Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Tiểu luận quản trị, phong cách lãnh đạo, báo cáo cuối kỳ môn quản trị học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (681.4 KB, 29 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ



TIỂU LUẬN: TÌM HIỂU PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA ÔNG PHẠM NHẬT
VƯỢNG TẠI TẬP ĐOÀN VINGROUP

MÃ SỐ LỚP HP: 152INMA220305
BUỔI HỌC: Lớp Sáng Thứ 7 (Tiết 1,2)
GIẢNG VIÊN: ThS. Tô Trần Lam Giang
HỌC KỲ: 2 – NĂM HỌC: 2015-2016

TP.HỒ CHÍ MINH – 5/2016


Danh sách sinh viên thực hiện đề tài

STT
1
2

Họ và tên
Nguyễn Hoàng Tấn Vũ
Huỳnh Duy Bảo

MSSV
14149221
14149008

GVHD: ThS. Tô Trần Lam Giang



ĐIỂM:

Nhận xét của GV:

Mục lục

Ghi chú



Tìm hiểu phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng tại Tập đoàn Vingroup

A. PHẦN MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế mở cửa và hội nhập hiện nay, thành công của một doanh nghiệp
không chỉ dựa vào tiềm lực tài chính, tiềm năng con người mà còn bị ảnh hưởng khá
nhiều bởi phong cách lãnh đạo, quản lý. Nền kinh tế Việt Nam cũng đang trong quá trình
hội nhập, các doanh nghiệp cũng từng bước tham gia vào thị trường quốc tế. Do đó tìm
được phong cách lãnh đạo phù hợp với doanh nghiệp là điều rất quan trọng- quyết định
cho sự thành bại của công ty. Việc tham khảo cách quản lý doanh nghiệp của các doanh
nhân thành đạt sẽ giúp các nhà lãnh đạo Việt Nam nhìn lại cách quản lý đang thực hiện
tại doanh nghiệp của mình để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân và nâng cao
được kỹ năng.
1. Lý do chọn đề tài

Trong thời đại hiện nay, hoạt động kinh doanh luôn gặp phải nhiều khó khăn và đối mặt
với sự lạc hậu, các doanh nghiệp luôn phải đổi mới, cải tiến và đẩy mạnh truyền thông
mới có thể theo kịp tốc độ phát triển. Sự bùng nổ của công nghệ thông tin và khoa họccông nghệ luôn không ngừng đổi mới làm cho tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
ngày càng cao. Do đó, doanh nghiệp muốn đứng vững thì phải không ngừng đưa ra các
sản phẩm tốt, dịch vụ tốt để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Muốn làm được điều

đó thì yếu tố quyết định không gì khác là cần phải có một người lãnh đạo giỏi, bởi: “Một
con tàu muốn chạy được thì cần có đầu tàu tốt”.
Hiện nay, ở Việt Nam vai trò người lãnh đạo trong doanh nghiệp ngày càng được xem
trọng và đánh giá cao. Thực tế cho thấy thì một số ít công ty nước ngoài hoạt động tại
Việt Nam đã rất thành công trong hoạt động quản trị và lãnh đạo doanh nghiệp, đồng thời
tạo ra lợi thế cạnh tranh từ sự khác biệt so với các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, ở
nước ta vẫn có những doanh nhân thành đạt, những nhà lãnh đạo tài ba- nổi tiếng không
chỉ ở trong nước mà còn được cả thế giới biết đến; mà trong đó ông Phạm Nhật Vượng vị tỷ phú đô la Mỹ đầu tiên trên sàn chứng khoán Việt Nam (từ ngày 7 tháng 3 năm 2011)
là một điển hình. Với mong muốn trau dồi kiến thức lãnh đạo, học hỏi kinh nghiệm của
người đi trước để từ đó rút ra những bài học cho bản thân, nhóm chúng em đã chọn đề tài
GVHD: ThS. Tô Trần Lam Giang

Page 4


Tìm hiểu phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng tại Tập đoàn Vingroup
tìm hiểu phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng tại tập đoàn Vingroup để làm tiểu
luận kết thúc môn học.
1. Mục tiêu nghiên cứu
 Tìm hiểu phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng tại tập đoàn Vingroup
 Những thành công của Vingroup do phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng
mang lại
 Rút ra những bài học kinh nghiệm để từ đó làm nền tảng cho bản thân nâng cao
kiến thức và kỹ năng lãnh đạo
2. Phạm vi nghiên cứu
 Phạm Nhật Vượng: Cuộc đời và sự nghiệp, bí quyết thành công từ phong cách
lãnh đạo.
 Tập đoàn Vingroup: Lịch sử hình thành và phát triển, tầm nhìn và sứ mệnh của
doanh nghiệp, những thành công của doanh nghiệp, những đóng góp của doanh
nghiệp cho sự phát triển của đất nước.

3. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp nghiên cứu tổng hợp
 Phương pháp phân tích
Tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp và phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng tại
Tập đoàn Vingroup, những nét riêng trong phong cách lãnh đạo làm nên thành
công của ông; từ đó học hỏi những kinh nghiệm và kỹ năng lãnh đạo của ông để
tích lũy và nâng cao khả năng lãnh đạo cho bản thân; sau này đem những kỹ năng
đó áp dụng vào thực tế để lãnh đạo doanh nghiệp của mình, giúp cho sự phát triển
của đất nước.
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Giới thiệu về Phạm Nhật Vượng và Tập đoàn Vingroup
1.1. Giới thiệu về Phạm Nhật Vượng
1.1.1. Thông tin chung

GVHD: ThS. Tô Trần Lam Giang

Page 5


Tìm hiểu phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng tại Tập đoàn Vingroup

Ông bà nội của Phạm Nhật Vượng là Phạm Nhật Phước và Nguyễn Thị Biện quê ở
làng Phù Lưu (nay là xã Phù Lưu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) sinh được hai người
con. Người chị tên Phạm Thị Lộc, người em trai tên Phạm Nhật Quang (sinh năm
1926). Phạm Nhật Quang lấy vợ quê ở Hải Phòng, sinh 3 người con gồm: Phạm Nhật
Vượng (1968), Phạm Thị Lan Anh (1970) và Phạm Nhật Vũ (1972).
Phạm Nhật Vượng sinh ngày 5 tháng 8 năm 1968 tại Hà Nội. Cha ông là quân nhân,
phục vụ trong lực lượng Không quân, Quân đội Nhân dân Việt Nam; mẹ ông bán trà
rong trên phố. Phạm Nhật Vượng có vợ là Phạm Thu Hương. Hai ông bà có ba người
con là Phạm Nhật Quân Anh, Phạm Nhật Minh Hoàng và Phạm Nhật Minh Anh.

