Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.64 KB, 43 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA LUẬT


ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT
Tên đề tài:

HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ THEO
PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Giảng viên:

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 3 năm 2016



CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ
PHÁP LÝ
1.1. Dịch vụ pháp lý
1.1.1. Khái niệm về dịch vụ pháp lý
1.1.1.1. Khái niệm của WTO về dịch vụ pháp lý
Theo nghĩa rộng, dịch vụ pháp lý (DVPL) bao gồm dịch vụ tư vấn, dịch vụ
tranh tụng cũng như toàn bộ các hoạt động liên quan đến quản lý tư pháp (như
hoạt động của thẩm phán, thư ký tòa án, công tố viên, luật sư công v.v...). Tuy
nhiên, loại hoạt động liên quan đến quản lý tư pháp bị gạt ra ngoài phạm vi của
Hiệp định chung về thương mại dịch vụ của WTO (viết tắt là GATS), bởi vì ở
hầu hết các nước, các hoạt động này được coi là “loại dịch vụ được cung cấp
trong khi thực hiện quyền lực nhà nước” theo Điều I:3 (GATS). GATS điều
chỉnh tất cả các dịch vụ tư vấn và tranh tụng trong nhiều lĩnh vực pháp luật.
WTO không định nghĩa dịch vụ mà chỉ định nghĩa dịch vụ theo từng phân
ngành cụ thể và qua các phương thức cung cấp dịch vụ. Theo phân loại của


WTO, dịch vụ được chia thành 11 ngành chính1, mỗi ngành chính lại phân chia
thành nhiều phân ngành nhỏ, tổng số gồm 155 phân ngành. Việc phân loại này
được quy định trong tài liệu MTN.GNS/W/120 của WTO. Dịch vụ kinh doanh là
một trong 11 ngành chính và DVPL là một phân ngành của Dịch vụ kinh doanh.
Theo “Bảng phân loại các ngành dịch vụ” của WTO (Tài liệu mã số
MTN.GNS/W/120) thì “(a) dịch vụ pháp luật” được liệt kê với tư cách là tiểu
ngành dịch vụ của “(A) dịch vụ chuyên môn” nằm trong ngành dịch vụ thứ nhất:
“1. Dịch vụ kinh doanh”, tương ứng với mã số CPC 861 của Liên hợp
quốc, “dịch vụ pháp luật” được chia thành nhiều loại:
- Dịch vụ tư vấn và tranh tụng trong nhiều lĩnh vực pháp luật (CPC 8611);
- Dịch vụ tư vấn và tranh tụng liên quan đến luật hình sự (CPC 8611);
- Dịch vụ tư vấn và tranh tụng về các thủ tục tại tòa án liên quan đến các
lĩnh vực pháp luật khác (CPC 86119);
- Dịch vụ tư vấn và tranh tụng về các thủ tục theo quy định của luật thành
văn tại các tổ chức mang tính tòa án (CPC 8612/86120);
- Dịch vụ cung cấp và chứng nhận hồ sơ pháp luật (CPC 8613/86130);
- Dịch vụ khác về thông tin pháp luật và tư vấn (CPC 8619/86190);
Việc sửa đổi mã CPC được Ủy ban thống kê của Liên hợp quốc thông qua
tháng 2/1997 về cơ bản không thay đổi nhiều về DVPL. Tuy nhiên, cần lưu ý
rằng: tiểu ngành DVPL được bổ sung “dịch vụ trọng tài và hòa giải” mà trước
đây thuộc về dịch vụ tư vấn quản lý. (S/CSC/W6/Add.10,27/03/1998).
1 Mười hai nhóm theo cách phân loại của WTO là: (1) Dịch vụ thương mại (dịch vụ nghề nghiệp và các dịch vụ
liên quan đến máy tính); (2) Dịch vụ thông tin liên lạc; (3) Dịch vụ xay dựng và các dịch vụ kỹ thuật đồng bộ có
liên quan; (4) Dịch vụ phân phối; (5) Dịch vụ giáo dục; (6) Dịch vụ liên quan đến môi trường; (7) Dịch vụ tài
chính (bảo hiểm và ngân hàng); (8) Dịch vụ du lịch và du lịch lữ hành; (9) Các dịch vụ giải trí, văn hóa và thể
thao; (10) Dịch vụ giao thông; (11) Dịch vụ y tế; và (12) Các loại dịch vụ khác.


Dịch vụ tư vấn pháp luật, theo cách hiểu chung nhất, là hoạt động cung cấp
các ý kiến pháp lý nói chung của những người có kiến thức về mặt pháp lý được

pháp luật cho phép cho các cá nhân, tổ chức có yêu cầu (sau đây gọi chung là
khách hàng) và khách hàng sẽ phải trả một khoản phí tương ứng. Cụ thể hơn,
người tư vấn thực hiện các yêu cầu của khách hàng, hướng dẫn khách hàng bảo
vệ quyền và lợi ích của họ một cách tốt nhất. Tư vấn pháp luật có thể lúc đầu là
giải đáp thắc mắc về pháp luật, sau đó có thể tự mình thực hiện các công việc
pháp lý giúp khách hàng, ví dụ soạn thảo hợp đồng mà khách hàng là một bên
của hợp đồng.
Dịch vụ đại diện pháp luật được hiểu là người đại diện pháp luật thay mặt
cho khách hàng trước cơ quan có thẩm quyền, trước bạn hàng của khách hàng để
thực hiện các công việc đúng pháp luật, theo sự ủy quyền của khách hàng nhằm
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng và có thu phí. Cơ quan nhà
nước có thẩm quyền có thể là cơ quan tư pháp, cơ quan hành chính, hoặc tổ chức
có quyền tư pháp. Người đại diện trực tiếp thực hiện các công việc trong phạm
vi thỏa thuận với khách hàng.
Tuy nhiên, dịch vụ pháp lý vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, vì vậy, việc
chia ra thành dịch vụ tư vấn và dịch vụ đại diện chỉ mang tính chất tương đối,
nhằm mục đích hiểu rõ hơn đặc thù từng loại hoạt động. Nhưng vẫn rất khó tìm
ra ranh giới rõ ràng của hai loại dịch vụ trên.
Sau này, dịch vụ tư vấn pháp luật, đại diện pháp luật không chỉ được nhắc
đến dưới các hình thức hoạt động trên Tòa án mà còn được thể hiện ở các hoạt
động bên ngoài Tòa án (ví dụ: nghiên cứu hồ sơ vụ án, gặp gỡ người bị nghi
phạm tội,…).
Dịch vụ tư vấn pháp luật, dịch vụ đại diện theo thủ tục tư pháp liên quan
đến các lĩnh vực khác của pháp luật là dịch vụ tư vấn pháp luật, địa diện trong
quá trình tố tụng phi hình sự và dịch vụ soạn thảo văn bản pháp lý liên quan đến
các ngành luật khác mà không phải luật hình sự. Đặc biệt trong lĩnh vực thương
mại, vì sợ cơ hội kinh tế qua nhanh, nên các chủ thể kinh doanh cần lựa chọn
hình thức giải quyết tranh chấp thích hợp, do đó, một vụ tranh chấp không dừng
lại ở việc giải quyết theo thủ tục Tòa án, mà có thể thực hiện trước cơ quan hoặc
tổ chức có thẩm quyền được thừa nhận mà không phải là Tòa án. Đó chính là

hình thức Trọng tài. Và trường hợp này, vai trò của Luật sư vẫn là có thể tham
gia tư vấn, đại diện cho khách hàng khi tham gia tố tụng trọng tài.
Dịch vụ công chứng là dịch vụ chứng nhận một hợp đồng hoặc một giao
dịch được thể hiện trên văn bản, ví dụ như chuyển quyền sở hữu; thừa kế tài sản;
kê biên lời khai khi ly hôn; công nhận sự liên kết và lợi nhuận thu được từ hoạt
động kinh doanh theo pháp luật công ty. Dịch vụ công chứng thường do các luật
sư tư vấn thực hiện hoặc cũng có thể do các công chức thực hiện, tùy theo quy


