Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

NCKH thị hiếu của thanh niên việt nam với các loại hình nghệ thuật âm nhạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (470.57 KB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO TỔNG KẾT
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU THỊ HIẾU CỦA THANH NIÊN VIỆT NAM
VỚI CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT ÂM NHẠC

GV hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

TS. Phùng Thị Thủy

Nguyễn Hồng Vân - K49C2

Bộ môn: Nguyên lý Marketing

Nguyễn Thị Thu Trang - K49C2
Nguyễn Thị Kim - K49C2

HÀ NỘI, THÁNG 3, NĂM 2016


LỜI MỞ ĐẦU
Văn hóa nghệ thuật là một trong những mặt vô cùng quan trọng của đời sống
con người bên cạnh kinh tế, chính trị, xã hội, nó phản ánh đời sống tinh thần của nhân
dân trong một đất nước. Trong đó, âm nhạc là một yếu tố then chốt trong lĩnh vực văn
hóa nghệ thuật ấy. Đất nước ta tự hào với nền văn hóa nói chung và nền âm nhạc nói
riêng vô cùng xuất sắc, với sự phong phú, đa dạng nhiều loại hình nghệ thuật âm nhạc,


từ truyền thống dân tộc cho đến những dòng nhạc hiện đại, có sự tiếp cận và du nhập
của các nền âm nhạc khác nhau trên thế giới. Thị hiếu của người dân cũng vô cùng đa
dạng, tùy theo mục đích, sở thích của từng đối tượng thưởng thức âm nhạc khác nhau,
tất cả tạo nên một chỉnh thể nền âm nhạc Việt Nam phong phú. Một bộ phận đông đảo
và quan trọng đó là giới trẻ, vốn được coi là đối tượng nhanh nhạy, năng động trong xã
hội, đồng thời cũng là đối tượng có nhu cầu thưởng thức âm nhạc rất cao, ở họ có một
nét riêng đặc trưng về thị hiếu âm nhạc. Bên cạnh đó là thị trường âm nhạc, các doanh
nghiệp kinh doanh, cung cấp các sản phẩm âm nhạc trong ngành công nghiệp giải trí
cũng là một trong những yếu tố góp phần tạo nên một thị trường âm nhạc ngày càng
có nhiều biến đổi với các xu hướng, trào lưu âm nhạc hiện nay. Thị hiếu của thanh
niên Việt Nam hiên nay là một trong những vấn đề nóng bỏng, được xã hội bàn luận
và đánh giá mạnh mẽ.
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô giáo
trường Đại học Thương Mại đã tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho chúng
em trong quá trình chúng em học tập tại trường. Chúng em xin cảm ơn sự động viên,
giúp đỡ, tạo điều kiện và sự nhiệt tình của các thầy cô giáo trong Khoa Marketing,
trường Đại học Thương Mại đã giúp chúng em học tập, nắm được các kiến thức
chuyên ngành quý giá.
Để hoàn thành bài nghiên cứu khoa học này, chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc tới cô – TS. Phùng Thị Thủy – đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn, dìu dắt, giúp
đỡ chúng em với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt quá trình chúng em thực
hiện bài nghiên cứu khoa học.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng xin cảm ơn những người bạn thân thiết đã
giúp đỡ, đóng góp những ý kiến hữu ích cho đề tài nghiên cứu này.
Với khả năng của mình, chúng em đã cố gắng hết sức để thực hiện đề tài nghiên
cứu một cách hoàn chỉnh nhất. Song bên cạnh đó, do mới làm quen với việc nghiên
cứu khoa học, còn nhiều hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên bài làm của nhóm
không thể tránh khỏi những sai sót.
2



Chúng em rất mong nhận được sự góp ý của Quý Thầy, Cô giáo, các tổ chức
đoàn thể trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật về bài nghiên cứu để đề tài nghiên cứu của
chúng em được hoàn thiện hơn và có thêm những kinh nghiệm quý báu.
Cuối cùng, chúng em xin kính chúc Quý Thầy, Cô giáo của trường Đại học
Thương Mại cùng các cơ quan Văn hóa, Nghệ thuật lời chúc sức khỏe, thành công và
thịnh vượng trong cuộc sống cũng như trong công tác.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

3


LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu khoa học “Thị hiếu của thanh niên
Việt Nam hiện nay với các loại hình nghệ thuật âm nhạc” là kết quả của quá trình học
tập, nghiên cứu của riêng nhóm nghiên cứu khoa học chúng tôi.
Các số liệu được sử dụng trong nghiên cứu khoa học hoàn toàn được thu thập từ
thực tế, chính xác, đáng tin cậy, có nguồn gốc rõ ràng, được xử lý trung thực và khách
quan.
Hà Nội, tháng 3 năm 2016
Nhóm tác giả

4


MỤC LỤC

5



DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ.

ST
T

Tên biểu đồ

Trang

1

Biểu đồ 1: Tỉ lệ yêu thích các loại nhạc của thanh niên

36

2

Biểu đồ 2: Phương thức nghe nhạc chủ yếu của thanh niên

39

3

Biểu đồ 3: Biểu đồ tỷ lệ yêu thích nhạc của một số quốc gia 41
của thanh niên.

4

Biểu đồ 4: Các yếu tố ảnh hưởng tới cách lựa chọn loại nhạc 42

và nghe nghe nhạc của thanh niên

5

Biểu đồ 5: Mức độ yêu thích các thể loại nhạc của thanh niên 47
theo nhóm tuổi

6

Bảng 1: Mục đích nghe nhạc của thanh niên.

6

45


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT, THUẬT NGỮ.

STT

Từ

Giải thích

1

THPT

Trung học phổ thông


2

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

3

TS

Tiến sĩ

4

CLB

Câu lạc bộ

5

MV

Music video: đoạn phim ca nhạc

6

Vpop

Vietnamese pop: nhạc pop Việt Nam


7

Kpop

Korean pop: nhạc pop Hàn Quốc

8

US - UK

United State – United Kingdom: nhạc Mỹ nhạc Anh

7


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.

1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.
Hiện nay, đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới. Quá trình hội nhập của
nước ta vào nền kinh tế khu vực và thế giới đang diễn ra mạnh mẽ và tạo nên
những ảnh hưởng ngày càng sâu rộng đến tất cả mọi lĩnh vực. Trong xu hướng đó,
nền kinh tế và văn hóa của đất nước ngày càng phát triển. Do đó, nhu cầu vui chơi
giải trí của con người cũng ngày càng đa dạng và phong phú. Âm nhạc cũng không
nằm ngoài xu thế đó.
Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật phổ biến rộng rãi, có vai trò rất quan
trọng trong đời sống xã hội, đã trở thành món ăn tinh thần quan trọng trong đời
sống của mỗi con người. Loài người đã sử dụng âm nhạc như một phương tiện để
làm cho đời sống tinh thần thêm phong phú, góp phần cải thiện và nâng cao chất
lượng cuộc sống. Âm nhạc không đơn thuần chỉ mang tính giải trí mà còn có chức
năng giáo dục và nhận thức, giúp con người phát triển toàn diện về mọi mặt đức trí - thể - mỹ.

