Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Dự án trại lợn giống đông phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (430.03 KB, 53 trang )


LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, nhờ chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới
nền kinh tế từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, đa dạng hoá các loại hình sở hữu mà
nền kinh tế của đất nước đã phát triển, đời sống của đại đa số nhân dân đã được cải thiện
lên một bước.
Bước sang thế kỷ 21, đất nước ta đứng trước những thách thức và vận hội mới.
Nhờ đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, trên bước đường công nghiệp hoá và
hiện đại hoá đất nước, Việt Nam đang chuyển dịch từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền
kinh tế đa dạng với nhiều thành phần kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thực hiện chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nông nghiệp
nước ta đang có sự chuyển biến vững chắc từ nền kinh tế nông nghiệp thuần nông sang
nền kinh tế nông nghiệp đa dạng với nhiều loại cây trồng, con vật nuôi có giá trị kinh tế
cao. Sự kết hợp giữa chăn nuôi và trồng trọt là hướng mũi nhọn, làm tiền đề thúc đẩy nền
kinh tế Nông nghiệp Nông thôn. Hiện nay ngành chăn nuôi ngày càng có vị trí quan trọng
trong sản xuất Nông nghiệp, đặc biệt khi vấn đề lương thực đã được giải quyết cơ bản.
Nhưng do xuất phát điểm nền kinh tế còn thấp nên tỷ trọng sản lượng chăn nuôi mới
chiếm khoảng 25 % trong tổng giá trị sản lượng trong Nông nghiệp. Chăn nuôi hiện đang
là một trong những mũi nhọn trong việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo
hướng hàng hóa đa dạng hóa vật nuôi. Chăn nuôi đặc biệt đóng vai trò quan trọng trong
kinh tế hộ gia đình và là một trong những nguồn thu chủ yếu của nông hộ. Việc chăn nuôi
nông hộ trong những năm qua có những bước tiến đáng kể về năng xuất, chất lượng và
quy mô, các tiến bộ khoa học kỹ thuật đặc biệt về con giống và thức ăn đã được áp dụng
trong chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho hộ nông dân.
Trước thực trạng của ngành chăn nuôi nói trên Công ty Cổ phần Thương Mại
Công Nghiệp và Dịch vụ Á Châu thực hiện xây dựng “Dự án trại lợn giống Đông
Phương”. Là dự án xây dựng cơ sở sản xuất giống lợn Ông Bà với quy mô 35 con đực
giống và 500 con nái sinh sản. Khi đi vào hoạt động, Dự án đảm bảo có đủ giống tốt,
phục vụ nhu cầu nâng cao chất lượng đàn lợn giống và đàn lợn thịt trong khu vực, tạo
công ăn việc làm cho lao động tại địa phương, chủ động tự túc được nguồn thực phẩm


nâng cao đời sống người dân và cho xuất khẩu trao đổi hàng hóa. Đặc biệt góp phần vào
thực hiện kế hoạch xây dựng cánh đồng năm mươi triệu đồng/1 ha.


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CHUNG VỀ DỰ ÁN
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN.
Thực hiện Quyết định số 225/1999/QĐ/TT ngày 10/12/1999 của Thủ Tướng
Chính Phủ và Công văn số 3623 BNN/KH của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông
Thôn ra ngày 06/10/1999 về việc xây dựng dự án giống cây trồng vật nuôi. Đặc biệt
Quyết định số 117/QĐ/UBND về việc thành lập khu chăn nuôi tập trung có diện tích từ
05 ha trở lên. Được sự đồng ý của UBND huyện Thái Thụy, Phòng Nông nghiệp huyện
Thái Thụy, UBND xã Thụy Ninh Chúng tôi tiến hành khảo sát lập dự án: “Xây dựng
trại lợn giống Đông Phương’’ với các nội dung cơ bản sau:
Tên Dự án đầu tư: TRẠI LỢN GIỐNG ĐÔNG PHƯƠNG.
Tổng vốn đầu tư: 20.206.758.000 VNĐ.
Địa điểm đầu tư:

Xã Thuỵ Ninh, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

Diện tích khu đất: 05 ha.
Số lượng lao động: 57 người.
Thời gian hoạt động kinh doanh của dự án: 49 năm.
Chủ đầu tư trình thẩm định Dự án đầu tư xây dựng công trình với các nội
dung chính sau:
o Tên dự án: Dự án xây dựng trại lợn giống “Đông Phương”
o Chủ đầu tư: CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI CÔNG NGHIỆP VÀ DỊCH
VỤ Á CHÂU
o Tổ chức tư vấn lập dự án: Công ty Cổ phần TM CN & DV Á Châu.
o Chủ nhiệm lập dự án: Ông Phạm Khắc Thảo.

o Mục tiêu đầu tự xây dựng: Dự án xây dựng trại lợn giống “Đông Phương” nơi
sản xuất ra giống lợn Ông, Bà.
o Nội dung và quy mô đầu tư xây dựng:
- Quy mô đầu tư: Xây dựng trại nuôi lợn giống khoảng 500 con lợn nái 35 con
đực
- Quy mô sử dụng đất: 50.000 m2


- Địa điểm xây dựng: Xã Thụy Ninh - huyện Thái Thụy - tỉnh Thái Bình.
o Diện tích sử dụng đất: 50.000 m 2
o Phương án xây dựng: Theo thiết kế của nhà tư vấn khi được phê duyệt.
o Loại, cấp công trình: Công trình loại nhóm B.
o Thiết bị công nghệ: Sử dụng trang thiết bị công nghệ hiện đại phục vụ cho dự án.
o Phương án giải phóng mặt bằng:
Khu đất dự kiến dành riêng cho dự án có diện tích 5 ha đây là khu đất canh tác nông
nghiệp có hiệu quả kém, hàng năm chịu nhiều thiệt hại thiên tai lũ lụt, Không sản xuất
được vụ Đông do vậy rất thuận lợi cho việc giải phóng mặt bằng với chi phí hợp lý.
1.1.1. Tổng mức đầu tư của dự án:
* Vốn cố định
- Chi phí đực giống:
- Chi phí xây lắp:
- Chi thiết bị:
- Chi phí giải phóng mặt bằng:
- Dự phòng xây dựng cơ bản:
- Chi phí chuẩn bị đàu tư:
* Vốn lưu động

