UBND HUYỆN NHƯ XUÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH XUÂN Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
Số : 11 /ĐA-THTX Thanh Xuân, ngày 04 tháng 4 năm 2013
Đ) ÁN
“Vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập”
Phần I
SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG Đ) ÁN:
1. Khái quát đặc điểm, nội dung và tính chất hoạt động của đơn vị sự nghiệp công
lập
1.1. Nội dung hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập:
Trường Tiểu học Thanh Xuân đóng trên địa bàn xã Thanh Xuân. Trường có
3 điểm trường lẻ và 1 điểm trường chính, điểm trường xa nhất cách điểm Chính 5 km.
Trong năm học 2012-2013 toàn có 13 lớp với 252 học sinh.
Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo mục
tiêu, chương trình giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Huy động
trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em tàn tật, khuyết tật, trẻ em đã bỏ học đến
trường, thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục và chống mù chữ trong cộng đồng. Nhận
bảo trợ và quản lý các hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục khác thực hiện
chương trình giáo dục theo sự phân công của cấp có thẩm quyền. Tổ chức kiểm tra và
công nhận hoàn thành chương trình của học sinh trong nhà trường và trẻ em trong địa
bàn quản lý của trường.
Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Quản lý, sử dụng đất đai,
cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật. Phối hợp với gia
đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện hoạt động giáo dục. Tổ chức
cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội
trong cộng đồng. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp
luật.
1.2. Đối tượng, phạm vi, tính chất hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan tham mưu trực tiếp
với UBND xã về xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục ngắn hạn, trung hạn, dài hạn
cũng như là công tác nâng cao chất lượng dạy và học của địa phương.
1.3. Cơ chế hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập
Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện kế
hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường
và các cấp có thẩm quyền;
Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà
trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình
cấp có thẩm quyền quyết định; Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn;
phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác
khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên,
nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy
định của Nhà nước;
Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt
kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành
chương trình tiểu học cho học sinh tiểu học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học
sinh;
Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường; Thực hiện các chế độ chính sách của
Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ
trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường;
Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công
khai đối với nhà trường;
II. CƠ SỞ PHÁP LÝ
1. Văn bản pháp lý về việc thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức
của đơn vị sự nghiệp công lập.
Trường được thành lập theo quyết định số 2173/1998/QĐ-UBND ngày 19 tháng
10 năm 1998 của Chủ tịch UBND Tỉnh Thanh Hóa.
2. Các văn bản pháp lý về việc điều chỉnh, tăng, giảm chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập.
Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV, ngày 23 tháng 8 năm 2006
về
Hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.
Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT, ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo ban hành Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông.
3. Các văn bản pháp lý liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị sự
nghiệp công lập.
Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT, ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường Tiểu học
.
4. Văn bản quy định về chức danh nghề nghiệp, cơ cấu viên chức và số lượng người làm
việc trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Căn cứ Luật Viên chức số 58/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2010.
Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP, ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ
về Tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Căn cứ Nghị định số 41/NĐ-CP, ngày 08 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ Quy
định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập.
- Căn cứ vào số lớp, số học sinh cụ thể của nhà trường năm học 2012-2013, cụ
thể:
Số lớp: 13 lớp. Số học sinh: 252 em.
Số điểm trường: 4 điểm, trong đó: 01 điểm trường chính, 03 điểm trường lẻ.
Phần II
XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ VIỆC LÀM, SỐ LƯỢNG NGƯỜI LÀM VIỆC
VÀ CƠ CẤU CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
I. XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ VIỆC LÀM
1. Vị trí việc làm gắn với công việc lãnh, quản lý, điều hành.
1.1. Vị trí cấp trưởng cơ quan đơn vị
Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường; Xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn,
năm học tổ chức chỉ đạo thực hiện. Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do
nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ,
và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh.
Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra,
đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với
giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao
động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước.
1.2. Vị trí cấp phó của cơ quan, đơn vị
Phó hiệu trưởng: Tham mưu, giúp việc cho hiệu trưởng. Quản lý điều hành
chuyên môn, Phụ trách công tác phổ cập GDTH.
Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động chung của nhà trường, hướng dẫn xây
dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của của giáo viên kế hoạch dạy học, phân phối
chương trình và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường.
