Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Bài báo cáo sinh lý thực vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.3 KB, 5 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
PHÂN HIỆU TẠI GIA LAI

KHOA LÂM NGHIỆP

BÁO CÁO CHUYẾN ĐI THỰC TẾ TRUNG TÂM
LÂM NGHIỆP NHIỆT ĐỚI VÀ VƯỜN ƯƠM CÂY GIỐNG
THANH BÌNH

Lớp: DH14LNGL
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Nhỉ
MSSV: 14114320
GVGD: ThS. Nguyễn Thị Thu


LỜI CẢM ƠN
Kính thưa giáo viên bộ môn khoa lâm nghiệp, Trung tâm lâm nghiệp
nhiệt đới và vườn ươm cây giống Thanh Bình!
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô, đã tạo điều kiện cho chúng em đi
tham quan và hoàn thành chuyến đi thực tế.
Chúng em học trên giảng đường đại học đã 2 năm nay, đây là lần đầu tiên
được tiếp xúc với thực tế. Nhờ vậy, chúng em học hỏi được nhiều điều mà trên
thực tế mới có, còn lý thuyết chỉ là những gì sách vở viết. Giúp chúng em có thể
hình dung được công việc sau này ra trường và đặc biệt hơn là có thể bổ sung
nhiều thiếu sót của bản thân.
Và cuối cùng, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến anh ở Trung tâm lâm
nghiệp nhiệt đới, cô Bình ở vườn ươm cây giống Thanh Bình đã nhiệt tình
hướng dẫn và giải đáp những thắc mắc của lớp DH14LNGL.

BÀI BÁO CÁO


Địa điểm đầu tiên chúng ta đặt chân đến đó chính là Trung tâm lâm
nghiệp nhiệt đới. Ở đây, chúng ta đã được đi tham quan nhiều nơi trong Trung
tâm. Đầu tiên, đến với khu giâm hom, trong này có những cây như: Cà phê, hoa
trà my, các loại dây leo và nhiều nhất là loài Thủy tùng (còn được gọi là Thông
nước), là loài mọc dưới nước hay ven nước. Loài cây này thuộc dạng cây ngập
nước, là loài thực vật duy nhất còn tồn tại thuộc chi Glyptostrobus. Đây là loài
đặc hữu của vùng cận nhiệt đới đông nam Trung Quốc (một loài cây nhập nội)
và cũng hiện diện ở miền Nam Việt Nam. Ở trong khu giâm hom, người ta đã
thí nghiệm với khoảng 100 cây Thủy tùng với từng mức độ ngập nước khác
nhau (nhiều hơn hay ít hơn). Thí nghiệm được phân ra thành 4 ô. Ô thứ nhất
Thủy tùng ngập nước hoàn toàn (nước ngập hết bầu đất), 100%. Ô thứ 2, ngập


nước ít hơn, 75% bầu đất. Ô thứ 3, ngập nước ít hơn nữa, 50% bầu đất. Và ô
cuối cùng, ngập nước ít nhất, chỉ 25% bầu nước. Điều kì lạ là có những cây ở
cùng 1 ô, nhưng sự sinh trưởng và phát triển của nó lại khác nhau. Có cây thì
cao hơn, thân khỏe khoắn hơn, cành vươn dài, sống tốt; có cây thì thấp hơn,
cũng trồng cùng thời gian với cây cao hơn, nhiệt độ, ánh sáng là như nhau,
nhưng lại có cây thấp hơn, dường như không có sức sống. Thậm chí còn có cây
chết. Cây chết lại nhiều hơn cây sống. Vì vậy, Trung tâm đã phải thí nghiệm lại
rất nhiều lần nhưng vẫn chưa thể đưa ra được kết luận cho mức độ ngập nước
nào là tốt nhất. Mỗi lần thí nghiệm là 1 kết quả khác nhau. Và cũng chưa thể
xuất cây ra khỏi vườn giâm hom được. Vì tiêu chuẩn của cây xuất vườn là như
sau:
-Tuổi cây: 3-4 tháng.
-Chiều cao cây: 35-40cm.
-Cây sinh trưởng tốt, thân thẳng, không cụt ngọn, không bị sâu bệnh.
-Tất cả các cây giâm hom đều phải được thỏa mãn những điều kiện trên.
Theo quan sát trực quan trong thí nghiệm của lần đi thực tế này thì cây
Thủy tùng sống trong môi trường ngập ít nước (25%) sẽ cho ta kết quả mong

đợi hơn, cây cao hơn, sinh trưởng tốt hơn. Ngoài những cây được làm thí
nghiệm đó, thì còn có một cây đặc biệt là được ghép chồi Thủy tùng trên gốc
cây Bụt mọc. Chúng thuộc cùng họ Bụt mọc (Taxodiaceae). Cây ghép này cho
kết quả rất tốt, giúp Thủy tùng không bị tuyệt chủng. Trung tâm đã xây dựng
khu giâm hom bằng cách sử dụng lưới giảm ánh sáng, che cách mặt đất khoảng
2m.
Chia tay với khu dâm hom, chúng ta đến với vườn ươm nhiều loài cây
của Trung tâm. Vườn ươm này rộng gần 1 ha. Trong đó, có cây Keo lai, lâu
nhất 2 tháng sẽ được cung cấp cho trồng rừng. Điều kì diệu ở cây này là khi
chúng lớn lên, dễ đánh lừa những người không am hiểu về cấu tạo, hình thái của