20.206.758.000 VNĐ.
16.002.422.000 VNĐ
490.000.000 VNĐ.

9.230.800.000 VNĐ.
3.881.622.000 VNĐ.
1.200.000.000 VNĐ.
1.000.000.000 VNĐ.
200.000.000 VNĐ
4.204.336.000 VNĐ

1.1.2. Nguồn vốn đầu tư:
Nguồn vốn tự có của chủ đầu tư:

12.206.758.000 VNĐ.

Nguồn vốn huy động:

8.000.000.000 VNĐ.

1.1.3. Hình thức quản lý dự án:
Chủ đầu tư trực tiếp quản lý đầu tư xây dựng và khai thác công trình.
1.1.4. Thời gian hoạt động kinh doanh dự án: 49 năm.
1.1.5. Kết luận:
Nếu Dự án đi vào hoạt động sẽ đem lại hiệu quả cả về kinh tế và xã hội:
1.2. Hiệu quả kinh tế:
+ Giá trị sản lượng ước đạt:


-

Nái giống sản xuất ra:
Đực giống sản xuất ra:
Lợn con nuôi lấy thịt:


3.500 con/ năm.
500 con/ năm.
6.450 con/ năm.

+ Giá trị kinh tế ước đạt:

18.469.400.000 VNĐ.

+ Lợi nhuận trước thuế:

2.539.127.000 VNĐ.

1.3. Hiệu quả xã hội:
+ Số lao động sẽ làm việc trong trang trại: 57 người.
+ Thu nhập bình quân 1 người/tháng: 1.200.000 VNĐ.
+ Tạo ra vùng sản xuất mang tính hàng hoá, cung cấp một lượng nguyên liệu phục
vụ ngành chế biến thực phẩm xuất khẩu.
+ Sản xuất lượng con giống có chất lượng cao phục vụ ngành chăn nuôi trong khu
vực.
Căn cứ từ những phân tích trên chủ đầu tư trình UBND tỉnh Thái Bình, UBND
huyện Thái Thụy, UBND xã Thụy Ninh cùng các Sở Ban ngành xem xét phê duyệt để
dự án sớm được thực hiện.


GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ.

* Giới thiệu chung về chủ đầu tư:
Công ty Cổ phần Thương Mại Công Nghiệp và Dịch Vụ Á Châu là chủ đầu tư thực
hiện xây dựng Dự án “Trại lợn giống Đông Phương”. Sau đây là chủ đầu tư:

Tên Công ty:
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI CÔNG NGHIỆP VÀ DỊCH VỤ Á
CHÂU
Trụ sở chính: Cụm 1, thôn Ngọc Đại, xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm , Tp. Hà Nội
Văn phòng giao dịch: 255 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Tp. Hà Nội
Điện thoại :

04.5535008

Mã số thuế :

0101512420

Số tài khoản:
Số tài khoản 1 :

1400206002262

Fax :

04.5530416


Tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Chi nhánh 24
Láng Hạ, Tp. Hà Nội.
Số tài khoản 2:

005-35049-630-0

Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ phần Quân đội Chi nhánh Điện Biên Phủ.

Ngành nghề kinh doanh:
- Đại lý mua bán ký gửi hàng hóa.
- Môi giới thương mại.
- Buôn bán máy móc, vật tư thiết bị, nguyên vật liệu trong lĩnh vực Công nghiệp,
Nông nghiệp, Xây dựng, Viễn thông, Điện Tử, Điện Lạnh, Tin Học, Hàng thủ công Mỹ
nghệ, hàng may mặc, hàng Mỹ phẩm, văn phòng phẩm.
- Sản xuất và buôn bán ống nhựa, ống thép, ống cấp thoát nước, ống chuyên dụng
bảo vệ cáp điện, cáp viễn thông, dây cáp điện.
- Buôn bán gia công các sản phẩm inox, kim lọai mầu (kim loại mầu được nhà
nước cấp giấy phép), bảo dưỡng, bảo hành các sản phẩm do Công ty kinh doanh.
- Xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, san lấp mặt bằng
- Chăn nuôi gia súc, sản xuất và buôn bán thức ăn chăn nuôi.
- Tư vấn đầu tư .
Vốn điều lệ: 5.000.000.000 VNĐ




CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG DỰ ÁN

-Luật Doanh nghiệp số 13/1999/QH10 được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam
thông qua ngày 12/06/1999 và các văn bản hướng dẫn.
-Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số 03/1998/QH10 ngày
20/05/1998 và các văn bản hướng dẫn.
-Nghị định 51/1999/NĐ - CP ngày 08/07/1999 của Chính Phủ quy định chi tiết thi
hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số 03/1998/QH10 ngày
20/05/1998.
-Nghị định 35/2002/NĐ - CP ngày 29/3/2002 của Chính Phủ về việc sửa đổi, bổ
sung Danh mục A, B và C ban hành tại Phụ lục kèm theo Nghị định số
51/1999/NĐ - CP ngày 8/7/1999 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành Luật

Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi).
-Thông tư 02/1999/TT - BKH ngày 24/9/1999 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng
dẫn trình tự, thủ tục cấp ưu đãi đầu tư theo Nghị định 51/1999/NĐ-CP ngày
8/7/1999.
- Thông tư 02/1999/TT - BKH ngày 24/9/1999 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng
dẫn trình tự, thủ tục cấp ưu đãi đầu tư theo Nghị định 51/1999/NĐ-CP ngày
8/7/1999.
-Căn cứ Luật đất đai ban hành ngày 26/11/2003, và các văn bản hướng dẫn thi
hành.
-Căn cứ Quyết định số 225/1999/QĐ/TTg ngày 10 tháng 12 năm 1999 của Thủ
Tướng Chính Phủ về chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi và giống cây nông
nghiệp.
-Căn cứ vào đề cương hướng dẫn xây dựng dự án phát triển giống cây trồng vật
nuôi năm 2000 - 2006 của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn.
-Căn cứ Công văn số 3623/BNN/KH của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn
ngày 06 tháng 10 năm 1999.


