Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

Tìm hiểu và khai thác giá trị lịch sử văn hóa một số di tích thờ nữ tướng lê chân góp phần phát triển du lịch nhân văn hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 68 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

Trong văn hóa cổ truyền của dân tộc, tín ngưỡng thờ Thành Hoàng là
tín ngưỡng khá phổ biến ở các làng xã người Việt. Thờ Thành Hoàng làng là
tín ngưỡng chính của cộng đồng làng. Xuất xứ Thành Hoàng làng có nhiều
nguồn gốc khác nhau: Thiên thần, Nhiên thần, Nhân thần. Thần Thành hoàng
dù có hay không có họ tên, lai lịch và dù xuất thân bất kỳ từ tầng lớp nào, thì
cũng là chủ thể trên cõi thiêng của làng và đều mang tính chất chung là hộ
quốc tỳ dân (hộ nước giúp dân) ở ngay địa phương đó. Vì vậy, thần Thành
hoàng đã trở thành một biểu tượng tâm linh; bởi theo nhân dân, chỉ có thần
mới có thể giúp cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt; giúp cho cuộc
sống của họ ngày một thêm ổn định, thịnh vượng.
Trong số các đấng thần linh được nhiều dân tộc thờ làm Thành hoàng
làng thì có rất nhiều các vị có gốc xuất phát là anh hùng dân tộc như: Lý
Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo,…Việc thờ các anh hùng dân tộc đã có ảnh
hưởng và mang lại nhiều giá trị về mặt văn hóa, lịch sử. Trong lịch sử đấu
tranh dựng nước và giữ nước bên cạnh những trang hào kiệt, đến nhi đồng,
nữ nhi cũng trở thành anh hùng. Khi Tổ quốc bị xâm lăng, họ là ngon cờ
quy tụ toàn dân đứng lên đánh đuổi quân thù bảo vệ nền độc lập, tự chủ của
dân tộc. Nữ tướng Lê Chân là một trong những anh hùng như vậy. Trong
tâm thức người dân Hải Phòng, nữ tướng Lê Chân là hiện thân của thánh
mẫu Liễu Hạnh, là con của Ngọc hoàng thượng đế giáng trần. Bà không chỉ
có công giúp vua Trưng Trắc chống quân Hán xâm lược mà còn là người đã
chiêu mộ dân cư khai phá đất hoang, lập nên trang An Biên - tiền thân của
nội thành Hải Phòng ngày nay và trấn giữ, bảo vệ vùng duyên hải Hải
Phòng. Vậy nên Lê Chân còn được suy tôn là thành Hoàng bản địa của Hải
1



Phòng và được nhân dân muôn đời thờ cúng. Trong rất nhiều di tích lịch sử
văn hóa tưởng niệm Nữ tướng Lê Chân thì đền Nghè có được sự khang
trang, bề thế như ngày hôm nay chính là kết tinh của truyền thống uống
nước nhớ nguồn, lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc.
Di tích đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích
lịch sử cấp quốc gia và cấp kinh phí trùng tu với quy mô lớn. Năm 2013 là
năm du lịch quốc gia đồng bằng sông Hồng di tích lịch sử văn hóa và lễ hội
đền Nghè được đề cử là một trong những điểm đến tâm linh của du khách
để quảng bá hình ảnh của các tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông
Hồng đặc biệt là Hải Phòng – thành phố đăng cai. Ngoài ra, lễ hội Nữ
tướng Lê Chân sau 5 năm tổ chức thành công trên địa bàn quận Lê Chân,
đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi
vật thể cấp quốc gia vào ngày 10/03/2016.
Vì vậy, di tích và lễ hội đền Nghè đóng một vai trò rất quan trọng trong
đời sống văn hóa của người dân Hải Phòng.
Ngoài ra, việc giáo dục đạo đức cho học sinh bằng cách đưa loại hình
di sản văn hóa phi vật thể - di tích và lễ hội đền Nghè vào giới thiệu, giảng
dạy trong nhà trường là một trong những giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy
giá trị di sản văn hóa thường được các nhà quản lý văn hóa đề cập đến trong
nhiều năm qua. Việc đưa di sản văn hóa vào giảng dạy trong nhà trường cũng
là cách để các em học sinh biết quý trọng và bảo vệ di sản, phát huy giá trị
của di sản, tạo ra nguồn lực cho địa phương. Đó là việc làm rất cần thiết để
giáo dục đạo đức về đạo lý “đền ơn đáp nghĩa” cho thế hệ trẻ trong đó có học
sinh ở các trường tiểu học trên địa bàn quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Là một trong những ngôi đền lớn ở Hải Phòng, có lịch sử lâu đời, lễ hội
đền Nghè là một đối tượng nghiên cứu khoa học không phải là mới lạ. Với
những nghiên cứu trước đây về đền Nghè, các tác giả chủ yếu tập trung vào

2


việc tìm hiểu những quy trình tổ chức lễ hội, ý nghĩa tâm linh của lễ hôi, vai
trò của Nữ tướng Lê Chân đối với người dân Hải Phòng hay Lễ hội đền Nghè
trong việc phát triển du lịch ở Hải Phòng, … Một số ấn phẩm điển hình sau:
Cuốn “Hồn sử Việt – Các truyền thuyết, giai thoại nổi tiếng” của tác giả
Trần Quốc Quân – NXB Lao Động đã nhắc tới Lê Chân là một nữ tướng miền
biển của Hai Bà Trưng và đền Nghè là nơi thờ nữ tướng.
Cuốn “Nhân vật lịch sử Hải Phòng” của tác giả Ngô Đăng Lợi – Trịnh
Minh Hiên – NXB Hải Phòng cũng đề cập tới Nữ tướng Lê Chân.
Luận văn tốt nghiệp “Tìm hiểu và khai thác giá trị lịch sử - văn hóa
một số di tích thờ Nữ tướng Lê Chân góp phần phát triển du lịch nhân văn
Hải Phòng” của tác giả Nguyễn Bảo Ngọc – lưu tại Thư viện trung tâm Đại
học Hải Phòng đã đề cập tới giá trị lịch sử văn hóa của một số di tích thờ
Nữ tướng Lê Chân tại Hải Phòng, trong đó có đền Nghè. Từ đó nêu ra một
số đề xuất trong việc bảo trọng giá trị của di tích, góp phần phát triển du
lịch nhân văn của thành phố Hải Phòng.
Ngoài ra, một số trang thông tin mạng cũng ít nhiều đề cập tới tiểu sử,
sự nghiệp của Nữ tướng Lê Chân và giới thiệu khái quát về đền Nghè.
Tuy nhiên, các công trình và bài viết trên vẫn chưa từng nghiên cứu về
cách giáo dục để giúp các em học sinh tiểu học có cái nhìn sâu sắc hơn về giá
trị văn hóa của đền Nghè. Vì vậy đề tài tìm hiểu về “Lễ hội đền Nghè với việc
giáo dục nhân cách cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn quận Lê
Chân, thành phố Hải Phòng” là một đề tài mới mẻ và đóng vai trò quan trọng
với việc giáo dục những giá trị tốt đẹp của đền Nghè đến học sinh các trường
tiểu học trên địa bàn quận trong thời điểm hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3



-

Mục đích nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu khoa học hướng tới việc giáo dục
nhân cách cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn quận Lê Chân thông
qua giá trị lịch sử, giá trị văn hóa của lễ hội đền Nghè.