định từng quốc gia. Công chứng viên cung cấp dịch vụ trên “cơ sở thương mại”
nên hoạt động này vẫn tuân thủ các quy định của GATS.
Như vậy, GATS/WTO không định nghĩa DVPL mà chỉ liệt kê các loại
DVPL. Trong khuôn khổ của Hiệp định GATS, các loại DVPL này được hiểu là
các loại DVPL mang tính thương mại. Cuối cùng, khái niệm dịch vụ pháp lý
đang trong quá trình hoàn thiện và cũng là mục đích mà các quốc gia muốn
hướng đến, trong đó không thể không kể đến Việt Nam.2
1.1.1.2. Quan niệm về dịch vụ pháp lý ở Việt Nam
Thuật ngữ “dịch vụ pháp lý” đã được ghi nhận trong Pháp lệnh tổ chức luật
sư năm 1987 và Thông tư số 1119-QLTPK ngày 24/12/2987 của Bộ Tư pháp về
công tác dịch vụ pháp lý, Công văn số 870/CV/DVPL ngày 26/10/1989 của Bộ
Tư pháp hướng dẫn công tác dịch vụ pháp lý. Điều 13 Pháp lệnh tổ chức luật sư
năm 1987 quy định các hình thức giúp đớ pháp lý của luật sư bao gồm:
- Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho bị can, bị cáo hoặc
đại diện cho người bị hại và các đương sự khác trong các vụ án hình sự, kể cả
các vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự; đại diện cho các bên
đương sự trong các vụ án dân sự, hôn nhân, gia đình và lao động.
- Làm tư vấn pháp luật cho các tổ chức kinh tế Nhà nước, tập thể và tư
nhân, kể cả các tổ chức kinh tế nước ngoài.
- Làm các dịch vụ pháp lý khác cho công dân và tổ chức.
Từ nội dung trên, có thể xem các hoạt động tham gia tố tụng, làm tư vấn

pháp luật của luật sư là hoạt động dịch vụ pháp lý. Tuy nhiên đến Thông tư
1119/QLTPK và Công văn số 870/CV/DVPL của Bộ Tư pháp lại quy định hoạt
động dịch vụ pháp lý chỉ bao gồm tư vấn pháp lý cho công dân và cho các tổ
chức.
Pháp lệnh luật sư năm 2001 được ban hành và Chính phủ đã ban hành Nghị
định số 94/2001/NĐ-CP ngày 12/12/2001 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh
luật sư quy định hành nghề luật sư. Điều 1 Pháp lệnh này quy định về dịch vụ
pháp lý bao gồm hoạt động tố tụng, tư vấn pháp lý và dịch vụ pháp lý khác. Cụ
thể hơn tại Điều 14 quy định hành nghề luật sư bao gồm:
- Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho bị can, bị cáo hoặc là
người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị
đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự;
- Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong các vụ án dân sự, kinh tế, lao động
hoặc hành chính;
- Tham gia tố tụng trọng tài để giải quyết tranh chấp;
2 Nguyễn Văn Tuân, Pháp luật về luật sư và đạo đức hành nghề luật sư, Nxb Chính trị quốc gia, 2014, trang
126-133


- Tư vấn pháp luật, soạn thảo hợp đồng, đơn từ theo yêu cầu của cá nhân, tổ
chức;
- Đại diện theo ủy quyền của cá nhân, tổ chức (sau đây gọi chung là khách
hàng) để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật;
- Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của pháp luật.
Vậy, theo quy định Pháp lệnh luật sư năm 2001, dịch vụ pháp lý gồm các
lĩnh vực sau: dịch vụ pháp lý trong tố tụng tư pháp, dịch vụ pháp lý trong lĩnh
vực tố tụng trọng tài, tư vấn pháp luật, đại diện theo ủy quyền về các vấn đề liên
quan đến pháp luật, các dịch vụ pháp lý khác.
Cho đến Luật Luật sư 2006 được sửa đổi, bổ sung năm 2012 Điều 4 quy

định về dịch vụ pháp lý như sau: “Dịch vụ pháp lý của luật sư bao gồm tham gia
tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng và các dịch vụ
pháp lý khác”. Tiếp theo, tại Luật này lại quy định phạm vi hành nghề luật sư
như sau:
- Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị
can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự,
bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự;
- Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh
doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và
gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định
của pháp luật;
- Thực hiện tư vấn pháp luật;
- Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên
quan đến pháp luật;
- Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của Luật này;
Như trên, ta có thể hiểu dịch vụ pháp lý cũng giống như phạm vi hành nghề
luật sư không? Thật sự, đây vẫn là chưa có câu trả lời thống nhất. Vì vậy, đưa ra
khái niệm dịch vụ pháp lý là việc khó khăn, cần nhiều công trình nghiên cứu để
hoàn thiện khái niệm, tính chất của dịch vụ pháp lý.
1.1.2. Chủ thể thực hiện dịch vụ pháp lý
Theo quy định của Luật Tố tụng hiện hành (gồm cả Luật Tố tụng hình sự
và Luật Tố tụng dân sự), người bào chữa có thể là: Luật sư; Người đại diện; Bào
chữa viên nhân dân; Người khác theo quy định của pháp luật tham gia với tư
cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Bên cạnh đó còn có hoạt động trợ giúp viên pháp lý theo quy định của Luật
Trợ giúp viên pháp lý năm 2006 và hoạt động tư vấn pháp luật của tổ chức chính



trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp,
cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu chuyên ngành theo luật theo quy định của Nghị
định 77/2008/NĐ-CP nghị định do Chính phủ ban hành ngày 16/7/2008 về tư
vấn pháp luật.
Như vậy, dịch vụ pháp lý ở Việt Nam đang được điều chỉnh bởi nhiều văn
bản pháp luật khác nhau, thực hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau, chưa có một sự
thông nhất nào cả. Vì vậy đã dẫn đến khái niệm, cũng như bản chất của dịch vụ
pháp lý chưa được rõ ràng.
Thiết nghĩ, vì đây là hoạt động đặc thù với yêu cầu chuyên môn cao, đạo
đức nghề nghiệp khắt khe; Việt Nam chỉ nên quy định những người có chuyên
môn cao, trình độ nghiệp vụ, kĩ năng hành nghề dịch vụ pháp lý cao thực hiện,
và đặc biệt chỉ có luật sư (với những yêu cầu nghiêm khắc về tiêu chuẩn hành
nghề luật sư) mới có thể cung cấp dịch vụ pháp lý trong tố tụng tư pháp.3
1.1.3. Tính thương mại của dịch vụ pháp lý
Để phân biệt rõ DVPL không mang tính thương mại (DVPL công) và
TMDVPL (DVPL mang tính thương mại), cần so sánh hai loại DVPL này với
nhau qua các tiêu chí so sánh sau:
Tiêu chí so sánh
Chủ thể cung cấp

Mục đích của chủ thể
cung ứng

Người thực hiện DVPL

DVPL công

DVPL mang tính thương
mại
Các cơ quan hoặc tổ Các tổ chức hành nghề

chức nhà nước cung ứng cung ứng DVPL được
thành lập hợp pháp cung
ứng
Nhằm thực hiện các
nhiệm vụ của nhà nước,
cũng có thể là các hoạt
động dịch vụ mà nhà
nước phải thực hiện
nhằm đáp ứng mục tiêu
của quản lý nhà nước
trên các lĩnh vực hoặc
nhằm các mục đích nhân
đạo
Phải là các cá nhân có
trình độ chuyên môn và
kỹ năng hành nghề luật,
đáp ứng đủ các điều kiện
do pháp luật quy định để

Nhằm mục đích tìm kiếm
lợi nhuận, nhận thù lao

Người lao động của các
tổ chức hành nghề cung
ứng DVPL, hay cá nhân
hành nghề. Phần lớn
những người này chính là

3 Nguyễn Văn Tuân, Pháp luật về luật sư và đạo đức hành nghề luật sư, Nxb Chính trị quốc gia, 2014, trang
143-144.



Nơi diễn ra hoạt động
cung ứng DVPL

Thù lao và chi phí

được hành nghề. Người
thực hiện DVPL công
thuộc biên chế trong cơ
quan, tổ chức nhà nước
và được gọi là viên chức
nhà nước và được hưởng
lương từ ngân sách nhà
nước.
Được tiến hành cùng với
các hoạt động quản lý
nhà nước trên các lĩnh
vực hoặc tiến hành độc
lập (gọi chung là khu vực
nhà nước)
Một số ít loại hình DVPL
thuộc DVPL công và
TMDVPL cùng có chung
biểu phí. Áp dụng chế độ
tính thù lao và chi phí
(riêng) theo quy định của
nhà nước.

những nhà đầu tư thành

lập và quản lý các tổ
chức hành nghề và có
CCHN phù hợp với loại
hình DVPL của tổ chức
hành nghề mà họ là
thành viên.
TMDVPL diễn ra trên thị
trường

TMDVPL áp dụng chế
độ tính thù lao và chi phí
như các loại hình doanh
nghiệp.