-Căn cứ vào nghị định 52/2004/QĐ-UB ngày 25/07/2003 và Quyết định 672/2001/
QĐ-UB ngày 20/09/2001 của UBND Tỉnh Thái Bình về chính sách đầu tư trong
nước của Tỉnh.
-Căn cứ Nghị quyết số 03/2000 NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính Phủ về phát
triển trang trại.
-Căn cứ Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ 16 về chuyển đổi
cơ cấu cây trồng vật nuôi.
-Nghị quyết của UBND tỉnh Thái Bình số 10/2000 NQ-UB ngày 27/02/2002 về
ban hành quy định một số chính sách khuyến khích chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông
nghiệp.
-Nghị quyết 12 NQ-TU ngày 02/08/2004 của BCH Đảng bộ tỉnh về đẩy mạnh phát
triển chăn nuôi giai đọan 2004-2010.

-Căn cứ Quyết định số 117/QĐ/UBND về việc thành lập khu chăn nuôi tập trung
có diện tích từ 05 ha trở lên của UBND tỉnh Thái Bình.
 ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ VÀ MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN
1/

Định hướng đầu tư.

Với sự tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế thế giới và khu vực trong thời
gian qua, sự hoà nhập và giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng, kéo theo sự phát
triển nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam. Song song với sự phát triển của nền kinh tế,
ngành chăn nuôi ở nước ta đã và đang có sự chuyển dịch nhanh chóng. Sự phát triển này
dựa trên cơ sở chủ trương của Đảng và nhà nước khuyến khích đầu tư khai thác tiềm
năng và thế mạnh của ngành nông nghiệp,đồng thời tạo tiền đề phát triển của các ngành
kinh tế mũi nhọn khác. Nhận thức được vấn đề này, Công ty Cổ phần Thương mại Công
nghiệp và Dịch vụ Á Châu quyết định đầu tư xây dựng một trung tâm sản xuất lợn giống
chất lượng cao theo mô hình kinh tế công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu về chất lượng
con giống trong khu vực và nguồn thực phẩm phục vụ trong nước và xuất khẩu.
2/

Mục tiêu của dự án:

- Đầu tư phát triển giống lợn nhằm đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính,
góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa
- hiện đại hóa.


- Phát triển chăn nuôi lợn gắn với sử dụng có hiệu quả các nguồn nguyên liệu, phế
phụ phẩm từ nông nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao đáp ứng nhu
cầu của xã hội và xuất khẩu.
- Phát triển chăn nuôi lợn phải gắn chặt với quy hoạch phát triển kinh tế tổng hợp

của tỉnh Thái Bình.
- Đầu tư tạo ra lợn giống có chất lượng cao, đảm bảo đực giống đưa ra sản xuất
phải có ít nhất 2-3 máu ngoại trở lên, để tạo ra đàn con lai nuôi thương phẩm có sức sống
cao, tiêu tốn thức ăn ít trên 1 kg tăng trọng, chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế.
- Tạo ra một vùng con giống trọng điểm, đàn nái sinh sản tập trung, sản xuất ra
nhiều lợn con cai sữa có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường con giống.
- Xây dựng trại lợn giống thuộc Sở Nông nghiệp trong đó sản xuất giống lợn đảm
bảo cung cấp đầy đủ nhu cầu đực giống cho phong trào chăn nuôi trong dân.
- Đẩy mạnh tốc độ phát triển ngành chăn nuôi, đặc biệt tốc độ và chất lượng đàn
lợn giống, phấn đấu đến năm 2014 thực hiện cơ bản xong chương trình nạc hóa đàn lợn ở
khu vực đồng bằng.
- Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy
nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của địa phương,
của tỉnh Thái Bình cũng như cả nước.
- Hơn nữa, Dự án đi vào hoạt động tạo công ăn việc làm với thu nhập ổn định cho
người dân, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá môi trường xã
hội tại địa phương.


CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH CÁC KHÍA CẠNH CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1. Tình hình phát triển kinh tế Việt Nam
Trong 05 năm, từ 2007 - 2010, nhất là từ giữa năm 2007 đến năm 2009, Việt Nam
chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, cùng với nhiều thiên tai bão lụt
nặng nề, nghiêm trọng liên tiếp xảy ra trên khắp đất nước, đã làm hạn chế tốc độ tăng
trưởng kinh tế và phát triển các mặt hàng trong xã hội, đặt nền kinh tế nước ta đứng trước
những thử thách quyết liệt. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mặc dù phải đối mặt với nhiều
khó khăn và thách thức, nền kinh tế Việt Nam trong 04 năm vừa qua (2007-2010) vẫn
tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao, đạt bình quân 6.8%/năm.
Sau một số năm giảm sút do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính

khu vực và những khó khăn nội địa, nền kinh tế Việt Nam đã hồi phục và phát triển theo
chiều hướng tích cực, tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, trong đó năm 2009
với 5.32% được coi là mốc đánh dấu việc chặn đà giảm sút.
Cơ cấu kinh tế trong 03 năm qua đã có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực
và hiệu quả. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP đã giảm từ 24,5% năm 2009 xuống còn
22,2% năm 2010; tỷ trọng công nghiệp tăng từ 36,7% lên khoảng 39%; tỷ trọng các
ngành dịch vụ được duy trì ở mức 38,5%. Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng
bình quân khoảng 5,3%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 15%, cao hơn mục
tiêu 13% cho giai đoạn 2007-2010.
Cơ cấu thành phần kinh tế đã có sự chuyển dịch đáng kể, kinh tế nhà nước tiếp tục
được đổi mới, sắp xếp lại các ngành kinh tế; ngành kinh tế cá thể và tư nhân được khuyến
khích phát huy hiệu quả, đóng góp không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế đất nước.
Đặc biệt Luật doanh nghiệp đã thực sự tạo động lực thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế
tư nhân, đóng góp tích cực vào lĩnh vực công nghiệp. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
tiếp tục có bước phát triển, thực sự trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng của nền
kinh tế quốc dân.
Nền tài chính quốc gia đã có nhiều cải thiện, tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà
nước hàng năm xấp xỉ 21% GDP; tốc độ tăng thu ngân sách hàng năm đã cao hơn tốc độ
tăng trưởng kinh tế và tốc độ tăng giá, đảm bảo cải thiện được các khoản chi cho quốc
phòng, văn hoá, giáo dục, y tế, xoá đói giảm nghèo. Bội chi ngân sách hàng năm được
khống chế dưới 5% GDP là mức hợp lý, vừa kiểm soát được lạm phát vừa có tác động
kích thích tăng trưởng kinh tế.


