Tải bản đầy đủ (.pptx) (31 trang)

Luật so sánh điều kiện áp dụng PL nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 31 trang )

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
về
ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
NƯỚC NGOÀI

NHÓM 1 – LỚP CLC38A


I. Điều kiện áp
dụng pháp luật
nước ngoài

II. Nguyên nhân, mục
đích của việc cho
phép quốc gia áp
dụng pháp luật nước
ngoài

IV. So sánh về điều
kiện áp dụng pháp
luật nước ngoài trong
BLDS 2005 với BLDS
2015

III. Một số vấn đề
pháp lý phát sinh khi
áp dụng pháp luật
nước ngoài


I. Điều kiện áp dụng pháp luật nước ngoài



Điều kiện
cần
Điều kiện đủ
- Sự dẫn chiếu đến việc áp
dụng pháp luật nước ngoài
trong pháp luật Việt Nam

- Việc áp dụng hoặc hậu quả của
việc áp dụng pháp luật nước
ngoài đó không trái với các
nguyên tắc cơ bản của pháp luật
Việt Nam.
- Sự thỏa thuận áp dụng pháp - Thỏa mãn điều kiện của
luật nước ngoài của các bên việc chọn luật trong trường
trong quan hệ hợp đồng
hợp các bên trong quan hệ
hợp đồng có thỏa thuận chọn
luật.


1. Điều kiện cần: 2 trường hợp

Có sự dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài
trong pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Việt
Nam là thành viên.
Hoặc
Có sự thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài của các
bên trong quan hệ hợp đồng



a) Sự dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước
ngoài
Điều 759 khoản 3 BLDS 2005: “Trong trường hợp Bộ luật này, các văn bản
pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc điều ước quốc
tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên dẫn chiếu đến việc
áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật của nước đó được áp dụng, nếu
việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ
bản của pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
Điều 122 Luật Hôn nhân & Gia đình 2014: “Trong trường hợp Luật này,
các văn bản pháp luật khác của Việt Nam có dẫn chiếu về việc áp dụng pháp
luật nước ngoài thì pháp luật nước ngoài được áp dụng, nếu việc áp dụng đó
không trái với các nguyên tắc cơ bản được quy định tại Điều 2 của Luật
này.”, “Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là thành viên có dẫn chiếu về việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì
pháp luật nước ngoài được áp dụng.”


b) Sự thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài của
các bên trong quan hệ hợp đồng
Điều 759 Khoản 3 BLDS 2005: “Pháp luật nước ngoài cũng
được áp dụng trong trường hợp các bên có thỏa thuận trong
hợp đồng, nếu sự thỏa thuận đó không trái với quy định của
Bộ luật này và các văn bản pháp luật khác của Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam”
Điều 4 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005: “Trong trường hợp
Bộ luật này có quy định hoặc các bên có thỏa thuận trong hợp
đồng, luật nước ngoài có thể được áp dụng tại Việt Nam đối
với các quan hệ hợp đồng liên quan đến hoạt động hàng hải,
nếu luật đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật

Việt Nam.”


Điều 5 khoản 2 Luật Thương mại 2005: “Các bên trong
giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thỏa thuận
áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế
nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó
không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt
Nam.”
Điều 4 Khoản 4 Luật Đầu tư 2014: “ Đối với hợp đồng
trong đó có ít nhất một bên tham gia là nhà đầu tư nước
ngoài hoặc tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của
Luật này, các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng việc áp
dụng pháp luật nước ngoài hoặc tập quán đầu tư quốc tế nếu
thỏa thuận đó không trái với quy định của pháp luật Việt
Nam.


Nguyên tắc
vàng của luật
hợp đồng:
“tự do ý chí”

Cho phép thỏa thuận
lựa chọn áp dụng
pháp luật nước ngoài


Điều kiện đầu tiên để
áp dụng pháp luật

nước ngoài: Pháp luật
nước ngoài cần được
“gọi tên” ra trước!


2. Điều kiện đủ
Việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước
ngoài đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật
Việt Nam.

Thỏa mãn điều kiện của việc chọn luật trong trường hợp các
bên trong quan hệ hợp đồng có thỏa thuận chọn luật.


“Không trái với các nguyên
tắc cơ bản của pháp luật
Việt Nam”

“Không trái với nguyên tắc của
luật chuyên ngành”

TUY
NHIÊN
“Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt
Nam” cho đến nay cũng vẫn đư­ợc hiểu chung
chung, trừu t­ượng. 