“TMDVPL là toàn bộ các công việc có liên quan đến pháp luật do các tổ
chức hành nghề cung ứng DVPL thực hiện cho khách hàng nhằm nhận thù lao”.
1.1.4. Đặc điểm dịch vụ pháp lý
Thứ nhất, DVPL có tính gắn liền với pháp luật.
Thứ hai, người thực hiện DVPL phải có trình độ chuyên môn và kỹ năng
hành nghề luật, cũng như đạo đức hành nghề.
Thứ ba, DVPL có tính khó xác định trước được kết quả.
Thứ tư, kết quả thương mại DVPL có giá trị pháp lý như kết quả DVPL
công.
1.1.5. Phân loại dịch vụ pháp lý4
1.1.5.1. Theo nhà cung cấp DVPL
Có thể phân DVPL thành bốn loại: DVPL của tổ chức hành nghề luật sư;
DVPL của tổ chức hành nghề công chứng; DVPL của tổ chức hành nghề thừa
phát lại và DVPL của Trung tâm tư vấn pháp luật (chỉ đối với những DVPL cho
khách hàng có thù thù lao và chi phí).


4 Hoàng Thị Vịnh, 2014, Luận án tiến sĩ Luật học Hợp đồng dịch vụ pháp lý ở Việt Nam, …, trang 34.


1.1.5.2. Theo loại chuyên gia thực hiện DVPL
Có thể phân DVPL thành bốn loại: DVPL của luật sư; DVPL của công
chứng viên; DVPL của tư vấn viên pháp luật; DVPL của thừa phát lại.
1.1.5.3. Theo nội dung DVPL
Có thể phân loại DVPL thành: Dịch vụ tư vấn pháp luật; Dịch vụ tranh
tụng; Dịch vụ đại diện (không bao gồm dịch vụ đại diện cho thương nhân trong
hoạt động thương mại); Dịch vụ Công chứng (của các Văn phòng công chứng);
Dịch vụ lập vi bằng; Dịch vụ xác minh điều kiện thi hành án; Dịch vụ tống đạt
giấy tờ của toà án và cơ quan thi hành án; Dịch vụ thi hành án (của Thừa phát
lại); Dịch vụ pháp lý khác.
1.2. Hợp đồng dịch vụ pháp lý
1.2.1. Khái niệm Hợp đồng dịch vụ pháp lý
HĐDVPL có bản chất chung của hợp đồng, là sự thỏa thuận nhằm xác lập,
thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ cung ứng DVPL.
Bộ luật Dân sự (BLDS) 2005 Điều 518 định nghĩa: "HĐDV là sự thỏa
thuận giữa các bên, theo đó bên làm dịch vụ thực hiện một công việc cho bên
thuê dịch vụ, còn bên thuê dịch vụ phải trả tiền công cho bên làm dịch vụ".
Luật Thương mại (LTM) 2005 Điều 3 Khoản 9 có nêu: “Cung ứng dịch vụ
là hoạt động thương mại, theo đó một bên (bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ
thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ
(sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ
theo thỏa thuận”. Luật Thương mại (LTM) 2005 Điều 74 không định nghĩa hợp
đồng cung ứng dịch vụ trong thương mại. Nội dung các quy định về HĐDV
trong LTM được xây dựng theo xu hướng cụ thể hóa các nguyên tắc và quy định
về hợp đồng dân sự trong BLDS.
Luật Luật sư (LLS) 2006 Điều 26 quy định:
“Luật sư thực hiện DVPL theo HĐDVPL, trừ trường hợp luật sư tham gia

tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và luật sư hành nghề với tư
cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức.
HĐDVPL phải được làm thành văn bản…”
Như vậy, đối với hoạt động cung ứng DVPL của luật sư, pháp luật đã có
quy định chính thức về việc quan giữa luật sư và khách hàng là quan hệ
HĐDVPL và phải được thể hiện dưới hình thức văn bản.
Từ các quy định của BLDS, LTM và các luật chuyên ngành về DVPL, có
thể khẳng định HĐDVPL là một dạng của HĐDVTM. HĐDVPL mang đầy đủ
các dấu hiệu của HĐDVTM đó là: i) là sự thỏa thuận giữa hai bên (bên cung
ứng DVPL và bên sử dụng DVPL); ii) Nội dung HĐDVPL chứa đựng quyền và
nghĩa vụ của các bên. Đa số HĐDVPL là loại hợp đồng song vụ, quyền của bên


này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Có một số ít HĐDVPL là loại hợp
đồng vì lợi ích của người thứ ba (trường hợp thân nhân của bị can, bị cáo bị tạm
giam mời luật sư bào chữa cho họ). Theo đó, bên cung ứng thực hiện cho bên sử
dụng DVPL một hoặc nhiều công việc có liên quan đến pháp luật thuộc lĩnh vực
hành nghề đã đăng ký hoạt động cho bên sử dụng DVPL còn bên sử dụng DVPL
có quyền sử dụng DVPL theo thỏa thuận và có nghĩa vụ thanh toán; iii) Mục
đích của bên cung ứng DVPL là nhận thù lao còn mục đích của bên sử dụng
DVPL là nhằm thỏa mãn nhu cầu về DVPL.
Người thực hiện DVPL trong HĐDVPL là người có CCHN (Có bắt buộc
muốn cung ứng DVPL trong HĐDVPL phải có CCHN không?) cung ứng một
loại hình DVPL nhất định và để được cấp CCHN, người thực hiện DVPL phải
đáp ứng nhiều điều kiện gắn với nghề luật, trong đó có một điều kiện đặc trưng
về trình độ chuyên môn phải có bằng đại học luật và phải có kỹ năng hành nghề
luật qua yêu cầu phải tốt nghiệp lớp đào tạo nghề cung ứng DVPL (chẳng hạn
lớp đào tạo nghề luật sư), đã trải qua thời gian tập sự hành nghề cung ứng DVPL
(để làm thử công việc cung ứng DVPL dưới sự hướng dẫn của các cá nhân có
nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực cung ứng DVPL) và phải là thành viên của

một tổ chức hành nghề cung ứng DVPL (không được làm một nghề khác, thể
hiện sự chuyên tâm vào việc hành nghề cung ứng DVPL).
Như vậy, dựa vào quy định chung của BLDS về hợp đồng dịch vụ, có thể
rút ra hợp đồng dịch vụ pháp lý là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên làm
dịch vụ pháp lý thực hiện một công việc cho bên thuê dịch vụ pháp lý, còn bên
thuê dịch vụ pháp lý phải trả tiền công cho bên làm dịch vụ pháp lý.
1.2.2. Đặc điểm hợp đồng dịch vụ pháp lý
Thứ nhất, bên cung ứng dịch vụ pháp lý hoặc hành nghề dưới hình thức tổ
chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân, nhưng nhất thiết
phải có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, hợp đồng dịch vụ pháp lý có tính đối nhân và tính rủi ro cao.
Thứ ba, quá trình giao kết và thực hiện hầu hết các HĐDVPL bị phụ thuộc
vào bên thứ ba.
1.2.3. Phân loại hợp đồng dịch vụ pháp lý5
HĐDVPL có thể chia thành các loại khác nhau dựa trên tiêu chí khác nhau.
1.2.3.1. Căn cứ vào loại hình tổ chức hành nghề cung cấp DVPL.
HĐDVPL có thể chia thành 5 loại: HĐDVPL của tổ chức hành nghề luật
sư; HĐDVPL của tổ chức hành nghề công chứng; HĐDVPL của tổ chức hành
nghề Thừa phát lại; HĐDVPL của Trung tâm tư vấn pháp luật và HĐDVPL của
các tổ chức khác.
5 Trích dẫn từ Hoàng Thị Vịnh, Luận án tiến sĩ Luật học, Hà Nội năm 2014, trang 45.


1.2.3.2. Căn cứ vào nội dung của HĐDVPL
HĐDVPL có thể chia thành 8 loại: hợp đồng dịch vụ tranh tụng; hợp đồng
dịch vụ tư vấn pháp luật; hợp đồng dịch vụ công chứng; hợp đồng dịch vụ lập vi
bằng; hợp đồng dịch vụ tống đạt giấy tờ của tòa án và cơ quan thi hành án; hợp
đồng xác minh điều kiện thi hành án; hợp đồng thi hành án và HĐDVPL khác.
1.2.3.3. Căn cứ vào loại chuyên gia thực hiện HĐDVPL
HĐDVPL có thể chia thành 4 loại: HĐDVPL của luật sư; HĐDVPL của

công chứng viên; HĐDVPL của thừa phát lại; HĐDVPL của tư vấn viên pháp
luật và HĐDVPL của chuyên gia pháp lý khác.


