Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Chênh lệch lãi suất USD VND từ đầu năm 2010 đến nay và hoạt động carry trade

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.7 KB, 14 trang )

Chênh lệch lãi suất USD-VND và hoạt động Carry trade

Đề tài:
Chênh lệch lãi suất USD-VND từ đầu năm 2010 đến nay và
hoạt động Carry trade
Giảng viên hướng dẫn: Hồ
NHÓM 3

Thúy Ái
Tìm tài liệu, phần Mở đầu + thực trạng biến động
lãi suất từ đầu năm 2010
Tìm tài liệu, phần hành vi của nhà đầu tư nước
ngoài
Tìm tài liệu, phần hành vi của nhà đầu tư trong
nước
Tìm tài liệu, phần tác động của hoạt động Carry
trade + chiến lược kinh doanh Carry trade + tổng
kết, tổng hợp và chỉnh sửa
Tìm tài liệu, phần tác động cảu hoạt động Carry
trade

I . MỞ ĐẦU
Chênh lệch tỷ giá, nhà đầu tư có thể thực hiện hành vi Arbitrage để kiếm lời, vậy còn
chênh lệch lãi suất giũa các đồng tiền thì sao. Khi xảy ra chênh lệch lãi suất ở mức tương
đối cao giữa các đòng tiền, thì sẽ có hành vi kinh doanh (đầu tư) để kiếm lời, đó là hành vi
“ Kinh doanh chênh lệch lãi suất” hay được biết đến với tên gọi “ Carry trade”. Chênh
lệch lãi suất USD-VND khá xa hiện nay là cơ hội cho các nhà đầu tư thực hiện hoạt động
kinh doanh chênh lệch lãi suất (carry trade) .
Những nhà đầu tư nước ngoài có thể vay USD, đổi thành VND sau đó mua những tài
sản tài chính an toàn như trái phiếu kho bạc của Việt Nam để hưởng mức lãi suất cao hơn,
lợi nhuận thu được lại được chuyển thành USD và chuyển về nước họ.


Còn đối với các nhà đầu tư trong nước chủ yếu là các doanh nghiệp được phép vay
ngoại tệ thì cũng có thể vay USD rồi chuyển ra VND dùng cho những mục đích kinh
doanh khác nhau để thu lợi đồng thời cũng tránh khỏi mức lãi suất VND cao “ngất
ngưởng” như hiện nay.
Nghiệp vụ “carry trade” phổ biến với đồng tiền của các nước có nền kinh tế mới nổi
vì các quốc gia này tăng trưởng kinh tế nhanh và lạm phát cũng ở mức cao. Nhằm giữ tỷ lệ
lạm phát phù hợp, Chính phủ thường duy trì mức lãi suất khá cao, mặt khác nhằm mục
đích thu hút nguồn vốn đầu tư cũng như bù đắp cho mức độ rủi ro cao tại các quốc gia này.
1


Chênh lệch lãi suất USD-VND và hoạt động Carry trade

Tuy nhiên vấn đề luôn được các nhà đầu tư hết sức quan tâm đó là rủi ro tỷ giá khi tham
gia hoạt động này.
II . THỰC TRẠNG BIẾN ĐỘNG LÃI SUẤT

1.

6 Tháng đầu năm 2010

Từ biểu đồ trên ta thấy lãi suất huy động VND và USD năm 2010 đến nay tăng đột
biến so với năm 2009. 6 tháng đầu năm 2010, khi lượng cung ngoại tệ dồi dào, các ngân
hàng đã duy trì mức lãi suất huy động USD 4-4.5%/năm, lãi suất cho vay 5-6%/năm còn
mặt bằng lãi suất VND cũng rất ổn định( lãi suất huy động(lshđ) phổ biến ở mức 1010.49%/năm, lãi suất cho vay(LSCV) là 12%/năm) trong 3 tháng đầu. Do đó mức chênh
lệch USD-VND vào khoảng 5.5-6%.
Tuy nhiên từ đầu tháng 4 trở đi lãi suất VND có xu hướng tăng, lscv cao nhất lên tới
18-20%/năm (sở dĩ lãi suất VND vẫn tăng là do diễn biến CPI tháng 12/2009 tăng 1,38%,
tháng 01/2010 tăng 1,36% và tháng 02/2010 tăng 1,96% đã tác động đến tâm lý thị
trường). Nhưng sau khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp

nhằm ổn định và giảm mặt bằng lãi suất(giảm lãi suất cho vay khoảng 0,5% - 1%/năm đối
với các đối tượng vay theo chỉ đạo của Chính phủ) , lãi suất huy động và cho vay VND từ
đầu tháng 5/2010 đã giảm(mức cho vay tối đa bằng VND đồng là 13%/năm, xoay quanh
11,5%/năm), tuy nhiên mức giảm chưa mạnh vì nguồn vốn huy động chưa đáp ứng đủ nhu
cầu vốn vay của nền kinh tế. Trong khi đó lãi suất USD tăng nhẹ(0.3-0.5%) và có xu
hướng tăng trong những tháng tiếp theo làm cho khoảng cách chênh lệch tăng rồi giảm.
Như đã đề cập trong phần 1 hoạt động kinh doanh chênh lệch lãi suất có mối quan hệ
chặt chẽ đến tỷ giá: khi tỷ giá tăng làm gia tăng những khoản nợ vay bằng USD gây bất lợi
cho nhà đầu tư=> hoạt động kinh doanh lãi suất giảm=> nhu cầu USD giảm=>đồng USD
mất giá( VND tăng giá) hay tỷ giá giảm=> ảnh hưởng sức cạnh tranh cũng như khả năng
thanh toán của đồng nội tệ. Cùng giai đoạn trên( 6 tháng đầu năm 2010), cung - cầu ngoại
tệ đã trở lại cân bằng, tính thanh khoản của thị trường ở mức cao, các tổ chức tín dụng tự
cân đối được ngoại tệ và không có nhu cầu mua ngoại tệ từ Ngân hàng Nhà nước, nhiều tổ
chức tín dụng do lượng ngoại tệ mua được từ khách hàng tăng lên đã tiếp tục bán ngoại tệ
cho Ngân hàng Nhà nước.Nhờ những diễn biến tích cực của thị trường ngoại hối, tỷ giá
2