2. Vị trí việc làm gắn các hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp.
2.1. Tổ trưởng chuyên môn. Phụ trách công tác chuyên môn
Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh các hoạt động chung của tổ, quản lý kế hoạch
cá nhân của của giáo viên kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các hoạt động
giáo dục khác của nhà trường;
2.2. Tổ phó chuyên môn: Phụ trách công tác chuyên môn
Giúp tổ trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh các hoạt động chung của tổ,
quản lý kế hoạch cá nhân của của giáo viên kế hoạch dạy học, phân phối chương trình
và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường.
2.3. Giáo viên văn hóa: Thực hiện công tác giảng dạy theo chương trình bộ Giáo dục và
Đào tạo qui định; Quản lý theo dõi kết quả học tập của học sinh trong lớp; thực hiện các
hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường; tham gia thực hiện công tác phổ cập
GDTH - CMC.
2.4. Giáo viên nhạc: Thực hiện công tác giảng dạy theo chương trình bộ Giáo dục và
Đào tạo qui định; Quản lý theo dõi kết quả học tập của học sinh; thực hiện các hoạt động
giáo dục theo kế hoạch của nhà trường; tham gia thực hiện công tác phổ cập GDTH –
CMC.
2.5. Giáo viên thể dục: Thực hiện công tác giảng dạy theo chương trình bộ Giáo dục và
Đào tạo qui định; Quản lý theo dõi kết quả học tập của học sinh; thực hiện các hoạt động
giáo dục theo kế hoạch của nhà trường; tham gia thực hiện công tác phổ cập GDTH -
CMC.
2.6. Giáo viên Mỹ thuật: Thực hiện công tác giảng dạy theo chương trình bộ Giáo dục
và Đào tạo qui định; Quản lý theo dõi kết quả học tập của học sinh; thực hiện các hoạt
động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường; tham gia thực hiện công tác phổ cập
GDTH - CMC.
2.7. Giáo viên tiếng Anh: Thực hiện công tác giảng dạy theo chương trình bộ Giáo dục
và Đào tạo qui định; Quản lý theo dõi kết quả học tập của học sinh; thực hiện các hoạt
động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường; tham gia thực hiện công tác phổ cập
GDTH – CMC.
2.8. Giáo viên môn Tin: Thực hiện công tác giảng dạy theo chương trình bộ Giáo dục và
Đào tạo qui định; Quản lý theo dõi kết quả học tập của học sinh; phụ trách cổng tông tin
của nhà trường; giúp giáo viên soạn giảng giáo án điện tử…
2.9. Tổng phụ trách đội:
Quản lí các hoạt động của Đội Thiếu niên và Sao Nhi đồng ở nhà trường và tổ
chức, quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
3. Vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ
3.1 Nhân viên kế toán- Văn thư
Thực hiện nghiêm túc luật tài chính. Lập dự toán, quyết toán đúng nguyên tắc
nguồn kinh phí sự nghiệp. Tham mưu với lãnh đạo trong việc quản lý, kiểm tra tài
chánh và tài sản của nhà trường. Thanh quyết toán theo chế độ nhà nước kịp thời; vào
sổ kế toán hàng ngày. Quản lý hồ sơ, sổ sách kế toán và tài sản của trường. Thực hiện
các chế độ báo cáo tài chính, bảo hiểm xã hội đúng quy định. Thực hiện nghiêm túc chế
độ quản lý tài chính: mua sắm tài sản phải được duyệt kế hoạch của trường, làm thủ tục
nhập kho, xuất kho theo quy định. Chịu trách nhiệm tham mưu với thủ trưởng đơn vị về
mọi mặt hoạt động tài chính. Bảo quản, theo dõi cơ sở vật chất cho nhà trường. Soạn
thảo các văn bản tài chính, hợp đồng, bảo hiểm học sinh, giáo viên. Cùng thực hiện
những nhiệm vụ khác được giao.
Nhiệm vụ nhận – chuyển công văn, báo cáo và lưu vào sổ theo quy định, xử lý
công văn chính xác và đúng thời gian. Kiểm tra và ghi nhận thời gian gởi báo cáo, tổng
kết theo tháng, quý để lưu xét thi đua cuối năm. Phụ trách các hồ sơ học bổng, tổng hợp
các báo cáo tháng, quí, năm đúng thời gian quy định. Hoàn thành các dự thảo báo cáo
theo yêu cầu của lãnh đạo. Ghi biên bản các cuộc họp trường, cuộc họp bất thường
khác của lãnh đạo.
