Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

HOẠT ĐỘNG KIẾN TẠO TRẺ GIAI ĐOẠN PLIOCEN - ĐỆ TỨ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.32 MB, 31 trang )

105

Chương 4

HOẠT ĐỘNG KIẾN TẠO TRẺ GIAI ĐOẠN PLIOCEN - ĐỆ TỨ
4.1. HOẠT ĐỘNG KIẾN TẠO TRẺ TRÊN ĐẤT LIỀN VIỆT NAM VÀ KHU VỰC KẾ
CẬN
4.1.1. Khái quát chung
Quá trình đụng độ giữa mảng Ấn-Úc và mảng Âu - Á xảy ra cách đây 50 triệu năm đã
làm biến đổi sâu sắc bình đồ kiến tạo Châu Á. Sự trôi trượt (extrusion) của khối Đông Dương
- Sundaland dọc theo đới đứt gãy Sông Hồng, trong thời gian này đi kèm với tách giãn Biển
Đông, có lẽ là cơ chế quan trọng nhất của tiến hóa kiến tạo Đông Nam Á. Mô hình biến dạng
hai pha trong Kainozoi về trồi trượt của khối Đông Dương - Sundaland và sau đó là trồi trượt
của khối Nam Trung Hoa (Tapponnier và nnk, 1982, Pelzer và nnk, 1988) [229] [179] đã bắt
đầu được kiểm chứng nhờ quan sát biến dạng trên thực địa ở vùng Vân Nam, Trung Quốc
(Tapponnier và nnk, 1990) [230]. Mặt khác, cơ chế tách giãn Biển Đông xảy ra trong khoảng
thời gian từ 32 tới 17,5 triệu năm, hiện nay là đối tượng của nhiều cuộc tranh luận quốc tế.
Mặc dù có nhiều mô hình khác nhau nhưng có thể thấy nổi lên hai quan điểm chính. Quan
điểm thứ nhất cho rằng quá trình tách giãn Biển Đông giống quá trình thành tạo một biển rìa
thông thường: vỏ đại dương mới được hình thành đồng thời với một phần vỏ cũ bị mất đi
trong đới cuốn chìm Panawan. Quan điểm thứ hai cho rằng hoạt động đụng độ giữa mảng ẤnÚc và Châu Á đã làm khối Đông Dương- Sundaland trôi về phía đông nam dọc theo đới đứt
gãy Sông Hồng. Khối Đông Dương bị trôi đồng thời bị trượt xoay theo chiều kim đồng hồ đã
dẫn tới mở Biển Đông theo kiểu pull-apart.
Trong khung cảnh kiến tạo như vậy, vai trò của đới đứt gãy Sông Hồng là rất quan
trọng. Đây được coi là vùng chìa khoá để hiểu rõ cơ chế biến dạng tân kiến tạo không chỉ của
Việt Nam mà cả khu vực Đông Nam Á. Đới đứt gãy Sông Hồng đóng vai trò kiến tạo to lớn
đối với sự hình thành và phát triển một loạt các cấu trúc Kainozoi ở mọi tỉ lệ ở vùng Tây Bắc
và một phần ở vùng Đông Bắc Việt Nam (Phan Trong Trịnh và nnk., 1996, 1997, 2000, 2004)
[194, 201, 196, 195]. Rất nhiều đặc điểm biến dạng Tân kiến tạo và phát triển địa hình của
phần phía bắc Việt Nam được làm sáng tỏ nhờ phân tích lịch sử biến dạng của đới đứt gãy
Sông Hồng. Vì vậy khi nói về khung cảnh kiến tạo của Việt Nam nói riêng và khu vực Đông


Nam Á nói chung, người ta thường tập trung đối sánh với lịch sử phát triển kiến tạo của đới
đứt gãy Sông Hồng. Mô hình biến dạng hai pha trong Kainozoi về sự trồi ra của khối Đông
Dương - Sundaland và sau đó là trồi ra của khối Nam Trung Hoa đã được kiểm chứng nhờ
quan sát biến dạng trên thực địa ở vùng Vân Nam, Trung Quốc. Những quan sát biến dạng
dọc đới đứt gãy Sông Hồng trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam cũng chứng minh cho điều đó
(Phan Trọng Trịnh và nnk., 1996, 1997, 2000, 2004) [194, 201, 196, 195].


106

Phan Tr ọng Trịnh

4.1.2. Đặc điểm hoạt động kiến tạo trẻ đới đứt gãy Sông Hồng
Phần thuộc lãnh thổ Trung Quốc
Đứt gãy trượt phải Sông Hồng (Hình 4.1A) gần như trùng khít với rìa đông bắc của
đới trượt cắt Ailao Shan. Phía bắc của khúc uốn, đứt gãy phân thành hai nhánh cho đến Ejia,
chúng kết hợp với nhau, hình thành một vạch đơn lẻ với các dấu hiệu chuyển dịch phải. Các
đứt gãy tiếp tục phân thành hai nhánh, nhánh đông chiếm ưu thế trong khu vực bể Mindu, ở
đó nhánh phía đông bị cắt cụt và đoạn chồi ngang ~7km trượt trái bởi đứt gãy Chenghai. Trên
cơ sở phân tích ảnh vệ tinh, Replumaz và nnk,. (2001) [211b] đã đề xuất sự tồn tại của đứt
gãy Yuanjiang, nằm giữa Gasa và Yuangjiang. Theo Schoenbohm và nnk, (2006) [214] thì
đứt gãy có thể là đứt gãy cổ, không hoạt động trong hiện tại. Thay vào đó, Schoenbohm và
nnk, (2006) [214] đã xác định một loạt các đứt gãy trượt trái theo hướng bắc-nam đi kèm các
thành tạo Đệ tứ.
Phần thuộc lãnh thổ Việt Nam
Tới gần Lào Cai, đới đứt gãy Sông Hồng tách thành hai đứt gãy chính bao hai rìa đới
biến chất dãy núi Con Voi và được gọi là đứt gãy Sông Chảy và đứt gãy Sông Hồng (Hình
4.2).
Đứt gãy Sông Chảy chạy ở rìa phía đông bắc đới biến chất, kéo dài thành một đường
thẳng từ Lào Cai tới Việt Trì (Hình 4.2). Trên ảnh vệ tinh Landsat và Spot, đứt gãy thể hiện rất