Chênh lệch lãi suất USD-VND và hoạt động Carry trade

giao dịch USD/VND của các ngân hàng thương mại từ tháng 4/2010 luôn thấp hơn trần
cho phép, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do xoay quanh tỷ giá giao dịch của các ngân
hàng thương mại.

Biến động tỷ giá USD/VND không nhiều trong giai đoạn 6 tháng đầu năm là điều
kiện thuận lợi cho hoạt đông carry trade. Cùng với niềm tin tỷ giá USD/VND sẽ được giữ
ổn định trong năm 2010 đã khiến những doanh nghiệp cũng như những nhà đầu tư mạnh
dạn trong việc vay USD (tăng trưởng tín dụng ngoại tệ tăng tới 27% trong 6 tháng đầu
năm) từ đó hoạt động kinh doanh chênh lệch lãi suất trong nước càng được đẩy mạnh hơn
nữa.

2.

Từ đầu tháng 7 tới nay

Kể từ khi các ngân hàng thương mại đạt sự đồng thuận giảm lãi suất huy động xuống
11.2%/năm vào đầu tháng 7, lãi suất huy động VND có xu hướng đi ngang. Bước sang tháng
8 mặt bằng lãi suất đón nhận những luồng chuyển biến mới, lãi suất USD rục rịch tăng.
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã kéo lãi suất USD xuống thấp nhưng ở trong nước lãi suất
USD luôn cao gấp 10 lần của thế giới( hiện nay lãi suất huy động USD kỳ hạn 3 tháng trên thị
trường quốc tế chỉ từ 0.25%-0.35%/năm) bởi nhu cầu vẫn cao đặc biệt trước áp lực nhu cầu
vốn ngoại tệ cho những doanh nghiệp xuất nhập khẩu giai đoạn cuối năm. Mặt khác, Ông
Nguyễn Văn Cường, ngân hàng Commonwealth Bank cho rằng, điều đáng quan tâm nhất là
việc ngay từ đầu năm đông đảo các doanh nghiệp đã gom USD do lãi suất thấp, nay đến dịp
đáo hạn phải trả nợ ngân hàng =>nhu cầu ngoại tệ tăng lên). Và đặc biệt là khi NHNN đột
ngột tăng tỷ giá lên 2.1% vào ngày 18/8/2010 (từ 18.544 lên 18.932 cùng với biên độ 3% tỷ
giá trần có thể lên tới 19500) càng làm gia tăng sự lo ngại về tính ổn định của VND( như vậy
3


Chênh lệch lãi suất USD-VND và hoạt động Carry trade

từ đầu năm đến nay tỷ giá USD/VND đã tăng tổng cộng 5.27%). 67,56% số doanh nghiệp
được hỏi cho biết doanh nghiệp của họ chịu tác động từ biến động tỷ giá ngoại tệ. Việc nâng
tỷ giá lên 2.1% có những tác động tích cực như cải thiện cán cân thanh toán nhưng đồng thời
nó cũng gây bất lợi cho những nhà đầu tư kinh doanh chênh lệch lãi suất.
Một vấn đề nữa đáng chú ý trong thời gian này là lạm phát của Việt Nam và Mỹ luôn có
một khoảng cách khá lớn( tháng 7 lạm phát của Việt Nam là 8.19%, của Mỹ là 1.24%, chênh
lệch là 6.95% còn tháng 8 các con số tương ứng là 8.18%;1.1%;7.08%). Theo nhà phân tích
Dariusz Kowalczyk thuộc ngân hàng Credit Agricole tại Hồng Kông, giá trị đồng Việt Nam
đang bị ảnh hưởng từ tình trạng thâm hụt thương mại và lạm phát kéo dài, dẫn đến sức ép lên