Nối tiếp đà phát triển của năm 2009, năm 2010 nền kinh tế Việt Nam tiếp tục có
những bước đột phá và đạt mức tăng trưởng trên 6.8 %/năm cho năm tài khoá 2010. Theo
số liệu thống kê của Bộ Công nghiệp, trong 8 tháng đầu năm 2010 giá trị sản lượng công
nghiệp đạt mức tăng bình quân 15,4%, đóng góp trên 41,34% cho tăng trưởng GDP của
đất nước. Trong đó tăng trưởng công nghiệp khu vực doanh nghiệp quốc doanh cũng đạt
mức 11,8%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 14,9%, còn khu vực tư doanh đạt mức

cao nhất 21,6%. Đứng đầu trong danh sách các ngành có những phát triển đột phá là các
ngành công nghiệp khai thác than, chế biến thuỷ hải sản, may mặc và dầu khí. Ngành
dịch vụ duy trì bước phát triển. Với tốc độ gia tăng được ghi nhận tới 7%, chiếm khoảng
37,59% GDP của nền kinh tế. Còn khu vực nông - lâm - ngư nghiệp tăng năm nay chỉ
đóng góp 21,1% trong GDP. Cũng như năm 2009, giới quan sát viên Quốc tế cho rằng,
nền kinh tế Việt Nam tiếp tục giữ vững vị trí á quân ở Châu Á về tốc độ phát triển, chỉ
đứng sau nền kinh tế khổng lồ Trung Quốc
Một số chỉ tiêu phát triển chủ yếu trong năm 2010
Đơn vị

Chỉ tiêu kế
hoạch

Ước thực
hiện

Tốc độ tăng trưởng GDP

%

6,5 - 7

7,04

Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư

%

4,0 - 4,5


5,1

Triệu tấn

35 - 36

36,7

Giá trị sản xuất công nghiệp

%

11,5 - 12,0

16,5

Giá trị sản xuất dịch vụ

%

5,5 - 6,0

6,4

Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu

%

11 - 12


21,3

Giá trị hàng tiêu dùng

%

6

1

Bội chi ngân sách trên GDP

%

5,0

4,9

Tạo việc làm mới

Triệu người

1,2 - 1,3

1,3

Đào tạo dạy nghề

Ngàn người


780

792

Mức giảm tỷ lệ sinh

%

0,05

0,05

Tỷ lệ hộ nghèo

%

11 - 10

11

Tiêu chí

Sản lượng lương thực quy ra
thóc


1.2.

Tổng quan về ngành chăn nuôi của Việt Nam.


Theo số liệu thống kê từ Cục nông nghiệp, đến tháng 8/2009 cả nước đã có 25,4
triệu đàn lợn (trong đó 3,5 triệu con lợn nái), đàn trâu bò có 7,2 triệu con (trong đó có
79.200 con bò sữa), đàn gia cầm các loại có 25,4 triệu con, đàn dê cừu 708,3 nghìn con,
và 112 nghìn con ngựa. Để đạt được những thành tựu to lớn nói trên là nhờ vào những
chủ trương, chính sách và cơ chế quản lý kinh tế đổi mới của Đảng và Chính Phủ đặc biệt
ưu đãi cho lĩnh vực Nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng ở nước ta. Bên
cạnh đó công tác tiếp cận và mạnh dạn áp dụng những tiến bộ Khoa học - Kỹ thuật mới
về chăn nuôi trên thế giới như: con giống, dinh dưỡng, thú y, phương thức quản lý và
chuồng trại, đã mang lại hiệu quả rõ rệt và đưa ngành chăn nuôi của nước ta chuyển sang
một hướng phát triển mới đó là: hình thức chăn nuôi Trang trại tập trung theo hướng
Công nghiệp hiện đại. Đó là một phần không thể thiếu trong công cuộc phát triển nền
kinh tế Nông nghiệp của đất nước.
Thực trạng của ngành chăn nuôi Việt Nam được thể hiện theo bảng sau:
TỔNG SỐ
TRONG ĐÓ
Năm
Tấn
Thịt trâu
Thịt bò
Thịt lợn
Thịt gia cầm
2002
1.412.302
49.287
70.075
1.079.986
212.954
2003
1.502.961
50.856

71.797
1.154.203
226.105
2004
1.594.545
44.601
83.154
1.227.621
239.169
2005
1.711.724
46.222
85.498
1.318.196
261.808
2006
1.853.209
48.415
93.819
1.418.064
292.911
2007
1.970.280
49.230
97.780
1.515.299
307.971
2008
2.221.255
52.159

107.313
1.684.010
377.771
Thịt lợn chiếm tỷ trọng tiêu thụ nhiều hơn so với thịt các loại thịt động vật khác.
Tuy nhiên việc tiêu thụ thịt lợn chủ yếu vẫn ở thị trường nội địa, xuất khẩu thịt lợn vẫn
chưa khả quan do giá thành thịt lợn Việt Nam sản xuất cao hơn nhiều so với các nước
khác ngoài khu vực. Theo thống kê, tính đến nay cả nước có khoảng 18 triệu con lợn, sản
lượng ước tính 1,3 triệu tấn. 4 tháng đầu năm 2009 cả nước chỉ xuất khẩu trên 2000 tấn
thịt lợn, giảm 32% so với cùng kỳ năm 2008. Tổng Công ty chăn nuôi Việt Nam, đơn vị
chủ công xuất khẩu thịt lợn hết tháng 7 năm 2008 cũng chỉ xuất khẩu được 6.000 tấn trên
kế hoạch 14.000 tấn cả năm. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến xuất khẩu thịt lợn của Việt
Nam gặp phải khó khăn trong việc cạnh tranh thị phần thế giới với các nước khác, mặc


dù Việt Nam vẫn coi trọng ngành chăn nuôi, hơn thế nữa còn là một ngành mũi nhọn
trong chiến lược phát triển nông nghiệp Việt Nam.
Giá thành thịt lợn của Việt Nam cao hơn so với các nước khác làm cho Việt Nam
bất lợi trong việc cạnh tranh. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến giá thịt lợn cao, chính do giá
thức ăn chăn nuôi cao bởi vì:
+ Chi phí thức ăn trong chăn nuôi, nhất là chăn nuôi lợn chiếm dưới 70% giá
thành. Do vậy chúng ta phải thống nhất được giá thức ăn sao cho thức ăn vừa đáp ứng
được nhu cầu về kinh tế vừa đáp ứng được nhu cầu về chất lượng đem lại lợi ích cao nhất
cho người chăn nuôi.
+ Chăn nuôi lợn cho đến nay chủ yếu là quy mô nhỏ, phân tán khó đáp ứng được
các hợp đồng xuất khẩu lớn, chất lượng lợn thịt không đồng đều, an toàn vệ sinh thực
phẩm không đảm bảo ...
+ Nguyên nhân cũng không kém phần quan trọng nữa là do chất lượng giống
không cao, nguồn lai địa phương làm cho chất lượng con giống thấp, hiệu quả kinh tế
không cao.
1.3. Tình hình phát triển chăn nuôi của tỉnh Thái Bình.