rõ nét, phổ màu xanh thể hiện độ ẩm tăng cao so với lân cận. Quan sát địa mạo trên thực địa
cho thấy đứt gãy chạy dọc theo một thung lũng hẹp, nhiều nơi thấy thung lũng có dạng hình
chữ V. Không quan sát thấy chênh lệch độ cao địa hình hai bên cánh đứt gãy cũng như dấu
hiệu chuyển dịch thẳng đứng dọc theo đứt gãy này. Dựa vào dạng tuyến của đứt gãy có thể
cho rằng đây là một đứt gãy trượt bằng. Đứt gãy Sông Chảy thể hiện rõ nét ở vùng Lục Yên. \
Ở khu vực hồ thuỷ điện Thác Bà, đứt gãy được thể hiện rất rõ nét trên địa hình và chạy
dọc theo bờ tây nam hồ. Dạng tuyến của đứt gãy này có thể vạch dễ dàng từ ảnh vệ tinh cũng
như quan sát trên thực địa. Tại ngã ba rẽ đi hồ Thác Bà của tuyến đường Hà Nội - Yên Bái,
nơi đứt gãy Sông Chảy cắt qua có thể quan sát thấy các đứt gãy nhỏ trong đá phiến gneis. Các
đứt gãy cắt và làm xê dịch tầng phong hoá của đá gneis. Đứt gãy phân bố dạng chùm hoa được
hình thành trong điều kiện xiết ép.


Chương 4. Hoạt động kiến tạo giai đoạn Pliocen – Đệ tứ

Hình 4.1: Sơ đồ địa chất đới đứt gãy Sông Hồng ở phần Trung Quốc
(Theo Schoenbohm và nnk, 2004) [214].

107


108

Phan Tr ọng Trịnh

Hình 4.2: Sơ đồ kiến tạo địa động lực đới đứt gãy Sông Hồng đoạn Lào Cai-Việt Trì, thể hiện
các chấn đoạn đứt gãy hoạt động của hai nhánh Sông Hồng và Sông Chảy, giới hạn hai phía
của dãy núi Con Voi (N.V. Liêm, P.T. Trịnh và nnk, 2005) [147b].
Đứt gãy Sông Hồng chạy dọc rìa tây nam của đới biến chất dãy núi Con Voi, trùng với
đứt gãy Sông Hồng cổ trong mô tả của các văn liệu địa chất trước đây (Hình 4.2). Tuỳ từng vị

trí, đứt gãy bờ trái sông Hồng thể hiện rõ nét hơn đứt gãy bờ phải hoặc ngược lại. Tại Lào Cai,
đứt gãy bờ trái thể hiện rõ trên ảnh máy bay là đứt gãy trượt bằng, đứt gãy bên bờ phải phân
thành nhiều bậc gồm các đứt gãy nhỏ, có biểu hiện của đứt gãy trượt bằng thuận. Tại vùng
Bảo Hà có thể xác định được biên độ dịch phải của suối dao động từ 150 tới 250m dọc theo
đứt gãy ở bờ trái Sông Hồng trong khi đứt gãy ở bờ phải phân thành nhiều đoạn ngắn. Bờ trái
Sông Hồng quan sát thấy dấu hiệu của chuyển dịch thẳng đứng. Tại khu vực Ngòi Hút và Ngòi
Thia, bên bờ phải có thể quan sát thấy nhiều nhánh đứt gãy khác nhau, có dấu hiệu của chuyển
dịch thẳng đứng và đứt gãy trượt bằng. Nhánh đứt gãy bên bờ trái sông Hồng lại thể hiện
tương đối mờ nhạt. Tại vùng Yên Bái, hai nhánh đứt gãy chính đã phân thành nhiều đứt gãy
nhỏ hơn. Các đứt gãy chạy theo rìa phải Sông Hồng thể hiện khá rõ nét. Biên độ chuyển dịch
khó xác định.
Các nhánh của đứt gãy Sông Hồng còn quan sát thấy ở Phú Thọ và phân thành các
nhánh đứt gãy nhỏ hơn, có thể còn tiếp tục kéo dài tới Delta Sông Hồng. Đáng chú ý là nhánh
đứt gãy uốn cong, chuyển dần sang phương bắc nam, kéo dài tới thị xã Hoà Bình. Một số
nhánh khác tiếp tục chạy theo phương TB-ĐN. Tại vùng Đầm Mô - Ngải Sơn, vẫn có thể quan
sát thấy dấu vết của đứt gãy trẻ. Các đứt gãy hoạt động của đới đứt gãy Sông Hồng ở trên vịnh
Bắc Bộ sẽ được chúng tôi mô tả chi tiết ở các phần tiếp theo.


Chương 4. Hoạt động kiến tạo giai đoạn Pliocen – Đệ tứ

109

Biên độ và tốc độ chuyển dịch phải dọc đới đứt gãy
Biên độ dịch chuyển
Các đoạn dịch chuyển của sông suối dọc đứt gãy Sông Hồng, chạy từ một vài mét đến
25km, và được xác định bởi sông nhánh liên quan hoặc các đoạn dòng chính mà bị chuyển
dịch dọc đứt gãy. Sự phân tích này bị làm phức tạp khi các đoạn chuyển dịch lớn hơn các đặc
trưng cách dòng của sông suối, bởi vì các dòng sông có thể bị cướp dòng do đứt gãy làm
chuyển dịch các lòng sông suối ban đầu qua sông suối khác. Vì lý do này, chiều dài của khúc

