Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

ĐỀ ÁN Vị trí việc làm Trường Trung học cơ sở giai đoạn 2014 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.37 KB, 10 trang )

PHÒNG GD&ĐT THÁP MƯỜI
TRƯỜNG THCS THANH LOI

Số:

/ĐA-TrTHCS.TL

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thạnhnh Lợi, ngày 12 tháng 02 năm 2014

ĐỀ ÁN
Vị trí việc làm Trường Trung học cơ sở giai đoạn 2014 - 2016
Phần I
SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Khái quát đặc điểm, nội dung và tính chất hoạt động của đơn vị
1.1. Nội dung hoạt động của của đơn vị
Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu,
chương trình giáo dục phổ thông dành cho cấp THCS do Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành. Công khai mục tiêu, nội dung các hoạt động giáo dục,
nguồn lực và tài chính, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục.
Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật.
Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh; vận động học sinh đến trường; quản lý
học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi được phân công.
Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục. Phối
hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục.
Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định
của Nhà nước.


Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội.
Thực hiện các hoạt động về kiểm định chất lượng giáo dục.
Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo quy
định của pháp luật. Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng
đồng thực hiện hoạt động giáo dục. Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân
viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng. Thực hiện các
nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1.2. Đối tượng, phạm vi, tính chất hoạt động của của đơn vị
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan tham mưu trực
tiếp với Phòng Giáo dục và Đào tạo, UBND xã về xây dựng kế hoạch phát triển
giáo dục ngắn hạn, trung hạn, dài hạn cũng như là công tác nâng cao chất lượng


dạy và học của địa phương.
Đối tượng hoạt động là trẻ em đi học đúng độ tuổi, trẻ em tàn tật, khuyết
tật, trẻ em đã bỏ học trong phạm vị địa bàn quản lý của nhà trường và các vùng
lân cận.
1.3. Cơ chế hoạt động của của đơn vị
Trường Trung học cơ sở hoạt động theo cơ chế hệ thống giáo dục quốc
dân. Trường có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng; theo Quy chế
tổ chức và hoạt động của trường Trung học cơ sở do Phòng Giáo dục và Đào tạo
Quyết định ban hành.
Trường Trung học cơ sở hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm
về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính. Kinh phí hoạt
động từ nguồn kinh phí Nhà nước.
Cơ quan chủ quản trực tiếp là Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tháp
Mười và Ủy ban nhân dân xã Thạnh Lợi.
Lãnh đạo nhà trường: Do Trưởng phòng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết
định bổ nhiệm.

2. Những yếu tố cơ bản tác động đến hoạt động của đơn vị
- Quy mô trường lớp: Nhà trường có 01 điểm; có 09 lớp 254 học sinh.
- Đội ngũ gồm: Cán bộ quản lý 02 người, giáo viên 22 người, nhân viên 05
người.
- Cơ sở vật chất: Về phòng học, bàn ghế, sân chơi, bãi tập đảm bảo cho các
hoạt động dạy và học. Các thiết bị, đồ dùng dạy học, thiết bị phục vụ cho văn
phòng, ứng dụng công nghệ thông tin đảm bảo đáp ứng cho công tác giảng dạy.
- Trụ sở làm việc: Ấp I, xã Thạnh Lợi, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.
Địa phương chủ yếu làm nông nghiệp nguồn thu hàng năm thấp, công tác xã hội
hóa giáo dục chưa cao, một bộ phận học sinh chưa thực sự hiếu học đã ảnh
hưởng không nhỏ đến việc đầu tư CSVC và chất lượng giáo dục của nhà trường.
- Phương tiện: Xe liên hệ công tác tự túc đến trụ sở làm việc.
- Xây dựng đề án vị trí việc làm để nhằm làm cho đội ngũ viên chức phù
hợp với định mức biên chế, đồng thời xác định cơ cấu viên chức đạt về chất
lượng để luôn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công.
II. CƠ SỞ PHÁP LÝ
1. Văn bản pháp lý về việc thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ
cấu tổ chức của đơn vị.
Trường THCS Thạnh Lợi được thành lập theo Quyết định số 111/QĐUBND, ngày 25 tháng 9 năm 2003 của Chủ tịch UBND huyện Tháp Mười.
2. Các văn bản pháp lý về việc điều chỉnh, tăng, giảm chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập.


Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV, ngày 23 tháng 8 năm
2006 về Hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ
thông công lập.
Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT, ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên
phổ thông.
3. Các văn bản pháp lý liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của

đơn vị sự nghiệp công lập.
Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT, ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường Trung học cơ sở.
4. Văn bản quy định về chức danh nghề nghiệp, cơ cấu viên chức và số
lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Căn cứ Luật Viên chức số 58/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 15 tháng 11
năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP, ngày 12 tháng 4 năm 2012 của
Chính phủ về Tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Căn cứ Nghị định số 41/NĐ-CP, ngày 08 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ
Quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Thông tư số 14/2012/TT-BNV, ngày 18 tháng 12 năm 2012 của Bộ Nội vụ
về Hướng dẫn thực hiện nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm
2012 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong vđơn vị sự nghiệp công
lập.

Phần II
XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ VIỆC LÀM, SỐ LƯỢNG NGƯỜI LÀM VIỆC VÀ CƠ
CẤU VIÊN CHỨC THEO CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP
I. XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ VIỆC LÀM
Căn cứ Điều 1, Điều 2, Điều 3, Điều 4 của Thông tư số 14/2012/TT-BNV,
xác định danh mục vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập theo thứ tự
sau:
1. Vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành
1.1. Hiệu trưởng
a) Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường;
b) Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường được quy định tại khoản
3 Điều 20 của Điều lệ này;



c) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực
hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội
đồng trường và các cấp có thẩm quyền;
d) Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong
nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng
trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;
đ) Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác,
kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen
thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo
viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân
viên theo quy định của Nhà nước;
e) Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức;
xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận
hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổ
thông có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh;
g) Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường;
h) Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân
viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà
trường; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường;
i) Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành;
thực hiện công khai đối với nhà trường;
k) Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và
hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
l) Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phối hợp tổ chức, huy động các lực lượng
xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối
với cộng đồng.
m) Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội.
n) Thực hiện các hoạt động về kiểm định chất lượng giáo dục.
o) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

1.2. Phó hiệu trưởng
a) Thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về nhiệm vụ được
Hiệu trưởng phân công;
b) Cùng với Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được
giao;
c) Thay mặt Hiệu trưởng điều hành hoạt động của nhà trường khi được
Hiệu trưởng uỷ quyền;
d) Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và
hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.


e) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
2. Vị trí việc làm gắn với công việc hoạt động nghề nghiệp
2.1. Giáo viên bộ môn
a) Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy
học của nhà trường theo chế độ làm việc của giáo viên do Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo quy định; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà
trường tổ chức; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về
chất lượng, hiệu quả giáo dục; tham gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứng
dụng;
b) Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương;
c) Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ
để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục; vận dụng các phương
pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, rèn luyện
phương pháp tự học của học sinh;
d) Thực hiện Điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định của Hiệu trưởng,
chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục;
đ) Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học
sinh; thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các
quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; tạo

dựng môi trường học tập và làm việc dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và
lành mạnh;
e) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học sinh,
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí
Minh trong dạy học và giáo dục học sinh;
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
2.2. Giáo viên tổng phụ trách đội
Giáo viên làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là
giáo viên THCS được bồi dưỡng về công tác Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí
Minh; có nhiệm vụ tổ chức, quản lý các hoạt động của tổ chức Đội trong nhà
trường.
2.3. Giáo viên Phổ cập giáo dục
Tham mưu công tác cho BCĐ CMC – PCGD xã: Xây dựng kế hoạch
PCGD của xã hàng năm; Hoàn thành hồ sơ duy trì chuẩn PCGD THCS hàng
năm; Thống kê số liệu PCGD của xã; Xây dựng kế hoạch mở lớp PCGD hàng
năm; Xây dựng kế hoạch huy động học sinh, duy trì sĩ số và công tác phòng
chống học sinh bỏ học của xã.
Tham mưu công tác cho Hiệu trưởng: Xây dựng kế hoạch PCGD THCS
của trường hàng năm; Hoàn thành hồ sơ duy trì chuẩn PCGD THCS hàng năm.
Thống kê số liệu PCGD THCS của xã; Xây dựng kế hoạch mở lớp PCGDTHCS


hàng năm; Xây dựng kế hoạch huy động học sinh, duy trì sĩ số và công tác
phòng chống học sinh bỏ học của trường; Thống kê số học sinh bỏ học của các
khối lớp.
2.4. Giáo viên Phó giám đốc TTVH-HTCĐ
Tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục
sau khi biết chữ, củng cố chất lượng phổ cập giáo dục; tăng cường công tác
tuyên truyền, phổ biến kiến thức nhằm mở rộng hiểu biết, nâng cao nhận thức và
cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân trong cộng đồng; phối hợp triển