Cuộc sống hội nhập mang đến nhiều dòng âm nhạc hiện đại, mới mẻ, hấp dẫn
người nghe. Đời sống âm nhạc nước ta hiện nay ảnh hưởng đa dạng tới sự phát
triển của nhiều lứa tuổi, nhiều tầng lớp xã hội…Tuy nhiên, chúng tôi đặc biệt quan
tâm đến đối tượng thanh niên vì thị hiếu của họ có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển
của âm nhạc nước nhà trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai. Sự tiếp
cận giao lưu văn hoá quốc tế rộng rãi đã ảnh hưởng đến việc hình thành thị hiếu
âm nhạc của thanh niên. Thông qua sự tiếp cận này, thanh niên có điều kiện hơn
trong việc thưởng thức cái hay, cái đẹp của các nền văn hóa trên thế giới. Từ đó, thị
hiếu nghệ thuật nói chung và thị hiếu âm nhạc nói riêng được phát triển một cách
đa dạng và phong phú. Họ có những sở thích khác nhau, có những hiện tượng đáng
mừng và cũng không thiếu những hiện tượng đáng lo ngại, không lành mạnh, trái
với truyền thống dân tộc. Chính những thị hiếu sai lệch đó đã dẫn đến sự suy thoái
đạo đức và lối sống trong một bộ phận thanh niên.
Mặt trái của cơ chế thị trường cũng đang tác động đến đời sống xã hội trong
đó 3có văn hóa nghệ thuật, đặc biệt là âm nhạc. Sự cạnh tranh đang diễn ra không
chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn thấy rõ trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Trong
cuộc cạnh tranh không mấy cân sức giữa văn hóa nghệ thuật truyền thống và các
loại hình nghệ thuật đương đại, văn hóa nghệ thuật truyền thống nói chung và âm
nhạc truyền thống nói riêng đang ở thế yếu.
8


Việc nghiên cứu tìm hiểu, định hướng thẩm mỹ âm nhạc đúng đắn và đáp
ứng nhu cầu văn hóa nghệ thuật âm nhạc của xã hội nói chung và thế hệ trẻ Việt
Nam nói riêng đang trở thành một vấn đề cấp thiết.
Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài
“Nghiên cứu thị hiếu của thanh niên Việt Nam với các loại hình nghệ thuật âm
nhạc” để góp phần giải quyết một phần tính cấp thiết của vấn đề nêu trên.
1.2. Xác lập và tuyên bố các vấn đề nghiên cứu trong đề tài.
Thông qua việc nghiên cứu, thực hiện đề tài nhóm chúng tôi hướng tới làm

rõ các vấn đề như sau:
Thị hiếu của thanh niên Việt Nam với các loại hình nghệ thuật âm nhạc.
Các yếu tố ảnh hưởng, tác động tới thị hiếu của thanh niên với các loại hình
nghệ thuật âm nhạc.
• Những tác động, ảnh hưởng tới xã hội từ định hướng đó của thanh niên Việt
Nam.
• Những giải pháp đề xuất với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực
giải trí âm nhạc và các tổ chức, cơ quan chức năng liên quan nhằm tăng ảnh
hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực, định hướng một cách
đúng đắn thị hiếu âm nhạc của thanh niên Việt Nam, góp phần tác động tốt
vào sự gìn giữ, phát triển văn hóa nghệ thuật, xã hội, kinh tế nước nhà.



1.3. Những nghiên cứu có liên quan.
Thị hiếu về âm nhạc là một đề tài năng động và hấp dẫn ở mọi quốc gia, mọi
thời đại. Vấn đề này luôn thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu,
phê bình âm nhạc và của toàn xã hội. Nhất là trong những năm gần đây, đề tài này
đã trở thành “đề tài nóng” trên các mặt báo, cũng như trong các cuộc hội thảo khoa
học lý luận phê bình âm nhạc, các nghiên cứu về nghệ thuật,… Đã có một số công
trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề này. Trong giới hạn phạm vi của bài nghiên cứu,
nhóm tác giả xin được dẫn một số nghiên cứu tiêu biểu có liên quan đến đề tài như
sau:


Luận văn “Thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của học sinh trung học phổ thông
tại thành phố Hồ Chí Minh (qua trường hợp của hai trường THPT
Tenlơman và Lê Minh Xuân)” của sinh viên Trần Thanh Hải, Nhạc viện
TP Hồ Chí Minh, ngành khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên, chuyên
ngành Lý luận và phương pháp dạy học âm nhạc, thực hiện năm 2014.


Trong luận văn, tác giả tập trung phân tích thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của HS
THPT tại Tp.HCM hiện nay, giúp người đọc có một cái nhìn tổng quan, đầy đủ, sâu
sắc và chi tiết hơn về tình hình hoạt động âm nhạc, tình hình sáng tác ca khúc cho
9


lứa “tuổi hồng”. Thứ nhất, khái quát được thực trạng của nền âm nhạc Việt Nam và
thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc ở lứa tuổi HS ở các trường THPT tại Tp.HCM trong
những năm vừa qua (tập trung nghiên cứu giai đoạn 2000 đến 2014). Thứ hai, tìm
hiểu nguyên nhân dẫn đến sự xuống cấp về thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của HS ở các
trường THPT tại Tp.HCM trong những năm qua. Từ đó rút ra bài học cho việc phát
triển nền âm nhạc của TP trong những năm tiếp theo. Thứ ba, từ những nguyên
nhân, những vấn đề tồn tại, những vấn đề đặt ra, đề xuất một số giải pháp, kiến
nghị nhằm nâng cao và định hướng cho thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc cho HS ở các
trường THPT tại Tp.HCM
Bố cục của luận văn:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề tâm sinh lý và thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của học
sinh THPT.
Chương 2: Thực trạng về âm nhạc và thị hiếu âm nhạc của HS THPT tại TP. Hồ Chí
Minh giai đoạn hiện nay.
Chương 3: Tầm quan trọng của vấn đề giáo dục thẩm mỹ cho giới trẻ, đặc biệt lứa
tuổi HS THPT tại TP. Hồ Chí Minh.


Bài nghiên cứu lý luận “Thị hiếu âm nhạc của sinh viên đại học tại
Thành phố Hà Nội hiện nay” của tác giả Nguyễn Minh Hạnh, trường
Đại học sư phạm nghệ thuật trung ương.

Bài nghiên cứu đã chỉ ra thực trạng của thị hiếu âm nhạc hiện nay, một số

thể loại nhạc đáng chú ý, nguyên nhân và 1 số giải pháp.
Tuy nhiên bài mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu và nhận định trên phương diện
lý thuyết là chủ yếu, còn mang tính chủ quan của người viết. Có ít số liệu thực tế và
ví dụ chứng minh. Số liệu có phần cũ, chưa cập nhật nên tính xác thực chưa cao.


“Bàn về thị hiếu âm nhạc trong giới trẻ hiện nay” đăng trên báo Giai
điệu xanh, năm 2003 của tác giả Nguyễn Bách

Một số vấn đề được đề cập đến trong bài viết là các hoạt động sáng tác, biểu
diễn và ảnh hưởng của “nhạc trẻ” đến đời sống xã hội. Phân tích một số điểm tích
cực và tiêu cực của “nhạc trẻ”. Chỉ ra một số thể loại nhạc và ca khúc phổ biến
trong giới trẻ hiện nay. Đồng thời tác giả cũng đưa ra những nhận định, ý kiến về
xu hướng thị hiếu âm nhạc trong tương lai của giới trẻ. Không chỉ dừng ở đó, bài
viết còn có phần mở rộng về hoạt động sáng tác, bản quyền âm nhạc ỏe Việt Nam.

