BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI TINH BỘT
SẮN NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN EAKAR CÔNG SUẤT
3000M3/NGÀY ĐÊM
Họ và tên sinh viên: TRẦN THỊ HỒNG PHỤNG
Ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG
Niên Khóa: 2011 – 2015
Tháng 06/ 2015
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI TINH BỘT SẮN
NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN EAKAR
CÔNG SUẤT 3000M3/NGÀY ĐÊM
Tác giả
TRẦN THỊ HỒNG PHỤNG
Khóa luận đƣợc đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ Sƣ Ngành
Kỹ thuật môi trƣờng
Giáo viên hƣớng dẫn
ThS.NGUYỄN VĂN HIỂN
Tháng 06 năm 2015
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƢỜNG ĐH NÔNG LÂM TP.HCM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KHOA MÔI TRƢỜNG & TÀI NGUYÊN
**********
**************
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
Khoa:
MÔI TRƢỜNG & TÀI NGUYÊN
Ngành:
KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG
Họ và tên sinh viên: TRẦN THỊ HỒNG PHỤNG
2011 – 2015
Khóa học:
MSSV:
11127170
Lớp:
DH11MT
1. Tên đề tài: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI NHÀ MÁY
TINH BỘT SẮN EAKAR CÔNG SUẤT 3000 M3/NGÀY ĐÊM
2. Nội dung KLTN:
-
Tổng quan hiện trạng nƣớc thải tại nhà máy tinh bột sắn EaKar
Đề xuất phƣơng án công nghệ xử lý nƣớc thải phù hợp
Tính toán thiết kế các công trình đơn vị
Dự toán kinh tế cho phƣơng án đề xuất
Hoàn thiện bản vẽ thiết kế.
3. Thời gian thực hiện: Bắt đầu: tháng 01 năm 2015 đến tháng 05/2015
4. Họ tên GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN HIỂN
Nội dung và yêu cầu thực hiện đƣợc thông qua bởi Giảng viên hƣớng dẫn.
Tp HCM, ngày…tháng…năm 2015
Sinh viên thực hiện
Giảng viên hƣớng dẫn
Th.S NGUYỄN VĂN HIỂN
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt 4 năm học tập và thực hiện khóa luận tôi luôn nhận đƣợc sự
quan tâm, động viên và giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô, ngƣời thân và bạn bè và
các cơ quan tổ chức.
Đầu tiên, con xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến ba mẹ, tất cả mọi ngƣời trong
gia đình luôn là nguồn động viên, là điểm tựa vững chắc, đã hỗ trợ và luôn giúp
con có đủ nghị lực để vƣợt qua khó khăn và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Tôi xin gửi lời biết ơn chân thành đến ThS. Nguyễn văn Hiển đã dành
nhiều thời gian, tận tình giúp đỡ và truyền đạt nhiều kinh nghiệm thực tế hƣớng
dẫn tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến tất cả các thầy cô khoa Môi Trƣờng Và Tài
Nguyên trƣờng ĐH Nông Lâm TP.HCM đã truyền đạt cho tôi những kiến thức
quý báu trong suốt bốn năm học vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị, các chú trong Nhà Máy Chế Biến
Tinh Bột Sắn EaKar đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi trong thời
gian thực tập tốt nghiệp tại Nhà Máy.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lớp DH11MT đã luôn động viên tôi
trong bốn năm học qua.
Dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện khóa luận, nhƣng không thể
tránh khỏi nhiều thiếu sót, rất mong nhận đƣợc sự góp ý và sửa chữa của thầy cô
về khóa luận tốt nghiệp này.
Xin chân thành cám ơn!
Sinh viên: Trần Thị Hồng Phụng
SVTH: Trần Thị Hồng Phụng
iv
MSSV:11127170
TÓM TẮT
Đề tài: “Thiết kế hệ thống xử lý nƣớc thải nhà máy Tinh bột sắn EaKar,
công suất 3000 m3/ngày.đêm, đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột B” đƣợc thực hiện
tại Xã EaĐar, Huyện EaKar, Tỉnh Đăk Lăk. Thời gian thực hiện từ 02/2015 –
06/2015.
Trong đề tài này tôi tiến hành khảo sát dây chuyền công nghệ sản xuất, xác
định lƣu lƣợng, thành phần tính chất nƣớc thải. Đồng thời tìm hiểu tổng quan về
công nghệ chế biến tinh bột sắn và các vấn đề môi trƣờng có liên quan.
Khoá luận này tập trung tìm phƣơng án tối ƣu để xây dựng hệ thống xử lý
nƣớc thải cho dự án sắp đƣợc triển khai xây dựng của công ty. Với công suất công
ty đƣa ra là 200 tấn/ ngày, và nƣớc thải đầu ra cần phải đạt quy chuẩn QCVN
40:2011/BTNMT. Từ việc tham khảo các tài liệu về nƣớc thải ngành chế biến tinh
bột sắn đã có hệ thống xử lý nƣớc thải đạt QCVN 40:2011/BTNMT, khóa luận đã
dự tính thông số xả thải của nhà máy và đề xuất 2 phƣơng án xử lý với công suất
là 3000 m3/ngày.
Phƣơng án 1: nƣớc thải từ nhà máy đƣợc tách rác bằng thiết bị lọc
rác thùng quay. Sau đó nƣớc thải chảy sang bể lắng cát, và tiếp tục chảy qua bể
điều hòa, hồ cigar để thu hồi khí sinh học, bể trung gian, bể Aerotank, bể lắng sinh
học, và qua hồ sinh học trƣớc khi đƣợc xả ra môi trƣờng.
Phƣơng án 2: tƣơng tự phƣơng án 1, nhƣng sử dụng bể SBR thay
cho bể Aerotank và lắng sinh học.
Qua tính toán, phân tích về mặt kinh tế và kỹ thuật, đã lựa chọn phƣơng án
2 là phƣơng án xử lý nƣớc thải cho nhà máy với các tiêu chí:
Đảm bảo hiệu quả xử
lý, nƣớc thải đầu ra đạt QCVN
40:2011/BTNMT, cột B.
Dễ thi công.