Tỉnh Thái Bình nằm ở vùng đồng bằng Sông Hồng, giáp Hải Phòng - Hải Dương –
Hưng Yên – Nam Định và Biển Đông. Với điều kiện thuận lợi về địa hình và vị trí địa lý,
Thái Bình là một trong những khu vực chăn nuôi gia súc, gia cầm lớn của Miền Bắc nước
ta. Không những thế, Thái Bình còn là một tỉnh tập trung nhiều đầu mối giao thông quan
trọng như tuyến đường quốc lộ 10 nối liền các tỉnh lân cận với Cửa khẩu Móng Cái Bình Liêu, hệ thống cảng biển, cảng sông rất thuận tiện cho giao thông nội địa và mở
rộng ra thế giới bên ngoài.
Thái Bình đã được Nhà nước xác định đây là vùng kinh tế quan trọng trong vùng
trọng điểm về nông nghiệp phía Bắc và nơi hoàn thành kế hoạch 50 triệu đồng/1ha. Với
mật độ dân cư đông, cơ cấu kinh tế của Thái Bình hiện nay tương đối đồng đều với tỷ
trọng ngành nông nghiệp cao. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chính sách của
tỉnh đưa ngành chăn nuôi gia súc gia cầm phát triển với quy mô lớn.
Tuy vậy, thực tế ngành chăn nuôi chủ yếu là quy mô nhỏ và phân tán, không đem
lại hiệu quả kinh tế cao, chưa thực sự phát triển theo đúng như tiềm năng vốn có và theo
định hướng chung của tỉnh và nhà nước. Tiềm năng phát triển ngành chăn nuôi của tỉnh
vẫn chưa được khai thác một cách triệt để và hiệu quả.


Bảng. Sự phát triển ngành chăn nuôi tỉnh Thái Bình trong giai đoạn 2000-2010
Danh

ĐV

2000

2001

mục
I. Tổng
đàn lợn
1000c 521,6 502,6

có mặt
1/10
Tốc độ
tăng
%
-3,7
giảm/năm

2002

2003

2004

582

616,6 690,8 778,3

540,
9

2005

2006

7,7

7,6

5,9


12,0

12,7

2007
794,
6
2,1

2008

2009

2010

905,9

1015

1133

14,0

12

11,7

BQ5
năm


10,5

Đàn nái

nt

105,2

103

128

146

150,8

180,2

Tỷ lệ
tổng đàn

164,
3

%

20

2,5


23,7

25

24,5

23,8

23

Lợn thịt

1000c

416,
4

399,2 412,8

435,
8

466

526

594,
6


22,1

17,3

15,5

13,7

12,4

11,1

7,96

7,6

7,1

6,72

6,65

-18

-10,5

-11,4

-9,5


-10,2

-28

-4,5

-6,7

-5,3

-0,97

40,6

44

49

54

57,4

47,3

41

43,6

47,3
6


53,95

0,9

8,6

11,1

10,1

6,2

-17,6

-13,1

6,3

8,6

13,9

5,8

10,6

14,2

16,3


17,2

15

16,3

18

12,9

17,6

4831

5892

5665

5871

6615

6360

7085

8531

7153


8150

11,3

21,96

-3,8

3,6

12,7

-3,8

11,39

20,4

16,16

4,55

II. Đàn
nt
trâu
Tốc độ
tăng
%
giảm/năm

III. Đàn 1000c

Tốc độ
tăng
%
giảm/năm
Bò lai
1000c
sind
IV. Đàn 1000c
gia cầm
Tốc độ
%
tăng năm

40,3

4275

180,1 202,7 214,2 229,6
22,5

22,3

21,1

7,2

19,22


613,6 702,6 800,2 903,5

-9,09

-0,38

4,03

Bảng sản lượng của ngành chăn nuôi tỉnh Thái Bình giai đọan 2000-2010:

Danh
mục
I. Tổng
SL thịt
hơi
Tốc độ
tăng năm
BQ đầu
người
BQ toàn
quốc
1. SL
thịt lợn
Tốc độ

200 200 200
0
1
2


20
03

1000
T
%

50,
95

57

kg/nă
m
nt
1000
T
%

28,
3
18*
43,
8

Đv

50,
2
1,8


42,
3
-

56,
5
12,
9

45,
8
8,5

0,9

48,
3
5,4

200 200 200 200 200
4
5
6
7
8

200
9


201
0

BQ
5

m

56,
7
0,5
30,
8
22,
4*
47,
9
-

79,
9
10,
5

89,7 103,
4
32
15,1
12,3
3


9,9
6

44
29*

57,4

64,
4
13,
5

54,
1
13

68,
7
6,7

57,
6
6,5

72,
3
5,2


60,
5
5

66,
9
10,

76,6
8
14

89,3
97
16,5

8,7


tăng năm
3,6
0,8
6
BQ đầu
người
kg/nă 24,
26/
37
3
BQ toàn

m
17*
22*
13*
quốc
2. SL
thịt gia 1000
4,9 5,6 8,1 6,6 6,8 8,2 8,5 9,8 11,
T
4
cầm
Tốc độ
13, 44, -19 3,6 20, 4,4 1,8 16,
%
tăng
4
4
4
1 1,13
BQ đầu kg/nă 2,7
3,7
6,3
người
m
2,6
3,4
4,6
BQ toàn
nt
6*

3*
5*
quốc
3. SL
thịt trâu, 1000
2,2 2,1 2,5 2,1 2
2
2,5 1,9 1,5 1,6
T

4. SL.
Tr
83, 105 141 12 121 129 130 139 154 148,
trứng
quả
5
,7
4
,1
,2
,8
,1
47
Tốc độ
16,
33,
10,
%
tăng
6

4 -12 2,3 6,7 0,6 7,5
2 3,67
BQ
đầungười Quả/n
46
66
85
ăm
BQ toàn
38*
45*
60*
nt
quốc
2/

9

3

49,6
6

5

7,8
3

6,7
1,68

156,
92
5,69
87

Thực trạng về thị trường sản phẩm.