10




Bài nghiên cứu “Thị hiếu âm nhạc trong sinh viên - Những điều đáng
bàn” đăng trên www.baohaiphong.com.vn năm 2012 của Nguyễn Hải
tổng hợp.

Bài nghiên cứu chỉ ra được những vấn đề được coi là đáng bàn về thị hiếu
âm nhạc trong sinh viên nhưng giới hạn trên địa bàn TP. Hải Phòng. Theo bài viết,
một số vấn đề đó gồm:
Thứ nhất: tác động của hội nhập quốc tế và thương mại với hoạt động văn hoá, văn
nghệ làm xuất hiện nhiều biểu hiện tiêu cực trong sinh viên, nhất là tầng lớp sinh

viên sống ở các thành phố lớn.
Thứ hai: nghệ thuật dân tộc dù hay cũng khó đến với giới trẻ.
Thứ ba: xu hướng thích “nhạc nhìn” hơn “nhạc nghe”.
1.4. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
1.4.1. Mục tiêu nghiên cứu.
Về mặt lý luận:
Có những nhìn nhận chính xác về nền âm nhạc Việt Nam.
Quan điểm của tầng lớp thanh niên hiện nay về các loại hình âm nhạc mang
tính tiêu cực hay tích cực.
− Mức độ thu hút, nét đặc sắc của từng loại hình âm nhạc.
− Định hướng phát triển cho từng loại hình là như thế nào.
• Về mặt thực tiễn: Xã hội không ngừng thay đổi, với xu thế toàn cầu hóa hội
nhập kinh tế quốc tế, giao lưu với các quốc gia khác về mọi mặt của đất nước,
trong đó có âm nhạc. Xã hội thay đổi tác động rất nhiều trong suy nghĩ và hành
động của giới trẻ Việt Nam. Thông qua bài nghiên cứu, nhóm sẽ tập trung làm
rõ:
− Những tác động đó và ảnh hưởng của nó tới thị hiếu âm nhạc của thanh niên.
− Đề xuất cách thức giảm thiểu các tác động tiêu cực, tăng cường các tác động
tích cực.
− Tìm cách phát triển hài hòa, đồng bộ giữa các loại hình âm nhạc đặc biệt là nền
âm nhạc truyền thống, văn hóa phi vật thể của Việt Nam.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu.




Đối tượng nghiên cứu.
Các loại hình nghệ thuật âm nhạc tổng quan và điển hình ở việt nam hiện nay.
Cách tiếp cận của thanh niên việt nam tới các loại hình nghệ thuật âm nhạc và
sự cảm nhận, mức độ yêu thích của họ với từng loại hình.

− Sự thay đổi không ngừng của xã hội, những tác động tới cảm nhận của giới trẻ
về âm nhạc.
• Về không gian: tầng lớp thanh niên sống ở Hà Nội
• Về thời gian: thị hiếu, quan điểm của thanh niên về nền âm nhạc trước đây, hiện
tại.




11


1.5. Ý nghĩa của nghiên cứu.












Lí luận:
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành công nghiệp giải trí: có cái
nhìn tổng quan về tình hình thị hiếu âm nhạc của giới trẻ hiện nay để từ đó
đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp để đạt được mục tiêu kinh
doanh về lợi nhuận, danh tiếng và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Đối với các cơ quan chức năng: Bài nghiên cứu “Thị hiếu của thanh niên Việt
Nam hiện nay về nghệ thuật âm nhạc” giúp các cơ quan, tổ chức văn hóa xã
hội đặc biệt là Bộ văn hóa, thể thao và du lịch có cái nhìn tổng quan về nền
âm nhạc nước ta trong giai đoạn hiện nay, đồng thời cũng xin đưa ra một số
giải pháp giải quyết, điều chỉnh phù hợp nhằm hướng tới mục tiêu đưa nền
văn hóa nói chung cũng như nền âm nhạc nới riêng tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc.
Thực tiễn :
Đây là hoạt động trí tuệ giúp sinh viên vận dụng các phương pháp luận và
phương pháp nghiên cứu khoa học trong thực tiễn, có ý nghĩa thiết thực đối
với quá trình học tập cũng như hỗ trợ công việc sau này.
Bước đầu góp phần giải quyết những vấn đề khoa học do thực tiễn cuộc sống
và chuyên ngành đặt ra để từ đó có thể đào sâu, mở rộng và hoàn thiện vốn
hiểu biết của mình.
Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn một cách có hiệu quả đồng
thời tìm ra những kiến thức mới, những mô hình mới có ý nghĩa thực tiễn…

1.6. Các phương pháp hệ nghiên cứu.


Phương pháp luận.

Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.


Phương pháp nghiên cứu.

Trong bài nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu sử dụng hai phương pháp sau:
Thu thập và phân tích dữ liệu sơ cấp: nhóm đã sử dụng công cụ là bảng câu hỏi
(phiếu khảo sát) kết hợp với phỏng vấn trực tiếp đối tuợng được khảo sát để thu

thập dữ liệu sơ cấp. Sử dụng các công cụ excel để tổng hợp và phân tích dữ liệu
đã thu thập được.
− Thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp: bằng các nguồn thông tin qua internet,
các tạp chí, các bài nghiên cứu có liên quan trước đó, nhóm nghiên cứu đã tim
hiểu, truy cập, chọn lọc và thu thập được những dữ liệu thông tin thứ cấp nhằm
cung cấp, bổ sung cho bài nghiên cứu.


12


1.7. Kết cấu báo cáo nghiên cứu.
Kết cấu của đề tài gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài.
Chương 2 : Tóm lược lý luận về nghiên cứu thị hiếu của thanh niên Việt Nam với các
loại hình âm nhạc.
Chương 3: Thực trạng thị hiếu của thanh niên Việt Nam với các loại hình nghệ
thuật âm nhạc.
Chương 4. Các kết luận, thảo luận và đề xuất các giải pháp.

13


CHƯƠNG 2 : TÓM LƯỢC LÝ LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU THỊ HIẾU CỦA
THANH NIÊN VIỆT NAM VỚI CÁC LOẠI HÌNH ÂM NHẠC.
2.1. Một số định nghĩa về nghệ thuật âm nhạc và thị hiếu.
2.1.1. Khái niệm nghệ thuật và phân loại nghệ thuật.
2.1.1.1. Khái niệm nghệ thuật.
“Nghệ thuật là sự sáng tạo ra những sản phẩm vật thể hoặc phi vật thể chứa
đựng những giá trị lớn về tư tưởng - thẩm mỹ, mang tính chất văn hóa làm rung

động cảm xúc, tư tưởng tình cảm cho người thưởng thức. Nghệ thuật cũng được
xem là cái hay cái đẹp để người ta chiêm nghiệm qua các giác quan từ đó ngưỡng
mộ bởi trình độ, tài năng, kĩ năng, kĩ xảo cao vượt lên trên mức thông thường phổ
biến”.
(Trích dẫn từ thư viện bài giảng điện tử - baigiang.violet.vn)
2.1.1.2. Phân loại nghệ thuật.