Theo một nguồn khác thì một con trai của ông có tên là Phạm Nhật Hoàng. Em trai
của ông, Phạm Nhật Vũ, là chủ tịch An Viên Group.
Tuy quê gốc ở Hà Tĩnh nhưng Phạm Nhật Vượng sinh ra và lớn lên tại Hà Nội,
trong một gia đình có 3 anh em. Cha ông là bộ đội, phục vụ trong lực lượng phòng
không trong những năm chiến tranh. Gia đình sống trong khu tập thể quân đội ở
Trung Tự. Những năm khó khăn thời bao cấp, mẹ ông phải mở quán nước chè vỉa hè
và nuôi các con ăn học. Khi đỗ điểm cao vào trường đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội và
được chọn đi du học ở Nga năm 1987, Vượng kể, ông không có mơ ước lớn lao gì:
"lúc đó chỉ muốn phụ giúp gia đình".
Năm 1992, sau khi tốt nghiệp Kinh tế địa chất tại Moscow, Vượng cưới Phạm Thu
Hương, người yêu từ suốt mấy năm đại học, rồi cặp vợ chồng trẻ quyết định đến
Kharkov, Ukraine sinh sống. Đó là lúc Liên bang Xô Viết sụp đổ và nước Nga rơi
GVHD: ThS. Tô Trần Lam Giang

Page 6


Tìm hiểu phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng tại Tập đoàn Vingroup
vào vòng xoáy lộn xộn của giai đoạn tư bản hóa dưới thời Yeltsin. Nước Nga đói
nghèo kiệt quệ, nhưng Việt Nam cũng vẫn đói nghèo khó khăn. Ukraine, trung tâm
công nghiệp một thời của liên bang trở thành đất lành của vợ chồng ông, vì tỷ lệ tội
phạm thấp. Và đây cũng là lúc câu chuyện khởi nghiệp mì gói huyền thoại của chàng
trai nghèo bắt đầu. Ông Vượng vay mượn bạn bè được số tiền trị giá khoảng 10.000
USD và mở một nhà hàng tại Kharkov mang tên là Thăng Long.
Sau đó ông về Việt Nam và thành lập nên tập đoàn Vingroup. Dễ dàng nhận thấy
một điểm chung đặc biệt của các thương hiệu là đều được bắt đầu bằng chữ "VIN" chữ viết tắt của Việt Nam, thể hiện một khát vọng mà Phạm Nhật Vượng luôn khao
khát được cống hiến trong cuộc đời, đó là có thể góp một phần nhỏ bé của mình để
Việt Nam được “ ngẩng mặt lên với thế giới”. Giờ đây, ở tuổi 46, Phạm Nhật Vượng
trông thật trẻ trung, sung sức, tràn đầy nhiệt huyết như chính những công trình mà
ông xây dựng.

Con đường khởi nghiệp của đứa con gốc miền Trung đầy nắng gió thật trắc trở
nhưng trên con đường đó lúc nào cũng đong đầy tình yêu quê hương đất nước, và
cũng chính bởi vậy mà cuộc sống đối với Phạm Nhật Vượng luôn là những cuộc
hành trình đi tìm y nghĩa thật sự của cuộc đời mình, để sống thật xứng đáng và làm
đẹp thêm cho đời bằng những công trình được xây bằng cả trái tim của đứa con đất
Việt.
1.1.2. Quan điểm kinh doanh
 Luôn quan tâm, lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ và đáp ứng nhanh nhất mọi nhu cầu

của khách hàng.
 Sẵn sàng hợp tác, chia sẻ với các đối tác kinh doanh để cùng phát triển.
 Gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động nhân đạo, hoạt động
xã hội.
 Chân thành với đồng nghiệp, đoàn kết cùng góp sức xây dựng công ty phát triển.
1.1.3. Sự nghiệp

Năm 1987, ông thi đỗ Đại học Mỏ địa chất Hà Nội và, nhờ thành tích xuất sắc trong
môn Toán, được học bổng du học ở Moskva (Nga) tại Trường Mỏ địa chất theo
GVHD: ThS. Tô Trần Lam Giang

Page 7


Tìm hiểu phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng tại Tập đoàn Vingroup
ngành kinh tế địa chất. Năm 1993, ông tốt nghiệp đại học RGGRU, kết hôn với một
người bạn cùng học đại học là bà Phạm Thu Hương. Lúc này Liên Xô vừa sụp đổ
đang rơi vào hỗn loạn, xuất hiện nhiều cơ hội kinh tế. Hai vợ chồng quyết định không
về nước mà chuyển tới sống ở Kharkov, Ucraina (Ucraina một trong những quốc gia
lớn nhất thuộc Liên Xô cũ). Vay mượn tiền từ bạn bè và người thân được 10,000
USD, ông và bà Hương mở một nhà hàng Việt Nam tên là Thăng Long, ở Kiev,

Ucraina. Ngày 8/8/1993, ông bắt đầu sản xuất mỳ ăn liền với thương hiệu “Mivina”
sau khi vay 100,000 USD từ những người bạn Việt với lãi suất 8% một tháng. Hoạt
động kinh doanh của ông Phạm Nhật Vượng tại Ukraine diễn ra rất thuận lợi. Đến
năm 1995, thương hiệu mỳ “Mivina” bắt đầu xuất hiện trên thị trường rồi nhanh
chóng trở thành tên thương hiệu cho hầu hết các thực phẩm ăn liền ở Ukraine.
Nguyên liệu cho mỳ “Mivina” được nhập từ Việt Nam và Đài Loan. Sản lượng mỳ
“Mivina” là 1 triệu gói trong năm 1996. Ông tung ra sản phẩm rau thơm khô đóng
gói năm 1999 và bột khoai tây năm 2000. Đến năm 2004, mỳ ăn liền hiệu “Mivina”
đã chiếm tới 97% thị phần ở Ukraine. Năm 2007, doanh nghiệp của ông bắt đầu sản
xuất thức ăn nhanh và sản xuất các loại súp đóng gói.
Năm 2010, công ty Nestle S.A của Thụy Sĩ đã mua lại công ty sản xuất đồ ăn
nhanh Công ty trách nhiệm hữu hạn Technocom của ông Phạm Nhật Vượng với giá
150 triệu USD. Vào thời điểm đó, ông Vượng còn sở hữu 2 nhà máy ở Kharkov với
doanh thu khoảng 100 triệu USD/năm. Công ty có khoảng 1.900 công nhân.
Năm 2000, Phạm Nhật Vượng đầu tư phần lớn lợi nhuận từ việc bán mì gói về quê
hương Việt Nam, bắt đầu từ Nha Trang- nơi chưa có nhiều nhà đầu tư; ông được các
quan chức địa phương chào đón như nhà đầu tư nước ngoài. Quyết định biến Hòn Tre
thành khu nghỉ dưỡng cao cấp vào thời điểm đó được coi là “điên” và “ném tiền
xuống biển”. Sau khi Vingroup xây đường cáp treo vượt biển để nối Vinpearl với đất
liền, thì những ý kiến trái chiều đã lắng xuống. Vinpearl hiện là một trong những sản
phẩm hàng đầu của Vingroup.
Ông hiện vừa là sáng lập viên, vừa là thành viên Hội đồng quản trị Vinpearl Land
(VPL) và Công ty cổ phần Vincom (VIC). Tháng 8 năm 2009, Đại hội đầu tiên của
Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài đã được tổ chức tại Hà Nội. Phạm Nhật
Vượng đã được Đại hội tín nhiệm bầu là chủ tịch Hiệp hội cùng tám phó chủ tịch
khác.
Tháng 9 năm 2009, Tập đoàn Technocom đổi tên thành Tập đoàn Vingroup (tên đầy
đủ là: Tập đoàn Đầu tư Việt Nam), chuyển trụ sở từ Kharkov (Ukraina) về Hà Nội
(Việt Nam).
GVHD: ThS. Tô Trần Lam Giang


Page 8


Tìm hiểu phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng tại Tập đoàn Vingroup
Cuối tháng 11 năm 2008, Chủ tịch Hội đồng quản trị VIC, Lê Khắc Hiệp, một thành
viên khác của Vincom đã trao toàn bộ lượng cổ phiếu đang nắm giữ cho Vượng, tạo
nên vụ tặng cổ phiếu đình đám trong giới chứng khoán.
Năm 2006, ông đã bán tháp A Vincom tại 191 Bà Triệu cho ngân hàng đầu tư phát
triển Việt Nam. Cuối năm 2011, ông lại bán tháp B Vincom cho ngân hàng cổ phần
Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) và chuyển toàn bộ trụ sở văn phòng Tập đoàn
và các đơn vị thành viên tại Hà Nội về Khu đô thị sinh thái Vincom Village tại Sài
Đồng - quận Long Biên vào đầu tháng 1/2012.
1.2.