cán cân thanh toán của Việt Nam. Trước đó, theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố
hôm 24/9, sau 5 tháng liên tiếp chỉ dao động với biên độ tăng dưới 0,3%, chỉ số giá tiêu dùng
(CPI) tháng 9 tăng tới 1,31% so với tháng 8, cho thấy sự đột biến của giá cả thị trường, đồng
thời cũng khiến nỗ lực kiềm chế lạm phát các tháng cuối năm khó đạt=> việc ổn định tỷ giá
trở nên khó khăn hơn.
Với dự báo tỷ giá sẽ còn tiếp tục tăng gây tâm lý găm giữ USD làm cho lãi suất huy
động USD càng tăng thêm vào đó là những vấn đề liên quan đến thông tư 13( do đầu năm các
ngân hàng cho vay nhiều ngoại tệ ước tính trên 90% tổng nguồn huy động mà theo thông tư
13 thì chỉ cho phép 80% nên các ngân hàng phải tăng lãi suất huy động USD để bù đắp phần
thiếu hụt ), nguồn huy động USD thấp hơn tín dụng cho vay USD( theo Ủy Ban Giám Sát Tài
Chính Quốc Gia tính đến tháng 9/2010, dư nợ cho vay ngoại tệ của toàn bộ hệ thống ngân
hàng vượt tổng huy động 40000 tỷ VND) =>lãi suất tiêt kiệm USD không ngừng gia tăng
trong những tháng gần đây( hiện nay là khoảng 5-5.5%/năm. Trong khi đó lãi suất VND cơ
bản vẫn giữ 8%/năm ( ls hđ chỉ còn 11%/năm) nên mức chênh lệch được thu hẹp dần. Sức
nóng của USD mạnh lên và lan tỏa với việc các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất tiền gửi
USD trong những tháng gần đây và từ đó làm lãi suất cho vay USD cũng gia tăng.
Thống kê cuối tháng 9, lãi suất VND lại tăng cao( ls cv là 17,5%-19%). Bắt đầu
15/10/2010, Hiệp hội Ngân hàng đề nghị các tổ chức hội viên đồng loạt giảm lãi suất huy
động VND(văn bản số 163/HHNH)( giảm xuống không quá 11%/năm). Trong khi lãi suất
huy động USD tăng cao, phổ biến 4,7%-5,2%/năm. Nói chung những tháng gần đây ls USD
tăng còn ls VND có xu hướng giảm hoặc giữ nguyên làm cho khoảng cách chênh lệch giảm
dần => những nhà đầu tư không mấy hứng thú với hoạt động kinh doanh chênh lệch lãi suất.
III. HÀNH VI CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CARRY TRADE
1.

Hành vi của nhà đầu tư nước ngoài:

Lượt đi(tiền vào): tiền được chuyển vào tài khoản vãng lai được mở tại ngân hàng( có
chức năng kinh doanh ngoại tệ), sau đó chủ sỡ hữu làm thủ tục góp vốn vào đầu tư những công
ty địa điểm đã chọn; mua cổ phần; trái phiếu hoặc cho vay.. và điều này làm cho tài khoản vãng

lai chuyển sang tài khoản vốn, nhà đầu cơ có thể bán cho ngân hàng lấy tiền đồng và thực hiện
chuyển vào tài khoản tiền đồng, giải ngân cho các mục đích đã thực hiện ở trên.
Lượt về(tiền ra): nhà đầu cơ bán cổ phiếu; trái phiếu, thu hồi vốn cho vay; mua lại đô la
mỹ, chuyển tiền vào tài khoản vãng lai rồi chuyển ra ngoài. Và đầu tiên có hai việc mà nhà đầu
tư phải nghĩ thấu đáo là:
4


Chênh lệch lãi suất USD-VND và hoạt động Carry trade

Tìm cặp tỷ giá có mức chênh lệch lãi suất cao




Tìm cặp tỷ giá đang có xu hướng đi lên – tức là đồng tiền bạn mua đang tăng giá trị so
với đồng tiền bạn bán.

Trong khi đó Việt Nam là nước đang phát triển có tăng trưởng kinh tế nhanh và lạm phát ở
mức cao. Nhằm giữ tỷ lệ lạm phát ở mức cao nên chính phủ đã duy trì lãi suất ở mức cao, lãi suất
cao cũng nhằm thu hút vốn đầu tư cũng như bù đắp rủi ro cao tại Việt Nam. Yếu tố thứ quan
trọng không kém mà nhà đầu cơ phải quan tâm là tỷ giá, mà nước ta lại thực hiện tỷ giá cố định
cho nên nhà đầu cơ rất yên tâm khi đầu tư vào nước ta.
Tuy nhiên nhà đầu tư nước ngoài gặp rủi ro khá lớn về tính thanh khoản vì khi đã đầu tư thì
khó rút vốn ra khi gặp rủi ro hay các biến động bất thường. Thông qua quan sát trên thị trường cổ
phiếu ta có thể thấy lượng cổ phiếu mà nhà đầu tư ngoại mua vào lớn hơn nhiều so với lượng
bán ra, đặt biệt ở tháng 1 mức chênh lệch này lên đến +16.944.840 CK và quy ra lượng tiền là
567.249 tỷ VND, có thể là do tốc độ tăng trưởng ở Việt Nam trong giai đoạn này khá cao
TỔNG HỢP GIAO DỊCH THEO - CỔ PHIẾU
KLGD

(1CK)
Mua Buying
Bán –
Selling
Muabán
/

Tổng cộng
ĐTNN

KHỚP LỆNH

THỎA THUẬN
Toàn
ĐTNN
thị trường

Toàn
thị trường

ĐTNN

%

721.160.571

8.581.699.610

638.374.330


7,44

835.648.367

82.786.241

551.352.855

0

459.098.470

5,35

0

92.254.385

169.807.716

0

179.275.860

0,00

0

-9.468.144


GTGD
(1000
VND)
Mua Buying
BánSelling

32.998.759.52
4
22.021.369.48
9

Muabán

10.977.390.03
5

Tổng cộng
ĐTNN

KHỚP LỆNH
Toàn thị
trường
290.838.301.81
4
0
0

ĐTNN
28.843.793.85
0

18.148.165.88
8
10.695.627.96
2

%
9,92
6,24

THỎA THUẬN
Toàn thị
ĐTNN
trường
31.960.746.43 4.154.965.67
1
4
3.873.203.60
0
1

0,00

0

281.762.073

%
9,9
1
11,

04
0,0
0

%
13,
00
12,
12
0,0
0

Nguồn: Vietstock
QUY MÔ GIAO DỊCH CỦA NHÀ ĐTNN TRONG 12 THÁNG
Khối lượng giao dịch (1 CK)
Tháng

Giá trị giao dịch (Tỉ đồng)