- Trong xu hướng toàn cầu, các nước có nền công nghiệp phát triển sẽ đẩy vấn đề
chăn nuôi sang các nước nghèo phát triển chậm. Nhưng hiện nay ngành chăn nuôi nước
ta chủ yếu là ngành chăn nuôi theo mô hình gia đình. Việc chăn nuôi theo mô hình nhỏ
bé không đem lại hiệu quả kinh tế cao. Mặt khác nguồn cung cấp con giống có chất lượng
cho ngành chăn nuôi chưa cao. Chủ yếu con giống được cung cấp một cách tự phát,
không mang lại hiệu qủa kinh tế cao.
- Thực trạng thị trường tiêu thụ sản phẩm hiện nay là tự cung, tự cấp do vậy nhu cầu
về nguồn thực phẩm có chất lượng cao đang đặt ra cho ngành chăn nuôi nước ta phải có
sự chuyển đổi con giống có chất lượng nhằm đảm bảo chất lượng thực phẩm cho người
dân, đồng thời đem lại hiệu kinh tế - xã hội.
3. Dự đoán nhu cầu của thị trường.
3.1.

Tình hình nhu cầu của thị trường.

- Do thực trạng ngành chăn nuôi của nước ta còn ở mức độ thấp (chăn nuôi nhỏ bé,
phân tán, theo tập tục quản canh, chưa mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nên
sản lượng trong chăn nuôi đạt rất thấp). Trong khi đó nhu cầu thực phẩm tiêu thụ trong


nước và xuất khẩu ngày càng cần một khối lượng lớn hơn. Do vậy cung không đủ cầu
nên việc tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi của trang trại trong những năm tới là rất khả quan.
- Do nhu cầu cần một khối lượng thực phẩm có chất lượng cao ngày một lớn. Dẫn

đến sự phát triển của các trang trại trong tương lai, điều đó đã khẳng định nhu cầu về
giống lợn tốt trong thời gian tới là rất lớn.
- Mặt khác về yếu tố khả quan,người chịu trách nhiệm về kỹ thuật chăn nuôi là ông
Phạm Khắc Sơn của công ty, là người có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm công tác
tại các Trung tâm chăn nuôi trong và ngoài nước.
- Về điều kiện địa lý: Thái Bình nằm ở trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ là nơi tập
trung đông dân cư và là thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn không những về mặt hàng
thực phẩm mà cả về con giống. Với vị trí địa lý thuận lợi, Dự án có thể mở rộng thị
trường ra các tỉnh lân cận và thị trường xuất khẩu.
Với điều kiện ngoại cảnh và điều kiện khả quan như trên khả năng tiêu thụ sản
phẩm của dự án là yếu tố rất khả quan.
3.2.

Khả năng cung cấp của thị trường.

Trong những năm qua thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước ngành
chăn nuôi Việt Nam đã có sự phát triển đáng kể. Tuy nhiên sự phát triển chưa đáp ứng
được nhu cầu đòi hỏi của thị trường.
Hiện nay trên trên thị trường Việt Nam nói chung chỉ có một số Trung tâm chăn
nuôi lợn có quy mô công nghiệp như Hà Tây…. Riêng tỉnh Thái Bình hiện nay chưa có
một trung tâm chăn nuôi có quy mô lớn để cung cấp con giống và thực phẩm cho thị
trường.
3.3.

Dự đoán thị trường.

3.3.1. Sách lược chiếm lĩnh thị trường.
Là một trung tâm sản xuất giống lợn ông bà, việc quan trọng bậc nhất của Công ty
Á Châu phải xây dựng cho mình một chiến lược phát triển thị trường một cách hợp lý.
Trong quá trình nghiên cứu thị trường sản xuất giống lợn và chăn nuôi lợn, chúng tôi

nhận thấy thị trường trên địa bàn Thái Bình và một số vùng phụ cận vẫn còn nhiều tiềm
năng. Vì vậy sách lược chủ yếu của chúng tôi sẽ tập trung khai thác thị trường này. Từ cơ


sở đó chúng tôi sẽ mở rộng thị trường ra các tỉnh lân cận và cung cấp nguồn thực phẩm
cho xuất khẩu.
3.3.2. Chiến lược phát triển.
Sách lược phát triển của Công ty sẽ chia làm 02 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Giai đoạn tìm chỗ đứng trên thị trường cung cấp giống phục vụ
ngành chăn nuôi và nguồn thực phẩm có chất lượng cao trong tỉnh và một phần cho xuất
khẩu.
- Giai đoạn 2: Giai đoạn củng cố thị trường và phát triển mở rộng thị trường ra các
tỉnh lân cận. Trên cơ sở đó gia tăng nguồn thực phẩm phục vụ cho xuất khẩu.
 TÍNH KHẢ THI CỦA DỰ ÁN.
Trên cơ sở các thông tin đã phân tích ở trên, có thể thấy rằng:
-Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã dần phục hồi sau một thời gian
chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á năm 1997. Các lĩnh
vực kinh tế bắt đầu lấy lại được tỷ lệ tăng trưởng.
-Với vị trí địa lý và điều kiện thuận lợi của Thái Bình hiện nay và trong mục tiêu phát
triển chăn nuôi chung của cả nước, khu vực của Dự án sẽ được quy hoạch với tính
chất là khu chăn nuôi có quy mô lớn sẽ trở thành mắt xích quan trọng trong việc thực
hiện chính sách của tỉnh Thái Bình về việc phát triển ngành chăn nuôi có quy mô lớn.
-Hiện nay, ngành chăn nuôi Việt Nam vẫn chưa thật sự trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn. Việc xuất hiện một Dự án với quy mô và hình thức mới mở đầu cho quá trình
phát triển ngành chăn nuôi của Việt Nam nói chung và Thái Bình nói riêng.
-Dự án được thành lập hoàn toàn phù hợp với nhu cầu hiện tại cũng như chính sách và
đường lối đổi mới phát triển của tỉnh Thái Bình.
-Việc đầu tư xây dựng Dự án tại địa phương sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới công cuộc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo của địa phương nói riêng và tỉnh Thái
Bình nói chung, đồng thời tạo đà phát triển ngành chăn nuôi của tỉnh, đóng góp đáng

kể vào tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Tóm lại, Dự án được thực hiện hoàn toàn phù hợp với nhu cầu hiện tại cũng như
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và Nhà nước. Việc đầu tư xây dựng trại lợn
giống Đông Phương là hoàn toàn phù hợp với các điều kiện khách quan và chủ quan trên