Giới thiệu về Tập đoàn Vingroup
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Tập đoàn Vingroup - Công ty CP (gọi tắt là "Tập đoàn Vingroup"), tiền thân là
Tập đoàn Technocom, được thành lập tại Ukraina năm 1993 bởi những người Việt
Nam trẻ tuổi, hoạt động ban đầu trong lĩnh vực thực phẩm và thành công rực rỡ với
thương hiệu Mivina. Những năm đầu của thế kỷ 21, Technocom luôn có mặt trong
bảng xếp hạng Top 100 doanh nghiệp lớn mạnh nhất Ukraina. Từ năm 2000,
Technocom - Vingroup trở về Việt Nam đầu tư với ước vọng được góp phần xây
dựng đất nước.
Tập đoàn Vingroup tiền thân là Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp Việt
Nam là tiền ra đời vào ngày ngày 03/5/2002 tại Hà Nội được thành lập sau sự kiện
sáp nhập của 2 công ty Bất động sản hàng đầu của Việt Nam.
Tập đoàn này được biết đến nhờ các siêu dự án hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực
đầu tư, xây dựng, kinh doanh dịch vụ Bất động sản, Trung tâm thương mại như: Tổ
hợp dự án Vincom Center Bà Triệu, Vincom Center Long Biên, Vincom Center

Đồng Khởi TP.HCM, Royal City, Times City, Vinhomes Riverside,…

GVHD: ThS. Tô Trần Lam Giang

Page 9


Tìm hiểu phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng tại Tập đoàn Vingroup

Lịch sử phát triển của Tập đoàn Vingroup:
– Tháng 1/2012: Sáp nhập Công ty CP Vinpearl, tổng số vốn đầu tư lên gần 5.500
tỷ đồng và thông qua chiến lược xây dựng và phát triển Tập đoàn với 4 nhóm
thương hiệu: Vincom (Bất động sản), Vinpearl (Du lịch – giải trí), Vincharm (Chăm
sóc sắc đẹp và sức khoẻ), Vinmec (Dịch vụ y tế chất lượng cao) và hoạt động với tư
cách pháp nhân mới: Tập đoàn Vingroup.

– Ngày 7/1/2012: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec ra đời với đẳng cấp và hiện
đại bậc nhất Việt Nam.
– Tháng 3/2012: Lần thứ hai phát hành thành công TPCĐQT với khối lượng 185
triệu USD, niêm yết tại Sàn giao dịch khoán Singapore.
GVHD: ThS. Tô Trần Lam Giang

Page 10


Tìm hiểu phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng tại Tập đoàn Vingroup
– Tháng 6/2012: Phát hành bổ sung thành công 115 triệu USD TPCĐQT, nâng tổng
số TPCĐQT phát hành năm 2012 lên 300 triệu USD.
– Tháng 10/2012: Khai trương TTTM Vincom Center A TP.HCM – tổ hợp mua
sắm, giải trí và ẩm thực sang trọng, đẳng cấp bậc nhất Việt Nam.

– Tháng 12/2012: Thương vụ phát hành 300 triệu USD TPCĐQT được Finance
Asia – Tạp chí uy tín hàng đầu Châu Á trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng bình
chọn là “Giao dịch tốt nhất Việt Nam 2012”
– Tháng 1/2013: Vingroup trở thành thành viên sáng lập của Diễn đàn Kinh tế Thế
giới.
– Tháng 4/2013: Chính thức gia nhập thị trường giáo dục Việt Nam với thương hiệu
Vinschool – Hệ thống trường học liên cấp từ mầm non đến trung học phổ thông.
– Tháng 5/2013: Hợp tác đầu tư với Warburg Pincus – Quỹ đầu tư hàng đầu thế
giới, thu hút 200 triệu USD vào Công ty cổ phần Vincom Retail- Công ty thành
viên của Vingroup.
– Tháng 7/2013:Siêu trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Royal City – Quần
thể Trung tâm thương mại– Vui chơi giải trí trong lòng đất lớn nhất châu Á.

GVHD: ThS. Tô Trần Lam Giang

Page 11


Tìm hiểu phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng tại Tập đoàn Vingroup
– Tháng 10/2013: Ra mắt thương hiệu VinKC (nay là Kids World) – Hệ thống trung
tâm mua sắm, tư vấn giáo dục, sức khỏe dành riêng cho trẻ em Vingroup chính thức
gia nhập thị trường bán lẻ.
– Tháng 11/2013: Vingroup phát hành thành công 200 triệu USD trái phiếu quốc tế
và trở thành doanh nghiệp tư nhân đầu tiên phát hành thành công trái phiếu quốc tế.
– Tháng 11/2013: Ra mắt thương hiệu Vinhomes, đánh dấu bước ngoặt chiến lược
quan trọng trong tiến trình quy hoạch, xây dựng, phát triển dòng sản phẩm BĐS nhà
ở dịch vụ hạng sang, đồng thời hình thành hệ tiêu chuẩn dịch vụ đẳng cấp và hoàn
toàn khác biệt của Tập đoàn Vingroup.

Với sự phát triển vượt bậc của mình trên thị trường bất động sản, tập đoàn

Vingroup đã tạo nên nền tảng vững chắc không chỉ ở hiện tại mà Tập đoàn còn
hướng tới tương lai với những công trình mang tầm vóc quốc tế.
Với mong muốn đem đến cho thị trường những sản phẩm - dịch vụ theo tiêu chuẩn
quốc tế và những trải nghiệm hoàn toàn mới về phong cách sống hiện đại, ở bất cứ
lĩnh vực nào Vingroup cũng chứng tỏ vai trò tiên phong, dẫn dắt sự thay đổi xu
hướng tiêu dùng. Vingroup đã làm nên những điều kỳ diệu để tôn vinh thương hiệu
Việt và tự hào là một trong những Tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam.
Với những thành tựu đã đạt được, Vingroup đang được đánh giá là một trong
những Tập đoàn kinh tế tư nhân hùng mạnh, có chiến lược phát triển bền vững và
năng động, có tiềm lực hội nhập quốc tế để vươn lên tầm khu vực và thế giới.
GVHD: ThS. Tô Trần Lam Giang

Page 12


Tìm hiểu phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng tại Tập đoàn Vingroup
1.2.2. Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp
 Tầm nhìn
 Bằng khát vọng tiên phong cùng chiến lược đầu tư - phát triển bền vững,