-

Nhiệm vụ nghiên cứu là giải quyết các vấn đề sau:
+ Tìm hiểu nghiên cứu về truyền thống văn hóa – lịch sử của thành phố Hải
Phòng và đền Nghè.
+ Tìm hiểu nghiên cứu về lễ hội hàng năm của đền Nghè, nghiên cứu và làm
rõ giá trị văn hóa của lễ hội đền Nghè.
+ Đưa ra một số đề xuất nhằm góp phần giáo dục nhân cách cho học sinh các
trường tiểu học trên địa bàn quận về những giá trị văn hóa, lịch sử của di tích
lịch sử đền Nghè.

4. Đối tượng nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: Di tích và lễ hội đền Nghè với việc giáo dục cho học
sinh các trường tiểu học trên địa bàn quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng.

-

Phạm vi nghiên cứu: Không gian văn hóa, xã hội, phong tục, tập quán lối
sống của người dân thuộc phường An Biên, quận Lê Chân; hoạt động học tập
và sinh hoạt của học sinh các trường tiểu học trên địa bàn quận Lê Chân.


5. Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: Thu thập thông tin từ tạp chí, tác
phẩm khoa học, tài liệu lưu trữ và thông tin đại chúng có liên quan đến nội
dung nghiên cứu.

-

Phương pháp phân tích, đánh giá.

-

Phương pháp điền dã: quan sát, ghi chép, chụp ảnh, ghi hình, phỏng vấn, sưu
tầm trên các phương tiện truyền thông.

6. Giả thuyết khoa học
-

Nếu chúng ta đưa vào giảng dạy các nội dung về di sản văn hóa, di tích lịch
sử hay tổ chức cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn quận Lê Chân
4


tham quan tại đền Nghè thì sẽ giúp cho quá trình học tập của học sinh trở
nên hấp dẫn hơn, học sinh hứng thú học tập và hiểu bài sâu sắc hơn, phát
triển tư duy độc lập sáng tạo, giáo dục tư tưởng, nhân cách và đạo đức cho
học sinh.
7. Những đóng góp khoa học mới của đề tài

-

Tìm hiểu về những giá trị văn hóa, giá trị lịch sử, từ đó xây dựng được
hệ thống tài liệu khoa học về quá trình gìn giữ, phát huy những giá trị
văn hóa tốt đẹp của đền Nghè. Đây có thể là những cứ liệu khoa học,
tham khảo trong những công trình nghiên cứu lớn hơn hoặc rộng hơn
quy mô đề tài nghiên cứu này.

-

Đưa ra những ảnh hưởng của các giá trị văn hóa với việc giáo dục nhân
cách cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn quận Lê Chân, thành
phố Hải Phòng. Từ đó đưa ra những đề xuất nhằm giúp các em học sinh
tiểu học trên địa bàn quận đến gần hơn với các giá trị văn hóa, giá trị lịch
sử của đền Nghè.

8. Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục thì
phần nội dung của đề tài gồm các chương sau:
Chương 1: Di tích đền Nghè
Chương 2: Lễ hội đền Nghè
Chương 3: Lễ hội đền Nghè với việc giáo dục nhân cách cho học sinh
các trường tiểu học trên địa bàn quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng.

5


CHƯƠNG 1: DI TÍCH ĐỀN NGHÈ
1.1. Vị trí địa lý, lịch sử hình thành

Lê Chân là một quận nội thành của Hải Phòng với vị trí tiếp giáp
quận Ngô Quyền và một phần quận Dương Kinh ở phía Đông; Quận Kiến
An, huyện An Hải ở phía Tây; quận Dương Kinh ở phía Nam và Quận
Hồng Bàng ở phía Bắc. Là quận duy nhất của thành phố Hải Phòng không
có "ruộng", cũng chẳng có "trâu", diện tích đất tự nhiên nhỏ lại không có
các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá lớn, song Quận Lê Chân lại là nơi
tập trung nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Thế
mạnh ấy chính là động lực giúp Lê Chân vượt qua mọi khó khăn và phát
triển mạnh mẽ, với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân luôn ở mức hai con
số trong nhiều năm qua (25 - 31%/năm). Diện tích tự nhiên: 12 km 2.
Quận Lê Chân vốn nổi tiếng là mảnh đất anh hùng với tinh thần quật
khởi, ý chí đấu tranh anh dũng, kiên cường. Trong lịch sử hình thành, phát
triển, người dân Lê Chân luôn sát cánh, đóng góp tích cực vào sự nghiệp giải
phóng và bảo vệ Tổ quốc.
Cũng chính trong các cuộc đấu tranh đó đã xuất hiện nhiều người con
ưu tú, là niềm tự hào của ngườ i dân quận Lê Chân nói riêng, của dân tộc Việt
Nam nói chung, đồng thời cũng là người mở đầu cho truyền thống đánh giặc
ngoại xâm của Hải Phòng và người dân quận Lê Chân. Đó là nữ tướng Lê
Chân chống quân đô hộ nhà Hán (40 - 43). Noi gương nữ anh hùng dân tộc
Lê Chân, trong suốt những thế kỷ bị phong kiến phương Bắc đô hộ, người dân
Lê Chân, Hải Phòng luôn có mặt trong các cuộc nổi dậy của Lý Bí (năm 542),
Mai Thúc Loan (năm 722). Đặc biệt, năm 938, trong cuộc kháng chiến chống
quân Nam Hán, nhân dân các làng An Biên, Niệm Nghĩa, An Dương, Hàng
Kênh, Dư Hàng đã tích cực tham gia đóng góp sức người, sức của cho trận
tuyến của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng.

6


Bên cạnh đó, quận Lê Chân cũng là mảnh đất giàu truyền thống văn

hoá. Nét đẹp văn hoá ấy đã được ghi chép, phản ánh qua nhiều văn bia, di
tích còn lại đến ngày nay. Ở phường Niệm Nghĩa hiện còn lưu giữ bia Văn
hội bi kí (tạo năm 1782), ghi chép việc đóng góp xây dựng Văn Từ - một
trong những nơi sinh hoạt văn hoá cộng đồng, ở Dư Hàng có bia ghi chép
về Hội Tư Văn. Lê Chân cũng là quê hương của nhiều tiến sỹ, nhiều người
học hành đỗ đạt. (Hiện nay, ở Hàng Kênh lưu lại bia ghi tên tuổi những
người đỗ đạt từ năm 1460 - 1693). Đặc biệt, ông Ngô Kim Húc đỗ tiến sỹ
năm 1478, làm quan đến chức Đô đốc sự trung khoa lại và Đỗ Bảo Chân,
đỗ Đệ tam giáp Đồng tiến sỹ, xuất thân lúc 38 tuổi là những tấm gương
được nhân dân coi trọng và lưu truyền trong hậu thế.
Năm 1872, thực dân Pháp đánh chiếm vùng đất ven sông Cấm, cuộc
phản kháng của nhân dân ta nổ ra liên tục. Năm 1885, nhân dân Lê Chân ủng
hộ cuộc đấu tranh của phu đào kênh Bonnan (Sông Lấp - hồ Tam Bạc). Trai
tráng vùng đất Lê Chân đều tích cực tham gia cuộc khởi nghĩa do Mạc Đình
Phúc lãnh đạo và hàng loạt những cuộc đấu tranh khác nhằm chống lại âm
mưu xâm lược của kẻ thù.
Trải qua những năm trường kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ,
người dân trên đất Lê Chân đã xác lập những giá trị tinh thần, truyền thống
yêu nước, yêu lao động và tích cực chống ngoại xâm. Tinh thần đó, truyền
thống đó vẫn còn được tiếp tục phát huy mạnh mẽ đến nhiều thế hệ sau này.
Trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế, cho dù còn nhiều khó
khăn, thử thách nhưng truyền thống hào hùng ấy luôn là niềm cổ vũ, khích lệ,
là kim chỉ nam hoạt động của người dân Lê Chân. Họ vẫn lao động và làm
việc ngày một nỗ lực hơn để xây dựng mảnh đất Lê Chân ngày càng giàu đẹp.
Tại Hải Phòng, đền Nghè nằm trên góc phố giao nhau giữa phố Mê
Linh và Lê Chân (cách tượng đài nữ tướng Lê Chân ở vườn hoa Trung tâm
Triển lãm thành phố hơn 100 m) thuộc phường An Biên, quận Lê Chân, thành
7