uốn (dog-leg) các lòng sông hoặc các dải nhánh ghi lại cả các chuyển dịch dù là nhỏ nhất trên
đứt gãy, trong trường hợp của đứt gãy Sông Hồng xuất hiện ~25km ở phía đông nam của Ejia.
Replumaz và nnk, (2001) [211b] đã làm thay đổi điều này bằng việc thống kê các đoạn
dòng chảy trên hai phía của đứt gãy trong các khu vực Ejia và Wudingshan. Chúng có được
sự phù hợp nhất trong suốt sự phục hồi của khoảng ~25km của sự chuyển dịch. Đây là một
giá trị chuyển dịch thực tế, không phải là giá trị nhỏ nhất. Replumaz và nnk, (2001) [211b]
cũng đã đề nghị một sự chuyển dịch ~20km dựa trên sự tái thiết lại dòng sông trong khu vực
giữa Ejia và Mindu. Chuyển dịch nhỏ nhất gần Ejia (~25km), Honghe (~22km) và Nansa
(~16km) là trong một phạm vi tương tự. Những dữ liệu đó cho thấy sự dịch chuyển là không
giống nhau dọc đứt gãy Sông Hồng, lớn nhất là ở gần Ejia (~25km), giảm dần về phía tây bắc
tới 20km giữa Ejia và Mindu và tới phía đông nam ~22km ở Honghe và ~16km ở Nansa.
Mạng lưới dòng chảy của sông Hồng có thể đã bắt đầu ghi nhận sự chuyển dịch trên đứt gãy
Sông Hồng chỉ sau khi sông Hồng bắt đầu quá trình xâm thực sâu (Allen và nnk., 1984;
Replumaz và nnk, 2001) [4] [211b].
Tốc độ chuyển dịch phải của đứt gãy
Một vấn đề quan trọng là đánh giá tốc độ chuyển dịch của các đứt gãy chính của đới
đứt gãy Sông Hồng. Khó khăn lớn nhất ở đây là chúng ta không biết được tuổi địa hình cũng
như tuổi của mạng lưới sông suối. Trong nghiên cứu trước đây, dựa trên giả định về tuổi của
sông suối, một số tác giả đã xác định được tốc độ chuyển dịch của đứt gãy Sông Hồng trong
phần lãnh thổ Trung Quốc là 3-8 mm/năm (Allen và nnk., 1984) [4], hoặc vài mm/năm
(Lacasin và nnk, 1997) [108]. P.H Leloup và nnk, (1995) [127] xác định biên độ biến vị của
các khe suối ở Shitian - Danuo từ 20 - 50 km trong N2 - Q khoảng ~ 5 tr.n., và tính tốc độ
trượt bằng phải trung bình của đới đứt gãy Sông Hồng là 7 ± 3 mm / năm. E. Wang và nnk,
(1998) [238] xác định đoạn uốn khúc đổi hướng dòng chảy Sông Hồng ở Majie (phía nam )
với biên độ 6 km trong khoảng ~ 4 tr. n., tốc độ trượt bằng phải của đới đứt gãy Sông Hồng là
1 - 3 mm / năm. Nhưng Wang và nnk, (1998) [158] cho rằng giai đoạn phát triển trượt bằng
phải của đới đứt gãy Sông Hồng xảy ra trước Pliocen (> 5,3 tr. n.), biên độ từ 14 - 48 km, với
tốc độ trượt bằng phải trung bình ~ 6 mm / năm. Replumaz và nnk, (2001) [211b] dựa trên cơ
sở tính toán theo các chuyển dịch địa chất-địa mạo cho rằng trong Holocene và Pliocene dọc
các chấn đoạn trung tâm và chấn đoạn phía nam của đứt gãy cho kết quả trượt bằng phải 1–5

mm/năm.
Ở Việt Nam trong hơn một thập kỷ gần đây cũng có nhiều tác giả nghiên cứu về vấn
đề này: Nguyễn Quốc Cường và nnk (1999) [165], khi nghiên cứu chuyển dịch ngang dọc đứt
gãy chân sườn tây nam của khối Tam Đảo, đã xác định biên độ dịch chuyển dọc đứt gãy này
là 1500-2000m và bước đầu tính tốc độ trượt bằng phải ở đó là 800m/triệu năm, tức
0,8mm/năm. Lê Đức An, Lại Huy Anh và nnk (2004) [114b], căn cứ vào biên độ dịch chuyển
có hệ thống của các dòng suối chảy cắt qua đứt gãy ở tây bắc Lào Cai, đã sơ bộ tính được biên
độ trượt bằng phải của đới đứt gãy Sông Hồng - Sông Chảy là gần 2000 m, bắt đầu từ đầu QIII
hoặc cuối QII khoảng 250.000 năm, ứng với tốc độ là 7 - 8 mm / năm. Nguyễn Đăng Túc
(2002) [150], căn cứ vào các dấu hiệu địa mạo để xác định biên độ và tốc độ dịch trượt phải
của đới đứt gãy Sông Hồng - Sông Chảy ở đoạn Lào Cai - Việt Trì cho kết quả là 6 - 9 mm /
năm. Phan Trọng Trịnh và nnk (2000) [196], cũng đã tiến hành đánh giá tốc độ trung bình của
đới đứt gãy này trong giai đoạn Đệ tứ muộn với 2 phương án khác nhau: Phương án dựa vào


110

Phan Tr ọng Trịnh

các biến vị địa mạo của các sông suối nhánh cho kết quả giá trị chuyển dịch ngang trung bình
của nhánh đứt gãy Sông Chảy là 2.5±1.5mm/năm, đứt gãy bờ trái Sông Hồng là
4.0±1.8mm/năm và bờ phải Sông Hồng là 1.7±1.5mm/năm. Phương án dựa theo chu kỳ băng
hà Wum và Riss cho kết quả ngang trung bình của nhánh đứt gãy Sông Chảy là
2.7±1.6mm/năm, đứt gãy bờ trái Sông Hồng là 3.2±1.7mm/năm và bờ phải Sông Hồng là
1.9±1.5mm/năm.
4.1.3. Đặc điểm hoạt động kiến tạo trẻ các đứt gãy khu vực Đông Bắc
Đặc điểm đứt gãy Sông Lô
Đứt gãy Sông Lô có phương TB - ĐN, song song với hệ thống đứt gãy Sông HồngSông Chảy và cách chúng không xa, có chỗ chỉ trên 10 km một chút. Đứt gãy này thể hiện rõ
trên ảnh vệ tinh, trên sơ đồ địa hình và đặc biệt rõ trên các sơ đồ mật độ lineament, bắt đầu từ
khu vực thị trấn Bắc Quang và kết thúc ở ngoài khơi Biển Đông khi gặp đới đứt gãy kinh