Toàn thị
trường

ĐTNN
(mua)

ĐTNN
(bán)

Toàn thị
trường


ĐTNN
(mua)

102010

645.376.378

89.452.252

53.823.661

16.587

3.413,936

09-2010

890.557.016

78.289.882

53.478.092

23.451

2.988,991

ĐTNN
(bán)

1.886,34
1
1.828,26
6
5


Chênh lệch lãi suất USD-VND và hoạt động Carry trade

08-2010

888.023.892

71.340.019

56.720.076

24.322

2.797,000

07-2010

967.016.733

49.736.500

48.368.210

28.34


2.211,950

062010

1.074.741.10
9

104.927.69
7

83.556.677

33.792

4.389,131

05-2010

685.798.509

28.137.020

25.657.400

24.359

1.483,773

88.493.889


54.440.249

45.296

4.926,443

57.218.506

55.834.276

49.004

3.206,438

032010

1.148.655.45
0
1.152.277.54
3

02-2010

387.047.725

51.674.370

48.264.820


17.305

3.035,121

012010

866.172.802

62.681.334

45.736.494

38.827

2.831,953

04-2010

1.946,33
1
1.656,95
9
2.987,74
4
1.115,57
2
2.613,71
4
2.571,04
0

2.198,71
7
2.264,70
4

Nguồn :Vietstock
Cuối năm 2009 tỷ giá giữa USD và VND liên tục được điều chỉnh tăng, điều này làm cho
nhà đầu cơ nước ngoài đầu tư vào cổ phiếu với khối lượng tiền rất lớn, bước sang tháng 1 và 2
với việc điều chỉnh tỷ giá của ngân hàng nhà nước thì lượng đầu tư vào cổ phiếu giảm rõ rệt
nhưng lượng cổ phiếu mua vào vẫn lớn hơn lượng bán ra
Nhà đầu cơ ngoại không chỉ đổ vốn vào thị trường cổ phiếu mà còn gửi vào ngân hàng lấy
lãi, do lãi suất ở Việt Nam cao hơn rất nhiều so với các nước trên thế giới
Một ví dụ đơn giản một nhà đầu cơ với hình thức kinh doanh như đã nói đã chuyển được
dòng vốn là 1 triệu USD vào việt nam vào thời điểm tháng 5/2010 với tỷ giá USD- VND lúc này
là 19200, họ đổi ra được 19.2 tỉ đồng. Và lãi suất USD ở một số nước có thể chỉ là 0.5%/năm
nhưng họ có thể cho vay ở Việt Nam với lãi suất tiền đồng 11-13%%/năm(tính cả những khoản
thưởng), khoản 6% cho sáu tháng, tương đương lãi 1.152 tỉ đồng. Vào thời điểm thu hồi vốn vay,
tỷ giá đã tăng lên 19.500 đồng/đô la Mỹ, lúc này cả vốn lẫn lãi họ khoản 1.044 triệu đô la Mỹ.
Nếu số tiền ban đầu họ đi vay thì sau khi trả lãi cộng với vốn gốc thì số lời vẫn rất lớn
Lại nhìn vào biểu đồ huy động lãi suất của những tháng đầu năm, thông qua đó ta cũng
thấy được mức chênh lệch giữa lãi suất huy động giữa USD và VND là khá cao rất thuận lợi cho
nhà đầu tư nước ngoài thực hiện carry trade. Ta có thể nhìn vào biểu đồ khối lượng cổ phiếu
2.

Hành vi của nhà đầu tư trong nước

Ở Việt Nam, carry trade cũng đang phổ biến khi mà lãi suất tiền đồng đang thấp hơn lãi suất
USD khoảng 2,5-3,9 điểm phần trăm/năm. Các nhà đầu tư tìm vay USD, sau đó chuyển sang tiền
đồng và gửi vào ngân hàng để hưởng chênh lệch.


6


Chênh lệch lãi suất USD-VND và hoạt động Carry trade

Việc tiền đồng mất giá kể từ đầu năm đến nay càng khiến cho hình thức carry trade trở nên hấp
dẫn. Tuy nhiên, không phải ai muốn vay USD đều được vì các quy định liên quan khá chặt và
sắp tới sẽ còn chặt hơn.
Các ngân hàng có vẻ có lợi thế hơn vì họ được quyền mua và bán, huy động và cho vay ngoại tệ.
Dĩ nhiên, theo quy định hiện hành, ngân hàng phải duy trì một trạng thái ngoại hối ở mức (+/-)
30%.
Nói một cách nôm na, khi ngân hàng lấy USD do khách hàng gửi vào để bán thì lúc này trạng
thái ngoại hối của ngân hàng là âm. Ngược lại, khi ngân hàng mua USD (để cho vay) thì trạng
thái lúc này là dương. Cả hai trạng thái trên không được vượt quá 30% vốn tự có của một ngân
hàng. Khi mua và bán bằng nhau tức ngân hàng đang duy trì thế cân bằng.
Hiện tại, nhiều ngân hàng đang duy trì một trạng thái âm, tức lấy USD do khách hàng gửi vào để
bán. Mặc dù âm nhưng chỉ chút đỉnh vì ít khách hàng mua USD. Vốn nước ngoài vào Việt Nam,
kể cả trực tiếp và gián tiếp, muốn đầu tư được phải chuyển thành tiền đồng.
Họ bán USD cho ngân hàng, nhưng ngân hàng mua USD rồi bán cho ai? Ít khách mua, ngân
hàng hạ giá USD xuống. Đó là lý do đô la tăng giá rất ít so với tiền đồng thời gian qua (chưa tới
0,16%) trong khi chỉ tiêu trước đây của Ngân hàng Nhà nước là 1%/năm. Chỉ tiêu này giờ đã
được điều chỉnh xuống còn một nửa, tức chỉ còn 0,5%.
Quay trở lại với câu hỏi ngân hàng bán USD cho ai, Ngân hàng Nhà nước gần đây đã hạn chế
mua USD vì sợ bơm thêm tiền ra nền kinh tế, châm thêm dầu vào lạm phát hiện đã ở mức khá
cao.
Còn doanh nghiệp và cá nhân thì không thích mua mà chỉ thích vay, trừ trường hợp bất đắc dĩ. Vì
thế, nó cũng giải thích tại sao vốn nước ngoài đổ vào nhiều nhưng các ngân hàng vẫn phải tăng
lãi suất huy động USD.
Ngân hàng Nhà nước đã nhiều lần cảnh báo các ngân hàng thương mại phải cân nhắc sử dụng
USD “một cách hiệu quả, tránh mất cân đối” vì vốn huy động đô la thì chậm trong khi dư nợ cho