VINGROUP phấn đấu trở thành Tập đoàn kinh tế đa ngành hàng đầu Việt
Nam và khu vực; hướng đến một Tập đoàn mang đẳng cấp quốc tế.
 VINGROUP mong muốn tạo nên một thương hiệu Việt, thể hiện tầm vóc trí
tuệ và niềm tự hào Việt Nam trên trường quốc tế.
 Sứ mệnh
 Đối với thị trường: Cung cấp các sản phẩm – dịch vụ đẳng cấp với chất

lượng quốc tế và am hiểu bản sắc địa phương; mang tính độc đáo và sáng tạo
cao. Bên cạnh giá trị chất lượng vượt trội, trong mỗi sản phẩm – dịch vụ đều
chứa đựng những thông điệp văn hóa, nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu chính

đáng của khách hàng.
 Đối với cổ đông và đối tác: Đề cao tinh thần hợp tác cùng phát triển; cam kết
trở thành “Người đồng hành số 1” của các đối tác và cổ đông; luôn gia tăng
các giá trị đầu tư hấp dẫn và bền vững.
 Đối với nhân viên: Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng
động, sáng tạo và nhân văn; tạo điều kiện thu nhập cao và cơ hội phát triển
công bằng cho tất cả nhân viên.
 Đối với xã hội: Hài hòa lợi ích doanh nghiệp với lợi ích xã hội; đóng góp tích
cực vào các hoạt động hướng về cộng đồng, thể hiện tinh thần trách nhiệm
công dân và niềm tự hào dân tộc.
 Giá trị cốt lõi
“TÍN – TÂM – TRÍ – TỐC – TINH – NHÂN”
 Tín: Vingroup bảo vệ chữ Tín như bảo vệ danh dự của chính mình; Luôn

chuẩn bị đầy đủ năng lực thực thi và nỗ lực hết mình để đảm bảo đúng cam
kết.
 Tâm: Vingroup đặt chữ Tâm làm nền tảng; Luôn thượng tôn pháp luật, duy
trì đạo đức; Lấy khách hàng làm trung tâm.
 Trí: Vingroup coi sáng tạo là sức sống, là đòn bẩy phát triển; Đề cao tinh

thần dám nghĩ, dám làm; Chủ trương xây dựng một “doanh nghiệp học tập”.

GVHD: ThS. Tô Trần Lam Giang

Page 13


Tìm hiểu phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng tại Tập đoàn Vingroup
 Tốc: Vingroup đặt tôn chỉ “tốc độ, hiệu quả trong từng hành động”; Thực


hành “quyết định nhanh – đầu tư nhanh – triển khai nhanh – bán hàng nhanh
– thay đổi và thích ứng nhanh…”
 Tinh: Vingroup đặt mục tiêu: Con người tinh hoa – Sản phẩm/ Dịch vụ tinh

hoa – Cuộc sống tinh hoa – Xã hội tinh hoa.
 Nhân: Vingroup xây dựng các mối quan hệ với tinh thần nhân văn; coi trọng
người lao động như là tài sản quý giá nhất; Tạo dựng “Nhân hòa” trên cơ sở
công bằng, chính trực và nêu cao sức mạnh đoàn kết.
1.2.3. Một số dự án chiến lược của Vingroup trong tương lai
Villas - Vinpearl Luxury Đà Nẵng

Villas – Vinpearl Luxury Đà Nẵng là khu biệt thự đơn lập cao cấp với 39 biệt thự
ven biển sang trọng. Với vị trí đắc địa, phía trước là biển, sau lưng là dãy Ngũ Hành
uy nghi, linh thiêng, các biệt thự tại Vinpearl Luxury Đà Nẵng có thế “tựa sơn
hướng thủy” với tầm nhìn hướng về phía biển đầy thơ mộng. Được xây dựng theo
phong cách kiến trúc Chăm kết hợp với kiến trúc cổ điển Pháp và kiến trúc đương
đại.
Vincom Center B TP. HCM

GVHD: ThS. Tô Trần Lam Giang

Page 14


Tìm hiểu phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng tại Tập đoàn Vingroup

Tọa lạc tại Số 72 Lê Thánh Tôn & 45A Lý Tự Trọng - Quận 1 - TP.HCM Vincom
Center B là tổ hợp Trung tâm thương mại, văn phòng, căn hộ cao cấp và bãi đỗ xe
ngầm tại trung tâm Q1. TPHCM. Dự án gồm 6 tầng hầm và 26 tầng nổi.
Với diện tích mặt sàn trung bình trên 4.500m2, chia thành nhiều không gian mở,

Vincom Center Office là khu văn phòng có diện tích mặt sàn lớn nhất Việt Nam,
góp một phần lớn vào việc giải quyết bài toán tiết kiệm chi phí trang trí, lắp đặt và
bố trí bộ máy hoạt động 1 cách hợp lý nhất cho các cơ quan, doanh nghiệp tại
TP.HCM.
Vinpearl Golf Club - Sân golf 18 lỗ bên biển

GVHD: ThS. Tô Trần Lam Giang

Page 15


Tìm hiểu phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng tại Tập đoàn Vingroup
Vinpearl Golf Club nằm trong quần thể du lịch Vinpearl trên đảo Hòn Tre, Vịnh
Nha Trang - Vinpearl Golf Club được xây dựng trên tổng diện tích 182ha
(1,82km2), với đầy đủ hệ thống tiện nghi, hiện đại. Vinpearl Golf Club trở thành
sân golf 18 lỗ trên đảo đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế. Được thiết kế gắn
liền trong Clubhouse là khu nhà hàng sang trọng phục vụ đầy đủ các món ăn Âu –
Á, địa điểm lý tưởng để tổ chức những bữa tiệc ngoài trời và các tiệc trao giải.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Tọa lạc tại địa chỉ 458 Minh Khai – Hai Bà Trưng – Hà Nội, với diện tích lên tới
24.670m2, được đầu tư xây dựng thành nhiều chuyên khoa, trung tâm hỗ trợ chuyên
ngành và khu công nghệ cao hiện đại… VINMEC trở thành bệnh viện đa khoa quốc
tế hàng đầu tại Việt Nam hoạt động theo mô hình Hospital Facilities (bệnh viện –
khách sạn), tiêu chuẩn 5 sao.
Dự án Thành phố Hoàng gia - Royal city

GVHD: ThS. Tô Trần Lam Giang

Page 16



Tìm hiểu phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng tại Tập đoàn Vingroup

Royal City tọa lạc tại 72A Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Royal City là một
đô thị phức hợp cao cấp gồm: căn hộ, TTTM, các khu vui chơi giải trí, trường học,
cách trung tâm Hà Nội 5 km. khu căn hộ được thiết kế theo kiến trúc sang trọng
mang phong cách hoàng gia châu Âu.
Chương 2: Phong cách lãnh đạo của ông Phạm Nhật Vượng tại Tập đoàn
Vingroup
2.1. Phong cách lãnh đạo
 Khái niệm lãnh đạo
Lãnh đạo là quá trình ảnh hưởng đến một nhóm theo hướng thực hiện các mục
tiêu:
- Chỉ đạo: Cung cấp các chỉ dẫn và giám thị việc hoàn thành nhiệm vụ của
nhân viên ở mức độ cao nhất.
- Gợi ý: Hướng dẫn, giải thích các quyết định, vạch ra hướng tác nghiệp và
giám sát nhân viên thực hiện.
- Hỗ trợ, động viên: Tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho các cố gắng của
nhân viên nhằm hoàn thành nhiệm vụ và chia sẻ trách nhiệm với họ trong
việc lựa chọn quyết định, tạo cho nhân viên cơ hội để thỏa mãn cao nhất
trong công việc.
- Đôn đốc: Thúc đẩy nhân viên hoàn thành công việc.
- Làm gương trong mọi sự thay đổi.
- Tạo động lực cho nhân viên để thực hiện mục tiêu đã xác định.
- Tạo môi trường làm việc hợp tác, giải quyết xung đột.
 Các phong cách lãnh đạo
- Phong cách lãnh đạo của một cá nhân là dạng hành vi của người đó thể hiện
các nỗ lực ảnh hưởng tới hoạt động của những người khác.
- Phong cách lãnh đạo là cách thức làm việc của nhà lãnh đạo.

