Tải bản đầy đủ (.ppt) (40 trang)

Đặc điểm tài nguyên nước việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 40 trang )

ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN
NƯỚC VIỆT NAM
Sinh viên Lớp : K53_MT


A. ĐỊNH NGHĨA
Điều 2 Luật Tài nguyên nước Việt Nam
(1998):
Tài nguyên nước ( của Việt Nam) bao gồm
các nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới
đất, nước biển thuộc lãnh thổ Việt Nam.



→ Tài nguyên nước của một lãnh thổ là toàn
bộ lượng nước con người có thể khai thác sử
dụng được; xét về cả lượng và chất cho sinh
hoạt, sản xuất trong hiện tại và tương lai.


B.

ĐẶC ĐIỂM


B. ĐẶC ĐIỂM
I. THUẬN LỢI


I. THUẬN LỢI
1. NGUỒN NƯỚC MƯA DỒI DÀO






Việt Nam có nguồn nước mưa dồi dào hơn sơ với các nước cùng vĩ độ địa
lí ( Các nước Tây Nam Á và Châu Phi )
Lượng mưa trung bình năm toàn lãnh thổ : 1960 mm
Gấp 2,6 lần lượng mưa trung bình lục địa
→ Tạo ra lượng dòng chảy 320 tỷ


I. THUẬN LỢI
2. TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT


2. TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT
2.1. KHÁI NIỆM
 Tài
 _

nguyên nước mặt ( dòng chảy sông ngòi ) của 1 vùng lãnh thổ hay 1
quốc gia là tổng lượng dòng chảy sông ngòi từ ngoài vùng chảy vào và
lượng dòng chảy được sinh ra trong vùng ( dòng chảy nội địa )
_ Theo website Bộ Tài nguyên và môi trường_


2. TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT
2.2. SÔNG NGÒI
  Căn cứ vào số liệu quan trắc thủy văn trong mạng lưới trạm khí tượng


thủy văn ở nước ta:
- Tổng lượng nước trung bình của toàn bộ sông suối: 835 tỷ
+ Từ nước ngoài: 522 tỷ
( 62,5% )
+ Trong nước : 313 tỷ
( 37,5% )
- Modun dòng chảy: 31L/ s.
→ Nguồn nước dồi dào
 Việt Nam có - 9 lưu vực sông có diện tích lớn hơn 10.000
- 2360 con sông với chiều dài trên 10 km và 26 phân lưu các
sông lớn.
 Có tiềm năng thủy điện lớn


2. TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT
2.2. SÔNG NGÒI
Sông ngòi có tính đa quốc gia:
- 7/9 hệ thống sông của Việt Nam chảy
qua từ 2 - 5 nước



    ­ Tỷ lệ diện tích lưu vực thuộc
Việt Nam: 9 – 87%
- Tỷ lệ dòng chảy ngoại nhập: 5 – 90%
( không kể sông Kỳ Cùng, Bằng Giang )


2. TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT
2.3. HỒ ĐẦM

Hồ
- Là vùng nước tự nhiên trên đất liền không trực tiếp thông ra biển
ví dụ: Hồ Ba Bể : 90 triệu
- Đầm phá
+ Là sản phẩm của quá trình tương tác biển – sông trong đó biển chiếm ưu
thế
+ Hệ sinh thái đầm phá có đa dạng sinh
học và năng suất cao, có vai trò quan trọng
đối với vùng khơi
+ Nổi tiếng nhất là phá
Tam Giang – Cầu Hai S= 7.800 ha



2. TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT
2.3. HỒ ĐẦM
  Hồ nhân tạo

- Được hình thành bởi đập chắn ngang sông. Làm cho lòng sông và một vùng
đất rộng lớn bị ngập chìm.
- Việt Nam có khoảng 3600 hồ nhân tạo có kích thước khác nhau
- Mục đích: Phát điện, điều tiết dòng chảy ( cắt lũ và cấp nước mùa kiệt ), phục
vụ giao thông thủy…


I. THUẬN LỢI
3. TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT


3. TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT

3.1. KHÁI NIỆM


Theo Luật tài nguyên nước Việt Nam ( 1998, điều 3 ):
Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới mặt đất.
Nước chứa trong các lỗ hổng, khe nứt, hang động ngầm với kích thước
khác nhau.


3. TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT
3.2. TIỀM NĂNG PHONG PHÚ





Trữ lượng có tiềm năng khai thác khoảng 60 tỷ
/ năm
Dao động từ mức rất nhiều ( ĐB sông Cửu Long ) → khá khan hiếm ( Bắc
Trung Bộ ).
Lượng khai thác chưa tới 5% tổng trữ lượng có tiềm năng
Theo kết quả điều tra, khảo sát và nghiên cứu đã có đến năm 1999, trữ
lượng nước ngầm :
- có thể khai thác ngay với độ tin cậy cao ( A ): 736.205
/ ngày
- có thể khai thác với độ tin cậy khá ( B )
: 939.625
/ ngày
- dự báo có thể khai thác
(

)
: 2.007.165
/ ngày
(
)
: 10.848.451
/ ngày


3. TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT
3.3. TIỀM NĂNG NƯỚC NÓNG VÀ NƯỚC KHOÁNG




Phong phú, đa dạng về loại hình, có giá trị sử dụng cao cho nhiều mục đích
khác nhau : thủy trị liệu, sản xuất nước khoáng đóng chai…
Theo số liệu điều tra tới năm 1999:
- Khoảng 400 nguồn nước khoáng và nước nóng đã được khảo sát
+ Nguồn có nhiệt độ : 30 – 70
+ Độ khoáng hóa : < 1 – 5g/l
- 287 nguồn đã được khai thác


4. CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN NƯỚC
a)








Nông nghiệp
Nước đóng vai trò quan trọng trong trồng trọt và chăn nuôi.
Nguồn nước dồi dào thuận lợi cho nghề trồng lúa nước lâu đời của Việt Nam,
đồng thời cũng thuận lợi cho chăn nuôi gia súc, gia cầm
Dự tính đến năm 2010, diện tích trồng lúa đạt 6,2 triệu ha; nhu cầu về nước
tăng 72% (khoảng 370 tỷ
)
tài nguyên nước ngầm thuận lợi cho việc khai thác để tưới cao su, cà phê vào
mùa khô


4. CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN NƯỚC
b) Thủy sản
 Thủy sản nước ngọt là nguồn lợi của nước ta. Hiện nay, cả nước có trên
500.000 ha mặt nước, hồ chứa sử dụng cho nuôi trồng thủy sản
 Tiềm năng phát triển thủy sản lớn, hiện nay mới chỉ sử dụng 50%
c) Thủy điện
 Tiềm năng dồi dào, với hơn 2000 sông suối lớn nhỏ phân bố trên khắp lãnh
thổ.
 Tổng tiềm năng lí thuyết là 308 tỷ Kwh.
 Hiện nay sản lượng do thủy điện phát hàng năm khoảng 23,8 tỷ kwh chiếm
51% tổng sản lượng điện phát ra cả nước


4. CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN NƯỚC
4) Công nghiệp
 Thuận lợi trong việc phát triển một số ngành đòi hỏi lượng nước cao như: chế

biến thực phẩm, dầu mỏ, hóa chất, sản xuất giấy, luyện kim..
 Theo thống kê, 5 ngành trên đã sử dụng 90% lượng nước toàn ngành công
nghiệp
5) Giao thông vận tải
 Hệ thống đường thuỷ nội địa VN có trên 2.360 con sông, kênhvới tổng chiều
dài khoảng 198.000 km, trong đó có tới 42.000 km có thể đưa vào khai thác
vận tải.
 Hiện nay, khối lượng hàng hoá vận chuyển bằng đường thuỷ nội địa chiếm
28% tổng khối lượng hàng hoá vận chuyển.
→ Khả năng phát triển là rất lớn, mang lại lợi ích cho nhiều ngành kinh tế khác.


