Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỂ CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC ĐẠT KẾT QUẢ CAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.11 KB, 4 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: ĐỂ CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC ĐẠT KẾT QUẢ CAO
Người thực hiện: Nguyễn Thị Cẩm Tú
Giáo viên dạy lớp 1
Đơn vị Trường Tiểu Học Lý Thường Kiệt

NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I. Xuất phát chọn đề tài
II. Tình hình đầu năm của lớp
III. Biện pháp thực hiện
IV. Kết quả đạt được


NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I. Xuất phát chọn đề tài.
- Nhận thấy tầm quan trọng của học sinh đầu cấp mới vào lớp một.Nếu học sinh
đầu năm yếu kém, mất căn bản, sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập cuối năm và các
năm học tiếp theo.
- Là một trường nông thôn ở vùng sâu của thành phố Cao Lãnh, gia đình học sinh
hầu hết là con nông dân lao động nghèo, cha mẹ vất vả lo cho đời sống gia đình,ít
quan tâm dạy dỗ con em mình, giao khoán cho nhà trường là chủ yếu.
- Nhưng do nhu cầu xã hội ngày càng phát triển, cần những học sinh phát triển toàn
diện.
- Công tác phổ cập giáo dục tiểu học đặt ra một cách thiết thực để giảm dần HS bỏ
học, phải làm sao nâng dần chất lượng học sinh yếu kém, tạo mọi điều kiện cho các
em vui thích đến trường là hết sức trăn trở của mỗi giáo viên chúng ta.
- Để rút kinh nghiệm cho bản thân và nhằm rút cho công tác nâng cao chất lượng
chất lượng của HS nên tôi chọn đề tài này.
II. Tình hình đầu năm của lớp.
1.Thuận lợi:
Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu, của cán bộ chuyên trách phổ cập, Hội


cha mẹ HS và của đồng nghiệp trong công tác dạy học ở trường.
- Đa số học sinh ở địa bàn Tân Thuận Đông nên cũng thuận tiện cho việc tiếp xúc
với gia đình.
- Hầu hết các em đều ham thích học tập.
2. Khó khăn:
- Học sinh đa số là con em nhà nghèo, dụng cụ học tập còn thiếu thốn cha mẹ ít
quan tâm xem nhẹ việc học, việc sinh hoạt của con cái.
- Một số con em vào lớp một không qua mẫu giáo nên việc giảng dạy gặp nhiều
khó khăn ( các em chưa biết cầm phấn, viết )
- Hằng năm, lớp thường có một hai em cá biệt nên việc giảng dạy rất vất vả nặng,
nề.
III. Biện pháp thực hiện
- Để nắm bắt tình hình chung cả lớp, đầu năm lớp một thì không có khảo sát chất
lượng, nhưng qua theo dõi từ ngày tựu trường tôi nhận thấy học sinh yếu khá nhiều
trên 28%. Trong đó ( 7/ 25 ) học sinh chưa qua mẫu giáo. Trong số 25 HS có 4 học
sinh có sổ nghèo, 1HS cá biệt, 2HS cha mẹ ly thân, 1 HS không có cha, 2 HS cha mẹ
phải đi làm ăn xa sống ở nhà với nội hoặc ngoại.
Từ tình hình trên tôi đề ra các biện pháp để ngăn chặn học sinh học yếu, nâng cao
chất lượng học tập như sau:
- Họp phụ huynh đầu năm, nêu qua các nguyên nhân vì sau học sinh học yếu, kém
và có thể dẫn đến bỏ học, để giúp phụ huynh kịp thời theo dõi con em mình yếu về
những mặt nào, đồ dùng học tập cần phải có những gì cho việc học đạt kết quả tốt.
bên cạnh đó, giáo viên còn hướng dẫn phụ huynh biết về cách trang bị tập sách cho


các em đến lớp không nhằm giữa các môn học và hướng dẫn phụ huynh biết về “Nội
dung chương trình Toán và Tiếng Việt” lớp một, hướng dẫn con em mình học ở nhà
sao cho phù hợp với cách dạy ở trường, ở lớp.
- Ở lớp giáo viên xếp các em yếu ngồi ở bàn đầu và các đàu bàn để tiện việc theo
dõi, giúp đỡ.

