lại cho
rằng Dosaho là một phương pháp vật lý trị liệu và pương pháp tâm vận động.
Bảng 11: Ý kiến của giáo viên về điểm nổi bật của phương pháp Dosaho

STT
1
2
3
4

Nội dung
Thôi miên
Tâm lý kết hợp vận động
Xác định các vị trí
Khác
Tổng

Số lượng
0
5
0
0

9

Tỷ lệ (%)
0,0
100,0
0,0
0,0
100,0

Nhận xét về điểm nổi bật của phương pháp Dosaho, tất cả giáo viên đều cho rằng
đó là sự kết hợp giữa tâm lý và vận động.
* Những khó khăn thường gặp phải khi vận dụng phương pháp Dosaho
Hầu hết các cán bộ giáo viên đều gặp phải những khó khăn về kiến thức và kĩ năng
sử dụng phương pháp Dosaho. Do đó, hầu hết cán bộ giáo viên không vận dụng phương
pháp Dosaho thường xuyên.


* Nguyện vọng
Kết quả khảo sát cho thấy 100% cán bộ giáo viên đều muốn được tiếp tục tham gia
học. Nhưng cũng có những đòi hỏi cụ thể: phải đào tạo bài bản, dài hạn; phải được thực
hành nhiều hơn, được cung cấp tài liệu liên quan.
2.2.2. Khảo sát thực trạng vận dụng phương pháp trị liệu Dosaho trong phục hồi chức
năng tại các cơ sở
2.2.2.1. Khảo sát thực trạng vận dụng phương pháp trị liệu Dosaho trong phục hồi chức
năng tại Trường PTCB Nguyễn Đình Chiểu
* Các lớp học
Thời gian các giáo viên tập luyện Dosaho cho trẻ trong được thể hiện trong bảng 12
và số liệu thống kê:
Bảng 12: Bảng thống kê thời gian thực hiện của giáo viên


Phút/lần

Lần/ngày

Thời gian
Ngày/tuần

Tuần/tháng

Tổng
(phút/tháng)
GV1
15
1
2
2
60
GV2
15
1
1
2
30
GV3
15
1
1
2
30
GV4

5
1
3
2
30
GV5
10
1
2
4
80
GV6
10
1
4
1
40
GV7
10
1
4
2
80
GV8
15
1
2
4
120
GV9

15
1
1
2
30
Từ bảng thống kê trên cho thấy, thời gian trẻ được tác động Dosaho là rất ít. Điều
này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của phương pháp này.
Số lượng trẻ được luyện tập phương pháp trị liệu Dosaho còn ít , thể trong thống
kê sau: trong 9 cán bộ giáo viên được tham gia tập huấn Dosaho, mức độ áp dụng Dosaho
cho học sinh cụ thể như sau:
- Có 4 giáo viên chỉ mới áp dụng cho 1 – 2 học sinh
- Có 1 giáo viên đã áp dụng cho 3 – 4 học sinh
- Có 3 giáo viên đã áp dụng cho 5 – 6 học sinh
- Có 1 giáo viên đã áp dụng cho trên 6 học sinh
Như vậy, thời gian và số lượng trẻ được tập luyện Dosaho trong thời gian học chính
khóa không nhiều. Tuy nhiên, 100% giáo viên đều tập luyện Dosaho cho trẻ ngoài giờ. Kết
quả quan sát cho thấy học sinh rất hứng thú khi được tập luyện Dosaho.


×