phố Hải Phòng. Đền Nghè là di tích lịch sử văn hóa thờ nữ tướng Lê Chân –
vị tướng giỏi của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thế kỷ 1 (40 – 43), đã đến
vùng đất ngã ba sông Tam Bạc, sông Cấm, lập ấp Vẻn, sau đổi là An Biên
Trang, tiền thân của thành phố Hải Phòng sau này.
Đền Nghè mặt quay hướng đông, cùng phía với tượng đồng nữ tướng
Lê Chân cao 7,5 mét, cầm kiếm oai nghi, mắt dõi ra biển như ngày đêm canh
giữ vùng cửa biển phía đông tổ quốc.
Đền Nghè ban đầu là một miếu nhỏ nằm trên bãi soi, nơi ngã ba sông Tam
Bạc gặp sông Cấm, cũng là nơi đầu tiên khi Lê Thánh Công chúa từ làng quê
của mình đặt chân đến vùng đất ven biển. Tương truyền rằng: Bà sống khôn chết
thiêng, khi Bà gieo mình xuống sông thì hóa đá trôi trên mặt sông Kinh Thầy. Từ
đoạn sông vùng Đông Triều quê cũ của Bà đến bến Đá (nay là Bến Bính) thì bập
bồng xoay tròn trên mặt nước. Nhân dân làng An Biên biết bà đã hiển thánh, liền
rủ nhau mang đòn, chão ra sông vớt và khiêng đá thiêng về. Khiêng đến khu vực
đền Nghè hiện nay thì trời bỗng nổi cơn giông gió, chão đứt. Dân làng bèn chọn
khu đá rơi ấy để dựng đền thờ Bà. Năm 1919, đền được xây dựng khang trang
gồm 2 nhà chính – Tiền tế và Hậu cung (năm 1919 xây dựng Hậu cung gồm 3
gian, năm 1926 đền lại xây thêm tòa Tiền Tế 5 gian).
Đền Nghè hiện nay được tu bổ, tôn giáo thành một công trình mang
phong cách kiến trúc thời Nguyễn đầy thế kỷ 20. Trải qua thời gian, chiến
tranh, dich tích bị xuống cấp nghiêm trọng. Đến năm 2007 – 2009, đền
Nghè đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đầu tư cấp kinh phí tu bổ,
tôn tạo như hiện nay, bao gồm: tam quan, tòa bái đường, thiên hương, hậu
cung, giải cũ, nhà bia, nơi đặt tượng voi đá, ngựa đá. Phía sau làm thêm tòa
tứ phủ. Tòa bái đường gồm 5 gian được nâng đỡ bởi 16 cột gỗ lim, kê trên
16 viên đá tảng đục đẽo công phu, tỉ mỉ. Chính giữa nóc nhà bái đường đắp
nổi hàng chữ Hán lớn “An Biên cổ miếu”. Sau khi tu bổ, tôn tạo những nét

8



đẹp của đền được gìn giữ với diện mạo khang trang đáp ứng nhu cầu thăm
viếng của nhân dân và du khách thập phương.
Đền Nghè đã được Nhà nước xếp hạng là Di tích cấp quốc gia vào ngày
21 tháng 02 năm 1975, nhận Bằng công nhận Di sản phi vật thể cấp quốc gia
vào ngày 06 tháng 05 năm 2016.
1.2. Các công trình kiến trúc, trang trí của đền Nghè.

Là một trong những di tích lịch sử và danh thắng nổi tiếng của thành
phố Hải Phòng đền Nghè thờ hai hạng mục chính đó là đền thờ Nữ tướng Lê
Chân và phủ thờ Mẫu.
Đền là một công trình mang phong cách kiến trúc thời Nguyễn, đầu thế
kỉ 20 với nghi môn, tòa bái đường, thiêu hương, hậu cung, giải vũ, nhà bia,
nơi đặt voi đá, ngựa đá.
Nghi môn Đền Nghè có kiểu cửa phương thành, đây là kiến trúc phổ
biến thế kỷ 19, một sự kết hợp giữa kiến trúc cổ làng truyền thống người Việt
và phong cách kiến trúc phương Tây “vô – băng”. Nghi môn Đền Nghè gồm 3
cửa vào: Cửa chính giữa (trung quan) là cửa lớn nhất, cửa này thường chỉ mở
vào những dịp chính lễ của đền. Khi rước kiệu, cờ, lọng, đội tế đi của này.
Cửa bên trái (hữu quan) và bên phải (tả quan) thấp hơn cửa chính giữa. Hai
cửa này mở vào những ngày thường để nhân dân vào chiêm bái.
Nghi môn được xây dựng vào đầu thế kỷ 20 và được tu sửa vào năm
2007. Trên Nghi môn trang trí nhiều linh vật trong thế giới tâm linh của người
Việt như: chim phượng, lân, rồng,… Trên trụ phía ngoài cổng có khắc đôi câu
đố để cao công đức của vị thần thờ trong đền.
Qua Nghi môn vào khoảng sân rộng lát gạch Bát Tràng là bước vào
không gian của đền Nghè, phía trước là gian Tiền tế. Tiền tế có kiểu tường gồi
bít đốc. Trang trí trên bờ nóc là hai đầu rồng ngậm bờ nóc chầu về trung tâm,
tiếp theo là hai quy tang trở Hà đồ, tiếp theo là hai phượng sải cánh trong tư
9