- Xếp các em yếu ngồi cạnh em khá giỏi để trao đổi học tập.
- Giáo viên thường xuyên theo dõi và gọi các em yếu nhiều hơn ngay trên từng tiết
dạy, đặt những câu gợi mở thích hợp cho từng đối tượng học sinh.
- Vào đầu tuần kiểm tra thường xuyên ĐDHT của học sinh để các em quen vào nề
nếp ( nhất là các học sinh không qua mẫu giáo ). Cuối tuần dành thời gian sinh hoạt
lớp, nêu gương tốt của bạn và động viên, giúp đỡ học sinh yếu để cùng nhau tiến bộ.
- Hằng ngày đặc biệt chú trọng các học sinh yếu.
- Để phát huy tính tích cực của học sinh nâng cao chất lượng dạy và học. Trong
dạy-học tôi luôn kết hợp lý thuyết với thực hành để học sinh nắm vững hiểu sâu về
kiến thức, học sinh nói lên được những gì đã tiếp thu qua bài học. viết lại được
những điều đã học qua.
- Trong tiết học, qua hoạt động nhóm, trò chơi giúp học sinh sử dụng các kiến thức
và kỹ năng mà các em lĩnh hội được, tạo điều kiện cho các em học hỏi lẫn nhau,
giúp các em hiểu biết sáng tạo thêm , giảm bớt căn thẳng để việc học tập đạt hiệu
quả.
- Song song với các yêu cầu trên, giáo viên khi lên lớp phải nghiên cứu SGK kết
hợp SGV và đối chiếu với tình hình học sinh của lớp mình để có kế hoạch thực hiện
cho từng đối tượng học sinh trong lớp.
- Ngoài ra giáo viên cần có hiểu biết kiến thức đầy đủ về mẫu chữ viết trong trường
tiểu học, tìm hiểu về nội dung và phương pháp dạy tập viết nhằm phục vụ cho yêu
cầu dạy-học. Từ đó giáo viên viết đúng mẫu, giúp học sinh làm quen mặt chữ dễ
dàng, nhận diện chữ nhanh hơn, giúp khâu luyện đọc đạt kết quả hơn và thuận tiện
cho các môn học khác.
- Tạo mọi điều kiện cho các em tham gia các buổi sinh hoạt mang tính học tập do
trường tổ chức: Đố em, hái hoa dân chủ…giúp các em có được tinh thần đoàn kết
giúp đỡ nhau trong học tập để đưa phong trào học tập của lớp ngày càng đạt kết quả
cao.
- Khi các em học hết các vần, hướng dẫn các em mượn sách thiếu nhi của thư viện
trường để rèn đọc thêm. Từ đó, nhằm giúp các em đọc tốt hơn, đồng thời cũng tiếp
cận thêm được kiến thức mới.

- Đồng thời kết hợp thăm gia đình để nắm thêm điều kiện học và cùng nhau dạy dỗ
để các em đạt kết quả tốt
IV. Kết quả đạt được.
- Do vậy, số HS có hoàn cảnh khó khăn, gia đình củng cố nhắc nhở hổ trợ thêm.
Nên các em yếu đầu năm dần dần theo kịp ngang tầm với các bạn trong lớp.
+ Sĩ số đầu năm: 25/ 17 học sinh.
+ Cuối học kỳ I
+ Cuối năm:
- Chất lượng mặt giáo dục cải thiện như sau:


Đầu năm
- Học lực giỏi: 5 HS
- Học lực yếu: 7 em( đạt 28% )
- Hạnh kiểm đạt 24/ 25 HS đạt 100%

Cuối năm

- Học lực giỏi:
- Học lực khá:
- Học lực trug bình:
- Học lực yếu:
- Hạnh kiểm đạt:
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ, nhằm góp phần nâng dần chất lượng
học tập của học sinh yếu kém.
Để thành công hơn nữa công tác này, còn đòi hỏi nhiều vào sự học tập bồi
dưỡng thêm về chuyên môn của giáo viên và sự quan tâm của gia đình học sinh, sự
hỗ trợ của đoàn thể, động viên giúp đỡ của xã hội đối với học sinh ở một trường
thuộc vùng nông thôn.
Tân Thuận Đông, ngày 5 tháng 11 năm 2007


Người viết

Nguyễn Thị Cẩm Tú



×