địa bàn tỉnh Thái Bình, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động địa
phương, đem lại nhiều hiệu quả cả về mặt kinh tế lẫn xã hội cho tỉnh Thái Bình nói riêng
và cho cả nước nói chung.
CHƯƠNG 3:PHÂN TÍCH KĨ THUẬT VÀ TỔ CHỨC NHÂN SỰ
3.1. TỔ CHỨC QUẢN LÝ NHÂN SỰ
3.1.1. CƠ CẤU TỔ CHỨC.
Tổ chức bộ máy của trại lợn giống Đông Phương bao gồm 57 người.
Trong đó:
Bộ phận quản lý

: 03 người

Bộ phận văn phòng

: 04 người

Bộ phận chăn nuôi lợn và phục vụ

: 45 người

Bộ phận kỹ thuật

: 05 người.


Sơ đồ tổ chức trang trại:
* Sơ đồ trên sẽ dần dần được hoàn thiện, bổ sung, điều chỉnh theo quy mô mở
rộng sản xuất.
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN

Giám đốc

PHÓ GIÁM ĐỐC I

PHÒNG
KỸ THUẬT

KẾ TOÁN TRƯỞNG

PHÒNG
KINH DOANH CUNG ỨNG

PHÓ GIÁM ĐỐC II

PHÒNG

PHÒNG

HC, NV & ĐÀO TẠO

TÀI CHÍNH


TRẠI
I


TRẠI
II

TRẠI
III

TRẠI
IV

TỔ
THÀNH
PHẨM

TỔ KIỂM
TRA
CHẤT
LƯỢNG

* Việc tuyển chọn cán bộ quản lý theo hướng có trình độ đại học, chuyên môn
cao, làm việc có khoa học, luôn tìm tòi sáng tạo, trung thực, tận tâm, kiêm nhiệm được
nhiều lĩnh vực với mức lương đảm bảo.
* Tuyển công nhân: Sử dụng nguồn nhân lực sẵn có tại địa phương.
* Đào tạo thêm tay nghề cho các cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, công nhân thông qua
nhiều hình thức: tập huấn, chuyên tu.
3.1.2. QUY MÔ VÀ TỔ CHỨC NHÂN SỰ.
Bộ máy tổ chức nhân sự của trang trại sẽ được bố trí gọn nhẹ, đảm bảo hoạt
động tốt và có hiệu quả cao. Dự kiến số lượng lao động trong trang trại hoạt động như
sau:
STT


Lao động

Số lượng

1

Giám đốc

01 người

2

Phó Giám đốc

02 người

3

Phụ trách văn phòng điều hành

01 người

4

Chuyên viên tài vụ

01 người

5


Cán bộ thú y

02 người

6

Chuyên viên kỹ thuật

02 người

7

Chuyên viên tiếp thị

03 người

8

Lái xe con

02 người

9

Bảo vệ

03 người

10


Công nhân vận hành nước

01 người

11

Công nhân nuôi đực giống

03 người

12

Công nhân nuôi lợn nái nuôi con

07 người

13

Công nhân nuôi lợn chờ phối + chửa

07 người

14

Công nhân nuôi lợn chờ xuất

06 người

15


Công nhân nuôi lợn con cai sữa

09 người


16

Công nhân cung cấp thức ăn

05 người

17

Lái xe tải

02 người
Tổng cộng

57 người

3.1.3. CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG.
Nhân sự trong trang trại sẽ làm việc theo đúng quy định của Bộ Luật Lao động. Số
giờ làm việc trong ngày 8 tiếng, số ngày làm việc trong tháng là 26 ngày. Các ngày lễ,
ngày nghỉ phù hợp với Bộ Luật Lao động của Việt Nam. Trong trường hợp phải làm
thêm giờ hoặc làm việc vào những ngày lễ, ngày nghỉ, tiền lương sẽ được tính tăng thêm
một cách phù hợp và người lao động sẽ được thông báo trước để chuẩn bị cho việc làm
thêm giờ. Trang trại sẽ đảm bảo thực hiện nghiêm túc các chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế và các chế độ đãi ngộ khác cho người lao động theo đúng quy định, đáp ứng
quyền lợi chính đáng của người lao động.

3.1.4. CƠ CHẾ KINH DOANH.
3.1.4.1. Quan hệ kinh tế.
Tất cả các quan hệ kinh tế giữa Công ty với các đối tác đều được thể hiện rõ ràng
bằng hình thức hợp đồng và sẽ được thực hiện nghiêm túc theo Hợp đồng.
3.1.4.2. Tôn chỉ kinh doanh:
-Con người là nhân tố cơ bản, vươn tới sự vượt trội, duy trì chất lượng cao, phục
vụ chu đáo.
-Tinh thần của doanh nghiệp: Đoàn kết, cần cù chịu khó phấn đấu, đổi mới sáng
tạo.
-Quan niệm về kinh doanh: Dựa vào chất lượng để tồn tại, dựa vào uy tín để phát
triển. Tuân thủ pháp luật, trung thực, giữ chữ tín "Khách hàng là Thượng Đế".
3.2. QUY MÔ HẠNG MỤC ĐẦU TƯ
3.2.1. ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG.
Điều kiện về địa chất.
Khu vực xây dựng dự án nằm phía Đông Bắc xã Thụy Ninh (thuộc cánh đồng
Chiều Tô). Diện tích khoảng 50.000 m2
- Phía Đông giáp sông Hóa.


- Phía Nam giáp nhánh của sông Hóa.
- Phía Tây giáp đê ngăn lũ sông Hóa .
- Phía Bắc giáp cánh đồng lúa thuộc huyện Quỳnh Phụ.
Là khu đất canh tác kém, hàng năm chịu nhiều thiệt hại của thiên tai lũ lụt, là khu
xa dân cư gần hệ thống sông ngòi đảm bảo vấn đề an tòan vệ sinh môi trường. Đây vùng
lý tưởng cho việc xây dựng khu chăn nuôi tập trung.
Điều kiện khí hậu thuỷ văn.
Khu vực xây dựng dự án nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nên môi trường xung
quanh khá ôn hoà, thuận lợi cho phát triển ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm. Lượng mưa,
độ ẩm và nhiệt độ trong vùng khá ổn định và thay đổi theo từng mùa. Chế độ thủy văn
chịu ảnh hưởng sự chi phối của chế thủy triều của con sông Hóa chảy qua.

PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÀ KIẾN TRÚC.
Bố trí mặt bằng xây dựng.
Toàn bộ khu vực xây dựng Dự án có diện tích 05ha, trong đó diện tích mặt bằng
xây dựng công trình khoảng 8.000 m 2, diện tích công trình xây dựng cơ sở hạ tầng kiến
trúc khoảng 15.000 m2, diện tích mặt nước và đất trồng trọt khoảng 27.000 m 2. Mặt bằng
tổng thể của Dự án được chia thành các khu như sau:
-Xây dựng hệ thống đường công vụ nội bộ liên hoàn cho toàn bộ khu vực nằm trong
quy hoạch của Dự án với tổng chiều dài khoảng 1.130 m.
-Xây dựng hệ thống công trình chuồng trại, nhà điều hành, khu bảo vệ, trạm điện,
trạm sử lý nước thải phục vụ chăn nuôi.
-Xây dựng công trình ao hồ sinh thái, trồng cây xanh theo quy hoạch tạo cảnh quan và
bảo vệ môi trường cho toàn bộ khu vực.
-Xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch, thoát nước và xử lý nước thải để đảm bảo an
toàn vệ sinh môi trường trong khu vực và vùng phụ cận.
-Xây dựng hệ thống phòng chống cháy, đảm bảo an toàn cho Dự án.
-Lập ranh giới bằng rào chắn phân định khu vực Dự án.
Nguyên tắc xây dựng công trình.
Các hạng mục công trình sẽ được bố trí theo những nguyên tắc sau:


-Bố trí thuận tiện cho việc phối hợp hoạt động giữa các bộ phận trong khu vực Dự án.
-Thuận tiện cho việc phát triển, mở rộng Dự án sau này.
-Tiết kiệm đất xây dựng nhưng vẫn đảm bảo sự thông thoáng của các khu trại chăn
nuôi.
-Tuân thủ các quy định về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng của địa phương và Nhà
Nước ban hành.
-Tạo dáng vẻ kiến trúc phù hợp với cảnh quan của khu chăn nuôi tập trung.
Yêu cầu kỹ thuật khi xây dựng Dự án:
- Đối với trại lợn nái: Chuồng trại phải cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát. Cách ly với
môi trường xung quanh để tránh lây lan dịch bệnh. Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao

động nuôi dưỡng chăm sóc đàn lợn được tốt, tăng năng xuất lao động đạt hiệu quả kinh tế
cao.
- Đối với trại lợn cai sữa: Chuồng trại phải cao ráo, sạch sẽ thoáng mát, ấm áp
trong mùa Đông và thoáng mát trong mùa Hè. Hạn chế tối đa việc tắm lợn và rửa chuồng,
chuồng phải luôn khô ráo nhưng vẫn phải đảm bảo thoáng mát, để giảm tối đa các bệnh
về hô hấp. Cách ly phần nào với môi trường xung quanh để tránh lây lan dịch bệnh. Tạo
điều kiện thuận lợi cho người lao động nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn được tốt hơn.
- Đảm bảo các quy định về an toàn trong hoạt động kinh doanh, lao động và
phòng cháy chữa cháy.


CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Các công trình xây dựng trong Dự án gồm:

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

17
18
19

Nhà điều hành
Chuồng đực giống
Chuồng nái chửa và chờ phối
Chuồng nái đẻ và nuôi con
Chuồng lợn con cai sữa
Chuồng hậu bị thay đàn
Chuồng cách ly
Chuồng nuôi lợn thịt
Nhà kho chứa thức ăn
Nhà thú y
Nhà xuất cân
Hầm xử lý nước thải
Nhà ăn công nhân
Hệ thống xử lý phân
Tường rào dây thép gai
Giao thông nội khu
Nhà bảo vệ
Hệ thống nước sạch
Hệ thống điện

112
216
1.008
300
864
200

50
756
100
20
20
350
50

800 (m)
12
1 H.thống
1 Trạm

224
216
1.008
900
864
200
50
3.024
100
20
20
350
50
1 hệ thống
Bao quanh
800 (m)
12


TIẾN ĐỘ TRIỂN KHAI DỰ ÁN
Dự án dự kiến được xây dựng và hoàn thành trong vòng 01năm. Các bước tiến độ
triển khai chi tiết của dự án như sau:
Hạng mục

Thời gian (tháng)


Các thủ tục hành chính
Giải phóng mặt bằng
Làm đường và cơ sở hạ tầng
Xây dựng công trình kiến trúc
Mua sắm máy móc - thiết bị
Tuyển chọn và đào tạo NV
Xây dựng công trình phụ trợ

2
1
3
3
1
1
1


TRANG THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG TIỆN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
1/

Thiết bị chuồng trại.


1.1.

Chuồng nái chửa và nái đẻ:
Danh mục

Máng ăn núm uống cho heo chửa
Sàn nhựa, tấm đan, máng ăn, núm uống
cho nái đẻ
Tấm đan
Hệ thống làm mát
1.2.

Sàn nhựa, tấm đan, máng ăn, núm uống
Hệ thống làm mát

Máng ăn tự động
Núm uống
Tấm đan
Hệ thống làm mát

420

Bộ

108

Tấm
Bộ


560
01

Đơn vị

Số lượng

Bộ
Bộ

108
01

Đơn vị

Số lượng

Bộ
Cái
Tấm
Bộ

64
312
800
04

Đơn vị

Số lượng


Bộ
Tấm
Bộ

28
90
01

Đơn vị

Số lượng

Bộ
Tấm
Bộ

02
60
01

Chuồng đực giống:
Danh mục

Máng ăn núm uống
Tấm đan
Hệ thống làm mát
1.5.

Bộ


Chuồng lợn thịt:
Danh mục

1.4.

Số lượng

Chuồng lợn con cai sữa:
Danh mục

1.3.

Đơn vị

Chuồng cách ly:
Danh mục

Máng ăn núm uống
Tấm đan
Hệ thống làm mát


×