thế tung bay. Tất cả các linh vật đều hướng về phía trung tâm trong tư thế
chuyển động. Trung tâm bờ nóc là cuốn thư lớn đề 4 chữ Hán “An Biên cổ
miếu”, các chữ được dát những mảnh sứ màu lam long lanh.
Tiền tế có kiểu nóc “chồng rường con thuận”, trung tâm là ban thờ
Công đồng, các quan – những tướng đã phò tá và chinh chiến cùng Nữ tướng
Lê Chân. Ban thờ có một nhang án lớn thờ Công đồng, hai bên là hai lọng
che, phía trước nhang án là một hệ thống bát biểu. Tòa Tiền tế được dựng
năm Khải Định cửu niên (1924) dưới thời Nguyễn, đến năm 2007 được trùng
tu tôn tạo lại. Hai gian bên cạnh là nơi đặt Long kiệu và Phượng kiệu tượng
trung cho âm dương đối đãi. Kiệu phục vụ cho những ngày lễ chính của đền.
Ngoài ra tiền tế còn đặt chuông và một khánh đá.
Qua nhà Tiền bái một khoảng bước chân, nằm chính diện cân đối trên
đường thần đạo về phía trong là tòa thiêu hương. Tòa thiêu hương cấu trúc
theo kiểu phương đình. Tòa thiêu hương gồm 4 cột gỗ lớn đỡ các xà liên kết
ngang và kẻ góc thu về tạo thành hai tầng mái có kiểu chồng diêm. Phần góc
đao trang trí đề tài “long phụng hồi chầu”, phần chồng diêm ghép các bức
tranh theo đề tài đạo giáo: Ngọc Hoàng Thượng đế, Tam thanh… Các bức
tranh này xoay quanh nguồn gốc và xuất xứ ly kỳ của Mẫu Lê Chân có ảnh
hưởng của đạo giáo. Thiêu hương đạt một sập đá lớn, trên sập đá đặt đồ tế
khí, các đồ tế khí đặt theo nguyên tắc đăng đối qua trục thần đạo. Phần trên là
một bức đại tự lớn: Thượng đẳng tôn thần, dẫn theo bản sắc phong của Vua
Khải Định phong năm 1924.
Trung tâm của thiêu hương đặt sập thờ, đây là sập thờ khổ lớn bằng đá,
kiểu chân quỳ dạ cá. Mặt sập phẳng ở ra bốn góc, dưới mặt sập là các đường
chỉ trang trí cánh sen, hoa cúc dây nổi, thân sập trang trí ở bốn mặt. Bốn góc
sập là bốn mặt hổ phù trang trí trên mặt sập được khác nổi lấy vân mây và hoa
cúc dây làm nền trang trí, các linh vật có hồn sống động.


10


Tiếp đó là hậu cung – không gian linh thiêng nhất của đền, là một tòa
nhà ba kiểu tường hồi bít dốc. Phía ngoài trên nóc hậu cung trang trí đề tài
rồng chầu mặt nhật, tường hồi được cách điệu hình cánh cung mở góc tạo bờ
hội nóc có dáng mềm mại. Nhìn từ chính giữa nóc hậu cung là hình mặt hổ
phù lớn đắp nổi hình chữ “thọ”, hai bên là hai đầu rồng chầu vào, phía trên là
hình một con chim phượng lớn nổi khối sải cánh bay… Phía mái trước hậu
cung có kiểu mái chồng diêm, trên đắp các bức phù điêu, mỗi một mảng phù
điêu đều gắn với xuất thân, công trạng và hiển linh của Nữ tướng… Trên hiên
hậu cung có một bàn đá trên thờ miếu đá được tạo tác công phu, trung tâm
mặt trước miếu khắc chìm dòng chữ: “Đương cánh Thành hoàng Nam Hải uy
linh Thượng đẳng tôn thần”. Bên trong tòa Hậu cung, bộ vì nóc có kiểu
chồng rường trụ trốn giá chiêng. Trên thượng lương có ghi dòng chữ Hán
“Hoàng triều Khải Định cửu niên tuế thứ Giáp Tý, Thập nhị nguyệt, sơ lục
nhật trùng tu cổ miếu, thụ trụ thượng lương đại cát”. Chính gian giữa có bức
đại tự khắc bốn chữ Hán: “Nghi gia vạn thuế”. Trong cung cấm, trung tâm
của di tích là ban thờ Nữ tướng Lê Chân.
Một hạng mục khác của di tích đền Nghè là điện Tứ Phủ thờ Nam Hải
uy linh Thánh Chân công chúa – một vị nữ thần, Thánh Mẫu. Tứ phủ Đền
Nghè được ra đời cùng với sự ra đời của đền thờ Nữ tướng Lê Chân. Tứ phủ
Đền Nghè có kiểu chuôi vồ (chữ Đinh), gồm một tòa Tiền bái, một tòa hậu
cung và hai gian phụ hai bên. Tiền bái là một tòa nhà có kiểu tường hồi bít
đốc. Phía ngoài, có hai trụ biểu lớn ngự hai bên hồi, trên có đôi câu đối ca
ngợi vẻ đẹp sơn thủy hữu tình của vùng đất này. Trên nóc Tiền bái, ở trung
tâm trang trí lưỡng long chầu nguyệt, mặt nguyệt do một hổ phù lớn ngậm
theo tích “hồ phù ọe mặt trăng”, hai bên cạnh là rùa đội Hà đồ và phía góc có
hai đầu rồng ngậm nóc mái. Bên trong, Tiền bái có kiểu vì chồng rường con
thuận, ở trung tâm gian Tiền bái đặt ban thờ Công đồng các quan. Hai bên tòa

tiền bái là gian thờ các ông Hoàng, bên trái thờ ông Hoàng Mười, bên phải
thờ ông Hoàng Bảy.
11


Từ trung tâm của Tiền bái đi vào Hậu cung là một tòa ống muống
hai gian kiểu chồng rường giá chiêng. Gian phía trước là nơi thờ Ngũ vị
Tôn ông. Gian trong cùng Hậu cung và là trung tâm của di tích là nơi đặt
ban thờ Tam tòa Thánh Mẫu. Bên cạnh các Mẫu có các hầu cô, tiên cô,
nàng Hương, nàng Thị… giúp việc.
Hai gian bên cạnh Tam tòa, gian bên trái là ban thờ Hưng Đạo Đại
Vương Trần Quốc Tuấn, thần tượng đặt trong khám thờ trong tư thế ngồi,
tượng mặc văn phục, tay cầm hốt lệnh điều quân… Gian bên phải là thờ Mẫu
Sơn trang, vị Mẫu cai quản miền núi rừng.
Ngoài ra, đền Nghè còn lưu giữ hai vật tích độc đáo, đó là khánh đá
và sập đá. Khánh làm bằng một tấm đá nguyên dày 5cm được tách ra thành
hình chiếc khánh. Mặt trước khánh khắc nổi hai con rồng chầu mặt nguyệt
và hình mây bay xung quanh. Mặt sau khánh khắc hình mây bay và sóng
nước. Cả hai mặt có hai núm tròn, lồi cao là chỗ để gõ. Ngoài ra nơi đây
còn lưu giữ tấm bia đá có kích thước lớn được tạc vào thời Nguyễn, ghi
tiểu sử của nữ tướng Lê Chân.
Đền Nghè sở hữu một công trình kiến trúc đặc sắc mang phong cách
của thời Nguyễn, nơi thờ tự Nữ tướng Lê Chân – vị tướng tài ba của dân tộc,
vị Thành Hoàng của người dân Hải Phòng.