khai các chương trình và các dự án, chương trình tại địa phương.
Tổ chức các hoạt động giao lưu văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, đọc
sách báo, tư vấn khuyến học, giáo dục cho con em nhân dân địa phương, phòng
chống tệ nạn xã hội.
Điều tra nhu cầu học tập của cộng đồng, xây dựng nội dung và hình thức
học tập phù hợp với điều kiện cụ thể của từng nhóm đối tượng.
Quản lý tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị của trung tâm theo quy
định của pháp luật.
3. Vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ
3.1. Văn thư
Tiếp nhận, đăng ký, chuyển giao văn bản đi, đến theo quy định của đơn vị.
Tiếp nhận các bản thảo về trình duyệt, các bản đánh máy... để trình lãnh
đạo ký (theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan).
Đăng ký văn bản, làm thủ tục chuẩn bị gửi văn bản và theo dõi quá trình
luân chuyển văn bản theo địa chỉ.
Viết các giấy tờ theo biểu mẫu để trình ký cấp cho các công chức trong cơ
quan.
Kiểm tra thể thức văn bản và báo cáo lại lãnh đạo trực tiếp về các văn bản
sai thể thức.
Quản lý và đóng dấu các văn bản đúng quy chế.
Sắp xếp công văn, tài liệu, hồ sơ hợp lý để tra tìm nhanh phục vụ nhu cầu
khai thác.
Nộp hồ sơ đã đến hạn nộp lưu vào lưu trữ cơ quan.
Đánh máy, sao in các văn bản, tài liệu (ở cơ quan không có nhân viên, kỹ
thuật viên đánh máy chữ chuyên trách).
Thực hiện nghiêm chỉnh quy chế bảo mật của công tác văn thư trong cơ
quan.
3.2. Kỷ thuật, Thiết bị trường học
Quản lý, theo dõi, sắp xếp, bảo quản các trang, thiết bị day học trong nhà
trường.



Sửa chữa, lắp đặt các trang thiết bị dạy học thông dụng.
3.3. Kế toán
Tuân thủ các yêu cầu nguyên tắc quy định về kế toán trong văn bản pháp luật
về kế toán.
Thu thập, kiểm tra, xử lý chứng từ, phân loại chứng từ và định khoản các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh thuộc phần hành kế toán được phân công phụ trách.
Mở sổ, ghi sổ, khóa sổ kế toán thuộc phần hành, phần việc được phân công
phụ trách.
Lập báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị và báo cáo khác hàng ngày
hoặc định kỳ theo sự phân công từng phần việc kế toán, chịu trách nhiệm trước phụ
trách phần việc về sự chính xác, trung thực của các số liệu báo cáo.
Cung cấp tài liệu, số liệu kế toán thuộc phần việc, phần hành của mình phụ
trách cho bộ phận liên quan, thực hiện luân chuyển chứng từ theo quy định của
pháp luật;
Triển khai thực hiện công tác tự kiểm tra tài chính kế toán theo quy định;
Chuẩn bị các số liệu phục vụ kiểm kê, tham gia kiểm kê tài sản, hướng dẫn
việc ghi chép các biểu mẫu kiểm kê và tính toán xác định kết quả kiểm kê tài sản
thuộc phạm vi phụ trách;
Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng tài sản, kinh phí thuộc phần
hành, phần việc phụ trách;

3.4. Y tế trường học
Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường;
Quản lý, theo dõi và chủ động trong phòng bệnh, dịch trong nhà trường và
cộng đồng;
Hỗ trợ, tư vấn cho giáo viên, nhân viên và học sinh về chăm sóc, bảo vệ sức
khỏe.


3.5. Thư viện
Lập kế hoạch xây dựng thư viện, xác định diện bổ sung và thu thập sách báo,
tài liệu cũng như tổ chức công tác kỹ thuật như phân loại, mô tả, tổ chức mục lục,
tổ chức kho sách và tổ chức phục vụ người đọc.
Tổ chức công tác hướng dẫn tra cứu và các biện pháp tuyên truyền giới thiệu
sách báo cho người đọc.
Tổng kết, rút kinh nghiệm, áp dụng kinh nghiệm tiên tiến và tổ chức lao động
khoa học trong thư viện.
Xây dựng các văn bản thống kê thư viện và báo cáo thường kỳ cho cơ quan
quản lý thư viện và thư viện ngành dọc cấp trên.
Chịu trách nhiệm về công tác quản lý, tài sản, sách báo và cơ sở vật chất của
thư viện được giao.