Các điều kiện chọn luật



- Phải có sự thỏa thuận của các bên về việc chọn luật áp d ụng và sự
thỏa thuận đó phải dựa trên ý chí tự nguyện của các bên – điều kiện
cần



- Việc chọn luật không được trái với ĐƯQT mà quốc gia của các bên
là thành viên



- Việc chọn luật và việc áp dụng hệ thống pháp luật được chọn
không được trái với pháp luật quốc gia của các bên – 2 nội dung c ơ
bản: các bên chỉ có quyền chọn luật để điều chỉnh các QHDS có
YTNN mà pháp luật VN cho phép chọn luật áp dụng và việc áp d ụng
hoặc hậu quả của việc áp dụng luật được chọn không được trái với
các nguyên tắc cơ bản của pháp luật VN



- Luật được chọn phải là luật thực chất – HTPL được chọn phải có
các quy phạm pháp luật thực chất, trực tiếp điều chỉnh QHDS giữa
các bên



- Việc chọn luật không được nhằm mục đích lẩn tránh pháp luật



II. Nguyên nhân, mục đích của việc cho phép
quốc gia áp dụng pháp luật nước ngoài:

Nguyên nhân
• chủ quyền của quốc gia
• quyền bình đẳng giữa các quốc gia.

Mục đích
• Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên chủ
thể,
• Thừa nhận khả năng áp dụng pháp luật nước ngoài
và phải giải thích việc áp dụng


III. Một số vấn đề pháp lý phát sinh khi áp
dụng pháp luật nước ngoài:

Bảo lưu
trật tự xã hội

Dẫn chiếu ngược
và dẫn chiến
đến nước thứ
ba:

Lẩn tránh
pháp luật


1. Bảo lưu trật tự công cộng:

 Bảo

lưu trật tự công xuất phát từ nguyên tắc
tôn trọng chủ quyền quốc gia.

 Mục

đích: bảo vệ nguyên tắc của chế độ xã
hội và pháp luật của quốc gia có chủ quyền,
không áp dụng pháp luật nước ngoài khi
được quy phạm xung đột dẫn chiếu đến, mà
hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước
ngoài trái với những nguyên tắc xã hội và
pháp luật nước mình.


1. Bảo lưu trật tự công cộng:


Điều 6 Bộ luật Napoleon 1804: “ Không được ký kết thực
hiện giao dịch dân sự trái với những quy đ ịnh liên quan
đến trật tự công và thuần phong mỹ tục .”



Điều 5 - Công ước Newyork 1958 cho phép các quốc gia
thành viên được quyền từ chối công nh ận và thi hành
phán quyết của trọng tài nước ngoài n ếu vi ệc công nh ận
và thi hành phán quyết đó ảnh h ưởng đ ến tr ật t ự công
cộng của nước mình.




Điều 24 Bộ luật dân sự Angiêri, Đi ều 5 Lu ật T ư pháp qu ốc
tế Áo, Điều 6 Luật Tư pháp quốc tế Ba Lan hay Đi ều 150
Bộ luật Dân sự CHND Trung Hoa… : không được áp dụng
pháp luật nước ngoài nếu việc áp d ụng đó trái v ới tr ật t ự
và đạo đức của các quốc gia này .


1. Bảo lưu trật tự công cộng:


Trong luật Việt Nam, “không trái với nguyên tắc của pháp
luật Việt Nam” hoặc “không gây phương hại đến chủ
quyền và an ninh của Việt Nam”



Ngoài ra, Việt Nam cũng tham gia hoặc ký kết các Điều
ước quốc tế về vấn đề này như: Công ước Newyork 1958,
Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Liên bang Nga
1998, Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Ba Lan
1993 …


2. Dẫn chiếu ngược (Renvoi I) và dẫn chiếu
đến nước thứ ba (Renvoi II):
Hiện nay có ba quan điểm chính về vấn đề dẫn chiếu:



Quan điểm thứ nhất hoàn toàn không chấp nhận hiện tượng dẫn
chiếu – được các quốc gia như Hy Lạp, Brazil, Ai Cập ủng hộ.



Quan điểm thứ hai, chấp nhận dẫn chiếu ngược trở lại – được
Việt Nam, Pháp, Đức, … ủng hộ.



Quan điểm thứ ba là chấp nhận cả việc dẫn chiếu ngược trở lại và
dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba.




