Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

BÁO cáo CUỐI kỳ môn QUẢN lý bảo DƯỠNG đề tài lập kế HOẠCH bảo DƯỠNG CHO một máy móc THIẾT bị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (442.94 KB, 10 trang )

BÀI TẬP BÁO CÁO CUỐI KỲ

GVHD: Th.s. Hồ Dương Đông

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA QUẢN LÝ DỰ ÁN
------

BÁO CÁO CUỐI KỲ
MÔN QUẢN LÝ BẢO DƯỠNG
ĐỀ TÀI: LẬP KẾ HOẠCH BẢO DƯỠNG
CHO MỘT MÁY MÓC THIẾT BỊ

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : ThS. HỒ DƯƠNG ĐÔNG
SINH VIÊN THỰC HIỆN

: NGUYỄN PHƯỚC CHUNG

LỚP

: 11QLCN

- Đà Nẵng, 2014 -

Trang 1


BÀI TẬP BÁO CÁO CUỐI KỲ

GVHD: Th.s. Hồ Dương Đông



LỜI MỞ ĐẦU
Theo tiêu chí bảo dưỡng công nghiệp hiện nay thì Việt Nam là nước có vai trò bảo
dưỡng công nghiệp tụt hậu 50 năm so với thế giới. Ở những năm 60 của thế kỷ trước, các
nước Châu Âu đã vượt qua bảo dưỡng định kỳ và tiến đến bảo dưỡng dựa trên tình trạng
của thiết bị thì hiện nay, Việt Nam mới chỉ đang dừng ở bảo dưỡng trên tình trạng máy hỏng
và bảo dưỡng theo định kỳ.
Đặc thù của bảo dưỡng ở Việt Nam là hình thức bảo dưỡng cơ hội, nghĩa là khi máy
hỏng ở một bộ phận, ngoài việc bảo dưỡng bộ phận bị hỏng, thì nhân lúc đó sẽ bảo dưỡng
luôn những bộ phận còn lại.
Theo ước tính rằng 50% máy móc thiết bị tại các công ty sản xuất công nghiệp Việt Nam
bị hỏng hoặc hư hại nghiêm trọng do không được bảo dưỡng. Vì thế, vấn đề thiếu bảo
dưỡng công nghiệp hiện nay đang là một thách thức đối với hiệu quả và lợi nhuận của các
doanh nghiệp Việt Nam, tuy nhiên giải quyết vấn đề này sẽ mang lại tiềm năng lớn về tăng
lợi nhuận và sức cạnh tranh.
Nguyên nhân: Việt Nam từng là một bãi rác công nghiệp
Việt Nam từng có trình độ bảo dưỡng công nghiệp khá tốt trong thời kỳ bao cấp, khi
máy móc thường nhập từ các nước XHCN với những hướng dẫn cụ thể, rõ ràng của các
chuyên gia nước bạn. Tuy nhiên sau đó, thiết bị được nhập về từ khắp nơi. Có một thời gian,
nước ta trở thành bãi rác công nghệ với rất nhiều thiết bị cũ được nhập từ các nước. Vì thế,
các hướng dẫn sử dụng và bảo hành thiết bị khác nhau, gây nhiều khó khăn cho người quản
lý cũng như kỹ thuật bảo dưỡng.
Thêm nữa, trình độ bảo dưỡng của Việt Nam tụt hậu còn do cách tiếp cận cũng như suy
nghĩ về bảo dưỡng ở Việt Nam. Ở nước ngoài, họ coi bảo dưỡng và sản xuất là hai mặt của
một vấn đề. Một bên là sản xuất và bên kia là bảo dưỡng, hai mặt gắn chặt với nhau. Bảo
dưỡng cũng đóng góp lợi nhuận của công ty. Còn đối với Việt Nam, giống như hai cánh tay,
tay phải là sản xuất, tay trái là bảo dưỡng, sản xuất thì ra tiền còn bảo dưỡng thì tốn tiền. Vì
thế người ta cố gắng chi phí tối thiếu cho phần bảo dưỡng.
Sau đây là quy trình bảo dưỡng một máy móc thiết bị tại công ty Cổ phần Cơ khí Hà
Giang Phước Tường. Xin cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của đội bảo dưỡng tại công ty để

giúp tôi hoàn thành bài báo cáo này.

Trang 2


BÀI TẬP BÁO CÁO CUỐI KỲ

GVHD: Th.s. Hồ Dương Đông

MỤC LỤC

Trang 3


BÀI TẬP BÁO CÁO CUỐI KỲ

I.

GVHD: Th.s. Hồ Dương Đông

LIỆT KÊ HỆ THỐNG THIẾT BỊ CẦN BẢO DƯỠNG:
Bảng 1: Bảng liệt kê các hệ thống bảo dưỡng trong nhà máy:
Hệ thống

Hiện trạng

Hệ thống điện

Bình thường


Hệ thống nước

Bình thường

Cơ sở hạ tầng

Bình thường

Máy móc, thiết bị

II.