Giá thành xử lý 1 m3 nƣớc thải: 4.075 VNĐ
SVTH: Trần Thị Hồng Phụng
v
MSSV:11127170
MỤC LỤC
TÓM TẮT ....................................................................................................................... v
MỤC LỤC ......................................................................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................. x
DANH MỤC CÁC HÌNH ..............................................................................................xi
Chƣơng 1
: MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI ................................................................................................ 2
1.3 NỘI DUNG THỰC HIỆN....................................................................................... 3
1.4 PHƢƠNG PHÁP THỰC HIỆN .............................................................................. 3
1.4.1
Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu ................................................................... 3
1.4.2
Phƣơng pháp khảo sát thực địa ...................................................................... 4
1.4.3
Phƣơng pháp phân tích và trình bày báo cáo ................................................. 4
1.5 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI .................................................................... 4
1.6 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................................... 4
Chƣơng 2
: TỔNG QUAN........................................................................................ 5
2.1 TỔNG QUAN NGÀNH THỰC PHẨM VÀ CHẾ BIẾN TINH BỘT SẮN .......... 5
2.1.1
Ngành thực phẩm Việt Nam .......................................................................... 5
2.1.2
Ngành chế biến tinh bột sắn ........................................................................... 6
2.2
TỔNG QUAN QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHẾ BIẾN TINH BỘT SẮN ...... 7
2.2.1
Thành phần của củ sắn ................................................................................... 7
2.2.2
Ứng dụng cuả tinh bột sắn trong thực phẩm và trong công nghiệp ............. 11
2.2.3
Dây chuyền công nghệ sản xuất tinh bột sắn ............................................... 13
2.2.4
Vấn đề môi trƣờng trong công nghiệp sản xuất tinh bột sắn. ...................... 20
2.3
TỔNG QUAN NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN EAKAR ................................. 25
2.3.1
Qúa trình hình thành và phát triển ............................................................... 25
2.3.2
Quy trình công nghệ sản xuất ...................................................................... 27
2.3.3
Thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy: ......... 29
SVTH: Trần Thị Hồng Phụng
vi
MSSV:11127170
2.3.4
Hệ thống cung cấp và phân phối nhiệt ......................................................... 32
2.3.5
Máy móc, thiết bị ......................................................................................... 32
2.3.6
Nguồn gốc, lƣu lƣợng và tính chất nƣớc thải .............................................. 35
2.4
TỔNG QUAN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƢỚC THẢI NGÀNH CHẾ
BIẾN TINH BỘT SẮN ............................................................................................... 40
2.4.1
Tổng quan một số phƣơng pháp xử lý xyanua ............................................. 41
2.4.2
Các phƣơng pháp xử lý nƣớc thải ................................................................ 45
2.4.3
Một số công nghệ xử lý đang đƣợc ứng dụng ............................................ 57
Chƣơng 3 : XÂY DỰNG PHƢƠNG ÁN, TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ HỆ
THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI ..................................................................................... 60
3.1
ĐỀ XUẤT PHƢƠNG ÁN .............................................................................. 60
3.1.1
Cơ sở lựa chọn công nghệ xử lý .................................................................. 60
3.1.2
Mức độ cần thiết xử lý ................................................................................. 61
3.1.3
Xác định các thông số tính toán ................................................................... 62
3.1.4
Phƣơng án 1 ................................................................................................. 64
3.1.5
Phƣơng án 2 ................................................................................................. 69
3.2
TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ .............................................................................. 72
3.2.1
Tính toán các công trình đơn vị phƣơng án 1 .............................................. 72
3.2.2
Tính toán phƣơng án 2 ................................................................................. 78
3.3
DỰ TOÁN KINH TẾ ..................................................................................... 80
3.3.1
Phƣơng án 1 ................................................................................................. 80
3.3.2
Phƣơng án 2 ................................................................................................. 81
3.4
PHÂN TÍCH TÍNH KHẢ THI VÀ LỰA CHỌN PHƢƠNG ÁN ................. 82
Chƣơng 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 83
4.1
KẾT LUẬN .................................................................................................... 83
4.2
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 85
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 87
PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................... 88
SVTH: Trần Thị Hồng Phụng
vii
MSSV:11127170
PHỤ LỤC 2 ................................................................................................................. 156
PHỤ LỤC 3 ................................................................................................................. 158
PHỤ LỤC 4 ................................................................................................................. 175
PHỤ LỤC 5 ................................................................................................................. 178
SVTH: Trần Thị Hồng Phụng
viii
MSSV:11127170
DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VÀ CHỮ VIẾT TẮT
BOD
: Nhu cầu oxy sinh hóa (Biochemical Oxygen Demand)
BTNMT
: Bộ tài nguyên môi trƣờng
COD
: Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)
F/M
: Tỷ số thức ăn/ vi sinh vật (Food and microorganism ratio)
HT XLNT
: Hệ thống xử lý nƣớc thải
QCVN
: Quy chuẩn Việt Nam
SS
: Rắn lơ lửng (Suspended Solid)
TCXD
: Tiêu chuẩn xây dựng
Tp.HCM
: Thành phố Hồ Chí Minh
VSV
:Vi sinh vật
UASB
: Upflow Anaerobic Sludge Blanket – Bùn kỵ khí có dòng
chảy ngƣợc
SBR
: Sequencing Batch Reactor – Bể sinh học từng mẻ.