tuyến 110, với tổng chiều dài trên 650 km. Phần lục địa phía bắc của đứt gãy Sông Lô được
thể hiện bởi một dải trũng, độ cao dưới 200 m, phương TB -ĐN, chạy dọc thung lũng sông
Lô, sông Đáy, chiều rộng trung bình trong khoảng 5 - 7 km; hẹp nhất là 2 km; rộng nhất ở khu
vực thị xã Tuyên Quang, tới 10 - 11 km. Phía hữu dải trũng là các dãy núi có độ cao trung
bình 200 - 500 m, còn phía tả là các dãy núi Khao Nhi và Tam Đảo có độ cao trên 1000 m.
Đứt gãy Sông Lô thể hiện chủ yếu là đứt gãy trượt bằng phải ở vùng Tuyên Quang.
Biên độ chuyển dịch phản ánh qua độ lệch của Sông Lô tới 1 km. Nhưng dọc theo sườn tây
nam dãy Tam Đảo, đứt gãy thể hiện chủ yếu là một đứt gãy thuận. Các mặt pha-sét tam giác
thể hiện rất rõ nét cả trên ảnh vệ tinh và quan sát thực địa. Dựa vào hiện diện của các mặt phasét tam giác, chúng ta có thể xác định hướng cắm của đứt gãy Sông Lô nghiêng về hướng tây
nam (Phan Trọng Trịnh và nnk, 1994) [186]. Về tốc độ chuyển dịch trẻ dọc đứt gãy Sông Lô,
với giả thiết các sông lớn được hình thành trong giai đoạn Pliocene-Đệ tứ và tuổi Sông Lô từ
1- 4 triệu năm khi đó có thể ước tính được tốc độ trung bình trong giai đoạn này là 1.5 ± 1.0
mm/năm.
Đặc điểm đứt gãy Cao Bằng-Tiên Yên
Đứt gãy Cao Bằng - Tiên Yên có phương TB - ĐN, xuất phát từ địa phận Trung Quốc
(cách biên giới Việt - Trung khoảng 150 - 200 km). Đứt gãy này thể hiện rất rõ nét trên ảnh vệ
tinh. Đứt gãy này trượt bằng phải với biên độ tính theo chiều rộng trũng Đệ tứ kiểu Pull-apart
Lạng Sơn là 3,5 - 4 km, với tốc độ 2,5 mm/năm và Tiên Yên là 10 km, với tốc độ 6,25
mm/năm. Tính theo đoạn dịch chuyển của sông suối thì ở khu vực Đồng Đăng có biên độ 0,5
km, ứng với tốc độ khoảng trên 4 mm/năm. Ở mút tây bắc, thành phần đứng là khoảng 200 m
với bề mặt Miocen muộn cao 700 - 800 m (ở cánh đông bắc) nâng tới mức cao 900 - 1000 m
(ở cánh tây nam), với tốc độ 0,04 mm/năm ; ở đoạn Lạng Sơn - Lộc Bình, bề mặt Miocen
muộn cao 700 - 800 m ở cánh tây nam đã được nâng cục bộ lên tới mức cao 1500 m ở cánh
đông bắc, với biên độ khoảng 700 - 800 m và tốc độ 0,14 - 0,16 mm/năm; còn ở mút đông
nam, bề mặt Miocen muộn cao 500 - 600 m ở cánh tây nam đã được nâng lên tới mức cao 900
- 1000 m ở cánh đông bắc, với biên độ khoảng 400 m và tốc độ 0,08 mm/năm.


Chương 4. Hoạt động kiến tạo giai đoạn Pliocen – Đệ tứ


Hình 4.3: Sơ đồ các đới đứt gãy trẻ chính Miền Bắc Việt Nam (Phan Trọng Trinh và
nnk)[199]

111


112

Phan Tr ọng Trịnh

4.1.4. Đặc điểm hoạt động kiến tạo trẻ các đứt gãy khu vực Tây Bắc
Lãnh thổ Tây Bắc, chủ yếu, gồm đới đứt gãy bậc II: Lai Châu - Điện Biên phương
AKT cùng với hai đới đứt gãy bậc cao hơn phương TB-ĐN: Pắc Ma - Mường Tè, Sìn Thầu Mường Nhé thuộc vành kiến trúc tân kiến tạo phía tây và các đới đứt gãy chính phương TBĐN thuộc vành kiến trúc phía đông như: Phong Thổ - Than Uyên-Mường La - Chợ Bờ (Đứt
gãy Phong Thổ-Nậm Pia), Sông Đà, Sơn La và Sông Mã. Các đới đứt gãy này quyết định
những đặc điểm cơ bản về hệ thống đứt gãy tân kiến tạo Tây Bắc. Ngoài ra một số đới đứt gãy
bậc cao phương TB-ĐN như Sa Pa - Văn Bàn, Nghĩa Lộ - Ninh Bình, Tuần Giáo - Nậm Ty,
Sốp Cộp - Lang Chánh thuộc vành kiến trúc phía đông tuy không giữ vai trò quan trọng như
các đới đứt gãy trên nhưng cũng chiếm những vị trí có ý nghĩa nhất định của hệ thống kiến
trúc này. Các đới đứt gãy bậc cao khác (phương TB-ĐN, ĐB -TN, AKT, AVT) tuy có tồn tại
trên thực tế nhưng là những đới đứt gãy rất nhỏ.
4.1.5. Đặc điểm đứt gãy kiến tạo trẻ vùng Bắc Trung Bộ
Không kể phần đứt gãy Sơn La và đứt gãy Sông Mã như đã trình bầy ở phần trên,
trong phần này chúng tôi trình bầy 5 đới đứt gãy chính: Sông Cả, Rào Nậy, Khe Giữa-Vĩnh
Linh và Đăkrông-Huế (Hình 4.4).

Hình 4.4: Sơ đồ phân bố các đứt gãy Tân kiến tạo vùng Bắc Trung Bộ. Theo Bùi Văn Thơm,
2002. [34]


Chương 4. Hoạt động kiến tạo giai đoạn Pliocen – Đệ tứ


113

Đới đứt gãy hoạt động Sông Cả
Hệ thống đứt gãy trượt bằng phải Sông Cả kéo dài hơn 400km từ Lào theo hướng Tây,
Tây Bắc về bờ biển Việt Nam. Trong lãnh thổ Việt Nam đứt gãy Sông Cả phân thành 2
nhánh, một nhánh gọi là đứt gẫy Nậm Chân và nhánh kia là đứt gãy Sông Cả (Hình 4.4).
Nhánh đứt gãy Sông Cả: Dọc theo hệ thống Sông Cả, các trầm tích Neogen phân thành dải
hẹp tạo thành một trũng pull - apart và có với động học trượt bằng trái. Điều này trùng hợp
với chuyển dịch của đứt gãy Sông Hồng chuyển từ trượt bằng trái sang trượt bằng phải có lẽ
từ 17 triệu năm trước. Thung lũng Sông Cả rõ ràng bị khống chế về phía Tây Nam bởi một
đứt gãy lớn đang hoạt động. Nó thể hiện bởi các đoạn đứt gãy biểu hiện của chuyển dịch hiện
đại. (Các đường đỉnh và thung lũng bị chuyển dịch, xáo trộn mạng suối nhánh, vùng lắng
đọng hoặc nâng lên thu đới sánh với tốc độ dịch trượt của đới đứt gẫy Sông Hồng (8mm/năm)
có tính tới điều kiện khí hậu và xói mòn mãnh liệt, những đặc trưng địa mạo của hệ thống đứt
gãy trẻ chứng tỏ tốc độ chuyển dịch khá lớn (từ mm/năm tới 3mm/năm) và mức độ hoạt động
cũng cao tương ứng.
Đới đứt gãy hoạt động Rào Nậy
Đới đứt gãy hoạt động Rào Nậy (ĐRN) thể hiện rõ nét trên ảnh vệ tinh cũng như trên
địa hình hiện đại, gồm có một đới chính và một đới nhánh (Hình 4.4). Chiều dài đới đứt gãy
khoảng 230 km, trên lãnh thổ Việt Nam dài khoảng 150 km. Đáng chú ý là trong các đới đứt
gãy phát triển hai loại trũng với hai tuổi khác nhau, ứng với hai trường ứng suất kiến tạo và cơ
thức dịch chuyển ngược hẳn nhau. Đó là trũng kiểu “kéo tách” được lấp đầy bởi trầm tích
Neogen (Chợ Trúc), kéo dài đến 1,5 km theo phương á vĩ tuyến, rộng 0,8 - 1 km. Kiểu trũng
“tách giãn” phát triển ở nhiều nơi (Hâm Hâm, Cao Thôn, ...) với chiều rộng mỗi trũng là 0,3 0,5 km, kéo dài đến 1 - 2 km theo phương á kinh tuyến. Những kiểu trũng thứ hai này rõ ràng
được thành tạo dưới ảnh hưởng trượt bằng phải của các đứt gãy phương tây bắc - đông nam
sinh ra trong điều kiện trường ứng suất kiến tạo có trục nén ép theo phương á kinh tuyến (Bùi
Văn Thơm, 2004).
4.1.6. Đặc điểm đứt gãy kiến tạo trẻ vùng Nam Trung Bộ
Khu vực Nam Trung Bộ, chúng tôi trình bầy đặc điểm hoạt động trẻ của 4 đới đứt gãy