5.VĂN HÓA NƯỚC CỦA NGƯỜI VIỆT



Dấu vết của môi trường sông nước in đậm lên cách tư duy của người Việt.
Văn hóa nước của Việt Nam có 4 yếu tố cấu thành: tận dụng nước, đối phó
với nước, sùng báo nước và lưu luyến nước.

a) Tận dụng nước
Để ăn: Người Việt sử dụng chủ yếu là cây lúa nước. Từ hạt gạo đã sản xuất ra
nhiều sản phẩm như cơm, xôi, cháo…
 Để ở: Do khí hậu nóng bức nên thường chọn xây nhà gần sông, suối, ao
→ nền nhà thường cao để tránh nước
 Để đi lại:
- Phương tiện giao thông trên sông nước hết sức phong phú: thuyền, đò, ghe…
- Trong quân sự, những trận thắng lớn trong lịch sử chống ngoại xâm đều là
thủy chiến: Trần Hưng Đạo đánh thắng quân Nguyên-Mông trên sông Bạch
Đằng…




5.VĂN HÓA NƯỚC CỦA NGƯỜI VIỆT
b) Đối phó với nước

Sông nước được tận dụng trong giao thông thủy, nhưng cản trở giao thông
đường bộ → hình thành nghệ thuật bắc cầu: cầu khỉ, cầu mây, cầu ngói…

Người VN coi nước là tai họa hàng đầu: thủy-hỏa-đạo-tặc.
Để chống lụt → người Việt tiến hành đắp đê ngăn nước
→ được hình tượng hóa trong truyền thuyết
Sơn Tinh – Thủy Tinh.


5.VĂN HÓA NƯỚC CỦA NGƯỜI VIỆT
c) Sùng bái nước

Những khó khăn mà nước gây ra khiến con người sợ nước. Sợ nhưng vẫn
không thể sống thiếu nó được nên tôn sùng.

Cư dân VN luôn tôn thờ nước như một trong những lực lượng tự nhiên
quan trọng nhất: Mẹ Nước, Bà Thủy, Mẫu Thoải…

Khi chết đi thì “thế giới bên kia” của người Việt là sông-nước – đó là nơi
chín suối, tới đó phải đi bằng thuyền.
Ở Bắc Bộ và suốt miền duyên hải Trung Bộ còn lưu giữ nghi lễ “chèo đưa
linh” _ chèo đò tiễn đưa linh hồn người chết về nơi chín suối.

Nước là đối tượng thờ cúng và cũng là phương tiện thờ cúng: Trên bàn thờ

của người Việt luôn có li nước lã.
→ Ý nghĩa triết lí: nước là thứ quý giá nhất với cư dân trồng lúa nước.


5.VĂN HÓA NƯỚC CỦA NGƯỜI VIỆT
d) Lưu luyến nước

Về giải trí: Các trò chơi của VN phần lớn xoay quanh sông nước: đua
thuyền, đua ghe, thi bơi…

Về nghệ thuật thanh sắc: Múa rối nước là loại hình sân khấu chỉ có ở nơi
cuộc sống con người gắn liền với nước.
Nhiều điệu hò trên sông nước: hò rời bến, hò cập bến…

Hình ảnh nước ăn sâu vào tâm khảm người Việt
- Mọi hoạt động tư duy đều lấy sông nước làm chuẩn mực như: Sông có khúc,
người có lúc..
- Từ ngữ liên quan đến sông nước được sử dụng đa dạng như: biển người, suối
tóc…
=> Người Việt có truyền thống văn hóa sông-nước. Nhờ đó mà người Việt có
khả năng đối phó linh hoạt với mọi tình thế và có lối ứng xử mềm dẻo phù
hợp với hoàn cảnh sống gần/ trên sông nước.


B. ĐẶC ĐIỂM
II. KHÓ KHĂN



II. KHÓ KHĂN

1. LƯỢNG NƯỚC MẶT PHỤ THUỘC NHIỀU VÀO
NƯỚC NGOÀI





2/ 3 tổng lượng nước mặt của Việt Nam phụ thuộc vào nước ngoài
62,5% tổng lượng dòng chảy nước mặt trên lãnh thổ VN là từ các nước
láng giềng : Trung Quốc, Lào, Campuchia…
Các nước này đều trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị
hóa…nhanh chóng → đặt ra yêu cầu tận dụng tài nguyên


×