STT
: Số thứ tự
NTSX
: Nƣớc thải sản xuất
SVTH: Trần Thị Hồng Phụng
ix
MSSV:11127170
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2. 1 Thành phần hóa học của củ sắn .............................................................. 8
Bảng 2. 2 Thành phần hóa học của vỏ củ khoai mì và bã mì .................................. 8
Bảng 2. 3 Nồng độ các chất ô nhiễm trong NTSX TBS ở các quy mô sản xuất .... 21
Bảng 2. 4 Kết quả quan trắc chất lượng không khí xung quanh ............................ 23
Bảng 2. 5 Danh mục các thiết bị hiện nay của nhà máy ........................................ 32
Bảng 2. 6 Thống kê các nguồn gây ô nhiễm từ quy trình sản xuất. ....................... 37
Bảng 2. 7 Tính chất nước thải của một số nhà máy trong lĩnh vực sản xuất TBS . 38
Bảng 2. 8 Tính chất nước thải của nhà máy TBS EaKar ....................................... 39
Bảng 2. 9 Thông số thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy TBS EaKar .......... 40
Bảng 3. 1 Hệ số không điều hòa chung .................................................................. 62
Bảng 3. 2 Hiệu suất xử lý phương án 1: ................................................................. 67
Bảng 3. 3 Hiệu suất xử lý phương án 2: ................................................................. 70
Bảng 3. 4 Thông số thiết kế song chắn rác tinh. .................................................... 72
Bảng 3. 5 Thông số thiết kế bể lắng cát. ................................................................ 72
Bảng 3. 6 Thông số thiết kế bể axit hóa – điều hòa ............................................... 73
Bảng 3. 7 Thông số thiết kế bể trung hòa. .............................................................. 73
Bảng 3. 8 Thông số thiết kế hồ cigar. ..................................................................... 74
Bảng 3. 9 Thông số thiết kế bể trung gian.............................................................. 74
Bảng 3. 10 Thông số thiết kế bể aerotank. ............................................................. 75
Bảng 3. 11 Thông số thiết kế bể lắng sinh học ....................................................... 76
Bảng 3. 12 Thông số thiết kế hồ sinh vật................................................................ 77
Bảng 3. 13 Thông số thiết kế bể nén bùn................................................................ 77
Bảng 3. 14 Thông số thiết kế bể SBR. .................................................................... 78
Bảng 3. 15 Thông số thiết kế hồ sinh vật................................................................ 79
Bảng 3. 16 Thông số thiết kế bể nén bùn................................................................ 79
Bảng 3. 17 Khái quát dự toán kinh tế phương án 1 ............................................... 80
Bảng 3. 18 Khái quát dự toán kinh tế phương án 1 ............................................... 81
SVTH: Trần Thị Hồng Phụng
x
MSSV:11127170
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2. 1 Cấu tạo củ sắn .......................................................................................... 7
Hình 2. 2 Công nghệ sản xuất tinh bột sắn của Thái Lan ...................................... 15
Hình 2. 3 Công nghệ sản xuất tinh bột sắn của Trung Quốc ................................. 16
Hình 2. 4 Quy trình công nghệ sản xuất tinh bột sắn tại các làng nghề ................ 17
Hình 2. 5 Công nghệ sản xuất TBS tại nhà máy TBS EaKar ................................. 28
Hình 2. 6 Công nghệ xử lý nước thải TBS bằng các hồ sinh học ........................... 58
Hình 2. 7 Công nghệ xử lý nước thải TBS bằng phương pháp hóa lý và sinh học
hiếu khí ................................................................................................................... 59
Hình 3. 1 Sơ đồ công nghệ XLNT phương án…………………………………………..64
Hình 3. 2 Sơ đồ công nghệ XLNT phương án 2 ..................................................... 69
SVTH: Trần Thị Hồng Phụng
xi
MSSV:11127170
Thiết kế HTXLNT nhà máy tinh bột sắn EaKar công suất 3000m3/ngày đêm
Chương 1
: MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, khi nhu cầu thực phẩm của con ngƣời ngày càng cao thì việc
phát triển ngành công nghệ thực phẩm và chế biến thực phẩm đang ngày càng
đƣợc chú trọng, quan tâm. Nhằm tạo ra những mặt hàng đáp ứng đƣợc nhu cầu
tiêu thụ cũng nhƣ yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, các công ty, cơ sở sản
xuất không ngừng cải tiến máy móc, đa dạng hoá nguyên liệu, phụ gia để tiến tới
đa dạng hóa lƣợng sản phẩm mà vẫn đảm bảo về chất, đảm bảo cho sức khỏe con
ngƣời. Song song với việc phát triển kinh tế thời kỳ công nghiệp hóa, vấn đề môi
trƣờng càng là một vấn đề cấp thiết cần quan tâm. Do đó, mỗi doanh nghiệp đều
quan tâm tới việc phát triển bền vững.
Nguồn nguyên liệu vẫn đƣợc sử dụng phổ biến cho các sản phẩm trong
ngành thực phẩm, đƣợc sử dụng trong nhiều sản phẩm mà từ đó vẫn dễ tạo ra các
sản phẩm mới là tinh bột. Trong tự nhiên, tinh bột là một carbohydrat đƣợc hình
thành trong tự nhiên với số lƣợng rất lớn. Nó đƣợc tìm thấy trong các loại củ, hạt,
quả của các loại cây trồng. Tinh bột cung cấp cho cây nguồn năng lƣợng trong quá
trình cây ngủ và nảy mầm. Nó cũng là nguồn năng lƣợng quan trọng nhất của
động vật và ngƣời. Tinh bột đóng 1 vai trò sống còn trong cuộc sống của chúng ta.
Các dữ liệu thống kê cho thấy ngày nay tinh bột có hơn 4 nghìn ứng dụng.
Các loại tinh bột tự nhiên đƣợc sử dụng phổ biến và có giá trị thƣơng mại
chủ yếu bao gồm tinh bột sắn, tinh bột khoai tây, tinh bột ngô và tinh bột lúa mì.
Từ sự so sánh các loại tinh bột này, chúng ta biết rằng thành phần và đặc tính của
tinh bột sắn là gần giống với tinh bột khoai tây và tốt hơn nhiều tinh bột ngô và
tinh bột lúa mì. Ngoài ra, về giá cả, tinh bột khoai tây có giá cao hơn nhiều tinh
bột sắn. Với các ƣu điểm hấp dẫn về đặc tính và giá, hiện đang có nhu cầu tăng
trƣởng rõ rệt đối với tinh bột sắn ở khắp nơi trên thế giới.
SVTH: Trần Thị Hồng Phụng
1
MSSV:11127170
Thiết kế HTXLNT nhà máy tinh bột sắn EaKar công suất 3000m3/ngày đêm
Hàng năm, một lƣợng bột mì rất lớn đƣợc sản xuất nhằm phục vụ nhu cầu
sản xuất cũng nhƣ nhu cầu sử dụng của con ngƣời. Cùng với số lƣợng lớn tinh bột
sắn đƣợc sản xuất là lƣợng nƣớc thải phát sinh với lƣu lƣợng lớn và nồng độ ô
nhiễm cao, khó xử lý.