chính: sông Trà Bồng, sông Pô Cô, Sông Ba và Thuận Hải-Ninh Hải.
Đới đứt gẫy Ia sir - Sông Ba
Đới đứt gẫy Ia Sir - Sông Ba (ĐIS-SB) chạy theo phương TB-ĐN , bắt đầu từ phía
đông nam thị trấn huyện Ngọc Hồi chạy dọc theo thung lũng Ia Sir, cắt qua thành phố Pleiku,
rồi theo thung lũng Sông Ba đi thẳng ra đến bờ biển ở thị xã Tuy Hoà. ĐIS-SB thể hiện rất rõ
trên địa hình, có thể nhận biết dễ dàng trên ảnh vệ tinh, với chiều dài khoảng 240km. Các
dạng địa hình tích tụ thềm và bãi bồi phân bố theo các phương á vĩ tuyến ở phần đông bắc và
TB-ĐN ở phần tây nam. Chiều dầy trầm tích thềm và bãi bồi khoảng 10-15, có nhiều nơi đến
20 m. Căn cứ vào chiều rộng của cấu trúc kéo tách được lấp đầy các thành tạo Neogen cho
phép xác định biên độ dịch chuyển ngang của ĐĐG đạt khoảng 12-14 km với tốc độ 0,5-0,6
mm/năm. Theo các dấu hiệu địa mạo, biên độ dịch chuyển ngang dọc đứt gãy chính khoảng
300 - 500 m trong Đệ tứ muộn với tốc độ khoảng 3 - 5 mm/năm.


114

Phan Tr ọng Trịnh

Đứt gãy Thuận Hải-Minh Hải
Đứt gãy Thuận Hải-Minh Hải là một đứt gãy lớn chạy dọc theo ven biển Việt Nam
theo phương chính ĐB-TN. Đới đứt gãy Thuận Hải-Minh Hải, đã được nhiều nhà địa chất
nghiên cứu và xác định chúng dựa trên cơ sở các tài liệu địa vật lý và địa hình thềm lục địa
ven biển. Thực tế đới đứt gãy Thuận Hải - Minh Hải là một trong những đới sinh chấn và dọc
theo đứt gãy này đã có những trận động đất xảy ra ở đây. Phân tích mặt cắt địa hình đáy biển
(phương TB - ĐN) cho thấy có sự chuyển bậc địa hình khá rõ. Trên ảnh vệ tinh và trên bản đồ
DEM càng thấy rõ đứt gãy này gần như khống chế toàn bộ các dải núi phần đất liền nhô ra
biển đều bị chặn lại bởi chúng. Tổng hợp các tài liệu đã có cho thấy đứt gãy Thuận Hải- Minh
Hải là đứt gãy hoạt động mang tính chất trượt bằng thuận, yếu tố trượt thuận chiếm ưu thế và
có hướng nghiêng về phía đông nam
4.1.7. Đặc điểm đứt gãy kiến tạo trẻ vùng Nam Bộ

Hệ thống các đứt gãy ở khu vưc Đông và Đông Nam Bộ, phát triển chủ yếu theo
phương ĐB-TN, chúng chia cắt đông bằng Đông Nam Bộ thành những dải nhỏ chạy song
song với nhau. Hoạt động của các đứt gãy trong tân kiến tạo và kiến tạo hiện đại chủ yếu là
hoạt động trượt thuận hoặc trượt bằng - thuận. Chúng kết hợp với nhau tạo nên các trũng địa
hào cùng phương, được lấp đầy bởi các trầm tích bở rời tuổi Đệ tứ có nguồn gốc hỗn hợp
sông biển. Trong số các đứt gãy ở khu vực Đông và Nam Bộ thì đứt gãy Sông Hậu là đứt gãy
lớn, phân chia ranh giới các kiến trúc tân kiến tạo lớn trong toàn bộ khu vực lớn thuộc lãnh
thổ Việt Nam.
Đới đứt gãy Sông Hậu: Kéo dài từ phía nam PhnomPênh (Campuchia) sau đó chạy
dọc theo Sông Hậu ra đến biển ở khu vực Long Phú và tiếp tục kéo dài theo phương tây bắc đông nam ra tới thềm lục địa và bị chặn lại bởi một đứt gãy khác phương đông bắc - tây nam
(đứt gãy Thuận Hải-Minh Hải). Trong vùng nghiên cứu đứt gãy dài khoảng 127km. Đứt gãy
Sông Hậu đã được nghiên cứu từ lâu và phần lớn các tác giả cho rằng đứt gãy Sông Hậu có
lịch sử hoạt động lâu dài có lẽ từ Paleozoi sớm, khi một phần khối Indosini bị tách một phần
để tạo nên một vi mảng mới (vi mảng Cardamon). Mặt trượt của đứt gãy có hướng đổ về phía
đông bắc, độ sâu đạt tới 60km và hoạt động mang tính chất trượt thuận (cánh đông bắc hạ
thấp, cánh tây nam nổi cao). Mặt cắt địa chất tại khu vực Tri Tôn cho thấy rõ: cánh tây nam
trồi lộ đá cổ móng trước kainozoi, trong khi đó ở cánh đông bắc móng trước Kainozoi chìm
xuống khá sâu khoảng 136,5m. Phân tích các mặt cắt địa chất - Đệ tứ tại khu vực Cao Lãnh và
Cần Thơ cho thấy bức tranh khá rõ về sự hoạt động mang tính chất trượt thuận trong
Kainozoi: cánh đông bắc hạ thấp hơn so với cánh tây nam.
4.2. HOẠT ĐỘNG KIẾN TẠO TRẺ TRÊN KHU VỰC BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM VÀ
KHU VỰC KẾ CẬN
Các hoạt động kiến tạo trẻ và kiến tạo hiện đại thường để lại nhiều dạng vết tích địa
chất trong các thành tạo địa chất, đặc biệt trong các lớp trầm tích có tuổi khác nhau trong đó
có các khe nứt, đứt gãy. Các di tích địa chất này quan sát trên lục địa đã khó, còn ở đáy biển
bị phủ lớp nước khó mà quan sát được trực tiếp phải nhờ vào các liệu địa vật lý trong đó có tài
liệu địa chấn sâu, địa chấn nông phân giải cao, ảnh vệ tinh đáy biển kết hợp với tài liệu đo
sâu, tài liệu dị thường từ và trọng lực.