- Phong cách lãnh đạo là hệ thống các dấu hiệu đặc trưng của hoạt động quản
lý của nhà lãnh đạo, được quy định bởi các đặc điểm nhân cách của họ.
GVHD: ThS. Tô Trần Lam Giang

Page 17


Tìm hiểu phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng tại Tập đoàn Vingroup
-

-

Phong cách lãnh đạo là kết quả của mối quan hệ giữa cá nhân và sự kiện,
được biểu hiện bằng công thức: Phong cách lãnh đạo = Cá tính x Môi
trường.
Các phong cách lãnh đạo cơ bản:
+ Phong cách độc đoán:
 Tập trung mọi quyền lực vào một mình người quản lý, người lãnh
đạo- quản lý bằng ý chí của mình, trấn áp ý chí và sáng kiến của mọi
thành viên trong tập thể.
 Xuất hiện khi các nhà lãnh đạo nói với các nhân viên chính xác
những gì họ muốn các nhân viên làm và làm ra sao mà không kèm
theo bất kỳ lời khuyên hay hướng dẫn nào cả.
 Nhân viên ít thích lãnh đạo.
 Hiệu quả làm việc cao khi có mặt lãnh đạo, thấp khi không có mặt
lãnh đạo.
 Không khí trong tổ chức: gây hấn, phụ thuộc vào định hướng cá
nhân.
+ Phong cách dân chủ:
 Người quản lý biết phân chia quyền lực quản lý của mình, tranh thủ

ý kiến của cấp dưới, đưa họ tham gia vào các quyết định.
 Kiểu quản lý này tạo ra những điều kiện thuận lợi để cho những
người cấp dưới được phát huy sáng kiến, tham gia vào việc lập kế
hoạch và thực hiện kế hoạch; đồng thời tạo ra bầu không khí tâm lý
tích cực trong quá trình quản lý.
 Nhân viên thích nhà lãnh đạo hơn.
 Không khí thân thiện, định hướng nhóm, định hướng nhiệm vụ.
 Năng suất cao, kể cả không có mặt của lãnh đạo.

+ Phong cách tự do:
 Nhà lãnh đạo sẽ cho phép các nhân viên được quyền ra quyết định,
nhưng nhà lãnh đạo vẫn chịu trách nhiệm với những quyết định được
đặt ra.
 Được sử dụng khi các nhân viên có khả năng phân tích tình huống
và xác định những gì cần làm và làm như thế nào.
 Nhân viên ít thích lãnh đạo.
 Không khí trong tổ chức thân thiện, định hướng nhóm, định hướng
vui chơi.
 Năng suất thấp, người lãnh đạo vắng mặt thường xuyên.
 Phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng:
 Nghệ thuật đối nhân

GVHD: ThS. Tô Trần Lam Giang

Page 18


Tìm hiểu phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng tại Tập đoàn Vingroup
Trong triết lý kinh doanh của Phạm Nhật Vượng: Ông rất chú trọng tới chữ
“Nhân”. Bộ quy tắc ứng xử của Vingroup lý giải: “Muốn tạo ra sự phát triển bền

vững, vượt trội, tổ chức hay doanh nghiệp phải hội tụ đủ “thiên thời, địa lợi, nhân
hòa”. Thiên thời, địa lợi là do vận may, do yếu tố bên ngoài tác động nhưng việc
thu phục nhân tâm, gây dựng nhân hòa là điều hoàn toàn nằm trong tầm tay của
chúng ta...”
Phạm Nhật Vượng luôn dành thời gian quý báu để góp một phần sức lực chăm lo
cho quê nhà. Từ những năm đầu về Việt Nam, ông đã bắt đầu làm những việc hết
sức ý nghĩa cho xã hội.
Xây dựng hai công trình cấp quốc gia cho Hà Tĩnh, đó là trường mầm non Phù
Lưu và trường Trung cấp nghề Phạm Dương với số vốn lần lượt là 2.5 tỷ đồng và
16 tỷ đồng. Ông luôn tâm niệm “Hướng về cội nguồn, tìm mọi cách góp phần
khuyến học đào tạo nhân tài cho đất nước”. Ông đã thành lập quỹ học bổng Phạm
Dương (cha của Phạm Nhật Vượng) để hỗ trợ giáo dục huyện Can Lộc với 50
triệu đồng. Sau đó, mỗi năm ông đều đặn gửi 100 triệu vào quỹ này để hỗ trợ.
Tính đến năm 2007 thì số tiền ông quyên góp cho quỹ là hơn nửa tỷ đồng.
 Dám nghĩ dám làm
Lúc kinh doanh ở Ukraina, thay vì hài lòng với việc kinh doanh một nhà hàng
nhỏ, chấp nhận rủi ro, ông Vượng đặt cược mọi thứ mình có, chấp nhận vay tiền
với lãi suất cao 8% tháng để mở rộng sản xuất kinh doanh và đưa văn hóa ẩm thực
Việt Nam đến với người Ukraina qua những gói mì. Bằng chiến lược thị trường
hợp lý, sản phẩm rẻ và hợp khẩu vị, những sản phẩm mì ăn liền của ông đã nhanh
chóng nổi tiếng, được người dân địa phương ưa chuộng. Doanh nghiệp của ông đã
nhanh chóng trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực công nghiệp chế biến thực
phẩm ăn nhanh tại Ukraina.
Năm 2000, biến hòn đảo nhỏ gần biển ở Nha Trang thành trung tâm nghỉ mát
sang trọng Vinpearl Resort Nha Trang ra đời với 255 phòng khách sạn. Một năm
sau khai trương trung tâm thương mại Vincom Bà Triệu- tổ hợp thương mại lớn
đầu tiên ở Hà Nội.
Năm 2007, đưa Vincom bao gồm các lợi ích thương mại và bất động sản của ông
đã lên sàn chứng khoán. Ba năm sau, ông tiếp tục bổ sung thêm 260 phòng nữa tại
Vinpearl và lắp đường cáp treo xuyên biển nổi tiếng với chiều dài 3.2 km. Năm

2011: thực hiện dự án Vincom Village (tại Hà Nội) với hàng trăm biệt thự cao cấp.
Năm 2012, xây dựng 8 dự án bất động sản đa năng tại các vị trí trắc địa ở Việt
Nam trị giá hơn 4 tỷ đôla, có các kế hoạch làm giàu thêm nữa bằng việc bán các
căn hộ cao cấp và trung cấp cho những người châu Á . Tháng 1/2012: sáp nhập
Vinpearl với Vincom thành tập đoàn Vingroup.