Âm nhạc

Âm nhạc là loại hình nghệ thuật thời gian, chiếm lĩnh nhịp điệu, tiết tấu, âm
vực; nghĩa là nó sử dụng âm thanh để thể hiện tâm tư, tình cảm, tư tưởng và những
mong muốn của con người, từ những tâm trạng tinh tế sâu kín đến những tư tưởng
xã hội cao cả , đồng thời có khả năng miêu tả hiện thực sinh động của thế giới. Âm
nhạc cũng có khả năng kích thích trí tưởng tượng phong phú của con người. Hình
tượng của nghệ thuật âm nhạc được xây dựng trên nền tảng của bảy nốt nhạc với
các độ thăng trầm khác nhau. Người nghệ sỹ xây dựng nên những hình tượng âm
nhạc: giai điệu, nhịp điệu, hoà âm, điệu thức, âm sắc. Trong đó giai điệu có tính
quyết định trong một tác phẩm âm nhạc. Âm nhạc hướng tới nhiều đối tượng khác
nhau trong xã hội, có những thể loại phù hợp với từng nhóm lứa tuổi khác nhau.
Điều đáng chú ý là âm nhạc phát hiện các trạng thái nội tại mà không cần
phải miêu tả các hình thái bên ngoài của chúng như các loại hình nghệ thuật khác,
nó chỉ tập trung biểu hiện cảm xúc và rung động trong quá trình phát triển liên tục
và năng động của nó với tất cả các sắc thái và sự chuyển hoá phong phú. Chính vì
vậy chúng ta coi âm nhạc nói với con người bằng “ngôn ngữ trực tiếp của tâm hồn”,
vì rằng cơ sở nội dung trong hình tượng âm nhạc trước hết là những cảm xúc,
những tình cảm của con người.
Đối với âm nhạc, tình cảm không chỉ là đối tượng phản ánh gần gũi, sinh
động, tinh tế nhất mà còn là phương tiện để trình bày một chân dung cuộc sống
14



rộng lớn, đa dạng và phong phú hơn nhiều. Âm nhạc là một phương tiện mạnh mẽ,
tinh tế, năng động để giáo dục thẩm mỹ, tình cảm cho con người.


Văn chương

Văn chương giữ một vị trí quan trọng đặc biệt trong hệ thống các loại hình
nghệ thuật. Bởi ngôn ngữ của văn chương làm cơ sở biểu hiện cho nhiều loại hình
nghệ thuật. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu gián tiếp tái hiện và biểu hiện con
người và cuộc sống . Khi đọc/nghe lời văn, người ta phải tự mình tái hiện, tưởng
tượng ra nội dung của nó.
Văn có mặt trong mọi loại hình nghệ thuật bằng lời văn trực tiếp (lời ca/ca
từ, lời thoại) hoặc chất văn ngầm (trong pho tượng, bức tranh, điệu múa…). Thông
qua văn chương mà người viết bày tỏ được tâm tư, cảm xúc của mình, thể hiện sự
hiểu biết về một vấn đề nào đó bằng cách viết nó ra. Người đọc ở khắp mọi nơi trên
thế giới có thể tiếp cận qua những quyển sách, trang báo, trang tạp chí,….
Văn chương bao gồm:
-

Thơ: thơ trữ tình, thơ sử thi,…

-

Văn xuôi: truyện, kí, nghị luận,…



Điện ảnh


Điện ảnh là loại hình nghệ thuật trẻ, nó xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX. Tuy
nhiên, sau khi ra đời nó đã trở thành loại hình quan trọng bậc nhất xét về tính quần
chúng rộng lớn của nó, đáp ứng cao nhu cầu thẩm mỹ của thời đại. Điện ảnh gắn
với sự tiến bộ của khoa học – kỹ thuật và công nghệ, nó kết hợp với các phương tiện
của nhiều loại hình nghệ thuật khác, do đó điện ảnh có tính tổng hợp cao. Điện ảnh
được thể hiện đa chiều thông qua cách các đạo diễn dụng nên một bộ phim, không
gian quay phim được biến đổi liên tục theo các góc độ, tầm cỡ, cự li khác nhau để
biểu đạt rõ ràng hình ảnh của nhân vật.
Điện ảnh được phân chia thành 2 loại:
-

Phim truyện

-

Phim thời sự

Điện ảnh là một nghệ thuật hấp dẫn rất phổ biến ,có sức tiêu thụ của xã hội
cũng cao nhất. Nó tạo được điều kiện cho khán giả thưởng thức rất tiện lợi các
thành tựu của điện ảnh.


Sân khấu
15


Sân khấu là loại hình nghệ thuật tổng hợp có lịch sử lâu đời. Bằng sự kết hợp
nhiều loại hình nghệ thuật khác như văn chương, hội họa, kiến trúc, âm nhạc, múa
và hiện nay còn bao gồm cả điện ảnh. Sân khấu tạo nên các hình tượng nghê thuật

sống động thông qua các vở kịch. Có thể nói kịch bản và nhân vật diễn kịch là hai
nhân tố quan trọng nhất để tạo nên một vở kịch thành công.
Về phân loại kịch:
-

Phân loại theo hình thức gồm: kịch dân ca; kịch thơ; kịch nói; kịch múa; kịch
hát; kịch câm; múa rối,…

-

Phân loại theo cảm hứng chủ đạo gồm: bi kịch, hải kịch,chính kịch,…



Điêu khắc

Điêu khắc là loại hình nghệ thuật không gian, nó phản ánh hiện thực bằng
hình khối không gian ba chiều có thể tích. Đối tượng căn bản gần như độc nhất của
điêu khắc là con người. Tác phẩm điêu khắc chủ yếu mang giá trị tinh thần, dùng để
trang trí, xem ngắm, để tưởng nhớ, tưởng niệm người, vật đã mất. Tác phẩm điêu
khắc còn thể hiện một niềm tin hướng về như tượng thần linh và những hình ảnh
thiên nhiên kì thú, bí ẩn hoặc bộc lộ một khát vọng sống.
Các sản phẩm điêu khắc có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như
đá, gỗ, đồng, đất nung, xi măng, vật liệu tổng hợp.
Điêu khắc gồm:
-

Tượng tròn

-


Phù điêu

-

Tượng đài kỉ niệm

-

Tượng trang trí

Điêu khắc đòi hỏi sự khéo léo cao của các nghệ nhân làm tượng, khác với các
loại hình nghệ thuật khác, những người làm điêu khắc không chỉ phải cố gắng, tỉ
mỉ, cẩn thận trong từng chi tiết sản phẩm mà hơn hết họ cần có đôi bàn tay khéo
léo sẵn có.


Hội họa

Hội họa là nghệ thuật không gian mặt phẳng – tìm không gian ba chiều trên
mặt phẳng. Tuy chỉ ghi được một khoảnh khắc của hành động, song nó vẫn có khả
năng thể hiện được ý nghĩa của cử chỉ, động tác của đối tượng và nó cũng thể hiện
16


được hình khối của đối tượng dưới những hình thức cụ thể khác nhau.Trong hội
họa, đường nét và màu sắc là những nhân tố quyết định, phản ánh thế giới với mọi
màu sắc phong phú, tinh tế. Hội họa có khả năng tạo hình lớn, nó nói lên được tâm
tư, tình cảm của con người với nhiều cung bậc và sắc thái khác nhau.
Về thể loại hội họa có:

-

Tranh chân dung

-

Tranh phong cảnh

-

Tranh trên giá

-

Tranh bố cục

-

Tranh tĩnh vật,….