Chương 4. Hoạt động kiến tạo giai đoạn Pliocen – Đệ tứ

115

4.2.1. Cơ sở tài liệu
Để phục vụ cho các nghiên cứu hoạt động kiến tạo trẻ ở vùng biển Việt Nam, chúng
tôi đã thu thập một khối lượng lớn các số liệu địa chấn dầu khí do các công ty thăm dò, tìm
kiếm dầu khí trong và ngoài nước tiến hành ở vùng biển Việt Nam (Hình 4.5). Cụ thể, đã thu
thập và phân tích các số liệu địa chấn sau:
- Gần 10.000 km tuyến địa vật lý do các tàu Iskatel và Malưgin đo trong các năm 1983
– 1984. Các tuyến đo này đã phủ phần lớn diện tích vùng biển Việt Nam, từ Móng Cái đến
phía nam đảo Phú Quý ở tỷ lệ 1:500.000.
- Trên 3.000 km tuyến do các công ty Shell, BP, IPL và BHP tiến hành ở vùng biển từ
Đèo Ngang đến Đà Nẵng.
- Trên 5.000 km tuyến địa chấn do Total, Geco - Prakla và OMV ở vịnh Bắc Bộ.
- Trên 3.000 km tuyến địa vật lý do công ty Ray - Mandrell của Mỹ - Canada thực
hiện ở thềm lục địa Nam Bộ.
- Ngoài ra còn tham khảo các tài liệu do Nopec tiến hành năm 1993 ở vùng biển Trung
Bộ và nhiều mặt cắt địa chấn 2D, 3D ở khu vực trũng Cửu Long và Nam Côn Sơn thuộc vùng
thềm lục địa Nam Bộ.
Cơ sở dữ liệu còn bao gồm các mặt cắt địa chấn nông phân giải cao 2D do nhiều cơ
quan thực hiện có chất lượng khác nhau: ven bờ 0-30m nước khá tốt, các vùng khác mức
trung bình, chỉ dùng một số tuyến địa chấn sâu có biểu hiện đứt gãy trẻ. Các tuyến địa chấn
nông phân giải cao thu thật lưu trữ ử Địa chất và lưu trữ ở viện Địa chất và Địa vật lý biển thu
nổ trong nhiều năm qua. Đây là tài liệu thu thập trong quá trình tham gia các đề tài: Khảo sát
định kỳ 1998-1999 (NCB98), 1999-2000 (NCB 99), Biển Đông 2001, KC09-09, KC09-17,
KC09.01/10-6, đề án hợp tác Việt - Đức (VG5-2004) và nhiều đề tài khác cũng như từ đề án
“Điều tra địa chất khoáng sản biển nông ven bờ 0-30m nước Việt Nam, tỷ lệ 1:500 000”
(Nguyễn Biểu, Cb, nnk, 1991-2000). [148] Vị trí các tuyến thể hiện trên hình 4.6 và 4.7.
4.2.2. Phương pháp phân tích, nhận dạng và biểu diễn đứt gãy

Phân tích tài liệu địa chấn sâu (độ sâu thu nổ >1000 ms - địa chấn dầu khí)
Với mục đích xác định các đứt gãy kiến tạo trẻ cắt qua lớp phủ Pliocen – Đệ tứ, quá
trình phân tích tài liệu đã được tiến hành theo các bước chủ yếu sau:
Xác định đáy Pliocen và Đệ tứ
Đáy lớp phủ Pliocen và Đệ tứ đã được xác định chủ yếu bằng phương pháp địa chấn địa tầng, dựa vào các dấu hiệu chủ yếu sau:
- Sự khác biệt về thế nằm của các ranh giới phản xạ sóng nằm trong lớp phủ Pliocen Đệ tứ và trước Pliocen - Đệ tứ.
- Dựa vào các dạng thế nằm đặc trưng ở đáy lớp phủ Đệ tứ như kề áp (onlap), chống
đáy (downlap), hay ở nóc các thành tạo cổ nằm ở đáy lớp phủ Pliocen - Đệ tứ, như: chống nóc
(toplap), bào mòn cắt xén (erosion truncation), cũng như các đào khoét kênh rạch.
Ở vùng biển Việt Nam, đặc biệt khu vực phía bắc bể Sông Hồng, các thành tạo
Pliocen - Đệ tứ được đặc trưng bởi các bề mặt phân lớp nằm ngang ổn định so với các ranh
giới cổ hơn. Ở nhiều khu vực, trường sóng biểu hiện bằng các nêm lấn dạng sigma. Đáy của
lớp phủ Pliocen - Đệ tứ ở khu vực này có thể xác định dựa vào các dấu hiệu chống đáy
(dowlap) hoặc kề áp (onlap). Ngoài ra, các ranh giới Pliocen - Đệ tứ còn được xác định dựa
vào các dấu hiệu chống nóc (toplap), bào mòn cắt xén (erosion truncation) và đào khoét lòng
sông.


116

Phan Tr ọng Trịnh

Hình 4.5 : Sơ đồ phân bố các tuyến khảo sát địa chấn dầu khí trên vùng biển Việt Nam được
sử dụng trong đề tài KC.09.11/06-10 [199]


Chương 4. Hoạt động kiến tạo giai đoạn Pliocen – Đệ tứ

117


Hình 4.6: Sơ đồ tuyến địa chấn nông do viện Địa chất-Địa vật lý biển thực hiện từ 1998 đến
2007 được sử dụng trong đề tài KC.09.11/06-10 [199].


118

Phan Trọng Trịnh

Hình 4.7: Sơ đồ tuyến địa chấn nông PGC thực hiện trong đề án “ Địa chất và khoáng sản biển nông ven bờ 0-30 m nước” (Nguyễn Biểu,
cb, nnk, 1991-2001) [148] được sử dụng trong đề tài KC.09.11/06-10 [199].