Tại Việt Nam, có khoảng 100 nhà máy chế biến và sản xuất tinh bột sắn có
quy mô vừa và lớn đang hoạt động có tổng công suất khoảng 3,8 triệu tấn củ tƣơi/
năm và nhiều cơ sở chế biến quy mô nhỏ phân bố hầu hết ở các tỉnh/ thành phố
trên cả nƣớc. Do chỉ chú trọng dây chuyền sản xuất hiện đại mà các dự án đầu tƣ
thƣờng ít quan tâm đến việc đầu tƣ hệ thống xử lý nƣớc sản xuất và hệ thống thu
hồi khí Biogas để tái phục vụ sản xuất, dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trƣờng
xung quanh.
Năm 1998, nhà máy chế biến tinh bột sắn EaKar đƣợc đƣa vào hoạt động
đã tạo công ăn việc làm cho ngƣời dân địa phƣơng và góp phần vào việc đóng góp
ngân sách nhà nƣớc. Tuy nhiên, cùng với sự tồn tại và phát triển của nhà máy là
những vấn đề bức thiết cần phải giải quyết đó là vấn đề về môi trƣờng. Đặc biệt là
nƣớc thải của nhà máy đƣợc đặt lên hàng đầu.
Từ các lý do trên, vấn đề đƣa ra biện pháp xử lý nƣớc thải chế biến tinh bột
sắn vừa hiệu quả lại vừa phù hợp với doanh nghiệp địa phƣơng là cần thiết. Do đó,
tác giả lựa chọn đề tài “Thiết kế hệ thống xử lý nƣớc thải nhà máy tinh bột sắn
EaKar công suất 3000m3/ngày đêm” là đề tài khóa luận tốt nghiệp.
1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Đề tài tập trung vào hai mục tiêu chính:
Khảo sát và đánh giá hiện trạng hệ thống xử lý nƣớc thải hiện hữu tại nhà
máy tinh bột sắn Eakar, từ đó đề xuất giải pháp phù hợp.
Xây dựng phƣơng án và tính toán thiết kế hệ thống xử lý nƣớc thải tinh bột
sắn cho nhà máy tinh bột sắn EaKar công suất 3000 m3 /ngày đêm. Hệ
thống xử lý nƣớc thải đảm bảo nƣớc thải đầu ra đạt tiêu chuẩn cột B –
QCVN 40 – 2011 – BTNMT.
SVTH: Trần Thị Hồng Phụng
2
MSSV:11127170
Thiết kế HTXLNT nhà máy tinh bột sắn EaKar công suất 3000m3/ngày đêm
1.3 NỘI DUNG THỰC HIỆN
Để đạt đƣợc các mục tiêu trên, nội dung thực hiện gồm:
Tổng quan về ngành thực phẩm và chế biến tinh bột sắn.
Tổng quan quy trình sản xuất chế biến tinh bột sắn.
Tổng quan nhà máy tinh bột sắn EaKar
Quy trình công nghệ sản xuất tinh bột sắn.
Nguồn gốc, lƣu lƣợng và tính chất nƣớc thải.
Tổng quan công nghệ xử lý nƣớc thải ngành công nghệ thực phẩm và chế
biến tinh bột sắn.
Xây dựng phƣơng án, tính toán, thiết kế, dự toán kinh tế và lựa chọn giải
pháp cho hệ thống xử lý nƣớc thải của nhà máy.
Xây dựng các bản vẽ bao gồm:
Bản vẽ mặt bằng hệ thống.
Bản vẽ mặt cắt hệ thống.
Bản vẽ chi tiết các công trình sử dụng.
1.4 PHƢƠNG PHÁP THỰC HIỆN
1.4.1 Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu
Nghiên cứu tài liệu về công nghệ xử lý nƣớc thải tinh bột sắn đang đƣợc áp
dụng hiện nay và mức độ hiệu quả của từng công nghệ.
Các văn bản pháp luật về môi trƣờng có liên quan.
Tài liệu của công ty vê cơ cấu tổ chức, quy trình sản xuất, sản phẩm, hoạt
động kinh doanh và nhu cầu nguyên vật liệu của nhà máy.
Các số liệu hiện trạng môi trƣờng của nhà máy.
Các nghiên cứu khoa học trong và ngoài nƣớc về xử lý cũng nhƣ nâng cao
hiệu quả xử lý nƣớc thải cho ngành chế biến tinh bột sắn.
SVTH: Trần Thị Hồng Phụng
3
MSSV:11127170
Thiết kế HTXLNT nhà máy tinh bột sắn EaKar công suất 3000m3/ngày đêm
1.4.2 Phƣơng pháp khảo sát thực địa
Tiến hành khảo sát thực tế về quy trình công nghệ sản xuất của nhà máy.
Tìm hiểu thực tế các nguồn phát sinh ô nhiễm, các bƣớc trong quy trình có
sử dụng nƣớc và thải nƣớc.
Quan sát và định tính sơ bộ nguồn ô nhiễm qua giác quan.
Khảo sát, nghiên cứu mặt bằng nhà máy nhằm bố trí công trình phù hợp.
1.4.3 Phƣơng pháp phân tích và trình bày báo cáo
Thống kê và tính toán các số liệu, tài liệu thu thập đƣợc.
Sử dụng công cụ Word để soạn thảo văn bản.
Sử dụng phần mềm Autocad để lập bản vẽ thiết kế.
1.5 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI
Nƣớc thải nhà máy chế biến tinh bột sắn EaKar, thuộc công ty cổ phần
lƣơng thực vật tƣ nông nghiệp Đăk Lăk.
1.6 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Ý nghĩa khoa học: ứng dụng nghiện cứu khoa học vào thực tế để phát huy
tối đa khả năng xử lý hiệu quả nƣớc thải ngành công nghệ thực phẩm nói
chung và chế biến tinh bột sắn nói riêng.
Môi trƣờng: xử lý hiệu quả giảm ô nhiễm môi trƣờng.
Kinh tế: tăng cƣờng tái sử dụng các chế phẩm, giảm chi phí sản xuất cũng
nhƣ vận hành hệ thống xử lý.