CHƯƠNG 2: NỘI DUNG HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ
Hợp đồng dịch vụ pháp lý gồm 3 phần: phần căn cứ pháp lý và căn cứ thực
tế, phần chủ thể giao kết và phần quyền và nghĩa vụ của các bên.
Theo Điều 26 Luật Luật sư 2006 thì Luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý theo
hợp đồng dịch vụ pháp lý, trừ trường hợp luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu
của cơ quan tiến hành tố tụng và luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc
theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức. Và hợp đồng dịch vụ pháp lý phải
được làm thành văn bản với những nội dung chính như sau:
- Tên, địa chỉ của khách hàng hoặc người đại diện của khách hàng, đại diện
của tổ chức hành nghề luật sư hoặc luật sư làm việc với tư cách cá nhân;
- Nội dung dịch vụ, thời hạn thực hiện hợp đồng;
- Quyền, nghĩa vụ của các bên;
- Phương thức tính và mức thù lao cụ thể, các khoản chi phí khác (nếu có);
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
- Phương thức giải quyết tranh chấp.
Như vậy nội dung hợp đồng dịch vụ pháp lý là toàn bộ những điều khoản
mà hai bên thỏa thuận, thể hiện quyền và nghĩa vụ của hai bên. Chúng ta đi đến
những nội dung cụ thể và cơ bản nhất của hợp đồng dịch vụ pháp lý.
2.1. Chủ thể của Hợp đồng dịch vụ pháp lý
Như vậy, điều quan trọng nhất là ta phải xác định chủ thể của quan hệ hợp
đồng, bao gồm bên cung cấp dịch vụ pháp lý và bên sử dụng dịch vụ pháp lý đó
và tư cách pháp lý của các chủ thể đó như thế nào.
2.1.1. Bên cung cấp dịch vụ pháp lý
Điều kiện để hành nghề cung cấp dịch vụ pháp lý
Theo quy định tại các luật chuyên ngành về DVPL thì nhà đầu tư muốn
thành lập các tổ chức cung ứng DVPL tại Việt Nam, ngoài việc phải đáp ứng các

điều kiện về tư cách pháp lý của người thành lập và quản lý DN quy định tại
LDN 2015 và LĐT 2015, còn phải đáp ứng điều kiện về chuyên môn và kỹ năng
hành nghề luật. Điều kiện đó là chỉ những nhà đầu tư là cá nhân đáp ứng đủ
những điều kiện để được hành nghề cung ứng DVPL, đã được cấp CCHN mới
có quyền thành lập hoặc tham gia thành lập các tổ chức hành nghề cung ứng
DVPL hoặc hành nghề với tư cách cá nhân.
Điều kiện để hành nghề của Luật sư
Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của
pháp luật. Luật sư hành nghề luật sư tại Việt Nam bao gồm luật sư Việt Nam và
luật sư nước ngoài. Tiêu chuẩn của Luật sư Việt Nam được quy định tại Điều 10
LLS 2006, gồm các tiêu chuẩn: i) Có bằng cử nhân luật do cơ sở giáo dục đại


học của Việt Nam cấp hoặc do cơ sở giáo dục đại học của nước ngoài cấp và
được công nhận tại Việt Nam; ii) Có Giấy chứng nhận tốt nghiệp (GCNTN) đào
tạo nghề luật sư do cơ sở đào tạo nghề luật sư của Bộ Tư pháp hoặc Tổ chức luật
sư toàn quốc cấp (hiện nay do Học viện Tư pháp cấp) hoặc do cơ sở đào tạo
nghề luật sư của nước ngoài cấp, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp công nhận; iii) Đã
qua thời gian 12 tháng tập sự hành nghề luật sư tại một cơ sở hành nghề luật sư
thuộc Đoàn luật sư tỉnh, thành phố trực thuộc TW. Người có đủ các tiêu chuẩn
nêu trên phải tham dự kỳ thi sát hạch để được trở thành luật sư chính thức, nếu
thi đỗ thì mới được Bộ Tư pháp cấp CCHN luật sư và Liên đoàn Luật sư Việt
Nam (VBF) cấp Thẻ luật sư. Từ thời điểm này họ mới có thể hành nghề luật sư
tại một tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân.
Luật sư nước ngoài đáp ứng đủ ba tiêu chuẩn sau thì được cấp Giấy phép
hành nghề luật sư tại Việt Nam: i) Có CCHN luật sư đang còn hiệu lực tại Việt
Nam; ii) Tôn trọng Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; iii) Được tổ chức hành
nghề luật sư nước ngoài cử vào hành nghề tại Việt Nam hoặc được chi nhánh,
công ty luật nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức hành nghề luật sư của Việt Nam
đồng ý tuyển dụng vào làm việc tại các tổ chức đó. Luật sư nước ngoài hành

nghề tại Việt Nam dưới hai hình thức sau: Làm việc với tư cách thành viên cho
một chi nhánh hoặc một công ty luật nước ngoài tại Việt Nam hoặc làm việc
theo hợp đồng cho chi nhánh, công ty luật nước ngoài, tổ chức hành nghề luật sư
Việt Nam. Luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam được tư vấn về pháp luật
nước ngoài và pháp luật quốc tế, được thực hiện các DVPL khác liên quan đến
pháp luật nước ngoài, được tư vấn pháp luật Việt Nam trong trường hợp có bằng
cử nhân luật của Việt Nam và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tương tự như đối với
một luật sư Việt Nam, không được tham gia tố tụng với tư cách là người bào
chữa, người đại diện, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trước
cơ quan tiến hành tố tụng của Việt Nam.
- Tổ chức hành nghề luật sư ở Việt Nam bao gồm:
+ Văn phòng luật sư (VPLS): Do một luật sư thành lập được tổ chức và
hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Luật sư thành lập VPLS là
Trưởng văn phòng và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về
mọi nghĩa vụ của văn phòng. Trưởng văn phòng là người đại diện theo pháp luật
của VPLS. VPLS có thể có nhiều luật sư cùng hoạt động. Các luật sư hoạt động
tại VPLS với tư cách là luật sư thành lập hoặc luật sư làm việc theo hợp đồng
cho tổ chức hành nghề luật sư. Các luật sư thuộc một VPLS hoạt động dưới sự
điều hành của Trưởng Văn phòng. Tên gọi và trụ sở của VPLS, chế độ tài chính,
tài sản tuân theo quy định của LDN 2015 (Điều 32 LLS);
+ Công ty luật hợp danh (CTLHD): Phải do ít nhất hai luật sư thành lập.
Hai luật sư này được gọi là thành viên hợp danh, được quyền nhân danh công ty


để hành nghề cung ứng DVPL và chịu trách nhiệm liên đới và vô hạn về các
khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty. Khác với các loại hình công ty
hợp danh được quy định trong LDN, CTLHD không được kết nạp thành viên
góp vốn. CTLHD là loại hình DN mà toàn bộ thành viên đều phải là thành viên
hợp danh (Điều 34 LLS). LLS không quy định số lượng CTLHD mà một luật sư
được tham gia thành lập và hoạt động mà chỉ quy định mỗi cá nhân có CCHN

chỉ được sử dụng CCHN để ĐKHĐ tại một tổ chức hành nghề.
+ Công ty luật TNHH: (Gồm công ty luật TNHH hai thành viên trở lên và
công ty luật TNHH một thành viên). Công ty luật TNHH hai thành viên trở lên
do ít nhất hai luật sư trở lên thành lập và tối đa không được quá 50 luật sư. Các
luật sư thành viên cùng góp vốn, cùng hành nghề cung ứng DVPL và cùng chịu
trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi
phần vốn đã cam kết góp vào công ty.
Ngoài ra, LLS còn cho phép luật sư hành nghề với tư cách cá nhân. Luật sư
hành nghề với tư cách cá nhân là việc luật sư tự mình nhận vụ việc, cung cấp
DVPL cho khách hàng, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với
hoạt động hành nghề. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân chỉ được đăng ký
một địa điểm giao dịch và không có con dấu. Luật sư hành nghề với tư cách cá
nhân đăng ký hành nghề tại Sở Tư pháp địa phương nơi có Đoàn luật sư mà luật
sư đó là thành viên. Luật sư được hành nghề với tư cách cá nhân kể từ ngày
được cấp Giấy đăng ký hành nghề luật sư (Điều 49 LLS). Luật sư hành nghề với
tư cách cá nhân chỉ được hành nghề với tư cách cá nhân theo HĐLĐ giao kết
với cơ quan, tổ chức (không phải là tổ chức hành nghề luật sư). Luật sư hành
nghề với tư cách cá nhân không được cung cấp DVPL cho cá nhân, cơ quan, tổ
chức khác ngoài cơ quan, tổ chức mình đã ký HĐLĐ, trừ trường hợp được cơ
quan nhà nước yêu cầu hoặc tham gia tố tụng trong VAHS theo yêu cầu của cơ
quan tiến hành tố tụng và thực hiện TGPL theo sự phân công của Đoàn luật sư
nơi luật sư đó là thành viên. Hiện nay, các tổ chức hành nghề luật sư và các luật
sư hành nghề tại các tổ chức hành nghề luật sư đều trực thuộc và chịu sự quản lý
trực tiếp của Đoàn luật sư cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW nơi các tổ chức
hành nghề đăng ký trụ sở chính. Đối với luật sư hành nghề với tư cách cá nhân
thì hoạt động quản lý của các Đoàn luật sư trong phạm vi và mức độ nào pháp
luật chưa quy định rõ. Đoàn luật sư là tổ chức XH-NN của các luật sư do UBND
cấp tỉnh thành lập, trực thuộc và chịu sự quản lý của UBND cấp tỉnh. Hiệp hội
toàn quốc của luật sư Việt Nam là Liên đoàn Luật sư Việt Nam (VBF VIETNAM BAR FEDRATION), thành lập năm 2009.
- Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài: Được hiện diện tại Việt Nam dưới

ba hình thức là:


+ Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài (gọi là chi nhánh):
Là đơn vị phụ thuộc của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài do một luật sư
(nước ngoài hoặc Việt Nam) làm Trưởng chi nhánh, là người đại diện theo ủy
quyền của tổ chức luật sư nước ngoài để quản lý, điều hành hoạt động của chi
nhánh;
+ Công ty luật TNHH một trăm phần trăm vốn nước ngoài: Là tổ chức
hành nghề luật sư do một hoặc nhiều tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài
thành lập tại Việt Nam;
+ Công ty luật TNHH dưới hình thức liên doanh: Là tổ chức hành nghề luật
sư liên doanh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và tổ chức hành nghề
luật sư Việt Nam. Công ty luật TNHH một trăm phần trăm vốn nước ngoài và
công ty luật TNHH liên doanh gọi chung là công ty luật nước ngoài. Giám đốc
công ty luật nước ngoài là luật sư (Việt Nam hoặc nước ngoài). Tên gọi và trụ sở
của công ty luật nước ngoài phải tuân theo quy định về tên và trụ sở của doanh
nghiệp theo quy định của LDN.
Hiện diện thương mại của tổ chức luật sư nước ngoài được tư vấn pháp luật
Việt Nam nếu có luật sư tư vấn tốt nghiệp đại học luật của Việt Nam và đáp ứng
được các điều kiện áp dụng cho các luật sư hành nghề của Việt Nam.Việt Nam
đồng ý dành đối xử quốc gia cho hiện diện thương mại của tổ chức luật sư nước
ngoài tại Việt Nam.Luật sư nước ngoài (hiện diện của thể nhân) có thể hành
nghề về luật nước ngoài hoặc luật quốc tế với tư cách là thành viên hoặc người
làm thuê cho các văn phòng luật của Việt Nam hoặc công ty luật hợp danh của
Việt Nam.Đểhành nghề luật sư tại Việt Nam, luật sư nước ngoài phải có chứng
chỉ hành nghềhợp lệ do một cơ quan hoặc tổ chức nước ngoài có thẩm quyền
cấp, có thiện chí đốivới Nhà nước Việt Nam và ược một hiện diện thương mại
của tổ chức hành nghềluật sư nước ngoài hoặc tổ chức luật sư Việt Nam tuyển
dụng.

Năng lực chủ thể của bên cung ứng DVPL: bên cung ứng dịch vụ pháp lý
phải có năng lực pháp lực và năng lực hành vi, tức là phải đăng kí thành lập theo
quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Luật sư.
2.1.2. Bên sử dụng dịch vụ pháp lý
Bên có nhu cầu sử dụng DVPL (gọi chung là khách hàng). Mọi tổ chức, cá
nhân bất kỳ có năng lực chủ thể bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi
đều có quyền tham gia quan hệ HĐDVPL để thỏa mãn nhu cầu về pháp lý của
mình.
Tóm lại, chủ thể của HĐDVPL gồm hai bên hoặc nhiều bên. Bên cung
ứng DVPL bắt buộc phải là các tổ chức hành nghề được thành lập hợp pháp
hoặc người cung ứng DVPL hành nghề với tư cách cá nhân. Bên sử dụng DVPL
là tổ chức, cá nhân bất kỳ có nhu cầu sử dụng DVPL và có năng lực chủ thể


HĐDVPL. Mục đích giao kết HĐDVPL của bên cung ứng DVPL là để nhận thù
lao còn mục đích của bên sử dụng DVPL là nhằm thỏa mãn nhu cầu về DVPL.
2.2. Nội dung dịch vụ, thời hạn thực hiện hợp đồng
Nội dung dịch vụ được hiểu các các công việc được thỏa thuận trong hợp
đồng dịch vụ pháp lý mà bên cung cấp dịch vụ pháp lý có nghĩa vụ phải thực
hiện để được nhận thù lao. Ta có thể hiểu đó là đối tượng mà hợp đồng dịch vụ
pháp lý hướng đến.
Các luật chuyên ngành về DVPL đều quy định về lĩnh vực hành nghề
(phạm vi DVPL) của các loại hình DVPL. Trong một loại hình DVPL có thể
gồm nhiều lĩnh vực hành nghề và tương ứng với nó là một loại DVPL.Các loại
DVPL này chính là đối tượng của các loại HĐDVPL tương ứng. Cụ thể như sau:
Thứ nhất: Dịch vụ tư vấn pháp luật
Điều 4 LLS 2006 (sửa đổi, bổ sung 2012) quy định: “DVPL của luật sư bao
gồm tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng
và các dịch vụ pháp lý khác”; Điều 22 LLS quy định phạm vi hành nghề của luật
sư gồm: i) Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ,

bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân
sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự; ii)
Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương
mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh
doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật;
iii) Thực hiện tư vấn pháp luật; iv) Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để
thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật; v) Thực hiện DVPL khác
theo quy định của LLS.
Như vậy, LLS không định nghĩa DVPL của luật sư mà chỉ nêu các loại
DVPL của luật sư (Điều 4) và làm rõ hơn các loại DVPL đó bằng việc xác định
phạm vi hành nghề của luật sư (Điều 22). Từ đó có thể khẳng định rằng các tổ
chức hành nghề luật sư có thể cung ứng cho khách hàng bốn loại DVPL chủ yếu
là tư vấn pháp luật, tranh tụng, đại diện và các DVPL khác.
Tư vấn pháp luật là việc người tư vấn pháp luật hướng dẫn, đưa ra ý kiến,
giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền và
nghĩa vụ của họ.Việc tư vấn pháp luật được thực hiện trong tất cả các lĩnh vực
pháp luật.Khi thực hiện tư vấn pháp luật, người tư vấn pháp luật giúp khách
hàng thực hiện đúng pháp luật để bảo vệ quyền, và lợi ích hợp pháp của họ.Thực
tế, khi tư vấn pháp luật, người thực hiện tư vấn còn có thể cung cấp các văn bản
pháp luật về những vấn đề mà khách hàng quan tâm và điều này là rất cần
thiết.Tuy nhiên, quy định của pháp luật hiện hành chưa thể hiện được điều này.


Ngoài ra, theo quy định của pháp luật người thực hiện tư vấn pháp luật chỉ gồm
luật sư và tư vấn viên pháp luật. Tuy nhiên, thực tế vẫn tồn tại tình trạng các cá
nhân khác không đủ điều kiện hành nghề cung ứng DVPL nhưng vẫn tư vấn
pháp luật một cách bất hợp pháp, do đó, không đảm bảo chất lượng dịch vụ gây
ra những thiệt hại không nhỏ cho khách hàng đồng thời gây mất trật tự an toàn

cho hoạt động DVPL.
Thứ hai: Dịch vụ tranh tụng
Dịch vụ tranh tụng được quy định tại LLS (Điều 22) và Nghị định 77/NĐCP (Điều 11). Theo đó, dịch vụ tranh tụng được hiểu là việc người thực hiện
DVPL tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị
can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự,
bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc
tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương
mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh
doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào quy định về dịch vụ tranh tụng tại hai văn bản nêu trên thì
người thực hiện dịch vụ tranh tụng chỉ gồm luật sư và tư vấn viên pháp luật.
Tranh tụng để bào chữa hoặc bảo vệ quyền lợi cho khách hàng tại cơ quan tiến
hành tố tụng có điểm chung là được thực hiện tại cơ quan tiến hành tố tụng
nhưng là hai hoạt động khác biệt nhau về cơ bản. Tranh tụng để bào chữa bao
giờ cũng cho khách hàng là bị can, bị cáo trong các VAHS, tại các cơ quan tiến
hành tố tụng hình sự với phương thức bào chữa hoàn toàn khác với tranh tụng để
bảo vệ cho khách hàng không phải là bị can, bị cáo.
Thứ ba: Dịch vụ đại diện
Dịch vụ đại diện là việc người đại diện được khách hàng trao quyền và
nghĩa vụ để nhân danh và vì lợi ích của khách hàng tham gia vào các quan hệ
pháp luật và mang lại quyền và nghĩa vụ cho khách hàng.Trong số các loại
DVPL thì có thể nhận thấy dịch vụ đại diện có nội hàm rất rộng, bao gồm tất cả
các công việc có liên quan đến pháp luật được phép làm đại diện ngoại trừ quan
hệ đại diện cho thương nhân trong hoạt động thương mại.Dịch vụ đại diện pháp
lý có đặc trưng là người được đại diện luôn phải là người thực hiện DVPL (bên
cung ứng DVPL), mang quyền và nghĩa vụ do bên được đại diện (khách hàng
trong HĐDVPL) giao cho để thực hiện và mang lại các quyền và nghĩa vụ cho
bên sử dụng DVPL.Nói cách khác, bên cung ứng DVPL được thực hiện một số