12


TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Bằng việc giới thiệu vị trí địa lý, lịch sử hình thành và các công trình

kiến trúc của đền Nghè chúng ta hiểu được phần nào những nội dung cơ bản
về di tích đền Nghè. Đây là cơ sở, nền tảng để phục vụ cho việc đưa thông tin
về di tích đền Nghè vào giảng dạy cho học sinh tại các trường tiểu học trên
địa bàn quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng.
Sau đây đề tài nghiên cứu khoa học sẽ giới thiệu một vấn đề mang ý
nghĩa nhân văn sâu sắc. Đó là lễ hội đền Nghè, một trong những truyền thống
đang được người dân Hải Phòng bảo vệ, gìn giữ và phát huy. Trong chương
sau đề tài không chỉ nghiên cứu về lễ hội mà còn nghiên cứu thêm về cuộc
đời và một thời kì lịch sử hào hùng gắn liền với tên tuổi của nữ tướng Lê
Chân. Qua đó, chúng ta sẽ thấy tầm quan trọng trong việc giáo dục nhân cách
cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn quận Lê Chân về các giá trị lịch
sử, giá trị văn hóa mà lễ hội đền Nghè mang lại.

13


CHƯƠNG 2: LỄ HỘI ĐỀN NGHÈ
2.1. Thần tích Thánh Mẫu Lê Chân

Trong lịch sử đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc, phụ nữ
Việt Nam luôn song hành cùng nam giới, làm nên những chiến công bất hủ.
Năm 40, cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ, phụ nữ đóng vai trò then
chốt cả về chỉ huy và chiến đấu. Bà Lê Chân là vị tướng xuất sắc, công lao,
chiến tích của bà lưu dấu ấn sâu đậm ở nhiều địa phương.
Đền Nghè là một công trình kiến trúc tiêu biểu thờ Nữ tướng Lê Chân –
nữ tướng của Hai Bà Trưng, đồng thời là người có công khai khẩn lập nên
vùng đất đời sau phát triển thành thành phố Hải Phòng ngày nay.
2.1.1. Cuộc đời và sự nghiệp của Nam Hải uy linh Thánh Chân công chúa

Ở Hải Phòng, liên quan đến danh xưng Nam Hải thì có một vị thần rất

linh thiêng, được nhân dân tôn kính thờ phụng đó là Nam Hải uy linh Thánh
Chân công chúa. Bà được coi là người đầu tiên có công khai phá ra mảnh
đất An Biên trang (nay là thành phố Hải Phòng) và có công dạy bảo nhân
dân làm ăn, phát triển kinh tế cuộc sống. Ngày nay, hình tượng của bà đã trở
thành biểu tượng tiêu biểu của nhân dân thành phố cảng. Một quận của
thành phố được mang tên bà đó là quận Lê Chân và tượng của bà cũng được
dựng lên rất hoành tráng tại giữa khu vực trung tâm thành phố để ghi nhớ
công ơn về một vĩ nhân, đã có công đầu tiên xây dựng nên mảnh đất quê
hương Hải Phòng. Cũng giống như thần Tô Lịch là Thành hoàng của đất
Thăng Long – Hà Nội thì Lê Chân Thánh Mẫu cũng đã trở thành Thành
hoàng của cả vùng đất An Biên xưa kia – Hải Phòng ngày nay.
Lê Chân nguyên quán ở xã An Biên, huyện Đông Triều, phủ Kinh Môn,
trấn Hải Dương (nay là xã Thủy An, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh). Bà
sinh vào khoảng đầu công nguyên, cha là ông Lê Đạo, mẹ là bà Trần Thị
Châu, gia đình chuyên nghề dạy học, làm thuốc dốc lòng làm việc thiện với
nhân dân.
14


Cũng giống như bao vị thần khác, thần tích về sự sinh nở của bà cũng
có nhiều điểm thần kỳ. Lấy nhau lâu ngày không có con, ông bà đã phải sửa
lễ lên tận đỉnh Yên Tử để cầu tự. Đêm ấy, ông nằm mơ thấy thiên sứ nhà
Trời dẫn ông lên Thiên đình, đến trước một vị đại quan mặc áo bào vàng và
được truyền bảo rằng: “Nhà ngươi làm việc thiện tiếng đến Thiên đình,
Ngọc Hoàng ban phúc cho tiên thánh giáng trần đầu thai làm con nhà ngươi,
ngày sau làm nên nghiệp lớn, rạng rỡ gia đình, không bậc nam nhi nào sánh
kịp”. Bỗng chuông, trống nổi lên làm ông chợt tỉnh mới biết mình nằm mơ.
Sáng hôm sau, bà Châu ra ngoài ấp thấy vết chân lớn lạ thường bèn đưa
chân ướm thử, cảm động rồi mang thai. Ngày mùng 8 tháng 2, sau 12 tháng
mang thai, bà sinh được một nữ nhi má phấn, môi son, dung mạo khác

thường. Nhân cớ ướm chân có thai nên đặt tên con là Chân.
Ngày tháng trôi qua, Lê Chân lớn lên, tuổi mười tám, đôi mươi thông
minh hơn người, cầm thi cung kiếm đều thạo, nhiều chàng trai trong vùng có
ý ướm hỏi nhưng nàng đều từ chối với lí do còn giúp nhà, giúp nước khi ấy
đang bị ngoại bang thống trị. Thái thú Tô Định khi ấy nghe tiếng nàng cũng
muốn ép lấy nhưng bị từ chối, hắn đã ra tay sát hại cha nàng. Ôm mối thù
nhà, quyết tìm cách rửa hận cho nước, nàng tụ tập dân quê lánh đến vùng hạ
lưu của các con sông lớn đổ ra biển để khai phá đát đai, sinh cơ lập nghiệp,
thực hiện mưu lớn. Qua vài ba năm, mảnh đất mới được khai phá đã trở thành
trang ấp lớn. Nhớ quê cũ, nàng bèn lấy tên quê gốc để đặt tên cho vùng đất
mới là trang An Biên (khu vực nội thành Hải Phòng ngày nay).
Khi ấy, hai chị em Trưng Trắc – Trưng Nhị cùng phát cờ khởi nghĩa
đánh đuổi giặc Tô Định. Nghe theo lời hiệu triệu, Lê Chân lập tức mộ được
hơn 100 thanh niên trai tráng ở trang An Biên, kéo về Sơn Tây tham gia đội
quân đánh giặc. Trưng Trắc thấy nàng có diện mạo khác thường, chí khí bậc
15


tài trai, nên rất ưng ý và phong nàng là Thánh Chân Công chúa, đem quân
cùng Trưng Nhị đem quân tiến đánh Tô Định. Với khi thế dũng mãnh, đoàn
quân của ta đã đánh tan quân giặc một cách nhanh chóng, Tô Định phải
đóng giả dân thường chạy về Bắc quốc.
Sau chiến thắng, Lê Chân được Trung Vương phong là Chưởng quản
binh quyền lĩnh ấn Trấn Đông đại tướng quân, thống lĩnh đạo quân Nam
Hải Phòng thủ miền biển.
Sau thất bại, vua Tàu tiếp tục phong Mã Viện làm Phục ba tướng
quân, Phù Lạc hầu Lưu Long làm phó tướng sang đánh nước ta. Trưng
Vương bèn triệu tập các vị chỉ huy đồn trong đó có nữ tướng Lê Chân về
kinh đô bàn kế đánh giặc.
Lê Chân đã tổ chức phòng ngự đánh giặc từ địa đầu biển giới Đông