GVHD: ThS. Tô Trần Lam Giang

Page 19


Tìm hiểu phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng tại Tập đoàn Vingroup
Xây dựng dự án đa năng Royal City của Vingroup tại Hà Nội có giá bán căn hộ
từ 1.800-2.500 USD/m2. Dự án có công viên nước trong nhà và sân trượt băng đầu
tiên ở Việt Nam. Theo nhận định của Bloomberg: “Tấn công luôn tốt hơn là phòng
thủ”- đó là nguyên tắc được ông áp dụng cho mọi việc làm của mình.
 Có kỹ năng quyết định, biết nắm bắt thời cơ
Phạm Nhật Vượng được coi là một cá nhân xuất sắc trong thế hệ của những con
người cũ nhưng tư duy nhạy bén, nắm bắt xu thế và ngấm chút máu lửa kinh
doanh từ Đông Âu- nơi mà 2/3 Việt kiều đang cư trú là dân kinh doanh, buôn bán.
Đây là thế hệ đã và đang nắm giữ rất nhiều công ty, doanh nghiệp lớn của Việt
Nam hiện nay.
Năm 2010, ông bán công ty ở Ukraina giá 100 triệu USD rồi về nước đầu tư vào
các dự án với mong muốn đưa nước ta phát triển ngang với các nước trong khu
vực. Ông chia sẻ, trước khi lên ý tưởng cho một dự án mới, ông thường đi đây đi
đó để tham khảo. Cách làm này giúp cho các ý tưởng, kế hoạch của người lãnh
đạo trở nên thục tế và sát sườn hơn.
 Cách quản lý nhân viên hiệu quả
Ông là người làm việc cực kỳ nghiêm túc và tính kỷ luật cao. Ông buộc các nhân
viên mình phải chuẩn bị công việc tốt nhất có thể. Nếu công việc còn dang dở, họ

cần có động lực hiểu sếp để hoàn thành công việc. Ông Phạm Nhật Vượng luôn
yêu cầu nhân viên của mình thuộc lòng câu khẩu hiệu “Tốc độ, sáng tạo và hiệu
quả trong từng việc làm, trong từng hành động”. Theo các nhân viên dưới quyền
cho hay, ông là một thủ lĩnh gương mẫu và hấp dẫn không chỉ trong sáng tạo, ý
chí sắt đá, làm việc chăm chỉ,... mà còn là người bạn, người anh thân thiết. Ông
sẵn sàng lăn lưng cùng anh em vác từng bao cát, bao xi măng khi xây dựng nhà
máy mì đầu tiên, nhưng ông cũng chấp nhận bị phạt gấp 5 lần khi cấp dưới bị phạt
do lỗi trong công việc.
Ngoài ra, ông còn nổi tiếng với kỷ luật 3 phút. Ông là một người rất bận rộn, ông
thường chỉ có thời gian 3-5 phút cho mỗi đơn vị báo cáo. Tuy nhiên, không phải
lúc nào khoảng thời gian ấy cũng đủ để trình bày hết ý. Có những nhà lãnh đạo
phải bỏ cả tiếng đồng hồ ở hành lang để chờ ông Vượng, nhân lúc ông nghỉ giữa
giờ để tận dụng thêm vài phút quý báu trình bày cho trọn ý kiến đã nêu ra.
Ông còn là một lãnh đạo hòa đồng, thân thiện. Hàng tuần ông thường chơi bóng
đá, bóng rổ cùng nhân viên tại trung tâm thể thao của công ty. Thường xuyên trao
thưởng xứng đáng cho những nhân viên làm việc thực sự chất lượng, hiệu quả,
luôn quan tâm đến nhân viên.
2.2. Những nét riêng trong phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng
 Lối sống bình dị:
Phạm Nhật Vượng là đại diện cho làn sóng doanh nhân trẻ được học tập, có kinh
nghiệm kinh doanh bài bản ở nước ngoài và thành công nhất ở Việt Nam cho đến
GVHD: ThS. Tô Trần Lam Giang

Page 20


Tìm hiểu phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng tại Tập đoàn Vingroup
thời điểm hiện nay. Ông là cái tên thuộc diện được tìm kiếm hàng đầu ở Việt Nam,
nhưng hiếm khi người ta thấy ông xuất hiện rình rang ở chốn đông người. Ông rất
khiêm nhường và vô cùng kiệm lời. Mọi thông tin về ông, cho đến giờ, phần nhiều

là từ sự bàn tán sau những công trình, dự án “khủng” mà Vingroup không ngừng
xây dựng trong hơn 10 năm qua. Người ta bảo ông giàu, ông chỉ mỉm cười. Có
người nói ông đã… “chết”, ông cũng vẫn chỉ lặng lẽ nhấm nháp niềm hạnh phúc
riêng của mình.
 Tầm nhìn xa trông rộng, tư tưởng kinh doanh lớn:
Trước hết, ông là người có tư tưởng kinh doanh lớn. Ngay từ khi hình thành nhà
máy sản xuất mì ăn liền đầu tiên tại Ucraina, ông cùng các cộng sự đã đặt tên cho
sản phẩm của mình là “MIVINA”, tức là “mì Việt Nam”. Khi đầu tư hàng tỷ USD
về Việt Nam xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng, trung tâm thương mại, bệnh
viện..., tất cả đều có cụm chữ “VIN” đứng đầu, như Vincom, Vinpearl, Vinmec,
Vingroup..., viết tắt của một niềm kiêu hãnh vô bờ bến về đất nước mình: Việt
Nam.
Mì ăn liền thời đó là thực phẩm hữu ích, sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ. Sau
mì gói thương hiệu Mivina là bột canh và các sản phẩm gia vị, đồ ăn nhanh....
Chính những gói mì ăn liền và các sản phẩm gia vị, thức ăn nhanh đã mang lại cho
Phạm Nhật vượng khối tài sản lớn. Từ 10.000 USD khởi nghiệp vào năm 1992,
sau 22 năm, gia tài mà Phạm Nhật Vượng có được lên tới 1,6 tỷ USD – con mà
chỉ 1.092 người trên thế giới với tới được. Đã có một thời gian ông từng nghĩ sẽ về
nước nghỉ hưu sau khi kiếm được 2 triệu USD. Tuy nhiên công việc kinh doanh
dường như lôi cuốn ông đi xa hơn thế. Song song vói việc kinh doanh ở Ucraina,
Phạm Nhật Vượng bắt đầu các hoạt động kinh doanh ở Việt Nam vào đầu năm
2000. Đây là tiền đề sự nghiệp của ông phát triển ở Việt Nam. Ông đưa lợi nhuận
thu được từ Ucraina đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam thông qua hai
công ty Vinpearl (2001) và Tập đoàn Vingroup (2002).
Ông là một người có tầm nhìn xa trông rộng, rất nhạy bén và biết chớp lấy cơ hội
trong kinh doanh. Khi người dân Ucraina còn lạ lẫm với gói mì ăn liền thì ông đẩy
sản phẩm này trở thành số 1 trên thị trường. Khi thị trường bất động sản Việt Nam
đang còn sơ khai ông đã đầu tư hàng tỷ USD về nước...
 Mạo hiểm trong kinh doanh:
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng không chỉ được biết đến là người giàu nhất sàn chứng

khoán Việt, tỷ phú đô la đầu tiên được tạp chí Forbes vinh danh. Tỷ phú Phạm
Nhật Vượng còn được biết đến với những thương vụ gây “sốc” khiến nhiều người
ngỡ ngàng.
Đề xuất mua lại 3 nhà ga đường sắt lớn nhất Việt Nam: Mới đây, Tập đoàn
Vingroup vừa đề xuất Bộ GTVT mong muốn mua lại 3 nhà ga đường sắt lớn nhất
GVHD: ThS. Tô Trần Lam Giang