quyền và nghĩa vụ trước pháp luật nhưng không phải của mình và làm phát sinh
quyền và nghĩa vụ nhưng không phải cho mình.Tuy nhiên, trong khi thực hiện


dịch vụ đại diện bên cung ứng DVPL luôn phải sử dụng kiến thức chuyên môn
và kỹ năng hành nghề luật.
Hiện nay, dịch vụ đại diện chỉ có thể được thực hiện bởi luật sư và tư vấn
viên pháp luật. Phạm vi đại diện có thể trong hoặc ngoài tố tụng. Nếu là đại diện
trong tố tụng thì ngoại trừ bị can, bị cáo không được ủy quyền cho người đại
diện. Còn lại, tất cả các khách hàng khác trong các VAHS, các vụ, việc về dân
sự, hành chính, HN&GĐ…đều có quyền ủy quyền toàn bộ hoặc một phần cho
người thực hiện DVPL để bảo vệ quyền và lợi hợp pháp của mình tại các cơ
quan tiến hành tố tụng.
Cuối cùng, Dịch vụ pháp lý khác
Luật sư có quyền cung ứng các DVPL khác cho khách hàng. Như: giúp đỡ
khách hàng thực hiện công việc liên quan đến thủ tục hành chính; giúp đỡ về
mặt pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại; dịch thuật, xác nhận giấy
tờ, các giao dịch và giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc khác như hợp pháp
hóa giấy tờ chứng nhận lãnh sự, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu, giấy tờ, mẫu biểu…
Và điều quan trọng đó là những công việc được giao kết trong hợp đồng
dịch vụ pháp lý phải là công việc có thể thực hiện được, là công việc không bị
pháp luật cấm và phải là các công việc không trái đạo đức xã hội.
Thời hạn thực hiện hợp đồng là điều vô cùng cần thiết, để hai bên có thể
các định được khoảng thời gian mà các quyền và nghĩa vụ của hợp đồng phải
được thực hiện.Từ đó thúc đẩy việc thực hiện hợp đồng được hiệu quả hơn.
2.3. Nghĩa vụ của các bên
Về nguyên tắc, pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của chủ thể HĐDVPL nếu
các điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng không trái pháp luật và đạo đức xã
hội. Tuy nhiên, xuất phát từ đặc trưng của HĐDVPL là sự "bất cân xứng" về
thông tin cho nên sự "bình đẳng" giữa các bên trên thực tế không được đảm bảo.

Bên cung ứng DVPL với lợi thế về kiến thức pháp luật, rất dễ lạm dụng vào vị
thế này để đưa ra những thỏa thuận bất lợi cho bên sử dụng DVPL. Vì thế, pháp
luật HĐDVPL quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ DVPL
theo xu hướng tạo ra sự cân bằng và kiềm chế lạm dụng lợi thế của bên cung
ứng, bảo vệ quyền lợi cho bên sử dụng DVPL.
2.3.1. Nghĩa vụ của bên cung ứng DVPL
Thứ nhất: Nghĩa vụ giữ bí mật về thông tin, tài liệu mà mình biết được
trong quá trình thực hiện DVPL.
Các luật chuyên ngành về DVPL đều có quy định nghĩa vụ này của nhà
cung cấp DVPL. LLS quy định "luật sư không được tiết lộ thông tin về vụ, việc,
về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được
khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác" (Khoản 1
Điều 25).


Nghĩa vụ giữ bí mật về thông tin, tài liệu được biết trong và sau quá trình
thực hiện DVPL cho khách hàng của người thực hiện DVPL và của người có
liên quan được hiểu là bí mật về mọi thông tin, tài liệu ngoại trừ thông tin về
việc chuẩn bị phạm tội của khách hàng mà người thực hiện DVPL biết hoặc
buộc phải biết. Trong trường hợp này, người thực hiện DVPL phải thực hiện
trách nhiệm công dân của mình bằng việc báo cho tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền. Nghĩa vụ này được loại trừ khi khách hàng đã phạm một tội khác từ
trước đó (trừ các tội xâm phạm an ninh quốc gia). Quy định này dường như làm
giảm hiệu quả của việc đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Thứ hai, không được giao cho người khác làm thay công việc, nếu không
có sự đồng ý của bên thuê dịch vụ.
"Người khác" được hiểu là người không được phân công thực hiện công
việc hoặc không phải là người do bên sử dụng dịch vụ đề nghị lựa chọn. Đây
chính là nghĩa vụ đặc thù của bên cung ứng dịch vụ, đặc biệt là cung ứng DVPL.
DVPL luôn yêu cầu được thực hiện bằng lao động trí tuệ, chất xám của người

thực hiện. Vì thế, bên sử dụng trước khi giao kết hợp đồng thông thường đã tiến
hành việc thăm dò, cân nhắc rất kỹ lưỡng trước khi lựa chọn tổ chức hành nghề
cung ứng DVPL nhất định và nhiều trường hợp chỉ định đích danh người thực
hiện DVPL. Khi HĐDVPL đã được ký kết và thể hiện điều này thì bên cung ứng
có nghĩa vụ cử đúng người được lựa chọn để thực hiện công việc (là người có uy
tín nghề nghiệp vượt trội thể hiện bằng sự uyên thâm về tri thức pháp luật, kỹ
năng hành nghề điêu luyện và có uy tín đạo đức, kinh nghiệm hoạt động lâu
năm…) cho bên kia. Bên cung ứng DVPL phải chịu trách nhiệm trước pháp luật
và trước bên sử dụng dịch vụ về việc thực hiện công việc, không được giao cho
người khác thực hiện thay công việc nếu không có sự đồng ý của bên sử dụng
dịch vụ. Đồng thời, bên cung ứng có nghĩa vụ quản lý, kiểm tra, giám sát không
để người đã được lựa chọn giao lại công việc cho một người khác để thực hiện
công việc. Trong trường hợp bên cung ứng cử thêm người thực hiện công việc
nhưng không thay đổi về phí dịch vụ cũng phải được đồng ý của bên sử dụng
dịch vụ.
Thứ ba, nghĩa vụ tiết lộ thông tin
Pháp luật HĐDVPL hiện hành chưa quy định nghĩa vụ tiết lộ thông tin của
bên cung ứng DVPL, điều này càng làm tăng tính rủi ro của loại hợp đồng
này."Thông tin là sức mạnh, vì thông tin định hướng hành vi con người... pháp
luật trước hết phải phải bảo hộ sự tích lũy và khai thác thông tin. Tuy nhiên, nếu
doanh nhân lạm dụng sự không hiểu biết của bạn hàng để giành lợi ích kinh tế,
xuất hiện một tình trạng lạm dụng thông tin bất cân xứng mà pháp luật cần can
thiệp để bảo vệ lẽ công bằng". Pháp luật nhiều nước tiên tiến coi nghĩa vụ tiết lộ
thông tin là một trong những nghĩa vụ quan trọng hàng đầu của nhà cung cấp


DVPL, thậm chí nhiều nước còn hình thành cả Tòa án chuyên trách để xét xử
vấn đề này. Theo pháp luật của Australia thì tổ chức hành nghề luật sư có nghĩa
vụ thông tin bằng văn bản (còn gọi là giải thích HĐDVPL) cho bên sử dụng
DVPL biết mọi vấn đề liên quan đến HĐDVPL và giải thích các điều khoản