Chương 4. Hoạt động kiến tạo giai đoạn Pliocen – Đệ tứ

119

Pleistocen
Pliocen

Miocen thượng

Hình 4.8: Tuyến địa chấn GTGP93-217 (trên) cắt qua phần trung tâm bể Sông Hồng và nhận dạng ranh giới địa tầng Pliocen và
Pleistocen (dưới). Nguồn: PetroVietnam.


120

Phan Tr ọng Trịnh

Bên cạnh các đặc trưng của trường sóng, để xác định tin cậy đáy của lớp phủ Pliocen Đệ tứ, chúng tôi đã sử dụng các số liệu khoan dầu khí và khoan địa chất công trình trên biển.

Ví dụ về việc xác định đáy của lớp phủ Pliocen-Đệ tứ trên các mặt cắt địa chấn được
thể hiện trên hình 4.8. Hình vẽ này thể hiện ranh giới đáy của lớp phủ Pliocen-Đệ tứ biến đổi
từ khoảng 0,7s (tương đương 550m) ở khu vực thềm Thanh Nghệ lên tới 2,5s TWT (tương
đương 3100m) ở phía bắc của trung tâm bể Sông Hồng. Các kết quả này xác định đáy của lớp
phủ Pliocen - Đệ tứ cũng được đối sánh với các công bố trước đây của Rangin và nnk (1995)
[210] (hình 4.9) và Clift và Sun (2006) [49] (hình 4.10) trong cùng khu vực. Kết quả tổng hợp
về việc xác định đáy của ranh giới này trong khu vực bể Sông Hồng được thể hiện theo đường
đẳng thời trên hình 4.11 và theo đường đẳng sâu trên hình 4.12. Theo đó tại phần trung tâm
của bể Sông Hồng, đáy của ranh giới này có thể lên tới 3,5s TWT tương ứng với độ sâu
khoảng 4800 m. Đây là độ sâu đáy Pliocen lớn nhất ghi nhận được trong quá trình phân tích
ranh giới này trong các bể trầm tích khác nhau trên thềm lục địa Việt Nam qua tài liệu địa
chấn và tài liệu khoan.

Hình 4.9: Đáy Pliocen (5,5 triệu năm) trên mặt cắt địa chấn cắt qua phần trung tâm của đứt
gãy Sông Hồngtrong vịnh Bắc Bộ. Các bất chỉnh hợp được định tuổi trong hai giếng khoan,
vẽ lại theo Rangin (1995)[210]. Theo đó đáy Pliocen trên mặt cắt này nằm ở độ sâu khoảng
0,8s TWT.


Chương 4. Hoạt động kiến tạo giai đoạn Pliocen – Đệ tứ

121

Hình 4.10: Tuyến địa chấn đa kênh gốc (trên) và minh giải (dưới). Mặt cắt theo phương TB-ĐN thể hiện phần
sâu nhất của bể Sông Hồng và cho thấy đáy Pliocen (5,5 tr.n) nằm ở độ sâu khoảng 3s TWT. Vẽ lại theo Clift và
Sun (2006)[49].

Hình 4.11: Bản đồ cấu trúc nóc Miocen (đáy Pliocen) theo đường đẳng thời (TWT) bể Sông Hồng. Trên bản đồ
cũng thể hiện vị trí của một số tuyến địa chấn khu vực và một số đứt gãy cắt qua đáy Pliocen. Nguồn:
PetroVietnam.



122

Phan Tr ọng Trịnh

Hình 4.12: Bản đồ cấu trúc nóc Miocen (đáy Pliocen) theo độ sâu của bể Sông Hồng. Trên
bản đồ cũng thể hiện vị trí của một số tuyến địa chấn khu vực và một số đứt gãy cắt qua đáy
Pliocen. Nguồn: PetroVietnam.
Phát hiện các đứt gãy trẻ
Các đứt gãy cắt qua lớp phủ Plioen - Đệ tứ được xếp vào loại đứt gãy trẻ, còn các đứt
gãy hiện đại là các đứt gãy cắt qua các thành tạo Holocen, hoặc cắt qua đáy biển hiện tại.
Để phát hiện các đứt gãy chúng tôi đã sử dụng các dấu hiệu sau:
- Tồn tại sự dịch chuyển theo phương thẳng đứng một cách hệ thống của các bề mặt
phân lớp nằm về hai phía đứt gãy.
- Tồn tại đới mất sóng nằm giữa các thành tạo trầm tích phân lớp.
- Tồn tại các đới sụt hoặc đới nâng dạng địa hào, địa lũy phát hiện dọc đứt gãy.
- Các dấu hiệu tồn tại đứt gãy phải phát hiện trên một số tuyến sát nhau và vị trí của
đứt gãy phát hiện được phải phân bố dọc những đường phương nhất định.


Chương 4. Hoạt động kiến tạo giai đoạn Pliocen – Đệ tứ

123

Phân tích tài liệu địa chấn nông phân giải cao
Các tuyến địa chấn nông thu nổ từ các nguồn khác nhau theo cụm máy GEONSELF của
Nga, OUTOPOUST của Anh,... có chất lượng không đồng đều cho nên đã sử dụng phần mềm
RadExpro 1.0 để xử lý làm sao đạt kết quả tốt nhất. Hàng vạn kilomet tuyến của hơn 400
tuyến địa chấn nông PGC biển nông ven bờ, ở thềm lục địa và quần đảo Trường Sa đã được