Mỗi loại hình nghệ thuật đều mang cho mình những nét riêng biệt nhưng đều
phản ánh lên các khía cạnh khác nhau của cuộc sống, tạo nên những nét đa dạng,
màu sắc phong phú. Trong mỗi loại hình nghệ thuật lại chứa đựng phần nào nội
dung của loại hình nghệ thuật khác, nó đan xen lẫn nhau tạo nên nét đồng điệu
riêng có của từng quốc gia.
2.1.2. Nghệ thuật âm nhạc và phân loại nghệ thuật âm nhạc.
2.1.2.1. Khái niệm nghệ thuật âm nhạc.
Âm nhạc là nghệ thuật lấy âm thanh làm phương tiện biểu hiện, khắc họa
cuộc sống và thể hiện tư tưởng tình cảm con người. Âm nhạc có tính trừu tượng nó
không thể hiện đầy đủ các chi tiết thực chỉ mô tả chung nhưng tạo cho ta cảm giác,

hứng thú mạnh mẽ và sự liên tưởng phong phú. Tính trừu tượng của âm nhạc gắn
với trí tưởng tượng của con người.
Âm nhạc là tiếng nói tình cảm sâu sắc, nó đi thẳng trực tiếp vào trái tim
con người và không thể diễn tả bằng lời. Nghệ thuật âm nhạc có khả năng lớn tác
động đến vần đề giáo dục tình cảm. Thể hiện được những tư tưởng tiến bộ của thời
đại. Nó góp phần tích cực thúc đẩy xã hội phát triển.
Tóm lại: “Nghệ thuật âm nhạc là nghệ thuật biểu hiện cảm xúc của con
người với con người và cuộc sống bằng âm thanh, là nghệ thuật diễn ra trong thời
gian, nghệ thuật động, nghệ thuật của thình giác. Nó luôn gắn bó với con người và
đòi hỏi hoạt động biểu hiện trực tiếp của con người. Những đặc trưng cơ bản này
khác biệt nếu so sánh với nghệ thuật văn chương, nghệ thuật tạo hình…”
(Nguồn: Đỗ Nhật Huy (2013), Khái quát về nghệ thuật âm nhạc,
luyenthiamnhac.wordpress.com, trang 1)
17


2.1.2.2. Nguồn gốc của âm nhạc
So với các môn nghệ thuật khác việc tìm ra nguồn gốc của âm nhạc gặp
phải nhiều khó khăn hơn. Điêu khắc có thể căn cứ vào di tích khảo cổ để chứng
minh sự tồn tại của một trung tâm văn hóa. Nhiều họa sĩ tìm những bức tranh
trong hang đá để phát hiện về các bậc tiền bối của mình. Nhờ chữ viết mà ta được
thưởng thức những áng văn chương, những kiệt tác của các nhà văn nhà thơ hàng
ngàn năm trước đây. Còn lối viết nhạc thì chỉ mới đặt ra khoảng 1000 năm và chiếc
máy ghi âm thì mới được hoàn thiện trong thế kỷ XX. Song không phải vì vậy mà
con người không thể tìm ra nguồn gốc của âm nhạc và những sinh hoạt âm nhạc
thời xa xưa của tổ tiên. Nhờ những di vật khảo cổ về điêu khắc, hội họa… ta biết
được hình dáng các loại nhạc cụ thô sơ và phỏng đoán được cách diễn tấu của
chúng (họa tiết trang trí trên trống đồng có những hình người nhảy múa cùng với
một số loại nhạc cụ thô sơ), căn cứ vào các bài hát dân gian mà ta có thể xét được
ngọn nguồn của chúng.

Khi bàn về nguồn gốc âm nhạc có nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho
rằng âm nhạc sẵn có trong thiên nhiên như tiếng suối chảy, tiếng chim hót, tiếng gió
reo và con người bắt chước những âm thanh đó mà tạo ra âm nhạc. Có ý kiến cho
rằng âm nhạc là do thần thánh tạo ra. Theo thần thoại Hy Lạp, thần Apolong là vị
thần ánh sáng và cũng là vị thần âm nhạc. Trên các tranh vẽ cổ thường vẽ thần
Apolong với cây đàn Lia bằng vàng. Ở Trung Quốc thời cổ có truyền thuyết cho rằng
có một ông vua tên Phục Hy một hôm nằm mơ thấy 5 vị tinh tú ở trên trời xuống
cây ngô đồng mà lập ra thang 5 âm: cung, thương, giốc, chủy, vũ.
Quan niệm âm nhạc chỉ là sự bắt chước thiên nhiên là quan niệm phiến
diện, đơn giản hóa âm nhạc và phủ nhận vai trò sáng tạo của con người. Quan niệm
âm nhạc do thần thánh tạo ra là quan niệm duy tâm do chưa đủ cơ sở khoa học để
tìm hiểu nguồn gốc của âm nhạc.
Thực ra âm nhạc ra đời từ rất sớm khi con người còn đang ở thời kỳ
nguyên thủy. Có ý kiến cho rằng cùng với sự xuất hiện của tiếng nói thì âm nhạc
cũng xuất hiện. Đã từ lâu người ta nhận thấy có sự giống nhau giữa âm nhạc và
tiếng nói. Giai điệu âm nhạc không giống tiếng nói nhưng vẫn “nói” được. Sở dĩ như
vậy là vì có một vài nguyên tắc biểu hiện tình cảm chung cho giọng điệu trong tiếng
nói và trong âm nhạc. Trong giai điệu cũng như tiếng nói, nét đi lên thường biểu
hiện sự tăng tiến của tình cảm, còn nét đi xuống biểu hiện sự dịu lắng, trong khi nét
chuyển động bằng phẳng biểu hiện sự tiến triển điềm đạm của những xúc động, còn
quãng nhảy rộng biểu hiện một đà bay bổng của những xúc động ấy.
Tiếng nói chính là cơ sở để hình thành giai điệu (tuyến độ cao) trong âm
nhạc. Ta có thể so sánh tiếng nói của người Việt Nam và tiếng nói của người châu
Âu thì sẽ thấy rõ tiếng nói có ảnh hưởng đến cấu trúc giai điệu như thế nào. Tiếng
18


nói của người Việt Nam là ngôn ngữ đa thanh có dấu giọng, do đó trong các bài hát
giai điệu phải có cấu trúc quãng phù hợp với dấu giọng của lời ca. Còn người châu
Âu trong giọng nói không có dấu giọng nên các bài hát không cần tuân theo quy