Page 21


Tìm hiểu phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng tại Tập đoàn Vingroup
Việt Nam, gồm: ga Hà Nội, ga Sài Gòn và ga Đà Nẵng. Bộ này cho biết sẽ có
những nghiên cứu về đề xuất của Vingroup để phát huy hiệu quả kinh tế.
Chi gần 1.500 tỷ đồng mua gần 90% cổ phần của CTCP Triển lãm Giảng Võ:
Ngày 20/3/2015, VEFAC đã tổ chức phiên đấu giá 16,25 triệu cổ phần tại Sở Giao
dịch Chứng khoán Hà Nội, nhưng chỉ bán được 620.500 cổ phần với giá mua bình
quân 10.058 đồng. Vingroup đã cam kết mua lại toàn bộ số cổ phần không bán hết
trong đợt đấu giá. Theo phương án cổ phần hóa ban đầu, VEFAC có vốn điều lệ
dự kiến 1.666 tỷ đồng. Trong đó, nhà nước sở hữu 10% cổ phần, bán đấu giá 9,8%
cổ phần và bán cho nhà đầu tư chiến lược 80% cổ phần. Tuy nhiên, với số cổ phần
nắm giữ lên tới 89,42% cùng với số lượng cổ phiếu do cổ đông nhà nước nắm giữ
là 10% thì tổng số cổ phần do hai nhà đầu tư này đã chiếm tới 99,42%. Như vậy,
lượng cổ phiếu trôi nổi bên ngoài còn 0,58%. Theo thông tin được Sở Giao dịch
chứng khoán Hà Nội, việc cổ phần hóa VEFAC có 3 dự án thành phần gắn liền với
nhau: Dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia trên trục Nhật Tân - Nội Bài
(Dự án Nhật Tân - Nội Bài), Dự án Giảng Võ và Dự án Mễ Trì. Trong đó, dự án
Nhật Tân - Nội Bài sẽ là Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia, thay thế cho
Trung tâm Hội chợ triển lãm Việt Nam hiện tại. Công trình này được xác định là
nơi đăng cai tổ chức các sự kiện lớn mang tính chất quốc gia nên kinh phí đầu tư
rất lớn, trị giá xây dựng sơ bộ ít nhất lên đến 4.000 tỷ đồng, chưa bao gồm chi phí

giải phóng mặt bằng và xây dựng các khu hỗ trợ.
Thâu tóm toàn bộ hệ thống Vinatex: Công ty cổ phần Siêu thị VinMart thuộc Tập
đoàn Vingroup vừa chính thức ký kết hợp đồng mua lại 100% vốn sở hữu của Tập
đoàn Dệt may VN (Vinatex) trong công ty TNHH MTV Thương mại và thời trang
VN - Vinatexmart. Ngày 10-4-2015, Tập đoàn Vingroup đã chính thức ký kết hợp
đồng mua lại 100% vốn sở hữu của Tập đoàn Dệt may VN (Vinatex) trong công ty
TNHH MTV Thương mại và Thời trang VN - Vinatexmart. Với thương vụ này,
Vingroup đã trở thành chủ sở hữu mới của toàn bộ hệ thống chuỗi siêu thị
vinatexmart với 39 cửa hàng đang hoạt động trên 19 tỉnh thành trong cả nước.
Thương vụ hợp nhất này được đánh giá là dựa trên sự kết hợp lợi thế sẵn có về hệ
thống phân phối, nguồn hàng của vinatexmart với nguồn lực tài chính lớn và năng
lực quản lý dày dạn kinh nghiệm của Vingroup, nhằm triển khai một cách nhanh
chóng và hiệu quả kế hoạch phát triển hệ thống bán lẻ của tập đoàn.
Việc mua lại Vinatex cũng khẳng định việc đầu tư đa ngành của Vingroup, với
mục tiêu tạo ra giá trị sinh thái toàn diện, trọn vẹn cho khách hàng: từ y tế, nghỉ
dưỡng, nông nghiệp, mua sắm.... và tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các doanh
nghiệp khác.

GVHD: ThS. Tô Trần Lam Giang

Page 22


Tìm hiểu phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng tại Tập đoàn Vingroup
Tuy Phạm Nhật Vượng thực hiện nhiều dự án “khủng” mang tính mạo hiểm cao
nhưng quan điểm của ông vẫn đảm bảo lợi ích của công ty nhưng chấp nhận mạo
hiểm trong một chừng mực cho phép.
2.3. Những thành công từ phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng
Dưới dự lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng nhân viên làm việc hiệu quả hơn: do
nhân viên được chủ động trong việc quyết định các công việc do mình phụ trách

nên công việc được xử lý một cách nhanh chóng hơn, chính xác & hiệu quả hơn.
Không khí thân thiện, định hướng nhóm, định hướng nhiệm vụ: mọi người tập
trung vào việc xử lý công việc, phối hợp thực hiện công việc thay vì ganh ghét, đố
kỵ nhau.
Hiệu quả công việc liên tục được nâng cao do người lãnh đạo có được những
quyết định đúng đắn, bám sát với thực tế phần mềm quản lý tài liệu văn bản điện
tử.
Môi trường làm việc thoải mái, thân thiện và có triển vọng nên nhân viên gắn bó
làm việc lâu dài, toàn tâm, toàn ý lo cho công việc của công ty.
Công ty có nhiều ưu thế cạnh tranh so với đối thủ cạnh tranh bởi phát huy được
sức mạnh tập thể.
Bí mật của Phạm Nhật Vượng, theo Forbes, là đặt trọng tâm vào đối tượng khách
hàng giống như ông. Đó là một thế hệ mới mong muốn có cuộc sống tốt hơn thế
hệ cha mẹ. Những người này tạo ra một thị trường lớn cho các dự án bất động sản
nằm ở các vị trí đắc địa, vì 60% trong tổng số dân 92 triệu người Việt Nam là dưới
40 tuổi. Ông không chỉ xây các khu căn hộ, nhà lô và biệt thự, ông còn xây bệnh
viện, các tòa nhà văn phòng và trung tâm mua sắm để hỗ trợ các khu nhà ở. Ngoài
ra, giữa lúc nhiều công ty bất động sản khác trì hoãn dự án, thì các dự án của ông
luôn hoàn thành đúng thời gian. Tháp Vincom A chỉ mất thời gian 19 tháng để xây
xong.
Năm 2012, khi hầu hết các công ty bất động sản khác mắc kẹt với nợ xấu và
nguy cơ không bán được hàng, Vingroup đạt doanh thu khá cao từ bán nhà. Nhờ
đó, Phạm Nhật Vượng huy động được 300 triệu USD trên thị trường trái phiếu
quốc tế, cho dù nhà bảo lãnh phát hành Credit Suisse lúc đầu tỏ ra hoài nghi về
những con số của Vingroup. “Họ đã thuê luật sư và kiểm toán viên để kiểm tra”,
bà Lê Thị Thu Thủy, giám đốc điều hành của Vingroup cho hay. “Chúng tôi đã
đưa cho họ báo cáo ngân hàng của mình và cho họ tiếp xúc với khách hàng”.
Nguồn vốn vay quốc tế này đóng một vai trò quan trọng, vì cho dù đã nổi lên trở
thành người giàu nhất Việt Nam, ông đã phải trải qua một giai đoạn khó huy động
vốn trong nước.