SVTH: Trần Thị Hồng Phụng
4
MSSV:11127170
Thiết kế HTXLNT nhà máy tinh bột sắn EaKar công suất 3000m3/ngày đêm
Chương 2
: TỔNG QUAN
2.1 TỔNG QUAN NGÀNH THỰC PHẨM VÀ CHẾ BIẾN TINH BỘT SẮN
2.1.1 Ngành thực phẩm Việt Nam
Qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, ngành công nghiệp thực phẩm đã
từng bƣớc đáp ứng đƣợc các nhu cầu thực phẩm trong và ngoài nƣớc với sự đa
dạng về mẫu mã, chủng loại, nhiều mặt hàng có sức cạnh tranh cao trên thị trƣờng
trong và ngoài nƣớc. Theo Bộ công thƣơng, ngành chế biến thực phẩm chiếm một
tỷ lệ đáng kể sản lƣợng đầu ra của ngành công nghiệp nói chung và tổng sản phẩm
quốc nội GDP nói riêng.
Năm 2007, sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thƣơng mại Thế giới WTO
đã đem lại nhiều cơ hội cũng nhƣ những thách thức mới, đặc biệt ảnh hƣởng lớn
tới ngành công nghiệp thực phẩm. Ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam phát
triển với hai loại chủ yếu ứng với hai thị trƣờng tiêu thụ đó là tiêu thụ trong nƣớc
và xuất khẩu. Ngoài việc đảm bảo chất lƣợng và số lƣợng cho ngƣời tiêu dùng
trong nƣớc, ngành công nghiệp thực phẩm còn đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trƣờng
quốc tế. Thực tế thông qua việc Việt Nam gia nhập các tổ chức thƣơng mại khu
vực và thế giới nhƣ ASEAN và WTO, các mặt hàng xuất khẩu ngày càng đa dạng
và đem lại lợi nhuận cao, đặc biệt nhƣ gạo, cá, cà phê, trà…Mặc dù có nhiều cơ
hội phát triển, có tốc độ phát triển khá nhanh, tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho
rằng, ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam chƣa xây dựng đƣợc nhiều thƣơng
hiệu lớn trên tầm quốc tế.
Để tạo sự phát triển bền vững của ngành công nghệ thực phẩm trên thị
trƣờng trong nƣớc và quốc tế, việc đổi mới liên tục công nghệ, đa dạng hóa sản
phẩm là cần thiết. Không những thế, sản phẩm còn cần phải đảm bảo vệ sinh, an
toàn thực phẩm cũng nhƣ môi trƣờng. Do đó, cần thay đổi công nghệ, các thiết bị
đồng bộ hiện đại và ứng dụng các thành quả của công nghệ sinh học, công nghệ
môi trƣờng để sử dụng tiết kiệm và tái sử dụng năng lƣợng, nguyên liệu hiệu quả,
SVTH: Trần Thị Hồng Phụng
5
MSSV:11127170
Thiết kế HTXLNT nhà máy tinh bột sắn EaKar công suất 3000m3/ngày đêm
giảm thiểu tối đa những ảnh hƣởng tiêu cực tới môi trƣờng. Từ đó, sản phẩm tạo
ra đƣợc đảm bảo hơn về chất lƣợng, cũng nhƣ tạo niềm tin đối với ngƣời tiêu
dùng.
2.1.2 Ngành chế biến tinh bột sắn
2.1.2.1Trên thế giới
Hiện tại, sắn đƣợc trồng trên 100 nƣớc của vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới,
là nguồn thực phẩm của hơn 500 triệu ngƣời.
Tinh bột sắn là sản phẩm ngành công nghiệp thực phẩm có ứng dụng rộng
rãi trong nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau nhƣ chế biến thành thức ăn cho con
ngƣời, thức ăn gia súc, cồn, rƣợu, bột ngọt, các loại siro và phục vụ cho một số
ngành công nghiệp nhƣ: giấy, hồ, công nghiệp dệt, cao su, dƣợc…
2.1.2.2Tại Việt Nam
Việt Nam là một nƣớc nông nghiệp, và sắn là một loại cây trồng đem lại
nhiều lợi ích cho ngƣời nông dân. Năng suất sắn của Việt Nam hiện nay đứng
khoảng thứ 10 trong số các quốc gia năng suất cao, với năng suất 17,6 tấn/ha (năm
2013). Theo số liệu thống kê của Bộ Công thƣơng cho biết, tính đến năm 2013,
diện tích trồng sắn của cả nƣớc có khoảng 560 nghìn ha, với tổng sản lƣợng đạt
gần 9,4 triệu tấn. Trong đó, 30% sản lƣợng thu đƣợc đƣợc phục vụ cho nhu cầu
tiêu dùng trong nƣớc làm lƣơng thực, chế biến thức ăn chăn nuôi, công nghiệp
dƣợc phẩm, làm nguyên liệu sản xuất xăng sinh học, cồn công nghiệp… Còn lại
70% sản lƣợng đƣợc xuất khẩu ra thị trƣờng khu vực và thế giới, đặc biệt nhƣ các
nƣớc châu Á nhƣ: Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia, Ấn Độ,
Myanmar, Nhật Bản… Các nhà máy tinh bột sắn (TBS) trải dài từ Bắc vào Nam,
nhƣng chủ yếu tập trung ở các tỉnh Miền trung – Tây Nguyên.
Theo thống kê, hiện nay, Việt Nam có gần 100 nhà máy chế biến tinh bột
sắn có công suất từ 50 tấn sp/ngày trở lên, và hàng trăm cơ sở chế biến thủ công.
SVTH: Trần Thị Hồng Phụng
6
MSSV:11127170
Thiết kế HTXLNT nhà máy tinh bột sắn EaKar công suất 3000m3/ngày đêm
2.2 TỔNG QUAN QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHẾ BIẾN TINH BỘT SẮN
2.2.1 Thành phần của củ sắn
2.2.1.1 Cấu tạo củ sắn
Củ sắn (khoai mì) có dạng hình trụ, vuốt hai đầu. Kích thƣớc tùy thuộc vào
thành phần dinh dƣỡng của đất và điều kiện trồng, dài 0,1 ÷ 1m, đƣờng kính 2 ÷
10 cm. Củ sắn (khoai mì) là loại củ có lõi (tim củ) nối từ thân chạy dọc theo củ
đến đuôi củ. Cấu tạo gồm có 4 phần chính: vỏ gỗ, vỏ cùi, thịt sắn và lõi sắn.