Bình thường

Loại
bảo
dưỡng
Định
kỳ
6
tháng một
lần
Định
kỳ
3
tháng một
lần
6
tháng một
lần

3
tháng một
lần

Thời gian bảo
dưỡng

Người bảo dưỡng

Ngày chủ nhật
cuối cùng của kỳ
bảo dưỡng

Nhóm
công ty

Ngày chủ nhật
cuối mỗi quý

Nhân viên bảo vệ và
nhân viên bảo dưỡng
công ty

Bắt đầu từ quý
thứ hai + 6 tháng

Nhóm
công ty

bảo


dưỡng

Trước khi bảo
dưỡng hệ thống
điện 1 tháng

Nhóm
công ty

bảo

dưỡng

bảo

dưỡng

LẬP NHÓM BẢO DƯỠNG:
II.1. Thành lập nhóm bảo dưỡng:
Dựa vào nguồn nhân lực hiện có, để bảo dưỡng tốt thiết bị ta có nhóm bảo dưỡng gồm

có 3 người: Đội trưởng nhóm bảo dưỡng và hai nhân viên kỹ thuật. Ngoài ra còn có sự tham
gia của nhân viên bảo vệ công ty.
II.2. Hoạt động nhóm bảo dưỡng:
Phối hợp giữa bộ phận bảo trì và bộ phận sản xuất để các định ngày bảo trì.
Lên danh sách hệ thống cần bảo dưỡng theo thời gian định kỳ.
Thu thập dữ liệu về các thiết bị bảo dưỡng.
Đảm bảo đủ và đúng nhân lực cho công việc bảo trì (điện, cơ khí, lắp ráp …)
Đảm bảo đúng dụng cụ và thiết bị sẵn sàng (dụng cụ, xe nâng, cần cẩu, …)

Xác định mức độ ưu tiên các các công việc.
Tối ưu mọi nguồn lực khi thực hiện công việc.
III. THU THẬP CƠ SỞ DỮ LIỆU:
Trang 4


BÀI TẬP BÁO CÁO CUỐI KỲ

GVHD: Th.s. Hồ Dương Đông

Bảng 2: Bảng máy móc, thiết bị cần bảo dưỡng của công ty
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

Mã số máy

001.02
001.05
020.02
018.03
017.05
010.13
028.24
012.32
011.02
010.11
031
001.22
001.04
010.14
024.1
029.1

Tên máy
Máy bo đầu
Máy cuốn và ghép ống
Máy hàn que
Máy hàn góc (CO2)
Máy hàn thường
Máy tiện
Máy phay
Máy khoan đứng
Máy cắt điện liên hợp
Máy nén dầm y
Máy uốn định hình
Máy tiện ren

Máy cưa vòng
Máy phun sơn Hasco Grac
Máy nén phun bi
Máy hàn Tig Argon

IV. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN GÂY RA LỖI:
IV.1. Phân tích tần suất sự cố hư hỏng:
Sử dụng biểu đồ Pareto để xác định tần suất xuất hiện các dạng lỗi hư hỏng đối với
thiết bị. Ta chia lỗi hư hỏng của thiết bị thành 2 loại:
• Hư hỏng đơn giản: Thiết bị bị bám bụi bẩn hay hư hỏng nhẹ có thể tự sửa chữa.
• Hư hỏng phức tạp: Thiết bị bị hư hỏng nặng và không có khả năng tự sửa chửa, phải nhờ
đến sự trợ giúp của người có chuyên môn.
Hình 4.1. Biểu đồ Pareto
IV.2. Phân tích nguyên nhân gây hư hỏng:
Sử dụng biểu đồ xương cá để xác đinh nguyên nhân gây ra hư hỏng cho thiết bị:

Trang 5


BÀI TẬP BÁO CÁO CUỐI KỲ

V.

GVHD: Th.s. Hồ Dương Đông

PHƯƠNG PHÁP BẢO DƯỠNG MÁY TIỆN:
1. Sơ đồ chi tiết máy tiện:

Hình 1: Hình chiếu đứng máy tiện
Chú thích:

1- hộp tốc độ trục chính
Trang 6


BÀI TẬP BÁO CÁO CUỐI KỲ

GVHD: Th.s. Hồ Dương Đông

2- cần điều khiển tốc độ quay của trục chính
3- mâm cặp
4- ổ gá dao tiện
5- bàn trược dọc trên
6- ụ động
7- trục vitme
8- trục trơn
9- trục khơi động
10- thanh răng
11- cần khởi động máy
12- bàn trược dọc và hộp xe dao
13- thân máy
14- cần điều khiển tốc độ chạy dao
15- hộp chạy dao
2. Chuyển động trên máy tiện
Chuyển động chính là chuyển động quay của chi tiết gia công. Phần lớn công suất của
máy được tiêu hao cho chuyển động này.
Chuyển động tiến : là chuyển động tịnh tiến dao trong quá trình cắt bảo đảm cho dao
cắt liên tục vào những lớp kim lọai mới.
Chuyển động tiến gồm chuyển động tiến dọc là chuyển động dọc theo đường tiến của
phôi, chuyển động tiến ngang là phương vuông góc với đường tâm của phôi, chuyển động
xiên so với đường tâm của phôi một góc (khi tiện côn) và chuyển động tiến theo một quỹ