HĐDVPL để bên sử dụng DVPL biết được nội dung thật sự của các điều khoản
và biết được quyền và nghĩa vụ của mình theo HĐDVPL. Nếu như bên sử dụng
DVPL khiếu nại đến Tòa án thì vụ việc sẽ được đưa ra xem xét để đảm bảo rằng
bên sử dụng DVPL đã được cung cấp thông tin đầy đủ. Trong trường hợp ngược
lại, tòa án sẽ tuyên một mức bồi thường thích đáng đối với nhà cung cấp DVPL.
Như vậy, thông tin mà bên cung ứng DVPL phải tiết lộ được hiểu là thông tin
giải thích nội dung HĐDVPL trong đó có thông tin về chất lượng DVPL và điều
kiện thương mại chung.
Thứ tư: Nghĩa vụ bảo quản và bàn giao lại cho bên sử dụng DVPL những
tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện DVPL sau khi hoàn thành công
việc
Trong quá trình thực hiện DVPL, bên cung ứng phải thông báo ngay cho
bên sử dụng biết về việc thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện không
đảm bảo chất lượng để hoàn thành công việc. Nếu không kịp thời thông báo cho
bên sử dụng biết hoặc vẫn tiếp tục thực hiện công việc và do các nguyên nhân
đó mà kết quả công việc không đạt được theo đúng yêu cầu của bên sử dụng thì
bên cung ứng phải bồi thường. Sau khi hoàn thành công việc nếu các bên không
có thỏa thuận khác, bên cung ứng DVPL có nghĩa vụ hoàn trả đầy đủ các tài liệu
đó cho bên sử dụng, nếu làm mất mát, hư hỏng tài liệu hoặc phương tiện thì phải
bồi thường. Ngoài ra, người thực hiện DVPL còn có thể bị xử lý kỷ luật theo
Điều lệ hoặc theo quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư.
2.3.2. Nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ pháp lý
Bên sử dụng DVPL có nghĩa vụ của mọi bên sử dụng dịch vụ nói chung.
Đó là: Nghĩa vụ cung cấp thông tin, tài liệu và các phương tiện cần thiết để bên
cung
ứng thực hiện công việc và chịu trách nhiệm về tính chính xác và hợp pháp của
các thông tin, tài liệu đó.
Để thực hiện DVPL có kết quả “tốt nhất”, không thể thiếu được thông tin,
tài liệu của khách hàng đặc biệt là những thông tin, tài liệu về vụ, việc đang sử
dụng DVPL. Chỉ khi hiểu sâu sắc, toàn diện thông tin, tài liệu về khách hàng thì

người thực hiện DVPL mới có sự chủ động trong quá trình thực hiện DVPL.
Trong khuôn khổ pháp luật, thông tin, tài liệu sẽ được bên cung cấp DVPL xử lý
sao cho có lợi nhất cho khách hàng, như: lựa chọn thời điểm cung cấp cho bên
thứ ba; lựa chọn thông tin để cung cấp; bảo mật không cung cấp thông tin bất
lợi;... Các trường hợp thông tin, tài liệu do khách hàng cung cấp chậm chễ,


không đầy đủ, không hợp pháp đều ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả DVPL, làm
cho HĐDVPL bị vô hiệu thậm chí phải đình chỉ hoặc hủy bỏ. Vì vậy, trong mọi
trường hợp bên sử dụng DVPL cần hợp tác chặt chẽ và thường xuyên cung cấp
thông tin, tài liệu cần thiết cho bên kia và phải chịu trách nhiệm về tính hợp
pháp của thông tin, tài liệu.
2.4. Thù lao
Thù lao DVPL (tiền công DVPL) là số tiền mà bên sử dụng DVPL phải trả
cho bên cung cấp DVPL để nhận được lợi ích là kết quả công việc là đối tượng
HĐDVPL. Điều khoản về thù lao là một trong những điều khoản quan trọng
trong HĐDVPL và sau khi đã được thỏa thuận trong hợp đồng, không bên nào
được tự ý thay đổi trừ trường hợp nội dung công việc có tăng hoặc giảm và được
bên sử dụng DVPL xác nhận hoặc nhà nước có thay đổi khung giá đối với
DVPL đó. Thù lao DVPL hiện nay được quy định tại nhiều văn bản khác nhau
với các tên gọi khác nhau nhưng đều có bản chất là giá của DVPL.
Thứ nhất: Phí dịch vụ pháp lý của luật sư
Điều 55 LLS quy định căn cứ và phương thức tính thù lao luật sư. Theo đó
thù lao luật sư có thể tính theo các phương thức: giờ làm việc; vụ, việc với mức
thù lao trọn gói; vụ, việc với mức thù lao tính theo tỷ lệ phần trăm của giá ngạch
vụ kiện hoặc giá trị hợp đồng, giá trị dự án; hợp đồng dài hạn với mức thù lao cố
định. Điều 56 LLS quy định thù lao, chi phí trong trường hợp luật sư cung cấp
DVPL theo HĐDVPL. Gồm hai loại là: i) Thù lao luật sư: Mức thù lao luật sư
do các bên thỏa thuận trong HĐDVPL, với VAHS mà luật sư tham gia tố tụng
thì mức thù lao không được vượt quá mức trần thù lao do Chính phủ quy định

(Nghị định số 28/2007/NĐ-CP, ngày 26/2/2006, quy định mức trần thù lao của
luật sư không quá 100 ngàn/1 giờ; Nghị định 123/NĐ-CP, ngày 14/10/2013 quy
định chi tiết một sốđiều và biện pháp thi hành LLS tăng mức trần thù lao lên
không quá 345.000 đồng/giờ); ii) Chi phí: Chi phí DVPL là tiền tàu xe, lưu trú
và các chi phí hợp lý khác cho việc thực hiện DVPL của luật sư, do các bên thỏa
thuận. Điều 57 LLS quy định thù lao, chi phí trong trường hợp luật sư tham gia
tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng. Theo đó, luật sư tham gia tố
tụng trong VAHS theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng được nhận thù lao
và được thanh toán chi phí theo quy định của Chính phủ (Thông tư liên tịch số
66 ngày 19/6/2007, quy định thù lao, chi phí trong trường hợp luật sư tham gia
tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng là 120 ngàn đồng/ ngày). Nếu
tăng lên mức 0,4% mức lương cơ sở (mức lương tối thiểu vùng)/ngày làm việc
(Điều 19 Nghị định 123/NĐ-CP ngày 14/10/2013) thì thù lao luật sư vẫn còn
thấp so với giá trị DVPL. Ngoài hai loại phí DVPL của luật sư nêu trên, Điều 58
LLS còn quy định mức tiền lương theo HĐLĐ của luật sư hành nghề với tư cách
cá nhân. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc cho cơ quan, tổ chức


theo HĐLĐ được nhận tiền lương theo thỏa thuận trong HĐLĐ và việc thỏa
thuận, chi trả tiền lương được thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.
2.5. Trách nhiệm do vi phạm HĐDVPL
Pháp luật HĐDVPL ngoài việc hướng đến việc tạo lập hành lang pháp lý
thuận lợi, bình đẳng cho các loại chủ thể kinh doanh thì bước đầu cũng đã xác
lập được một hệ thống chế tài nhằm ngăn ngừa và hạn chế hành vi vi phạm, tăng
cường pháp chế, giữ vững trật tự, kỷ cương trong quản lý kinh tế. BLDS quy
định bốn hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Gồm: Tiếp tục thực hiện
nghĩa vụ; Chấm dứt thực hiện nghĩa vụ; Bồi thường thiệt hại; Phạt hợp đồng.
LTM quy định 7 hình thức trách nhiệm vật chất, gồm: Buộc thực hiện đúng
hợp đồng; Phạt vi phạm hợp đồng; Bồi thường thiệt hại; Tạm ngừng thực hiện
hợp đồng; Đình chỉ thực hiện hợp đồng; Hủy bỏ thực hiện hợp đồng; và các biện

pháp khác do các bên thỏa thuận.
Thực tế áp dụng hệ thống chế tài nêu trên nảy sinh một số vấn đề cần giải
quyết là:
Thứ nhất: Vấn đề lựa chọn biện pháp chế tài trong trường hợp BLDS
vàLTM đều có quy định.
Theo nguyên tắc ưu tiên áp dụng chuyên ngành (luật riêng) trong mối quan
hệ luật chung và luật chuyên ngành thì chủ thể HĐDVPL trước hết phải thỏa
thuận lựa chọn các biện pháp chế tài được quy định tại LTM để áp dụng đối với
nhau. Tuy nhiên, nếu các chủ thể không muốn áp dụng các biện pháp chế tài
được quy định tại LTM mà muốn lựa chọn các biện pháp được quy định tại
BLDS thì có được phép không. Điển hình là trường hợp quy định về biện pháp
phạt vi phạm hợp đồng. Điều 300, 301 LTM quy định mức phạt vi phạm hợp
đồng do các bên thỏa thuận nhưng “không được quá 8% giá trị phần nghĩa vụ
hợp đồng bị vi phạm”. Mức phạt như trên là quá thấp, không đủ sức răn đe,
phòng ngừa vi phạm hợp đồng. BLDS quy định mức phạt cao hơn do “các bên
được quyền thỏa thuận”. Vậy, nếu các chủ thểhợp đồng đều là thương nhân thì
có được bỏ qua hình thức trách nhiệm thấp hơn được quy định tại LTM mà tự
lựa chọn mức phạt vi phạm theo quy định tại BLDS hay không? Vấn đề này
chưa được pháp luật quy định.
Thứ hai: Về khái niệm vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng
Điều 308 LTM quy định một trong những căn cứ để các bên có thể áp dụng
chếtài tạm ngừng thực hiện hợp đồng là "một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp
đồng”. Khoản 13 Điều 3 LTM giải thích “vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp
đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt
được mục đíchcủa việc giao kết hợp đồng". Dẫn đến, các bên chủ thể không thể
xác định rõ được bên kia đã có hành vi vi phạm hay chưa. Bởi muốn vậy thì bên
bị vi phạm phải xác định chính xác được mục đích thực của bên kia tại thời điểm