Dẫn chiếu ngược trở lại là hiện tượng khi quy phạm xung đột của
pháp luật nước này dẫn chiếu đến hệ thống pháp luật của nước
khác và pháp luật nước đó có quy phạm xung đột dẫn chiếu
ngược trở lại hệ thống pháp luật của nước có quy phạm xung độ
dẫn chiếu ban đầu.

Ví dụ: Tòa án nước Pháp xem xét năng lực hành vi của một công dân Anh, cư trú
tại Pháp.
Theo quy định của pháp luật nước Pháp thì luật được áp dụng trong trường hợp
này là luật của nước mà chủ thể mang quốc tịch.
Trong khi, pháp luật của Anh quy định năng lực hành vi của một người xác định
theo pháp luật của nước đương sự đang cư trú.





Pháp luật VN quy định: “ Trong trường hợp Bộ luật này, các
văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là thành viên dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp
luật nước ngoài thì pháp luật của nước đó được áp dụng,
nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái
với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam; trường hợp pháp luật nước đó dẫn chiếu trở
lại pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì áp dụng
pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”




Dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba là hiện tượng khi quy phạm
xung đột của pháp luật nước này dẫn chiếu đến hệ thống pháp
luật của nước khác và pháp luật nước đó lại có quy phạm xung
đột dẫn chiếu đến hệ thống pháp luật của nước thứ ba.

Ví dụ: một nam công dân Anh cư trú tại Canada, muốn đăng ký kết hôn với nữ
công dân Việt Nam tại Việt Nam.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì luật được áp dụng trong trường hợp
này là luật của nước mà chủ thể mang quốc tịch – luật Anh
Trong khi, pháp luật của Anh điều kiện kết hôn xác định theo pháp luật của nước
đương sự đang cư trú – luật Canada.



Trên thực tế tại VN, theo Điều
759 BLDS 2005 chỉ chấp nhận
dẫn chiếu ngược trở lại và
không đề cập gì việc dẫn
chiếu đến pháp luật của nước
thứ ba.


2. Lẩn tránh pháp luật (Fraus Legi Facta):


Lẩn tránh pháp luật là hành vi của đương sự cố tình khai thác các
quy tắc xung đột nhằm mục đích trốn tránh sự áp dụng pháp luật
không có lợi cho y (thay đổi quốc tịch, thay đổi nơi cư trú, di
chuyển trụ sở, chuyển động sản thành bất động sản hoặc ngược lại
từ nước này sang nước khác,… ).

Ví dụ:
• Các doanh nghiệp thực hiện hoạt động buôn bán thực tế tại Newyork nhưng
lại đăng ký pháp nhân ở các bang khác của Hoa Kỳ vì điều kiện đăng ký dễ
dàng và thuận lợi hơn, lệ phí không đáng kể.


Các công ty thành lập và đặt trụ sở tại Thụy Sĩ, Luxembourg, … để đỡ tốn
kém và thoát khỏi việc phải nộp lệ phí cao ở Anh, sau đó quay trở lại Anh
kinh doanh như những doanh nghiệp nước ngoài.



Cặp vợ chồng Philippines xin ly hôn ở nước này không được vì Philippines

cấm ly hôn nên đã du lịch sang Cộng hòa Dominica và tiến hành ly hôn tại
đó.


Điều 21 Bộ luật Dân sự Bồ Đào Nha quy định: “Trong quá trình áp dụng quy
phạm pháp luật, coi như không có giá trị pháp lý những hoàn cảnh pháp lý
được thiết lập với mục đích tránh áp dụng pháp luật thông thường được chỉ
định để điều chỉnh.”;
Điều 8 khoản b Luật Rumani năm 1992 quy định: “Áp dụng pháp luật nước
ngoài bị gạt bỏ khi nó được chỉ dẫn do lẩn tránh pháp luật.”
Điều 48 Bộ luật dân sự Cộng hòa Liên bang Nga: “Các hợp đồng ký kết nhằm
lẩn tránh pháp luật bị coi là vô hiệu.”
Ở Pháp đã hình thành nguyên tắc Fraus omnia corrumpit – mọi hành vi, mọi
hợp đồng ký kết mà lẩn tránh pháp luật đều bị coi là bất hợp pháp.
Trong hệ thống luật Anh – Mỹ tồn tại nguyên tắc locus regit actum – nếu các
hợp đồng giữa các bên ký kết mà lẩn tránh pháp luật các nước này thì sẽ bị tòa
án hủy bỏ.


Tại Việt Nam, trong các
văn bản pháp luật hiện
hành, chúng ta chưa có
một quy phạm pháp
luật nào quy định về
vấn đề lẩn tránh pháp
luật


×