vay USD lại tăng rất nhanh. Cảnh báo chỉ là cảnh báo, các ngân hàng chẳng biết làm gì hơn.
 Điều khiến carry trade đặc biệt trong thị trường tỷ giá là quá trình trả tiền lời diễn ra mỗi
ngày giao dịch tùy theo giao dịch của bạn.
Các nhà môi giới đóng và mở các giao dịch, sau đó họ ghi nợ theo chênh lệch lãi suất qua
đêm giữa 2 đồng tiền.
Phương pháp đòn bẩy từ các nhà môi giới đã giúp các hoạt động carry trade trở nên phổ biến
trong thị trường hối đoái. Giao dịch hối đoái hoàn toàn dựa trên ký quỹ, nghĩa là bạn chỉ cần
phải tạo ra lượng giao dịch nhỏ, sau đó nhà môi giới sẽ tạo ra phần còn lại.
Ví dụ: H có $10,000. Nếu gửi ngân hàng, anh ta có thể thu được lãi suất 1%/năm. Nếu đầu tư
vào thị trường hối đoái, trước tiên H lập một tài khoản thực và gửi $10,000 vào đó, sau đó H
tìm một cặp tỷ giá có chênh lệch lãi suất là 5%/năm. Anh ta mua $100,000 giá trị của cặp tỷ
7


Chênh lệch lãi suất USD-VND và hoạt động Carry trade

giá. Do nhà môi giới chỉ yêu cầu kí quỹ 1% giao dịch, họ giữ $1,000. Do đó, H hiện tại nắm
giữ cặp tiền tệ có giá trị $100,000 với lãi suất 5%/năm.
Nếu H không làm gì với tài khoản này trong vòng 1 năm? Có 3 khả năng xảy ra:
• Giao dịch mất giá trị. Cặp tỷ giá mà H mua mất giá trị mạnh. Nếu như thua lỗ làm tài
khoản giảm xuống mức kí quỹ, giao dịch bị đóng và tài khoản chỉ còn đúng khoản kí quỹ
$1,000.
• Cặp tỷ giá này kết thúc với lãi suất không đổi vào cuối năm. Trong trường hợp này, H
không thu được hay mất đi bất cứ giá trị nào của giao dịch, song anh ta thu được lãi suất
5% từ $100,000. Tức là chỉ tính riêng tiền lĩa H thu được $5,000 từ $10,000 ban đầu.
• Giao dịch tăng giá trị. Cặp tỷ giá mà H chọn liên tục tăng. Do đó, anh ta sẽ không những
kiếm được $5000 từ lợi tức, mà còn có thể có thêm các khoản lời khác.
Do có mức đòn bẩy 100:1, H có khả năng kiếm được khoản lãi suất 50%/năm từ số tiền
$10,000 ban đầu.
→ Trong thị trường forex, có một cách kiếm lời mà bạn không phải mua rẻ bán đắt, điều khó có

thể thực hiện trong điều kiện hiện nay. Với một chiến lược giao dịch đúng đắn, bạn có thể tăng
tài khoản của mình lên một khoản không nhỏ thông qua hoạt động carry trade.
Khi Fed US giảm fund rate và Fed VN tăng lãi suất chênh lệch lãi suất giữa VND và USD khá
lớn (khoảng 6% năm). Đây là cơ hội cho các carry traders và nhiều banks đã chơi trò này và rút
ruột của VN khá nhiều tiền. Họ đổi USD ra VN sau đó mua bond của CP VN lấy lãi theo lãi suất
của VN. Họ có thể giữ hoặc sau đó bán lại bond rồi đổi ngược lại ra USD và chuyển ra nước
ngoài. Họ làm deal náy chắc ăn vì VND của mình có tỷ giá neo vào USD. Nếu VND lên giá (vì
tiền vào nhiều) họ còn vừa ăn lãi về chênh lệch lãi suất lại vừa ăn lãi về đồng tiền tăng giá.
Nhưng nếu VND mất giá nhiều thì khi họ đổi ngược lại họ có thể thua lỗ vì lỗ tỷ giá có thể lớn
hơn lãi về lãi suất. Rủi này được giảm thiểu vì VND neo vào USD. Đây là cách chơi tàn bạo vì
nó lấy của VN một cách hợp pháp mà nhà nước không làm gì được.
3. Chiến lược kinh doanh Carry trade.
Giả định rằng: Vào tháng 4/2010, mức lãi suất huy động VND hiện tại là 12%/năm, mức lãi
suất cho vay USD hiện tại là 5%, tỷ giá giao ngay lúc đó là 19000đ.
3.1 Trường hợp không có bảo hiểm tỷ giá:
Nhà đầu tư ước đoán rằng, đến tháng 4/2011, tỷ giá giảm xuống còn 18000đ. Khi đó hành vi
Carry trade xảy ra như sau:
1.
2.
3.
4.