đạo cong (khi tiện định hình)
3. Bảo dưỡng máy tiện
Bảo dưỡng lưỡi dao: nguyên nhân là do tiếp xúc với phôi cứng làm xước bề mặt dao,
các hạt kim loại của phôi nóng chảy làm dính vào dao và dao bị mòn không đều. Cách bảo
dưỡng tốt nhất là mài lại lưỡi dao sau khi sử dụng hoặc trước khi sử dụng.

Trang 7


BÀI TẬP BÁO CÁO CUỐI KỲ

GVHD: Th.s. Hồ Dương Đông

Hình 2: Máy tiện theo mô phỏng các bộ phận quan trọng
Cách bảo dưỡng máy tiện cũng rất đơn giản, gồm hai phần:
Phần bên ngoài chỉ cần lau chùi sạch sẽ bụi bẩn bám trên máy trước và sau khi sử
dụng.
Phần bên trong thường xuyên kiểm tra định kỳ, tra dầu nhớt để máy vận hành tốt nhất.
Các bộ phận cần phải tra dầu mở là trục vít me, hộp xe dao và các dây xích đu giữa bộ phận
động cơ và bánh răng.
Tùy thuộc vào độ hư hỏng của máy mà có biện pháp bảo dưỡng kịp thời.
Việc sửa chửa, bảo dưỡng hay thay thế thiết bị khi chúng bị hư hỏng sẽ dựa trên các
tiêu chí sau:
• Mức độ hư hỏng
• Chi phí sửa chữa < Chi phí mua mới
• Giá trị vật chất, tinh thần của thiết bị
4. Chi phí bảo dưỡng máy tiện
Trang 8



BÀI TẬP BÁO CÁO CUỐI KỲ

GVHD: Th.s. Hồ Dương Đông

Chi phí bảo dưỡng máy tiện gồm chi phí nhân công và chi phí dầu nhớt.
Thời gian bảo dưỡng máy tiện chỉ 1 giờ. Với một nhân công bảo trì lương trung bình
một ngày 200.000 đồng. Thời gian làm tám tiếng, vậy một tiếng thì chi phí nhân công sẽ là
25.000 đồng/giờ.
Chi phí dầu nhớt đối với máy tiện:
Vì công suất hoạt động của máy là liên tục nên mỗi tháng phải thay dầu nhớt cho máy
một lần, mỗi lần hết 1 bình nhớt.
Cứ 3 tháng công ty sẽ bảo dưỡng định kỳ cho tất cả máy móc. Nhưng máy tiện và một
số máy khác cứ mỗi tháng sẽ được thay dầu và lau chùi sạch sẽ. Vậy nên máy tiện sẽ được
tính bảo dưỡng định kỳ một tháng. Chi phí cho mỗi bình dầu nhớt là 60.000 đồng.
Vậy chi phí bảo dưỡng = Chi phí nhân công + chi phí dầu nhớt
= 25.000 + 60.000= 85.000 (đồng)

KẾT LUẬN
Bảo dưỡng máy móc, thiết bị là một phương pháp trực tiếp giúp doanh nghiệp tăng lợi
nhuận, bằng cách giảm bớt chi phí sữa chửa, đồng thời làm tăng năng suất hoạt động của
máy móc. Song quá trình bảo dưỡng tại Việt nam vẫn còn mang tính chất thời vụ, chỉ có
một số công ty coi trọng vấn đề bảo dưỡng còn hầu hết là áp dụng phương pháp bảo dưỡng
sửa chữa, tức là chờ cho khi máy hư hỏng rồi mới sửa.
Qua quá trình thực tập, em nhận thức được rất nhiều điều: thực tế khác xa với lý
thuyết, nhưng kiến thức ở trường là nền tảng để em tiếp xúc thực tế một cách khoa học hơn.
Em nhận thấy những gì mình học quá nhỏ bé và bản thân cần phải học hỏi nhiều hơn, tìm

Trang 9



BÀI TẬP BÁO CÁO CUỐI KỲ

GVHD: Th.s. Hồ Dương Đông

hiểu trao dồi kiến thức nhiều hơn để đáp ứng yêu cầu thực tế công việc mang lại hiệu quả
trong công việc tạo niềm tin cho doanh nghiệp, tạo cơ hội cho bản thân mình phát triển.
Cuối cùng em xin cảm ơn các anh chị trong công ty đã cho em cho cơ hội được tiếp
xúc trực tiếp với công ty. Mặc dù, thời gian thực tập chỉ có 3 tuần nhưng đó cũng là một
khoảng thời gian vô cùng ý nghĩa đối với một sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm như em.
Em xin hết !

Trang
10



×