luật trên. Trong một quốc gia nhiều các dân tộc khác nhau thì cũng có những làn
điệu dân ca khác nhau phù hợp với phương ngữ của địa phương mình, tiếng nói
của dân tộc mình.
Ở khía cạnh nhịp điệu của âm nhạc với nhịp điệu của những động tác, cử
chỉ của con người cũng có mối tương quan như thế. Nhịp điệu dồn dập trong nhiều
trường hợp biểu hiện sự lo lắng, kích động, nhịp điệu ngắt quãng và đảo ngược biểu
hiện sự xao xuyến, bối rối, nhịp điệu đều đặn và khoan thaibiểu hiện sự vững vàng
và điềm tĩnh. Cùng với âm điệu tiếng nói âm nhạc còn bắt nguồn từ nhịp điệu lao
động, là cơ sở để tạo ra tiết tấu trong âm nhạc. Ban đầu chỉ là những tiếng hò dô để
thống nhất động tác làm việc của nhiều người, sau dần trở thành nhịp điệu tiết tấu
của một làn điệu âm nhạc. Nhịp sinh lý của con người như hơi thở, nhịp tim đập,
bước đi cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới sự hình thành tiết tấu trong âm nhạc,
nhất là khi được thể hiện vào các động tác nhảy múa (thể loại hành khúc là một thể
loại có tiết tấu hình thành trên cơ sở bước đi của con người). Cấu trúc tiết nhạc, câu
nhạc cũng phải dựa vào quy luật hơi thở của con người.
Chỗ giống nhau giữa âm nhạc với ngữ điệu của tiếng nói và với các cử chỉ
giúp ta hiểu được nội dung ẩn náu trong những âm thanh của nó. Âm nhạc đã lấy
từ ngữ điệu của tiếng nói và từ nhịp điệu của các động táccái khả năng biểu hiện
cảm xúc của chúng, đã phát triển vô hạn khả năng đó làm cho nó phong phú thêm.
Biểu hiện các tình cảm, các tâm trạng, niềm say mê, đó là điểm mạnh nhất của âm
nhạc.
Tóm lại: Nghệ thuật âm nhạc xuất hiện từ thời sơ khai của con người. Các
nhân tố như: âm điệu, tiếng nói, nhịp điệu lao động, nhịp sinh lý… tạo nên hai chất
liệu quan trọng nhất của âm nhạc đó là tuyến độ cao (cao độ) và tuyến độ ngân (tiết
tấu).
2.1.2.3. Phân loại nghệ thuật âm nhạc.
Ta có các tiêu chí phân loại nghệ thuật âm nhạc: Ba nhánh của âm nhạc,
phân loại theo chức năng, các cách phân loại khác.



Thứ nhất: Phân loại theo ba nhánh của âm nhạc. Theo cách phân loại này,
các thể loại âm nhạc được chia thành:



Âm nhạc cổ điển hay nhạc nghệ thuật: Nhạc giao hưởng, Opera...



Âm nhạc truyền thống hay nhạc dân gian: dân ca, nhạc folk...
19




Âm nhạc đại chúng hya nhạc phổ thông, nhạc nhẹ...



Thứ hai: phân loại theo chức năng, âm nhạc bao gồm:



Tình khúc hay tình ca: các ca khúc viết về tình yêu



Nhạc thiếu nhi, đồng dao hay hát ru




Nhạc tôn giáo: thánh ca, nhạc phúc âm...



Âm nhạc quân sự: hành khúc, quốc ca, trường ca, nhạc cách mạng..



Âm nhạc chiến tranh, nhạc phản kháng, nhạc phản chiến



Nhạc khiêu vũ



Ngâm thơ



Nhạc hài kịch



Nhạc cho các sự kiện đặc biệt: nhạc giáng sinh, nhạc đám cưới, nhạc sinh
nhật...




Thứ ba: các cách phân loại khác: ta có thể chia thành 2 loại:



Phân loại theo nhạc chủ đạo



+

Thanh nhạc và khí nhạc

+

Nhạc acoutis và nhạc điện tử

Phân loại theo hãng phát hành
+

Âm nhạc độc lập hay nhạc indie

+

Âm nhạc chính thống hay nhạc mainstream

Trong bài nghiên cứu khoa học này, dựa theo mục đích và phương pháp
nghiên cứu, chúng tôi xin đi vào tìm hiểu dựa theo cách phân loại ba nhánh âm
nhạc ở Việt Nam. Cụ thể:



Thứ nhất: Các trường phái âm nhạc cổ điển

Các phong cách và giai đoạn chính của âm nhạc cổ điển: Trung cổ, phục
hưng, cổ điển, lãng mạn, thế kỉ 20, âm nhạc đương đại, thế kỉ 21.

20


Các trào lưu và chủ nghĩa có ảnh hưởng đến âm nhạc cổ điển và đại chúng:
Chủ nghĩa hiện đại, chủ nghĩa hậu hiện đại, chủ nghĩa tân cổ điển, chủ nghĩa tân
lãng mạn, chủ nghĩa tối giản...


Thứ hai: các thể loại âm nhạc dân gian

Ở Việt Nam nền âm nhạc dân gian đã đạt đến một trình độ phát triển rực rỡ,
với một hệ thống các loại hình âm nhạc truyền thống vô cùng phong phú đa dạng.
Bắt đàu với chầu văn, quan họ, ca trù , hát ví, dân ca, vọng cổ, nhạc cung đình...của
người Việt, bên cạnh đó còn có nhạc của các dân tộc khác như hát lươn của người
Tày, hát Sli của người Nùng, hát Khan của người Ê đê, hát dù-kê của người Khơme,
cùng với các bộ môn nghệ thuật hiện đại khác, nền âm nhạc hiện đại Việt Nam từ
những nam 1930 được hình thành và phát triển đến ngày nay được gọi là tân nhạc
Việt Nam, với các dòng nhạc tiền chiến, nhạc đỏ, tình khúc 1954-1975, nhạc vàng,
nhạc hải ngoại, nhạc trẻ.


Thứ ba: các thể loại âm nhạc đại chúng

Được chia thành các nhóm: pop, rock, jazz, blues, hiphop, country, folk đương
đại, electronic...

2.1.3. Thị hiếu và đặc điểm của thị hiếu.
2.1.3.1. Khái niệm thị hiếu.
Thị hiếu là một khái niệm bao hàm những nội dung hết sức đa dạng và
phong phú. Người Trung Quốc coi thị hiếu là sự thích thú. Người phương Tây gọi là
cảm giác, khẩu vị. Còn chúng ta thường hiểu thị hiếu là sự lựa chọn, sở thích của cá
nhân hoặc một nhóm người nào đó. Có thể gọi thị hiếu là sở thích. Người ta có thể
thích món ăn này không thích món ăn kia, thích hoặc không thích kiểu nhà này hay
kiểu nhà khác; thích hay không thích cách thức giao tiếp này hoặc cách giao tiếp
kia. Cho nên, sở thích được biểu hiện trong mọi lĩnh vực hoạt động xã hội, lối sống,
đạo đức, tính thần và nghệ thuật.
Thị hiếu là một khái niệm chỉ sự thích thú của con người khi tiếp xúc với đối
tượng thông qua các giác quan. Tuy nhiên chung quanh vấn đề thị hiếu có rất nhiều
cách phát biểu khác nhau:
Tác giả Đỗ Huy cho rằng: “Thị hiếu là khả năng lựa chọn phổ biến của con
người, là sở thích trong mọi lĩnh vực của cá nhân và tập thể”. Theo ông, thị
hiếu là sự yêu thích của đa số công chúng chứ không phải của một cá nhân.
• Tác giả Trần Độ trong cuốn “Thoả mãn nhu cầu văn hoá và nâng cao thị hiếu
nghệ thuật” lại bày tỏ rằng: “Thị hiếu là kiểu ưa thích nào đó, kiểu ưa thích
này thường bộc lộ ngay lập tức, nó biểu thị toàn bộ khả năng đánh giá, cảm
xúc của chủ thể”. Với định nghĩa này ông đã phủ nhận thị hiếu cá nhân bởi


21


cách lựa chọn, cách ưa thích của mỗi cá nhân không thể xác lập thành một
kiểu. Kiểu là do nhiều sự vật có thuộc tính giống nhau tạo nên. Do đó nhiều cá
nhân cùng thích một tác phẩm nào đó mới có ý nghĩa kiểu ưa thích. Còn nếu
mỗi cá nhân có thị hiếu của riêng mình thì chúng ta có thể gọi là sở thích cá
nhân mà thôi.