Hình 2. 1 Cấu tạo củ sắn
-
Vỏ gỗ
Chiếm 0,5 – 3 % khối lƣợng củ. Gồm các tế bào có cấu tạo từ cellulose và
hemicellulose, hầu nhƣ không có tinh bột. Vỏ gỗ là lớp ngoài cùng, sần sùi, màu
nâu thẫm, chứa các sắc tố đặc trƣng. Có tác dụng giữ cho củ rất bền, không bị tác
động cơ học bên ngoài. Khi chế biến, phần vỏ gỗ thƣờng kết dính với các thành
phần khác nhƣ: đất, cát, sạn và các chất hữu cơ khác.
-
Vỏ cùi
Vỏ cùi dày hơn vỏ gỗ, chiếm khoảng 8 – 20% trọng lƣợng củ. Gồm các tế
bào có cấu tạo bởi cellulose và tinh bột (5 – 8%). Giữa các lớp vỏ là mạng lƣới
ống dẫn nhựa củ, trong mủ có nhiều tannin, enzyme và các sắc tố.
-
Thịt sắn ( ruột củ)
SVTH: Trần Thị Hồng Phụng
7
MSSV:11127170
Thiết kế HTXLNT nhà máy tinh bột sắn EaKar công suất 3000m3/ngày đêm
Là thành phần chiếm chủ yếu của củ, chiếm 70 – 75% trọng lƣợng củ. Bao
gồm các tế bào có cấu tạo tù cellulose và pentozan, bên trong là các hạt tinh bột và
nguyên sinh chất. Hàm lƣợng tinh bột trong ruột củ phân bố không đều. Kích
thƣớc hạt tinh bột khoảng 15 – 80mm. Củ sắn để càng già thì càng có nhiều xơ.
-
Lõi sắn
Lõi sắn thƣờng nằm ở trung tâm dọc theo thân củ, nối từ thân đến đuôi củ.
Lõi chiếm khoảng 0,3 – 1% khối lƣợng củ. Thành phần cấu tạo chủ yếu là
cellulose và hemicellulose.
2.2.1.2 Thành phần hóa học
Thành phần hóa học của củ sắn thay đổi tùy thuộc vào giống, tính chất, độ
dinh dƣỡng của đất, điều kiện phát triển của cây và thời gian thu hoạch.
Bảng 2. 1 Thành phần hóa học của củ sắn
Thành phần
Tỷ trọng (%trọng lƣợng)
Nƣớc
70,25
Tinh bột
21,45
Chất đạm
1,12
Chất béo
5,13
Chất xơ
5,13
Độc tố (CN-)
0,001 – 0,04
(Nguồn: Đoàn Dụ và các cộng sự, 1983)
Bảng 2. 2 Thành phần hóa học của vỏ củ khoai mì và bã mì
Thành phần
Vỏ củ mì
(mg/100mg)
SVTH: Trần Thị Hồng Phụng
8
Bã phơi khô
(mg/100mg)
MSSV:11127170
Thiết kế HTXLNT nhà máy tinh bột sắn EaKar công suất 3000m3/ngày đêm
Độ ẩm
10,8 – 11,4
12,5 – 13
Tinh bột
28 – 38
51,8 – 63
Sợi thô
8,2 – 11,2
12,8 – 14,5
Protein thô
0,85 – 1,12
1,5 – 2
Độ tro
1 – 1,45
0,58 – 0,65
Đƣờng tự do
1 – 1,4
0,37 – 0,43
HCN
vết
0,008 – 0,009
Pentosan
vết
1,95 – 2,4
6,6 – 10,2
4 – 8,492
Các
loại
Polysaccharide
(Nguồn: Đoàn Dụ và các cộng sự, 1983)
Trong củ, hàm lƣợng các axit amin không đƣợc cân đối, thừa arginine
nhƣng lại thiếu các axit amin chứa lƣu huỳnh. Cũng nhƣ phần lớn các loại hạt và
củ, thành phần chính của củ sắn là tinh bột. Ngoài ra, trong củ sắn còn có các chất:
đạm, muối khoáng, lipit, xơ và một số vitamin B1, B2.
2.2.1.3Tính chất của tinh bột sắn:[1]
Tinh bột sắn có màu rất trắng. Củ sắn và tinh bột sắn thƣờng có pH trong
khoảng 6,0 ÷ 6,3. Tinh bột có dạng hình cầu, hình trứng hoặc hình mũ, có một số
hạt trũng, có màu rất trắng. Nên trong quá trình sản xuất nên loại bỏ vỏ để không
tạo màu tối cho tinh bột. Tinh bột khoai mì có kích thƣớc từ 5 đến 40µm với
những hạt lớn 25-35µm, hạt nhỏ 5-15µm và nhiều hình dạng, chủ yếu là hình tròn,
bề mặt nhẵn, một bên mặt có chổ lõm hình nón và một núm nhỏ ở giữa.
Tinh bột sắn có hàm lƣợng amylopectin và phân tử lƣợng trung bình tƣơng
đối cao, 215.000g/mol so với 30.500, 130.000, 224.500 và 276.000 tƣơng ứng với
amylose của bắp, tinh bột lúa mì, tinh bột khoai tây và tinh bột bắp sáp. Tinh bột
sắn có những tính chất tƣơng tự các loại tinh bột chứa nhiều amylopectin nhƣ độ
nhớt cao, xu hƣớng thoái hóa thấp và độ bền gel cao. Hàm lƣợng amylopectin và
SVTH: Trần Thị Hồng Phụng
9
MSSV:11127170
Thiết kế HTXLNT nhà máy tinh bột sắn EaKar công suất 3000m3/ngày đêm
amylose trong tinh bột sắn liên quan tới độ dính của củ nấu chín và nhiều tính chất
trong các ứng dụng công nghiệp.
Nhiệt độ hồ hóa tinh bột khoai mì trong khoảng 58.5-700C so với 56-660C ở
khoai tây và 62-720C ở tinh bột bắp. Việc tạo ra các dẫn xuất của tinh bột nhờ liên
kết ngang hay việc thêm các chất có hoạt tính bề mặt có thể thay đổi nhiệt độ hồ
hóa. Nhiệt độ hồ hóa cũng ảnh hƣởng đến chất lƣợng nấu của tinh bột, nhiệt độ hồ
hóa thấp thƣờng làm chất lƣợng nấu thấp do tinh bột dễ bị phá vỡ.