Bắc nhưng thế giặc rất mạnh, bà phải rút về bảo vệ căn cứ Mê Linh và Cẩm
Khê. Tại đây, một trận chiến vô cùng các liệt đã xảy ra giữa ta và địch,
nhưng vị lực lượng nhỏ hơn, tướng lĩnh và quân sĩ lần lượt hy sinh. Hai Bà
Trưng cũng tự tận trên dòng sông Hát (sông Đáy ngày nay) để giữ tròn tiết
nghĩa, còn nữ tướng Lê Chân đã anh dũng chiến đấu phá tan vòng vây của
giặc, chạy về lập căn cứ cố thủ để chống giặc ở núi rừng Lạt Sơn (ngày nay
thuộc huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam). Chẳng bao lâu, Ma Viện kéo quân

16


tiến đánh căn cứ, tướng quân Lê Chân cùng các quân sĩ cảm tử chiến anh
dũng tiêu diệt nhiều quân giặc, xong do lực lượng quá chênh lệch nghiêng
về phía giặc, quân của Lê Thánh Công chúa bị thất trận, nữ tướng Lê Chân
đã noi gương Hai Bà Trưng gieo mình xuống chân núi Giát Dâu tuẫn tiết,
đó là ngày 25 tháng chạp, Trưng Vương năm thứ 4 (năm 43).
Về cái chết của nữ tướng Lê Chân, theo truyền ngôn còn có một số giả thiết:
-

Bà trầm mình theo Hai Bà Trưng tự vẫn.
Sau khi chống quân Mã Viện ở vùng sông nước Bạch Đằng không
thành, bà phải lui về vùng Hồ Tây rồi Mai Động (thuộc Hà Nội ngày
nay) và hy sinh ở đây.

-

Sau khi bà tuẫn tiết trên núi Giát Dâu, Mã Viện đã sai người ném xác bà
xuống sông Dâu…
Sau khi mất, Thánh Chân Công chúa hiển linh báo tin cho dân làng
An Biên. Truyền thuyết kể rằng: khi cuộc khởi nghĩa tan rã, Thánh Chân

trầm mình xuống sông, lúc này ở trang An Biên, người và vật không yên.
Ban đêm, có người thấy Lê Thánh Công chúa báo mộng về: “Ta vốn và
Tiên nữ trên Thiên đình xuống hạ giới, nay đã hết duyên trần phải về chầu
Thượng đế. Thượng đế ăn phong làm Thành hoàng, các ngươi nếu mai ra
bờ sông thấy vật gì lạ thì rước về mà thờ phụng”. Người ấy tỉnh mộng bèn
kể cho mọi người. Sớm hôm sau mọi người ra bờ sông thấy bầu trời u ám,
gió lớn, mưa to, mặt nước sông cuồn cuộn chảy, rùa giải đua bơi, cá kình
rẽ sóng. Bỗng thấy có một phiến đá từ từ trôi ngược dòng nước, nhân dân
17


các nơi thấy lạ dâng lễ quỳ lạy nhưng phiến đá không thấy trôi vào. Dân
làng An Biên thấy như ứng trong mộng, bèn vào chợ mua sắm lễ vật. Lúc
đó đã cuối buổi chợ phiên, tìm khắp nơi mọi người chỉ mua được một sóc
cua bể và một mâm bún lá để dâng lễ mà thôi. Sau một hồi cùng nhau
thành tâm sụp lạy, rì rầm khấn vái, lạ thay phiến đá từ từ trôi vào bờ, trên
phiến đá có một miếu đá, trong miếu thấy có dòng chữ Thánh Chân Công
chúa. Nhân dân An Biên liền lập đền thờ phụng bà tại đó, càng ngày càng
tỏ rõ linh nghiệm.
Cũng theo truyền thuyết, thế kỷ thứ 13, vua Trần Anh Tông trên
đường đi đánh dẹp giặc Chiêm Thành vào cướp hải phận nước ra, một hôm
hành quân qua địa phận An Biên, trời tối vua nghi lại ở đây. Đêm đến vua
nằm mộng thấy một người phụ nữ xiêm áo chỉnh tề đến tâu với vua rằng:
“Thiếp tôi vốn là tướng của vua Trưng, bị giặc Hán sát hại. Sau khi mất,
Thượng đế ân phong ban cho làm phúc thần xứ này. Nay Hoàng đế ra quân
dẹp giặc, thiếp tôi nguyên xin âm phù vận nước, giúp đỡ ba quân, đợi tin
chiến thắng, thần thiếp cũng rửa được hận cũ”. Nhà vua tỉnh giấc mới hay
là mơ bèn ghi nhớ để xem ứng nghiệm ra sao. Đến khi tiến quân, thuyền
trôi như bay thẳng tiến tới đất Chiêm giao chiến, quân giặc chạy tan tác.
Dẹp yên giặc, vua xét thưởng công tội và ban sắc phong cho Thánh Chân

Công chúa mỹ hiệu là Nam Hải uy linh, sai rước sắc về xã An Biên, cấp
thêm 100 quan tiền để sửa sang đền miếu thờ tự. Từ đó về sau thường tỏ ra
linh ứng, giúp nước, che chở cho dân, các triều đại về sau có sắc phong
tặng mỹ hiệu. [ 3; tr. 81–84]
2.2. Lễ hội đền Nghè

Lễ hội là nét đẹp truyền thống của người Việt Nam, là một nét sinh hoạt
văn hóa cộng đồng, có tính phổ biến trong đời sống xã hội và có sức lôi cuốn
đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

18


Việc tổ chức lễ hội đền Nghè hàng năm nhằm thể hiện những tình cảm,
tấm lòng biết ơn, ngưỡng mộ đối với những người có công với nước, với dân
được nhân dân làm đền thờ cúng. Đồng thời trong đó còn chứa đựng cả những
ước mong, những nguyện vọng của nhân dân về môt cuộc sống ấm no, hạnh
phúc thông qua các hoạt động trong phần lễ và phần hội.
Lễ hội đền Nghè được tổ chức theo quy mô cấp quận, những người
tham gia lễ hội không chỉ là người dân trong quận Lê Chân, trong thành phố
mà còn nhiều du khách tới tham dự.
Không gian của lễ hội thay đổi từ trầm lắng trang nghiêm khi thực hiện
các nghi lễ cho tới náo nhiệt của không gian hội đã tạo ra niềm vui, sự hào
hứng cho những người tham gia lễ hội. Không những thế, không gian của lễ
hội với sự tái hiện lại quá khứ oai hung của dân tộc đã tạo ra trong mỗi người
lòng tự hào cũng như động lực để xây dựng tổ quốc ngày một giàu đẹp hơn.
Vào ngày mồng 6 tháng 5 năm 2016 Lễ hội đền Nghè đón nhận Bằng
công nhận Di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia.