Thị hiếu tuy gắn với tình cảm cá nhân nhưng biểu thị các kiểu ưa thích khác
nhau. Bởi vậy, nhóm tác giả xin lấy một khái niệm rất đơn giản nhưng lại khá bao
quát của TS Hoàng Trần Doãn để chúng ta cùng sử dụng trong bài nghiên cứu này:
“Thị hiếu là biểu hiện sự yêu thích của cá nhân và xã hội trong một khoảng
thời gian nào đó đối với vật chất hay tinh thần. Thị hiếu thay đổi theo sự thay đổi
của cá nhân và xã hội trong khoảng thời gian khác nhau”
(Nguồn: Phan Ngọc Bình, 2014, Tìm hiểu thị hiếu điện ảnh của sinh viên một
số trường tại Hà Nội, trang 4)
Thị hiếu được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động để thoả
mãn nhu cầu của cá nhân cũng như của xã hội. Thị hiếu được hình thành trong một
thời gian dài, tồn tại như một phẩm chất văn hoá của chủ thể trong hoạt động thoả
mãn nhu cầu. Trong thành phần của thị hiếu có trình độ văn hoá, trình độ học vấn
truyền thống cùng nhiều yếu tố khác. Thị hiếu trở thành đối tượng nghiên cứu như
một khái niệm căn bản gắn liền với sự tiêu dùng cá nhân, xã hội và làm thoả nhu
cầu của chủ thể.
2.1.3.2. Đặc điểm của thị hiếu.


Thị hiếu được hình thành xuất phát từ sở thích.

Sở thích là ý thích riêng của mỗi cá nhân đối với đối tượng nào đó tương đối
ổn định và lâu dài. Những sở thích này cùng với mong muốn thoả mãn nhu cầu trở
thành động cơ thúc đẩy hoạt động thoả mãn nhu cầu của chủ thể. Nhu cầu được
thoả mãn sẽ được củng cố và phát triển sở thích, tạo ra các sở thích mới ở chủ thể.
Lúc này sở thích là cơ chế để hình thành nhu cầu. Trong bất cứ hoạt động nào của
con người hay xã hội cũng thuộc sự yêu thích khác nhau của cá nhân với đối tượng.
Sở thích nào được hình thành và tồn tại trong chủ thể một cách lâu dài, chi phối
việc hình thành hoạt động và thoả mãn nhu cầu thì được gọi là thị hiếu.



Thị hiếu cá nhân chịu tác động của xã hội và ngược lại.

Thị hiếu tồn tại ở rất nhiều mặt trong cuộc sống: ăn, mặc, vui chơi, lao động,
học hành cho tới tư tưởng, tôn giáo… Như đã nói ở trên mỗi người có một sở thích
riêng không ai giống ai, chẳng hạn bạn thích kiểu tóc này nhưng tôi thích kiểu tóc
khác, bạn thích ăn mặc thật “mốt” thật “ model” để người khác khen bạn là sành
22


điệu còn tôi lại thích cách mặc bình dị…Vì vậy có thể nói rằng thị hiếu là do mỗi
người tự quyết định, tự lựa chọn lấy cho riêng mình, tác động và tạo nên những thị
hiếu đa dạng trong xã hội.
Tuy nhiên việc tuyệt đối hóa vai trò của thị hiếu cá nhân, coi việc mình thích
cái này hay thích cái kia là do chính bản thân mình quyết định không phụ thuộc vào
bất cứ cái gì, bất cứ ai, ngay cả đời sống xã hội là một điều chưa đúng lắm, cần phải
xem lại. Thị hiếu thẩm mĩ mang tính cá nhân là một điều đã được làm sáng tỏ và đã
được khẳng định ở trên. Nhưng một điều mà ta phải biết là không có cá nhân nào
sống tách biệt xã hội mà hình thành được thị hiếu thẩm mĩ cả. Ta thử nghĩ mà xem
nếu một người bị bỏ trong rừng từ lúc nhỏ cho tới lúc lớn không được tiếp xúc với
xã hội loài người, liệu người đó có hình thành được cho mình một thị hiếu nào
không ? Chính vì thế, thị hiếu cá nhân mà mỗi người có lại phụ thuộc vào xã hội.


Thị hiếu con người thay đổi theo thời gian.

Thị hiếu của con người luôn thay đổi theo thời kì. Trước kia người ta thích
mặc quần ống loe, giờ lại thích quần ống bó. Ngày xưa các cụ thường thích nhuộm
răng đen, ngày nay hầu hết đều thích răng trắng,….



Trong thị hiếu cần phân biệt thị hiếu thấp và thị hiếu cao, thị hiếu không lành
mạnh và thị hiếu lành mạnh.

Sở dĩ có sự phân biệt như vậy vì có tác phẩm xuất phát từ thị hiếu độc hại,
tức là xuất phát từ âm mưu chính trị độc hại, nó có thể mang sự độc hại đến cho
khán giả. Thế nhưng cũng có tác phẩm xuất phát từ thị hiếu xấu nhưng tác hại của
nó khó nhận thấy hơn nó bị chen lẫn với những yếu tố nghệ thuật thực sự…nó cũng
thuộc về loại không lành mạnh. Loại thị hiếu không lành mạnh (độc hại và xấu) này
tác động xấu đến sự phát triển tinh thần và nhân cách của con ngưòi. Còn thị hiếu
lành mạnh là loại thị hiếu tốt không chỉ đảm bảo cho nhân cách phát triển toàn
diện mà con giúp cho chủ thể hưởng thụ, đánh giá đúng đắn, trọn vẹn các đối tượng
thẩm mỹ mà còn tạo ra nhiều giá trị thẩm mỹ cao đẹp.
2.1.4. Thị hiếu của thanh niên với các loại hình nghệ thuật âm nhạc.
2.1.4.1. Thị hiếu âm nhạc.
“Thị hiếu âm nhạc là biểu hiện mức độ yêu thích âm nhạc của chủ thể. Nó còn
là khuynh hướng, kết quả lựa chọn nhu cầu âm nhạc và cũng là biểu hiện năng lực
thưởng thức âm nhạc của chủ thể”
(Nguồn: Nguyễn Minh Hạnh, 2014, thị hiếu âm nhạc của sinh viên đại học tại
Hà Nội hiện nay)
Thông thường tính hấp dẫn của âm nhạc tỷ lệ thuận với tác động gây hứng
thú của nó với chủ thể. Có hai mâu thuẫn như sau: thứ nhất là tác phẩm hay nhưng
23


chủ thể lại không thích, thứ hai là tác phẩm không hay nhưng chủ thể lại thích. Có
thể giải thích sự tồn tại của các trạng thái này bởi sự tham gia của thị hiếu vào việc
thưởng thức các tác phẩm của chủ thể. Thị hiếu góp phần vào việc định hướng cho
hoạt động của chủ thể, tạo cho chủ thể những trạng thái, tình cảm yêu thích hay
ngược lại. Trong nghệ thuật cũng như trong âm nhạc, thị hiếu hiện diện như một
thành phần không thể thiếu để quyết định xu hướng hoạt động thoả mãn nhu cầu