nó, thì cho rằng, cuống lá giả của nó lại là lá. Mà không biết rằng, trên thực tế,
cây Keo lai này lớn lên, lá đã bị tiêu biến, hay bị rụng. Cây con ở giai đoạn 2-3
tuần, kể từ khi nảy mầm, có 1-2 lá kép lông chim 2 lần chẵn, được gọi là lá thật.
Sau đó xuất hiện lá biến dạng, cuống lá phình to ra tạo thành hình lưỡi liềm hơi
cong cong, dài và rộng bản, được gọi là cuống giả; phần đầu vẫn là lá kép. Sau
khoảng thời gian tuổi cây lớn hơn, có thể nói là già đi; thì lá kép bị mất hoàn
toàn. Hay người ta nói cây này không có lá, chỉ có cuống giả - hình dạng giống
lá. Ngoài cây Keo lai, vườn ươm của Trung tâm còn có một số loài cây khác
như: Thông 3 lá, Muồng, Bông gòn, Trâm,..., Nơi tiếp theo, chúng ta ghé là
ngay cổng trước Trung tâm. Ở đây, là những cây đã được xuất vườn – đem ra
thị trường. Không chỉ là cây để cung cấp cho rừng mà còn có một số cây ăn quả
như: Bơ (loài nhập nội), Xoài, Cóc (ăn cả quả và lá đều được, cả 2 đều cho ta vị
chua), Dừa xiêm lùn, Vú sữa, Bưởi, Mít,…, Các loài này, để lâu sẽ được Trung
tâm thay đất cho cây, để cung cấp chất dinh dưỡng mới, giúp cây không bị còi
cọc, không có sâu bệnh. Giá bán trên thị trường khoảng 50.000đ/1cây, tùy từng
loài cây khác nhau; hay cây cao, thấp khác nhau. Cảnh quan trong Trung tâm rất
đa dạng. Trồng nhiều loài, cây cảnh có, cây rừng có. Như: Lộc vừng (cây may
mắn trong phong thủy) được trồng gần trước cổng vào Trung tâm, Sao đen,

Tràm bông đỏ, Thông,…,
Địa điểm thứ 2 và cũng là cuối cùng, chúng ta đến tham quan là vườn
ươm cây giống Thanh Bình - một trong những vườn ươm lớn nhất nhì tỉnh Gia
Lai, thành phố Pleiku (gần ngã 3 Hàm rồng). Khu vườn ươm này, ươm đủ các
loại cây giống, từ Hồ tiêu, Cà phê, Keo, Bời lời ,Bông gòn, đến giống cây ăn
quả…, Nhiều nhất vẫn là Hồ tiêu – cây được mệnh danh là “cây tỉ phú” từ trước
đến nay. Cung cấp chủ yếu cho người dân ở các huyện trong tỉnh. Vườn ươm
cây giống Thanh Bình trồng các cây Hoàng đàn, Sà cừ; chủ yếu là để chuyển
sang Lào, Cam Pu Chia xuất khẩu. Muồng đen (giúp chắn gió cho Cà phê) để
phục vụ cho người dân vào công tác trồng Cà phê. Ngoài ra Muồng đen còn là


lá chắn chống sương muối cho Cà phê cực tốt, được trồng làm cây bóng mát,
cây tầng cao che bóng, chống xói mòn trong các lô Cà phê. Cây Muồng đen
cũng có thể làm trụ tiêu hay cung cấp cho trồng rừng. Vườn ươm còn trồng Keo
lai xen kẽ với Thông. Vì Keo lai là loài cây có khả năng chịu được khô hạn,
tăng trưởng nhanh và ưu việt hơn Keo lá tràm, kể cả đất cát nghèo dinh dưỡng.
Keo lai mọc nhanh, cành lá phát triển mạnh, xanh quanh năm; cải thiện được
tiểu khí hậu, đất đai nơi trồng, hạn chế dòng chảy. Đây là những yếu tố quan
trọng lựa chọn Keo lai là loài cây trồng đan xen với Thông 3 lá. Vì trên cùng
một vùng đất, Keo lai không hấp thụ các chất dinh dưỡng của Thông 3 lá mà bộ
rễ còn chứa hàm lượng đạm tạo độ phì nhiêu cho đất. Người ta thay đất cho các
cây giống khi đến độ tuổi xuất vườn. Khu giâm hom này cũng sử dụng lưới
giảm bớt ánh sáng cách mặt đất khoảng 2m. Đặc biệt là, khi ươm ở những luống
khác nhau; chờ đến khi cây lớn hơn chút nữa, thì họ sẽ sắp xếp những cây nào
cao bằng nhau, ở cùng 1 luống, các cây thấp bằng nhau cũng ở cùng 1 luống.
Luống cách luống khoảng 50-60cm. Độ dài của mỗi luống tùy thuộc vào số
lượng cây trong luống đó nhiều hay ít. Phương pháp gieo ươm trong túi như
sau: Trước tiên phải chuẩn bị đất thành đống, trộn đều kỹ với phân. Sau đó cho
vào túi nilon, mỗi túi khoảng 2kg, lắc vừa phải cho đất bám sát và căng đầy túi.

PHẦN KẾT THÚC
Do thời gian đi thực tập có hạn nên việc tìm hiểu thêm nhiều kiến thức
mới cho bản thân vẫn còn hạn chế. Bài báo cáo chắc chắn còn nhiều thiếu sót,
em mong cô xem xét lại để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn cho những
lần thực tế sau. Em xin chân thành cảm ơn ạ!



×