3.2. Nhân viên y tế học đường- Thủ quỹ:
Quản lý hồ sơ, sổ sách y tế và tài sản của trường. Thực hiện báo cáo kịp thời đúng
qui định. Cấp phát thuôc kịp thời khi có bệnh. Tham mưu với lãnh đạo trong việc mua,
quản lý và kiểm tra công tác y tế của nhà trường.
Đảm bảo các hồ sơ giấy tờ, chứng từ rõ ràng, chính xác, giáo viên kí nhận ghi rõ
họ tên. Thu giữ lập hồ sơ sổ sách các loại, các khoản thu. Mua sắm các loại dụng cụ
sinh hoạt hàng ngày trong cơ quan. Đối chiếu sổ sách hàng tháng với kế toán và trình
Hiệu trưởng ký duyệt. Báo cáo Hiệu trưởng các khoản thu chi ngân sách và ngoài ngân
sách.
3.3. Nhân viên thư viện Thiết bị-:
Quản lý hồ sơ, sổ sách thư viện và tài sản của trường.
Thực hiện báo cáo kịp thời
đúng qui định. Nhận sách giáo khoa, tài liệu tham khảo từ cấp trên.
Cấp phát và thu hồi
Sách giáo khoa, sách tham khảo khi cho mượn
.
Tham mưu với lãnh đạo trong việc mua
quản lý, kiểm tra sách giáo khoa, sách tham khảo của nhà trường.
Quản lý hồ sơ, sổ sách thiết bị và tài sản của trường. Thực hiện báo cáo kịp thời
đúng qui định. Nhận thiết bị, đồ dùng dạy học từ cấp trên.
Cấp phát và thu hồi thiết bị,
đồ dùng dạy học khi cho mượn.
Tham mưu với lãnh đạo trong việc mua, quản lý, kiểm
tra thiết bị đồ dùng dạy học của nhà trường.
II. XÁC ĐỊNH SỐ LƯỢNG NGƯỜI LÀM VIỆC
TT Danh mục vị trí việc làm
Biên chế, số lượng người làm việc
Tổng số
Hưởng lương từ
ngân sách
Hưởng lương từ
nguồn của cơ
quan, đơn vị
I Vị trí việc làm gắn với công việc
lãnh đạo, quản lý, điều hành
2 2
1 Vị trí cấp trưởng cơ quan đơn vị
1 1
2 Vị trí cấp phó của người đứng đầu
cơ quan đơn vị
1 1
II Vị trí việc làm gắn với công việc
hoạt động chuyên môn, nghề
nghiệp
18,2 18,2
1 Giáo viên sư phạm tiểu học
13
13
2 Giáo viên Âm nhạc
0,6
0,6
3 Giáo viên Mỹ thuật
0,6
0,6
4 Giáo viên Thể dục
1
1
5 Giáo viên Ngoại ngữ
1
1
6 Giáo viên Tin
1
1
7 Tổng phụ trách Đội
1
1
III
Vị trí việc làm gắn với công
việc hỗ trợ, phục vụ
3
3
1 Nhân viên thư viện
1
1
2 Nhân viên thiết bị
3 Kế toán
1
1
4 Y tế học đường
1
1
5 Văn thư và thủ quỹ
III. XÁC ĐỊNH CƠ CẤU VIÊN CHỨC
- Viên chức tương ứng với chức danh nghề nghiệp hạng III: 83,3%.
- Viên chức tương ứng với chức danh nghề nghiệp hạng IV: 16,7%.
IV. KIẾN NGHỊ VÀ Đ) XUẤT
- Nhà trường có 3 điểm trường cách xa điểm chính và các điểm trường cách xa
nhau từ 2km đến 7 km. Số tiết của môn Thể dục đủ 23 tiết/tuần nhưng vì khoảng thời
gian đi lại của các điểm trường khá lâu, ảnh hưởng đến việc dạy và học. Số tiết môn
Âm nhạc, Mỹ thuật tuy không đủ 23 tiết/tuần nhưng cũng không thể phân công dạy
thêm các môn văn hóa được, do vậy nhà trường đề xuất biên chế giáo viên đặc thù như
sau:
+ Giáo viên Âm nhạc: 1
+ Giáo viên Mỹ thuật: 1
+ Giáo viên thể dục: 2
Trên đây là toàn bộ đề án vị trí việc làm của trường tiểu học Thanh Xuân.
HIỆU TRƯỞNG
Lê Đăng Thanh