Độ nhớt là tính chất quan trọng giúp tinh bột có nhiều ứng dụng trong công
nghiệp thực phẩm và các ngành công nghiệp vải, giấy. Tinh bột khoai mì có độ
nhớt rất cao. Độ nhớt cao thể hiện ở lực liên kết yếu giữa các phân tử tinh bột
trong cấu trúc hạt. Xử lý hóa học, vật lý (gia nhiệt, xử lý bằng áp suất hơi, thêm
các chất hóa học, thay đổi pH của môi trƣờng) cũng nhƣ sự có mặt của các chất
nhƣ protein, chất béo, chất có hoạt tính bề mặt đều có ảnh hƣởng đến tinh bột
khoai mì.
Độ nở và độ hòa tan của tinh bột cũng là tính chất quan trọng và cũng rất
khác nhau giữa các dạng tinh bột. Tính chất này của tinh bột khoai mì phụ thuộc
rất nhiều vào giống khoai mì, điều kiện môi trƣờng sống, thời điểm thu hoạch
nhƣng lại không liên quan đến kích thƣớc hạt hay trọng lƣợng phân tử tinh bột.
Cấu trúc gel của tinh bột khoai mì có độ bền cao hơn so với nhiều loại ngủ
cốc khác nên đƣợc ứng dụng nhiều trong công nghiệp thực phẩm, đặc biệt với
những sản phẩm phải bảo quản trong thời gian dài.
Ngoài ra, trong củ sắn còn có các thành phần dinh dƣỡng nhƣ: Đƣờng,
Prôtein, Nƣớc (chiếm khoảng 70% khối lƣợng toàn củ)… Ngoài những chất dinh
dƣỡng trên, trong khoai mì còn có độc tố. Chất độc có trong cây khoai mì ngày
nay đã đƣợc nghiên cứu và xác định tƣơng đối rõ. Đó chính là HCN. Trong củ
khoai mì, HCN tồn tại dƣới dạng CN-. Tùy thuộc vào giống và đất trồng mà hàm
lƣợng độc tố trong khoai mì khoảng 0,001 – 0,04%. Cyanua là nguyên tố gây độc
tính cao đối với con ngƣời và thủy sinh vật. Cyanua tự do tồn tại dƣới dạng HCN
hay CN- là dạng độc tính nhất, trong nƣớc là HCN. Cyanua ngăn cản quá trình
SVTH: Trần Thị Hồng Phụng
10
MSSV:11127170
Thiết kế HTXLNT nhà máy tinh bột sắn EaKar công suất 3000m3/ngày đêm
chuyển hóa các vào da, túi mật, thân, ảnh hƣởng đến quá trình phân hóa tế bào
trong hệ thần kinh… CN- gây độc tính cho cá, động vật hoang dã, vật nuôi.
2.2.1.4 Phân loại khoai mì [1]
Có nhiều cách phân loại khoai mì khác nhau, nhƣng chủ yếu là đƣợc phân
ra từ hai loại: khoai mì đắng và khoai mì ngọt. Việc phân loại này phụ thuộc vào
thành phần cyanohydrin có trong củ mì.
-
Khoai mì đắng (Manihot palmata hay Manihot aipr Pohl): Hàm
lƣợng HCN hơn 50mg/kg củ. Khoai mì đắng có thành phần tinh bột cao, sử dụng
phổ biến làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, công
nghiệp hóa dƣợc, công nghiệp giấy và nhiều ngành công nghiệp khác.
-
Khoai mì ngọt ( Manihot aipr hay Manihot utilissima Pohl): Hàm
lƣợng HCN nhỏ hơn 50mg/kg củ. Khoai mì ngọt đƣợc dùng làm thực phẩm tƣơi vì
vị ngọt và dễ tạo thành bột nhão, dễ nghiền nát hay đánh nhuyễn.
2.2.1.5Thành phần của tinh bột sắn thành phẩm
Tiêu chuẩn của bột thành phẩm:
-
Độ trắng : 92 – 98%
-
Độ nhớt : 6000 - 15000
-
pH: từ 5 – 7
-
Độ ẩm: 12 – 14%
-
Độ chua < 4,5%
-
Hàm lƣợng tinh bột > 85%.
2.2.2 Ứng dụng cuả tinh bột sắn trong thực phẩm và trong công nghiệp
-
Ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm:
+
Dùng làm phụ gia trong công nghiệp bánh kẹo, đồ hộp.
+
Dùng làm tăng lƣợng chất rắn trong các loại súp đóng hộp, kem,
chất bảo quản hoa quả.
SVTH: Trần Thị Hồng Phụng
11
MSSV:11127170
Thiết kế HTXLNT nhà máy tinh bột sắn EaKar công suất 3000m3/ngày đêm
+
Dùng làm chất gắn kết để gắn kết các sản phẩm và ngăn ngừa sự khô
trong quá trình nấu nhƣ các loại nƣớc sốt và bảo quản thịt.
+
Dùng làm chất ổn định nhờ tính giữ nƣớc cao của tinh bột nhƣ dùng
trong các loại kem, các loại bột làm bánh.
-
Sử dụng đặc tính tạo sệt, dùng trong súp, thực phẩm trẻ em, các loại
nƣớc sốt, nƣớc chấm….
-
Trong xây dựng: Tinh bột đƣợc dùng làm chất gắn kết bê tông, tăng
tính liên kết cho đất sét, đá vôi, dùng làm keo dính gỗ, phụ gia sản xuất ván ép,
phụ gia cho sơn.
-
Trong công nghiệp mỹ phẩm và dƣợc phẩm: Tinh bột đƣợc dùng
làm phấn tẩy trắng, đồ trang điểm, phụ gia cho xà phòng, kem thoa mặt, tá dƣợc.
-
Ứng dụng trong công nghiệp khai khoáng: Tinh bột đƣợc dùng làm
phụ gia cho tuyển nổi khoáng sản,dung dịch nhũ tƣơng trong dung dịch khoan dầu
khí.
-
Ứng dụng trong công nghiệp giấy:
+
Tinh bột đƣợc dùng để chế tạo chất phủ bề mặt, thành phần nguyên
liệu giấy không tro, các sản phẩm tã giấy cho trẻ em.
+
Tăng độ bền, chịu gấp, chống thấm cho giấy.
+
Cải thiện ngoại quan của giấy và độ bền.