Vay ngân hàng 1000 USD với lãi suất 5% năm.
Sau đó, đem bán 1000USD với tỷ giá 19000đ, nhà đầu tư sẽ thu được 19000000VND.
Đem 19000000VND gửi lại vào ngân hàng với lãi suất hiện tại 12%/năm.
Sau 1 năm, nhà đầu tư sẽ nhận được số tiền từ hoạt động cho vay là
19000000*(1+12%) = 21280000 VND
5. Đồng thời, tại thời điểm 4/2011, nhà đầu tư phải trả cả gốc và lãi khoản vay bằng
USD là : 1000*(1+5%) = 1050 USD.


8


Chênh lệch lãi suất USD-VND và hoạt động Carry trade





Nếu tỷ giá diễn ra đúng như ước đoán, thì số USD được quy đổi ra là 21280000/18000 =
1182.22 USD.
 Kết thúc quá trình carry trade, nhà đầu tư thu được mức lợi nhuận danh nghĩa
( chưa tính đến mức độ trượt giá) là : 1182.22 – 1050 = 132.22 USD.
Nếu tỷ giá không giảm mà tăng lên 21000đ, số USD được quy đổi ra là: 21280000/21000
=1013.33USD
 Kết thúc quá trình Carry trade, nhà đầu tư bị lỗ (mức danh nghĩa) :1050 – 1013.33
= 36.67 USD
3.2 Trường hợp có bảo hiểm rủi ro tỷ giá

Hành vi của nhà đầu tư như sau:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.


Vay ngân hàng 1000 USD với lãi suất 5% năm.

Sau đó, đem bán 1000USD với tỷ giá 19000đ, nhà đầu tư sẽ thu được 19000000VND.
Đem 19000000VND gửi lại vào ngân hàng với lãi suất hiện tại 12%/năm.
Đồng thời ký 1 hợp đồng kỳ hạn rằng: sau 1 năm bán toàn bộ số VND thu được:
19000000*(1+12%) = 21280000 VND với tỷ giá 19000 đ
Sau 1 năm, nhà đầu tư sẽ nhận được số tiền từ hoạt động cho vay là
19000000*(1+12%) = 21280000 VND
Lúc này là thời điểm thực hiện giao dịch của hợp đồng kỳ hạn: 21280000/19000 =
1120 USD.
Đồng thời, tại thời điểm 4/2011, nhà đầu tư phải trả cả gốc và lãi khoản vay bằng
USD là : 1000*(1+5%) = 1050 USD.
Kết thúc quá trình Carry trade, nhà đầu tư thu được mức lợi nhuận danh nghĩa ( chưa
tính đến mức độ trượt giá) là: 1120 – 1050 = 70 USD

Qua 2 trường hợp trên ta thấy rằng: nếu không tính đến lạm phát, hoạt động Carry trade luôn có
lợi nhuận khi thực hiện các hoạt động bảo hiểm.
IV. TÁC ĐỘNG CỦA CARRY TRADE ĐẾN NỀN KINH TẾ .
Tác động đầu tiên và dễ nhận thấy nhất của hoạt động Carry trade là :


Hoạt động Carry trade của nhà đầu tư nước ngoài làm tăng cung ngọai tệ, từ đó làm giá
ngọai tệ giảm, dẫn đến làm tỷ giá giảm ( S USD/VND)



Hoạt động của nhà đầu tư trong nước làm tăng cầu đi vay ngoại tệ và làm tăng cung cho
vay nội tệ, điều này làm cho lãi suất cho vay USD tăng lên trong khi lãi suất huy động VND
giảm xuống.

Hoạt động Carry trade vừa có ảnh hưởng tích cực, cũng vừa có ảnh hưởng tiêu cực đến nền
kinh tế.

1. Lợi ích tích cực của hoạt động Carry trade
9


Chênh lệch lãi suất USD-VND và hoạt động Carry trade

Carry Trade là chiến lược mà nhà đầu tư bán đồng tiền có lãi suất thấp và dùng vốn để mua đồng
tiền có lãi suất cao hơn. Tuy nhiều rủi ro, mảo hiểm và đầy thách thức đối với nhà đầu tư ( chẳng
hạn như tỉ giá 2 đồng tiền luôn thay đổi, hay các chính sách tài chính … ), nhưng mang lại lợi
nhuận cao nếu biết đầu tư đúng lúc và đúng thời điểm. Việc đầu tư tuy mang tính chất chuộc lợi,
đầu cơ nhưng cũng góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế. Sau đây là những mặt tích
cực dễ nhận thấy nhất của việc kinh doanh chênh lệch lãi suất.


Trong thời điểm gần đây, lãi suất Ở Việt Nam, do ảnh hưởng của cung cầu ngoại tệ và
các yếu tố khác làm cho lãi suất huy động ngoại tệ cao hơn nhiều so với thế giới có khi cao
hơn 10 lần . Do đó, thu hút được dòng vốn ngoại tệ, các nguồn đầu tư ngắn hạn ,kinh
doanh…vào Việt Nam (không ngoại trừ dòng tiền vào nước ta kiếm lợi nhuận)



Ngoài ra, hoạt động Carry trade còn chuyển vốn ngoại tệ vào nước ta ( bằng cách chuyển
vào tài khoản được mở ở ngân hàng). Tiếp đó, khi muốn hoạt động phải bán ngoại tệ cho
ngân hàng, chuyển thành tiền đồng. Đây cũng chính là khoản tín dụng tạm thời giúp quốc gia
cân bằng được cán cân thanh toán ngoại hối. Hoạt động Carry trade còn là một khoảng đầu tư
gián tiếp cần thiết cho nền kinh tế khi mà chính phủ dùng vồn huy động được từ hoạt động
phát hành trái phiếu (nhà đầu tư Carry trade chiếm tỷ trọng khá lớn) để đầu tư vào việc phát
triển cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế.