Hai quỹ nước ngoài chuyên về thị trường chứng khoán Việt Nam là MSCI
Vietnam IMI và Van Eck Market Vectors ETF đã gom một lượng lớn cổ phiếu
GVHD: ThS. Tô Trần Lam Giang

Page 23


Tìm hiểu phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng tại Tập đoàn Vingroup
Vingroup. Những lực lượng đến từ bên ngoài này chính là nguồn động lực đưa
ông Vượng lên địa vị tỷ phú.
Phạm Nhật Vượng đang trong quá trình huy động vốn từ một số nhà đầu tư chiến
lược, với mục tiêu sau cùng là niêm yết Vingroup trên thị trường chứng khoán
Singapore. Ông hy vọng, việc niêm yết ở Singapore sẽ mang đến cho cổ phiếu
Vingroup một mức giá hợp lý, đồng thời tạo ra một cột mốc mới khi Vingroup trở
thành công ty Việt Nam đầu tiên niêm yết ở nước ngoài.
Từ 10.000 USD khởi nghiệp vào năm 1992, sau 22 năm, gia tài mà Phạm Nhật
Vượng có được lên tới 1,6 tỷ USD – con số mà chỉ 1.092 người trên thế giới với
tới được.
Phạm Nhật Vượng không chỉ là tỷ phú của Việt Nam đầu tiên lọt vào danh sách
do tạp chí Forbes của Mỹ công bố, chủ tịch của tập đoàn Vingroup còn là một
trong 10 tỷ phú mới xuất sắc nhất thế giới năm 2013. Tính tới thời điểm hiện nay,
đây là năm thứ tư liên tiếp ông Vượng có tên trong danh sách này. Theo con số
của Forbes, mỗi năm tổng tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng 100 triệu
USD.
Chương 3: Bài học kinh nghiệm từ phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật
Vượng tại Tập đoàn Vingroup
Từ việc tìm hiểu phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng; chúng ta có thể thấy
được những phẩm chất của người lãnh đạo cần phải có như sau:
3.1.
Tầm nhìn xa

Một người lãnh đạo có vai trò quan trọng hơn một cá nhân rất nhiều. Anh ta
dường như luôn biết cách hoạch định tốt mọi công việc và là người cung cấp
những lời khuyên hữu ích nhất cho những cộng sự hay thuộc cấp của mình.
Không chỉ có một tầm nhìn xa, anh ta còn biết cách truyền đạt những ý tưởng của
mình cho người khác hiểu để cùng với mình thực hiện tốt những ý tưởng đó.
Những thông điệp được truyền đi phải luôn sinh động, rõ ràng và có sức thuyết
phục cao. Do đó, sự thành thạo trong khả năng giao tiếp bằng lời nói luôn là phẩm
chất cần có của một người lãnh đạo giỏi.
Trong khi mọi người đều bị thuyết phục bởi tài năng của người lãnh đạo, họ
thường không nhận ra rằng tài năng đó chỉ đóng vai trò bổ trợ cho những kinh
nghiệm mà anh ta tiếp thu từ thực tiễn công việc: khả năng lên kế hoạch và thiết
lập mục tiêu cần đạt được. Anh ta là người luôn có những giải pháp để giải quyết
mọi khó khăn trong những tình huống nan giải nhất, bởi vì, anh ta đã nhìn rõ bản
chất của sự việc ngay cả trước khi bạn chỉ bắt đầu nghĩ về nó.
3.2.
Sự tự tin
Một người lãnh đạo thật sự phải luôn có lòng tin vào chính mình. Thông thường,
sự tự tin này hình thành từ sự thật là bất cứ một người lãnh đạo nào cũng từng trải
GVHD: ThS. Tô Trần Lam Giang

Page 24


Tìm hiểu phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng tại Tập đoàn Vingroup
qua thời gian dài rèn luyện những kỹ năng trong công việc, tích lũy vốn kiến thức
rộng cùng với sự thông minh sẵn có của anh ta. Bên cạnh đó, cho dù không có
những kỹ năng, kinh nhgiệm kia thì anh ta cũng là người biết nhận thức, học hỏi
điều đó từ những người khác.
3.3.
Tính kiên định

Một người lãnh đạo mạnh mẽ cần phải có lập trường vững vàng trong các quyết
định của mình. Tuy nhiên, điều này không bao gồm những tư tưởng bảo thủ,
ngoan cố không biết sửa chữa những sai lầm. Hơn nữa, anh ta phải biết nghiêng về
lẽ phải trong việc phân xử các xung đột trong nội bộ của mình.
3.4.
Biết chấp nhận mạo hiểm
Nhiều người không dám mạo hiểm bởi vì họ sợ bạn phải nhận lấy thất bại. Tuy
nhiên, nếu bạn là một người lãnh đạo có tham vọng, bạn cần phải tự hỏi chính
mình rằng liệu sự mạo hiểm đó có đáng giá hay không?
Nếu cảm thấy sự liều lĩnh của mình là đáng bỏ công, bạn càn biết vượt qua rào
cản tâm lý lo sợ, e ngại và dũng cảm đương đầu với thử thách. Nếu thử thách là
quá khó, hãy dành thời gian cho việc lên kế hoạch “tác chiến”, càng có nhiều sự
chuẩn bị, mức độ mạo hiểm trong tình huống của bạn càng được giảm bớt.
3.5.
Sự kiên trì
Người lãnh đạo không bao giờ đầu hàng khó khăn khi chưa thật sự đối đầu với
nó. Mọi thứ không phải luôn dễ dàng đối với bạn và bởi vì bạn là người đứng đầu
nên bạn cần biết thử trải nghiệm thật nhiều cho đến khi nào thành công thì thôi.
3.6.
Sự quả quyết
Là người đứng đầu, bạn được trông chờ trong việc đưa ra những quyết định quan
trọng trong khi những người khác thường cố gắng tránh xa nó. Cho dù những
quyết định này đôi khi sẽ tạo ra những tác động lớn ảnh hưởng đến mối quan hệ
của bạn và những người xung quanh mình thì bạn cũng phải chấp nhận điều đó.
Sự cả nể, nhân nhượng trong cách đưa ra quyết định có thể dẫn bạn đến những
sai lầm khi tạo tiền lệ xấu dẫn đến việc làm mất đi cái “uy” trong vị thế là người
lãnh đạo của bạn. Đôi khi bạn cũng cần nhẫn tâm một chút trong việc sa thải một
nhân viên nào đó vì hành động của anh ta gây tổn hại lớn đến lợi ích của công ty.
3.7.
Sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân

Bạn có sẵn sàng để làm điều đó để công việc của mình tiến triển tốt hay không?
Là một người đứng đầu một tập thể, bạn phải tốn rất nhiều thời gian và công sức
để quản lý tốt những người dưới quyền và công việc của mình. Thậm chí, sự bận
rộn đó còn chiếm cả những khoảng thời gian riêng tư dành cho bản thân và gia
đình bạn.
3.8.
Khả năng thích nghi
Phương thức kinh doanh có thể hiệu quả trong hôm nay nhưng ngày mai thì nó
lại khác. Một người lãnh đạo có tài cần phải nhận thức được điều đó và phải biết
GVHD: ThS. Tô Trần Lam Giang

Page 25


×