xử lý. Trên các tuyến địa chấn nông PGC này biểu hiện các đứt gãy, khe nứt như sau:
a. Làm mất trật tự các lớp trầm tích (Hình 4.14)
b. Làm xê dịch các lớp ở hai phía đứt gãy (Hình 4.15a).
Trình tự phân tích các tài liệu địa chấn nông phân giải cao cũng tương tự như trong
quá trình phân tích tài liệu địa chấn dầu khí. Tuy nhiên các tài liệu địa chấn nông không cho
phép thành lập các bản đồ mặt đáy của ranh giới Pliocen - Đệ tứ, nên chúng tôi lựa chọn các
tài liệu này là nguồn bổ trợ thông tin cho các tài liệu địa chấn dầu khí đã phân tích và các tài
liệu này đóng vai trò chính trong việc vạch đứt gãy tại những vùng không có tài liệu địa chấn
dầu khí. Quá trình lên điểm đứt gãy trên bản đồ đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi sự
phân bố của các đứt gãy.
4.2.3. Hoạt động kiến tạo trẻ Biển Đông Việt Nam và khu vực kế cận
Vùng nghiên cứu rộng lớn bao gồm thềm, sườn lục địa và biển sâu (>3000m) song tài
liệu địa chấn sâu ở vùng thềm, một ít ở sườn và đáy Biển Đông, địa chấn nông chỉ có ở phần
trong của thềm và một số đảo ở quần đảo Trường Sa, cho nên mức độ tin cậy về các đứt gãy
không đồng đều theo các vùng. Vị trí các đứt gãy tốt nhất là vùng biển 0-30m nước vì có các
tuyến địa chấn nông theo mạng lưới 1:500 000, các nơi khác của thềm lục địa nhờ có ít tuyến
địa chấn nông cùng với các mạng lưới địa chấn sâu nên các đứt gãy tuy thưa song cũng có thể
đáp ứng cho bản đồ tỷ lệ 1:1000 000 còn các vùng biển ngoài khơi theo địa hình hiện tại của
đáy biển. Các đứt gãy trên các tuyến được vạch theo nguyên tắc nêu ở phần phương pháp.
Ở một số khu vực gần bờ biển hiện tại, nơi không tồn tại các số liệu địa chấn dầu khí
và nếu ở đó các số liệu địa chấn nông phân giải cao không đạt được chất lượng thỏa đáng do
đáy biển quá nông, chúng tôi đã sử dụng số liệu đo từ chi tiết. Các số liệu đo từ ở tỷ lệ
1:100.000 ở một số khu vực cho phép phát hiện các dị thường từ liên quan đến các đới phun
trào trẻ cũng như các đới nhiệt dịch nằm nông. Dựa vào các dị thường từ dạng “men rạn”
phân bố dọc theo các đường phương cố định, chúng tôi đã vạch các đứt gãy trẻ dự kiến. Đứt
gãy cũng được xác định trên cơ sở phân tích tham khảo đặc điểm địa hình hay dạng đường
đẳng sâu đáy biển tỷ lệ 1:200 000, theo xu thế hướng các đứt gãy đất liền hay theo dạng địa
hình của ảnh vệ tinh 3D, GTOPO30 và cấu trúc các mặt cắt kề và vuông góc nhau.
Các vùng biển thuộc hải phận các nước lân cận trong khu vực chỉ xuất hiện hạn chế
các tài liệu địa chấn trong các công bố quốc tế. Chúng tôi khai thác các thông tin về đứt gãy

trẻ trong các khu vực này chủ yếu qua tài liệu động đất và một số lượng không nhiều các mặt
cắt địa chấn trong khu vực.
Kết hợp kết nhiều nguồn tài liệu khác nhau cho phép thành lập bản đồ phân bố các đứt
gãy trẻ (đứt gãy có tuổi Pliocen - Đệ tứ) trên vùng Biển Đông Việt Nam như hình 4.16.
Theo dạng phân bố các hệ thống đứt gãy Biển Đông Việt Nam và kế cận có thể chia
làm các vùng sau đây được ngăn cách bởi các đứt gãy chính từ đất liền kéo dài ra biển: (I)
vùng vịnh Bắc Bộ và ngoài khơi Bắc Trung Bộ, (II) vùng ngoài khơi Trung Trung Bộ, (III)
vùng ngoài khơi Nam Trung Bộ và Nam Bộ, (IV)vùng phía bắc Biển Đông, (V) vùng trung
tâm Biển Đông, (VI) vùng phía nam Biển Đông và (VII) vùng phía đông Biển Đông.


124

Phan Tr ọng Trịnh

L3

L5

L18

L9

L13
Hình 4.13 a: Một số tuyến địa chấn được sử dụng để theo dõi hoạt động của các đứt gãy trẻ
thuộc rìa tây nam phần bắc và trung tâm bể Sông Hồng trên vịnh Bắc Bộ. Vị trí các tuyến xem
hình 4.13b. Minh giải chi tiết xem hình 4.13 c.


Chương 4. Hoạt động kiến tạo giai đoạn Pliocen – Đệ tứ


125

L10
L17

L19

L21

Hình 4.13 a: (tiếp) Một số tuyến địa chấn được sử dụng để theo dõi hoạt động của các đứt gãy trẻ
thuộc rìa tây nam phần bắc và trung tâm bể Sông Hồng trên vịnh Bắc Bộ. Vị trí các tuyến xem
hình 4.13b. Minh giải chi tiết xem hình 4.13 c.


126

Phan Tr ọng Trịnh

Hình 4.13b: Sơ đồ vị trí các tuyến địa chấn 2D dầu khí trên hình 4.13 a và minh giải tương
ứng trên hình 4.13c. Trên sơ đồ cũng thể hiện vị trí của các lô dầu khí thuộc phần bắc và trung
tâm bể Sông Hồng

L3

L5


Chương 4. Hoạt động kiến tạo giai đoạn Pliocen – Đệ tứ


127
Đáy Pliocen

L18

L9

L13
Hình 4.13c: Minh giải các tuyến địa chấn trên hình 4.13 a. Chú ý tới các đứt gãy cắt qua ranh
giới Pliocen - Đệ tứ (5,5 triệu năm theo thang thời địa tầng cũ)
Đáy Pliocen

L10

Đáy Pliocen

L17


128

Phan Tr ọng Trịnh

Đáy Pliocen

L19

L21
Hình 4.13c: (tiếp) Minh giải các tuyến địa chấn trên hình 4.13 a. Chú ý tới các đứt gãy cắt
qua ranh giới Pliocen - Đệ tứ (5,5 triệu năm theo thang thời địa tầng cũ). Minh giải các tuyến

L3,L5,L9,L13 và L21 sửa lại theo Zhu và nnk (2009) [280]. Nguồn các mặt cắt địa chấn gốc:
PetroVietnam.

Hình 4.14: Đứt gãy trẻ làm cho các lớp trầm tích Plesitocen, phần dưới Holocen (phần giữa
hình) bị xáo trộn. Đoạn mặt cắt tuyến T2 2008 biển Chân Mây Đông, Thừa Thiên Huế. Nguồn
Nguyễn Biểu và nnk.


Chương 4. Hoạt động kiến tạo giai đoạn Pliocen – Đệ tứ

129

Hình 4.15a: Đứt gãy làm xê dịch các lớp trầm tích Pleistocen trên tuyến T96-101 trước cửa
Ba Lạt, Sông Hồng. Chiều đứng- 2t- ms, chiều ngang khoảng cách các điểm 500m. Kết quả
của đề tài KC.09.11/06-10 [199].

Hình 4.15c: Các đứt gãy nằm dưới thung lũng tích tụ ở vùng biển Nha Trang. Nguồn Nguyễn
Biểu và nnk, kết quả của đề tài KC.09.11/06-10 [199].


×