Không chỉ hoạt động Carry trade giữa các cặp tiền với nhau, hoạt động này còn bao gồm
việc Carry trade giữa ngoại tệ với các chứng khoán (đặc biệt là với trái phiếu chính phủ), việc
đẩu tư này làm tăng cầu của chứng khoán, do đó làm cho thị trường có tính thanh khoản cao
hơn, và cũng làm tăng điểm thị trường chứng khoán.



Hoạt động Carry trade thông thường còn được đầu tư trực tiếp vào việc mua Chứng
khoán, đặc biệt là trái phiếu chính phủ (do tính thanh khoản mua trái phiếu chính phủ cao
hơn so với việc gửi tiền ở ngân hàng. Nên rủi ro mua trái phiếu chính phủ được giảm thiểu
hơn so với gửi tiền). Điều này vừa giúp chính phủ có thêm nguồn ngân sách, vừa giúp cân
bằng tạm thời nguồn dự trữ ngoại hối



Đối với các quốc gia có nền kinh tế mới nổi hay đang phát triển, tình trạng tăng trưởng
kinh tế nhanh, kéo theo lạm phát cũng ở mức cao. Chính phủ các nước này duy trì lãi suất
cao và một chế độ tỷ giá hối đoái cố định nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư và tạo môi trường
ổn định cho hoạt động xuất nhập khẩu. Đây cũng là cơ hội và điều kiện giúp hoạt động Carry
trade đổ vốn vào các quốc gia này. Nhà đầu tư vừa có lợi nhuận về việc chênh lệch lãi suất
cao, mà nguồn vốn đầu tư này cũng bù đắp cho mức rủi ro cao tại các quốc gia đó.

2.

Ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động Carry trade

10



Chênh lệch lãi suất USD-VND và hoạt động Carry trade

Bên cạnh các mặt tích cực nêu trên là vô số các mặt tiêu cực mà hoạt động kinh doanh này mang
lại. Không chỉ ảnh hưởng đến họat động của doanh nghiệp mà còn tác động tiêu cực đến các
chính sách ổn định kinh tế vĩ mô. Sau đây là những tác động tiêu cực do việc kinh doanh chênh
lệch lãi suất mang lại.
*

Như đã phân tích ở trên, hoạt động Carry trade làm tỷ giá (S USD/VND) giảm. Khi tỷ giá giảm
tức là đồng nội tệ đắt hơn tương đối so với đồng ngoại tệ thì việc nhập khẩu sẽ có lợi hơn so
với việ mua hàng hóa trong nước, hàng hóa xuất khẩu sẽ đắt hơn tương đối so với hàng hóa
tại nước nhận hàng xuất khẩu. Do đó, làm tăng hoạt động nhập khẩu và giảm mức xuất khẩu,
gây ảnh hưởng xấu đến cán cân thương mại.

*

Ở các nước, một số chính sách tài chính có thể làm cho sóng Carry trade chuyển hướng mạnh
mẽ và gây bất lợi cho nền kinh tế. Ví dụ, vào giữa tháng 8-2010, các ngân hàng bắt đầu tăng
lãi suất tiết kiệm ngoại tệ (USD) (mức tăng phổ biến từ 0,3-0,5%/ năm tùy kỳ hạn). Đây
chính là một phần nguyên nhân gây sức ép lên ngoại tệ (Lãi suất tiết kiệm đô la Mỹ tăng,
trong khi lãi suất tiền đồng giảm xuống hoặc không đổi, mức chênh lệch càng thấp thì khả
năng người dân chuyển từ tiết kiệm tiền đồng sang tiết kiệm ngoại tệ càng cao ). Các nhà đầu
tư hay người dân lo ngại tiền đồng mất giá nên ra sức chuyển sang ngoại tệ để nhằm tránh bị
hao hụt tài sản. Hoạt động này kéo theo hành vi bầy đàn, tạo ra nguồn cung cầu ảo đối với
USD và VND, gây ra việc xáo trộn trong tỷ giá USD/VND.

*

Hoạt động Carry trade còn tác động làm cho một nền kinh tế khi bị bất ổn lại càng xấu đi.
Tức là khi một quốc gia có chính sách kinh tế vĩ mô không ổn định, lạm phát tăng cao, thâm

hụt thương mại lớn tạo nên nền kinh tế đầy rủi ro ( ví dụ như Việt Nam, khi tỷ giá USD/VND
trên thị trường tăng mạnh do đồng VND mất giá). Nắm bất được tình hình này, các nhà đầu
tư Carry trade sẽ đồng loạt rút vốn như bán ròng trái phiếu, quy đổi ra đồng tiền mạnh.
Những hành vi như thế có thể gây nên khủng hoảng kinh tế vốn đã bất ổn. (Đây cũng là
nguyên nhân xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á 1997)

*

Khi có những biến động ảnh hưởng đến nhà đầu tư, các tổ chức đồng loạt thu hẹp hoạt động
đầu tư. Dòng tiền đầu tư không những ngừng đổ vào các đồng tiền quen thuộc (các đồng tiền
có mức lãi suất cao) mà còn chảy ngược lại (trú vốn tại những đồng tiền mạnh), ảnh hưởng
đến hệ thống tài chính toàn cầu.