3.6. Bảo vệ
Kiểm tra giấy tờ, hướng dẫn người và các phương tiện ra - vào cổng theo đúng
thủ tục quy định.
Nhận và giao ca đúng quy định của Nhà nước và quy chế của cơ quan.
Lập biên bản, tổ chức bảo vệ hiện trường theo đúng quy định khi có sự vi
phạm an toàn, an ninh trật tự trong khu vực, báo cáo kịp thời lên cấp trên và các cơ
quan có trách nhiệm xử lý.
Liên hệ chặt chẽ với công an khu vực, công an địa phương nơi đóng cơ quan
và các cơ quan lân cận để hợp đồng công tác khi cần thiết.
Đề xuất với thủ trưởng về công tác phòng cháy chửa cháy và thường xuyên
phối hợp với các đơn vị có liên quan kiểm tra để uốn nắn, sửa chữa và kiến nghị
với thủ trưởng về các giải pháp phòng cháy chửa cháy trong phạm vi được phân
công.
Chịu trách nhiệm cá nhân nếu để xảy ra vi phạm an toàn trong thời gian đang
làm nhiệm vụ.
Giữ gìn bí mật trong công tác.

Bảo quan tốt các phương tiện và trang bị làm việc.

3.7. Phục vụ
Chấp hành các nội quy, quy định và các quyết định phân công công tác của cơ
quan đơn vị.
Chuẩn bị phương tiện, dụng cụ, hỗ trợ cho các công chức khác để hoàn thành
nhiệm vụ công tác theo sự phân công của thủ trưởng đơn vị.
Chịu trách nhiệm cá nhân trong phạm vi công tác được phân công.

II. XÁC ĐỊNH SỐ LƯỢNG NGƯỜI LÀM VIỆC
Căn cứ Điều 5, Điều 6 của Thông tư số 14/2012/TT-BNV, xác định số
lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập như sau:
TT

VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Số lượng người
làm việc

I

Vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo, quản lý, điều
hành

1

Hiệu trưởng

1


2

Phó hiệu trưởng

1

II

Vị trí việc làm gắn với công việc hoạt động nghề nghiệp

1

Giáo viên Ngữ văn

3

2

Giáo viên Lịch sử

1

3

Giáo viên Địa lí

1

4


Giáo viên GDCD

1


5

Giáo viên Kỹ thuật (KTCN, KTNN-KTGĐ)

2

6

Giáo viên Toán

3

7

Giáo viên Vật lý

1

8

Giáo viên Hóa học

1

9


Giáo viên Sinh

2

10

Giáo viên Tin học

1

11

Giáo viên Thể dục

1

12

Giáo viên Tiếng Anh

2

13

Giáo viên Âm nhạc

1

14


Giáo viên Mỹ thuật

1

15

Giáo viên Tổng phụ trách đội

1

16

Giáo viên Phổ cập giáo dục

1

III Vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ
1

Nhân viên Thiết bị

1

2

Nhân viên Văn thư

1


3

Nhân viên Kế toán

1

4

Nhân viên Y tế trường học

1

5

Nhân viên Thư viện

1

6

Nhân viên Bảo vệ

1

7

Nhân viên Phục vụ

1


III. XÁC ĐỊNH CƠ CẤU VIÊN CHỨC THEO CHỨC DANH NGHỀ
NGHIỆP
Căn cứ Điều 8, Điều 9 của Thông tư số 14/2012/TT-BNV, xác định cơ cấu
viên chức theo chức danh nghề nghiệp như sau:
- Viên chức tương ứng với chức danh nghề nghiệp hạng III hoặc tương
đương trình độ Cao Đẳng sư phạm 92,85% tổng số.
- Viên chức tương ứng với chức danh nghề nghiệp hạng IV hoặc tương
đương trình độ Trung cấp sư phạm 7,15% tổng số.
IV. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT: Không.
TM. UBND HUYỆN THÁP MƯỜI
CHỦ TỊCH

HIỆU TRƯỞNG


PHỤ LỤC KÈM THEO ĐỀ ÁN
1. Văn bản thẩm định đề án của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của đơn vị sự
nghiệp công lập.
2. Dự thảo Quyết định thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Dự thảo Quy chế hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
4. Các văn bản có liên quan và các mẫu biểu phục vụ xác định vị trí việc làm, cơ
cấu viên chức, số lượng người làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập.



×