+
Dùng cho các loại giấy tạo sóng, giấy cán tấm và thùng giấy các
-
Ứng dụng trong công nghiệp dệt:
+
Hồ sợi chỉ dọc để làm hạn chế đứt chỉ và chẻ sợi chỉ trên khung cửi
tông.
(tinh bột biến tính thích hợp hơn cho ứng dụng này)
+
Dùng trong in nhuộm trên vải sợi: làm quánh thuốc nhuộm, tác dụng
nhƣ là chất mang màu.
+
Hồ vải thành phẩm để cải thiện độ cứng và khối lƣợng vải.
-
Ứng dụng trong nông nghiệp: Dùng làm chất trƣơng nở, giữ ẩm cho
đất và cây trồng chống lại hạn hán.
SVTH: Trần Thị Hồng Phụng
12
MSSV:11127170
Thiết kế HTXLNT nhà máy tinh bột sắn EaKar công suất 3000m3/ngày đêm
-
Các ứng dụng khác: Tinh bột đƣợc dùng làm màng plastic phân huỷ
sinh học, pin khô, thuộc da, keo nóng chảy, chất kết dính trong nhiều ngành công
nghiệp (tấm trần thạch cao, thực phẩm chăn nuôi…), khuôn đúc, phụ gia nung kết
kim loại, sản xuất bao bì, lốp xe, gỗ dán, chất tẩy rửa…
2.2.3 Dây chuyền công nghệ sản xuất tinh bột sắn
2.2.3.1Quy trình sản xuất tinh bột sắn cơ bản [1]
Củ sắn phải đƣợc chế biến ngay trong vòng 24 giờ kể từ sau khi thu hoạch.
Yếu tố quan trọng nhất để sản xuất đƣợc tinh bột sắn chất lƣợng cao là toàn bộ quá
trình từ khi thu hoạch đến khi hoàn tất công đoạn sấy phải đƣợc thực hiện trong
thời gian ngắn nhất có thể đƣợc do sự hƣ hỏng bắt đầu xảy ra ngay từ khi ngắt củ
và diễn biến suốt trong quá trình chế biến.
Các giai đoạn cơ bản để sản xuất tinh bột sắn nhƣ sau:
-
Rửa và gọt vỏ củ để loại bỏ chất dính vào củ và lớp biểu bì bảo vệ.
-
Nạo hoặc nghiền để phá vỡ cấu trúc tế bào, làm vỡ thành tế bào
nhằm giải phóng tinh bột thành các hạt riêng biệt và không bị hƣ hại khỏi các
thành phần không tan khác.
-
Sàng hoặc trích ly để phân tách phần bột nhão đã đƣợc nghiền nhỏ
thành hai phần – phần xơ bỏ đi và phần sữa tinh bột.
-
Tinh sạch và loại bỏ nƣớc để tách các hạt tinh bột sắn khỏi huyền
phù của chúng trong nƣớc nhờ lắng đọng hoặc ly tâm.
-
Sấy khô để loại bỏ ẩm từ bánh tinh bột ẩm thu đƣợc trong giai đoạn
phân tách nhằm giảm độ ẩm từ 34 ÷ 35% xuống 12 ÷ 14%.
-
Giai đoạn kết thúc gồm tán bột, sàng và đóng bao.
2.2.3.2Giới thiệu công nghệ sản xuất tinh bột sắn trên thế giới và Việt Nam.
-
Sản xuất tinh bột sắn ở các hộ gia đình:
SVTH: Trần Thị Hồng Phụng
13
MSSV:11127170
Thiết kế HTXLNT nhà máy tinh bột sắn EaKar công suất 3000m3/ngày đêm
Công việc sản xuất hoàn toàn bằng các dụng cụ thủ công thô sơ. Trong sắn,
ngoài tinh bột còn có các thành phần khô khác. Vì vậy nhiệm vụ của quá trình sản
xuất tinh bột sắn là lấy tinh bột tới mức tối đa bằng cách phá vỡ tế bào, giải phóng
tinh bột và tách tinh bột ra khỏi các chất hòa tan cũng nhƣ các chất không hòa tan
khác. Phƣơng pháp này cho năng suất thấp, chất lƣợng sản phẩm kém. Kỹ thuật
đơn giản và gián đoạn.
-
Sản xuất ở quy mô nhỏ bằng các thiết bị bán cơ giới:
Phƣơng pháp này ƣu việt hơn so với phƣơng pháp thủ công. Phƣơng pháp
này sử dụng máng lắng lớn nên khó đạt năng suất cao, kết hợp với công đoạn tách
xơ, đạm, muối vô cơ ra khỏi tinh bột trên máng lắng nên chất lƣợng sản phẩm
không đạt hiệu quả, hiệu suất thu hồi tinh bột thấp, lao động vất vả, khó đảm bảo
vệ sinh công nghiệp.
-
Sản xuất tinh bột bằng phƣơng pháp trích ly:
Đây là phƣơng pháp dùng thiết bị ly tâm để thực hiện quá trình tách,
phƣơng pháp này cho chất lƣợng sản phẩm cao, năng suất lớn, quá trình sản xuất
đƣợc tự động hóa, đảm bảo vệ sinh công nghiệp. Hiện nay, phƣơng pháp này đƣợc
sử dụng rộng rãi ở nhiều nƣớc trên thế giới nhƣ: Thái Lan, Trung Quốc, Việt
Nam,…
a) Giới thiệu các quy trình công nghệ sản xuất tinh bột sắn
Giới thiệu quy trình công nghệ sản xuất tinh bột sắn của Thái Lan, Trung
Quốc, Việt Nam…
-
Thái Lan là nƣớc đứng đầu thế giới về xuất khẩu tinh bột sắn. Do đó
quy trình công nghệ sản xuất tinh bột sắn ở Thái Lan cũng rất phát triển, có rất
nhiều công ty sản xuất về công nghệ này (Hình 2.2)
Ƣu điểm: Công đoạn trích ly chiết suất đƣợc thực hiện qua nhiều giai đoạn,
kết hợp với xử lý bột bằng SO2. Do đó, quy trình công nghệ của Thái Lan cho tỷ lệ
thu hồi hồ tinh bột cao, lƣợng bột tạo ra theo bã có thể hạn chế tới mức thấp nhất.
SVTH: Trần Thị Hồng Phụng
14
MSSV:11127170