*

Ảnh hưởng của hoạt động trade sẽ còn nghiêm trọng hơn nếu giới đầu cơ không sử dụng
đồng quen thuộc cho hoạt động này nữa mà chuyển sang các đồng tiền khác tương đương ( ví
dụ như lãi suất đồng đô la Singapore vừa mới được Cơ quan điều hành chính sách tiền tệ
Singapore – MAS hạ xuống 0.1%). Điều này sẽ xảy ra việc bán tháo đồng tiền đang đầu cơ.
Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến quốc gia, làm cho đồng tiền lao dốc, khủng hoảng
chắc chắn xảy ra.

11


Chênh lệch lãi suất USD-VND và hoạt động Carry trade

*

Rút vốn là thế nhưng đồng loạt đổ vốn vào cũng đáng lo ngại. Dễ nhận thấy như tính thanh

khoản của đồng USD mà Carry trade tạo ra sẽ trở nên nguy hiểm nếu hấp thụ một lượng quá
lớn (Đặc biệt là ở Châu Á, Carry trade USD trở nên phổ biến). Lượng vốn nếu vào quá lớn,
tạo ra sự lạc quan thái quá vào nền kinh tế, từ đó tạo ra cá bong bóng (nhà đất,….) . Việc đầu
tư và chi tiêu trở nên quá mức mà không cần quan tâm đến yếu tố rủi ro này làm cho nền
kinh tế trở nên vô cùng rủi ro, phát triển quá nóng. Và nếu không có biện pháp làm xì bong
bóng, đến khi nó nổ ra thì khủng hoảng là điều tất yếu.

*

Không ngọai trừ một số doanh nghiệp trong nước , họ vay ngoại tệ của ngân hàng với mức
lãi suất hỗ trợ. Đáng lẽ đồng tiền được luân chuyển trong các hoạt động mua bán hàng hóa,
nhưng không, một số doanh nghiệp đã "núp" vào ngoại tệ để tránh "cơn bão" lãi suất tiền
đồng cao. Rồi thì bán USD vay được cho ngân hàng lấy tiền đồng, điều này không những
làm cho vốn không được đưa vào kinh doanh sản xuất mà chảy vào đầu cơ mà còn tạo nên
nguồn cung dư thừa ngoại hối

*

Hành vi Carry trade không những ảnh hưởng đến nền kinh tế vĩ mô nói chung mà còn ảnh
hưởng tiêu cực đến từng doanh nhiệp (đặc biệt là doanh nghiệp xuất nhập khẩu). Để hoạt
động trao đổi hàng hóa với nước ngoài, các doanh nghiệp này cần nguồn ngoại tệ USD để
thực hiện việc đó thông qua việc vay ngân hàng. Hành vi Carry trade làm cho tỷ giá tăng lên,
vì vậy sẽ làm tăng giá trị các khoản nợ vay bằng USD, gây thua lỗ cho các doanh nghiệp.

V. TỔNG KẾT
Không như hoạt động Arbitrge, là hoạt động mà cơ hội kinh doanh khó có thể nhận thấy được và
chỉ diễn ra trong thời gian cực ngắn với sự rủi ro hầu như bằng không. Hoạt động Carry trade là
hoạt động mà cơ hội kinh doanh dễ nhận thấy hơn nhưng phải có khoảng thời gian nhất định để
thu lãi, cùng với sự rủi ro không thể đoán trước được của sự biến động tỷ giá. Hoạt động Carry
trade là hoạt động thực hiện một cách tương đối dễ dàng, cái mà nhà đầu tư lo ngại nhất là sự

biến động của tỷ giá, tuy nhiên nó cũng sẽ bớt rủi ro hơn khi áp dụng những hình thức bảo hiểm.
Với một phương pháp kinh doanh hợp lý, nhà đầu tư chắc chắn sẽ thu được lợi nhuận từ hoạt
động kinh doanh này.
Hoạt động này thực hiện mạnh nhất là đối với đồng JPY của Nhật bởi mức lãi suất cực thấp (xấp
xỉ 0%/năm) và tính thanh khoản cao của nó. Ở Việt Nam, hoạt động Carry trade đã có từ rất lâu,
nó diễn ra thường xuyên trong hoạt động hàng ngày của các nhà kinh doanh ngân hàng mà có thể
họ chưa định hình một cách cụ thể về nó, và chưa biết gọi nó là gì.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
12


Chênh lệch lãi suất USD-VND và hoạt động Carry trade

o Giáo trình Tài chính quốc tế. Tác giả PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, nhà xuất bản thống kê năm
2010.
Các trang web:

www.sbv.gov.vn
o


……

MỤC LỤC
Trang
Nhóm thực hiện

1


I. Mở đầu.

2

II. Thực trạng biến động lãi suất
1. 6 tháng đầu năm 2010

2

2. Từ tháng 7/2010 đến nay

4

III. Hành vi của nhà đàu tư Carry trade
1. Hành vi của nhà đầu tư nước ngoài
2. Hành vi của nhà đầu tư trong nước
3. Chiến lược kinh doanh Carry trade

5
7
8

IV. Tác động của Carry trade đến nền kinh tế
1. Lợi ích tích cực của hoạt động Carry trade
2. Tác động tiêu cực của hoạt động Carry trade

10
11

V. Tổng kết


12

Danh mục tài liệu tham khảo

13

Mục lục

14

13


Chênh lệch lãi suất USD-VND và hoạt động Carry trade

14



×