giao kết HĐDVPL. Đây là điểm then chốt để kết luận có vi phạm cơ bản hay chỉ

là vi phạm không cơ bản trong việc giải quyết tranh chấp thương mại của Tòa
án. Bên cạnh đó, LTM không quy định thời hạn tạm ngừng tối đa và cũng
khôngquy định căn cứ chấm dứt việc tạm ngừng thực hiện hợp đồng, do đó, dễ
làm phát sinh tranh chấp và việc giải quyết của tòa án cũng gặp rất nhiều khó
khăn.
Thứ ba: Vấn đề thỏa thuận biện pháp thay thế việc thực hiện đúng hợp
đồng bằng việc bồi thường gọn bằng một khoản tiền cụ thể.
LTM quy định các bên có thể thỏa thuận “các biện pháp chế tài khác" ngoài
sáu biện pháp chế tài do pháp luật quy định để áp dụng đối với nhau.Tuy nhiên,
đó làcác biện pháp nào thì luật không quy định, dẫn đến có sự lúng túng của chủ
thể HĐDVPL về vấn đề này. Thực tế, các chủ thể HĐTM thông thường khác
thường thỏa thuận vấn đề này như: “Bên nào đơn phương hủy bỏ hợp đồng thì
phải bồi thường (gọn) cho bên kia một khoản tiền là… đồng”. Hoặc “nếu bên
cung ứng DVPL thực hiện xong công việc mà bên sử dụng không tiếp nhận kết
quả thì bên sửdụng chịu mất toàn bộ số tiền đã ứng trước”;... Tuy nhiên, nếu
thỏa thuận như vậy thì sẽ là vi phạm nguyên tắc thực hiện đúng hợp đồng được
quy định tại Điều 412 BLDS. Hơn nữa, đối với HĐDVPL có đối tượng là công
việc phải làm thì quy định trên của LTM tỏ ra không có tính khả thi trên thực tế
và không thể được lựa chọn đểáp dụng.
Thứ tư: Vấn đề tính toán thiệt hại vật chất để bồi thường thiệt hại
Một là, Trách nhiệm vật chất của người thực hiện công việc.
Hoạt động DVPL là loại hoạt động liên quan chặt chẽ đến pháp luật trong
lĩnh vực tài sản, hợp đồng, giao dịch, tố tụng, thi hành án… Nếu bên sử dụng
dịch vụ đã nhận kết quả công việc được thực hiện không đúng chất lượng do
không đủ khả năng xác định thì bên cung ứng dịch vụ có phải chịu trách nhiệm
hay không.
Hai là, Phương thức tính toán thiệt hại
Xuất phát từ đặc điểm của DVPL đặc biệt là đặc điểm vô hình, các bên
tham gia quan hệ DVPL không chủ động được về kết quả công việc..., hơn nữa
trong nhiều trường hợp phải qua thời gian khá dài, kết quả DVPL mới biểu hiện

trên thực tế. Như trường hợp khách hàng lập di chúc để định đoạt tài sản sau khi
chết hoặc khách hàng thuê luật sư tư vấn soạn thảo hợp đồng kinh doanh thương
mại có thờigian thực hiện trong nhiều năm... Trong những trường hợp này,
khách hàng chưa sửdụng kết quả DVPL ngay nên thiệt hại thực tế chưa phát sinh
và khi phát sinh thiệt hại thì vấn đề xác định thiệt hại thực tế và áp dụng biện
pháp đòi bồi thiệt hại là vấn đề thực sự khó khăn. Bên cạnh đó, LTM quy định
cách thức áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại là “bên có hành vi vi phạm chỉ
phải bồi thường những thiệt hại thực tế, trực tiếp đã xảy ra do hành vi vi phạm


đó gây ra (là những thiệt hại có thể tính toán được thành tiền...” (Điều 303
LTM), đã tỏ ra thiếu tính khả thi trên thực tế đối với vi phạm HĐDVPL bởi lẽ
trên thực tế nhiều chủ thể sử dụng DVPL không nhằm tới mục đích kinh tế cho
các giao dịch có sử dụng DVPL (kiện truy nhận cha hoặc mẹ cho con; đòi quyền
sử dụng chung đối với đất hương hỏa, từ đường, nơi thờtự;...). Đồng thời, đối
với những thiệt hại tinh thần thì không thể tính toán được thành tiền (nhờ luật sư
tư vấn để bảo vệ cho các quyền lợi về nhân thân bị xâm phạm nhưng luật sư tư
vấn sai hoặc không đầy đủ dẫn đến không bảo vệ hoặc bảo vệ không đầy đủ kịp
thời và đúng mức...). Trong những trường hợp này quy định vềcách thức tính
toán thiệt hại của LTM thực sự tỏ ra không phù hợp trên thực tế.


CHƯƠNG 3: QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG
DỊCH VỤ PHÁP LÝ
LTM 2005 và các luật chuyên ngành về DVPL không có những quy định
riêng về những điều kiện có hiệu lực của HĐDVPL. Căn cứ vào Điều 122
BLDS về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự và các văn bản pháp luật có
liên quan thì một HĐDVPL có hiệu lực phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
3.1. Bên cung cấp DVPL phải có năng lực chủ thể để thực hiện nghĩa
vụ theo HĐDVPL.

Để tham gia vào quan hệ HĐDVPL thì chủ thể HĐDVPL đều phải có năng
lực chủ thể. Xuất phát từ việc bên cung ứng DVPL có thể là tổ chức cung ứng
DVPL hoặc người cung ứng DVPL hành nghề với tư cách cá nhân.Vì thế nghiên
cứu năng lực chủ thể của bên cung cấp DVPL được hiểu bao gồm năng lực chủ
thể của tổ chức cung ứng DVPL và năng lực chủ thể của người cung ứng DVPL
hành nghề với tư cách cá nhân (gọi tắt là năng lực chủ thể của tổ chức, cá nhân
cung ứng DVPL).Trong trường hợp bên cung ứng DVPL là tổ chức thì tổ chức
đó được coi là có năng lực chủ thể HĐDVPL từ thời điểm được thành lập hợp
pháp. Từ thời điểmđó, tổ chức cung ứng DVPL có quyền tham gia quan hệ
HĐDVPL, cung cấp DVPL cho khách hàng để nhận thù lao. Thời điểm tổ chức
cung ứng DVPL được thành lập hợp pháp là thời điểm được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền ra quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập (cấp Giấy phép
hoạt động hoặc Giấy chứng nhận Đăng ký hoạt động).Năng lực chủ thể của
người cung ứng DVPL hành nghề với tư cách cá nhân được nhà nước thừa nhận
khi người đó đã đăng ký hành nghề và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
cho phép hành nghề độc lập với tư cách cá nhân. Từ thời điểm này, người hành
nghề độc lập với tư cách cá nhân được ký kết HĐDVPL với khách hàng để cung
ứng DVPL để nhận thù lao.
3.2. Đại diện ký kết HĐDVPL phải có thẩm quyền
Mỗi bên chủ thể chỉ cần một đại diện để ký kết HĐDVPL. Người đại diện
ký kết HĐDVPL phải có thẩm quyền đại diện (đại diện theo pháp luật hoặc đại
diện theo ủy quyền).
3.2.1. Người đại diện ký kết hợp đồng của bên cung ứng DVPL
Người đại diện ký kết hợp đồng của bên cung ứng DVPL là: i) Nếu là cá
nhân thì họ nhân danh chính mình ký kết hợp đồng và có trách nhiệm thực hiện
hợp đồng và không được ủy quyền cho người khác đại diện cho mình ký kết và
thực hiện hợpđồng; ii) Nếu là tổ chức thì người đại diện ký kết hợp đồng phải có
thẩm quyền đại diện (đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền) của tổ
chức đó.



×