âm nhạc của người sáng tác cũng như công chúng. Trong khi thưởng thức, đánh
giá một tác phẩm âm nhạc, khán giả nảy sinh sở thích hay không thích một yếu tố
nào đó trong tác phẩm. Và họ có nhu cầu tìm hiểu sâu sắc hơn về tác phẩm đó hay
tác phẩm khác.
Ở đây chúng ta cần phân biệt hai khái niệm nhu cầu âm nhạc và thị hiếu âm
nhạc. “Nếu nhu cầu âm nhạc là động cơ thúc đẩy con người hành động để lĩnh hội,
thưởng thức và sáng tạo ra các giá trị âm nhạc thì thị hiếu âm nhạc lại là khả năng
thẩm thấu, đánh giá của con người với các giá trị đó”. Nhu cầu âm nhạc thôi thúc
sự tìm kiếm, kích thích tính tích cực của con người vượt qua trở ngại, khắc phục
điều kiện và hoàn cảnh đến với tác phẩm âm nhạc thì thị hiếu là cánh cửa đón con
người vào với thế giới âm nhạc. Nhu cầu âm nhạc là những thuộc tính tiềm ẩn bên
trong vốn có của con người, còn thị hiếu âm nhạc được dần dần hình thành trong
quá trình hoạt động thực tiễn của họ. Tuy có sự phân biệt nhưng nhu cầu âm nhạc
và thị hiếu âm nhạc lại có quan hệ mật thiết với nhau. Nếu nhu cầu âm nhạc là cơ
sở để nảy sinh thị hiếu âm nhạc thì thị hiếu âm nhạc lại là một dạng động cơ của
nhu cầu âm nhạc.
Sở thích cá nhân là biểu hiện cụ thể của thị hiếu âm nhạc. Ở trình độ nào đó
nó đơn thuần là “thích” hay “không thích”. Sở thích cá nhân nhưng diễn ra liên tục
và lâu dài đến một mức độ nhất định là biểu hiện ổn định của nhu cầu âm nhạc. Sự
ưa thích đó là cơ sở cho sự lựa chọn tích cực hoạt động âm nhạc của công chúng.
Thị hiếu âm nhạc là khuynh hướng và cũng là kết quả lựa chọn nhu cầu âm nhạc,
không những thế nó còn biểu hiện năng lực thưởng thức âm nhạc của cá nhân.
2.1.4.2. Thị hiếu của thanh niên với các loại hình nghệ thuật âm nhạc.
Thị hiếu của thanh niên với các loại hình nghệ thuật âm nhạc hay còn gọi là
thị hiếu âm nhạc của thanh niên. Thị hiếu âm nhạc của thanh niên là những yêu
thích, là sự lựa chọn phổ biến trong lĩnh vực âm nhạc của những người trẻ tuổi (1530 tuổi). Thanh niên là những người có nhu cầu rất cao về âm nhạc bởi thông qua
các tác phẩm âm nhạc họ tìm thấy trong đó những thông tin về cuộc sống, tình cảm,
về lao động, học tập. Nhu cầu cao thì cũng kèm theo đòi hỏi cao về nội dung, chất
lượng của âm nhạc. Bởi thế đến với âm nhạc họ luôn có niềm đam mê được thưởng
thức, đánh giá và sáng tạo âm nhạc. Trong quá trình ấy, họ luôn luôn thể hiện quan

điểm của mình yêu thích cái này, lựa chọn cái này, bác bỏ cái khác vì cho là không
hay không phù hợp. Họ có những đánh giá khác quan nhiều khi là chủ quan đối với
24


những khía cạnh, những lĩnh vực của âm nhạc. Thị hiếu âm nhạc của thanh niên đã
thể hiện quan điểm của thanh niên về cuộc sống, tình bạn, tình yêu hay cao hơn là
“cách sống” của họ. Trong bối cảnh mở cửa hội nhập này, thị hiếu âm nhạc của
thanh niên lại càng được thể hiện một cách phong phú hơn.
2.2. Nội dung nghiên cứu thị hiếu của thanh niên với các loại hình âm nhạc.
2.2.1. Ảnh hưởng của nghệ thuật âm nhạc thế giới đến âm nhạc Việt Nam.
Việt Nam là đất nước giàu văn hóa dân tộc. Âm nhạc cũng từng là một nét văn
hóa đậm sắc dân tộc của Việt Nam với những ca khúc cách mạng bất hủ, những ca
khúc ca ngợi quê hương đất nước một thời hào hùng, những dòng nhạc dân tộc: ca trù,
chèo tuồng, cải lương, nhã nhạc cung đình Huế,…
Ngày nay, khi kinh tế xã hội, đất nước ngày càng phát triển, đời sống con người
ngày càng được nâng cao, đặc biệt với sự phát triển của công nghệ, của internet và sự
hội nhập quốc tế về mọi mặt thì nền văn hóa của các nước trên thế giới ngày càng có
sức ảnh hưởng lẫn nhau. Sự du nhập của văn hóa nước ngoài đã có những ảnh hưởng
to lớn tới sự phát triển của âm nhạc và thị hiếu âm nhạc của người Việt Nam. Đặc biệt,
với đặc thù là người tiếp thu cái mới rất nhanh, thì thanh niên Việt Nam là đối tượng bị
ảnh hưởng lớn nhất.
Mặc dù có ảnh hưởng, nhưng không phải âm nhạc quốc tế ảnh hưởng tới tất cả
các dòng nhạc của Việt Nam ở mức độ giống nhau. Trong khi các dòng nhạc dân gian,
nhạc truyền thống của nước ta thì hầu như không bị ảnh hưởng, thì ngược lại, Vpop
(nhạc trẻ Việt) thì lại chịu ảnh hưởng rất lớn. Dưới đây, nhóm nghiên cứu xin được
trình bày ảnh hưởng của 3 trào lưu âm nhạc quốc tế tới dòng nhạc trẻ Việt Nam.


Trào lưu nhạc Hoa (nhạc Trung Quốc).


Quay lại khoảng thời gian 15, 20 năm về trước, nhạc phổ thông Việt Nam chịu
tác động khá nhiều từ những ca khúc của Trung Hoa, Hong Kong hay Đài Loan trên
phương diện giai điệu, tiết tấu và hòa âm. Thời điểm đó, nhiều bài hát ra đời do trào
lưu phim ảnh và đĩa hát bằng Hoa ngữ đã mặt nào có ảnh hưởng nhất định tới đời sống
tinh thần của người dân trong nước. Những nhóm nhạc nổi tiếng một thời như Tứ Đại
Thiên Vương, Tiểu Hổ với những cái tên quen thuộc: Lưu Đức Hòa, Lê Minh, Ngô Kỳ
Long hay Tô Hữu Bằng làm mưa làm gió những năm cuối thập niên 90.
Đồng thời, những bộ phim truyền hình Hoa ngữ không chỉ cuốn hút khán giả
bởi nội dung hấp dẫn, dàn diễn viên đẹp như mơ, mà còn bởi những bản nhạc đầy ấn
tượng, được chuyển thể sang tiếng Việt và được giới nghe nhạc trẻ mến mộ, trong đó
những ca khúc trong các bộ phim của Bao Thanh Thiên, Hoàn Châu Cách Cách, Tây
Du Ký, Bến Thượng Hải, Tể Tướng Lưu Gù… đã trở thành hiện tượng, và từ đó
không ít nhạc phẩm của Việt Nam đã chịu ảnh hưởng ít nhiều từ những nhạc phẩm gốc
Hoa ngữ kể trên.
25


×