2.2.1. Lễ Thánh đản


Thời gian và không gian diễn ra lễ hội là yếu tố quan trọng của lễ hội,
bởi lẽ đó chính là cơ sở để lễ hội tồn tại.
Lễ Thánh đản tại đền Nghè được diễn ra từ ngày mồng 7 đến ngày
mồng 10 tháng 2 Âm lịch hằng năm với nhiều hoạt động phong phú cả về
phần lễ và phần hội. Phần lễ diễn ra tại Đền Nghè và đình An Biên sáng 7
tháng 2 theo đúng nghi thức truyền thống.
Lễ rước có hai đoàn tiến hành từ 6 giớ sáng ngày 8 tháng 2, một đoàn
theo hành trình từ Đền Nghè ra đường Nguyễn Đức Cảnh, rẽ qua quán hoa,
đường Quang Trung đến Tượng đài Nữ tướng Lê Chân; một đoàn khởi
19


hành từ đình An Biên ra đường Hai Bà Trưng, Cát Cụt, Nguyễn Đức Cảnh
về quảng trường Tượng đài Nữ tướng Lê Chân. Các đoàn rước đều có đội
múa lân, cờ đỏ sao vàng, cờ hội, trống, chiêng, đoàn bát biểu, kiệu Long
Đình, đoàn nhạc bát âm, đoàn tế nữ quan, đoàn dâng lễ, đoàn phụ nữ, đoàn
cựu chiến binh, …
Phần lễ chính ngày 8 tháng 2 có màn đánh trống khai hội, biểu
diễn trống hội, múa lân sư; lễ dâng hương, lễ tế tạ… Phần hội hấp dẫn
bao gồm nhiều hoạt động như: thi thể dục dưỡng sinh: thi cắm tỉa hoa
cùng các tiết mục hát ca trù, chèo cổ, nhạc cụ dân tộc, kịch… với rất
nhiều các hoạt động.
Khi ngày hội sắp diễn ra, công việc kiểm tra lại đồ tế lễ, trang phục,
quét dọn, mở cửa di tích, rước nước làm lễ tắm tượng cùng các đồ tế tự, thay
trang phục mũ cho thần…
Nhiều hoạt động sẽ được diễn ra trong các ngày lễ hội, đó là các nghi
thức lễ tế, lễ rước, dâng hương, tổ chức các trò vui. Đây là toàn bộ những hoạt
động chính có ý nghĩa nhất của một lễ hội. Lễ hội thu hút nhiều đối tượng hay
ít khách đến với lễ hội, diễn ra trong nhiều ngày hay một ngày hoàn toàn bị

chi phối vởi các hoạt động trong những ngày này.
2.2.1.1.

Về phần lễ

Trước khi tiến hành Lễ Thánh đản, nhân dân trong làng cử ra một Ban
hành lễ để điều hành lễ hội. Người đứng đầu trong Ban hành lễ được gọi là
Tiên Chỉ. Những người tham gia trong thời gian diễn ra lễ hội phải kiêng kị
nhiều điều: gia đình không có tang ma, con cái song toàn, mạnh khỏe,…
Lễ Thánh đản được tiến hành theo trình tự các nghi lễ:
Lễ Nhập tịch
Ngày 7 tháng 2 (Âm lịch) nhân dân thực hiện Lễ Nhập tịch (Lễ vào
đám) chuẩn bị cho ngày chính lễ. Trong ngày này, Thủ từ biện lễ cáo thần xin
20


phép được chuẩn bị cho ngày chính hội. Thủ từ cùng những người trông coi
đền chỉ đạo việc quét dọn vệ sinh khu đền, loại bỏ những đồ hư hỏng trong
đề, sắm sửa bổ sung các trang thiết bị phục vụ lễ hội,...
Lễ Mộc dục
Trong ngày mồng 7, Thủ từ làm lễ Mộc dục (lễ tắm tượng), một nghi lễ
quan trọng trong lễ vào đám. Thủ từ thắp nhang, gieo quẻ âm dương để xem
thần có ứng trì cho việc làm lễ Mộc dục không. Nếu được đồng ý (bằng quẻ
âm dương), Thủ từ sẽ đưa tượng ra tòa Đại bái hoặc ra sân. Nước tắm tượng
do một trai đinh bơi ra giữa sông Tam bạc lấy chóe đựng nước, sau đó rước về
tắm tượng, sau khi tắm tượng, dùng nước thơm (ngũ vị hương) để xông, thay
áo mới cho thần tượng. Đây là nghi thức mà dân gian trong truyền thuyết làm
với hy vọng rằng thần tượng sẽ mang lại nhiều phúc ấm cho nhân dân.
Lễ Cáo yết
Đây là lễ báo cáo với thần linh mọi công việc chuẩn bị đã hoàn tất

để chuẩn bị cho ngày chính lễ. Lễ vật dùng trong Lễ Cáo yết gồm hai
mâm xôi, hai con gà.

Lễ tế
Lễ tế gồm lễ Trình và lễ Tiến phẩm. Đây là nghi lễ nghiêm trang và
long trọng nhất tại Đền Nghè. Lễ vật ở đây là lợn. Lợn thờ được gọi là ông
lợn hay lợn tế Thánh phải được chọn và nuôi cẩn thận, được ăn theo chế
độ riêng. Lợn được lấy thịt đầu và đuôi để biện lễ trên nhang án.
Ngoài đình nhân dân còn làm Lễ Mao huyết. Ngoài lễ phẩm, Ban
hành lễ cử người viết văn tế, thường do một người hay chữ, có uy tín trong
21


làng viết. Văn tế ca ngợi công đức của vị thánh, thể hiện được ước muốn
của nhân dân hướng lên Lê Thánh công chúa để được ban ơn mưa cho mùa
màng bội thu, hải vận phong phú, cầu mong sự phù trì để nhân đân ấm no,
quốc thái dân an, nhân khang vật thịnh.
Lễ rước
Sau khi lễ tế tại Đền Nghè kết thúc, đoàn rước sẽ đưa bát nhang từ Đền
Nghè lên kiệu để rước ra đình An Biên. Trước khi kiệu khởi hành từ Đền
Nghè, trống chiêng đánh liên hồi để mọi người biết được chuẩn bị tham gia.
Khi rước kiệu ra khỏi đền, kiệu dừng lại một hồi để mọi người đứng vào
hàng. Đi đầu là cờ hiệu, sau đó là năm cờ đuôi nheo, màu sắc theo Ngũ
hành: Cờ vàng, đỏ, xanh, trắng và đen. Tiếp theo cờ Ngũ hành là trống cái.
Tiếp đến là chiêng. Trống và chiêng sẽ giữ nhịp cho đám rước. Tiếp theo là
những người rước bát biể và bộ chấp kích, phía sau người rước bát biểu là
hai người đi song song mang biển: “Tĩnh túc” và biển: “Hồi tỵ”. Sau đoàn
vác biển là phường đồng văn gồm: một người cai cầm trống khẩu, một
người cầm thanh la, hai người cầm sênh tiền, bốn người đánh trống bản
ngũ hồi. Sau phường đồng văn là một người mặc áo thụng xanh, vác cờ

thêu chữ: “lệnh” gọi là cờ vía. Một người dâng giá văn trên có văn tế phủ
vải điều, ba người mang gươm và kiếm. Tiếp theo là phường bát âm gồm:
kèn, sáo, nhị… thường tấu điệu nhạc lưu thủy, hành vân và ngũ đối. Sau
phường bát âm là kiệu hương. Kiệu võng do các trinh nữ mặc áo đỏ, dội
khăn đỏ, đi hài xanh, trang phục đẹp đẽ thay nhau khiêng kiệu. Sau kiệu
võng là kiệu thánh, Kiệu có lọng cắm do tám trai đinh khiêng bước theo
nhịp trống. Kiệu thánh là trung tâm của đoàn rước, với ý nghĩa rước anh
linh của Lê thánh ngự từ Đền Nghè về đình dự đại tế vì vậy kiệu mang ý
nghĩa như sự hiện hữu của Lê thánh công chúa. Tiếp theo kiệu là các đoàn
tế nam, nữ của địa phương lân cân, các chức sắc, bô lão đi theo hộ giá, sau
là nhân dân tham gia đông đảo.
22


Vào dịp rước thánh Lê Chân, nhân dân trong vùng và khác thập phương
nô nức kéo về trẩy hội, nhân dân hòa vào đoàn tế, đứng hưởng ứng hai bên
đường để chiêm ngưỡng anh linh của Lê Thánh Mẫu ban phát ơn mưa cho
mọi người.
Kiệu thánh rước về tế an vị tại đình An Biên. Trong đình, Ban hành
tế tiếp tục thực hiện lễ tế, đọc chúc văn và hóa chúc, kết thúc phần nghi lễ
của Lễ Thánh đản.
Về phần hội

2.2.1.2.

Sau khi phần lễ xong, các trò chơi diễn ra sôi nổi, các hoạt động vui
chơi thường diễn ra ở đình. Các trò chơi được tổ chức trong lễ hội dền Nghè
gắn với xuất xứ từ lúc sinh thời của Nữ tướng nhằm luyện tập sức khỏe và
giải trí ngoài giờ thao trường của quân lính.
Tuy nhiên, với quy mô của một hội làng, hầu hết tại các điểm di tích

đều có các hoạt động trò chơi, nhưng nổi bật vẫn là các trò chơi diễn ra ở
đình An Biên và Đền Nghè. Tiêu biểu như: trò đấu vật, pháp đất, đánh
phết, đánh cờ…
Các trò chơi dân gian này dành cho mọi lứa tuổi có thể tham gia. Vì
thế, đối với học sinh trường tiểu học Minh Khai đây là cơ hội để các em có
thể mở rộng hiểu biết của mình về văn hóa dân gian và truyền thống lâu đời
của dân tộc.
Đấu vật
Hội vật làng An Biên còn gọi là vật đập đất (vật ngã xuống đất), thường
diễn ra vào mồng 5 Tết Âm lịch và ngày 8 đến mồng 10 tháng 2 Âm lịch. Hội
diễn ra trong không khí của ngày lễ tưởng nhớ công trạng lúc sinh thời của
Nữ tướng Lê Chân.
Trong truyền thống, các đô vật là các trai đinh mạnh khỏe trong các
giáp đăng ký tham dự. Khi hội vật làng An Biên mở ra cũng thu hút nhiều hội
23


vật của các tỉnh lân cận cùng tham gia như: lò vật Bắc Hà, Hà Nam, Nam
sách, … Người thắng cuộc được năm vuông vải lụa, một gói chè hảo hạng và
một mâm trầu cau, một ít tiền. Trầu cau thì người thắng, người thua đều được
nhận. Lễ phẩm này gắn liền với truyền thuyết nhằm chứng tỏ lễ hội đã được
duy trì từ lâu đời mang ý nghĩa nguồn cội.
Đánh Phết
Phết là một trò chơi dân gian phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ. Tương
truyền, Nữ tướng Lê Chân khi qua vùng Tam Nông (nay thuộc Phú Thọ) thấy
trẻ em chơi trò này, Bà đã về An Biên bày lại cho mọi người chơi. Người
tham gia chơi cầm một chiếc gậy tre cong một đầu hoặc đẽo vát một đầu đánh
vào quả cầu để đưa cầu đi. Gậy đó gọi là gậy phết và quả cầy gọi là quả phết.
Người chơi phết được chia làm hai bên, thông thường là mười người chơi.
Bên nào đánh được quả phết vào lỗ là thắng cuộc.

Pháo đất
Công cụ để chơi pháo đất được làm từ các loại đất có độ quánh cao như
đất sét, đất thịt… Pháo thường có dạng như hình cái chảo không có tay cầm
hoặc hình bầu dục có thành dày hơn đáy với kích thước linh hoạt và nhiều khi
phụ thuộc vào lượng đất nguyên liệu mà trẻ em kiếm được.
Trong lễ hội, pháo đất được chế tác rất to, gọi là mâm pháo và có thể
dùng từ 20kg đến 50kg đất. Sân chơi thường là một mặt bằng càng phẳng
càng tốt để vành pháo có thể tiếp xúc khít nhằm gây tiếng nổ to. Đất được sử
dụng để nặn pháo nhiều lần do đó mặt bằng được làm sạch bụi để bụi không
làm khô đất. Khi chơi, những người chơi sẽ được chia những phần đất đều
nhau để làm quả pháo đất của mình. Những người chơi sẽ lần lượt cho pháo
nổ, pháo của ai nổ to được coi là thắng cuộc. Ở các cuộc thi, pháo đất ngoài
nổ to phải kèm theo yêu cầu vết phá ở đáy pháo càng rộng càng tốt hoặc
vành pháo sau khi nổ phải tách rời ra và nằm vắt ngang thân mà không bị

24


đứt đoạn. Pháo đất cũng có thể chia nhiều người chơi thành hai phe và cử
đại diện cho pháo nổ.
Hội thi hoa Thủy tiên
Hội thi hoa Thủy tiên ở đền Nghè là một nét đẹp văn hóa của nhân
dân Hải Phòng. Hội được tổ chức phổ biến khoảng đầu thế kỷ XX. Dấu ấn
của hội thi hoa Thủy tiên xưa kia đến nay còn lưu lại qua bức đại tự “Vạn cổ
anh phong” và đôi câu dối do Hội hoa hữu (Hội những người bạn của hoa)
cung tiến:
“Thủy ánh ngân đài lạc phố từ minh An Lĩnh nguyệt
Tiên khai ngọc vũ Giao trì hội hiến Hán cung vương”
Nghĩa của câu đối: Ngôi đền soi ánh nước lung linh từ chốn đô hộ này
như mặt trăng sáng trên núi An Lĩnh (Yên Tử) – Miếu ngọc do tiên mở hội

Giao trì thơm đến tận cung Hán (Thiên đình). Câu đối này tác giả đã ghép
được hai chữ đầu của mỗi vế thành chữ “Thủy tiên”.
Theo nguồn tư liệu của Hội hoa hữu cung cấp: từ năm 1920 – 1943,
đền Nghè đều mở hội thi Hoa Thủy tiên. Chỉ những dòng Thủy tiên có năm
cánh trắng mới được tham dự thi để dâng cúng nữ anh hùng vào ngày mồng
8 tháng 2 Âm lịch – ngày sinh của Nữ tướng. Hội kéo dài trong ba ngày.
Người Hải Phòng đinh ninh rằng, nếu hội thi tuyển chọn được đúng những
bình hoa Thủy tiên đẹp nhất để làm lễ dâng lên Thánh Mẫu Lê Chân thì đời
sống của mọi người nằm trong quyền năng, tha lực bảo trợ của Thánh Mẫu
sẽ tươi đẹp nhất trong năm.
Ngoài một số trò chơi dân gian, trong phần hội của lễ Thánh đản còn
nhiều hoạt động như thi thể dục dưỡng sinh của Hội người cao tuổi gắn với
việc Nữ tướng rèn luyện binh sĩ giúp Hai Bà Trưng giữ nước với ý nghĩa
nhắc nhở các thế hệ con cháu rèn luyện sức khỏe, tu tập bản thân để xây
dựng đất nước; hay màn biểu diễn trống hội như thúc giục, khuyên bảo con
25


×